Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI THU HOẠCH “ ĐỀN BẾN NỌC “

Ngày thứ 5 (ngày 3/11/2022) trong chương trình học của môn Quốc
Phòng 1, tiểu đội 4 đã có cơ hội được tham quan di tích “ Đền Bến Nọc “,
tại đây chúng em được lắng nghe những câu chuyện từ cô Ngân - người
chăm nom ngôi đền từ những ngày vừa xây dựng.

Cầu Bến Nọc chỉ là một cây cầu nhỏ, qua suối Cái, nằm trên đường Lê
Văn Việt, quận 9.Vào năm 1946-1947, hàng trăm chiến sĩ đã cùng đấu
tranh chống Pháp.Quân Pháp càn quét qua rồi sát hại các chiến sĩ, đồng
bào cách mạng, rồi ném xác xuống dòng suối Cái ở dưới chân cầu Bến
Nọc. Lúc đó, phong trào yêu nước bùng lên khắp nơi. Từ cuối năm 1945,
quân Pháp bắt đầu lùng sục các làng ở quận 9. Rất nhiều thanh niên yêu
nước đều bị về Bót Dây thép để tra khảo. Có rất là nhiều người bị chặt
đầu rồi ném cả hàng chục xác. Hành động này đã cho thấy bao nhiêu cảnh
đau thương ở vùng Tăng Nhơn Phú và vùng Bưng 6 xã. Sau đó, cầu Bến
Nọc mới được xây dựng có chiều dài 56m (tương đương cầu cũ), rộng
4.5m (rộng hơn cầu mới một chút) .Đền nằm giữa một khuôn viên rộng
lớn, có hồ sen thơm ngát, xung quanh được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh
tạo cảm giác tươi mát. Các bức tường, tượng đài các bà mẹ ôm xác con
được điêu khắc rất điêu luyện, lột tả chân thực nhất tội ác của thực dân
Pháp đã đàn áp, khủng bố, chặt đầu mổ bụng giết hại cán bộ, chiến sỹ,
đồng bào yêu nước.
Theo lời kể của cô Ngân, chính nơi đây là trung tâm tra tấn của thực
dân Pháp với những nhục hình dã man như thời trung cổ như: dùng đao
chặt đầu, xuyên lòng bàn tay bằng dây kẽm gai, dùi sắt nung dỏ lụi vào bắp
chân, múc nước xà phòng đổ vào miệng, bắn giết bừa bãi đồng bào, chiến
sỹ dưới sự chỉ huy của tên quan hai người Pháp là Pirolet với mục đích răn
đe, đàn áp cốt dập tắt các phong trào đấu tranh yêu nước của ta.
Chính người thân trong gia đình cô cũng là nạn nhân ở đây, khi mà ông
nội của cô bị bắt và cắt lưỡi rồi qua đời. Hay là câu chuyện về người mẹ
phải tự tay hạ sát đứa con sơ sinh của mình để cứu lấy 49 người chiến sĩ
khác… Qua các câu chuyện ở trên ta càng hiểu rõ hơn về thủ đoạn độc ác,
tàn nhẫn của thực dân Pháp đối với các chiến sĩ và nhân dân ta lúc bấy giờ.
Chiến tranh qua đi nhưng dư âm của nó về bao mất mát, đau thương
dường như vẫn còn hằn sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam ta.
Đứng ở thời điểm hôm nay, ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ, ta thật bồi hồi và
xúc động khi nghĩ đến những người anh hùng đã không ngại hy sinh thân
mình để bảo vệ Tổ quốc nói chung và những người chiến sĩ ở đền Bến Nọc
nói riêng. Đó là những chiến sĩ anh dũng, kiên cường, những con người có
lí tưởng lớn lao đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.
Tham gia kháng chiến, các anh phải gác lại bao mộng đẹp của tuổi đôi
mươi. Không những vậy, người lính còn phải ngậm ngùi từ bỏ quê hương,
gia đình để đi thực hiện nhiệm vụ lớn lao vì Tổ quốc. Ở một miền đất chiến
trường xa lạ, các anh phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu
thốn về vật chất, bị những cơn sốt rét rừng hoành hành. Nhưng đấy chỉ là
một phần nhỏ, cái mất mát lớn hơn mà người lính và những người thân
trong gia đình họ phải trải qua đó là sự hi sinh đầy thảm thương của họ ở
nơi chiến trường. Có những nấm mồ không tên của người lính  đã nằm rải
rác nơi biên cương, trận địa. Những hi sinh ấy quả thật LÀ KHÔNG GÌ
CÓ THỂ SÁNH BẰNG. Thấu hiểu và biết ơn sự hi sinh ấy của thế hệ
những người đi trước, lớp trẻ chúng ta cần phải luôn luôn ghi nhớ công lao
của cha ông. Song song với đó, ta phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để
trở thành người công dân tốt cho gia đình, xã hội , góp phần xây dựng
nước nhà ngày một giàu mạnh hơn. Có như vậy ta mới xứng đáng với
những công sức lớn lao mà ông cha ta đã bỏ ra để đổi lấy hai chữ độc lập
cho dân tộc. Cuối cùng em cảm ơn thầy/cô bộ môn cùng Nhà trường đã tạo
cơ hội cho bọn em có những buổi ngoại khóa thật bổ ích, giúp chúng em
có thêm kiến thức về truyền thống tốt đẹp, những anh hùng, danh nhân lịch
sử dân tộc.

You might also like