Chương II. Khí Quyển

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 91

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA HÓA HỌC

HÓA MÔI TRƯỜNG

GV: Nguyễn Thị Kim Giang


CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG KHÍ QUYỂN VÀ Ô
NHIỄM KHÍ QUYỂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• PSG, TS Đặng Đình Bạch, TS Nguyễn Văn Hải. Giáo trình hóa học
môi trường. NXBKH&KT, 2006. Chương II (123- 153)
• Đặng Kim Chi. Hóa học môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2001
• Phạm Ngọc Hồ. Giáo trình cơ sở môi trường không khí. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 2009
• Environmental Chemistry. Colin Baird, 2000. Oxford
• Chemistry and Physics of Stratospheric Ozone. Andrew Dessler, 2000
• Atmospheric Pollution.Jacobson M.Z. Cambridge, 2002
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG KHÍ QUYỂN
Bài 1. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC KHÍ QUYỂN
2.1.1. Cấu trúc của khí quyển
CẤU TRÚC PHÂN TẦNG CỦA KHÍ QUYỂN

Tầng Độ cao (km) Sự thay đổi nhiệt


độ C0

Tầng đối lưu 0 - (8-18) +15  -56


(80% khối lượng khí quyển) Giảm dần

Tầng bình lưu (9-18) - 50 -56  -2


(tầng Ozon) (20% khối lượng) Tăng dần

Tầng trung lưu 50- 85 -2  -92


(0,3% khối lượng) Giảm dần

Tầng nhiệt lưu (0,05%) 85 – (700-800) -92 1200


Tăng dần

Tầng điện ly >800km Tăng


Thành phần của một số khí cơ bản (khô) trong khí quyển
%V=% Thời gian
TT Khí % V*
mol lưu Thành phần của khí quyển Trái Đất
1 N2 78,082 78,082% 1,6.107 năm
2 O2 20,947 20,946% 103 ÷ 104 năm
3 Ar 0,934 0,934% / Nguồn

4 CO2 3,50.10-2 379 ppmv 3 ÷ 4 năm Đặc Thời gian Nhâ qua Núi phón Kh
TT Khí (% v) Sinh n ng lửa g xạ ác
điểm lưu
5 Ne 1,82. 10-2 18,18 ppmv / học tạo hóa

6 He / 5,24 ppmv /
1 N2 constant 78,084 1,6.107năm x X
7 CH4 1,60.10-4 1,7 ppmv 9 năm
3.103 ÷ 104
2 O2 constant 20,946 x
8 H2 5,00.10-5 0,56 ppmv ~2 năm năm
9 N2O / 0,31 ppmv 150 năm 3 Ar constant 0,934 / x
40 ÷ 200 H2 O
10 CO ~ ngày 4 B đổi cao 0÷4 10 ngày x x X (1)
ppbv *

10 ÷ 100 20 ÷ 150
11 O3 4,00.10-6 Ngày – tuần 5 CO2 Biến đổi 3,94.10-2 x x X
ppbv năm

Biến đổi 6 Ne constant 1,818. 10-3 / x


12 NMHC / 5 ÷ 20 ppbv
(variable) 7 He constant 5,24. 10-4 107 năm x
8 CH4 Biến đổi 1,79.10-4 10 năm x x
13 Halocarbons / 3,8 ppbv Biến đổi
/ 9 Kr constant 1,14.10-4 / x
14 H2O2 0,1 ÷ 10 ppbv 1 ngày
10 H2 Biến đổi 5,30.10-5 2 năm x x (2)
15 HCHO / 0,1 ÷ 1 ppbv 1,5 h
b. Một số khí cơ bản trong khí quyển

Các khí: N2, O2 và CO2 là 3 nhân tố sinh thái quan trọng nhất của khí quyển

Khí N2 chiếm ~ 78,08% về thể tích, là chất khí khá trơ về mặt hóa học, hầu như không
tham gia vào phản ứng hóa học ở điều kiện thường. Thông qua chu trình N, khí N2
được loại bỏ khỏi khí quyển và đi vào các sinh vật sống. Quá trình này được thực hiện
bằng cách cố định N bởi VSV trong đất, nhờ sấm sét và ánh sáng qua nước mưa. N2
trở lại khí quyển chủ yếu do đốt cháy sinh khối và quá trình khử nitrat

Khi có sấm sét, có sự phóng điện trong không khí, N2 phản ứng với O2
tạo ra HNO3 theo các phản ứng. Ngoài ra, nhờ các VSV cố định nitơ góp
phần cung cấp đạm cho đất:

VSV cố định Nitơ


N2 NH4+, NO3-, Amino axit, …
 Khí O2
Khí O2 chiếm ~
20,947% về thể tích, là
chất khí quan trọng đối
với con người, động thực
vật trên cạn cũng như
dưới nước.
Cũng như N2, khí O2 cũng
có mối quan hệ rất quan
trọng với sự sống. Trao đổi
O2 giữa khí quyển và sinh
quyển được thực hiện bằng
quang hợp và hô hấp
Hình 2.2. Chu kì của oxi (The Oxygen Cycle) trong tự nhiên
- Khí CO2 là một khí nhà kính quan trọng vì nó có khả năng hấp thụ mạnh trong các dải bước sóng hồng ngoại và gần
hồng ngoại (λ ≥ 340000 nm). Nó có sự trao đổi tự nhiên giữa khí quyển và sinh quyển thông qua quá trình quang hợp và
hô hấp. Một phần CO2 trong khí quyển bị hòa tan bởi nước biển và đại dương. VD quá trình quang hợp:
CO2(g) + H2O (l) + hν → CH2O(s) + O2(g)

Năm 2017, nồng độ khí


CO2 trên Trái Đất đã đạt
410,28 ppm

Hình 2.3. Sự biến đổi CO2 trong khí quyển - Đường cong Keeling
2.2. PHẢN ỨNG QUANG HÓA TRONG KHÍ QUYỂN

Hình 2.6b. Phân chia vùng ánh sáng mặt trời theo bước sóng

Hình 2.6c. Phân chia vùng ánh sáng mặt trời theo bước sóng
a. Khái niệm phản ứng quang hóa
Phản ứng quang hóa là phản ứng hóa học xảy ra (trong đó năng lượng cần thiết cho phản
ứng được thực hiện) nhờ năng lượng ánh sáng.
Các phản ứng quang hóa có vai trò quan trọng trong sự đa dạng về thành phần khí quyển và
sự ô nhiễm khí quyển. Những phản ứng này phản ánh tác động của sóng điện tử lên vật chất.

b. Phản ứng quang hóa tổng quát trong khí quyển


Giả sử một chất khí A có mặt trong khí quyển, khí A có thể tham gia các phản ứng sau:
 Giai đoạn khơi mào
Đầu tiên các phân tử A hấp thụ năng lượng ánh sáng và bị kích hoạt chuyển thành dạng hoạt
động (gọi là giai đoạn khơi mào):
A + hv → A* (I)
O2 + hν (λ ~ 240 nm) → O2* ∆Ho = 95kJ/mol [32]-p19
A có thể là nguyên tử, phân tử hay ion, còn A* là trạng thái kích thích. Ở trạng thái kích thích,
A* có thể tham gia các phản ứng.
 Phản ứng tỏa nhiệt:
A* → A + Q (II)
Trong đó: Q – năng lượng được giải phóng ở dạng nhiệt.
O2* → 2O + Q (– ∆Ho)
O + O2 → O3 + Q
VD: O3 + hv ( λ = 220 ÷ 330) → O2 + O (1D) + Q (làm tăng nhiệt độ)
Ngoài ra, phân tử bị kích thích A* truyền năng lượng dư của mình cho nguyên tử hay
phân tử trung gian M, làm cho M bị chuyển thành dạng hoạt động. Nguyên tử M* này có khả
năng chuyển đổi năng lượng lớn, ngay sau đó lại giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và
trở về trạng thái ban đầu:
A* + M → A + M* (III)
M* → M + Q (IIIa)
VD : O + O2 + M → O3 + M + Q
VD: HO* + CO → CO2 + H*
 Phản ứng phát xạ (huỳnh quang, phát quang):
Phân tử bị kích thích A* giải phóng năng lượng dưới dạng các sóng điện từ (hν), nếu
bước sóng của các sóng điện từ này nằm trong dải nhìn thấy của quang phổ thì phản ứng này
được gọi là phản ứng phát quang.
A* → A + hν (IV)
VD : SO2* → SO2 + hν ; NO2* → NO2 + hν
O* → O + hν green and red
N2+* → N2+ + hν blue and violet
 Phản ứng trao đổi năng lượng liên phân tử:
Năng lượng của các phân tử bị kích thích A* đuợc chuyển cho phân tử M khác, làm cho phân tử M bị kích
hoạt.
A* + B → A + B* (V)
VD: O* + RH → R* + HO*
 Phản ứng trao đổi năng lượng nội phân tử:
Năng lượng được trao đổi ngay trong phân tử làm biến đổi các phân tử từ trạng thái kích hoạt này sang
trạng thái kích hoạt khác:
A* → A** (VI)
 Phản ứng ion hóa:
Khi năng lượng bức xạ đủ lớn, thì phân tử bị kích thích A* có thể bị mất các electron, biến phân tử ở trạng
thái kích hoạt thành các ion:
A* → A+ + e (VII)
VD: N2 + hv → N2+ + e
 Phản ứng hóa học (là các phản ứng quan trọng nhất trong khí quyển):
Các phân tử bị kích hoạt trở thành các phần tử có hoạt tính cao, rất dễ tham gia vào các phản ứng hóa học,
tạo thành các hợp chất mới trong khí quyển.
- Phản ứng trực tiếp:
Các phân tử ở trạng thái kích hoạt liên kết với các phần tử khác mà nó va chạm, tạo ra các hợp chất mới
mà không cần đến sự có mặt của xúc tác hay các điều kiện về nhiệt độ, áp suất. Xảy ra phản ứng trực tiếp:
A* + B → C + D + …. (VIII)

VD: trong khí quyển, phản ứng của NO2* kích hoạt với các chất hữu cơ dễ bay hơi:
NO2* + CH3CO(O)O → CH3COO(O)NO2
- Phản ứng phân ly quang hóa (có vai trò rất quan trọng trong khí quyển):
Các phần tử bị kích thích có năng lượng dư lớn hơn năng lượng liên kết hóa học của phân tử sẽ bị phân ly thành các
hợp chất mới:
A* → B1 + B2 + …. (IX)
VD: Một trong những phản ứng quan trọng nhất trong khí quyển là phản ứng phân ly NO2* kích hoạt, tạo ra oxi nguyên tử
O - có tính oxi hóa mạnh:
NO2* → NO + O
2.2.3. Phản ứng tạo ra các gốc quan trọng trong khí quyển
a. Phản ứng quang hóa tạo ra gốc HO*

 Tại tầng bình lưu:

- Các nguyên tử O ở trạng thái O (3P) có khả năng phản ứng cao do có electron chưa ghép đôi.

Chúng kết hợp nhanh chóng với O2 để tạo thành O3:

O + O2 → O3 (2.2)

Hoặc: O + O 2 + M → O3 + M (2.2)

- Vì các liên kết trong phân tử O3 yếu hơn các liên kết trong phân tử O2, do đó O3 tạo ra trong phản

ứng (2.2) tiếp tục bị quang phân li (ngay ở bức xạ có năng lượng thấp hơn:

O3 + hν (λ ≤ 320nm, UV-B) → O2 + O (1D) (2.3)


- Nguyên tử O* bị kích thích (Excited oxygen atom - O (1D)) được tạo ra từ (2.3) oxi hóa hơi
H2O (trong tầng bình lưu) để tạo thành gốc HO* - là chất oxi hóa mạnh:
H2O (hơi) + O (1D) → 2HO* (khí) (2.4)
Vào cuối những năm 1950, người ta phát hiện ra rằng: gốc HO* sinh ra từ phản ứng (2.4) là
khởi nguồn của các chu trình xúc tác và hơi nước là một tác nhân quan trọng để phân hủy
O3 trong tầng bình lưu..
Các gốc HO* có thể phản ứng với O3, tạo ra gốc tự do HO2*, sau đó HO2*tiếp tục phản
ứng với O3 :
HO* + O3 → HO2* + O2 (R6) (a)
HO2* + O3 → HO* + 2O2 (R7) (b)
-------------------------------------
Cộng: 2O3 → 3O2 (Cơ chế II) (2.5)
HO* + HO2* → H2O + O2 (R8) (2.6)
 Tại tầng đối lưu:
Đầu tiên một liên kết O –H của phân tử nước bị phá vỡ để tạo thành một nguyên tử H
(riêng nguyên tử H chỉ có 1 electron, nên viết H hoặc H* là như nhau) và một gốc tự do
hydroxyl HO* [44]:
H2O + hν → H* + HO* (2.7)
H* + H2O → H2 + HO* (2.8)
H* + O2 → HO* + O* (2.9)
O* + H2O → 2HO* (2.4)
Kết quả của các quá trình này là tạo ra khoảng 10 triệu gốc hydroxyl/cm3 không khí ở lớp
mặt đất – tầng đối lưu

Các gốc tự do hydroxyl HO* có vai trò quan trọng bậc nhất trong hóa học khí quyển. Nó
đã được gọi là "Ajax (tạm dịch là bó đuốc) của bầu khí quyển" và tham gia hàng loạt các
phản ứng thứ cấp trong khí quyển
KL: Phản ứng quan trọng nhất
trong khí quyển là phản ứng của
phân tử H2O tạo ra gốc hydroxyl
(HO*). Gốc này được hình thành
bởi chuỗi phản ứng (bắt đầu là
phản ứng quang hóa bởi photon
ánh sáng, hv). Các gốc HO* có thể
phản ứng với nhiều hợp chất trong
khí quyển và do đó nó có thời gian
lưu trú ngắn.

Hình 2.7. Các phản ứng trong khí quyển liên quan đến gốc tự do hydroxyl
b. Phản ứng quang hóa tạo ra các gốc oxi

Do ảnh hưởng của bức xạ ion hóa, oxi trong khí quyển ở các tầng cao hơn, tồn tại ở một số dạng khác nhau (ngoài
O2, tầng trên còn có O nguyên tử, gốc O2*(oxi phân tử hoạt động) và O3….
- O nguyên tử được tạo ra nhờ phản ứng phân li quang hóa (photodissociation) hay photochemical reactions:
O2 + hν (λ < 240 nm [32]-p14) → O + O (R4.5) (2.10)
O nguyên tử rất hoạt động và có mặt chủ yếu ở tầng nhiệt.

- Nguyên tử O* bị kích thích (Excited oxygen atom - O (1D)) có thể được hình thành theo phản ứng:
O + O + O + hν → O2 + O* (R4.6) (2.11)
Các nguyên tử O* hoạt động có thể phát ra ánh sáng nhìn thấy ở các bước sóng 636, 630 và 558 nm.
- Các nguyên tử O phản ứng với bức xạ cực tím (UV), hình thành các ion (O+):
O + hν (UV) → O+ + e- (R4.7) (2.12)
Nguyên tử oxi tích điện dương này có thể phản ứng tiếp ở khí quyển cao hơn:
O+ + O2 → O + O2+ (R4.8) (2.13)
O+ + N2 → N + NO+ (R4.9) (2.14)
- Các ion O2+ cũng được hình thành trong tầng điện ly bởi sự hấp thụ tia UV:
O2 + hν(UV) → O2+ + e- (R4.10) (2.15)
2.2.4. Phản ứng chung ở tầng đối lưu và bình lưu

- Một số phản ứng trong khí quyển liên quan đến các loại khí quan trọng và xảy ra ở quy mô toàn cầu, tuy nhiên,
một số khác chỉ xảy ra ở các quy mô nhỏ hơn (quy mô vùng, quy mô địa phương, lục địa,…).
VD: oxit NO được tạo ra trong qúa trình đốt cháy (nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng,…) và sấm sét [45]-p44:
N2 + O2 → 2NO (R4.11) (2.16)
Nitơ oxit có thể oxy hóa thành nitơ dioxide NO2:
2NO + O2 → 2NO2 (R4.12) (2.17)

- Phản ứng của các gốc tự do:


Các gốc tự do cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học trong khí quyển, do chúng
đều có ái lực cao. Quan trọng nhất là các gốc hydroxyl HO* được hình thành nhờ các phản ứng quang hóa:
O3 + hν (UV) → O2 + O* (R4.17) [45,70] (2.3)
H2O + O* → 2HO* (R4.18) [45,70] (2.4)
Các nguyên tử ôxi ở trạng thái kích thích O* (hay 1D) rất cần thiết để tạo thành gốc HO* khi phản ứng với
hơi nước.
- Gốc hydroxyl có thể phản ứng với nhiều khí khác nhau trong khí quyển và tạo ra các gốc mới:
CO + HO* → CO2 + H* (R4.19) (2.20)
CH4 + HO* → H2O + *CH3 (R4.20), (R5.9) (2.21)
- Các gốc hydro (H*) và methyl (CH3*) lại tiếp tục tham gia phản ứng:
H* + O2 + M → HOO* + M (R4.21) (2.22)
CH3* + O2 + M → CH3OO* + M (R4.22) (2.23)
- Gốc peroxy (CH3OO*) là một tác nhân ôxi hóa quan trọng trong quá trình oxi hóa axit nitric trong khí
quyển.

Lưu ý:
- Nhiều quá trình quan trọng trong khí quyển chủ yếu là quá trình quang hóa.
- Năng lượng bức xạ mặt trời tăng khi tăng độ cao của các tầng khí quyển, do đó phản ứng quang hóa
càng trở nên quan trọng hơn ở tầng trên.
- Các gốc tự do đóng một vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng trong khí quyển, trong đó gốc HO* là
gốc phản ứng mạnh nhất, đóng góp vào quá trình oxi hóa, loại bỏ các chất ô nhiễm (có trong sương khói
quang hóa) .
1. Môi
trường
sống

4. Tham
VAI TRÒ 2. Cung cấp
gia chu
KHÍ khí: O2,
trình sinh
QUYỂN CO2, N2
địa hóa

3. Vai trò
sinh thái
Bài 2. KHÁI NIỆM VỀ SỰ Ô NHIỄM KHÍ QUYỂN

Environmental Chemistry Fundamentals- Jorge. G. Ibanez. 2007, 345p

Ô nhiễm khí quyển: hiện tượng không khí sạch thay đổi thành phần và tính
chất do bất cứ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây hại tới thực vật, động vật,
đến môi trường xung quanh và đến sức khỏe con người
QUÁ TRÌNH GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Nguồn gốc tự nhiên
1. Nguồn phát sinh ô nhiễm
Nguồn gốc do con người

Tác nhân gây ô


2. Quá trình phát tán và lan nhiễm sơ cấp
truyền chất ô nhiễm
Tác nhân gây ô
nhiễm thứ cấp

3. Bộ phận tiếp nhận chất ô nhiễm


CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÍ QUYỂN

1. Các hợp chất khí của Carbon: CO; CO2,


2. Các hợp chất khí của lưu huỳnh: SO2, SO3, H2S, Muối
Sunfat
3. Các hợp chất khí của Nitơ: N2O, NO, NO2, NH3, muối nitrat
(NO3-), nitrit (NO2_), amoni (NH4+)
4. Các hợp chất khí của Halogen: Cl2, F2, HCl, HF
5. Các hợp chất khí của hidrocacbon: CH4, Benzen, Toluen
6. Các loại bụi: bụi vô cơ, hữu cơ, khói mù
CÁC LOÀI CÂY LÀM SẠCH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

Cây lưỡi hổ: hấp thụ


carbon dioxide và nhả
oxy vào ban đêm

Cây lô hội Rhapis excelsa- bộ máy”


lọc amoniac - một thành phần
chính trong chất tẩy rửa, dệt may
và thuốc nhuộm, hấp thu mùi hóa
chất từ đồ gỗ, mùi sơn
Cây Thường Xuân-
Hedera helix – bộ máy lọc
khí tốt nhất

Cây điếu lan Chlorophyium Capense – Hấp


thụ 95% carbon monoxide và 85%
formaldehyde trong không khí
BÀI 4. Ảnh hưởng toàn cầu của ô nhiễm khí quyển
MƯA AXIT (LẮNG ĐỌNG AXIT)

• Các nhà khoa học cho rằng hoạt động phun trào
núi lửa cách đây 250 triệu năm gây ra mưa axit
khiến hầu hết các sinh vật trên Trái đất tuyệt
chủng.
• Cuối thế kỉ 17. ảnh hưởng ăn mòn của không khí
thành phố bị ô nhiễm và có tính axit lên đá vôi và
đá hoa được ghi nhận bởi John Evelyn

• 1852, Robert Angus Smith là người đầu tiên đưa ra mối quan hệ giữa mưa a-xít
và ô nhiễm khí quyển ở Manchester England
• 1853. Hiện tượng mưa axit được phát hiện lần đầu tiên trên diện rộng và các tác
hại của mưa axit được cả thế giới công nhận
• 1872 – thuật ngữ khoa học: mưa axit được được Robert Angus Smith đưa ra và
công nhận cho đến ngày nay
Mưa axit: là mưa có độ pH nhỏ hơn pH của nước
mưa tự nhiên (pH < 5,6)
NGUYÊN NHÂN GÂY MƯA AXIT

Các khí gây mưa axit


Nguồn tạo khí SO2

SO2
Thiết bị tạo
năng lượng
Nox
Các ngành công
HCl nghiệp

Các nguồn khác


Khi khac
HẬU QUẢ MƯA AXIT

1. Sức khỏe
con người

6. Phá hủy
2. Thay đổi
tượng đài,
pH của
công trình
nước mặt
ngoài trời

HẬU
QUẢ
MƯA
AXIt
5. Thúc đây 3. Ảnh
quá trình ăn hưởng đất,
mòn hóa chất lượng
học đất
4. Suy giảm
đa dạng
sinh học
trong nước,
đất
• Phá hủy các tòa nhà và các tượng đài làm từ cẩm thạch, đá vôi, đá
phiến, đá bồ tát. Tượng thủng lỗ chỗ, bị nứt biến đổi về mặt cơ học gây
mất thẩm mỹ.
CaCO3 + 2H+  Ca2+ + CO2 + H2O
Ca2+ + SO42-  CaSO4
• CaSO4 dễ tan hơn CaCO3 trong nước mưa, đồng thời nặng hơn CaCO3 tạo
nên áp lực không đều lên tượng làm cho tượng bị nứt từ bên trong.

• Phá hủy đá bồ tát ( cấu trúc của silicat)


3KAlSi3O8 +12H2O + 2H+  KAl3Si3O10(OH)2(muscovit) + 6H4SiO4 + 2K+
KAl3Si3O10(OH)2 + 18H2O + 2H+  3Al2O3(H2O)3 + 6H4SiO4 + 2K+
Một vài hình ảnh – hậu quả mưa axit
SƯƠNG MÙ AXIT VÀ SƯƠNG KHÓI QUANG HOÁ

Sương mù axit
(sương khói sơ cấp London)
Hiện tượng: Xảy ra lần đầu tiên vào
mùa đông (tháng 12, tháng 1) năm
1952 tại thủ đô London – Anh

Hậu quả: toàn thành phố bị bao phủ bởi sương mù axit màu đen đặc biệt vào
các buổi sáng hậu quả làm gần 4000 người chết và hàng nghìn người bị
thương đặc biệt là người già và trẻ em bị tổn thương đường hô hấp và tim
mạch, gây chết thảm thực vật và tổn hại cấu trúc bề mặt kim loại

Sương khói London là ô nhiễm sơ cấp vì CO và SO2 là các sản phẩm được
tạo ra trực tiếp ra từ các nguồn gây ô nhiêm) tạo ra sương khói màu đen
NGUYÊN NHÂN GÂY SƯƠNG MÙ AXIT

1. Tích luỹ hàm lượng lớn các chất gây ô nhiễm: các khí
CO, CO2, SO2, muội than, các hidrocacbon thơm mạch
vòng và bụi
2. Độ ẩm trong không khí cao (nhiều hơi nước)
3. Không có sự lưu thông không khí (không có gió)
4. Nhiệt độ thấp
CƠ CHẾ VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
SƯƠNG KHÓI QUANG HOÁ –
sương khói Los Angeles

1. Còn được gọi là “smog” = smoke + fog


2. 9/1955 – hiện tượng sương khói
quang hóa diễn ra tại Los Angeles –
thành phố lớn thứ 3 nước Mỹ gây hậu
quả nghiêm trọng

Khái niệm: là một dạng ô nhiễm không khí thứ cấp, được sinh ra khi ánh
sáng mặt trời tác dụng lên hỗn hợp các sản phẩm ô nhiễm sơ cấp là chất
hữu cơ dễ bay hơi, các oxit nito, khí thải công nghiệp, khí thải động cơ …
tạo thành những sản phẩm ô nhiễm thứ cấp như: ozon, aldehit, PAN.
Điều kiện hình thành sương khói quang hóa

1. Nồng độ các chất ô nhiễm sơ cấp cao: các khí thải sơ


cấp như NOx, hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(VOCs),
2. Nhiệt độ không khí (nóng hơn 290K),
3. Độ ẩm không khí thấp
4. Cường độ ánh sáng mặt trời mạnh
5. Khối không khí ổn định, không có gió hoặc gió nhẹ
với vận tốc <3m/s
Sơ đồ phản ứng hóa học tạo các sản phẩm của sương khói quang hóa

1. tạo thành khí Ozone.

N2 + O2  2NO
2NO + O2  2NO2
NO2 + hv  NO + O
O + O2 + M + hv  M + O3

Atmospheric Pollution.Jacobson M.Z.


Cambridge, 2002.

Năm 1952- nhà bác học Haagen Smit đã nghiên cứu cơ chế tạo thành ozon
trong khói thải. Trong phòng thí nghiệm ông đã tạo ra ozon từ nito và các hợp
chất khí hữu cơ hoạt động trong điều kiện chiếu sáng
2. tạo thành hợp chất andehit từ hidrocacbon tương ứng:

3. tạo thành hợp chất PAN


4 yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến hiệu ứng của
sương khói quang khói

Gió

Sương
khói quang Địa
hình
hóa
Mưa

Hiện tượng
Đảo nhiệt
HẬU QUẢ CỦA SƯƠNG KHÓI QUANG HÓA

1. Sự có mặt của ozon trong khí quyển: O3 là chất oxi hóa mạnh

2. các chất PAN là các chất gây kích thích mắt mạnh nhất
các khí NO, NO2, CO, andehit là những chất gây độc nguyên nhân
gây khó thở, đau tức ngực và viêm đường hô hấp ở người

3. Ảnh hưởng đến hệ động thực vật. Giảm đa dạng sinh học trong
tự nhiên và giảm năng suất mùa màng
Tầng Ozon, Sự suy giảm tầng ozon

1. Định nghĩa:
Ozon có mặt khắp trong khí quyển, ở tầng đối lưu
nồng độ ozon chỉ ở dạng vết. Nồng độ ozon đạt giá
trị cực đại (8-10ppm) ở khu vực bên trên đỉnh tầng
đối lưu và phần dưới tầng bình lưu (15-35km) tạo
thành tầng ozon
2. Đơn vị đo nồng độ Ozon:
phổ biến nhất để đo nồng độ của ozone trong khí
quyển. Một DU tương ứng với 0,01mm độ dày tầng
O3 tinh khiết ở nhiệt độ t=0C0 (T=273K) và P=1tam
3. Sự tông hợp và phân hủy Ozon theo Chapmen :
Các tác nhân ô nhiễm gây suy giảm tầng ozon:
1. CFC CFCs được sử dụng làm chất sinh hàn, chất tạo
(Chlorofluorocarbon) bọt, dung môi.
5 hợp chất CFC hay dùng là:
• CFC-11 (CFCl3)
• CFC-12 (CF2Cl2)
• CFC-113 (C2F3Cl3)
• CFC-114 (C2F4Cl2)
2. ODS (Ozone depleting • CFC-115 (C2F5Cl)
substances)
• methyl bromide (làm thuốc trừ sâu)
• halons (trong các bình chữa cháy)
• methyl chloroform (dùng làm dung môi
trong nhiều ngành công nghệ)…

3. CH4 (tạo gốc OH.) CH4 + O  CH3. + HO.

4. Các oxit nito (NOx) N2O + O  2NO


Vai trò của tầng Ozon hậu quả của sự suy giảm tầng Ozon
Tầng ozone hấp thu 97-99% các tia cực tím của bức xạ mặt trời. Nếu tầng ozone bị
suy giảm 1% sẽ dẫn đến việc gia tăng tia cực tím ở tầng đối lưu khoảng 2%.
LỖ THỦNG TẦNG OZON TẠI HAI CỰC
CỦA TRÁI ĐÂT

Định nghĩa: định nghĩa của Cục Môi


Trường (EPA) Mỹ là khu vực có hàm
lượng ozone thấp hơn 220 đơn vị
dobson (DU).
• Giá trị trung bình của bề dày tầng
Ozone vào khoảng 250-350 DU

Hiện tượng quan sát được ở hai cực của Trái đất (cực Nam và cực Bắc) vào
mùa đông và mùa xuân: có sự suy giảm tầng Ozon, đặc biệt là vào cuối
xuân – nồng độ O3 đo được ở Nam cực đôi khi chỉ còn khoảng 170DU, và
hiện tượng này biến mất vào mùa hè
• Năm 1987, ra đời của Nghị định thư Montreal -
bảo vệ tầng ôzôn.
• Nghị định thư đã được sửa đổi 4 lần: - London
(1990), Copenhagen (1992), Montreal (1997) và
Beijing (1999) và hiện nay được kí kết bởi hơn
150 quốc gia
• Năm 1995, hai nhà khoa học người Mỹ là Mario
Molina và Sherwood Rowland, cùng với Paul
Crutzen - nhà khoa học Hà Lan, đã đoạt giải
Nobel Hóa học cho những công trình nghiên
cứu của họ về ảnh hưởng của các hợp chất
CFCs đến tầng ôzôn.
• Năm 1996 các hợp chất CFC đã bị cấm sử dụng
và sản xuất ở các nươc đã phát triển. Các hợp chất
Halon bị cấm năm 1994 và CH3Br bị cấm năm
2001
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH (GREENHOUSE EFFECT)

Nhiệt độ của Trái Đất được duy trì và ổn định là do có sự cân


bằng giữa năng lượng của Mặt Trời dọi xuống bề mặt Trái Đất
và năng lượng phản xạ của Trái Đất đi vào không gian vũ trụ.

Năng lượng Mặt Trời chủ yếu là các tia sóng ngắn (có năng
lượng cao) dễ dàng xuyên qua tầng khí quyển để đến Trái Đất.

Trong khi đó bức xạ từ Trái đất là các bước sóng dài (có năng
lượng thấp) lại dễ dàng bị khí quyển giữ lại dưới dạng nhiệt
và do đó làm ấm Trái đất
Quá trình tự nhiên này đã tạo ra nhiệt độ trung bình ở bề mặt
Trái Đất ~ +15o ÷ 16oC

Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này, nhiệt độ Trái
Đất của chúng ta chỉ vào khoảng –15°C.
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH (GREENHOUSE EFFECT)

• Khái niệm hiệu ứng nhà kính:


Greenhouse Effect
Là kết quả của sự trao đổi không cân Hiệu ứng
bằng giữa năng lượng của Trái Đất với nhà kính

không gian xung quanh, dẫn đến sự gia


tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất.
Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương
Hiện tượng
tự như nhà kính trồng rau mùa đông. nóng lên
Biến đổi
khí hậu
của Trái
toàn cầu
Đất

Global Warming Climate Change


a. Khái niệm hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên trong khí quyển, qua đó một phần bức xạ
sóng dài từ bề mặt Trái đất được hấp thụ bởi các khí nhà kính trong khí quyển (GHG),
được phát xạ theo mọi hướng và giải phóng dưới dạng nhiệt, do đó làm nóng khí quyển.
Do quá trình này, bầu khí quyển Trái đất nóng hơn 33°C mà chưa có sự gia tăng ô nhiễm.

TT Khí nhà kính Hiệu ứng, ảnh hưởng (Effect)


1 H2O (hơi) + 20,6°C
2 CO2 + 7,2°C
3 O3 + 2,4°C
4 N2O + 1,4°C
5 CH4 + 0,8°C
6 Khác + 0,6°C
Tổng + 33°C
Bảng. Các khí nhà kính tự nhiên và sự đóng góp của chúng đối
với hiệu ứng nhà kính khí quyển
 Khi khí quyển bị ô nhiễm bởi các khí nhà kính
Do các hoạt động của con người có thể làm thay đổi hiệu ứng nhà kính tự nhiên bằng cách tăng
phát thải các khí nhà kính, đây là yếu tố quan trọng nhất trong biến đổi khí hậu gần đây. Khí nhà kính
phong phú nhất là: hơi nước H2O, CO2), CH4, N2O, ozone tầng đối lưu và chlorofluorocarbons CFCs
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨUHIỆU ỨNG NHÀ KÍNH CỦA TRÁI ĐẤT

Jean Baptiste Fourier (1768-19830) nhà bác học toán lý người pháp- là
người đầu tiên đưa ra khái niệm – hiệu ứng nhà kính cho Trái Đất, 1827
ông đã đưa ra gợi ý rằng – khí quyển của Trái Đất có vai trò như những
tấm kính của nhà kính.

John Tyndall (1820-1893) – người đầu tiên phát hiện những khí đặc biệt
trong khí quyển có khả năng hấp thụ những tia hồng ngoại IR-radiation.
Năm 1865 – ông đã đưa ra kết luận hơi nước có khả năng hấp thụ tia hồng
ngoại tốt hơn là không khí khô, có vai trò quan trọng trong điều hòa khí
hậu của Trái Đất

Svante August Arrhenius (1859-1927) – nhà khoa học Hóa lý người


Thụy Điển người đầu tiên đã đưa ra khái niệm Nóng lên toàn cầu. Năm
1986 ông đã phát biểu rằng sự tăng gấp đôi hàm lượng CO2 do đốt than đá
từ Cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỉ 18 có thể làm nhiệt độ Trái Đất
tăng thêm 5Co
Nhiệt độ Trái Đất
sẽ như thế nào
khi không có hiệu
ứng nhà kính ?

Hiệu ứng nhà kính Trái Đất: là hiện tượng


trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lưu)
tồn tại một lớp khí chỉ cho bức xạ sóng
ngắn đi qua và giữ lại bức xạ nhiệt của mặt
đất dưới dạng sóng dài.

Nhờ có hiệu ứng nhà kính mà bề mặt của


Trái Đất luôn có một nhiệt độ thích hợp
đảm bảo duy trì sự sống Trái Đất
Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất khi không có
các khí nhà kính

Giả sử Trái Đất ở trạng thái cân bằng


nhiệt – (không có các khí nhà kính)

EA = EE
Trong đó:
EA – phần năng lượng mà bề mặt Trái
Đất hấp thụ được từ Mặt Trời;
EE – năng lượng mà Trái Đất phát xạ
như bức xạ điện từ (sự phản xạ giống
như của một vật đen)
Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất khi không có
các khí nhà kính

Năng lượng Trái Đất hấp thụ từ Mặt EE – năng lượng mà Trái Đất phát
Trời trên toàn bộ diện tích bề mặt xạ như bức xạ điện từ (sự phản xạ
S=πR2 là: giống như của vật đen)

EA = πR2.F.(1-A) EE= 4πR2σT4


Trong đó: Trong đó:
• F hằng số mặt trời, • R- bán kính của Trái Đất,
1370.10J/giây.m2 R=6400km= 6,4.106m
• πR2 Diện tích bề mặt Trái đất • σ – hằng số Stefan-Boltzmann; σ
• A – xuất phản chiếu ánh sáng = 5,67.10-8W.m-2.K4
(giá trị albedo) của Trái Đất • T- nhiệt độ của Trái Đất (K)
• (1-A): Tỉ lệ ánh sáng mặt trời
được Trái đất hấp thụ được. A~
0,3 hoặc A=30%
Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất khi không có
các khí nhà kính
Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất:

+ 15CO

Sự ấm áp của Trái Đất - là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát
triển của các loài sinh vật trong đó có con người
CÁC KHÍ NHÀ KÍNH

Các khí gây hiệu ứng nhà


H2O kính
CO2 Các khí gây hiệu ứng nhà
Khí Hấp thụ bức xạ Tăng nhiệt kính là các khí tạo ra trong
độ khí quyển “lớp màng
N2 O CO2 13-15µm; + 7.2C0 chắn” có tác dụng giữ các
2,7- 4,3 µm tia bức xạ sóng dài, hậu
CH4 8-10µm + 0.8 C0 quả là làm cho bề mặt trái
đất và tầng dưới của khí
O3 O3 9,5 - 10µm + 2.4 C0 quyển nóng lên.
NOx 9µm + 1.4 C0 → Như vậy có rất nhiều
CH4 khí nhà kính, chỉ chú trọng
H2O 8µm + 20.6 C0
đến các khí nhà kính
CFC-11 Khác + 0.6 C0 phong phú nhất và có thời
( freon-11- CFCl3) gian tồn tại lâu trong khí
quyển

Phạm Ngọc Hồ. Giáo trình cơ sở môi trường không khí. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009
http://www.deutschesklimaportal.de/EN/Topics/1_Klimawandel_Ueberblick/thema2_node.html
CÁC KHÍ NHÀ KÍNH

Hình . Sự hấp thụ bức xạ từ mặt trời (sóng ngắn) và bức xạ từ mặt đất (sóng dài)
bởi các khí và hơi nước trong khí quyển

- Các khí O2, N2 chỉ hấp thụ bức xạ sóng ngắn từ Mặt Trời Một số khí như: CO, NOx (chỉ gồm NO
→ không phải là khí nhà kính. và NO2) và VOCs được coi là các khí
- Hơi nước và các khí (CO2, CH4, N2O, O3 tầng đối lưu, nhà kính gián tiếp, vì chúng kiểm soát
CFCs) hấp thụ cả bức xạ sóng ngắn từ Mặt Trời và bức xạ O3 tầng đối lưu thông qua ảnh hưởng
sóng dài từ mặt đất → đều là khí nhà kính. Trong đó hơi của chúng đối với hóa học khí quyển
nước có các dải hấp thụ rất đáng kể.
CÁC KHÍ NHÀ KÍNH

SF6 là hợp chất nhân tạo được sử dụng trong thiết bị đóng cắt cao áp làm môi
chất cách điện và dập hồ quang.
Đặc điểm:
• SF6 tồn tại lâu dài trong khí quyển đến 650 năm
• khả năng gây ấm toàn cầu có thể lớn gấp 20.900 lần so với CO2
SF6 • tác động hiệu ứng nhà kính của SF6 là tương đối nhỏ, khoảng 0,2%.

CFC-11
( freon-11- CFCl3)
c. Mức độ gây hiệu ứng nhà kính của các khí
nhà kính
Một số loại khí có tác động đến khí quyển mạnh
hơn (hấp thụ năng lượng mạnh hơn) so với các
loại khí khác, nhưng tất cả đều làm cho "tấm chắn
Trái đất" dầy hơn, do đó làm Trái đất ấm hơn
• Khả năng hấp thụ bức xạ của các khí nhà kính
- Các khí nhà kính khác nhau có khả năng hấp thụ
bức xạ mạnh yếu khác nhau, do đó mỗi khí nhà
kính (GHG) có tiềm năng hâm nóng toàn cầu
khác nhau (GWP - global warming potential) và
có thời gian lưu khác nhau trong khí quyển. Khả
năng hấp thụ bức xạ của các khí nhà kính theo thứ
tự mạnh dần:
CO2 < CH4 < N2O < CFC-11< CFC-12
• Mức độ đóng góp vào hiệu ứng nhà kính
CO2 (76%) > CH4 (16%) > N2O (6%) > Các khí F (2%)

Hình. Sơ đồ mức đóng góp của các khí gây hiệu ứng nhà kính dựa trên lượng phát thải toàn cầu
từ năm 2010
d. Sự gia tăng các khí nhà kính
•Khí CO2
- Từ cuộc cách mạng công nghiệp (cách đây
~ 250 năm), do việc đốt nhiên liệu hóa
thạch, các hoạt động nông nghiệp và sử
dụng đất đai đã gây ra sự gia tăng liên tục
của các khí nhà kính. Đặc biệt, tốc độ tăng
mạnh của các loại khí này từ năm 1850.
Nồng độ CO2 trung bình đã tăng ~ 40% kể
từ thời tiền công nghiệp (~280 ppm) đến
năm 2010 (~ 390 ppm),
- Hiện nay, nồng độ CO2 trong khí quyển
vẫn đang tăng với tốc độ trung bình chưa
Hình. Sự biến đổi CO2 trong khí quyển - từng thấy là 0,4%/năm (xem hình 2.3 ở mục
Đường cong Keeling 2.1.2). Các nhà KH dự đoán: vào năm 2050
lượng CO2 sẽ tăng gấp 2 lần, và mực nước
biển dâng cao 60cm.
Khí N2O Khí CH4

- Năm 2010 nồng độ N2O ~324 ppb, cao hơn ~ 20% - Năm 2010 nồng độ khí CH4 là ~ 1800 ppb, trong vài
so với giá trị thời tiền công nghiệp, trong vài thập kỷ thập kỷ qua, tốc độ tăng đã chậm lại. Sự suy giảm tốc độ
qua, nồng độ N2O đã tăng lên một cách tuyến tính
gia tăng gần đây là do khí thải CH4 đã được sink chủ yếu
khoảng 0,8 ppb/năm
nhờ quá trình oxi hóa bởi gốc hydroxyl (HO*).
các khí CFCs

 Năm 1950 các khí CFCs và


hydrochlorofluorocarbons (HCFCs)
bắt đầu được phát thải nhân tạo vào khí
quyển bởi các nguồn công nghiệp. Các
khí này đóng vai trò quan trọng trong
sự suy giảm ozone tầng bình lưu.
 Chiến lược giảm phát thải các khí này
đã được tuyên bố trong Nghị định thư
Montreal (ký năm 1987) để bảo vệ
tầng ozone. Do giảm phát thải hiệu
quả, nồng độ CFCs trong khí quyển
hiện đang giảm theo các quá trình sink
tự nhiên
Hình. Diễn biến phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực năm 1994,
2000 và 2010 Nguồn: Bộ TN&MT, 2014

Trong giai đoạn 1994 - 2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam tăng nhanh từ 103,8 ÷ 246,8
triệu tấn CO2 tương đương (quy đổi về CO2), trong đó lĩnh vực năng lượng tăng nhanh nhất từ 25,6 triệu
tấn CO2 tương đương lên 141,1 triệu tấn và cũng là lĩnh vực phát thải nhiều nhất năm 2010
Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính
a. Ảnh hưởng có lợi
 Hiệu ứng nhà kính tạo nên sự ấm áp của trái đất, tạo cho Trái Đất có một nhiệt độ
thích hợp, nhờ vậy mà con người và sinh vật mới tồn tại và phát triển. Điều này được
duy trì khi khí quyển không bị ô nhiễm.
 Nhờ có hiệu nhà kính tự nhiên, Trái Đất sẽ tăng được ~ 33oC, tạo được nhiệt độ trung
bình lí tưởng hiện nay trên bề mặt trái đất là ~ +15oC.
 Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn do có các khí nhà kính được gọi là "hiệu
ứng nhà kính". Ngoài ra, khí O3 tập trung thành 1 lớp mỏng trên tầng bình lưu của
khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ UV từ mặt trời dọi xuống Trái Đất và qua
đó bảo vệ sự sống trên trái đất.
 Nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ Trái Đất có thể rất thấp, chỉ khoảng -18
÷ -19°C
b. Ảnh hưởng có hại
Khi khí quyển bị ô nhiễm, dẫn đến sự gia tăng quá mức của “hiệu ứng nhà kính”
làm cho nhiệt độ Trái đất tăng bất thường, gây ra những hậu quả như sau:
 Tăng nhiệt độ của đại dương → băng tan → ảnh hưởng đến các tài nguyên bờ biển:
 Nhiệt độ tăng, làm tăng nhiệt độ của đại dương. Hậu quả làm tan băng, dâng cao mực
nước biển khiến cho nhiều vùng sản xuất lương thực, các khu dân cư, các đồng bằng
lớn gần biển sẽ bị chìm dưới nước biển. Việt Nam có bờ biển dài sẽ bị ảnh hưởng rất
lớn, thu hẹp diện tích lãnh thổ khi mực nước biển dâng cao.
Đến năm 2100, có khả năng mực nước biển sẽ tăng thêm 50 ± 25 cm
 Ảnh hưởng đến các nguồn nước lục địa:
Nhiệt độ tăng, tốc độ bay hơi nước tăng lên, làm cho mực nước trong các ao hồ,
sông ngòi giảm.
 Ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu toàn cầu:
Thời tiết là trạng thái khí quyển ở một thời điểm tại một nơi nhất định được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…
Khí hậu là tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê (trung
bình, xác suất các cực trị v.v..) của các yếu tố khí tượng biến động trong một khu vực địa
lý. Thời kỳ trung bình thường là vài thập kỷ. Định nghĩa chính thức của Tổ chức Khí
tượng thế giới (WMO)
Sự nóng lên của trái đất xảy ra không đồng nhất về thời gian và không gian. Lục
địa sẽ ấm lên mạnh hơn so với đại dương (đặc biệt ở các vĩ tuyến cao ở phía Bắc vào mùa
đông), do đó làm giảm sự chênh lệch to giữa các cực với vùng xích đạo dẫn đến suy giảm
các dòng đối lưu của trái đất. Gây lên hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường.
 Ảnh hưởng đến sinh vật và đa dạng sinh học:
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều
kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất,
nhiều loài bị thu hẹp diện tích hoạt động, thậm chí có
thể bị hủy diệt. → Làm giảm sự đa dạng sinh học.
 Ảnh hưởng trực tiếp đến con người:
Khí hậu của trái đất có xu hướng thay đổi.
Các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Hoạt động sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Kéo theo nhiều loại bệnh tật,
các loại dịch lan tràn gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe con người.
• Biện pháp khắc phục hậu quả của hiệu ứng nhà kính
- Giảm nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch (đặc biệt là than đá và dầu mỏ). Vì chúng
cung cấp hơn 60% khí CO2 vào khí quyển trên một đơn vị năng lượng so với các
nguyên liệu khác.
- Tiết kiệm năng lượng và tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng “sạch” – Năng
lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước….
- Tăng diện tích rừng, chống chặt phá và đốt rừng, tích cực trồng cây xanh đặc biệt là
các loài có khả năng hấp thụ khí CO2 cao.
- Ban hành các đạo luật nhằm hoặc hạn chế các hoạt động tiêu cực của con người góp
phần làm gia tăng “hiệu ứng nhà kính.
- Tích cực tuyên truyền tới người dân ý thức bảo vệ môi trường
NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO -
Chương trình khung về biến đổi khí hậu toàn cầu
Nghị định thư Kyōto là một nghị
định liên quan đến Công ước khung
Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu • 11.12.1997–Nghị định thư Kyoto được ký
tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với
tại Kyoto, Nhật Bản. 16.02.2005- Nghị
mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính. định thư Kyoto chính thức có hiệu lực
• Mỹ là quốc gia phát thải lượng khí CO2
nhiều nhất trong giai đoạn từ 1997-2007,
sau là Trung Quốc, Nga, Ấn độ và Đức
• Hiện nay có hiệu lực với hơn 170 quốc
gia, chiếm khoảng 60% các nước liên
quan đến vấn đề khí thải nhà kính.
• Tính đến 12. 2007, Mỹ là quốc gia phát
thải lượng khí nhà kính lớn nhất thế giới
nhưng không tiến hành các biện pháp cắt
giảm dù có tham gia kí kết nghị định thư
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Ban hành luật


2. Kí kết các công ước quốc tế, các nghị định thư về bảo vệ môi trường ở
quy mô quốc tế
3. Hạn chế phát thải khí nhà kính
• Tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch
• Giảm sử dụng nguyên liệu cổ sinh
• Nâng cao quy trình công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất
• Hạn chế các phương tiên giao thông
4. Nâng cao ý thức của con người vê bảo vệ môi trường
• Hạn chế phát thải rác, ứng dụng các công nghệ cao về xử lý rác thải
• Giáo dục môi trường trong nhà trường
• Chiến dịch bảo vệ môi trường được phát động trên toàn cầu
NHỮNG YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHÍ QUYỂN

THAM KHẢO NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG
KHÍ :
1. QCVN 05-2009-BTNMT_ Chất lượng không khí xung quanh_Thay the TCVN 5937-
2005
2. QCVN 06-2009-BTNMT _Một số chất đôc hại trong không khí xung quanh _Thay the
TCVN 5938-2005
3. QCVN 19-2009-BTNMT_ Khí thải công nghiệp (Bui & Cac chat vo co)_Thay the
TCVN 5939-2005
4. QCVN 20-2009-BTNMT_ Khi thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ _ Thay the
TCVN 5940-2005
5. QCVN 21-2009-BTNMT _Khi thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học _ Thay the
TCVN 5939-2005
6. QCVN 22-2009-BTNMT_ Khí thải công nghiệp nhiệt điện _Thay the TCVN 7440-2005
HẬU QUẢ CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TOÀN CẦU

1. Nóng lên toàn cầu


2. Băng tan ở hai đầu cực của Trái
Đất
3. Dâng mực nước biển
4. Biến đổi khí hậu toàn cầu – xuất
hiện thời tiết cực đoan
5. Ảnh hưởng đến đời sống, sức
khỏe và sản xuất của con người
6. Suy giảm đa dạng sinh học
CÁC LOẠI Ô NHIỄM KHÁC

1. Ô nhiễm tiếng ồn
2. Ô nhiễm phóng xạ
3. Ô nhiễm do bụi và sol khí
Trong khí quyển diễn ra phản ứng sau:
NO + O3 ↔ NO2 + O2
1370
12
Cho biết hằng số tốc độ phân hủy O3 là k  1,8.10 e T
cm3.phântử -1.s-1
và hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn ∆Ho và ∆Gof tại 25oC của các chất như trong bảng sau:
Các chất NO NO2 O3 O2
∆Ho kJ/mol 90,25 33,18 142,7 0
∆Gof kJ/mol 86,55 51,31 163,2 0
Hãy tính:
a. Hằng số tốc độ k của phản ứng tại: t = 25oC?
b. Năng lượng hoạt hóa Ea của phản ứng ?
c. Nhiệt ∆Ho của phản ứng trên? Phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
d. ∆Gof của phản ứng? Phản ứng trên có phải phản ứng tự phát?
e. Hằng số cân bằng K của phản ứng?
f. Hằng số tốc độ k của phản ứng nghịch: NO2 + O2 → NO + O3
a. Tại t = 25oC → T = 25 + 273K = 298oK
1370
12
Thay vào công thức: k  1, 8.10 e 298
 1, 8.10 14 cm3.phântử -1.s-1
b. Ta có:
 Ea 1370
12 12
k  1,8.10 e RT
 1,8.10 e T

Ea 1370
 
RT T
→ Ea = 1370.R = 1370.8,314 = 11390J = 11,39kJ
c. ∆Ho = ∆Ho(NO2) + ∆Ho(O2) – ∆Ho(NO) – ∆Ho(O3)
= [33,18+0] – [90,25 + 142,7] = – 199,8kJ/mol
∆Ho = – 199,8kJ/mol < 0 → Đây là phản ứng phát nhiệt.
d. ∆Gof = ∆Gof (NO2) + ∆Gof (O2) – ∆Gof (NO) – ∆Gof (O3)
= [51,31+ 0 ] – [86,55 + 163,2] = – 198,4kJ/mol
Vì: ∆Gof < 0 → phản ứng tự diễn ra.
e. Áp dụng công thức: ∆Go = – R.TlnK
→ lnK = (–∆Go)/RT = 198,4.103J/mol/[8,314J.K-1.mol-1.298K]
→ K = 5,99.1034
f. Ta có hằng số cân bằng K của phản ứng:

K
 NO2 .O2   k thuan
 NO.O3  k nghich
k thuan 1,8.1014
 k nghich   34
 3.1049 cm3 .phantu 1s 1
K 5, 99.10
Bài tập 2.4
Trong khí quyển N2 và O2 phản ứng tạo ra khí NO theo phương trình:
N2 + O2 → 2NO
Áp suất của N2 và O2 trong khí quyển lần lượt là 0,78atm và 0,21atm. Hãy tính áp
suất của NO được tạo thành trong tự nhiên, biết rằng tại 25oC có ∆Go(NO) =
86,7kJ/mol.
Từ ∆Go(NO) = 86,7kJ/mol
→ khi tạo thành 2mol NO sẽ có: ∆Go = 2 x 86,7 = 173,4 kJ = 173,4.103J
Áp dụng công thức: ∆Go = – RTlnK
G o 173,4.103 J
ln K    70
RT 8,314  J / K  .298K
ln K 70
ln K  2,303lg K  lg K    30, 4  K  1030,4
2,303 2,303
Từ phương trình phản ứng tạo ra khí NO ta có:
2
PNO
K  PNO
2
 K.PO2 .PN2  1030,4.0,78.0, 21  0,164.1030,4
PO2 .PN2

 PNO  0,164.1030,4  0, 405.1015,2 (atm)


Bài tập 2.9:
Hằng số tốc độ k của phản ứng giữa nguyên tử oxi và ozon theo phương trình sau:
O + O3 → 2O2
2218
11
có giá trị: k  1, 47.10 e T
cm3.phantu-1.s-1, trong đó T là đơn vị nhiệt độ Kelvin.
Cho nồng độ: [O] = 4,6.107 phantu/cm3 va [O3]= 3,3.1012 phantu/cm3.
a. Hãy tính tốc độ của phản ứng theo đơn vị phântử.cm-3.s-1 tại –30oC?
b. Hãy tính năng lượng hoạt hóa Ea của phản ứng trên?
 Ea

Cho biết: k  A.e RT

V = k.[O].[O3]
k hằng số tốc độ; Ea – năng lượng hoạt hóa
R: hằng số khí = 8,314 J.K-1mol-1
VD3: Cho 2 phản ứng phân hủy: NO2 + hν → NO + O (a)
NO2 + hν → N + 2O (b)
Hãy tính độ dài sóng λ (của bức xạ điện từ hν) cần thiết để thực hiện phân hủy NO2
theo phản ứng (a) và (b)? Cho biết giá trị hiệu ứng nhiệt (nhiệt tạo thành) từng chất
như trong bảng sau:
NO2 NO N O
Hiệu ứng nhiệt ΔHf (kJ.mol-1) + 33,2 90,2 + 472,7 249,2
Giải bài tập 2.9:
a. Tại t = –30oC → T = –30 + 273 = 243K
2218 2218
11 11 243 11 9,12
 k  1, 47.10 e T
 1, 47.10 e  1, 47.10 e
Tốc độ của phản ứng:
v = k.[O].[O3]
= [1,47.10-11. e-9,12 cm3.phantu-1.s-1]. [4,6.107 phantu/cm3]. [3,3.1012 phantu/cm3]
= 1,597.10-15 phân tử/cm3.s
b. năng lượng hoạt hóa của phản ứng:
Ea/RT= 2218/T
→ Ea = 2218.R = 2218.8,314 = 18440J = 18,44kJ
Giải VD3: Trong các phản ứng hóa học, hiệu ứng nhiệt của phản ứng được tính:
(ΔHf) của phản ứng = (tổng ΔHfo của các chất tạo thành) – (tổng ΔHfo của các chất tham gia)

- Đối với phản ứng (a):


E = ΔHf (1) = ΔHfo(NO) + ΔHfo(O) – ΔHfo(NO2)
= 90,2 + 249,2 – 33,2 = 306,2kJ.mol-1
Từ công thức (2) tính được bước sóng:
119.737,8 119.737,8 119.737,8
E KJ / mol      391, 04 nm
 E 306, 2
Như vậy, để thực hiện phản ứng (a) cần có bức xạ điện từ ứng với bước sóng λ ≤
391,04nm (nằm trong vùng ánh sáng tử ngoại UV-A).
- Đối với phản ứng (b):
E= ΔHf (2) = ΔHfo(N) + 2ΔHfo(O) – ΔHfo(NO2)
= 472,7 + 2.249,2 – 33,2 = 937,9 kJ.mol-1
Từ công thức (2a), tính được bước sóng tương ứng:
119.737,8 119.737,8 119.737,8
E KJ / mol      127, 67 nm
 E 937, 9
Như vậy, để thực hiện phản ứng (b) cần có bức xạ điện từ ứng với bước sóng λ ≤
127,67 nm (nằm trong vùng tia Rơnghen).

You might also like