Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa thế giới, ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

Bên cạnh những tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, còn có những tác phẩm giàu
tính chiến đấu, và một trong những tác phẩm đó không thể không nhắc đến Bình
Ngô đại cáo. Tác phẩm là bản tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh đầy
gian lao mà cũng vô cùng hào hùng của dân tộc.
Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi huy hoàng, đã tiêu diệt viện
binh của giặc. Lúc này, Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan để
chờ hai đạo viện binh do hai tướng giỏi của nhà Minh chỉ huy là Liễu Thăng và
Vạn Thạnh, nhưng hai đạo quân này đã bị quân ta chặn đánh, Vương Thông viết
thư xin hàng và rút quân về nước. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô
đại cáo” để tuyên bố với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô. Đây được coi là
bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, được ban bố vào đầu năm 1428.
Phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Trãi nêu lên luận đề chính nghĩa: Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Nhân nghĩa vốn được hiểu
là lòng yêu thương con người. Nhưng với Nguyễn Trãi, yêu thương ấy phải
được thể hiện bằng hành động cụ thể: “cốt ở yên dân”, bảo vệ cuộc sống bình
yên của nhân dân, mà trước hết là phải trừng trị kẻ có tội, bấy giờ chính là giặc
Minh xâm lược. Như vậy, nhân nghĩa của ông xuất phát từ lòng yêu dân, mong
cho dân có cuộc sống yên ổn. Đây là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi, đồng
thời đây cũng là lần đầu tiên người dân xuất hiện với vị trí quan trọng trong văn
kiện có tầm cỡ thời đại.
Phần tiếp theo, ông đưa ra năm yếu tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại có chủ
quyền của nước Đại Việt. Nền độc lập của ta được dựa trên: Cương vực lãnh
thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử và chủ quyền riêng “mỗi bên xưng
đế một phương”. Nguyễn Trãi đã hoàn thiện quan niệm về quốc gia, dân tộc.
Đây là bước tiến dài so với bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất – Nam quốc sơn hà.
Sau khi nêu lên luận đề chính nghĩa, bằng giọng văn đanh thép Nguyễn Trãi đã
vạch trần tội ác của giặc Minh. Để tố cáo tội ác của chúng, ông đứng trên lập
trường dân tộc, sử dụng ngôn ngữ hết sức chuẩn xác: nhân, thừa cơ cho thấy
luận điệu bịp bợm của giặc Minh: phù Trần diệt Hồ. Không chỉ vậy ông còn
đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của kẻ thù khi chúng cai trị nhân
dân ta. Chúng hủy hoại cuộc sống của con người bằng những hành động hết sức
dã man: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.
Không dừng lại ở đó chúng còn hủy hoại môi trường sống của muôn loài cây
cỏ; Các chính sách thuế khóa nặng nề, vơ vét cho bằng hết sản vật của nước ta,
tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, tiêu diệt đường sống muôn loài. Chúng sử
dụng dân ta như một công cụ để phục dịch cho chúng: người bị ép xuống biển
dòng lưng mò ngọc, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,… Những tội ác của
chúng thấu đất, vang tới tận trời xanh, không thể dung thứ: Lẽ nào trời đất dung
tha/ Ai bảo thần nhân chịu được. Câu hỏi vang lên như một lời cảnh cáo, cũng
thể hiện niềm đau xót của tác giả trước thảm cảnh mà nhân dân phải hứng chịu.
Với những hình ảnh đối lập tương phản, giàu giá trị gợi cảm tác giả đã tố cáo
một cách đanh thép nhất tội ác của kẻ thù.
Sau những lời văn thống thiết, nhưng cũng đầy mạnh mẽ, tiếp đến Nguyễn Trãi
kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và thắng lợi tất yếu của quân dân ta. Trong
những buổi đầu khởi nghĩa, tình thế quân ta hết sức khó khăn, quân thù đang
vào thời điểm mạnh nhất, quân ta thì Tuấn kiệt như sau buổi sớm/ Nhân tài như
lá mùa thu. Tương quan đó khiến cuộc khởi nghĩa càng trở nên khó khăn.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, quân ta đã giành được
thắng lợi hoàn toàn. Lê Lợi là người có lòng căm thù giặc sâu sắc: Ngẫm thù
lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không chung sống và ông mang trong
mình lòng quyết tâm lớn tiêu diệt quân xâm lược, mang lại bình yên cho nhân
dân. Ông không chỉ coi trọng người hiền tài mà còn coi trọng vai trò của nhân
dân: Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới. Tất cả người
dân nhỏ bé, thấp kém nhất đều được tập hợp dưới ngọn cờ của Lê Lợi. Đây là
lần đầu tiên người dân được đưa vào vị trí trang trọng đến vậy. Điều đó đã tạo
nên sự thống nhất một lòng, đoàn kết toàn dân tộc. Chính sự đoàn kết đó đã đem
lại hết thắng lợi này đến thắng lợi khác cho nhân dân ta: Đánh một trận, sạch
không kình ngạc/ Đánh hai trận, tan tác chim muông/ Nổi gió to trút sạch lá
khô/ Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.
Lời tuyên bố chiến thắng, mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc thật dõng dạc,
tràn đầy niềm tự hào: Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới, đất
nước ta bước vào thời kỳ tự chủ, thịnh vượng dưới triều đại mới. Đồng thời ông
cũng rút ra những bài học lịch sử: Kiền khôn bĩ rồi lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi
lại minh, để khẳng định niềm tin vào vận mệnh mới của dân tộc sau khi đã trải
qua những cơn bĩ cực. Đồng thời ông cũng khẳng định, chiến thắng chúng ta có
được là nhờ sự kết hợp sức mạnh của thời đại và sức mạnh truyền thống dân
tộc: Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy.
Văn bản là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. Kết
cấu văn bản chặt chẽ, lập luận vô cùng sắc bén, lời văn đanh thép tố cáo tội ác
giặc, hùng hồn, hào sảng khi nói về chiến công của nhân dân ta. Nhưng bên
cạnh đó cũng đậm chất văn chương nghệ thuật với những câu văn giàu cảm xúc,
giàu hình tượng, giàu giá trị tạo hình, gây ám ảnh sâu sắc với người đọc.
Tác phẩm là bài ca ngợi ca cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần kỳ đã chấm dứt sự
xâm lược của giặc Minh. Đồng thời cũng là bản tố cáo đanh thép, dõng dạc
những tội ác mà giặc Minh phạm với nhân dân ta. Bên cạnh đó Đại cáo Bình
Ngô còn là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, xứng đáng là áng thiên
cổ hùng văn bất hủ của muôn đời.

You might also like