Các thiết bị

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

1.

Thiết bị ống xoắn ruột gà


Cấu tạo: Gồm 2 phần chính là
ống xoắn và thân thiết bị. Bề
mặt truyền nhiệt là thành ngoài
của ống xoắn. Ống xoắn nằm
bên trong một cái nồi (thiết bị)
có 2 cửa ra vào chia làm 2
khoảng không gian cho 2 dòng
lưu thể khác nhau chảy qua.

Nguyên lý hoạt động: Thiết bị chia làm 2 không gian: trong ống truyền nhiệt và
trong thân thiết bị. Mỗi không gian cho một lưu thể đi qua, 2 lưu thể TĐN qua
bề mặt của ống truyền nhiệt. 2 lưu thể có thể chuyển động cùng chiều hoặc
ngược chiều. Chọn lưu thể:
- Áp suất cao: đi bên trong, tiết diện nhỏ chịu áp tốt hơn
- Độ nhớt cao hơn đi bên trong vì tiết diện nhỏ, tốc độ dễ cải thiện hơn
- Cặn bẩn: đi bên ngoài dễ vệ sinh hơn
- Ăn mòn: đi bên trong hạn chế sự ảnh hưởng của ăn mòn, vì đi bên ngoài thì cả
vỏ nồi và mặt ngoài của ống sẽ bị ăn mòn
- Đối với làm nguội thì lưu thể lạnh nên đi bên trong và với làm nóng thì ngược
lại để giảm thiểu sự tổn thất năng suất, nhiệt độ
Ưu điểm:
* Đơn giản, dễ chế tạo, dễ kiểm tra, sửa chữa
* Dễ dàng điều chỉnh bề mặt truyền nhiệt bằng cách lắp nhiều cụm ống xoắn có
cùng đường kính vòng xoắn hoặc có đường kính vòng xoắn khác nhau
* Vòng xoắn có tính đàn hồi nên khắc phục tốt sự cố giãn nở khác nhau vì nhiệt
giữa vỏ và ống xoắn
* Làm việc với áp suất khá lớn mà thành ống không cần dày lắm
Nhược điểm:
* Khó làm sạch bề mặt bên trong ống, nên chất đi trong đó phải là loại không
gây bám bẩn
* Năng suất truyền nhiệt không lớn
* Cản trở dòng đi trong và ngoài ống ruột gà
Phạm vi ứng dụng:
* Dùng làm thiết bị hoàn nhiệt giữa hơi phreon và phreon lỏng trong lạnh
phreon
* Được sử dụng trong các nồi hồ hóa, đường hóa hay trong thiết bị lên men nhà
máy rượu cồn

2. Thiết bị nồi 2 vỏ
Cấu tạo: Gồm 2 phần chính là thiết
bị (nồi) được bao bọc bởi lớp vỏ
bên ngoài chia thành 2 khoảng
không gian:
- bên trong thiết bị
- không gian giữa vỏ ngoài và vỏ
trong.
Nguyên lý hoạt động: Mỗi khoảng
không gian chứa một lưu thể khác
nhau, TĐN gián tiếp với nhau qua
bề mặt truyền nhiệt là lớp vỏ trong
của thiết bị được lớp vỏ ngoài bao
bọc. Chất tải nhiệt ở không gian
giữa 2 vỏ cấp nhiệt cho dd ở bên
trong vỏ trong. Có thể lắp cánh
khuấy cho dd ở trong vỏ trong.
Làm việc liên tục/gián đoạn
Chọn dòng lưu thể:
- Áp suất cao: đi bên trong, tiết
diện nhỏ chịu áp tốt hơn
- Độ nhớt cao hơn đi bên trong
- Cặn bẩn: đi bên trong dễ vệ sinh
hơn
- Ăn mòn: đi bên trong hạn chế sự
ảnh hưởng của ăn mòn
- Làm nóng: lưu thể nóng đi bên
trong để giảm thất thoát nhiệt
- Làm lạnh: lưu thể lạnh đi bên
ngoài để tăng hiệu suất TĐN

Ưu điểm: Nhược điểm:


* Ứng dụng rộng rãi cho các * Không chịu được áp suất cao (không quá 10
quá trình vừa gia nhiệt vừa atm)
khuấy * Bề mặt trao đổi nhiệt hạn chế (không quá 10
* Phù hợp cho nhiều loại m2)
lưu thể Lỏng – Hơi, Lỏng – * Khó làm sạch về mặt trao đổi nhiệt ở không gian
Lỏng 2 vỏ bằng cơ học
* Việc bịt kín khó khăn và đắt tiền (loại tháo rời)
Phạm vi ứng dụng:
* Cô đặc dung dịch VD: Cô đặc các loại dịch hoa quả, dịch đường...
* Gia nhiệt cho các dung dịch có nhiều cặn hoặc độ nhớt lớn
* Gia nhiệt cho các dung dịch vừa gia nhiệt vừa hòa tan
VD: Dịch siro trong các nhà máy bánh kẹo, nước giải khát....
Phân loại:
Dạng gắn cứng: Không tháo nắp được vỏ, khó vệ sinh, giá thành rẻ
Dạng gắn mềm: Tháo nắp được vỏ, dễ vệ sinh, giá thành đắt
3. Thiết bị dạng ống lồng ống

Cấu tạo: Gồm hệ thống ống trong và ống ngoài bao bọc.
- Ống ngoài được nối với nhau bằng các đoạn ống
- Ống trong được nối với nhau bằng đoạn ống nối cong
Nguyên lý hoạt động: chuyển động môi chất thường được bố trí ngược chiều
hoặc xuôi chiều, trong đó 1 môi chất đi bên trong ống nhỏ, một môi chất đi
trong không gian giữa 2 ống. Khoảng giữa 2 ống là khoang chứa hơi nóng. Khi
đun nóng dịch quả thì dịch quả được bơm vào cửa G1 và ra ở cửa G1 bên dưới.
Hơi nóng vào cửa G2 và nước ngưng ra ở cửa G2 bên dưới. Chọn môi chất có:
- Áp suất cao: đi bên trong, tiết diện nhỏ chịu áp tốt hơn
- Độ nhớt cao hơn đi bên trong nhỏ để cải thiện vận tốc lưu thể
- Cặn bẩn: đi trong ống nhỏ dễ vệ sinh hơn
- Ăn mòn: đi trong ống hạn chế sự ảnh hưởng của ăn mòn
- Làm nóng: lưu thể nóng đi bên trong để giảm thất thoát nhiệt
- Làm lạnh: lưu thể lạnh đi bên ngoài để tăng hiệu suất TĐN
Ưu điểm: Nhược điểm:
* Chịu được áp suất lớn * Chiếm nhiều không gian
* Có khả năng làm sạch bè mặt truyền nhiệt trong hơn so với loại ống chùm
ống * Chỉ phù hợp cho loại
* Có thể thay đổi bề mặt truyền nhiệt bằng cách truyền nhiệt liên tục
nối thêm cách đoạn ống
Phạm vi ứng dụng:
* Thường được ứng dụng trong quá trình trao đổi nhiệt giữa 2 chất lỏng
VD: trong máy lạnh loại lớn, được lắp sau thiết bị ngưng tụ để làm mát thêm tác
nhân lỏng cao áp, nhằm giảm tổn thất trong quá trình tiết lưu, tăng năng suất
lạnh riêng.
* Sử dụng trong hệ thống thanh trùng, tiệt trùng
* Dùng trong hệ thống nấu liên tục (có thêm kết cấu thay đổi tiết diện, tăng
giảm áp) trong các nhà máy bia

4. Thiết bị dạng ống chùm:


Cấu tạo: Gồm chùm ống được bao bọc, vỏ hình trụ, ở đầu có nắp đậy. Trong
thiết bị có 2 không gian riêng biệt:
- Khoảng trống bên trong vỏ không bị ống chiếm chỗ
- Khoảng rỗng trong các ống và 2 không gian giữa vỏ ống và nắp
Nguyên lý hđ: Mỗi không gian có 1 lưu thể chuyển động TĐN gián tiếp với nhau
qua thành ngoài của các ống truyền nhiệt. Lưu thể 2 đi từ đáy dưới qua các ống
lên trên và ra khỏi thiết bị, còn lưu thể 1 đi từ cửa trên của vỏ vào khoảng trống
giữa các ống và vỏ rồi ra phía dưới.
Chọn lưu thể:
- Áp suất cao: đi bên trong, tiết diện nhỏ chịu áp tốt hơn
- Độ nhớt cao hơn đi bên trong
- Cặn bẩn: đi bên trong dễ vệ sinh hơn
- Ăn mòn: đi bên trong hạn chế sự ảnh hưởng của ăn mòn
- Làm nóng: lưu thể nóng đi bên trong để giảm thất thoát nhiệt
- Làm lạnh: lưu thể lạnh đi bên ngoài để tăng hiệu suất TĐN
Ưu điểm: Nhược điểm:
* Bề mặt truyền nhiệt lớn, không gian * Khó (không) làm sạch được bề mặt
gọn giữa ống và vỏ
* Dễ dàng làm sạch bề mặt truyền * Chỉ phù hợp cho truyền nhiệt có một
nhiệt bên trong ống lưu thể chuyển pha
* Chịu được áp suất khá lớn * Tính thiết kế và cấu tạo phức tạp
Phạm vi ứng dụng: Trong thực phẩm thường dùng để đun nóng dịch bột quả
nghiền: bột cà chua, nước ép,…
Kết cấu:
Loại nắp mềm
Loại nắp cứng
Nửa cứng
Loại ghép

5. Thiết bị dạng bản mỏng:

Cấu tạo: Gồm các tấm bản kim loại xếp sát với nhau liên tiếp. Khoảng cách giữa
các bản đúng bằng chiều dày của gioăng được đặt xen kẽ giữa các bản. Các tấm
bản được dập gân và tạo sóng để tăng cường độ cứng, tăng thể tích truyền
nhiệt và tạo dòng chảy rối đi xen kẽ. 4 góc của tấm truyền nhiệt có 4 lỗ để khi
ghép lại sẽ tạo thành ống dẫn cho các lưu thể theo cặp, với lối vào bên trên, lối
ra bên dưới và ngược lại.
Nguyên lý hđ: Mỗi bên tấm bản có 1 dòng lưu thể đi qua. Không gian giữa 2 tấm
bản liên tiếp là không gian cho các lưu thể chảy và truyền nhiệt qua tấm bản.
Lưu thể thứ nhất chảy trong các không gian xen kẽ với lưu thể 2
Ưu điểm: Nhược điểm:
* Hiệu quả truyền nhiệt rất cao * Chịu được áp suất không lớn
* Cấu tạo nhỏ gọn * Không chịu được nhiệt độ quá cao
* Đáp ứng được năng suất rất lớn hay quá thấp
* Dễ tháo lắp, vệ sinh bề mặt truyền * Không dùng được cho những chất
nhiệt nhiều cặn bẩn
Phạm vi ứng dụng: Dùng nhiều trong dây chuyền nước giải khát, hệ thống
thanh trùng tiệt trùng; Sử dụng trong các quá trình gia nhiệt nhanh, làm lạnh
nhanh.
6. Thiết bị dạng dàn ống:

Cấu tạo: Gồm 1 dàn ống xếp quanh các ống có các cánh bao bọc
Nguyên lý hđ: Quá trình TĐN diễn ra giữa 2 lưu chất nóng và lạnh, đưa nhiệt độ
của 2 lưu chất sát lại gần, nhiệt của lưu thể nóng hạ xuống và nhiệt lưu thể lạnh
nâng lên. Chất truyền nhiệt đi trong ống, chất được truyền nhiệt đi ngoài ống
(Cấu tạo ống có cánh giúp quá trình tản nhiệt được nhanh chóng và hiệu quả tối
ưu. Việc đối lưu được thực hiện theo phương pháp tự nhiên hoặc cưỡng bức.)
Thường sử dụng TĐN giữa lỏng và khí (Lỏng: trong ống và Khí ngoài ống)
Ưu điểm: Nhược điểm:
* Gọn và vận tốc lớn, tản nhiệt nhanh * Khó chế tạo và sửa chữa
* Phù hợp TĐN lỏng – khí * Dễ tạo cặn bẩn
* Trở lực thủy lực nhỏ hơn ống chùm * Không làm việc được ở áp suất cao
Phạm vi áp dụng: * Được sử dụng nhiều trong các hệ thống sấy, hệ thống lạnh
VD: Làm dàn lạnh trong hệ thống lạnh
VD: Làm calorifer trong hệ thống sấy
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner
Scanned by CamScanner

You might also like