cuối kỳ NNVPLDC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C KINH T Ế - ĐHQGHN

KHOA K Ế TOÁN – KI Ể M TOÁN

------ O 0 O ------

BÀI T Ậ P L Ớ N CU Ố I K Ỳ

Môn: Nhà nư ớ c và pháp lu ật đ ại cương

Đ ề tài: Ý th ứ c pháp lu ậ t – liên h ệ v ớ i ý th ứ c pháp lu ậ t c ủ a sinh viên hi ệ n nay.

Gi ảng viên hư ớ ng d ẫ n: TS. Lê Th ị Phương Nga


H ọ và tên sinh viên: Nguy ễn Th ị Ngân
Mã sinh viên: 20050662

L ớ p: QH2020 -E K ế toán – ki ểm toán CLC 2

Hà N ộ i, 07/2021
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “ Ý thức pháp luật – liên hệ với ý thức pháp luật của
sinh viên hiện nay” là bài tiểu luận của cá nhân em.
Các nội dung trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2021


Sinh viên
Nguyễn Thị Ngân
LỜI CẢM ƠN

“ Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội vì đã tạo
điều kiện đưa bộ môn Nhà nước và pháp luật đại cương vào giảng dạy trong nhà
trường và đã cung cấp cho chúng em đầy đủ cơ sở vật chất, tư liệu để phục vụ cho
môn học này.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – TS. Lê Thị Phương Nga đã giảng dạy tận tình,
chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.”
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nhà xuất bản NXB
Giáo dục pháp luật GDPL
Học sinh sinh viên HSSV
Giáo sư. Tiến sĩ khoa học GS. TSKH
Ý thức pháp luật YTPL
MỤC LỤC

Lời cam đoan


Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: Ý THỨC PHÁP LUẬT
1. Khái niệm ý thức pháp luật 3
2. Phân loại ý thức pháp luật 4
3. Cấu trúc của ý thức pháp luật 4
4. Các hình thức cơ bản của ý thức pháp luật 5
5. Đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật 6
6. Vai trò của ý thức pháp luật 6
7. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật 6
8. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật 7
CHƯƠNG 3: Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN
HIỆN NAY
1. Đặc điểm của sinh viên 8
2. Những nhân tố tác động đến ý thức pháp luật của sinh 8 viên
hiện nay
3. Thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay 9
4. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên hiện 10
nay

4.1. Tính tất yếu của việc nâng cao ý thức pháp luật 10
cho sinh viên hiện nay
4.2. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho sinh 11
viên hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Từ xưa đến nay, từ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang đặt ra
yêu cầu cấp thiết đó là xây dựng và quản lý nhà nước bằng pháp luật. Qua đó
chứng minh được vai trò to lớn của pháp luật trong đời sống xã hội, cần phải
nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của ý thức pháp luật, tại Hội nghị trung ương toàn
quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã xác định: tăng cường giáo dục ý thức
pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức thực hiện pháp luật, sống và làm việc
theo hiến pháp và pháp luật... Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX cũng đã nhấn mạnh: Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương,
tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn
dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
- Trong khi đó, sinh viên là lứa tuổi đang trưởng thành, cần phải được vun đắp
hành trang tư tưởng, nhân cách và cả tri thức để bước vào xã hội, bước vào các
quan hệ xã hội để làm chủ bản thân mình bởi họ sau này chính là chủ nhân
tương lai của đất nước. Chính bởi vậy, việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh
viên là rất cần thiết, để từ đó hình thành nên nền tảng ý thức pháp luật cho họ
trong cuộc sống tương lai, mở rộng ra là trong công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước.
- Thực trạng nhiều năm trở về đây, tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi sinh
viên có chiều hướng gia tăng về mọi mặt. Thực trạng đó cho thấy cần phải đánh
giá lại những mặt mạnh cũng như những mặt yếu của công tác tuyên truyền và
giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên. Để từ đó đưa ra những giải pháp để
nâng cao tính hiệu quả của công tác này, góp phần cho họ có thêm hành trang
vững vàng bước vào cuộc sống.
- Dựa trên những cơ sở đó, tôi đã đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “ ý thức pháp luật-
liên hệ với ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay”.

1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Bài tiểu luận nhằm phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò,... của ý thức
pháp luật, các vấn đề liên quan đến ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay, từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Tính mới của đề tài:
- Việc giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nói chung và sinh viên nói riêng
có ý nghĩa to lớn, là nội lực quan trọng đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, do vậy đã đạt được nhiều công trình khoa học nghiên
cứu. Vấn đề này được đề cập trong một số tài liệu có tính chất giáo trình, giáo
khoa như: “ Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật” trường của Đại học
Luật Hà Nội, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội, “ Bàn về giáo dục
pháp luật” của tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thị Thanh Mai ( NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995); “ Giáo dục pháp luật trong nhà trường” của
Nguyễ Đình Đặng Lục, “ Một số vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật trong giai
đoạn hiện nay” của Vụ phổ biến GDPL, Bộ Tư Pháp.
- Trong các công trình nghiên cứu, vấn đề này cũng được đề cập từ nhiều góc độ
khác nhau như: “ Thực trạng phạm tội của HSSV trong mấy năm gần đây và
vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Tổng luận của Vương Thanh
Hương và Nguyễn Minh Đức, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội năm
1995; Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” của GS.TSKH Đào Trí Úc,
chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX – 07 – 17; “ Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới hiện nay”, đề
tài khoa học cấp bộ của Bộ tư pháp năm 1994.
- Các công trình này nghiên cứu về ý thức pháp luật ở nhiều khía cạnh khác nhau,
chủ yếu là ở nhân dân nói chung, tuy nhiên rất hiếm có công trình nào đề cập
đến vấn đề ý thức pháp luật của sinh viên nói riêng. Chính bởi vậy, đây chính là
một đề tài mới.
Đóng góp của đề tài:

2
- Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, bài tiểu luận làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai
trò... của YTPL, vấn đề ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay, từ đó nhận ra
tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên, góp phần tác
động to lớn đến quá trình trưởng thành, nhận thức của sinh viên.
- Có thể làm tư liệu tham khảo cho công tác giảng dạy pháp luật và giáo dục ý
thức pháp luật cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là ý thức pháp luật và vấn đề ý thức pháp
luật của sinh viên hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong bài tiểu luận này, ý thức pháp luật được xem xét
dưới góc độ triết học, pháp luật, từ ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp khác nhau: phương pháp phân tích,
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp chứng minh...
CHƯƠNG 2: Ý THỨC PHÁP LUẬT
1. Khái niệm ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm,...
của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện mối quan
hệ giữa con người với pháp luật cùng với sự đánh giá về mức độ công bằng, bình
đẳng; sự hợp pháp hay không hợp pháp... đối với các hành vi, quan hệ, lợi ích từ
thực tiễn đời sống pháp lý và xã hội. Ý thức pháp luật chịu sự tác động của nhiều
yếu tố khác nhau và đóng vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp tới các hoạt
động pháp lý.

3
Hình 1: Ý thức pháp luật của người dân khi tham giao thông

Hình 2: Hiện tượng trộm cắp vặt vẫn còn đâu đó trong xã hội

2. Phân loại ý thức pháp luật


Căn cứ vào mức độ nhận thức pháp luật, ý thức pháp luật được chia thành:
- Ý thức pháp luật thông thường
- Ý thức pháp luật mang tính chất lý luận
Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật, ý thức pháp luật được chia thành:
- Ý thức pháp luật cá nhân
- Ý thức pháp luật giai cấp
4
- Ý thức pháp luật xã hội
3. Cấu trúc của ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật có hai bộ phận cấu thành là tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

Tư tưởng pháp luật: Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm, học thuyết, những
hiểu biết của chủ thể về pháp luật, thể hiện sự nhận thức của chủ thể về pháp luật.

- Nói đến pháp luật là nói đến cả pháp luật trong quá khứ, pháp luật ở hiện tại và
pháp luật trong tương lai. Tư tưởng pháp luật vốn dĩ là những hiểu biết, tri thức
của mỗi cá nhân, từ đó tích tụ lại thành tri thức của cả một nhóm người, của một
cộng đồng trờ thành các quan niệm, học thuyết. Tư tưởng pháp luật của một
quốc
gia thường được biểu hiện trong các cương lĩnh, nghị quyết của đảng, trong các
chính sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật.
Tâm lý pháp luật: là toàn bộ tình cảm, thái độ, tâm trạng, xúc cảm,... của con người
về pháp luật.
- Sự tác động của hệ thống các quy phạm pháp luật, quá trình thực hiện pháp luật
và áp dụng pháp luật phản ánh vào bộ não con người làm cho con người nảy
sinh tình cảm, cảm xúc, tâm trạng tạo nên tâm lý pháp luật.
- Tâm lý pháp luật có thể biểu hiện thái độ tích cực hoặc tiêu cực tùy từng trường
hợp cụ thể. Thái độ tích cực của mỗi chủ thể có thể là thái độ trân trọng, sự tin
tưởng, tự hào, sự đồng tình,... đối với pháp luật, sự xấu hổ khi bản thân vi phạm
pháp luật. Thái độ tiêu cực đó là sự thù ghét, ác cảm, các định kiến,... đối với
pháp luật. Tâm lý pháp luật được hình thành ở một cá nhân, có thể là ở một
nhóm người, một giai cấp hay ở một xã hội và những cảm xúc, tâm trạng, thái
độ đó có thể giống nhau ở một nhóm người trở lên.
- Chính bởi vậy, tâm lý pháp luật làm ảnh hưởng tới quá trình thực hiện pháp luật
của các chủ thể. Khi chủ thể có thái độ tích cực đối với pháp luật, chủ thể đó sẽ
tôn trọng pháp luật, bảo vệ pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật và sẽ đấu
tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. Ngược lại, khi chủ thể có thái độ

5
tiêu cực đối với pháp luật, chủ thể đó ắt sẽ coi thường pháp luật, không tôn
trọng pháp luật, không tôn trọng người thực hiện pháp luật,...
Tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn
nhau.
- Tư tưởng pháp luật là cơ sở để hình thành pháp luật. Càng hiểu sâu về pháp
luật, càng có tri thức, nhận thức đúng đắn về pháp luật thì các chủ thể sẽ hình
thành nên những tình cảm, cảm xúc với pháp luật ở múc độ cao hơn.
- Tâm lý pháp luật là động lực thúc đẩy các chủ thể tìm hiểu, sáng tạo những điều
mới mẻ về tư tưởng pháp luật.
4. Các hình thức cơ bản của ý thức pháp luật
Theo mức độ nhận thức, ý thức pháp luật có các hình thức cơ bản:
- Ý thức pháp luật thông thường
- Ý thức pháp luật lý luận
- Ý thức pháp luật nghề nghiệp
Theo chủ thể, ý thức pháp luật có các hình thức cơ bản:
- Ý thức pháp luật cá nhân
- Ý thức pháp luật nhóm
- Ý thức pháp luật xã hội
5. Đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật chịu sự tác động của tồn tại xã hội Tính độc lập tương đối của ý
thức pháp luật
- Ý thức pháp luật lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
- Ý thức pháp luật có tính kế thừa
- Ý thức pháp luật có tính tiên phong
- Sự tác động trở lại của ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật có tính dân tộc, tính giai cấp
6. Vai trò của ý thức pháp luật
- Việc nâng cao ý thức pháp luật sẽ giúp hình thành nên một lối sống văn minh,
tích cực, tuân thủ pháp luật một cách chủ động, ngược lại, ý thức pháp luật thấp
kém sẽ dẫn đến việc chấp hành pháp luật có nhiều hạn chế.
- Khi chủ thể có ý thức pháp luật là họ đã giúp đỡ được chính bản thân mình cũng

6
như mọi người dân khi bị những xâm hại phát sinh không đáng có.
- Ý thức pháp luật tốt sẽ góp phần vào việc duy trì trật tự an toàn xã hội, hạn chế
được nhiều mặt tiêu cực, tăng khả năng phát triển kinh tế, đem lại cuộc sống
sung túc.
- Ý thức pháp luật được nâng cao sẽ góp phần nâng cao dân trí, do vậy việc quản
lý nhà nước cũng được củng cố, tạo tiền đề hướng tới một xã hội phát triển toàn
diện.
7. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
Ý thức pháp luật đối với pháp luật:
- Ý thức pháp luật tạo tiền đề cho hoạt động xây dựng pháp luật: bản thân người
soạn thảo và ban hành pháp luật có ý thức pháp luật tốt sẽ tạo nên một chính
sách pháp luật tốt và ngược lại.
- Ý thức pháp luật là cơ sở để thực hiện pháp luật: Mọi chủ thể khi có ý thức
pháp luật tốt, sẽ tự giác và chấp hành tốt pháp luật được đề ra và ngược lại.
Pháp luật tác động lại ý thức pháp luật: Bản thân pháp luật được xây dựng tốt sẽ
chứa đựng những tư tưởng, quan điểm tiên tiến của ý thức pháp luật tiên tiến, mang
những giá trị cốt lõi của xã hội như chủ nghĩa nhân đạo, lẽ công bằng, tự do,... Với
tính chất bắt buộc chung, nó lan truyền rộng rãi và tác động đến ý thức pháp luật
của mỗi người.
8. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật
Nâng cao ý thức pháp luật là yếu tố quyết định cho sự phát triển của xã hội. Xã hội
ngày càng phát triển thì việc nâng cao ý thức pháp luật ngày càng cần thiết. Đó
không chỉ là nhiệm vụ cơ bản của nhà nước mà còn trách nhiệm của mọi chủ thể
trong xã hội:
- Đối với nhà nước: Việc nâng cao ý thức pháp luật giúp bảo vệ pháp luật và
trật tự an toàn xã hội.
- Đối với mọi công dân: Nâng cao ý thức pháp luật là bảo vệ quyề và lợi ích của
chính họ.
Để nâng cao ý thức pháp luật cần phải tiến hành nhiều giải pháp cụ thể:
- Giải pháp hướng tới pháp luật:
▪ Nâng cao chất lượng các quy phạm pháp luật
7
▪ Hoàn thiện hệ thống pháp luật
▪ Điều chỉnh lại các quan hệ xã hội
- Giải pháp hướng tới các chủ thể của ý thức pháp luật
▪ Hình thành tâm lý pháp luật tích cực đối với mọi chủ thể
▪ Tăng cường tri thức về pháp luật
CHƯƠNG 3: Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Hình 3: Thực trạng một bộ phận sinh viên hiện nay

1. Đặc điểm của sinh viên


- Sinh viên là những trí thức tương lai, không ai hết họ chính là những thanh
niên trẻ tuổi đóng vai trò chủ chốt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Bước sang thế kỷ 21 cũng chính là bước sang thế kỷ của sự
phát triển khoa học kỹ thuật nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có
trình độ và năng lực, có khả năng tiếp nhận cái mới linh hoạt và thích nghi
kịp với sự phát triển của xã hội hiện đại và sinh viên là những người đảm
nhiệm vai trò ấy. Chính bởi vậy, họ cần phải giữ và nâng cao ý thức pháp
luật ngay từ khi
còn ngồi trên giảng đường đại học để hoàn thành trọng trách to lớn của mình.
2. Những nhân tố tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay

8
Ý thức pháp luật của sinh viên tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với
tồn tại xã hội với các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,... đặc biệt là các hiện
tượng pháp luật.
Một là, sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế, xã hội
- Kinh tế thị trường được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, góp phần
hình thành những phẩm chất của người lao động cho thế hệ trẻ nói chung và
sinh viên nói riêng, chẳng hạn như: ý thức tôn trọng pháp luật, tuân thủ pháp
luật, tính kỷ luật cao trong lao động, tinh thần trách nhiệm với xã hội... Bởi
vậy, sinh viên có ý thức không ngừng phấn đấu vươn lên, học tập tích cực,
chủ động, sáng tạo và rèn luyện ý thức pháp luật.

9
-
Mặt trái của nền kinh tế thị trường đó là làm cho các tệ nạn xã hội ngày càng
gia tăng, tác động đến ý thức, lôi kéo một bộ phận sinh viên vào các tệ nạn
xã hội không đáng có gây bất ổn xã hội.
Hai là, nhân tố yếu tố tâm lý của sinh viên
- Ở lứa tuổi sinh viên dễ bị tác động, kích động,... bởi các yếu tố bên ngoài
như: phim ảnh, các hoạt động xã hội,... tạo điều kiện cho họ tò mò, muốn
tìm hiểu mọi thứ, vì thế, nếu không được giáo dục, thiếu hiểu biết dẫn đến
không có ý thức pháp luật, gây ra các hành vi phạm tội.
- Về nhận thức, tình cảm: Đa phần sinh viên chưa có suy nghĩ chín chắn, tính
cách thay đổi nên chưa nhận thức được hành vi của bản thân mà chỉ hành
động theo cảm tính.
- Dưới góc độ xã hội: Sinh viên - đây là lứa tuổi được tham gia vào các quan
hệ xã hội nhất định, được pháp luật công nhận có năng lực hành vi trong
một số quan hệ xã hội, đồng thời cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật,
phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Hơn nữa, sinh viên còn là lứa
tuổi dễ bị cám dỗ, sa ngã, bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi phạm tội, không
có khả năng đề kháng trước những cái xấu... nhưng dễ uốn nắn, tiếp thu cái
mới. Những đặc điểm tâm lý đó tác động, ảnh hưởng lớn đến quá trình nhận
thức và hành động của sinh viên, nếu không được giáo dục, định hướng thì
rất dễ mất đi ý thức pháp luật.
3. Thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay
a. Thực trạng nhận thức, hiểu biết pháp luật của sinh viên hiện nay
- Trình độ hiểu biết pháp luật của sinh viên hiện nay ngày càng được nâng
cao. Ngoài sự hiểu biết pháp luật, nhiều sinh viên có ý thức chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật trước mắt đó là các nội quy, quy định của nhà
trường.
- Tuy nhiên, mức độ hiểu biết pháp luật của sinh viên hiện nay nói chung
chưa cao, sự hiểu biết về những quy định pháp luật cụ thể còn hời hợt, thiếu
chính xác khi đi vào những nội dung cụ thể của một số ngành luật như: Bộ
luật hình sự, dân sự,... Theo thống kê tại tỉnh Quảng Ninh, khi được hỏi

10
-
đánh dấu vào những văn bản luật đẫ từng đọc, trong tổng số 1784 sinh viên
được hỏi thì có
14.68% trả lời từng đọc Hiến pháp, Bộ luật Lao động (28.41%),...
b. Thực trạng về thái độ đối với pháp luật của sinh viên hiện nay
Phần lớn sinh viên có thái độ tôn trọng pháp luật, chấp hành nội quy, quy
chế nhà trường,... Ví dụ, theo kết quả điều tra, có 69.34% sinh viên tỉnh
Quảng Ninh cho rằng việc giáo dục YTPL trong nhà trường hiện nay là rất
cần thiết.
- Bên cạnh đó, YTPL của một bộ phận không nhỏ sinh viên còn hạn chế. Nhận
xét chung là thái độ, tình cảm đối với pháp luật của nhiều sinh viên còn
thấp. Điều đó dẫn đến hầu hết các sinh viên không chủ động tìm hiểu các
văn bản pháp luật. Ví dụ, nhiều sinh viên thừa nhận chỉ chấp hành pháp luật
khi có công an, xuất phát từ động cơ sợ bị xử phạt mà không để ý đến lợi ích
cộng đồng.
c. Thực trạng việc thực hiện pháp luật của sinh viên hiện nay
- Thực tế cho thấy, đa số sinh viên đều có ý thức chấp hành pháp luật, các quy
định của nhà trường, kỷ cương nơi cư trú, học tập,... và các quy định về ý
thức bảo vệ môi trường, luật giao thông, không sa vào các tệ nạn xã hội.
- Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật của sinh viên hiện hay diễn biến
phức tạp. Trước tác động của xã hội, nhiều sinh viên tham gia vào các băng
nhóm tội phạm có tổ chức, thậm chí giết người, cướp của, chống lại người
thi hành công vụ, vận chuyển, buôn bán các chất kích thích... ảnh hưởng đến
quá trình chấp hành pháp luật của sinh viên. Dưới tác động của cuộc khoa
học, công nghệ thông tin, nhiều sinh viên nghiện chơi điện tử, nghiện game
sao nhãng việc học. Ví dụ, theo thống kê tại tỉnh Quảng Ninh, tưd 2012 đến
nay xảy ra 864 vụ vi phạm pháp luật do 1318 đối tượng ở tuổi thanh thiếu
niên gây ra.
- Vấn đề tham gia giao thông của sinh viên cũng đáng được quan tâm. Ví dụ,
tại bàn Hà Nội, mỗi ngày có hàng trăm sinh viên vi phạm luật giao thông bị

11
-
công an xử lý do thiếu hiểu biết pháp luật, hay lạng lách, đánh võng, thậm
chí là đua xe.
- Trong học tập, tại các trường đại học, cao đẳng còn xảy ra hiện tượng sinh
viên quay cóp tài liệu, thậm chí là học hộ, thi hộ hay phô tô giáo trình,...
4. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay
4.1. Tính tất yếu của việc nâng cao YTPL cho sinh viên hiện nay
- Góp phần xây dựng cho sinh viên lối sống theo pháp luật
- Giúp sinh viên định hình nhân cách, đề kháng trước tác động mặt trái của
kinh tế thị trường và toàn cầu hóa
Góp phần giáo dục toàn diện sinh viên, đào tạo nguồn nhân lực phát triển
toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hiện đại hóa
4.2. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng kết hợp với sự chỉ đạo của chính quyền
về nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nói chung và sinh viên nói riêng
- Kết hợp nâng cao ý thức pháp luật với giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức,
lối sống cho sinh viên
- Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý
thức pháp luật cho sinh viên tai các trường đại học, cao đẳng
- Giải pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất đó là bản thân sinh viên phải tự giác nâng
cao ý thức pháp luật cho bản thân, hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn
và trở thành con người có ích cho đất nước.

12
-

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-van-de-giao-duc-y-
thucphap-luat-cho-sinh-vien-hot
2. https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6786/1/00050002341.pdf
3. https://luatminhkhue.vn/y-thuc-phap-luat-la-gi---quy-dinh-ve-y-thucphap-
luat.aspx
4. https://luathoangphi.vn/y-thuc-phap-luat-la-gi/
5. http://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/TGL101/Giao%20trinh/09_TGL101
_Bai6_v1.0014103225.pdf
6. Hình ảnh: https://hocluat.vn/toi-trom-cap-tai-santai/amp/?
fbclid=IwAR229-
_s4Nl108Trc9WsPa7iSeQvjPjLH_gmVd9XujJ9kiq44GYbZ6L-uM
7. Hình ảnh: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/giao-thong/898994/nang-cao-
ythuc-tuan-thu-phap-luat-cua-congdong?
fbclid=IwAR2qUn7b5_GQfNvuaQldqG0BvcJa1oOFJpd3YW6_wFn7yPka
V88AuWjUR0

14

You might also like