Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ SẤY ĐỐI LƯU

2.1 Tổng quan về thiết bị sấy đối lưu


2.1.1 Giới thiệt về thiết bị sấy đối lưu
Thiết bị sấy đối lưu là dòng máy sấy thực phẩm mà người ta cho tiếp xúc trực
tiếp vật liệu sấy với tác nhân sấy là không khí nóng, không khí ẩm,… sử dụng
nhiệt độ cao để tách hơi nước và độ ẩm ra khỏi vật sấy. Thiết bị sấy đối lưu có thể
sấy từ nhiệt độ từ 40 – 90/100°C (tùy giá trị SET). Có một số dòng máy hoạt động
với nhiệt độ cao tới 200 – 300°C (dùng cho các vật cần sấy ở nhiệt độ cao). Sử
dụng nhiệt độ cao là một trong những cách làm bay hơi nước và độ ẩm ở vật liệu
sấy nhanh và hiệu quả nhất. Nhiệt độ sấy càng cao thì bay hơi càng nhanh, thời
gian sấy khô thực phẩm càng ngắn.
2.1.2 Một số sản phẩm từ sấy đối lưu
Quá trình sấy đối lưu hiện nay rất phù hợp với một số sản phẩm phổ biến như
chuối sấy dẻo, măng khô, khoai, hoa quả dẻo, rau củ thái lát…Nhìn chung, các sản
phẩm là thành phẩm của phương pháp sấy đối lưu tốt hơn rất nhiều so với phương
pháp sấy truyền thống.
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.2.1 Cấu tạo:
Hình 6: Sơ đồ thiết bị sấy đối lưu ở xưởng thực tập.
1. Nút khởi động (xanh) và tắt (đỏ) thiết bị sấy.
2. Đồng hồ cài đặt thời gian sấy.
3. Thiết bị điều chỉnh tốc độ quạt sấy.
4. Nút bật (xanh) và tắt (đỏ) quạt sấy.
5. Đường đưa không khí vào và hòa trộn.
6. Công tắc xoay bật tắc 2 thanh điện trở (Calorifer).
7. Đường đưa khí thải ra bên ngoài.
8. Quạt hút không khí vào.
9. Khay sấy.
10. Calorifer.
2.2.2 Nguyên lý hoạt động
Không khí tươi từ bên ngoài sẽ được quạt hút đưa vào 2 bên Calorifer để gia
nhiệt đến nhiệt độ đã được cài đặt trên đồng hồ (SET thời gian sấy). Sau đó luồng
khí nóng sẽ đi vào buồng sấy theo hướng từ phía dưới lên và thực hiện quá trình
sấy, không khí nóng sẽ tách ẩm trong vật liệu sấy và mang chúng ra ngoài theo
đường đưa khí thải ra.
2.3 Sơ đồ mạch điện

Mạch điện điều khiển thiết bị sấy đối lưu.


2.4 Quy trình vận hành
2.4.1 Khởi động hệ thống
 B1: Cắm phích điện cấp nguồn cho hệ thống.
 B2: Cho vật liệu sấy vào khay sấy, sau đó cho khay sấy vào thiết bị, bật nút
khởi động thiết bị.
 B3: Điều chỉnh quạt về tần số 50Hz.
 B4: Điều chỉnh nhiệt đồ sấy đến mức mong muốn trên thiết bị điều khiển
nhiệt độ sấy.
 B5: Bật nút khởi động quạt sấy.
 B6: Gạt công tắc để bật 2 thanh điện trở trong calorifer.
2.4.2 Dừng hệ thống
 B1: Gạt công tắc tắt hai thanh điện trở.
 B2: Nhấn nút tắt quạt sấy.
 B3: Nhấn nút dừng thiết bị.
 B4: Rút phích cắm để dừng cấp nguồn cho hệ thống.
2.5 Bảo trì bảo dưỡng
 Vệ sinh máy sấy, rửa sạch để ráo nước các khay sấy sau khi sấy xong.
 Kiểm tra đường dây và phích cắm điện.
 Kiểm tra tổng thể tủ sấy trước khi ra về.
 Kiểm tra các đầu cốt dây điên xem có bị chặp không.
 Vệ sinh và kiểm tra quạt hút.
 Kiểm tra các công tắc và đèn báo.
2.6 Tính toán hệ thống
‐ Vật liệu sấy: dưa leo 2kg
‐ Năng suất nguyên liệu: 2kg/mẻ, một mẻ sấy 9,3h
‐ Độ ẩm nguyên liệu vào: w1= 96% ,
‐ Yêu cầu độ ẩm đầu ra của nguyên liệu: w2 = 9,66%
‐ Nhiệt độ tác nhân sấy trong buồng: t1 = 70ᴼC.
‐ Nhiệt độ tác nhân sấy ra khỏi buồng sấy: t2 = 34ᴼC
‐ Nhiệt độ tại xưởng thực tập: t0 = 26ᴼC.
‐ Độ ẩm tương đối: 𝜑0 = 73%.
‐ Áp suất khí quyển: P = 1 at.
‐ Tốc độ tác nhân sấy: 0,5 m/s.
2.6.1 Tính toán quá trình sấy lý thuyết

Hình 7: Đồ thị I-d của quá trình sấy lý thuyết.


 Tại điểm 0 (t0 = 26ᴼC, φ0 = 73% ).

Từ t0 = 26ᴼC tra bảng nước và hơi nước bão hòa (theo nhiệt độ)  P0 = 0,03381 bar.

𝜑0𝑃0 73%. 0,03381


𝑑0 = 0,622 = 0,622 = 0,016(𝑘𝑔⁄𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘 )
𝑃 − 𝜑0 𝑃0 0,98 − 73%. 0.03381

𝐼0 = 2500,77𝑑0 + 1,024𝑡0 = 2500,77.0,016 + 1,024.26 = 66,636(𝑘𝐽 ⁄𝑘𝑔)

 Tại điểm 1 (t1 = 70ᴼC, P1 = 0,3117 bar ).

Do quá trình sấy lý thuyết nên ta có: 𝑑1 = 𝑑0 = 0.016 (𝑘𝑔⁄𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘 )

𝐼1 = 2500,77𝑑1 + 1,024𝑡1 = 2500,77.0,016 + 1,024.70 = 111,692(𝑘𝐽 ⁄𝑘𝑔)

𝑑1𝑃 0,016.0,98
𝜑1 = = = 7,9%
(0,622 + 𝑑1). 𝑃1 (0,622 + 0,016). 0,3117

 Tại điểm 2 (t2 = 34ᴼC, P2 = 0,053 bar )

Do quá trình sấy lý thuyết nên: 𝐼1 = 𝐼2 = 111,692(𝑘𝐽 ⁄𝑘𝑔)


𝐼2 − 1,024𝑡2 111,692 − 1,024.34
𝑑2 = = = 0,03(𝑘𝑔⁄𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘 )
2500,77 2500,77

𝑑2 𝑃 0,03.0,98
𝜑2 = = = 85,1%
(0,622 + 𝑑2 ). 𝑃2 (0,622 + 0,03). 0,053

Điểm Nhiệt độ T Dung ẩm d Độ ẩm 𝜑 Entanpy I


(⁰C) (kg/kgkkk) (%) (kj/kgkkk)
0 26 0,016 73 66,636
1 70 0,016 7,9 111,692
2 34 0,03 85,1 111,692
Bảng 1: thông số trang thái của quá trình sấy lý thuyết

 Lượng vật liệu sấy đầu vào G1


2
𝐺1 = = 5,95.10−5(𝑘𝑔/𝑠)
14.40.60

 Lượng sản phẩm thu được G2:


100 − w1 100 − 96
𝐺2 = 𝐺1 = 5,95.10−5. = 1,59.10−5(𝑘𝑔/𝑠)
100 − w2 100 − 85,1

 Lượng ẩm bóc hơi ra từ vật liệu W:


W = 𝐺1 − 𝐺2 = 5,95.10−5 − 1,59.10−5 = 4,36.10−5(𝑘𝑔/𝑠)

 Lượng không khí khô cần thiết L:


W W 4,36.10−5
𝐿= = = = 3,11. 10−3(𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘 ⁄𝑠)
𝛥𝑑 𝑑2 − 𝑑1 0,03 − 0,016

 Năng lượng cần thiết cho Calorifer Qk:


𝑄𝑘 = 𝐿(𝐼1 − 𝐼0 ) = 3,11. 10−3. (111,692 − 66,636) = 0,14(𝑘𝑊 )

 Khối lượng riêng của khí thải có nhiệt độ t2 =34ᴼC


273,15 273,15
𝜌𝑘(𝑡2 ) = 1,293. = 1,293. = 1,15(𝑘𝑔⁄𝑚3 )
273,15 + 𝑡2 273,15 + 34

 𝐿𝑞 = 0,14. (1 + 0,014) = 0,142 𝑘𝑔/𝑠


0.142
 Lưu lượng thể tích quạt: 𝑄𝑞 = = 0,124
1,15
𝑄𝑞 𝛥𝑃𝑞 0,025.0,124.9,81.104
 Công suất động cơ quạt: 𝑁𝑞 = 𝑘𝑞 = 1,15 =
1000.𝜂𝐻̇. .𝜂𝑉̇.. .𝜂𝐶𝐾. 1000.0,98.0,98.0,95

0,383(𝑘𝑊)
2.6.2 Tính toán quá trình sấy thực (có hòa trộn)

Carolifer
Không khí đi vào
(1’)=(2)
(0) (1) (3) Khí thải ra ngoài

Điểm sau hoà trộn Buồng sấy

Hình 8: Sơ đồ mô phỏng quá trình sấy có hòa trộn

Với tỷ lệ hoà trộn là 45% và ta tìm các thông số sau:

 Nhiệt độ dòng lạnh: t0= 260C


 Độ ẩm dòng lạnh: 𝜑0 = 73%
 Lượng ẩm tách ra tại điểm (0): d0 = d1’ = d2 = 0.016 kg/kkkhô
 Enthalpy tại điểm (0): I0 = 66,634 kJ/kg kkkhô
 Mức bố trí nhiệt độ sấy: t2 = 70ᴼC.
 Độ ẩm dòng không khí sau Carolifer: 𝜑2 = 7,9 %
 Enthalpy tại điểm (2) và (3): I2 = I3 =111,692 kJ/kg kkkhô
 Chọn nhiệt độ sau sấy: t3 = 340C
 Độ ẩm dòng không khí sau buồng sấy (3) : 𝜑3 = 85,1%
 Lượng ẩm tách ra tại điểm (3): d3 = 0.03 kg/kgkkkhô
Áp dụng định luật cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng:

L0 + L3 = L1

 Lượng ẩm tách ra sau điểm hoà trộn (1)


𝐿0 𝑑0+𝐿3 𝑑3 𝐿0 .0,016+45%.𝐿0 .0,03
dk = d1 = = = 0,0203 kg/kkkhô
𝐿0 +𝐿3 1,45 𝐿0

 Enthalpy sau điểm hoà trộn (1):


𝐿0 .𝐼0 + 𝐿3.𝐼3 𝐿0 .66,636+45%.𝐿0 .111,692
Ik = I1 = = = 80.62 kJ/ kg kkkhô
𝐿0 +𝐿3 1,45.𝐿0

 Nhiệt độ sau điểm hoà trộn (1) : t1 = tk = 29,150C


 Độ ẩm ban đầu của dưa leo: w1 = 96%.
 Độ ẩm đầu ra: w2 = 85,1%.

Hình 8: Đồ thị I-d cho quá trình sấy có hòa trộn


 Năng suất buồng sấy: Gb = 2 kg/mẻ.
 Tốc độ tác nhân sấy: 50.22 Hz.
 Mít được trải đều trên các khay.
 Khay sấy Dài x Rộng x Cao: L x B x H = 0,41 x 0,41 x 0,04 (m).
 Diện tích khay sấy: 0,41 x 0,41 = 0,1681 (m2).
 Diện tích một mẫu dưa leo: 3,14.0,012 = 0,000314 (m2).
 Số lượng dưa leo thực tế trên khay: 20 (mẫu/khay).
 Độ dày trung bình của dưa leo trên khay: 1cm = 0,01 (m).
 Thể tích chiếm chỗ của dưa leo trên 1 khay : 0,41 x 0,41 x 0,01 = 0,001681
(m3).
 Khối lượng dưa leo trên 1 khay: 1 (kg ).
 Khoảng cách giữa hai khay l = 0,11 (m).
 Buồng sấy có kích thước H = 1,08 (m), L = 0,48 (m).
Lượng nước cần bay hơi để 1 kg dưa leo giảm độ ẩm từ 96% xuống 85,1%

w1 − w2 96 − 85,1
𝐺𝑛 = 𝐺1 = 2. = 1,463(𝑘𝑔𝐻2 𝑂)
100 − w2 100 − 85,1

Lượng tác nhân sấy cần thiết để mang 1,463 kgH2O ra khỏi vật liệu sấy

𝐺𝑛 𝐺𝑛 1,463
𝐺𝑘𝑘 = = = = 150,825(𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘 )
𝛥𝑑 𝑑3 − 𝑑1 0,03 − 0,0203

Chọn thời gian sấy là 9,3h, vậy lưu lượng tác nhân sấy là

150,825
𝐺𝑘 = = 0,0045(𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘/𝑠)
9,3.60.60

Lưu lượng tác nhân sấy tính theo thể tích

𝐺𝑘 0,0045
𝑉𝑘𝑘 = = = 0,004(𝑚3⁄𝑠 )
𝜌𝑘 1,15
Khối lượng riêng của khí thải tại t2 = 34ᴼC

273,5 273,5
𝜌𝑘 = 1,293. = 1,293. = 1.15(𝑘𝑔⁄𝑚3 )
273,5 + 𝑡2 273,5 + 34

Lưu lượng tác nhân sấy tính theo thể tích

𝐺𝑘 0,029
𝑉𝑘𝑘 = = = 0,027(𝑚3⁄𝑠)
𝜌𝑘 1,07

Nhiệt lượng cần thiết để nước trong vật liệu sấy hóa hơi

𝑞2 = 𝑚𝑛 . 𝑟𝑛

Trong đó:

‐ mn là khối lượng nước cần lấy ra trong 2 kg dưa leo, mn =𝐺𝑛 = 1,463 ( kg)
‐ rn là nhiệt ẩn hóa hơi tại 70ᴼC, rn = 2333 ( kJ/kg)

⇒ 𝑞2 = 1,463.2333 = 3413,179(𝑘𝐽)

Với thời gian sấy là 9,3 giờ

𝑞2 3413,179
𝑄2 = = = 0,102(𝑘W)
9,3.60.60 9,3.60.60

 Tính toán thực nghiệm lần 1 (sấy ở 70⁰C):


Bảng thông số sấy dưa leo thực nghiệm lần 1
Thời gian (ph) Khối lượng (g) Độ ẩm của mẫu
VLS (%)
0 2000 96

40 1703 95,3

80 1377 94,19

120 1137 92,96


160 917 91,28

200 715 88,81

240 543 85,27

280 388 79,38

320 271 70,48

360 201 60,20

400 147 45,58

440 102 21,57

480 100 20

520 99 19,19

560 98 18,37
ĐƯỜNG CONG SẤY
120.00

100.00

80.00
ĐỘ ẨM (%)

60.00

40.00

20.00

0.00
0 100 200 300 400 500 600
THỜI GIAN SẤY (PHÚT)

Đồ thị đường cong sấy thực nghiệm lần 1.


CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ SẤY THÁP
3.1 Tổng quan về thiết bị sấy tháp.
3.1.1 Sấy tháp là gì?
Máy sấy tháp là một chiếc máy được sử dụng khá phổ biến trong những
năm gần đây. Đây là một dòng máy sấy có công suất lớn và thường được sử dụng
cho các đơn vị sản xuất nông sản như trang trại hay nông trường. Máy được thiết
kế như một toà tháp với kiểu dáng cao. Và đó cũng chính là lí do nó được gọi là
máy sấy tháp. Máy thường có nhiều tầng và có thể sấy được nhiều lượng nông
sản cùng một lúc, nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian tối đa.
3.1.2 Các sản phẩm sấy từ sấy tháp.
Thường được áp dụng trong sấy khô các loại nông sản như sấy thóc, lúa, ngô
và các loại đậu.
Tuy phổ biến song độ ứng dụng công nghệ của hệ thống sấy tháp không cao
và thường được áp dụng cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, cơ sở chế biến và
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động thiết bị sấy tháp
3.2.1 Cấu tạo.

Hình 6: Sơ đồ nguyên lý của máy sấy tháp tại xưởng


Máy sấy tháp có cấu tạo 3 phần gồm: phần thân máy, bộ phận điều chỉnh hướng
gió và bộ phận gia nhiệt. Mỗi bộ phận lại có những chức năng, vai trò khác nhau.

‐ Phần thân máy: Đây là một phần có cấu tạo đơn giản với hình trụ rỗng, ở
trong có chứa khí nóng và ở bên ngoài của khoang là các nguyên liệu.
‐ Quạt gió: Bộ phận có tác dụng lưu thông không khí. Nó có thể giúp không
khí lưu thông ở khắp phần thân và có tác dụng hút khí mới, đồng thời tiến
hành thải khí cũ ra bên ngoài một cách nhanh chóng và hiệu quả.
‐ Hệ thống gia nhiệt: Đây là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng hiện
nay. Nó có thể là hơi nước, điện hay là khí đốt.
Ngoài những bộ phận cấu tạo trên, sản phẩm máy sấy tháp còn có thêm một số
những bộ phận khác như hệ thống đưa nguyên liệu sấy, hệ thống trộn nguyên liệu,
hệ thống xả hạt và hệ thống làm sạch.
3.2.2 Nguyên lí hoạt động.
Tháp sấy là một không gian hình hộp mà chiều cao lớn hơn rất nhiều so với
chiều rộng và chiều dài. Trong tháp sấy người ta bố trí hệ thống kênh dẫn và thải
tác nhân xen kẽ nhau ngay trong lớp vật liệu sấy (đặc điểm này khác với các
thiết bị buồng và hầm). Tác nhân sấy từ kênh dẫn gió nóng luồng lách qua lớp
vật liệu thực hiện quá trình trao đổi nhiệt sấy và nhận thêm ẩm đi vào các kênh
thải ra ngoài. Vật liệu sấy chuyển dạng từ trên xuống dưới từ tính tự chảy do
trọng lượng bản thân của chúng. Tháp sấy nhận nhiệt do trao đổi nhiệt đối lưu
giữa dòng tác nhân chuyển động vừa ngược chiều vừa cắt ngang và do dẫn nhiệt
từ bề mặt kênh dẫn và kênh thải qua lớp vật liệu nằm trên các bề mặt đó. Vì vậy
trong thiết bị sấy tháp, nhiệt lượng vật liệu sấy nhận được gồm 2 thành phần:
thành phần đối lưu giữa tác nhân sấy với khối lượng hạt và thành phần dẫn nhiệt
giữa bề mặt các kênh gió nóng, kênh thải ẩm với chính lớp vật liệu nằm trên đó.
Khi sấy hạt di chuyển từ trên cao (do gàu tán hoặc vít tải đưa lên) xuống mặt
đất theo chuyển động thẳng đứng hoặc dzích dzắc trong tháp sấy. Để tăng năng
suất thiết bị ngoài phương pháp mở rộng dung lượng của tháp thì ở một mức độ
đáng kể người ta còn tìm cách tăng tốc độ tác nhân chuyển động qua lớp hạt. Tốc
độ này có thể từ 0.2 : 0.3m/s đến 0.6 : 0.7 m/s hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, tốc độ
tác nhân khi ra khỏi ống góp kênh thải theo kinh nghiệm không nên vượt quá
6m/s để tránh hạt bị cuốn theo tác nhân đi vào hệ thống thải ẩm (đọng lại trong
các đoạn ống, dẫn đến quạt thải...).
3.3 Sơ đồ mạch điện.

Hình 7: Sơ đồ mạch điều khiển của thiết bị sấy tháp.


3.4 Qui trình vận hành.
3.4.1 Khởi động hệ thống.
 B1: Mở CB cấp nguồn cho hệ thống, mở CB cấp nguồn cho tủ điện và quan
sát 3 đèn 3 pha phải sáng đủ.
 B2: Set nhiệt độ.
 B3: Bật công tắc quạt.
 B4: Bật công tắc Calorifer.
 B5: Bật công tắc gầu tải.
 B6: Ghi chép các thông số kỹ thuật vào sổ ghi nhật ký vận hành.
3.4.2 Dừng hệ thống.
 B1: Nhấn công tắc dừng gầu tải.
 B2: Nhấn công tắc dừng Calorifer.
 B3: Nhấn công tắc dừng quạt (khoảng 5-10 phút sau khi dừng Calorifer).
 B4: Ngắt CB cấp nguồn cho tủ điện.
3.5 Bảo trì, bảo dưỡng.
 Tủ điện: kiểm tra đồng hồ đo, vệ sinh hút bụi bên trong tủ điện.
 Quạt: vệ sinh lau chùi cánh quạt, vệ sinh bên ngoài động cơ, kiểm tra và
tra nhớt ổ bi, bạch đạn.
 Calorifer: vệ sinh các thanh điện trở, và lươi lọc bụi.

You might also like