Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Câu 1: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:


A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 2: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 3: Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.
D. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
Câu 4: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:
A. Số hiệu nguyên tử. B. Số khối.
C. Số nơtron. D. Số electron hóa trị.
Câu 5: Các nguyên tố H, Li, Na, K, Rb, Cs cùng thuộc nhóm IA. Lớp electron ngoài cùng có số
electron là?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3. Phát biểu nào đúng
A. Các nguyên tố trên có cùng số thự tự
B. Các nguyên tố trên cùng thuộc một nhóm.
C. Các nguyên tố trên cùng thuộc một chu kì.
D. Các nguyên tố trên cùng thuộc một nhóm nhưng khác chu kì.
Câu 7: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?
A. IIA. B. IIB. C. IA. D. IB.
Câu 8: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên
tố M là:
A. 14. B. 16. C. 33. D. 35.
Câu 9: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2. Phát biểu nào sau
đây về M và L luôn đúng?
A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.
B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.
C. L và M đều là những nguyên tố s.
D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.
Câu 10: Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng
dần theo thứ tự:
A. X < Y < Z < T. B. T < Z < X < Y. C. Y < Z < X < T. D. Y < X < Z < T.

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ MỘT NGUYÊN TỐ TRONG BTHHH.


Câu 1: Các nguyên tố A B, C, D có số hiệu nguyên tử tương ứng là 4, 8, 16, 25. Xác định vị trí của
các nguyên tố này trong BTHHH.

Số hiệu nguyên tử Chu kì Nhóm

DẠNG 2: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ MỘT NGUYÊN TỐ TRONG BTHHH


KHI BIẾT TỔNG SỐ HẠT.
(Đã giải) Câu 2: Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong M là 58. Trong bảng tuần hoàn
M nằm ở đâu?
Giải: Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong M là 58 có
P+E+N=58 mà P=E=> 2P+N=58=> N=58-2P
P ≤N≤1,5P
P≤ N nên P≤58-2P 3P≤58=> P≤19,33
N≤1,5P nên 58-2P≤1,5P=>58≤3,5P=> 16,6≤P
16,6≤P≤19,3
P=17,18,19
P=17 thay vào N=58-2P=58-2.17=24 , A=P+N=17+24= 41 (LOẠI)
P=18 thay vào N=58-2P=58-2.18=22, A=18+22=40 (LOẠI)
P=19 thì N=20 , A=19+20=39 (THỎA) => Kali
K (Z=19) 1s22s22p63s23p64s1Vị Trí: ô số 19, chu kì 4, nhóm IA.
(Đã giải) Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X cố tổng số các hạt (p, n, e) bằng 40.
Biết số khối A < 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Xác định vị trí của X trong
BTHHH
Giải: P+E+N=40 mà P=E=> 2P+N=40=> N=40-2P
P ≤N≤1,5P
P≤ N nên P≤40-2P 3P≤40=> P≤13,3
N≤1,5P nên 40-2P≤1,5P=>40≤3,5P=> 11,4≤P
11,4≤P≤13,3
P=12,13
P=12 thay vào N=40-2P=40-2.12=16 , A=P+N=12+16= 28 (LOẠI)
P=13 thay vào N=40-2P=40-2.13=24, A=13+14=27 (Thỏa)
X là Al.
Câu 4: Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau:
1s22s22p2, 1s22s22p5, 1s22s22p63s23p6, 1s22s22p63s1
a. Xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.
b. Xác định vị trí của chúng (ô, chu kì, nhóm).
Câu 5: Biết nguyên tố R thuộc chu kì 2 nhóm VA của bảng tuần hoàn. Hãy viết cấu hình electron
của nguyên tử R.
(Đã giải) Câu 6: Số thứ tự của nguyên tố A là 8, nguyên tố B là 17, nguyên tố C là 19. Viết cấu hình
electron của chúng và cho biết chúng thuộc chu kì nào, nhóm nào ?
Giải: A ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
(1s2 2s2 2p4)
B: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA
C: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2
Ô 19, chu kì 4, nhóm III

DẠNG 3: XÁC ĐỊNH HAI NGUYÊN TỐ THUỘC CÙNG 1 CHU KÌ Ở


2 HAI NHÓM A LIÊN TIẾP.
- 2 nguyên tố thuộc 1 chu kì, thuộc 2 nhóm liên tiếp thì sẽ có số hiệu nguyên tử là 2 số nguyên liên
tiếp nhau
X và Y trong 1 chu kì, liền kề nhau
Zy -Zx=1
X và Y trong 1 chu kì, cách nhau 1 nguyên tố
Zy -Zx=2
X và Y trong 1 chu kì, cách nhau 3 nguyên tố
Zy -Zx=2
X và Y trong 1 chu kì, cách nhau n nguyên tố
Zy -Zx=n+1
Bài 1: Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 chu kì và thuộc hai ô liên tiếp nhau trong bảng HTTH,
tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 25. Xác định X và Y. Viết cấu hình e của X và Y?
Giải: X, Y đứng kế tiếp trong 1 chu kì => Zx và Zy là 2 số nguyên liên tiếp nhau.
Zy -Zx=1
Mặt khác ZX + ZY = 25
=> ZX = 12; ZY = 13.
Zx = 12 => Cấu hình e của X: 1s22s22p63s2 => A là kim loại
Zy = 13 => Cấu hình e của Y : 1s22s22p63s23p1 => B là kim loại
(Đã giải) Bài 2: Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X và Y ở hai ô liên tiếp trong 1 chu kì.
Xác định X và Y, viết cấu hình e của X và Y, công thức hợp chất?

DẠNG 4: XÁC ĐỊNH HAI NGUYÊN TỐ THUỘC CÙNG 1 NHÓM A


Ở HAI CHU KÌ LIÊN TIẾP
- 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm, thuộc 2 chu kì liên tiếp thì số hiệu nguyên tử có thể hơn kém nhau
+ 2: Li(z=3)-H(z=1)
+ 8 (2-3): khi tính điện tích hạt nhân của cả 2 nguyên tố phải là nhỏ hơn 18.
+ 18 (3-4,4-5, một phần 5-6): các trường hợp còn lại.
(Đã giải) Bài 3. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng
tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 52.
a. Xác định A và B?
Gọi đthn của A và B lần lượt là ZA và ZB
Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 52
ZA + ZB=52 (1)
Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp
-TH1: ZA - ZB= 2 (2) => ZA =27, ZB=25 (sai vì chỉ thỏa mãn khi Là Li (z=3) và H (z=1))
-TH2: ZA - ZB= 8 (2) => ZA =30, ZB=22 (sai (VÌ nguyên tố có đt hạt nhân lớn nhất ở trường hợp này
là 18)
-TH3: ZA - ZB= 18 (3) => ZA =35, ZB=17
b. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B?
c, Xác định vị trí A, B trong BTHHH.
(Đã giải) Bài 4. Hai nguyên tố A và B có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết A và B thuộc cùng
một nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn.
a. Xác định A và B?
Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 58
ZA + ZB=58 (1)
Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp
-TH1: ZA - ZB= 2 (2) => ZA =30, ZB=28 (sai vì chỉ thỏa mãn khi Là Li (z=3) và H (z=1))
-TH2: ZA - ZB= 8 (2) => ZA =33, ZB=22 (sai (VÌ nguyên tố có đt hạt nhân lớn nhất ở trường hợp này
là 18)
-TH3: ZA - ZB= 18 (3) => ZA =38, ZB=20 (thỏa)
b. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B?
Bài 5. Hai  nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có tổng
điện tích hạt nhân là 25.
a)Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.
b) A, B là kim loại hay phi kim ?
Bài 6. X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng
tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Viết cấu
hình electron của X , Y và cho biết vị trí của chúng trong BTHHH?
Bài 7. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và cùng thuộc một nhóm A, trong đó X
có điện tích hạt nhân nhỏ hơn Y. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 22. Xác
định hai nguyên tố X, Y và cho biết vị trí của chúng trong BTHHH.
Bài 8.  (nâng cao) X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở
trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X
và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X, Y là nguyên tố nào và cho biết vị trí của
chúng trong BTHHH?

You might also like