Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


…………

BÀI TẬP LỚN MÔN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM


(ĐỀ CHẴN)

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Hà Văn Hội


Sinh viên thực hiện: Đinh Tiến Anh
MSV: 20050040
Ngày sinh: 11 – 08 - 2002
Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 2

Hà Nội, năm 2022


Bài 1: Hãy chọn một trong các mặt hàng sau: Điện tử và linh kiện, Cà phê, hạt điều,
chè, cao su, thủy sản để: CÀ PHÊ

1. Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của mặt hàng đó của Việt Nam
trong năm 2021 (về kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất
khẩu)?

Một là, về kim ngạch xuất khẩu:


Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện
đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil), có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ,
Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ
USD, tuy giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020. Đáng chú ý,
tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017. Tuy nhiên, để
nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đạt con số 6 tỷ USD vào năm 2030, yếu tố cốt lõi vẫn
phải đẩy mạnh chế biến sâu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giãn cách xã hội được nới lỏng,
hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu
cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021. Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt
Nam tháng 12/2021 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng
26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng
tăng 20,3% về trị giá.

Theo ước tính, tháng 12/2021 giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt
mức 2.344 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021
và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân
cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020.

Năm 2021, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê
Robusta. Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,218 triệu tấn, trị giá
2,02 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức
giảm 1,4%; Ý giảm 11,2%; Hoa Kỳ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%; Algeria giảm
12,2%. Ngược lại, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang Nga tăng 15,1%; Trung Quốc
tăng 61,1%...

Hiện, thị trường cà phê trong nước bắt đầu sôi động, nhưng không được như
những năm trước. Sản lượng thu mua ở mức thấp do thu hoạch chậm (đạt khoảng 80%
sản lượng vụ mới).

Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp
của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một
số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được
dự đoán có thể còn kéo dài. Hiện tại, do thiếu nguồn cung cà phê Arabica, một số nhà
rang xay đang tìm đến phương án phối trộn cà phê Arabica và Robusta nhằm hạ giá bán.
Điều này về lâu dài có thể giúp thay đổi khẩu vị người tiêu dùng và quen hơn với việc
uống cà phê Robusta rang xay và sẽ giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu
thuận lợi hơn.

Mặc dù xuất khẩu cà phê năm nay đạt xấp xỉ 3 tỉ USD, nhưng cà phê chế biến sâu
của Việt Nam trong năm 2021 chỉ xuất khẩu được 121 nghìn tấ n, kim nga ̣ch 433 triệu
USD. Như vậy, mặc dù lượng chỉ chiếm 8% nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến
chiếm 15% tổng kim ngạch của mặt hàng này.

Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam đặt mục tiêu trong 10 năm tới, kim ngạch xuất
khẩu cà phê đạt 5 - 6 tỷ USD, tức gấp hơn 2 lần so với hiện tại. Hiện, giá cho một tấn cà
phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD trong khi giá cà phê nhân trên sàn khoảng
2.400 USD. Hiện nay cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới do cơ chế trừ lùi. Cụ thể, giá
của Việt Nam phải trừ lùi tới 450 - 500 USD/tấn.
Do vậy, để đạt con số xuất khẩu 6 tỷ USD, nhiều ý kiến cho rằng cần nâng tỷ lệ cà
phê chế biến từ dưới 10% như hiện nay lên khoảng 25% hoặc thậm chí phải hơn vậy. Tuy
nhiên, trong bối cảnh hiện tại, để nâng tỷ trọng cà phê chế biến là một thách thức lớn với
doanh nghiệp do trình độ công nghệ, vận hành nhà máy phức tạp và nhận thức của người
nông dân. Mặt khác, muốn phát triển ngành hàng cà phê thì cần đi theo hướng chế biến
để đạt giá trị cao.

Hai là, về cơ cấu mặt hàng:

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng từ 38,02%
trong năm 2020 lên 41,54% trong năm 2021. Tốc độ xuất khẩu cà phê sang châu Âu tăng
6,5%, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu giảm từ 44,56% trong năm 2020 xuống 42,24% trong
năm 2021.
Năm 2021, trị giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê tăng so với năm 2020,
ngoại trừ cà phê Excelsa giảm 14,4%. Cơ cấu chủng loại có sự chuyển dịch, tốc độ xuất
khẩu cà phê Arabica tăng 19,9%, tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 5,25% năm 2020 lên 5,62%
năm 2021. Tuy nhiên, cà phê Robusta vẫn là chủng loại xuất khẩu chủ yếu, tỷ trọng
chiếm 75,12% trong năm 2021, trị giá 2,32 tỷ USD.

Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,218 triệu tấn, trị giá
2,02 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm
2020. Trong đó, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm,
như: Đức giảm 1,4%; Ý giảm 11,2%; Hoa Kỳ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%;
Algeria giảm 12,2%. Ngược lại, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang Nga tăng
15,1%; Trung Quốc tăng 61,1%.

Ba là, về thị trường xuất khẩu:


Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, quy
mô xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu.
Cà phê là một trong 6 mặt hàng xuất khẩu, đạt trên 3 tỷ USD/năm. Các thị trường xuất
khẩu cà phê chính của Việt Nam bao gồm: Châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh. Tại thị
trường châu Âu, Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai sau Brazil (22,2%), chiếm
16,1% thị phần về lượng.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,077 triệu
tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, giảm 6,4% về lượng, nhưng tăng 2% về trị giá so với cùng kỳ
năm ngoái. Từ bảng trên có thể thấy, xuất khẩu cà phê nói chung sang các thị trường
chính có xu hướng giảm trong 8 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là ở các thị trường nhóm
đầu như Đức (-5,5), Ý (-8,2) và Hoa Kỳ (-16,5). Đức vẫn là đối tác nhập khẩu số 1 của
Việt Nam với 161.268 tấn, Ý đứng thứ 2 với 92.747 tấn, Hoa kỳ thứ 3 với trên 84.094 tấn,
Nhật Bản thứ 4 với 78.788 tấn. Kết thúc niên vụ 2020 - 2021, vị trí của các quốc gia
không có nhiều thay đổi đáng kể, lần lượt là Đức (216.000 tấn), Ý (139.000 tấn), Hoa kỳ
(126.000 tấn), Bỉ (120.000 tấn) và Nhật Bản (111.300 tấn). Tuy nhiên, do nhiều thị
trường xuất khẩu cà phê trên thế giới tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao, nhu
cầu tiêu thụ cà phê tại nhà gia tăng đã khiến giá cà phê tăng cao.
2. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu các mặt hàng trên?

 Nhân tố pháp luật:


- Các quy định và chế độ cho đội ngũ lao động trong trồng, sản xuất và chế biến cà
phê cần đa dạng và thỏa đáng hơn. Nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào tại nông thôn
và các cao nguyên thích hợp trồng cà phê đã góp phần tạo ra nguồn cà phê phong
phú, đa dạng, giá thành sản phẩm cạnh tranh, thích hợp với xuất khẩu. Bởi vậy,
với vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế, chất lượng nguồn nhân
công cần được bảo đảm, Chính phủ cũng cần hỗ trợ cho người dân trồng cà phê về
chính sách giá và chính sách bảo hộ trong từng niên vụ.

- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu như giá cà phê, sản lượng cà phê
xuất khẩu, phương tiện vận tải, cách thức đóng gói, bốc dỡ và giao hàng qua các
chặng.
- Các quy định về thuế nhập khẩu, giá cả, chủng loại và chất lượng cà phê nhập
khẩu khiến cà phê Việt chưa thật sự có khả năng cạnh tranh với nhiều quốc gia
xuất khẩu cà phê khác.

- Các quy định về tự do mậu dịch và hàng rào kỹ thuật bảo hộ thương mại như tiêu
chuẩn vệ sinh, an toàn lao động, bao bì đóng gói, nhãn mác, vệ sinh thực phẩm, vệ
sinh phòng dịch đối với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi
trường sinh thái đối với các máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ (không có
chất phế thải độc hại, tiếng ồn quá mức cho phép…). Tùy mỗi quốc gia nhập khẩu,
họ sẽ có những quy định riêng biệt đối với mặt hàng cà phê, buộc Việt Nam phải
đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu để có thể nhận được sự chấp thuận của các
quốc gia này.
 Nhân tố chính trị - văn hóa - xã hội:
- Văn hóa khác nhau giữa các quốc gia cũng là nhân tố quyết định đến mặt hàng
nhập khẩu chủ lực của họ. Riêng đối với cà phê, các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là
Đức, vẫn luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam do thói quen uống cà
phê hàng ngày của họ (kể cả cà phê hòa tan và cà phê nguyên hạt). Thị trường EU
luôn đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ cà phê, bởi vậy, quá trình thu mua và
sản xuất cà phê phân tán, nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình tại Việt Nam đã có
những bước thay đổi nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu của nước nhập khẩu.
- Về tình hình chính trị, Việt Nam là quốc gia có điều kiện chính trị tương đối ổn
định và là đối tác bạn hàng được ưu tiên đối với các doanh nghiệp kinh doanh cà
phê do chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, nguồn
hàng cà phê luôn ổn định qua nhiều thời kỳ.

 Nhân tố kinh tế:


- Thu nhập và mức sống của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ
một sản phẩm của quốc gia. Ví dụ với thị trường EU có mức thu nhập cao thì giá
cả rẻ không phải là nhân tố quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. Thay
vào đó, người dân EU rất quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng sản phẩm cà phê
nhập khẩu. Để chinh phục những thị trường hết sức khắt khe như vậy đòi hỏi Việt
Nam cần thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm và đảm
bảo chất lượng sản phẩm đồng đều theo đúng quy định của quốc gia nhập khẩu.

- Các chính sách kinh tế của nước nhập khẩu và Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình
nhập khẩu cà phê. Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên các chính sách khuyến khích
xuất khẩu, tạo ra nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp trong ngành cà phê. Bên cạnh
đó, một số đối tác lớn của Việt Nam như EU cũng thực hiện ký kết các FTA thế hệ
mới nhằm tạo ra nhiều lợi thế cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và cà phê nói
riêng. Từ đó, thu hút đầu tư vào ngành cà phê tại thị trường Việt Nam.

- Nguồn lực và tài nguyên của Việt Nam là lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu.
Trong đó, yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng tại Việt Nam đã tạo ra thương hiệu cà phê
có hương vị riêng biệt nổi tiếng trên thị trường quốc tế.

 Nhân tố khoa học - công nghệ:


- Hiện nay, tình trạng thiếu hụt máy móc và thiết bị hiện đại trong trồng trọt và sản
xuất cà phê tại Việt Nam khiến cho chất lượng cà phê không đảm bảo, sản lượng
cà phê không ổn định, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, v.v. Ngoài việc
nâng cấp máy móc, thiết bị, các doanh nghiệp cũng nỗ lực đẩy mạnh chuyên môn
hóa sản xuất ở mức độ cao nhằm giúp cán bộ công nhân viên trong ngành nâng
cao được kinh nghiệm và tay nghề sản xuất.

- Đổi mới trong công nghệ thông tin cũng giúp quá trình trao đổi giữa các bên đối
tác với Việt Nam thuận lợi hơn, nhanh chóng xử lý được các vấn đề phát sinh
trong quá trình xuất khẩu. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà
phê cũng rất tích cực tìm kiếm khách hàng và quảng bá hình ảnh thương hiệu của
mình ra thế giới.
 Nhân tố cạnh tranh quốc tế: Có thể nói, đây là điểm yếu của đa số thương
hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế do sức cạnh tranh đến từ nhiều đối thủ
khác như Brazil và Ấn Độ. Để đạt được mức xuất khẩu cà phê bền vững và tạo
nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường xuất khẩu, cà phê Việt phải vượt lên
các đối thủ khác cả về chất lượng, sản lượng, giá cả và uy tín.

3. Nêu một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này trong thời
gian tới.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường trên cả 3 khía cạnh:
thị phần, thị hiếu và giá cả để định hướng sản phẩm phù hợp, cũng như xác định tỷ trọng
gia công các sản phẩm phù hợp (tỷ lệ sản phẩm sơ chế và tỷ lệ sản phẩm tinh chế) trong
nhằm xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. Chính phủ
cũng chú trọng khuyến khích và hỗ trợ các người nông dân và doanh nghiệp trong ngành
cà phê đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và
phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh, các
chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm và cách
thức tạo dựng, quảng bá thương hiệu.

Thứ hai, các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần đảm bảo tính liên kết trong hệ
thống quản lý hoạt động trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu cà phê nhằm nhanh chóng tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng
dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời đưa ra các
chính sách ổn định giá cả, chất lượng cà phê Việt trên thị trường, khuyến khích, tăng
cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất
khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
Thứ ba, các doanh nghiệp cà phê Việt cần tham gia trực tiếp vào quá trình bán
hàng và quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế thay vì thông qua trung gian bán buôn
và doanh nghiệp nước ngoài. Sự tham gia của bên thứ ba đã giới hạn khả năng tiếp cận
trực tiếp với các đối tác thu mua cà phê trên thế giới. Cùng với đó, trình độ ngoại ngữ và
kỹ năng giao dịch thương mại quốc tế của nhân viên làm công tác tiêu thụ và xuất khẩu
cà phê tại các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu đã kìm hãm xuất khẩu cà phê của Việt
Nam. Bởi vậy, các doanh nghiệp này cần tích cực tham gia các gian hàng, hội chợ và
triển lãm quốc tế trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng xuất
khẩu và cập nhật những diễn biến mới của thương mại quốc tế nhằm kịp thời thích ứng
với những tín hiệu của thị trường.

Thứ tư, thực hiện kế hoạch tái canh các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, chất
lượng kém theo chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc giảm
thiểu diện tích trồng cà phê, tập trung phát triển vùng sản xuất trọng điểm ở Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ cũng cần cân đối lại giống cà phê tái canh và ghép cải tạo các vườn cà
phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng
xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với những vùng cà phê tái canh có đủ điều kiện;
tăng cường đầu tư chế biến sâu nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng trên cơ sở đáp
ứng các đơn hàng xuất khẩu dài hạn cũng như các đơn hàng mới.

Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp
định FTA Việt Nam đã tham gia ký kết vào hoạt động xuất khẩu cà phê, qua đó tăng sức
cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu cà
phê Việt Nam. Trong đó, Hiệp định EVFTA cũng tạo ra luồng gió mới, tạo tâm lý tích
cực cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng. Đối với thị trường
Châu Âu, doanh nghiệp Việt cần củng cố và nỗ lực đáp ứng được các tiêu chuẩn hàng
hóa theo tiêu chuẩn EU để tận dụng lợi thế mà EVFTA mang lại. Doanh nghiệp cũng cần
mở rộng mặt hàng, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Với
những mặt hàng trước kia khi xuất khẩu vào châu Âu thuế cao, trong thời gian tới thuế
giảm về 0%, doanh nghiệp phải có chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng lợi thế. Đối với thị
trường Mỹ, vấn đề hiện nay là cần làm tốt truy xuất nguồn gốc và đẩy mạnh quá trình
tiếp nhận chứng nhận quốc tế để tiếp tục tiếp cận, mở rộng thị trường này.

Bài 2: Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Dệt May Hà Thành (Hathanh gartex
co.,Ltd) tại Hà Nội, nhận được một thư hỏi hàng của Soren Corp., Los Angerles (Mỹ)
về việc muốn nhập khẩu 4000 bộ comple sợi len. Công ty Hà Thành dự định bán với
giá 105USD/CIF cảng Los Angerles (Incoterm 2020). Giao hàng vào tháng 3/2023,
cảng xếp hàng: Hải Phòng. Thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả tiền ngay. Hãy
soạn thảo một hợp đồng xuất khẩu với đầy đủ các điều khoản theo các thông tin nêu
trên?

CONTRACT
No: 01/IM-23
Date: 2nd February, 2023

BETWEEN: HATHANH GARTEX CO., LTD


Address: No. 191, Kham Thien street, Tho Quan ward, Dong Da district, Hanoi city,
Vietnam
Tel: ……………………Telex: …………………… Fax: ……………………
Represented by ……………………
Hereinafter called THE SELLER
AND: SOREN CORP.,
Address: Los Angerles, USA
Tel: ……………………Telex: …………………… Fax: ……………………
Represented by ……………………
Hereinafter called THE BUYER
It has been agreed that the Buyer buys and the Seller sells on the terms and conditions as
follows:

ARTICLE 1: COMMODITY
1.1: Description and specification: WOOL SUIT
- Brand: Hathanh Gartex
- 100% new model, produced in 2022
- Color: Various
1.2: Country of origin: VIETNAM
1.3: Packing: Export standard packing for textile, shipped in container, suitable for sea-
carriage, protected against shock, moisture.
1.4: Marking: Contract No 01/IM-23
Gross weight: …………………… kg
Net weight: …………………… kg

ARTICLE 2: QUANTITY: 4000 pcs

ARTICLE 3: PRICE
3.1: Unit price: 105 USD
(Understood CIF Port of Los Angerles, San Pedro City – Incoterm 2020).
3.2: Total value: USD 420,000.00
To be: US Dollars four hundred and twenty thousand only.

ARTICLE 4: SHIPMENT
4.1: Time of delivery: Within 90 days after the Buyer opened L/C.
4.2: Port of loading: Dinh Vu port, Haiphong City, Vietnam.
4.3: Port of destination: Port of Los Angerles, San Pedro, USA.
4.4: After shipment, within 24 hours, the Seller shall telex advising the Buyer of
commodity, contract number, quantity, weight, invoice value, name of carrying vessel,
loading port, number of Bill of Lading, date of shipment.

ARTICLE 5: PAYMENT
5.1: By Irrevocable L/C at sight in favor of SOREN CORP., at the Joint Stock
COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM AT HAIPHONG
CITY (VIETCOMBANK HAIPHONG CITY)
5.2: Document for payment: Payment shall be made upon presentation to bank of the
following documents:
a) Full set (3/3) Clean-on-Board Bill of Lading, made out to order blank endorsed,
marked (FREIGHT PREPAID)
Full set (3/3) of original “clean on board” ocean bills of lading made out to order of
COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM AT HAIPHONG
CITY (VIETCOMBANK HAIPHONG CITY), marked “freight prepaid” and notify the
applicant.
b) Commercial invoice signed by hand in triplicate
c) Packing list in triplicate
d) Certificate of quality in triplicate issued by seller
e) Certificate of quantity in triplicate issued by seller
f) Certificate of origin in triplicate issued by International Commercial Chamber in USA
g) The seller's confirmation in triplicate advising the Buyer the shipping particulars
h) Insurance policy/certificate in assignable form and endorsed in blank for 110% of CIF
invoice value covering “all risks” and “War” clause showing claims payable at a named
insurance agent in Vietnam.

ARTICLE 6: INSURANCE
Insurance for the contracted goods will be covered by the Seller by All Risk Policy.
ARTICLE 7: CLAIM
The Seller has the ability for processing the inspection of goods before goods delivered
via ship's railing or goods placed on deck and to bear all expenses occured.
In the case of loss or damage after goods landed at port of arrival all by the Buyer shall
be made claim for quantity against the insurance company and must be presented two
month after arrival of goods at Port of Los Angerles, claim for quality within three month
after the goods at Port of Los Angerles, and shall be confirmed in writing together with
survey report of the goods inspection office of the VINACONTROL. The survey report
of VINACONTROL should be regarded as final.
Whenever such a claim is to be proved as of the seller's responsibility. Theseller shall
settle without delay.

ARTICLE 8: ARBITRATION
8.1: In the course of execution of this contract all disputes not reaching an amicable
agreement shall be settled by the Vietnam foreign trade arbitration committee attached to
the Chamber of Commerce of S.R. Vietnam if the Buyer is the dependent party and vise-
versa, whose decision shall be accepted as final by both parties.
8.2: The fees for arbitration and/or other charges shall be borne by the losing party,
unless otherwise agreed.

ARTICLE 9: AMENDMENT/ALTERATIONS
Any amendments or alterations of the terms of this contract must be mutually agreed
previously and made in writing.
Made at Hanoi City, this day of February 2nd, 2023 in English language, in 06 copies, of
which 03 for each party.

FOR AND ON BEHALF OF THE FOR AND ON BEHALF OF THE


BUYER SELLER
Bài 3: Công ty Vinafood (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu 10.000 tấn gạo cho công
ty Cholimex (Hồng Kông) với giá USD 550/MT FCA Long Biên (Incoterms 2020).
Cảng bốc là cảng Hải Phòng.

1. Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi nào?

Theo Incoterms 2020, điều kiện FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở) quy
định việc rủi ro di chuyển từ người bán – Vinafood sang người mua – Cholimex kể từ
thời điểm Vinafood giao hàng hoá cho đơn vị vận chuyển tại Long Biên.

2. Ai là người nên mua bảo hiểm cho hàng hóa tại chặng vận tải chính?

Đối với FCA thì không yêu cầu bất kỳ bên nào phải mua bảo hiểm hàng hóa cho
hàng chính, nếu có thể thì 2 bên thỏa thuận việc mua bảo hiểm với nhau. Nhưng với
trường hợp này thì người mua nên chủ động mua bảo hiểm cho hàng hóa tại chặng
vận tải chính. Tại vì mọi rủi ro đã được chuyển cho người mua khi người bán giao
hàng đến Long Biên, và người mua chịu hết rủi ro từ Long Biên đến cảng Hải Phòng
và chặng chính.

3. Khi nào thì quyền sở hữu 10.000 tấn gạo nêu trên sẽ được chuyển từ
Vinafood (Việt Nam) sang Cholimex (Hồng Kông)? Giải thích?

Quyền sở hữu 10.000 tấn gạo sẽ được chuyển từ Vinafood (Việt Nam) sang Cholimex
(Hồng Kông) khi 10.000 tấn gạo đó được Vinafood giao cho bên vận chuyển. Bởi lẽ vì
Vinafood chỉ phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng
hóa được giao cho bên vận tải mà Cholimex đã ký kết hợp đồng vận tải cùng, sau khi
hàng hoá đã được bên vận tải xác nhận bằng vận đơn sạch, quyền sở hữu 10.000 tấn gạo
đã chuyển sang phía Cholimex.
4. Giải thích nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mua CIF bán
FOB? Nêu rõ lợi ích của việc mua FOB bán CIF?

 Nguyên nhân của hiện tượng “mua CIF bán FOB” ở các doanh nghiệp Việt
Nam:

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ nên còn ở vị trí yếu
thế trong giao dịch thương mại:

Việc mua CIF và bán FOB không phải lo về thuê tàu, phương tiện, thu xếp hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa… điều này phù hợp với những công ty kinh doanh xuất nhập
khẩu mới thành lập, còn thiếu kinh nghiệm và điều kiện tài chính còn yếu ở các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chủ
yếu là vốn đi vay từ các ngân hàng, do đó mà họ cũng có thể không đủ vốn để trả cước
phí vận tải và bảo hiểm. Bên cạnh đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên
liệu thô hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỷ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nước ta vẫn còn ngại gặp phải rủi ro trong
việc thuê tàu và mua bảo hiểm:

Với đội ngũ cán bộ bảo hiểm được đào tạo chưa nhiều, do đó khi giải quyết khiếu
nại của khách hàng họ vẫn còn gặp lúng túng, kéo dài thời gian bồi thường, dẫn đến làm
giảm độ uy tín của các công ty bảo hiểm. Trong quá trình mua CIF và bán FOB, các
doanh nghiệp Việt Nam không cần phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có
thể tránh được những rủi ro như giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê
được tàu, tàu không phù hợp… vì sợ những rủi ro đó nên thường các doanh nghiệp Việt
sẽ nhượng lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho đối tác nước ngoài.

Thứ ba, ngành hàng hải của Việt Nam chưa vững mạnh:

Mạng lưới vận tải biển của Việt Nam ở nước ngoài hiện đang còn quá ít, hệ
thống quản lý còn thưa thớt, giá cước vận chuyển cao khi đặt lên bàn cân so sánh với mặt
bằng giá cước của các đội tàu vận tải biển nước ngoài. Mặt khác, đội tàu đang bị xuống
cấp, các tàu có độ tuổi tương đối cao (phần lớn trong khoảng 10 đến 20 tuổi, thậm chí có
những tàu từ 25 đến 30 tuổi), tàu lạc hậu nên mức tiêu hao nhiên liệu lớn, chi phí cho sửa
chữa cao, do đó mà làm tăng giá cước phí vận tải.

 Lợi ích của việc mua FOB mua CIF:


 Đối với doanh nghiệp:

+ Xuất khẩu theo điều kiện CIF, doanh nghiệp khi nắm bắt được lịch trình tàu sẽ
đàm phán về thời hạn giao hàng sao cho có lợi cho mình nhất. Ví dụ doanh
nghiệp thấy rằng đây đang là mùa cao điểm nên giá cước kèm theo nhiều phụ phí
khá cao, mà thời hạn giao hàng thì chưa tới, doanh nghiệp có thể chờ khi hết cao
điểm mới giao hàng để tiết kiệm chi phí vận tải.

+ Khi nhập khẩu theo điều kiện FOB, doanh nghiệp được chủ động về quyền vân
tải, họ có thể lựa chọn và nắm bắt rõ ràng về lịch tàu, chuyến tàu để sắp xếp đàm
phán sao cho hàng hóa được giao vào thời điểm tốt cho mình để buôn bán, nhất
là các loại hàng hóa thời vụ như đồ cho giáng sinh, quần áo theo mùa,…

+ Khi doanh nghiệp chủ động quyền quyết định thuê phương tiện vận tải và bảo
hiểm cho hàng hóa, họ sẽ dễ dàng trong việc thương lượng giá cả vận tải, phí
bảo hiểm, thời gian vận chuyển hàng để đạt được giá ưu đãi hơn, tiết kiệm được
chi phí cho doanh nghiệp.

+ Với những đối tác lần đầu làm ăn mà giao phó cho đối tác thuê phương tiện
vận chuyển, sẽ có thể xảy ra trường hợp nhà vận chuyển kết hợp với bên xuất
khẩu (đối tác) lừa gạt nhà nhập khẩu, một vài chiêu thức như ký lùi vận đơn hay
chưa nhận hàng hoặc hàng chưa lên tàu mà phát hành vận đơn On board để hòng
làm bằng chứng cho nhà nhập khẩu phải trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu (khi
điều kiện thanh toán quy định trả ngay sau khi giao hàng), hay thay đổi hàng hóa
thành hàng kém chất lượng, thậm chí là chuyển từ thép phế liệu biến thành đá
dăm, hay đồng phế liệu nhưng thực tế là đất, đá,…
+ Ngoài ra, đại lý hãng vận tải của nhà nhập khẩu tại cảng xuất khẩu, sẽ liên lạc
với nhà xuất khẩu nhằm hối thúc nhà xuất khẩu hoàn thành lô hàng theo đúng
tên hàng, số lượng, khối lượng,.. cho kịp lịch trình, và giúp nhà nhập khẩu xác
định chính xác thông tin nhà XK tránh tình trạng nhà XK là công ty ma, hay tình
trạng delay hàng. Khi nhà XK và NK mới làm việc với nhau chưa đủ tin tưởng
thì đây là một giải pháp tốt cho nhà nhập khẩu.

 Đối với quốc gia: Khi nhập FOB xuất CIF các nhà nhập khẩu đã góp phần làm
giảm chi tiêu ngoại tệ. Ngoài ra việc sử dụng dịch vụ vận tải trong nước thúc
đẩy ngành vận tải, giao nhận trong nước phát triển, nâng cao vị thế của vận
tải nước nhà trên thị trường quốc tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người
dân trong ngành logistics.

5. Hãy cho biết vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu?

Một số vài trò chính của Incoterms đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

- Mỗi lần xuất bản một bộ Incoterms mới, ICC luôn ban hành kèm theo một tập tài liệu
“Hướng dẫn sử dụng Incoterms”, đồng thời, các thuật ngữ có trong Incoterms đều tương
đồng trong các văn bản có giá trị pháp lý khác như Công ước của Liên hiệp quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các tài liệu liên quan của Phòng Thương mại Quốc tế…
Do đó mà các doanh nghiệp hoàn toàn có thể hiểu và sử dụng Incoterms một cách dễ
dàng để có thể tự bảo vệ quyền lợi và nắm chắc được nghĩa vụ của mình.

- Ngoài sự thống nhất có trong các tài liệu, văn bản được cung cấp, incoterms cũng cung
cấp cho các doanh nghiệp nhiều lựa chọn trong cách phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi
ro giữa bên bán và bên mua, giúp họ đưa ra được quyết định phù hợp nhất với khả năng
của chính doanh nghiệp cũng như thích hợp với tình hình của thị trường.
- Sự ra đời của Incoterms đã giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu hạn chế được sự thiếu thống nhất trong hợp đồng giữa các cuộc giao thương xuyên
biên giới, giúp họ phân định rõ ràng ranh giới nghĩa vụ của các bên. Từ đó, hạn chế tối đa
các tranh chấp cũng như thuận lợi giải quyết chúng hơn.

Bài 5: Công ty X (Việt Nam) ký hợp đồng mua 500 MT thép của công ty Y ở châu
Âu, theo điều kiện CFR Tân Cảng TP. HCM. Hợp đồng quy định hàng được giao
tại bất kỳ cảng nào của Châu Âu và theo bất kỳ tuyến đường vận chuyển nào tùy
thuộc vào sự lựa chọn của người bán (Công ty Y). Một tháng sau khi ký hợp đồng,
công ty X gửi cho công ty Y một văn bản yêu cầu “hàng phải được chở theo tuyến
thông thường” đến thẳng Saigon và Y chấp nhận. Công ty Y gửi yêu cầu này đến
người trung gian vận chuyển của mình và yêu cầu: “tàu chở hàng theo tuyến thông
thường, đi trực tiếp (không chuyển tải) đến cảng Saigon”. Không may là con tàu
chở hàng xuất phát từ Anwerp khi đến Rotterdam để dỡ 12.000 MT đường xuống
thì bị các chủ nợ của tàu tịch thu tàu và bán đấu giá sau khi toàn bộ hàng được dỡ
xuống và lưu kho theo lệnh của tòa án Dunkerque. Do không nhận được số thép nói
trên nên X đã quyết định hủy hợp đồng và yêu cầu Y phải bồi thường mọi thiệt hại.
Y cho rằng họ không có trách nhiệm và qui lỗi cho hãng tàu. Cho biết:

1. Việc khiếu nại của bên Mua (Công ty X) đúng hay sai?

Việc khiếu nại bên Mua là sai. Theo điều kiện CFR, việc chuyển giao rủi ro
hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán đă hàng lên trên tàu vận tải được chỉ
định hoặc mua hàng điều kiện tương tự. Do đó trong tình huống này, rủi ro về mất mát
hay hư hỏng được chuyển từ người bán (Công ty Y) sang người mua (Công ty X) khi
hàng hóa được đưa lên tàu vận tải tại cảng. Do tàu chở hàng di chuyển theo tuyến
thông thường, đi trực tiếp đến cảng Saigon, nhưng hãng tàu sau đó lại di chuyển theo
lộ trình khác, đi đến Rotterdam để dỡ 12.000MT đường đã bị các chủ nợ của tàu thu
tàu và bán đấu giá toàn bộ số hàng hoá, do tàu đã rời cảng và bên Bán hoàn thành
nghĩa vụ bốc hàng lên tàu nên rủi ro đã chuyển sang người Mua và sẽ do người mua
(Công ty X) chịu trách nhiệm.

2. Ai là người phải chịu tổn thất trong trường hợp trên? Giải thích?

Theo quy định trong điều kiện CFR, rủi ro sẽ được chuyển từ người bán sang
người mua khi hàng hoá đã được hoàn thành xếp lên tàu ở cảng bốc hàng. Vì vậy sẽ
có 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Bên mua chủ động mua bảo hiểm: Khi đó người chịu tổn thất
sẽ được quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã ký giữa Công ty X (Việt Nam) với
Công ty bảo hiểm. Tuỳ vào gói bảo hiểm Công ty X mua và mức độ bồi thường thiệt
hại, thường công ty bảo hiểm sẽ là người chịu tổn thất.

+ Trường hợp 2: Bên mua không mua bảo hiểm: Như vậy người mua sẽ phải
chịu toàn bộ tổn thất trong trường hợp hàng hoá bị tịch thu, vì theo điều kiện CFR,
người bán đã hết nghĩa vụ sau khi hoàn tất xếp hàng lên tàu, rủi ro được chuyển sang
người mua tại thời điểm này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính Quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, (2011)
2. Nguyễn Văn Tiến, Nhận diện rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học
& Đào tạo Ngân hàng số 224+225 – Tháng 1&2.2021, (2020)
3. Võ Thị Thúy Anh & Nguyễn Thế Anh Tuấn (2014), “Kiểm định ngang giá sức
mua: Nghiên cứu tại thị trường Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế Xã hội Đà
Nẵng
4. Nguyễn Văn Dương (2022), “Phòng vệ giá thị trường tiền tệ”, Tạp chí Kinh tế Vi

5. Hà Anh, “Phòng vệ rủi ro tỷ giá”, Diễn đàn doanh nghiệp, (2022)
6. Một số trang web: vietcombank.com.vn, cafef.vn,financestock.vn

You might also like