Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

2.1.

Khái quát đặc điểm tình hình huyện Văn Lâm


2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Văn Lâm nằm ở giữa vùng châu thổ sông Hồng, là vùng đất có lịch
sử lâu đời và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hưng Yên. Giáp thủ đô Hà Nội,
với Quốc lộ 5A chạy qua, đã và đang có nhiều lợi thế phát triển trở thành huyện
công nghiệp.

Huyện Văn Lâm nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, huyện lỵ của huyện là thị
trấn Như Quỳnh, cách thành phố Hưng Yên 44 km về phía bắc, cách trung tâm thủ
đô Hà Nội 18 km, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương


- Phía tây giáp huyện Văn Giang (với ranh giới là sông Bắc Hưng Hải) và
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- Phía nam giáp huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào
- Phía bắc giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Văn Lâm được coi là cửa ngõ phía đông của thủ đô Hà Nội.
Tuyến quốc lộ 5A chạy qua đây là tuyến đường huyết mạch của vận tải miền
bắc di chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các tỉnh miền Bắc và thủ đô Hà
Nội đi qua các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội.
Nơi đây là huyện duy nhất của cả tỉnh Hưng Yên có tuyến đường sắt Hà Nội -
Hải Phòng chạy qua, dọc theo quốc lộ 5A đến thị trấn Như Quỳnh thì không song
song quốc lộ 5A nữa mà rẽ trái chạy song song với đường tỉnh 385 Hưng Yên theo
hướng đông sang Hải Dương, Hải Phòng.
Huyện Văn Lâm có diện tích là 75,21 km², dân số năm 2020 là 135.766 người,
mật độ dân số đạt 1.805 người/km².
Huyện có thu nhập bình quân trên 120.000.000 đồng/người, tăng 45 triệu đồng
so với năm 2015 theo Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Văn Lâm nhiệm kỳ 2020 -
2025. Đây được coi là huyện có kinh tế phát triển nhất tỉnh Hưng Yên.
 Địa hình
Văn Lâm có đặc điểm địa hình bằng phẳng, cốt đất cao thấp không đều, độ dốc
thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình từ 3 - 4 mét. Là huyện có
độ cao trung bình cao nhất tỉnh Hưng Yên.
 Khí hậu
Nằm trong vành đai nhiệt đới. Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình năm là 23,6 °C; mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 16 - 22 °C. Lượng mưa
trung bình hàng năm khoảng 1.636 mm, độ ẩm trung bình trên 80%.
 Tài nguyên thiên nhiên
Huyện Văn Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 74,42 km2, trong đó: đất nông
nghiệp 3138.5 ha (chiếm 42,17%), đất chuyên dùng 1.839,7 ha (chiếm 24,73%),
đất ở 2.463,8 ha (chiếm 33,10%).
Huyện Văn Lâm có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có khả
năng khai thác tới 100.000 m³/ngày/đêm, qua phân tích hàm lượng nước có 43 chất
đảm bảo cho khai thác sử dụng, đáp ứng công suất nhà máy nước khoảng 10 triệu
lít/năm. Điển hình là nhà máy Lavie miền Bắc tại Ngọc Quỳnh, thị trấn Như
Quỳnh, là nơi sản xuất dòng sản phẩm Lavie Premium. Nước khoáng Lavie
Premium một sản phẩm cao cấp rất khác biệt dành riêng cho kênh nhà hàng, khách
sạn sang trọng.
2.1.2 Đặc đểm kinh tế xã hội
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân của nhiệm kỳ 2015 – 2020 đạt gần
12,5%/năm. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 120 triệu
đồng/ người, tăng 45 triệu đồng so với năm 2015; giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác
đạt 205 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,15%. Tổng thu ngân sách ước đạt
trên 3.400 tỷ đồng trong đó thu ngân sách huyện quản lý thực hiện đạt 511 tỷ đồng.
Đến nay, huyện đã được công nhận là huyện nông thôn mới, có 5 xã và 1 thị trấn
được công nhận đạt đô thị loại IV. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 1,15%.
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 80,23%, thương mại - dịch vụ
15,94%, nông nghiệp - thủy sản 3,83%. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn
mức bình quân cả nước.
Văn Lâm đang đẩy nhanh việc hình thành và đầu tư xây dựng các khu đô thị
và các dự án đô thị đã được chấp thuận trên địa bàn huyện.
Nông nghiệp
Trồng lúa, mía, đay, hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Bên cạnh đó còn có chăn
nuôi gia súc, gia cầm, lợn bò, dê.
Năm 2018, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất trên
1 ha canh tác đạt 185 triệu đồng.
Công nghiệp
Văn Lâm có các khu công nghiệp phố nối A, cụm công nghiệp Đại Đồng -
Chỉ Đạo, khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Tân Quang, cụm công
nghiệp Minh Hải 1 và 2, cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai, các cụm công
nghiệp làng nghề hiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, tạo công ăn việc
làm cho hàng chục ngàn công nhân của huyện, của vùng hằng năm. Trên địa bàn
huyện có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch
vụ. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến nay ước đạt hơn
40.000 tỷ đồng.
Hiện nay, Văn Lâm là trung tâm công nghiệp, thương mại quan trọng của
tỉnh Hưng Yên do có vị trí tiếp giáp thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Giao
thông khá đa dạng đáp ứng kết nối đến các tỉnh bạn và nằm dọc tuyến đường 5A.
Dịch vụ
Trên địa bàn huyện hiện có rất nhiều khu vực thương mại dịch vụ phát triển
tại các khu vực trung tâm xã, thị trấn và các khu vực khác ven các đường tỉnh và
đường huyện đang gây ra áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Trên địa bàn đã xuất hiện nhiều thương hiệu bán lẻ trên thị trường Việt Nam
siêu thị Intimex Như Quỳnh, Thế giới di động và điện máy xanh tại TTTM Như
Quỳnh Center, Media Mart, Vinmart+....
Dịch vụ khách sạn nhà hàng rất phát triển trong đó có 2 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 4*.
Làng nghề
Văn Lâm là một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên mảnh đất trăm nghề. Huyện có
nhiều làng nghề, làng có nghề rất riêng mà ít nơi có như nhóm mộc ngoài mộc dân
dụng nội thất còn có (đóng lắp loa, bàn bi a, quan tài...); nhóm nghề chế biến thực
phẩm và nông sản ngoài làm bún bánh, giò, chả, nấu rượu còn có các làng có nghề
làm nem chua, cơm nắm muối vừng, kiệu... Các nhóm nghề khác như đúc đồng, tái
chế kim loại, thu gom tái chế phế liệu nhựa và tạo hạt, trồng hoa, may mặc, xây
dựng, dược liệu, vận tải... cũng rất phát triển thu hút nhiều lao động. Với vị trí giáp
thủ đô huyện có rất nhiều làng nghề truyền thống và làng nghề mới như:

 Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng (Đại Đồng)


 Dược liệu thuốc nam Nghĩa Trai (Tân Quang)
 Mộc (loa, bàn bi a, quan tài...); thực phẩm (rượu, giò, chả, cơm nắm...)
thôn Ngọc (Lạc Đạo)
 Hoa huệ, nấu rượu ở Hành Lạc (thị trấn Như Quỳnh)
 Làm mũ cối làng Cát (Chỉ Đạo)
 Nghề phế liệu thôn Hùng Trì (Lạc Đạo)
 Một số làm vận tải đường bộ và dịch vụ vận tải các thôn gần Chợ Đường
Cái
 Trồng lá dong Tuấn Dị (Trưng Trắc)
 Có nghề thợ mộc thôn Trình (Lạc Đạo)
 Tái chế chì Đông Mai (Chỉ Đạo)
 Làng hoa đào tết thôn Ngọc Đà (Tân Quang)
 Chế biến thực phẩm xóm, mộc xóm Mụ (Lạc Đạo)
 Nghề mộc dân dụng thôn Hoằng (Lạc Đạo)
 Nem chua, bì, bóng Bình Lương (Tân Quang)
 Chế biến, buôn bán thực phẩm Thị Trung (Đình Dù)
 Phế liệu Văn Ổ, Xuân Phao (Đại Đồng)
 Đóng quan tài, bàn bi a, mộc và thực phẩm thôn Cầu (Lạc Đạo)
 May da, giả da thôn Ngọc Loan (Tân Quang)
 Trồng và muối dưa kiệu Tân Nhuế (Lạc Đạo)
 Thợ xây dựng, nề, chát Việt Hưng
 Trồng hoa làng Ghênh (Như Quỳnh)
 Thu mua sắt vụn Trưng Trắc
 Nghề nấu rượu thôn Đoan Khê và cả xã Lạc Đạo
 Đậu phụ làng Xuân Lôi (Đình Dù)
 Tái chế nhựa, phế liệu thôn Minh Khai (Như Quỳnh).
Xã hội
Dân cư: chủ yếu là dân tộc Kinh. Huyện Văn Lâm có diện tích là
74,42 km2 và dân số là 122.867 người, mật độ 1.651 người/km2 là nơi có mật độ
dân cư cao nhất tỉnh Hưng Yên theo số liệu năm 2019.
Giáo dục và đào tạo
Trên địa bàn huyện hiện có một số trường đại học,cao đẳng như: Trường Đại
học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Asean, Trường Trung Cấp
Tổng Hợp Đông Đô,... góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho vùng tỉnh và cả nước
trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Có 30 trường, chiếm gần
90% số trường trong huyện đạt chuẩn.
Nơi đây có 29 tiến sĩ được ghi tên trên các danh bia tại Văn miếu Quốc Tử
Giám và Văn miếu Xích Đằng. Trong đó có trạng nguyên Dương Phúc Tư người
xã Lạc Đạo.
Y tế
Trên địa bàn huyện ngoài Trung tâm y tế huyện được đầu tư nâng cấp các
phương tiên, trang thiết bị, máy móc hiện đại, còn có phát triển rất nhiều các bệnh
viện tư nhân nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và 100% trạm y tế xã đạt
chuẩn, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99,4%. 
2.1.3 Đặc điểm người lao động trên địa bàn huyện Văn Lâm
Huyện Văn Lâm là huyện công nghiệp, trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 1.582 doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh, trong đó có 1.152 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng số
lao động khoảng trên 54 nghìn lao động. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,
thương mại của huyện cũng phát triển đa dạng, phong phú. Toàn huyện có 18 làng
nghề, trong đó 6 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, 03 siêu thị, 07 chợ khu
vực, 03 chợ Lipsap, 20 chợ thôn, 5.540 cơ sở kinh doanh của hộ gia đình và 1.546
hộ kinh doanh nhà trọ... đã thu hút lao động vào làm việc ngày càng nhiều.
Trong quá trình phát triển, Hưng Yên luôn luôn quan tâm công tác đào tạo
nghề, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao trình độ phát triển, sức cạnh
tranh, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế. Theo
đó tỉnh áp dụng các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai,
cơ sở vật chất, hồ sơ, thủ tục... để các nhà đầu tư, các nhà trường đầu tư vào lĩnh
vực đào tạo nghề, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội hóa công
tác đào tạo nghề, nhất là tạo mối liên kết giữa Nhà nước, nhà trường và doanh
nghiệp trong đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Huy động các
nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề, xây dựng quỹ hỗ trợ đào tạo nghề với sự  đóng
góp của doanh nghiệp...
Mạng lưới, quy mô đào tạo được mở rộng, từ chỗ chỉ có vài trường trung
cấp, cao đẳng dạy nghề khi tái lập tỉnh, đến nay đã có 37 cơ sở. Trong đó, có hai
trường đại học, bảy trường cao đẳng, sáu trường trung cấp nghề, hai trường đào tạo
nghề ngắn hạn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học được đầu tư
cải thiện; các cơ sở đã tham gia  đào tạo hơn 50 ngành nghề phục vụ nhu cầu
nguồn nhân lực của địa phương. Số lượng và chất lượng đào tạo nghề từng bước
được nâng cao. Năm 2010, đào tạo khoảng 45 nghìn người, trong đó đào tạo dài
hạn khoảng năm nghìn người. Trong giai đoạn 2006-2010, Hưng Yên đào tạo
nghề  khoảng 170 nghìn người, trong đó khoảng 70%  đào tạo cho lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ; đưa tỷ lệ  lao động qua đào tạo lên khoảng 40%. 

You might also like