Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thu Hà MSV: 20050023
Đoàn Thị Yến MSV: 20050970

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đàm Thị Phương Thảo

Hà Nội – Tháng 3/2023

1
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. 3
Danh mục bảng............................................................................................................... 3
Danh mục hình vẽ .......................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ................................................................................................................ 4
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 5
2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................ 6
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu ................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 8
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 9
7. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ............................ 10
1.1. Tổng quan về xuất khẩu ..................................................................................... 10
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm ................................................................................. 10
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu ............................................................................... 10
1.1.3. Vai trò .......................................................................................................... 13
1.2. Giới thiệu gạo của Việt Nam ............................................................................. 14
1.3. Vài nét về thị trường Trung Quốc ...................................................................... 16
1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc .......................................................................................................................... 18
1.4.1 Vấn đề an ninh lương thực ........................................................................... 18
1.4.2. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ............................................................... 18
1.4.3. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội ................................. 19
1.4.4.Góp phần bảo vệ môi trường ........................................................................ 19
1.4.5. Quan hệ quốc tế ........................................................................................... 19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
................................................................................................................................... 19
1.5.1. Giá xuất khẩu ............................................................................................... 20
1.5.2. Chính sách vĩ mô ......................................................................................... 20

1
1.5.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................................... 21
1.5.4. Chất lượng gạo ............................................................................................ 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM
SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY .............................................. 24
2.1. Lợi thế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam ........................................................ 24
2.1.1. Lợi thế về khí hậu ........................................................................................ 24
2.1.2. Lợi thế về nguồn nước ................................................................................. 24
2.1.3. Lợi thế về đất đai ......................................................................................... 25
2.1.4. Lợi thế về nguồn nhân lực ........................................................................... 26
2.2. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2010-đến nay ............................. 26
2.2.1. Tình hình chung ........................................................................................... 26
2.2.2. Diện tích trồng lúa ....................................................................................... 28
2.2.3. Năng suất, chất lượng và sản lượng ............................................................ 29
2.2.4. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ................................................................. 31
2.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010 đến
nay ............................................................................................................................. 32
2.3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.............................................................. 32
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam .................................................. 37
2.3.3. Chất lượng gạo xuất khẩu ............................................................................ 37
2.4. Đánh giá chung đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc .......................................................................................................................... 38
2.4.1. Cơ hội xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ...................................................... 38
2.4.2. Thách thức khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ......................................... 39
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO
TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC........................................................................... 40
3.1. Định hướng ........................................................................................................ 40
3.2 Giải pháp ............................................................................................................. 40
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý .............................................................................. 40
3.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo ............................................................ 42
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 45

2
Danh mục các từ viết tắt
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
XNK Xuất nhập khẩu

Danh mục bảng


Bảng 1 : Sản lượng và tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam giai đoạn
2015-2019.....................................................................................................................31

Danh mục hình vẽ


Hình 1: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc qua các
tháng năm 2019, 2020...................................................................................................32
Hình 2 : Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2012-
2022..............................................................................................................................35

3
TỔNG QUAN
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực
và thế giới. Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim
ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Khối lượng gạo xuất khẩu
năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn với giá trị đạt 3,2 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân là
526 USD/tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất
khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan. Mặt hàng gạo của Việt Nam đã
xuất khẩu sang 28 thị trường các nước (năm 2021), trong đó châu Á vẫn là khu
vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; tiếp
theo là châu Phi 19%; châu Âu 2%. Thị trường gạo xuất khẩu những năm qua do
ảnh hưởng của đại dịch Covid nên có nhiều biến động, cùng với diễn biến thời
tiết không thuận lợi nhưng giá gạo xuất khẩu tăng do những năm gần đây xuất
khẩu các loại gạo chất lượng cao và giảm dần tỷ trọng các loại gạo chất lượng
trung bình và thấp.
Việc triển khai Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt
Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Nghị định số
107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cho việc
xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống. Thể chế chính sách
xuất khẩu gạo đã từng bước theo hướng tự do hóa, dần phù hợp với quy định của
quốc tế, loại bỏ các rào cản gây bất lợi cho thương nhân trong hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo.

4
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa , đất đai phì nhiêu màu
mở, rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp nhất là ngành xuất khẩu
lúa gạo. Dân số nước ta hiện nay hơn 90 triệu dân trong đó dân số ở nông thôn
chiếm khoảng 65,6% và dân số thành thị là 34,4%. Lực lượng dân số lao động
trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 45,4% lực lượng lao động cả nước. Điều
đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút lực lượng lao động cả nước,
đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế nước nhà. Ngày nay, nền nông nghiệp
nước ta vẫn được coi là thế mạnh.Với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật con người đã
tạo ra nhiều giống gạo mới, ứng dụng cơ giới hóa trong việc sản xuất lúa, gạo nên
làm cho nền kinh tế chuyển biến tích cực, đáp ứng cầu trong nước còn lại là mặt
hàng xuất khẩu có giá trị cao
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay , gạo là một trong những mặt
hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam mang lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho
nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tính đến năm 2020, xuất
khẩu gạo đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo
xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu đảm đảm an
ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Đặc biệt, giá
xuất khẩu bình quân cả năm đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019. Đây
là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to
lớn cho người nông dân. Đồng thời, kết quả xuất khẩu gạo năm 2020 thể hiện
những nỗ lực to lớn của người dân và doanh nghiệp trong việc vượt qua khó khăn,
thách thức của thiên tai, dịch bệnh để giữ vững kim ngạch xuất khẩu gạo
Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước trên thế giới là
rất lớn. Trong đó, Trung Quốc là một trong những thị trường lớn của ngành xuất
khẩu gạo đối với Việt Nam. Là một đất nước rộng lớn với dân số đông đúc cùng
sự phát triển kinh tế chóng mặt, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam lại là

5
anh em láng giềng thân thiết khiến cho việc xuất khẩu gạo sang thị trường này có
nhiều lợi thế.
Tuy vậy, cũng phải nhìn thẳng vào sự thật là, dù Việt Nam đứng thứ 2 thế
giới về xuất khẩu gạo nhưng vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới so
với nước đứng đầu vẫn còn là một khoảng cách khá xa. Để có thể phát huy hết
tiềm năng của một nền nông nghiệp lúa nước thì việc nhìn nhận lại thực trạng
hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo để có những đánh giá xác thực về những
thành tựu và hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất
khẩu gạo của Việt Nam vẫn là một việc nên làm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam
đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi
mà mọi trợ cấp cho nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đều bị bãi bỏ.
Đó là lý do chúng em chọn đề tài “ Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang Trung Quốc giai đoạn 2010 đến nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của
mình

2. Tổng quan nghiên cứu

Cho đến có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài xuất khẩu gạo của Việt
Nam như:
- Phạm Văn Bính (2007), “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm
đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, cuốn sách đã đề cập đến những
thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu gạo như một trong những thành quả
quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 20 năm đổi mới,
đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông nghiệp,
nông thôn , trong đó có những vấn đề sản xuất và xuất khẩu gạo.
- Lê Quang Phi (2007), “Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn thời kỳ đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, cuốn
sách đã phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình

6
hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có vấn đề hội nhập thị trường nông
nghiệp nói chung, thị trường gạo quốc tế nói riêng.
- Bài viết “Để Việt Nam giữ vững vị trí nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới"
của Nguyễn Trần Trọng đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 3 (370)
tháng 3 năm 2009. Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu tổng quan về
tình hình xuất, nhập khẩu gạo của Việt Nam trong lịch sử, đưa ra một số
nhận xét về xuất, nhập khẩu gạo trong những năm gần đây và đề xuất một
số giải pháp chủ yếu để Việt Nam giữ vững vị trí xuất khẩu gạo lớn trên
thế giới.
- Bài viết: “Chính sách và giải pháp đối với sản xuất lúa gạo của hộ nông
dân” của Phan Sỹ Mẫn đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 7 (386)
tháng 7 năm 2010. Bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản
xuất lúa của hộ dân Việt Nam. Đó là những kiến nghị tiếp tục đổi mới cơ
chế chính sách và giải pháp về đất đai, chính sách tín dụng và đầu tư cho
sản xuất lúa gạo, giải pháp thị trường (nội địa và quốc tế), phát triển các
ngành công nghiệp hỗ trợ, các loại hình kinh tế hợp tác và liên kết.
- Tài liệu chuyên đề của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 7 năm 2011): “Triển vọng thị trường
lúa gạo Việt Nam năm 2011, những đóng góp trong việc đảm bảo an ninh
lương thực quốc tế". Chuyên đề này tập chung phân tích triển vọng nguồn
cung lúa gạo của Việt Nam năm 2011, triển vọng cầu lúa gạo Việt Nam
năm 2012, đóng góp của Việt Nam năm 2011 trong việc đảm bảo an ninh
lương thực toàn cầu.
- Bài viết “Hoạt động sản xuất lúa gạo hàng hóa hướng vào lợi ích của nông
dân" của Nguyễn Văn Luật và Nguyễn Đức Lộc, đăng trên tạp chí Khoa
học Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam số 1, tháng 6 năm
2012. Trong bài viết này, các tác giả đề cập đến một số vấn đề trong chuỗi
giá trị gạo Việt Nam, các tác nhân tham gia sản xuất kinh doanh lúa gạo,
lưu thông phân phối trong hoạt động xuất khẩu gạo.

7
- Do mục đích nghiên cứu hoặc khuôn khổ nghiên cứu của các công trình
nghiên cứu, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu,
chuyên biệt về xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

- Mục đích của nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn từ 2010 đến nay
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo
của Việt Nam.
- Nhiệm vụ của nghiên cứu:
● Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu gạo.
● Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang Trung Quốc trong giai đoạn 2010 đến nay.
● Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
xuất khẩu gạo của Việt Nam

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc trong giai đoạn 2010 đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo
tại Việt Nam.
- Thời gian của nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2010 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở pháp luật: Phép biện chứng duy vật, các quan điểm, chủ trương của
Đảng, chính sách của nhà nước về xuất khẩu gạo Việt Nam, đồng thời kế
thừa các nghiên cứu về đề tài này trước đó.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
của nghiên cứu này, nhóm chúng em sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

8
Trừu tượng hóa khoa học, kết hợp với logic với lịch sử, phân tích, tổng
hợp, đối chiếu so sánh, thống kê,...

6. Đóng góp của đề tài

- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu gạo.


- Phân tích đánh giá rõ thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai
đoạn từ 2010 đến nay
- Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn sau.

7. Kết cấu của đề tài

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc.
- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc trong
giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
- Chương 3: Định hướng và thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc.

9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1.1. Tổng quan về xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

Xuất khẩu (export) là bán hàng hoặc đưa hàng ra nước ngoài. Hoạt động xuất
khẩu diễn ra trong nền kinh tế có thương mại quốc tế mở rộng bao gồm cả việc
bán sản phẩm, hàng hoá ra nước ngoài và nhập sản phẩm từ nước khác. Kinh
doanh xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán thuộc phạm vi quốc
tế và là hoạt động kinh tế thương mại rất phức tạp. Hàng hoá xuất khẩu rất đa
dạng: hàng nông nghiệp, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng…, kiến thức khoa học
kỹ thuật (phát minh sáng chế, bí mật sản xuất…), các dịch vụ (tư vấn kỹ thuật,
sửa chữa, dịch vụ vận tải, giao nhận, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ du lịch, thông
tin quảng cáo…).

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu

Với mục tiêu là đa dạng hoá các hình thức kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm
phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể lựa chọn nhiều
hình thức xuất khẩu gạo khác nhau. Một số hình thức xuất khẩu thường được các
doanh nghiệp lựa chọn.

Xuất khẩu trực tiếp

- Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất
khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa hàng của chính mình.
- Hình thức này có các ưu điểm là thuận lợi mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu
thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua
khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có
thể nâng cao uy tín của mình. Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước
một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc mua hàng và có thể gặp nhiều rủi
ro.
10
Xuất khẩu gián tiếp

- Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài
thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới.
Đó có thể là các cơ quan văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập
khẩu… Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà
xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận
cho người trung gian. Tuy nhiên, trên thực tế phương thức này được sử
dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, vì các lý do:
+ Người trung gian thường hiểu rõ thị trường kinh doanh còn các nhà
kinh doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung
gian tìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
+ Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nhà
xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá
trình vận tải.

Xuất khẩu uỷ thác

- Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó kinh doanh xuất khẩu
đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, ký kết hợp đồng xuất
khẩu và làm thủ tục xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng % theo
lợi nhuận hoặc một số tiền nhất định, theo hướng thương vụ hay kỳ hạn.
Hình thức này có thể phát triển mạnh khi doanh nghiệp đại diện cho người
sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên thị trường quốc tế.

Buôn bán đối lưu

- Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng hoá
trao đổi với nhau có giá trị tương đương, người ta còn gọi là phương thức
xuất khẩu liên kết hay hình thức đổi hàng.

11
- Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát
triển, các nước này hầu như là rất nhiều ngoại tệ cho nên thường dùng
phương thức hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức
này tránh được rủi ro biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược
điểm của phương thức này là thời gian trao đổi (thanh toán trên thị trường)
lâu, do vậy không kịp tiến độ sản xuất mất cơ hội kinh doanh và phương
thức này không linh hoạt(cứng nhắc).

Xuất khẩu theo định thư

- Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký kết
theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo định thư có
nhiều ưu điểm như khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả
cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa tương đối cao, việc sản xuất
thu mua có nhiều ưu điểm. Thực tế là hiện nay các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo còn ít áp dụng hình thức này.

Xuất khẩu tại chỗ

- Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức
này là hàng hoá không bắt buộc vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay
khách hàng.
- Do vậy giamr được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và
bảo quản hàng hoá. Các thủ tục trong quá trình của hình thức này cũng đơn
giản hơn, trong nhiều trường hợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ
trợ như: Hợp đồng vận tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan.

Phương thức bán tại hội chợ triển lãm

- Hội chợ là một thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời
gian và một địa điểm cố định trong một thời gian nhất định, tại đó người
bán đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp xúc với người mua để ký
hợp đồng mua bán.

12
- Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế
hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật: ví dụ như hội chợ triển
lãm hàng công nghiệp. Triển lãm liên quan chặt chẽ đến ngoại thương tại
đó người ta trưng bày các loại hàng hóa nhằm mục đích quảng bá để mở
rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay ngoài mục đích trên, hội chợ triển lãm
còn trở thành nơi để giao lưu ký kết hợp đồng cụ thể.

Xuất khẩu gia công uỷ thác

- Xuất khẩu gia công uỷ thác là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị
ngoại thương đứng ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho các đơn
vị xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước
ngoài, đơn vị được hưởng phí ủy thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ
thác. Khi thực hiện hình thức này có thể: dựa vào vốn người khác để kinh
doanh thu lợi nhuận, rủi ro ít và chắc chắn được thanh toán, nhập được
những trang thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây dựng cơ bản. Tuy
nhiên, khi giá gia công rẻ mạt, khách hàng không biết đến người gia công,
không nắm được nhu cầu thị trường vì vậy nên không thể điều chỉnh sản
phẩm kinh doanh phù hợp.

1.1.3. Vai trò

Trong thời đại ngày nay, thời đại cùng tồn tại hoà bình, cùng vươn tới ấm no,
hạnh phúc và cũng là thời đại của sự vươn tới mở cửa và mở rộng giao lưu kinh
tế. Do đó xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay
đổi chiến lược kinh tế từ đóng cửa sang mở cửa và từ thay thế nhập khẩu sang
hướng vào xuất khẩu. Đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cần phải tận
dụng các nguồn tiềm năng để mang lại hiệu quả ngày càng cao. Xuất khẩu đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước tiên nó
quyết định được vấn đề ngoại tệ cho doanh nghiệp tạo nguồn vốn để nhập khẩu.
Thứ hai cần nói đến đó là xuất khẩu không những là bước quan trọng để doanh
nghiệp xâm nhập và hội nhập vào thị trường thế giới mà còn thông qua xuất khẩu

13
để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá
cả, uy tín chất lượng... trên thị trường thế giới và để từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình.
Xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế đất nước mà
còn đối với cả các doanh nghiệp.
● Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là một quá trình thực hiện mục tiêu
lợi nhuận trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình
trên cả thị trường nội địa và nước ngoài, nhưng lợi nhuận thu được ở thị
trường nước ngoài nhiều hơn. Và sự khác nhau về môi trường cạnh tranh,
chu kỳ sống của sản phẩm, về chính sách của Chính phủ trong nước và
nước ngoài. Do vậy muốn có lợi nhuận cao thì tốt nhất doanh nghiệp phải
tìm mọi biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu. Khi xuất khẩu thu được nhiều lợi
nhuận, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô, cải tiến kỹ thuật, duy
trì các quan hệ buôn bán lâu dài.
● Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của người dân và các cán bộ công nhân viên. Sản xuất hàng
xuất khẩu là nơi tiêu thụ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu
nhập không nhỏ. Hơn nữa, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu
các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người dân hiện nay.
● Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của đất nước. Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại
có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối
ngoại, khi xuất khẩu phát triển nó cũng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại khác phát triển theo như quan hệ về chính trị và ngoại giao...

1.2. Giới thiệu gạo của Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước lâu đời. Do
vậy, chính sách của nhà nước ta luôn khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển,

14
sản xuất lúa. Bên cạnh đó, khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nhiều ao hồ, sông
nước thích hợp cho việc sản xuất lúa gạo. Đồng thời do lúa nước đã phát triển từ
lâu đời ở nước ta nên người nông dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
làm thủy lợi, đắp đê, đào mương, kỹ thuật tăng vụ, gối vụ để trồng nhiều vụ lúa
trong một năm kết hợp với sự ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về lúa
nên đã cho ra rất nhiều loại gạo ngon, chất lượng.

Với sự ưu ái của điều kiện tự nhiên nước ta đã hình thành nhiều vựa lúa lớn
có năng suất cao và chất lượng tốt như: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Cửu Long và các vùng chuyên canh ở các tỉnh khắp cả nước. Chính vì vậy mà
mỗi vùng đều có những loại gạo đặc sản riêng. Châu Á nói chung và Việt Nam
nói riêng thì gạo tẻ là loại gạo được dùng phổ biến trong các bữa cơm gia đình.
Tại nước ta có rất nhiều loại gạo tẻ chất lượng góp phần quan trọng tạo nên giá
trị cho mâm cơm gia đình Việt. Suốt dọc mảnh đất chữ S, có thể kể đến một số
loại gạo đặc trưng của từng vùng miền như: Gạo Tám Tám Xoan Hải Hậu (Nam
Định), Gạo Japonica (các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long), Gạo Jasmine (các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long), Gạo Già Dui Xín Mần (Hà Giang), Gạo Séng Cù
(Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái), Gạo Bắc Hương (Nam Định), Gạo Đỏ Măng Đen
(Kon Tum), Gạo Nàng Thơm Chợ Đào (Long An), Gạo Thơm Hương Lài (Long
An), Gạo Thơm Xốp (An Giang), Gạo Huyết Rồng (Đồng bằng sông Cửu Long),
Gạo nàng hoa (Mộc Hóa, Long An)và gần đây nhất là Gạo ST25. Đặc biệt trong
năm 2019, tại “Hội nghị gạo thế giới diễn ra ở Manila (Philippines), loại gạo ST25
do nhóm nghiên cứu của kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sĩ Trần Tấn Phương và thạc
sĩ Nguyễn Thị Thu Hương lai tạo được chọn là loại gạo ngon nhất thế giới.

Bên cạnh gạo tẻ thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt
thì gạo nếp lại là nguyên liệu quan trọng để nấu xôi và làm bánh như bánh chưng,
bánh dày, bánh tét...Cũng như gạo tẻ, gạo nếp có rất nhiều loại ngon và chất lượng
cao. Có thể kể đến gạo nếp nương Điện Biên là loại gạo nổi tiếng đặc sản của
vùng đất nơi này, hay gạo nếp nương Tú Lệ thuộc tỉnh Yên Bái, Gạo Nếp Nhung

15
(Đồng bằng Bắc Bộ), Gạo Nếp Ngỗng được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu
Long được xem ngon nhất miền nam. Gạo Nếp Cái Hoa Vàng của vùng đất Kinh
Bắc, Bắc Ninh là nguyên liệu quan trọng của Cốm làng Vòng nức tiếng cả nước.

1.3. Vài nét về thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,402 tỷ dân và có nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cũng là thị trường tiêu thụ hàng hoá có tốc độ phát
triển nhanh nhất và quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc nhập
khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo mỗi năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong
đó, 90% là gạo thường, gạo phổ thông; gạo cao cấp chỉ vài phần trăm.

Trung Quốc hiện đang thực hiện nghiên cứu các biện pháp quản lý chặt chẽ
chất lượng, truy xuất nguồn gốc đối với gạo nhập khẩu nên các doanh nghiệp Việt
Nam cần áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản gạo, để đảm bảo
đáp ứng các quy định về kiểm dịch, xông hơi khử trùng, quy cách bao bì, đóng
gói,...của Trung Quốc, cũng như chú ý tới việc đăng ký mã truy xuất nguồn gốc
sản phẩm.

Người dân Trung Quốc chủ yếu ưa dùng gạo hạt dài, chính vì thế giá gạo hạt
dài tăng khoảng 20% trong năm 2020. Các nhà cung cấp của Nam Á có giá thành
thấp hơn so với nội địa trong nước, chính vì thế mà Trung Quốc tăng nhập khẩu
gạo hạt dài trong thời gian gần đây.

Việt Nam là một trong 3 quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trên
thế giới. Mỗi năm, nước ta sản xuất 43-44 triệu tấn lúa, tương đương 22-23 triệu
tấn gạo. Lượng gạo này để phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên,
khách hàng nhập khẩu gạo của Việt Nam có sự xoay chuyển. Năm 2012, Trung
Quốc là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam xuất khẩu, với kim ngạch 898
triệu USD, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo.

Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt sang Trung Quốc giai đoạn 2012-2016 duy
trì tương đối ổn định, biên độ tăng giảm không quá mạnh. Đến năm 2017, xuất

16
khẩu gạo sang thị trường này tăng đột biến, đạt 1,026 tỷ USD, chiếm gần 40%
trong tổng giá trị xuất khẩu gạo của nước ta.

Nhưng ngay sau đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc bất ngờ lao dốc, chỉ đạt khoảng 640 triệu USD vào năm 2018. Dù vậy,
Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt.

Đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm còn 240,3
triệu USD. Gạo Việt gần như mất thị phần tại thị trường tỷ dân. Với con số này,
Trung Quốc từ vị trí thị trường xuất khẩu gạo số 1 của Việt Nam rơi xuống vị trí
số 3, sau Philippines (884 triệu USD) và Bờ Biển Ngà (252 triệu USD).

Lý do phần lớn là bởi Trung Quốc đã áp dụng nhiều rào cản, ảnh hưởng đến
việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam như tăng thuế nhập khẩu gạo nếp từ 5% lên 50%
hay kiểm soát chặt nhập khẩu gạo tấm. Đồng thời, thị trường này cũng thay đổi
đáng kể các quy định về nhập khẩu gạo, kể cả quy định thuế quan, kiểm soát chặt
chẽ xuất khẩu qua đường tiểu ngạch.

Hải quan Trung Quốc thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý chất lượng, truy
xuất nguồn gốc đối với nông sản nhập khẩu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nỗ
lực đa dạng hóa thương mại.

Chuyên gia ngành lúa gạo nhận định, các rào cản chính sách từ phía Trung Quốc
mới chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam chứ không
phải do kinh tế Trung Quốc giảm tốc hay đồng Nhân dân tệ mất giá.

Sau cú sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, năm
2020-2021, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này dần phục hồi, lần lượt
ở mức 463 triệu USD và 522 triệu USD.

Năm 2022, theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 432,3 triệu
USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. 10 tháng năm 2022, thị phần gạo
Việt Nam tại Trung Quốc chỉ chiếm gần 13% - con số ngày càng teo tóp.

17
Tuy nhiên, với những lợi thế và tiềm năng về sản xuất lúa gạo của Việt Nam,
những ưu thế về quan hệ láng giềng hữu nghị, khoảng cách địa lý và điều kiện
giao thương rất thuận tiện giữa hai nước, quan hệ thương mại gạo giữa Việt Nam
và Trung Quốc có rất nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển.

1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc

1.4.1. Vấn đề an ninh lương thực

An ninh lương thực có thể được hiểu theo cách sau “đủ lương thực cung cấp
cho mọi người và những người làm nghề nông có cuộc sống tốt đẹp như những
ngành nghề khác”.

Về vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam, theo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khoảng 130 triệu người vào
năm 2035 phải cần tới 36 triệu tấn thóc. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt
Nam đã có một sự chuyển mình đáng tự hào, là nước xuất khẩu lúa gạo đứng
hàng thứ hai trên Thế giới…

1.4.2. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu gạo sẽ thu được ngoại tệ, góp phần vào tăng thu nhập quốc gia.
Xuất khẩu gạo bền vững không chỉ đóng góp giá trị vào sự tăng trưởng GDP mà
còn duy trì ổn định mức tăng này, tạo nên tính ổn định cho tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời chất lượng tăng trưởng nhờ chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất, sử
dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào… tạo điều kiện phát triển cho các ngành khác
giúp tăng trưởng kinh tế đồng bộ.
Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam đã góp phần tạo nguồn vốn nhập khẩu
máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước, tạo điều
kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

18
Bên cạnh đó, việc xuất khẩu gạo đòi hỏi người nông dân nâng cao kĩ thuật,
tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng những phương pháp mới để nâng cao chất lượng sản
phẩm, đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời,
hoạt động này còn thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm tòi, sáng tạo nâng cao chất
lượng công nghệ sản xuất và hoàn thiện hơn trong quản trị sản xuất và kinh doanh

1.4.3. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội

Xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo góp phần xóa đói giảm nghèo cho khu vực
nông thôn, giúp tạo công ăn việc làm cho người nông dân. Khi gạo được xuất
khẩu ngày càng nhiều, cộng thêm chất lượng gạo cao hơn thì giá trị xuất khẩu
tăng, từ đó, thu nhập của người nông dân cũng được cải thiện.

1.4.4.Góp phần bảo vệ môi trường

Việc sản xuất lúa gạo sẽ ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên như đất, nước
vì dư lượng chất độc hại thải ra trong quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên. Cho nên, xuất khẩu bền vững gạo sẽ hướng đến hoạt động sản
xuất và xuất khẩu lúa gạo hiện đại, sử dụng kỹ thuật công nghệ ít làm tổn hại đến
môi trường như công nghệ sinh học, biến đổi gen, phân vô sinh…

1.4.5. Quan hệ quốc tế

Thông qua hoạt động xuất khẩu, quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta được
mở rộng. Từ đó tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, nâng
cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế, mở rộng cơ hội cho
nền kinh tế của nước ta. Đồng thời xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội giao lưu , học
hỏi nước bạn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc

Theo tác giả Nguyễn Văn Thọ (2003), hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như chính sách vĩ mô (cơ chế điều hành xuất

19
khẩu gạo, môi trường pháp lý, môi trường hành chính), nội lực doanh nghiệp
(trang thiết bị, máy móc, nguồn vốn hoạt động), chất lượng và thương hiệu hạt
gạo, cung - cầu thị trường thế giới và giá gạo (giá thế giới, cơ chế quản lý giá xuất
khẩu và quan hệ cung - cầu trong nước). Nghiên cứu này sẽ đánh giá hiệu quả
hoạt động xuất khẩu gạo thông qua bốn yếu tố là Giá xuất khẩu (1), Chính sách
vĩ mô (2), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (3) và Chất lượng gạo (4).

1.5.1. Giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu là giá bán sản phẩm từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu
mà tại mức giá đó người mua hay nhà nhập khẩu phải cảm nhận rằng họ đã nhận
được toàn bộ giá trị tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra, đồng thời người bán hay
nhà xuất khẩu phải thu được lợi nhuận ngắn hạn hay dài hạn tùy theo mục tiêu
tổng thể của họ (Trần Minh Đạo và Vũ Trí Dũng, 2011). Đối với mặt hàng gạo,
giá gạo xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố tỷ giá,
nhu cầu thế giới (Sawaeng Kun, 2014) hay các yếu tố biến đổi khí hậu, sản lượng
cung ứng của các quốc gia và sự biến động của chỉ số giá cả (Subramanian, 2010).
Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành có thể nâng cao năng lực cạnh tranh
về giá bằng cách tác động lên các yếu tố có ảnh hưởng được nêu ở trên. Nếu có
thể kiểm soát giá và bán chúng ở mức thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác thì
doanh nghiệp sẽ kinh doanh tốt hơn vì suy cho cùng, các đối tác nhập khẩu thường
không phải là khách hàng tiêu dùng cuối cùng, nên các đối tác này sẽ không tiêu
dùng nhiều hơn khi giá gạo giảm vì đây là nhu yếu phẩm. Nhưng xét về mặt kinh
tế, khi giá gạo xuất khẩu thấp hơn, xét trên cùng một loại gạo có chất lượng như
nhau thì nhà nhập khẩu hay các khách hàng sỉ sẽ mua nhiều gạo hơn, doanh
nghiệp cũng sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn khi sản lượng xuất khẩu tăng và thị
trường được mở rộng (Unilever và cộng sự, 1992).

1.5.2. Chính sách vĩ mô

Nhà nước dùng các chính sách kinh tế làm công cụ để điều tiết hoạt động vĩ
mô. Các chính sách quan trọng là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính

20
sách thu nhập và chính sách ngoại thương (Nguyễn Như Ý và cộng sự, 2005).
Trong đó, chính sách ngoại thương là công cụ chính để điều tiết hoạt động xuất
nhập khẩu của một quốc gia. Các chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu
gạo là chính sách điều hành xuất khẩu gạo, hạn ngạch xuất khẩu và chính sách dự
trữ lương thực quốc gia (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Đoan Khôi, 2011). Đồng
quan điểm trên, tác giả Trần Tiến Khai (2011) đi sâu vào phân tích cơ chế điều
hành xuất khẩu gạo, cơ chế xuất khẩu, cơ chế thu mua gạo xuất khẩu và cơ chế
bình ổn giá thị trường thông qua hoạt động dự trữ cấp quốc gia và cấp doanh
nghiệp. Các chính sách mà Chính phủ đưa ra có thể là cơ hội, là sự hỗ trợ đối với
doanh nghiệp này, nhưng lại là những thách thức, là sự hạn chế đối với các doanh
nghiệp khác. Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của chính sách vĩ mô lên doanh
nghiệp như thế nào còn tùy thuộc vào tính chất của chính sách đó, loại hình, quy
mô của doanh nghiệp và cơ chế quản lý của các cơ quan, bộ ngành có liên quan.
Theo nhóm tác giả Melephant và Sorrayuth (1981), các chính sách thương mại
của Chính phủ làm giảm khối lượng gạo xuất khẩu thông qua cơ chế hạn ngạch
xuất khẩu với mục đích điều chỉnh giá gạo nội địa, đảm bảo an ninh lương thực
trong nước và tránh các cuộc khủng hoảng thiếu đối với mặt hàng an ninh lương
thực quốc gia này.

1.5.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể
đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận. Năng
lực cạnh tranh có thể được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như năng suất, chất
lượng, công nghệ, sự khác biệt về hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp, giá trị
tăng thêm, chi phí sản xuất. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh còn được hiểu là khả
năng mà doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt được
mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận (Porter, 2009a). Theo Dunford và cộng sự
(2001), doanh nghiệp có sức cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt được mức độ
cải tiến chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh hoặc là

21
họ có khả năng giảm các chi phí có liên quan để gia tăng lợi nhuận. Càng giảm
được giá thành, gia tăng chất lượng sản phẩm thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp
càng cao.

Theo tác giả Nguyễn Viết Lâm (2014), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
được xác định qua hai nhóm, nhóm thứ nhất là các chỉ tiêu liên quan đến kết quả
sản xuất kinh doanh, nhóm thứ hai là các chỉ tiêu liên quan đến năng lực cạnh
tranh. Hai tác giả Trần Thế Hoàng (2010) và Trần Hữu Ái (2013) nhìn nhận năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm 10 yếu tố. Đó là năng lực nghiên cứu,
phát triển quan hệ kinh doanh, tổ chức sản xuất, tài chính, nguồn nhân lực,
marketing, cạnh tranh thương hiệu, cạnh tranh về giá, quản trị và khả năng tranh
chấp thương mại. Để tồn tại và đứng vững trong thị trường xuất khẩu gạo thì
doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ các doanh nghiệp khác trong
nước mà còn với các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia xuất khẩu gạo khác. Do
đó, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập là điều cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có năng lực cạnh
tranh tốt sẽ chiếm ưu thế trong ngành hơn các đối thủ cạnh tranh trong việc thu
được nhiều lợi nhuận hơn, có được nhiều khách hàng và chiếm thị phần cao hơn
cả trong nước lẫn ngoài nước.

1.5.4. Chất lượng gạo

Chất lượng gạo bao gồm những thuộc tính về mặt vật lý ảnh hưởng đến hình
dạng hạt gạo như kích cỡ và độ bóng, mức độ xay xát, tỷ lệ hạt nguyên, hạt bể,
tạp chất và các thuộc tính về mặt hóa học ảnh hưởng đến chất lượng món ăn khi
chế biến như hàm lượng tinh bột, hương vị, độ kết dính và nhiệt độ hóa hồ (Univer
cùng cộng sự, 1992). Webb (1985) cho rằng gạo thành phẩm được phân loại dựa
vào kích thước, hình dạng và độ bóng. Cruz & Khushi (2000) bổ sung thêm yếu
tố tỷ lệ xay xát và các thuộc tính khác khi nấu.

Nhu cầu thế giới về chất lượng gạo rất khác nhau ở mỗi khu vực và vì thị hiếu
người tiêu dùng có xu hướng thay đổi theo thời gian nhưng không giống nhau

22
trên toàn thế giới nên các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến chất lượng
gạo để đáp ứng kịp thời sự thay đổi đó. Để làm được điều đó, việc tìm hiểu các
yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo là điều tất yếu mà các doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu gạo nên thực hiện. Một số tác giả trong những nghiên cứu
trước đây đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng gạo. Theo Unilever và cộng sự (1992), chất lượng hạt gạo chịu ảnh hưởng
bởi giống lúa, điều kiện sản xuất và thu hoạch, công nghệ xay xát và chế biến.
Trong đó giống lúa gieo trồng là nhân tố quyết định trực tiếp một số đặc tính và
thông qua sự tương tác với môi trường cũng như quy trình chế biến mà nó có ảnh
hưởng gián tiếp tới những đặc tính khác. Kunze cùng cộng sự (1985) nhìn nhận
các yếu tố ảnh hưởng dưới góc độ môi trường, tức là chúng bao gồm các khía
cạnh kỹ thuật từ khâu thu hoạch, tách vỏ, sấy khô, bảo quản đến khâu xay xát và
vận chuyển.

Đối với những quốc gia tự cung tự cấp, chất lượng gạo không quá quan trọng
(như Bangladesh). Nhưng đối với những nước có thế mạnh là xuất khẩu thì chất
lượng gạo lại đặc biệt quan trọng như Thái Lan (Unilever và cộng sự, 1992). Việc
cải tiến chất lượng gạo đối với nhóm các quốc gia này không chỉ để đáp ứng sự
thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng mà còn để tạo ra sức cạnh tranh tốt
hơn trên thị trường toàn cầu vì khi thị trường thế giới bội cùng cộng với nhu cầu
nhập khẩu giảm ở một số quốc gia nhập khẩu chính thì giá gạo sẽ giảm, đây là
điều tất yếu không thể tránh khỏi. Theo tác giả Never cùng cộng sự (1992), giá
giảm làm cho khách hàng có xu hướng tiêu dùng gạo có chất lượng cao hơn.

23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT
NAM SANG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY

2.1. Lợi thế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam

2.1.1. Lợi thế về khí hậu

Đặc trưng của khí hậu nước ta là khí hậu gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa, độ
ẩm trung bình tương đối cao. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được
điều hòa một phần bởi các dòng biển mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm
tương đối trung bình là 84%/năm. Hàng năm lượng mưa từ 1200 đến 3000mm và
nhiệt độ từ 5°C đến 37°C. Theo Nguyễn Ngọc Đệ trong quyển Giáo Trình Cây
Lúa, nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây lúa. Cây lúa sẽ phát
triển mạnh trong nhiệt độ từ 20-30 độ C. Trên 40 độ C hoặc dưới 17 độ C cây lúa
sẽ tăng trưởng chậm và sẽ chết nếu nhiệt độ dưới 13 độ C. Chính vì Việt Nam
nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên khí hậu phân hóa theo chiều
Bắc –Nam, từ cao đến thấp. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ở Miền Nam có 2 mùa
(mùa mưa ở giữa tháng 5 đến giữa tháng 9 và mùa khô từ giữa tháng 10 đến giữa
tháng 3) và khí hậu gió mùa ở Miền Bắc với 4 mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè,
mùa thu và mùa đông). Khí hậu ở mỗi vùng, mỗi miền khác nhau tạo điều kiện
hình thành mùa vụ và hình thức canh tác khác nhau trong sản giúp tăng năng suất,
sản lượng. Đây chính là điều kiện lý tưởng tạo điều kiện thuận lợi cho thâm canh
và luân canh gối vụ trong suốt năm

2.1.2. Lợi thế về nguồn nước

Trong nông nghiệp nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất. Câu
nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã thể hiện được tầm quan trọng
của nước trong nông nghiệp. Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc
cung cấp nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
góp phần làm nên nền Văn minh lúa nước của nước ta. Nguồn nước ở nước ta hết
sức dồi dào bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên

24
và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm
phá và các túi nước ngầm.Với 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương
đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu
vực lớn hơn 10.000km2), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng,
Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long cung cấp lượng
nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3. Nước dưới đất cũng có
tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước
lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây
Nguyên.

Bên cạnh đó, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có lượng mưa và
dòng chảy khá phong phú. Lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 2000 mm.
Phân bố mưa và dòng chảy trong năm không đều, 75% lượng mưa và dòng chảy
tập trung vào 3 - 4 tháng mùa mưa. Mùa mưa lại trùng với mùa bão nên Việt Nam
luôn phải đối mặt với nhiều thiên tai về nước, đặc biệt là lũ lụt. Tuy nhiên chúng
ta đã phần nào ngăn chặn tác hại của thiên nhiên. Sự ưu đãi về nguồn nước từ
thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng trong việc thâm canh tăng vụ và tăng sản lượng
lúa gạo Việt Nam. Lợi thế của tài nguyên nước còn có ý nghĩa đảm bảo cho lợi
thế của tài nguyên đất phát huy được đầy đủ trong quá trình sản xuất nông nghiệp
lúa.

2.1.3. Lợi thế về đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất lúa
gạo. Việt Nam là nước giàu tiềm năng và có nhiều lợi thế trong sản xuất lúa gạo
trên thế giới. Trong tổng diện tích tự nhiên cả nước (trên 33,1 triệu ha) khoảng
4,3 triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Đến nay, diện tích đất có khả
năng nông nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng
lúa khoảng 8,5 triệu ha (chiếm 26% diện tích đất tự nhiên). Quỹ đất chưa sử dụng
đang còn rất lớn, có đến hàng triệu ha đất trống đồi trọc còn chưa sử dụng, trong
đó đất có khả năng nông nghiệp còn khoảng 3 triệu ha.

25
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc
và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Ở vùng đồng bằng châu thổ có nhóm
đất phù sa được hình thành do các con sông chuyển tải bồi đắp. Về bản chất thổ
nh-ỡng, đất phù sa mang đặc tính xếp lớp, thành phần cơ giới nặng, hàm lượng
mùn và N, P, K thuộc loại khá. Đất phù sa thuộc loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên
cao, thích hợp với lúa. Đất nông nghiệp Việt Nam phần lớn là màu mỡ, độ phì
nhiêu cao, đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng năng suất và phát triển sinh học đa
dạng. Điều này là một thuận lợi đáng kể cho Việt Nam trong việc thâm canh tăng
nhanh sản lượng lúa gạo.

2.1.4. Lợi thế về nguồn nhân lực

Với số dân trên 90 triệu người, trong đó 73% dân số đang sống ở vùng nông
thôn và 50% dân số đang trong độ tuổi lao động, Việt Nam có nguồn lao động
dồi dào, giá nhân công rẻ. Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế về số lượng mà
còn có ưu thế về chất lượng, đặc biệt là sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa,
cho phép chúng ta khai thác triệt để những lợi thế thông th-ờng của các điều kiện
thiên nhiên. Lịch sử sản xuất lúa của Việt Nam đã trải qua hơn 6000 năm, người
nông dân Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trồng lúa từ nhiều thế
hệ. Hơn nữa, lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay có trình độ học vấn cao có
khoảng 25 triệu người, chiếm khoảng 77% lao động cả nước và bằng 41% dân số
ở nông thôn. Đây là lợi không nhỏ để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản
xuất và xuất khẩu gạo chất lượng cao.

2.2. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2010 đến nay

2.2.1. Tình hình chung

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực
và thế giới. Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim
ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Khối lượng gạo xuất khẩu

26
năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn với giá trị đạt 3,2 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân là
526 USD/tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất
khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan. Mặt hàng gạo của Việt Nam đã
xuất khẩu sang 28 thị trường các nước (năm 2021), trong đó châu Á vẫn là khu
vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; tiếp
theo là châu Phi 19%; châu Âu 2%. Thị trường gạo xuất khẩu những năm qua do
ảnh hưởng của đại dịch Covid nên có nhiều biến động, cùng với diễn biến thời
tiết không thuận lợi nhưng giá gạo xuất khẩu tăng do những năm gần đây xuất
khẩu các loại gạo chất lượng cao và giảm dần tỷ trọng các loại gạo chất lượng
trung bình và thấp. Việc triển khai Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Nghị định
số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cho
việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống. Thể chế chính
sách xuất khẩu gạo đã từng bước theo hướng tự do hóa, dần phù hợp với quy định
của quốc tế, loại bỏ các rào cản gây bất lợi cho thương nhân trong hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo.

Việc ký nhiều hiệp định thương mại mang tầm chiến lược lớn như CPTPP,
EVFTA đã tạo điều kiện cho gạo Việt Nam bứt phá, trong đó việc thuế suất giảm
bằng 0% đã tạo sức cạnh tranh tốt cho Việt Nam. Theo cam kết Hiệp định
EVFTA, phía EU dành cho Việt Nam mức hạn ngạch 80.000 tấn/năm miễn thuế.
Đây được xem là cơ hội tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đa
dạng hóa thị trường, đẩy mạnh các mặt hàng gạo đặc sản và có chất lượng cao
đáp ứng chuẩn khá cao vào một số thị trường.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua vẫn còn một số tồn tại,
hạn chế. Tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng chưa bền vững. Sản xuất lúa gạo của
Việt Nam từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế cạnh tranh có
sẵn như lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và xuất khẩu, những

27
năm gần đây đã tạo ra một số giống lúa mới góp phần đẩy mạnh giá trị gia tăng
trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều hạn chế từ giống,
kỹ thuật, chăm sóc cho đến thu hoạch, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ.
Trong thời gian tới, cần khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về sản xuất, về
thị trường tiêu thụ đã được tạo ra trong thời gian qua, mở rộng thị trường mới,
nâng cao hiệu quả chung của ngành gạo, khai thác hiệu quả những cơ hội của quá
trình hội nhập, tạo bước tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
2.2.2. Diện tích trồng lúa

Năm 2000, diện tích gieo cấy lúa chiếm tỷ trọng cao với 66,4% tổng diện
tích gieo trồng các loại cây trồng, năm 2010 giảm xuống còn 53,3%, giảm 13,1
điểm phần trăm so với năm 2000, năm 2020 tiếp tục giảm xuống còn 50,3%, giảm
16,1 điểm phần trăm. Diện tích cấy lúa giảm nhưng thay vào đó là sử dụng giống
lúa xác nhận kèm quy trình canh tác đa dạng, thích nghi với điều kiện thời tiết
nên cho năng suất cao ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tăng tỷ trọng các loại
gạo có chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Năm 2020, gạo trắng thường xuất
khẩu chỉ còn khoảng 40% tổng kim ngạch; các loại gạo thơm, chất lượng cao
chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu. Việc tái cơ cấu cũng đã thúc đẩy việc
lai tạo và chọn giống, lần đầu tiên Việt Nam có giống gạo thơm đạt danh hiệu gạo
ngon nhất thế giới là gạo ST25.

Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so
với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất
lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha, do diện tích gieo trồng giảm nên sản
lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn. Như vậy, sản lượng
lúa năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng bởi
tác động của hạn hán, xâm nhập mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ nhưng đánh dấu một năm sản xuất lúa
thắng lợi với năng suất cao hơn năm trước ở tất cả các mùa vụ. Sản lượng lúa
giảm nhưng đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến và xuất khẩu.

28
Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên
trên 74% (cao hơn so với mức 50% của năm 2015) nhằm nâng cao giá trị “Thương
hiệu gạo Việt”. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã
góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496
USD/tấn năm 2020.

Sang năm 2021, diện tích lúa cả năm tuy đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn
ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất nhưng
năng suất lúa ở mức cao đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha. Sản lượng lúa năm 2021
tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020, tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước,
đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Xuất khẩu gạo năm
2021 đạt 6,2 triệu tấn tương đương 3,3 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2020, trong
đó tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496
USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021.

Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của
Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Hiện
nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 đến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46
ha, sản lượng giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định
từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha,
phấn đấu năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất
khẩu ở mức 3,5- 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.

2.2.3. Năng suất, chất lượng và sản lượng

Những năm gần đây, chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa
dạng, phong phú, với các mặt hàng gạo xuất khẩu chủ yếu như gạo thơm các loại,
gạo cao cấp, gạo nếp, gạo japonica...Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến
việc nâng cao chất lượng gạo, truy xuất nguồn gốc và hướng đến đáp ứng các tiêu
chuẩn cao của các thị trường xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển vùng

29
nguyên liệu, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, đưa vào các giống lúa đạt chuẩn,
cải tiến dây chuyền công nghệ xay xát, chế biến.

Do vậy, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao,
cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng các loại gạo có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng các loại gạo phẩm cấp
thấp. Sự chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu, từ đó nâng cao giá
trị gia tăng của gạo xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, với cơ cấu giống lúa phong phú, trình độ
canh tác và của bà con nông dân hiện nay, năng suất lúa có thể đạt đến 7 tấn/ha
cao nhất trong khu vực. Trong khi nông dân Thái Lan một năm chỉ sản xuất 1 vụ
mùa, năng suất chỉ đạt 2,5 tấn/ha. Năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông
Nam Á đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ;
năng suất cà phê cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với Colombia,
Indonesia; năng suất hồ tiêu gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn Độ;
năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, cao nhất thế giới...Do vậy, để nâng cao
vị thế hạt gạo Việt Nam thì chỉ còn 2 con đường, đó là nâng cao chất lượng và
giảm giá thành sản xuất đến mức thấp nhất có thể.

Sau 10 năm thực hiện, Đề án đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thế: 12
chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó đáng chú ý điện tích đất lúa
cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết là
3,76 triệu ha); sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 41-
43 triệu tấn); xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4
triệu tấn).

Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2021 và 8 tháng năm nay thì
lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao đứng vị trí hàng đầu. Trong năm 2021, tổng
số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 6,2 triệu tấn; trong đó, lượng gạo thơm
chiếm 2,5 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 41,2%), tiếp theo là gạo trắng chất lượng cao

30
xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn (chiếm tỷ trọng gần 37,6%), gạo nếp chiếm tỷ
trọng 16,37%. Đây là thắng lợi của Việt Nam đối với thị trường thế giới.

2.2.4. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động quanh ngưỡng 350 - 400 USD/M
trong phần lớn giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 1/2020. Tuy nhiên, từ tháng
2/2020, giá gạo của Việt Nam đã tăng lên, đạt mức 450-520 USp/MT. Giá gạo
xuất khẩu của Việt Nam tăng một phần là do chất lượng gạo của Việt Nam đã
được cải thiện, chủng loại gạo xuất khẩu cũng dần chuyển sang những loại gạo
có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ cuối năm
2019, việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo một thời gian, vận tải quốc tế bị
gián đoạn và hiện nay là tình trạng khó thuê vỏ container rỗng đế vận chuyển gạo
xuất khẩu đã đẩy giá gạo lên cao.

Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, giá gạo
xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 2/2021 luôn
thấp hơn giá gạo của Mỹ và Uruguay nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ và
Pakistan. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cơ bản thấp hơn của Thái Lan. Tuy
nhiên, từ đầu tháng 2/2021, giá gạo của Việt Nam đã cao hơn một chút so với
Thái Lan. Do nguồn cung gạo của Thái Lan được dự báo gia tăng nhờ điều kiện
thời tiết thuận lợi nên giá gạo của Thái Lan có xu hướng giảm. Trong khi đó,
nguồn cung của Việt Nam bị hạn chế trong giai đoạn giao mùa và cước vận tải
gia tăng do khó thuê container. Đây chính là điều bất lợi với xuất khẩu gạo của
Việt Nam khi một số nước bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các nước
khác để hưởng giá gạo thấp hơn.

31
2.3. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010
đến nay

2.3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Bảng 1: Sản Lượng và tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam giai
đoạn 2015-2019

Năm 2018 Trung Quốc đã điều chỉnh thuế nhập khẩu gạo từ các nước Đông
Nam Á. Theo đó, từ ngày 1/7/2018, thuế nhập khẩu với tất cả các loại gạo ở mức
40 - 50% (riêng tấm có thuế nhập khẩu là 5%). Việc điều chỉnh thuế như trên của
Trung Quốc đang gây thêm khó khăn cho hoạt động xuất khâu gạo Việt Nam,
nhất là với mặt hàng gạo nếp. Theo ước tính của các doanh nhân ngành lương
thực, nếp chiếm tới 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 2017, Trung Quốc chiếm tới khoảng 90% lượng gạo nếp xuất khẩu của Việt
Nam. Theo Cục Trồng Trọt năm 2018 sản lượng lúa nếp đạt khoảng 1,1 triệu tấn,
tương ứng với khoảng gần 700.000 tấn gạo nếp. Trong 6 tháng đầu năm là sản
lượng gạo nếp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc là 891.688 tấn, mà nếp chiếm
tới 1 nửa thì sẽ vào khoảng trên 440.000 tấn. Như vậy, còn một lượng nếp không

32
nhỏ cần tiếp tục được xuất khẩu. Thế nhưng, do chính sách thuế mới của Trung
Quốc, việc xuất khẩu gạo , nếp sang nước này đã gặp phải khó khăn không nhỏ.
Năm 2019 vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách mới của Trung
Quốc, hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta vào thị trường tỷ dân này vẫn tiếp tục
giảm mạnh từ hơn 1,4 triệu tấn xuống chỉ còn 479,108 tấn gạo.

Hình 1: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc
qua các tháng năm 2019, 2020

Đến năm 2020, gạo là mặt hàng hiếm hoi có đợt bức phá trong khi đa phần
nông sản đang lao đao giữa những tháng dịch Covid-19. Trong đó, phải kể đến
lượng gạo đổ qua cửa khẩu Việt - Trung tăng trưởng cực kì ấn tượng.

Tính đến cuối tháng 3, Trung Quốc đã mua đến 162.040 tấn gạo của Việt Nam,
chiếm hơn 1/10 tổng lượng gạo rời cảng, cửa khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu
gạo từ Việt Nam của Trung Quốc đạt gần 91 triệu USD.

33
Trung bình mỗi kg gạo được Trung Quốc mua với giá 13.200 đồng. Mức này
cao hơn 1.700 đồng/kg so với giá gạo trung bình người Trung Quốc chịu mua
trong năm qua, và cao hơn hẳn so với mặt bằng chung các nước khác, đến gần
3.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, giá gạo mà Trung Quốc giao dịch với Việt Nam trong 3 tháng qua
cao hơn rất nhiều so với bạn hàng số 1 về gạo của Việt Nam là Philippines. Nhập
hơn nửa triệu tấn gạo của Việt Nam, nhưng người Philippines chỉ chi bình quân
9.900 đồng cho mỗi kg gạo. Mức giá này thấp hơn số tiền Trung Quốc chịu bỏ ra
đến 2.800 đồng/kg.
So với 3 tháng đầu năm 2019, gạo xuất sang Trung Quốc tăng đến 3,75 lần
về sản lượng và hơn 4,3 lần về giá trị. Nổi bật nhất vẫn là kết quả đạt được trong
tháng 3 vừa qua. Giá trị và sản lượng gạo tới tay người tiêu dùng Trung Quốc
tăng gấp đôi so với tháng trước. Giá gạo trung bình cũng tăng hơn 300 đồng/kg.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng mua gạo từ Việt Nam
sau 2 năm trầm lắng, là do năm 2020 dự báo sản lượng gạo của Trung Quốc giảm
khoảng 1,8 triệu tấn, xuống còn 146,7 triệu tấn.
Trong khi đó, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, có tác động
không nhỏ đến lưu thông hàng hóa toàn cầu, và người dân có tâm lí tích trữ lương
thực.
Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 5 triệu
tấn gạo mỗi năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong đó, 90% là gạo
thường, gạo phổ thông; gạo cao cấp chỉ vài %.
Việt Nam là một trong 3 quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế
giới. Mỗi năm, nước ta sản xuất 43-44 triệu tấn lúa, tương đương 22-23 triệu tấn
gạo. Lượng gạo này để phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Tuy nhiên, khách hàng nhập khẩu gạo của Việt Nam có sự xoay chuyển. Năm
2012, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam xuất khẩu, với kim
ngạch 898 triệu USD, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo.

34
Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt sang Trung Quốc giai đoạn 2012-2016 duy trì
tương đối ổn định, biên độ tăng giảm không quá mạnh. Đến năm 2017, xuất khẩu
gạo sang thị trường này tăng đột biến, đạt 1,026 tỷ USD, chiếm gần 40% trong
tổng giá trị xuất khẩu gạo của nước ta.
Nhưng ngay sau đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
bất ngờ lao dốc, chỉ đạt khoảng 640 triệu USD vào năm 2018. Dù vậy, Trung
Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt

35
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2012-
2022

Đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm còn 240,3
triệu USD. Gạo Việt gần như mất thị phần tại thị trường tỷ dân. Với con số này,
Trung Quốc từ vị trí thị trường xuất khẩu gạo số 1 của Việt Nam rơi xuống vị trí
số 3, sau Philippines (884 triệu USD) và Bờ Biển Ngà (252 triệu USD).

Lý do phần lớn là bởi Trung Quốc đã áp dụng nhiều rào cản, ảnh hưởng đến
việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam như tăng thuế nhập khẩu gạo nếp từ 5% lên 50%
hay kiểm soát chặt nhập khẩu gạo tấm. Đồng thời, thị trường này cũng thay đổi
đáng kể các quy định về nhập khẩu gạo, kể cả quy định thuế quan, kiểm soát chặt
chẽ xuất khẩu qua đường tiểu ngạch.

Hải quan Trung Quốc thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý chất lượng, truy
xuất nguồn gốc đối với nông sản nhập khẩu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nỗ
lực đa dạng hóa thương mại.

Chuyên gia ngành lúa gạo nhận định, các rào cản chính sách từ phía Trung
Quốc mới chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam chứ
không phải do kinh tế Trung Quốc giảm tốc hay đồng Nhân dân tệ mất giá.

Sau cú sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, năm
2020-2021, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này dần phục hồi, lần lượt
ở mức 463 triệu USD và 522 triệu USD.

Năm 2022, theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 432,3
triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. 10 tháng năm 2022, thị phần
gạo Việt Nam tại Trung Quốc chỉ chiếm gần 13% - con số ngày càng teo tóp.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong tháng 1/2023, xuất khẩu gạo
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 47.424 tấn, tương đương hơn 28

36
triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Trước đó, năm 2022, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt gần 851.000 tấn, tương
đương 432 triệu USD, giảm 20% về lượng và giảm 17% về giá trị so với năm
2021.

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn
gạo mỗi năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong đó, 90% là gạo thường,
gạo phổ thông; gạo cao cấp chỉ vài %.

Việt Nam là một trong 3 quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế
giới. Mỗi năm, nước ta sản xuất 43 - 44 triệu tấn lúa, tương đương 22 - 23 triệu
tấn gạo. Lượng gạo này để phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

2.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Hiện nay, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng như gạo trắng hạt
dài 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 25% tấm, gạo nếp, gạo thơm Jasmine,... Trước
đây Việt Nam chuyên cung cấp gạo trắng phẩm cấp thấp, tuy nhiên cơ cấu gạo
xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây. Gạo
trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo tròn Japonica và gạo nếp.. đang chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong “rổ gạo” xuất khẩu của Việt Nam. Theo Hiệp hội
Lương thực Việt Nam (VFA), thông tin, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đã
thay đổi, từ việc chủ yếu xuất khẩu gạo trắng hạt dài chất lượng thấp sang xuất
khẩu gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao và nếp. Trong năm 2018 Loại gạo trắng
đã giảm còn 51% tổng giá trị gạo xuất khẩu, gạo Jasmine và gạo thơm các loại đã
tăng lên 32%, gạo dẻo các loại chiếm 12% và gạo hạt tròn (Japonica) chiếm
khoảng 5%. Đặc biệt, các loại gạo chất lượng thấp chỉ chiếm 2%.

2.3.3. Chất lượng gạo xuất khẩu

Gạo của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải đáp ứng
các quy định vệ sinh thực phẩm của cơ quan quản lý thực, dược phẩm Trung

37
quốc. Cục tiêu chuẩn đo lường và kiểm định Trung quốc đã áp dụng các tiêu
chuẩn đối với dung lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều thuốc bảo
vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng, hạn chế trong việc xử lí, chế biến,
bảo quản vẫn là rào cản lớn đối với chất lượng sản phẩm.Vì thế, còn một số loại
gạo của nước ta bị Trung quốc cảnh báo về chất lượng do chất lượng chưa đạt,
vượt quá quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Để đảm bảo chất lượng, an
toàn đối với sức khỏe người dùng, đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu gạo của
Trung quốc, Bộ NN & PTNT thường xuyên ban hành các văn bản liên quan đến
hoạt động sản xuất, chế biến Danh mục các thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng
trong sản xuất gạo luôn được cập nhật qua từng năm. Đồng thời, Chính phủ Việt
Nam đưa ra các nghị định hướng dẫn việc trồng trọt, chế biến, kiểm tra gạo, tiếp
tục đẩy mạnh khuyến khích nhà nông áp dụng các tiêu chuẩn của VietGAP,
GlobalGAP trong trồng trọt, đối với các doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn quốc
tế trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam về
vệ sinh thực phẩm và ISO 9001 được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù
hợp và chứng nhận phù hợp đối với hệ thống quản lý chất lượng của các doanh
nghiệp

2.4. Đánh giá chung đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc

2.4.1. Cơ hội xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Theo dự báo về nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực năm 2021 của Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USA), Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất
trong năm 2021 với 2,9 triệu tấn, đứng thứ hai sau EU với 2,45 triệu tấn và thứ
ba là Philippines với 2,2 triệu tấn. Đây đều là những thị trường xuất khẩu gạo
chính của Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu gạo Việt Nam đang nhận
được nhiều cơ hội kép, bởi tình hình dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp, lây
lan nhanh trên thế giới, làm nhu cầu lương thực, thực phẩm tại nhiều quốc gia

38
tăng cao. Điều này dẫn đến dự báo nhu cầu dự trữ gạo tại các nước tăng lên, nhất
là nhu cầu mua lúa gạo của thị trường lớn như Philippines, Malaysia, Trung Quốc,
Ghana, Papua New Guinea,...Trong đó, Trung Quốc - nước có dân số đông và có
lượng tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, hiện đã và đang dần kiểm soát được dịch
Covid-19, hoạt động giao thương đưa gạo sang Trung Quốc hiện vẫn sôi động.

2.4.2. Thách thức khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bên cạnh những cơ hội thì hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

- Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến nông sản thiếu, làm
tăng tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản.
- Yêu cầu khắt khe của thị trường Trung Quốc về các tiêu chuẩn, an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường rất cao vì gạo là mặt hàng nhạy cảm, hiện
nhiều nước có xu hướng tương tự cung, tự cấp, hạn chế nhập khẩu.
- Một số nước áp dụng công nghệ, khoa học vào sản xuất gạo nâng cao năng
suất và chất lượng. Điều này khiến thị trường lúa gạo bị cạnh tranh rất gay
gắt, không chỉ riêng thị trường gạo thế giới mà hạt gạo Việt Nam cũng đang
phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà với gạo Thái Lan.
- Chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, tỷ lệ trên 15% tấm còn chiếm tới 30%.
Sản xuất lúa gạo còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất theo hộ nông
dân nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao và giá trị gia tăng thấp, cơ giới hoá chậm,
tổn thất sau thu hoạch lớn.

39
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
GẠO TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Xuất khẩu gạo đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế
nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
này là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần chú trọng của nước ta. Để có thể
hoàn thành được nhiệm vụ này cần có định hướng rõ rành cho hoạt động xuất
khẩu gạo. Đồng thời các vấn đề của hoạt động xuất khẩu cần phải có giải pháp để
khắc phục khó khăn.

3.1. Định hướng

Để hoạt động xuất khẩu gạo phát triển, trước hết cần phải đẩy mạnh chuyển
đổi cơ cấu cây lúa, đa dạng hóa giống lúa để nâng cao năng suất lao động và hiệu
quả kinh tế; cần phải tập trung phát triển những loại gạo có triển vọng trên thị
trường, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời cần phải học hỏi, áp dụng công nghệ kỹ
thuật tiên tiến để gia tăng năng suất,hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm
đáp ứng được yêu cầu của thị trường; hạn chế sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật
gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu chung để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực
vật. Quan trọng không kém là phát triển các vựa lúa tập trung, quy mô lớn, chất
lượng cao; trồng các giống lúa theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Cuối cùng,
song song với xuất khẩu cần phải phát triển xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ
gạo.

3.2. Giải pháp

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc,
việc tăng cường quản trị rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết
hiện nay. Theo đó, cần chú trọng một số giải pháp sau:

3.2.1. Đối với cơ quan quản lý

- Xây dựng, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với
các tỉnh, thành phố của Trung Quốc. Trong đó, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương

40
mại gạo theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả... Củng cố, duy trì thị phần gạo
Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu gạo của Trung Quốc ở mức cao.

- Nâng cao năng lực và tăng cường công tác theo dõi, nghiên cứu thị trường, dự
báo, cập nhật các thay đổi về chính sách thương mại, các rào cản phi thuế quan
của thị trường gạo Trung Quốc.

- Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương
mại. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực mạng lưới xúc tiến thương mại ở
trong nước và Trung Quốc nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại cả ở cấp chính
phủ, ngành hàng, địa phương và doanh nghiệp. Hỗ trợ thiết lập các văn phòng
giới thiệu, quảng bá gạo Việt Nam ở các thị trường trọng điểm, lồng ghép với
quảng bá du lịch và các mục tiêu khác.

- Triển khai kế hoạch xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu theo định hướng
chiến lược về nhóm thị trường trọng điểm, nhóm mặt hàng ưu tiên theo từng giai
đoạn. Đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại phục vụ xuất
nhập khẩu thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi
số trong hoạt động xúc tiến thương mại...

- Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thương hiệu và
được gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam (Vietnam Rice). Tăng cường
các biện pháp hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm xuất
khẩu tiềm năng của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc...

- Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, ngành hàng
xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Đưa sản phẩm gạo có chất lượng, thương
hiệu, giá trị cao vào các kênh phân phối chính thức, trực tiếp... Đảm bảo chất
lượng gạo xuất khẩu như trong hợp đồng và yêu cầu của khách hàng. Thực tế
cũng cho thấy, cuối tháng 2/2018, Trung Quốc đã tạm ngưng làm ăn với 3 doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi phát hiện sản phẩm gạo tấm
xuất khẩu của các doanh nghiệp này lẫn nhiều hạt cỏ.

41
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và chuyên gia khuyến nông, đặc biệt khuyến
nông cấp cơ sở và khuyến nông trong doanh nghiệp. Hỗ trợ khởi nghiệp trong
ngành lúa gạo cho thanh niên; tăng đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ khoa học
chuyên sâu về lúa gạo trong và ngoài nước và sử dụng hiệu quả nguồn cán bộ đã
đào tạo ở các đơn vị công lập.

3.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo

- Thường xuyên trao đổi làm việc với cơ quan quản lý, Hiệp hội để theo dõi, cập
nhật sự thay đổi của thị trường gạo Trung Quốc, đặc biệt là các chính sách về giá
cả, quy chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc...

- Phải làm tìm hiểu thông tin về đối tác nhập khẩu gạo; Tìm cách kết nối với các
đối tác lớn, lâu năm, có nghiệm. Có thể liên hệ với cơ quan chức năng sở tại của
Trung Quốc - nơi đối tác đặt trụ sở công ty để nắm bắt các thông tin về đối tác.

- Có chiến lược kinh doanh xuất khẩu lâu dài, tránh việc kết hợp với các thương
lái của Trung Quốc để trục lợi, bán các sản phẩm kém chất lượng. Tăng cường
mối liên kết dọc giữa các tổ chức kinh tế hợp tác với các doanh nghiệp/công ty
cung ứng vật tư đầu vào để giảm chi phí trung gian trong chuỗi giá trị lúa gạo.

- Tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm giúp cho hạt gạo Việt Nam
tham gia được những thị trường khó tính, có giá cả xuất khẩu tốt hơn, nhờ đó
nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường rộng lớn như Trung Quốc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần chủ động xây dựng thương
hiệu cho hạt gạo Việt một cách chuyên nghiệp; tuân thủ nghiêm túc các quy trình,
quy định về kiểm dịch, xông hơi khử trùng, quy cách bao bì, đóng gói, tránh sai
sót, rủi ro, có thể phát sinh khi xuất khẩu sang thị trường này.

- Chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm đang ngày
càng được Chính phủ Trung Quốc quy định chặt chẽ và khắt khe, đặc biệt đối với
các sản phẩm lương thực, thực phẩm nhập khẩu, trong đó có gạo. Việc truy xuất
nguồn gốc tận nơi sản xuất của nước xuất khẩu là một trong những biện pháp

42
Chính phủ Trung Quốc áp dụng không chỉ đối với thương nhân xuất khẩu Việt
Nam mà với nhiều nước khác và sẽ được tiếp tục thực hiện trong các năm tới.

- Về hình thức thanh toán, các doanh nghiệp Trung Quốc thường yêu cầu đối tác
Việt Nam chở gạo sang Trung Quốc rồi mới nhận tiền. Cách thức thanh toán này
không những khiến doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam gặp nhiều rủi ro, mà
còn luôn đứng trước nguy cơ bị ép giá. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần
nghiên cứu các phương thức thanh toán phù hợp và phổ biến với thông lệ quốc tế
hiện nay, tránh các rủi ro thanh toán như trước đây.

- Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử bởi đây là xu thế chung. Cũng cần
lưu ý, đặc điểm người dân Trung Quốc thường ở nhà cao tầng, do vậy doanh
nghiệp Việt nên xuất khẩu gạo đóng gói hút chân không với trọng lượng từ 5-25
kg.

- Tăng cường năng lực cạnh tranh để cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu gạo
trong khu vực

43
KẾT LUẬN
Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ngày càng
có xu hướng tăng trưởng mạnh về kim ngạch, đóng vai trò quan trọng đối với nền
kinh tế quốc gia, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo cơ hội việc làm cho
người lao động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta. Hoạt động xuất
khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này đã đạt được một số thành tựu nhất định
về kim ngạch, chủng loại và chất lượng. Đồng thời nhận thức của người nông dân
được nâng cao và các doanh nghiệp trong việc đầu tư, sản xuất, chế biến, bảo
quản, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản xuất
để đảm bảo duy trì chất lượng của gạo nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh
tế. Từ đó tạo động lực cho người nông dân cũng như các nhà xuất khẩu tiếp tục
đẩy mạnh trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo
sang thị trường Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong hoạt động trồng
trọt, chế biến, xuất khẩu như chất lượng sản phẩm còn kém do quá lạm dụng thuốc
bảo vệ thực vật, khâu bảo quả vẫn còn kém, chỉ đạo thực hiện của Chính phủ, các
Bộ ngành chưa thực sự đạt hiệu quả. Những hạn chế này đã đấy giá cả lên cao,
khó cạnh tranh, chất lượng, sản lượng vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của Việt
Nam.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.(2008) Xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế đối ngoại.
Truy cập tại đây:
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=15/98
/05/&doc=159805972009547607937204878949600395082&bitsid=0fc188fc-
595e-4b01-a700-b334f244daea&uid=

2.(2016) Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam. Truy cập tại đây:

https://www.slideshare.net/lekieutrinh2304/thc-trng-v-gii-php-nng-cao-hot-ng-
xut-khu-go-ca-vit-nam-65685291

3.(2020) Báo cáo xuất nhập khảu Việt Nam. Truy cập tại đây:

http://tbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/sach_bao cao-xnk viet nam_2020.pdf

4.(2023) Gạo Việt dần vắng bóng tại thị trường Trung Quốc. Truy cập tại đây:

https://infonet.vietnamnet.vn/gao-viet-dan-vang-bong-tai-thi-truong-trung-quoc-
5014644.html

5.Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn hiện nay. Truy cập tại đây:

https://123docz.net/document/7026093-luan-van-thac-si-xuat-khau-gao-cua-
viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay.htm

6.(2017) Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Truy cập tại
đây:

https://tdu.edu.vn/TAPCHIKHOAHOC/so1_2017/3.pdf

7.Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay. Truy cập
tại đây:

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-va-quan-ly-
huu-nghi/phuong-phap-nghien-cuu/xuat-khau-gao-tham-khao-tai-lieu/24423315

45
46

You might also like