Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HỒI SINH TIM PHỔI

CPR (cardiopulmonary resuscitation)


I . ĐẠI CƯƠNG
● Ngừng tuần hoàn > 4 phút: Não sẽ bị tổn thương
● Ngừng tuần hoàn > 10 phút: Hầu như tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề 🡪 cứ 1 phút trôi
qua BN mất đi 10% cơ hội sống sót
Có 3 hình thức ngưng tim:
1. Rung thất, nhịp nhanh thất vô mạch, chiếm đa số (75-90%): Họạt động điện học của
cơ thất trở nên lộn xộn, gồm
● Rung thất sóng lớn (> 1,5mm): giai đoạn sớm
● Rung thất sóng nhỏ (≤ 1,5mm): giai đoạn muộn
2. Vô tâm thu (ECG đẳng điện)
Lưu ý nếu vô tâm thu và rung thất sóng nhỏ không phân định rõ ràng: xử trí như
rung thất (sốc điện)
3. Hoạt động điện vô mạch (PEA) trước đây gọi là phân ly điện cơ: tim vẫn còn đập
nhưng không hiệu quả, có nhịp tim trên monitor nhưng bắt không có mạch
II – CHẨN ĐOÁN
● Mất ý thức đột ngột
● Ngưng thở/Thở ngáp cá
● Mất mạch cảnh, bẹn (bắt mạch tối đa 10 giây)
Các dấu hiệu khác: Biến đổi da: Tím tái, nhợt nhạt, trắng bệch
Đồng tử dãn, mất phản xạ ánh sáng(muộn)
III- CÁC BƯỚC CPR (theo thứ tự CAB)
1. Compression (ép tim): vô cùng quan trọng
Mục đích: duy trì dòng máu tưới cho tim và não.
Vị trí ép tim:
● Người lớn: ½ dưới xương ức, hai bàn tay chồng lên nhau.
● Trẻ sơ sinh và nhũ nhi: ép bằng 2 ngón tay hoặc vòng tay ôm ngực
● Trẻ nhỏ: ép bằng gót 1 bàn tay.
● Trẻ lớn: ép tim như người lớn.
Cách ép tim:
● Ấn nhanh, mạnh và đều đặn, đảm bảo lồng ngực đủ thởi gian nở ra về bình
thường
● Tần số: 100- 120 l/p ( vì khi ngừng tuần hoàn, thể tích nhát bóp không hiệu quả,
cung lượng tim giảm nên ta phải bù lại bằng tăng tần số tim).
● Biên độ: 1/3 diện tích lồng ngực (NL khoảng 5-6 cm).
● Thay người ép tim mỗi 2 phút nếu có nhiều người hỗ trợ.
● Tránh ngắt quãng dù có tiêm thuốc hay sốc điện.
● Đối với hồi sức ngoài cộng đồng:
o Nếu có ≥ 2 người cấp cứu: ép tim/thổi ngạt = 30/2. TE=15/2
o Nếu chỉ 1 người thực hiện hồi sức; chỉ ép tim đơn thuần không thổi ngạt,
trừ trường hợp ngạt nước hoặc trẻ nhỏ (vì người lớn ngừng tuần hoàn
thường là do bệnh lý tim mạch, còn trẻ nhỏ và bệnh nhân ngạt nước
thường do bệnh lý phổi).

2. Airway (kiểm soát đường thở, khai thông đường thở)


● Đặt bệnh nhân lên nền cứng nằm ngửa
● Đầu ngửa tối đa, ấn cằm để miệng mở ra tối đa để lấy dị vật( răng giả), đàm dãi và chất
tiết
● Phương pháp nâng cằm tác dụng làm thẳng và thông thoáng đường thở.Nếu bệnh nhân
chấn thương cột sống cổ dùng 2 tay đẩy vào 2 xương hàm dưới nâng lên(nghiệm pháp ấn
góc hàm)không được nâng cằm sẽ gây sốc tủy do liệt tủy
3. Breathing (hô hấp nhân tạo)
● Hà hơi thổi ngạt (miệng- miệng, miệng- mũi): ép tim/thổi ngạt = 30/2, TE 15/2
● Bóp bóng, mask oxy 100%(Bóp bóng nhớ nâng cằm BN mới hiệu quả)
● Bóp bóng NKQ:
o Số lần bóp: các lần bóp bóng cách nhau 6-8 giây, tương đương 8-10 lần bóp/phút
o Thể tích khí 1 lần bóp: bóng chứa tối đa 500ml khí, một người lớn cần 8-10ml
khí/kg/lần🡪 cần bóp hết bóng đối với người lớn và khoảng ½ bóng đối với trẻ em.
Lưu ý
● Không cần ngưng nhấn ngực để giúp thở
● Tư thế sau cấp cứu cơ bản
o Cho BN nằm nghiêng phải hô hấp sẽ tốt hơn, thông thoáng đường thở
o Cần thực hiện liên tục đến khi đội cấp cứu có mặt
o Tuyệt đối không di chuyển BN khi chưa tỉnh
4. Sốc điện: (vô cùng quan trọng):
Sốc điện càng sớm càng tốt, sốc sớm sau 3- 5 phút ngừng tuần hoàn thì tỉ lệ sống lên đến
50%-70%. Mỗi phút trì hoãn sốc điện làm giảm khả năng sống từ 10%-12%.
Chỉ định: Sốc điện khi có rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch
Sốc điện không đồng bộ với rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch
Tần số sốc:
● Người lớn:
o máy sốc 1 pha: 200J – 300J – 360J
o máy sốc 2 pha: 120J – 150J – 200J tùy theo nhà sản xuất
● Trẻ em: dù 1 pha hay 2 pha đều tính năng lượng như nhau
o sốc lần đầu 2J/kg
o sốc lần hai 4J/kg
o sốc sau đó >4J/kg nhưng không quá 10J/kg
Sau sốc điện không cần kiểm tra mạch ngay lập tức, chỉ tiếp tục ép tim. (nhằm hạn chế
tối đa sự gián đoạn ép tim)
Chỉ nên đánh giá lại sau 2 phút.
IV – CPR NÂNG CAO
Là hồi sức tim phổi ở cơ sở cấp cứu được trang bị phương tiện cần thiết
Có kíp cấp cứu thành thạo, trong đó có 1 người lãnh đạo
Thời gian hồi sức: ít nhất 30 phút, tối đa 60 phút
Các thủ thuật bóp bóng- lập đường truyền- đặt nội khí quản- sốc điện- dùng thuốc.
1. Dịch truyền
Trường hợp không lập được đường truyền:
● Chích vào xương, vị trí mặt trước xương chày, áp dụng cả người lớn và trẻ em
● Bơm thuốc qua nội khí quản: các thuốc có thể bơm qua NKQ như Adrenalin,
Lidocain, Atropin, Naloxon. Liều phải cao hơn so với liều truyền TM 2-2,5 lần;
pha loãng với 5-10ml nước cất.
2. Vận mạch
Adrenalin
● Cho càng sớm càng tốt
● Người lớn 1mg mỗi 3-5 phút TM, có thể sử dụng đường uống
● Trẻ em 0.01 mg/kg tiêm mạch hay tiêm trong xương, qua nội khí quản 0,1 mg/kg
● Lưu ý cách xử trí đúng: sau khi chích liều đầu adrenalin, bơm thêm 20 ml NaCl
0.9% vào đường truyền thì adrenaline mới hiệu quả.
Varopressin:
Hiện tại không dùng nữa (lúc trước được dùng liều 40IU TM có thể thay thế cho
adrenaline thứ 1 hoặc thứ 2).
3. Khử rung:
Sốc điện lần 1 và lần 2 không cải thiện 🡪 01 mũi adrenalin (TM), nếu không cải thiện🡪 sốc điện
lần 3 🡪 nếu vẫn không cải thiện, dùng thuốc: cordaron hoặc lidocaine (ưu tiên cordaron).
Thuốc
Cordaron: Chỉ định cho rung nhĩ hoặc nhịp nhanh thất vô mạch không đáp ứng với sốc điện.
Liều đầu 300mg (trẻ em là 5mg/kg) pha loãng (TMC), lặp lại 150 mg TMC.
Lidocain; Chỉ định giống amiodarone. Liều đầu 1-1,5 mg/kg TM, nhắc lại sau 5-10ph với
liều 0,5-0,75 mg/kg sao cho tổng liều không quá 3mg/kg.
Magnesium Sulfat: chỉ định trong xoắn đỉnh. Liều 1-2g TM (TE 25-50mg/kg TM).
4. Xử trí nhịp chậm:
Điều trị nguyên nhân gây nhịp chậm.
Điều trị khi
● Nếu nhịp chậm không gây triệu chứng gì → chỉ theo dõi.
● Nếu có ảnh hưởng đến huyết động, tri giác, đau ngực, suy tim cấp.
Xử trí
● Atropin 0,25mg 2A (TMC) mỗi 3-5 phút, tổng liều là 12A (3mg).
● Dopamin hoặc Adrenalin TrTM.
● Can thiệp tạo nhịp qua da.
Lưu ý: trong quá trình hồi sức tránh để huyết áp bệnh nhân <90 mmHg hoặc huyết áp trung bình
<60 mmHg vì sẽ có nguy cơ tử vong cao
5. Những trường hợp không hồi sức:
● Ung thư giai đoạn cuối
● AIDS
● Xơ gan giai đoạn cuối
● Đột quỵ
● Nhồi máu cơ tim cấp chết ngoại viện

You might also like