Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 159

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA SƯ PHẠM

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

NHẬP MÔN ĐA TẠP KHẢ VI

LÊ NGỌC QUỲNH

AN GIANG, 07 - 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

NHẬP MÔN ĐA TẠP KHẢ VI

LÊ NGỌC QUỲNH

AN GIANG, 07 - 2018
Giáo trình và tài liệu giảng dạy "Nhập môn đa tạp khả vi", do tác giả Lê
Ngọc Quỳnh, công tác tại Khoa Sư phạm thực hiện. Tác giả đã báo cáo nội dung
và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa thông qua ngày . . . /. . . /. . . . . . và
được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường thông qua ngày . . . /. . . /. . . . . . .

Tác giả biên soạn

Trưởng đơn vị Trưởng bộ môn

Hiệu trưởng

AN GIANG, 07 - 2018

i
LỜI CẢM TẠ

Tài liệu giảng dạy được thực hiện tại trường Đại học An Giang. Tác giả xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban giám hiệu
trường Đại học An Giang, Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm, Ban chủ nhiệm bộ môn
Toán cùng các phòng ban chức năng của trường Đại học An Giang và anh chị,
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành tài liệu này.
Trong quá trình biên soạn, tôi có tham khảo một số tài liệu, xin tỏ lòng chân
thành cảm ơn đến các tác giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô phản biện đã dành thời gian
đọc và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài này.
Lời cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, những người
thân luôn tin tưởng, thương yêu, động viên và giúp đỡ tác giả vượt qua mọi khó
khăn trong suốt quá trình thực hiện tài liệu giảng dạy.

Long Xuyên, tháng 7 năm 2018


Tác giả

TS. Lê Ngọc Quỳnh

ii
LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là giáo trình, tài liệu giảng dạy của riêng tôi. Nội dung
giáo trình và tài liệu giảng dạy có xuất xứ rõ ràng.

Long Xuyên, tháng 7 năm 2018


Tác giả

TS. Lê Ngọc Quỳnh

iii
MỤC LỤC

Chương 1. Kiến thức chuẩn bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.1. Không gian tôpô . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.1.1. Không gian mêtric. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.1.2. Không gian tôpô . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.1.3. Tập con của không gian tôpô . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.1.4. Ánh xạ liên tục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.2. Không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.2.1. Không gian vectơ Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.2.2. Không gian vectơ Euclide Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.2.3. Không gian Euclide Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

1.2.4. Không gian tôpô Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

1.2.5. Định hướng trong Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

1.3. Phép tính vi phân trên Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

1.3.1. Định nghĩa hàm vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

1.3.2. Hàm vectơ liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

1.3.3. Hàm vectơ khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

1.3.4. Đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

1.3.5. Ma trận Jacobi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

1.3.6. Vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1.3.7. Định lý hàm ngược và định lý hàm ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

1.4. Trường vectơ - Trường mục tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

1.4.1. Không gian tiếp xúc - Phân thớ tiếp xúc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

1.4.2. Ánh xạ cảm sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

1.4.3. Cung tham số hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

1.4.4. Trường vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

iv
1.4.5. Trường mục tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

1.4.6. Đạo hàm của hàm số và của trường vectơ theo một hướng và dọc
một trường vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

1.5. Dạng vi phân trên Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

1.5.1. Tích tenxơ của các không gian vectơ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

1.5.2. Đại số tenxơ trên không gian vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

1.5.3. Đại số ngoài trên không gian vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

1.5.4. Dạng vi phân trên Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40

1.6. Tích phân trên Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49

1.6.1. Tích phân bội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49

1.6.2. Tích phân của các dạng vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53

Chương 2. Đa tạp khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61

2.1. Định nghĩa đa tạp khả vi và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61

2.2. Ánh xạ khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67

2.3. Đa tạp khả vi paracompact và phân hoạch đơn vị khả vi . . . . . . . . . . . 69

2.3.1. Không gian tôpô paracompact . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69

2.3.2. Định lí phân hoạch đơn vị khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69

2.3.3. Áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

2.4. Không gian tiếp xúc - Phân thớ tiếp xúc - Ánh xạ tiếp xúc - Trường
vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73

2.4.1. Không gian tiếp xúc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73

2.4.2. Phân thớ tiếp xúc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80

2.4.3. Ánh xạ tiếp xúc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

2.4.4. Trường vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84

2.5. Đa tạp con - Đa tạp định hướng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88

2.5.1. Đa tạp con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88

2.5.2. Đa tạp định hướng được. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95

v
2.6. Trường tenxơ - Dạng vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98

2.6.1. Trường tenxơ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98

2.6.2. Đạo hàm Lie . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100

2.6.3. Dạng vi phân trên đa tạp khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104

2.6.4. Dạng vi phân lấy giá trị trên không gian vectơ . . . . . . . . . . . . . 109

2.6.5. Nhóm đồng điều De Rham trên đa tạp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110

2.7. Đa tạp khả vi có bờ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111

2.8. Nhóm Lie . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118

2.8.1. Nhóm Lie . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118

2.8.2. Đại số Lie của một nhóm Lie . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119

2.8.3. Nhóm con của nhóm Lie . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122

2.8.4. Dạng vi phân bất biến trái và phương trình Maurer-Cartan. 123

2.9. Nhóm Lie các phép biến đổi trên đa tạp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 126

2.10. Không gian phân thớ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128

2.10.1. Phân thớ tầm thường địa phương với nhóm cấu trúc . . . . . . 128

2.10.2. Phân thớ khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 131

2.10.3. Không gian phân thớ chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134

2.10.4. Ánh xạ giữa các phân thớ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 137

2.11. Định lí Stokes trên đa tạp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 139

2.11.1. Tích phân trên đa tạp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 139

2.11.2. Định lí Stokes trên đa tạp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 140

Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 150

vi
DANH MỤC KÝ HIỆU

Kí hiệu Ý nghĩa
kxk Chuẩn của vectơ x
Df (x0 ) Đạo hàm của f tại x0
f 0 (x0 ) Ma trận Jacobi của f tại x0
Jf (x0 ) Jacobien của f tại x0
rankx0 (f ) Hạng của f tại x0
Di f (x0 ) Đạo hàm riêng thứ i của f tại x0
L(Rm , Rn ) Tập các axtt từ Rm đến Rn
Tx0 Rn KG tiếp xúc với Rn tại x0
TU Phân thớ tiếp xúc trên U
f∗x0 Ánh xạ tiếp xúc cüa f tại x0
f∗ Ánh xạ tiếp xúc của f
X(U ) Tập hợp các trường vectơ trơn trên U
F(U ) Tập hợp các hàm số trơn trên U
V ∗ Không gian đối ngẫu của V
L(V k , R) Tập các k - tenxơ trên V
T r (V ) KG các tenxơ r lần phản biến
Ts (V ) KG các tenxơ s lần hiệp biến
Tsr (V ) KG các tenxơ kiểu (r, s)
Λk (Rn ) Tập các dạng vi phân bậc k trên Rn
Tp M KG tiếp xúc với M tại p
Dp M Tập hợp các đạo hàm tại p ∈ M
TM Phân thớ tiếp xúc của đa tạp khả vi M
Tp f (f∗p ) Ánh xạ tiếp xúc của axkv f tại p
T f (f∗ ) Ánh xạ tiếp xúc của axkv f
X(M ) Tập các trường vectơ tiếp xúc với M
[X, Y ] Tích Lie của hai trường vectơ X và Y
Tsr (p) KG các tenxơ kiểu (r, s) trên Tp M
Tsr (M ) Phân thớ tenxơ kiểu (r, s) trên M
Trs (M ) Tập các trường tenxơ kiểu (r, s) trên M
LX K Đạo hàm Lie của K ứng với trường vectơ X
Λs (M ) Tập các dạng vi phân bậc s trên M

vii
LỜI NÓI ĐẦU

Đa tạp khả vi là một đối tượng được nghiên cứu trong nhiều ngành của Toán
học và Vật lý. Chúng ta không nên nghĩ rằng đa tạp khả vi luôn nằm trên một
không gian Euclide cố định mà đôi khi nó là một vật thể trừu tượng. Chẳng hạn,
trong học thuyết nổi tiếng là Thuyết tương đối thì đa tạp là một không - thời
gian bốn chiều. Không - thời gian tồn tại nhưng không là một phần của không
gian Euclide rộng lớn nào. Lý thuyết tương đối rộng thừa nhận rằng chúng ta chỉ
có thể xác định được các hệ quy chiếu cục bộ với một độ chính xác nhất định
trong một khoảng thời gian hữu hạn và trong một vùng không gian hữu hạn.
Điều này tương tự như việc chúng ta vẽ bản đồ bề mặt Trái Đất nhưng chúng ta
không thể mở rộng để bao quát toàn bộ bề mặt mà không biến dạng nó.
Như vậy ý tưởng đầu tiên là chúng ta cần định nghĩa các yếu tố của đa tạp
như điểm, trường vectơ, dạng vi phân...đều mang tính địa phương, tức là khi biểu
diễn các yếu tố đó cần xét trong một hệ tọa độ địa phương, tuy nhiên không phụ
thuộc vào việc chọn tọa độ. Ngoài ra, nội dung cơ bản nhất của phương pháp giải
tích trên đa tạp là lý thuyết về dạng vi phân. Điều này giúp chúng ta nghiên cứu
được các đối tượng trừu tượng đó đồng thời cung cấp cho chúng ta ngôn ngữ để
diễn tả các phương trình của vật lý toán trong những dạng tọa độ tự do.
Trong khuôn khổ của tài liệu, tôi trình bày những kiến thức cơ bản về đa tạp
khả vi để người đọc có những nắm bắt đầu tiên về khái niệm này. Cụ thể về nội
dung, khóa luận gồm lời nói đầu và hai chương:
Chương I: Trình bày các kiến thức về phép tính vi phân cần thiết cho chương
sau. Nội dung đầu tiên là nhắc lại các kiến thức cơ bản về không gian tôpô, không
gian Rn , phép tính vi phân trên Rn và nội dung cơ bản của chương này là trình
bày về trường vectơ - trường mục tiêu, dạng vi phân trên Rn làm cơ sở nền cho
các khái niệm tương tự trên đa tạp.
Chương II: Trình bày các kiến thức về đa tạp khả vi: định nghĩa và các ví dụ,
ánh xạ khả vi, không gian tiếp xúc - phân thớ tiếp xúc - ánh xạ tiếp xúc - trường
vectơ, đa tạp con và dạng vi phân trên đa tạp. Các nội dung này được trình bày
một cách cơ bản với những ví dụ cần thiết làm rõ hơn các định nghĩa, khái niệm.
Tác giả hi vọng tài liệu này sẽ bổ ích đối với các bạn sinh viên theo học khoa
Toán ở các trường Đại học Sư phạm, đặc biệt là các học viên cao học Toán.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong biên soạn nhưng chắc chắn rằng tài liệu
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu chân tình của quý đồng nghiệp và bạn đọc để tài liệu được
hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn.

1
Long Xuyên, tháng 7 năm 2018
Tác giả

TS. Lê Ngọc Quỳnh

2
CHƯƠNG 1.
KIẾN THỨC CHUẨN BỊ

1.1 KHÔNG GIAN TÔPÔ

1.1.1 Không gian mêtric

Định nghĩa 1.1. Cho tập hợp M 6= ∅ và ánh xạ d : M × M → R thỏa mãn:

(1) d(p, q) ≥ 0, d(p, q) = 0 ⇔ p = q, ∀p, q ∈ M ;


(2) d(p, q) = d(q, p), ∀p, q ∈ M ;
(3) d(p, q) + d(q, r) ≥ d(p, r), ∀p, q, r ∈ M .

Ánh xạ d được gọi là một mêtric (khoảng cách) và (M, d) được gọi là không gian
mêtric.

1.1.2 Không gian tôpô

Định nghĩa 1.2. Không gian tôpô là tập hợp M 6= ∅ (mỗi phần tử gọi là điểm)
cùng một họ T những tập con của M , gọi là tập mở (trong M ) sao cho:
- Tập rỗng, tập M là tập mở.
- Hợp tùy ý của những tập mở thuộc T là tập mở.
- Giao của một số hữu hạn tập mở thuộc T là tập mở.
Kí hiệu đơn giản không gian tôpô (M ,T ) bởi M (khi không cần chỉ rõ họ T ).

Định nghĩa 1.3. Không gian tôpô M được gọi là không gian tôpô Hausdorff
nếu với mọi cặp điểm p, q ∈ M, p 6= q có các tập mở U 3 p, V 3 q sao cho
U ∩ V = ∅.

Ví dụ 1.1. Trên không gian mêtric M xét tôpô sau: tập con U ⊂ M gọi là tập
mở nếu với mọi p ∈ U , tồn tại số ε > 0 sao cho hình cầu mở {q ∈ M |d(q, p) < ε}
nằm hoàn toàn trong U (tôpô gây bởi mêtric d). Đó là một không gian tôpô
Hausdorff.
Không gian tôpô có tôpô gây bởi một mêtric trên gọi là không gian tôpô
mêtric hóa được.

Định nghĩa 1.4. Cho M là một không gian tôpô, N là một tập con của M
thì N với tôpô sau đây (tôpô cảm sinh) gọi là không gian tôpô con của M : tập
U ⊂ N gọi là tập mở trong N nếu nó là giao của N với một tập mở trong M .

3
Định nghĩa 1.5. Cho M và N là hai không gian tôpô thì tích trực tiếp M × N
với tôpô sau đây (tôpô tích) gọi là tích trực tiếp các không gian tôpô M với N :
tập con của M × N gọi là tập mở (trong M × N ) nếu nó là hợp tùy ý những tập
dạng U × V , U mở trong M và V mở trong N.

Định nghĩa 1.6. Cho M là một không gian tôpô, ∼ là một quan hệ tương đương
trên M . Tập các lớp tương đương M/ ∼ cùng với tôpô sau đây (tôpô thương) gọi
là không gian tôpô thương: tập con của M/ ∼ gọi là tập mở (trong M/ ∼) nếu
nghịch ảnh của nó bởi phép chiếu chính tắc p : M → M/ ∼ là tập mở (trong M ).

1.1.3 Tập con của không gian tôpô

Định nghĩa 1.7. Cho M là một không gian tôpô.


Mọi tập con của M chứa một tập mở chứa p ∈ M gọi là một lân cận của p
(trong M ).
Tập con F ⊂ M gọi là tập đóng (trong M ) nếu M \F là tập mở (trong M ).
Giao tùy ý những tập đóng là tập đóng, hợp một số hữu hạn những tập đóng là
tập đóng.

Tập A là tập con của M thì bao đóng Ā của A là giao mọi tập đóng chứa A,
o
đó là tập đóng bé nhất (theo quan hệ bao hàm) chứa A. Phần trong A của A là
tập mở lớn nhất nằm trong A, mỗi điểm của nó gọi là một điểm trong nằm trong
o
A. Tập Ā\ A gọi là biên của A, mỗi điểm của nó gọi là một điểm biên của A.

Định nghĩa 1.8. Cho M là một không gian tôpô.


M gọi là liên thông nếu mọi tập vừa mở, vừa đóng (trong M ) phải là tập
rỗng hay toàn bộ M . Tập con A ⊂ M gọi là tập con liên thông nếu không gian
tôpô con A là liên thông. Một thành phần liên thông của không gian tôpô M là
một tập con liên thông của M mà mọi tập con liên thông của M chứa nó phải
trùng với nó.

Tập A là tập con liên thông của M nếu và chỉ nếu tồn tại tập U, V mở trong
M sao cho: A ⊂ U ∪ V , A ∩ U 6= ∅, A ∩ V 6= ∅ thì A ∩ U ∩ V 6= ∅.
Ví dụ trong R, mọi tập liên thông là một khoảng (mở, đóng, nửa đóng, bị
chặn, không bị chặn...)

Định nghĩa 1.9. Cho M là một không gian tôpô.


S
M gọi là compact nếu M = Ui , Ui mở (trong M ) thì có tập con hữu hạn
i∈I
S
J ⊂ I mà M = Ui . Tập con A của không gian tôpô M gọi là tập compact khi
i∈J
không gian tôpô con A là compact.

4
1.1.4 Ánh xạ liên tục

Định nghĩa 1.10. Ánh xạ f : M → N giữa các không gian tôpô gọi là ánh xạ
liên tục nếu nghịch ảnh bởi f của mọi tập mở (đóng) (trong N ) là tập mở (đóng)
(trong M ).
Song ánh f : M → N gọi là một đồng phôi nếu f và f −1 là những ánh xạ liên
tục.

Nhận xét:
- Tích các ánh xạ liên tục là liên tục.
- Ảnh của tập liên thông qua ánh xạ liên tục là tập liên thông.
- Ảnh của tập compact qua ánh xạ liên tục là một tập compact.

Định nghĩa 1.11. Ánh xạ liên tục ρ : I → M từ đoạn I = {t ∈ R|0 ≤ t ≤ 1}


vào không gian tôpô M gọi là một cung (liên tục) trong M nối ρ(0) với ρ(1).
Không gian tôpô M gọi là liên thông cung nếu với mọi p, q ∈ M có cung (liên
tục) trong M nối p với q. Tập con A của không gian tôpô M gọi là liên thông
cung nếu không gian tôpô con A là liên thông cung.

1.2 KHÔNG GIAN RN

1.2.1 Không gian vectơ Rn

Tập hợp Rn là tập hợp các bộ có thứ tự của n số thực:

Rn = {(x1 , x2 , ..., xn ); xi ∈ R}.

Rn được gọi là không gian n chiều và mỗi phần tử của nó được gọi là một
điểm. Với mọi x = (x1 , x2 , ..., xn ); y = (y 1 , y 2 , ..., y n ) ∈ Rn ta định nghĩa các phép
toán sau:
x + y = (x1 + y 1 , x2 + y 2 , ..., xn + y n )
λx = (λ.x1 , λ.x2 , ..., λ.xn )

Tập hợp Rn cùng với hai phép toán trên lập thành một không gian vectơ n
chiều. Một cơ sở của Rn là e1 = (1, 0, ..., 0), e2 = (0, 1, ..., 0), ..., en = (0, 0, ..., 1)
và cơ sở này được gọi là cơ sở tự nhiên hay cơ sở chính tắc của Rn .

1.2.2 Không gian vectơ Euclide Rn

Tích vô hướng của hai vectơ x = (x1 , x2 , ..., xn ); y = (y 1 , y 2 , ..., y n ) ∈ Rn là


n
xi .y i và có các tính
P
một số (ký hiệu là x.y) được xác định bởi công thức x.y =
i=1
chất sau:

5
(1) Đối xứng: x.y = y.x, ∀x, y ∈ Rn
(2) Tuyến tính:
(λx + µy).z = λ(x.z) + µ(y.z), ∀x, y, z ∈ Rn , ∀λ, µ ∈ R

(3) Xác định dương: x.x ≥ 0, ∀x ∈ Rn ; x.x = 0 ⇔ x = 0

Không gian vectơ Rn cùng với tích vô hướng nói trên lập thành một không
gian vectơ Eucliden chiều.
Với mỗi x = (x1 , x2 , ..., xn ) ∈ Rn , ta định nghĩa:
v
u n
√ uX
kxk = x.x = t (xi )2
i=1

và gọi là độ dài hay chuẩn của vectơ x. Ta có các tính chất sau của chuẩn:

(1) kxk ≥ 0, ∀x ∈ Rn ;kxk = 0 ⇔ x = 0


(2) |x.y| ≤ kxk.kyk, ∀x, y ∈ Rn
(3) |kxk − kyk| ≤ kx + yk ≤ kxk + kyk, ∀x, y ∈ Rn
(4) kλxk = |λ|.kxk, ∀λ ∈ R, ∀x ∈ Rn .

Lưu ý: Mọi không gian vectơ Eucliden chiều đều đẳng cấu với không gian vectơ
Euclide Rn . Do đó, việc nghiên cứu không gian vectơ Eucliden chiều tùy ý hoàn
toàn tương đương với việc nghiên cứu không gian Rn với sai khác một đẳng cấu.

1.2.3 Không gian Euclide Rn

Xét ánh xạ f : Rn × Rn → Rn cho bởi f (x, y) = − → = y − x. Khi đó Rn là


xy
không gian affine liên kết với không gian vectơ Euclide Rn qua ánh xạ liên kết f
nên Rn là không gian Eucliden chiều. Với O ∈ Rn thì {O, e1 , e2 , ..., en } là một
mục tiêu trực chuẩn của không gian Euclide Rn và gọi là mục tiêu chính tắc.
Lưu ý: Mọi không gian Eucliden chiều đều đẳng cấu với không gian Euclide Rn .

1.2.4 Không gian tôpô Rn

Trong không gian Euclide Rn , khoảng cách giữa hai điểm x và y được định
nghĩa bởi
p
d(x, y) = kx − yk = (x − y).(x − y).

Với định nghĩa khoảng cách như trên, Rn là một không gian mêtric. Ta thường
trang bị cho Rn cấu trúc tôpô sinh bởi mêtric trên và ta sẽ định nghĩa một số
khái niệm liên quan đến cấu trúc tôpô như sau:
Vài kiểu tập con trong Rn :

6
- Hình cầu mở tâm x0 , bán kính r:
B(x0 , r) = {x ∈ Rn : kx − x0 k < r}

- Hình cầu đóng tâm x0 , bán kính r:


B 0 (x0 , r) = {x ∈ Rn : kx − x0 k ≤ r}

- Mặt cầu tâm x0 , bán kính r:


S n−1 (x0 , r) = {x ∈ Rn : kx − x0 k = r}

- Hình hộpn chiều mở:


Yn
n
I = (ai , bi ) = {x = (x1 , x2 , ..., xn ) ∈ Rn : ai < xi < bi , i = 1, · · · , n}
i=1

- Hình hộpn chiều đóng:


n
Y
I 0n = (ai , bi ) = {x = (x1 , x2 , ..., xn ) ∈ Rn : ai ≤ xi ≤ bi , i = 1, · · · , n}
i=1

Tập con mở, đóng, lân cận:

- Tập U ⊂ Rn gọi là tập mở nếu


∀x ∈ U, ∃ε = ε(x) > 0 : B(x, ε) ⊂ U

- Tập V ⊂ Rn được gọi là tập đóng nếu Rn \V mở.


- Lân cận S ⊂ Rn gọi là lân cận của x ∈ Rn nếu
∃ε > 0 : B(x, ε) ⊂ S.

1.2.5 Định hướng trong Rn

Định nghĩa 1.12. Hai cơ sở (e) và (e0 ) của Rn được gọi là cùng hướng nếu ma
trận chuyển S = (sij )n×n từ (e) sang (e0 ) có detS > 0.

Quan hệ cùng hướng là một quan hệ tương đương và nó định ra sự chia lớp
(tương đương) trên tập hợp các cơ sở của Rn . Có hai lớp tương đương, mỗi lớp
xác định một hướng trong Rn .
Hai cơ sở thuộc cùng một lớp khi và chỉ khi chúng cùng hướng với nhau. Lớp
của cơ sở chính tắc xác định một hướng trên Rn gọi là hướng dương (hướng chính
tắc). Hướng còn lại được gọi là hướng âm (hay hướng đối chính tắc).
Định nghĩa 1.13. Phép biến đổi tuyến tính ϕ : Rn → Rn được gọi là bảo toàn
hướng nếu det ϕ>0 và gọi là đảo hướng nếu det ϕ < 0.

Phép affine f của Rn được gọi là bảo toàn hướng (đảo hướng) nếu phép biến
đổi tuyến tính nền của f là bảo toàn hướng(đảo hướng).

7
1.3 PHÉP TÍNH VI PHÂN TRÊN RN

1.3.1 Định nghĩa hàm vectơ

Định nghĩa 1.14. Cho U là một tập con của không gian Euclide Rm . Ánh xạ
f : U → Rn cho bởi f (x) = (f 1 (x), f 2 (x), ..., f n (x)) biến một điểm thuộc tập U
thành một vectơ trong không gian vectơ Rn được gọi là một hàm vectơ trên U .
Ta nói f là hàm vectơ với n thành phần f 1 , f 2 , ..., f n và kí hiệu là f =
(f 1 , f 2 , ..., f n ) trong đó f i : U → R (i = 1, · · · , n) là hàm số m biến và được gọi
là hàm tọa độ hay hàm thành phần (thứ i) của f .

1.3.2 Hàm vectơ liên tục

Định nghĩa 1.15. Hàm vectơ f : U ⊂ Rm → Rn được gọi là liên tục tại điểm
x0 ∈ U nếu:

∀ε > 0, ∃δ > 0 : ∀x ∈ U, kx − x0 k < δ ⇒ kf (x) − f (x0 )k < ε

Ta nói f liên tục trên U nếu f liên tục tại mọi điểm x ∈ U .

Nhận xét: f = (f 1 , f 2 , ..., f n ) liên tục trên U ⇔ f i liên tục trên U , ∀i = 1, · · · , n.

1.3.3 Hàm vectơ khả vi

Định nghĩa 1.16. Cho hàm vectơ f : U ⊂ Rm → Rn .


i) Nếu U mở trong Rm thì hàm vectơ f được gọi là khả vi tại x0 ∈ U nếu tồn
tại một ánh xạ tuyến tính λ : Rm → Rn sao cho
kf (x0 + h) − f (x0 ) − λ(h)k
lim = 0.
khk→0 khk

Ánh xạ tuyến tính λ được gọi là đạo hàm của f tại x0 , kí hiệu:

λ = Df (x0 )

Hàm f được gọi là khả vi trên U nếu f khả vi tại mọi điểm x ∈ U .
ii) Nếu U không mở thì f được gọi là khả vi tại x0 ∈ U nếu tồn tại tập mở
e trong Rm chứa U và một hàm vectơ fe : U
U e ⊂ Rm → Rn sao cho fe khả vi tại x0
và fe|U = f .
Hàm f gọi là hàm khả vi trên U nếu nó có thể mở rộng thành một hàm khả
vi trên một tập mở nào đó chứa U .

Tính chất 1.1. Các tính chất cơ bản:

8
(1) Đạo hàm của hàm vectơ f : U ⊂ Rm → Rn tại x0 ∈ U nếu tồn tại thì duy
nhất.
(2) Nếu f : Rm → Rn là hàm hằng thì f khả vi trên Rm và đạo hàm

Df (x0 ) = 0, ∀x0 ∈ Rm .

(3) Nếu f : Rm → Rn là ánh xạ tuyến tính thì f khả vi trên Rm và đạo hàm

Df (x0 ) = f, ∀x0 ∈ Rm .

(4) Hàm f = (f 1 , f 2 , ..., f n ) : Rm → Rn khả vi tại x0 ∈ Rm khi và chỉ khi f i


khả vi tại x0 (∀i = 1, · · · , n) và ta có

Df (x0 ) = (Df 1 (x0 ), Df 2 (x0 ), ..., Df n (x0 )).

f
(5) Cho f, g : Rm → Rn khả vi tại x0 ∈ Rm . Khi đó các hàm f + g, f g, (nếu
g
g(x0 ) 6= 0) khả vi tại x0 và ta có:

a) D(f + g)(x0 ) = Df (x0 ) + Dg(x0 )


b) D(f g)(x0 ) = g(x0 )Df (x0 ) + f (x0 )Dg(x0 )
f g(x0 )Df (x0 ) − f (x0 )Dg(x0 )
c) D( )(x0 ) =
g [g(x0 )]2

(6) Cho f : Rm → Rn khả vi tại x0 ∈ Rm và g : Rn → Rp khả vi tạif (x0 ). Khi


đó go f : Rm → Rp khả vi tại x0 ∈ Rm và ta có

D(go f )(x0 ) = Dg(f (x0 ))o Df (x0 ).

Chứng minh: (2) Ta có f (x) = c, 0(x) = 0, ∀x ∈ Rn nên

kf (x0 + h) − f (x0 ) − 0(h)k


lim = lim 0 = 0.
khk→0 khk khk→0

Vậy Df (x0 ) = 0.
(3) Vì f là ánh xạ tuyến tính nên f (x0 + h) − f (x0 ) = f (h).
(4) Nếu mỗi hàm tọa độ f i khả vi tại x0 , tức là có ánh xạ tuyến tính

Df i (x0 ) : Rm → R.

Ánh xạ λ : Rm → Rn xác định bởi công thức

λ(x) = (Df 1 (x0 )(x), · · · , Df n (x0 )(x))

9
là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó

f (x0 + h) − f (x0 ) − λ(h) =

= (f 1 (x0 + h) − f 1 (x0 ) − Df 1 (x0 )(h), · · · , f n (x0 + h) − f n (x0 ) − Df n (x0 )(h)).

Do đó
kf (x0 + h) − f (x0 ) − λ(h)k
lim ≤
khk→0 khk
m
X kf i (x0 + h) − f i (x0 ) − Df i (x0 )(h)k
≤ lim = 0.
khk→0
i=1
khk

Vậy f khả vi tại x0 và Df (x0 ) = λ.


Ngược lại, nếu f khả vi tại x0 thì f i = Πio f trong đó

Πi : Rm → R, Πi (x) = xi

là ánh xạ tuyến tính nên f i khả vi tại x0 do tính chất đạo hàm của hàm hợp.
(6) Đặt λ = Df (x0 ), µ = Dg(f (x0 )) và ϕ(h) = f (x0 + h) − f (x0 ) − λ(h).
Khi đó
kϕ(h)k
lim = 0,
khk→0 khk

Ta có go f (x0 + h) − go f (x0 ) − µo λ(h) =


= g(f (x0 + h)) − g(f (x0 )) − µ(f (x0 + h) − f (x0 )) + µ(ϕ(h)).
Vậy
kgo f (x0 + h) − go f (x0 ) − µo λ(h)k

khk
kg(f (x0 + h)) − g(f (x0 )) − µ(f (x0 + h) − f (x0 ))k kf (x0 + h) − f (x0 )k
≤ .
kf (x0 + h) − f (x0 )k khk
kµ(ϕ(h))k
+ .
khk

Vì kµ(ϕ(h))k ≤ M kϕ(h)k và
kf (x0 + h) − f (x0 )k kϕ(h) + λ(h)k kϕ(h)k
= ≤ + M1
khk khk khk

trong đó M, M1 là các hằng số dương nào đó, nên


kgo f (x0 + h) − go f (x0 ) − µo λ(h)k
lim = 0.
khk→0 khk

Do đó D(go f )(x0 ) = Dg(f (x0 )).Df (x0 ). 

10
1.3.4 Đạo hàm riêng

Định nghĩa 1.17. Cho U mở trong Rm và f : U → R, x0 ∈ U. Nếu tồn tại

f (x10 , ..., x0i−1 , xi0 + h, xi+1 m


0 , ..., x0 ) − f (x0 )
lim
h→0 h

thì giá trị này được gọi là đạo hàm riêng thứ i của f tại x0 và ta kí hiệu là
∂f
Di f (x0 ) hay (x0 ) ,∀i = 1, · · · , m.
∂xi

Định nghĩa 1.18 (Đạo hàm riêng hỗn hợp). Cho U mở trong Rm và f :
U → R. Nếu f có đạo hàm riêng thứ i tại mọi x ∈ U thì ta có hàm đạo hàm
Di f : U → R.
Đạo hàm riêng thứ j của hàm đạo hàm Di f tại điểm x0 được kí hiệu là
Dij f (x0 ) và Dij f (x0 ) = Dj (Di f )(x0 ). Số Dij f (x0 ) được gọi là đạo hàm riêng hỗn
hợp cấp hai của hàm f tại điểm x0 .

Chú ý: Nói chung Dij f (x0 ) 6= Dji f (x0 ). Tuy nhiên nếu Dij f và Dji f liên tục
trên một tập mở chứa x0 thì Dij f (x0 ) = Dji f (x0 ).
Đạo hàm riêng hỗn hợp cấp cao của hàm f tại điểm x0 cũng định nghĩa tương
∂kf
tự. Ta có: Di1 i2 ...ik f (x0 ) = Dik (...(Di1 f ))(x0 ) hay (x0 ).
∂xk ...∂x1
Nếu f có đạo hàm riêng hỗn hợp mọi cấp thì f được gọi là hàm khả vi lớp
C ∞.

Tính chất 1.2. Các tính chất cơ bản:

(1) Cho f = (f 1 , f 2 , ..., f n ) : Rm → Rn khả vi tại x0 ∈ Rm .


Khi đó tồn tại các đạo hàm riêngDj f i (x0 ), ∀i = 1, · · · , n, ∀j = 1, · · · , m và
 
D1 f 1 (x0 ) . . . Dm f 1 (x0 )
f 0 (x0 ) =  ... ... ... i
 = (Dj f (x0 ))n×m .
 

D1 f n (x0 ) . . . Dm f n (x0 )

(2) Cho f = (f 1 , f 2 , ..., f n ) : Rm → Rn và x0 ∈ Rm .


Nếu f khả vi tại x0 ∈ Rm thì tồn tại các đạo hàm riêng Dj f i (x0 ) (i =
1 · · · , n, j = 1, · · · , m).
Nếu tất cả các đạo hàm riêng Dj f i (i = 1, · · · , n, j = 1, · · · , m) đều tồn tại
trên một tập mở chứa x0 và liên tục tại x0 thì hàm f khả vi tại x0 .

11
Thật vậy, ta chỉ cần chứng minh cho trường hợp n = 1 tức là xét f : Rm → R.
Khi đó với x0 = (x10 , · · · , xm 1 m
0 ), h = (h , · · · , h ) ta có

f (x0 + h) − f (x0 ) = f (x10 + h1 , x20 , · · · , xm 1 m


0 ) − f (x0 , · · · , x0 )

+ f (x10 + h1 , x20 + h2 , x30 · · · , xm 1 1 2 m


0 ) − f (x0 + h , x0 · · · , x0 ) + · · ·

+ f (x10 + h1 , x20 + h2 , · · · , xm m 1 1 m−1


0 + h ) − f (x0 + h , · · · , x0 + hm−1 , xm
0 ).

Vì Dj f (x0 ) = g 0 (xj0 ) với g(x) = f (x10 , · · · , x, · · · , xm


0 ) nên áp dụng định lý giá
trị trung bình với hàm g ta có

f (x10 + h1 , · · · , xj0 + hj , xj+1 m 1 1 j m


0 , · · · , x ) − f (x0 + h , · · · , x0 , · · · , x0 )

= hj Dj f (x10 + h1 , · · · , xj−1
0 + hj−1 , bj , · · · , xm j
0 ) = h Dj f (cj ).

trong đó bj là số nằm giữa xj0 và xj0 + hj còn cj ∈ Rm . Khi đó


m
Dj f (x0 ).hj k
P
kf (x0 + h) − f (x0 ) −
j=1
lim =
khk→0 khk
k m j
P
j=1 (Dj f (cj ) − Dj f (x0 ))h k
= lim ≤
khk→0 khk
Xm
≤ lim kDj f (cj ) − Dj f (x0 )k = 0 (vì Dj f liên tục tại x0 ).
khk→0
j=1

Với n > 1 thì nếu các đạo hàm riêng Dj f i tồn tại trong một tập mở chứa x0
và liên tục tại x0 thì f i khả vi tại x0 và do đó f = (f 1 , · · · , f n ) cũng khả vi tại
x0 .
Ngược lại, nếu f khả vi tại x0 và có các đạo hàm riêng Dj f i (i = 1, n, j = 1, m)
liên tục tại x0 thì hàm f liên tục khả vi tại x0 .
(3) Cho f = (f 1 , f 2 , ..., f n ) : Rm → Rn khả vi tại x0 ∈ Rm và g : Rn → R khả
vi tại f (x0 ). Khi đó go f : Rm → R khả vi tại x0 và ta có
n
X
Dj (go f )(x0 ) = (Di g)(f (x0 )).Dj f i (x0 ), j = 1, m
i=1

n
∂ X ∂g ∂f i
hay j (go f )(x0 ) = (f (x0 )). j (x0 ), j = 1, m
∂x i=1
∂y i ∂x

1.3.5 Ma trận Jacobi

Định nghĩa 1.19. Cho U mở trong Rm và f : U → Rn khả vi tại x0 ∈ U .


Khi đó ma trận của ánh xạ tuyến tính Df (x0 ) đối với các cơ sở chính tắc của
R và Rn được gọi là ma trận Jacobi của f tại x0 , kí hiệu: f 0 (x0 ).
m

12
Detf 0 (x0 ) được gọi là định thức hàm Jacobi hay Jacobien của f tại x0 , kí
hiệu: Jf (x0 ).
Hạng của f tại x0 , kí hiệu rankx0 (f ) được định nghĩa là hạng của ma trận
Jacobi f 0 (x0 ).

Chú ý: a) Nếu f : R → R, a ∈ R thì ma trận Jacobi của f tại x0 là ma trận


một dòng, một cột tức là chỉ có một phần tử duy nhất. Phần tử ấy chính là đạo
hàm thông thường của f tại x0 và trong giải tích cổ điển kí hiệu là f 0 (x0 ).
b) Nhắc lại rằng nếu f = (f 1 , · · · , f n ) : Rm → Rn có các đạo hàm riêng
Di f j (x) trong một lân cận mở chứa x0 và liên tục tại x0 thì f khả vi tại x0 và
ma trận Jacobi của f tại x0 là

D1 f 1 (x0 ) D2 f 1 (x0 ) · · · Dm f 1 (x0 )


 

0
 D1 f 2 (x0 ) D2 f 2 (x0 ) · · · Dm f 2 (x0 ) 
f (x0 ) =  .
 
 ··· ··· ··· ··· 
D1 f (x0 ) D2 f n (x0 )
n
· · · Dm f n (x0 )

c) Dễ thấy rằng: rankx0 (f ) ≤ min(m, n).


Nếu rankx0 (f ) = min(m, n) thì x0 được gọi là điểm chính quy của f .
Nếu rankx0 (f ) < min(m, n) thì x0 được gọi là điểm kì dị.

1.3.6 Vi phân

Định nghĩa 1.20 (Vi phân). Kí hiệu L(Rm , Rn ) là tập các ánh xạ tuyến tính
từ Rm đến Rn .
Hàm f : U ⊂ Rm → Rn khả vi thì tồn tại ánh xạ df : U → L(Rm , Rn ) cho
bởi df (x) = Df (x) và gọi là vi phân của f . Nếu df liên tục trên U thì ta nói f là
hàm khả vi lớp C 1 .
Nếu df : U → L(Rm , Rn ) khả vi lớp C 1 thì d(df ) được kí hiệu là d2 f và gọi là
vi phân cấp hai của f . Nếu d2 f liên tục trên U thì f được gọi là khả vi lớp C 2 .
Tương tự, ta định nghĩa dk f = d(...df ) và nếu dk f liên tục trên U (k ≥ 1) thì
ta nói f khả vi lớp C k . Như vậy, f khả vi lớp C k nếu f có đạo hàm đến cấp k và
đạo hàm cấp k của f liên tục trên U .
Nếu f có đạo hàm mọi cấp thì ta nói f khả vi lớp C ∞ . Khi đó f được gọi là
hàm trơn. Hàm f liên tục được gọi là khả vi lớp C 0 .

Định nghĩa 1.21 (Vi phôi). Cho U, V mở trong Rn và f : U → V là song ánh.


Nếu f và f −1 đều khả vi lớp C k thì f được gọi là vi phôi lớp C k . Vi phôi lớp
được gọi là vi phôi trơn.

13
Cho U mở trong Rn và f : U → Rn , x0 ∈ U . Ta nói f là vi phôi trơn địa
phương tại x0 nếu tồn tại một lân cận U0 sao cho f |U0 : U0 → f (U0 ) là vi phôi
trơn.

1.3.7 Định lý hàm ngược và định lý hàm ẩn

Ta đã có nếu hàm f : R → R khả vi liên tục trên một tập mở chứa x0 ∈ R và


f (x0 ) 6= 0, chẳng hạn f 0 (x0 ) > 0 thì f 0 (x) > 0 trên một khoảng mở V chứa x0
0

và hàm số f đồng biến trên V . Do đó f |V có hàm ngược f −1 xác định trên tập
W chứa f (x) và f −1 khả vi tại x0 . Với y ∈ W
1
(f −1 )0 (y) = .
f 0 (f −1 (y))

Định lí hàm ngược là mở rộng của kết quả này của giải tích cổ điển cho hàm
vectơ f : Rn → Rn .
Bổ đề 1.1. Cho A = [a1 , b1 ] × [a2 , b2 ] × · · · × [an , bn ] ⊂ Rn và f : A → Rn khả vi
liên tục. Nếu tồn tại một số M > 0 sao cho |Dj f i (x)| ≤ M với mọi điểm trong
x của A thì
kf (x) − f (y)k ≤ n2 M kx − yk
với mọi x, y ∈ A.

Chứng minh: Ta có

f i (y 1 , · · · , y n ) − f i (x1 , · · · , xn ) =
X n
f i (y 1 , · · · , y j , xj+1 , · · · , xn ) − f i (y 1 , · · · , y j−1 , xj , xj+1 , · · · , xn ) . 

=
j=1

Theo định lí giá trị trung bình của giải tích cổ điển ta có

f i (y 1 , · · · , y j , xj+1 , · · · , xn )−f i (y 1 , · · · , y j−1 , xj , xj+1 , · · · , xn ) = Dj f i (cj )|y j −xj |

với cj nằm giữa y j và xj . Do đó

|f i (y) − f i (x)| ≤ |D1 f i (c1 )||y 1 − x1 | + · · · + |Dn f i (cn )||y n − xn | ≤ n.M ky − xk.

Vậy
n
X
kf (y) − f (x)k ≤ |f i (y) − f i (x)| ≤ n2 M ky − xk.
i=1

Định lý 1.1 (Định lý hàm ngược). Cho f : Rn → Rn khả vi liên tục trong
một tập mở U0 chứa x0 ∈ Rn và detf 0 (x0 ) 6= 0. Khi đó tồn tại tập mở U ⊆ U0
chứa x0 và tập mở W chứa f (x0 ) sao cho ánh xạ f = f |U : U → W có ánh xạ
ngược f −1 liên tục và khả vi tại mọi điểm y ∈ W và:

(f −1 )0 (y) = [f 0 (f −1 (y))]−1 .

14
Chứng minh: Đặt λ = Df (x0 ) thì λ là đẳng cấu tuyến tính vì det f 0 (x0 ) 6= 0.
Khi đó D(λ−1 .f ) = λ−1 .Df (x0 ) = 1Rn . Nếu định lí đúng với λ−1 .f thì định lí
đúng với f . Vậy có thể coi λ = 1Rn .
Ta có f (x) 6= f (x0 ) với các giá trị của x khá gần x0 vì nếu f (x0 + h) = f (x0 )
thì kf (x0 + h) − f (x0 ) − λ(h)k = khk do đó
kf (x0 + h) − f (x0 ) − λ(h)k
lim =1
khk→0 khk

điều này vô lí.


Vậy có hình hộp đóng V chứa x0 sao cho f (x) 6= f (x0 ) với mọi x ∈ V, x 6= x0 .
1
Có thể coi rằng det f 0 (x0 ) 6= 0, ∀x ∈ V và |Dj f i (x) − Dj f i (x0 )| < 2 vì f khả
2n
vi liên tục.
Xét hàm h : Rn → Rn , h(x) = f (x) − x. Theo bổ đề trên ta có:
1
kh(x1 ) − h(x2 )k ≤ kx1 − x2 k
2

kx1 − x2 k − kf (x1 ) − f (x2 )k ≤ kf (x1 ) − x1 − (f (x2 ) − x2 )k


1
= kh(x1 ) − h(x2 )k ≤ kx1 − x2 k.
2

Vậy kx1 − x2 k ≤ 2kf (x1 ) − f (x2 )k với mọi x1 , x2 thuộc V .


Vì biên của V là tập compact nên ảnh của nó qua f là một tập compact
không chứa f (x0 ). Do đó có một số d sao cho d(f (x0 ), f (x)) ≥ d với mọi x thuộc
biên của V .
Gọi W = {y ∈ Rn ; |y − f (x0 )| < d2 }. Với mọi y ∈ W tồn tại duy nhất x ∈ V
sao cho f (x) = y. Thật vậy, nếu y ∈ W và x thuộc biên của V thì
d d
ky − f (x)k > kf (x0 ) − f (x)k − ky − f (x0 )k ≤ d − = ≥ ky − f (x0 )k.
2 2
n
Ta xét hàm g : V → R, g(x) = ky − f (x)k2 = (y i − f i (x))2 .
P
i=1

Hàm g liên tục nên đạt cực tiểu trên V . Nếu x thuộc biên của V thì g(x) >
g(x0 ) nên g không đạt cực tiểu trên biên của V . Khi đó tồn tại một điểm x ∈ V
sao cho Dj g(x) = 0 với mọi j tức là
n
X
2(y i − f i (x))Dj f i (x) = 0, với mọi j.
i=1

Vì det f 0 (x) 6= 0 nên y i − f i (x) = 0 với mọi I. Vậy y = f (x).

15
Nếu có x0 6= x mà f (x0 ) = y thì mâu thuẫn với điều đã chứng minh là
kx1 − x2 k ≤ 2kf (x1 ) − f (x2 )k.
Vậy tồn tại duy nhất điểm x ở trong V sao cho f (x) = y ∈ W .
Kí hiệu U là giao phần trong của V với f −1 (W ). Ta đã chứng minh f : U → W
có hàm ngược f −1 : W → U . Nhận xét rằng f −1 là hàm số liên tục vì

kf −1 (y1 ) − f −1 (y2 )k ≤ 2ky1 − y2 k.

Cuối cùng ta chứng minh f −1 khả vi.


Đặt µ = Df (x), ta chứng minh f −1 khả vi tại điểm y = f (x) và D(f −1 )(y) =
µ−1 .
Ta có với mọi x1 ∈ V , đặt

ϕ(x1 − x) = f (x1 ) − f (x) − µ(x1 − x)

thì
kϕ(x1 − x)k
lim = 0.
x1 →x kx1 − xk

Vì f (x1 ) − f (x) = µ(x1 − x) + ϕ(x1 − x) nên

µ−1 (f (x1 ) − f (x)) = x1 − x + µ−1 (ϕ(x1 − x)).

Mỗi y1 ∈ W có x1 ∈ U để y1 = f (x1 ) nên đẳng thức cuối cùng có thể viết

f −1 (y1 ) = f −1 (y) + µ−1 (y1 − y) − µ−1 (ϕ(f −1 (y1 ) − f −1 (y))).

Vậy chỉ cần chứng minh rằng

kµ−1 (ϕ(f −1 (y1 ) − f −1 (y)))k


lim = 0.
y1 →y ky1 − yk

Để chứng minh điều này, ta sẽ chứng minh rằng

kϕ(f −1 (y1 ) − f −1 (y))k


lim = 0.
y1 →y y1 − y

Ta có
kϕ(f −1 (y1 ) − f −1 (y1 ))k kϕ(f −1 (y1 ) − f −1 (y1 ))k kf −1 (y1 ) − f −1 (y)k
= . .
y1 − y kf −1 (y1 ) − f −1 (y)k y1 − y

Vì f −1 liên tục nên lim y1 → yf −1 (y1 ) = f −1 (y). Vậy thừa số đầu tiến tới
không, thừa số thứ hai bị chặn bởi 2. Vậy ta có điều cần chứng minh. 

16
Chú ý: a) Hàm ngược f −1 có thể tồn tại ngay cả trong trường hợp det f 0 (a) = 0.
Chẳng hạn f : R → R, f (x) = x3 thì f 0 (0) = 0 nhưng f có hàm ngược f −1 (x) =
√3
x. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng nếu det f 0 (x0 ) = 0 thì hàm ngược f −1
không thể khả vi tại f (x0 ).
b) Hàm f : Rn → Rn khả vi liên tục có det f 0 (x0 ) 6= 0 với mọi x0 ∈ Rn nhưng
có thể không phải là song ánh từ Rn lên f (Rn ). Chẳng hạn f : R2 → R2 , f (x, y) =
(ex cos y, ex sin y) là một hàm như vậy.

Cho hàm f : R2 → R, f (x, y) = x2 + y 2 − 1.


Giả sử f (a, b) = a2 + b2 − 1 = 0 và a 6= ±1 thì tồn tại các khoảng mở A
và B lần lượt chứa a, b sao cho với x ∈ A có duy nhất y ∈ B mà f (x, y) = 0.
√ √
Nếu b > 0 thì y = 1 − x2 còn nếu b < 0 thì y = − 1 − x2 . Như vậy có hàm
g : A → B sao cho f (x, g(x)) = 0. Hàm g đó gọi là hàm ẩn xác định bởi phương
trình f (x, y) = 0.
Ta muốn tìm điều kiện của f để tồn tại hàm ẩn g trong trường hợp tổng quát.

Định lý 1.2 (Định lý hàm ẩn). Cho f : Rn × Rm → Rm khả vi liên tục trong
một tập mở chứa (x0 , y0 ) và f (x0 , y0 ) = 0. Nếu det(Dn+j f i (x0 , y0 ))m×m 6= 0 thì
tồn tại tập mở A ⊂ Rn chứa x0 và tập mở B ⊂ Rm chứa y0 sao cho ∀x ∈ A, ∃!y =
g(x) ∈ B : f (x, g(x)) = 0. Hàm g : A → B là hàm khả vi và được gọi là hàm ẩn
xác định bởi phương trình f (x, y) = 0.

Chứng minh: Xét hàm F : Rn × Rm → Rn × Rm , F (x, y) = (x, f (x, y)).


 
1 0
Khi đó F 0 (a, b) =  1 .
 

0 M
Do đó det F 0 (a, b) 6= 0. Vậy tồn tại tập mở U ⊂ Rn × Rm chứ (a, b) và tập mở
W chứa F (a, b) = (a, 0) sao cho F : U → W có hàm ngược h = F −1 khả vi. Ta
có thể coi U = A × B, trong đó A ⊂ Rn , B ⊂ Rm là những tập mở. Theo định
nghĩa của F thì h : W → A × B, h(x, y) = (x, k(x, y)) trong đó k(x, y) là một
hàm khả vi.
Xét phép chiếu Π : Rn × Rm → Rn , Π(x, y) = y. Khi đó Π.F = f và ta có:

f (x, k(x, y)) = f.h(x, y) = Π.F.h(x, y) = Π(x, y) = y.

Vậy f (x, k(x, 0)) = 0. Do đó ta xác định g : A → B, g(x) = k(x, 0). 

Chú ý: Có thể tính đạo hàm của hàm g. Từ f (x, g(x)) = 0 suy ra
m
X
i
0 = Dj f (x, g(x)) + Dn+α f i (x, g(x)).Dj g α (x), i, j = 1, · · · , m.
α=1

17
Hệ phương trình này giải được đối với Dj g α (x) vì det M 6= 0.

Tương tự như cách chứng minh các định lí trên, ta có các định lí quan trọng
sau:

Định lý 1.3. Cho f : Rn → Rp (p ≤ n) là hàm khả vi liên tục trên một tập mở
chứa a ∈ Rn , f (a) = 0 và ma trận (Di f j (a)) (i = 1, · · · , n, j = 1, · · · , p) có hạng
p. Khi đó tồn tại tập mở A ⊂ Rn và hàm khả vi h : A → Rn có hàm ngược khả
vi và
fo h(x1 , ..., xn−p , xn−p+1 , ..., xn ) = (xn−p+1 , ..., xn ).

Chứng minh: Coi Rn = Rn−p × Rp , a = (x1 , · · · , xn−p , · · · , xn ) = (a1 , b)


Trong đó a1 = (x1 , · · · , xn−p ) ∈ Rn−p , b = (xn−p+1 , · · · , xn ) ∈ Rp .
Xét hàm

F : Rn−p × Rp → F : Rn−p × Rp , F (x, y) = (x, f (x, y)).

Khi đó F (a1 , b) = (a1 , 0). Vì ma trận (Di f j (a)) có hạng p nên có thể giả sử M
là ma trận vuông cấp p tạo bởi p cột cuối M = (Dj f i (a)), n − p + 1 ≤ j ≤ n, 1 ≤
i ≤ p có định thức khác không. Với điều kiện đó det F 0 (a1 , b) 6= 0. Theo định lý
hàm ngược, có lân cận U của (a1 , b) = a và lân cận W của F (a1 , b) = (a1 , 0) và
thu hẹp của F trên U có hàm ngược khả vi h : W → U .
Khi đó fo h(x, y) = y hay

fo h(x1 , · · · , xn−p , xn−p+1 , · · · , xn ) = (xn−p+1 , · · · , xn ).

Nếu p cột i1 , · · · , ip tạo thành ma trận vuông cấp p có định thức khác không

det(Dik f i (a)) 6= 0.

Xét hàm hoán vị các biến số

g(x1 , · · · , xn ) = (· · · , xi1 , · · · , xip )

thì fo g là hàm thỏa mãn điều kiện đã giả sử ở trên. Do đó có hàm k để

(fo g).k(x1 , · · · , xn ) = (xn−p+1 , · · · , xn ).

Vậy trong trường hợp này h = g.k. 

Ví dụ 1.2. Cho f : R2 → R, f (x, y) = x2 + y 2 − 1. Cho (a, b) ∈ R2 mà f (a, b) =


a2 + b2 − 1 = 0, tức là (a, b) là điểm của đường tròn tâm O bán kính R = 1.

18
Ta có f 0 (a, b) = (2a, 2b) có hạng một vì a2 + b2 6= 0. Vậy có tập mở A ⊂ R2 và
h : A → R2 sao cho fo h(x, y) = y. Hàm h chính là hàm ngược của F : R2 → R2 ,

F (x, y) = (x, x2 + y 2 − 1)

nên
p
h(x, y) = (x, y + 1 − x2 ),

còn tập mở
A = {(x, y); y + 1 − x2 > 0},

A là miền trong của parabol có phương trình y = x2 − 1.

Định lý 1.4. Cho f : Rm → Rn là hàm khả vi liên tục trên một tập mở chứa
a ∈ Rm , f (a) = 0 và ma trận (Dj f i (a))n×m (i = 1, · · · , n, j = 1, · · · , m) có hạng
m. Khi đó tồn tại lân cận mở U của a và hàm khả vi ϕ : U → Rm có hàm ngược
khả vi, đồng thời tồn tại lân cận V của f (a) và hàm khả vi ψ : V → Rn sao cho:

ψo fo ϕ−1 (x1 , ..., xm ) = (x1 , ..., xm , 0, .., 0).

Định lý 1.5 (Định lí bất biến miền). Cho f : Rn → Rn khả vi liên tục trên
một tập mở U ⊂ Rn và Df (x) là đẳng cấu tuyến tính với mọi x ∈ U thì f (U ) là
tập mở.

Chứng minh: Với mỗi x ∈ U , theo định lí hàm ngược, có một tập mở V trong
U chứa x và tập mở W chứa f (x) sao cho f |V là song ánh, khả vi và có hàm
ngược khả vi. Khi đó W ⊂ f (U ). Vậy f (U ) là tập mở vì mỗi điểm của nó đều là
điểm trong. 

1.4 TRƯỜNG VECTƠ - TRƯỜNG MỤC TIÊU

1.4.1 Không gian tiếp xúc - Phân thớ tiếp xúc

Cho x0 ∈ Rn và xét tập hợp Rnx0 = {(x0 , x)|x ∈ Rn } = x0 × Rn .


Khi đó Rnx0 là không gian vectơ Eucliden chiều với các phép toán định nghĩa
như sau:
(x0 , x) + (x0 , y) = (x0 , x + y),
λ(x0 , x) = (x0 , λx),
(x0 , x).(x0 , y) = x.y

Ta gọi Rnx0 là không gian tiếp xúc với Rn tại x0 . Kí hiệu Tx0 Rn .
Ta có thể hình dung Tx0 Rn là không gian các vectơ của Rn với gốc đặt tại
x0 . Mỗi phần tử (x0 , x) ∈ Tx0 Rn , kí hiệu xx0 được gọi là một vectơ tiếp xúc của

19
Rn tại x0 . Hệ vectơ {e1x0 , e2x0 , ..., enx0 } ứng với cơ sở chính tắc của Rn lập thành
một cơ sở trực chuẩn trong Tx0 Rn .
Tx0 Rn cũng là không gian Euclide được xác định nhờ vào Rn .
Cho U mở trong Rn và lấy x0 ∈ U . Khi đó Rnx0 cũng được gọi là không gian
tiếp xúc của U tại x0 và kí hiệu là Tx0 U . Ta có: Tx0 Rn = Tx0 U .
Tx0 Rn = U × Rn được gọi là phân thớ tiếp xúc
S S
Tập T U = Tx0 U =
x0 ∈U x0 ∈U
trên U.

1.4.2 Ánh xạ cảm sinh

Định nghĩa 1.22. Cho U mở trong Rn và ánh xạ trơn f : U → Rm .


Với mỗi x0 ∈ U , f cảm sinh ánh xạ tuyến tính f∗x0 : Tx0 Rn → Tf (x0 ) Rm xác
định bởi f∗x0 (x0 , x) = (f (x0 ), Df (x0 )(x)) trong đó Df (x0 ) : Rn → Rm là một
ánh xạ tuyến tính.
Ta gọi f∗x0 là ánh xạ tiếp xúc (hay ánh xạ vi phân) của f tại x0 và kí hiệu là
Tx0 f . Ma trận của f∗x0 trong cặp cơ sở chính tắc cũng là f 0 (x0 ) (ma trận Jacobi
của f tại x0 ).

Ánh xạ f được gọi là dìm, ngập hay trải tại x0 ∈ U nếu Tx0 f theo thứ tự là
đơn ánh, toàn ánh, song ánh. Trường hợp f là dìm, ngập hay trải tại mọi x0 ∈ U
ta nói f là dìm, ngập hay trải trên U.
Cho U, V là các tập mở trong Rn (có hướng). Phép trải f : U → V được gọi
là bảo toàn hướng nếu ánh xạ tiếp xúc Tx0 f bảo toàn hướng với mọix0 ∈ U (tức
là Jf (x0 ) > 0).

Nhận xét: Một số nhận xét:

(1) Ánh xạ f là vi phôi khi và chỉ khi f song ánh và là một trải.
(2) Cho f : Rn → Rm và g : Rm → Rp khả vi thì go f : Rn → Rp khả vi và
∀x0 ∈ Rn , ta có: (go f )∗x0 = g∗f (x0 )o f∗x0 : Tx0 Rn → T(go f )(x0 ) Rp
(3) Cho U mở trong Rn và f : U → Rm khả vi. Khi đó ta xây dựng được
ánh xạ cảm sinh trên các phân thớ tiếp xúc như sau f∗ : T U → T Rm cho b·i
f∗ (xx0 ) = f∗x0 (xx0 ).

1.4.3 Cung tham số hóa

Định nghĩa 1.23 (Cung tham số hóa). Cho I là một khoảng mở trong R.
Mỗi ánh xạ c : I → Rn khả vi lớp C k được gọi là một cung tham số hóa lớp C k

20
trong R. Các giá trị t ∈ I được gọi là tham số của c, ảnh c(I) = {c(t)|t ∈ I} được
gọi là vết của c.
Cung tham số lớp C 0 là cung tham số liên tục.
Cung tham số lớp C ∞ được gọi là cung nhẵn (trơn).

Lưu ý: Ta quy ước gọi cung tham số khả vi là cung tham số lớp C k , k ≥ 1 nào
đó mà không cần chỉ rõ k. Từ nay trở đi, nếu không nhấn mạnh ta chỉ xét các
cung tham số lớp C ∞ và gọi đơn giản là cung tham số.

Nhận xét: Một số nhận xét:

(1) Không gian tiếp xúc của R tại t là Tt R có cơ sở chính tắc là 1t = (t, 1).
d
Đôi khi kí hiệu 1t bởi 1 hoặc .
dt
(2) Cho cung tham số hóa c = (c1 , c2 , ..., cn ) : I → Rn khả vi. Khi đó các
hàm thành phần ci : I → R(i = 1, n) khả vi và đạo hàm Dc(t) : R → Rn là
ánh xạ tuyến tính với ma trận Jacobi đối với cơ sở chính tắc của R và Rn là
 1 0 
(c ) (t)
 (c2 )0 (t) 
c0 (t) = 
 

 ... 
(cn )0 (t)
Ta kí hiệu ċ(t) = (c0 (t))c(t) = (Dc(t)(1))c(t) = c∗ (1t ) ∈ Tc(t) Rn và gọi là vectơ
tiếp xúc với c tại c(t). Đường thẳng qua c(t) nhận c∗ (Rt ) làm không gian chỉ
phương được gọi là đường thẳng tiếp xúc với c tại c(t). Kí hiệu Tt c.

Định nghĩa 1.24 (Cung tham số chính quy). Cho c : I → Rn là cung tham
số lớp C 1 . Ta gọi c là chính quy nếu ċ(t) 6= 0, ∀t ∈ I.

1.4.4 Trường vectơ

Định nghĩa 1.25 (Trường vectơ). Cho U mở trong Rn . Ánh xạ X : U → T U


cho bởi X(x0 ) = Xx0 được gọi là trường vectơ trên U . Nếu các vectơ Xx0 (x0 ∈ U )
là các vectơ hằng thì X được gọi là trường vectơ song song.

Do Tx0 Rn có cơ sở trực chuẩn là {e1x0 , e2x0 , ..., enx0 } nên ∀Xx0 ∈ Tx0 Rn , tồn
tại các hàm X i : U → R (i = 1, · · · , n) sao cho

Xx0 = X 1 (x0 ).e1x0 + X 2 (x0 ).e2x0 + ... + X n (x0 ).enx0

Kí hiệu X = (X 1 , X 2 , ..., X n ) trong đó các hàm X i (i = 1, · · · , n) được gọi là


hàm thành phần của trường vectơ X đối với cơ sở trực chuẩn {e1x0 , e2x0 , ..., enx0 }.

21
Trường vectơ X được gọi là khả vi lớp C k nếu mọi X i (i = 1, n) đều khả vi
lớp C k trên U .
Kí hiệu X(U )=X: trường vectơ khả vi lớp C ∞ trên U .
Khi đó, ∀λ ∈ R, x0 ∈ U và X, Y ∈ X(U ) ta định nghĩa 2 phép toán sau:

(X + Y )x0 = Xx0 + Yx0 ; (λX)x0 = λXx0

Tập hợp X(U ) cùng với 2 phép toán trên là một không gian vectơ thực.
Kí hiệu F(U )=f : U → R là hàm trơn. Xét phép toán nhân một phần tử của
F(U ) với một trường vectơ như sau: F(U ) × X(U ) → X(U ) cho bởi

(f, X) 7→ f X : U → T U với f X(x0 ) = f (x0 )Xx0

Ngoài ra, trên X(U ) còn có tích vô hướng sau: X(U ) × X(U ) → F(U ) cho bởi
(X, Y ) 7→ X.Y : U → R với (X.Y )(x0 ) = Xx0 .Yx0 .
Định nghĩa 1.26 (Trường vectơ dọc cung tham số). Cho cung tham số c :
I → Rn . Ánh xạ X : I → Tc(t) Rn cho bởi t 7→ X(t) ∈ Tc(t) Rn được gọi là
S
t∈I
trường vectơ dọc cung tham số c.

Tc(t) Rn tương đương với việc cho hàm vectơ


S
Cho trường vectơ X : I →
t∈I


X : I → Rn xác định bởi


X(t) = (c(t), X (t)), ∀t ∈ I


Ta nói trường vectơ X khả vi lớp C k nếu hàm vectơ X khả vi lớp C k .
Cho cung tham số c : I → Rn . Ánh xạ ċ : I → Tc(t) Rn cho bởi t 7→ ċ(t) ∈
S
t∈I
Tc(t) Rn xác định một trường vectơ khả vi dọc c gọi là trường vectơ tiếp xúc dọc
c.
Tc(t) Rn dọc theo cung tham số c : I → Rn xác
S
Cho trường vectơ X : I →
t∈I

− →

định bởi hàm vectơ X : I → Rn sao cho X(t) = (c(t), X (t)), ∀t ∈ I. Khi đó ánh
xạ X 0 : I → Tc(t) Rn xác định bởi
S
t∈I


−̇ →

X 0 (t) = X (t) = (c(t), D X (t)) ∈ Tc(t) Rn , ∀t ∈ I

là một trường vectơ dọc c và được gọi là đạo hàm của X dọc c. Ta còn kí hiệu
DX
trường vectơ X 0 là .
dt
Tc(t) Rn được gọi là song song dọc c nếu hàm vectơ
S
Trường vectơ X : I →
t∈I

− n
tương ứng X : I → R là hàm hằng. Như vậy X là trường vectơ song song dọc
DX
c khi và chỉ khi trường vectơ đạo hàm = 0.
dt

22
1.4.5 Trường mục tiêu

Định nghĩa 1.27 (Trường mục tiêu). Cho U mở trong Rn , hệ trường vectơ
(khả vi) {U1 , U2 , ..., Un } trên U sao cho ∀x ∈ U hệ vectơ {U1 (x), U2 (x), ..., Un (x)}
là một cơ sở (trực giao, trực chuẩn) của Tx U thì được gọi là trường mục tiêu
(trực giao, trực chuẩn) (khả vi) trên U .
Trường hợp các trường vectơ U1 , U2 , ..., Un là song song thì {U1 , U2 , ..., Un }
được gọi là trường mục tiêu song song.

Nhận xét: Một số nhận xét:

Cho {U1 , U2 , ..., Un } là trường mục tiêu trên U , khi đó:


(1) Với mọi X ∈ X(U ), tồn tại duy nhất ϕi ∈ F(U )(i = 1, · · · , n) sao cho:
n
X
X= ϕi Ui
i=1

Ta có X là trường vectơ song song nếu và chỉ nếu các hàm ϕi (i = 1, · · · , n)


là hàm hằng.
n n
ϕi Ui , Y = ψ i Ui ∈ X(U )(ϕi , ψ i ∈ F(U ), ∀i = 1, · · · , n) và
P P
(2) Nếu X =
i=1 i=1
λ ∈ R, φ ∈ F(U ) thì:
n
(ϕi + ψ i ).Ui ;
P
• X +Y =
i=1
n
(λϕi )Ui ;
P
• λX =
i=1
n
(φ.ϕi )Ui .
P
• φX =
i=1

(3) Cho cơ sở {e1 , e2 , ..., en } của Rn . Khi đó hệ trường vectơ {E1 , E2 , ..., En }
xác định bởi Ei (x0 ) = eix0 , ∀x0 ∈ U là một trường mục tiêu song song trên U và
được gọi là trường mục tiêu xác định bởi cơ sở {e1 , e2 , ..., en }.

Định nghĩa 1.28 (Trường mục tiêu dọc cung tham số). Trường mục tiêu
dọc cung tham số c : I → Rn là hệ n trường vectơ {U1 , U2 , ..., Un } dọc c sao
cho ∀t ∈ I, hệ vectơ {U1 (t), U2 (t), ..., Un (t)} là một cơ sở của không gian vectơ
Tc(t) Rn .

Ta có mọi trường vectơ X dọc c đều được biểu thị duy nhất dưới dạng X =
n
ϕi Ui với ϕi (i = 1, · · · , n) là các hàm liên tục trên I. Từ đó suy ra:
P
i=1
n
DX X dϕi DUi
= ( Ui + ϕi )
dt i=1
dt dt

23
1.4.6 Đạo hàm của hàm số và của trường vectơ theo một hướng và
dọc một trường vectơ

Định nghĩa 1.29 (Đạo hàm của hàm số theo một hướng). Cho U là một
tập mở trong Rn và αx0 ∈ Tx0 U . Khi đó đạo hàm của hàm số ϕ : U → R theo
hướng αx0 , kí hiệu αx0 [ϕ], được định nghĩa là:

d ϕ(x0 + tα) − ϕ(x0 )


αx0 [ϕ] = ϕ(x0 + tα)|t=0 = lim .
dt t→0 t

n
ai ei và ϕ : U → R cho bởi (x1 , x2 , ..., xn ) 7→ ϕ(x1 , x2 , ..., xn ).
P
Giả sử α =
i=1

Xét đạo hàm của hàm số ϕ theo các hướng eix0 (i = 1, · · · , n), ta có:

ϕ(x0 + t.ei ) − ϕ(x0 ) ∂ϕ ∂ϕ


eix0 [ϕ] = lim = (x 0 ) hay e i x0 [ϕ] =
t→0 t ∂xi ∂xi x0
n ∂ϕ
ai
P
Do đó, αx0 [ϕ] = .
i=1 ∂xi x0
Đặc biệt, nếu xét trường mục tiêu song song xác định bởi cơ sở {ei }i=1,n thì:

∂ϕ
Ei (x0 )[ϕ] = .
∂xi x0

Đây là ý nghĩa của đạo hàm riêng của hàm số. Với ý nghĩa đó, trường vectơ

song song Ei còn được kí hiệu là .
∂xi
Tính chất 1.3. Cho ϕ, ψ là hàm số (khả vi) trên tập mở U ⊂ Rn và αx0 , βx0 ∈
Tx0 U, k ∈ R thì:

i/αx0 [ϕ + ψ] = αx0 [ϕ] + αx0 [ψ]

ii/ (kαx0 )[ϕ] = kαx0 [ϕ]

iii/ (αx0 + βx0 )[ϕ] = αx0 [ϕ] + βx0 [ϕ]

iv/αx0 [ϕ.ψ] = αx0 [ϕ]ψ(x0 ) + ϕ(x0 )αx0 [ψ]

Chú ý: Nếu ϕ là một hàm số hằng trên tập mở U ⊂ Rn thì xx0 [ϕ] = 0, ∀xx0 ∈
Tx0 U .
Ngược lại, giả sử U là một tập mở liên thông cung trong Rn và ϕ là một hàm
số khả vi trên U sao cho xx0 [ϕ] = 0, ∀xx0 ∈ Tx0 U thì ϕ là một hàm số hằng trên
U.

24
Định nghĩa 1.30 (Đạo hàm của hàm số dọc một trường vectơ). Cho trường
vectơ X ∈ X(U ) và hàm số ϕ ∈ F(U ). Khi đó, đạo hàm của hàm số ϕ dọc
trường vectơ X, kí hiệu X[ϕ], là hàm số X[ϕ] : U → R cho bởi X[ϕ](x0 ) =
X(x0 )[ϕ], ∀x0 ∈ U.

Tính chất 1.4. Cho X, Y ∈ X(U ) và ϕ, ψ ∈ F(U ) ta có:

i/X[ϕ + ψ] = X[ϕ] + X[ψ]

ii/ (ϕX)[ψ] = ϕX[ψ]

iii/ (X + Y )[ϕ] = X[ϕ] + Y [ϕ]

iv/ X[ϕ.ψ] = X[ϕ]ψ + ϕX[ψ]

Định nghĩa 1.31 (Đạo hàm của trường vectơ theo một hướng). Cho U là
một tập mở trong Rn và Z là trường vectơ trên U . Với x0 ∈ U , xét αx0 ∈ Tx0 U
và cung tham số c : I ⊂ R → U sao cho c(t0 ) = x0 , c0 (t0 ) = αx0 (t0 ∈ I). Khi đó
D(Zo c)
Zo c là một trường vectơ dọc c và vectơ (t0 ) không phụ thuộc vào cung đã
dt
chọn.
D(Zo c)
Vectơ (t0 ) được gọi là đạo hàm của trường vectơ Z theo hướng αx0 và
dt
kí hiệu là Dαx0 Z hay Dc0 (t0 ) Z.

Định nghĩa 1.32 (Đạo hàm của trường vectơ dọc một trường vectơ). Cho
U là một tập mở trong Rn và X, Y ∈ X(U ). Trường vectơ DX Y trên U được xác
định bởi (DX Y )(x0 ) = DX(x0 ) Y, ∀x0 ∈ U được gọi là đạo hàm của trường vectơ
Y dọc trường vectơ X.
Ánh xạ DX : X(U ) → X(U ) cho bởi Y 7→ DX Y được gọi là đạo hàm thuận
biến dọc X.

Tính chất 1.5.

(1) Với X, Y, Z, T ∈ X(U ), ϕ ∈ F(U ) ta có:

i/ DX (Z + T ) = DX Z + DX T

ii/ DϕX Z = ϕDX Z

iii/ DX+Y Z = DX Z + DY Z

iv/ DX (ϕZ) = X[ϕ]Z + ϕDX Z

25
v/ DX [Z.T ] = DX Z.T + Z.DX T
n
ϕi Ei ({Ei }i=1,n là trường mục tiêu song song trên U) thì:
P
(2) Nếu Z =
i=1
n
X
DX Z = X[ϕi ]Ei .
i=1

Chú ý: Với X, Y là trường vectơ trên tập mở U trong Rn thì chưa chắc trường
vectơ DX Y − DY X là trường vectơ 0. Với hàm số ϕ trên U , ta có:

(DX Y − DY X)[ϕ] = X[Y [ϕ]] − Y [X[ϕ]]

Trường vectơ DX Y − DY X còn được kí hiệu là [X, Y ] và gọi là móc Lie của
X với Y .

1.5 DẠNG VI PHÂN TRÊN RN

1.5.1 Tích tenxơ của các không gian vectơ

Định nghĩa 1.33. Cho U, V là hai không gian vectơ thực. Kí hiệu M (U, V ) là
không gian vectơ có cơ sở là tập U × V , nghĩa là M (U, V ) gồm những tổng hình
P
thức hữu hạn dạng ki (ui , vi ), ki ∈ R, (ui , vi ) ∈ U × V.
Giả sử N là không gian con của M (U, V ) sinh bởi các phần tử dạng (u +
u0 , v) − (u, v) − (u0 , v); (u, v + v 0 ) − (u, v) − (u, v 0 ); (ku, v) − k(u, v); (u, kv) −
k(u, v) với (u, v) ∈ U × V.
Đặt U ⊗ V = M (U, V )/N , xét ánh xạ chiếu

Π : M (U, V ) → U ⊗ V.

Với (u, v) ∈ U × V , kí hiệu Π(u, v) = u ⊗ v. Khi đó U ⊗ V là một không gian


vectơ và được gọi là tích tenxơ của hai không gian vectơ U và V , phần tử u ⊗ v
được gọi là tích tenxơ của hai vectơ u và v.

Định nghĩa 1.34. Giả sử W là không gian vectơ và ϕ : U × V → W là ánh xạ


song tuyến tính. Ta nói cặp (W, ϕ) có tính chất phổ dụng đối với U × V nếu với
mọi không gian vectơ S và mỗi ánh xạ song tuyến tính f : U × V → S tồn tại
duy nhất một ánh xạ tuyến tính g : W → S sao cho f = go ϕ.

Định lý 1.6. Giả sử ϕ : U × V → U ⊗ V, ϕ(u, v) = u ⊗ v là ánh xạ song tuyến


tính chính tắc. Khi đó cặp (U ⊗ V, ϕ) có tính chất phổ dụng đối với U × V . Hơn
nữa, nếu (W, ψ) là cặp có tính chất phổ dụng đối với U × V thì (U ⊗ V, ϕ) và cặp
(W, ψ) đẳng cấu theo nghĩa tồn tại đẳng cấu tuyến tính σ : U ⊗ V → W sao cho
ψ = σo ϕ.

26
Chứng minh: Giả sử S là không gian vectơ bất kì và f : U × V → S là ánh
xạ song tuyến tính. Do U × V là cơ sở của M (U, V ) nên ta có thể thác triển f
đến ánh xạ tuyến tính duy nhất F : M (U, V ) → S. Vì f song tuyến tính nên
F(N ) = 0 do đó F cảm sinh ánh xạ tuyến tính g : U ⊗ V → S. Hiển nhiên
f = go ϕ và do ϕ(U × V ) là tập hợp sinh của U ⊗ V nên g là duy nhất.
Giả sử cặp (W, ψ) có tính chất phổ dụng đối với U × V . Khi đó tồn tại
duy nhất ánh xạ tuyến tính τ : W → U ⊗ V để τo ψ = ϕ và tồn tại duy nhất
σ : U ⊗ V → W tuyến tính để σo ϕ = ψ. Từ đó τo σo ϕ = τo ψ = ϕ, do tính duy
nhất ta có τσ = idU ⊗V , tương tự σo τ = idW và như vậy σ, τ là những đẳng cấu
tuyến tính. 

Định lý 1.7. Ta có đẳng cấu tuyến tính duy nhất từ U ⊗V lên V ⊗U , nó chuyển
u ⊗ v thành v ⊗ u với mọi u ∈ U, v ∈ V .

Chứng minh: Xét

f : U × V → V ⊗ U, (u, v) 7→ v ⊗ u

là ánh xạ song tuyến tính. Khi đó tồn tại ánh xạ tuyến tính g : U ⊗ V → V ⊗ U
sao cho g(u ⊗ v) = v ⊗ u. Tương tự, tồn tại ánh xạ tuyến tính g 0 : V ⊗ U → U ⊗ V
sao cho g 0 (v ⊗ u) = u ⊗ v. Từ đó go g 0 = idV ⊗U , go0 g = idU ⊗V và vì vậy g là đẳng
cấu. 

Định lý 1.8. Tồn tại duy nhất đẳng cấu từ R ⊗ U → U chuyển k ⊗ u vào ku.

Chứng minh: Xét


f : R × U → U, (k, u) 7→ ku
là song tuyến tính. Do đó tồn tại duy nhất ánh xạ tuyến tính g : R ⊗ U → U
sao cho g(k ⊗ u) = ku. Ta có g là toàn cấu vì g(1 ⊗ u) = u; g là đơn cấu vì nếu
k ⊗ u 6= k 0 ⊗ u0 ⇒ 1 ⊗ ku 6= 1 ⊗ k 0 u0 ⇒ ku 6= k 0 u0 . Như vậy g là đẳng cấu tuyến
tính. 

Định lý 1.9. Có đẳng cấu duy nhất từ (U ⊗ V ) ⊗ W lên U ⊗ (V ⊗ W ) chuyển


(u ⊗ v) ⊗ w thành u ⊗ (v ⊗ w) với mọi u ∈ U, v ∈ V, w ∈ W .

Chứng minh: Xét

ϕ : (U ⊗ V ) × W → U ⊗ (V ⊗ W ), (u ⊗ v) ⊗ w 7→ u ⊗ (v ⊗ w)

là ánh xạ song tuyến tính. Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ tuyến tính
g : (U ⊗V )⊗W → U ⊗(V ⊗W ) để go Π1 = ϕ với Π1 : (U ⊗V )×W → (U ⊗V )⊗W
là phép chiếu.

27
Tương tự, xét

ψ : U × (V ⊗ W ) → (U ⊗ V ) ⊗ W, (u, v ⊗ w) 7→ (u ⊗ v) ⊗ w

là ánh xạ song tuyến tính. Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ tuyến tính
f : (U ⊗V )⊗W → U ⊗(V ⊗W ) để fo Π2 = ψ với Π2 : U ×(V ⊗W ) → U ⊗(V ⊗W )
là phép chiếu. Do tính duy nhất, ta có

fo g = id(U ⊗V )⊗W , go f = idU ⊗(V ⊗W )

do đó f và g là những đẳng cấu. 

Định lý 1.10. Nếu fi : Ui → Vi (i = 1, 2) là các ánh xạ tuyến tính thì tồn tại
ánh xạ tuyến tính f : U1 ⊗ U2 → V1 ⊗ V2 sao cho với mọi (u1 , u2 ) ∈ U1 × U2 , ta có

f (u1 ⊗ u2 ) = f (u1 ) ⊗ f (u2 ).

Chứng minh: Xét ánh xạ song tuyến tính

ϕ : U1 × U2 → V1 ⊗ V2 , (u1 , u2 ) 7→ f1 (u1 ) ⊗ f2 (u2 ).

Khi đó tồn tại duy nhất ánh xạ tuyến tính f : U1 ⊗ U2 → V1 ⊗ V2 sao cho
f (u1 ⊗ u2 ) = f1 (u1 ) ⊗ f2 (u2 ). Hàm f được gọi là tích tenxơ của hai ánh xạ f1 , f2
và kí hiệu là f = f1 ⊗ f2 . 

Định lý 1.11. Nếu U1 + U2 là tổng trực tiếp thì

(U1 ⊕ U2 ) ⊗ V = (U1 ⊗ V ) ⊕ (U2 ⊗ V ).

Chứng minh: Chứng minh định lí dành cho sinh viên. 

Định lý 1.12. Giả sử dim U = m, dim V = n và {u1 , · · · , um } là cơ sở của U ;


{v1 , · · · , vn } là cơ sở của V thì {ui ⊗ vj ; 1 ≤ i ≤ m, 1 ≤ j ≤ n} là cơ sở của
U ⊗ V . Do đó dim U ⊗ V = dim U. dim V.

Chứng minh: Ta biết rằng {u ⊗ v; u ∈ U, v ∈ V } là hệ sinh của U ⊗ V , như vậy


{ui ⊗ vj } là hệ sinh của U ⊗ V . Ta chứng tỏ hệ {ui ⊗ vj } độc lập tuyến tính.
mij ui ⊗ vj = 0. Gọi {θi , 1 ≤ i ≤ m} là cơ sở đối ngẫu của {ui }
P
Xét
i,j
trong U ∗ và {γ j , 1 ≤ j ≤ n} là cơ sở đối ngẫu của {vj } trong V ∗ . Khi đó
θl (ui ) = δli , γ k (vj ) = δkj . Với mỗi cặp (l, k), xét

θl ⊗ γ k : U × V → R, (u, v) 7→ θl (u).γ k (v)

là ánh xạ song tuyến tính.

28
Do đó tồn tại duy nhất ánh xạ tuyến tính θlk : U ⊗ V → R sao cho

θlk (u ⊗ v) = (θl ⊗ θk )(u, v) = θl (u).θk (v).

Như vậy
!
X X
θlk mij ui ⊗ vj = mij θl (ui ).γ k (vj )
i,j i,j
X
= mij δli .δkj = mlk = 0, ∀l, k.
i,j

Vì vậy {ui ⊗ vj } độc lập tuyến tính. 

Định lý 1.13. Giả sử U và V là hai không gian vectơ hữu hạn chiều. Kí hiệu
U ∗ là không gian đối ngẫu của U và L(U ∗ , V ) là không gian các ánh xạ tuyến
tính từ U ∗ vào V . Khi đó tồn tại đẳng cấu duy nhất g : U ⊗ V → L(U ∗ , V ) sao
cho g(u ⊗ v)(u∗ ) = u∗ (u).v với mọi u ∈ U, v ∈ V, u∗ ∈ U ∗ .

Chứng minh: Xét ánh xạ song tuyến tính f : U × V → L(U ∗ , V ) với (u, v) ∈
U × V, u∗ ∈ U ∗ ta có f (u, v)(u∗ ) = u∗ (u).v. Khi đó tồn tại duy nhất ánh xạ
tuyến tính g : U ⊗ V → L(U ∗ , V ) sao cho g(u ⊗ v)(u∗ ) = u∗ (u).v với mọi
u ∈ U, v ∈ V, u∗ ∈ U ∗ .
Ta chứng minh g là đẳng cấu. Giả sử dim U = m và {u1 , · · · , um } là cơ sở của
U ; {u∗1 , · · · , u∗m } là cơ sở đối ngẫu của {ui } trong U ∗ ; {v1 , · · · , vn } là cơ sở của
V , dim V = n.
Xét
X
mij g(ui ⊗ vj ) = 0
i,j
X
⇒ mij g(ui ⊗ vj )(u∗k ) = 0, ∀k = 1, m
i,j
X X
⇒ mij u∗k (ui ).vj = δki .vj = 0
i,j i,j
X
⇒ mkj .vj = 0 ⇒ mkj = 0, ∀k = 1, m.
j

Do đó hệ {g(ui ⊗ vj )} độc lập tuyến tính.


Vì dim L(U ∗ , V ) = dim U ⊗ V nên g cũng là đẳng cấu. 

Định lý 1.14. Giả sử U, V là hai không gian vectơ trên R. Khi đó ánh xạ tuyến
tính g : U ∗ × V ∗ → (U ⊗ V )∗ xác định bởi g(u∗ × v ∗ )(u ⊗ v) = u∗ (u).v ∗ (v), ∀u∗ ∈
U ∗ , v ∗ ∈ V ∗ , u ∈ U, v ∈ V là đẳng cấu.

Chứng minh: Chứng minh định lí này dành cho sinh viên. 

29
1.5.2 Đại số tenxơ trên không gian vectơ

Định nghĩa 1.35 (Không gian đối ngẫu). Cho V là không gian vectơ trên R
thì không gian đối ngẫu của V , kí hiệu V ∗ là tập hợp các dạng tuyến tính trên
V.

Nếu V là một không gian vectơn chiều trên R với cơ sở là {ei }i=1,n thì V ∗
cũng là một không
 gian vectơ n chiều trên R với cơ sở là {e∗i }i=1,n trong đó
1 nếu i = j
∗i i
e (ej ) = δj = , 1 ≤ i, j ≤ n.
0 nếu i 6= j

Cơ sở {e∗i }i=1,n được gọi là cơ sở đối ngẫu của cơ sở {ei }i=1,n .


Ta định nghĩa hv, v ∗ i = v ∗ (v) với mọi v ∈ V, v ∗ ∈ V ∗ . Khi đó h, i là một dạng
song tuyến tính trên tập V × V ∗ tức là với mọi v, v1 , v2 ∈ V ; v ∗ , v ∗1 , v ∗2 ∈ V ∗ và
α1 , α2 ∈ R ta có:

hα1 v1 + α2 v2 , v ∗ i = α1 hv1 , v ∗ i + α2 hv2 , v ∗ i

hv, α1 v ∗1 + α2 v ∗2 i = α1 hv, v ∗1 i + α2 hv, v ∗2 i

Nếu ta cố định vectơ v ∈ V trong định nghĩa trên thì hv, ·i là một hàm tuyến
tính trên V ∗ . Ngược lại, mọi hàm tuyến tính trên V ∗ đều được biểu diễn dưới
dạng đó.
Thật vậy, gọi ϕ là một hàm tuyến tính bất kì trên V ∗ và
n
X
v= ϕ(e∗i )ei ∈ V
i=1

Thì ta có:
n n n
!
X X X
hv, v ∗ i = ϕ(e∗i )hei , v ∗ i = v ∗ (ei )ϕ(e∗i ) = ϕ v ∗ (ei )e∗i = ϕ(v ∗ )
i=1 i=1 i=1

Suy ra ϕ = hv, ·i.


Vậy ta có thể xem V như một không gian các hàm thực tuyến tính trên V ∗
hay nói cách khác V là không gian đối ngẫu của V ∗ .

Định nghĩa 1.36 (k - tenxơ trên V ). Cho V là không gian vectơ trên R, kí
hiệu V k = V × V... × V (k lần).
Hàm T : V k → R được gọi là hàm đa tuyến tính nếu nó tuyến tính đối với
từng biến tức là:

T (v1 , ..., αvi + βvi0 , ..., vk ) = αT (v1 , ..., vi , ..., vk ) + βT (v1 , ..., vi0 , ..., vk )

30
với mọi i, 1 ≤ i ≤ n và với mọi α, β ∈ R
Hàm đa tuyến tính T : V k → R còn được gọi là một k - tenxơ trên V.

Như vậy tập các k - tenxơ trên V chính là L(V k , R)


Với T, S ∈ L(V k , R) và α ∈ R ta định nghĩa hai phép toán sau:

(T + S)(v1 , ..., vk ) = T (v1 , ..., vk ) + S(v1 , ..., vk )

(αT )(v1 , ..., vk ) = αT (v1 , ..., vk )

L(V k , R) cùng với hai phép toán trên là một R - không gian vectơ.
Giả sử {ei }i=1,n là một cơ sở của V và {e∗i }i=1,n là cơ sở đối ngẫu của nó. Khi
đó e∗i1 ⊗ e∗i2 ⊗ .... ⊗ e∗ik (1 ≤ i1 , ..., ik ≤ n) là cơ sở của không gian L(V k , R) và
do đó dimL(V k , R) = nk .

Định nghĩa 1.37 (Tích tenxơ của các tenxơ trên V ). Cho T ∈ L(V k , R),
S ∈ L(V l , R) thì tích tenxơ của T và S là một (k + l) - tenxơ, kí hiệu là T ⊗ S
và được xác định như sau:

T ⊗ S(v1 , ..., vk , vk+1 , ..., vk+l ) = T (v1 , ..., vk ).S(vk+1 , ..., vk+l ).

Từ định nghĩa ta có nhận xét T ⊗ S 6= S ⊗ T và ta có các tính chất

Tính chất 1.6.

(i) (S1 + S2 ) ⊗ T = S1 ⊗ T + S2 ⊗ T

(ii) S ⊗ (T1 + T2 ) = S ⊗ T1 + S ⊗ T2

(iii) (αS) ⊗ T = S ⊗ (αT ) = α(S ⊗ T )

(iv)(S ⊗ T ) ⊗ V = S ⊗ (T ⊗ V )

Tenxơ (S ⊗ T ) ⊗ V thường được kí hiệu đơn giản là S ⊗ T ⊗ V và và tương


tự ta xét các tích cấp cao hơn T1 ⊗ T2 ⊗ ... ⊗ Tn

Định nghĩa 1.38. Cho v ∗1 , v ∗2 , ..., v ∗k ∈ V ∗ . Ta có:


k
v ∗1 ⊗ v ∗2 ⊗ ... ⊗ v ∗k ∈ V ∗ ⊗ ... ⊗ V ∗ (k lần) = ⊗ V ∗

và với mọi v = (v1 , ..., vk ) ∈ V k thì:

v ∗1 ⊗ v ∗2 ⊗ ... ⊗ v ∗k (v1 , ..., vk ) = v ∗1 (v1 )....v ∗k (vk )

31
Dễ thấy, v ∗1 ⊗ v ∗2 ⊗ ... ⊗ v ∗k là hàm đa tuyến tính nên

v ∗1 ⊗ v ∗2 ⊗ ... ⊗ v ∗k ∈ L(V k , R).

k k
Mặt khác, dim(⊗ V ∗ ) = dim L(V k , R) = nk nên suy ra ⊗ V ∗ = L(V k , R)
Vì V là không gian đối ngẫu của V ∗ nên ta cũng định nghĩa một cách tương
tự:
k
⊗ V = L((V ∗ )k , R)

Định nghĩa 1.39 (Các tenxơ phản biến và hiệp biến). Cho V là không gian
vectơ trên R và V ∗ là không gian đối ngẫu của nó.
r
T r (V ) = ⊗ V = L((V ∗ )r , R) được gọi là không gian các tenxơ r lần phản biến.
Phần tử của T r (V ) được gọi là tenxơ phản biến bậc r hay r - tenxơ trên V ∗ .

Giả sử {ei }i=1,n là một cơ sở của V và {e∗i }i=1,n là cơ sở đối ngẫu của nó thì
hệ {ei1 ⊗ ... ⊗ eir , 1 ≤ i1 , ..., ir ≤ n} là cơ sở của T r .
Gọi {ej }j=1,n là một cơ sở khác của V và {e∗j }j=1,n là cơ sở đối ngẫu của cơ
sở {ej }j=1,n . Giả sử: ei = aji ej
P
j

Với F ∈ T r (V ) thì F = k i1 ...ir ei1 ⊗...⊗eir trong đó k i1 ...ir = F (e∗i1 , ..., e∗ir )
P
i1 ,...,ir
và gọi là các thành phần của tenxơ F đối với cơ sở {ei1 ⊗...⊗eir , 1 ≤ i1 , ..., ir ≤ n}.
P j1 ...jr
Giả sử khi xét trong cơ sở {ej }j=1,n , ta có: F = k ej1 ⊗ ... ⊗ ejr với
j1 ,...,jr
j1 ...jr
k là các thành phần tenxơ của F đối với cơ sở {ej1 ⊗...⊗ejr , 1 ≤ j1 , ..., jr ≤ n}
thì ta có:
X j1 ...jr X
F = k ej1 ⊗ ... ⊗ ejr = k i1 ...ir ei1 ⊗ ... ⊗ eir
j1 ,...,jr i1 ,...,ir
X
= k i1 ...ir aji11 ...ajirr ej1 ⊗ ... ⊗ ejr .
i1 ,...,ir ,j1 ,...,jr

j1 ...jr
k i1 ...ir aji11 ...ajirr .
P
Suy ra: k =
i1 ,...,ir

Đây chính là công thức đổi thành phần của tenxơ phản biến bậc r.
Lưu ý: Ta có: T 0 (V ) = R, T 1 (V ) = V .
s
Định nghĩa 1.40 (Tenxơ hiệp biến bậc s). Ts (V ) = ⊗ V ∗ = L(V s , R) được
gọi là không gian các tenxơ s lần hiệp biến. Phần tử của Ts (V ) được gọi là tenxơ
hiệp biến bậc s hay s - tenxơ trên V.

Giả sử {ei }i=1,··· ,n là một cơ sở của V và {e∗i }i=1,··· ,n là cơ sở đối ngẫu của nó
thì hệ {e∗i1 ⊗ ... ⊗ e∗is , 1 ≤ i1 , ..., is ≤ n} là cơ sở của Ts (V ).

32
Gọi {ej }j=1,n là một cơ sở khác của V và {e∗j }j=1,n là cơ sở đối ngẫu của cơ
sở {ej }j=1,n thì với ei = aji ej , gọi B = (bij ) là ma trận nghịch đảo của ma trận
P

j ∗i
P ji ∗j
A = (ai ) ta có: e = bj e .
j

Thật vậy, ta có:


X X j X j
bij aji = 1 = e∗i (ei ) = e∗i ( ai e j ) = ai e∗i (ej )
j j j

Suy ra
e∗i (ej ) = bij = bij .e∗j (ej )
X X
e∗i (ej ) = bij .e∗j (ej )
j j
X X X
e∗i ( ej ) = bij .e∗j ( ej )
j j j

Vậy e∗i = bij e∗j .


P
j

Khi đó, với L ∈ Ts (V ) giả sử:


X
L= li1 ...is e∗i1 ⊗ ... ⊗ e∗is
i1 ,...,is

X
L= lj1 ...js e∗j1 ⊗ ... ⊗ e∗js
j1 ,...,js

trong đó e∗i = bij e∗j thì tương tự với công thức đổi thành phần của tenxơ phản
P
j
biến bậc r ta có công thức đổi thành phần của tenxơ hiệp biến bậc s là:
X
lj1 ...js = li1 ...is bij11 ...bijss
i1 ,...,is

Định nghĩa 1.41 (Tenxơ kiểu (r, s)). Không gian Tsr (V ) với
r s r s 
Tsr (V ) = ⊗ V ⊗ ⊗ V ∗ = L × V ∗ × × V, R

được gọi là không gian các tenxơ kiểu (r, s) (r lần phản biến, s lần hiệp biến).

Với {ei }i=1,··· ,n và {e∗i }i=1,··· ,n là hai cơ sở đối ngẫu nhau của V và V ∗ tương
ứng thì: ei1 ⊗ ... ⊗ eir ⊗ e∗j1 ⊗ ... ⊗ e∗js (1 ≤ i1 , ..., ir , j1 , ..., js ≤ n) là cơ sở của
Tsr (V ) và ∀x ∈ Tsr (V ). Ta có:
X
∗j1
x= xij11...i
...js ei1 ⊗ ... ⊗ eir ⊗ e
r
⊗ ... ⊗ e∗js
i1 ,...,ir ,j1 ,...,js

33
trong đó xij11...ir ∗i1 ∗ir
...js = x(e , ..., e , ej1 , ..., ejs ).

Ta có công thức đổi thành phần của tenxơ kiểu (r,s) là:
k r j1 js
xkl11...l
...kr
s
= xij11...i r k1
...js ai1 ...air bl1 ...bls

với {ej }j=1,n và {e∗j }j=1,n là cặp cơ sở đối ngẫu nhau trong V và V ∗ (khác với
P j
ai ej , e∗i = bij e∗j và:
P
cặp cơ sở đã cho) trong đó ei =
j j
X
x= xkl11...l
...kr
s
ek1 ⊗ ... ⊗ ekr ⊗ e∗l1 ⊗ ... ⊗ e∗ls
k1 ,...,kr ,l1 ,...,ls

Giả sử x là tenxơ kiểu (r1 , s1 ) và y là tenxơ kiểu (r2 , s2 ) thì tích tenxơ x ⊗ y
kiểu (r1 + r2 , s1 + s2 ) được định nghĩa như sau:
Định nghĩa 1.42.

x ⊗ y(v ∗1 , ..., v ∗r1 +r2 , v1 , ..., vs1 +s2 ) = x(v ∗1 , ..., v ∗r1 , v1 , ..., vs1 )
.y(v ∗r1 +1 , ..., v ∗r1 +r2 , vs1 +1 , ..., vs1 +s2 )

Với cơ sở chọn trước, các thành phần của x ⊗ y là tích các thành phần của x
và y tức là:

i ...i i ...i i r1 +r2...i


(x ⊗ y)k11 ...krs1 +r+s2 = xk11 ...krs1 .ykrs1 +1
+1 ...ks +s
1 2 1 1 1 2

Giả sử r, s ≥ 1. Với mỗi cặp sắp thứ tự số nguyên (i, j) sao cho 1 ≤ i ≤ r, 1 ≤
r−1
j ≤ s thì ánh xạ chập chỉ số Cji từ Tsr (V ) đến Ts−1 (V ) được xác định như sau:

Cji (v) = vj∗ (vi ).v1 ⊗ ... ⊗ vbi ⊗ ... ⊗ vr ⊗ v1∗ ⊗ ... ⊗ vbj∗ ⊗ ... ⊗ vs∗

trong đó v = v1 ⊗ ... ⊗ vr ⊗ v1∗ ⊗ ... ⊗ vs∗ ∈ Tsr (V ) với v1 , ..., vr ∈ V, v1∗ , ..., vs∗ ∈ V ∗ .
Định nghĩa 1.43 (Đại số tenxơ của không gian vectơ V ). Cho V là không
gian vectơ hữu hạn chiều trên R.
Đặt T (V ) = ∞ r r p r+p
P
r,s=0 Ts (V ) với K ∈ Ts (V ) và L ∈ Tq (V ) thì K ⊗L ∈ Ts+q (V ).

Các phép toán "+", ⊗ và nhân với một phần tử thực R làm T (V ) trở thành
một đại số kết hợp trên R, gọi là đại số tenxơ của không gian vectơ V .

1.5.3 Đại số ngoài trên không gian vectơ

Định nghĩa 1.44 (Tenxơ phản đối xứng). Cho V là R - không gian vectơ.
Một k - tenxơ ω ∈ L(V k , R) gọi là k - tenxơ phản đối xứng trên V nếu:

ω(v1 , ..., vi , ..., vj , ..., vk ) = −ω(v1 , ..., vj , ..., vi , ..., vk )

Ta kí hiệu Λk (V ) là tập các tenxơ k lần hiệp biến, phản đối xứng trên V và
ta có Λk (V ) là không gian con của không gian vectơ L(V k , R).

34
Định nghĩa 1.45 (Phép toán f ∗ ). Cho f : V → W là ánh xạ tuyến tính. Ta
xác định ánh xạf ∗ : L(W k , R) → L(V k , R) bởi: (f ∗ T )(v1 , ..., vk ) = T (f (v1 ), ..., f (vk ))
trong đó T ∈ L(W k , R), v1 , ..., vk ∈ V

Chú ý: Dễ thấy f ∗ là ánh xạ tuyến tính và nếu ω ∈ Λk (W ) thì f ∗ (ω) ∈ Λk (V ).


Nhắc lại rằng mỗi song ánh σ : 1, 2, ..., n → 1, 2, ..., n gọi là phép thế bậc n.
Phép thế σ kí hiệu là σ = (i, j) trong đó σ(i) = j, σ(j) = i, σ(k) = k, ∀f 6= i, j
gọi là phép chuyển trí, dấu của phép chuyển trí là -1. Mỗi phép thế đều là tích
của các phép chuyển trí, nếu phép thế σ là tích của một số chẵn các phép chuyển
trí thì dấu của phép thế σ bằng 1, ta kí hiệu signσ = 1. Ngược lại, nếu σ là tích
của một số lẻ các phép chuyển trí thì signσ = −1. Kí hiệu Sn là tập các phép
thế bậc n, nó có n! phần tử. Tập Sn cùng với tích các ánh xạ là một nhóm.

Định nghĩa 1.46 (Phép toán Alt). Với T ∈ L(V k , R), ta xác định k - tenxơ
trên V, kí hiệu Alt(T) như sau:
1 X
Alt(T )(v1 , ..., vk ) = signσ.T (vσ(1) , ..., vσ(k) )
k! σ∈S
n

Từ định nghĩa trên, ta có một số tính chất sau:

Tính chất 1.7. (i) Alt(T+S)=Alt(T)+Alt(S).


(ii) Nếu T ∈ L(V k , R) thì Alt(T ) ∈ Λs (V ).
(iii) Nếu ω ∈ Λs (V ) thì Alt(ω)=ω.
(iv) Alt(Alt(T))=Alt(T)

Chứng minh: (ii) Xét τ là chuyển trí hai phần tử i, j. Ta có


1 X
Alt(T )(v1 , · · · , vi , · · · , vj , · · · , vs ) = signσ.T (vσ(1) , · · · , vσ(s) )
s! σ∈S
s

1 X
= signσ.T (vσ0 (τ (1)) , · · · , vσ0 (τ (i)) , · · · , vσ0 (τ (j)) , · · · , vσ0 (τ (s)) ); (σ = σo0 τ )
s! σ∈S
s

1 X
= signσ 0 .signτ.T (vσ0 (τ (1)) , · · · , vσ0 (τ (j)) , · · · , vσ0 (τ (i)) , · · · , vσ0 (τ (s)) )
s! σ∈S
s

= −T (v1 , · · · , vj , · · · , vi , · · · , vs ).

(iii) Giả sử ω ∈ Λs (V ), khi đó với v1 , · · · , vs ∈ V và σ ∈ Ss thì

ω(vσ(1) , · · · , vσ(s) ) = signσ.ω(v1 , · · · , vs ).

35
Do đó
1 X
Altω(v1 , · · · , vs ) = signσ.ω(vσ(1) , · · · , vσ(s) )
s! σ∈S
s

1 X
= (signσ)2 .ω(v1 , · · · , vs )
s! σ∈S
s

= ω(v1 , · · · , vs ).

Do vậy Altω = ω.
(iv) Khẳng định (iv) là hệ quả trực tiếp của (ii) và (iii). 

Định nghĩa 1.47 (Tích ngoài của các tenxơ phản đối xứng). Cho hai tenxơ
phản đối xứng ω ∈ Λk (V ), η ∈ Λl (V ) thì tích ngoài của ω và η (theo thứ tự) là
(k + l) tenxơ hiệp biến, phản đối xứng, kí hiệu ω ∧ η và được xác định như sau:

(k + l)!
ω∧η = Alt(ω ⊗ η).
k!l!

Tính chất 1.8. Một số tính chất:

(i) (ω1 + ω2 ) ∧ η = ω1 ∧ η + ω2 ∧ η

(ii) ω ∧ (η1 + η2 ) = ω ∧ η1 + ω ∧ η2

(iii) (αω) ∧ η = ω ∧ (αη) = α(ω ∧ η) (α ∈ R)

(iv) ω ∧ η = (−1)kl η ∧ ω (ω ∈ Λk (V ); η ∈ Λl (V ))

(k + l + m)!
(v) (ω ∧ η) ∧ θ = ω ∧ (η ∧ θ) = Alt(ω ⊗ η ⊗ θ)
k!l!m!

(ω ∈ Λk (V ); η ∈ Λl (V ); θ ∈ Λm (V ))

Chứng minh: Chứng minh các tính chất này dành cho sinh viên. 

Định lý 1.15. a) Nếu S ∈ L(V k , R), T ∈ L(V l , R) và Alt(S) = 0 thì

Alt(S ⊗ T ) = Alt(T ⊗ S) = 0.

b) Alt(Alt(ω ⊗ η) ⊗ θ) = Alt(ω ⊗ Alt(η ⊗ θ)) = Alt(ω ⊗ η ⊗ θ).


c) Nếu ω ∈ Λk (V ), η ∈ Λl (V ), θ ∈ Λm (V ) thì

(k + l + m)!
(ω ∧ η) ∧ θ = ω ∧ (η ∧ θ) = Alt(ω ⊗ η ⊗ θ).
k!l!m!

36
Chứng minh: a) Ta có:
1 X
Alt(S⊗T )(v1 , · · · , vk+1 ) = signσS(vσ(1) , · · · , vσ(k) ).T (vσ(k+1) , · · · , vσ(k+l) ).
(k + l)! σ∈S
k+l

Giả sử G = {σ ∈ Sk+l ; σ(i) = i với i = k + 1, · · · , k + l}.


Khi đó
X
signσS(vσ(1) , · · · , vσ(k) ).T (vσ(k+1) , · · · , vσ(k+l) )
σ∈G
X
= signσS(vσ(1) , · · · , vσ(k) ).T (vk+1 , · · · , vk+l )
σ∈G
" #
X
= signσS(vσ(1) , · · · , vσ(k) ) .T (vk+1 , · · · , vk+l ) = 0.
σ∈G

/ G, đặt Gσ0 = {σ 0 .σ0 ; σ 0 ∈ G} và (vσ0 (1) , · · · , vσ0 k+l ) = (ω1 , · · · , ωk+l ).


Nếu σ0 ∈
Khi đó
X
signσS(vσ(1) , · · · , vσ(k) ).T (vσ0 (k+1) , · · · , vσ0 (k+l) )
σ∈Gσ0
X
= signσ 0 .signσ0 S(vσ0 (σ0 (1)) , · · · , vσ0 (σ0 (k)) ).T (vσ0 (σ0 (k+1)) , · · · , vσ0 (σ0 (k+l)) )
σ∈Gσ0
" #
X
= signσ0 signσ 0 S(ωσ0 (1) , · · · , ωσ0 (k) ) .T (ωk+1 , · · · , ωk+l ) = 0.
σ 0 ∈G

Ta có G ∩ Gσ0 = ∅. Thật vậy, nếu có σ ∈ G ∩ Gσ0 thì σ ∈ G và σ = σ 0 .σ0 và


σ 0 ∈ G. Vậy σ0 ∈ G (vô lí).
Như vậy có thể phân Sk+l thành hợp các tập con không giao nhau G, Gσ0 , · · ·
mà tổng lấy theo mỗi tập đó bằng 0. Vậy Alt(T ⊗S) = 0. Tương tự, Alt(S⊗T ) = 0.
b) Ta có:

Alt(Alt(η ⊗ θ) − η ⊗ θ) = Alt(η ⊗ θ) − Alt(η ⊗ θ) = 0.

Theo chứng minh trên thì

0 =Alt(ω ⊗ [Alt(η ⊗ θ) − η ⊗ θ])


= Alt(ω ⊗ Alt(η ⊗ θ) − ω ⊗ η ⊗ θ)
= Alt(ω ⊗ Alt(η ⊗ θ)) − Alt(ω ⊗ η ⊗ θ)

Vậy Alt(ω ⊗ Alt(η ⊗ θ)) = Alt(ω ⊗ η ⊗ θ)


Đẳng thức còn lại chứng minh tương tự.

37
c) Ta có
 
(k + l)!
(ω ∧ η) ∧ θ = Alt(ω ⊗ η) ∧ θ
k!l!
(k + l)! (k + l + m)!
= Alt(Alt(ω ⊗ η) ⊗ θ)
k!l! (k + l)!m!
(k + l + m)!
= Alt(ω ⊗ η ⊗ θ).
k!l!m!

(k + l + m)!
Tương tự, ω ∧ (η ∧ θ) = Alt(ω ⊗ η ⊗ θ).
k!l!m!
Vậy (ω ∧ η) ∧ θ = ω ∧ (η ∧ θ). 

Chú ý: Ta có kí hiệu ω ∧ η ∧ θ = (ω ∧ η) ∧ θ = ω ∧ (η ∧ θ). Do đó ta định nghĩa


các tích ngoài cấp cao hơn một cách tương tự

ω1 ∧ ω2 ∧ · · · ∧ ωn .

Định lý 1.16 (Số chiều của không gian Λk (V )). Giả sử {ei }i=1,··· ,n là môt
cơ sở của V và {e∗i }i=1,··· ,n là cơ sở đối ngẫu của nó. Khi đó e∗i1 ∧ e∗i2 ∧ .... ∧ e∗ik
(1 ≤ i1 < ... < ik ≤ n) là cơ sở của không gian Λk (V ) và do đó dimΛk (V ) = Cnk .

Chứng minh: Ta đặt ϕi = e∗i , i = 1, · · · , n thì {ϕ1 , · · · , ϕn } là cơ sở đối ngẫu


của {e1 , · · · , en }. Ta có

ϕi1 ∧ ϕi2 ∧ · · · ∧ ϕik (ej1 , ej2 · · · , ejk ) =


= k!Alt(ϕi1 ⊗ · · · ⊗ ϕik )(ej1 , · · · , ejk )
X
= signσϕi1 (eσ(j1 ) ) · · · σϕik (eσ(jk ) )
σ∈S
 k
signσ nếu σ(j1 ) = i1 , · · · , σ(jk ) = ik
= 
0 trong các trường hợp khác.

Hệ vectơ ϕi1 ∧ · · · ∧ ϕik , 1 ≤ i1 < · · · < ik ≤ n là độc lập tuyến tính. Thật vậy,
nếu
X
ai1 ···ik ϕi1 ∧ · · · ∧ ϕik = 0
1≤i1 <···<ik ≤n

thì X
0= ai1 ···ik ϕi1 ∧ · · · ∧ ϕik (ej1 , · · · , ejk ) = aj1 ···jk .
1≤i1 <···<ik ≤n

Mỗi vectơ ω ∈ Λk (V ) đều biểu thị tuyến tính qua hệ vectơ ϕi1 ∧ · · · ∧ ϕik .
Thật vậy, vì ω ∈ L(V k , R) nên
X
ω= ai1 ···ik ϕi1 ∧ · · · ∧ ϕik .
1≤i1 <···<ik ≤n

38
P
Do đó ω = Alt(ω) = ai1 ···ik Alt(ϕi1 ⊗ · · · ⊗ ϕik ).
1≤i1 <···<ik ≤n

Vì Alt(ϕi1 ⊗ · · · ⊗ ϕik ) = k!ϕi1 ∧ · · · ∧ ϕik sẽ bằng 0 nếu có hai chỉ số nào đó


bằng nhau, còn nếu i1 , · · · , ik đều khác nhau thì có thể sắp xếp để thỏa mãn điều
kiện i1 < · · · < ik bằng cách đổi dấu.
Vậy ω biểu thị tuyến tính qua hệ vectơ

ϕi1 ∧ · · · ∧ ϕik , 1 ≤ i1 < · · · < ik ≤ n.

Nếu V là không gian vectơn chiều thì Λn (V ) là không gian vectơ môt chiều
và một cơ sở của nó là e∗1 ∧ e∗2 ∧ .... ∧ e∗n . Mỗi vectơ khác không của không gian
một chiều đều là cơ sở của không gian đó.
Trường hợp V = Rn và vi = (ai1 , ai2 , ..., ain ), i = 1, · · · , n thì:
X
e∗1 ∧ e∗2 ∧ .... ∧ e∗n (v1 , ..., vn ) = signσaσ(1)1 ...aσ(n)n = det(aij )
σ∈Sn

trong đó (aij ) là ma trận vuông cấp n mà mỗi dòng là tọa độ của vectơ vi .

Định lý 1.17. Giả sử {v1 , ..., vn } là một cơ sở của không gian vectơ V, ω ∈
n
Λn (V ). Đối với vectơ bất kỳ wi =
P
aij vj , i = 1, · · · , n của V ta có:
j=1

ω(w1 , ..., wn ) = det(aij )ω(v1 , ..., vn ).

Chứng minh: Xét ánh xạ θ : Rn × · · · × Rn → R cho bởi


n n
!
X X
θ((a11 , · · · , a1n ), · · · , (an1 , · · · , ann )) = ω a1j vj , · · · , anj vj .
j=1 j=1

Rõ ràng θ ∈ Λn (Rn ) nên có số λ ∈ Rn sao cho θ = λ det . Giả sử e1 , · · · , en là


cơ sở tự nhiên của Rn . Khi đó

θ(e1 , · · · , en ) = λ det(e1 , · · · , en ) = λ


θ(e1 , · · · , en ) = ω(v1 , · · · , vn ).

Vậy ω(w1 , · · · , wn ) = det(aij )ω(v1 , · · · , vn ). 

Nhận xét: Nếu {w1 , ..., wn } là một cơ sở của V thì (aij ) là ma trận chuyển cơ sở.
Kết quả trên cho ta một tiêu chuẩn phân chia các cơ sở của V thành hai nhóm:
một nhóm gồm các cơ sở {v1 , ..., vn } mà ω(v1 , ..., vn ) > 0 còn nhóm kia gồm các
cơ sở mà ω(v1 , ..., vn ) < 0. Hai cơ sở thuộc cùng một nhóm khi và chỉ khi định

39
thức của ma trận chuyển là một số dương. Mỗi nhóm như thế gọi là một hướng
của V và hướng chứa cơ sở {v1 , ..., vn } được kí hiệu là [v1 , ..., vn ].
Nếu cho một tích vô hướng trên V thì có duy nhất một phần tử ω ∈ Λn (V )
sao cho ω(v1 , · · · , vn ) = 1 đối với bất kì cơ sở trực chuẩn {v1 , · · · , vn } mà
[v1 , · · · , vn ] = µ. Khi đó ω gọi là phần tử thể tích của V xác định bởi hướng
µ. Tenxơ det là phần tử thể tích của Rn xác định bởi hướng [e1 , · · · , en ] và tích
vô hướng tiêu chuẩn còn | det(v1 , · · · , vn )| là thể tích hình hộp dựng trên các đoạn
thẳng nối O với các điểm v1 , · · · , vn .

Định nghĩa 1.48 (Đại số ngoài trên không gian vectơ). Cho V là R - không
gian vectơ m chiều; Λs (V ) là tập các tenxơ s - lần hiệp biến, phản đối xứng trên
V.
P s
Đặt Λ(V ) = Λ (V ) là R - không gian vectơ.
s≥0

Với ω ∈ Λk (V ); η ∈ Λl (V ), phép nhân ngoài ω ∧ η ∈ Λk+l (V ) làm cho Λ(V )


có cấu trúc R - đại số phân bậc, kết hợp, phản giao hoán, có đơn vị. R - đại số
Λ(V ) được gọi là đại số ngoài trên V .

1.5.4 Dạng vi phân trên Rn

Với mỗi điểm p ∈ Rn , ta xét không gian vectơ các k - tenxơ phản đối xứng
Λk (Rnp ) trên Rnp . Gọi {e∗i (p)}i=1,··· ,n là cơ sở đối ngẫu của cơ sở {(ei )p }i=1,··· ,n thì
cơ sở của Λk (Rnp ) là e∗i1 (p) ∧ e∗i2 (p) ∧ .... ∧ e∗ik (p) (1 ≤ i1 < ... < ik ≤ n).

Định nghĩa 1.49 (Dạng vi phân bậc k trên Rn ). Hàm ω : Rn →


S k n
Λ (Rp )
p∈Rn
cho bởi
X
ω(p) = ai1 ...ik (p)e∗i1 (p) ∧ e∗i2 (p) ∧ .... ∧ e∗ik (p)
1≤i1 <...<ik ≤n

được gọi là một dạng vi phân bậc k trên Rn .

Như vậy, mỗi dạng vi phân bậc k trên Rn xác định Cnk hàm ai1 ...ik : Rn → R.
Ta chỉ xét các dạng ω mà các hàm ai1 ...ik khả vi mọi cấp.
Ta kí hiệu Λk (Rn ) là tập các dạng vi phân bậc k trên Rn thì trên Λk (Rn ) có
cấu trúc F(Rn ) - môđun trong đó F(Rn ) là vành các hàm khả vi f : Rn → R.
Cấu trúc môđun được cho bởi:
Với ω, η ∈ Λk (Rn ); p, vi ∈ Rn (i = 1, · · · , k) và f : Rn → R, ta định nghĩa:

(ω + η)(p)((v1 )p , ..., (vk )p ) = ω(p)((v1 )p , ..., (vk )p ) + η(p)((v1 )p , ..., (vk )p )

(f ω)(p)((v1 )p , ..., (vk )p ) = f (p)ω(p)((v1 )p , ..., (vk )p )

40
Ngoài ra, ta có thể định nghĩa tích ngoài của hai dạng vi phân trên Rn như
sau: Nếu ω ∈ Λk (Rn ), η ∈ Λl (Rn ); vi ∈ Rn (i = 1, · · · , k + l) thì:

(ω ∧ η)(p)((v1 )p , ..., (vk+l )p ) = (ω(p) ∧ η(p))((v1 )p , ..., (vk+l )p )

Quy ước rằng hàm khả vi f : Rn → R được coi là dạng bậc 0 trên Rn và f ω
được viết là f ∧ ω.

Định nghĩa 1.50 (Dạng vi phân bậc 1 df trên Rn ). Với hàm khả vi f : Rn →
R, ta xác định dạng vi phân bậc 1 df bởi công thức:

df (p)(vp ) = Df (p)(v), với mọi p ∈ Rn .

Ví dụ 1.3. Xét hàm Πi : Rn → R,

Πi (x1 , · · · , xi , · · · , xn ) = xi , i = 1, 2, · · · , n

Mỗi hàm Πi là tuyến tính nên khả vi. Ta có

dΠi (p)(vp ) = DΠi (p)(v) = v i ,

trong đó v = (v 1 , · · · , v i , · · · , v n ).

1 nếu i = j,
i
Nói riêng DΠ (p)((ej )p ) =
0 nếu i = 6 j.

Như vậy dΠi (p) = ϕi (p) tức là {dΠ1 (p), · · · , dΠn (p)} là cơ sở đối ngẫu của cơ
sở {(e1 )p , · · · , (en )p }.
Ta thường kí hiệu dΠi (p) là dxi (p). Khi đó một dạng bậc k trên Rn được viết:
X
ω(p) = ai1 ···ik (p)dxi1 (p) ∧ · · · ∧ dxik (p)
1≤i1 <···<ik ≤n

với mỗi p ∈ Rn hay viết gọn


X
ω= ai1 ···ik dxi1 ∧ · · · ∧ dxik .
1≤i1 <···<ik ≤n

Định lý 1.18. Cho hàm khả vi f : Rn → R thì df = D1 f dx1 + ... + Dn f dxn .

Chứng minh: Với p ∈ Rn , v = (v 1 , · · · , v n ) ∈ Rn ta có

df (p)(vp ) = Df (p)(v) = D1 f (p)v 1 + D2 f (p)v 2 + ... + Dn f (p)v n


= D1 f (p)dx1 (p) + D2 f (p)dx2 (p) + ... + Dn f (p)dxn (p)
= (D1 f dx1 + ... + Dn f dxn )(p)(vp ).

Vậy df = D1 f dx1 + ... + Dn f dxn . 

41
∂f 1 ∂f n
Lưu ý: Cách viết cổ điển của biểu thức df ở trên là: df = dx + ... + dx .
∂x1 ∂xn
Định nghĩa 1.51 (Phép toán f ∗ ). Cho f : Rn → Rm là hàm khả vi. Khi đó
với mỗi p ∈ Rn ta có ánh xạ tuyến tính Df (p) : Rn → Rm . Nhờ ánh xạ tuyến
tính Df(p), với mỗi dạng ω bậc k trên Rm ta xác định được dạng f ∗ (ω) bậc k
trên Rn bởi công thức:

(f ∗ ω)(p)((v1 )p , ..., (vk )p ) = ω(f (p))(Df (p)(v1 )f (p) , ..., Df (p)(vk )f (p) )

Nếu ω là dạng bậc 0 trên Rm thì quy ước f ∗ ω = ωo f .

Tính chất 1.9. Một số tính chất:

n
(i) Nếu f : Rn → Rm khả vi thì f ∗ (dxi ) = Dj f i dxj (i = 1, m)
P
j=1

(ii) f ∗ (ω1 + ω2 ) = f ∗ (ω1 ) + f ∗ (ω2 )

(iii) f ∗ (gω) = (go f )f ∗ ω.

(iv) f ∗ (ω ∧ η) = f ∗ ω ∧ f ∗ η.

Chứng minh: (i) Với dxi là dạng bậc một trên Rm , theo định nghĩa của f ∗ thì
với p ∈ Rn , b = (v 1 , · · · , v n ) ∈ Rn ta có:

(f ∗ dxi )(p)(vp ) = dxi (f (p))(Df (p)(v))f (p)


Xn n
X
= Dj f i (p)v j = Dj f i (p)dxj (p)(vp ).
j=1 j=1

Pn
Vậy f ∗ dxi = j=1 Dj f i dxj .
Chú ý rằng dxj , j = 1, · · · , n là n dạng vi phân bậc 1 trên Rn .
(ii) Với ω1 , ω2 là hai dạng bậc k trên Rm thì với p ∈ Rn , vi ∈ Rn , i = 1, · · · , k
ta có

f ∗ (ω1 + ω2 )(p)((v1 )p , · · · , (vk )p ) =


= (ω1 + ω2 )(f (p))(Df (p)(v1 )f (p) , · · · , Df (p)(vn )f (p) )
= ω1 (f (p))(Df (p)(v1 )f (p) , · · · , Df (p)(vn )f (p) )+
+ ω2 (f (p))(Df (p)(v1 )f (p) , · · · , Df (p)(vn )f (p) )
= (f ∗ ω1 + f ∗ ω2 )(p)((v1 )p , · · · , (vk )p ).

Vậy f ∗ (ω1 + ω2 ) = f ∗ ω1 + f ∗ ω2 .

42
(iii) Với ω là dạng bậc k trên Rn , g : Rn → R là hàm khả vi. Khi đó với
p ∈ Rn , vi ∈ Rn , i = 1, · · · , k ta có:

f ∗ (gω)(p)((v1 )p , · · · , (vk )p ) =
= (gω)(f (p))(Df (p)(v1 )f (p) , · · · , Df (p)(vk )f (p) )
= g(f (p).ω(f (p))(Df (p)(v1 )f (p) , · · · , Df (p)(vk )f (p) )+
= (g.f )(f ∗ ω)(p)((v1 )p , · · · , (vk )p ).

Vậy f ∗ (gω) = (g.f )f ∗ ω.


(iii) Với ω ∈ Λk (Rm ), η ∈ Λl (Rm ) thì f ∗ (ω ∧ η) là dạng bậc k + l trên Rn . Khi
đó với p ∈ Rn , vi ∈ Rn , i = 1, · · · , k + l ta có:

f ∗ (ω ∧ η)(p)((v1 )p , · · · , (vk+l )p ) =
= (ω ∧ η)(f (p))(Df (p)(v1 )f (p) , · · · , Df (p)(vk+l )f (p) )
= (ω(f (p)) ∧ η(f (p)))(Df (p)(v1 )f (p) , · · · , Df (p)(vk+l )f (p) )+
= (f ∗ ω ∧ f ∗ η)(p)((v1 )p , · · · , (vk+l )p ).

Vậy f ∗ (ω ∧ η) = f ∗ ω ∧ f ∗ η. 

Ví dụ 1.4. Ta xét bậc n trên Rn :

ω = hdx1 ∧ dx2 ∧ · · · ∧ dxn

và hàm khả vi f : Rn → Rn . Khi đó

f ∗ ω = (h.f )f ∗ (dx1 ∧ dx2 ∧ · · · ∧ dxn ).

Với p ∈ Rn và {e1 , · · · , en } là cơ sở tự nhiên của Rn , ta có

f ∗ (dx1 ∧ · · · ∧ dxn )(p)((e1 )p , · · · , (en )p )


= dx1 ∧ · · · ∧ dxn (f (p))(Df (p)(e1 )f (p) , · · · , Df (p)(en )f (p) )
= dx1 ∧ · · · ∧ dxn (f (p))((ω1 )f (p) , · · · , (ωn )f (p) )

n
Di f j (p)ei , i = 1, · · · , n.
P
Trong đó ωi =
j=1

Mặt khác, ta lại có

f ∗ (dx1 ∧ · · · ∧ dxn )(p)((e1 )p , · · · , (en )p )


= det(Di f j (p))dx1 ∧ · · · ∧ dxn (f (p))((e1 )f (p) , · · · , (en )f (p) )

Vậy ta có f ∗ (hdx1 ∧ · · · ∧ dxn ) = (h.f )(det f 0 )dx1 ∧ · · · ∧ dxn .

43
Chú ý rằng có thể tính

f ∗ (dx1 ∧ · · · ∧ dxn ) = f ∗ dx1 ∧ · · · ∧ f ∗ dxn


Xn m
X
1 j
= Dj f dx ∧ · · · ∧ Dj f n dxj
j=1 j=1

= det(Di f j )dx1 ∧ · · · ∧ dxn .

Từ dạng bậc không f : Rn → R trên Rn ta xây dựng được dạng bậc một df
trên Rn . Ta mở rộng điều đó với các dạng bậc k trên Rn .

Định nghĩa 1.52 (Vi phân ngoài của một dạng vi phân). Cho dạng bậc k
trên Rn : ω = ai1 ...ik dxi1 ∧ .... ∧ dxik .
P
i1 <...<ik

Vi phân ngoài của dạng ω là dạng dω bậc k+1 xác định bởi:
n
X X
dω = Dα ai1 ...ik dxα ∧ dxi1 ∧ .... ∧ dxik .
i1 <...<ik α=1

Ví dụ 1.5. Giả sử ω = P dx1 + Qdx2 + Rdx3 là dạng bậc 1 trên R3 thì vi phân
ngoài:

dω = (D1 Q − D2 P )dx1 ∧ dx2 + (D1 R − D3 P )dx1 ∧ dx3 + (D2 R − D3 Q)dx2 ∧ dx3 .

Tính chất 1.10. Một số tính chất:

(i) d(ω + η) = dω + dη

(ii) Nếu ω là dạng bậc k thì: d(ω ∧ η) = (dω) ∧ η + (−1)k ω ∧ dη

(iii) d(dω) = 0.

(iv) Cho ω là dạng bậc k trên Rn , f : Rn → Rm là ánh xạ khả vi


thì: f ∗ (dω) = d(f ∗ ω).

Chứng minh: (i) Vì Dα (f +g) = Dα f +Dα g nên ta có ngay điều cần phải chứng
minh.
(ii) Nếu ω = dxi1 ∧ · · · ∧ dxik , η = dxj1 ∧ · · · ∧ dxjk thì vì

dω = d(dxi1 ∧ · · · ∧ dxik ) = 0

nên cả hai vế đều bằng 0 nên bằng nhau.


Nếu ω là dạng bậc không ω = f : Rn → R và
X
η= aj1 ···jl dxj1 ∧ · · · ∧ dxjl
j1 <···<jl

44
thì
!
X
d(f ∧ η) = d(f.η) = d f aj1 ···jl dxj1 ∧ · · · ∧ dxjl
j1 <···<jl
n
X X
= Dα (f aj1 ···jl )dxα ∧ dxj1 ∧ · · · ∧ dxjl
j1 <···<jl α=1
X X n
= Dα f.aj1 ···jl dxα ∧ dxj1 ∧ · · · ∧ dxjl
j1 <···<jl α=1
n
X X
+= f Dα aj1 ···jl dxα ∧ dxj1 ∧ · · · ∧ dxjl
j1 <···<jl α=1

= df ∧ η + df η.

Công thức trong trường hợp tổng quát suy ra từ (i) và hai điều trên. Vì có
thể coi
ω = P dxi1 ∧ · · · ∧ dxik , η = Qdxj1 ∧ · · · ∧ dxjk

nên

ω ∧ η = (P dxi1 ∧ · · · ∧ dxik ) ∧ (Qdxj1 ∧ · · · ∧ dxjk )


= P Qdxi1 ∧ · · · ∧ dxik ∧ dxj1 ∧ · · · ∧ dxjk .

Khi đó
n
X
d(P Qdxi1 ∧ · · · ∧ dxjk ) = Dα (P Q)dxα ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ dxjk
α=1
n
X
= Dα P.Qdxα ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ dxjk +
α=1
n
X
k
+ (−1) P.Dα Qdxi1 ∧ · · · ∧ dxik ∧ dxα ∧ dxj1 ∧ · · · ∧ dxjk
α=1

= dω ∧ η + (−1)k ω ∧ dη.

ai1 ···ik dxi1 ∧ · · · ∧ dxik . Ta có


P
(iii) Giả sử ω = i1 <···<ik

n
X X
dω = Dα ai1 ···ik dxα ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ dxik .
i1 <···<ik α=1


n X
X X n
d(dω) = Dβ (Dα ai1 ···ik )dxβ ∧ dxα ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ dxik .
i1 <···<ik α=1 β=1

Vì Dβ (Dα ai1 ···ik ) = Dα (Dβ ai1 ···ik ) mà dxβ ∧ dxα = −dxα ∧ dxβ nên d(dω) = 0.

45
(iv) Xét trường hợp ω = h : Rm → R là dạng bậc không. Khi đó
m
X
dh = Dα h.dxα .
α=1

m
X m X
X n
∗ ∗ α
f (dh) = (Dα h.f )f dx = (Dα h.f )Dj f α dxj .
α=1 α=1 j=1

Pm α
Nhưng α=1 (Dα h.f )Dj f = Dj (h.f ).
Pm
Vậy f ∗ (dh) = α=1 Dj (h.f )dxj = d(f ∗ h).
Giả sử điều khẳng định đúng với dạng ω bậc k, tức là f ∗ (dω) = d(f ∗ ω). Ta
chứng minh điều khẳng định đúng với dạng bậc k + 1. Do các điều trên, ta chỉ
cần chứng minh đối với dạng ω ∧ dxi . Ta có

f ∗ (d(ω ∧ dxi )) = f ∗ (dω ∧ dxi + (−1)k ω ∧ d(dxi ))


= f ∗ (dω ∧ dxi ) = f ∗ (dω) ∧ f ∗ (dxi )
= d(f ∗ ω ∧ f ∗ dxi ) = d(f ∗ (ω ∧ dxi )).

Vì d(f ∗ dxi ) = d(df i ) = 0. 

Định nghĩa 1.53 (Dạng đóng và dạng khớp). Dạng ω được gọi là dạng đóng
nếu dω = 0. Dạng ω được gọi là dạng khớp nếu có dạng η sao cho ω = dη.

Chú ý: Từ định nghĩa trên, ta thấy ngay rằng một dạng khớp là một dạng đóng.
Điều ngược lại có đúng không?
Nếu ω = P dx + Qdy là dạng đóng bậc một trên R2 thì D1 Q = D2 P và ω là
dạng khớp, cụ thể ω = df trong đó
Zx Zy
f (x, y) = P (t, 0)dt + Q(0, t)dt.
0 0

Tuy nhiên, nếu ω chỉ xác định trên một tập con của R2
−y x
ω= dx + 2 dy
x2 +y 2 x + y2

thì không tồn tại một hàm f mà hàm df = ω.

Ta tiếp tục xem xét câu hỏi nếu ω là dạng đóng trên Rn thì liệu có tồn tại
dạng h để dh = ω? Trong trường hợp ω là dạng bậc một
n
X
ω= ωi dxi = df
i=1

46
thì Di f = ωi . Ta có thể coi f (0) = 0 và khi đó

Z1 Z1 X
n
d
f (x) = f (tx)dt = Di f (tx)xi dt
dt i=1
0 0

Điều đó dẫn đến ý nghĩ để tìm f theo ω ta xét hàm


Z1 X
n
Iω(x) = ωi (tx)xi dt.
0 i=1

Để có hàm Iω(x) thì chỉ cần ω xác định trên tập A của Rn sao cho x ∈ A thì
toàn bộ đoạn nối 0 với x cũng nằm trong A.

Định nghĩa 1.54. Tập mở A của Rn được gọi là tập mở sao tại 0 nếu ∀x ∈ A
thì tx ∈ A, t ∈ [0, 1].

Bổ đề 1.2. Mọi dạng đóng trên một tập mở a ⊂ Rn sao tại 0 đều là dạng khớp.

Chứng minh: Giả sử


X
ω= ai1 ···ik dxi1 ∧ · · · ∧ dxik
i1 <···<ik

là dạng bậc k trên tập mở A ⊂ Rn sao tại 0.


Ta xét dạng Iω bậc k − 1 như sau, với x ∈ A thì
k Z 1 
X X
α−1 k−1 iα
Iω(x) = (−1) t ai1 ···ik (tx)dt xiα dxi1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxik .
i1 <···<ik α=1 0


Trong biểu thức trên ta bỏ dxiα và được kí hiệu bởi d̂x .
Bằng tính toán trực tiếp, ta sẽ chứng minh rằng

ω = I(dω) + d(Iω)

Do đó khi ω là dạng đóng thì ω = d(Iω), tức là ω là dạng khớp.


Tính d(Iω).
Theo định nghĩa của vi phân ngoài, ta có:
k X
X X n Z 1  
α−1 k−1
d(Iω) = (−1) Dj t ai1 ···ik (tx)dt xiα
i1 <···<ik α=1 j=1 0

dxj ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxik .

47
Ta có
Z 1  
Dj t ai1 ···ik (tx)dt xiα =
k−1

Z 10  Z 1 
k iα
= t Dj ai1 ···ik (tx)dt x + t ai1 ···ik (tx)dt Dj xiα
k−1
0
 0
Z 1 0 nếu j 6= iα

= tk Dj ai1 ···ik (tx)dt xiα + R 1
0  tk−1 ai ···i (tx)dt nếu j = iα .
0 ! k

Do đó
X Z 1 
k−1
d(Iω) =k t ai1 ···ik (tx)dt dxi1 ∧ · · · ∧ dxiα ∧ · · · ∧ dxik
i1 <···<ik 0

X X k+1
n X Z 1 
α−1
+ (−1) t Dj ai1 ···ik (tx)dt xiα
k

i1 <···<ik j=1 α=1 0



dxj ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxik .

Tính I(dω).
Ta có n
X X
dω = Dj ai1 ···ik dxj ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ dxik .
i1 <···<ik j=1

Vậy theo định nghĩa của Iω ta có


n X
X X k+1 Z 1 
α−1
I(dω) = (−1) t Dj ai1 ···ik (tx)dt xiα
k

i1 <···<ik j=1 α=1 0


iα−1
dxj ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxik
X X n Z 1 
= t Dj ai1 ···ik (tx)dt xj dxi1 ∧ · · · ∧ dxik
k

i1 <···<ik j=1 0

n X
X X k+1 Z 1 
α−1
− (−1) t Dj ai1 ···ik (tx)dt xiα
k

i1 <···<ik j=1 α=1 0


iα−1
dxj ∧ dxi1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxik .

48
Vì hai tổng ba lần triệt tiêu nhau nên ta có
X Z 1 
d(Iω) + I(dω) = k t ai1 ···ik (tx)dt dxi1 ∧ · · · ∧ dxik
k−1

i1 <···<ik 0
n Z
X X 1 
+ t Dj ai1 ···ik (tx)dt xj dxi1 ∧ · · · ∧ dxik
k

i1 <···<ik j=1 0

X Z 1 
d k
t ai1 ···ik (tx) dt dxi1 ∧ · · · ∧ dxik

=
i1 <···<ik 0 dt
X
= ai1 ···ik dxi1 ∧ · · · ∧ dxik = ω.
i1 <···<ik

Bổ đề đã được chứng minh. 

1.6 TÍCH PHÂN TRÊN RN

1.6.1 Tích phân bội

Định nghĩa 1.55 (Phép chia một hình hộp). Cho A = [a1 , b1 ] × [a2 , b2 ] ×
· · · × [an , bn ] là một hình hộp đóng trong Rn . Gọi Pi là phép chia đoạn [ai , bi ]
thành các đoạn nhỏ [ti , ti+1 ], i = 0, 1, · · · , n − 1 sao cho

Pi : ai = t0 < t1 < · · · < tn = bi .

Các phép chia Pi , i = 1, 2, · · · , n tạo thành một phép chia P hình hộp A thành
các hình hộp nhỏ. Mỗi hình hộp nhỏ đó gọi là một hình hộp của phép chia P .
Nếu mỗi hình hộp của phép chia P đều tìm được một hình hộp nào đó của
phép chia P 0 chứa nó thì ta nói phép chia P mịn hơn phép chia P 0 .

Cho f : A ⊂ Rn → R là hàm bị chặn, có nghĩa f (A) là tập bị chặn của R.


Đối với mỗi hình hộp S của phép chia P của hình hộp A ta kí hiệu:

MS (f ) = sup{f (x); x ∈ S};

mS (f ) = inf{f (x); x ∈ S}.

Còn nếu A = [a1 , b1 ] × · · · × [an , bn ] thì v(A) = (b1 − a1 ) · · · (bn − an ) gọi là thể
tích của hình hộp A.
P
Định nghĩa 1.56 (Tổng trên và tổng dưới). Số U (f, P ) = MS (f )v(S) (tổng
S
lấy theo tất cả các hình hộp của phép chia P ) gọi là tổng trên của hàm f đối với
phép chia P .
P
Số L(f, P ) = mS (f )v(S) gọi là tổng dưới của hàm f đối với phép chia P .
S

49
Chú ý: Rõ ràng ta có L(f, P ) ≤ U (f, P ).

Nhận xét: Cho P và P 0 là hai phép chia của hình hộp A và

f : A ⊂ RN → R

là hàm bị chặn thì


L(f, P 0 ) ≤ U (f, P ).

Tức là đối với hai phép chia bất kì của A thì tổng dưới của hàm f đối với
phép chia này không lớn hơn tổng trên của hàm f đối với phép chia kia.
Thật vậy, giả sử P 00 là phép chia mịn hơn cả P và P 0 thì

L(f, P 0 ) ≤ L(f, P 00 ) ≤ U (f, P 00 ) ≤ U (f, P ).

Như vậy, cận trên của tất cả các tổng dưới nhỏ hơn hoặc bằng cận dưới của
tất cả các tổng trên.

Định nghĩa 1.57 (Hàm khả tích). Cho A là hình hộp đóng trong Rn và f :
A → R là hàm bị chắn. Ta xét các phép chia của hình hộp A. Nếu cận trên của
tất cả các tổng dưới sup{L(f, P )} bằng cận dưới của các tổng trên inf{U (f, P )}
(cận trên và cận dưới lấy theo tất cả các phép chia P của hình hộp A) thì ta nói
f là hàm khả tích trên A và giá trị chung đó gọi là tích phân của f trên A.
R R
Tích phân của hàm f trên A được kí hiệu f hoặc f (x1 , · · · , xn )dx1 · · · dxn .
A A

Như vậy Z
f = sup{L(f, P )} = inf{U (f, P )}.
A

Ví dụ 1.6. 1. Cho f : A ⊂ Rn → R là hàm hằng, tức là f (x) = c, ∀x ∈ A. Khi


đó bởi mọi phép chia P thì mS (f ) = MS (f ) = c. Do đó

l(F, p) = u(F, p) = cv(A).

Vậy Z
f = cv(A).
A

2. Cho f : [0, 1] × [0, 1] → R xác định bởi



0 nếu x hữu tỉ
f (x, y) = .
1 nếu x vô tỉ

50
Khi đó mọi phép chia P của [0, 1] × [0, 1] ta có

mS (f ) = 0, MS (f ) = 1.

nên
L(f, P ) = 0, U (f, P ) = 1.

Vậy f không khả tích.

Định lý 1.19. Hàm bị chặn f : A ⊂ Rn → R là khả tích khi và chỉ khi với mọi
 > 0 tồn tại phép chia P của hình hộp A sao cho

U (f, P ) − L(f, P ) < .

Chứng minh: Nếu f khả tích thì α = sup{L(f, P )} = inf{U (f, P )}.

Khi đó với 0 = có phép chia P mà L(f, P ) > α − 0 và có phép chia P 0 mà
2
U (f, P ) < α + 0 . Gọi P 00 là phép chia mịn hơn cả P và P 0 thì

L(f, P ) ≤ L(f, P 00 ) và U (f, P 00 ) ≤ U (f, P ).

Vậy
U (f, P 00 ) − L(f, P 00 ) ≤ .

Nếu có phép chia P của hình hộp A mà

U (f, P ) − L(f, P ) < 

thì
sup{L(f, P )} = inf{U (f, P )}.

Thật vậy, nếu M = sup{L(f, P )}, m = inf{U (f, P )} và M < m thì khi lấy
 = m − M sẽ không có phép chia P nào để U (f, P ) − L(f, P ) < . 

Định lí sau đây chuyển việc tính tích phân của hàm f trên hình hộp A =
[a1 , b1 ] × · · · × [an , bn ] về việc tính tích phân của các hàm số trên các đoạn thẳng
[ai , bi ].
Giả sử A ⊂ Rn , B ⊂ Rm là các hình hộp đóng thì A × B là hình hộp đóng
trong Rn+m . Cho f : A × B → R là hàm khả tích.
Với mỗi x ∈ A, xét hàm gx : B → R xác định bởi

gx (y) = f (x, y).

51
Hàm gx có thể không khả tích trên B nhưng tồn tại sup{L(gx , P )} và inf{U (gx , P )}.
Khi đó ta lập được các hàm

l : A → R, L(x) = sup{L(gx , P )};

u : A → R, U (x) = inf{U (gx , P )}.

Định lý 1.20. Cho A ⊂ Rn , B ⊂ Rm là các hình hộp đóng và f : A × A → R là


hàm khả tích.
Khi đó L và U là các hàm khả tích trên A và
Z Z Z
f = L = U.
A×B A A

Chứng minh: Kí hiệu PA , PB lần lượt là các phép chia hình hộp A, B. Hai phép
chia đó cho ta một phép chia P của hình hộp A × B. Mỗi hình hộp S của phép
chia P có dạng S = SA × SB trong đó SA , SB lần lượt là các hình hộp của phép
chia PA và PB .
Ta có
X X
L(f, P ) = mS (f )v(S) = mSA ×SB (f ).v(SA × SB )
S SA ,SB
!
X X
= mSA ×SB (f )v(SB ) v(SA ). 
SA SB

vì v(SA × SB ) = v(SA ).v(sB ).


Nếu x ∈ SA thì mSA ×SB (f ) ≤ mSB (gx ). Do đó
X X
mSA ×SB (f )v(SB ) ≤ mSB (gx )v(SB ) ≤ l(x).
SB SB

Vì vậy !
X X
mSA ×SB (f )v(SB ) v(SA ) ≤ L(l, PA )
SA SB

tức là L(f, P ) ≤ L(l, PA ).


Tương tự U (u, PA ) ≤ U (f, P ). Tóm lại ta có

L(f, P ) ≤ L(l, PA ) ≤ U (l, PA ) ≤ U (u, PA ) ≤ U (f, P ).

Vì f khả tích trên A×B nên sup{L(f, P )} = inf{U (f, P )} suy ra sup{L(l, PA )} =
inf{U (l, PA )} tức là l khả tích trên A và
Z Z
f = l.
A×B A

52
R R
Chú ý: 1) Các tích phân A
l, A
u gọi là các tích phân lặp.
Thay cho gx : B → R, x ∈ A ta có thể xét gy : A → R, gy (x) = f (x, y), với
y ∈ B và dẫn đến các tích phân lặp theo thứ tự ngược lại.
2) Khi ta xét các hàm f : A × B → R liên tục thì gx khả tích và
Z Z
l(x) = gx = f (x, y)dy,
B B

đồng thời Z Z Z 
f (x, y)dxdy = f (x, y)dy dx.
A×B A B

Khi áp dụng n lần định lí trên ta có


Z Z bn  Z b1  
1 n 1 n 1 n 1
f (x , · · · , x )dx · · · x = ··· f (x , · · · , x )dx ··· dxn .
[a1 ,b1 ]×···×[an ,bn ] an a1

Ví dụ 1.7.
Z Z
1 n 11 n 1
x · · · x dx · · · x = x2 · · · xn dx2 · · · xn = .
[0,1]n =[0,1]×···×[0,1] 2 [0,1]n−1 2n

Chú ý: 1) Trên đây ta xét tích phân của các hàm cho trên hình hộp. Tích phân
lấy trên các tập khác được đưa về trường hợp trên. Giả sử C ⊂ Rn và C ⊂ A, A
R R
là hình hộp đóng, f : A → R là hàm bị chặn thì C f = A f XC trong đó

0 nếux ∈ /C
XC (x) =
1 nếux ∈ C.

2) Ta có công thức đổi biến số tương tự như trường hợp hàm một biến, A ⊂ Rn
là tập mở, g : A → Rn khả vi liên tục và đơn ánh sao cho det g 0 (x) 6= 0 với mọi
x ∈ A. Khi đó ta có Z Z
f = (f.g)| det g 0 |.
g(A) A

1.6.2 Tích phân của các dạng vi phân

Định nghĩa 1.58 (Lập phương kì dị n chiều). Hình hộp [0, 1]n = [0, 1] ×
[0, 1] × · · · × [0, 1] còn gọi là hình lập phương.
Ánh xạ liên tục c : [0, 1]n → A ⊂ Rm trong đó A là tập mở và m ≥ n gọi là
một lập phương kì dị n chiều trong A.

Qui ước [0, 1]0 = {0} và lập phương kì dị không chiều trong A là ánh xạ liên
tục c : {0} → A.

53
Lập phương kì dị n chiều

I n : [0, 1]n → Rn , I n (x1 , · · · , xn ) = (x1 , · · · , xn )

gọi là lập phương chuẩn n chiều.


Tổng hình thức các lập phương kì dịn chiều trong A với hệ số nguyên được
gọi là dây chuyền kì dị n chiều. Như vậy mỗi dây chuyền kì dị n chiều trong A
P
là biểu thức dạng i ai ci trong đó ai là các số nguyên, ci là lập phương kì dị n
chiều trong A và tổng đó là hữu hạn.
Với mỗi i, 1 ≤ i ≤ n và mỗi số α (α bằng 0 hoặc bằng 1) lập phương kì dị
n − 1 chiều
n
I(i,α) : [0, 1]n−1 → Rn ,

với
n
I(i,α) (x1 , · · · , xn−1 ) = (x1 , · · · , xi−1 , α, xi , · · · , xn−1 )

được gọi là (i, α)-mặt của I n .


Chẳng hạn, lập phương chuẩn hai chiều có bốn (i, α) - mặt

2 2
I(1,0) (x) = (0, x); I(2,0) (x) = (x, 0),

2 2
I(1,1) (x) = (1, x); I(2,1) (x) = (x, 1).

Định nghĩa 1.59 (Biên của lập phương kì dị n chiều). Biên của lập phương
tiêu chuẩn I n là dây chuyền kì dị n − 1 chiều, kí hiệu là ∂I n và xác định bởi
n X
X
∂I n = (−1)i+α I(i,α)
n
.
i=1 α=0,1

Chẳng hạn, biên của I 2 :

∂I 2 = −I(0,1)
2 2
+ I(1,1) 2
+ I(2,0) 2
− I(2,1) .

Đối với lập phương kì dị n chiều c : [0, 1]n → A thì (i, α) - mặt của c là lập
n
phương kì dị n − 1 chiều c(1,α) = c.I(i,α) và biên của c là
n X
X
∂c = (−1)i+α c(i,α) .
i=1 α=0,1

P P
Cuối cùng, nếu i ai ci là dây chuyền kì dị n chiều thì biên của nó là i ai ∂ci .

Định lý 1.21. ∂(∂c) = 0 đối với mọi dây chuyền kì dị n chiều c trong A.

54
Chứng minh: Đầu tiên ta chứng minh cho trường hợp c là lập phương kì dị n
n
chiều. Ta xét (I(i,α) )(j,β) trong đó i ≤ j, α và β là các số 0 hoặc 1.

n
(I(i,α) )(j,β) (x1 , · · · , xn−2 ) = I(i,α)
n
(x1 , · · · , xj−1 , β, xj , · · · , xn−2 )
= I n (x1 , · · · , xi−1 , α, xi , · · · , xj−1 , β, xj , · · · , xn−2 )

Tương tự,
n
(I(j+1,β) )(i,α) (x1 , · · · , xn−2 ) = I(j+1,β)
n
(x1 , · · · , xi−1 , α, xi , · · · , xn−2 )
= I n (x1 , · · · , xi−1 , α, xi , · · · , xj−1 , β, xj , · · · , xn−2 )

Vậy
n n
(I(i,α) )(j,β) = (I(j+1,β) )(i,α) với i ≤ j.

Từ đó suy ra
(c(i,α) )(j,β) = (c(j+1,β) )(i,α) .

Ta có
n X
!
X
i+α
∂(∂c) = ∂ (−1) c(i,α)
i=1 α=0,1
n X X
X n−1 X
(−1)i+α+j+β c(i,α)

= (j,β)
.
i=1 α=0,1 j=1 β=0,1

 
Trong tổng trên c(i,α) (j,β) và c(j+1,β) (i,α) với 1 ≤ i ≤ j ≤ n − 1 là các đại
lượng ngược dấu nhau. Hơn nữa, ta có thể chia {(k, l); 1 ≤ k ≤ n, 1 ≤ l ≤ n − 1}
thành các cặp (i, j), (j + 1, i) với 1 ≤ i ≤ j ≤ n − 1 nên trong tổng trên các cặp
triệt tiêu nhau. Do đó ∂(∂c) = 0. 

Chú ý: Điều ngược lại của định lí trên nói chung không đúng. Chẳng hạn lập
phương kì dị một chiều:

c : [0, 1] → R2 \ {0}, c(t) = (sin 2πnt, cos 2πnt).

Có c(0) = c(1) nên ∂c = 0. Tuy nhiên không có lập phương kì dị hai chiều
nào trong R2 \ {0} có biên là c.

Sau đây, ta sẽ chỉ xét các lập phương kì dị khả vi n chiều.

Định nghĩa 1.60. Giả sử ω là dạng bậc k trên [0, 1]k ⊂ Rk . Khi đó ω = f dx1 ∧
· · · ∧ dxk , trong đó f : [0, 1]k → R và ta xác định
Z Z
1 k
f dx ∧ · · · ∧ dx = f (x1 , · · · , xk )dx1 · · · dxk .
[0,1]k [0,1]k

55
Định nghĩa 1.61. Nếu ω là dạng bậc k trên A ⊂ Rm còn c là lập phương kì dị
k chiều trong A thì ta xác định
Z Z
ω= c∗ ω.
c [0,1]k

Chú ý: (I k )∗ (f dx1 ∧ · · · ∧ dxk ) = f.dx1 ∧ · · · ∧ dxk .


Nên
Z Z
1 k
f dx ∧ · · · ∧ dx = f.dx1 ∧ · · · ∧ dxk
Ik [0,1]k
Z
= f (x1 , · · · , xk )dx1 · · · dxk .
[0,1]k

Định nghĩa 1.62. Trường hợp k = 0 thì ω là một hàm

ω:A→R

còn c : {0} → A. Ta đặt Z


ω = ω(c(0)).
c

Định nghĩa 1.63. Nếu ω là dạng bậc k trên A ⊂ Rm và


P
i ai ci là dây chuyền
kì dị k chiều trong A, ta đặt
Z X Z
P
ω= ai ω.
i ai ci i ci

Chú ý: Tích phân của các dạng bậc một theo một dây chuyền kì dị một chiều
là tích phân đường, còn tích phân của các dạng bậc hai theo một dây chuyền kì
dị hai chiều là tích phân mặt.

Định lý 1.22 ( Định lí Stokes). Cho ω là dạng bậc k − 1 trong A ⊂ Rm và c


là một dây chuyền kì dị k chiều trong A. Khi đó
Z Z
dω = ω.
c ∂c

Chứng minh: Trước tiên xét trường hợp c = I k và ω là dạng bậc k − 1 trên A.
Dạng ω là tổng các dạng bậc k − 1 sau
i
f dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk .

nên ta chỉ cần chứng minh định lí cho mỗi dạng như vậy. Ta sẽ chứng minh
Z   Z
1 i k i
d f dx ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dx = f dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk .
Ik ∂I k

56
bằng tính toán trực tiếp. Ta có:
Z
i
f dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk =
∂I k
k X Z  
X i
= (−1) j+α k
(I(j,α) )∗ f dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk .
j=1 α=0,1 [0,1]k−1


 i

k
(I(j,α) )∗ f dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk =

f (x1 , · · · , α, · · · , xk−1 )f dx1 ∧ · · · ∧ d̂xi ∧ · · · ∧ dxk nếu i = j
=
0 nếu i 6= j.

(Chú ý rằng α được xen vào giữa xi−1 và xi ).


Do đó
Z
i
f dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk
∂I k
Z
i+1 i
= (−1) f (x1 , · · · , α, · · · , xk−1 )dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk
[0,1]k−1
Z
i
+ (−1)i f (x1 , · · · , α, · · · , xk−1 )dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk .
[0,1]k−1

Bây giờ ta tính


Z  
1 i k
d f dx ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dx =
Ik Z
i−1 i
= (−1) Di f dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk
k
Z[0,1]
i
= (−1)i−1 f (x1 , · · · , 1, · · · , xk )dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk
k−1
Z [0,1]
i
+ (−1)i f (x1 , · · · , 1, · · · , xk )dx1 ∧ · · · ∧ d̂x ∧ · · · ∧ dxk .
[0,1]k−1

R R
Vậy Ik
dω = ∂I k
ω.
Trường hợp c là lập phương kì dị k chiều tùy ý thì
Z Z Z
X
i+α
∗
ω= P ω= (−1) c.I(i,α) ω
∂c i+α c.I [0,1]k−1
i (−1) (i,α) i
X Z Z

= (−1)i+α
I(i,α) (c∗ ω) = c∗ ω. 
i [0,1]k−1 ∂I k

Do đó
Z Z Z Z Z
∗ ∗ ∗
d(ω) = c (dω) = d(c ω) = cω= ω.
c Ik Ik ∂I k ∂c

57
P
Trường hợp khi c = i ai ci là dây chuyền kì dị k chiều thì
Z X Z X Z Z
dω = ai dω = ai ω= ω.
c i ci i ∂ci ∂c

58
BÀI TẬP

1. Trong Rn từ đẳng thức


n
X n
X
i j
ϕij dx ∧ dx = ψij dxi ∧ dxj
i,j=1 i,j=1

có kéo theo ϕij = ψij , (i, j = 1, · · · , n) không?

2. Cho dạng vi phân bậc một trên R3

θ = ydx − xdy + dz

a. Hỏi các hàm số ϕ, ψ trên R3 phải thỏa mãn điều kiện gì để θ = ψdϕ là
một dạng đóng? Chứng minh rằng một điều kiện cần là ϕ, ψ không phụ
thuộc z.
b. Tìm ϕ chỉ phụ thuộc x, ψ chỉ phụ thuộc y để θ − ψdϕ là một dạng đóng.

3. Xét dạng vi phân trên R2 \ {0}:


xdy − ydx
θ= p
( x2 + y 2 )k

với k là một số nguyên dương.


Tìm k để dθ = 0.

4. Với R > 0, n nguyên dương, xét lập phương kì dị một chiều

cR,n : [0, n] → R2 \ {0}, cR,n(t) = (R cos 2πnt, R sin 2πnt).

Chứng minh rằng có một hình lập phương kì dị hai chiều c : [0, 1]2 → R2 \{0}
sao cho
∂c = cR1 ,n − cR2 ,n .

5. Cho f : R3 → R3 , f (x, y, z) = (x2 y + z, xz, z) và ω = (2x + y + z)dx ∧ dx ∧


dy ∧ dz. Tính f ∗ ω.
R
6. Tính c ω trong các trường hợp sau:
a. c : [0, 1] → R2 , c(t) = (cos 2πt, sin 2πt)
ω = ydx − xdy.
b. c : [0, 1] → R3 , c(t) = (1 + 2t, 1 + 3t, 1 + 4t)
ω = xdx + ydy + (x + y − 1)dz.
c. c : [0, 1]2 → R3 , c(t, s) = (1 − t − s, s, t)

59
ω = xzdx ∧ dy + xydy ∧ dz + yzdz ∧ dx
d. c : [0, 1]n → Rn , c(t1 , · · · , tn ) = (t1 , 2t2 , · · · , ntn )
ω = (x1 + 21 x2 + · · · + n1 xn )dx1 ∧ · · · ∧ dxn .

7. Cho
cR,n : [0, 1] → R2 \ {0}, cR,n (t) = (R cos 2πnt, R sin 2πnt).

Tính
−y
Z
x
dx + 2 dy.
cR,n x2
+y 2 x + y2

Dựa vào kết quả trên, nhờ định lí Stokes suy ra rằng cR,n 6= ∂c với mọi dây
chuyền kì dị hai chiều c trong R2 \ {0}.

60
CHƯƠNG 2.
ĐA TẠP KHẢ VI

2.1 ĐỊNH NGHĨA ĐA TẠP KHẢ VI VÀ VÍ DỤ

Định nghĩa 2.1. Cho M là không gian tôpô Hausdorff, một bản đồ m chiều
trên M là cặp (U , φ) trong đó U là một tập mở của M và φ : U → φ(U ) là một
đồng phôi từ U lên φ(U ) mở trong Rm .

Nếu (U , φ) là một bản đồ m chiều trên M thì với mỗi p ∈ U ta có: φ(p) =
(φ1 (p), ..., φm (p)) ∈ Rm . Các số φi (p) (i = 1, · · · , m) gọi là các tọa độ địa phương
của p. Ánh xạ φ−1 : φ(U ) → U gọi là một tham số hóa địa phương của M .

Định nghĩa 2.2. Một họ các bản đồ m chiều {(Ui , φi )}i∈I của M được gọi là
một atlat m chiều khả vi lớp C k (k > 0) nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

S
(i) Họ {Ui }i∈I là một phủ mở của M , tức là M = Ui .
i∈I

(ii) Với hai bản đồ tùy ý (U1 , φ1 ), (U2 , φ2 ) mà U1 ∩ U2 6= ∅ thì ánh xạ

φ2o φ−1
1 : φ1 (U1 ∩ U2 ) → φ2 (U1 ∩ U2 ) ⊂ R
m

là ánh xạ khả vi lớp C k .

Trên tập các atlat m chiều khả vi lớp C k của M , ta xét quan hệ tương đương
sau:
Hai atlat A = {(Ui , φi )}i∈I và B = {(Uj , ψj )}j∈J (lớp C k ) m chiều của M
được gọi là tương đương nếu {(Ui , φi ), (Uj , ψj )}i∈I,j∈J cũng là một atlat (lớp C k )
m chiều của M .
Mỗi lớp tương đương của quan hệ tương đương xác định như trên gọi là một
cấu trúc khả vi (lớp C k ) m chiều trên M .

Định nghĩa 2.3. Không gian tôpô Hausdorff M cùng với một cấu trúc khả vi
(lớp C k ) m chiều trên nó được gọi là một đa tạp khả vi m chiều lớp C k , thường
kí hiệu là M (khi cấu trúc khả vi đã rõ) và ta có dim M = m.

Khi k = ∞ thì cấu trúc khả vi tương thích được gọi là cấu trúc nhẵn trên M
và khi đó M được gọi là đa tạp nhẵn. Từ nay trở đi, nếu không nhấn mạnh thì
ta chỉ xét các đa tạp nhẵn.

Ví dụ 2.1.

61
1) Trên Rm cho atlat khả vi gồm một bản đồ {(Rm , id)} xác định cấu trúc nhẵn
trên Rm gọi là cấu trúc khả vi chính tắc của Rm . Khi đó Rm là một đa tạp khả
vi m chiều.
2) Trên R cho atlat khả vi gồm một bản đồ {(R, ϕ)} trong đó ϕ : R → R cho bởi
ϕ(x) = x3 xác định cấu trúc khả vi khác với cấu trúc khả vi chính tắc trên R (vì
{(R, id), (R, ϕ)} không phải là atlat khả vi trên R). Khi đó R là là một đa tạp
khả vi một chiều.
Lưu ý: Trên cùng một không gian tôpô Hausdorff M có thể có nhiều cấu trúc
khả vi khác nhau.
3) Giả sử M là đa tạp khả vi m-chiều, {(Ui , ϕi ), i ∈ I} là một atlas khả vi lớp C k ,
U là tập con mở khác rỗng của M . Khi đó dễ thấy U cũng là đa tạp khả vi m-
chiều lớp C k sinh bởi cấu trúc khả vi trên M với atlas khả vi C = {(Vi , ψi ), i ∈ I}
ở đó Vi = Ui ∩ U 6= ∅ và ψi = ϕi |Vi . Đặc biệt, nếu (U, ϕ) là bản đồ địa phương
trên M thì U cũng là đa tạp khả vi.
4) Gọi X là tập hợp các đường thẳng trong R2 , U là tập hợp các đường thẳng
không có phương đứng và V là tập hợp các đường thẳng không có phương ngang.
Ta có U ∪ V = X.
Phương trình của mỗi đường thẳng thuộc U có dạng: y = mx + l. Xét ánh xạ
ϕ : U → R2 xác định bởi ϕ(mx + l) = (m, l).
Phương trình của mỗi đường thẳng thuộc V có dạng: x = my + l. Xét ánh xạ
ψ : V → R2 xác định bởi ψ(my + l) = (m, l).
Tập hợp U ∩ V gồm những đường thẳng có phương trình dạng: y = mx + l
1 l
với m 6= 0 suy ra x = .y − .
m m
Ta có ϕ(U ∩ V ) = {(m, l) ∈ R2 |m 6= 0} là một tập mở trong R2 và ánh xạ
ψo ϕ−1 : ϕ(U ∩ V ) → ψ(U ∩ V ) ⊂ R2
1 l
xác định bởi ψo ϕ−1 (m, l) = ( , − ) là ánh xạ khả vi.
m m
Do đó {(U, ϕ), (V, ψ)} là atlat khả vi xác định một cấu trúc khả vi trên X.
Vậy X là một đa tạp khả vi 2 chiều.
5) Cho đường tròn S 1 ⊂ R2 : S 1 = {(x, y) ∈ R2 |x2 + y 2 = 1}.
a) Ta xây dựng một atlat khả vi một chiều gồm bốn bản đồ trên S 1 .
Xét atlat A gồm bốn bản đồ A = {(Ui , φi )}i=1,4 trong đó:
U1 = {(x, y) ∈ S 1 |x > 0}; φ1 (x, y) = y
U2 = {(x, y) ∈ S 1 |x < 0}; φ2 (x, y) = y
U3 = {(x, y) ∈ S 1 |y > 0}; φ3 (x, y) = x

62
U4 = {(x, y) ∈ S 1 |y < 0}; φ4 (x, y) = x

Khi đó {Ui }i=1,4 là một phủ mở của S 1 và với hai bản đồ bất kì của atlat A
mà Ui ∩ Uj 6= ∅ thì ánh xạ φjo φ−1
i : φi (Ui ∩ Uj ) → φj (Ui ∩ Uj ) ⊂ R khả vi.

Thật vậy, chẳng hạn với U1 ∩ U4 6= ∅, ta xét ánh xạ φ4o φ−1 : φ1 (U1 ∩ U4 ) →
√ −1
√1
φ4 (U1 ∩ U4 ) ⊂ R xác định bởi x 7→ 1 − x (do φ1 (x) = ( 1 − x2 , x)) thì ánh
2

xạ này khả vi.


Vậy atlat A khả vi xác định cấu trúc nhẵn trên S 1 .
b) Ta xây dựng một atlat khả vi gồm hai bản đồ trên S 1 .
Xét atlat B gồm hai bản đồ B = {(Ui , φi )}i=1,2 trong đó:

U1 = {(x, y) ∈ S 1 \{A(0; 1)}}; φ1 : U1 → R xác định bởi


x
(x, y) 7→
1−y
U2 = {(x, y) ∈ S 1 \{B(0; −1)}}; φ2 : U2 → R xác định bởi
x
(x, y) 7→
1+y
x x
Ta có φ1 , φ2 được gọi là phép chiếu nổi A, B tương ứng, trong đó,
1−y 1+y
lần lượt là hoành độ giao điểm của AM và Ox, BM và Ox với M (x, y).
Dễ thấy họ {Ui }i=1,2 là phủ mở của S 1 , U1 ∩ U2 6= ∅ và ánh xạ

φ2o φ−1
1 : φ1 (U1 ∩ U2 ) → φ2 (U1 ∩ U2 ) ⊂ R

1 2x x2 − 1
xác định bởi x 7→ (do φ−1
1 (x) = ( , )) là ánh xạ khả vi. Do đó atlat
x 1 + x2 x2 + 1
B khả vi xác định cấu trúc khả vi nhẵn trên S 1 .

63
Vậy S 1 là đa tạp khả vi một chiều với cấu trúc khả vi được xác định bởi atlat
khả vi A gồm 4 bản đồ hay atlat khả vi B gồm 2 bản đồ.
6) Tổng quát cho mặt cầu:

S n = {x = (x1 , x2 , ..., xn+1 ) ∈ Rn+1 |(x1 )2 + (x2 )2 + ... + (xn+1 )2 = 1}

a) Ta xây dựng atlat khả vi gồm 2n+2 bản đồ trên S n .


Xét atlat A gồm 2n+2 bản đồ A = {(Ui± , φ±
i )}i=1,n+1 trong đó:

Ui+ = {x ∈ S n |xi > 0}; φ+ + n


i : Ui → R xác định bởi

φ+ 1
i (x , ..., x
n+1
) = (x1 , .., xbi , ..., xn+1 )
Ui− = {x ∈ S n |xi < 0}; φ− − n
i : Ui → R xác định bởi

φ− 1
i (x , ..., x
n+1
) = (x1 , .., xbi , ..., xn+1 )
(kí hiệu xbi là bỏ số xi ).
Ta có {Ui+ , Ui− }i=1,n+1 là một phủ mở S n .
Với hai bản đồ bất kì của atlat A mà Ui± ∩ Uj s± 6= ∅ (giả sử j < i) thì ánh
xạ
φ± ± −1
jo (φi ) : φ± ± ± ± ± ±
i (Ui ∩ Uj ) → φj (Ui ∩ Uj ) ⊂ R
n

xác định bởi

p
φ±
jo (φ± −1 1
i ) (x , x2
, ..., x n
) = (x 1
, ..., x
b j , ..., ± 1 − ((x1 )2 + ... + (xn )2 ), xi , ..., xn )

là ánh xạ khả vi.


Do đó atlat A khả vi xác định cấu trúc nhẵn trên S n .
b) Ta xây dựng atlat khả vi gồm hai bản đồ trên S n .
Gọi N (0, 0, ..., 0, 1) là cực bắc của mặt cầu S n và S(0, 0, ..., 0, −1) là cực nam
của mặt cầu S n .
Xét atlat B gồm hai bản đồ B = {(Ui , φi )}i=1,2 trong đó:
U1 = {x ∈ S n \{N }}; φ1 : U1 → Rn xác định bởi

1 n+1 x1 xn
φ1 (x , ..., x )=( , ..., )
1 − xn+1 1 − xn+1

U2 = {x ∈ S n \{S}}; φ2 : U2 → Rn xác định bởi

x1 xn
φ2 (x1 , ..., xn+1 ) = ( , ..., )
1 + xn+1 1 + xn+1

64
φ1 , φ2 gọi là phép chiếu nổi từ cực N, S tương ứng và
p
xn+1 = 1 − ((x1 )2 + ... + (xn )2 )

Ta có {Ui }i=1,2 là phủ mở của S 1 , U1 ∩ U2 6= ∅ và ánh xạ

φ2o φ−1
1 : φ1 (U1 ∩ U2 ) → φ2 (U1 ∩ U2 ) ⊂ R
n

x1 xn
xác định bởi x = (x1 , ..., xn ) 7→ ( , ..., ) là ánh xạ khả vi.
kxk2 kxk2
2x1 2xn kxk2 − 1
(do φ−1
1 (x) = ( , ..., , )).
kxk2 + 1 kxk2 + 1 kxk2 + 1
Do đó atlat B khả vi xác định cấu trúc nhẵn trên S n .
Vậy S n là đa tạp khả vi n chiều với cấu trúc khả vi được xác định bởi atlat
khả vi A gồm 2n+2 bản đồ hay atlat khả vi B gồm hai bản đồ.
7) Đa tạp xạ ảnh thực Pn (R).
Xét quan hệ ∼ trên Rn+1 \{0} như sau: ∀x, y ∈ Rn+1 \{0} : x ∼ y ⇔ ∃λ 6= 0 :
y = λ.x
Dễ thấy, ∼ là quan hệ tương đương. Nó định ra các lớp tương đương trên
Rn+1 \{0}, kí hiệu [x] = [x1 , ..., xn+1 ] với x = (x1 , ..., xn+1 ) ∈ Rn+1 \{0}. Khi đó
Pn (R) = (Rn+1 \{0})/ ∼= {[x]|x ∈ Rn+1 \{0}} cùng với tôpô thương là một
không gian Hausdorff.
Xét atlat {(Ui , φi )}i=1,n+1 trong đó:

∗Ui = {[x] = [x1 , ..., xn+1 ] ∈ Pn (R)|xi 6= 0}

n+1
n x1 xi
c x
∗φi : Ui → R xác định bởi φi ([x]) = ( i , ..., i , ..., i )
x x x

65
Ta có {Ui }i=1,n+1 là phủ mở của Pn (R).
Với Ui ∩ Uj 6= ∅ (i < j) thì ánh xạ φjo φ−1 i : φi (Ui ∩ Uj ) → φj (Ui ∩ Uj ) ⊂ Rn
n
x1 1 xi xj
c x
xác định bởi φjo φ−1
i (x 1
, x2
, ..., x n
) = ( , ..., , , ..., , ..., ) là ánh xạ khả
xj xj xj xj xj
vi.
(do φ−1 1 2 n 1 i n
i (x , x , ..., x ) = [x , ..., 1, x , ..., x ].)

Do đó atlat {(Ui , φi )}i=1,n+1 khả vi xác định cấu trúc khả vi nhẵn trên Pn (R).
Vậy Pn (R) là đa tạp khả vi n chiều.
8) Cho đa tạp khả vi m chiều M với atlat A = {(Ui , ϕi )}i∈I và đa tạp khả vi
n chiều với atlat B = {(Vj , ψj )}j∈J . Khi đó không gian tôpô Hausdorff M × N
với atlat khả vi A × B = {(Ui × Vj , ϕi × ψj )}i∈I,j∈J (trong đó ϕi × ψj : Ui × Vj →
ϕi (Ui ) × ψj (Vj ) ⊂ Rm+n ) là đa tạp khả vi m + n chiều và gọi là đa tạp tích của
hai đa tạp M và N .
Chẳng hạn:

∗ Rn × Rm là đa tạp khả vi n + m chiều.


∗ Hình trụ R × S 1 là đa tạp khả vi hai chiều.

9) Giả sử V là không gian vectơ n chiều trên trường số thực R và G(k, V ) là


tập hợp các không gian con k chiều của V . Xét không gian đối ngẫu V ∗ của V ,
(v 1∗ , · · · , v n∗ ) là cơ sở của V ∗ . Nếu v ∗ ∈ V ∗ và E ∈ G(k, V ) thì ta kí hiệu vE∗ là
hạn chế của v ∗ trên E.
Với mỗi bộ (i1 , · · · , ik ), 1 ≤ i1 < · · · < ik ≤ n, ta đặt
i∗ i∗
U i1 ,··· ,ik = {E ∈ G(k, V ) : vE1 , · · · , vEk là cơ sở củaE ∗ }.

Giả sử (j1 , · · · , jn−k ) là tập các chỉ số bù của (i1 , · · · , ik ) với j1 < · · · < jn−k .
Khi đó
k
jp∗ ∗
X
v E= hpl v il E, nếu E ∈ U i1 ···ik ; p = 1, · · · , n − k.
l=1

Xét ánh xạ

Φi1 ,··· ,ik : U i1 ,··· ,ik → Rk(n−k) , E 7→ hpl , p = 1, · · · , n − k; l = 1, · · · , k.

Ta chứng minh được Φi1 ,··· ,ik là song ánh và G(k, V ) = i1 <···<ik U i1 ,··· ,ik . DO
S

đó có thể cho một tôpô trên G(k, V ) sao cho Φi1 ,··· ,ik là những đồng phôi và họ
{U i1 ,··· ,ik , Φi1 ,··· ,ik } tạo thành một atlas khả vi trên G(k, V ). Như vậy G(k, V ) là
đa tạp khả vi với số chiều k(n − k).

66
10) Ta nêu một ví dụ chứng tỏ có những đối tượng hình học không thể trang
bị một cấu trúc khả vi trên nó. Trong không gian hai chiều R2 lấy hai đường
thẳng cắt nhau có phương trình y = ±x trong một hệ tọa độ cho trước. Khi đó
dễ thấy tập M gồm hai đường thẳng này coi là không gian tôpô con của R2 không
là đa tạp tôpô vì vậy không thể trang bị một cấu trúc khả vi trên M , nghĩa là
M không thể là một đa tạp khả vi.

2.2 ÁNH XẠ KHẢ VI

Định nghĩa 2.4 (Ánh xạ khả vi tại một điểm). Giả sử M, N là hai đa tạp
khả vi với số chiều m, n tương ứng. Ánh xạ f : M → N được gọi là khả vi tại
p ∈ M nếu f liên tục và với mọi bản đồ địa phương (U, φ) của M quanh p và bản
đồ (V, ψ) của N quanh f (p) sao cho f (U ) ⊂ V ánh xạ ψo fo φ−1 : φ(U ) ⊂ Rm → Rn
khả vi tại điểm φ(p) ∈ Rm .

Dựa vào định nghĩa ánh xạ khả vi tại một điểm ở trên, ta có f là ánh xạ khả
vi nếu nó khả vi tại mọi điểmp ∈ M .
Định nghĩa 2.5. Cho M, N là hai đa tạp khả vi có số chiều lần lượt là m, n
tương ứng. Ánh xạ f : M → N được gọi là ánh xạ khả vi nếu f liên tục và với
mọi bản đồ (U, φ) của M , bản đồ (V, ψ) của N mà U ∩ f −1 (V ) 6= ∅ thì ánh xạ
ψo fo φ−1 đi từ tập mở φ(U ∩ f −1 (V )) của Rm vào Rn là ánh xạ khả vi.

Định nghĩa 2.6 (Hạng của ánh xạ khả vi tại một điểm). Hạng của ánh xạ
khả vi f tại điểm p ∈ M , kí hiệu rankp (f ), là hạng của ánh xạ khả vi ψo fo φ−1
tại φ(p) tức là hạng của ma trận Jacobi (Dj (ψo fo φ−1 )i )n×m (i = 1, n, j = 1, m)
tại φ(p).

Nhận xét: Giả sử f : M → N là ánh xạ khả vi, p ∈ M và (V, ψ) là bản đồ địa


phương quanh f (p), các tọa độ của nó được cho bởi n hàm y j trên V . Giả sử
(U, ϕ) là bản đồ quanh p ∈ M , các tọa độ cho bởi

ϕ(.) = (x1 , · · · , xm ), f (U ) ⊂ V.

Khi đó ánh xạ y j được cho bởi biểu thức

y j = hj (x1 , · · · , xm ), j = 1, · · · , n.

trong đó hj là những hàm khả vi. Ngược lại, giả sử cho ánh xạ liên tục f : M → N
mà biểu diễn địa phương có dạng trên trong đó các hàm hj khả vi thì f khả vi
và biểu diễn này của ánh xạ f phụ thuộc vào việc  chọn 
các bản đồ địa phương
∂hj
(U, ϕ) và (V, ψ). Ta thấy rằng hạng của ma trận tại điểm ϕ(p) =
∂xi n×m
(x1 (p), · · · , xm (p)) không phụ thuộc vào việc chọn bản đồ địa phương và nó được
gọi là hạng của ánh xạ f tại điểm p.

67
Định nghĩa 2.7 (Dìm - Ngập - Trải - Nhúng). Cho ánh xạ khả vi f : M →
N:
∗ f được gọi là một dìm tại p ∈ M nếu rankp (f )=dim M.
∗ f được gọi là một ngập tại p ∈ M nếu rankp (f )=dim N.
∗ f được gọi là một trải tại p ∈ M nếu rankp (f )=dim M=dim N.
Ta nói f là dìm, ngập hay trải nếu theo thứ tự f là dìm, ngập hay trải tại mọi
p ∈ M.
∗ f được gọi là một nhúng nếu f là một dìm và f là một đồng phôi lên ảnh.
∗ f gọi là một nhúng khả vi nếu f đơn ánh và f là một nhúng.

Định nghĩa 2.8 (Vi phôi). Nếu ánh xạ khả vi f : M → N có ánh xạ ngược
f −1 : N → M cũng khả vi thì f được gọi là một vi phôi.

Ví dụ: Xét M = R với cấu trúc khả vi chính tắc và N = R với cấu trúc khả vi
{(R, ϕ)} trong đó ϕ : R → R xác định bởi ϕ(x) = x3 . Ánh xạ f : M → N cho

bởi f (x) = 3 x là ánh xạ khả vi vì ido fo ϕ−1 = id khả vi.
Ánh xạ f là song ánh và có ánh xạ ngược f −1 : N → M cho bởi f −1 (x) = x3
cũng là ánh xạ khả vi do ϕo fo−1 id−1 = id khả vi.
Vậy f là một vi phôi.

Tính chất 2.1. Một số tính chất:


(1) Ánh xạ khả vi lớp C k từ đa tạp khả vi (lớp C k ) M vào R là hàm số khả vi lớp
C k trên M . Tập các hàm số đó tạo thành một R - đại số, kí hiệu Fk (M ) (F∞ (M ),
kí hiệu đơn giản F(M ), là R - đại số các hàm số nhẵn trên đa tạp nhẵn M ).
(2) Ánh xạ đồng nhất của mỗi đa tạp khả vi là ánh xạ khả vi. Hợp thành của hai
ánh xạ khả vi là ánh xạ khả vi.
Hợp thành của hai vi phôi là một vi phôi. Các vi phôi từ M lên chính nó tạo
thành một nhóm gọi là nhóm vi phôi của M , kí hiệu là Dif f (M ).
(3) Trải là một vi phôi địa phương, tức là: f : M → N là một trải thì với mỗi
p ∈ M , có tập mở U 3 p trong M sao cho f |U : U → f (U ) là một vi phôi từ U
lên tập mở f (U ) trong N .
Ánh xạ giữa các đa tạp khả vi là một vi phôi khi và chỉ khi nó là một trải và
là một đồng phôi.
(4) Nếu M1 và M2 là các đa tạp khả vi thì:
- Các phép chiếu chính tắc: p1 : M1 × M2 → M1 , p1 (x, y) = x

p2 : M1 × M2 → M2 , p1 (x, y) = y

68
- Các phép nhúng chính tắc: ((x0 , y0 ) là các điểm cố định cho trước)

i1 : M1 → M1 × M2 , i1 (x) = (x, y0 )

i2 : M2 → M1 × M2 , i2 (y) = (x0 , y)

là các ánh xạ khả vi.

2.3 ĐA TẠP KHẢ VI PARACOMPACT VÀ PHÂN HOẠCH ĐƠN


VỊ KHẢ VI

2.3.1 Không gian tôpô paracompact

Một phủ {Ui }i∈I của không gian tôpô X được gọi là hữu hạn địa phương nếu
với mỗi x ∈ X có một tập mở U chứa x sao cho U có giao khác rỗng chỉ với một
số hữu hạn các tập Ui của phủ đó.
Phủ {Vj }j∈J của X được gọi là nội tiếp phủ {Ui }i∈I của X nếu mỗi Vj nằm
trong một Ui nào đó tức là có ánh xạ r : J → I sao cho Vj ⊂ Ur(j) với mọi j ∈ J.

Định nghĩa 2.9. Không gian tôpô Hausdorff X được gọi là không gian para-
compact nếu mọi phủ mở của nó đều có phủ nội tiếp hữu hạn địa phương.

Dễ thấy rằng nếu X compact thì X là paracompact. Người ta chứng minh được
rằng nếu đa tạp tôpô X là hợp đếm được những compact thì nó là paracompact
và ngược lại.

2.3.2 Định lí phân hoạch đơn vị khả vi

Định lý 2.1. Cho M là đa tạp khả vi paracompact, {Ui }i∈I là một phủ mở của
M . Khi đó tồn tại họ {fi }i∈I các hàm khả vi fi : M → R thỏa mãn các điều kiện
sau:
(1) fi (x) ≥ 0, ∀x ∈ M.
(2) suppfi = {x ∈ M : fi (x) 6= 0} ⊂ Ui .
P
(3) fi (x) = 1, ∀x ∈ M.
i∈I

Họ {fi }i∈I thỏa mãn ba điều kiện trên gọi là phân hoạch đơn vị khả vi phù
hợp với phủ {Ui }i∈I .

Chứng minh: Đầu tiên, kí hiệu B(a, r) = {x ∈ Rn ; d(a, x) ≤ r} là hình cầu tâm
a, bán kính r trong Rn . Ta xây dựng hàm khả vi f : Rn → R thỏa mãn

f |B(0,1) = 1, f |Rn \B(0,2) = 0 và f (Rn ) ⊂ [0, 1].

69
Xét hàm g : R → R xác định bởi
−1


 2
g(t) = e t nếu t > 0

0 nếu t ≤ 0.

Sau đó, ta xét hàm h : R → R cho bởi


g(2 − t)
h(t) = .
g(2 − t) + g(t − 1)

Ta có t ≥ 2 thì h(t) = 0, t ≤ 1 thì h(t) = 1 còn t ∈ (1, 2) thì h(t) > 0.


Bây giờ lập hàm f : Rn → R theo công thức

f (x) = h(|x|)

là hàm khả vi và thỏa mãn yêu cầu đặt ra là

f |B(0,1) = 1, f |Rn \B(0,2) = 0 và f (Rn ) ⊂ [0, 1].

Khi đó suppf ⊂ B(0, 2).


Do tính chất paracompact, ta có phủ mở hữu hạn địa phương {Vj }j∈J của M
nội tiếp phủ {Ui }i∈I sao cho Vj nằm trong một bản đồ (U, ϕ) của M , ϕ(Vj ) ⊃
B(0, 2).
Ta có Vj ⊂ Ur(j) trong đó r : J → I.
Đặt Wj = ϕ−1 (B(0, 1)) ⊂ Vj .
Với mỗi j ∈ J, xét hàm gj : M → R xác định bởi

f.ϕ(x) nếu x ∈ U
gj (x) =
0 nếu x ∈
/ U.

Rõ ràng gj là ánh xạ khả vi và suppgj ⊂ Vj . Vì phủ {Vj }j∈J là địa phương


hữu hạn nên với mỗi x ∈ M chỉ có một số hữu hạn các gj (x) 6= 0 nên ta có hàm
g : M → R xác định bởi
X
g(x) = gj (x).
j∈J

Dễ thấy g là ánh xạ khả vi và g(x) > 0 với mọi x ∈ M .


Với mỗi i ∈ I, x ∈ M , đặt
P
gj (x)
j∈r−1 (i)
fi (x) =
g(x)

70
nếu r−1 (i) 6= ∅ và fi (x) = 0 nếu r−1 (i) = ∅.
Họ {fi }i∈I thỏa mãn các yêu cầu của định lí. 

Hệ quả 2.1. Cho M là đa tạp khả vi paracompact và K ⊂ U ⊂ M , trong đó K


là một tập đóng còn U là tập mở. Khi đó tồn tại hàm khả vi f : M → R sao cho
suppf ⊂ U và f (x) = 1 với mọi x ∈ K.

Chứng minh: Ta có {U, V = M \ K} là một phủ mở của M . Vậy có phân hoạch


đơn vị khả vi {fU , fV } phù hợp với phủ đó. Khi đó f = fU là hàm yêu cầu vì
suppfv ⊂ U và nếu x ∈ K thì fv (x) = 0 nên fv (x) = 1. 

2.3.3 Áp dụng

Nếu A là tập con đóng của đa tạp khả vi M thì ánh xạ f : A → R được gọi
là ánh xạ khả vi nếu với mỗi x ∈ A có tập mở Vx chứa x trong M và hàm khả vi
fx : Vx → R sao cho fx bằng f trên Vx ∩ A. Khi đó ta có định lí sau

Định lý 2.2. Hàm khả vi xác định trên một tập đóng của đa tạp khả vi para-
compact có thể thác triển thành hàm khả vi trên đa tạp.

Chứng minh: M là đa tạp khả vi paracompact, A ⊂ M là tập đóng. Hàm


f : A → R là ánh xạ khả vi. Xét phủ mở của M :

U = {Vx , M \ A}x∈A .

Gọi V = {Uα }α∈I là phủ hữu hạn địa phương nội tiếp của phủ U. Với mỗi
α ∈ I xét ánh xạ khả vi gα : Uα → R như sau:
Nếu Vα nằm trong Vx thì lấy gx = fx |Vα còn nếu Vα không chứa trong Vx nào
thì gα = 0.
Gọi {fα }α∈I là phân hoạch đơn vị phù hợp với phủ V. Lập ánh xạ g : M → R
như sau: X
g(x) = fα (x).gα (x).
α∈I

Khi đó g là ánh xạ khả vi và g|A = f .


Dùng phân hoạch đơn vị khả vi ta có thể xấp xỉ khả vi mọi ánh xạ liên tục
đến một ánh xạ đơn vị. 

Định lý 2.3. Cho M là đa tạp khả vi paracompact, f : M → Rp là ánh xạ liên


tục và hàm số liên tục  : M → R,  > 0. Khi đó có ánh xạ khả vi F : M → Rp
sao cho với mọi x ∈ M ta có

|F (x) − f (x)| < (x).

71
Chứng minh: Lấy phủ mở hữu hạn địa phương {Vj }j∈J của M mà Vj là compact.
Vì  là hàm liên tục nên với mỗi j ∈ J có số kj > 0 để |Vj > kj . Với mỗi x ∈ M ,
đặt δ(x) = min kj và lấy tập mở Ωx chứa x và chỉ có giao khác rỗng với một
x∈Vj
số hữu hạn các Vj . Khi đó có tập mở Ux chứa x nằm trong Ωx sao cho với mọi
y ∈ Ωx ta có:
|f (y) − f (x)| < δ(y).

Phủ mở {Ux }x∈M có phân hoạch đơn vị khả vi {ϕx }x∈M . Xét các ánh xạ hằng
P
fx : M → R, fx (y) = f (x) với mọi y ∈ M và đặt F = ϕx fx thì f là ánh xạ
x∈M
khả vi từ M đến Rp . Khi đó với mọi y ∈ M ta có:

X
|F (y) − f (y)| = ϕx (y)fx (y) − f (y)


x∈M
X X
= ϕx (y)f (x) − ϕx (y)f (y)


x∈M x∈M

X
= ϕx (y)(f (x) − f (y))


x∈M
X
≤ ϕx (y) |f (x) − f (y)| . 
x∈M

Nếu y ∈
/ Ux thì ϕx (y) = 0 còn y ∈ Ux thì

|f (y) − f (x)| < δ(y)

nên X
|F (y) − f (y)| = ϕx (y)δ(y) = δ(y).
x∈M

Từ đó nếu y ∈ Vj thì δ(y) ≤ kj ≤ (y)., do đó

|F (y) − f (y)| < (y).

Chú ý: 1) Hai áp dụng ta vừa xét minh họa cho điều có thể "dán" các cấu trúc
địa phương thành một cấu trúc trên toàn thể đa tạp nhờ phân hoạch đơn vị.
2) Ánh xạ f : M → R là ánh xạ khả vi nếu với mọi bản đồ (V, ϕ) của M thì
−1
f.ϕ là ánh xạ khả vi vì ta xét cấu trúc khả vi chính tắc trên R.
Kí hiệu C ∞ (M, R) là tập các ánh xạ khả vi từ M đến R thì C ∞ (M, R) là một
R-đại số.

72
2.4 KHÔNG GIAN TIẾP XÚC - PHÂN THỚ TIẾP XÚC - ÁNH
XẠ TIẾP XÚC - TRƯỜNG VECTƠ

2.4.1 Không gian tiếp xúc

Trong Rn có khái niệm vectơ tiếp xúc tại một điểm, nó là cơ sở của phép toán
đạo hàm của hàm số theo một phương (mà trường hợp đặc biệt là đạo hàm riêng
của hàm số tại điểm đó). Bây giờ ta sẽ đưa khái niệm đó lên đa tạp M .
Cho M là đa tạp khả vi m chiều và J là một khoảng mở của R chứa điểm 0.
Một ánh xạ khả vi c : J → M với c(0) = p được gọi là một đường cong khả vi
qua p ∈ M . Ánh xạ f : M → R lớp C r được gọi là một hàm khả vi lớp C r trên
M . Nếu U mở nằm trong M , f |U : U → R thuộc lớp C r thì f được gọi là hàm
khả vi trong lân cận U ⊂ M . Kí hiệu F r (M ) là tập hợp các mầm hàm khả vi
(lớp C r ) trên M , F r (p) là tập hợp các hàm khả vi lớp C r trong lân cận của p và
Cp1 (M ) là tập các đường cong c khả vi lớp C 1 trên M sao cho c(0) = p.
Trên tập các đường cong khả vi qua p ∈ M ta xét quan hệ ∼ như sau: Với
c1 , c2 là hai đường cong khả vi qua p ∈ M , ta có c1 ∼ c2 khi và chỉ khi có bản
d d
đồ (U, x) quanh p với x = (x1 , ..., xm ) sao cho: (xjo c1 (t))|t=0 = (xjo c2 (t))|t=0
dt dt
(∀j = 1, · · · , m).
Dễ thấy quan hệ ∼ là quan hệ tương đương và nó định ra các lớp tương đương
trên trên tập các đường cong khả vi qua p ∈ M . Mỗi lớp tương đương được gọi
là một vectơ tiếp xúc tại p của M . Vectơ tiếp xúc có đại diện là đường cong c
được kí hiệu là [c]. Tập các vectơ tiếp xúc tại p của M được kí hiệu là Tp M .
Sau đây ta mô tả cấu trúc của Tp M . Ta gọi một đạo hàm tại p ∈ M là ánh
xạ v : F(M ) → R thỏa mãn:

(i) v(f + g) = v(f ) + v(g) ∀f, g ∈ F(M );

(ii) v(rf ) = r.v(f ) ∀f ∈ F(M ), ∀r ∈ R;

(iii) v(fo g) = f (p).v(g) + g(p).v(f ) ∀f, g ∈ F(M ).

Tập hợp các đạo hàm tại p ∈ M kí hiệu là Dp M .


∀v, v1 , v2 ∈ Dp M ; f ∈ F(M ) và r ∈ R ta định nghĩa hai phép toán sau:

(v1 + v2 )(f ) = v1 (f ) + v2 (f );

(rv)(f ) = rv(f ).

Tập Dp M cùng với hai phép toán trên lập thành một không gian vectơ m chiều

73
(  )

(bằng với số chiều của M) và một cơ sở của nó là , j = 1, · · · , m trong
∂xj p
 

đó (j = 1, · · · , m) được định nghĩa như sau:
∂xj p
Với một bản đồ địa phương (U, x) quanh p ∈ M trong đó x = (x1 , ..., xm ) thì:
 
∂ ∂
j
f= (fo x−1 )|x(p) = Dj (fo x−1 )|x(p)
∂x p ∂uj

trong đó Dj kí hiệu đạo hàm riêng thứ j.


Ta chứng minh nhận định này, trước tiên ta xét bổ đề sau:

Bổ đề 2.1. Cho bản đồ địa phương (U, x) quanh p ∈ M trong đó x = (x1 , ..., xm )
và x(p) = (0, ..., 0) ∈ Rm thì với mọi f ∈ F(M ) sẽ tồn tại fj ∈ F(M ) sao cho:
 

(i) fj (p) = f
∂xj p
m m
xs (q)fs (q) hay f = kf (p) + xs f s
P P
(ii) f (q) = f (p) +
s=1 s=1

trong đó q thuộc lân cận của p và với mọi c ∈ R, hàm kc : M → R là hàm


hằng với giá trị hàm bằng c tại mọi điểm.

Chứng minh: Đặt F = fo x−1 xác định trên một tập mở V ⊂ Rm chứa điểm 0
(trong đó V = x(U )). Khi đó với mọi a = (a1 , a2 , ..., am ), ta có:

F (a1 , a2 , ..., am ) = F (a1 , a2 , ..., am ) − F (a1 , a2 , ..., am−1 , 0) + F (a1 , a2 , ..., am−1 , 0)
− F (a1 , a2 , ..., am−2 , 0, 0) + ... + F (a1 , 0, ..., 0) − F (0, ..., 0) + F (0, ..., 0)

Hay ta có thể viết:


m
X t=1
F (a1 , a2 , ..., am ) = F (0, 0, ..., 0) + F (a1 , a2 , ..., taj , 0, ..., 0) t=0
j=1

m Z 1
X ∂F
= F (0, 0, ..., 0) + dt (a1 , a2 , ...aj−1 , taj , 0, ..., 0).aj
j=1 0
∂uj
Xm
= F (0, 0, ..., 0) + aj Fj (a1 , a2 , ..., am )
j=1

Z1
∂F
trong đó: Fj (a1 , a2 , ..., am ) = dt (a1 , a2 , ..., aj−1 , taj , 0, ..., 0).
∂uj
0

Khi đó fj = Fjo x xác định trên lân cận của p ∈ M .

74
Do đó với q thuộc lân cận của p ∈ M ta có:
f (q) = (fo x−1 )(x(q)) = F (x1 (q), ..., xm (q))
m
X
= F (0, 0, ..., 0) + xj (q)Fj (x1 (q), ..., xm (q))
j=1
m
X
= f (p) + xj (q)fj (q)
j=1

Như vậy ta đã chứng minh được (ii).


  m

xs fs ta có:
P
Với ∈ D p M và f = kf (p) +
∂xj p s=1
    m
"   !   #
∂ ∂ X ∂ ∂
f= kf (p) + xs fs (p) + xs (p) fs
∂xj p ∂xj p s=1
∂x j
p ∂xj p

Lưu ý xs (p) = 0 với mọi s = 1, · · · , m và với v ∈ Dp M, c ∈ R ta có:


v(kc ) = v(ck1 ) = cv(k1 ) = cv(k1 × k1 ) (do k1 = 1 = 1 × 1 = k1 × k1 )
= c(k1 (p)v(k1 ) + k1 (p)v(k1 ))
= c(1 × v(k1 ) + 1 × v(k1 ))
= 2cv(k1 ) = 2v(kc )
 

Suy ra: v(kc ) = 0 do đó kf (p) = 0.
∂xj p
Từ đó ta có:
  m   !  
∂ X ∂ ∂
f= xs fs (p) = fj (p) (do xs = δjs
∂xj p s=1
∂x j
p ∂xj p

Như vậy, ta đã chứng minh được (i) và bổ đề được chứng minh hoàn toàn. 
m
 
P j ∂
Hệ quả 2.2. Nếu v ∈ Dp M thì v = v(x )
j=1 ∂xj p
Chứng minh: - Nếu xj (p) = 0 với mọi j = 1, m:
  m

xj fj ∀f ∈ F(M ).
P
Theo bổ đề trên ta có: fj (p) = j
f và f = kf (p) +
∂x p j=1

Khi đó:
m
!
X
v(f ) = v kf (p) + xj f j
j=1
m
X
v(xj )fj (p) + xj (p)v(fj )
 
= v(kf (p) ) +
j=1
m m  
X
j
X
j ∂
= v(x )fj (p) = v(x ) f
j=1 j=1
∂xj p

75
m
 
P j ∂
Vậy v = v(x ) .
j=1 ∂xj p

- Nếu xj (p) 6= 0 với mọi j = 1, m thì ta đặt y j = xj − kxj (p) . Khi đó: y j (p) = 0.
  m

y j fj ∀f ∈ F(M ).
P
Theo bổ đề trên ta có: fj (p) = f và f = k f (p) +
∂y j p j=1

Khi đó:
    m
!
∂ ∂ X
j
f= j
kf (p) + y s fs
∂x p ∂x p s=1
  m
"   !   #
∂ X ∂ ∂
= j
kf (p) + j
y s fs (p) + y s (p) fs
∂x p s=1
∂x p ∂xj p
m   !     
X ∂ s ∂ ∂ ∂
= j
y s
f= j
f do j
y s = δjs
s=1
∂x p ∂y p ∂y p ∂x p

Nên ta có:
m
! m
X X
j
v(y j )fj (p) + y j (p)v(fj )
 
v(f ) = v kf (p) + y fj = v(kf (p) ) +
j=1 j=1
m m   m  
X
j
X
j ∂ X
j ∂
= v(y )fj (p) = v(x − kxj (p) ) f= v(x ) f
j=1 j=1
∂y j p j=1
∂xj p

m
 
P j ∂
Vậy v = v(x ) 
j=1 ∂xj p

Lưu ý: Tập hợp các số thực {v 1 , v 2 , ..., v m } trong đó v j = v(xj ) được gọi là các
thành phần của đạo hàm v ∈ Dp M tương ứng với hệ tọa độ địa phương đã chọn.
  ( )
m ∂ ∂
vj = 0 thì ta suy ra v(xj ) = v j = 0 do vậy
P
Nếu v = j
j=1 ∂x p ∂xj p
độc lập tuyến tính nên là cơ sở của Dp M và khi đó dimDp M = dimM = m.
Như vậy ta đã chứng minh được nhận định trên tức là Dp M( là một không gian )
 

vectơ m chiều (bằng với số chiều của M) và một cơ sở của nó là , j = 1, m .
∂xj p

Bây giờ, ta sẽ mô tả cấu trúc của Tp M .


d
Định lý 2.4. Ánh xạ ι : Tp M → Dp M cho bởi ι(v)(f ) = (fo c(t)) t=0 với
dt
v = [c] là một đẳng cấu.

Chứng minh: (i) ι là tuyến tính.

76
Cho v1 , v2 ∈ Tp M trong đó v1 = [c1 ], v2 = [c2 ] và (U, x) là bản đồ quanh p
trong đó x = (x1 , x2 , ..., xm ) và α, β ∈ R ta có:
d j d dxj dxj
α (xo c1 (t)) t=0 + β (xjo c2 (t)) t=0 = (αc1 (t)) t=0 + (βc2 (t)) t=0
dt dt dt dt
dxj
= (αc1 (t) + βc2 (t)) t=0
dt
d j
= (xo (αc1 + βc2 )(t)) t=0
dt

Từ đó suy ra: α[c1 ] + β[c2 ] = [αc1 + βc2 ] hay αv1 + βv2 = [αc1 + βc2 ].
Khi đó:
d df
ι (αv1 + βv2 ) (f ) = (fo (αc1 + βc2 )(t)) t=0 = (αc1 + βc2 )(t) t=0
dt dt
df df
= α (c1 (t)) t=0 + β (c2 (t)) t=0
dt dt
d d
= α (fo c1 (t)) t=0 + β (fo c2 (t)) t=0
dt dt
= αι(v1 )(f ) + βι(v2 )(f )

Vậy ι(αv1 + βv2 ) = αι(v1 ) + βι(v2 ).


(ii) ι là đơn ánh.
d j
Giả sử ι(v1 ) = ι(v2 ) thì ta có: ι(v1 )(xj ) = ι(v2 )(xj ) ⇔ (xo c1 (t)) t=0 =
dt
d j
(x c2 (t)) t=0
dt o
Từ đó suy ra [c1 ] = [c2 ] hay v1 = v2 . V§y ι là đơn ánh.
(iii) ι là toàn ánh.
d j
Lấy bất kì v ∈ Dp M và [cv ] ∈ Tp M thỏa: v(xj ) = (xo cv (t)) t=0
dt
Ta có:
d d
(fo cv (t)) t=0 = (fo x−1

ι([cv ])(f ) = o xo cv (t)) t=0

dt dt
m
X ∂ d
(fo x−1 )|x(p) uj (xo cv (t)) t=0

= j
j=1
∂u dt
m
X ∂ d
= ( j )p f (xjo cv (t)) t=0
j=1
∂x dt

m
  m d
 
∂ ∂
j
(xjo cv (t)) t=0
P P
Mặt khác: v(f ) = v(x ) f= f.
j=1 ∂xj p j=1 dt ∂xj p

Từ đó suy ra v(f ) = ι([cv ])(f ) hay v = ι([cv ]). Vậy ι là toàn ánh. 

Vậy ι là đẳng cấu và từ đẳng cấu ι ta xác định được cấu trúc Tp M như sau:

77
Nhận xét: a) Tp M cũng là một không gian vectơ m chiều (do dim Tp M =
dim Dp M = dim M (= m) và được xem)như không gian các đạo hàm tại p của
   
∂ ∂ ∂
M với một cơ sở là j
, j = 1, m trong đó j
f= (fo x−1 )|x(p) ,
∂x p ∂x p ∂uj
∀f ∈ F(M )
Giả sử [c] ∈ Tp M , ta có thể coi [c] là một đạo hàm tại p bằng cách sau:
Với [f ] ∈ F 1 (p) là mầm hàm của f tại p, đặt
d
[c]([f ]) = (fo c(t))|0 .
dt

Dễ thấy qui tắc trên không phụ thuộc vào việc chọn đường cong đại diện của
[c] và nó thỏa mãn hai tính chất của đạo hàm. Bằng đồng nhất này, ta có một
đơn ánh từ Tp M vào không gian các đạo hàm tại p. Ta chứng tỏ Tp M là không
gian con m chiều của không gian vectơ các đạo hàm tại p.
Xét bản đồ địa phương (U, x) quanh p sao cho x = (x1 , · · · , xm ). Với mỗi j,
xét đường cong cj (t) = x−1 (x(p) + tej ) thì với {O; e1 , · · · , em } là mục tiêu
 trong

m ∂
R thì cj là đường cong trên M qua p xác định vectơ tiếp xúc kí hiệu là .
∂xj p
Ta có  

(f ) = Dj (fo x−1 )|x(p)
∂xj p

trong đó Dj là kí hiệu đạo hàm riêng thứ j. Ta viết


   
∂ ∂f
(f ) = .
∂xj p ∂xj p

Giả sử đã cho một đường cong c(t) trên M với c(0) = p và [c] ∈ Tp M . Trong
bản đồ địa phương (U, x) quanh p ta có

xo c(t) = (xj (t)), j = 1, · · · , m


d
[c](f ) = (fo c(t))|t=0
dt
m  j 
X
−1 dx (t)
= Dj (fo x )
j=1
dt t=0
m   !
X ∂
= αj (f ),
j=1
∂xj p

dxj (t)
 
với αj = .
dt t=0

78
Như vậy, mỗi vectơ tại p là tổ hợp tuyến tính của
   
∂ ∂
,··· , .
∂x1 p ∂xm p

 
Pm j ∂
Ngược lại, nếu cho một tổ hợp tuyến tính j=1 ε , εj ∈ R thì ta xét
∂xj p
đường cong xác định bởi
m
!
X
c(t) = x−1 x(p) + εj t.ej , j = 1, · · · , m.
j=1

 
∂ Pm j
Khi đó vectơ tiếp xúc [c] là j=1 ε . Do đó tập các vectơ tiếp xúc tại
∂xj p
p là không
 gian con của không gian vectơ các đạo hàm tại p, sinh bởi m vectơ

, j = 1, · · · , m.
∂xj p
Như vậy, mỗi vectơ tiếp xúc v = [c] ∈ Tp M được  xem  là một đạo hàm theo
m
P j ∂
hướng v ta có biểu diễn của v như sau: v = v trong đó v j = v(xj ) =
j=1 ∂xj p
d j
xo c(t) t=0 .
dt
b) Vectơ tiếp xúc v ∈ Tp M sẽ có biểu diễn khác nhau đối với các hệ tọa độ
khác nhau. Chẳng hạn (V, y) là một bản đồ địa phương (khác bản đồ (U, x))
trong lân cận điểm p với các độ (y 1 , ..., y m ) thì v sẽ có biểu diễn đối với các
 tọa 
m ∂
v(y j )
P
tọa độ này là: v = . Khi đó ta có:
j=1 ∂y j p
m   m X
m     m  
X
j ∂ X
s ∂ j ∂ X
s ∂
v= v(x ) = v(y ) (x ) = v(y )
j=1
∂xj p j=1 s=1
∂y s p ∂xj p s=1
∂y s p

  m
    m
 
∂ ∂ ∂ ∂
(xj ) và v(xj ) = v(y s ) (xj ).
P P
Từ đó ta suy ra: =
∂y s p j=1 ∂y s p ∂xj p s=1 ∂y s p

Với M, N là hai đa tạp khả vi. Ta xác định không gian tiếp xúc T(p,q) M × N .
Xét đường cong khả vi c qua (p, q) ∈ M × N thì tồn tại duy nhất các đường
cong khả vi c1 = p1o c qua p ∈ M và c2 = p2o c qua q ∈ N sao cho c(t) =
(c1 (t), c2 (t)) với t ∈ R, p1 , p2 lần lượt là các phép chiếu chính tắc từ M × N lên
M, N .

Định lý 2.5. Ánh xạ χ : T(p,q) M × N → Tp M ⊕ Tq N cho bởi χ([c]) = ([c1 ], [c2 ])


là một đẳng cấu.

79
Chứng minh: - Với α, β ∈ R, [c], [c0 ] ∈ T(p,q) M × N trong đó c(t) = (c1 (t), c2 (t)),
c0 (t) = (c01 (t), c02 (t)).
Ta có:

χ(α[c] + β[c0 ]) = χ([αc + βc0 ]) = ([αc1 + βc01 ], [αc2 + βc02 ])


= (α[c1 ] + β[c01 ], α[c2 ] + β[c02 ])
= α([c1 ], [c2 ]) + β([c01 ], [c02 ])
= αχ([c]) + βχ([c0 ])

Vậy χ tuyến tính.


- Giả sử χ([c]) = χ([c0 ]) thì ta có ([c1 ], [c2 ]) = ([c01 ], [c02 ]) từ đó suy ra [c1 ] = [c01 ]
và [c2 ] = [c02 ] nên c1 ∼ c01 và c2 ∼ c02 . Do đó c ∼ c0 hay [c] = [c0 ]. Vậy χ là đơn ánh.
- Với mọi (v1 , v2 ) ∈ Tp M ⊕ Tq N luôn tồn tại [c1 ] ∈ Tp M và [c2 ] ∈ Tq N sao
cho v1 = [c1 ]; v2 = [c2 ] nên tồn tại đường cong khả vi c qua (p, q) ∈ M × N với
c(t) = (c1 (t), c2 (t)).
Khi đó ta có [c] ∈ T(p,q) M × N và χ([c]) = ([c1 ], [c2 ]) = (v1 , v2 ). Vậy χ là toàn
ánh.
Như vậy ta đã chứng minh được χ là đẳng cấu từ đó ta xác định được không
gian tiếp xúc với đa tạp tích M × N chính là Tp M ⊕ Tq N . 

2.4.2 Phân thớ tiếp xúc

Giả sử M là đa tạp khả vi m chiều với cấu trúc khả vi cho bởi {(Ui , xi ), i ∈ I}
S
, ta xét tập hợp T M = Tp M . Đối với mỗi bản đồ (Ui , xi ) trên M , ta đặt
p∈M
S
T Ui = Tp M và xét ánh xạ:
p∈Ui

xi : T Ui → xi (Ui ) × Rm ⊂ Rm × Rm

m
 

(xi (p), v(x1i ), ..., v(xm v(xji )
P
cho bởi xi (v) = i )) với v ∈ Tp M và v = .
j=1 ∂xji p

Dễ thấy xi là một song ánh và để xi là một đồng phôi thì ta sẽ trang bị cho
T M một tôpô như sau:
Tập A mở trong T M khi và chỉ khi A ∩ T Ui là tạo ảnh của tập mở xi (Ui ) × Rm
qua xi .
Khi đó ta gọi (T Ui , xi ) là bản đồ trên T M kết hợp với bản đồ (Ui , xi ) trên
M và với (T Ui0 , xi0 ) sao cho T Ui ∩ T Ui0 6= ∅ (tức là Ui ∩ Ui0 6= ∅) thì với

80
(a, b) ∈ xi0 (Ui ∩ Ui0 ) × Rm trong đó b = (b1 , ..., bm ), ta có:
 ! ! 
m m
X ∂ X ∂
xio xi0 −1 (a, b) = xio x−1
i0 (a), (x 1
i ).b j
, ..., (xm
i ).b
j

j=1
∂xji0 x−1 (a) j=1
∂xji0 x−1 (a)
i0 i0
m m
!
X X
= xio x−1
i0 (a), Dj (x1io x−1 j
i0 )a .b , ..., Dj (xm −1
io xi0 )a .b
j

j=1 j=1

là hàm khả vi. Do đó {(T Ui , xi ), i ∈ I} là atlat khả vi xác định cấu trúc khả
vi trên T M . Khi đó T M cùng với cấu trúc khả vi trên là đa tạp 2m chiều.
Ta xét ánh xạ Π : T M → M cho bởi Π(v) = p nếu v ∈ Tp M thì Π là ánh
xạ khả vi và bộ ba (T M, Π, M ) được gọi là phân thớ tiếp xúc của đa tạp khả
vi M hay đơn giản T M là phân thớ tiếp xúc của đa tạp khả vi M . Với mọi
p ∈ M , Π−1 (p) = Tp M được gọi là thớ tại điểm p. Phân thớ tiếp xúc được gọi
là tầm thường nếu có vi phôi Φ : T M → M × Rm sao cho Π1o Φ = Π trong đó
Π1 : M × Rm → M là phép chiếu chính tắc lên thành phần thứ nhất.

2.4.3 Ánh xạ tiếp xúc

Định nghĩa 2.10. Giả sử M, N là hai đa tạp khả vi với số chiều m, n tương ứng
và f : M → N là ánh xạ khả vi. Với mỗi p ∈ M , ta xét ánh xạ: Tp f : Tp M →
Tf (p) N xác định bởi Tp f (v) = [fo c] ∈ Tf (p) N với v = [c] ∈ Tp M . Ánh xạ Tp f còn
được kí hiệu là f∗p và ánh xạ tiếp xúc của ánh xạ khả vi f tại p.

Tính chất 2.2. Ánh xạ tiếp xúc có các tính chất sau:
1) Ánh xạ tiếp xúc f∗p là ánh xạ tuyến tính.

Thật vậy, với v1 = [c1 ], v2 = [c2 ] ∈ Tp M và α, β ∈ R ta có:

αv1 + βv2 = α[c1 ] + β[c2 ] = [αc1 + βc2 ]

và do đó:

f∗p (αv1 + βv2 ) = [fo (αc1 + βc2 )] = [αfo c1 + βfo c2 ]


= α[fo c1 ] + β[fo c2 ] = αf∗p (v1 ) + βf∗p (v2 ).

2) Với g ∈ F(N ) ta có: f∗p (v)(g) = v(go f ).


d
Thật vậy, f∗p (v)(g) = [fo c](g) = (go fo c(t)) t=0 = v(go f ).
dt
3) Biểu diễn địa phương của f∗p .

81
Giả sử (U, x) là bản đồ địa phương quanh p, (V, y) là  bảnđồ địa phương
m ∂
v(xj )
P
quanh f (p) sao cho f (U ) ⊂ V . Khi đó nếu v = thì: f∗p (v) =
j=1 ∂xj p
n
 

v(yoi f )
P
i=1 ∂y i f (p)
Thật vậy, ta có:
m   m X n    
X ∂ j
X
j ∂ i ∂
f∗p (v) = v(x )f∗p = v(x )f∗p (y )
j=1
∂xj p j=1 i=1 ∂xj p ∂y i f (p)
n X m     n  
X
j ∂ i ∂ X
i ∂
= v(x ) j
(yo f ) i
= v(yo f )
i=1 j=1
∂x p ∂y f (p) i=1
∂y i f (p)

Với ánh xạ f∗p ở trên ta xác định được ánh xạ T f : T M → T N cho bởi
T f (v) = f∗p (v) với v ∈ Tp M . Ta cũng thường kí hiệu T f là f∗ và gọi là ánh xạ
tiếp xúc của ánh xạ khả vi f .
Nhận xét: Với c là đường cong khả vi qua p ∈ M và f ∈ F(M ), ta có:
    
d d d
c∗ f= (fo c) = (f (c(t))) t=0 = [c](f )
dt 0 dt 0 dt

Do đó:  
d
c∗ = [c] ∈ Tp M
dt 0
   
d d df (t)
với là kí niệu đạo hàm trên F(R) và f= .
dt 0 dt 0 dt t=0

Định lý 2.6. Cho M, N lần lượt là hai đa tạp khả vi m, n chiều. Nếu f : M → N
là ánh xạ khả vi thì f∗ : T M → T N cũng là ánh xạ khả vi.

Chứng minh: Giả sử (U, x) là bản đồ địa phương trên M, (V, y) là bản đồ địa
phương trên N sao cho U ∩ f −1 (V ) 6= ∅, ta có yo fo x−1 khả vi do f khả vi. Ta xét
(T U, x), (T V, y) là các bản đồ phân thớ kết hợp với (U, x), (V, y) tương ứng. Khi
đó với (a, b) ∈ x(U ) × Rm trong đó b = (b1 , ..., bm ) ta có:

y o f∗o x−1 (a, b) =


m   m   !
−1
X ∂ 1 j
X ∂
= yo fo x (a), j
(yo f ).b , ..., j
(yom f ).bj
j=1
∂x x−1 (a) j=1
∂x x−1 (a)
m m
!
X X
= yo fo x−1 (a), Dj (yo1 fo x−1 )|a .bj , ..., Dj (yom fo x−1 )|a .bj
j=1 j=1

nên y o f∗o x−1 là hàm khả vi. Vậy f∗ khả vi. 

82
Định lý 2.7. Cho M, N, P lần lượt là các đa tạp khả vi m, n, p chiều và f :
M → N và g : N → P là các ánh xạ khả vi thì khi đó go f : M → P cũng là ánh
xạ khả vi và (go f )∗ = g∗o f∗ .

Chứng minh: Giả sử (U, x), (V, y), (W, z) lần lượt là các bản đồ địa phương trên
M, N, P sao cho U ∩ f −1 (V ) 6= ∅, V ∩ g −1 (W ) 6= ∅, U ∩ (go f )−1 (W ) 6= ∅ thì
ta có: yo fo x−1 và zo fo y −1 là các ánh xạ khả vi do f, g khả vi. Do đó ánh xạ
zo (go f )o x−1 = (zo go y −1 )o (yo fo x−1 ) khả vi suy ra go f khả vi và với v ∈ Tp M ta có:
p  
X ∂
(go f )∗ (v) = (go f )∗p (v) = v(zol go f )
l=1
∂z l go f (p)

(g∗o f∗ )(v) = g∗ (f∗ (v)) = g∗ (f∗p (v)) = g∗f (p) (f∗p (v))
n   ! X n  
X
i ∂ i ∂
= g∗f (p) v(yo f ) i
= v(yo f )g∗f (p)
i=1
∂y f (p) i=1
∂y i f (p)
n X p    
X
i ∂ l ∂
= v(yo f )g∗f (p) (z )
i=1 l=1
∂y i f (p) ∂z l go f (p)
p n    
X X
i ∂ l ∂
= v(yo f ) (z g)
l=1 i=1
∂y i f (p) o ∂z l go f (p)
p   p  
X
l ∂ X
l ∂
= f∗p (v)(zo g) = v(zo go f )
l=1
∂z l go f (p) l=1
∂z l go f (p)

Nên ta suy ra: (go f )∗ (v) = (g∗o f∗ )(v) hay (go f )∗ = g∗o f∗ . 

Định lý 2.8. Hạng của ánh xạ khả vi f : M → N tại điểm p ∈ M bằng hạng
của ánh xạ f∗p : Tp M → Tf (p) N .

Chứng minh: Dựa vào biểu diễn địa phương của f∗p ta có:
  n   n  
∂ X ∂ i ∂ X
i −1

f∗p = (yo f ) = Dj (yo fo x ) x(p)
∂xj i=1
∂x j ∂y i
f (p) i=1
∂y i f (p)
(  ) (  )
∂ ∂
trong đó , j = 1, · · · , m và , i = 1, · · · , n là hai cơ sở
∂xj p ∂y i f (p)
tương ứng của Tp M và Tf (p) N trong hai bản đồ (U, x) quanh p và (V, y) quanh
f (p).
 
Như vây hạng của f∗p chính là hạng của ma trận Dj (yoi fo x−1 ) x(p) và
n×m
đó cũng chính là hạng của ánh xạ f tại điểm p. 

83
2.4.4 Trường vectơ

2.4.4.1 Trường vectơ

Định nghĩa 2.11. Cho M là đa tạp khả vi m chiều. Ánh xạ khả vi X : M →


T M sao cho Πo X = IdM được gọi là trường vectơ tiếp xúc của M hay còn gọi là
nhát cắt khả vi xác định trên M .

Như vây trường vectơ tiếp xúc với M đặt tương ứng với mỗi p ∈ M một vectơ
X(p) ∈ Tp M , ta kí hiệu vectơ X(p) là Xp và ta gọi X(M ) là tâp các trường vectơ
tiếp xúc với M .
Với X ∈ X(M ), f ∈ F(M ) ta xác định Xf ∈ F(M ) bở công thức Xf (p) =
Xp (f ) và và gọi là đạo hàm của hàm số f dọc trường vectơ X. Như vậy, trường
vectơ X có thể xem là ánh xạ X : F(M ) → F(M ) xác định bởi f 7→ Xf và có
các tính chất sau:

Tính chất 2.3.

(i) X(f + g) = Xf + Xg, ∀f, g ∈ F(M )

(ii) X(rf ) = rXf , ∀f ∈ F(M ), r ∈ R

(iii) X(f g) = f Xg + gXf , ∀f, g ∈ F(M )

Tập các trường vectơ X(M ) cùng với phép toán được định nghĩa như sau:

(aX + bY )f = aXf + bY f, ∀a, b ∈ R; f ∈ F(M ); X, Y ∈ X(M )

lập thành một không gian vectơ. Hơn nữa, X(M ) còn có cấu trúc một F(M ) -
môđun với phép toán định nghĩa như sau:

(gX + hY )f (p) = (gX + hY )p f = g(p)Xp f + h(p)Yp f

với mọi p ∈ M ; f, g, h ∈ F(M ); X, Y ∈ X(M ).

2.4.4.2 Biểu diễn địa phương của trường vectơ

Giả sử (U, x) là một bản đồ địaphương  trên M với x = (x1 , ..., xm ) thì
m ∂
Xp (xj )
P
∀p ∈ U , (Xf )(p) = Xp f = f từ đó ta có biểu diễn địa phương
j=1 ∂xj p
m ∂
X(xj ) j trong đó X(xj )là hàm số xác
P
của trường vectơ X trên U là X|U =
j=1 ∂x
định trên U .

84
Ta có X|U là trường vectơ khả vi khi và chỉ khi X(xj ) ∈ F(M j
 ) vàX(x ) được

gọi là thành phần của trường vectơ X đối với trường mục tiêu , j = 1, m .
∂xj
Trường mục tiêu trên đa tạp khả vi m chiều M là họ m trường vectơ X1 , X2 , ..., Xm
trên M sao cho với mọi p ∈ M , họ vectơ X1 (p), X2 (p), ..., Xm (p) tạo thành một
m
ϕj Xj
P
cơ sở của Tp M . Khi đó mọi trường vectơ trên M sẽ có dạng duy nhất
j=1
với ϕj ∈ F(M ). Đa tạp có trường mục tiêu như thế gọi là đa tạp khả song.

Định lý 2.9. Đa tạp M khả song khi và chỉ khi phân thớ tiếp xúc T M của nó
là tầm thường.

Chứng minh: - Giả sử phân thớ tiếp xúc T M là tầm thường. Khi đó tồn tại vi
phôi Φ : T M → M × Rm thỏa Π1o Φ = Π trong đó Π1 : M × Rm → M là phép
chiếu chính tắc lên thành phần thứ nhất.
Với mọi p ∈ M và {ej }j=1,m là cơ sở của Rm ta xét các vectơ tiếp xúc Xj (p) =
Φ−1 (p, ej ). Giả sử (U, x) là bản đồ địa phương quanh p với các tọa độ địa phương
x1 , ..., xm khi đó:

Φ(Xj (p)) = (p, Xj (p)(x1 ), ..., Xj (p)(xm ))

mà theo cách xác định trên ta suy ra Xj (p)(xj ) = 1 và Xj (p)(xs ) = 0 với s 6= j.

m
   
∂ ∂
Xj (p)(xs )
P
Vì Xj (p) ∈ Tp M nên Xj (p) = = .
s=1 ∂xs p ∂xj p

Do đó {Xj (p)}j=1,m là cơ sở của Tp M với mọi p ∈ M hay X1 , ..., Xm là trường


mục tiêu của M . Vậy M là đa tạp khả song.
- Ngược lại, giả sử M là đa tạp khả song thì M có trường mục tiêu X1 , ..., Xm
và với mọi p ∈ M thì X1 (p), ..., Xm (p) tạo thành cơ sở của Tp M . Khi đó ánh xạ
m
Φ : T M → M × Rm xác định bởi Φ(v) = (p, v 1 , ..., v m ) với v = v j Xj (p) là vi
P
j=1
phôi đòi hỏi.
Với M là đa tạp tùy ý thì mỗi điểm của M có lân cận
 là 
một đa tạp khả song

(ta xét bản đồ địa phương (U, x) với trường mục tiêu ). 
∂xj

2.4.4.3 Tích Lie của hai trường vectơ

Cho X, Y là hai trường vectơ trên M . Ánh xạ hợp Xo Y : F(M ) → F(M )


xác định bởi Xo Y (f ) = X(Y f )tuyến tính nhưng không phải là trường vectơ do
không thỏa tính chất (iii). Thật vậy, ta có:

Xo Y (f g) = X(Y (f g)) = X(gY f + f Y g) = Y f Xg + gX(Y f ) + Y gXf + f X(Y g)

85
suy ra Xo Y (f g) 6= gX(Y f ) + f X(Y g).
Tương tự Yo X cũng không phải là trường vectơ do:

Yo X(f g) = Xf Y g + gY (Xf ) + XgY f + f Y (Xg) 6= gY (Xf ) + f Y (Xg)

Lưu ý: Y gXf (p) = Y g(p).Xf (p) = r1 .r2 = r2 .r1 = Xf (p).Y g(p) = Xf Y g(p).
Từ đó suy ra Y gXf = Xf Y g. Tương tự, ta có Y f Xg = XgY f .
Khi đó: (Xo Y − Yo X)(f g) = g(Xo Y − Yo X)f + f (Xo Y − Yo X)g chứng tỏ
Xo Y − Yo X là trường vectơ, kí hiệu là [X, Y ] và được gọi là tích Lie (móc Lie)
của hai trường vectơ X và Y .
Như vậy, với f ∈ F(M ) ta có: [X, Y ](f ) = X(Y f ) − Y (Xf ).
Trong bản đồ địa phương (U, x) với các tọa độ địa phương x1 , ..., xm , giả sử
m m
X ∂ X ∂
X|U = X(xj ) j
và Y |U = Y (xs ) s
j=1
∂x s=1
∂x
.
∂Y (xs ) s
m P
m
 
j j ∂X(x ) ∂
P
Ta có:[X, Y ]|U = [X|U , Y |U ] = X(x ) − Y (x ) .
j=1 s=1 ∂xj ∂xj ∂xs
 
∂ ∂
Ta dễ thấy rằng j
, s = 0 (trên U).
∂x ∂x
Định lý 2.10. Cho X, Y, Z là các trường vectơ trên M. Khi đó:

(i) [X, Y ] = −[Y, X]

(ii) [[X, Y ], Z] + [[Y, Z], X] + [[Z, X], Y ] = 0

Chứng minh: (i) Ta có [X, Y ] = Xo Y − Yo X = −(Yo X − Xo Y ) = −[Y, X].


(ii) Do các trường vectơ có tính chất tuyến tính nên với mọi f ∈ F(M ), ta có:
([[X, Y ], Z] + [[Y, Z], X] + [[Z, X], Y ]) (f ) = [[X, Y ], Z] (f ) + [[Y, Z], X] (f ) +
[[Z, X], Y ] (f )
= [X, Y ](Zf ) − Z ([X, Y ](f )) + [Y, Z](Xf ) − X ([Y, Z](f )) + [Z, X](Y f ) −
Y ([Z, X](f ))
= X (Y (Zf ))−Y (X(Zf ))−Z (X(Y f ))+Z (Y (Xf ))+Y (Z(Xf ))−Z (Y (Xf ))

−X (Y (Zf ))+X (Z(Y f ))+Z (X(Y f ))−X (Z(Y f ))−Y (Z(Xf ))+Y (X(Zf )) =
0
Từ đó suy ra: [[X, Y ], Z] + [[Y, Z], X] + [[Z, X], Y ] = 0.
Đẳng thức này được gọi là đồng nhất thức Jacobi. 

86
2.4.4.4 h - tương thích trường vectơ

Định nghĩa 2.12. Cho h : M → N là ánh xạ nhẵn giữa các đa tạp, X và Y lần
lượt là các trường vectơ trên M và N . Khi đó X và Y được gọi là h - tương thích
nếu ∀p ∈ M : h∗ (Xp ) = Yh(p) và kí hiệu là Y = h∗ X.

Nhận xét:
1) Nếu X và Y là h - tương thích và f ∈ F(N ) thì h∗ (Xp )(f ) = Yh(p) f tức là:

X(fo h)(p) = Xp (fo h) = (Y f )(h(p)),

hay
X(fo h) = (Y f )o h.

2) Nếu X1 , X2 lần lượt là h - tương thích với Y1 , Y2 tức là ta có:

h∗ X1 = Y1 và h∗ X2 = Y2

Khi đó với mọi f ∈ F(N ), ta có:

([Y1 , Y2 ]f )o h = (Y1 (Y2 f ))o h − (Y2 (Y1 f ))o h


= X1 ((Y2 f )o h) − X2 ((Y1 f )o h)
= X1 (X2 (fo h)) − X2 (X1 (fo h))
= [X1 , X2 ](fo h)

Điều này có nghĩa là h∗ ([X1 , X2 ]p ) = [h∗ X1 , h∗ X2 ]h(p) = [Y1 , Y2 ]h(p)

Từ đó ta suy ra [X1 , X2 ] là h - tương thích với [Y1 , Y2 ].

2.4.4.5 Đường tích phân của trường vectơ

Định nghĩa 2.13. Cho X ∈ X(M ) và c : J → M  làđường cong khả vi. Ta nói
d
c là đường tích phân của X nếu ∀t ∈ J, ta có c∗ = Xc(t) .
dt t

Nhận xét:
(1) Với c là đường cong khả vi qua p ∈ M và f ∈ F(M ) thì ta có:
 
d
[c](f ) = c∗ f = Xc(0) f = Xp f hay [c] = Xp
dt 0

Như vậy, với c là đường tích phân của X qua p ∈ M thì vectơ tiếp xúc Xp tại
p của M chính là [c].

87
(2) Giả sử (U, x) là một bản đồ của M và x : U → U 0 ⊂ Rm , c : J → M là
đường cong khả vi mà c(J) ⊂ U . Khi đó c là đường tích phân của X khi và chỉ
khi:   
d d
c∗ x = Xc(t) x hay (xo c(t)) = X(xo c(t))
dt t dt

Như vậy để xác định các đường tích phân của trường vectơ X mà được chứa
trong bản đồ của M dẫn đến tích phân một hệ phương trình vi phân bậc nhất
đó là hệ phương trình
d j
X(xj )(c(t)) = x (c(t)), j = 1, · · · , m.
dt

Điều kiện ban đầu xj (c(0)) = xj (p), j = 1, · · · , m sẽ xác định đường tích phân
đó qua p ∈ U và ta có:
Zt
xj (c(t)) = xj (p) + X(xj )(c(s))ds
0

Định lý 2.11 (Định lý Cauchy). Với p ∈ U tồn tại một số r > 0 và một lân
cận V của p trong U sao cho đối với bất kì q ∈ V tồn tại duy nhất một đường tích
phân cq của trường X xác định trên tập Ir = {t ∈ R : |t| < r|} sao cho cq (0) = q.
cq được gọi là r - đường tích phân của X tâm tại q.

Từ định lý Cauchy ta rút ra rằng: Nếu cho trường vectơ X của M thì với mọi
p ∈ M có thể tìm được số r > 0 và một lân cận U của p trong M sao cho với mọi
q ∈ U có đường tích phân duy nhất cq của X với cq : Jr → M thỏa cq (0) = q.
(3) Nếu c : J → M là một đường tích phân của trường X thì c1 = co τ trong
đó τ : R → R cho bởi τ (t) = t + t0 là phép tịnh tiến, cũng là đường tích phân
của X.

2.4.4.6 Trường vectơ đầy

Trường vectơ X trên M được gọi là trường vectơ đầy nếu có số r > 0 sao cho
với mọi p ∈ X tồn tại r - đường tích phân cp của X tâm tại p..
cp : Jr → M và cp (0) = p

Chú ý: Mọi trường vectơ trên đa tạp khả vi compact đều là trường vectơ đầy.

2.5 ĐA TẠP CON - ĐA TẠP ĐỊNH HƯỚNG

2.5.1 Đa tạp con

Định nghĩa 2.14. Cho M là đa tạp khả vi với atlat A = {(Ui , ϕi )}i∈I , P là tập
mở của M . Khi đó P là đa tạp khả vi với atlat A|P = {(Ui ∩ P, ϕi |Ui ∩P )}i∈I và

88
P được gọi là đa tạp con mở của M .

Định nghĩa 2.15. Tập con P của đa tạp khả vi m chiều M được gọi là đa tạp
con p chiều của M nếu với mọi x ∈ P tồn tại bản đồ (U ,ϕ) của M sao cho:
ϕ(U ∩ P ) = ϕ(U ) ∩ (Rp × {0}).

Với các định nghĩa trên ta thấy rằng ánh xạ khả vi f : f : M → N từ đa tạp
khả vi M đến đa tạp khả vi N là dìm (tương ứng, ngập) nếu với mọi p ∈ M ánh
xạ tiếp xúc f∗p là đơn cấu (tương ứng, toàn cấu). Ta có mệnh đề sau:

Mệnh đề 2.1. Giả sử M, N là các đa tạp khả vi m, n chiều tương ứng và f :


M → N là một dìm. Khi đó với mọi p ∈ M có bản đồ địa phương (U, x) quanh p
và (V, y) quanh f (p) sao cho với mọi q ∈ V ∩f (U ) ta có: y m+1 (q) = ... = y n (q) = 0
và f |U là một nhúng.

Chứng minh: Xét bản đồ (U e , x) quanh p sao cho x(p) = 0 và bản đồ (Ve , ye)
trong lân cận f (p) sao cho ye(f (p)) = 0. Do f là dìm nên F = yeo fo x−1 có hạng
cực đại (bằng m) tại 0 ∈ Rm . Khi đó tồn tại lân cận W của 0 ∈ Rm và hàm khả vi
ϕ : W → Rm có hàm ngược khả vi, đồng thời tồn tại lân cận W của W f cüa 0 ∈ Rn
và hàm khả vi ψ sao cho ψo Fo ϕ−1 (x1 , ..., xm ) = (x1 , ..., xm , 0, ..., 0) = i(x1 , ..., xm )
. Đặt U = x−1 (W ), ψo ye = y khi đó y là vi phôi trong lân cận V nào đó của
f (p), (V, y) là bản đồ trên N , (U, x) là bản đồ quanh p thỏa mãn điều kiện
y m+1 (q) = ... = y n (q) = 0 với q ∈ V ∩ f (U ) và f |U = y −1 (yo fo x−1 )x là một
nhúng. 

Định nghĩa 2.16. Cho M, N là đa tạp khả vi m, n chiều. Khi đó M được gọi
là đa tạp con của N nếu ánh xạ bao hàm i : M ,→ N là một nhúng khả vi (tức
là i đơn ánh, là một dìm và là đồng phôi lên ảnh).

Chú ý:
a) Nếu M là đa tạp con của N thì theo mệnh đề ở trên, với mỗi p ∈ M có
bản đồ (V, y) quanh p trên N sao cho y m+1 (q) = ... = y n (q) = 0, ∀q ∈ V ∩ M .
Đặt U = V ∩ M , x = Π1o y|U trong đó Π1 : Rn → Rm là phép chiếu thì (U, x)
là bản đồ củaM quanh p và yo x−1 : x(U ) ,→ Rn là phép nhúng (x1 , ..., xm ) 7→
(x1 , ..., xm , 0, ..., 0).
b) Giả sử M, N là hai đa tạp khả vi và f : M → N là một nhúng khả vi.
Tập hợp f (M ) là ảnh đồng phôi của M và M 0 = f (M ) là đa tạp tôpô. Giả sử
{(Ui , ϕi )}i∈I là một atlat khả vi trên M , ta đặt Vi = f (Ui ), ψi = ϕio f −1 (Vi ) thì
{(Vi , ψi )}i∈I là một atlat khả vi trên M 0 và M 0 là đa tạp con của đa tạp khả vi
N.
c) Giả sử M là đa tạp con khả vi của đa tạp N và f : X → M là mộ đồng
phôi. Khi đó có thể trang bị một cấu trúc khả vi trên X sao cho X là đa tạp khả

89
vi và f là một nhúng khả vi. Thật vậy, giả sử {(Ui , ϕi )}i∈I là atlat khả vi trên
M . Đặt Vi = f −1 (Ui ), ψi = ϕio f |Vi thì (Vi , ψi ) là bản đồ tôpô và nếu Vi ∩ Vj 6= ∅
thì ψio ψj−1 = ϕio ϕ−1
j là ánh xạ khả vi. Vì vậy {(Vi , ψi )}i∈I là atlat khả vi trên X.

Định nghĩa 2.17. Giả sử f : M → N là ánh xạ khả vi. Điểm p ∈ M được gọi
là điểm chính quy của f nếu f∗p : Tp M → Tf (p) N là toàn cấu hay rankp (f ) =
rank(f∗p ) = dim N. Điểm q ∈ N là giá trị chính quy của f nếu f −1 (q) = ∅ hoặc
là mọi điểm p ∈ f −1 (q) đều là điểm chính quy của f . Điểm p ∈ M không là điểm
chính quy của f được gọi là điểm tới hạn hay điểm kì dị của f .
Định lý 2.12. Cho M, N là đa tạp khả vi m, n chiều và f : M → N là ánh xạ
khả vi. Khi đó với q ∈ f (M ) là giá trị chính quy của f thì X = f −1 (q) với tôpô
cảm sinh từ M là một đa tạp tôpô số chiều m − n và trên X có cấu trúc khả vi
xác định duy nhất để X là đa tạp con khả vi của M .
Chứng minh: Lấy bản đồ (V, y) quanh q sao cho y(q) = 0 và bản đồ (U, x) quanh
p ∈ f −1 (q) sao cho f (U ) ⊂ V và x(p) = 0. Khi đó ánh xạ yo fo x−1 : x(U ) → Rn
có hạng cực đại (bằng n) tại 0 ∈ Rm . Xét các ánh xạ:
Π1 : Rm = Rn × Rm−n → Rn cho bởi Π1 (u1 , ..., um ) = (u1 , ..., un )
Π2 : Rm → Rm−n cho bởi Π2 (u1 , ..., um ) = (un+1 , ..., um )
i2 : Rm−n → Rm cho bởi i2 (u1 , ..., um−n ) = (0, ..., 0, u1 , ..., um−n )
Khi đó tồn tại bản đồ (W, h) của Rm trong lân cận 0 ∈ Rm sao cho h(W ) ⊂
x(U ) và yo fo x−1o h|W = Π1 |W . Lấy lân cận W ⊂ Π2 (W ) của 0 ∈ R
f m−n
, ta có:
−1 n −1
f = Π1o i2 (W ) = 0 ∈ R . Xét ánh xạ ϕ = xo ho i2 : W → X là ánh
yo fo xo ho i2 |W f f
xạ đồng phôi từ W f lên lân cận mở nào đó của p trong X.

Như vậy X là đa tạp tôpô (với tôpô cảm sinh của M ) số chiều m − n. Các
bản đồ dạng (ϕ(Wf ), ϕ−1 ) như trên xác định một cấu trúc khả vi trên X và ánh
xạ bao hàm i : X → M là nhúng khả vi. 
Ví dụ 2.2.

1) Gọi M at(n × n, R) là tập các ma trận vuông cấp n với các phần tử là số thực.
Vì mỗi ma trận vuông cấp n có n2 phần tử nên có một đẳng cấu từ M at(n×n, R)
2 2
đến Rn do vậy có cấu trúc khả vi trên M at(n × n, R) tương tự như trên Rn .
Ta xét ánh xạ ϕ : M at(n × n, R) → R xác định bởi ϕ(A) = detA thì ϕ là ánh
xạ liên tục vì là ánh xạ đa thức. Do đó GL(n, R) = M at(n × n, R)\ϕ−1 (0) là tập
mở trong M at(n × n, R). Vậy GL(n, R) là đa tạp con mở của M at(n × n, R) với
2
cấu trúc khả vi gây bởi cấu trúc khả vi trên Rn .
2) Xét đa tạp khả vi m chiều M với atlat khả vi {(Ui , ϕi ), i ∈ I} xác định cấu
trúc khả vi trên M trong đó:
ϕi : Ui → Rm m
+ = {(x1 , ..., xm ) ∈ R : xm ≥ 0}

90
thì M được gọi là đa tạp khả vi có bờ.
Kí hiệu ∂M là bờ của đa tạp khả vi M . Ta định nghĩa ∂M như sau: x ∈ ∂M
nếu có bản đồ (Ui , ϕi ) sao cho x ∈ Ui và ϕi (x) ∈ Rm−1 × {0}. Khi đó với một bản
đồ địa phương (Ui0 , ϕi0 ) sao cho x ∈ Ui0 thì:

ϕi0 (∂M ∩ Ui0 ) = ϕi0 (Ui0 ) ∩ Rm−1 × {0}

Do vậy ∂M là đa tạp con m − 1 chiều của M .


Khi ∂M = ∅ thì M là đa tạp khả vi đã định nghĩa trước đây.
3) Chứng minh S n (0, r) là đa tạp khả vi n chiều.
Xét hàm F : Rn+1 → R cho bởi F (x1 , ..., xn+1 ) = (x1 )2 + ... + (xn+1 )2 − r2
trong đó Rn+1 và R là các đa tạp khả vi với cấu trúc khả vi chính tắc và r > 0.
Dễ thấy 0 ∈ R là giá trị chính quy của F do ∀x ∈ F −1 (0) = S n (0, r), ta có
rankx (F ) = 1. Vậy F −1 (0) = S n (0, r) là đa tạp con khả vi n chiều của Rn+1 hay
S n (0, r) là đa tạp khả vi n chiều.
4) Đa tạp Grassmann.
Xét tập hợp gồm các k - bộ vectơ độc lập tuyến tính trong Rn , kí hiệu Vek,n .
Ta có:

Vek,n = {(v1 , ..., vk )T |vi ∈ Rn và {vi } độc lập tuyến tính , i = 1, · · · , k}

Khi đó Vek,n được xem như một không gian con của M at(k × n, R) ∼ = Rkn . Vì
Vek,n là tập con mở của M at(k × n, R) nên Vek,n là đa tạp con mở với cấu trúc khả
vi cảm sinh bởi cấu trúc khả vi trên Rkn .
Trên Vek,n ta xét quan hệ ∼ như sau: Với (v1 , ..., vk )T , (ω1 , ..., ωk )T ∈ Vek,n , ta
có (v1 , ..., vk )T ∼ (ω1 , ..., ωk )T khi và chỉ khi có ma trận P ∈ GL(k, R) sao cho:

P (v1 , ..., vk )T = (ω1 , ..., ωk )T

Dễ thấy quan hệ ∼ là quan hệ tương đương, nó định ra các lớp tương đương trên
Vek,n . Mỗi lớp tương đương được gọi là một không gian con k chiều của Rn . Không
gian k chiều của Rn sinh bởi các vectơ v1 , ..., vk với (v1 , ..., vk )T ∈ Vek,n được kí
hiệu là hv1 , ..., vk i. Tập các không gian con k chiều xác định như trên, hay nói
cách khác là tập hợp của các k - phẳng đi qua gốc tọa độ của Rn được kí hiệu là
Gk,n và Gk,n cùng với tôpô sau đây (tôpô thương) là một không gian tôpô: Tập
U được gọi là mở trong Gk,n nếu π −1 (U ) mở trong Vek,n với π : Vek,n → Gk,n .
Ta chứng minh Gk,n là không gian tôpô Hausdorff:
Cho k - phẳng X và ω ∈ Rn , kí hiệu dω là bình phương khoảng cách Euclide
từ ω đến X. Khi đó
X k
dω (X) = ω.ω − (ω.ej )2
j=1

91
trong đó {e1 , ..., ek } là cơ sở trực giao của X. Cố định ω ∈ Rn , ta được ánh xạ
liên tục:
dω : Gk,n → R

Lấy X, Y phân biệt thuộc Gk,n , chúng ta chọn ω sao cho dω (X) 6= dω (Y ). Do
R là không gian tôpô Hausdorff nên có V1 , V2 mở trong R sao cho dω (X) ∈ V1 ,
dω (Y ) ∈ V2 và V1 ∩ V2 = ∅. Do dω liên tục nên với V1 , V2 mở trong R sẽ tồn tại
U1 , U2 mở trong Gk,n , là lân cận của X, Y (theo thứ tự) và thỏa dω (U1 ) ⊂ V1 ,
dω (U2 ) ⊂ V2 và U1 ∩U2 = ∅. Điều đó chứng tỏ Gk,n là không gian tôpô Hausdorff.
Bây giờ, chúng ta sẽ chứng minh Gk,n là đa tạp khả vi k(n − k) chiều.
Với X = hv1 , ..., vk i ∈ Gk,n , luôn tồn tại ma trận Q ∈ GL(n, R) sao cho:

(v1 , ..., vk )T = (Ik , 0)Q

với Ik là ma trận đơn vị. Cố định Q, ta xét:

EX = {(P, B)Q|P ∈ GL(k, R); B ∈ M at(k × (n − k), R)} ⊆ Vek,n

thì EX là tập con mở của Vek,n .


Đặtt UX = π(EX ) ⊆ Gk,n ta có UX mở trong Gk,n vì π −1 (UX ) = EX mở trong
Vek,n và X ∈ UX .
Từ biểu đồ giao hoán:

thấy rằng có một đồng phôi đi từ UX đến M at(k × (n − k), R) ∼


= Rk(n−k) và
do đó Gk,n là đa tạp tôpô.
Với X = hv1 , ..., vk i, Y = hω1 , ..., ωk i ∈ Gk,n , sẽ tồn tại các ma trận Q, Q
e ∈
GL(n, R) sao cho:

(v1 , ..., vk )T = (Ik , 0)Q và (ω1 , ..., ωk )T = (Ik , 0)Q


e

Xét các ánh xạ:

φ−1
X : M at(k × (n − k), R) → UX cho bởi A 7→ h(Ik , A)Qi

92
φ−1
Y : M at(k × (n − k), R) → UY cho bởi A 7→ h(Ik , A)Qi
e

Nếu Z ∈ UX ∩ UY thì tồn tại duy nhất AZ , BZ ∈ M at(k × (n − k), R) sao cho:

Z = h(Ik , AZ )Qi = h(Ik , BZ )Qi


e

Từ đó suy ra tồn tại P ∈ GL(k, R) thỏa:

e−1
e = P (Ik , AZ )Q ⇔ (Ik , BZ ) = P (Ik , AZ )QQ
(Ik , BZ )Q
!
e−1 = T11 T12
Đặt: T = QQ thì:
T21 T22

(Ik , BZ ) = (P Ik , P AZ )T = (P T11 + P AZ T21 , P T12 + P AZ T22 )

Hay: !
Ik = P (T11 + AZ T 21 )
.
BZ = P (T12 + AZ T22 )

Do đó Z ∈ UX ∩ UY nếu và chỉ nếu det(T11 + AZ T 21 ) 6= 0 tức là T11 + AZ T 21


khả nghịch.
Vây ánh xạ: φY o φ−1
X : φX (UX ∩ UY ) → M at(k × (n − k), R) cho bởi:

A 7→ (T11 + AT21 )−1 (T12 + AT22 )

là khả vi do đó Gk,n là đa tạp khả vi với số chiều k(n − k).


Đa tạp khả vi Gk,n được gọi là đa tạp Grassmann thực.
Trường hợp đặc biệt, G1,n là không gian các đường thẳng (qua gốc tọa độ)
của Rn và được gọi là không gian xạ ảnh thực kí hiệu P n−1 (R). Từ kết quả trên,
ta thấy ngay không gian xạ ảnh P n−1 (R) là đa tạp khả vi n − 1 chiều.
5) Đa tạp Stiefel.
Xét tập hợp:

Vk,n = {A ∈ M at(k × n, R) : A.AT = Ik }

Ta chứng minh Vk,n là đa tạp con của đa tạp khả vi M at(k × n, R).
k(k+1)
Gọi S(k) là không gian các ma trận đối xứng thì S(k) ∼ = R 2 nên S(k)
k(k + 1)
là đa tạp khả vi chiều. Xét ánh xạ f : M at(k × n, R) → S(k) cho bởi
2
A 7→ A.AT .

93
Với bất kì A ∈ M at(k × n, R), ánh xạ TA f : TA M at(k × n, R) → Tf (A) S(k)
cho bởi
f (A + sB) − f (A) (A + sB)(A + sB)T − AAT
TA f (B) = lim = lim
s→0 s s→0 s
T T T 2 T T
AA + sAB + sBA + s BB − AA
= lim
s→0 s
T T
= AB + BA với B ∈ TA M at(k × n, R)

Ta chứng minh TA f : TA M at(k × n, R) → Tf (A) S(k) là toàn cấu với A ∈


−1
f (Ik ). Vì ta đã có TA f tuyến tính nên ta chỉ cần chứng minh TA f là toàn ánh.
Bằng cách đồng nhất M at(k × n, R) và S(k) với không gian Euclide thì:

TA M at(k × n, R) = M at(k × n, R), Tf (A) S(k) = S(k)

Khi đó với A ∈ f −1 (Ik ) và C ∈ Tf (A) S(k) ta đặt:

1
B = CA ∈ TA M at(k × n, R)
2
vì AAT = Ik và C = C T nên ta có:
1 1 1 1
TA f (B) = AB T + BAT = AAT C T + CAAT = C T + C = C
2 2 2 2

Vậy TA f là toàn cấu do đó A là điểm chính quy của f với mọi A ∈ f −1 (Ik )
nên Ik là giá trị chính quy của f . Khi đó Vk,n = f −1 (Ik ) chính là đa tạp con khả
vi của đa tạp M at(k × n, R) với số chiều

(k + 1)k k(2n − k − 1)
kn − =
2 2

Đa tạp Vk,n . Đa tạp Vk,n được gọi là đa tạp Stiefel.


Trường hợp đặc biệt:
∗ Với k = 1 thì V1,n = S n−1 là đa tạp khả vi n − 1 chiều.
∗ Với k = n thì Vn,n = O(n, R) là nhóm trực giao và O(n, R) là đa tạp khả vi
n(n − 1)
chiều. Ta có: O(n, R) = {A ∈ GL(n, R)|AAT = In }
2
Định lý 2.13 (Định lý nhúng Whitney). Theo Whitney, mỗi đa tạp khả vi
M với số chiều m đều có thể nhúng vào R2m+1 . Như vậy, lớp các đa tạp khả vi
"trừu tượng" không rộng hơn lớp các đa tạp con của không gian Euclide nên khi
nghiên cứu các đa tạp khả vi có thể chỉ cần nghiên cứu các đa tạp con của Rn .

94
2.5.2 Đa tạp định hướng được

Định nghĩa 2.18. Đa tạp khả vi M được gọi là định hướng được nếu tồn tại
một atlas khả vi {Ui , ϕi }i∈I trên M sao cho tất cả các định thức Jacobi của hàm
chuyển đều dương.
Một atlas như vậy được gọi là một atlas định hướng.

Định nghĩa 2.19 (Hướng của đa tạp khả vi). Cho M là đa tạp khả vi m
chiều. Kí hiệu Om là hướng trên Rm được xác định bởi cơ sở tự nhiên của Rm .
Kí hiệu Ox là một hướng của không gian vectơ Tx M .
Họ (Ox )x∈M được gọi là một hướng của đa tạp M nếu M có một atlat sao
cho với mọi bản đồ (U, ϕ) mà x ∈ U thì:

ϕ∗x : Tx M → Rm

biến hướng Ox thành hướng Om .

Nếu trên đa tạp khả vi M tồn tại một hướng thì M được gọi là đa tạp định
hướng được.
Đa tạp M định hướng được khi và chỉ khi M có atlat khả vi thỏa mãn điều
kiện sau (atlat này được gọi là tương thích với định hướng của M ): Với hai bản
đồ (U, ϕ) và (V, ψ) bất kỳ mà U ∩ V 6= ∅ thì với mọi x ∈ U ∩ V ma trận của ánh
xạ tuyến tính D(ψo ϕ−1 )(ϕ(x)) có định thức dương.

Định nghĩa 2.20 (Vi phôi bảo toàn hướng). Cho M và N là các đa tạp
định hướng được và f : M → N là một vi phôi. Vi phôi f được gọi là bảo
tồn hướng nếu với mọi x ∈ M , ánh xạ Tx f : Tx M → Tf (x) N chuyển hướng đã
chọn trên Tx M thành hướng đã chọn trên Tf (x) N . Nếu không thỏa mãn điều kiện
đó thì f được gọi là vi phôi đảo hướng.

Chú ý: Không phải mọi đa tạp khả vi đều định hướng được. Sau đây ta xét một
ví dụ về đa tạp như thế.

Ví dụ 2.3. Lá Mobius.
Xét tập [0, 1] × R → R2 và quan hệ ” ∼ ” trên [0, 1] × R bằng cách đồng nhất
cặp điểm (0, t) với (1, −t). Khi đó ” ∼ ” gây nên một quan hệ tương đương trên
[0, 1] × R và đặt M = [0, 1] × R/ ∼ với tôpô thương và Π : [0, 1] × R → M là
phép chiếu chính tắc.
Ta chứng tỏ có thể trang bị trên M một cấu trúc đa tạp nhẵn và đa tạp M
không định hướng được.

95
Thật vậy, xét phủ mở của [0, 1] × R gồm hai tập:
 
1 1
U1 = (0, 1) × R và U2 = [0, ) ∪ ( , 1] × R.
2 2

Xét

ϕ1 : U1 → R2 , (x, y) 7→ (x, y),



2
(x, y) với x > 12
ϕ2 : U2 → R , ϕ2 (x, y) =
(x + 1, −y) với x < 1 .
2

Ta có ϕ1 , ϕ2 là những ánh xạ liên tục và ϕ2 (0, t) = ϕ2 (1, −t), do đó chúng xác


định các ánh xạ

Φ1 : U1 / ∼→ R2 , Φ1o Π|U1 = ϕ1 ,
Φ2 : U2 / ∼→ R2 , Φ2o Π|U2 = ϕ2 .

Ta thấy Φ1 , Φ2 là những ánh xạ liên tục, đơn ánh và mở. Vì vậy, chúng là
những đồng phôi từ U1 / ∼ và U2 / ∼ vào các tập mở tương ứng trong R2 . Vì thế
{(Ui / ∼, Φi )}i=1,2 là một tập bản đồ tôpô trên M , hơn nữa phép biến đổi tọa độ
f : Φ1o Φ−1
2 xác định bởi
       
1 3 1 1
f: , 1 ∪ 1, ×R→ 0, ∪ ,1 ×R
2 2 2 2

(x, y), x<1
f (x, y) =
(x − 1, −y), x > 1.

là ánh xạ nhẵn.
Tương tự Φ2o Φ−1
1 cũng nhẵn. Do đó {(Ui / ∼, Φi )}i=1,2 tạo thành một atlas
nhẵn trên M .
Bây giờ, ta chứng minh M là đa tạp nhẵn không định hướng được.
Đặt Vi = Ui / ∼⊂ M, i = 1, 2. Ta có:
    
1 1
V1 ∩ V2 = 0, ×R∪ , 1 × R = V ∪ W,
2 2
   
1 1
trong đó V = 0, × R, W = , 1 × R.
2 2
Trên V , phép đổi tọa độ f = Φ1o Φ−1
2 xác định bởi
   
3 1
f : 1, × R → 0, ×R
2 2

96
(x, y) 7→ (x − 1, −y).

Cho nên
det f |V = −1. (∗)

Tính tương tự thì


det f |W = 1. (∗∗)

Giả sử M định hướng được. Khi đó trên M có atlas {Wj , gj }j∈J tương thích
với atlas {(Vi , Φi )}i=1,2 sao cho các phép chuyển tọa độ f = gi o gj−1 đều có định
thức dương.
Đặt
V1+ = {x ∈ V1 : ∀j ∈ J, JacobΦ1 (x) (gj o Φ−1
1 ) > 0},

V1− = {x ∈ V1 : ∀j ∈ J, JacobΦ1 (x) (gj o Φ−1


1 ) < 0}.

Ta có V1 = V1+ ∪ V1− , V1+ ∩ V1− = ∅. Nhưng V1 liên thông, V1+ , V1− là các tập
mở, suy ra V1 phải trùng với một trong hai tập mở đó. Chẳng hạn V1 = V1+ .
Do V2 = Π(U2 ) là liên thông nên hoàn toàn tương tự như trên, ta cũng có
V2 = V2+ hoặc V2 = V2− .
Nếu V2 = V2+ thì ta có

JacobΦ1 (x) (gj o Φ−1 −1


1 ) > 0, JacobΦ2 (x) (gj o Φ2 ) > 0.

Suy ra
JacobΦ1 (x) (Φ2o Φ−1
1 ) > 0 trên V1 ∩ V2 .

Điều này mâu thuẫn với (∗). Nếu V2 = V2− thì ta cũng có

JacobΦ1 (x) (Φ2o Φ−1


1 ) < 0 trên V1 ∩ V2 .

Điều này mâu thuẫn với (∗∗).


Vậy M không định hướng được.

Chú ý: a) Có thể xảy ra trường hợp đa tạp M là đa tạp con khả vi của N nhưng
N định hướng được còn M không định hướng được. Thật vậy, theo định lí nhúng
Whitney, lá Mobius M có thể coi là đa tạp con đóng của R5 mà R5 định hướng
được còn M không định hướng được.
b) Với mọi đa tạp khả vi M , phân thớ tiếp xúc T M là một đa tạp định hướng
được.
c) Thay cho [0, 1] × R, ta có thể xét tập [0, 1] × [−1, 1] ⊂ R2 rồi đồng nhất cặp
điểm (0, t) với (1, −t), t ∈ (−1, 1) ta có đa tạp hai chiều không định hướng được,

97
cũng gọi là lá Mobius. Để hình dung một cách trực quan, ta có thể lấy một băng
hình chữ nhật rồi dán hai cạnh đối diện vào nhau sao cho hai đỉnh đối diện của
hình chữ nhật đó được đồng nhất, ta thu được hình ảnh lá Mobius.

2.6 TRƯỜNG TENXƠ - DẠNG VI PHÂN

2.6.1 Trường tenxơ

Định nghĩa 2.21. Cho M là đa tạp khả vi m chiều thì Tp M là không gian tiếp
xúc với đa tạp M tại p ∈ M và Tp∗ M là không gian đối ngẫu của không gian
Tp M . Ta kí hiệu Tsr (M ) =
S r
Ts (p) và gọi là phân thớ tenxơ kiểu (r, s) trên đa
p∈M
r
tạp nhẵn M trong đó Ts (p) là
không gian các tenxơ kiểu (r, s) trên Tp M và ta
có: hr i hs r
i s 
Tsr (p) = ⊗ Tp M ⊗ ⊗ Tp∗ M = L × Tp∗ M × × Tp M, R

Mỗi nhát cắt khả vi của phân thớ đó là một trường tenxơ kiểu (r, s) trên M
hay trường tenxơ K kiểu (r, s) trên tập con U của M là đặt tương ứng mỗi điểm
p ∈ U với K(p) ∈ Tsr (p), ta kí hiệu tenxơ K(p) là Kp .

Xét bản đồ địa phương (U, x) với hệ tọa độ địa phương x1 , ..., xm thì
(  )
∂ n
j
 o
, j = 1, m và dx p
, j = 1, m
∂xj p

là hai cơ sở đối ngẫu nhau của Tp M và Tp∗ M tương ứng.


Khi đó một cơ sở của Tsr (p) là
   
∂ ∂ j1
 js

i
⊗ ... ⊗ i
⊗ dx p
⊗ ... ⊗ dx p
(1 ≤ i1 , ..., ir , j1 , ..., js ≤ m)
∂x 1 p ∂x r p

Và do đó tenxơ Kp kiểu (r, s) được xác định như sau:


   
X
i1 ...ir ∂ ∂ j1
 js

Kp = (Kp )j1 ...js ⊗ ... ⊗ ⊗ dx p
⊗ ... ⊗ dx p
i ,...,i ,j ,...,j
∂xi1 p ∂xir p
1 r 1 s

trong đó

   !
∂ ∂
(Kp )ij11...i i1
, ..., dxir p ,
r
 
...js = Kp dx p
, ...,
∂xj1 p ∂xjs p
 
i1 ir ∂ ∂
= K dx , ..., dx , j1 , ..., js (p) ∈ R
∂x ∂x

98
Nên ta có:
 
∂ ∂
Kji11...js
...ir i1 ir
= K dx , ..., dx , j1 , ..., js :U →R
∂x ∂x

Vậy trường tenxơ kiểu (r, s) xác định trên U được cho bởi
...ir ∂ ∂
X
K|U = Kji11...js i1
⊗ ... ⊗ ir
⊗ dxj1 ⊗ ... ⊗ dxjs
i ,...,i ,j ,...,j
∂x ∂x
1 r 1 s

trong đó Kji11...js
...ir
là những hàm số trên U và được gọi là các thành phần của trường
tenxơ K đối với hệ tọa độ địa phương x1 , ..., xm đã chọn hay gọi là tọa độ địa
phương của trường tenxơ trong bản đồ địa phương (U, x). Ta nói trường tenxơ
K là khả vi nếu các hàm thành phần của nó là khả vi.
Lưu ý:
(1) Những trường hợp đặc biệt của không gian các tenxơ:

∗ T10 (p) = Tp∗ M ; T01 (p) = (Tp∗ M )∗ ∼


= Tp M

∗ T0r (p): không gian các tenxơ r lần phản biến.

∗ Ts0 (p): không gian các tenxơ s lần hiệp biến.

∗ Tsr (p): không gian các tenxơ r lần phản biến và s lần hiệp biến.
0 r+r 0
(2) Với Kp ∈ Tsr (p) và Kp0 ∈ Tsr0 (p) thì Kp ⊗ Kp0 ∈ Ts+s 0 (p) và:

Kp ⊗ Kp0 (k1 , ..., kr+r0 , v1 , ..., vs+s0 ) = Kp (k1 , ..., kr , v1 , ..., vs )


.Kp0 (kr+1 , ..., kr+r0 , vs+1 , ..., vs+s0 )

0 0
trong đó (k1 , ..., kr+r0 , v1 , ..., vs+s0 ) ∈ ×r+r Tp∗ M × ×s+s Tp M

Ví dụ 2.4.

1) Cho M là đa tạp khả vi, một mêtric Riemann trên M là một trường tenxơ
kiểu (0, 2) trên M sao cho với mọi X, Y ∈ X(M ), ta có:

a) g(X, Y) = g(Y, X);

b) g(X, X) ≥ 0, g(X, X) = 0 ⇔ X = 0.

Nói cách khác, g là một mêtric Riemann trên M nếu trên mỗi không gian tiếp
xúc Tp M, p ∈ M , g xác định một tíchvô hướng.Trong lân cận U của M với tọa
∂ ∂ m
độ địa phương x1 , ..., xm , đặt gij = g gij dxi ⊗ dxj
P
i
, j
ta có: g =
∂x ∂x i,j=1

99
2) Giả sử K là trường tenxơ kiểu (0, s) trên đa tạp M , nghĩa là trường tenxơ s
lần hiệp biến trên M . Ta gọi phản xứng hóa đối với K là trường tenxơ kiểu (0, s),
kí hiệu Alt(K), được xác định như sau:
1 X
Alt(K)(X1 , ..., Xs ) = signσ.K(Xσ(1) , ..., Xσ(s) )
s! σ∈S
s

trong đó Ss là là nhóm các phép thế bậc s. Khi đó Alt(K) là một trường tenxơ
phản xứng và K là phản xứng khi và chỉ khi K = Alt(K).
Tương tự như trên, ta gọi đối xứng hóa đối với K là trường tenxơ kiểu (0, s),
kí hiệu SK và được xác định như sau:
1 X
(SK)(X1 , ..., Xs ) = K(Xσ(1) , ..., Xσ(s) )
s! σ∈S
s

Khi đó SK là trường tenxơ đối xứng của K và K đối xứng khi và chỉ khi
SK = K.
Ta kí hiệu As (M ), S s (M ) và Λs (M ) theo thứ tự là tập hợp các trường tenxơ
kiểu (0, s) trên M , tập hợp các trường tenxơ đối xứng kiểu (0, s) trên M và tập
hợp các trường tenxơ phản xứng kiểu (0, s) trên M .

2.6.2 Đạo hàm Lie

2.6.2.1 Nhóm 1 - tham số địa phương

Ta gọi nhóm 1 - tham số các phép biến đổi khả vi trên M là một ánh xạ
ϕ : R × M → M cho bởi ϕ(t, p) = ϕt (p) thỏa mãn các điều kiện sau:

(1) Với mọi t ∈ R, ϕt : M → M cho bởi ϕt (p) = ϕ(t, p) ∈ M là vi


phôi của M .
(2) Với t, s ∈ R, p ∈ M ta có: ϕt+s (p) = ϕt (ϕs (p)).

Mỗi nhóm 1 - tham số các vi phôi ϕt trên M sinh ra một trường vectơ X
bằng cách: với mọi p ∈ M ta xét đường cong khả vi qua c(t) = ϕt (p) với p =
c(0) = ϕ0 (p) được gọi là quỹ đạo của điểm p và X(p) = Xp = [c]. Quỹ đạo ϕt (p)
là đường cong tích phân của trường vectơ X qua điểm p.
Nhóm 1 - tham số địa phương các vi phôi địa phương trên M được xác định
như sau:
Kí hiệu Iε = (−ε, ε), ε > 0 và U là tập con mở của M . Khi đó nhóm 1
- tham số địa phương các vi phôi địa phương xác định trên Iε × U là ánh xạ
ϕ : Iε × U → M thỏa mãn:

100
(1) Với mọi t ∈ Iε , ϕt : U → M cho bởi ϕt (p) = ϕ(t, p) là vi phôi từ
U lên mở ϕt (U ) ⊆ M .

(2) Với t, s, t + s ∈ Iε và nếu p ∈ U, ϕs (p) ∈ U ta có: ϕt+s (p) =


ϕt (ϕs (p))

Tương tự, ϕt sinh ra trường vectơ X xác định trên U bởi X(p) = Xp = [x],
trong đó x(t) = ϕt (p).
Ngược lại, ta có kết quả sau:

Định lý 2.14. Nếu X là trường vectơ khả vi trên đa tạp M , thì với mỗi p0 ∈ M ,
tồn tại một lân cận U của p0 , một số ε > 0 và nhóm 1 - tham số địa phương các
vi phôi địa phương ϕt : U → M, t ∈ Iε sinh ra trường vectơ X đã cho.

Định lý này suy ra từ kết quả trong lý thuyết phương trình vi phân. Khi đó
ta nói rằng X sinh ra nhóm 1 - tham số địa phương các vi phôi địa phương ϕt
trong lân cận điểm p0 . Nếu tồn tại nhóm vi phôi 1 - tham số sinh ra trường X
thì X được gọi là trường vectơ đầy.
Ta sẽ vận dụng kết quả trên để chứng minh một nhận định về trường vectơ
đầy như sau: "Mọi trường vectơ trên đa tạp khả vi compact đều là trường vectơ
đầy".

Chứng minh: Với mọi p ∈ M , gọi U (p) là một lân cận của p và ε(p) > 0 sao cho
trường vectơ X sinh ra nhóm 1 - tham số địa phương các biến đổi địa phương ϕt
xác định trên Iε(p) × U (p). Vì M compact nên phủ mở {U (p), p ∈ M } có một phủ
con hữu hạn {U (pi ), i = 1, ..., k}. Chọn ε = min{ε(p1 ), ..., ε(pk )}. Rõ ràng khi đó
ϕt (p) xác định trên Iε × M và như vậy xác định trên R × M nên ϕt (p) chính là
nhóm vi phôi 1 - tham số sinh ra X nên X là trường vectơ đầy. 

Mệnh đề 2.2. Cho ϕ là một vi phôi trên M . Nếu trường vectơ X sinh ra nhóm
1 - tham số địa phương các vi phôi địa phương ϕt thì trường vectơϕ∗ X sinh ra
ϕo ϕto ϕ−1 .

Chứng minh: Rõ ràng ϕo ϕto ϕ−1 là nhóm 1 - tham số địa phương các vi phôi
địa phương. Để chứng minh nó sinh ra trường vectơ ϕ∗ X thì ta lấy p ∈ M bất
kỳ và đặt q = ϕ−1 (p). Vì ϕt sinh ra X nên Xq = [x] ∈ Tq M với x(t) = ϕt (q) là
đường cong khả vi qua q = x(0) = ϕ0 (q).Từ đó ta suy ra:

(ϕ∗ X)p = ϕ∗ (Xq ) ∈ Tp M

và xét đường cong khả vi y(t) = ϕo ϕt (q) = ϕo ϕto ϕ−1 (p) thì ta có:

ϕ∗ (Xq ) = [ϕo x] = [y]

101
do đó (ϕ∗ X)p = [y].
Vậy nhóm 1 - tham số địa phương các vi phôi địa phương ϕo ϕto ϕ−1 sinh ra
ϕ∗ X hay ϕ∗ X sinh ra ϕo ϕto ϕ−1 .

Mệnh đề 2.3. Cho X, Y là hai trường vectơ trên M . Nếu X sinh ra nhóm 1 -
tham số địa phương các vi phôi địa phương ϕt thì khi đó:
1
[X, Y ] = lim [Y − (ϕt )∗ Y ]
t→0 t

Hơn nữa:
1
[X, Y ]p = lim [Yp − (ϕt )∗ Yp ](p ∈ M )
t→0 t

Chứng minh: Để chứng minh mệnh đề trên, trước hết ta xét hai bổ đề sau:

Bổ đề 2.2. Nếu f (t, p) là một hàm khả vi trên Iε × M thỏa f (0, p) = 0 với mọi
p ∈ M thì sẽ tồn tại hàm g(t, p) trên Iε × M sao cho f (t, p) = tg(t, p). Hơn nữa
∂f
g(0, p) = f 0 (0, p) với f 0 = và p ∈ M .
∂t
Z1
Chứng minh: Rõ ràng g(t, p) = f 0 (ts, p)ds. 
0

Bổ đề 2.3. Cho trường vectơ X sinh ra nhóm 1 - tham số địa phương các vi phôi
địa phương. Khi đó với bất kỳ hàm f khả vi trên M , sẽ tồn tại hàm gt (p) = g(t, p)
(p ∈ M cố định và |t| < ε) sao cho fo ϕt = f + tgt và g0 = Xf .

Chứng minh: Ta xét f (t, p) = f (ϕt (p)) − f (p) và áp dụng bổ đề trên ta có


fo ϕt = f + tgt .
1 1
Khi đó Xf = lim [f (ϕt (p)) − f (p)] = lim f (t, p) = lim gt (p) = g0 (p). 
t→0 t t→0 t t→0

Chứng minh tiếp mệnh đề:


Cho hàm số f khả vi trên M , khi đó có hàm gt thỏa fo ϕt = f +tgt và g0 = Xf
(bổ đề 2). Đặt p(t) = ϕ−1
t (p) thì ta có:

((ϕt )∗ Y )p f = (ϕt )∗ (Yp(t) )f = (Y (fo ϕt ))p(t) = (Y f )p(t) + t(Y gt )p(t)

Khi đó:
1 1
lim [Y − (ϕt )∗ Y ]p f = lim [(Y f )p − (Y f )p(t) ] − lim(Y gt )p(t)
t→0 t t→0 t t→0

= Xp (Y f ) − Yp g0 = Xp (Y f ) − Yp (Xf )
= [X, Y ]p f

Vậy ta có điều cần chứng minh 

102
2.6.2.2 Đạo hàm Lie

Kí hiệu Trs (M ) là tập hợp các trường tenxơ kiểu (r, s) trên M .
P r
Ta đặt T(M ) = Ts (M ) thì T(M ) là đại số trên trường số thực R và với
r,s≥0
K, L ∈ T(M ) ta có (K ⊗ L)p = Kp ⊗ Lp với mọi p ∈ M .
Nêu ϕ là vi phôi trên M thì ϕ∗ : Tϕ−1 (p) M → Tp M là đẳng cấu tuyến tính.
Khi đó ϕ∗ có thể thác triển lên thành đẳng cấu đại số tenxơ T (ϕ−1 (p)) lên T (p)
P r
(T (p) = Ts (p)là đại số tenxơ trên Tp M ) và được kí hiệu là ϕ.
e
r,s≥0

Với trường tenxơ K ta xác định trường tenxơ ϕK


e bởi: (ϕK)
e p = ϕ(K
e ϕ−1 (p) ).
Như vậy, mỗi vi phôi ϕ trên M cảm sinh một tự đẳng cấu ϕ
e của đại số T(M )
giữ nguyên kiểu tenxơ và giao hoán với phép chập chỉ số. Đối với vi phôi địa
phương ϕt ta cũng có phép thác triển tương tự.
Khi đó giả sử X là trường vectơ trên M và ϕt là nhóm 1 - tham số địa phương
các vi phôi địa phương sinh bởi X. Đối với trường tenxơ K trên M và với p ∈ M
ta đặt:
1
(LX K)(p) = lim [K(p) − (ϕet K)(p)]
t→0 t

trong đó ϕet là một tự đẳng cấu của đại số T(M ). Ánh xạ LX từ T(M ) lên chính
nó chuyển K thành LX K được gọi là đạo hàm Lie ứng với trường vectơ X. Và
ta có định lý sau:

Định lý 2.15. Đạo hàm Lie LX ứng với trường vectơ X thỏa mãn các điều kiện
sau:

(1) LX tuyến tính và thỏa mãn đẳng thức:

LX (K ⊗ K 0 ) = LX (K) ⊗ K 0 + K ⊗ LX K 0

với mọi K, K 0 ∈ T(M )

(2) LX giữ nguyên kiểu tenxơ và giao hoán với phép chập chỉ số.

(3) LX f = Xf với mỗi hàm f .

(4) LX Y = [X, Y ] với mỗi trường vectơ Y .

Chứng minh: (1) Rõ ràng LX tuyến tính. Ta giả sử ϕt là nhóm 1 - tham số địa

103
phương các vi phôi địa phương sinh bởi trường vectơ X, khi đó:
1 1
LX (K ⊗ K 0 ) = lim [K ⊗ K 0 − ϕet (K ⊗ K 0 )] = lim [K ⊗ K 0 − (ϕet K) ⊗ (ϕet K 0 )]
t→0 t t→0 t
1 1
= lim [K ⊗ K 0 − (ϕet K) ⊗ K 0 ] + lim [(ϕet K) ⊗ K 0 − (ϕet K) ⊗ (ϕet K 0 )]
t→0 t t→0 t
   
1 0 1 0 0
= lim [K − (ϕet K)] ⊗ K + lim(ϕet K) ⊗ [K − (ϕet K )]
t→0 t t→0 t
= (LX K) ⊗ K 0 + K ⊗ (LX K 0 )

(2) Vì ϕet giữ nguyên kiểu tenxơ và giao hoán với phép chập chỉ số nên LX
cũng vậy.
(3) Giả sử f là một hàm trên M thì:
1 1
LX f = lim [f (p) − f (ϕ−1 −1
t (p))] = − lim [f (ϕt (p)) − f (p)]
t→0 t t→0 t

Ta thấy rằng ϕ−1


t = ϕ−t là nhóm một tham số địa phương sinh bởi trường
vectơ -X do đó ta có: LX f = −(−Xf ) = Xf .
(4) Với X, Y là các trường vectơ trên M . Nếu X sinh ra nhóm 1 - tham số
1
địa phương các vi phôi địa phương ϕt thì: [X, Y ] = lim [Y − (ϕt )∗ Y ] do đó
t→0 t
[X, Y ] = LX Y . 

2.6.3 Dạng vi phân trên đa tạp khả vi

Định nghĩa 2.22. Cho M là đa tạp khả vi m chiều. Một dạng vi phân ω bậc
s trên M là quy tắc đặt tương ứng mỗi p ∈ M với s - dạng tuyến tính phản đối
xứng ωp trên Tp M .
Theo ngôn ngữ tenxơ, một dạng vi phân bậc s trên M là một trường tenxơ
kiểu (0, s) phản đối xứng trên M , nghĩa là trường tenxơ s lần hiệp biến, phản đối
xứng

Tập các dạng vi phân bậc s trên M kí hiệu là Λs (M ).


P s
Đặt Λ(M ) = Λ (M ), khi đó Λ(M ) trở thành một R đại số với phép nhân
s≥0
ngoài được xác định như sau:
Với ω ∈ Λk (M ), η ∈ Λl (M ) thì ω ∧ η ∈ Λk+l (M ) và với p ∈ M thì:

(ω ∧ η)(p) = ω(p) ∧ η(p)

Hay:
(k + l)!
(ω ∧ η)p = ωp ∧ ηp = Alt(ωp ⊗ ηp )
k!l!

104
Với ω ∈ Λk (M ), η ∈ Λl (M ) và X1 , ..., Xk+l ∈ X(M ) thì:
1 X
(ω ∧ η)(X1 , ..., Xk+l ) = signσ.ω(Xσ(1) , ..., Xσ(k) ).η(Xσ(k+1) , ..., Xσ(k+l) )
k!l! σ∈S
k+l

2.6.3.1 Biếu diễn địa phương của dạng vi phân:


 

Giả sử (U, x) là một bản đồ địa phương trên đa tạp khả vi trên M ,
∂xj
j
(j = 1, m) là trường vectơ
  sở và {dx } (j = 1, m) là các dạng vi phân bậc nhất


trên U , đối ngẫu với . Khi đó một dạng ω bậc s trên U sẽ được biểu diễn
∂xj
dưới dạng: X
ω|U = ωi1 ...is dxi1 ∧ ... ∧ dxis
1≤i1 <...<is ≤m
 
∂ ∂
trong đó ωi1 ...is = ω , ..., is là các hàm số xác định trên U .
∂xi1 ∂x

2.6.3.2 Vi phân ngoài

Giả sử M là đa tạp khả vi. Khi đó tồn tại duy nhất ánh xạ d : Λ(M ) → Λ(M )
sao cho d(Λs (M )) ⊂ Λs+1 (M ) và có các tính chất sau:

Tính chất 2.4.

1. Với ω1 , ω2 ∈ Λ(M ) thì: d(ω1 + ω2 ) = dω1 + dω2 .

2. Nếu ω1 là dạng bậc s thì: d(ω1 ∧ ω2 ) = dω1 ∧ ω2 + (−1)s ω1 ∧ dω2 .

3. Nếu f là hàm khả vi trên M thì df chính là vi phân của hàm


f xác định bởi df (X) = X(f ) với X ∈ X(M ).

4. Với f là hàm khả vi trên M thì d(df ) = 0.

Ánh xạ d xác định như trên được gọi là vi phân ngoài (hay đạo hàm ngoài).
Đối với bất kì ω ∈ Λ(M ) thì d(dω) = 0.

Chứng minh: Ta chỉ cần chứng minh định lý trong một lân cận tọa độ địa
phương. Xét trong bản đồ địa phương (U, x) thì mỗi dạng ω có thể biểu diễn
thành tổ hợp tuyến tính của các dạng f dxi1 ∧ ... ∧ dxis với f là hàm số trên U .
Khi đó nếu toán tử d thỏa mãn các tính chất trên thì dω được biểu diễn thành
tổ hợp tuyến tính của các d(f dxi1 ∧ ... ∧ dxis ) = df ∧ xi1 ∧ ... ∧ dxis trong đó df
là vi phân của hàm f . Do đó dω có biểu diễn duy nhất trong bản đồ (U, x) hay
nói cách khác toán tử d xác định duy nhất.

105
ωi1 ...is dxi1 ∧ ... ∧ dxis thì ta có:
P
Như vậy, với ω|U =
i1 <...<is
X
d(ω|U ) = dωi1 ...is ∧ dxi1 ∧ ... ∧ dxis
i1 <...<is

Ngược lại, với toán tử d xác định như trên ta sẽ chứng minh toán tử d có 4
tính chất đã nêu. Dễ thấy tính chất 1 và 3 được suy ra trực tiếp từ cách xác định
d. Ta chứng minh d có các tính chất 2 và 4.
m ∂f
X(xj ) j =
P
Với f là hàm khả vi trên M , ta có: df (X) = X(f ) =
j=1 ∂x
m
X ∂f
j
d(xj )(X)
j=1
∂x

Pm ∂f
j ∂ 2f ∂ 2f
Hay df = j
d(x ) và ta có = do đó:
j=1 ∂x ∂xj ∂xi ∂xi ∂xj
m m
∂ 2f
 
X ∂f j
X
d(df ) = d j
∧ dx = i ∂xj
dxi ∧ dxj
j=1
∂x i,j=1
∂x
m  2 2

X 1 ∂ f ∂ f
= i ∂xj
− j i dxi ∧ dxj = 0
i,j=1
2 ∂x ∂x ∂x

Để chứng minh tính chất 2, ta chỉ cần xét trường hợp:


ω1 = f dxi1 ∧ ... ∧ dxis và ω2 = gdxj1 ∧ ... ∧ dxjr

Ta có:
d(ω1 ∧ ω2 ) = d(f.g) ∧ dxi1 ∧ ... ∧ dxis ∧ dxj1 ∧ ... ∧ dxjr
= (f dg + gdf ) ∧ dxi1 ∧ ... ∧ dxis ∧ dxj1 ∧ ... ∧ dxjr
= (df ∧ dxi1 ∧ ... ∧ dxis ) ∧ (gdxj1 ∧ ... ∧ dxjr )
+ (−1)s (f dxi1 ∧ ... ∧ dxis ) ∧ (dg ∧ dxj1 ∧ ... ∧ dxjr )
= dω1 ∧ ω2 + (−1)s ω1 ∧ dω2

Trường hợp tổng quát được suy ra từ tính chất cộng tính (tính chất 1) của
toán tử d.
Tương tự như trên, để chứng minh d(dω) = 0 ta cũng chỉ cần chứng minh với
trường hợp dạng vi phân ω có biểu diễn địa phương như sau: ω = f dxi1 ∧ ... ∧ dxis
còn trường hợp tổng quát được sẽ được suy ra từ tính chất cộng tính của toán
tử d.
Ta có:
d(dω) = d(df ∧ dxi1 ∧ ... ∧ dxis ) = d(df ) ∧ dxi1 ∧ ... ∧ dxis
Xs
+ (−1)k df ∧ dxi1 ∧ ... ∧ d(dxik ) ∧ ... ∧ dxis = 0
k=1

106
Vậy d(dω) = 0 với mọi ω ∈ Λ(M ) 

2.6.3.3 Kéo lùi dạng vi phân

Cho M, N là hai đa tạp khả vi có số chiều là m, n tương ứng, ϕ : M → N là


ánh xạ khả vi. Giả sử ω là dạng vi phân bậc s trên N , khi đó ϕ∗ (ω) là dạng vi
phân bậc s trên M và được xác định như sau:

ϕ∗ (ω)(X1 , ..., Xs ) = ω(ϕ∗ X1 , ..., ϕ∗ Xs )

trong đó X1 , ..., Xs là các trường vectơ trên M .


Nếu ω, η là hai dạng vi phân trên N thì ϕ∗ (ω ∧ η) = ϕ∗ (ω) ∧ ϕ∗ (η).
Thật vậy, giả sử ω ∈ Λk (M ), η ∈ Λl (M ) và X1 , ..., Xk+l ∈ X(M ) thì ta có:

ϕ∗ (ω ∧ η)(X1 , ..., Xk+l ) = (ω ∧ η)(ϕ∗ X1 , ..., ϕ∗ Xk+l )


1 X
= signσ.ω(ϕ∗ Xσ(1) , ..., ϕ∗ Xσ(k) ).η(ϕ∗ Xσ(k+1) , ..., ϕ∗ Xσ(k+l) )
k!l! σ∈S
k+l

1 X
= signσ.(ϕ∗ ω)(Xσ(1) , ..., Xσ(k) ).(ϕ∗ η)(Xσ(k+1) , ..., Xσ(k+l) )
k!l! σ∈S
k+l

= ϕ∗ (ω) ∧ ϕ∗ (η)

Hơn nữa, ta có định lý sau (chứng tỏ ϕ∗ và d giao hoán):

Định lý 2.16. Giả sử ϕ : M → N là ánh xạ khả vi, ω là dạng vi phân trên N .


Khi đó:
d(ϕ∗ (ω)) = ϕ∗ (dω).

Chứng minh: Ta chỉ cần chứng minh công thức trên đối với các lân cận tọa độ
trong M, N và trong trường hợp ω = f dxi1 ∧ ... ∧ dxis .
Ta chứng minh quy nạp theo bậc của ω.
- Nếu bậc của ω bằng 0 tức là ω = f với f là hàm khả vi trên M . Khi đó ta
có: ϕ∗ (ω) = f.ϕ, dω = df và với X ∈ X(M ) thì:

ϕ∗ (dω)(X) = ϕ∗ (df )(X) = df (ϕ∗ X) = (ϕ∗ X)(f ) = X(f.ϕ) = X(ϕ∗ (ω)) = d(ϕ∗ (ω))(X)

Vậy công thức đã được chứng minh với ω có bậc bằng 0.


- Giả sử công thức trên đúng với ω có bậc nhỏ hơn hoặc bằng s − 1.
- Ta chứng minh công thức trên đúng với ω có bậc bằng s. Ta có:

107
d(ϕ∗ (ω)) = d(ϕ∗ ((f dxi1 ∧ ... ∧ dxis−1 ) ∧ dxis ))
= d(ϕ∗ (f dxi1 ∧ ... ∧ dxis−1 ) ∧ ϕ∗ (dxis ))
= d(ϕ∗ (f dxi1 ∧ ... ∧ dxis−1 )) ∧ ϕ∗ (dxis )
+ (−1)s−1 ϕ∗ (f dxi1 ∧ ... ∧ dxis−1 ) ∧ d(ϕ∗ (dxis ))
= ϕ∗ d(f dxi1 ∧ ... ∧ dxis−1 ) ∧ ϕ∗ (dxis )
= ϕ∗ (df ∧ dxi1 ∧ ... ∧ dxis−1 ∧ dxis ) = ϕ∗ (d(ω))

Như vậy, định lý đã đưọc chứng minh. 

2.6.3.4 Tính chất toàn thể của toán tử đạo hàm ngoài

Cho ωlà dạng vi phân bậc s trên M . Khi đó đạo hàm Lie của ω ứng với trường
vectơ X được xác định như sau:
s
X
LX ω(X1 , ..., Xs ) = X(ω(X1 , ..., Xs )) − ω(X1 , ..., [X, Xi ], ..., Xs )
i=1

trong đó X1 , ..., Xs ∈ X(M )


Cho trường vectơ X ∈ X(M ) và dạng vi phân ω bậc s trên M . Khi đó tích
trong của trường vectơ X đối với ω, kí hiệu iX ω là dạng vi phân bậc s − 1 và
đưọc xác định như sau:

(iX ω)(X1 , ..., Xs−1 ) = ω(X, X1 , ..., Xs−1 )

trong đó X1 , ..., Xs−1 ∈ X(M )

Tính chất 2.5. Một số tính chất:

i/ [LX , iY ] = i[X,Y ] .
ii/ [LX , LY ] = L[X,Y ] .
iii/ LX = iXo d + do iX .
iv/ LXo d = do LX .
v/ Với X0 , ..., Xs ∈ X(M ), ta có:
s
X
dω(X0 , ..., Xs ) = (−1)i Xi (ω(X0 , ..., X
ci , ..., Xs ))
i=1
X
+ (−1)i+j ω([Xi , Xj ], X0 , ..., X
bi , ..., X
bj , ..., Xs )
i<j

108
Với ω là dạng bậc 1 trên M và X, Y ∈ X(M ) thì:

dω(X, Y ) = X(ω(Y )) − Y (ω(X)) − ω([X, Y ])

Với ω là dạng bậc 2 trên M và X, Y, Z ∈ X(M ) thì:

dω(X, Y, Z) = X(ω(Y, Z)) − Y (ω(X, Z)) + Z(ω(X, Y ))


− ω([X, Y ], Z) + ω([X, Z], Y ) − ω([Y, Z], X)
= X(ω(Y, Z)) + Y (ω(Z, X)) + Z(ω(X, Y ))
− ω([X, Y ], Z) − ω([Y, Z], X) − ω([Z, X], Y )

2.6.4 Dạng vi phân lấy giá trị trên không gian vectơ

Xét F là một không gian vectơ tùy ý trên trường số thực R, M là đa tạp khả
vi m chiều. Ta nói ω là dạng vi phân bậc s trên M với giá trị trên không gian
vectơ F (hay F - giá trị) nếu với mỗi p ∈ M , ω(p) là ánh xạ s - tuyến tính thay
phiên từ Tp M đến F.
Nếu dim F = n và giả sử {→

e1 , · · · , →

en } là cơ sở của F. Khi đó với p ∈ M ,
v1 , · · · , vs ∈ Tp M ta có
n
ωpj (v1 , · · · , vs )→

X
ωp (v1 , · · · , vs ) = ej .
j=1

Ta thấy các ω j (j = 1, · · · , n) là các dạng vi phân bậc s trên M (lấy giá trị
thực) và được gọi là các dạng vi phân tọa độ của ω đối với cơ sở {→ −e1 , · · · , →

en }
của F.
Ta nói ω thuộc lớp C k nếu các ω j thuộc lớp C k với mọi j = 1, · · · , n.
Một cách tương tự, xét T M là phân thớ tiếp xúc của đa tạp khả vi M số
chiều m. Ta nói ω là s-dạng trên M với giá trị trên T M nếu với mỗi p ∈ M là
ánh xạ s - tuyến tính thay phiên từ Tp M đến Tp M nghĩa là

ω(p) : Tp M × · · · × Tp M → Tp M.


Giả sử (U, x) là bản đồ địa phương, { }, j = 1, · · · , m là các trường vectơ
∂xj
cơ sở. Khi đó với mỗi p ∈ U, v1 , · · · , vs ∈ Tp M ta có
m
X ∂
ωp (v1 , · · · , vs ) = ωpj (v1 , · · · , vs ) |p .
j=1
∂xj

Ta thấy ω j là các dạng vi phân (R-giá trị) trên lân cận U . Dạng vi phân ω
được gọi là khả vi lớp C k nếu các dạng ω j khả vi lớp C k với mọi j = 1, · · · , m.

109
2.6.5 Nhóm đồng điều De Rham trên đa tạp

Cho M là đa tạp khả vi m - chiều. Nhắc lại rằng, kí hiệu Ωlk (M ) là tập các
dạng vi phân bậc k lớp C l trên M và Ωl (M ) =
P l
Ωk (M ).
k≥0

Trong mục này, ta xét các dạng vi phân lớp C ∞ trên đa tạp nhẵn M và kí
hiệu Ω(M ) là đại số các dạng vi phân nhẵn trên M . Kí hiệu

dk : Ωk (M ) → Ωk+1 (M )

là vi phân ngoài của các k-dạng vi phân.


Đặt
Zk (M ) = ker dk {ω ∈ Ωk (M )|dk (ω) = 0},

Zk (M ) gọi là tập các dạng vi phân đóng bậc k trên M , còn gọi là tập các đối
chu trình k chiều trên M .
Đặt
Bk (M ) = {ω ∈ Ωk (M )|ω = d(µ), µ ∈ Ωk−1 (M )}.

Bk (M ) được gọi là tập các dạng vi phân đúng (hay khớp) bậc k còn gọi là các
đơn bờ chiều k.
Ta thấy Bk (M ) = =(dk−1 ) với p ≥ 1. Với p = 0, qui ước B0 (M ) = 0.
Dễ thấy Bk (M ) là R - không gian vectơ con của Zk (M ).

Định nghĩa 2.23. Nhóm thương Zk (M )/Bk (M ) được gọi là nhóm đối đồng điều
De Rham k chiều với hệ số thực của đa tạp M , kí hiệu H k (M ).

Chú ý: Với mỗi đa tạp nhẵn M chiều m, ta có H k (M ) = 0 với mọi k > m hoặc
k < 0. Nếu M liên thông thì H 0 (M ) ∼
= R.

Ví dụ 2.5. Giả sử M là đường tròn S 1 trên mặt phẳng. Vì tập S 1 liên thông và
là đa tạp một chiều nên H 0 (S1 ) ∼
= R và H k (S 1 ) = 0 với k ≥ 2. Ta tính H 1 (S 1 ).
Xét ánh xạ
Π : R → S 1 = R/Z, t 7→ (cos 2πt, sin 2πt).

Ta có H 1 (S 1 ) = Z1 (S 1 )/B1 (S 1 ). Do dim S 1 = 1 nên Z1 (S 1 ) = Ω1 (S 1 ). Lấy


ω ∈ Z1 (S 1 ), ta có Π∗ ω ∈ Ω1 (R) nên Π∗ ω = f (t)dt ở đó f (t + 1) = f (t) với mọi
t ∈ R.
Xét ánh xạ Z 1
1 1
ϕ : Z (S ) → R, ω 7→ f (t)dt
0

là ánh xạ tuyến tính giữa hai không gian vectơ thực.

110
Ta sẽ chứng minh ker ϕ = B1 (S 1 ) và =ϕ = R. Khi đó H 1 (R) ∼
= R.
Với ω ∈ B1 (S 1 ), ω = dg với g ∈ Ω0 (S 1 ),

Π∗ ω = Π∗ dg = dΠ∗ g = d(go Π) = h0 (t)dt.

Từ đó Z 1
ϕ(ω) = h0 (t)dt = h(t)|10 = h(1) − h(0) = 0
0

nên ω ∈ ker ϕ. Do vậy B1 (S 1 ) ⊂ ker ϕ.


Ngược lại, nếu ω ∈ ker ϕ, Π∗ ω = f (t)dt, f tuần hoàn chu kì 1 thì
Z 1
f (t)dt = 0.
0

Rt
Đặt g(t) = 0 f (u)du thì g tuần hoàn với chu kì 1, do đó có hàm h trên S 1 để
g = ho Π. Ta chứng minh dh = ω. Ta có

dg = d(ho Π) = dho Π∗ = Π∗ (dh).

Mặt khác dg = f (t)dt = Π∗ ω. Do vậy, Π∗ ω = Π∗ (dh) và vì Π là vi phôi địa


phương nên ω = dh tức ω là dạng khớp.
Để chứng minh Imϕ = R, ta lấy ω ∈ Z1 (S 1 ) mà Π∗ ω = dt. Khi đó ϕ(ω) = 1.
Do ϕ là ánh xạ tuyến tính nên Imϕ = R.

2.7 ĐA TẠP KHẢ VI CÓ BỜ

Một khái niệm mở rộng của khái niệm đa tạp khả vi là khái niệm đa tạp khả
vi có bờ.
Ta sẽ có khái niệm đa tạp khả vi có bờ nếu trong định nghĩa đa tạp khả vi
trước đây, thay vì dùng các mở trong Rn , ta dùng các mở trong nửa không gian
H+n = {(x1 , · · · , xn ) ∈ Rn , xn ≥ 0} và thay vì xét các ánh xạ khả vi từ một mở
của Rn đến Rn , ta xét các ánh xạ khả vi từ một mở H+n đến Rn (tức là các ánh
xạ có thể mở rộng thành ánh xạ khả vi từ một mở của Rn đến Rn ).
Cho M là đa tạp khả vi có bờ. Kí hiệu ∂M là tập con của M gồm các phần
tử x mà có bản đồ địa phương (U, ϕ) chứa x sao cho

ϕ : U → U ; ⊂ H+n , ϕ(x) ∈ Rn−1 × {0}.

Khi đó nếu x ∈ ∂M thì với một bản đồ địa phương bất kì Ψ : V → V 0 , V 0 ⊂


H+n mà x ∈ V thì Ψ(x) ∈ Rn−1 × {0} và

Ψ(∂M ∩ V ) = V 0 ∩ Rn−1 × {0}.

111
Như vậy, ta có một atlas khả vi trên ∂M , do đó ∂M là đa tạp khả vi n − 1
chiều và gọi là bờ của M . Tất nhiên, khi ∂M = ∅ thì M chính là đa tạp khả vi
đã được định nghĩa trước đây.

Ví dụ 2.6. 1) Rn là đa tạp khả vi ∂Rn = ∅.


H+n là đa tạp khả vi với ∂H+n = Rn−1 .
2) B n = {x ∈ Rn lkxk ≤ 1} là đa tạp khả vi bờ ∂B n = S n−1 .
3) Cho M1 , M2 là các đa tạp khả vi có bờ và ∂M1 = ∅. Khi đó trên M1 × M2 ,
một cách tự nhiên có cấu trúc đa tạp khả vi có bờ và ∂(M1 × M2 ) = M1 × ∂M2 .
Chẳng hạn M1 × [0, 1] có bờ M1 × {0} ∪ M1 × {1}.
Chú ý rằng nếu M1 , M2 đều có bờ khác rỗng thì tích trực tiếp các bản đồ địa
phương của M1 và M2 không cho một cấu trúc khả vi trên M1 × M2 .

Đối với đa tạp khả vi có bờ, hoàn toàn tương tự như khái niệm đa tạp khả vi,
ta dễ dàng định nghĩa khái niệm ánh xạ khả vi. Ta cũng có định lí phân hoạch
đơn vị khả vi đối với đa tạp khả vi có bờ paracompact, xây dựng phân thớ tiếp
xúc, định nghĩa các ánh xạ dìm, ngập, nhúng, hướng của đa tạp.
Các đa tạp khả vi liên thông một chiều có bờ vi phôi với đường tròn S 1 hoặc
một khoảng (mở, đóng hay nửa đóng).
Nếu đa tạp khả vi có bờ M định hướng được thì bờ của nó ∂M cũng định
hướng được. Với x ∈ ∂M , có thể nói vectơ vx ∈ Tx M \ Tx (∂M ) hướng ra ngoài,
vì vậy có thể xét hướng trên ∂M như sau:
Với x ∈ ∂M , lấy e1 ∈ Tx M \ Tx (∂M ) là vectơ hướng ra ngoài. Khi đó

Tx M = L ⊕ Tx (∂M )

trong đó L là không gian vectơ một chiều gây bởi e1 .


Lấy cơ sở {e2 , e3 · · · , en } của Tx (∂M ) sao cho {e1 , · · · , en } là cơ sở của Tx M
xác định hướng của Tx M . Hướng cảm sinh trên Tx (∂M ) là hướng xác định bởi
cơ sở {e2 , · · · , en }. Dễ thấy rằng cách xác định đó cho ta một hướng trên ∂M và
gọi là hướng cảm sinh trên bờ bởi hướng của M.
Trường hợp dim M = 1, a ∈ ∂M thì nếu hướng của Ta M xác định bởi một
vectơ hướng ra ngoài thì hướng cảm sinh lên a được coi là 1, còn nếu xác định
bởi vectơ hướng vào trong thì nói hướng cảm sinh lên a là -1.
Nếu M, N là các đa tạp khả vi định hướng được và ít nhất một đa tạp có bờ
rỗng thì đa tạp khả vi M × N có hướng xác định một cách chính tắc do xét tổng
trực tiếp các không gian vectơ có hướng

T(a,b) M × N ∼
= Ta M ⊕ Tb N

112
với a ∈ M, b ∈ N.
Chẳng hạn, coi I = [0, 1] ⊂ R là đa tạp khả vi một chiều có hướng (xác định
bởi hướng chính tắc của R, tức là bởi vectơ có tọa độ dương) thì ∂I = {0, 1} có
hướng cảm sinh -1 đối với điểm {0} và 1 đối với điểm {1}. Khi đó nếu M là đa
tạp có hướng, không bờ thì khi xét M × I với hướng chính tắc, hướng cảm sinh
trên bờ ∂(M × I) = M × {0} ∪ M × {1} làm cho các ánh xạ chính tắc

M × {0} → M, M × {1} → M

là những vi phôi theo thứ tự đảo hướng và bảo toàn hướng.

Định nghĩa 2.24 (Tương đương đồng luân nhẵn). Cho f, g là các ánh xạ
khả vi từ đa tạp khả vi không bờ M đến đa tạp khả vi N . Ánh xạ f được gọi là
tương đương đồng luân nhẵn với g nếu có ánh xạ khả vi

H : M × I → N, I = [0, 1]

mà nếu đặt Ht : M → N, Ht (x) = H(x, t), t ∈ I thì H0 = f, H1 = g.


Khi đó H gọi là một đồng luân nhẵn nối f và g và kí hiệu H : f ∼ g hoặc
đơn giản f ∼ g.

Chú ý: 1) Quan hệ tương đương đồng luân nhẵn là một quan hệ tương đương.
Ngoài ra, nếu f, f 0 : M → N , g, g 0 : N → P là các ánh xạ khả vi, hai đa tạp
M, N không bờ và f ∼ f 0 , g ∼ g 0 thì g.f ∼ g 0 .f 0 .
2) Người ta chứng minh được rằng: Nếu M là đa tạp liên thông, không bờ thì
với hai điểm tùy ý x0 , x1 ∈ M có vi phôi h1 : M → M tương đương đồng luân
nhẵn với ánh xạ đồng nhất và h1 (x0 ) = x1 .

Một bất biến của tương đương đồng luân nhẵn là bậc môđun 2 của ánh xạ
khả vi.

Định nghĩa 2.25. Cho ánh xạ khả vi f : M → N . Điểm x ∈ M gọi là một


điểm chính qui của f nếu f ngập tại x (có nghĩa f∗,x : Tx M → Tf (x) N là toàn
cấu tuyến tính). Điểm x ∈ M không phải là điểm chính qui gọi là điểm tới hạn
của f .

Kí hiệu Cf là tập các điểm tới hạn của f . Dễ thấy Cf là một tập đóng trong
M . Kí hiệu Vf = N \ f (Cf ) gọi là tập các giá trị chính qui của f . Từ định lí về
ngập ta có:
Trường hợp nếu M compact thì do Cf đóng nên nó là compact. Vì ánh xạ f
liên tục nên f (Cf ) là compact và do N là Hausdorff nên f (Cf ) đóng. Vì vậy, tập

113
các giá trị chính qui Vf của f là mở trong N . Nếu thêm giả thiết dim M = dim N
thì với mọi b ∈ Vf , f −1 (b) là tập rời rạc, và do M compact nên f −1 (b) là tập hữu
hạn. Kí hiệu ]f −1 (b) là lực lượng của tập f −1 (b).

Mệnh đề 2.4. Với các kí hiệu ở trên, ánh xạ:

Vf → R, b 7→ ]f −1 (b)

là hằng địa phương.

Chứng minh: Với b ∈ f −1 (b), giả sử f −1 (b) = {a1 , a2 , · · · , aq } gồm q phần tử.
Với mỗi ai (i = 1, · · · , q) có tập mở Ui trong M, ai ∈ U1 , Ui ∩ Uj = ∅ nếu i 6= j
và f |Ui là vi phôi từ Ui lên một mở Vi chứa b của N .
Đặt V = eqj=1 Vj \ f M \ dqj=1 Uj thì V là tập mở chứa b và nằm trong
 

mọi Vi . Do đó f |f −1 (V )∩Ui là vi phôi từ f −1 (V ) ∩ Ui lên V . Vậy với mọi b0 ∈


V, ]f −1 (b0 ) = q. 

Mệnh đề 2.5. Giả sử f, g : M → N là hai ánh xạ khả vi, M và N là các đa


tạp khả vi compact không bờ và giả sử f ∼ g. Khi đó với mọi b ∈ Vf ∩ Vg các số
]f −1 (b) và ]g −1 (b) hoặc cùng chẵn hoặc cùng lẻ, tức là chúng đồng dư modulo 2

]f −1 (b) ≡ ]g −1 (b)(mod2).

Chứng minh: Giả sử H là đồng luân nhẵn nối f và g. Nếu b ∈ VH thì H −1 (b)
là một đường khả vi compact có bờ là

H −1 (b) ∩ (M × {0} ∪ M × {1}) = f −1 (b) × {0} ∪ g −1 (b) × {1}.

Vậy số điểm của bờ của đường H −1 (b) là ]f −1 (b) + ]g −1 (b) và là số chẵn. Do


đó hai số ]f −1 (b) và ]g −1 (b) phải cùng chẵn hoặc cùng lẻ.
Nếu b ∈
/ VH thì do ánh xạ Vf → R và ánh xạ Vg → R là hằng địa phương nên
có lân cận U của b nằm trong Vf ∩ Vg mà với mọi b0 ∈ U ta có

]f −1 (b0 ) = ]f −1 (b); ]g −1 (b0 ) = ]g −1 (b).

Tập VH trù mật trong N (bổ đề Sard), do đó có b0 ∈ U ∩ VH và ]f −1 (b) =


]f −1 (b0 ) đồng dư modulo 2 với số ]g −1 (b) = ]g −1 (b0 ). 

Chú ý: Trong chứng minh trên ta đã sử dụng bổ đề Sard, bổ đề có ý nghĩa lớn


trong việc nghiên cứu các ánh xạ khả vi. Nội dung của bổ đề Sard như sau
Tập các giá trị chính qui của ánh xạ nhẵn f : M → N là tập trù mật trong
N.
Ta không chứng minh bổ đề này.

114
Nếu giả sử thêm rằng N là liên thông thì với mọi b, b0 ∈ Vf ta luôn có

]f −1 (b) = ]f −1 (b0 )(mod2).

Thật vậy, có Ht : N → N, H0 = idN , H1 (b) = b0 , H1o f ∼ f. Khi đó f −1 (b) =


f −1 (H1−1 (b0 )) nên ]f −1 (b) = ]f −1 (b0 )(mod2).

Định nghĩa 2.26. Cho f : M → N là ánh xạ khả vi, dim M = dim N , M là


compact, N liên thông. Bậc modulo 2 của f ,được kí hiệu là deg2 f là số ]f −1 (b)
module 2 với b ∈ Vf .

Như vậy, nếu f ∼ g thì deg2 f = deg2 g.


Áp dụng:
1) Nếu f : M → M là ánh xạ hằng, M là đa tạp khả vi compact, không
bờ, liên thông, dim M ≥ 1. Khi đó deg2 f = 0 mod 2 còn idM : M → M có
deg2 (idM ) ≡ 1 modulo 2. Do đó idM không thể tương đương đồng luân nhẵn với
ánh xạ hằng, tức là M không thể thắt nhẵn được.
2) Cho f : M → N là ánh xạ khả vi, M compact, N liên thông, dim M =
dim N . Giả sử có đa tạp khả vi compact P mà ∂P = M và có ánh xạ khả vi
F : P → N sao cho F |M = f. Khi đó deg2 f ≡ 0 modulo 2. Thật vậy, lấy b ∈ VF
thì F −1 (b) là đường khả vi compact có bờ

∂(F −1 (b)) = F −1 (b) ∩ ∂P = F −1 (b) ∩ M = f −1 (b)

mà số điểm của bờ của đường F −1 (b) là số chẵn.


Từ đó, nếu P là đa tạp khả vi compact với bờ ∂P liên thông thì không thể
có ánh xạ khả vi F : P → ∂P mà

F |∂P = id∂P .

Định nghĩa 2.27 (Số quay modulo 2). Cho M là đa tạp khả vi, compact,
không bờ n chiều và ánh xạ khả vi

F : M → Rn+1 .

Với y ∈ Rn+1 \ f (M ), xét ánh xạ:


f (x) − y
λy : M → S − n, x 7→ .
kf (x) − yk

là ánh xạ khả vi. Số quay modulo 2 của f quanh y, kí hiệu là ω2 (f, y) được
xác định bởi
ω2 (f, y) ≡ deg2 λy (mod2).

115
Cho M là đa tạp khả vi compact không bờ n chiều và là đa tạp con của Rn+1 .
Khi đó có số  > đủ nhỏ để tập

M = {y ∈ Rn n + 1; d(y, M ) < }

là đa tạp con n chiều của Rn+1 (ta kí hiệu d(y, M ) là khoảng cách từ y tới M ,
tức là giá trị nhỏ nhất của khoảng cách từ y đến các điểm M ). Khi đó với mỗi
y ∈ M có một và chỉ một điểm y 0 ∈ M sao cho ky −y 0 k = d(y, M ) và đường thẳng
yy 0 vuông góc với không gian tiếp xúc với M tại y 0 . Ánh xạ r : M → M, r(y) = y 0
là khả vi từ M lên M .
Đa tạp khả vi M gọi là một lân cận ống của M trong Rn+1 .

Định lý 2.17 (Định lí Jordan-Brower). Cho M là đa tạp khả vi, compact,


liên thông, n chiều, không bờ và là đa tạp con của Rn+1 . Khi đó Rn+1 \ M gồm
hai tập mở liên thông Ω0 , Ω1 rời nhau trong đó Ω1 là đa tạp khả vi n + 1 chiều
compact với bờ ∂Ω1 = M , Ω0 là đa tạp khả vi n + 1 chiều không compact với bờ
∂Ω0 = M (Ω1 , Ω0 theo thứ tự gọi là miền trong và miền ngoài xác định bởi M ).

Chứng minh: Xét ánh xạ

ρ : Rn+1 \ M → {0, 1}, ρ(y) = ω2 (f, y).

trong đó f : M → Rn+1 là nhúng chính tắc. Khi đó ρ là hằng địa phương.


Thật vậy, nếu y0 , y1 thuộc một mở liên thông của Rn+1 \ M thì có ánh xạ khả
vi σ : [0, 1] → Rn+1 \ M nối y0 và y1 và khi đó hai ánh xạ λy0 , λy1 tương đương
đồng luân nhẵn bởi đồng luân nối:

x − σ(t)
Ht : M → S n , Ht (x) = , t ∈ [0, 1].
kx − σ(t)k

Nếu y ∈ Rn+1 \ M và v ∈ S n là một giá trị chính qui của λy thì theo định
nghĩa
ρ(y) = ](M ∩ {y + tv; t ≥ 0})(mod2).

Vậy nếu lấy y 0 = y + t0 v ∈


/ M, t0 > 0 thì v cũng là một giá trị chính qui của
0
λy+t0 v và ρ(y ) ≡ ρ(y) − p (mod 2) trong đó p = ](M ∩ [y, y + t0 v]).
Từ đó với mọi x ∈ M và với mọi lân cận mở U của x trong Rn+1 mà U \ M có
đúng hai thành phần liên thông U1 , U2 thì với y1 ∈ U1 , y2 ∈ U2 có ρ(y1 )+ρ(y2 ) = 1.
Xét một lân cận ống M của M trong Rn+1 . Tập M \ M có đúng hai thành
phần liên thông V0 , V1 . Thật vậy, với mỗi y 0 ∈ M , xét đường thẳng vuông góc với
không gian tiếp xúc với M tại y 0 thì giao của đường thẳng đó với M \ M được

116
chia thành hai khoảng: một khoảng gồm những y mà ρ(y) = 0 và một khoảng
gồm những y mà ρ(y) = 1.
Gọi
V0 = {y ∈ M \ M ; ρ(y) = 0},
V1 = {y ∈ M \ M ; ρ(y) = 1}.

Bấy giờ
M \ M = V0 ∪ V1 , V0 ∩ V1 = ∅.

Nếu Ω là một thành phần liên thông không rỗng của Rn+1 \ M thì Ω mở trong
Rn+1 , Ω ∩ M 6= ∅ vì nếu Ω ∩ M = ∅ thì Ω là bao đóng của Ω trong Rn+1 \ M nên
Ω = Ω tức là trong Rn+1 có tập không rỗng vừa đóng vừa mở là Ω nên Ω = Rn+1
và M = ∅ (vô lí).
Gọi Ω0 , Ω1 , Ω2 , · · · là các thành phần liên thông của Rn+1 \ M thì V0 , V1 phải
nằm trong những thành phần liên thông này. Nhưng không thể cả V0 , V1 cùng
nằm trong một thành phần liên thông do tính chất hằng địa phương của ρ. Giả
sử V0 ⊂ Ω0 , V1 ⊂ Ω1 . Khi đó Ω2 , Ω3 , · · · phải là tập rỗng vì nó không chứa V0 , V1
mà bao đóng lại phải có giao khác rỗng với M . Vậy Rn+1 \ M = Ω0 ∪ Ω1 , Ω0 ∩ Ω! =
∅, ρ|Ω0 = 0, ρ|Ω1 = 1.
Vì V0 ⊂ Ω0 , V1 ⊂ Ω1 nên biên của Ω0 , Ω1 đều là M . Từ đó, Ω0 , Ω1 là những
đa tạp khả vi n + 1 chiều với bờ là M . Với y ∈ Rn+1 \ M , kyk khá lớn thì rõ ràng
ρ(y) = 0 nên Ω0 không compact còn Ω1 đóng và bị chặn nên compact. 

Chú ý: 1) Nếu y ∈ Rn+1 \ M mà nửa đường thẳng {y + tv, v ∈ S n , t ≥ 0} cắt


M tại p điểm, v là giá trị chính qui của λy thì y thuộc miền ngoài khi và chỉ khi
p chẵn và y thuộc miền trong khi và chỉ khi p lẻ.
2) Tương tự khái niệm bậc modulo 2 ta có thể định nghĩa bậc của ánh xạ khả
vi f : M → N khi M và N có thêm giả thiết đã được định hướng bở công thức
X
deg f = signTx f, b ∈ Vf
x∈f −1 (b)

trong đó signTx f = ±1 tùy theo Tx f bảo tồn hướng hay đảo hướng.
Khái niệm bậc của f là một bất biến đồng luân nhẵn. Dựa vào kết quả này
ta có thể chứng minh rằng có thể không tồn tại các trường vectơ khác không tại
mọi điểm trên mặt cầu S n khi n ≥ 2 và chẵn.

117
2.8 NHÓM LIE

2.8.1 Nhóm Lie

Định nghĩa 2.28. Tập hợp G gọi là một nhóm Lie nếu nó thỏa mãn các điều
kiện sau
1. G là một nhóm. Ta sẽ kí hiệu phép toán của nhóm là phép nhân

G × G → G, (a, b) 7→ ab.

2. G là một đa tạp khả vi.


3. Ánh xạ
G × G → G, (a, b) 7→ ab−1

là ánh xạ khả vi.

Chú ý: Nếu thay 1), 2) bởi


1’) G là một đa tạp tôpô.
2’) Ánh xạ
G × G → G, (a, b) 7→ ab−1

là liên tục thì G được gọi là nhóm tôpô.


Hiển nhiên, một nhóm Lie là nhóm tôpô. Ngược lại, người ta chứng minh
được rằng: Mọi nhóm tôpô, compact, liên thông địa phương, hữu hạn chiều đều
là nhóm Lie.

Tính chất 2.6. a) Nhóm Lie G là compact địa phương. Nếu G được tạo bởi
nhiều nhất là đếm được các thành phần liên thông thì nó có thể được biểu diễn
như là hợp của một số đếm được các tập con compact.
Tính chất này suy ra từ điều kiện 2) của định nghĩa.
b) Các ánh xạ
G → G : a 7→ a−1 ;
G × G → G : (a, b) 7→ ab

là khả vi.
Tính chất này suy ra từ 1) và 3) của định nghĩa.
c) Gọi
La : G → G, b 7→ ab là phép tịnh tiến trái;
Ra : G → G, b 7→ ba là phép tịnh tiến phải;

118
ad(a) : G → G, x 7→ axa−1 là phép tự đẳng cấu trong;
thì các phép biến đổi đó là những vi phôi từ G lên chính nó.

2.8.2 Đại số Lie của một nhóm Lie

Gọi V (G) là G-môđun các trường vectơ trên G. Vi phôi La sinh ra đẳng cấu
La∗ từ V (G) lên chính nó.

Định nghĩa 2.29. Trường vectơ X ∈ V (G) gọi là trường vectơ bất biến trái nếu

La∗ X = X.

Đẳng thức trên tương đương với

∀a, b ∈ G, Tb La (Xb ) = Xab .

Gọi G là tập hợp các trường vectơ bất biến trái của nhóm Lie G. Khi đó ta
có định lí sau:

Định lý 2.18. Với các phép toán cộng các trường vectơ, nhân trường vectơ với
một số và móc Lie của hai trường vectơ thì G làm thành một đại số con của V (G).

Chứng minh: ∀X, Y ∈ G, ∀p, q ∈ R ta có

La∗ (pX + qY ) = pLa∗ X + qLa∗ Y = pX + qY ;

La∗ [X, Y ] = [La∗ X, La∗ Y ] = [X, Y ].

Định nghĩa 2.30. Đại số G được gọi là đại số Lie của nhóm Lie G.

Định lý 2.19. Ánh xạ π : G → Te G : X 7→ Xe , e là phần tử đơn vị của G, là


đẳng cấu giữa các R-không gian vectơ.

Chứng minh: Dễ thấy π là ánh xạ tuyến tính.


Giả sử π(X) = π(Y ), khi đó từ Xe = Ye suy ra

∀a ∈ G, Te La (Xe ) = Te La (Ye )

⇒ Xa = Ya , ∀a ∈ G ⇒ X = Y.

Từ đó suy ra π là đơn ánh.


Với mỗi Ye ∈ Te G, xét trường vectơ

X : b 7→ Xb = Te Lb (Ye ).

119
Ta sẽ chứng minh X là một trường vectơ bất biến trái. Thật vậy,

∀a ∈ G, Tb La (Xb ) = Tb La (Te Lb (Ye )) = (Tb Lao Te Lb )(Ye )


= Te (Lao Lb )(Ye )) = Te Lab (Ye ) = Xab .

Do đó X là trường vectơ bất biến trái và

π(X) = Xe = Te Le (Ye ) = Ye .

Từ đó suy ra π là toàn ánh. 

Định lý 2.20. Mỗi trường vectơ bất biến trái A ∈ G sinh ra một nhóm các phép
biến đổi một tham số {ϕt , t ∈ R} trên G.

Chứng minh: Giả sử {ϕt , |t| < } là nhóm 1- tham số địa phương sinh bởi A.
Do A là trường vectơ bất biến trái nên ϕt giao hoán với La với mọi a ∈ G. Do đó

∀a ∈ G, ϕt a = ϕt La e = La ϕt e, |t| < .

Với |t| < , |s| < , đặt ϕt+s a = ϕs (ϕt a) = Lϕa ϕs e. Kí hiệu λ = t + s, khi đó
|λ| < 2.

La ϕλ x = La ϕs ϕt x = ϕs La ϕt x = ϕs ϕt La x = ϕλ La x, ∀a, x ∈ G

nên nhóm một tham số {ϕλ , |λ| < 2} sinh ra trường vectơ bất biến trái.
Dễ thấy trường vectơ này chính là A. Như vậy, ta đã mở rộng được nhóm một
tham số địa phương {varphit , |t| < } thành nhóm một tham số địa phương
{ϕλ , |λ| < 2}. Lặp lại mãi quá trình đó, ta sẽ tìm được nhóm một tham số
{ϕt , t ∈ R} sinh ra trường vectơ bất biến A.
Như vậy, mỗi trường vectơ bất biến trái là một trường vectơ đầy trên G. 

Gọi {ϕt , t ∈ R} là nhóm biến đổi một tham số sinh bởi trường vectơ bất biến
trái A.
Đặt at = ϕt e. Khi đó

at+s = ϕt+s e = ϕs ϕt e = ϕt eo ϕs e = at as , ∀t, s ∈ R.

Từ đó suy ra {at , t ∈ R} là nhóm con của G. Ta gọi nó là nhóm con một tham
số sinh bởi A.
Gọi ϕ : t 7→ at = ϕt e là một cung trong G, kí hiệu
 

ȧt = Tt ϕ .
∂t

120
Vì {ϕt , t ∈ 
R} là nhóm một tham số sinh bởi trường vectơ bất biến trái A

nên Aat = Tt ϕ = ȧt . Để ý rằng Te Lat (Ae ) = Aat = ȧt nên {at , t ∈ R} là
∂t
nghiêm duy nhất của phương trình vi phân (Te Lat )−1 (ȧt ) = Ae với điều kiện ban
đầu a0 = e.
Kí hiệu expA = a1 = ϕ1 e. Khi đó vì {at , t ∈ R} là nhóm một tham số sinh
bởi trường vectơ bất biến trái kA nên

expkA = ak , ∀k ∈ R

Định nghĩa 2.31 (Ánh xạ mũ). Ánh xạ exp : G → G, A 7→ expA được gọi là
ánh xạ mũ.

Ví dụ 2.7. GL(n, R) là nhóm các ma trận thực, vuông cấp n, không suy biến.
Với A = (Aij ), B = (Bji ) phép nhân được định nghĩa bởi
n
X
(AB)ij = Aik Bjk .
k=1

2
GL(n, R) có thể được xem như là một tập con mở của Rn nên nó là một đa
2
tạp con mở của Rn . Với cấu trúc vi phân này, dễ thấy GL(n, R) là một nhóm
Lie. Thành phần liên thông chứa ma trận đơn vị I là tập các ma trận có định
2
thức dương. Do GL(n, R) là một tập mở của Rn nên
2 2
RI GL(n, R) = TI Rn ≡ Rn ≡ M at(n, R)

là tập các ma trận thực vuông cấp n. Vậy có thể xem đại số Lie

GL(n, R) ≡ M at(n, R).

Móc Lie của A, B thuộc GL(n, R) được định nghĩa bởi

[A, B] = AB − BA.

Phép tịnh tiến trái LA : B 7→ AB là ánh xạ tuyến tính nên

∀B ∈ GL(n, R), LA∗ B = AB.

Với ∀A ∈ GL(n, R), xét


X Ak
At = tk .
k≥0
k!

Dễ thấy At+s = At As nên At At−1 = A0 = I. Từ đó suy ra At ∈ GL(n, R).

121

Ȧt = At A = LAt A ≡ TI LAt (AI ),

(ở đây ta đồng nhất A ∈ GL(n, R) với Ai ∈ TI GL(n, R)) nên {At } là nhóm
con một tham số gây bởi A.
Từ đó suy ra
X Ak
expA = AI =
k≥0
k!

đó chính là ánh xạ mũ thông thường.


Một cách tương tự, ta có thể xét nhóm O(n) các ma trận trực giao cấp n. Dễ
thấy nó là một nhóm Lie compact. Thành phần liên thông chứa đơn vị là tập các
ma trận vuông cấp n có định thức bằng 1. Kí hiệu tập đó là SO(n). Đại số Lie
của nó có thể được đồng nhất với đại số Lie O(n) các ma trận vuông cấp n đối
xứng lệch. Còn ánh xạ mũ
X Ak
exp : A 7→ expA =
k≥0
k!

được hiểu theo nghĩa thông thường như trên. Do đó chiều của O(n) bằng
n(n − 1)
chiều của O(n) và bằng .
2

2.8.3 Nhóm con của nhóm Lie

Định nghĩa 2.32. H được gọi là nhóm Lie con của nhóm Lie G nếu H vừa là
nhóm con vừa là đa tạp con của G sao cho với cấu trúc vi phân này H là một
nhóm Lie.

Nhận xét: a) Nếu A là một trường vectơ bất biến trái trên H, A được xác định
bởi giá trị của nó tại e là Ae , Ae lại xác định một trường vectơ bất biến trái trên
G. Từ đó suy ra đại số Lie H của H có thể đồng nhất được với một đại số con
của G. Ngược lại, có thể chứng minh rằng mỗi đại số con H của G là đại số Lie
của một nhóm Lie con liên thông duy nhất của G.
Như vậy có một tương ứng 1-1 giữa các nhóm Lie con liên thông của G với
tập các đại số Lie con của đại số con G.
b) Mỗi phép tự đẳng cấu ϕ của một nhóm Lie G sinh ra một phép tự đẳng
cấu ϕ∗ của mỗi đại số Lie G của nó.
Thật vậy, do ϕ là đẳng cấu nhóm nên

∀a, b ∈ G, ϕ(La b) = ϕ(a)ϕ(b) = Lϕ(a) ϕ(b).

122
Từ đó suy ra ϕ∗ o La∗ A = Lϕ(a)∗ (ϕ∗ A) = ϕ∗ (La∗ A) = ϕ∗ A.
Vậy ϕ∗ (A) bất biến trái. Ngoài ra, dễ thấy

ϕ∗ [A, B] = [ϕ∗ A, ϕ∗ B].

Đặc biệt, với mỗi a ∈ G, ánh xạ ad(a) : G → G, x 7→ axa−1 gây ra một phép
tự đẳng cấu của G và cũng được kí hiệu là ad(a).
Biểu diễn a 7→ ad(a) của G được gọi là biểu diễn liên kết của G trong G.
Với mỗi a ∈ G và A ∈ G, ta có

ad(a)A = (Ra−1 )∗ A

bởi vì ad(a)x = axa−1 = Ra−1 o La x và A bất biến trái.


c) Giả sử A, B ∈ G và ϕt là nhóm một tham số các phép biến đổi của G sinh
bởi A. Đặt at = expA = ϕt (e). Khi đó

∀x ∈ G, ϕt (x) = ϕt (Lx e) = Lx ϕt e = Lx at = xat = Rat (x).

Theo tính chất của móc Lie và nhận xét b) ta có


1
[B, A] = lim ((ϕt )∗ B − B)
t=0 t
1 1
= lim ((Rat )∗ B − B) = lim (ad(a−1
t )∗ B − B).
t=0 t t=0 t

Từ đó suy ra

Định lý 2.21. Nếu H là một nhóm Lie con bất biến của G thì đại số Lie H của
nó là một ideal của G, nghĩa là nếu A ∈ G và B ∈ H thì [B, A] ∈ H. Ngược lại,
mỗi nhóm Lie con liên thông H sinh bởi một ideal H của G là một nhóm con bất
biến của G.

2.8.4 Dạng vi phân bất biến trái và phương trình Maurer-Cartan

Định nghĩa 2.33. Dạng vi phân ω trên G được gọi là bất biến trái nếu ∀a ∈
G, L∗a ω = ω.

Định lý 2.22. Điều kiện cần và đủ để k-dạng ω trên G là bất biến trái là với
mọi bộ k trường vectơ bất biến trái X1 , · · · , Xk thì ω(X1 , · · · , Xk ) là hằng số.

Chứng minh: Điều kiện cần:


Giả sử ω là k-dạng bất biến trái, X1 , · · · , Xk ∈ G. Đặt

ω(X1 , · · · , Xk )(b) = f (b), ∀b ∈ G.

123
Ta có

f (b) = ω(X1 , · · · , Xk )(b) = (L∗a ω)(X1 , · · · , Xk )(b)


= ω(ab)(Tb La (X1 )b , · · · , Tb La (Xk )b )
= ω(ab)((X1 )ab , · · · , (Xk )ab )
= (ω(X1 , · · · , Xk ))(ab) = f (ab), ∀a, b ∈ G.

Vậy f là hằng trên G.


Điều kiện đủ: Gọi E1 , · · · , Er là trường mục tiêu bất biến trái trên G, ta có
r
X
∀X1 , · · · , Xk ∈ V (G), ta viết Xi = Xiji Eji , i = 1, · · · , k.
ji =1

Khi đó
r r
!!
X X
(L∗a ω(X1 , · · · , Xk ))(b) = (L∗a ω) X1j1 Ej1 , · · · , Xkjk Ejk (b)
j1 =1 jk =1
r
X
= X1j1 (b) · · · Xkjk (b)(ω(ab))(Tb La Ej1 ,b , · · · , Tb La Ejk ,b )
j1 ,··· ,jk =1
X r
= X1j1 (b) · · · Xkjk (b)(ω(ab))(Ej1 ,ab , · · · , Ejk ,ab )
j1 ,··· ,jk =1
X r
= X1j1 (b) · · · Xkjk (b)(ω(a))(Ej1 ,b , · · · , Ejk ,b )
j1 ,··· ,jk =1
r r
!!
X X
= ω X1j1 Ej1 ,b , · · · , Xkjk Ejk ,b (b)
j1 =1 jk =1

= (ω(X1 , · · · , Xk ))(b).

Từ đó suy ra L∗a ω = ω. 

Kí hiệu tập các 1-dạng bất biến trái là G ∗ , để ý rằng ∀A ∈ G, ∀ω ∈ G ∗ , ω(A)


là hằng số, suy ra G ∗ là không gian vectơ đối ngẫu của G.
Ngoài ra, dễ thấy nếu ω ∈ G ∗ thì dω cũng thuộc G ∗ . Thật vậy, ∀a ∈ G,

L∗a dω = dL∗a ω = dω.

Định lý 2.23. ∀A, B ∈ G, ∀ω ∈ G ∗ , ta có phương trình Maurer-Cartan

dω(A, B) = −ω([A, B]).

Chứng minh: Ta có

dω(A, B) = A[ω(B)] − B[ω(A)] − ω([A, B]).

Để ý rằng ω(A), ω(B) là hằng số. Suy ra điều phải chứng minh. 

124
Định nghĩa 2.34 (Dạng chính tắc trên G). θ gọi là 1-dạng chính tắc trên G
nếu nó là 1-dạng, G - giá trị, bất biến trái xác định bởi

θ(A) = A, ∀A ∈ G.

Nhận xét: Giả sử {E1 , · · · , Er } là một cơ sở của G. Gọi {θ1 , · · · , θr } là cơ sở


đối ngẫu của nó trong G ∗ , tức là θi (Ej ) = δji .
Dễ thấy
r
X
θ= θ i Ei .
i=1
Pr
Thật vậy, giả sử A là trường vectơ trên G, viết A = i=1 ai Ei suy ra
r
! r
X X
i
θ(A) = θ a Ei = ai θ(Ei )
i=1 i=1
r r
!
X X
= θ(A)θ(Ei ) = θi (Ei ) (A).
i=1 i=1

Bây giờ, ta đặt


r
X
[Ei , Ej ] = ckij Ek
k=1

với ckij (i, j, k = 1, · · · , r) gọi là các hằng số cấu trúc của G ứng với cơ sở
{E1 , · · · , Er }. Khi đó ta có phương trình cấu trúc Maurer-Cartan
r
i1 X i j
dθ = − c θ ∧ θk .
2 j,k=1 jk

1 P r
Thật vậy, ta có dθi = ϕi θp ∧ θq nên
2 p,q=1 pq
r
i 1 X i p
dθ (Ej , Ek ) = ϕ θ ∧ θq (Ej , Ek )
2 p,q=1 pq
r
1 X i
= ϕ (θp (Ej )θq (Ek ) − θp (Ek )θq (Ej ))
2 p,q=1 pq
1
= (ϕijk − ϕikj ) = ϕijk .
2

Mặt khác, vì dθi là dạng bất biến trái trên G nên


r
X
i
dθ (Ej , Ek ) = −θ([Ej , Ek ]) = − cljk θi (El ) = −cijk .
l=1

Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

125
2.9 NHÓM LIE CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI TRÊN ĐA TẠP

Định nghĩa 2.35. Ta nói rằng nhóm Lie G là một nhóm biến đổi Lie trên đa
tạp M hay G tác động (khả vi) lên M nếu các điều kiện sau đây được thỏa mãn:
1. Với a ∈ G có vi phôi

Ra : M → M, x 7→ xa.

2. Ánh xạ M × G → M, (x, a) 7→ xa là ánh xạ khả vi.


3. ∀a, b ∈ G, ∀x ∈ M, x(ab) = (xa)b.
Trong trường hợp này người ta còn nói G tác động phải lên M .
Dễ thấy Rab = Rbo Ra và Re = idM (e là phần tử đơn vị của G).
Một cách tương tự, ta cũng định nghĩa được G tác động trái lên M .

Định nghĩa 2.36. G gọi là tác động có hiệu quả lên M nếu từ Ra x = x, ∀x ∈ M
suy ra a = e.
G gọi là tác động tự do lên M nếu từ Ra x = x với một x nào đó thuộc M
suy ra a = e.
G gọi là tác động bắc cầu lên M nếu ∀x, y ∈ M, ∃a ∈ G sao cho y = Ra x.
Nếu G tác động phải lên M , với mỗi A ∈ G ta xác định một trường vectơ A∗
trên M như sau:
Gọi at = expA thì A∗ là trường vectơ trên M sinh bởi nhóm con một tham
số {Rat , t ∈ R} trên M .

Định lý 2.24. Giả sử G là một nhóm Lie tác động phải lên M . Ánh xạ

σ : G → V (M ), A 7→ A∗

là một đồng cấu đại số Lie. Nếu G tác động tự do lên M thì với mỗi trường
vectơ khác không A ∈ G, σ(A) không bao giờ triệt tiêu trên M .

Chứng minh: Trước hết nhận xét rằng σ cũng có thể được xác định bằng cách
sau:
Với mỗi x ∈ M , định nghĩa

σx : G → M, a 7→ xa.

Khi đó σx0 (Ae ) = (σA)x ở đây σx0 (Ae ) = Te σx (Ae ), e là phần tử đơn vị của G.

126
Từ đó suy ra σ là ánh xạ tuyến tính. Bây giờ ta sẽ chứng minh rằng σ giao
hoán đối với móc Lie. Giả sử A, B ∈ G, at = exptA ta có
1
[A∗ , B ∗ ] = lim (B ∗ − Rat B ∗ ).
t→0 t

Để ý rằng với mỗi x, b ∈ G:

Rat o σxat−1 (b) = xa−1 −1


t bat = σxo ad(at )(b).

Do đó
Rat o σxa−1
t
= σxo ad(a−1
t ).

Ta có

(Rat ∗ B ∗ )x = Ra0 t (Bxa


∗ 0
−1 ) = Ra σ
0
t o xa
0 −1 0
−1 (Be ) = σ ad(at ) (Be ).
t t

Từ đó suy ra

[σA, σB]x = [A∗ , B ∗ ]x = lim[Bx∗ − (Rat ∗ B ∗ )x ]


t→0

= lim(σx0 Be − σxo
0
ad(a−1 0
t ) (Be ))
t→0

= σ 0 (lim(Be − ad(a−1 0
t ) Be ))
t→0
0
= σ ([A, B]e ) = (σ([A, B]))x .

Vậy σ là một đồng cấu đại số Lie.


Giả sử σ(A) = 0 tại mọi điểm của M , tức là

∀x ∈ M, (σA)x = σ 0 o a0t (0) = (σo at )0 (0) = 0x .

Từ đó suy ra σxo at là ánh xạ hằng (không phụ thuộc vào t). Do đó

σx (at ) = σx (a0 ) = x, ∀t.

Điều đó có nghĩa là nhóm biến đổi một tham số Rat trên M là tầm thường ,
tức Rat = idM với mọi t. Nếu Rat tác động có hiệu quả lên M thì từ Rat x = x
với mọi x, suy ra at = e với mọi t. Do đó A = 0 từ đó suy ra σ là đơn ánh.
Cuối cùng, nếu tồn tại x ∈ M, (σA)x = 0x thì Rat (x) = x, ∀t. Vì G tác động
tự do lên M nên suy ra at = e, với mọi t. Do đó A = 0.
Vậy nếu A 6= 0 thì σA khác 0 tại mọi điểm thuộc M . 

Nhận xét: Làm tương tự như chứng minh trên, ta có

∀A ∈ G, a ∈ G, Ra∗ (σA) = σ(ad(a−1 )∗ A).

127
2.10 KHÔNG GIAN PHÂN THỚ

Khái niệm không gian phân thớ (hay phân thớ) lần đầu tiên xuất hiện vào
khoảng những năm 1922-1925 trong các công trình của E. Cartan về lí thuyết
liên thông. Những định nghĩa và kết quả đầu tiên về phân thớ được đề cập trong
các công trình của H. Whitney, H. Hopf và E. Stiefel vào những năm 1935-1940.
Kể từ đó, lí thuyết về phân thớ trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu
quan trọng của tôpô đại số và là một công cụ không thể thiếu được trong việc
nghiên cứu Hình học vi phân.

2.10.1 Phân thớ tầm thường địa phương với nhóm cấu trúc

Định nghĩa 2.37 ( Phân thớ tầm thường địa phương). Giả sử F là một
không gian tôpô. Một phân thớ tầm thường địa phương với thớ F là bộ ba
(P, p, M ) trong đó P, M là những không gian tôpô và p : P → M là toàn ánh
liên tục thỏa mãn điều kiện:
Với mọi x ∈ M , tồn tại tập mở U chứa x và một đồng phôi ϕ : p−1 (U ) → U ×F
sao cho p1 o ϕ = p. Ở đâyp1 : U × F → U là phép chiếu lên thành phần thứ nhất.
P được gọi là không gian toàn thể, M được gọi là không gian đáy, p được gọi
là phép chiếu,cặp (U, ϕ) xác định như trên gọi là một bản đồ của phân thớ tầm
thường địa phương (P, p, M ).

Nếu trong định nghĩa trên, thớ F chỉ gồm một số hữu hạn hoặc đếm được các
phần tử với tôpô rời rạc thì (P, p, M ) được gọi là một cái phủ. Ánh xạ p : P → M
gọi là ánh xạ phủ. Số phần tử của F gọi là số lá của cái phủ.

Định nghĩa 2.38 (Phân thớ tầm thường địa phương với nhóm cấu trúc).
Cho P, M, F là những không gian tôpô, p : P → M là toàn ánh liên tục, G là
nhóm tôpô tác động có hiệu quả lên F , A là một họ {(Ui , ϕi ), i]inI}, I là tập chỉ
số sao cho:
(i) {Ui , i ∈ I} là một phủ mở của M .
(ii) ∀i ∈ I, ϕi : Ui × F → p−1 (Ui ) là đồng phôi.
(iii) ∀x ∈ Ui , ζ ∈ F : po ϕi (x, ζ) = x.
(iv) ∀x ∈ Ui , gọi ϕi,x : F → p−1 (x), ζ 7→ ϕi (x, ζ) đặt

aij (x) = ϕ−1


i,x o ϕj,x : F → F

thì aij (x) ∈ G.


(v) Ánh xạ aij : Ui ∩ Uj → G, x 7→ aij (x) liên tục.

128
Khi đó tập hợp P(P, M, p, F, G, A) thỏa mãn các tính chất trên gọi là một
phân thớ tầm thường địa phương với thớ mẫu F và với nhóm cấu trúc G hay gọi
tắt là một phân thớ và được kí hiệu tắt là P.
P gọi là không gian toàn thể, M gọi là không gian đáy, F gọi là thớ mẫu, p
gọi là phép chiếu, G gọi là nhóm cấu trúc, A gọi là tập bản đồ tầm thường hóa
địa phương hay bản đồ cấu trúc, aij gọi là hàm chuyển hay hàm cấu trúc, p−1 (x)
gọi là phân thớ qua x.

Từ định nghĩa phân thớ dễ thấy


a) ϕi,x : F → p−1 (x), ζ 7→ ϕi (x, ζ) là một đồng phôi.
b) Phép chiếu p : P → N là ánh xạ mở.

Định nghĩa 2.39. Gọi (Uj0 , ϕ0j ) là một bản đồ tầm thường hóa của phân thớ
P 0 (P, M, p, F, G, A0 ). Khi đó (Uj0 , ϕ0j ) gọi là tương thích với tập bản đồ A của
phân thớ P(P, M, p, F, G, A) nếu
a) ∀x ∈ Ui ∩ Uj0 , ãji = ϕ0i,x −1
o
ϕj,x ∈ G.

b) Ánh xạ ãji : Ui ∩ Uj0 → G, x 7→ ãji (x) liên tục.

Định nghĩa 2.40. Trên tập hợp (P, M, p, F, G), tập bản đồ A được gọi là tương
đương với tập bản đồ A0 nếu bất kì bản đồ tầm thường hóa nào của A cũng
tương thích với tập bản đồ A0 .

Dễ thấy quan hệ trên là một quan hệ tương đương theo định nghĩa thông
thường. Mỗi lớp tương đương [A] của nó gọi là một cấu trúc tầm thường hóa của
(P, M, p, F, G).

Định lý 2.25. Cho phân thớ P(P, M, p, F, G, A), khi đó:


a) ∀x ∈ Ui ∩ Uj ∩ Uk , i, j, k ∈ I, akj (x).aji (x) = aki (x).
b) ∀x ∈ Ui , aii (x) = e là phần tử đơn vị của G.
c) ∀x ∈ Ui ∩ Uj , aji (x) = (aij (x))−1 .
d) ∀x ∈ Ui ∩ Uj , ∀ζ ∈ F : ϕi (x, ζ) = ϕj (x, aji (x)ζ).

Chứng minh: a) Ta có

aki (x) = ϕ−1 −1


k,x o ϕj,x o ϕj,x o ϕi,x = akj (x)aji (x).

b) aii (x) = ϕ−1


i,x o ϕi,x = idF = e.

c) Từ a) và b) suy ra aij (x).aji (x) = aii (x) = e.


Do đó aji (x) = (aij (x))−1 .

129
d)

ϕi (x, ζ) = ϕi,x (ζ) = (ϕj,x o ϕ−1


j,x o ϕi,x )(ζ)

= ϕj,x ((ϕ−1
j,x o ϕi,x )ζ) = ϕj,x (aji (x)ζ)

= ϕj (x, aji (x)ζ) 

Ví dụ 2.8. a) Phân thớ tích.


Cho M là không gian tôpô. Nhóm G tác động có hiệu quả lên F . Đặt P = M ×
F, p : M × F → M, (x, ζ) 7→ x. Tập bản đồ A gồm một phần tử (M × F, idM ×F ).
Khi đó dễ thấy P(M × F, M, p, F, G, A) là một phân thớ tầm thường địa phương.
Phân thớ này được gọi là phân thớ tích.
b) Lá Mobius.
Cho M là lá Mobius. Gọi q : [0, 1] → S 1 , x 7→ exp(2πix).
Đặt  
1 1
V1 = q([0, 1]), V2 = q [0, ) ∪ ( , 1] ,
2 2

thì {V1 , V2 } lập thành một phủ mở của S 1 .


Gọi π : [0, 1] × R → M là phép chiếu chính tắc, U1 / ∼, U2 / ∼ là các tập mở
của M (nói trong phần ví dụ về lá Mobius).
Xét ánh xạ π : M → S, p(x, y) 7→ exp(2πix).
Khi đó p−1 (V1 ) = U1 / ∼, p−1 (V2 ) = U2 / ∼ .
Bây giờ lập các ánh xạ
ϕ̃1 : V1 × R → p−1 (V1 ), (q(x), y) 7→ π(x, y).
ϕ̃2 : V1 × R → p−1 (V2 ) xác định bởi

π(x, y) nếu x > 21
ϕ̃2 (q(x), y) =
π(x, −y) nếu x < 1 .
2

Dễ thấy ϕ̃1 , ϕ̃2 là những đồng phôi. Với q(x) ∈ V1 ∩ V2 , ánh xạ

a21 (q(x)) = (ϕ̃−1


2,q(x) )o ϕ̃1,q(x) : R → R

1
biến mỗi phần tử y ∈ R thành y nếu x > 2
hoặc thành −y nếu x < 12 . Đặt
G = {±idR }.
Gọi A = {(V1 , ϕ̃1 ), (V2 , ϕ̃2 )} thì dễ thấy P(M, S 1 , p, R, G, A) là một phân thớ
tầm thường địa phương.

130
2.10.2 Phân thớ khả vi

Định nghĩa 2.41. Phân thớ P(P, M, p, F, G, A) gọi là phân thớ khả vi nếu trong
định nghĩa phân thớ tầm thường địa phương với nhóm cấu trúc ta có P, M, F là
các đa tạp khả vi, G là nhóm Lie tác động có hiệu quả lên F , phép chiếu p là
ánh xạ khả vi, ϕi là vi phôi.

Nếu F là một không gian vectơ, G là nhóm tất cả các phép tự đẳng cấu của
F thì phân thớ P gọi là một phân thớ vectơ.
Dễ thấy trong điều kiện (ii) của định nghĩa phân thớ tầm thường địa phương
với nhóm cấu trúc, do p là ánh xạ mở và ϕi là vi phôi nên dim Ui ×F = dim p−1 (U ).
Từ đó suy ra

Định lý 2.26. Nếu P(P, M, p, F, G, A) là một phân thớ khả vi thì

dim P = dim M + dim F.

Nhận xét: Cho phân thớ khả vi P(P, M, p, F, G, A). Giả sử dim M = m, dim F =
˜ AF = {(Vj , ψj ), j ∈ J} là các tập bản đồ xác định
r. Gọi AM = {(Ũi , ϕ̃i ), i ∈ I},
cấu trúc khả vi của M và F tương ứng. Có thể chọn sao cho cái phủ {Ũi , i ∈ I} ˜
mịn hơn cái phủ {Ui , i ∈ I} trong tập bản đồ tầm thường hóa A của phân thớ
khả vi P(P, M, p, F, G, A). Do đó không làm mất tính tổng quát có thể giả sử
I˜ ≡ I, Ũ ≡ Ui , i ∈ I. Khi đó tập bản đồ AM = {(Ui , ϕ̃i ), i ∈ I} của M gọi là tập
bản đồ tương thích với phân thớ khả vi A.
Với mỗi i ∈ I, j ∈ J kí hiệu Wij = ϕi (Ui × Vj ). Gọi χi là hạn chế của ϕi lên
Ui × Uj . Ta có vi phôi

χi : Ui × Vj → Wij ⊂ p−1 (Ui ).

Đặt Φij : Wij → Rm+r , trong đó Φij = (ϕ̃i , ψi )o χ−1


i . Dễ thấy

AP = {(Wij , Φij ), i ∈ I, j ∈ J}

tạo thành tập bản đồ của P . Tập bản đồ này gọi là tập bản đồ tương thích
(với A) của P .
Với mỗi u ∈ Wij , gọi x = p(u) ∈ Ui ⊂ M, ζ = ϕ−1
i,x (u) ∈ Vj ⊂ F.

Đặt
ϕ̃i (x) = (x1 , · · · , xm ), ψj (ζ) = (ζ 1 , · · · , ζ r ),

khi đó

Φij (u) = (ϕ̃(x), ψj (ζ)) = (x1 , · · · , xm , ζ 1 , · · · , ζ r ) ∈ Rm+r .

131
 

Nếu , i = 1, · · · , m là trường mục tiêu ứng với bản đồ địa phương (U, ϕ̃i )
∂xi 

thuộc AM , , j = 1, · · · , r là trường mục tiêu ứng với bản đồ địa phương
∂ζ j
(Vj , ψj ) thuộc AF thì
  
∂ ∂
, i = 1, · · · , m; j = 1, · · · , r
∂xi ∂ζ j

là trường mục tiêu tương ứng với bản đồ địa phương (Wij , Φij ) ∈ AP . Khi đó
với mỗi trường vectơ X trên Wij ta có
m r
X ∂ X ∂
X= Xi i
+ ψj
i=1
∂x j=1
∂ζj

Biểu thức tọa độ địa phương của phép chiếu p được cho bởi

∀u ∈ Wij , Φij (u) = (x1 , · · · , xm ; ζ 1 , · · · , ζ r ) 7→ ϕ̃i (p(u)) = (x1 , · · · , xm ).

Do đó ánh xạ tiếp xúc của p tại u là Tu p được xác định bởi


m r
X
i ∂ X ∂
∀Xu ∈ Tu Wij , Xu = X (u) i |u + ψ j (u) |u .
i=1
∂x j=1
∂ζj

Khi đó m
0
X ∂
p (Xu ) = Tu p(Xu ) = X i (u) |u .
i=1
∂xi

Từ đó suy ra p0 là toàn cấu.

Định nghĩa 2.42. Cho phân thớ khả vi P(P, M, p, F, G, A). Với mỗi u ∈ P , ta
kí hiệu
Pu∨ = {Xu ∈ Tu P : p0 (Xu ) =)p(u) }.

Phân bố
P ∨ : u ∈ P 7→ Pu∨ ⊂ Tu P

gọi là phân bố thẳng đứng.


Trường vectơ
X : u ∈ P 7→ Xu ∈ Pu∨

gọi là trường vectơ thẳng đứng.

Mệnh đề 2.6. Phân bố thẳng đứng có tính chất đối hợp, tức là

∀Xu , Yu ∈ Pu∨ , [Xu , Yu ] ∈ Pu∨ .

132
Thật vậy, p0 ([Xu , Yu ]) = [p0 (Xu ), p0 (Yu )] = 0x .
Định nghĩa 2.43. p - dạng ω ∈ Ωp (P ) gọi là nằm ngang nếu ω(X1 , · · · , Xp ) = 0
khi có một trong các trường vectơ X1 , · · · , Xp là trường vectơ thẳng đứng.
Bây giờ, giả sử ω là một p-dạng lấy giá trị trên một không gian vectơ L.
Khi đó ω gọi là nằm ngang nếu với mỗi cơ sở (ea , a = 1, · · · , q) của L sao cho
ω = ω a ea thì ω a là các dạng nằm ngang.
P
a

Ví dụ 2.9. Không gian phân thớ tiếp xúc của một đa tạp khả vi. Cho đa tạp
khả vi m chiều M . Gọi T M là không gian phân thớ tiếp xúc của nó. Ta sẽ chứng
minh T M có cấu trúc của một phân thớ khả vi. Như ta biết T M cũng là đa tạp
khả vi. Phép chiếu p : Xx ∈ T M 7→ x ∈ M là toàn ánh khả vi. Lấy F = Rm ,
nhóm cấu trúc G = GL(m, R) là nhóm tuyến tính tổng quát. Mỗi phần tử a ∈ G
là một ma trận vuông không suy biến.
a = (aij ) ∈ G, ζ = (ζ 1 , · · · , ζ m ) ∈ Rm ,
" m m
#
X X
1 i1 m im
La ζ = aζ = ai 1 ζ , · · · , ai m ζ .
i1 =1 im =1

Giả sử AM = {(Ui , ϕ̃i ), i ∈ I} là tập bản đồ của M . A0 = {(p−1 (Ui ), ψi ), i ∈ I}


là tập bản đồ của T M tương thích với AM .
Khi đó ánh xạ
m
X ∂
ϕi = ψi−1 m −1
: Ui × R → p (Ui ), (x, ζ) 7→ Xx = ζi |x
i=1
∂xi

trong đó ζ = (ζ 1 , · · · , ζ m ) chính là một bản đồ tầm thường hóa.


Đặt A = {(Ui , ϕi ), i ∈ I}.
Từ ánh xạ
m
m −1 1 m
X ∂
ϕi,x : R → p (x), ζ = (ζ , · · · , ζ ) 7→ Xx = ζi |x .
i=1
∂xi

Ta có:
m m
!!
X X ∂y j ∂
(ϕj,x −1 )o ϕ−1 −1 −1
i,x (ζ) = ϕj,x (Xx ) = ϕj,x ζi i
(x) j |x
i=1 j=1
∂x ∂y
m m
! ! m
!
−1
X X ∂y j i ∂ X ∂y j i
= ϕj,x (x)ζ |x = (x)ζ .
i=1 j=1
∂xi ∂y j j=1
∂xi

∂y j
Đặt aij (x) = (x), thì (ϕ−1 i
j,x )o ϕi,x = (aj (x)) ∈ GL(m, R).
∂xi
Rõ ràng ánh xạ x 7→ (aij (x)) khả vi.
Từ đó suy ra P(T M, M, p, Rm , GL(m, R), A) là một phân thớ vectơ.

133
2.10.3 Không gian phân thớ chính

Định nghĩa 2.44. Phân thớ khả vi P(P, M, p, F, G, A) gọi là phân thớ chính
nếu F = G và nhóm Lie G tác động lên chính nó về bên trái. Phân thớ chính
thường được kí hiệu tắt là P (M, G) hay P .

Định lý 2.27. Cho phân thớ chính P(P, M, p, F, G, A) khi đó nhóm Lie tác động
bắc cầu và tự do lên P .

Chứng minh: ∀a ∈ G, u ∈ P , giả sử u ∈ p−1 (Ui ), ta định nghĩa Ra (u) = ua =


ϕi,x (ϕ−1
i,x (u)a). Trước hết ta chứng minh định nghĩa trên không phụ thuộc vào
việc chọn tọa độ địa phương.
Thật vậy, nếu u = p−1 (Ui ∩ Uj ) thì

ϕj,x (ϕ−1 −1 −1
j,x (u)a) = ϕj (x, (ϕj,x (u)a) = ϕi (x, aij (x)ϕj,x (u)a)

= ϕi,x (aij (x)(ϕ−1 −1


j,x (u)a) = ϕi,x ((aij (x)(ϕj,x (u))a)

= ϕi,x (((ϕ−1 −1 −1
i,x )o ϕj,x )(ϕj,x (u))a) = ϕi,x (ϕi,x (u)a).

Tiếp theo ta chứng minh Ra đơn ánh. Giả sử Ra (u) = Ra (u0 ), p(u) = x ∈
Ui ⊂ M, p(u0 ) = x0 ∈ Uj ⊂ M. khi đó p(Ra (u)) = p(Ra (u0 )) nhưng

p(Ra (u)) = p(ϕi,x (ϕ−1 −1


i,x (u)a)) = p(ϕi (x, ϕi,x (u)a)) = x.

Tương tự, p(Ra (u0 )) = x0 do đó x = x0 ∈ Ui ∩ Uj . Từ đó suy ra

(ϕi,x (ϕ−1 −1 0
i,x (u)a)) = (ϕi,x (ϕi,x (u )a)).

Do đó u = u0 .
∀u0 ∈ P , điều kiện Ra (u) = u0 kéo theo

Ra (u) = ϕi,x (ϕ−1


i,x (u)a) = u
0

Ở đây x = p(u) ∈ Ui . Do đó ϕ−1 −1 0


i,x (u)a = ϕi,x (u ).

Từ đó suy ra ϕ−1 −1 0 −1
i,x (u) = ϕi,x (u )a hay u = ϕi,x (ϕ−1 0 −1
i,x (u )a )

Như vậy với mỗi u0 ta có

u = ϕi,x (ϕ−1 0 −1
i,x (u )a ) để Ra (u) = u
0

Vậy Ra là toàn ánh. Do đó Ra là song ánh.


Để ý rằng {p−1 (Ui ), i ∈ I} là một cái phủ mở của P , các ánh xạ

u 7→ ϕi,x (ϕ−1 0 −1 0 −1
i,x (u)a), u 7→ ϕi,x (ϕi,x (u )a )

134
khả vi lớp C ∞ nên Ra là vi phôi lớp C ∞ . Dễ thấy từ định nghĩa, ánh xạ
(u, a) 7→ Ra (u) khả vi lớp C ∞ .
Theo chứng minh trên, ta còn thấy nếu u ∈ p−1 (x) thì Ra (u) cũng thuộc
p−1 (x).
Ngoài ra, với p(u) = x ∈ U ta có với mọi a, b ∈ G

Rbo Ra (u) = Rb (ϕi,x (ϕ−1


i,x (u)a))

= ϕi,x (ϕ−1 −1
i,x (ϕi,x (ϕi,x (u)a))b)

= ϕi,x (()ϕ−1
i,x (u)a)b)

= ϕi,x (ϕ−1
i,x (u)(ab)) = Rab (u).

Từ các điều kiện trên sau ra G là nhóm các phép biến đổi trên P . Cuối cùng
cũng từ chứng minh trên ta có

Ra (u) = u0 ⇔ ϕi,x (ϕ−1


i,x (u)a) = u
0

⇔ (ϕ−1 −1 0
i,x (u)a) = ϕi,x (u )

⇔ a = (ϕ−1 −1 −1 0
i,x (u)) ϕi,x (u ).

Do đó ∀u, u0 ∈ p−1 (x) tồn tại duy nhất a = (ϕ−1 −1 −1 0 0


i,x (u)) ϕi,x (u ) để Ra (u) = u .
Từ đó suy ra G tác động bắc cầu và tự do trên P . Như vậy, định lí đã được chứng
minh. 

Định nghĩa 2.45. Cho phân thớ chính P (M, G). Gọi G là đại số Lie của nhóm
Lie G, σ : G → V (P ), A 7→ A∗ . Khi đó A∗ được gọi là trường vectơ cơ bản của P
(ứng với trường vectơ bất biến trái A của G).

Mệnh đề 2.7. Với mỗi A ∈ G, A∗ là trường vectơ thẳng đứng.

Chứng minh: Thật vậy, với u ∈ P, p(u) = x, ∀a ∈ G, ta có po σu (a) = x. Ở đây


ánh xạ σu được định nghĩa trong cách chứng minh định lí của nhóm Lie các phép
biến đổi trên đa tạp. Từ đó suy ra ánh xạ po σu : G → M là ánh xạ hằng. Do đó

∀u ∈ P, p0 (A∗u ) = (po σu )0 (Ae ) = 0.

Từ đó suy ra A∗u ∈ Puv . 

Ví dụ 2.10. Phân thớ các mục tiêu của một đa tạp khả vi.
Cho đa tạp khả vi M . Với mỗi x ∈ M , mỗi cơ sở (X1 , · · · , Xm ) của Tx M được
gọi là một mục tiêu của M tại điểm x và được kí hiệu là r(x, Xi ). Gọi L(M ) là
tập hợp tất cả các mục tiêu của M . Khi đó L(M ) có cấu trúc của một đa tạp
khả vi. Thật vậy, giả sử (Uα , φα ), α ∈ I là một tập bản đồ của M .

135
Gọi Ũα là tập  tất cả các mục tiêu r(x, Xi ), ∀x ∈ Uα , ∀(X1 , · · · , Xm ) là cơ
∂ ∂
sở của Tx M . Gọi 1
, · · · , m là một trường mục tiêu trên Uα . Khi đó
∂x ∂x
m ∂
Xik k |x .
P
Xi =
k=1 ∂x
Từ đó có ánh xạ
2
φ̃α : Ũα → φα (Uα ) × Rm , r(x, Xi ) 7→ (φα (x), Xik ).

2 2
Dễ thấy φ̃α là một song ánh và φα (Uα ) × Rm là một tập mở của Rm+m ..
Do đó có thể chọn trên L(M ) một tôpô để φ̃α là một đồng phôi. Từ đó dễ thấy
{(Ũα , φ̃α ), α ∈ I} là một tập bản đồ của L(M ) suy ra L(M ) là một đa tạp khả
vi.
Bây giờ ta sẽ chứng minh L(M ) có cấu trúc của một phân thớ chính.
Xem L(M ) là không gian toàn thể, M là không gian đáy. Phép chiếu p :
L(M ) → M được xác định bởi p(r(x, Xi )) = x. Dễ thấy p là toàn ánh liên tục
và p−1 (x) là tập tất cả các mục tiêu tại x. Nhóm cấu trúc ở đây chính là nhóm
GL(m, R). Nhóm này tác động lên chính nó về bên trái và tác động lên L(M ) về
bên trái như sau:
Gọi a = (Aji ) ∈ GL(m, R), u = r(x, Xi ) ∈ L(M ) thì
m
!
X
La u = au = r x, Aki Xk .
k=1

Dễ thấy ánh xạ
m
!

X
ϕα : Uα × GL(m, R) → p−1 (Uα ), (x, (Aki )) 7→ r x, Aki k |x
k=1
∂x

là một đồng phôi.


 

Nếu x ∈ Uα ∩ Uβ , gọi , i = 1, · · · , m là trường mục tiêu trên Uβ thì
∂xi
m
!
k ∂
X
k k
ϕα,x (Ai ) = ϕα (x, (Ai )) = r x, Ai k |x
k=1
∂x
m
!
X ∂y h ∂
= x, Aki k h |x
h,k=1
∂x ∂y

m
!
X ∂
ϕ−1 −1
β,x (r(x, Xi )) = ϕβ,x x, Xik (x) k |x = (Xik (x)).
k=1
∂y

136
∂y h
 
Để ý rằng các ma trận (Aji ), , (Xik (x)) không suy biến nên
∂xk
m
!!
h
∂y
X ∂
ϕ−1 k −1
β,x o ϕα,x (Ai ) = ϕβ,x r x, Aki k h |x
h,k=1
∂x ∂y
m
!
h
k ∂y
X
= x, Ai k (x) ∈ GL(m, R)
k=1
∂x

Từ đó suy ra ánh xạ aβ,x (x) = ϕ−1


β,x o ϕα,x xác định bởi ma trận không suy biến
h
 
∂y
(x) ∈ GL(m, R).
∂xk
Dễ thấy ánh xạ aβ,x : x ∈ Uα ∩ Uβ 7→ aβ,x (x) ∈ GL(m, R) là khả vi. Từ đó
suy ra (L(M ), p, M, GL(m, R)) là một phân thớ chính. Phân thớ này gọi là phân
thớ các mục tiêu trên M .

2.10.4 Ánh xạ giữa các phân thớ

Định nghĩa 2.46. Cho hai phân thớ có cùng thớ mẫu và nhóm cấu trúc P(P, M, p, F, G, A)
và P 0 (P 0 , M 0 , p0 , F, G, A0 ). Xét ánh xạ liên tục f : P → P 0 thỏa mãn điều kiện
sau:
1. ∀x ∈ M, fx = f |p−1 (x) : p−1 (x) → p0−1 (f (x)) là đồng phôi giữa hai thớ.
2. Gọi f˜ : M → M 0 là ánh xạ xác định bởi ∀x ∈ M lấy u ∈ p−1 (x) và đặt
f˜(x) = p(f (u)) thì f˜ là liên tục.
3. Giả sử (Ui , ϕi ) ∈ A, (Uj0 , ϕ0j ) ∈ A0 . Khi đó ánh xạ ãji = ϕ0−1
j,x o fx o ϕi,x : F → F
thuộc G với mọi x ∈ Ui ∩ f˜ (Uj ), x = f˜(x).
−1 0 0

4. ∀x ∈ Ui ∩ f˜−1 (Uj0 ), x0 = f˜(x), ánh xạ ãji : x 7→ ãji (x) ∈ G là liên tục. Ta


gọi nó là hàm chuyển của f .
Khi đó f được gọi là ánh xạ giữa hai phân thớ nói trên và kí hiệu tắt là

f : P → P 0.

Mệnh đề 2.8. Các hàm chuyển ãji của ánh xạ phân thớ f : P → P 0 thỏa mãn
các điều kiện sau:
a) ∀x ∈ Ui ∩ Uj ∩ f f˜−1 (Uk0 ), ãkj (x)o aji (x) = ãki (x)
b) ∀Ui ∩ f˜−1 (Uj0 ∩ Uk0 ), akj (f˜(x))o ãji (x) = ãki (x) ở đây aji , a0 kj là các hàm cấu
trúc của các phân thớ P, P 0 tương ứng.

Chứng minh: Ta có:


a) ãkj (x).aji (x) = ϕ−1 −1 −1
k,x0 .fx .ϕj,x .ϕj,x .ϕi,x = ϕk,x0 .fx .ϕi,x = ãki (x).

b) Chứng minh tương tự. 

137
Từ định nghĩa và mệnh đề trên, ta có mệnh đề sau.

Mệnh đề 2.9. Tập hợp các phân thớ có cùng thớ mẫu F và nhóm cấu trúc G
cùng với các ánh xạ giữa chúng làm thành một phạm trù, kí hiệu là F ibF,G .

Định nghĩa 2.47. Hai phân thớ P và P 0 có chung đáy M , thớ mẫu F và nhóm
cấu trúc G gọi là tương đương nếu tồn tại ánh xạ phân thớ f : P → P 0 sao cho
f˜ = idM .
Phân thớ tương đương với phân thớ tích được gọi là phân thớ tầm thường.

Định lý 2.28. Điều kiện cần và đủ để hai phân thớ P(P, M, p, F, G, A) và P 0 (P 0 , M 0 , p0 , F, G, A


tương đương là tồn tại các ánh xạ liên tục ãji : Ui ∩ Uj → G thỏa mãn các điều
kiện sau:
a) ∀x ∈ Ui ∩ Uj ∩ Uk0 , ãkj (x).aji (x) = ãki (x)
b) ∀Ui ∩ Uj0 ∩ Uk0 , a0kj (x).ãji (x) = ãki (x).

Định lý 2.29 ( Định lí về cấu trúc phân thớ). Cho không gian tôpô M , {Ui , i ∈
I} là một cái phủ của nó. G là một nhóm tôpô các phép biến đổi của không gian
tôpô F , G tác động có hiệu quả lên F , aji : Ui ∩ Uj → G là họ các ánh xạ liên
tục thỏa mãn các điều kiện

∀x ∈ Ui ∩ Uj ∩ Uk , akj (x).aji (x) = aki (x) (∗)

Khi đó tồn tại một phân thớ P với không gian đáy M , thớ mẫu F , nhóm cấu
trúc G, nhận {aji } là họ các hàm chuyển. Phân thớ P xác định duy nhất sai khác
một phép tương đương. Nghĩa là nếu có phân thớ P 0 thỏa mãn các điều kiện trên
thì P 0 tương đương với P.

Chú ý: Đối với các phân thớ khả vi ta cũng có định lí tương tự.

Định nghĩa 2.48 ( Phân thớ kết hợp). Hai phân thớ P(P, M, p, F, G, A) và
P 0 (P 0 , M 0 , p0 , F 0 , G0 , A0 ) gọi là kết hợp với nhau nếu M = M 0 , G = G0 còn các tập
bản đồ tầm thường hóa địa phương A = {(Ui , ϕi ), i ∈ I} và A0 = {(Uj0 , ϕ0j ), j ∈ J}
được chọn sao cho I = I 0 và với mọi i, j ∈ I, Ui = Ui0 , aji = a0ji ở đây aji , a0 ji là
họ các hàm cấu trúc P và P 0 tương ứng.
A và A0 gọi là các tập bản đồ kết hợp.

Ví dụ 2.11. Hai phân thớ tương đương thì kết hợp với nhau.

Định lý 2.30. Cho phân thớ P, khi đó tồn tại phân thớ chính P 0 kết hợp với P.
Ngược lại, cho phân thớ chính P 0 (P 0 , M 0 , p0 , G0 , A0 ) và F là một không gian tôpô
sao cho G tác động có hiệu quả lên F thì tồn tại phân thớ P(P, M, p, F, G, A) sai
khác một phép tương đương kết hợp với P 0 .

138
Chú ý: Đối với các phân thớ khả vi cũng có định lí tương tự.

Ví dụ 2.12. Cho M là một đa tạp khả vi thì T M là phân thớ vectơ kết hợp với
phân thớ chính L(M ) các mục tiêu trên M .

Mệnh đề 2.10. Giả sử P(P, M, p, F, G, A) là phân thớ khả vi kết hợp với phân
thớ chính khả vi P 0 (P 0 , M 0 , p0 , G0 , A0 ). Với mỗi u ∈ P 0 , ζ ∈ F gọi x = p0 (u). Kí
hiệu uζ = [u, ζ] thì ánh xạ u : F → p−1 (x), ζ 7→ [u, ζ] là vi phôi và (ua)ζ = u(aζ).

2.11 ĐỊNH LÍ STOKES TRÊN ĐA TẠP

2.11.1 Tích phân trên đa tạp

Cho M là đa tạp k chiều có bờ, M ⊂ Rn và ω là dạng vi phân bậc p trên M ,


c là một lập phương kì dị p chiều trong M .
Tích phân của ω lấy theo c được định nghĩa giống như trước đây
Z Z
ω= c∗ ω.
c [0,1]p

P
Tích phân theo các dây chuyền p chiều ai ci cũng được định nghĩa như trước
Z X Z
P
ω= ai ω.
ai ci ci

Trong trường hợp p = k ta giả thiết rằng các hình lập phương kì dị k chiều
trong M thỏa mãn điều kiện là có bản đồ địa phương (u, ϕ), ϕ : U → U 0 ⊂ Rk
sao cho
[0, 1]k ⊂ U 0 và c(x) = ϕ−1 (x), ∀x ∈ [0, 1]k .

Nếu M định hướng được thì lập phương kì dị k chiều c trong M được gọi là
có hướng nếu ϕ bảo toàn hướng, trong đó hướng trên Rk là hướng xác định bởi
cơ sở chính tắc của nó.

Mệnh đề 2.11. M là đa tạp k chiều định hướng, c1 , c2 là hai lập phương kì dị k



chiều có hướng trong M và ω là dạng bậc k trên M triệt tiêu ngoài c1 [0, 1]k ∩

c2 [0, 1]k . Khi đó Z Z
ω= ω.
c1 c2

Chứng minh: Ta có
Z Z Z Z
ω= c∗1 ω = c∗2 ω = ω.
c1 [0,1]k [0,1]k c2

139
Giả sử c∗2 ω = f dx1 ∧ · · · ∧ dxk , đặt g = c−1
2 .c1 thì ta có

(c−1 ∗ ∗ ∗ 1 k
2 .c1 ) c2 ω = g (f dx ∧ · · · ∧ dx )

= (f.g). det g 0 dx1 ∧ · · · ∧ dxk .

Vì det g 0 = det(c−1 0
2 .c1 ) > 0 do c1 , c2 có hướng.

Theo công thức đổi biến ta có kết quả cần chứng minh. 

Định nghĩa 2.49. Cho ω là dạng bậc k trên đa tạp k chiều định hướng M . Nếu
trong M tìm được một lập phương kì dị k chiều có hướng sao cho ω = 0 ngoài
c([0, 1]k ) thì tích phân của ω trên đa tạp M được xác định theo công thức
Z Z
ω = ω.
M c

R
Chú ý rằng, trong định nghĩa trên số M
ω không phụ thuộc vào việc chọn c.

Định nghĩa 2.50. Cho ω là dạng bậc k trên đa tạp k chiều định hướng M . Giả
sử M có phủ mở bởi các lân cận tọa độ sao cho mỗi tập mở U của phủ đó có lập
phương kì dị k chiều có hướng c. Giả sử Φ là phân hoạch đơn vị phù hợp với phủ
đó. Ta đặt Z XZ
ω= f.ω
M f ∈Φ M

với giả thiết tổng đó hội tụ. Người ta chứng minh được rằng tổng đó luôn hội
tụ nếu M là compact.

Chú ý: Mọi định nghĩa nêu trên đây đều có thể làm đối với đa tạp khả vi k
chiều có bờ. Nếu c là một lập phương kì dị, khi đó c(k,0) có hướng nếu k chẵn và
không có hướng nếu k lẻ. Như vậy, đối với mọi dạng vi phân k − 1 chiều trên M
bằng không ngoài c([0, 1]k ) ta có
Z Z
k
ω = (−1) ω.
c(k,0) ∂M

Vì c(k,0) tham gia vào ∂c với hệ số (−1)k nên


Z Z Z Z
k
ω= ω = (−1) ω= ω.
∂c (−1)k c(k,0) c(k,0) ∂M

2.11.2 Định lí Stokes trên đa tạp

Định lý 2.31. Cho M là đa tạp khả vi k chiều định hướng, compact có bờ và ω


là dạng bậc k − 1 trên M . Khi đó
Z Z
dω = ω.
M ∂M

140
Chứng minh: Trước tiên giả sử rằng trong M \ ∂M có lập phương kì dị k chiều
có hướng c sao cho ω = 0 ngoài c([0, 1]k ).
Theo định lí Stokes trên Rn ta có:
Z Z Z Z Z
∗ ∗ ∗
dω = c (dω) = d(c ω) = cω= ω.
c [0,1]k [0,1]k ∂I k ∂c

Khi đó Z Z Z
dω = dω = ω=0
M c ∂c

vì ω = 0 trên ∂c.
R
Mặt khác, ta có ∂M ω = 0 vì ω = 0 trên ∂M . Vậy trong trường hợp này
Z Z
dω = ω.
M ∂c

Bây giờ giả sử rằng trong M có lập phương kì dị k chiều có hướng c sao cho
mặt bên duy nhất của nó nằm trong ∂M là c(k,0) và ω = 0 ngoài c([0, 1]k ). Khi
đó Z Z Z Z
dω = dω = ω= ω.
M c ∂c ∂M

Cuối cùng ta xét trường hợp tổng quát, M thừa nhận một cái phủ và phân
hoạch đơn vị phù hợp Φ sao cho với mỗi f ∈ Φ dạng f ω thuộc một trong hai loại
đã xét trên.
Ta có !
X X
0 = d(1) = d f = df
f ∈Φ f ∈Φ

nên
X
df ∧ ω = 0.
f ∈Φ

Vì M compact nên tổng đó hữu hạn, do đó


XZ
df ∧ ω = 0.
f ∈Φ M

Vậy
Z X XZ
dω = f dω = df ∧ ω + f dω
M f ∈Φ f ∈Φ M
XZ XZ Z
= d(f ω) = fω = ω. 
f ∈Φ M f ∈Φ ∂M ∂M

141
Hệ quả 2.3 (Định lí Grin). Giả sử M ⊂ R2 là đa tạp compact định hướng hai
chiều có bờ. Giả sử P, Q : M → R là các ánh xạ khả vi. Khi đó
Z Z
P dx + Qdy = (D1 Q − D2 P )dx ∧ dy
∂M M
Z Z  
∂Q ∂P
= − dxdy.
M ∂x ∂y

Chứng minh: Ta có

d(P dx + Qdy) = (D1 Q − D2 P )dx ∧ dy.

Cũng chứng minh như hệ quả trên, ta có

Hệ quả 2.4 (Định lí Ostrogradski). Giả sử M ⊂ R3 là đa tạp compact định


hướng ba chiều có bờ S. Giả sử P, Q, R : M → R là các ánh xạ khả vi. Khi đó
Z Z  
∂P ∂Q ∂R
P dy ∧ dz + Qdz ∧ dx + Rdx ∧ dy = + + dx ∧ dy ∧ dz.
∂x ∂y ∂z

142
BÀI TẬP

1. Xét mặt phẳng R2 , M là tập con của R2 xác định bởi

M = {(x, y) ∈ R2 ; x(x2 − y 3 ) = 0}.

Coi M là không gian tôpô con của R2 . Chứng minh rằng M không là đa
tạp tôpô, do đó không thể trang bị một cấu trúc khả vi trên M để M trở
thành đa tạp khả vi.

2. Hãy chỉ ra hai cấu trúc khả vi khác nhau trên Rn .

3. Hãy trang bị cấu trúc khả vi trên tập

M = {(x, y) ∈ R2 ; y 2 − 2x = 0}.

4. Hãy trang bị cấu trúc khả vi trên tập

S 1 = {(x, y) ∈ R2 ; x2 + y 2 = 1}.

Cấu trúc khả vi gồm hai bản đồ. Từ đó, hãy trang bị cho xuyến T 2 = S 1 ×S 1
một cấu trúc khả vi gồm 4 bản đồ.
Chứng minh rằng có thể nhúng T 2 vào R3 .

5. a) Cho một quan hệ tương đương ρ trên đa tạp khả vi M sao cho không
gian thương M/ρ là không gian Hausdorff và với x ∈ M, Π : M → M/ρ là
phép chiếu, có tập mở V chứa Π(x) và ánh xạ liên tục σ : V → N sao cho
Πo σ = 1V .
Hãy trang bị một cấu trúc khả vi trên tập thương M/ρ để phép chiếu Π là
ngập.
b) Cho quan hệ tương đương trên S n như sau, với x = (x1 , · · · , xn+1 ), y =
(y 1 , · · · , y n+1 ) ∈ S n thì

x ∼ y ⇔ xi = −y i , i = 1, · · · , n + 1.

Hãy trang bị một cấu trúc khả vi trên tập thương S n /ρ để phép chiếu là
ngập.

6. Cho f : R3 → R2 , f = (f 1 , f 2 ). Chứng minh rằng nếu một trong các định


thức
D f1 D f1
i j
2 2

Di f Dj f

khác 0 tại O = (0, 0, 0) thì f −1 (0) là đa tạp khả vi một chiều. Xác định cấu
trúc khả vi trên f −1 (0).

143
7. Cho M, N là hai đa tạp khả vi lớp C k , (k ≥ 1).
a) Chứng minh rằng nếu f : N → M là một nhúng thì f (N ) là đa tạp con
của đa tạp N .
b) Chứng minh rằng nếu f : N → M là một dìm, đơn ánh và là ánh xạ
riêng thì f là một nhúng.
Chú ý: Ánh xạ f được gọi là riêng nếu tạo ảnh của một tập compact bất
kì trong M là một tập con compact của N .
c) Nếu dim M = dim N , f : N → M là một dìm thì f là ánh xạ mở. Từ đó
suy ra không tồn tại một dìm từ mặt cầu S n vào không gian Rn .

8. a) Cho
S n = {x ∈ Rn+1 : kxk = 1}.

Hãy viết không gian tiếp xúc của S n tại điểm x.


b) Cho hyperboloid H ⊂ R4

H = {(x, y, z, t) ∈ R4 : x2 + y 2 + z 2 − t2 = −1}

Hãy viết không gian tiếp xúc của H tại điểm (x, y, z, t) ∈ H.

9. Gọi SO(n) là tập các ma trận vuông cấp n, trực giao và có định thức bằng
1. Hãy chứng tỏ SO(n) là một đa tạp khả vi. Viết không gian tiếp xúc với
SO(n) tại In và tại A ∈ SO(n).

10. Xét bản đồ S 2 với hai bản đồ địa cầu


 
2 x y
V1 = S \ {(0, 0, 1)}; ψ1 (x, y, z) = , ,
1−z 1−z
 
2 x y
V2 = S \ {(0, 0, −1)}; ψ2 (x, y, z) = , .
1+z 1+z

Cho u = (u1 , u2 ) là một vectơ trong Tm R2 , m ∈ R2 . Gọi ζ ∈ Tψ1−1 (m) S 2 là


vectơ tiếp xúc biểu diễn bởi u trong bản đồ (V1 , ψ1 ) nghĩa là (ψ1−1 )∗ (u) = ζ.
Hỏi ζ biểu diễn
! trong bản đồ (V2 , ψ2 ) bởi vectơ v nào? Hãy tìm v khi

3 1
m= , .
2 2

11. Giả sử (U, x) và (V, y) là hai bản đồ địa cầu (phép chiếu nổi) trên S n ; X1 , X2
là hai trường vectơ trên x(U ) và y(V ) tương ứng trong đó x(U ) và y(V ) là
các tập mở trong Rn với hệ tọa độ chính tắc. Với điều kiện nào của X1 , X2
thì chúng cùng biểu diễn một trường vectơ trên S n .

144
12. Chứng minh rằng

T S n = {(b, x) ∈ S n × Rn+1 ; hb, xi = 0}.

Hãy xây dựng một trường vectơ tiếp xúc khả vi khác không tại mọi điểm
trên S 2n+1

13. Chứng tỏ rằng phân thớ tiếp xúc của đa tạp SO(n) là tầm thường.

14. Gọi F 0 (p) là tập các mầm hàm liên tục trong lân cận p ∈ M . Ta gọi một
đạo hàm trên F 0 (p) là một ánh xạ tuyến tính δ : F 0 (p) → R sao cho với
mọi f, g ∈ F 0 (p) thì

δ(f.g) = f (p).δ(g) + δ(f ).g(p).

Chứng minh rằng trên F 0 (p) mọi đạo hàm đều bằng 0.

15. Cho M, N là các đa tạp khả vi lớp C k , số chiều m, n tương ứng. Chứng tỏ
rằng có thể trang bị cho tập hợp tích Đề-các M × N một cấu trúc khả vi
để M × N trở thành đa tạp khả vi lớp C k số chiều m + n.

16. Cho M là đa tạp khả vi. Chứng tỏ rằng phân thớ tiếp xúc T M luôn định
hướng được.

17. Cho X là trường vectơ khả vi trên đa tạp M . Dòng địa phương của trường
X là ánh xạ (xác định duy nhất) c : V × I → M , V là lân cận trên M ,
I là khoảng mở chứa O sao cho c nhẵn đối với biến thứ hai và với mọi
x ∈ V, cx (0) = x, c0x (t) = X(cx (t)) trong đó cx (t) = c(x, t).
a) Hãy tìm dòng của trường vectơ xác định trên R
d
X(x) = x2
dx
n ∂
xi
P
b) Chứng tỏ rằng dòng của trường vectơ Y (x) = xác định trêm
i=1 ∂xi
n t
R được cho bởi cx (t) = e x.

18. Trên không gian R3 với các tọa độ x, y, z cho các trường vectơ X, Y, Z xác
định như sau
∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂
X=z − y ;Y = x − z ;Z = y −x .
∂y ∂z ∂z ∂x ∂x ∂y

Chứng tỏ rằng ánh xạ f : R3 → V (R3 ) cho bởi f (a, b, c) = aX + bY + cZ


với (a, b, c) ∈ R3 là một đơn cấu tuyến tính từ R3 vào không gian các
trường vectơ trên R3 . Chứng minh rằng với mọi u, v ∈ R3 thì f (→ −
u ∧→

v)=

− →

[f ( u ), f ( v )] . Hãy tính dòng của trường vectơ aX + bY + cZ.

145
19. Trong những mặt sau đây, mặt nào là đa tạp con của Rn . Tại sao?
a) Mặt nón x21 + x22 + · · · + x2q − x2q+1 − · · · − x2n = 0 (1 ≤ q < n).
a) Mặt hyperboloid x21 + x22 + · · · + x2q − x2q+1 − · · · − x2n = 1.
a) Mặt trụ x21 + x22 + · · · + x2q = 1 (1 ≤ q < n).

20. Cho M là đa tạp khả vi. Kí hiệu T M là phân thớ tiếp xúc của M . Xét tập
hợp
T M ⊕ T M = {(v, ω) : v, ω ∈ T M, Π(u) = Π(ω)}

Hãy xây dựng một cấu trúc khả vi trên T M ⊕ T M để nó là đa tạp khả vi
số chiều 3m với m dim M .
Đó là đa tạp con đóng của T M × T M và được gọi là tổng Whitney của đa
tạp M .

21. a) Chứng tỏ rằng tích của hai đa tạp định hướng được là một đa tạp định
hướng được.
b) Giả sử f : Rn → R là một ngập. Chứng tỏ rằng với mọi y ∈ f (Rn ),
f −1 (y) là đa tạp con n − 1 chiều của Rn định hướng được.

22. Cho f : M → N là ánh xạ khả vi. X ∈ X (M ), X̃ ∈ X (N ) được gọi là f -


tương thích nếu f ∗ (Xx ) = X̃f (x) .
Hãy chứng minh rằng nếu X, Y thuộc X (M ) theo thứ tự f - tương thích
với X̃, Ỹ của X (N ) thì [X, Y ] là f - tương thích với [X̃, Ỹ ].

23. Cho G là một nhóm Lie. Trường vectơ X trên G được gọi là bất biến trái
nếu
(λg )∗ (Xg0 ) = Xgg0 , g, g 0 ∈ G

trong đó λg : G → G, λg (g 0 ) = gg 0 .
a) Cho v ∈ Te G (e là đơn vị của G). Chứng minh rằng trường vectơ X trên
G xác định bởi
Xg = (λg )∗ (v)

là bất biến trái.


b) Chứng minh rằng nếu X, Y là các trường bất biến trái thì [X, Y ] cũng
là trường bất biến trái.
c) Chứng minh rằng đại số các trường bất biến trái của nhóm GL(n, R)
đẳng cấu với M at(n, R) trong đó phép toán là

[A, B] = AB − BA, A, B ∈ M at(n, R).

146
24. Cho nhóm Lie G, U (p) là một lân cận của điểm p ∈ G. Chứng minh rằng
∀q ∈ G, U (p).U (q) = {ab, a ∈ U (p), b ∈ U (q)} là một lân cận của p.q.

25. Cho nhóm Lie G, U là một lân cận của phần tử đơn vị e ∈ G. Chứng minh
rằng tồn tại một lân cận W của e sao cho ∀a, b ∈ W, ab ∈ U.

26. Cho nhóm Lie G, U là một lân cận của phần tử đơn vị e ∈ G. Chứng minh
rằng tồn tại một lân cận W của e sao cho ∀a ∈ W, a−1 ∈ U.

27. Giả sử U là một lân cận của phần tử đơn vị e của một nhóm Lie liên thông
G. Chứng minh rằng mỗi phần tử của G đều là tích của một số hữu hạn
các phần tử thuộc U .

28. Chứng minh rằng các nhóm O(n), SO(n), U (n), SU (n) là những nhóm Lie
và xác định các đại số Lie của chúng.

29. Giả sử G là một nhóm Lie tác động có hiệu quả lên đa tạp khả vi M . Chứng
minh rằng tập H = {a ∈ G : Ra là ánh xạ đồng nhất của M } tạo thành
một chuẩn tắc của G.

30. Cho A, B là các trường vectơ bất biến trái của nhóm Lie G. Giả sử {at } là
nhóm con một tham số sinh bởi A. Chứng minh rằng

B − ad(a−1
t )B
[A, B] = lim .
t→0 t

31. Cho
i : Rn → Rn × Rn , i (x) = (x, ei )

trong đó i = (0, · · · , 1, · · · , 0), 1 ở vị trí thứ i.


Tính [i , j ].

32. Giả sử V là không gian vectơ trên trường R. Kí hiệu F s (V ) là không gian
tenxơ s lần hiệp biến trên V (cũng kí hiệu là Ts (V )). Alt là toán tử phản
xứng hóa. Hãy chứng minh các khẳng định sau:
a) Alt(T ) ∈ Λs (V ), T ∈ F s (V ).
b) Alt(Alt(T )) = Alt(T ), T ∈ F s (V )
c) Alt(ω) = ω, ω ∈ Λs (V ).
d) Nếu Alt(T ) = 0 thì Alt(T ⊗ S) = Alt(S ⊗ T ) = 0.

33. Giả sử V là không gian vectơ trên trường số thực R. Hãy chứng minh các
tính chất sau của hai tích ngoài đối với các tenxơ hiệp biến phản đối xứng
trên V .
a) (ω1 + ω2 ) ∧ η = ω1 ∧ η + ω2 ∧ η.

147
b) ω ∧ (η1 + η2 ) = ω ∧ η1 + ω ∧ η2 .
c) (aω) ∧ η = ω ∧ (aη) = a(ω ∧ η), a ∈ R.
d) ω ∧ η = (−1)kl η ∧ ω, ω ∈ Λk (V ), η ∈ Λl (V ).
e) (ω ∧ η) ∧ θ = ω ∧ (η ∧ θ).

34. a) Dạng vi phân bậc một f trên M có các thành phần là fi . Tính các thành
phần của df.
b) Dạng vi phân phản đối xứng bậc hai ω trên M có các thành phần là ωij .
Tính các thành phần của dω.

35. Cho f : M → R là ánh xạ khả vi. Cho c ∈ R mà f −1 (c) 6= ∅ và với mọi


x inf −1 (c), df |Tx M 6= 0.
Chứng minh rằng f −1 (c) là đa tạp con của M . Điều ngược lại đúng hay
sai?

36. Cho đa tạp khả vi M . Với mọi p ∈ M , kí hiệu Tp∗ M là không gian đối ngẫu
của Tp M . Gọi T ∗ M = ∪p∈M Tp∗ M , chứng minh rằng T ∗ M có cấu trúc của
một phân thớ.
s
37. Cho đa tạp khả vi M . Với mọi p ∈ M , kí hiệu Tr,p M là không gian tenxơ
kiểu (r, s) sinh bởi không gian vectơ Tp M . Gọi Trs M = ∪p∈M Tr,p
s
M , chứng
s
minh rằng Tr M có cấu trúc của một phân thớ.

38. Cho đa tạp khả vi M . Với mọi p ∈ M , kí hiệu Arp (M ) là tập các ánh xạ đa
tuyến tính thay phiên

ωp : Tp M × · · · Tp M (r lần) → R

Gọi Ar (M ) = ∪p∈M Arp (M ), chứng minh rằng Ar M có cấu trúc của một
phân thớ.

39. Cho phân thớ P(P, M, p, F, G, A) và ánh xạ liên tục f : M ∗ → M . Chứng


minh rằng tồn tại duy nhất (sai khác một phép tương đương) phân thớ
f ∗ (P) có không gian đáy M ∗ , thớ mẫu F và nhóm cấu trúc G. Phân thớ
này được gọi là phân thớ cảm sinh từ P qua ánh xạ f .

40. Với giả thiết như bài trên, chứng minh rằng tồn tại một ánh xạ phân thớ
ϕ : f ∗ (P) → P sao cho ϕ̃ = f.

41. Cho P 3 là không gian xạ ảnh thực 3 chiều.


Hãy nghiên cứu các mặt mức và các điểm tới hạn của hàm
−x21 + x22 + x23
f : P 3 → R, f (x0 , x1 , x2 , x3 ) =
x20 + x21 + x22 + x23

148
42. Chứng minh không gian toàn thể P của phân thớ chính P (ζ) xác định bởi
ζ là đa tạp khả vi.

43. Xét không gian R4 mà ta sẽ đồng nhất với mặt phẳng phức C2 nhờ

(x1 , x2 , x3 , x4 ) 7→ (x1 + ix2 , x3 + ix4 ) = (z, u).

a) Chứng minh rằng phương trình

(zz)a + (uu)b = r

(a, b nguyên dương, r > 0) xác định đa tạp khả vi 3 chiều vi phôi với S 3 .
b) Phương trình
z a + uB = z a + ub

xác định một đa tạp ba chiều X trong R4 .


Nghiên cứu các điểm tới hạn của hàm F : R4 → R thu hẹp trên X được
xác định
F (z, u) = (zz)a + (uu)b + 2z a + 2ub .

149
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đoàn Quỳnh. (2007). Hình học vi phân. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.

Đoàn Quỳnh và Trần Đình Viện và Trương Đức Hinh và Nguyễn Hữu Quang.
(1993). Bài tập hình học vi phân. Hà Nội: NXB Giáo dục.

Khu Quốc Anh và Nguyễn Doãn Tuấn. (2004). Lý thuyết liên thông và hình học
Riemann. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.

Nguyễn Văn Đoành (2006). Đa tạp khả vi. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.

Trần Đạo Dõng và Trần Vui và Lê Anh Vũ (2006). Hình học vi phân. Hà Nội:
NXB Giáo dục.

Chris J Isham. (2001). Modern differential geometry for physicists. Second edi-
tion: World Scientific Publishing.

Jie Wu. Lecture notes on Differentiable Manifolds. www.math.nus.edu.sg/∼


matwujie/Spring04/Topics1-4.pdf.

M. Spivak. (1985). Giải tích trên đa tạp (Bản dịch tiếng Việt). Hà Nội: NXB
Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

S. Chern, W. Chen and K. Lam. (2001). Lectures on Differential Geometry. World


Scientific Publishing.

S. Kobayashi and K.Nomizu. (1963). Foundation of Differential Geometry. Vol


I: Interscience.

W.Michor. (1997). Foundation of Differential Geometry. Austria.

150

You might also like