Bài tập nhóm lần 2 nhóm 2 lần 2 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA HÓA HỌC


Bài tập nhóm lần 2:


CÁC DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN
Môn học : Bài tập hóa học phổ thông
Giảng viên: Đặng Thị Thuận An
Lớp : Hóa 3A
Thành viên nhóm: Đinh Xuân Thiện ( nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Thúy Loan
Mai Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Như Khuê
Đổ Thị Trà My
Phan Thị Hoài Phương
Tôn Nữ Thị Oanh
Võ Thị Kim Thanh
Nguyễn Thị Bích Trâm
Phạm Thị Hương Quỳnh
Võ Thanh Việt

Huế, tháng 4 / 2020


CÁC DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
1.1. Khái niệm:
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (NLC - multiple choise item) là đưa ra một nhận
định và một số phương án trả lời, HS phải chọn để đánh dấu vào một phương án
đúng hoặc phương án tốt nhất.
Ví dụ: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là

A. Clo.     B. Brom.     C. Flo.     D. Iot.

 Đáp án: C
1.2. Ưu và nhược điểm
a) Ưu điểm
- Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, giáo
viên có thể dùng loại câu hỏi này để KT - ĐG những mục tiêu dạy học khác
nhau.
- Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu
hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét
đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.
- Tính chất giá trị tốt hơn. Loại bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời có độ giá
trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau như:
khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, suy diễn, tổng quát hoá,…
rất hữu hiệu.
- Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào các
yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của học sinh
hoặc chủ quan của người chấm.
b) Nhược điểm
- Loại câu này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất,trong khi
các câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Thêm
vào đó các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao
hơn mức biết, nhớ.
- Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câu
trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu.
- Các câu TNKQ nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán
tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu
nghiệm bằng loại câu TNTL soạn kỹ.
- Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung
câu hỏi.
1.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho phương trình phản ứng:
aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O

Tỉ lệ a : b là

A. 2:3 B. 2:5 C. 1:3 D. 1:4

 Đáp án: D
Ví dụ 2: Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn
với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất :
A. HCl, HClO B. HClO, Cl2, H2O

C. H2O, HCl, HClO D. H2O, HCl, HClO, Cl2

 Đáp án: D
Ví dụ 3: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là:

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc. B. Na2SO3 khan.

C. CaO. D. dung dịch NaOH đặc.

 Đáp án: A
Ví dụ 4: Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon vì:

A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử

B. Đều do nguyên tử cacbon tạo nên.

C. Có tính chất vật lý tương tự nhau.

D. Cả A và B.

 Đáp án: B
Ví dụ 5: Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực
tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí.
D. Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và
+4.

 Đáp án: B.

2. Trắc nghiệm khách quan dạng câu hỏi đúng sai

2.1. Khái niệm

Câu hỏi đúng sai là loại câu trắc nghiệm khách quan yêu cầu người làm phải
phán đoán đúng hay sai với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để
học sinh tùy ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra.

2.2. Ưu – nhược điểm

a. Ưu điểm:

- Học sinh trả lời nhanh, vậy nên các bài thi có thể sử dụng nhiều câu hỏi
dạng này để kiểm tra học sinh  một  lượng nội dung, kiến thức lớn.

- Có thể đánh giá mức độ ghi nhớ nội dung khóa học và để kiểm tra các quan
niệm sai lầm phổ biến.

- Dễ áp dụng khi cần phải kiểm tra một số đông học sinh.

- Có thể kiểm tra được một lượng kiến thức một cách nhanh chóng.

- Có hiệu quả như cách đánh giá bằng kiểm tra nói hay kiểm tra viết.

- Có thể đưa ra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn.

- Tránh được các nhận xét chủ quan khi chấm điểm.

- Chấm điểm nhanh.


- Dễ biên soạn.

b. Nhược điểm:

- Nếu dùng nhiều câu lấy từ sách giáo khoa sẽ khuyến khích học sinh học vẹt.

- Việc dùng nhiều câu “sai” có thể gây tác dụng tiêu cực trong việc ghi nhớ
kiến thức.

- Độ tin cậy thấp do yếu tố may rủi cao trong việc lựa chọn đáp án, khả năng
chọn đáp án đúng chiếm 50%.

- Đánh giá nhầm hoặc đánh giá cao hơn học lực có thực do học sinh có thể
"đoán" câu trả lời.

- Hiệu quả đánh giá khả năng suy luận của học sinh thấp.

- Trong trường hợp những kiếm thức cần kiểm tra đưa ra trong câu hỏi chưa
được chứng minh, loại câu hỏi kiểu này sẽ không phản ánh được sự nhận thức của
học sinh.

- Khó phân biệt giữa các câu hỏi khó và câu hỏi mang tính "cài bẫy".

- Dễ dẫn đến việc kiểm tra những kiếm thức không quan trọng hay hàm chứa
ít kiến thức

- Tiêu chí “đúng, sai” có thể phụ thuộc vào chủ quan của học sinh và người
chấm

2.3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đúng chọn “Đ”, sai chọn “S”.

a. Glucozo và fructozo không phải là đồng phân câu tạo của nhau. ☐ Đ ☐S
b. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc. ☐ Đ ☐S
c. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng dung dịch nước brom.☐ Đ ☐ S

d. Glucozo dùng để tráng gương ruột phích. ☐Đ ☐S


e. Fructozo dung để tráng gương ruột phích. ☐Đ ☐S

Đáp án:

a. Glucozo và fructozo không phải là đồng phân câu tạo của nhau. ☐ Đ S
b. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc. ☐ Đ S
c. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng dung dịch nước brom. Đ ☐ S

d. Glucozo dùng để tráng gương ruột phích. Đ ☐S


e. Fructozo dung để tráng gương ruột phích. Đ ☐S

Ví dụ 2: Đúng chọn “Đ”, sai chọn “S”.

a. Etylen glycol là ancol no, đơn chức, mạch hở. ☐Đ ☐S


b. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín. ☐Đ ☐S
c. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH. ☐Đ ☐S
d. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức. ☐Đ ☐S
e. Etylen glycol tác dụng được với Cu(OH)2. ☐Đ ☐S

Đáp án:

a. Etylen glycol là ancol no, đơn chức, mạch hở. ☐Đ S


b. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín. Đ ☐S
c. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH. ☐Đ S
d. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức. ☐Đ S
e. Etylen glycol tác dụng được với Cu(OH)2. Đ ☐S

Ví dụ 3: Đúng chọn “Đ”, sai chọn “S”.

a. Để khử mùi tanh của cá người ta dung dung dịch giấm ăn. ☐Đ ☐S
b. Fomalin dùng để ngâm xác động vật. ☐Đ ☐S
c. Naphtalen được dùng làm chất chống dán. ☐Đ ☐S

d. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. ☐Đ ☐S


e. Khí CO2 dùng để dập tắt đám cháy Mg và Al. ☐Đ ☐S

Đáp án :

a. Để khử mùi tanh của cá người ta dung dung dịch giấm ăn. Đ ☐S
b. Fomalin dùng để ngâm xác động vật. Đ ☐S
c. Naphtalen được dùng làm chất chống dán. Đ ☐S

d. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. Đ ☐S


e. Khí CO2 dùng để dập tắt đám cháy Mg và Al. ☐Đ S

Ví dụ 4: Đúng chọn “Đ”, sai chọn “S”.

a. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng
K2O. ☐Đ ☐S
b. Nitrophotka là một loại phân phức hợp. ☐Đ ☐S
c. Phân ure là loại phân đạm tốt nhất, điều chế từ ammoniac và CO2.☐ Đ ☐ S

d. Thành phần hóa học chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4) và CaSO4
☐Đ ☐S
e. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện để sản xuất
phân lân nung chảy. ☐Đ ☐S

Đáp án :

a. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng
K2O. Đ ☐S
b. Nitrophotka là một loại phân phức hợp. ☐Đ S
c. Phân ure là loại phân đạm tốt nhất, điều chế từ ammoniac và CO2 Đ ☐ S

d. Thành phần hóa học chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4) và CaSO4.
☐Đ S
e. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện để sản xuất
phân lân nung chảy. ☐Đ S

Ví dụ 5: Đúng chọn “Đ”, sai chọn “S”.

a. Ag, Au, Pt là các kim loại không thể tác dụng với oxy. ☐Đ ☐S
b. Dẫn H2S qua dung dịch Pb(NO3)2 có kết tủa xuất hiện. ☐Đ ☐S
c. Có thể dùng axit H2SO4 để làm khô khí NH3. ☐Đ ☐S

d. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thấy xuất hiện kết tủa. ☐Đ ☐S
e. CO có thể khử được các oxit như CuO, Fe2O3 đốt cháy. ☐Đ ☐S

Đáp án :

a. Ag, Au, Pt là các kim loại không thể tác dụng với oxy. Đ ☐S
b. Dẫn H2S qua dung dịch Pb(NO3)2 có kết tủa xuất hiện. Đ ☐S
c. Có thể dùng axit H2SO4 để làm khô khí NH3. ☐Đ S

d. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thấy xuất hiện kết tủa. Đ ☐S
e. CO có thể khử được các oxit như CuO, Fe2O3 đốt cháy. Đ ☐S

3. Câu trắc nghiệm điền khuyết


3.1 Khái niệm
Đây là câu hỏi TNKQ nhưng có câu trả lời tự do. Học sinh viết câu trả lời bằng
một hay vài từ hoặc một câu ngắn.
3.2 Ưu, nhược điểm.
a. Ưu điểm
Học sinh có cơ hội trình bày nhưng câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng
kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu trả lời.
Dù sao việc chấm điểm cũng nhanh TNTL, song rắc rối hơn những loại TNKQ
khác. Loại này cũng dễ soạn hơn các loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
b. Nhược điểm
Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn các
câu từ trong sách giáo khoa.
Phạm vi kiểm tra của các loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn ào chi tiết vụn
vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều
lựa chọn.
3.3 Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy viết cấu hình đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng
sau:
a. ..........2s22p5
b. .....................3s23p1
c. ................................3d64s2
d. ..........................3d104s24p3
e. ....................3s1
Hướng dẫn giải:
a. 1s22s22p5
b. 1s22s22p63s23p1
c. 1s22s22p63s23p63d64s2
d. 1s22s22p63s23p64s23d104s24p3
e. 1s22s22p63s1
Ví dụ 2: Điền vào chỗ trống bằng những từ thích hợp
a. Axit là những chất có khả năng.............proton
b. Bazơ là những chất có khả năng.............proton
c. Dung dịch bazơ là dung dịch có chứa ion..........
d. Dung dịch axit là dung dịch có chứa ion............
e. Dung dịch NH4Cl có môi trường........................
Hướng dẫn giải:
a. Axit là những chất có khả năng cho proton
b. Bazơ là những chất có khả năng nhận proton
c. Dung dịch bazơ là dung dịch có chứa ion H+
d. Dung dịch axit là dung dịch có chứa ion OH −¿¿
e. Dung dịch NH4Cl có môi trường axit.
Ví dụ 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. H2S + SO2 → ......... + H2O
b. Ba(HSO4)2 + NaHCO3 → .......... + Na2SO4 + H2O +...........

c. FeO + HNO3 → ............... + NO + H2O


d. NH3 + CuO → ............ + Cu +...........
e. Cu(NO3)2 t ℃

CuO + ............ + .............
f. NaNO3 t ℃

..........+ ............
Hướng dẫn giải:
a. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
b. Ba(HSO4)2 + 2NaHCO3 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

c. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O


d. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
e. 2Cu(NO3)2 t ℃

2CuO + 4NO2 + O2

f. 2NaNO3 t ℃

2NaNO2 + O2
Ví dụ 4: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các phát biểu sau:
a. Chỉ có 1 ankin tác dụng với nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm
chính là ...............
b. Trong phản ứng thế của khí metan với clo theo tỉ lệ ..........., sản phẩm sinh ra
có một ít etan
c. Tất cả các ankan đều ...........nước
d. Polietilen, PVC, teflon, nhựa rezol, thủy tinh plexiglas là các polime dùng
làm ..................
e. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng................
Hướng dẫn giải:
a. Chỉ có 1 ankin tác dụng với nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm
chính là andehit.
b. Trong phản ứng thế của khí metan với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, sản phẩm sinh
ra có một ít etan.
c. Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước.
d. Polietilen, PVC, teflon, nhựa rezol, thủy tinh plexiglas là các polime dùng
làm chất dẻo.
e. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Ví dụ 5: Hoàn thành các phát biểu sau:
a. Tính axit của các axit HX tăng từ ............
b. Trong ăn mòn điện hóa trên cực âm xảy ra quá trình...........
c. Phenol.........trong dung dịch KOH
d. Có thể phân biệt được chất béo lỏng và hexan bằng dung dịch ........ , ...........
e. Glucozơ và saccarozơ điều là chất rắn có.............. , ..................................
Hướng dẫn giải:
a. Tính axit của các axit HX tăng từ HF đến HI.
b. Trong ăn mòn điện hóa trên cực âm xảy ra quá trình oxi hóa
c. Phenol tan được trong dung dịch KOH.
d. d. Có thể phân biệt được chất béo lỏng và hexan bằng dung dịch NaOH,
đun nóng
e. Glucozơ và saccarozơ điều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
4. Câu trắc nghiệm dạng ghép đôi
4.1. Khái niệm:
Đây là là loại hình đặt biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó học sinh
tìm cách ghép các câu trả lời trong ô này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.
4.2 Ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm
Câu hỏi ghép đôi dể viết, dể dùng; loại này thích hợp với tuổi học sinh trung
học cơ sở hơn. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó
đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết của hệ thức hay lập các
mối tương quan.
b. Nhược điểm
Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các
khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo
mức trí nâng cao đòi hỏi phải nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài
thì tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
4.3 Ví dụ minh họa
Bài 1: Ghép đôi phần A và B để có những câu trả lời thích hợp và đúng nhất:
A B
A. là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ
1. Sự ăn mòn kim loại
bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
B. là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác
2. Ăn mòn hóa học
dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
C. là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các
3. Hợp kim electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến
các chất trong môi trường.
D. là liên kết được hình thành giữa các nguyên
4. Liên kết kim loại tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham
gia của các electron tự do

Đáp án: 1 – B, 2 – C, 3 – A, 4 – D.
Bài 2: Hãy kết hợp các chất ở cột A và cột B để tạo các phản ứng thích hợp, A là
các chất tham gia, B là các chất sản phẩm:
A B
1. Al + HNO3(loãng) t→° A. 3Cu(N O3)2 + 2NO↑ + 4 H 2 O
2. 3Cu + 8HNO3(loãng)  B. Cu(N O3)2 + 2NO↑ + 2 H 2 O
3. Cu + 4HNO3(đặc)  C. Al(N O3)3 + NO↑ + 2 H 2 O
4. 2Al + 6HSO4 (đặc) t→° D. Al2 ( S O4 )3 + 3 SO 2 +¿6 H 2 O

Đáp án: 1 – C, 2 – A, 3 – B, 4 – D.
Bài 3.Ghép các câu ở hai dãy sau sao cho thích hợp:

Cột A Cột B
1. Theo quan điểm về axit- bazơ A. Có khả năng nhận proton
của Arhenius, axit là những
chất
2. Theo quan điểm về axit- bazơ B. Có khả năng cho proton
của Arrhenius, bazơ là những
chất C. Trong dung dịch nước phân li
3. Theo quan điểm về axit- bazơ thành cation H+
của Bronsted- Laury, axit là
những chất D. Trong dung dịch nước phân li
4. Theo quan điểm về axit- bazơ thành anion OH-
của Bronsted- Laury, bazơ là
những chất E. Phân tử gồm cation H+ liên kết
với anion gốc axit

Đáp án: 1-C; 2-D; 3-B; 4-A.


Bài 4: Ghép các câu ở hai dãy sao cho thích hợp:

Cột A Cột B
1. Các chất có tính axit là: A. CH3COOH, NH4CN,
(NH4)2CO3, (NH4)2S
2. Các chất có tính bazơ là: B. KCl, NaNO3, K2SO4, NaCl
3. Các chất là trung tính: C. CrCl3, Cu(NO3)2, Cr(ClO4)3,
NH4ClO4
4. Các chất là lưỡng tính: D. KCN, NaAlO2, NH3, NaCrO2,
Na2ZnO2
E. Na2SO3, Zn(OH)2, Al(OH)3,
Zn(OH)2
Đáp án: 1-B; 2-C; 3-A; 4-D.
Bài 5: Ghép các câu ở hai dãy sau sao cho thích hợp:

Cột A Cột B
1. Tơ nilon -6,6 là sản phẩm trùng A. Butađien-1,3 và stiren.
ngưng của
2. Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 B. Axit adipic và
được tạo thành từ các monome hexametylenđiamin.
tương ứng là
3. Cao su Buna-S được điều chế C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-
bằng cách đồng trùng hợp [CH2]5-COOH.

Đáp án: 1-B; 2-C, 3-A.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC ĐỀ THI MINH HỌA THPTQG
2020
Đề thi THPTQG hiện nay có hai kiểu TNKQ đó là: Câu trắc nghiệm đúng sai, Câu
trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn

Câu trắc nghiệm đúng sai 28, 31,32,35,37

Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn Còn lại

Giải thích:

 Tuy có nhiều nhược điểm nhưng đối với môn hóa học thì loại TNKQ nhiều
lựa chọn mang lại nhiều lợi ích hơn so với các loại TNKQ còn lại, mang tính
khả thi và ưu việc hơn.
- Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các
loại câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh
buộc phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.
- Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi,
giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để KT - ĐG những mục tiêu
dạy học khác nhau.
- Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc
vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư
tưởng của học sinh hoặc chủ quan của người chấm.
- Câu hỏi nhiều lựa chọn là câu hỏi thông dụng vì nó có một câu phát
biểu căn bản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để lựa chọn, trong
đó chỉ có môt câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất, còn lại đều sai;
những câu trả lời sai là câu mồi hay câu nhiễu để nhận biết sai lầm
hay mắc phải của học sinh

You might also like