Đề cương bài giảng môn KNHĐCN V1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 143

1

MÃ HỌC PHẦN: FE6012


2

MỤC LỤC
Chương 1. An toàn điện...................................................................................................5
1.1. Khái niệm chung về an toàn điện .........................................................................5
1.1.1. Số liệu thống kê tai nạn điện: ........................................................................5
1.1.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người ...............................................6
1.1.3. Điện trở cơ thể người.....................................................................................7
1.1.4. Ảnh hưởng của trị số dòng điện giật đến tai nạn điện ...................................8
1.2. Hiện tượng dòng điện đi trong đất......................................................................12
1.2.1. Điện áp tiếp xúc và điện áp bước ................................................................14
1.2.2. Điện áp cho phép .........................................................................................17
1.2.3. Câu hỏi và bài tập ........................................................................................18
1.3. Phân tích an toàn trong mạng điện 1 pha ...........................................................19
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................19
1.3.2. Mạng điện một pha cách điện đối với đất ...................................................20
1.3.3. Mạng điện một pha có trung tính trực tiếp nối đất ......................................26
1.3.4. Câu hỏi và bài tập ........................................................................................28
1.4. Phân tích an toàn trong mạng điện 3 pha ...........................................................29
1.4.1. Khái niệm ....................................................................................................29
1.4.2. Phân tích an toàn trong mạng 3 pha có dây trung tích cách điện với đất. ...31
1.4.3. Phân tích an toàn trong mạng 3 pha có trung tính nối đất ...........................39
1.4.4. Câu hỏi và bài tập ........................................................................................41
1.5. Các phương pháp bảo vệ an toàn điện ................................................................42
1.5.1. Bảo vệ nối đất ..............................................................................................42
a. Nối đất tập trung ................................................................................................45
c. Nối đất mạch vòng ........................................................................................46
1.5.2. Bảo vệ nối dây trung tính ............................................................................56
1.5.3. Bảo vệ chống sự xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp .........................65
1.5.4. Các biện pháp bảo vệ chống xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp .......67
1.6. Cấp cứu người khi bị điện giật ...........................................................................68
1.6.1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho người tránh bị điện giật .........................68
1.6.2. Phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện cho người khi làm việc .......70
1.6.3. Cấp cứu người bị điện giật ..........................................................................73
Chương 2. Phương pháp 5S ...........................................................................................77
3

2.1. Khái niệm về 5S .................................................................................................77


2.2.1. Sàng lọc (Seiri) ............................................................................................77
2.2.2. Sắp xếp (Seiton) ..........................................................................................78
2.2.3. Sạch sẽ (Seiso) .............................................................................................79
2.2.4. Săn sóc (Seiketsu)........................................................................................80
2.2.5. Sẵn sàng (Shitsuke) .....................................................................................81
2.2.6. Việc tạo ra giá trị và nhận thức sự lãng phí .................................................82
2.3. Lợi ích của việc thực hiện 5S .............................................................................83
2.4. Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S ...................................................84
2.5. Các bước thực hiện 5S ........................................................................................85
2.5.1. Chuẩn bị, xem xét thực trạng ......................................................................85
2.5.2. Phát động chương trình. ..............................................................................86
2.5.3. Mọi người tiến hành tổng vệ sinh ................................................................87
2.5.4. Bắt đầu bằng Seiri (Sàng lọc). .....................................................................88
2.5.5. Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày ................................................88
2.5.6. Đánh giá định kỳ 5S ....................................................................................89
2.6. Vận dụng 5S vào thực tế.....................................................................................90
2.6.1. Phương pháp thực hiện 5S ...........................................................................90
2.6.2. Đánh giá hoạt động 5s .................................................................................98
2.6.3. Kế hoạch hành động, triển khai, thực hiện 5S tại trường Đại học công nghiệp
Hà Nội................................................................................................................. 104
Chương 3. Lãng phí trong sản xuất ............................................................................ 110
3.1. Khái niệm về lãng phí trong sản xuất. ............................................................. 110
3.1.1. Khái niệm. ................................................................................................ 110
3.1.2. Muda, Muri và Mura ................................................................................ 110
3.1.3. Mối quan hệ của Muda, Mura và Muri trong Lean Manufacturing ........ 112
3.2. Các loại lãng phí trong sản xuất theo Muda .................................................... 113
Chương 4. Tổng quan về Kaizen ................................................................................ 121
4.1. Khái niệm Kaizen ............................................................................................ 121
4.2. Đặc điểm của Kaizen ....................................................................................... 123
4.3. Các bước thực hiện Kaizen.............................................................................. 123
4.4. Nguyên tắc cốt lõi trong triết lý Kaizen .......................................................... 124
4.5. Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động KAIZEN ....................... 131
4

4.6. Kết hợp Kaizen và đổi mới. ............................................................................. 132


4.7. Lợi ích của việc áp dụng Kaizen – cải tiến liên tục......................................... 133
Chương 5. Xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp .............................................. 135
5.1. Lên kế hoạch phát triển bản thân. .................................................................... 135
5.1.1. Đánh giá bản thân (Self-Assessment) ...................................................... 135
5.1.2. Nhận diện và nghiên cứu các lựa chọn (Identify and Research options) . 138
5.1.3. Đánh giá và ưu tiên để đưa ra quyết định (Evaluate and Prioritize) ........ 138
5.1.4. Hành động và Thử các lựa chọn (Take actions and Try options) ............ 139
5.1.5. Tự phản ánh và đánh giá lại (Reflect and Re-evaluate) ........................... 142
5

Chương 1. An toàn điện


1.1. Khái niệm chung về an toàn điện
An toàn điện là một hệ thống các biện pháp tổ chức và phương tiện kỹ thuật để
ngăn chặn các tác động có hại và nguy hiểm đối với con người từ dòng điện.
Tất cả các hệ thống liên quan đến điện đều có khả năng gây hại, điện có thể là tính
hay động. Đối với điện động là các Electron sẻ chuyển động qua một dây dẫn thông qua
dây dẫn chất liệu bằng kim loại. Còn tĩnh điện sẻ là sự tích tụ điện trên bề mặt do tiếp
xúc hoặc quá trình ma sát tạo ra.
Điện giật là hiện tượng dòng điện chạy qua cơ thể con người gây tổn thương đến
sinh lí và thể sác. Khái niệm này được mô tả khi có sự cố dòng điện chay qua cơ thể gây
ra tình trạng tê giật toàn thân và nếu dòng điện đủ mạnh có thể gây tử vong ngay tại chổ

1.1.1. Số liệu thống kê tai nạn điện:


Theo cấp điện áp: U ≤ 1kV: 76,4%; U > 1kV: 23,6%

Theo nghề nghiệp: Thuộc ngành điện: 42,2%; Các ngành khác: 57,8%

Theo nguyên lứa tuổi: Dưới 20: 14,5%; Từ 21-30: 51,7%; Từ 31-40: 21,3%; Trên
40: 12,5%

Theo nguyên nhân tiếp xúc điện: Trực tiếp: 55,9%; Gián tiếp: 42,8%; Hồ quang
điện: 1,12%; Xuất hiện trong KV điện trường mạnh:0.08%
6

1.1.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
Người bị điện giật là do tiếp xúc với mạch điện có điện áp hay nói một cách khác
là do có dòng điện chạy qua cơ thể người, các bộ phận của cơ thể phải chịu tác động
nhiệt, điện phân và tác dụng sinh học của dòng điện làm rối loạn, phá hủy bộ phận này
có thể dẫn đến tử vong.

Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra các tác dụng sau đây:

Tác dụng nhiệt: làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim não và các cơ quan nội
tạng khác gây ra các rối loạn nghiêm trọng về chức năng.

Tác dụng điện phân: biểu hiện ở việc phân ly máu và các chất lỏng hữu cơ dẫn
đến phá huỷ thành phần hoá lý của máu và các tế bào.

Tác dụng sinh lý: gây ra sự hưng phấn và kích thích các tổ chức sống dẫn đến co
rút các bắp thịt trong đó có tim và phổi. Kết quả có thể đưa đến phá hoại, thậm chí làm
ngừng hẳn hoạt động hô hấp và tuần hoàn.

Các nguyên nhân chủ yếu gây chết người bởi dòng điện thường là tim phổi
ngừng làm việc và sốc điện:
Tim ngừng đập là trường hợp nguy hiểm nhất và thường cứu sống nạn nhân hơn
là ngừng thở và sốc điện. Tác dụng dòng điện đến cơ tim có thể gây ra ngừng tim hoặc
rung tim. Rung tim là hiện tượng co rút nhanh và lộn xộn các sợi cơ tim làm cho các
mạch máu trong cơ thể bị ngừng hoạt động dẫn đến tim ngừng đập hoàn toàn.

Ngừng thở thường xảy ra nhiều hơn so với ngừng tim, người ta thấy bắt đầu khó
thở do sự co rút do có dòng điện 20-25mA tần số 50Hz chạy qua cơ thể. Nếu dòng điện
tác dụng lâu thì sự co rút các cơ lồng ngực mạnh thêm dẫn đến ngạt thở, dần dần nạn
nhân mất ý thức, mất cảm giác rồi ngạt thở cuối cùng tim ngừng đập và chết lâm sàng.

Sốc điện là phản ứng phản xạ thần kinh đặc biệt của cơ thể do sự hưng phấn mạnh
bởi tác dụng của dòng điện dẫn đến rối loạn nghiêm trọng tuần hoàn, hô hấp và quá trình
trao đổi chất. Tình trạng sốc điện kéo dài độ vài chục phút cho đến một ngày đêm, nếu
nạn nhân được cứu chữa kịp thời thì có thể bình phục.

Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định nguyên nhân đầu tiên và
quan trọng nhất dẫn đến chết người. ý kiến thứ nhất cho rằng đó là do tim ngừng đập
song loại ý kiến thứ hai lại cho rằng đó là do phổi ngừng thở vì theo họ trong nhiều
trường hợp tai nạn điện giật thì nạn nhân đã được cứu sống chỉ đơn thuần bằng biện
7

pháp hô hấp nhân tạo thôi. Loại ý kiến thứ ba cho rằng khi có dòng điện qua người thì
đầu tiên nó phá hoại hệ thống hô hấp sau đó nó làm ngừng trệ hoạt động tuần hoàn.

Do có nhiều quan điểm khác nhau như vậy nên hiện nay trong việc cứu chữa nạn
nhân bị điện giật người ta khuyên nên áp dụng tất cả các biện pháp để vừa phục hồi hệ
thống hô hấp (thực hiện hô hấp nhân tạo) vừa phục hồi hệ thống tuần hoàn (xoa bóp tim)
1.1.3. Điện trở cơ thể người
Điện trở của người là trị số của điện trở đo được giữa hai điện cực đặt trên cơ thể
người

Thân thể người ta gồm có da thịt xương máu...tạo thành và có một tổng trở nào đó
đối với dòng điện chạy qua người. Lớp da có điện trở lớn nhất mà điện trở của da là do
điện trở của lớp sừng trên da quyết định. Điện trở của người là một đại lượng rất không
ổn định và không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể người từng lúc mà
còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương...

Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận cơ bản về giá trị điện trở cơ thể người như
sau:

Điện trở cơ thể người là một đại lượng không thuần nhất. Thí nghiệm cho thấy
dòng điện đi qua người và điện áp đặt vào có sự lệch pha. Sơ đồ thay của điện trở người
có thể biểu diển bằng hình vẽ sau:

C C

I
ng
R2
R 1
R1

Hình 1.1 Sơ đồ thay của điện trở người

Trong đó: R1: điện trở tác dụng của da

R2: điện trở của tổng các bộ phận bên trong cơ thể người

C: điện dung của da và lớp thịt dưới da

Vì thành phần điện dung rất bé nên trong tính toán thường bỏ qua nên điện trở cơ
thể người: Rng R1+R2+R1
8

Điện trở của người luôn luôn thay đổi trong một phạm vi rất lớn từ vài chục ngàn
Ω đến 600Ω. Trong tính toán thường lấy giá trị trung bình là 1000Ω. Khi da bị ẩm hoặc
khi tiếp xúc với nước hoặc do mồ hôi đều làm cho điện trở người giảm xuống.

Điện trở của người phụ thuộc vào áp lực và diện tích tiếp xúc. Áp lực và diện tích
tiếp xúc càng tăng thì điện trở người càng giảm. Sự thay đổi này rất dễ nhìn thấy trong
vùng áp lực nhỏ hơn 1kG/cm2 hình 1.2

Rng (1011Ω )
14

12

10

6 kG/cm

Hình 1.2 Sự phụ thuộc của điện trở người vào áp lực tiếp xúc
Điện trở người giảm đi khi có dòng điện đi qua người, giảm tỉ lệ với thời gian tác
dụng của dòng điện. Điều này có thể giải thích vì da bị đốt nóng và có sự thay đổi về
điện phân

Điện trở người phụ thuộc điện áp đặt vào vì ngoài hiện tượng điện phân còn có
hiện tượng chọc thủng. Khi điện áp đặt vào 250V lúc này lớp da ngoài cùng mất hết tác
dụng nên điện trở người giảm xuống rất thấp
1.1.4. Ảnh hưởng của trị số dòng điện giật đến tai nạn điện
Dòng điện là nhân tố vật lý trực tiếp gây tổn thương khi bị điện giật. Cho tới nay
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị dòng điện có thể gây nguy hiểm chết
người.Trường hợp chung thì dòng điện 100mA xoay chiều gây nguy hiểm chết người.
Tuy vậy cũng có trường hợp dòng điện chỉ khoảng 5- 10mA đã làm chết người bởi vì
còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như điều kiện nơi xảy ra tai nạn, sức khoẻ trạng
thái thần kinh của từng nạn nhân, đường đi của dòng điện ..

Bảng 1 Cho phép đánh giá tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người:

Trị số dòng Tác dụng của dòng điện xoay Tác dụng của dòng điện
chiều
điện (mA) một chiều

0.6-1.5 Bắt đầu thấy ngón tay tê Không có cảm giác gì


9

2-3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì

3-7 Bắp thịt co lại và rung Đau như kim châm cảm thấy nóng

Tay đã khó rời khỏi vật có điện


nhưng vẫn rời được.
8 - 10 Nóng tăng lên
Ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay
cảm thấy đau

20 - 25 Tay không rời khỏi vật có điện, đau Nóng càng tăng lên thịt co
khó thở
quắp lại nhưng chưa mạnh

50 - 80 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim bắt Cảm giác nóng mạnh. Bắp
đầu đập mạnh
thịt ở tay co rút, khó thở.

90 - 100 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 Cơ quan hô hấp bị tê liệt


giây hoặc dài hơn tim bị tê liệt đến
ngừng đập

Qua bảng 1 ta thấy dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng một chiều vì:
+ Qua nghiên cứu người ta thấy rằng trị số dòng điện tác dụng lên người không

phải là trị số hiệu dụng mà là trị số biên độ của nó.

+ Đối với dòng xoay chiều trên cơ thể người tồn tại nhiều vùng nhạy nguy

hiểm.

Dòng điện một chiều cho phép để đảm bảo an toàn nhỏ hơn 50mA

Dòng điện xoay chiều cho phép để đảm bảo an toàn nhỏ hơn 10mA
10

Tiêu chuẩn IEC 60479-1: Ngưỡng dòng điện xoay chiều tới hạn (Critical
current thresholds) hình 1.3

Tim ngừng đập


Tim đập mạnh - Ngưỡng RCT
Bắt đầu co cơ - Ngưỡng buông nhả
Tê liệt cơ quan hô hấp-Nghẹt thở
Có cảm giác nhói nhẹ
thở
Hình 1.3

Tiêu chuẩn IEC 60479-1: Ngưỡng dòng điện một chiều tới hạn hình 1.4

Tim ngừng đập


300
100 Timliệt
Tê đậpcơmạnh Ngưỡng
quan -hô hấp-Nghẹt
RCTthở
Không xác đinh ?
Bắt đầu co cơ - Ngưỡng buông nhả
5

Có cảm giác nhói nhẹ


thở
Hình 1.4

1.1.4.1. Ảnh hưởng của dòng điện giật đến tai nạn điện giật
Về đường đi của dòng điện qua người có thể có rất nhiều trường hợp khác nhau,
tuy vậy có những đường đi cơ bản thường gặp là: dòng qua tay - chân, tay - tay, chân -
chân. Một vấn đề còn tranh cãi là đường đi nào là nguy hiểm nhất.
11

Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đường đi nguy hiểm nhất phụ thuộc vào số
phần trăm dòng điện tổng qua tim và phổi. Theo quan điểm này thì dòng điện đi từ tay
phải qua chân, đầu qua chân, đầu qua tay là những đường đi nguy hiểm nhất vì:

Dòng đi từ tay qua tay có 3.3% dòng điện tổng


qua tim

Dòng đi từ tay trái qua chân có 3.7% dòng điện


tổng qua tim

Dòng đi từ tay phải qua chân có 6.7% dòng điện


tổng qua tim Dòng đi từ chân qua chân có 0.4% dòng
điện tổng qua tim Dòng đi từ đầu qua tay có 7% dòng
điện tổng qua tim

Dòng đi từ đầu qua chân có 6.8% dòng điện tổng qua tim.
Hình 1.5 Dòng qua tim

1.1.4.2. Ảnh hưởng của thời gian dòng điện qua người đến tai nạn điện giật
Yếu tố thời gian tác động của dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng và biểu
hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên chúng ta thấy thời gian tác dụng của dòng
điện ảnh hưởng đến điện trở của người. Thời gian tác dụng càng lâu, điện trở của người
càng bị giảm xuống vì lớp da bị nóng dần và lớp sừng trên da bị chọc thủng càng nhiều.
Thứ hai là thời gian tác dụng của dòng điên càng lâu thì xác suất trùng hợp với thời điểm
chạy qua tim với pha T (là pha dể thương tổn nhất của chu trình tim) tăng lên. Hay nói
một cách khác trong mỗi chu kỳ của tim kéo dài độ một giây có 0,4s tim nghỉ làm việc
(giữa trạng thái co và giãn) ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi

Theo lý luận thông thường thì khi tần số f tăng lên thì tổng trở cơ thể người giảm
xuống vì điện kháng của da người do điện dung tạo ra: ... dẫn đến dòng điện tăng càng
nguy hiểm. Tuy nhiên qua thực tế và nghiên cứu người ta thấy rằng tần số nguy hiểm
nhất là từ (50 - 60)Hz. Nếu tần số lớn hơn tần số này thì mức độ nguy hiểm giảm còn
nếu tần số bé hơn thì mức độ nguy hiểm cũng giảm.

Có thể giải thích như sau: Lúc đặt dòng điện một chiều vào tế bào, các phần tử
trong tế bào bị phân thành những ion khác dấu và bị hút ra màng tế bào. Như vậy phân
tử bị phân cực hoá, các chức năng sinh vật hoá học của tế bào bị phá hoại đến mức độ
nhất định. Bây giờ nếu đặt nguồn điện xoay chiều vào thì ion cũng chạy theo hai chiều
khác nhau ra phía ngoài của màng tế bào. Nhưng khi dòng điện đổi chiều thì chuyển
động của ion cũng ngược lại. Với tần số nào đó của dòng điện, tốc độ của ion đủ lớn để
12

trong một chu kỳ chạy được hai lần bề rộng của tế bào thì trường hợp này mức độ kích
thích lớn nhất, chức năng sinh vật - hoá học của tế bào bị phá hoại nhiều nhất. Nếu dòng
điện có tần số cao thì khi dòng điện đổi chiều thì ion chưa kịp đập vào màng tế bào.

Khi nghiên cứu tác hại của dòng điện một chiều đối với người thấy rằng ở trường
hợp một chiều điện trở của người lớn hơn xoay chiều. Điều này có thể giải thích là ở
một chiều có điện dung và sự phân cực tăng lên. Nghiên cứu thấy rằng khi dòng điện
một chiều lớn hơn 80mA mới ảnh hưởng đến tim và cơ quan hô hấp của con người.

1.2. Hiện tượng dòng điện đi trong đất


Khi cách điện của thiết bị điện bị chọc thủng sẽ có dòng điện chạm đất, dòng điện
này đi vào đất trực tiếp hay qua một cấu trúc nào đó.

Về phương diện an toàn mà nói thì dòng điện chạm đất thay đổi cơ bản trạng thái
của mạng điện (điện áp giữa dây dẫn và đất thay đổi xuất hiện các thế hiệu khác nhau
giữa các điểm trên mặt đất gần chổ chạm đất). Dòng điện đi vào đất sẽ tạo nên ở điểm
chạm đất một vùng dòng điện rò trong đất và điện áp trong vùng này phân bố theo một
quy luật nhất định. Để đơn giản nghiên cứu hiện tượng này ta giải thích dòng điện chạm
đất đi vào đất qua một cực kim loại hình bán cầu. Đất thì thuần nhất và có điện trở suất
là (tính bằng Ohm.cm). Như thế có thể xem như dòng điện đi từ tâm hình bán kính
cầu tỏa ra theo đường bán kính.

Trên cơ sở lý thuyết tượng tự ta có thể xem trường của dòng điện đi trong đất giống
dạng trường trong tĩnh điện, nghĩa là tập hợp của những đường sức và đường đẳng thế
của chúng giống nhau.

Đại lượng cơ bản trong điện trường của môi trường dẫn điện là mật độ dòng điện
J. Vectơ này hướng theo hướng của vecto cường độ điện trường.

Phương trình để khảo sát điện trường trong đất là phương trình theo định luật Ohm
dưới dạng vi phân ta có:

𝐸 = 𝐽. 𝜌 (1.1)

Trong đó : là điện trở suất.

E là điện áp trên đơn vị chiều dài dọc theo đường đi của dòng
điện .

Mật độ dòng điện tại điểm cách tâm bán cầu 1 khoảng X bằng :
13

𝐼𝑑
𝐽= (1.2)
2𝜋𝑋 2

Điện áp trên một đoạn vô cùng bé dX (Xem hình 1.6) dọc trên đường đi của dòng
điện là:

𝐼𝑑
𝑑𝑈 = 𝑑𝐸 = 𝐽. 𝜌𝑑𝑋 = 𝜌. 𝑑𝑋 (1.3)
2𝜋𝑋 2
Điện áp tại một điểm A nào đấy cũng tức là hiệu số điện thế giữa điểm A và
điểm vô cùng xa ( thế của điểm vô cùng xa có thể xem như bằng 0) bằng :


𝐼𝑑. 𝜌 ∞ 𝑑𝑥 𝐼𝑑. 𝜌
𝑈𝐴 = ∫ 𝑑𝑈 = ∫ 2= (1.4)
𝑋𝐴 2𝜋 𝑋𝐴 𝑥 2𝜋𝑥𝐴

Nếu dịch chuyển điểm A đến gần mặt của vât nối đất ta có điện áp cao nhất đối
với đất Ud :
𝐼𝑑. 𝜌
𝑈𝑑 = (1.5)
2𝜋𝑥𝑑

Trong đó: xđ là bán kính của vật nối đất hình bán cầu.
U
Ở đây ta xem bản thân vật nối đất có Ud =U max

bán kính xđ như vật mà các điểm của nó có


điện áp như nhau. Giả thiết này dựa trên cơ I
U 068%U
sở vật nối đất có điện dẫn rất lớn (Ví dụ :
điện dẫn của thép gần như bằng 109 lần điện
x
dẫn của đất) d
r0

Ta có thể viết :
𝑈𝐴 𝑋𝑑
=
𝑈𝑑 𝑋𝐴
𝑋𝑑
hay : 𝑈𝐴 = 𝑈𝑑 . (1.6)
𝑋𝐴
14

Hình 1.6 Phân bố điện áp do


Thay tích Uđ . xđ= K (là một hằng số ứng với dòng điện chạm đất
những điều kiện nhất định) ta có phương trình
𝐾
Hyperbol sau: 𝑈𝐴 = (1.7
𝑋𝐴

Dùng cách đo trực tiếp điện áp từng điểm trên mặt đất quanh chỗ chạm đất ta cũng
vẽ được đường cong phân bố điện áp đối với đất trong vùng dòng điện rò trong đất có
dạng hyperbol

+ Khi x = r0
𝐼𝑑 .𝜌
Ta được: 𝑈𝑟0 = = 𝑈𝑑
2𝜋.𝑟0

Ud: gọi là điện thế đất (điện thế tại bề mặt điện cực)
r0: Bán kính tâm bán cầu
𝜌
Đặt: 𝑅đ = gọi là điện trở nối đất của điện
2𝜋.𝑟0 100
cực kim loại bán cầu. Rđ chỉ phụ thuộc vào điện trở
suất ρ của đất không phụ thuộc vào điện trở kim
loại, Rđ còn gọi là điện trở tản. 32 U= K.1/x
Trong thực tế điện trở suất của kim loại rất nhỏ
so với điện trở suất của đất vì thế có thể xem điện
8
cực là đẳng thế. Lúc này điện thế trên bề mặt kim 1 10 20
loại là: Umax = Uđ = Iđ. Rđ
+ Khi x > 20m thì có thể xem như ngoài Hình 1.7 Đường cong chỉ sự phân bố điện áp
của các điểm trên mặt đất lúc có chạm đât
vùng dòng điện rò hay còn được gọi là những
điểm có điện áp bằng không.
+ Trong vùng gần 1m cách vật nối đất chiếm 68% điện áp rơi
1.2.1. Điện áp tiếp xúc và điện áp bước
1.2.1.1. Điện áp tiếp xúc
Trong quá trình tiếp xúc với thiết bị điện, nếu có mạch điện khép kín qua người
thì điện áp giáng lên người lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào điện trở khác mắc nối tiếp với
người

Điện áp đặt vào người (tay-chân) khi người chạm phải vật có mang điện áp gọi là
điện áp tiếp xúc. Hay nói cách khác điện áp giữa tay người khi chạm vào vật có mang
điện áp và đất nơi người đứng gọi là điện áp tiếp xúc hình 1.8
15

Giả sử cách điện của một pha của thiết bị nối đất có điện trở đất là Rđ, bị chọc
thủng và có dòng điên chạm đất đi từ vỏ thiết bị vào đất qua vật nối đất. Lúc này, vật
nối đất cũng như vỏ các thiết bị có nối đất đều mang điện áp đối với đất là người chạm
vào thiết bị
𝐼𝑑 . 𝜌 𝐼𝑑 . 𝜌 𝐼𝑑 . 𝜌(𝑥 − 𝑟0 )
𝑈𝑡𝑥 = 𝑈𝑡𝑎𝑦 − 𝑈𝑐ℎâ𝑛 = 𝑈đ − 𝑈𝑥 = − =
2𝜋. 𝑟0 2𝜋. 𝑥 2𝜋. 𝑥. 𝑟0 (1.8)
Trong đó Iđ : là dòng điện chạm đất.
Vì chúng ta nghiên cứu an toàn trong điều kiện chạm vào một pha là chủ yếu cho
nên có thể xem điện áp tiếp xúc là thế giữa hai điểm trên đường dòng điện đi mà người
có thể chạm phải.

u (V)
U u (V)
Ud

Utay Uchân
Utx = Ud

TBĐ
l (m) l (m) 0 l (m)
x 20
J
Hình 1.8 Điện áp tiếp xúc

Trên hình 1.9 vẽ hai thiết bị điện (động cơ, máy sản xuất...)
Ud= Id.Rd
Tay người chạm vào thiết bị nào cũng đều có điện áp là Uđ trong lúc đó điện áp
của chân người Uch lại phụ thuộc người đứng tức là phụ thuộc vào khoảng cách từ chỗ
đứng đến vật nối đất. Kết quả là người bị tác động của hiệu số điện áp đặt vào tay và
chân, đó là điện áp tiếp xúc : Utx=Ud-Uch

Như vậy, điện áp tiếp xúc phụ thuộc vào khoảng cách từ vỏ thiết bị được nối đất.

* Điện áp tiếp xúc cho phép bảng 2

Bảng 2

Nhà xưởng Utx = Ung = Rng.Ing Utxcp

Ngập nước 1200 * 10 mA = 12 V 12V


16

Tiêu
chuẩn pháp
Ẩm ướt 2500 * 10 mA = 25 V 24V

Khô ráo 5000 * 10 mA = 50 V 48V

Ngập nước 1200 * 10 mA = 12 V 12V

Tiêu
chuẩn IEC
Ẩm ướt 2500 * 10 mA = 25 V 25V

1.2.1.2. Điện áp tiếp bước


Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi người đứng trong vùng phân bố
điện áp do dòng điện chạm đất tạo nên hình 1.10
Điện áp bước Ub tính theo công thức: Ub =Uch1 - Uch2
Trong đó : Uch1, Uch2 là điện áp đặt vào hai chân người.
x là khoảng cách từ tâm bán cầu đến chân gần nhất, a khoảng cách giữa 2 chân
(thường lấy a=0,8m) thì khoảng cách từ tâm bán cầu đến chân thứ 2 là x+a

𝑈𝑏 = 𝑈𝑐ℎ1 − 𝑈𝑐ℎ2 = 𝑈𝑥 − 𝑈𝑎+𝑥

𝐼𝑑 . 𝜌 𝑥+𝑎 𝑑𝑥 𝐼𝑑 . 𝜌 1 1 𝐼𝑑 . 𝜌. 𝑎
𝑈𝑏 = ∫ = ( − ) = (1.9)
2𝜋 𝑥 𝑥2 2𝜋 𝑥 𝑥 + 𝑎 2𝜋𝑥 (𝑥 + 𝑎)

Từ công thức trên ta thấy càng xa chỗ chạm đất thì điện áp bước càng bé (khác với
điện áp tiếp xúc). Ở khoảng cách xa chỗ chạm đất 20m trở lên có thể xem điện áp bước
bằng không
17

Uch1
Ud = Id.Rd Ub
Uch2

Ub = 0
a
x

Hình 1.10 Điện áp bước

Ví dụ: Khi 1 vật có dòng chạm đất Iđ =80A ở nơi có điện trở suất của đất là
=104Ω.cm thì điện áp bước đặt vào người khi người đứng cách chỗ chạm đất 2m. Tính
điện áp bước.

80. 104 80
𝑈𝑏 = = 182𝑉
2. 𝜋. 200(200 + 80)

+ Điện áp bước có thể bằng 0 mặc dầu người đứng gần chỗ chạm đất, đó là trường
hợp khi hai chân người đều đặt trên cùng một vòng tròn đẳng thế.
+ Điện áp bước có thể đạt đến trị số lớn vì vậy mặc dù không tiêu chuẩn hoá điện
áp bước nhưng để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, quy định là khi có xảy ra chạm
đất phải cấm người đến gần chổ bị chạm khoảng cách sau : Từ 4 5 m đối với thiết bị
trong nhà, từ 8 10 m đối với thiết bị ngoài trời.
Người ta không tiêu chuẩn hóa điện áp bước nhưng không nên cho rằng điện áp
bước không nguy hiểm đến tính mạng con người. Dòng điện qua hai chân người thường
ít nguy hiểm nhưng với trị số lớn ( trên 100V) thì các bắp cơ của người có thể bị co rút
làm người ngã xuống và lúc đó sơ đồ nối điện sẽ thay đổi nguy hiểm hơn.
1.2.2. Điện áp cho phép
Trị số dòng điện qua người là yếu tố quan trọng nhất gây ra tai nạn chết người
nhưng dự đoán trị số dòng điện qua người trong nhiều trường hợp không thể làm được
bởi vì ta biết rằng trị số đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khó xác định được. Vì vậy,
18

xác định giới hạn an toàn cho người không đưa ra khái niệm “dòng điện an toàn”, mà
theo khái niệm “điện áp cho phép”. Dùng “điện áp cho phép” rất thuận lợi vì với mỗi
mạng điện thường có một điện áp tương đối ổn định đã biết. Cũng cần nhấn mạnh rằng
“điện áp cho phép” ở đây cũng có tính chất tương đối, đừng nghĩ rằng “điện áp cho phép
“ là an toàn tuyệt đối với người vì thực tế đã xảy ra nhiều tai nạn điện nghiêm trọng ở
các cấp điện áp rất thấp.
Tuỳ theo mỗi bước mà điện áp cho phép qui định khác nhau :
Ba Lan, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc điện áp cho phép là 50V
Hà Lan, Thụy Điển điện áp cho phép là 24V
Ở Pháp qui định là 24 V
Ở Liên Xô tuỳ theo môi trường làm việc mà trị số điện áp cho phép có thể là 12V,
36V, 65 V.
Phân loại xí nghiệp theo quan điểm an toàn điện
Môi trường xung quanh như bụi, độ ẩm , nhiệt độ, …ảnh hưởng rất lớn đến tại nạn
điện giật vì vậy theo quy định an toàn điện các xí nghiệp (hay nơi đặt thiết bị điện) được
chia ra :
Nơi (Xí nghiệp) nguy hiểm: Đó là nơi có một trong các yếu tố sau:
Ẩm (độ ẩm tương đối của không khí vượt quá 75% trong thời gian dài.
Có bụi dẫn điện (bụi dẫn điện bám vào dây dẫn, hay lọt vào trong thiết bị điện)
Có nền, sàn nhà dẫn điện (sàn bằng kim loại, đất, bê tong cốt thép hoặc gạch)
Có nhiệt độ cao (nhiệt độ vượt quá 35 OC trong thời gian dài hơn 1 ngày đêm.
Những nơi mà người đồng thời tiếp xúc với 1 bên là các kết cấu kim loại của nhà
cữa, máy móc, thiết bị…đã được nối đất và 1 bên là vỏ kim loạI của các thiết bị điện.
Những nơi (Xí nghiệp) đặc biệt nguy hiểm là nơi có 1 trong các yếu tố sau:
Rất ẩm: độ ẩm tương đối của không khí xấp xỉ 100% (Trần, tường, sàn nhà
và đồ vật trong nhà có đọng sương)
Môi trường có hoạt tính hoá học: Thường xuyên hay trong thờI gian dàichứa hơi,
khí,chất lỏng có thể dẫn đến phá huỷ cách điện và các bộ phận mang điện của thiết bị
điện.
Đồng thời có từ hai hay nhiều hơn các yếu tố của nơi nguy hiểm đã kể ở trên, ví
dụ như vừa ẩm vừa có sàn nhà dẫn điện .
Nơi it nguy hiểm: Là nơi không thuộc 2 loại trên.
1.2.3. Câu hỏi và bài tập
1. Trình bày các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong an toàn điện.

2. Trình bày tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
19

3. Điều kiện bị điện giật là gì? Trình bày tóm tắt những yếu tố xác định tình trạng
nguy hiểm của điện giật. Những giới hạn của các giá trị cho phép.

4. Trình bày hiện tượng dòng điện chạm đất, điện áp tiếp xúc, điện áp bước. Cách
phòng tránh.

5. Trình bày hiện tượng dòng điện đi trong đất. Giả sử đường dây điện đang có
điện rơi cách chân 0,5m; lúc đó em sẽ xử lý ra sao? Giải thích tại sao em phải làm như
vậy?

6. Định nghĩa điện áp tiếp xúc ? Điện áp bước ? Điện áp bước bằng 0 trong trường
hợp nào?
7. Định nghĩa điện áp cho phép? Điện áp cho phép phụ thuộc vào yếu tố nào?
Giới hạnđiện áp cho phép đối với Việt Nam?
8. Nêu các pp làm giảm điện áp tiếp xúc và điện áp bước?
1.3. Phân tích an toàn trong mạng điện 1 pha
1.3.1. Khái niệm
Phân tích an toàn trong mạng điện là tính toán, xác định giá trị dòng điện qua người
trong các điều kiện khác nhau mà người có thể tiếp xúc với mạng điện trong quá trình
vận hành lưới điện và thiết bị điện. Quá trình phân tích an toàn mạng điện cũng cần phải
đánh giá được các yếu tố khác, cũng như các thông số của mạng điện ảnh hưởng đến tai
nạn điện giật.

Tai nạn điện giật có thể xảy ra khi ta tiếp xúc hai pha hoặc một pha nhưng ở đây
ta chỉ xét một pha. Tiếp xúc một pha có thể được xem là chạm đất không an toàn và lúc
này dòng điện qua người phụ thuộc vào chế độ trung tính của mạng điện.

Dòng điện qua người khi người tiếp xúc với vật nối đất có dòng chạm đất đi qua
phụ thuộc vào dòng điện chạm đất.

Dòng điện chạm đất là dòng điện đi qua chỗ chạm đất vào đất phụ thuộc vào các
thông số mạng điện và trung tính của lưới.

Trung tính máy biến áp và máy phát có thể được nối đất trực tiếp hoặc cách điện
đối với đất.

Nếu trung tính máy biến áp, máy phát không nối với các thiết bị nối đất hoặc nối
qua thiết bị để bù dòng điện dung trong mạng, qua máy biến điện áp ...hay qua khí cụ
có điện trở lớn, được gọi là trung tính cách điện đối với đất. Ngược lại, nếu trung tính
20

nối trực tiếp với thiết bị nối đất hoặc qua một điện trở bé (máy biến dòng) được gọi là
trung tính trực tiếp nối đất.

Theo “Quy trình thiết bị điện” người ta có thể chia ra:

1. Thiết bị có điện áp dưới 1000V (hạ áp)

2. Thiết bị có điện áp trên 1000V (cao áp)

a. Thiết bị có dòng chạm đất lớn (Iđ>500A, trong đó Iđ là dòng chạm đất 1 pha),
thường là nằm trong mạng có trung tính trực tiếp nối đất.

b. Thiết bị có dòng chạm đất bé (Iđ<500A, trong đó Iđ là dòng chạm đất 1 pha)
thường là nằm trong mạng có trung tính cách điện.

Mạng điện 1 pha:


+ Mạng điện một pha cách điện với đất

+ Mạng điện một pha có trung tính trực tiếp nối đất.

1.3.2. Mạng điện một pha cách điện đối với đất
1.3.2.1. Phân tích an toàn trong mạng điện một pha có điện dung nhỏ (bỏ
qua điện dung của mạng)
Um: điện áp mạng điện (2)

R1, R2 điện trở cách điện của dây 1, 2 so với đất Um

Rng: Điện trở của người (1)


I
R1 R2
Khi một người có điện trở Rng đứng trên đất
chạm vào dây 1 ta có sơ đồ tương đương hình 2

Ta có sơ đồ tương đương hình 2.2


Hình 2.1
21

Khi đó sẽ có tổng trở của mạch là:


𝑅𝑛𝑔 . 𝑅1
𝑅𝑡𝑚 = 𝑅2 +
𝑅𝑛𝑔 𝑅1
𝑅2 . 𝑅1 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑅2 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑅1
= (2.1)
𝑅𝑛𝑔 + 𝑅1
Dòng điện toàn mạch 2
I1
𝑈𝑚 (2.2)
U20 R2
𝐼𝑛𝑚 =
𝑅𝑡𝑚

Điện áp đặt lên người: I1


Ing
𝑅𝑛𝑔 . 𝑅1 U10
𝑈10 = 𝑈𝑛𝑔 = 𝐼𝑛𝑚 . Rng R1
𝑅𝑛𝑔 𝑅1

𝑈𝑚 𝑅𝑛𝑔 . 𝑅1 1
= .
𝑅𝑡𝑚 𝑅𝑛𝑔 𝑅1 (2.3) Hình 2.2 Sơ đồ tương đương

𝑅1 . 𝑅𝑛𝑔
= 𝑈𝑚 .
𝑅1 . 𝑅2 + 𝑅𝑛𝑔 (𝑅1 + 𝑅2 )

Dòng điện qua người:

𝑈𝑛𝑔 𝑅1 (2.4)
𝐼𝑛𝑔 = = 𝑈𝑚 .
𝑅𝑛𝑔 𝑅1 . 𝑅2 + 𝑅𝑛𝑔 (𝑅1 + 𝑅2 )

Ví dụ: Cho Um=220 V, Rng = 1000Ω, R2 = 2000Ω, R1 = 3000Ω. Tính dòng qua
người khi chạm vào

Giải:

Thay các thông vào công thưc (2.4) ta được dòng qua người

3000
𝐼𝑛𝑔 = 220. = 0,06𝐴
3000.2000 + 1000(2000 + 3000)
22

Trong mạng trung tính cách điện với đất thì trong trường hợp hệ thống làm việc
bình thường khi người chạm vào 1 pha thì điện áp đặt lên người luôn nhỏ hơn điện áp
mạng (Um)

Nếu mạng đối xứng R1=R2= Rcđ dòng điện qua người là:
𝑅𝑐đ (2.5)
𝐼𝑛𝑔 = 𝑈𝑚 .
𝑅𝑐đ + 2𝑅𝑛𝑔

Để dòng điện qua người là cho phép thì Ing < 0,01A thì Rcđ >= 100U-2Rng

Nếu người chạm vào dây 1, dây 2 chạm đất thì điện áp đặt vào người là lớn nhất
Ung=Um . Dòng qua người:
𝑈𝑚
𝐼𝑛𝑔 = (2.6)
𝑅𝑛𝑔

1.3.2.2. Phân tích an toàn trong mạng điện một pha có điện dung lớn
Với những mạng đường dây cáp, đường dây trên không điện áp lơn hơn 1000V và
mạng điện có điện áp nhỏ hơn 1000V có nhiều nhánh sẽ có điện dung đối với đất.

• Sự nguy hiểm của điện tích tàn dư ( Là điện tích còn sót lại khi vừa cắt điện ra
khỏi nguồn)

Trong mạng điện xoay chiều, điện áp tàn dư không phụ thuộc vào thông số của
mạch điện mà phụ thuộc vào thời điểm cắt của mạch điện

+ Người chạm vào 2 cực của đường dây đã cắt điện ( hình 2.3)

(2.7)

Hình 2.3

Dòng điện qua người:

𝑈0 −𝑅 𝑡𝐶
𝐼𝑛𝑔 = 𝑒 𝑛𝑔 12 (2.8)
𝑅𝑛𝑔

Trong đó: U0 là điện áp tàn dư của đường dây ứng với thời điểm khi người chạm
vào mạch điện.
23

C12 là điện dung giữa dây 1 và dây 2 khi đã bị cắt nguồn.

+ Người chạm vào 1 cực của đường dây đã cắt điện:

Dòng qua người:

𝑈0 −𝑅 (2𝐶𝑡 +𝐶 )
𝐼𝑛𝑔 = 𝑒 𝑛𝑔 12 1
𝑅𝑛𝑔

• Mạng điện có điện dung lớn

(2)

Um

(1)
I
R1 C1R2 C2

Hình 2.4
Xét mạng điện một pha cách điện đối với đất như hình vẽ (hình 2.4)

Trong đó:
R1, C1 là điện trở cách điện và điện dung của dây 1 so với đất
R2, C2 là điện trở cách điện và điện dung của dây 2 so với đất
Khi một người có điện trở Rng đứng trên đất chạm vào dây 1 ta có sơ đồ tương
đương (hình 2.5)

Trong đó:U10, U20 điện áp của dây 1 và dây 2 so với đất


Z1, Z2 là tổng trở của dây 1 và dây 2 so với đấy 2
I1
Z1=R1//(-jX1)
U20 Z2
Z2=R2//(-jX2)
Ta có 𝑍̇1 , 𝑍̇2 tổng trở phức của dây 1 và dây 2 so I1
Ing
với đất:
1 U10 Z1
𝑍̇1 = R1 − j = R1 − j𝑋1 Rng
ωC1
1
𝑍̇2 = R 2 − j = R 2 − j𝑋2 1
ωC2

Khi đó sẽ có tổng trở phức của mạch là: Hình 2.5


24

𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇1 𝑍̇2 . 𝑍̇1 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇2 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇1 (2.9)


𝑍̇𝑡𝑚 = 𝑍̇2 + =
𝑅𝑛𝑔 𝑍̇1 𝑅𝑛𝑔 + 𝑍̇1
Dòng điện phức toàn mạch:
𝑈̇𝑚
̇ =
𝐼𝑚
𝑍̇𝑡𝑚
Điện áp phức đặt lên người :
𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇1 𝑈̇𝑚 𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇1
𝑈̇𝑛𝑔 = 𝑈̇10 = 𝐼𝑡𝑚
̇ . = .
𝑅𝑛𝑔 + 𝑍̇1 𝑍̇𝑡𝑚 𝑅𝑛𝑔 + 𝑍̇1

𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇1
𝑈̇𝑛𝑔 = 𝑈̇𝑚 .
𝑍̇2 . 𝑍̇1 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇2 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇1
Dòng điện phức đi qua người:
𝑈̇ 𝑍̇1 𝑍̇1
̇ = 𝑛𝑔 = 𝑈̇𝑚 .
𝐼𝑛𝑔 = 𝑈̇𝑚 .
𝑅𝑛𝑔 𝑍̇2 . 𝑍̇1 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇2 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑍̇1 𝑍̇2 . 𝑍̇1 + 𝑅𝑛𝑔 . (𝑍̇2 + 𝑍̇1 )

(𝑅1 − 𝑗𝑋1 )
̇ = 𝑈̇𝑚 .
𝐼𝑛𝑔
(𝑅1 − 𝑗𝑋1 )(𝑅2 − 𝑗𝑋2 ) + 𝑅𝑛𝑔 . (𝑅1 − 𝑗𝑋1 + 𝑅2 − 𝑗𝑋2 )
(𝑅1 − 𝑗𝑋1 )
̇ = 𝑈̇𝑚 .
𝐼𝑛𝑔
𝑅1 𝑅2 − 𝑗(𝑋1 𝑅2 + 𝑋2 𝑅1 ) − 𝑋1 𝑋2 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑅1 − 𝑗(𝑋1 + 𝑋2 ) + 𝑅𝑛𝑔 𝑅2

(𝑅1 − 𝑗𝑋1 )
̇ = 𝑈̇𝑚 .
𝐼𝑛𝑔 (2.10)
𝑅1 𝑅2 − 𝑋1 𝑋2 + 𝑅𝑛𝑔 . 𝑅1 + 𝑅𝑛𝑔 𝑅2 − 𝑗(𝑋1 𝑅2 + 𝑋2 𝑅1 +𝑋1 + 𝑋2 )

Nếu mạng điện 1 pha đối xứng ta có: R1=R2= Rcđ, C1=C2=C
1
 𝑍̇1 = 𝑍̇2 = 𝑍̇ = 𝑅𝑐đ +
𝑗𝜔𝐶1

Khi đó dòng qua người:


1
𝑍̇ 𝑅𝑐đ +
̇ 𝑗𝜔𝐶
𝐼𝑛𝑔 = 𝑈̇𝑚 . = 𝑈̇𝑚 .
𝑍̇ + 2𝑅𝑛𝑔 1
𝑅𝑐đ + + 2𝑅𝑛𝑔
𝑗𝜔𝐶
(2.11)
𝑗𝜔𝐶𝑅𝑐đ + 1
̇
𝐼𝑛𝑔 = 𝑈̇𝑚 .
1 + 𝑗𝜔𝐶(2𝑅𝑛𝑔 +𝑅𝑐đ )
25

Dòng hiệu dung qua người

√1 + (𝜔𝐶𝑅𝑐đ )2
𝐼𝑛𝑔 = 𝑈𝑚 . (2.12)
2
√1 + [𝜔𝐶(2𝑅𝑛𝑔 +𝑅𝑐đ )]

• Mạng điện có điện dung lớn (bỏ qua điện trở cách điện)

+ Mạng điện đường dây trên không có điện áp >1000V có cách điện tốt

Z1=1/jωC1, Z2=1/jωC2
1
𝑗𝜔𝐶1 𝜔𝐶2
̇ = 𝑈̇𝑚 .
𝐼𝑛𝑔 = 𝑈̇𝑚
1 1 1 1 𝑗 − 𝑅𝑛𝑔 . 𝜔(𝐶2 + 𝐶1 )
. + 𝑅𝑛𝑔 . ( + )
𝑗𝜔𝐶2 𝑗𝜔𝐶2 𝑗𝜔𝐶1 𝑗𝜔𝐶2

Mạng 1 pha đối xứng: C1=C2=C

𝜔𝐶
𝑈̇𝑚 = 𝑈̇𝑚
𝑗 − 2𝑅𝑛𝑔 . 𝜔𝐶
Dòng hiệu dụng qua người:

𝜔𝐶 (2.13)
𝐼𝑛𝑔 = 𝑈𝑚 .
2 . 𝜔2 . 𝐶 2
√1 + 4𝑅𝑛𝑔

+ Với mạng điện dây cáp dài có điện áp bé hơn 1000V phải tính đến điện dẫn của
cách điện và cả điện dung

Khi người chạm vào dây 1 thì điện trở của dây dẫn 1 lúc này sẽ là: R=R1//Rng do
vậy điện áp của dây dẫn 1 sẽ thay đổi từ U1 đến U’1, và điện áp của dây dẫn 2 cũng sẽ
thay đổi từ U2 thành U’2. Đây chính là nguyên nhân sự phóng và nạp điện tích của C1
và C2.

Dòng điện qua người:


𝑡
∆𝑈 −
𝑅𝑛𝑔 (𝐶1 +𝐶2 )
𝐼𝑛𝑔 = 𝑒 (2.14)
𝑅𝑛𝑔
26

2.1.3 Phân tích an toàn trong mạng điện khi người chạm vào 1 pha pha còn lại
chạm đất

(2)

Um

(1)
I
R1 C1R2 C2

Hình 2.6

Khi người đứng trên đất chạm vào dây 1 và dây 2 chạm đất khi đó toàn bộ điện áp
của mạng sẽ đặt lên ngươi và dòng điện qua người sẽ lớn nhất

(2.15)
𝑈𝑚
𝐼𝑛𝑔 =
𝑅𝑛𝑔

Khi người đứng trên 1 nên có điện trở Rn chạm vào các dây thì với các công
thức

tính trên chỗ nào có Rng thay bằng Rng+Rn

1.3.3. Mạng điện một pha có trung tính trực tiếp nối đất
1.3.3.1. Mạng có 2 dây nối đất qua R0
• TH chạm vào dây không nối đất: Ung ≈ Um hình 2.7

Hình 2.7

Hình 2.7
27

TH chạm vào dây có nối đất: không nguy hiểm vì điện áp đặt vào người ko lớn
hình 2.8

Um IN
Um Ilv Zt
a
c b c
a b
U/2
(0,01 0,015)U

R0
R0 a) b)

Hình 2.8 a) Chạm vào dây có nối đất trong chế độ làm việc bình thường
b) Chạm vào một dây đồng thời xảy ra ngắn mạch trong mạng
một pha trung tính nối đất

Ở trạng thái làm việc bình thường với tải Zt (Hình 2.8 a)

Nếu người chạm vào pha cách điện đối với đất một cách gần đúng có thể xác định
dòng qua người
𝑈 (2.16)
𝐼𝑛𝑔 =
𝑅0 + 𝑅𝑛𝑔
Nếu người chạm vào pha nối đất thì dòng qua người :
∆𝑈 𝐼𝑙𝑣 . 𝑍𝑑 (2.17)
𝐼𝑛𝑔 = =
𝑅𝑛𝑔 𝑅𝑛𝑔
Trong đó: Zd : Tổng trở đoạn dây từ người đến chỗ chạm.

U : Điện áp rơi trên đoạn từ nguồn đến chỗ người chạm vào dây

Ilv : Dòng điện làm việc.

Cho dù người chạm vào điểm b xa nhất thì điện áp trên người cũng không lớn
hơn 5% U mạng điện
• Trường hợp mạng điện bị ngắn mạch như hình 2.8b. Giả sử tiết diện của 2 dây là
như nhau thì người chạm tại điểm C thì điện áp đặt vào người là: Ung=Um/2. Người chạm
càng gần nguồn thì điện áp càng giảm
28

• Khi dây nối đất đứt ở phía đầu nguồn thì Ung ≈ Um.

1.3.3.2. Mạng chỉ có 1 dây


Thực chất mạng này vẫn có 2 dây, một dây đi trên không còn 1 dây là đất hoặc là
đường ray. Mạng này được dùng để chạy tàu điện hoặc xe điện hình 2.9

2
Um

Hình 2.9

Dòng điện qua người:


𝑅𝑐đ2
𝐼𝑛𝑔 = 𝑈𝑚 .
𝑅0 . 𝑅𝑐đ2 + 𝑅𝑛𝑔 (𝑅0 + 𝑅𝑐đ2 )

Vì R0 rất nhỏ nên ta có thể bỏ qua khi đó dòng qua người:


𝑈𝑚 (2.18)
𝐼𝑛𝑔 =
𝑅𝑛𝑔

1.3.4. Câu hỏi và bài tập


1. Phân tích an toàn khi người chạm vào một cực của mạng điện đơn giản có điện
dung nhỏ?
2. Phân tích an toàn khi người chạm vào một cực của mạng điện đơn giản có điện
dung lớn?
3. Hãy xác định dòng điện qua người ở mạng điện 2 dây cách điện đối với đất điện
dung nhỏ trong các trường hợp người chạm vào:
Đồng thời 2 dây?
Một dây?
29

Và cho biết người có nguy hiểm không trong từng trường hợp, giải thích?
Biết: Mạng điện có điện áp U = 220V; Rng = 5000; điện trở cách điện Rcđ = 30
k;
4. Hãy xác định dòng điện qua người trong mạng điện 1 pha của nước ta trong các
trường hợp người chạm vào:
Đồng thời 2 dây: dây pha và dây nối đất (dây trung tính)?
Dây pha?
Và cho biết người có nguy hiểm không trong từng trường hợp, giải thích?
Biết: Mạng điện có điện áp U = 220V, f =50Hz ; Điện trở nối đất đầu nguồn R0 =
4 ; Điện trở người Rng = 1000.
5. Hãy xác định dòng điện qua người khi người chạm đường dây tải điện cao áp
tại thời điểm vừa cắt ra khỏi nguồn có chiều dài 1km kể từ nguồn đến chỗ chạm điện
trong trường hợp:
a, Chạm vào một dây?
b.Chạm vào cả hai dây?
Biết: Điện áp giữa 2 dây tại thời điểm t = 1s người chạm điện là 6kV;Giả thiết
điện dung giữa 2 dây và 2 dây với đất cùng bằng 0,3F/km; Điện trở người Rng = 1,5k
6. Hãy xác định dòng điện qua người khi người chạm vào hai cực của một tụ điện
ngay sau khi cắt ra khỏi lưới điện?
Biết: Điện áp giữa 2 cực tại thời điểm t = 0,5s người chạm điện là 3kV; Giả thiết
điện dung của tụ bằng 3F.
7. Hãy xác định dòng điện qua người khi người chạm vào một dây của mạng điện
2 dây cách điện với đất cấp điện cho 1 phụ tải đang làm việc cách nguồn 500m?
Biết: Điện áp nguồn 6kV, f = 50Hz; Chỗ chạm điện: tại điểm đấu với phụ tải.
Giả thiết điện dung giữa các dây với đất bằng nhau và bằng 0,3F/km ; Điện trở người
Rng = 1,5k.
1.4. Phân tích an toàn trong mạng điện 3 pha
1.4.1. Khái niệm
Điểm trung tính là điểm chung của ba cuộn dây nối hình sao. Trong mạng điện ba
pha điểm trung tính của nguồn có vai trò hết sức quan trọng trong chế độ làm việc của
mạng.

Dây trung tính là dây nối điểm trung tính với nguồn, làm nhiệm vụ dẫn dòng điện
về nguồn khi mạng không đối xứng.

Điểm trung tính nguồn và dây trung tính gọi chung là trung tính.
30

Nếu trung tính không nối đất hoặc nối đất qua tổng trở lớn hoặc nối đất qua thiết
bị bù dòng điện dung được gọi là trung tính cách điện với đất. Nếu trung tính trực tiếp
nối đất với hệ thống nối đất có điện trở nhỏ gọi là trung tính trực tiếp nối đất.

Mạng ba pha gồm: nguồn, tải và đường dây đối xứng gọi là mạng ba pha đối xứng.
Nếu không thỏa mãn ba điều trên thì gọi là mạng ba pha không đỗi xứng.

Điện áp pha của tải Uf =UA= UB= UC là điện áp đo được giữa hai đầu pha của tải
hoặc giữa dây pha và dây trung tính.

Điện áp dây của tải Ud =UAB= UBC= UCA là điện áp đo được giữa hai dây pha

Dòng điện pha của tải If =IpA= IpB = IpC là dòng điện đi qua một cuộn dây của một
pha máy phát hoặc một pha tải.

Dòng điện dây của tải Id =IdA= IdB = IdC là dòng điện chạy trên dây từ nguồn
đến tải.

Phân loại mạng điện ba pha

*Theo cấp điện áp

+ Mạng cao áp có điện áp U≥ 1000V

Mạng có điện áp U≥ 110KV (110KV, 220KV, 500KV, …) thường là mạng trung


tính nối đất trực tiếp.

Mạng có điện áp U ≤ 35KV ( 35KV, 20KV, 10KV, …) thường là mạng trung


tính cách điện với đất.

+ Mạng hạ áp có điện áp U≤ 1000V thường là mạng 220V/127V hoặc


380V/220V có thể là trung tính nối đất hoặc không nối đất. Nước ta hiện nay phổ biến
mạng ba pha bốn dây 380V/220V trung tính nối đất trực tiếp.

*Theo số dây mạng ba pha

+ Mạng điện ba pha bốn dây

- Trung tính cách điện đối với đất

- Trung tính nối đất trực tiếp

- Trung tính nối đất qua cuộn kháng nhỏ

+ Mạng điện ba pha ba dây


31

- Trung tính cách điện đối với đất

- Trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang

- Trung tính nối đất trực tiếp

Các tình huống có thể dẫn đến tai nạn nguy hiểm của dòng điện trong mạng ba
pha:

Chạm trực tiếp vào một pha, hai pha hoặc ba pha.

Chạm gián tiếp (chạm khi thiết bị có sự cố hỏng cách điện hoặc phải chịu điện áp
bước). Chạm vảo vỏ thiết bị bị hỏng cách điện thường là do một pha chạm vỏ, có thể
coi là trường hợp chạm vào một pha của mạng điện ba pha.

Trong các tình huống trên tình huống chạm vào một pha là phổ biến nhất. Song
mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng loại mạng ba pha là cao áp hay hạ áp, trung
tính có nối đất hay không nối đất. Khí đó mức độ nguy hiểm phụ thuộc rất nhiều và tình
trạng làm việc của điểm trung tính của mạng.

1.4.2. Phân tích an toàn trong mạng 3 pha có dây trung tích cách điện với đất.
Mạng này được sử dụng ở nơi có yêu cầu an toàn như trong khai thác bùn, khai
thác hần mỏ, trong tàu thủy, …
Để ngăn ngừa điện chạm đất, người ta phải đặt khí cụ điện bảo vệ (Rơ le, cầu chì,
máy cắt, …) kiểm tra ở từng pha
Ưu điểm: Dòng sự cố 1 pha, điện áp bước, điện áp tiếp xúc nhỏ, cho phép vận hành
trong một thời gian nhất định khi sự cố chạm đất 1 pha.
Nhược điểm: Mức cách điện của thiết bị phải chịu ở điện áp dây, có khả năng gây
quá áp nội bộ do hồ quang chập chờn, khó tìm điểm sự cố, việc thực hiện bảo vệ có chọn
lọc khi một pha chạm đất khá phức tạp và đặc biệt đối với lưới 35kV chỉ cho phép làm
việc khi IC ≤ 10A.
Hiện nay mạng trung tính cách điện với đất được sử dụng ở các nước như: Italia,
Nhật, Irceland. Tại Việt Nam, lưới 6, 10 và 35kV đang sử dụng mạng trung tính cách
đất.
Ở mạng trung áp 35kV trung tính cách ly với đất của Việt Nam
Ưu điểm: Cấu hình trạm biến áp, đường dây đơn giản do cuộn trung áp 35kV MBA
nguồn có thể có tổ đấu dây sao hoặc tam giác, điểm trung tính không cần đưa ra ngoài
MBA. Đường dây trung áp 35kV chỉ cần kéo 3 dây pha, không cần kéo dây trung tính.
Thiết bị rơ le bảo vệ đơn giản. Khi sự cố chạm đất không phải cắt điện trên diện rộng
(theo quy phạm có thể vận hành trong 2 giờ khi bị sự cố chạm đất) rất phù hợp cho lưới
32

35kV cấp riêng cho các trạm trung gian.


Nhược điểm: Nguy hiểm cho người và súc vật khi đến gần chỗ chạm đất khi sự cố
chạm đất chưa được loại trừ. Khi chạm đất, điện áp pha không bị sự cố tăng lên 1,73
lần, dẫn tới việc lựa chọn mức cách điện của thiết bị ở điện áp dây. Một số trường hợp
phát triển thành sự cố 2 pha chạm đất. Nếu lưới trung áp có nhu cầu dùng trạm phân
phối 1 pha thì đường dây trung áp vẫn phải kéo 2 pha, điện áp sơ cấp MBA là điện áp
dây. Với những lưới trung áp 35kV có chiều dài lớn, dòng điện dung khi chạm đất lớn
(quá 10A) dễ sinh ra quá điện áp nội bộ, dễ làm sự cố lan rộng.
1.4.2.1. Người đứng trên đất chạm vào 1 pha
Khi 1 người đứng trên đất có điện trở Rng đứng trên đất chạm vào dây A ta có sơ
đồ tương đương:
UC C
0 UB
B
UA
A

RA CA RB CB RC CC

Hình 3.1 Người chạm vào 1 pha trong chế độ làm việc bình thường

Trong đó: RA, RC, RC là điện trở cách điện của các dây
CA, CB, CC là điện dung của đường dây đối với đất
uA, uB, uC là điện áp tức thời của các pha 1, 2, 3
2𝜋 2𝜋
𝑢𝐴 = √2𝑈𝑠𝑖𝑛𝜔𝑡; 𝑢𝐵 = √2𝑈 sin (𝜔𝑡 − ) ; 𝑢𝐶 = √2𝑈sin (𝜔𝑡 + )
3 3
U: điện áp hiệu dụng, ω tần số góc.
Ta có sơ đồ tương đương ở dạng mạch điện hình 3. 2

GA

GB
GC

Hình 3.2. Sơ đồ tương đương khi người chạm vào pha A


33

Gi là điện dẫn của các dây pha, dây trung tính và trung tính máy biến áp so với
đất
1 1
𝐺𝐴̇ = 𝑔𝑛𝑔 + 𝑔1 + 𝑗𝑏1 = + 𝑗𝜔𝐶1 𝐺3̇ = 𝑔3 + 𝑗𝑏3 = + 𝑗𝜔𝐶3
𝑅1 𝑅3

1 1
𝐺2̇ = 𝑔2 + 𝑗𝑏2 = + 𝑗𝜔𝐶2 𝐺4̇ = 𝑔4 + 𝑗𝑏4 = + 𝑗𝜔𝐶4
𝑅2 𝑅4

1
Điện dẫn người: 𝑔𝑛𝑔 =
𝑅𝑛𝑔

Áp dụng định luật kirchhoff I tại nút O’ ta có: ∑ 𝐼 ̇ = 0 <==> ∑ 𝑈̇ 𝐺 = 0

𝑈̇𝐴′ 𝐺𝐴̇ + 𝑈̇𝐵′ 𝐺̇𝐵 + 𝑈̇𝐶 ′ 𝐺̇𝐶 = 0 (3.1)

Phức hóa điện áp nguồn:

1 √3 1 √3
𝑈̇𝐴 = 𝑈; 𝑈̇𝐵 = 𝑈 (− − 𝑗 ) ; 𝑈̇𝐵 = 𝑈 (− + )
2 2 2 2

3 √3
𝑈̇𝐴′𝐵′ = 𝑈̇𝐴′ − 𝑈̇𝐵′ = 𝑈̇𝐴𝐵 = 𝑈̇𝐴 − 𝑈̇𝐵 = 𝑈 ( + 𝑗 ) ==> 𝑈̇𝐵′
2 2
3 √3
= 𝑈̇𝐴′ − 𝑈 ( + 𝑗 )
2 2

3 √3
𝑈̇𝐴′𝐶 ′ = 𝑈̇𝐴′ − 𝑈̇𝐶 ′ = 𝑈̇𝐴𝐶 = 𝑈̇𝐴 − 𝑈̇𝐶 = 𝑈 ( − 𝑗 ) ==> 𝑈̇𝐶 ′
2 2
3 √3
= 𝑈̇𝐴′ − 𝑈 ( − 𝑗 )
2 2

Thay vào 3.1


34

3 √3 3 √3
𝑈̇𝐴′ 𝐺𝐴̇ + 𝐺̇𝐵 [𝑈̇𝐴′ − 𝑈 ( + 𝑗 )] + 𝐺̇𝐶 [𝑈̇𝐴′ − 𝑈 ( − 𝑗 )] = 0
2 2 2 2

𝑈
𝑈̇𝐴′ (𝐺̇𝐴 + 𝐺̇𝐵 + 𝐺̇𝐶 ) = [(3 + 𝑗√3)𝐺̇𝐵 + (3 − 𝑗√3)𝐺̇𝐶 ]
2

𝑈 [(3 + 𝑗√3)𝐺̇𝐵 + (3 − 𝑗√3)𝐺̇𝐶 ]


𝑈̇𝐴′ = (3.2)
2 (𝐺̇𝐴 + 𝐺̇𝐵 + 𝐺̇𝐶 )

Thay GA, GB, GC vào (3.2)

𝑈 [(3 + 𝑗√3)(𝑔𝐵 + 𝑗𝜔𝐶𝐵 ) + (3 − 𝑗√3)(𝑔𝐶 + 𝑗𝜔𝐶𝐶 )]


𝑈̇𝐴′ =
2 𝑔𝑛𝑔 + 𝑔𝐴 +𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 + 𝑗𝜔(𝐶𝐴 + 𝐶𝐵 + 𝐶𝐶 )

(3.3)
𝑈 (3 (𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 ) + √3𝜔(𝐶𝐶 −𝐶𝐵 ) + 𝑗[(√3 (𝑔𝐵 − 𝑔𝐶 ) + 3𝜔(𝐶𝐵 + 𝐶𝐶 )]
𝑈̇𝐴′ =
2 𝑔𝑛𝑔 + 𝑔𝐴 +𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 + 𝑗𝜔(𝐶𝐴 + 𝐶𝐵 + 𝐶𝐶 )

Điện áp UA’ chính là điện áp đặt lên người


Điện áp hiệu dụng đặt lên người:
2 2
𝑈 [(3 (𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 ) + √3𝜔(𝐶𝐶 −𝐶𝐵 )] + [(√3 (𝑔𝐵 − 𝑔𝐶 ) + 3𝜔(𝐶𝐵 + 𝐶𝐶 )] (3.4)
𝑈𝑛𝑔 = √ 2
2 (𝑔𝑛𝑔 + 𝑔𝐴 +𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 ) + [𝜔(𝐶𝐴 + 𝐶𝐵 + 𝐶𝐶 )]2

Dòng điện hiệu dụng đặt lên người:


𝑈𝑛𝑔
𝐼𝑛𝑔 =
𝑅𝑛𝑔

2 2
𝑈 [(3 (𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 ) + √3𝜔(𝐶𝐶 −𝐶𝐵 )] + [(√3 (𝑔𝐵 − 𝑔𝐶 ) + 3𝜔(𝐶𝐵 + 𝐶𝐶 )]
= . 𝑔𝑛𝑔 √ 2 (3.5)
2 (𝑔𝑛𝑔 + 𝑔𝐴 +𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 ) + [𝜔(𝐶𝐴 + 𝐶𝐵 + 𝐶𝐶 )]2

*Mạng 3 pha đối xứng.


35

Điện dung của các pha bằng nhau: CA= CB = CC = C và điện trở cách điện
các cũng pha bằng nhau: RA = RB = RC = Rcđ (hay điện dẫn: g1 = g2 = g3 = gcđ

Thay vào công thức 3.5 ta có dòng điện qua người trong trường hợp mạng 3
pha đối xứng:

𝑈 36𝑔𝑐đ + 36𝜔 2 𝐶 2
𝐼𝑛𝑔 = . 𝑔𝑛𝑔 √
2 (𝑔𝑛𝑔 +3𝑔)2 + 9𝜔 2 𝐶 2

9𝑔𝑐đ + 9𝜔 2 𝐶 2
= 𝑈. 𝑔𝑛𝑔 √ (3.6)
(𝑔𝑛𝑔 +3𝑔)2 + 9𝜔 2 𝐶 2

* Mạng 3 pha trung tính cách điện vơi đất có điện dung lớn và điện dẫn
nhỏ: RA= RB = RC = ∞ ➔ gA= gB = gC = 0 thay vào công thức (3.5)
𝑈𝑛𝑔
𝐼𝑛𝑔 =
𝑅𝑛𝑔

𝑈 3𝜔 2 (𝐶𝐶 −𝐶𝐵 )2 + 9𝜔 2 (𝐶𝐶 +𝐶𝐵 )2


= . 𝑔𝑛𝑔 √ (3.7)
2 𝑔𝑛𝑔 2 + [𝜔(𝐶𝐴 + 𝐶𝐵 + 𝐶𝐶 )]2

Mạng 3 pha đồi xứng CA= CB = CC = C thì dòng qua người:


𝑈𝑛𝑔 𝑈 3𝜔𝐶
𝐼𝑛𝑔 = = . 𝑔𝑛𝑔 (3.8)
𝑅𝑛𝑔 2 √𝑔𝑛𝑔 2 + 9𝜔 2 𝐶 2

Như vậy, dòng điện đi qua người Ing phụ thuộc vào điện trở cách điện Rng và điện
dung C. Nếu giá trị điện dung C càng lớn thì dòng điện đi qua người Ing càng lớn và đây
là trường hợp nguy hiểm.
* Đối với mạng dây 3 pha trung tính cách điện vơi đất có điện áp nhỏ hởn
1000V hoặc đối với mạng dây cáp có chiều dài đường dây nhỏ hớn 1,5km thì
điện dung nhỏ: CA= CB = CC = 0 thay vào công thức (3.5)

𝑈𝑛𝑔 𝑈 9 (𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 )2 + 3(𝑔𝐵 − 𝑔𝐶 )2


𝐼𝑛𝑔 = = . 𝑔𝑛𝑔 √ 2
𝑅𝑛𝑔 2 (𝑔𝑛𝑔 + 𝑔𝐴 +𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 )

𝑈 √9 (𝑔𝐵 + 𝑔𝐶 )2 + 3(𝑔𝐵 − 𝑔𝐶 )2
= . 𝑔𝑛𝑔 (3.9)
2 (𝑔 + 𝑔 +𝑔 + 𝑔 )
𝑛𝑔 𝐴 𝐵 𝐶
36

Mạng 3 pha đồi xứng RA= RB = RC = Rcđ hay (gA= gB = gC = gcđ) Trường
hợp bỏ qua điện dung của mạng (CA= CB = CC =0)
𝑈𝑛𝑔 𝑈 6 𝑔𝑐đ 3𝑈
𝐼𝑛𝑔 = = . 𝑔𝑛𝑔 = (3.10)
𝑅𝑛𝑔 2 (𝑔𝑛𝑔 + 3𝑔𝑐đ ) (𝑅𝑐đ + 3𝑅𝑛𝑔 )

Như vậy, dòng điện đi qua người (Ing) phụ thuộc rất nhiều vào điện trở cách điện
(rcđ ) và điện trở người (R ng ) của mạng điện đối với đất. Nếu Rcđ đủ lớn thì dòng điện
đi qua người (Ing) có thể giảm đến mức an toàn.
Dòng qua người nằm trong khoảng cho phép Ing<0.01 thì
3𝑈
< 0.01 => 𝑅𝑐đ > 300𝑈 − 3𝑅𝑛𝑔 (3.11)
(𝑅𝑐đ + 3𝑅𝑛𝑔 )

Nếu người đứng trên 1 nền có điện trở cách điện Rn thì khi đó điện trở để tính
dòng

qua người tăng R’ng=Rng+Rn

Ví dụ: Một người tiếp xúc với một pha của mạng điện 3 pha 3 dây có trung tính
cách điện điện áp 380V. Biết Rng=1000 W. Hãy xác định dòng điện qua người trong
hai trường hợp
a. Khi C1=C2=C3= 0 và R1=R2=R3=3.103 W

b. Khi C1=C2=C3= C=0,03 mf và R1=R2=R3=¥

Giải:
a.Áp dụng công thức (3.10) ta có:
3𝑈 3𝑈𝑓 220.3
𝐼𝑛𝑔 = = = = 110𝑚𝐴
3𝑅𝑛𝑔 + 𝑅𝑐đ 3𝑅𝑛𝑔 + 𝑅𝑐đ 3000 + 3000
b.Áp dụng công thức (3.8) ta có:
𝑈 3𝜔𝐶 𝑈𝑓
𝐼𝑛𝑔 = . 𝑔𝑛𝑔 =
2 √𝑔𝑛𝑔 2 + 9𝜔 2 𝐶 2 2 + ( 1 )2
√𝑅𝑛𝑔
3𝜔𝐶
𝑈𝑓
= = 6,6𝑚𝐴
1
√10002 + ( )2
3.2.3.14.50.0,03. 10−6
37

1.4.2.2. Trường hợp nguy hiểm nhất trong mạng 3 pha là người chạm vào
2 dây pha của mạng
Ud điện áp của mạng điện
Ud
Rng điện trở của người

Điện áp và dòng điện đặt lên người là lớn nhất:

𝑈𝑛𝑔 = 𝑈𝑑 (3.12)

𝑈𝑛𝑔
𝐼𝑛𝑔 =
𝑅𝑛𝑔
Mắc theo hình sao thì Id = Ip , 𝑈𝑑 = √3𝑈𝑓 Hình 3.2
Mắc theo tam giác: Ud=Up, 𝐼𝑑 = √3𝐼𝑓
Trong trường hợp này dù người có đứng trên ghế cách điện, thảm cách điện…vẫn
không có tác dụng giảm dòng qua người.
Khi dây dẫn một pha bị chạm đất và người đứng chạm vào một pha khác

B
C

A RB RC
CB RC

Hình 3.3
Khi đó điện áp giữa các pha điện áp pha của các pha còn lại sẽ tăng lên bằng điện
áp dây

Giả sử pha 𝐴 chạm đất trực tiếp, khi đó điện áp đối với đất của pha 𝐴 (UA = 0),
nên có thể coi như chỗ chạm đất được đặt thêm một điện áp mới bằng (−UA ). Như vậy,
điện áp mới của các pha đối với đất (𝑈𝐴′ ; 𝑈𝐵′ ; 𝑈𝐶′ )

Ta được:
UA′̇ = UȦ − UȦ
→ {UB′̇ = UḂ − UḂ
U′̇ = UĊ − UĊ
C
38

UA′̇ = 0
1 √3 3 √3
UA′̇ = U (− − j − 1) = U (− − j )
↔ 2 2 2 2
1 √3 3 √3
UB′̇ = U (− + j − 1) = U (− + j )
{ 2 2 2 2

UA′ = 0
2
3 2 √3
UB′ √
= U (− ) + (− ) = √3U = Ud (3.13)
→ 2 2
2
3 2 √3
UC′ √
= U (− ) + ( ) = √3U = Ud
{ 2 2

Từ đó ta có thể suy ra rằng, người đó chịu một điện áp là:

→ Ung = Ud
Dòng điện qua người xác định theo công thức:
Ud
Ing = (A) (3.14)
R ng
Nếu người đứng trê nền có điện trở Rn thì dòng qua người
Ud
Ing = (A)
R ng + R n (3.15)
Theo các phân tích trên, trong mạng điện này dù điện trở cách điện của
vỏ bọc dây dẫn các pha đối với đất rất lớn (R1 = R2 = R3 = ∞) nhưng khi người chạm
vào một pha vẫn có khả năng bị nguy hiểm chết người.

Ngoài ra dòng điện dung của các pha không chạm đất sẽ tăng lên √3 lần và dòng
điện dung tại chổ chạm đất tăng lên 3 lần so với dòng điện dung trước khi chạm đất.

Mạng điện vẫn làm việc bình thường khi chạm đất một pha nhưng không cho phép
làm việc lâu dài vì:

Có thể pha thứ hai sẽ chạm đất ➔ ngắn mạch hai pha qua đất

Những chổ cách điện yếu có thể bị đánh thủng, gây phóng điện và ngắn mạch giữa
các pha ➔ cách điện pha của mạng điện và các thiết bị điện phải thiết kế theo điện áp
dây

Tại chổ chạm đất có thể xuất hiện hồ quang chập chờn. Trị số quá điện áp có thể
39

đạt đến (2,5 ÷ 3)Upha. Phải có thiết bị kiểm tra cách điện
1.4.3. Phân tích an toàn trong mạng 3 pha có trung tính nối đất

UC
UB C

0 B
UA

Ro RA RB RC

Hình 3.5 Mạng ba pha trunh tính trực tiếp nối đất

Nối đất trung tính nhằm mục đích giảm bớt nguy hiểm cho người khi xảy ra chạm
đất giữ không cho Điện áp của các dây pha đối với đất tăng lên khi xảy ra chạm đất

R0 điện trở nối đất dây trung tính (khoảng vài ôm) điện dẫn g0=1/R0

Trong trường hợp này các giá trị RA, RB, RC lớn hơn rất nhiều so với R0 nên khi
tính toán có thể bỏ qua coi gA=gB=gC=0.

Cho nên khi người chạm vào một pha điện áp đặt vào người là:

g0 Rng
U ng = U =U (3.16)
g0 + g ng R0 + Rng

Dòng điện qua người là:

U
I ng = (3.17)
R0 + Rng

Trong hệ thống nối đất thì R0 <<< Rng => Nên điện áp đặt lên người trong trường
hợp này hoàn toàn là điện áp pha. Đây là nhược điểm của mạng 3 pha trung tính trực
tiếp nối đất.
40

Nhận xét: Trong trường hợp này dòng điện qua người gần như không thay đổi khi
điện trở của hệ thống thay đổi. Hay dòng điện qua người không phụ thuộc vào điện trở
cách điện.

Giả thiết xảy ra chạm đất pha A, người chạm pha hình 3.6

Nếu xem R0 = 0 thì từ sơ đồ thay thế và U0 = Iđ. R0 = 0

Điện áp đối với đất chỗ chạm đất Uphđ=UA – U0 = UA

Điện áp đặt vào người: Ung = UB – U0 = UB => Như vậy trong trường hợp này

Điện áp đặt lên người chỉ là điện áp pha.

Đây chính là ưu điểm của mạng trung tính trực tiếp nối đất

Tuy nhiên trong thực tế R0 =0 khó có thể xảy ra. Vì vậy điện áp của pha A sẽ phân
bố trên Cả R0 và Rphđ hình 3.6

Điện áp tại điểm chạm đất đối với đất bằng Uphđ=Iđ . Rphđ còn điểm trung tính của
của mạng U0 = Iđ. R0. vì thế điện áp đặt lên người sẽ lớn hơn điện áp pha hình 3.6

Ung = UphB – U0 hay Ung = UAB - Uphđ >Up

Ung xác định qua tam giác O’B

U ng = U 02 + U 2phB − 2U 0U phB cos1200 (3.18) UB

UAB
Điện áp đặt lên người khi người chạm vào pha B, pha A Ung

Chạm đất trong mạng 3 pha trung tính trực tiếp nối đất Uphđ
0’
UA UC
41

Hình 3.6
(3.19)
𝑈𝑝 < 𝑈𝑛𝑔 = √𝑈02 + 𝑈𝐵2 + 2𝑈0 𝑈𝐵 < 𝑈𝑑

Điện áp đặt vào người lớn hay nhỏ tùy thuộc vào R0 và Rphđ

Ta xét hai trường hợp đặt trưng :

Khi điện trở chạm đất: Rphđ = 0 ta có 𝑈𝑛𝑔 = √3𝑈𝑓 tức trong trường
hợp này điện áp đặt vào người bằng điện áp dây
Khi R0 = 0 ta tính được:Ung =Uf trong thực tế R0, Rphđ luôn luôn lớn hơn không
nên Ung = UAB - Uch suy ra 3 Uf > Ung > Uf

Ví dụ: Một người chạm vào một pha của lưới điện ba pha bốn dây 380/220V có
trung tính trực tiếp nối đất hãy xác định dòng điện qua người.

Cho biết : R0 = 4 Ω ; Rng =1000 Ω ; R1 = R2 = R3 = R4 = R =104 Ω,


C1=C2=C3=C4=C=0,1 µF

Giải: Ta có:

1 1
XC = = = 32. 103 Ω
ωC 2. π. 50 0.1. 10−6

1 1 1
𝑌= + 𝑗 ≪ 𝑌0 =
104 32. 103 4
Do đó có thể coi Y1=Y2=Y3=Y4= Y » 0
Nên:
Uf 220
Ing = = = 220mA
R ng + R 0 1000 + 4
1.4.4. Câu hỏi và bài tập
1. Phân tích an toàn trong các mạng điện 3 pha?

2. So sánh mạng điện 3 pha trung tính cách điện với đất và mạng trung tính nối đất
dưới góc độ an toàn điện?

3. Hãy xác định dòng điện qua người khi người chạm vào 1 pha của mạng điện 3
pha trung tính cách điện với đất trong các trường hợp:

Người chạm điện trong chế độ mạng điện làm việc bình thường?
42

Người chạm điện trong chế độ mạng điện đang xảy ra chạm đất pha khác?

Có nhận xét gì sau khi tính toán 2 trường hợp trên?

Biết: Mạng có điện điện áp 380/220 V, f = 50Hz; điện trở cách điện Rcđ = 40k;
điện dung không đáng kể; điện trở người Rng = 1k.

Hãy xác định Rcđ tối thiểu để người có Rng = 1000 chạm vào 1 pha vẫn an toàn?

4. Hãy xác định dòng điện qua người khi người chạm vào 1 pha của mạng điện 3
pha trung tính cách điện với đất trong chế độ mạng điện làm việc bình thường.

Biết: Mạng có điện điện áp 10 kV, f = 50Hz; có chiều dài L = 10km; điện dẫn
cách điện gcđ  0; điện dung đơn vị C0 = 0,3F/km; điện trở người Rng = 2k.

a. Cho biết dòng điện này có nguy hiểm đối với người không?

b. Để giảm dòng điện qua người khi tiếp xúc 1 pha trong mạng này có các biện
pháp nào?

5. Hãy xác định dòng điện qua người khi người chạm vào 1 pha của mạng điện 3
pha trung tính nối đất trong chế độ mạng điện làm việc bình thường và khi có chạm đất
1 pha khác?

Biết: Mạng có điện điện áp 380 V, f = 50Hz; điện trở người Rng = 1k, điện
trở nối đất trung tính R0 = 4

6. Hãy xác định dòng điện qua người khi người (Rng = 1k) chạm vào 1 pha của
mạng điện 3 pha trung tính nối đất 380/220 V ở chế độ mạng điện làm việc bình thường
trong trường hợp người chạm:

a. Tiếp xúc trực tiếp với đất (đi chân đất)?

b. Đi giầy có điện trở Rg = 10k?

c. Đi giầy có điện trở Rg = 10k nhưng lại chạm vào phần nhô khỏi đất của một
kết cấu kim loại chôn trực tiếp trong đất gần đó?

Giả thiết: điện trở nối đất trung tính R0 = 4 và điện trở của kết cấu kim loại R = 20.

1.5. Các phương pháp bảo vệ an toàn điện


1.5.1. Bảo vệ nối đất
1.5.1.1. Khái quát chung
Bảo vệ nối đất là một trong những biện pháp bảo vệ an toàn cơ bản đã được áp
43

dụng từ lâu.
Bảo vệ nối đất là nối tất cả các phần kim loại của thiết bị điện hoặc của các kết cấu
kim loại là có thể xuất hiện điện áp khi cách điện bị hư hỏng với hệ thống nối đất.
Trong hệ thống điện tồn tại 3 loại nối đất:
Nối đất làm việc R0: Thực hiện nối các điểm của mạng điện (thường là trung
tính mạng điện) với hệ thống nối đất nhằm đảm bảo các chế độ làm việc của mạng điện.
Nối đất an toàn (bảo vệ) Rđ: Thực hiện nối các phần tử bình thường không
mang điện áp (thường là vỏ máy, khung máy, chân sứ,…) với hệ thống nối đất nhằm
đảm bảo an toàn cho người tiếp xúc với các phần tử này khi vì lý do nào đó (thường là
cách điện bị hỏng) chúng có điện.
Nối đất chống sét Rxk: Thực hiện nối các thiết bị chống sét với hệ thống nối đất
nhằm đảm bảo an toàn cho người và các thiết bị, công trình khi có sét đánh.
Trong nội dung bài học này chủ yếu chỉ đề cập nối đất an toàn. Tuy nhiên các
công thức, trị số điện trở nối đất, cách thức tính toán, thiết kế và lắp đặt trình bày có thể
được áp dụng cho cả 3 loại nối đất kể trên.
1.5.1.2. Mục đich, ý nghĩa của bảo vệ nối đất
a. Mục đích
Bảo vệ nối đất nhằm bảo vệ an toàn cho người khi người tiếp xúc với thiết bị đã bị
chạm vỏ bằng cách giảm điện áp trên vỏ thiết bị xuống một trị số an toàn.
(Chú ý: Ở đây ta hiểu chạm vỏ là hiện tượng một pha nào đó bị hỏng cách điện và
có sự tiếp xúc điện với vỏ thiết bị).
44

b. Ý nghĩa
Để hiểu rõ ý nghĩa của bảo vệ nối đất ta xét mạng điện đơn giản sau (Hình 4.1a).

Hình 4.1 a: Sơ đồ nguyên lý Hình 4.1b: Sơ đồ thay thế, sơ đồ tương đương


Xét 1 thiết bị làm việc trong lưới điện 2 pha có điện áp U. Giả sử thiết bị điện A
trong mạng điện trên được nối bảo vệ với điện trở nối đất là Rđ và xảy ra sự cố 1 pha
chạm vỏ thiết bị trong lúc người đang tiếp xúc vỏ thiết bị. Điện trở cách điện hai pha
tương ứng là R1, R2 và xem điện dung của các pha đối với đất là bé có thể bỏ qua, ta có
sơ đồ thay thế của mạng như ở hình 4.1b.
- Điện áp đặt vào người: Ung = I0 . Rt d

Trong đó: I0 là dòng điện tổng

Rtđ là điện trở tương đương: Rtd = R1 // Rng // Rd


R td 1
Ung = I0 × R td = U. = U.
R 2 + R td 1
R2 ( ) + 1
R td

U
= (4.1)
1 1 1
R2 ( + + )+1
R1 R ng R d

Vì R1, R2 và Rng >> Rd nên công thức (4.1) có thể xác định một cách gần đúng:
U. R d g2
Ung = = U.
R2 gd
Và dòng điện qua người là:
Ung U. R d
Ing = =
R ng R 2 . R ng
U. g 2 . g ng
= (4.2)
gd

Từ đây ta thấy vì U, R2, Rng là những giá trị tương đối ổn định nên để giảm dòng
45

điện qua người ta cần phải giảm điện trở Rđ .


Vì vậy ý nghĩa bảo vệ nối đất là tạo ra giữa vỏ thiết bị và đất một mạch điện có
điện dẫn lớn làm giảm phân lượng dòng điện qua người (nói cách khác là giảm điện áp
trên vỏ thiết bị) đến một trị số an toàn khi người chạm vào vỏ thiết bị đã bị chạm vỏ.
1.5.1.3. Các hình thức nối đất
a. Nối đất tập trung
Là hình thức dùng một số cọc nối đất tập trung trong đất tại một chỗ, một vùng
nhất định phía ngoài vùng bảo vệ (hình 4.2)
Nhược điểm của nối đất tập trung là nhiều trường hợp nối đất tập trung không thể
giảm được điện áp tiếp xúc và điện áp đến giá trị an toàn cho người. Theo hình 4.2a điện
áp tiếp xúc do có sự chạm vỏ khi tiếp xúc với thiết bị 1 là Utx1 nhỏ hơn tiếp xúc với
thiết bị 2 (thiết bị 2 đặt xa vật nối đất từ 20m trở lên).
Utx1 < Utx2 = Ud. Với điện áp bước thì ngược lại: Ub1 > Ub2 (ta thấy càng xa vật
nối đất thì điện áp tiếp xúc càng lớn).

Hình 4.2: Nối đất tập trung


a) Phân bố điện áp.
b) Sơ đồ mặt bằng nối đất:
1/ Các cực nối đất.
2/ Dây dẫn nối đất chính
3/ Thiết bị điện
46

c.Nối đất mạch vòng


Để khắc phục nhược điểm của nối đất tập trung người ta sử dụng hình thức nối
đất mạch vòng. Đó là hình thức dùng nhiều cọc đóng theo chu vi và có thể ở giữa khu
vực đặt thiết bị điện (hình 4.3).

Hình 4.3: Nối đất mạch vòng

Mặt cắt AB (Hình 4.3c) chỉ cách xây dựng đường thế hiệu của mỗi ống nối đất
riêng rẽ, và sau đấy cộng tất cả tung độ của các đường cong này lại sẽ xó mạng phân bố
điện áp cho hệ thống nối đất trong vùng bảo vệ (đường liền nét).
Trên hình (4.3a) chúng ta thấy rất nhiều điểm trên mặt đất có thế cực đại (các điểm
nằm trên trục thẳng của vật nối đất), cho nên thế giữa các điểm trong vùng bảo vệ chênh
lệch rất ít do đó giảm được điện áp tiếp xúc cũng như điện áp bước.
Lưu ý: Ngoài vùng bảo vệ của mạng nối đất đường phân bố điện áp còn rất dốc
nên điện áp bước nguy hiểm. Để tránh điều này người ta chôn các tấm bằng sắt và các
tấm sắt này không nối với hệ thống nối đất.
1.5.1.4. Lĩnh vực áp dụng bảo vệ nối đất
Bảo vệ nối đất được áp dụng với tất cả các thiết bị có điện áp >1000V lẫn thiết bị
có điện áp <1000V tuy nhiên trong mỗi trường hợp là khác nhau.
❶Đối với các thiết bị có điện áp > 1000V thì bảo vệ nối đất phải được áp dụng
trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính và loại nhà
47

cửa.
❷Đối với các thiết bị có điện áp < 1000V thì việc có áp dụng bảo vệ nối đất hay
không là phụ thuộc vào chế độ làm việc của trung tính. Khi trung tính cách điện đối với
đất thì phải áp dụng bảo vệ nối đất còn nếu trung tính nối đất thì thay bảo vệ nối đất
bằng biện pháp bảo vệ nối dây trung tính.
Trong mạng có trung tính cách điện đối với đất điện áp < 1000V thì tùy theo điện
áp áp mà chia ra các trường hợp sau:
+/ Với mạng có trung tính cách điện và điện áp >150V (như các mạng điện 220,
380, 500...) đều phải được thực hiện nối đất trong tất cả các nhà sản xuất và các thiết bị
điện đặt ngoài trời không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
+/ Khi mạng điện có trung tính cách điện đối với đất từ 150V đến 65V (như mạng
110V) thì cho phép chỉ cần thực hiện nối đất:
- Cho các nhà nguy hiểm đặc biệt, nhà có khả năng dể cháy nổ.

- Cho các thiết bị điện ngoài trời.

- Cho các bộ phận kim loại mà con người có thể tiếp xúc đến như: tay cầm, cần
điều khiển, thiết bị điện.

+/Khi điện áp <65V cho phép không cần thực hiện nối đất bảo vệ trừ các trường
hợp đặt biệt.
1.5.1.5. Điện trở nối đất, điện trở suất của đất
a. Điện trở nối đất
Điện trở nối đất hay điện trở của hệ thống nối đất bao gồm:
Điện trở tản của vật nối đất hay nói
chính xác hơn là điện trở tản của môi trường
đất xung quanh điện cực. Đó chính là điện trở
của đất đối với dòng điện đi từ vật nối đất vào
đất.
Điện trở của bản thân cực nối đất (điện
cực nối đất).
Điện trở của dây dẫn nối đất từ các thiết
bị điện đến các vật nối đất.
Do nối đất dùng vật liệu kim loại có trị
số điện dẫn lớn hơn nhiều so với điện dẫn của Hình 4.4: Sự phụ thuộc của điện trở
đất nên điện trở bản thân của vật nối đất suất đất vào độ ẩm
thường được bỏ qua. Như vậy khi nói đến điện
trở nối đất, chủ yếu là nói đến điện trở tản của vật nối đất.
48

Điện trở của đất được xác định bằng công thức: Rđ= Uđ/Iđ
Trong đó: Uđ là điện áp đo được trên vỏ thiết bị có nối đất khi chạm vỏ có dòng
điện đi vào đất là Iđ.
Qua phân tích ở trên ta có điện trở của đất phụ thuộc rất nhiều vào điện trở của đất
đối với dòng điện đi từ vật nối đất vào đất mà điện trở của đất lại phụ thuôc vào điện trở
suất của đất tại nơi đặt nối đất.
b. Điện trở suất của đất
Điện trở trở suất của đất ( ) thường được tính bằng đơn vị .m hay .cm
Do thành phần phức tạp của điện trở suất nên điện trở suất của đất được thay đổi
trong một phạm vi rất rộng. Thực tế cho thấy rằng điện trở suất phụ thuộc vào các yếu
tố chính sau:
*Thành phần của đất: Thành phần của đất khác nhau thì có điện trở suất khác
nhau. Đất chứa nhiều muối, axít thì có điện trở suất nhỏ. Các trị số gần đúng của điện
trở suất của đất tính bằng .m như sau:
Bảng 4.1: Điện trở suất của một số loại đất
Stt Loại đất Phạm vi biến đổi Trị số có thể dùng khi thiết kế
(Ω.m) (Ω.m)

1 Than bùn 10 – 30 20

2 Đất vườn 40 40

3 Cát 400 – 1000 700

4 Đất pha cát 150 – 400 300

5 Đất sét 8 – 70 40

6 Đất pha sét 40 – 150 100

*Độ ẩm:
Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến điện trở suất của đất. Ở trạng thái hoàn toàn khô ráo
có thể xem điện trở suất của đất bằng vô cùng. Khi tỉ lệ độ ẩm từ 15% trở lên thì ảnh
hưởng đến điện trở của đất không đáng kể. Tuy nhiên, lúc độ ẩm lớn hơn 70-80% điện
trở đất có thể tăng lên. Độ ẩm càng tăng thì càng giảm.
*Nhiệt độ:
Khi nhiệt độ hạ xuống quá thấp sẽ làm cho đất như bị đông kết lại và do đó tăng
lên rất nhanh. Khi nhiệt độ < 1000C thì giảm xuống vì các chất muối trong đất được
hòa tan dễ. Khi nhiệt độ > 1000C nước bị bốc hơi và của nước tăng lên.
*Độ nén của đất:
49

Tức là đất có được nén chặt hay không, đất được nén chặt tức là mật độ lớn nên
của đất giảm.
Điện trở suất của đất không phải là một trị số nhất định trong năm mà thay đổi
theo mùa do ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ của đất. Do đó làm cho của hệ thống
nối đất cũng thay đổi. Vì vậy trong tính toán nối đất người ta phải dùng khái niệm điện
trở suất tính toán của đất, đó là trị số lớn nhất trong năm.
tt = Km. (4.3)
Trong đó: : Trị số điện trở suất đo trực tiếp được.
Km : Hệ số tăng cao hay hệ số mùa có thể tham khảo ở bảng 4.1 sau:
Nối đất an toàn: Kmt= 1,6 ; Kmc=1,45
Nối đất chống sét: Kmt= 1,25 ; Kmc=1,15
c. Các quy định về điện trở nối đất tiêu chuẩn
Điện trở nối đất an toàn của hệ thống không được lớn hơn các trị số nối đất tiêu
chuẩn đã được quy định trong các quy phạm cụ thể:
❶ Đối với các thiết bị điện áp > 1000V có dòng chạm đất lớn (>500A) như các
thiết bị điện ở mạng điện có điện áp từ 110kV trở lên thì điện trở nối đất tiêu chuẩn:
Rđ 0,5
Với các mạng có dòng chạm đất lớn này, khi có sự chạm đất (chạm vỏ) thì điện áp
trên vỏ thiết bị so với đất (đã thoả mãn điều kiện Rđ 0,5 ) vẫn có thể đạt trị số lớn
(hàng trăm thậm chí hàng ngàn vôn) nhưng khi có cân bằng thì điện áp tiếp xúc không
vượt quá 250-300V. Rõ ràng điện áp này vẫn nguy hiểm cho người nhưng với cấp điện
áp này thì khi có sự chạm đất, chạm vỏ thì rơle bảo vệ sẽ tác động cắt nhanh phần sự cố.
Mặt khác, với cấp điện áp này không cho phép con người tiếp xúc trực tiếp (khi không
có thiết bị bảo vệ) với thiết bị khi chưa cắt điện nên xác suất người bị điện giật rất bé.
Trong mạng điện có dòng chạm đất lớn, bắt buộc phải có nối đất nhân tạo trong
mọi trường hợp không phụ thuộc vào điện trở nối đất tự nhiên. Ngay cả khi điện trở nối
đất tự nhiên thoả mãn yêu cầu (Rđ 0,5 ) vẫn phải thực hiện nối đất nhân tạo trị số
điện trở nhân tạo không được lớn hơn 1 (Rnt 1 ).
❷Đối với các thiết bị điện có điện áp >1000V có dòng chạm đất bé ( Id<500 A)
như các thiết bị ở mạng điện 3-35kV thì quy định điện trở nối đất tiêu chuẩn tại thời
điểm bất kỳ trong năm như sau:
* Khi hệ thống nối đất chỉ dùng cho các thiết bị có điện áp >1000V:
250V
Rd ≤ (nhưng phải thỏa mãn: 𝑹𝒅 ≤ 𝟏𝟎 )
Id

* Khi hệ thống nối đất dùng cho cả thiết bị có điện áp <1000V:


125V
Rd ≤ (nhưng phải thỏa mãn: 𝑹𝒅 ≤ 𝟏𝟎 )
Id
50

Trong mạng có dòng chạm đất bé (mạng có trung tính cách điện) khi có 1 pha
chạm đất, các thiết bị rơle bảo vệ thường không cắt phần sự cố. Vì vậy chạm đất 1 pha
có thể bị kéo dài làm tăng xác suất người tiếp xúc với điện áp nguy hiểm. Do dó người
ta mới qui định điện áp lớn nhất cho phép trên hệ thống nối đất là 250V (khi điện áp >
1000V) và 125V (khi điện áp <1000V) với dòng chạm đất là Iđ.
❸ Đối với các thiết bị điện trong các mạng có điện áp < 1000V có trung tính cách
điện thì điện trở nối đất tại mọi thời điểm trong năm không quá 4 .
Riêng với các thiết bị nhỏ mà công suất tổng của máy phát điện hoặc máy biến áp
có công suất không quá 100KVA thì cho phép: Rđ 10
Đối với các thiết bị có điện áp > 1000V có dòng chạm đất bé và các thiết bị có điện
áp < 1000V có trung tính cách điện nên sử dụng nối đất tự nhiên có sẵn. Nếu trị số của
điện trở nối đất tự nhiên nhỏ hơn trị số của điện trở nối đất tiêu chuẩn mà qui phạm đã
qui định thì cho phép không cần phải thực hiên nối đất nhân tạo.
Chú ý trong các trường hợp có nhiều thiết bị điện có điện áp khác nhau nên thực
hiện nối đất chung. Trị số điện trở nối đất chung cần phải thỏa mãn yêu cầu của hệ thống
nối đất nào đòi hỏi điện trở nối đất có giá trị nhỏ nhất.
❹Đối với đường dây tải điện trên không:
Với các đường dây tải điện trên không ta phân biệt các trường hợp sau:
Khi điện áp của mạng điện U 110KV. Trong trường hợp này thì nối đất ở các cột
điện chỉ để chống sét và qui phạm không yêu cầu nối đất bảo vệ các cột điện ở các mạng
có dòng chạm đất lớn này vì:
- Trong các mạng điện này (có U 110KV) khi có sự chạm đất thì rơle bảo vệ tác
động cắt nhanh sự cố với thời gian từ 0.12-0,8 giây nên xác suất người bị điện giật do
điện áp tiếp xúc là rất bé.

- Vì dòng điện chạm đất trong mạng này rất lớn nên điện áp xuất hiện trên hệ thống
cột nối đất cũng rất lớn, do vậy việc thực hiện nối đất cho các cột điện rất phức tạp và
tốn kém

Ví dụ: Với dòng điện chạm đất từ 1,5-2KA và giả sử điện trở nối đất an toàn của
cột là 10 thì điện áp trên hệ thống nối đất của cột sẽ có trị số là:
U = Iđ .Rđ = 15-20KV.
* Với các mạng điện có dòng chạm đất bé (mạng 3-35KV có trung tính cách
điện).
Trong mạng này vì dòng chạm đất có trị số bé (thường từ 10-30A) nên điện áp
trên hệ thống nối đất cột sẽ có trị số bé do đó có thể bảo đảm an toàn cho người bằng
cách nối đất các cột điện (ví dụ: nếu điện trở nối đất của cột điện là 10 . thì điện áp
51

xuất hiện trên hệ thống nối đất là khoảng 100-300V ).


Như vậy nối đất cột điện ở mạng có dòng chạm đất bé có thể vừa chống sét,
vừa bảo vệ an toàn và qui định như sau:
Phải thực hiện nối đất các cột của đường dây 35KV. Với các đường dây từ 3-
22KV cho phép chỉ nối đất các cột trong vùng có dân cư và nối đất các cột các thiết
bị chống sét hay thiết bị thao tác đo lường.
Điện trở nối đất của các cột điện qui định ở bảng 4-2
* Trong các mạng điện, điện áp < 1000V có trung tính cách điện, các cột thép và
bê tông cốt thép phải có điện trở nối đất không quá 50
Bảng 4-1. Điện trở nối đất của cột đường dây cao áp.
Điện trở suất của đất .cm Trị số cực đại của điện trở nối
đất
Dưới 104 10
Từ 104 - 5.104 15
Từ 5.104-10.104 20
Trên 10.104 30
1.5.1.6. Tính toán hệ thống nối đất
a. Cách thực hiện nối đất
Trước hết cần phải phân biệt nối đất tự nhiên và nối đất nhân tạo.
Nối đất tự nhiên là sử dụng các ống dẫn nước, các cọc sắt, các sàn sắt có sẵn trong
đất. Hay sử dụng các kết cấu nhà cửa, các công trình có nối đất, các vỏ cáp trong đất ...
làm điện cực nối đất.
Khi xây dựng vật nối đất cần phải sử dụng, tận dụng các vật nối đất tự nhiên có
sẵn. Điện trở nối đất của các vật nối đất tự nhiên được xác định bằng cách đo tại chổ
hay có thể lấy theo các sách tham khảo.
Nối đất nhân tạo thường được thực hiện bằng các cọc thép tròn, thép góc, thép
ống, thép dẹt ... dài 2 -5m chôn sâu xuống đất sao cho đầu trên cùng của chúng cách mặt
đất 0,5 - 0,8m.
Kinh nghiệm cũng như tính toán cho thấy rằng điện trở nối đất giảm xuống khi
tăng độ dài chôn sâu của vật nối đất (vì giảm ảnh hưởng của thời tiết) nhưng lúc chiều
dài các cọc vượt quá 5m thì điện trở nối đất giảm xuống không rõ rệt. Đường kính hay
bề dày của vật nối đất ảnh hưởng rất ít đến trị số điện trở của vật nối đất. Vì vậy các ống
thép đặt trong đất phải có bề dày không được nhỏ hơn 3,5mm, các thanh thép dẹt không
được nhỏ hơn 4mm và tiết diện nhỏ nhất không được bé hơn 48mm2 để đảm bảo độ bền
cơ học. Các cọc thép chôn thẳng đứng được nối với nhau bằng thanh thép nằm ngang
(thường bằng thép dẹt).
52

Dây nối đất (hay nối đất trung tính) phải có tiết diện thỏa mãn độ bền cơ khí và ổn
định nhiệt, chịu được dòng điện cho phép lâu dài.
Khi thực hiện bảo vệ nối đất thì tất cả các phần kim loại của các thiết bị điện, của
các kết cấu kim loại (vỏ thiết bị, khung, bệ của các thiết bị phân phối điện ...) mà có thể
xuất hiện điện áp khi cách điện bị hư hỏng phải được nối một cách chắc chắn với hệ
thống nối đất. Các mối nối của hệ thống nối đất tốt nhất nên thực hiện bằng cách hàn
(có thể cho phép nối bằng bulông), mối thiết bị điện phải có một dây nối đất riêng, không
cho phép dùng một dây nối đất chung cho nhiều thiết bị.
Khi thực hiện nối đất mà có sử dụng nối đất tự nhiên nếu trị số điện trở nối đất tự
nhiên (Rtn) lớn hơn trị số điện trở nối đất tiêu chuẩn (Rđ ) thì trị số điện trở nối đất nhân
tạo là:
R d . R tn
R nt = (4.4)
R tn − R d
Mặt khác điện trở nối đất nhân tạo là gồm hệ thống các điện cực (cọc) chôn thẳng
đứng có điện trở là RC và thanh nối ngang nối giữa các cọc có điện trở Rt:
Rc . Rt
R nt = (4.5)
Rc + Rt
Trong thực tế người ta sử dụng nhiều loại vật nối đất có hình dáng và cách lắp đặt
khác nhau với những công thức nối đất tính điện trở khác nhau. Sau đây ta xét một số
trường hợp thường dùng nhất.
* Vật nối đất là thép tròn, thép ống chôn sát mặt đất như hình 4.5 thì điện trở
của 1 cọc là:

ρtt 4l
R1c = ln (4.6)
2lπ d
Trong đó:
ρtt : Là điện trở suất tính toán của đất (Ω.m)
d: là đường kính ngoài của cọc nối đất, nếu là thép
góc thì đường kính đẳng trị là d = 0,95.b (b: là chiều rộng
Hình 4.5: Cọc chôn sát đất
của thép góc)
* Vật nối đất cũng là thép tròn, thép ống nhưng được đóng sâu xuống sao cho
đầu trên cùng của chúng cách mặt đất 1 khoảng nào đó (Hình 4.6):
53

ρtt 2l 1 4t + l
R1c = (ln + ln ) (4.7)
2πl d 2 4t − l

Trong đó:
t: là khoảng cách từ mặt đất đến điểm giữa cọc.

* Vật nối đất là thép dẹt, thép tròn chôn Hình 4.6: Cọc chôn sâu trong đất
nằm ngang trong đất (hình 4.7) thì điện trở nối đất là:

ρtt K. l2
R1t = ln (4.8)
2πl b. t
Trong đó:
b: là chiều rộng của thanh thép, nếu
dùng thép tròn thì thay b=2d; d: là đường Hình 4.7: Thanh ngang chôn sâu trong đất
kính; K là hệ số hình dáng.

STT Hình dạng thanh Hệ số K

1 1

1,46

3 8,45

1,27

5 l1/l2 = 1 5.5
l2 l1/l2 = 1,5 5,81

l1/l2 = 2 6,42
l1
l1/l2 = 3 8,17

l1/l2 = 4 10,4
54

Một điều cần chú ý khi xác định điện trở nối đất cần phải xét đến ảnh hưởng của
nhau giữa các điện cực khi tản dòng điện vào đất. Quá trình tản dòng điện trong đất ở
điện cực nào đó sẽ bị hạn chế bởi quá trình tản dòng điện cực từ các điện cực lân cận,
do đó làm tăng chỉ số điện trở nối đất ảnh hưởng này được tính bằng việc đưa vào công
thức xác định điện trở nối đất một hệ số gọi là hệ số sử dụng.
Vì vậy điện trở nối đất của n cọc (đóng thẳng đứng) có xét đến hệ số sử dụng:
R1c
Rc = (4.9)
n.μc

R1c : là trị số điện trở nối đất của một cọc.

μ c : là hệ số sử dụng của các cọc.

Hệ số μ c này phụ thuộc vào số cọc n và tỉ số a/l.

Trong đó:

a : là khoảng cách giữa các cọc chôn thẳng đứng l: là


chiều dài giữa các cọc.

Thông thường a/l =1,2,3

Tương tự điện trở nối đất của các thanh ngang khi có tính đến hệ số sử dụng:
R1t
Rt = (4.10)
μt

R1t : là điện trở nối đất của các thanh ngang khi chưa tính đến hệ số sử dụng
của các thanh ngang μ t

μ t cũng phụ thuộc vào n và a/l.

Hệ số μt cũng như μ c thường cho trong các sổ tay. Rõ ràng μt hay μc luôn luôn
nhỏ hơn 1.

Khi đó điện trở nối đất của hệ thống nối hỗn hợp gồm 1 thanh và n cọc khi
thay vào công thức (4.5) là:
Rc . Rt
R nt =
Rc + Rt

Thay công thức (4.9) và (4.10) ta được ược công thức |(4.11)
55

R1c . R1t
R nt = (4.11)
𝜇𝑡 R1c + n. 𝜇𝑐 R1t

b. Các bước tính toán nối đất


Mục đích tính toán nối đất là xác định hình thức nối đất thích hợp (nối đất tập trung
hay mạch vòng), xác định các thông số chủ yếu của hệ thống nối đất (như số lượng, hình
dáng cọc, các thanh) xuất phát từ trị số điện trở nối đất tiêu chuẩn và các điều kiện cụ
thể nơi cần lắp đặt.
Trong các điều kiện cho phép cần thực hiện nối đất theo nối đất mạch vòng. Tuy
vậy trong các mạng có dòng chạm đất bé nếu điều kiện lắp đặt mặt bằng bị hạn chế thì
có thể cho phép nối đất tập trung. Với các
mạng có dòng chạm đất lớn bắt buộc phải
thực hiện nối đất mạch vòng. Ngoài ra phải
thực hiện cân bằng thế (để giảm điện áp tiếp
xúc và điện áp bước) trong các mạng điện
có dòng điện chạm đất lớn này người ta
thường đặt thêm các thanh ngang ở ngay
phía dưới các thiết bị có độ sâu từ 0,5-0,7m
dưới dạng mặt lưới (hình 4.8)
Hình 4.8: Nối đất dạng mặt lưới

Sau khi đã có được các số liệu cần thiết ban đầu như mặt bằng, hình dạng, kích
thước vật nối đất, chế độ làm việc của các điểm trung tính, điện trở nối đất tự nhiên,
điện trở suất của đất…), ta sẽ thực hiện các bước tính toán hệ thống nối đất như sau:
Bước 1: Xác định điện trở nối đất yêu cầu Ryc. (theo nội dung của mục 4.1.6)
Bước 2: Đo điện trở suất của vùng đất dự kiến nối đất hoặc lấy gần đúng khi biết
đặc tính của đất.
Tính toán sơ bộ nối đất: Xác định hình dáng, số lượng và kích thước điện cực rồi
áp dụng công thức tính R cọc (R1c) và R thanh (R1).So sánh với điện trở nối đất yêu
cầu Ryc
Nếu Rđ <= Ryc thì hệ thống nối đất đã đạt yêu cầu
Nếu Rđ > Ryc thì cần tiếp tục sử dụng thêm cọc, thanh đến bao giờ trị số của Rđ đạt
yêu cầu mới thôi.
Bước 3: Tiến hành thi công lắp đặt.
Hệ thống nối đất gồm các cọc, thanh ngang và dây dẫn (thanh dẫn).
- Cọc nối đất thường là sắt tròn hoặc ống có d = 20÷30mm hoặc thép góc
60x60x6mm, dài l = 2÷ 3m, được đóng sâu từ 0.5÷0.8m
- Thanh ngang thường là sắt tròn có đường kính d = 14÷16mm hoặc sắt dẹt
56

40x5mm;
- Thanh phải được hàn chắc chắn với cọc. Nếu thanh và cọc cùng là sắt tròn thì
phải dùng thanh gia cường với chiều dài mối hàn bằng 6 lần đường kính thanh dẫn còn
là sắt dẹt hoặc sắt góc bằng 2 lần chiều rộng thanh dẫn.
- Dây nối với hệ thống nối đất có thể dùng dây đồng có tiết diện lớn hơn 4mm2
hoặc sắt tròn có đường kính 6 ÷10mm. Dây nối đất được nối điện với bệ máy bằng cách
hàn hoặc bắt bulong,
Bước 4: Dùng thiết bị đo lường để kiểm tra hệ thống nối đất và trị số điện trở nối
đất yêu cầu.
Nếu chưa đạt yêu cầu cần có các biện pháp bổ sung để đảm bảo yêu cầu.
1.5.2. Bảo vệ nối dây trung tính
1.5.2.1. Khái niệm chung
Trong mạng điện 3 pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000V có trung tính trực tiếp
nối đất người ta không áp dụng hình thức bảo vệ nối đất mà thay nó bằng hình thức
bảo vệ nối dây trung tính. Trong bảo vệ nối dây trung tính người ta nối các phần kim
loại của thiết bị điện hoặc các kết cấu kim loại mà những bộ phận đó có thể xuất hiện
điện áp khi cách điện bị hư hỏng với dây trung tính.

1.5.2.2. Mục đích và ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính
a. Mục đích
Bảo vệ nối dây trung tính nhằm bảo đảm an toàn cho người khi có sự chạm vỏ của
1 pha nào đó bằng cách nhanh chóng cắt phần điện có sự chạm vỏ .
b. Ý nghĩa
Bảo vệ nối dây trung tính dùng để thay thế cho bảo vệ nối đất trong các mạng điện
3 pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000 V có trung tính trực tiếp nối đất như ở mạng điện 380/
220 V, 220/ 127 V...
Ý nghĩa của việc thay thế này xuất phát từ thực tế là trong mạng điện 3 pha 4 dây
trung tính trực tiếp nối đất mà vẫn áp dụng hình thức bảo vệ nối đất thì không thể bảo
đảm an toàn cho người. Điều này có thể giải thích bằng ví dụ sau:
57

Giả sử ta có mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất, điện áp nhỏ hơn
1000 V như hình 4-9 và giả thiết ta vẫn
bảo vệ an toàn cho người là bảo vệ nối
đất tức là nối vỏ thiết bị với hệ thống nối
đất có điện trở nối đất là Rd. Khi có sự
chạm vỏ của 1 pha do cách điện bị hư
hỏng, sẽ có dòng điện qua vỏ thiết bị đi
vào đất với trị số:
Uf
Id =
R0 + Rd
Trong đó:
Uf: Là điện áp pha của mạng điện. Hình 4.9: Thiết bị chạm vỏ có trung tính
-R0, Rd là điện trở nối đất của trung nối đất điện áp dưới 1000V
tính và của thiết bị cần bảo vệ.
Trị số dòng điện Id lúc này có U<1000V không phải lúc nào cũng đủ lớn làm
cho các thiết bị bảo vệ như cầu chì, áp-tô-mát …tác động 1 cách chắc chắn và nhanh
để cắt phần bị chạm vỏ ra, vì vậy trên vỏ thiết bị sẽ có một điện áp nguy hiểm tồn tại
lâu dài là:

Uđ = Id . Rđ

Ví dụ: Mạng 380/220 V có trung tính trực tiếp nối đất với R0 = R đ = 4 thì.

220
Id = = 27,5A
4+4
Dòng điện 27,5A chỉ có thể làm cho cầu chì có dòng định mức của dây chảy có
trị số khoảng 10A tác động. Thực tế dòng định mức của dây chảy có thể lớn hơn trị
số 10A trên nhiều (trị số đó phụ thuộc chủ yếu vào công suất và chế độ làm việc của
các thiết bị điện). Lúc này các thiết bị bảo sẽ không tác động, và trên vỏ thiết sẽ có
điện áp nguy hiểm là:

Uđ = Id.Rđ = 27,5 . 4 = 110 V

Điện áp này có thể tồn tại lâu dài. Ở đây Rđ = R0 nên:Uđ = Uf / 2.


Nếu Rđ > R0 thì Uđ sẽ lớn hơn.

* Để có thể giảm Uđ:

- Giảm Rđ so với R0 nhưng như vậy sẽ không kinh tế.


58

- Trong trường hợp trên nếu chúng ta bằng cách nào đó có thể tăng dòng
chạm vỏ Iđ đến một giá trị đủ lớn nào đó để các thiết bị bảo vệ có thể cắt nhanh chổ
bị sự cố chạm vỏ thì mới có thể bảo vệ an toàn được cho người. Biện pháp đơn giản
nhất là dùng dây dẫn để nối vỏ thiết bị với dây trung tính .

Như vậy ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính là biến sự chạm vỏ của thiết bị
thành ngắn mạch một pha để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh và chắc chắn phần bị chạm
vỏ bảo đảm an toàn cho người.

Cần lưu ý rằng bảo vệ nối dây trung tính chỉ tác động tốt khi có sự chạm vỏ
thiết bị còn khi có sự chạm đất thì bảo vệ nối dây trung tính sẽ không tác dụng bảo
vệ vì lúc đó dòng chạm đất bé nên có thể các thiết bị bảo vệ không tác động vì vậy
sự cố chạm đất này sẽ tồn tại lâu dài nguy hiểm (trong mạng trung tính trực tiếp nối
đất điện áp nhỏ hơn 1000 V cần phân biệt hai khái niệm chạm đất và chạm vỏ.

1.5.2.3. Phạm vi ứng dụng của bảo vệ nối dây trung tính
Nói chung, không phụ thuộc vào môi trường xung quanh trong các cơ sở sản
xuất với các mạng điện 3 pha 4 dây điện áp nhỏ hơn 1000V có trung tính trực tiếp
nối đất phải luôn luôn thực hiện biện pháp bảo vệ nối dây trung tính. Tuy vậy cần
lưu ý một số điểm sau:

❶Với các mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất, điện áp 220/127
V cho phép chỉ thực hiện bảo vệ nối dây trung tính trong các trường hợp sau:

a. Xưởng đặc biệt nguy hiểm về mặt an toàn .

b. Các thiết bị đặt ngoài trời.

c. Các bộ phận bằng kim loại của các thiết bị điện mà người thường tiếp xúc

như tay cầm, cần điều khiển...

❷Với các phòng làm việc, nhà ở có nền cao ráo thì với điện áp 380/220V và
220/127V (trong mạng có trung tính nối đất) cho phép không cần bảo vệ nối dây
trung tính.

❸Trên các đường dây 3 pha 4 dây điện áp 380/ 220 V có trung tính trực tiếp
nối đất các cột thép, xà thép phải được nối với dây trung tính.
59

1.5.2.4. Nối đất làm việc và nối đât lặp lại trong bảo vệ nối dây trung tính
Khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính, dây trung tính sẽ được nối đất ở đầu
nguồn (gọi là nối đất làm việc) và có thể được nối đất lặp lại trong từng đoạn của
mạng điện gọi là nối đất lặp lại dây trung tính.

Nhiệm vụ của nối đất làm việc là tạo ra các điều kiện làm việc bình thường cho
các thiết bị điện, ví dụ của nối đất làm việc là nối đất trung tính MBA, máy phát,
cuộn dập hồ quang.

Quy phạm quy định điện trở nối đất làm việc đầu nguồn của mạng điện có trung
tính trực tiếp nối đất không được quá 4 và 8 tương ứng với mạng 380/220 V và
220/127 V (chỉ với các nguồn công suất bé 100 KVA ở mạng 380/220 V thì cho phép
đến 10 ).

Sở dĩ có sự quy định như trên là để hạn chế điện áp của dây trung tính đối với
đất lúc có sự xâm nhập điện áp cao sang phía điện áp thấp cũng như lúc xảy ra chạm
đất của 1 pha nào đó ở phía hạ áp.

Nhiệm vụ của nối đất lặp lại dây trung tính là giảm điện áp trên vỏ thiết bị so
với đất khi có sự chạm vỏ, nhất là trong trường hợp dây trung tính bị đứt. Ta hãy
phân tích nhiệm vụ đó khi so sánh với trường hợp khi không có nối đất lặp lại.

a. Trường hợp không có nối đất lặp lại :


1. Khi dây trung tính không bị đứt (hình 4.10a): U1 = IN . ZK < Uf

Với IN: dòng ngắn mạch 2 pha (dòng chạm vỏ);

ZK: tổng trở ngắn mạch của dây trung tính tín từ nguồn đến điểm ngắn mạch.

Hình 4.10 a Hình 4.10 b

2. Khi đứt dây trung tính mà lại có sự chạm vỏ sau chỗ bị đứt.
60

Điện áp trên vỏ thiết bị trước chỗ bị đứt: U1 = 0

Điện áp trên vỏ thiết bị sau chỗ bị đứt: U2 = U3 = Uf.

b. Trường hợp có nối đất lặp lại dây trung tính


1. Khi dây trung tính không bị đứt (hình 4.11a)

(a) (b)

Hình 4.11a: Dây trung tính không bị đứt


Hình 4.11b: Dây trung tính bị đứt

Khi có sự chạm vỏ thì trên thiết bị sẽ có điện áp:


IN . ZK
U 2 = Id . R 2 = R
R0 + Rd 2

U2 < U 1 ;

U1 : Điện áp trên vỏ khi không có nối đất lặp lại.

R0 : Điện trở nối đất trung tính.

R2 : Điện trở nối đất lặp lại.

2. Khi đứt dây trung tính mà có sự chạm vỏ sau chổ bị đứt (Hình 4.11b):
Điện áp trên vỏ thiết bị trước chỗ bị đứt:
Uf
U 4 = Id R 0 = R < Uf
R2 + R0 0
Điện áp trên vỏ thiết bị sau chỗ bị đứt:
Uf
U 5 = Id R 2 = R < Uf
R2 + R0 2
U4 +U5 = Uf; Uf – Điện áp pha
Ta thấy khi có nối đất lặp lại dây trung tính thì sự phân bố điện áp trước và sau
chổ bị đứt được đều hơn ( nếu R0 = R2 thì điện áp sẽ bằng Uf / 2).
61

Qua phân tích so sánh trên, rõ ràng ta thấy nối đất lặp lại dây trung tính sẽ
giảm rất nhiều mức độ nguy hiểm cho người nhất là khi dây trung tính bị đứt.

Quy phạm quy định điện trở nối đất lặp lại dây trung tính trong mạng 380/220 V
không được vượt quá 10

Cũng cần lưu ý rằng nối đất lặp lại dây trung tính chỉ có tác dụng làm giảm
mức độ nguy hiểm cho người nhất là khi dây trung tính bị đứt mà có sự chạm vỏ phía
sau chổ bị đứt (vì lúc đó sự cố đó có thể tồn tại lâu dài) nó không thể đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho người được vì vậy trong mọi trường hợp cần tránh xa dây đứt
trung tính vì bất cứ lý do nào.

1.5.2.5. Các quy định liên quan đến việc nối đất lặp lại dây trung tính:
❶ Không có nối đất lặp lại: Quy phạm cho phép không dùng nối đất lặp lại
cho các mạng điện dùng dây cáp. Với các mạng cáp này thường dùng một lõi riêng
(cáp 4 lõi) hay dùng ngay vỏ kim loại của cáp để làm dây trung tính vì vậy xác suất
đứt rất nhỏ.

❷ Nối đất lặp lại bố trí tập trung: Quy định dùng cho các mạng đường dây trên
không để đề phòng trường hợp dây trung tính bị đứt. Quy phạm quy định phải nối
đất lặp lại dây trung tính tại đầu cuối của đường dây trên không có chiều dài lớn hơn
200m và cả tại điểm giữa của của đường dây có chiều dài khoảng 500 m.

❸ Nối đất lặp lại bố trí theo chu vi mạch vòng: Không phụ thuộc vào kết cấu
của mạng điện (đường dây trên không hay dây cáp) đối với các thiết bị cố định (trong
các phân xưởng, nhà máy sản xuất cố định...) phải dùng nối đất lặp lại dây trung tính
bố trí theo chu vi mạch vòng.
62

1.5.2.6. Cách thực hiện bảo vệ nối dây trung tính


Khi thực hiện bảo vệ nối dây
trung tính thì tất cả các phần kim loại
của các thiết bị điện, của các kết cấu
kim loại (như vỏ thiết bị, khung bệ
của thiết bị phân phối điện, vỏ kim
loại của cáp...) mà có thể xuất hiện
điện áp khi có sự cố chạm vỏ đều
phải được nối một cách chắc chắn
với dây trung tính. Trên hình 4.12 cho Hình 4.12: Nối dây trung tính cho thiết bị
ta một cách thực hiện bảo vệ nối dây 1- Điểm nối vỏ thiết bị; 2-
 Thiết bị đóng cắt bảo
trung tính: vệ; 3- Đèn chiếu sáng; 4- Thiết bị 2 pha;
5- Thiết bị 3 pha; 6-Nối đất lặp lại dây trung
tính

* Khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính cần lưu ý một số điểm sau:
- Để tránh làm hở mạch dây trung tính, người ta quy định rằng dây trung tính không
được đặt cầu chì, cầu dao hoặc các thiết bị
đóng cắt khác (trừ trường hợp đặc biệt khi
cắt đồng thời các dây pha và dây trung tính.
- Quy định rằng dây nối trung tính bảo
vệ phải dùng một dây riêng, dây này không
được đồng thời dùng làm dây dẫn điện
Hình 4.13: Nối đúng – sai dây trung tính
(hình 4.13).

- Trong mạng có trung tính trực tiếp nối


đất, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà bị mất
trung tính, người ta không cho phép dùng đất
như một dây dẫn. (hình 4.14)

Hình 4.14: Nối sai dây dẫn


63

- Khi xây dựng đường dây hạ áp, phải bố


trí dây trung tính nằm dưới dây pha vì nếu bố
trí trên dây pha có thể gây nguy hiểm. (hình
4.15)

Hình 4.15: Đặt sai vị trí dây trung tính

- Các dây nối bảo vệ (nối từ dây trung tính đến vỏ thiết bị) theo độ bền cơ học và
chống ăn mòn phải có kích thước tối thiểu. (bảng 4.3)
Bảng 4.2: Tiết diện tối thiểu (mm2) của dây nối bảo vệ bằng đồng và nhôm trong
các thiết bị có điện áp nhỏ hơn 1000 V.
Loại dây nối bảo vệ Đồng Nhôm

1. Dây trần khi đặt hở 4 6

2. Dây bọc cách điện 1,5 2,5

3. Lõi cáp hoặc dây dẫn nhiều sợi 1 1,5


trong cùng một vỏ chung

- Trong việc sử dụng vỏ kim loại của cáp vào mục đích bảo vệ nối đất và bảo vệ
nối dây trung tính cần chú ý: Qua tính toán người ta nhận thấy rằng vỏ nhôm của cáp có
thể sử dụng làm dây trung tính và dây nối bảo vệ vì nó có đủ độ dẫn điện cần thiết còn
vỏ chì của cáp thường có độ dẫn điện kém hơn nên không được sử dụng làm dây trung
tính hoặc dây nối bảo vệ. Ngược lại vỏ nhôm của cáp lại không được sử dụng như một
điện cực nối đất (khi nó đặt trong đất) vì bên ngoài vỏ nhôm của cáp thường có lớp phủ
cách điện bên ngoài (để bảo vệ nhôm chống sự ăn mòn) còn vỏ chì của cáp lại có thể sử
dụng được như một điện cực nối đất khi có cáp đặt trong đất không nhỏ hơn 2.
1.5.2.7. Tính toán bảo vệ nối dây trung tính:
Trong bảo vệ nối dây trung tính, để các thiết bị bảo vệ (như cầu chì, áp tô mát..)
có thể cắt nhanh và chắc chắn phần bị chạm vỏ nguy hiểm cho người thì trị số dòng
ngắn mạch (dòng chạm vỏ) phải đủ lớn, cũng như dòng điện định mức của các thiết bị
bảo vệ phải chọn thích hợp. Nếu do dòng chạm vỏ bé hay dòng định mức của các thiết
bị bảo vệ chọn không đúng (quá lớn) thì các thiết bị bảo vệ có thể không tác động hoặc
tác động chậm gây nguy hiểm cho người vì lúc đó trên vỏ thiết bị sẽ có điện áp :
U = IN.ZK
IN : Dòng điện chạm vỏ (ngắn mạch) .
ZK: Tổng trở của dây trung tính từ nguồn đến điểm ngắn mạch.
64

Muốn tăng dòng điện chạm vỏ IN lên đến một giá trị đủ lớn để các thiết bị bảo vệ
cắt nhanh và chắc chắn thì phải tìm cách giảm hợp lý tổng trở của mạch ngắn mạch pha-
trung tính. Tổng trở của mạch pha trung tính này bao gồm tổng trở của dây pha, dây
trung tính, và cả tổng trở của máy biến áp nguồn. Trong đó, tổng trở của máy biến áp
đối với dòng ngắn mạch 1 pha này là gồm cả tổng trở mạch từ của nó chứ không phải
chỉ là tổng trở của cuộn dây.
Tổng trở của máy biến áp đối với dòng ngắn mạch 1 pha có ảnh hưởng lớn đến trị
số của dòng ngắn mạch, mà tổng trở của máy biến áp lại phụ thuộc vào tổ nối dây của
máy biến áp. Nhận thấy rằng tổng trở của máy biến áp 3 pha đối với dòng ngắn mạch 1
pha sẽ lớn nhất khi các cuộn dây của nó nối Y/ , còn sẽ nhỏ hơn nhiều khi nối /Y vì
vậy muốn tăng dòng IN thì nên dùng sơ đồ /Y0.
Ví dụ máy biến áp Liên Xô có công suất định mức 400 KVA nên nối Y/Y0 thì tổng
trở đối với dòng ngắn mạch một pha là: ZB = 0,065 , còn cũng với máy biến áp đó nếu
nối /Y thì ZB chỉ bằng 0,022
Ngoài ra cũng có thể tăng dòng ngắn mạch bằng cách tăng hợp lý độ dẫn điện của
dây trung tính (tức là giảm điện trở của dây trung tính) vì vậy người ta quy định rằng :
trong bảo vệ nối dây trung tính thì độ dẫn điện của dây trung tính không được nhỏ hơn
50% độ dẫn điện của dây pha.
Xác định dòng điện ngắn mạch 1 pha: Trong mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính
trực tiếp nối đất có điện áp nhỏ hơn 1000 V thì dòng điện ngắn mạch 1 pha có thể xác
định gần đúng như sau:
Uf
IN =
Z
Zd + B
3
Trong đó:

Uf : Là điện áp pha ( V ).
ZB : Là tổng trở của máy biến áp đối với dòng ngắn mạch 1 pha.
Zd : Là tổng trở của mạch pha trung tính. Đối với các máy biến áp có công suất lớn
hơn 630 KVA có thể lấy ZB = 0.
Tổng trở Zd của mạng có thể xác định như sau:
RZ2d
d X d
2

Rd: Điện trở tác dụng của mạch pha - trung tính (gồm dây pha và dây trung tính).
Rd = Rf + Rtt Rf : Điện trở dây pha.
Rtt: Điện trở dây trung tính.
Xd: Cảm kháng của mạch pha - trung tính.
Trong nhiều sổ tay về điện người ta thường cho chung một trị số Zd ứng với từng
65

loại mạng cụ thể.


Để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh và chắc chắn khi có sự chạm vỏ bảo đảm an toàn
cho người thì dòng ngắn mạch 1 pha phải thỏa mãn bất đẳng thức sau:
IN KBV . Iđm
KBV: Hệ số bảo vệ, là tỉ số yêu cầu giữa dòng ngắn mạch so với dòng định mức
của thiết bị bảo vệ .
I đm: Dòng định mức của thiết bị bảo vệ ( cầu chì, áp tô mát ) cụ thể đó là :
Dòng điện định mức của dây chảy cầu chì nếu bảo vệ bằng cầu chì.
Dòng điện định mức của bộ phận cắt của bảo vệ bằng áp tô mát có bộ phận cắt hổn
hợp (quá tải và ngắn mạch) hay áp tô mát chỉ có bộ phận cắt quá tải (cắt nhiệt).
Dòng điện tác động tức thời của áp tô mát chỉ có bộ phận cắt điện từ (cắt ngắn
mạch).
Quy định:
KBV 3 nếu bảo vệ bằng cầu chì hoặc áp tô mát có bộ phận cắt quá tải.
KBV = 1,4 nếu bảo vệ bằng áp tô mát có bộ phận cắt điện từ khi dòng điện định mức
của áptômát 100A và KBV =1.25 khi dòng định mức của áp tô mát >100A.
Trong các xưởng có nguy cơ cháy nổ thì :
KBV 4 nếu bảo vệ bằng cầu chì .
1.5.3. Bảo vệ chống sự xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp
1.5.3.1. Sự nguy hiểm khi có sự xâm nhập từ điện áp cao sang điện áp thấp
Khi cách điện của máy biến áp bị hư hỏng thì không những có thể xảy ra hiện
tượng chạm vỏ mà còn có thể có sự xâm nhập từ điện áp phía cao (sơ cấp) sang phía
thấp (thứ cấp). Lúc này phía thứ cấp có điện áp cao rất nguy hiểm không những cho
người mà còn cho các thiết bị. Ta lần lượt xét các trường hợp sau:
1.5.3.2. Mạng điện phía sơ cấp và thứ cấp đều có trung tính cách điện

Hình 4.1: Xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp


a. Sơ đồ nguyên lý; b: Đồ thị vec tơ

Giả sử máy biến áp có cấp biến đổi điện áp là 6000/380V và phía sơ và thứ cấp
66

đều trung tính cách điện đối với đất. Cũng giả thiết rằng điện trở cách điện và điện dung
của các pha trong mạng điện là như nhau thì:
6000
UA = U B = U C = = 3460V
√3
Khi có sự xâm nhập điện áp cao từ phía sơ cấp sang phía thứ cấp thì trung tính
phía điện áp 380 sẽ nối điện với phía điện áp cao do đó nó cũng có điện áp bằng
3460V. Nếu tổ nối dây của máy biến áp là Y/Y0 thi trung tính hạ áp sẽ có điện áp
trùng với điện áp pha A của phía cao áp
Do vậy từ đồ thị vectơ ta có:
Điện áp pha a phía sơ cấp so với đất:
Uasc = 3460 + 220 = 3680 V
Điện áp pha b, c phía sơ cấp so với đất:
Ubsc = Ucsc = |3460 + a2 . 220| = |3460 + a. 220| = 3350V
Như vậy khi có sự xâm nhập điện áp từ phía cao sang phía thấp thì điện áp các pha
ở phía thứ cấp sẽ tăng lên rất cao. Vì cách điện của thiết bị điện và lưới điện phía hạ áp
không được tính toán với giá trị điện áp cao (khi có sự xâm nhập điện áp) nên sự xâm
nhập điện áp này rất nguy hiểm vì nó sẽ phá hỏng cách điện của các thiết bị điện hạ áp,
kết quả là sẽ xuất hiện dòng chạm đất từ mạng hạ áp qua điện trở nốI đất của các thiết
bị hạ áp (thường có trị số không quá 4W) về nguồn cao áp, đây chính là dòng chạm đất
trong mạng có trung tính cách điện có trị số không lớn (5÷30A). Lúc này điện áp trên
vỏ thiết bị hạ áp sẽ là U = Iđ.Rđ vẫn có thể gây nguy hiểm cho người. (ví dụ nếu Iđ = 20A,
Rđ =10 thì U = 20.10 = 200V- nguy hiểm).
Tóm lại khi có sự xâm nhập điện áp cao từ mạng sơ cấp (có trung tính cách điện)
sang mạng thứ cấp (hạ áp- cũng có trung tính cách điện) thì sẽ nguy hiểm không những
cho người mà cả cho các thiết bị điện hạ áp.
1.5.3.3. 4.3.1.2. Mạng điện sơ cấp có trung tính cách điện còn phía hạ áp
có trung tính trực tiếp nối đất.
Lúc này nếu có sự xâm nhập điện
áp cao sang điện áp thấp thì sẽ có sự
chạm đất một pha của mạng cao áp và
dòng điện này (dòng điện hiệu dụng) có
thể xác định theo công thức:
U. (35. 𝑙𝑐 + 𝑙𝑑 )
Id =
350
Trong đó: U: điện áp dây của mạng
cao áp.
Hình 5.2: Hạ áp trung tính trưc tiếp nối
lc, ld: chiều dài của các mạng điện cáp đất
67

và mạng đường dây trên không có sự liên hệ về điện với nhau (km).
Từ đồ thị vectơ ta có điện áp các dây pha so với đất sẽ bằng:
Pha a: Uasc = Id.Ro + 220 = U0 + 220
R0: điện trở nối đất của trung tính nguồn.
Giả sử R0 = 4W và Id = 30A:
Pha a: Uasc = 4.30 +220 = 340V.
Pha b,c: Ubsc = Ucsc = |120 + a2 . 220| = |120 + a. 220| = 190V
Trong trường hợp này điện áp lớn nhất trên dây trung tính (cũng chính là điện áp
trên vỏ các thiết bị điện hạ áp) cũng có thể có giá trị tương đối cao và bằng :
Uo = Id.Ro
Với trị số dòng chạm đất trong mạng này (cao áp có trung tính cách điện) thường
không lớn (khoảng 5-30A) thì nếu Ro lớn thì Uo có thể sẽ nguy hiểm cho người. Trị số
điện áp này phụ thuộc vào điện trở nối đất của trung tính R0, nếu R0 lớn thì điện áp sẽ
lớn và ngược lại. Tuy nhiên với các thiết bị hạ áp, khi có xâm nhập điện áp cao sang
thấp thì điện áp của các pha so với vỏ thiết bị (đã được nối với dây trung tính) vẫn không
thay đổi và bằng điện áp pha nên không nguy hiểm cho thiết bị hạ áp.
1.5.4. Các biện pháp bảo vệ chống xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp
1.5.4.1. Mạng điện có trung tính cách điện phía sơ cấp (cao áp) và có trung
tính trực tiếp nối đất phía hạ áp
Các biện pháp bảo vệ chính là:
- Chế tạo, sử dụng các MBA có chất lượng tốt, lúc cần thiết có thể phải sử dụng
loại MBA có thêm màn che giữa cuộn sơ và thứ cấp.
- Chọn giá trị nối đất cuộn hạ áp của MBA R0 thích hợp. Qua phân tích trên ta thấy
trong trường hợp này khi có sự xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp ta có thể giảm
điện áp của các pha phía hạ áp so với đất bằng cách chọn giá trị điện trở nối đất trung
tính R0 một cách thích hợp.
Quy phạm quy trình chọn R0 £ 4 W (vớI mạng 380/220 V) là thoã mãn
- Thực hiện nối đất lặp lại dây trung tính nhiều lần: vì lúc này
R0. R𝑙
𝑈 = Id . R td = Id . < Id . R 0
R0 + R𝑙
Trong đó: - Rtd: điện trở tương đương của các điện trở nối đất lặp lại.
1.5.4.2. Mạng điện có trung tính cách điện phía sơ cấp (cao áp) và có trung
tính cách điện phía hạ áp:
Trong trường hợp này, ngoài các biện pháp bảo vệ như ở mạng có trung tính
cách điện ở phía cao áp (mục 5.1.2.1 ở trên), thì cần phải tính toán, chỉnh định bảo vệ
rơ le để có thể cắt nhanh lưới cao áp (phía sơ cấp MBA) khi có xâm nhập điện áp cao
68

sang thấp.

1.5.4.3. Bảo vệ chống sự xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp khi điện
áp cuộn sơ cấp bé hơn 1000V.

Hình 4.3: Cách nối MBA có điện áp phía sơ cấp nhỏ hơn 1000V
a: Mạng có trung tính cách điện
b: Mạng điện có trung tính nối đất.

Trong các trường hợp khi điện áp cuộn sơ cấp bé hơn 1000V, để chống sự xâm
nhập điện áp từ phía cuộn sơ cấp sang phía thứ cấp người ta phải nối đầu dây của cuộn
thứ cấp với đất (trong mạng có trung tính cách điện) hoặc với dây trung tính (trong mạng
có trung tính nối đất.
Ngoài các biện pháp nối đất và nối dây trung tính như đã xét còn có thêm biện
pháp nối đất phụ hoặc nối đất trung tính phụ tức là đặt thêm một cuộn chắn giữa cuộn
sơ và cuộn thứ cấp của máy biến áp và cuộn phụ này lại được nối đất hoặc nối dây trung
tính (phụ thuộc vào chế độ trung tính của mạng).

1.6. Cấp cứu người khi bị điện giật


1.6.1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho người tránh bị điện giật
1.6.1.1. Các quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện
Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định:
69

1. Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi
tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
2. Phải chịu đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính
các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng tiêu chuẩn.
3. Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.
4. Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
5. Phải thường xuyên kiểm tra cách điện của các thiết bị cũng như của hệ thống
điện.
Qua thực tế cho thấy, hầu hết các trường hợp để xảy ra tai nạn điện giật thì
nguyên nhân chính không phải là do thiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải là
do thiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải do phương tiện bảo vệ an toàn chưa
đảm bảo mà chính là do vận hành không đúng quy cách, trình độ vận hành kém, sức
khoẻ không đảm bảo. Để vận hành an toàn cần phải thường xuyên kiểm tra sửa chữa
thiết bị, chọn cán bộ kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện về chuyên môn...
Cần kiểm tra thiết bị thường xuyên, tu sửa thiết bị theo định kỳ, và theo đúng
quy trình vận hành.
Để tránh tình trạng thao tác nhầm không đúng gây sự cố và nguy hiểm cho người
thì cần phải vận hành thiết bị điện theo đúng quy trình với sơ đồ nối điện của đường
dây bao gồm tình trạng thực tế của thiết bị điện và những điểm có nối đất. Các thao
tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp xảy ra tai nạn mới có
quyền tự động thao tác rồi mới báo cáo sau.
1.6.1.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện
Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật an toàn điện sau:
* Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây
tai nạn
- Đảm bảo cách điện của thiết bị điện.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.
- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly.
- Sử dụng tín hiệu, biển báo, khoá liên động.
* Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng
nguy hiểm
- Thực hiện nối không bảo vệ.
- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế.
- Sử dụng máy cắt điện an toàn.
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ dụng cụ phòng hộ.
70

1.6.2. Phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện cho người khi làm việc
Để bảo vệ con người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi bị tác dụng của dòng
điện, hồ quang cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cần thiết. Các phương tiện bảo
vệ chia thành nhóm:
1. Phương tiện cách điện, tránh điện áp (bước, tiếp xúc, làm việc) gồm: sào cách
điện, kìm cách điện, dụng cụ có tay cầm cách điện, găng tay cao su, giày cao su, ủng
cao su, đệm cách điện cao su.
2. Thiết bị thử điện di động, kìm đo dòng điện.
3. Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thời, hàng rào, bảng báo hiệu.
4. Phương tiện bảo vệ tránh tác dụng của hồ quang, mảnh kim loại bi nung nóng,
các hư hỏng cơ học: kính bảo vệ, găng tay bằng vải bạt, dụng cụ chống khí độc.
1.6.2.1. Cấu tạo một số phương tiện bảo vệ cách điện

Hình 5.3: phương tiện bảo vệ và dụng cụ


a. Sào cách điện; b. Kìm cách điện; c. Găng tay điện môi

Phương ống;bảo
d. Giàytiện đ. Ủng điện điện
vệ cách môi; chia
e. đệmlàm
và hai
thảmloại
caochính
su; g.và cách Phương
bệ phụ. điện tiện bảo vệ
chính cóh.cách điện
Những đảm
dụng cụbảo
sửakhông
chữa cóbịtay
điện
cầmápcách
của thiết
điện; bị
k. chọc thủng,
Cái chỉ có di
điện áp thểđộng
dùng chúng
để sờ trực tiếp những phần mạng điện. Phương tiện bảo vệ phụ chỉ làm phương tiện phụ
vào phương tiện chính bản thân chúng không thể bảo vệ.

Loại bảo vệ Điện áp cao hơn 1000V Điện áp thấp hơn 1000V
Chính Sào, kìm Sào, kìm, găng tay cách điện, dụng cụ
của thợ điện có cán cách điện (10cm)
71

Phụ Găng tay cách điện, đệm, bề, Giày, đệm, bệ cách điện
giày ống ngắn và dài
* Sào cách điện
Sào cách điện dùng trực tiếp để điều khiển dao cách li, đặt nối đất di động, thí
nghiệm cao áp. Gồm 3 phần: phần cách điện, phần làm việc và phần cầm tay. Độ dài
của sào phụ thuộc vào điện áp. Khi dùng sào cần đứng trên bệ cách điện, tay đeo găng
cao su, chân mang giày cao su.

Điện thế định mức của Độ dài của phần cách điện Độ dài tay cầm (m)
thiết bị (KV) (m)
Dưới 1kV Không có tiêu chuẩn Tuỳ theo sự liên hệ
Trên 1kV dưới 10kV 1,0 0,5
Trên 10kV dưới 35kV 1,5 0,7
Trên 35kV dưới 110kV 1,8 0,9
Trên 110kV dưới 220kV 3,0 1,0
* Kìm cách điện
Kìm cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, đẩy các nắp cách điện bằng cao su. Kìm
là phương tiện chính dùng với điện áp dưới 35kV. Gồm 3 phần: phần làm việc phần
cách điện, phần cầm tay.

Điện thế định mức của Độ dài của phần cách điện Độ dài tay cầm (m)
thiết bị (KV) (m)
10 0,45 0,15
35 0,75 0,2

* Găng tay điện môi, giày ống, đệm lót


Dùng với thiết bị điện, các dụng cụ này được sản xuất riêng với cấu tạo phù hợp
với quy trình.
* Bệ cách điện:
Bệ cách điện có kích thước khoảng 75 x 75 nhưng không quá 150 x 150cm, làm
bằng gỗ tấm ghép. Khoảng cách giữa các tấm gỗ không quá 2,5cm. Chiều cao bệ từ sàn
gỗ đến nền nhà không nhỏ hơn 10cm.
Thiết bị thử điện di động
Thiết bị thử điện di động dùng để kiểm tra có điện áp hay không và để định pha.
Dụng cụ có bóng đèn neon, đèn sáng khi có dòng điện dung đi qua. Kích thước thiết
72

bị phụ thuộc vào điện áp, kích thước tối thiểu như sau:

Điện thế định mức Độ dài giá đỡ Độ dài tay cầm Độ dài chung
của thiết bị (kV) (mm) (mm) (mm)
10 320 110 680
10 ¸ 35 510 120 1060

Khi dùng thiết bị thử điện chỉ đưa vào thiết bị thử đến mức cần thiết để có thể
thấy sáng. Chạm vào thiết bị chỉ cần khi vật được thử không có điện áp.
Thiết bị bảo vệ nối đất tạm thời di động
Bảo vệ nối đất tạm thời di động là phương tiện bảo vệ khi làm việc ở những chỗ
đã ngắt mạch điện những dễ có khả năng đưa điện áp nhầm vào hoặc dễ bị xuất hiện
điện áp bất ngờ trên chúng.
Cấu tạo gồm những dây dẫn để ngắn mạch pha, cần nối đất với các chốt để nối vào
phần mang điện. Chốt phải chịu được lực điện động khi có dòng ngắn mạch. Các dây
dẫn làm bằng đồng tiết diện không bé hơn 25mm2. Chốt phải có chỗ để tháo dây ngắn
mạch bằng đòn.
Nối đất chỉ được thực hiện khi đã kiểm tra, không đóng điện vào bộ phận được nối
đất. Đầu tiên nối đầu cuối của cái nối đất vào đất sau đó thử có điện áp hay không rồi
nối dây vào vật mang điện. Khi tháo nối đất thì làm ngược lại.
Những cái chắn tạm thời di động, nắp đậy bằng cao su
Cái chắn tạm thời di động bảo vệ cho người thợ sửa chữa khỏi bị chạm vào điện
áp. Những vật này làm bình phong để ngăn cách, chiều cao chừng 1,8m.
Vật lót cách điện đặt che vật mang điện phải làm bằng vật mềm, không cháy (cao
su, tectolit, bakelit...). Có thể dùng chúng ở những thiết bị dưới 10 kV trong trường hợp
không tiện dùng bình phong.
Bao đậy bằng cao su để cách điện dao cách ly phải chế tạo sao cho dễ đậy và tháo
dễ dàng bằng kìm.
Bảng báo hiệu
Cần có các bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến gần vật mang
điện, cấm thao tác những thiết bị gây ra tai nạn chết người, để nhắc nhở...
Các loại bảng báo hiệu sau:
73

1. Bảng báo trước:


“Điện thế cao - nguy hiểm”
“Đứng lại - điện thế cao”
“Không trèo - nguy hiểm chết người”
“Không sờ vào - nguy hiểm chết người”
2. Bảng cấm:
“Cấm đóng điện - có người đang làm việc”
“Không đóng điện - đang làm việc trên đường dây”

3. Bảng cho phép:


“Làm việc tại chỗ này”

4. Bảng
nhắc nhở:
“Nối đất”.

1.6.3. Cấp cứu người bị điện giật


Nguyên nhân chính làm chết người vì điện giật là do hiện tượng kích thích chứ
không do bị chấn thương.
Khi có người bị tan nạn điện,
việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng,
kịp thời và đúng phương pháp là các
yếu tố quyết định để cứu sống nạn
nhân. Các thí nghiệm và thực tế cho
thấy rằng từ lúc bị điện giật đến một
phút sau được cứu chữa thì 90%
trường hợp cứu sống, để 6 phút sau
mới cứu chỉ có thể cứu sống 10%, nếu
74

để từ 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được. Việc sơ cứu phải thực
hiện đúng phương pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao.
Khi sơ cứu người bị tai nạn cần thực hiện hai bước cơ bản sau:
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Cấp cứu nạn nhân ngay sau khi tách ra khỏi nguồn điện (có thể phải làm hô hấp
nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực)
1.6.3.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
* Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần:
Nhanh chóng cắt nguồn điện (cầu dao, aptomat, cầu chì...); nếu không thể cắt
nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt
dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng trên các
vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng găng tay cách điện
để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để chặt hoặc
cắt đứt dây điện.
*Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao
Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để
tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý đến cắt điện
trên đường dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao dùng dây nối đất
làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất cần phải tiến hành nối đất
trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây. Dùng các biện pháp để đỡ chống
rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
Khi cấp cứu tai nạn cần chú ý:
- Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện;
- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi rơi xuống.
1.6.3.2. Cấp cứu nạn nhân bị điện giật
Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng
của nạn nhân để xử lý cho thích hợp, cụ thể như sau:
1. Trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác.
Nếu nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở
yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó, mời
y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
2. Trường hợp nạn nhân mất tri giác.
Nếu nạn nhân bị mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn
nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt
lưng, moi rớt rãi trong mồm, cho ngửi nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời
y, bác sỹ đến để chăm sóc.
75

3. Trường hợp nạn nhân đã tắt thở.


Nếu nạn nhân không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết
thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong
mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt
ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
1.6.3.3. Làm hô hấp nhân tạo
Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện. Đặt nạn nhân
ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân (cúc cổ, thắt lưng ...), lau sạch máu,
nước bọt và các chất bẩn. Thao tác theo trình tự:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau. Kiểm tra
khí quản có thông suốt không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng
bằng cách để tay và phía dưới của góc hàm dưới, tỳ
ngón tay cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra.
- Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho
cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho không
khí vào dể dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề
phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản.
- Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp
Hình 5.4: Cấp cứu phương pháp
cứu hít hơi và thở mạnh vào miệng nạn nhân (đặt
hà hơi thổi ngạt
khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu
không thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kít miệng nạn nhân và thổi vào mũi.
- Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục
10-12 lần trong 1 phút với người lớn, 20 lần với trẻ em.
- Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim còn đập.
1.6.3.4. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim.
Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn
nhân, ấn khoảng 4-6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi không khí vào phổi
nạn nhân. Khi ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4-6cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3s
rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ.
Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt ấn vào lồng ngực nạn
nhân như trên từ 4-6 lần.
76

Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống
trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhip tim nên ngừng xoa bóp
khoảng 2-3s. Sau khi thấy khí sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co dãn, tim phổi bắt đầu
hoạt động nhẹ... cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5-10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn
nhân. Sau đó kịp thời chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn
phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục.
77

Chương 2. Phương pháp 5S


2.1. Khái niệm về 5S
Tiêu chuẩn 5S có nguồn gốc từ Nhật Bản, một quốc gia Châu Á đề cao tính kỷ
luật. Nơi áp dung đầu tiên chính là hãng Toyota sau đó phát triển nhanh chóng tại các
tổ chức công ty của Nhật Bản, từ đó xuất hiện bảng tiêu chuẩn 5S của Honda, 5S trong
y tế, rồi nhân rộng ra toàn thế giới.
5S là 5 chữ cái đầu của các từ Tiếng Nhật SEIRI, SEITON, SEISO, SEIKETSU,
SHITSUKE, tạm dịch sang Tiếng Việt là: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn
sàng. 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng. Xuất phát từ
quan điểm, nếu làm việc trong môi trường lành mạnh, sạch sẽ, thoáng đãng, tiện lợi, an
toàn thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và tạo điều kiện cho
việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng đem lại niềm tin cho khách hàng.

2. SẮP XẾP
1. SÀNG LỌC

5. SẴN SÀNG 3. SẠCH SẼ

4. SĂN SÓC
2.2.

Hình 6.1: Hình ảnh giải thích về 5S


2.2.1. Sàng lọc (Seiri)
Có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên
doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời
những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng.
78

Hình 6.2: Thực hiện sàng lọc


Khi xem lại nhà máy hay phòng làm việc của mình, có thể bạn sẽ nhận thấy cácvật
dụng không được ghi chính xác nơi lưu trữ, nhiều thứ không cần thiết cho công việc
nhưng vẫn được lưu giữ lại. Do đó, nhiệm vụ của Seiri chính là là phân loại các các vật
dụng cần thiết và các vật dụng không cần thiết, từ đó di dời hoặc thanh lý những vật
dụng không cần thiết nhằm tạo nên một môi trường làm việc khoa học. Một trong những
cách thông dụng để thực hiện việc “Sàng lọc” là sử dụng “thẻ đỏ”, bất cứ các vật dụng
nào không cần thiết cho công việc sẽ được gắn thẻ ngay lập tức. Kết thúc quá trình này
người phụ trách mỗi bộ phận có vật dụng gắn thẻ đỏ sẽ xem tại sao nó vẫn ở khu vực
của mình. Sau đó là việc đưa ra quyết định loại bỏ hay tiếp tục giữ vật dụng đó theo
cách nhất định. Với hoạt động trong Seiri, mọi thứ sẽ được phân loại một cách khoa học,
từ đó có thể giảm thiểu lãng phí từ việc tìm kiếm và di chuyển, đồng thời tạo nên môi
trường làm việc an toàn hơn.
2.2.2. Sắp xếp (Seiton)
Đây là S2. Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo
là tổ chức sắp xếp các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy,
dễ lấy, dễ trả lại.
Thông thường việc này sẽ bắt đầu bằng việc xem xét công dụng và tần suất sử
dụng các vật dụng còn lại, từ đó quyết định nên để chúng gần nhau hay không? Cần để
chúng gần hay xa nơi làm việc? Bên cạnh đó, công việc này cũng cần phải thực hiện
dựa trên việc phân tích trình tự sao cho giảm thiểu thời gian di chuyển giữa các quá trình
trong hệ thống.
Ở bước này, các vật dụng cần được xác định vị trí sao cho dễ định vị nhất, theo
nguyên tắc quản lý trực quan: “một vị trí cho mỗi vật dụng, mỗi vật dụng có một vị trí
duy nhất”. Một điểm cần chú ý khi thực hiện Seiton là các vật dụng nên được đánh số
hoặc dán nhãn tên giúp mọi người trong công ty có thể dễ dàng nhận biết và tìm kiếm.
79

Với các hoạt động trong Seiton, môi trường làm việc sẽ trở nên thuận tiện, gọn
gàng và thông thoáng hơn, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên trong công
ty.

Hình 6.3: Thực hiện Sắp xếp


2.2.3. Sạch sẽ (Seiso)
Seiso có nghĩa là làm vệ sinh và giữ nơi làm việc sạch sẽ. Công việc chính trong
phần này là giữ gìn sạch sẽ trong toàn doanh nghiệp.
Giữ gìn sạch sẽ được thực hiện thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và vệ sinh
hàng ngày máy móc, vật dụng và khu vực làm việc. Seiso hướng tới việc cải thiện môi
trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn, đồng thời nâng cao sự chính xác của máy
móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).
Phát động chương trình “5 phút Seiso” cuối mỗi ngày làm việc sẽ giúp cho mọi
người thấm nhuần tư tưởng Seiso, duy trì sự sạch sẽ thường xuyên. Vệ sinh không chỉ
là để giữ gìn vệ sinh trong công ty mà còn có thể kiểm tra máy móc, thiết bị từ đó phát
hiện ra các vấn đề như bụi bẩn trong máy móc, các chỗ lỏng ốc, vỡ ốc…
S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời
nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn). Nhờ đó,
chúng ta nhanh chóng tìm ra các giải pháp cho các vấn đề đó, nâng cao năng suất của
máy móc, thiết bị và đảm bảo an toàn trong lao động. Sau khi áp dụng được 3 chữ S đầu
tiên, doanh nghiệp sẽ đạt được những kết quả đáng ngạc nhiên, góp phần nâng cao năng
suất cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.
80

Hình 6.4: Thực hiện sạch sẽ trong 5S


2.2.4. Săn sóc (Seiketsu)
Seiketsu được dịch sang tiếng Việt là Săn sóc với mục đích duy trì kết quả và các
hoạt động trong 3S đầu tiên. Mục tiêu của Seiketsu là duy trì các hoạt động 3S lâu dài,
chứ không phải là phong trào nhất thời. Do vậy, xác định các quá trình cần thiết để đảm
bảo tính chính xác là vô cùng cần thiết để duy trì thành quả của các hoạt động trước đó.
Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp nên đưa ra những quy định, nội quy, kế hoạch…
để có thể kiểm soát và phát triển việc thực hiện 5S.
Một điểm quan trọng nữa
trong nội dung S4 là các hoạt
động kiểm tra, đánh giá các hoạt
động mà doanh nghiệp đã thực
hiện được, đồng thời tổ chức thi
đua cũng giúp nâng cao ý thức
của mọi người trong việc thực
hành 5S. Bằng việc phát triển
Seiketsu, các hoạt động 3S sẽ
được cải tiến dần dựa theo các
tiêu chuẩn đặt ra và tiến tới hoàn
thiện 5S trong doanh nghiệp. Hình 6.6 Thực hiện Sẵn sàng (S5)
81

Hình 6.5: Thực hiện săn sóc (S4)


2.2.5. Sẵn sàng (Shitsuke)
Shitsuke hay Sẵn sàng là hoạt động cuối cùng của 5S. Nó được hiểu là rèn luyện,
tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S.
Khi một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu một
cách thường xuyên và hiệu quả, có thể hiểu rằng doanh nghiệp đó đang duy trì tốt 5S.
Tuy nhiên, nếu đơn thuần chỉ thực hiện mà không có sự nâng cấp thì dần dần, hệ thống
5S sẽ đi xuống và không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Như vậy, Sẵn sàng có thể được hiểu là đào tạo mọi người tuân theo thói quan làm
viêc tốt và giám sát nghiêm ngặt nội quy tại nơi làm việc. Để mọi người có thể sẵn sàng
thực hiện 5S, doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình đào tạo và thực hành thường
xuyên cho nhân viên.

Bên cạnh đó, các vị lãnh


đạo, quản lý trong doanh nghiệp
cần là tấm gương cho mọi người
làm theo trong việc học tập và
thực hành 5S. Như vậy, trong nội
dung Shitsuke, việc đào tạo về
Shitsuke là điểm quan trọng nhất,
giúp các hoạt động 5S được duy Hình 6.7 Ý nghĩa 5S
trì và phát triển đến mức cao nhất, từ đó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm.
82

Mục tiêu của việc thực hiện 5S không chỉ là đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ ngăn
nắp mà còn cắt giảm sự lãng phí trong doanh nghiệp, vì vậy phần tiếp theo sẽ đưa ra
một số khái niệm về các hoạt động tạo ra giá trị, qua đó cho thấy việc thực hiện 5S đã
góp phần giảm tránh sự lãng phí trong doanh nghiệp
Một chương trình được xây dựng xuất phát từ triết lý “con người là trung tâm của
mọi sự phát triển”. 5S là một công cụ đơn giản để tổ chức môi trường làm việc khoa
học, sạch sẽ, hiệu quả và an toàn để nâng cao năng suất, quản lý trực quan và để đảm
bảo tiêu chuẩn làm việc. 5S giúp cho tổ chức/doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho khách hàng, đem lại lợi ích kinh
tế cho doanh nghiệp.
2.2.6. Việc tạo ra giá trị và nhận thức sự lãng phí
Bất cứ hoạt động nào không cần thiết và không tạo ra thêm giá trị gia tăng cho
khách hàng đều được coi như sự lãng phí. Khách hàng là người quyết định giá trị của
sản phẩm, nếu họ không muốn chi trả cho phần nào hay tính năng, giá trị nào của sản
phẩm thì đó chính là lãng phí.
Các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng (value - added activities): là bất kỳ phần nào
của quy trình sản xuất mà giúp nâng cao giá trị sản phẩm cho khách hàng.
Các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng (nonvalue - added activities): là các
hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hóa vật tư thành sản phẩm mà khách hàng
mong muốn. Những phần làm tăng thêm thời gian, công sức hay chi phí không cần thiết
đều được xem là không tạo ra giá trị tăng thêm.
Theo một cách nhìn khác, lãng phí là bất kỳ vật tư hay hoạt động mà khách hàng
không sẵn lòng trả tiền mua. Ví dụ như thử nghiệm và kiểm tra nguyên vật liệu cũng
được xem là lãng phí vì chúng có thể được loại trừ trong trường hợp quy trình sản xuất
được cải thiện để loại bỏ các khuyết tật.
Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (necessary
nonvalue - added avtivities): là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan
điểm của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm. Dạng lãng phí
này có thể được loại trừ về lâu dài chứ không thể thay đổi trong khoảng thời gian ngắn.
Chẳng hạn như mức tồn kho cao được yêu cầu dùng làm kho “đệm” dự phòng có thể
dần dần được giảm thiểu khi hoạt động sản xuất trở nên ổn định hơn.
Taiichi Ohno, phó chủ tịch Toyota đã đưa ra 7 loại lãng phí:
- Sản xuất dư thừa (Overproduction)” - sản xuất nhiều hơn hoặc sớm hơn cả khi
khách hàng yêu cầu, bất kỳ loại tồn kho nào đều là lãng phí.
83

- Sự chờ đợi (Queues) - “thời gian chết” - thời gian chờ đến công đoạn tiếp theo,
cất trữ đều là lãng phí vì nó không gia tăng giá trị.

- Sự di chuyển (Transportation) - vận chuyển nguyên liệu giữa các địa điểm sản
xuất, giữ lại hàng hóa nhiều hơn 1 lần.

- Tồn kho (Inventory) - những nguyên liệu thô không cần thiết, các loại hàng tồn,
hàng đang sản xuất dở dang được cất trong kho mà không tạo ra được giá trị gia tăng.

- Thao tác (Motion) - các thao tác của máy móc hoặc con người mà không tạo ra
giá trị cho quá trình sản xuất.

- Gia công thừa (Overprocessing)- việc sản xuất thừa nhiều so với số lượng sản
phẩm khách hàng yêu cầu.

- Lỗi (Defect) - sản phẩm lỗi, khuyết tật, hàng bị trả lại...

Trong thời gian áp dụng sau đó, một số loại lãng phí khác đã được bổ sung thêm:
- Sự sửa sai (Correction): sửa sai hay gia công lại, khi một việc phải được làm lại
bởi vì nó không được làm đúng trong lần đầu tiên. Quá trình này không chỉ gây nên việc
sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn luồng sản xuất thông
thoáng dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình. Ngoài ra, các vấn đề liên quan
đến sửa chữa thường tiêu tốn một khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý và vì
vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung.
- Thông tin rời rạc (Knowledge disconnection): kiến thức rời rạc là trường hợp khi
thông tin và kiến thức không có sẵn tại nơi hay vào lúc được cần đến. Ở đây cũng bao
gồm thông tin về các thủ tục quy trình, thông số kỹ thuật và cách thức giải quyết vấn
đề...
Thiếu những thông tin chính xác thường gây ra phế phẩm và tắc nghẽn luồng sản
xuất. Ví dụ, thiếu thông tin về công thức phối trộn nguyên liệu, pha màu có thể làm đình
trệ toàn bộ quy trình sản xuất hoặc tạo ra các sản phẩm lỗi do các lần thử sai tốn rất
nhiều thời gian. Trong các loại lãng phí trên, sản xuất dư thừa là sự lãng phí cơ bản và
nghiêm trọng nhất vì nó dẫn đến hầu hết các loại lãng phí khác
2.3. Lợi ích của việc thực hiện 5S
Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người
Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực
hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn
bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân xưởng, người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy
ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy
84

móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của
mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình” một
cách tốt nhất.
5S là một phương pháp cải tiến đơn giản, dễ hiểu, thực hiện dễ dàng và chi phí
thực hiện ít tốn kém nhưng rất hiệu quả trong việc huy động nhân lực và nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và làm giảm lãng phí. Dưới đây là các lợi ích cụ thể đối với
các doanh nghiệp áp dụng xây dựng 5S:
1. Loại trừ các vật dụng không cần thiết, chỗ làm việc sạch sẽ và được tổ chức
tốt
2. Tiết kiệm, tránh lãng phí thời gian, công sức
3. Xây dụng môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ
4. Tăng cường hiệu quả công việc, hạn chế sai sót
5. Cải tiến liên tục chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm
6. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức của nhân viên
7. Nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên, tăng cường tinh thần làm
việc đội, nhóm.
Thực hiện tốt tiêu chuẩn 5S sẽ góp phần vào việc:
- P- Production: Sản lượng đạt cao nhất thông qua hiệu suất máy móc, quy
trình đạt cao nhất cùng với đó là hư hỏng, lỗi quy trình, gián đoạn và chạy không tải…
- Q- Quality: Chất lượng tốt nhất, số lượng phế phẩm bằng không và số lượng
phàn nàn của khách hàng phải bằng không.

- C- Cost: Chi phí sản xuất, chi phí nguyên liệu và các chi phí liên quan đến bán
hàng…

- D- Delivery: Giao hàng, bán hàng nhanh dựa theo như cầu của mỗi khách hàng

- S-Safety S ở đây được hiểu là an toàn, sức khỏe và môi trường. Một công ty, xí
nghiệp muốn bền vững phải đặc biệt quan tấm các vấn đề này. Một môi trường làm việc
(work place) có an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe thì nhân viên mới gắn bó lấu
dài, không ai muốn làm việc trong sự lo lắng về an toàn bản thân.

- M-Morale: Động lực tinh thần ở đây thể hiện ở số lượng khắc phục vấn đề, số
lượng cải tiến, số lượng các khóa đào tạo…

2.4. Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S


Mục tiêu chính của chương trình 5S: Đây là chương trình của toàn công ty với sự
tham gia của tất cả mọi người trong công ty, xây dựng ý thức cải tiến cho mọi người tại
nơi làm việc, xây dựng chương trình đồng đội giữa mọi người thông qua chương trình
85

5S, phát triển kỹ năng, vai trò lãnh đạo của các cá nhân thông qua các hoạt động thực
tế, xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ năng cải tiến. Dưới đây là 4 yếu tố cơ bản nhất để
thực hiện thành công 5S:
1. Sự cam kết và tài trợ, hỗ trợ của ban lãnh đạo doanh nghiệp: Nhận được sự
đồng ý và hỗ trợ của ban lãnh đạo doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng mô hình 5S một
cách tốt và hiệu quả nhất. Ban lãnh đạo sẽ đóng vai trò cung cấp về vấn đề tài chính,
nguồn nhân lực, thời gian, hướng dẫn để thực hiện mô hình.

2. Thực hiện 5S bắt đầu bằng đào tạo và huấn luyện: Việc thực hiện tốt quy trình
đào tạo cho tất cả các nhân viên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn trong
tương lai. Khi đã trải qua đào tạo, mỗi phòng ban, cá nhân sẽ tự nhận thức và đưa ra
những đóng góp hữu ích nhất nhằm phát triển doanh nghiệp

3. Mọi người cùng tự nguyện tham gia vào hoạt động 5S: Nếu bạn khuyến khích
và kích thích thành công sự tích cực của mọi người, việc áp dụng mô hình 5S sẽ dễ thành
công hơn. Khi tất cả mọi người đều hứng thú tham gia, bạn sẽ thu về nhiều ý tưởng sáng
tạo hơn, đồng thời giúp gia tăng sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau hơn.

4. Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Bao gồm việc duy trì, lặp lại và cải
tiến mô hình không bao giờ là dư thừa. Khi bạn áp dụng mô hình 5S vào doanh nghiệp
của mình, những yếu tố này sẽ góp phần thúc đẩy tính hiệu quả rất cao trong công tác
quản lý doanh nghiệp của bạn.

2.5. Các bước thực hiện 5S


Khi thực hiện thực hành 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ
diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần
thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy
móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng
cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc
sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc. Sau đây là các
bước thực hiện 5S đầy đủ và chi tiết nhất.
* Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng.
* Bước 2: Phát động chương trình.
* Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh.
* Bước 4: Bắt đầu bằng Seiri (Sàng lọc).
* Bước 5: Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày.
* Bước 6: Đánh giá định kỳ 5S.
2.5.1. Chuẩn bị, xem xét thực trạng
86

Trước tiên, tổ chức cần xác định rõ mục tiêu của việc triển khai 5S, đặc biệt cán
bộ lãnh đạo hiểu rõ nguyên lý và lợi ích của 5S;
Một trong các yếu tố để thực hành 5S là sự tham gia của tất cả mọi người đặc biệt
là lãnh đạo phải gương mẫu đi đầu, nếu vi phạm cũng xử lý công bằng như các thành
viên khác.
Sau đó tiến hành thành lập Ban 5S. Chỉ định người có trách nhiệm chính về hoạt
động 5S. Các thành viên được lựa chọn vào Ban 5S phải là những người có tính kỷ luật
cao, sát sao trong công việc, có tầm ảnh hưởng đến người khác, khuyến khích là nữ.
Nên chọn ra mỗi bộ phận có 2 người để cử vào Ban 5S để nếu một người nghỉ thì công
việc vẫn được thực hiện. Quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban 5S: Chức năng chính
của Ban 5S là tuyên truyền về 5S, đào tạo 5S và đánh giá 5S. Quyết định Trưởng ban,
Phó ban, Thư ký, Phụ trách ảnh.
- Trưởng ban sẽ là người rất nghiêm minh, đi đầu trong hoạt động thực hiện 5S.
Nhiệm kỳ có thể một năm tùy theo kết quả công việc.

- Phó ban là người giúp việc cho Trưởng ban trong việc thực thi và giám sát hoạt
động triển khai.

- Thư ký có trách nhiệm tổng kết tình hình thực hiện 5S tại đơn vị và tổng hợp các
ý kiến nhận xét, đóng góp một cách trung thực, khách quan.

- Phụ trách ảnh có vai trò rất lớn vì ảnh là minh chứng rõ nhất và mọi người có thể
nhận ra ngay các lỗi của mình. Người phụ trách ảnh phải thường xuyên quan sát, phát
hiện những nơi có vấn đề, sai sót và chụp lại làm bằng chứng và lưu trong hồ sơ triển
khai 5S. Sau một thời gian, xem lại hồ sơ sẽ thấy sự khác biệt giữa trước và sau cải tiến.
Nên dán những tấm ảnh 5S lên bảng tin để tất cả mọi người cùng biết và hỗ trợ nhau cải
tiến.

- Còn lại là các ủy viên có trách nhiệm tuyên truyền, đôn đốc các bộ phận trong
đơn vị thực hiện tốt hoạt động 5S. Tất cả các thành viên trong Ban 5S cần nắm rõ vai
trò trách nhiệm của mình, hiểu rõ các nguyên tắc 5S để có thể truyền đạt cho các cán bộ
nhân viên trong đơn vị.

Đơn vị nên cử một số cán bộ quản lý chủ chốt trong Ban 5S tham gia các khóa đào
tạo về thực hành 5S của các tổ chức có uy tín. Đào tạo người có trách nhiệm chính và
các thành viên hướng dẫn thực hiện. Đồng thời tham khảo các tổ chức tương tự đã triển
khai 5S để học hỏi trước khi triển khai tại đơn vị.
2.5.2. Phát động chương trình.
Đây là hoạt động nhằm chính thức phát động chương trình 5S trong tổ chức, doanh
87

nghiệp. Trong quản lý, lãnh đạo là người có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của nhân viên;
thông báo chính thức của lãnh đạo thể hiện quyết tâm thực hiện chương trình 5S trong
doanh nghiệp mình, do đó khuyến khích tinh thần, trách nhiệm của CBCNV trong quá
trình thực hiện. Bên cạnh đó, lãnh đạo cần phải cam kết thực hiện và tham gia trực tiếp
vào các hoạt động 5S cùng với nhân viên, như vậy chương trình 5S mới có thể duy trì
và phát triển bền vững trong doanh nghiệp.
Để CBCNV hiểu rõ chương trình thực hành 5S, thông báo chính thức của lãnh đạo
cần bao gồm các nội dung sau:
- Thông báo chính thức về chương trình thực hành 5S.

- Trình bày mục tiêu của chương trình 5S.

- Công bố thành lập ban chỉ đạo thực hiện, phương hướng triển khai, phân công
nhóm/cá nhân chịu trách nhiệm đối với từng khu vực.

- Lập ra các công cụ tuyên truyền, quảng bá như biểu ngữ, áp phích, bảng tin…

- Tổ chức đào tạo về các nội dung cơ bản của 5S cho mọi người.

Trong quá trình thông báo chính thức phát động chương trình 5S, việc phổ biến
phương hướng, mục tiêu của chương trình thực hiện 5S là rất quan trọng. Nó sẽ giúp
CBCNV dần định hướng phương pháp và cách thức thực hiện các hoạt động 5S trong
các bước tiếp theo.
Sau đó, ban chỉ đạo 5S sẽ xem xét và hệ thống lại tổ chức của ban, từ đó xây dựng
sơ đồ tổ chức thực hiện 5S để thuận tiện trong việc kiểm soát, quản lý tại các phòng
ban.Ngoài ra, thiết lập các quy định cũng rất quan trọng trong quá trình thực hiện 5S.
Những quy định này có vai trò hướng dẫn các hoạt động 5S cho nhân viên, giúp nâng
cao hiệu quả của các hoạt động. Để CBCNV dễ dàng hiểu và ghi nhớ quy định, chúng
nên được thể hiện bằng hình ảnh hay sơ đồ và được trưng bày ở những chỗ nổi bất dễ
nhìn.
Sau khi nhân viên nắm rõ được mục tiêu và phương hướng của chương trình 5S,
việc tổ chức đào tạo cho toàn bộ nhân lực trong doanh nghiệp sẽ được tiến hành.Thông
qua các chương trình đào tạo, doanh nghiệp có thể lồng ghép phổ biến những quy định,
quy chuẩn cho các hoạt động 5S bằng các phương thức hiệu quả như áp phích, băng rôn,
khẩu hiệu,..
2.5.3. Mọi người tiến hành tổng vệ sinh
Lập sơ đồ mặt bằng toàn công ty, kể cả phần bao quanh bên ngoài, quy định khu
vực được phân công. Nên chia thành các tổ để dễ theo dõi và quản lý. Mỗi người phụ
trách nơi làm việc của mình và có thể kiểm tra chéo lẫn nhau. Các khu vực chung như
88

nhà xe, cầu thang, hành lang, nhà ăn, nhà vệ sinh,… cũng phải phân về các tổ cho công
bằng. Ban 5S đề xuất mua các dụng cụ cần thiết để thực hiện 5S như máy ảnh, bảng tin,
tủ đồ, giá, chổi lau,… và phát cho các tổ.
Ban 5S cần hướng dẫn cặn kẽ, khuyến khích tất cả các tổ hăng hái thi đua, đề ra
các khẩu hiệu về thực hành 5S. Các tổ nên treo các khẩu hiệu ngay tại tổ mình để chuẩn
bị cho ngày tổng vệ sinh. Có thể đưa những tấm gương về 5S như Bác Hồ luôn sạch sẽ,
gọn gàng, ngăn nắp.
Phát lệnh tổng vệ sinh trong toàn đơn vị. Đây là bước quan trọng vì nó đánh dấu
bước đầu trong việc thực hiện 5S. Ngày tổng vệ sinh phải được tổ chức rầm rộ, khí thế,
sôi nổi, tạo sự phấn khởi và thi đua cho mọi người. Yêu cầu tất cả các cán bộ công nhân
viên kể cả lãnh đạo cấp cao nhất cũng phải tham gia. Cố gắng để mọi người tham gia
với tinh thần tự giác, trách nhiệm và kỷ luật cao. Sàng lọc những thứ không cần thiết
trong quá trình tổng vệ sinh. Người phụ trách ảnh cần ghi lại những hình ảnh mọi người
làm việc trong ngày đầu tiên này để kịp thời rút kinh nghiệm.
2.5.4. Bắt đầu bằng Seiri (Sàng lọc).
Để thực hiện bước “Sàng lọc”, mỗi bộ phận cần đưa ra các tiêu chí để xác định
những loại vật dụng/tài liệu/hồ sơ nào cần loại bỏ. Sau bước sàng lọc sơ bộ, có thể phân
loại các vật dụng thành những loại như sau:
- Những vật dụng/tài liệu sử dụng thường xuyên cần được để thuận tiện cho việc
sử dụng và dễ dàng.
- Những vật dụng không thường xuyên được lưu giữ ở những nơi thích hợp, có
chỉ dẫn và nhận biết thích hợp để có thể lấy được khi cần sử dụng.
- Những vật dụng không cần thiết cũng cần được để riêng và phân loại để xử lý
- Lập tiêu chuẩn loại bỏ những thứ không cần thiết;
- Sàng lọc sơ bộ để loại bỏ những thứ không cần thiết ngay sau ngày tổng vệ sinh;
- Mọi người tập trung xác định và phân loại những thứ không cần thiết và loại bỏ
chúng;
- Những thứ không dùng nữa nhưng vẫn còn giá trị cần được đánh giá lại trước khi
có quyết định xử lý để tránh lãng phí
- Làm công tác sàng lọc thường xuyên tại vị trí làm việc và sàng lọc toàn Công ty
2 lần/năm.
2.5.5. Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày
Thường xuyên loại bỏ những thứ không cần thiết. Tận dụng chỗ làm việc hiệu quả
hơn; Luôn tìm cách và thực hiện cải tiến địa điểm và phương pháp lưu giữ để giảm tối
thiểu thời gian tìm kiếm và lấy ra; Lập thời khóa biểu và thực hiện vệ sinh hàng ngày
để tạo ra một môi trường thoải mái đảm bảo sức khỏe; Huy động mọi người phát huy
89

sáng kiến cải tiến tại chỗ làm việc.


Luyện tập seiketsu (săn sóc):
Săn sóc = sàng lọc + sắp xếp + sạch sẽ
Ban lãnh đạo đánh giá hoạt động 5S;
Tạo ra sự thi đua giữa các bộ phận, các xưởng về 5S.
Luyện tập Shisuke (sẵn sàng)
▪ Gặp gỡ mọi người với nụ cười thân thiện và chịu khó lắng nghe;

▪ Làm việc nhiệt tình và luôn tìm cách cải tiến;

▪ Có tinh thần đồng đội (đoàn kết)

▪ Luyện tập phong cách luôn cho mình là thành viên của một tổ chức có uy tín;

▪ Cố gắng luôn đúng giờ;

▪ Giữ nơi làm việc luôn sạch sẽ và ngăn nắp;

▪ Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy công ty và các quy định an toàn.

2.5.6. Đánh giá định kỳ 5S


Các hoạt động 5S cần được duy trì thường xuyên và nâng cao. Để khuyến khích
duy trì và nâng cao các hoạt động này cần có các hoạt động đánh giá. Nội dung công tác
đánh giá bao gồm:
- Lập kế hoạch đánh giá và khích lệ hoạt động 5S;

- Cán bộ đánh giá thường xuyên hoạt động 5S;

- Phát động phong trào thi đua giữa các phòng ban về hoạt động 5S;

- Trao thưởng định kỳ cho nhóm và cá nhân thực hiện tốt 5S;

- Tổ chức tham quan tìm hiểu việc thực hiện 5S ở các đơn vị khác.

Trong thực tế, việc phát động phong trào thực hiện 5S không quá khó nhưng duy
trì và phát triển nó dài hạn lại một vấn đề khá khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Ở hầu hết các doanh nghiệp, ý thức kỷ luật của nhân viên trong công việc còn
chưa cao, do vậy kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong giai đoạn đầu sẽ giúp triết lý
5S dần trở thành thói quen của họ.
Ngoài ra, dựa vào quy mô của doanh nghiệp, chúng ta có thể thiết lập những đợt
kiểm tra, giám sát lớn nhỏ khác nhau để đánh giá các hoạt động. Sau khi 5S trở thành
thói quen của nhân viên, việc đánh giá chỉ cần thực hiện định kỳ 2 lần/năm để cải tiến
chương trình 5S lên mức độ hiệu quả nhất. Ngoài các hoạt động kiểm tra đánh giá, doanh
90

nghiệp cũng cần quan tâm đến việc khen thưởng cho các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt
5S. Đây cũng là hình thức khích lệ rất hiệu quả trong quá trình áp dụng 5S trong công
ty. Bên cạnh đó, tổ chức tham quan, giao lưu kinh nghiệm với các đơn vị đã áp dụng mô
hình này sẽ góp phần thúc đẩy tinh thần của nhân viên trong việc phát triển 5S lâu dài.
2.6. Vận dụng 5S vào thực tế
2.6.1. Phương pháp thực hiện 5S
2.6.1.1. Phương pháp thực hiện sàng lọc (Seri)
a. Mục đich
Loại bỏ những thứ không cần thiết để tạo ra một không gian hữu dụng và hiệu
quả
Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm
việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/chưa liên
quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi
những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết
mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.
b. Tiêu chí
Dựa trên tần suất sử dụng đồ vật, thiết bị để đưa ra quyết định khi thực hiện Seiri

Tần suất
Mức độ cần thiết Nơi lưu trữ
sử dụng

Hiếm khi Ít hơn 1 lần trong năm; Loại bỏ


Không có kế hoạch sử dụng trong
tương lai.

Ít khi Sáu tháng sử dụng 01 lần Lưu trữ trong kho đặc biệt
(Ví dụ: kho QLTB cuối X2)

Bình thường Một hai tháng 01 lần Lưu trữ trong kho bình thường
(kho hàng tiêu hao)

Thường xuyên Một hai lần mỗi tuần Để tại nơi quy định trong khu vực
làm việc

Rất thường Sử dụng hàng ngày Để gần người làm việc, trong tầm
xuyên tay
91

c.Các bước tiến hành


Bước 1:
Hãy quan sát thật kỹ nơi làm việc của mình để phát hiện và xác định những thứ
không cần thiết cho công việc;
Hủy bỏ những thứ không cần thiết cho công việc (sử dụng Phiếu báo hủy).
Bước 2:
Nếu không thể quyết định ngay được là một thứ gì đó còn cần hay không cần cho
công việc thì hãy đánh dấu "sẽ hủy" kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng ra một nơi.
Sau một thời gian (ví dụ 03 tháng/ 06 tháng) hãy kiểm tra lại xem có ai cần đến
vật dụng đó không, nếu không tức là thứ đó không cần thiết cho công việc nữa;
Nếu bạn không tự mình quyết định thì hãy đề ra 01 thời hạn nữa để xử lý;
Chú ý:
- Khi quan sát xung quanh để tìm những thứ không cần thiết ở nơi làm việc của
bạn hãy tìm mọi nơi, mọi ngóc ngách…như bạn đang tìm diệt một con gián vậy;

- Có một số thứ trước khi báo hủy nên hỏi các đơn vị khác xem họ có cần dùng
không

- Những thứ thuộc tài sản của Công ty khi hủy phải được người có thẩm quyền phê
duyệt.

2.6.1.2. Phương pháp thực hiện Sắp xếp (Seiton)


a. Mục đích
SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành
phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy,
dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy
định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ
triệt để.
- Đặt mọi thứ đúng chỗ của nó sao cho tiện lợi khi sử dụng, giảm tối đa thời gian
tìm kiếm;
- Đảm bảo không gian, môi trường làm việc, tránh tai nạn cho nhân viên;
b.Tiêu chí
- Tiêu chuẩn hóa không gian lưu trữ đồ vật.
- Mọi người có thể tìm thấy ngay!
- Mọi người có thể sử dụng ngay!
- Mọi người có thể trả lại ngay!
Khấu hiệu tiêu chí của Sắp xếp: “Bạn có thể lấy được đồ vật cần dùng trong vòng
30 giây không?”
92

c. Các bước tiến hành


Bước 1: Khẳng định mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ khỏi nơi làm việc
của bạn;
Bước 2: Trao đổi với các đồng nghiệp về cách sắp xếp, bố trí trên quan điểm thuận
tiện cho thao tác
Chú ý: Tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Nhập trước- xuất trước (Ngăn ngừa sự hư hại trong kho)

Hình 7.1: FIFO


Nguyên tắc 2: Mỗi đồ vật được bố trí riêng đảm bảo thẩm mỹ và an toàn.

Hình 7.2: Mỗi đồ vật một vị trí


93

Nguyên tắc 3: Nhận biết đồ vật thông qua hệ thống màu sắc, nhãn mác, thẻ…

Bất kỳ ai cũng có thể biết ngay lập tức là phải sử


dụng loại dầu nào

Hình 7.3: Sử dụng màu sắc

Hình 7.4: Sử dụng nhãn mác


Nguyên tắc 4: Đặt các đồ vật theo sơ đồ, biển báo để dễ tìm thấy, giảm thời gian
tìm kiếm
94

Hình 7.5: Sử dụng biển chỉ dẫn


Nguyên tắc 5: Đặt các đồ vật sao cho dễ lấy hoặc dễ vận chuyển

Hình 7.6: Xếp đặt các đồ vật thuận tiện lấy, vận chuyển, sử dụng
Nguyên tắc 6: Để riêng các đồ vật chuyên dụng và các đồ vật dùng chung.
Nguyên tắc 7: Các đồ vật dùng thường xuyên được đặt gần người sử dụng
Bước 3:
- Đảm bảo các đồng nghiệp đều biết cái gì, để ở đâu để tự lấy sử dụng mà không
cần phải hỏi;
- Cần phải làm danh mục, nơi lưu trữ vật dụng, sơ đồ kho, kệ, vị trí lưu trữ…
- Hãy chú ý ghi trên từng ngăn kéo, ngăn tủ, cặp tài liệu để mọi người biết cái gì
được lưu trong đó.
Bước 4:
- Hãy áp dụng nguyên tắc này để chỉ rõ nơi đặt bình cứu hỏa và những chỉ dẫn cần
thiết khác.
Chú ý:
• Đừng dấu những vật dụng ở sau màn cửa, rèm che, chỗ khuất…
95

• Nếu có quy định thời hạn tối thiểu và tối đa lưu trữ đồ vật, tài liệu thì càng tốt

Hình 7.7: Siêu Seiton

2.6.1.3. Phương pháp thực hiện Sạch sẽ (SEISO)


a. Mục đích
SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ
làm việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại
nơi làm việc. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.

Loại bỏ rác, tạp chất, bụi bẩn khỏi sàn, trần, tường, ngăn kéo,máy móc, đồ gá, thiết
bị đo… để môi trường xung quanh được sạch sẽ và an toàn;
b. Tiêu chí
Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh
Không còn rác, vật lạ rơi trên nền nhà, nền xưởng…
Không còn bụi bám trên máy, trần, trên tường…
c. Các bước tiến hành
Bước 1:
- Hàng ngày cuối ca sản xuất (ca dạy học), bỏ ra 10 phút để vệ sinh lau chùi mặt
máy, thiết bị, sàn nhà, lối đi bằng chính nhân viên thao tác;
- Thứ bảy hàng tuần cuối ca sản xuất bỏ ra 20 phút để thực hiện công tác vệ sinh;
- Hàng tháng, vào thứ bảy cuối bỏ ra 30 phút cuối ca để thực hiện công tác vệ sinh.
Bước 2:
Người vận hành tự kiểm tra mặt máy, thiết bị hàng ngày để ngăn ngừa sự cố bằng
cách phát hiện sớm các vấn đề bất thường như lỏng ốc, rò rỉ dầu, tiếng máy lạ…
96

2.6.1.4. Phương pháp thực hiện Săn sóc (SEIKETSU)


a. Mục đích
SEIKETSU (Săn sóc): Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S
đầu tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì,
người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi
cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó
ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.
Tạo môi trường không có bụi bẩn và giữ gìn mọi thứ sạch sẽ sau khi chúng được
lau dọn. Khởi đầu công việc tốt hơn với nơi làm việc sạch.
b. Tiêu chí

c. Các bước tiến hành


Bước 1:
Phân công trách nhiệm thực hiện 3S tại từng vị trí, từng MÁY MÓC THIẾT BỊ:
tên NV, số thẻ (ảnh), trách nhiệm..;
Lập lịch vệ sinh;
Bước 2:
Lập lịch đánh giá thực hiện 3S tại tất cả các đơn vị và tiến hành đánh giá, cho điểm
bởi các thành viên của nhóm 5S.
Chú ý: Đừng chỉ có tìm chỗ xấu, kém để phê bình mà phải chú ý tìm ra cái hay,
cái tốt để khen thưởng và động viên;
97

Hình 7.11: Thực hiện tốt 3S


2.6.1.5. Phương pháp thực hiện Sẵn sàng (SHITSUKE)
2.6.1.6. a. Mục đích
SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định
tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với
hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ
động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công
việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.
Huấn luyện các nhân viên tuân thủ các quy định và hình thành các thói quen tốt
b.Tiêu chí
Mọi người mặc đồng phục, đeo thẻ, đội mũ, đi giày bảo hộ đầy đủ và gọn gàng với
một tinh thần tự giác;
Không còn ai vứt rác, vẽ bậy hay khạc nhổ bừa bãi;
Các nhân viên gặp nhau vui vẻ chào hỏi nhau.
c. Các bước tiến hành
98

Không có cách nào thúc ép thực hiện 5S tốt hơn là thường xuyên thực hành nó cho
tới khi mọi người cảm thấy yêu 5S, thấy không thể thiếu 5S.

Hình 7.12: Sẵn sàng thực hiện 5S


10 điều gợi ý để thực hiện thành công 5S
1. Hai cái đầu luôn tốt hơn một cái đầu – phát huy tối đa phương pháp huy động
trí não
2. Luôn ý thức tìm ra các điểm không thuận tiện để cải tiến.
3. Luôn ý thức tìm ra những nơi làm việc không ngăn nắp để cải tiến.
4. Tìm ra những khu vực làm việc không an toàn để cải tiến.
5. Tìm ra những nơi chưa sạch sẽ để cải tiến.
6. Tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ.
7. Mở rộng phạm vi vệ sinh bề mặt máy móc.
8. Chú ý tới các khu vực công cộng như căng tin, nhà vệ sinh, vườn, hành lang
ngoài và bãi đỗ xe.
9. Chỉ ra những bằng chứng mà nhân viên cần phải tăng cường hoạt động 5S.
10. Sử dụng hữu hiệu cách thức kiểm soát bằng trực quan.
2.6.2. Đánh giá hoạt động 5s
Mục đích:
- Xem xét được hiệu quả của các hoạt động 5S;
- Đánh giá khía cạnh của việc thực hiện 5S;
99

- Kịp thời động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt công việc và nhân rộng
sáng kiến cải tiến;
- Phát hiện các khu vực còn hạn chế để có những cải tiến kịp thời.
2.6.2.1. Các bước đánh giá
Chuẩn bị:
* Thành lập đoàn đánh giá: Trưởng đoàn và các chuyên gia
1- Yêu cầu đối với chuyên gia đánh giá:
Hiểu được ý nghĩa của hoạt động 5S và nắm được nội dung của các hoạt động;
Nắm rõ các quy định, nội quy của Công ty về các hoạt động 5S, các thức và tiêu
chí đánh giá.
2- Trách nhiệm của chuyên gia đánh giá:
- Ghi nhận thực tế quan sát được trong quá trình đánh giá;

- Đánh giá kết quả thực hiện 5S theo những tiêu chí đã xây dựng và báo cáo kết
quả đánh giá;

- Đưa các kiến nghị cải tiến

- Hợp tác và hỗ trợ trưởng đoàn đánh giá.

3- Trách nhiệm của trưởng đoàn đánh giá:


- Chịu trách nhiệm cuối cùng trong suốt quá trình đánh giá;

- Báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo;

- Giám sát thực hiện cải tiến;

- Giúp lãnh đạo trong việc duy trì thực hiện 5S;

- Đề xuất khen thưởng khuyến khích các đơn vị thực hiện tốt 5S.

Lập chương trình đánh giá


+ Chương trình đánh giá bao gồm:
Mục đích và phạm vi đánh giá;
Phân khu vực và trách nhiệm cho cán bộ đánh giá;
Nội dung, thời gian, địa điểm và bộ phận được đánh giá;
Các nguồn lực cần thiết.
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá, xét thưởng:
Chuẩn bị các tài liệu liên quan
+ Các phiếu kiểm tra, mẫu báo cáo, phiếu câu hỏi…
- Lợi ích của việc sử dụng phiếu kiểm tra:
100

• Hướng dẫn các bước hay công việc sẽ tiến hành trong quá trình đánh giá;

• Danh sách những mục, điểm cần tiến hành xem xét;

• Giúp đánh giá đầy đủ và không bỏ qua một hạng mục, chi tiết nào;

• Kiểm soát được thời gian đánh giá.

- Nội dung của phiếu kiểm tra:

• Các hạng mục được đánh giá;

• Nội dung đánh giá đối với từng hạng mục;

• Kết quả đánh giá thể hiện dưới dạng điểm số;

• Nhận xét và khuyến nghị của cán bộ đánh giá.

• Mẫu phiếu đánh giá sẽ được sử dụng theo chức năng của các phòng ban tương
ứng.

+ Chuẩn bị các phương tiện cần thiết: Máy ảnh, biển báo, phần thưởng…
Ví dụ về mẫu phiếu đánh giá

Điểm đánh giá


Phân
No. Nội dung kiểm tra
Loại
1 2 3 4 5

1 Không có những thứ không cần thiết tại


nơi làm việc

2 Mọi người dễ dàng nhận ra các lối đi và


khu vực làm việc

3 Mọi người đều biết lý do cho những thứ


Sàng không cần thiết tại nơi làm việc
lọc
4 Sẽ không có thêm NVL hay dụng cụ thừa

5 Sẽ không có những bản tin hay thông báo


cũ nào còn lại trên tường

….
101

1 Những khu vực lưu trữ NVL, SP, dụng cụ


được xác định

2 Những khu vực này được duy trì bởi các


NV làm việc tại nơi đó
Sắp
3 NVL, SP, dụng cụ trả về đúng vị trí sau
xếp
khi dùng

4 Khu vực vận hành máy được sắp xếp tốt

…..

1 Cửa sổ, tường, trần nhà…sạch sẽ

2 Máy móc thiết bị được duy trì tốt

3 Sàn nhà sạch sẽ, không có vật lạ

Sạch sẽ
4 Mọi người biết trách nhiệm lau dọn của
mình

5 Rác được phân loại

….

1 Khu vực sản xuất có nhiệt độ hợp lý

2 Khu vực sản xuất được duy trì rõ ràng

3 MÁY MÓC THIẾT BỊ được kiểm tra


hàng ngày và định kỳ
Săn sóc
4 Dụng cụ đo, máy tính…được duy trì bảo
dưỡng rõ ràng

5 Các đường kẻ được duy trì rõ ràng

…..
102

1 Mọi người chào hỏi nhau cho mối quan


hệ tốt hơn

2 Mọi người mặc đồng phục, đeo thẻ, đội


mũ..gọn gàng

3 Khu vực nghỉ, nhà ăn, nhà vệ sinh…được


duy trì tốt
Sẵn sàng
4 Tài liệu được điền thông tin rõ ràng, đầy
đủ, lưu trữ tốt

5 Mọi người đi làm đúng giờ, tuân thủ kỷ


luật tốt

….

Chú thích: 5- Rất tốt; 4- Tốt; 3- Khá; 2- Trung bình; 1- Chưa tốt

2.6.2.2. Họp khai mạc


Nêu mục đích, ý nghĩa của đợt đánh giá, thống nhất chương trình đánh giá, nội
dung đánh giá. Thành phần dự họp nên có lãnh đạo tham gia, đại diện các bộ phận được
đánh giá, nhóm đánh giá và ban chỉ đạo 5S.
Tiến hành đánh giá:
- Đặt câu hỏi;

- Trao đổi, phỏng vấn, xem hồ sơ;

- Quan sát bằng thực tế;

- Các nguồn lực cần thiết, ghi nhận bằng hình ảnh.

Tiêu chí đánh giá:


- Thực trạng của các bộ phận trước và sau khi thực hiện 5S;

- Nhận thức của mọi người trong khi thực hiện 5S;

- Môi trường làm việc trước và sau khi thực hiện 5S;

- Tinh thần và thái độ của mọi người.

*Công việc chính trong quá trình đánh giá:


1. Bằng quan sát thực tế và phỏng vấn trao đổi để xác định 3 khía cạnh:
- Sự hiểu biết, tinh thần và thái độ tham gia của mọi người;
103

- Mức độ sắp xếp, sạch sẽ, vệ sinh, an toàn tại nơi sản xuất, đánh giá theo tiêu chí
và thang điểm đã được lập;

- Mức độ duy trì các hoạt động 5S: thói quen của mọi người, ý thức chấp hành kỷ
luật, ý thức tuân thủ các quy định trong chương trình 5S.

2. Ghi nhận xét đánh giá theo các tiêu chí đã chuẩn bị sẵn cho từng bộ phận;
3. Chấm điểm theo thang điểm đã được quy định;
4. Nhận xét các khu vực đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt kèm theo bằng chứng khách
quan (ảnh chụp hay tổng hợp dữ liệu thu được);
5. Đưa ra những góp ý hoặc kiến nghị cải tiến;
6. Đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật đối với các đơn vị làm tốt hoặc chưa tốt.
*12 trọng điểm chuyên giá đánh giá 5S cần xem xét:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý có hỗ trợ chương trình 5S không?

- Mọi người có tự hào về nơi làm việc của mình không?

- Nơi làm việc có sạch sẽ và ngăn nắp không?

- Nơi làm việc có an toàn không?

- Máy móc thiết bị có được kiểm tra, vệ sinh và duy trì hoạt động tốt không?

- Mọi thứ sắp xếp hợp lý, dễ nhận biết, dễ tìm không?

- Máy móc, dụng cụ có được để ngăn nắp, thuận tiện cho người sử dụng không?

- Các hồ sơ có được lưu trữ để dễ truy tìm không?

- Các sản phẩm đóng gói đúng quy cách, có đảm bảo vệ sinh không?

- Mọi người có vệ sinh hàng ngày một cách tự giác không?

- Mọi người có mặc đồng phục sạch sẽ và gọn gàng không?

- Mọi người có ý thức làm tấm gương tốt cho Công ty không?

* Lưu ý trong quá trình đánh giá:


1. Luôn ghi nhận thực trạng (bằng hình ảnh);
2. Giải thích ngay những nội dung chưa phù hợp để người thực hiện công
việc hiểu cách khắc phục;
3. Nên sử dụng tem dán có màu sắc khác nhau để đánh dấu những điểm cần
khắc phục;
4. Đánh dấu những điểm tốt hoặc chưa tốt.
104

* Báo cáo đánh giá:


Sau khi tiến hành đánh giá, nhóm đánh giá sẽ lập báo cáo tổng hợp kết quả đánh
giá, điểm số, phân loại và kiến nghị thưởng phạt cho các đơn vị. Trong báo cáo đánh giá
cần đưa ra nhận xét và những điểm cần khắc phục, cải tiến.
Báo cáo đánh giá cần chính xác, khách quan. Nên được tổng hợp trước khi họp kết
thúc. Trong báo cáo đánh giá cần đưa ra được bức tranh tổng thể về thực trạng hoạt động
5S, nhấn mạnh những yếu tố, địa điểm cần khắc phục và những khuyến nghị cải tiến.
2.6.2.3. Họp kết thúc
Thành phần tham gia họp kết thúc gồm: Lãnh đạo công ty, ban chỉ đạo 5S, các cán
bộ đánh giá, đại diện các phòng ban được đánh giá.
Trong cuộc họp kết thúc, nhóm đánh giá sẽ trình bày kết quả đánh giá, tình trạng,
phạm vi và mức độ những điểm cần cải tiến. Bên đánh giá cần hiểu rõ, có thông tin
chính xác để có thể thực hiện hành động khắc phục và cần phân công thực hiện các hành
động theo dõi, kiểm tra, xác nhận.
2.6.2.4. Trao thưởng
Để đạt được kết quả tốt hơn và có hiệu quả về mặt tâm lý, ban tổ chức cần đưa ra
phương pháp trao thưởng sao cho có thể khuyến khích mà không làm nản chí các nhân
viên và bộ phận tham gia hướng về mục tiêu đã định trước.
2.6.2.5. Kết luận
5S là một phương pháp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp với chi phí thấp
lại đơn giản. Hiểu rõ đươc định nghĩa về 5S cũng như xác định được các loại lãng phí
là cơ sở lý luận quan trọng cho các doanh nghiệp bước đầu triển khai áp dụng 5S. Hiện
nay 5S phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và được học giả rất nhiều nước quan
tâm. Các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật, Mỹ, Úc và nhiều nước khác đặc
biệt ở Việt Nam đã và đang áp dụng phương pháp hiệu quả này nhằm loại bỏ lãng phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.6.3. Kế hoạch hành động, triển khai, thực hiện 5S tại trường Đại học công
nghiệp Hà Nội.
2.6.3.1. Thực trạng trước khi triển khai 5S
Sau khi đã đi thăm khoảng 100 doanh nghiệp trong năm 2010 để khảo sát về chất
lượng của các sinh viên đã tốt nghiệp, đặt các câu hỏi liên quan đến: Thái độ làm việc
và khả năng làm việc, kiến thức phổ thông cơ bản, kiến thức và kỹ năng cơ bản của
nghề, kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật
Câu trả lời từ nhiều doanh nghiệp là: “Nhìn chung sinh viên Đại học công nghiệp
Hà Nội (ĐHCNHN) rất có tiềm năng, nhưng…thái độ làm việc chưa thực sự chuyên
nghiệp và ý thức kỷ luật chưa cao”. Các lỗi thường gặp như:
105

- Đến muộn.

- Chưa cố gắng giữ nơi làm việc sạch sẽ và gọn gàng.

- Nhận thức về an toàn lao động còn kém.

- Khả năng làm việc nhóm chưa tốt.

- Thiếu khả năng giải quyết vấn đề.

Rất nhiều doanh nghiệp hy vọng Trường Đại học công nghiệp Hà Nội sẽ triển khai
hoạt động 5S cho sinh viên.

Hình 7.13: Một số hình ảnh khi chưa 5S tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội
Để ứng phó, Đại học công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) đã quyết định nghiêm túc
triển khai 5S nhằm cải thiện thái độ làm việc và khả năng làm việc của sinh viên. Ủy
ban 5S đã được thành lập vào tháng 12 năm 2010. Sau khi thí điểm áp dụng ở 4 xưởng
thực hành và 2 văn phòng, ĐHCNHN đã quyết định triển khai 5S cho tất cả các khoa,
ban, trung tâm từ tháng 5 năm 2011. Các hoạt động 5S được tổ chức triển khai hàng
tuần, hành tháng, đã dần dần đưa ý thức thực hiện 5S đối với các cán bộ, giảng viên,
nhân viên, sinh viên trở thành một thói quen, hình thành ý thức 5S mọi lúc, mọi nơi.
2.6.3.2. Kết quả đạt được sau khi thực hiện 5S.
*Hiệu quả của 5S ở ĐHCNHN:
Quality: Chất lượng sản phẩm (sinh viên) sẽ được cải thiện. Sinh viên có thể bắt
đầu làm việc ngay sau khi ra trường ⇒ Sự nghiệp tốt!
Cost: Chi phí vận hành sẽ được giảm bớt nhờ sử dụng máy móc và vật tư hợp lý.
Delivery: Các kết quả (các lớp học) đúng hạn.
106

Safety: Giảm tai nạn lao động.


Morale: Môi trường tốt sẽ khuyến khích sinh viên học hành chăm chỉ.
*Chi phí: 5S giúp hoạt động hiệu quả hơn:
5S không phải chỉ đơn giản là “làm sạch” mà là tăng năng suất bằng cách loại bỏ
những hoạt động không cần thiết (muda).
- Thời gian tìm kiếm đồ đạc.

- Thời gian di chuyển.

- Thời gian hỏi hoặc tư vấn (lãng phí thời gian của người khác)

- Thời gian phân vân không biết phải làm gì.

- Thời gian máy móc thiết bị bị hỏng.

- Thời gian do bị ốm hoặc bị thương.

*An toàn: 5S tạo ra môi trường học tập an toàn và tiện lợi:
Dạy sinh viên cách tránh tai nạn là vai trò quan trọng của nhà trường.

Hình 7.14: Môi trường học tập an toàn và tiện lợi


*Một số lợi ích khác của 5S:
- 5S mở rộng ngành nghề đào tạo: Ví dụ, 5S sẽ tăng cường các khóa học ngắn hạn
về bảo dưỡng máy móc. Rất nhiều doanh nghiệp muốn có những nhân viên bảo dưỡng
có thể quản lý và tiến hành bảo dưỡng phòng ngừa, điều này liên quan trực tiếp đến 5S.
- 5S là thước đo mức độ quản lý: Trong những nhà máy hoặc đơn vị không triển
khai 5S, những hướng dẫn hoặc yêu cầu của quản lý bị bỏ bê: hệ thống quản lý yếu. 5S
là công cụ phát hiện vấn đề và các tình trạng bất thường:
Ví dụ: Thiếu dụng cụ trong hộp dụng cụ.
107

- Có người đang dùng?

- Dụng cụ bị mất hoặc hỏng?

- Nếu bị mất, có mua lại không?

2.6.3.3. Các ví dụ về sự cải tiến ở ĐHCNHN


1. Phân loại mẫu chưa tốt và tốt

Hình 7.15: Phân loại mẫu theo 5S


3. Cố định vị trí chổi và dụng cụ vệ sinh

Hình 7.16: Gắn nhãn vị trí treo dụng cụ vệ sinh


108

3.Sắp xếp đồ đạc trên giá theo trật tự

Faculty of Electronic Engineering

Faculty of Electric Engineering

Hình 7.17: Sắp xếp dụng cụ, thiết bị trong xưởng thực hành
4. Một số xưởng/phòng thí nghiệm được sắp xếp hợp lý và sạch sẽ.

Khoa Công nghệ Hóa

Hình 7.18: Thực hiện tốt Sắp xếp (S2)


109

5. Các khoa và trung tâm đã bắt đầu chú ý đến vấn đề hiệu quả của hoạt động
và tiết kiệm điện năng.

Khoa Công nghệ dệt may và Thời trang

Hình 7.19: Lắp đặt sơ đồ, vị trí dụng cụ, thiết bị.
110

Chương 3. Lãng phí trong sản xuất

3.1. Khái niệm về lãng phí trong sản xuất.


3.1.1. Khái niệm.
Lãng phí trong sản xuất là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp tụt
hậu và kém phát triển. Để làm giảm lãng phí và tối ưu lợi nhuận chủ doanh nghiệp cần
nhận biết các loại lãng phí trong sản xuất và loại bỏ chúng. Trên thực tế, việc cắt giảm
chi phí trong doanh nghiệp có thể phải gánh chịu thêm nhiều chi phí biến tướng, còn
loại bỏ lãng phí thì không.
Cách đơn giản nhất để mô tả lãng phí trong sản xuất đó là “Hoạt động không tạo
thêm giá trị cho chuỗi cung ứng”. Và thực tế cho thấy, khách hàng sẽ không thanh toán
thêm bất kì khoản phát sinh nào đến từ các hoạt động không làm tăng thêm giá trị cho
những gì họ thật sự muốn và cũng như đối với nhà quản lí chuỗi cung ứng, việc lãng phí
nguồn lực cho các hoạt động không mang lại giá trị hoàn toàn cần được hạn chế tối đa.
Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể gia tăng từ việc cắt giảm các chi phí trong quá
trình hoạt động. Và một trong những chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn thường bị các doanh
nghiệp ‘bỏ quên’ và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cung cấp cho khách hàng đó chính là
chi phí tổn thất cho các hoạt động lãng phí, không cần thiết trong quá trình vận hành.
Cắt bỏ những chi phí này là cần thiết, tuy nhiên, không nhiều công ty nhận thức rõ tầm
quan trọng của việc làm này.
Ngoài khả năng cải thiện lợi nhuận cho công ty, việc cắt giảm, loại bỏ các hoạt
động lãng phí trong vận hành có tác động lớn đến sự hài lòng của khách hàng với các
sản phẩm và dịch vụ của bạn. Khách hàng muốn thời gian giao hàng đúng lúc, chất
lượng hoàn hảo và với mức giá phù hợp. Điều này chỉ có thể đạt được nếu bạn loại bỏ
được những lãng phí trong vận hành. Loại bỏ các nguyên nhân gây lãng phí trong sản
xuất, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí để đầu tư kinh doanh, từ đó
nâng cao lợi nhuận.
3.1.2. Muda, Muri và Mura
Trong phương thức sản xuất của Toyota (Toyota Production System – TPS) có
sử dụng khái niệm 3M. Đó là muda, mura và muri. Khi nhắc tới Lean người ta thường
nhắc tới muda và các lãng phí. Mà ít ai nhắc tới mura và muri. Tuy nhiên, cả muda,
mura và muri đều là những yếu tố gây hao phí trong trong sản xuất mà chúng ta cần loại
bỏ. Vậy muda, mura và muri là gì? Và vì sao chúng ta cần loại bỏ chúng?
111

Hình 8.1. Muda, mura và muri


Mura
Mura có nghĩa là không đồng bộ, đây chính là nguyên nhân của một trong bảy loại
lãng phí trong doanh nghiệp. Nói cách khác, Mura chính là nguyên do gốc rễ dẫn đến
Muda.
Ví dụ, trong một dây chuyền sản xuất, các sản phẩm cần phải đi qua một số trạm
sản xuất trong hoạt động lắp ráp. Khi công suất của một trạm lớn hơn các trạm khác,
bạn sẽ thấy thời gian sản xuất trong trạm đó nhanh hơn và số lượng sản phẩm thành
phẩm sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, với các trạm có năng suất ít hơn, quá trình sản xuất giai
đoạn tiếp theo của sản phẩm sẽ mất thời gian nhiều hơn, thậm chí gây ra tình trạng ùn ứ
bán thành phẩm do công suất sản xuất không đủ.
Muri
Muri có nghĩa là quá tải, vượt quá khả năng của một máy móc, thiết bị, hay quy
trình nào đó. Muri có thể là kết quả của Mura và trong một số trường hợp là do loại bỏ
quá nhiều Muda (lãng phí) khỏi quy trình.
Muri cũng tồn tại khi máy móc hoặc người vận hành được sử dụng với khả năng
hơn 100% để hoàn thành một nhiệm vụ theo cách không bền vững. Muri trong một
khoảng thời gian dài có thể gây nên tình trạng máy móc xảy ra sự cố hay làm việc quá
sức của nhân viên. Chuẩn hóa công việc có thể giúp tránh tình trạng quá tải Muri bằng
cách thiết kế các quy trình làm việc để phân bổ đều khối lượng công việc và không làm
quá tải bất kỳ nhân viên hoặc thiết bị cụ thể nào.
Muda
Muda có nghĩa là lãng phí, vô ích, là cản trở của quá trình làm tăng giá trị cho sản
112

phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng trả tiền.


3.1.3. Mối quan hệ của Muda, Mura và Muri trong Lean Manufacturing
Các thành tố Muda – Lãng phí, Mura – Không đồng bộ và Muri – Quá tải có liên
quan mật thiết đến nhau trong sản xuất tinh gọn. Loại bỏ yếu tố nào cũng có thể gây ra
sai sót khi triển khai Lean Manufacturing. Ví dụ cụ thể dưới đây sẽ chứng minh mối liên
kết giữa Muda, Mura và Muri trong doanh nghiệp.

Hình 8.2. Mối quan hệ của Muda, Mura và Muri trong Lean Manufacturing
Đề bài là một công ty cần vận chuyển 6 tấn nguyên liệu cho khách hàng bằng xe
vận chuyển có tải trọng 3 tấn. Để giải quyết bài toán này, doanh nghiệp có thể thực hiện
theo các cách thức:
Tùy chọn đầu tiên là sử dụng một xe tải chứa cùng lúc 6 tấn hàng và chỉ thực hiện
một lần vận chuyển. Tuy nhiên trong ví dụ này, xuất hiện yếu tổ vượt tải của xe. Tải
trọng quá mức có thể dẫn đến các sự cố trong quá trình vận chuyển cho cả chiếc xe và
hàng hóa.
Lựa chọn thứ hai là chia hàng hóa và vận chuyển thành hai chuyến. Một lần vận
chuyển với hai tấn và một lần với bốn tấn. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tại bến
tiếp nhận do việc phân bố hành hóa không đồng đều. Trong chuyến đi đầu tiên, số lượng
hàng hóa quá ít so với sự chuẩn bị bốc dỡ, di chuyển hàng hóa và kho bãi tại điểm tiếp
113

nhận. Trong chuyến đi thứ hai, lượng vật liệu được giao có thể quá nhiều cho việc lưu
trữ tại chỗ và thời gian xử lý chúng. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải vì lượng hàng
hóa nhiều hơn trọng tải cho phép của xe tải và cả khả năng làm việc của nhân viên trong
quá trình giao nhận hàng hóa. Điều này có thể gây nên sự lãng phí thời gian, công sức
của người tiếp nhận hàng hóa khi chuyến nhận quá ít hàng, chuyến nhận quá nhiều hàng
Tùy chọn thứ ba là tải hai tấn trên mỗi xe tải và thực hiện ba chuyến. Mặc dù tùy
chọn này không xuất hiện yếu tố không đồng đều và quá tải, nhưng sự lãng phí sẽ xuất
hiện vì xe tải không được tải đủ trên mỗi chuyến đi. Mỗi chiếc xe tải có thể chở tới 3
tấn vật liệu và tùy chọn này gây lãng phí một chuyến vận chuyển.
Tùy chọn thứ tư là vận chuyển hàng hóa bằng hai xe tải mỗi chiếc 3 tấn. Cách thức
này là mức tối ưu giúp giảm thiểu cả ba yếu tố trên. Lãng phí không tồn tại vì những
chiếc xe tải đang mang tải ở công suất tối đa. Không xuất hiện sự dư thừa cũng như sự
không đồng đều cho bên tiếp nhận hàng hóa.
Trong các ứng dụng Lean trong thế giới thực, không phải lúc nào cũng dễ dàng
tìm ra một giải pháp tối ưu như ở ví dụ trên. Nếu doanh nghiệp muốn giảm lãng phí di
chuyển khi dồn hàng hóa lên một chuyến xe, việc quá tải cho các bên liên quan cũng sẽ
xuất hiện. Đây cũng chí là một dạng của sự lãng phí. Việc chở quá tải thể dẫn đến các
rủi ro khi di chuyển, giao nhận,.. điều này cũng gây nên các lãng phí về thời gian, công
sức, chi phí cho doanh nghiệp khi phải giải quyết các sự cố đó. Vì các vấn đề luôn phát
sinh bất ngờ và nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, quy trình làm việc của doanh
nghiệp cũng cần thay đổi theo. Khi thiết kế các quy trình và chuẩn hóa công việc, doanh
nghiệp nên xem xét mọi tác động của ba thành tố Lãng phí – Không đồng đều – Quá tải
và tối ưu hóa chiến lược sản xuất, doanh nghiệp mới có thể phát triển một hệ thống Lean
Manufacturing hiệu quả.
3.2. Các loại lãng phí trong sản xuất theo Muda
Muda là một thuật ngữ truyền thống của Nhật Bản cho một hoạt động đó là lãng
phí và không tăng thêm giá trị hoặc là không hiệu quả.
114

Hình 8.3. Muda


Hiện tại có hai loại lãng phí chủ yếu như sau:
Muda loại 1 bao gồm các hoạt động không tạo ra giá trị trong các quy trình cần
thiết cho khách hàng cuối. Ví dụ, kiểm tra và giám sát an toàn không trực tiếp thêm giá
trị cho sản phẩm cuối cùng; tuy nhiên, chúng là các hoạt động cần thiết để đảm bảo một
sản phẩm an toàn cho khách hàng.
Muda loại 2 bao gồm các hoạt động không tạo ra giá trị trong các quy trình, cũng
không cần thiết cho khách hàng. Do đó, Muda loại 2 nên được loại bỏ.
Các loại lãng phí sản xuất
Theo Muda, quản lý và loại bỏ sự lãng phí trong hoạt động sản xuất là một trong
những cách hiệu quả để tăng lợi nhuận cũng như hiệu suất hoạt động của bất kỳ doanh
nghiệp. Các quá trình làm gia tăng giá trị hoặc loại bỏ lãng phí để sản xuất ra sản phẩm
hoặc dịch vụ có chất lượng. 7 sự lãng phí này có nguồn gốc từ Nhật Bản, mà “lãng phí”
được gọi là "muda". "7 lãng phí" là một công cụ để phân loại "muda" và được phát triển
bởi Kỹ sư trưởng của Toyota Taiichi Ohno là cốt lõi của Hệ thống sản xuất Toyota hay
còn được gọi là “Lean Manufacturing”
115

Hình 8.4. Lãng phí trong sản xuất


Có bảy loại lãng phí trong Muda loại 2 mà chúng được viết tắt chữ cái đầu tiên
thành chữ TIMWOOD. Bảy lãng phí đó là
(1) Transport – Vận chuyển
(2) Inventory – Hàng tồn kho
(3) Motion – Chuyển động
(4) Waiting – Chờ đợi
(5) Overproduction – Sản xuất thừa
(6) Overprocessing – Xử lý quá mức
(7) Defects – Lãng phí do sai lỗi/khuyết tật a. Lãng phí trong vận chuyển:
a. Lãng phí do vận chuyển
Vận chuyển là việc chuyên chở hoặc dời nguyên vật liệu, phụ tùng, các bán thành
phẩm hay thành phẩm từ nơi này đến nơi khác để thực hiện một công việc nào đó

Hình 8.5. Lãng phí trong vận chuyển


Lãng phí do vận chuyển ở đây là nói đến bất kỳ công việc vận chuyển nào mà
không làm tang thêm giá trị cho sản phẩm, chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên vật
116

liệu giữa các công đoạn sản xuất. Việc di chuyển giữa các công đoạn làm kéo dài thời
gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có
thể gây nên những trì trệ trong sản xuất
Lãng phí vận chuyển có thể là một chi phí rất cao cho doanh nghiệp của bạn, bạn
phải chi trả cho mọi người chỉ để di chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không đem lại
bất cứ giá trị nào. Chưa kể đến một số việc vận chuyển còn sử dụng các thiết bị mắc tiền
khác như xe tải, xe nâng. Mỗi khi một sản phẩm được vận chuyển, ví dụ vận chuyển
nguyên liệu từ kho tới phân xưởng sản xuất hay giữa các công đoạn với nhau, đều có
nguy cơ xảy ra như hỏng hóc, thất thoát, bị chậm trễ... Hơn nữa, khách hàng không trả
tiền cho việc này;
b. Lãng phí do tồn kho hoặc bán thành phẩm dở dang trong quá trình:

Hình 8.6. Lãng phí do tồn kho


Lãng phí do tồn kho nghĩa dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm
quá mức cần thiết. Lượng tồn kho lớn dẫn đến chiếm chỗ, tốn chi phí cho bảo quản,
quản lý và đễ gây hư hỏng sản phẩm. Vì vậu, việc giảm thiểu và duy trì lượng hàng tồn
khô ở mức độ “vừa đủ” không thừa cũng không thiếu cũng giống như tạo ra lợi nhuận
c. Lãng phí do thao tác thừa
117

Hình 8.6. Lãng phí do thao tác thừa


Lãng phí do thao tác thừa là những động tác, chuyển động không cần thiết của
người lao động trong sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như phải cúi xuống,
với tay hoặc đi khắc xưởng để lấy các chi tiết, dụng cụ, thiết bị,…hay những bất tiện do
quy trình thao tác kém. Những động tác không cần thiết này có thể gây thương tích, kéo
dài thời gian sản xuất và giảm năng xuất của người lai động
Ngoài ra, còn kể đến một lãng phí nữa đó là không sử dụng hết trí óc, kĩ năng,
đóng góp của người lao động.
Ví dụ như không lắng nghe và sử dụng ý kiến đóng góp của người lao động khi
tìm kiếm các giải pháp, thiếu cơ chế chia sẻ các kinh nghiệm hay bố trí lao động không
đúng với kĩ năng và sở trường phù hợp với công việc được giao (được gọi là lãng phí
sức sáng tạo của người lao động).
d. Lãng phí do chờ đợi:
Thường xuyên dành thời gian để chờ đợi phản hồi từ một bộ phận khác, chờ
nguyên vật liệu hay bán thành phẩm vận chuyển tới, hoặc chờ đợi kỹ sư đến và sửa máy.
Chúng ta thường có xu hướng dành một lượng thời gian khổng lồ để chờ đợi mọi thứ
trong công việc và cả cuộc sống, rõ ràng đây là một sự lãng phí
118

Hình 8.7. Lãng phí do chờ đợi


Lãng phí do chờ đợi làm tắc nghẽn dòng chảy, gây mất thời gian và làm tăng thêm
chi phí về nhân công, máy móc. Vì vậy, xem xét và loại bỏ thời giang lãng phí là điều
cần thiết cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
e. Lãng phí do sản xuất thừa:
Sản xuất dư thừa tức là sản xuất nhiều hơn hay sớm hơn so với những gì được yêu
cầu một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro, lỗi thời của sản phẩm, tăng
rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phảm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản
phẩm này với giá thành hay phải bỏ đi. Sản xuất dư thừa là loại lãng phí nguy cơ nhất
trong nhóm bảy loại lãng phí vì nó có khả năng gây ra các dạng lãng phí khác.
Để loại bỏ các lãng phí, điều quan trọng là phải hiểu chính xác lãng phí là gì và nó
tồn tại ở đâu? Trong khi sản phẩm có sự khác biệt đáng kể giữa các nhà máy, thì sự lãng
phí điển hình trong môi trường sản xuất cũng tương tự nhau. giảm hoặc loại bỏ ảnh
hưởng của nó đối với một tổ chức và doanh nghiệp để qua đó nâng cao hiệu suất và chất
lượng tổng thể của nhà máy.

Hình 8.8. Lãng phí do sản xuất thừa


g. Lãng phí do gia công/xử lý thừa:
Gia công/ xử lý dư thừa tức là tiến hành nhiều công việc hơn mức yêu cầu của
khách dưới hình thức chất lượng hay tính năng của sản phẩm. Nó có thể là thực hiện các
quy trình không được khách hàng yêu cầu, tiêu chuẩn không phù hợp như
Quá chặt chẽ, sản phẩm nhiều tính năng hơn nhưng tính năng đo không được chú
119

ý hay sử dụng

Hình 8.9. Lãng phí do gia công, xử lý thừa


Tất cả những điều này tạo ra những giá trị mà khách hàng không được quan tâm
hoặc không sẵn sàng chi trả, không đem lại lợi ích kinh doanh mà còn làm tang thời gian
và chi phí sản xuất.
Các vận động cả tinh thần và thể chất của cá nhân không tạo ra giá trị (ví dụ như
việc tìm kiếm hồ sơ/tài liệu hay thông tin trên máy tính, di chuyển không cần thiết do
cách bố trí mặt bằng văn phòng/nhà xưởng bất hợp lí...).
Hay thực hiện những hoạt động mà khách hàng không yêu cầu, không cần thiết (ví
dụ cung cấp số liệu, lặp đi lặp lại thiết kế nhiều biểu mẫu khác nhau với cùng loại thông
tin, tài liệu...);
f. Lãng phí do sai lỗi/khiếm khuyết:

Sai lỗi/khuyết tật là những sai sót của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ trong việc đáp
ứng những quy định của khách hàng. Bao gồm những khuyết tật trên sản phảm, sai sót
về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sử dụng quá nhiều
nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết,…và chắc chắn việc khắc phục những
sai lỗi này sẽ tốn thời gian và công sức. Chẳng hạn như các sản phẩm lỗi có thể bỏ đi
hay sửa chữa lại dẫn đến việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu que, làm gián đoạn
luồng sản xuất dẫn những ách tắc và đình trệ trong quy trình. Thêm vào đó khách hàng
120

sẽ mất long tin vào sản phẩm vủa bạn hoặc thậm chí ngừng mua hàng khi những sản
phẩm lỗi đến tay của họ.
Vậy làm thế nào để nhận diện và loại bỏ được các loại lãng phí này? Để thực hiện
điều này thì mỗi công ty đơn vị cần có định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp; cần
xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu khách hàng mà không gây
lãng phí cho mình; sắp xếp nơi làm việc hợp lý đảm bảo nguyên tắc: Cái gì cần cho sản
xuất thì mới được để nơi sản xuất, đồ đạc – trang thiết bị - dụng cụ - nguyên vật liệu sắp
xếp sao cho an toàn, đảm bảo tính sẵn có, thuận tiện cho sản xuất; cần có biện pháp quản
lý quá trình phù hợp với đặc điểm của mình để đạt hiệu quả cao trong quản lý….
Để thực hiện được như vậy thì giải pháp đưa ra là nên lựa chọn áp dụng các hệ
thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (như ISO 9000, HACCP, công cụ
5S, Kaizen, cân bằng chuyền…) phù hợp với quy mô, tình hình của đơn vị. Trong đó,
nên áp dụng công cụ quản lý trực quan 5S vì công cụ này giúp cho các đơn vị quản lý
khu vực sản xuất, làm việc của mình luôn sạch sẽ, đồ dùng, dụng cụ và các vật liên quan
đến sản xuất được sắp xếp hợp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất giúp giảm lãng phí
cho doanh nghiệp.
121

Chương 4. Tổng quan về Kaizen

Cải tiến hiện trường sản xuất ngày càng được chú trọng khi hoạt động sản xuất
ngày càng phát triển. Đội ngũ quản lý cấp trung được coi là những người trực tiếp giám
sát hoạt động sản xuất và điều phối nguồn lực của doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng
nhận diện vấn đề và loại bỏ các lãng phí. Doanh nghiệp/tổ chức được khuyến khích phát
triển đội ngũ quản lý cấp trung, qua đó triển khai cải tiến hiện trường một cách chuyên
nghiệp và khoa học dựa trên việc áp dụng các công cụ cải tiến tích cực, góp phần nâng
cao năng suất trong hoạt động sản xuất tại Doanh nghiệp.
Kaizen là khái niệm không mới hiện nay nhưng không phải nhà quản trị nào cũng
hiểu được Kaizen là gì và ứng dụng của chúng ra sao trong quản trị sản xuất.
Phương pháp Kaizen hay thuyết kaizen là những gì kết hợp hai từ Kai (thay đổi)
và từ Zen (tốt hơn). Kaizen còn được hiểu là những hoạt động cải tiến liên tục trong
công việc của mỗi nhân viên. Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong
một khoảng thời gian dài, mang tính tăng dần. Tại Nhật Bản, Kaizen đã có lịch sử hơn
50 năm. Trước kia, Kaizen chủ yếu được áp dụng trong các công ty sản xuất như Toyota,
Canon, Honda… Sau đó, Kaizen được áp dụng rộng rãi trong mọi công ty thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau và hiện nay, hầu hết các công ty của Nhật đều đang thực hiện Kaizen.
4.1. Khái niệm Kaizen
Trong cuốn sách “Kaizen: Chìa khóa thành công của người Nhật”, Kaizen được
định nghĩa như sau: “Kaizen có nghĩa là cải tiến.
Kaizen được xây dựng trên hai yếu tố cơ bản là: sự cải tiến (thay đổi để tốt hơn)
và sự liên tục (mang tính duy trì). Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể coi là
Kaizen. Ví dụ, thành ngữ phương Tây có câu “business as usual” nghĩa là “mọi việc sẽ
đâu vào đấy” hàm chứa sự liên tục mà không có sự cải tiến; “breakthrough” nghĩa là
“đột phá” hàm chứa sự thay đổi hoặc sự cải tiến mà không có sự liên tục. Kaizen chứa
đựng cả hai yếu tố trên.
Hơn nữa, Kaizen còn có nghĩa là cải tiến liên tục trong đời sống cá nhân, đời sống
gia đình, đời sống xã hội và môi trường làm việc. Khi Kaizen được áp dụng vào nơi làm
việc có nghĩa là sự cải tiến liên tục liên quan tới tất cả mọi người – ban lãnh đạo cũng
như mọi nhân viên”. Triết lý này không chỉ giới hạn trong ngành sản xuất mà còn có thể
áp dụng được trong ngành dịch vụ, kinh doanh bán lẻ và thậm chí là một khóa học bất
kì nào đó. Triết lý này cũng thích hợp đối với đời sống cá nhân của mỗi người.
Trong lần xuất bản năm 1993 của “The New Shorter Oxford English Dictionary”, từ
“Kaizen” cũng được bổ sung và định nghĩa như sau: Kaizen là sự cải tiến liên tục quá
122

trình làm việc, nâng cao năng suất,… như một triết lý kinh doanh”. Ngày nay, Kaizen
được nhắc tới như một triết lý kinh doanh, phương pháp quản lý hữu hiệu làm nên thành
công của các công ty Nhật Bản. Tuy vậy, những cải tiến trong Kaizen là những cải tiến
nhỏ, mang tính chất tăng dần và quá trình Kaizen mang lại kết quả ấn tượng trong một
thời gian dài. Khái niệm Kaizen lý giải vì sao các công ty Nhật Bản không thể duy trì
mãi một trạng thái trong một thời gian dài. Trong khi đó, cách quản lý của phương Tây
lại sùng bái Đổi mới: tạo ra những thay đổi lớn sau những đột phá về công nghệ, những
tư tưởng quản lý và kỹ thuật sản xuất mới nhất. Nếu Kaizen là một quá trình liên tục thì
đổi mới thường là hiện tượng tức thời.
Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam
kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mọi cán bộ công nhân
viên.
Có hai cách tiếp cận để nâng cao năng suất trong các công ty:
– Cách tiếp cận từng bước – Kaizen
– Cách tiếp cận mang tính đột phá – Đổi mới

Hình 9.1. Kaizen – cải tiến liên tục nơi làm việc của người Nhật
Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài. Thực tế,
các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia
của nhân viên vì các chương trình này nằm trong tầm kiểm soát của các cán bộ quản lý.
Kaizen ít tốn kém hơn là đầu tư mới. Nó nâng cao chất lượng công việc nó ghi nhận sự
tham gia của nhà quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt
động.
Các nhà quản lý phương Tây tôn sùng đổi mới. Đổi mới là sự đột phá về công nghệ
hoặc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới. Đổi mới mang tính đột phá và gây tác động
mạnh còn Kaizen thì dần dần và tinh tế, kết quả không nhìn thấy ngay. Trong khi Kaizen
là một quá trình liên tục thì đổi mới thường là hiện tượng tức thời.
Thực hiện Kaizen cũng ít tốn kém hơn đổi mới bởi nó nâng cao chất lượng công
việc, ghi nhận sự tham gia của của nhà quản lý cũng như mọi nhân viên, nâng cao chất
123

lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động. Đây chính là một điểm hấp dẫn của
Kaizen vì nó không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới.
4.2. Đặc điểm của Kaizen
• Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc.
• Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm
lãng phí.
Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết

mạnh mẽ của lãnh đạo.
• Đặc biệc nhấn mạnh hoạt động nhóm.
• Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.

4.3. Các bước thực hiện Kaizen


Kaizen được thực hiện theo 8 bước, tuân thủ theo vòng tròn quản lý chất lượng
PDCA (Plan, Do, Check, Act) của William Edwards Deming được giới thiệu từ năm
1950. Từ bước 1 đến bước 4 là Plan (lập kế hoạch), bước 5 là Do (thực hiện), bước 6 là
Check (kiểm tra) và bước 7, 8 là Act (hành động khắc phục hay cải tiến). Dựa trên việc
phân tích dữ liệu, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề thông qua 8 bước được tiêu chuẩn
hóa như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề (cho công việc, bộ phận…). Việc lựa chọn được bắt đầu
với lý do tại sao chủ đề trên được lựa chọn. Thông thường, chủ đề được quyết định cùng
với các chính sách quản lý hay dựa trên mức độ ưu tiên, tầm quan trọng, mức độ khẩn
cấp hoặc tình hình kinh tế hiện tại.
Bước 2: Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu. Trước khi bắt đầu một
dự án, các trạng thái hiện tại phải được hiểu và xem xét lại. Một cách để thực hiện những
điều trên là con người trực tiếp đến nơi làm việc (tức là Gemba) và tuân theo 5 nguyên
tắc cơ bản của Gemba. Một cách khác là thu thập dữ liệu.
Bước 3: Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
Bước 4: Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
Bước 5: Thực hiện biện pháp
Bước 6: Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
Bước 7: Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
Bước 8 : Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.
124

Hình 9.2. Các bước thực hiện Kaizen cải tiến nơi làm việc
Các bước trên sẽ giúp nhà quản lý hình dung và tiếp cận được với quá trình giải
quyết các khó khăn. Đây cũng là một cách hiệu quả để ghi lại các hoạt động Kaizen.
Mỗi một giai đoạn của vòng tròn Deming thường sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ riêng biệt.
Ví dụ, ở giai đoạn lập kế hoạch hay lựa chọn chủ đề các công cụ được sử dụng là: biểu
đồ kiểm soát, biểu đồ Pareto, biểu đồ cột… Vòng tròn Deming được áp dụng một cách
liên tục trong việc quản lý chất lượng nhằm từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng
sản phẩm, chất lượng công việc. Bước khởi đầu (P) của vòng tròn mới được dựa trên
kết quả của vòng tròn trước nhằm giải quyết tiếp các vấn đề còn tồn tại… và như thế
sau nhiều lần áp dụng vòng tròn Deming chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao dần và liên
tục. Đồng thời, hoạt động Kaizen cũng được cải tiến hơn nữa và tiếp tục được thực hiện.
4.4. Nguyên tắc cốt lõi trong triết lý Kaizen
Định hướng khách hàng
Sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng là nguyên tắc bất biến hàng đầu trong quản trị kinh doanh hiện đại.
Trong triết lý Kaizen cũng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này. Mặc dù các công cụ Kaizen
chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, nhưng mục tiêu cuối
cùng là phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hoá sự hài lòng của
khách hàng. Người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào
không làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và không ngừng nâng cao sự thoả mãn của
khách hàng thì đều bị loại bỏ.
125

Hình 9.3. Định hướng khách hàng làm tăng giá trị sản phẩm và thỏa mãn nhu
cầu khách hàng
Liên tục cải tiến
Theo triết lý Kaizen, hoàn thành công việc không có nghĩa là kết thúc công việc
mà chỉ là hoàn thành ở giai đoạn này trước khi chuyển sang một giai đoạn kế tiếp.
Nguyên tắc này đã cải tiến thói quen của nhân viên thường thường chuyển ngay sang
một công việc mới khác ngay sau khi thành công một nhiệm vụ nào đó. Các tiêu chuẩn
kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm và chi phí hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng trong tương lai. Nếu chúng ta tập trung cải tiến sản phẩm hiện tại thì sẽ hiệu quả
hơn rất nhiều, ở cả góc độ chi phí lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm
mới. Vì vậy quá trình cải tiến sản phẩm dịch vụ cần được lập kế hoạch và thực hiện một
cách liên tục rõ ràng.

Hình 9.4. Cải tiến sản phẩm mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách
hàng
Trong các nhà máy tại Nhật, nhiều dòng sản phẩm mới hay những nhãn hiệu điện
tử mới đã liên tục chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, với tốc độ chóng mặt và doanh số tăng
lên đều đặn liên tục. Vậy nhờ đâu các sản phẩm “made in Japan” lại được quyến rũ như
126

vây? Thực chất chỉ có một số sản phẩm trong số đó là thực sự mới, còn lại là những sản
phẩm trước đó được cải tiến chút ít để phù hợp với thị hiếu và túi tiền của khách hàng
hôm nay. Bí quyết ở chỗ là các nhà sản xuất luôn tận dụng những cơ hội mới trên thị
trường, liên tục đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp đẽn người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn
mới. Quá trình đánh giá và Kaizen cải tiến liên tục của các kỹ sư Nhật đã gặt hái được
những sản phẩm và thương hiệu “đổi mới” hàng đầu thế giới như SONY, HONDA,
TOYOTA…
Xây dựng “văn hoá không đổ lỗi”
Đây là một thuật ngữ khoa học quản lý kinh doanh hiện đại đã được nhiều học giả
và các nhà quản trị doanh nghiệp lớn nghiên cứu và áp dụng thành công. Đi vào chi tiết
thì có rất nhiều vấn đề nghiên cứu bên trong một thuật ngữ khoa học quản lý này. Trước
hết cần xây dựng phương châm làm việc là “lỗi thì do tôi, thành công do tập thể”, quy
trách nhiệm đúng đắn và phù hợp cho từng cá nhân và mỗi cá nhân phải chiụ trách nhiệm
hoàn thành nhiệm vụ đã được tổ chức giao; đặc biệt không nên đổ lỗi cho người khác
trong phạm vi trách nhiệm cá nhân đó. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong tập
thể của mình, chứ không nên “đá bóng” ra cơ quan khác…
Trước công chúng, trước khách hàng, mỗi tổ chức cần xây dựng một môi trường
“văn hoá không đổ lỗi”; không nên báo cáo cáo, xin lỗi công chúng, khách hàng vì nhiều
lý do khác nhau vì những lý do không chính đáng như: trời mưa, trời nắng, điều kiện kỹ
thuật, điều kiện của ta còn nghèo nàn… Ngược lại, cần nhận trách nhiệm về chính mình.
Tập thể thì nên cùng nhau phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhau sửa lỗi,
hoàn thiện sản phẩm dịch vụ tốt nhất có thể; để mỗi ngày uy tín càng lớn hơn, sản phẩm
và dịch vụ sẽ đứng vững trên thị trường.

Hình 9.5. Xây dựng văn hóa không đổ lỗi theo triết lý kaizen
Thúc đẩy môi trường văn hoá mở
Sự cởi mở được coi là một điểm mạnh để nhân viên sửa chữa sai sót nhanh nhất.
127

Xây dựng một môi trường văn hoá mở, văn hoá không đổ lỗi, nhân viên trong công ty
dám nhìn thẳng vào sai sót, chỉ ra các điểm yếu và yêu u đồng nghiệp hay lãnh đạo giúp
đỡ. Thật sai lầm nếu mỗi nhân viên đều coi kiến thức là của riêng mình. Nhà quản lý
cần xây dựng tốt hệ thống thông tin quản lý nội bộ, trong đó các kênh thông tin cần hỗ
trợ đắc lực để nhân viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ phận, giữa đồng
nghiệp, nhân viên với lãnh đạo và ngược lại trong toàn công ty.

Hình 9.6. Thúc đẩy môi trường văn hóa mở


Phương pháp làm việc theo nhóm
Tạo dựng nên các nhóm làm việc hiệu quả là một phần quan trọng trong cấu trúc
của công ty. Mỗi nhóm cần được phân quyền hạn nhất định. Trưởng nhóm là người biết
bao quát, nắm rõ nhiệm vụ, yêu cầu và có khả năng tập hợp, biết đánh giá và sắp xếp
phù hợp năng lực các thành viên để triển khai dự án hiệu quả. Từng cá nhân viên cần nỗ
lực phối hợp để xây dựng danh tiếng cho nhóm đó đạt kết quả tốt, hiệu quả và liên tục
cải tiến theo nhóm (QCC). Kết thúc nhiệm vụ, mỗi nhóm cần đánh giá, xếp hạng thành
viên, tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên.

Hình 9.7. Làm việc nhóm


Quản lý theo chức năng chéo
Theo nguyên tắc này, các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng
128

nguồn lực kết hơp từ các bộ phận, phòng ban trong công ty, kể cả tận dụng nguồn lực
ngoài công ty. Tập đoàn Boeing là một minh chứng điển hình đã kết hợp các bộ phận
trong nội bộ công ty liên kết với khách hàng tiềm năng và các nhà cung cấp để cùng sản
xuất thế hệ máy bay mới, Boeing 777 để sản xuất phần thân và cánh máy bay. Kết quả
đã đem lại lợi ích lớn cho Boeing: không chỉ có chu kỳ sản xuất và chi phí được giảm
xuống đáng kể so với các thế hệ máy bay lớn trước đó như Boeing 747 mà còn kiểm
soát được lãng phí về nguyên vật liệu, thời gian và nhân công; và rõ ràng là khách hàng
đã hài lòng tối đa với sản phẩm của công ty.

Hình 9.8. Triết lý Kaizen về quản lý theo chức năng chéo


Nuôi dưỡng “quan hệ hữu hảo”
Người Nhật thường không thích kẻ thù hay những quan hệ đối đầu, không khuyến
khích cá nhân làm việc thực dụng chỉ coi trọng một yếu tố kết quả công việc. Người
Nhật cũng không phù hợp với văn hoá đổ lỗi mà họ luôn duy trì văn hoá tập thể rất tốt,
đảm bảo sự đồng nhất trong công ty. Họ thường đầu tư nhiều cho các chương trình đào
tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, đặc biệt là các khoá đào tạo dành cho những người
quản lý và lãnh đạo, bởi lẽ đó là những người có trách nhiệm cao nhất đảm bảo cho quá
trình giao tiếp trao đổi thông tin một cách tốt đẹp nhất.
129

Hình 9.9. Nuôi dưỡng quan hệ hữ hảo là một trong những điều quan trọng nhất
mà triết lý kaizen hướng đến
Nhiều người phương tây khi gia nhập các công ty của Nhật đã sững sờ ngạc nhiên
khi nhận thấy rằng các công ty ở đây thường dành quỹ thời gian khổng lồ để đào tạo các
chương trình như vậy, nhưng kết quả còn bất ngờ hơn khi người ta phát hiện ra đó chính
là một khoản đầu tư để tạo dựng niềm tin cho nhân viên luôn có lòng trung thành và
cam kết làm việc lâu dài trong công ty.
Rèn luyện ý thức kỷ luật tự giác
Ý thức kỷ luật tự giác đã hình thành một cách tự nhiên trong con người Nhật bản
thông qua giáo dục tại nhà trường, nhà thờ và các tổ chức xã hội. Người Nhật thường tự
nguyện thích nghi với nghi lễ, luật lệ của xã hội để họ luôn cảm nhận được thoải mái,
đồng thời khẳng định sự đầy đủ và sức mạnh bên trong của mỗi người. ý thức kỷ luật
như vậy còn chưa so sánh được với khả năng họ hi sinh bản thân để mong có được sự
đồng nhất với đồng nghiệp và để phù hợp với cương lĩnh của công ty. Họ luôn tự soi xét
để kiềm chế cá tính của riêng mình, sẵn sàng đặt công ty, nhóm hay trưởng nhóm lên
trên bản thân và gia đình.
Thông tin đến mọi nhân viên
Thông tin là một yếu tố đầu vào quan trong hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh
doanh hiện đại; thông tin từ người quản lý đến nhân viên cần đảm bảo các yếu tố kịp
thời, chính xác, đầy đủ, đúng đối tượng. Nhân viên cần hiểu được mục tiêu, yêu cầu khi
người quản lý giao nhiệm vụ, có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các công việc
cụ thể phù hợp và đúng hướng đạt được mục tiêu cao nhất.
130

Hình 9.10. Triết lý Kaizen về thông tin đến nhân viên trong công ty
Kết quả nghiên cứu từ các nhà quản lý doanh nghiệp đã khẳng định rằng không
thể yêu cầu nhân viên đạt kết quả xuất sắc ngoài mong đợi nếu họ không thấu hiểu nhiệm
vụ, giá trị, sản phẩm, kết quả kinh doanh, nhân sự và các kế hoạch khác của công ty. Vì
vậy, duy trì mọi nhân viên đều được chia sẻ thông tin chính là một phương thức để san
sẻ khó khăn thách thức của công ty cho mỗi thành viên.
Thúc đẩy năng suất và hiệu quả
Triết lý Kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên thông qua
tổng hợp các phương pháp gồm:
- Đào tạo đa kỹ năng.
- Khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc.
- Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Phân quyền cụ thể
- Phát huy khả năng làm việc chủ động và kỹ năng ra quyết định.
- Khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực (dữ liệu thông tin, ngân sách, trí lực, sức
lực, thời gian…).
- Tạo điều kiện cho nhân viên chủ động đưa ra ý kiến phản hồi.
- Luân chuyển công việc.
- Khen ngợi.
Tóm lại, lãnh đạo là khả năng để chuyển đổi những người thừa hành miễn cưỡng
thành những người làm việc tự nguyện. Nếu bạn lãnh đạo một cách mênh lệnh, ba điều
xấu sẽ xảy ra: nhân viên bị áp lực thụ động mà không có động cơ làm việc, nặng về quy
131

trình nhẹ về thực chất, tổ chức không phát triển.

Hình 9.11. Triết lý kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của mỗi
nhân viên
4.5. Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động KAIZEN
Kaizen là một triết lý sản xuất, là một hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia
của mọi người nhằm mục đích cả thiện môi trường làm việc cũng như cuộc sống của
mỗi cá nhân. Kaizen gồm có rất nhiều chương trình, công cụ khác nhau để nâng cao chất
lượng quản lý, giảm lãng phí trong sản suốt thông qua những cải tiến nhỏ nhặt nhưng
có tính thường xuyên và liên tục.
Có thể nói Kaizen chính là cách tiếp cận từng bước để nâng cao năng suất của các
công ty trong một thời gian dài. Nó là những cải tiến được áp dụng rất nhiều ở các công
ty tại Nhật vì chúng nằm trong tầm kiểm soát của các cán bộ quản lý.
Mang lại hiệu quả cao, an toàn và lại tiết kiệm hơn là đầu tư mới chính là điểm
tuyệt vời của việc ứng dụng Kaizen trong sản xuất. Các yếu tố quyết định sự thành công
của hoạt động Kaizen:
• Cam kết của lãnh đạo cao nhất
• Vai trò của cán bộ quản lý và lãnh đạo nhóm
• Nỗ lực tham gia của mọi người
Các chương trình Kaizen cơ bản
5S: là viết tắt của 5 từ Nhật Bản là Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke.
KSS: Hệ thống khuyến nghị Kaizen nhấn mạnh lợi ích xây dựng tinh thần và sự
tham gia tích cực của người lao động thông qua các kích thích về tài chính và kinh tế
thường thấy trong các hệ thống kiểu Mỹ. Qui mô của hệ thống khuyến nghị Kaizen Nhật
Bản được mô tả bởi số lượng khuyến nghị được gửi hàng năm. Trong năm 1990, tỷ lệ
số lượng khuyến nghị được gửi sẽ được sử dụng là 32 ở Nhật Bản và 0.11 tại Mỹ.
132

QCC: Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ tình nguyện thực hiện các hoạt động
kiểm soát chất lượng tại nơi làm việc, thực hiện công việc liên tục như một phần trong
chương trình kiểm soát chất lượng toàn công ty, tự phát triển, giáo dục lẫn nhau và
Kaizen trong nơi làm việc.
JIT: Đúng thời hạn là một kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất. Đó chính
là một phần trong hệ thống sản xuất của TOYOTA. Hệ thống được Taiichi Ohno thiết
kế và hoàn thiện tại công ty TOYOTA chủ yếu nhằm giảm thiểu lãng phí khi sản xuất.
7 công cụ thống kê: là các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu làm căn cứ
để ra các quyết định, chúng bao gồm: phương pháp thu thập và phân tầng dữ liệu, phiếu
kiểm tra, biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân bố, biểu đồ phân tán, biểu đồ
kiểm soát.
4.6. Kết hợp Kaizen và đổi mới.
Trong thực tế không có cái gì tồn tại vĩnh cửu. Tất cả các hệ thống đều đi đến sự
xuống cấp sau khi chúng được thiết lập. Một trong các định luật nổi tiến nhất của
Parkinson là “Một tổ chức khi đã hình thành được một cấu trúc thì cũng là lúc tổ chức
đó bắt đầu xuống cấp”. Nói cách khác, để cải thiện hoặc thậm chí để duy trì hiện trạng
thì tất yếu phải có những nỗ lực liên tục.
Khi không có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi. Do
đó, thậm chí khi đổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt động
mới cũng sẽ suy giảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và cải tiến liên tục.
Do vậy, bất cứ khi nào đổi mới đạt được thì nó phải được tiếp nối với các hoạt động của
Kaizen để duy trì và cải tiến nó.
Mục tiêu của Kaizen:
- Nâng cao năng suất
- Tạo ra sản phẩm chất lượng, không lỗi
- Tốn ít chi phí và không lãng phí
- Giao hàng nhanh hơn, không bị quá tải, mất cân bằng
- An toàn khi làm việc, không bị tai nạn
- Tích cực hợp tác
- Môi trường thân thiện và bảo vệ thiên nhiên
Để thực hiện Kaizen, ban lãnh đạo cần nắm bắt và vận dụng các khái niệm cơ bản:
- Kaizen và quản lý
- Quá trình và kết quả quá trình
- Chu trình PDCA
- Chất lượng là hàng đầu
- Quyết định dựa trên sự kiện
133

- Quá trình tiếp theo là khách hàng

Hình 9.12. Kết hợp Kaizen – đổi mới cải tiến liên tục
4.7. Lợi ích của việc áp dụng Kaizen – cải tiến liên tục
Việc truyền bá phương pháp Kaizen của Nhật Bản bắt đầu lan rộng từ những năm
1980 và đầu những năm 1990. Sau khi nhiều công ty lớn của Nhật thâu tóm được các
công ty lớn ở Bắc Mỹ như Bridgestone tiếp quản Firestone, Sony tiếp quản hãng phim
Columbia Pictures. Chính thời điểm này, Kaizen cũng được biết đến như chìa khóa
thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản trong chiến lược cạnh tranh toàn cầu. Hiện
tại có rất nhiều công ty trên thế giới đang cố gắng áp dụng hiệu quả triết lý “cải tiến liên
tục” của người Nhật nhằm đối phó với những thách thức về môi trường cạnh tranh khắc
nghiệt, khó khăn kinh tế tăng lên, sự phát triển liên tục của công nghệ và các thay đổi
về văn hóa – xã hội.

Hình 9.13. Lợi ích của việc áp dụng Kaizen


Thành công đi đầu của hệ tư tưởng cải tiến Kaizen chính là việc áp dụng vào công
ty Toyota. Toyota có khoảng 9 nhà máy tại Bắc Mỹ và cuối năm 2007 hãng tiếp tục mở
một nhà máy mới ở Mississipi, sản xuất xe ô tô với đội ngũ công nhân người Mỹ có
mức lương ngang bằng hoặc hơn so với các công ty sản xuất xe ô tô khác. Trong số đó,
75% các xe ô tô được lắp ráp tại Bắc Mỹ có bộ phận và nguyên liệu được sản xuất tại
134

đây. Chỉ có khoảng 25% xe ô tô là nhập từ Nhật và các nơi khác. Vậy mà, Toyota vẫn
kiếm hơn 14 tỉ USD vào năm 2006 trong khi các nhà sản xuất xe ô tô của Mỹ phải
chuyển tới Trung Quốc và Ấn Độ để tiết kiệm chi phí?
• Tích lỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn (góp gió thành bão).
• Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.
• Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến.
• Tạo tinh htần làm việc tập thể, đoàn kết.
• Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.
• Xây dựng nền văn hoá công ty.
Giá trị thực tiện của Kaizen là rất lớn, nhưng không phải ai cũng biết áp dụng nó
vào công việc vì có những người quá bận rộn. Kaizen giúp mọi người luôn ghi nhớ
những nguyên tắc làm việc cơ bản, không bị cuốn hoàn toàn vào công việc mà quên đi
những điều quan trọng khác. Ví dụ, muốn các công nhân trong dây chuyền lắp ráp thấy
được lỗi sai của mình khi lắp ráp xe, hãy để họ tự quan sát lại cách làm việc của mình
và rút ra kinh nghiệm.
Một trong những lợi ích trước mặt của việc áp dụng Kaizen là cảm giác quản lý
công việc khoa học và hợp lý. Quan trọng hơn, mọi người sẽ thấy gắn bó và đam mê với
công việc hơn, từ đó mang lại năng suất lao động cao hơn. Dù làm ở bộ phận nào, công
nhân trong dây chuyền lắp ráp cũng cần cố gắng để sản xuất ra chiếc xe hoàn hảo. Điều
này có thể khó khăn, nhưng thành quả mang lại sẽ giúp mỗi người có động lực hơn.
Tương tự như vậy, một nguyên tắc của Kaizen là tiết kiệm mọi thứ có thể, nghĩa
là không lãng phí thời gian, chi phí và năng lượng làm việc. Không tổ chức những cuộc
họp không cần thiết hay viết những báo cáo không cần đọc. Nếu việc quản lý hộp thư
đến chiếm quá nhiều thời gian, hãy tìm kiếm ứng dụng sẽ tự động lọc ra các thông tin
quan trọng nhất để tiết kiệm thời gian làm việc.
Kaizen chỉ là thay đổi nhỏ hoặc những chuỗi thay đổi để làm cho công việc dễ
dàng hơn, đơn giản hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hoạt động Kaizen thường chỉ tập
trung ở những thay đổi nhỏ nên chi phí để thực hiện trong nhiều trường hợp là không
đáng kể. Điều quan trọng của Kaizen là khả năng đưa ra nhiều ý tưởng mà không cần
phải tiêu tốn tiền. Kaizen được các chuyên gia năng suất trên toàn thế giới đề xuất áp
dụng để cải tiến môi trường làm việc và nó cũng là phương pháp dễ ứng dụng ở nơi học
tập cùng như tại nhà của mỗi người.
135

Chương 5. Xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp


Sự nghiệp chính là thứ mà bạn gắn bó cả đời bằng trách nhiệm và cống hiến. Đó
là giá trị nghề nghiệp của bạn. Nó không chỉ là một công việc bình thường làm để nuôi
sống bạn cho bạn một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Sự nghiệp chính là việc theo đuổi
một tham vọng suốt đời hoặc tiến trình chung của sự tiến triển hướng đến mục tiêu suốt
đời. Đến lúc bạn nhắm mắt xuôi tay vẫn xem đó là một niềm tự hào.

Hình 10.1. Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân


Mỗi người tìm việc cần có một chiến lược phát triển sự nghiệp của mình mỗi năm.
Cách tốt nhất để bạn có thể tập trung vào việc tìm kiếm công việc chính là tạo nên một
kế hoạch cho sự nghiệp cho chính mình. Kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn bao
gồm đặt mục tiêu, tìm ra cách để hoàn tất các mục tiêu, và xây dựng kế hoạch phát triển
bản thân tạo một khung thời gian cho chính mình.
5.1. Lên kế hoạch phát triển bản thân.
Sau khi bước chân ra khỏi cánh cửa trường học, công việc sẽ là thứ gắn bó với
chúng ta trong suốt phần đời còn lại và có ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc của mỗi
người trong cuộc sống. Bởi vậy mà quá trình phát triển nghề nghiệp cũng sẽ kéo dài gần
như cả đời người, việc lên kế hoạch cho công việc/sự nghiệp và kỹ năng ra quyết định
cũng trở nên đặc biệt cần thiết. Đây là một quá trình nhằm giúp mỗi cá nhân có được
định hướng đúng đắn trên con đường sự nghiệp, có sự thích nghi và thay đổi phù hợp
để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc cũng như phát huy tối đa tiềm năng của
mình.
Cho dù bạn đang đứng trước ngưỡng cửa đại học và cần phải lựa chọn một chuyên
ngành để theo đuổi, hoặc bạn chuẩn bị tốt nghiệp và sắp gia nhập thị trường lao động,
hay bạn đã đi làm và có thu nhập, thì 5 bước đơn giản dưới đây đều sẽ rất hữu ích để
giúp bạn xây dựng được công việc/sự nghiệp mà mình mong muốn!
5.1.1. Đánh giá bản thân (Self-Assessment)
Đánh giá bản thân có nghĩa là nhận thức và hiểu về bản thân mình, điều này bắt
136

đầu bằng việc hiểu bốn yếu tố sau đây: Tính cách, Năng lực/Kỹ năng, Sở thích và Giá
trị.
a. Tính cách.
Tính cách là sự kết hợp những đặc điểm độc đáo của riêng bạn, có ảnh hưởng tới
cách bạn suy nghĩ, hành động, ra quyết định và tương tác với thế giới xung quanh. Tính
cách còn bao gồm cách bạn sử dụng, điều hướng năng lượng của mình, cách bạn ra
quyết định và lựa chọn trong cuộc sống. Một công việc có thể là hoàn hảo đối với tính
cách của người này, nhưng lại hoàn toàn không phù hợp với tính cách của người khác.
Cuộc đời bạn cũng chính là sự nghiệp của bạn. Do vậy việc dành ra vài tháng, thậm chí
vài năm để thấu hiểu bản thân sẽ giúp ích cho bạn trong cả cuộc đời. Bạn có thể thực
hiện các bài trắc nghiệm tính cách như Big Five, MBTI, RIASEC…, hoặc quan sát bản
thân trong nhiều trường hợp khác nhau. Ngoài ra, bạn hãy tự đặt ra và dành thời gian trả
lời những câu hỏi sau đây:
• Điểm mạnh trong tính cách của tôi là gì? Điểm yếu trong tính cách của tôi là gì?
• Phong cách làm việc/học tập của tôi là gì?
• Mức độ tương tác với người khác mà tôi cảm thấy phù hợp với bản thân mình
trong công việc như thế nào? Tôi thích làm việc với nhiều người, làm việc trong nhóm
nhỏ hay làm việc độc lập?
• Tôi thích làm những công việc mang tính sáng tạo và cần nhiều trí tưởng tượng,
hay tôi thích giải quyết các vấn đề thực tế, chi tiết, có thể đo đếm được?
• Tôi thích các công việc ngồi một chỗ cố định hay các công việc cần hoạt động
nhiều, tương tác nhiều? Tôi thích các công việc cần nhiều thời gian tự do suy nghĩ,
nghiên cứu hay các công việc có thời hạn rõ ràng?
• Tôi thích là người ở vị trí lãnh đạo, quản lý, ra quyết định hay làm việc theo chỉ
thị, chỉ dẫn từ người khác/cấp trên?
b. Năng lực/Kỹ năng
Năng lực/Kỹ năng là những gì mà bạn làm tốt. Những kỹ năng mà bạn có được
một cách tự nhiên, không cần quá nhiều cố gắng thường được gọi là năng khiếu hay tài
năng thiên bẩm. Bên cạnh đó cũng có những kỹ năng mà bạn phát triển thông qua các
trải nghiệm và sự học hỏi, luyện tập. Tuy nhiên, dù là kỹ năng bẩm sinh hay kỹ năng
học hỏi thì việc luyện tập vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ví dụ, bạn có thể có
năng khiếu trong việc chơi nhạc cụ, nhưng nếu thiếu đi sự luyện tập, học hỏi và phát
triển, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp.
Rất nhiều kỹ năng có tính linh hoạt - nghĩa là có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau, được gọi là kỹ năng mềm. Ví dụ như: kỹ năng giao tiếp có
giá trị đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và các vị trí công việc khác nhau. Bên
137

cạnh đó cũng có các kỹ năng cứng, là các kỹ năng liên quan tới lĩnh vực chuyên môn
nhất định và đạt được thông qua quá trình học tập, giáo dục và rèn luyện. Ví dụ như: kỹ
năng sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm. Điều quan trọng là bạn cần dành thời
gian để nhận biết các kỹ năng mình giỏi và đánh giá kết nối của những kỹ năng đó đối
với những nghề nghiệp mà bạn lựa chọn. Bạn hãy quan sát bản thân trong quá khứ, hiện
tại và ghi chép lại nếu có thể, hoặc thực hiện những bài kiểm tra đánh giá năng lực như
IQ, EQ, Đa trí thông minh… Ngoài ra, bạn hãy dành thời gian trả lời các câu hỏi sau
đây:
• Năng khiếu của tôi là gì? Tôi thường làm tốt điều gì?
• Tôi thường nhận được đánh giá cao/lời khen ngợi của người khác khi làm việc
nào?
• Tôi có thể học hỏi/thực hành nhanh những kiến thức gì?
c. Sở thích
Sở thích là những gì mà bạn cảm thấy thích thú khi làm hay học hỏi về nó. Bạn có
thể có rất nhiều sở thích ở các lĩnh vực khác nhau, hoặc chỉ có một vài sở thích ở những
lĩnh vực tập trung nhất định. Sở thích của bạn cũng có thể thay đổi theo thời gian khi
bạn được tiếp xúc với những kiến thức mới, có những trải nghiệm mới, và khi bạn phát
triển qua các giai đoạn của cuộc đời. Hãy nhớ rằng có một vài sở thích của bạn mang
tính giải trí cá nhân, và có những sở thích có thể hỗ trợ định hướng sự nghiệp. Điều
quan trọng mà bạn cần làm là nhận diện cả hai loại sở thích này, bởi vì sẽ có rất nhiều
cách để kết hợp các sở thích cá nhân của bạn vào trong công việc, sự nghiệp, một cách
trực tiếp hay gián tiếp. Việc tự quan sát những sở thích của mình, và xem xét sự liên
quan của chúng với những kỹ năng mà bạn có, với tính cách của bạn là một bước quan
trọng trong quá trình tự đánh giá. Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây để hỗ trợ bạn:
•Tôi thường bị thu hút bởi các lĩnh vực/kiến thức/hoạt động nào? Điều gì khiến
tôi cảm thấy bị thu hút bởi những thứ này?
• Tôi thường thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?
• Những vấn đề hay kiến thức nào quan trọng đối với tôi?
• Đã có khi nào tôi bị cuốn vào một công việc đến mức không để ý tới thời gian và
các hoạt động xung quanh chưa? Khi đó tôi đang làm việc gì?
• Tôi cảm thấy hạnh phúc khi làm công việc/hoạt động nào?
• Nếu tôi có thể được học về bất cứ thứ gì (không bị cản trở về tài chính, thời
gian,...), tôi muốn học điều gì?
• Nếu có ai đó trao cho tôi một phần thưởng về những thành tựu mà tôi đạt được,
tôi muốn người đó nói gì về mình, phần thưởng đó là về thành tựu gì?
d. Giá trị:
138

Giá trị là những tiêu chuẩn, quy tắc hay phẩm chất có ảnh hưởng tới các lựa chọn
trong suốt cuộc đời bạn và cung cấp các chỉ dẫn cho bạn để đánh giá các lựa chọn. Việc
quan sát các giá trị của bản thân và đưa ra các quyết định lựa chọn phù hợp dựa trên các
giá trị đó là yếu tố then chốt đối với sự thỏa mãn trong công việc. Bạn cần thiết phải xác
định các giá trị có ý nghĩa đối với bản thân mình. Ví dụ như: “tạo nên sự khác biệt” là
một giá trị trong nghề nghiệp mà rất nhiều người hướng tới. Tuy nhiên giá trị này có ý
nghĩa đối với mỗi người như thế nào thì lại rất khác nhau. Bạn muốn tạo sự khác biệt
trong việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, hay trong việc giúp mọi người tiếp cận
với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hay trong việc cải cách chính sách nhập cư, hay trong
việc tạo ra các sản phẩm chất lượng về âm nhạc,...? Một lần nữa, quan sát bản thân và
ghi chép lại sẽ giúp bạn dần có cái nhìn rõ ràng hơn về những giá trị của mình trong
cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng.
5.1.2. Nhận diện và nghiên cứu các lựa chọn (Identify and Research options)
Có những nghề nghiệp rất phổ biến trong xã hội mà bất kỳ người nào cũng biết, ví
dụ như bác sĩ, giáo viên, luật sư... Tuy nhiên trên thực tế, có hàng ngàn công việc khác
được tạo ra mỗi ngày cùng với sự phát triển của xã hội và thị trường lao động. Một khi
bạn đã hoàn thành việc tự đánh giá bản thân trên các yếu tố tính cách, kỹ năng, sở thích
và giá trị, thì đây là lúc mà bạn bắt đầu dành thời gian khám phá các lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với bản thân. Hãy đi theo sự tò mò của bạn và đừng giới hạn mình trong
những nghề nghiệp bạn cảm thấy quen thuộc.
Các thông tin cần thiết cho công cuộc khám phá nghề nghiệp này có thể thu được
từ rất nhiều nguồn khác nhau thông qua internet, websites, mạng xã hội, các trung tâm
tư vấn nghề nghiệp, các diễn đàn, hội thảo chuyên ngành, báo chí truyền thông, các tổ
chức chuyên môn, các học giả, người có nhiều kinh nghiệm trong ngành… Kiến thức
về bản thân mà bạn thu được qua quá trình tự đánh giá ở bước một sẽ rất hữu ích trong
việc nhận diện các lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bạn. Hãy cố gắng tìm hiểu các
khao khát nghề nghiệp của mình, xác định các mục tiêu cá nhân và tận dụng các nguồn
lực sẵn có để đạt được chúng.
5.1.3. Đánh giá và ưu tiên để đưa ra quyết định (Evaluate and Prioritize)
Sau khi nghiên cứu các lựa chọn nghề nghiệp và có được hiểu biết tổng quan cũng
như cụ thể về những nghề nghiệp phù hợp, bước tiếp theo của bạn là đánh giá. Bạn cần
liệt kê và cân nhắc các ưu điểm và nhược điểm của nghề nghiệp đó, xem xét mức độ
tương ứng của những yếu tố đó với con người bạn (tính cách, giá trị, sở thích, kỹ năng)
và với những gì bạn mong muốn. Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây để định hướng
cho mình:
• Phản ứng ban đầu của tôi đối với ngành nghề/lĩnh vực đó sau khi tìm hiểu?
139

•Điều gì làm tôi cảm thấy hứng thú đối với lĩnh vực đó? Điều gì không làm tôi
cảm thấy hứng thú? Hãy liệt kê những ưu điểm và nhược điểm?
• Có thông tin nào mà tôi tìm hiểu được làm tôi cảm thấy ngạc nhiên không? Tôi
có học được thêm điều gì về lĩnh vực đó sau khi tìm hiểu mà trước đó tôi không hề biết?
Kiến thức mới này có ảnh hưởng như thế nào đối với suy nghĩ của tôi lĩnh vực nghề
nghiệp này?
• Kỹ năng, kiến thức hay trải nghiệm nào mà tôi cần giỏi khi hoạt động trong lĩnh
vực này? Tôi có đủ hứng thú đối với lĩnh vực đó để phát triển thêm kỹ năng hay kiến
thức không?
• Với bất kỳ lĩnh vực nghề nghiệp nào, luôn luôn xuất hiện một loạt những kiến
thức và kỹ năng cần phát triển để có thể thực hành thành thạo. Tôi có sẵn sàng dành đủ
thời gian và nỗ lực rèn luyện các kỹ năng, kiến thức này để trở nên thành công và đạt
được thành tựu trong lĩnh vực đó không? Sự hứng thú của tôi đối với lĩnh vực này ổn
định hay chỉ là thoáng qua?
• Cân nhắc những gì mà bạn tìm hiểu được qua quá trình tự đánh giá bản thân. Có
những khía cạnh nào thuộc nghề nghiệp này phù hợp với con người bạn hơn những nghề
nghiệp khác?
• Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn khi làm trong lĩnh vực hay vị trí này?
Tại sao và tại sao không?
• Bạn cần phải có sự thích nghi như thế nào đối với lĩnh vực nghề nghiệp này?
Trên thực tế, không có nghề nghiệp nào phù hợp với bạn 100%, chắc chắn sẽ có những
khía cạnh nghề nghiệp mà bạn không mong muốn. Tuy nhiên phần trăm những điều
không mong muốn ấy có ở trong mức độ chấp nhận được của bạn hay không, hay nó sẽ
ảnh hưởng tới sự thỏa mãn nghề nghiệp lâu dài của bạn?
Nếu như sau quá trình nghiên cứu và đánh giá, bạn thấy rằng có những lĩnh vực
nghề nghiệp không phải dành cho mình, thì điều này hoàn toàn bình thường. Sau tất cả,
mục đích của bước này là nhằm giúp bạn tìm ra được một lĩnh vực tương ứng với bản
thân. Nếu không phù hợp ở lĩnh vực này, hãy bỏ qua nó và tìm hiểu lĩnh vực khác. Còn
nếu như bạn không có ấn tượng mạnh mẽ ở bất cứ lĩnh vực nào, thì bạn cần thực hiện
một số cuộc phỏng vấn với những người đang làm việc trong ngành để có thêm góc
nhìn, hoặc thử một số công việc thực tập, làm thêm để có được trải nghiệm cần thiết.
Hãy nhớ rằng các vị trí thực tập/làm thêm này có thể có các yếu tố ít được bạn mong
đợi hơn, nhưng nếu như đây là bước đi đầu tiên trong việc xây dựng sự nghiệp bạn mong
muốn, thì nó có thể xứng đáng để thực hiện. Bạn cần phải nghĩ xa hơn việc có được
công việc đầu tiên, và hướng tới các vị trí lâu dài để xây dựng sự nghiệp.
5.1.4. Hành động và Thử các lựa chọn (Take actions and Try options)
140

Quá trình thu thập và phân tích thông tin rất quan trọng, nhưng sẽ không đem lại
giá trị cho bạn nếu như không có bất kỳ hành động nào được thực hiện. Vì vậy mà bước
thứ tư này đóng vai trò đặc biệt cần thiết, giúp bảo đảm bạn đi đúng hướng trên con
đường nghề nghiệp mong muốn. Từ những thông tin đã có, bạn cần đặt ra mục tiêu cũng
như lên một kế hoạch hành động để phát triển nghề nghiệp, sau đó cố gắng bám sát kế
hoạch mà mình đã đề ra.
10.3.1. Đặt mục tiêu
Bất kể bạn có mong muốn đạt được mục tiêu như thế nào, đừng chỉ dừng lại ở việc
suy nghĩ trong đầu mà hãy viết ra giấy, như vậy bạn có thể trực tiếp nhìn thấy điều bạn
muốn và sẽ có động lực hơn để phấn đấu. Khi đặt mục tiêu, hãy lưu ý sử dụng các tiêu
chí SMART để đạt hiệu quả tối ưu, bao gồm:
* S-specific: Cụ thể, chi tiết
* M-measurable: Có thể đo đếm được
* A-attainable: Nằm trong khả năng của mình, có thể thực hiện được
* R-realistic: Thực tế
* T-time based: Đặt ra dưới thời hạn nhất định
Các mục tiêu đặt theo tiêu chí SMART sẽ giúp bạn có cơ sở để thiết kế một kế
hoạch hợp lý, phù hợp với khả năng, thời gian và nỗ lực mà bạn bỏ ra để xây dựng sự
nghiệp mong muốn. Một số câu hỏi khác cần quan tâm trong giai đoạn này giúp bạn đặt
mục tiêu bao gồm:
- Nghề nghiệp mà tôi mong muốn cần những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm gì?
- Tôi đã có được các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp mình muốn chưa? Làm
thế nào để tôi có thể rèn luyện/cải thiện các kỹ năng mà công việc/nhà tuyển dụng cần?
- Những kiến thức nào là cần thiết và quan trọng trong nghề nghiệp mà tôi muốn?
- Làm thế nào tôi có thể đạt được những kiến thức đó?
Có nhiều cách khác nhau để giúp bạn thu thập thông tin, kiến thức, kỹ năng và trải
nghiệm trong công việc. Ví dụ như đọc các lời khuyên nghề nghiệp, hoặc nói chuyện
với người đang làm trong ngành sẽ cung cấp cho bạn những góc nhìn sâu sắc và có giá
trị. Ngoài ra bạn còn có thể làm các công việc bán thời gian, đăng ký trở thành tình
nguyện viên, gia nhập các câu lạc bộ chuyên môn, tham gia các công việc hè ngắn hạn,
tham gia các tổ chức phi chính phủ,... Thử các vị trí công việc khác nhau trong lĩnh vực
mình muốn thông qua cơ hội thực tập, làm thêm hay các hoạt động ngoại khóa sẽ cho
bạn được tiếp xúc thực sự với nghề, từ đó có những góc nhìn trực tiếp và thực tế hơn.
Hơn nữa, các công việc thực tập sẽ cho phép bạn phát triển những kỹ năng mềm dẻo,
linh hoạt để hỗ trợ cho các cơ hội trong tương lai.
Nghiên cứu từ Hiệp hội Quốc gia các trường Đại học và Nhà tuyển dụng (NACE)
141

đã đưa ra kết quả: Các sinh viên có trải nghiệm thực tập thường nhận được việc làm sau
khi tốt nghiệp sớm hơn các sinh viên không có trải nghiệm này. Nghiên cứu của NACE
cũng cho thấy sinh viên với kinh nghiệm thực tập có xu hướng đạt được mức lương khởi
điểm cao hơn những sinh viên không có kinh nghiệm. Một số lợi ích tuyệt vời mang lại
cho bạn thông qua việc thực tập có thể kể đến như:
- Giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình
- Làm đẹp hồ sơ xin việc của bạn
- Giúp bạn gây ấn tượng trong các vòng phỏng vấn tuyển dụng
- Tăng sự tự tin của bạn trong công việc
- Cải thiện khả năng giao tiếp của bạn
- Giúp bạn chứng minh bản thân với thế giới nghề nghiệp thực tế
- Mở rộng các mối quan hệ nghề nghiệp
- Giúp bạn thu thập các thông tin về nghề nghiệp
- Giúp bạn phát triển các thói quen làm việc
- Cho thấy khả năng vận dụng, thực hành, hành động của bạn
Bạn cần liệt kê tất cả những kỹ năng/kiến thức mà bạn cần học và cách đạt được
các kỹ năng/kiến thức đó để có định hướng rõ ràng cho bản thân khi xây dựng sự nghiệp.
10.3.2. Lên kế hoạch
Sau khi đã nắm vững cách đặt mục tiêu và hiểu mình phải học gì, làm gì, bạn cần
lên kế hoạch ngắn hạn - thực hiện trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm, và kế hoạch dài hạn
- thực hiện trong vòng từ 3-5 năm. Việc chia nhỏ kế hoạch từ dài hạn thành ngắn hạn sẽ
giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thực hiện và theo sát kế hoạch đã đề ra.
Một ví dụ về cách lên kế hoạch cho một sinh viên đại học mà bạn có thể tham khảo
như sau:
• Kế hoạch dài hạn: Trở thành một luật sư sau 5 năm.
• Kế hoạch ngắn hạn:
✓ Năm thứ Nhất: Đỗ Đại học Luật với điểm đầu vào cao, đỗ vào chương trình hệ
Chất lượng cao.
✓ Năm thứ Hai: Hoàn thành tốt việc học trên trường với điểm số cao và đạt học
bổng.
✓ Năm thứ Ba: Tham gia các cuộc thi hùng biện và gia nhập Câu lạc bộ chuyên
môn.
✓ Năm thứ Tư: Đi thực tập tại một Văn phòng luật sư và Bảo vệ xuất sắc Khóa
luận tốt nghiệp.
✓ Năm thứ Năm: Chính thức làm việc trong một Văn phòng luật sư.
Từ những gạch đầu dòng lớn này, bạn tiếp tục chia nhỏ kế hoạch theo từng ngày,
142

từng tuần, từng tháng để theo dõi tiến độ của bản thân. Bạn có thể treo kế hoạch của
mình ở nơi dễ nhìn thấy trong phòng, cạnh góc học tập, làm việc để luôn nhắc nhở bản
thân về mục tiêu của mình.
5.1.5. Tự phản ánh và đánh giá lại (Reflect and Re-evaluate)
Bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là bạn cần thường xuyên
đánh giá lại các quyết định nghề nghiệp của mình để xem mức độ phù hợp của chúng
với tính cách, sở thích, khả năng và giá trị mà bạn sở hữu. Theo thời gian, sẽ có những
giai đoạn của quá trình phát triển nghề nghiệp cần được lặp lại, bởi vì sở thích, giá trị
và ưu tiên của bạn sẽ thay đổi khi bạn có những kiến thức và trải nghiệm mới. Điều này
sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ, quan niệm trước đây của bạn về các quyết định nghề nghiệp,
tức là có thể trong quá khứ bạn từng rất thích một nghề, nhưng hiện tại bạn không còn
hứng thú với nghề nghiệp đó sau khi đã đi làm thực tế một thời gian hoặc có thêm hiểu
biết về nghề đó.
Việc thay đổi nhận thức của bản thân về một nghề nghiệp không phải là điều xấu,
đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên, việc thay
đổi quá thường xuyên nhận thức, sở thích nghề nghiệp thường không được khuyến
khích, bởi vì bạn cần thời gian và nỗ lực để có đủ trải nghiệm cũng như hiểu được toàn
bộ về một nghề. Trên thực tế, không có nghề nghiệp nào phù hợp tuyệt đối với tính cách,
sở thích, giá trị, năng lực của bạn, chắc chắn sẽ có những mặt bạn thích và không thích.
Do vậy khi chưa hiểu đầy đủ về một nghề mà bạn đã có cảm giác chán nản, muốn thay
đổi, chỉ nhìn thấy những mặt không phù hợp, thì bạn cần kiên nhẫn hơn và quyết tâm
hơn với lựa chọn nghề nghiệp của mình. Lí do là bởi khi này bạn đang nhìn nghề nghiệp
ở một góc nhìn phiến diện, và có thể đặc điểm phù hợp của nghề với bạn vẫn chưa được
bạn khám phá hết.
143

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Đình Thắng, Giáo trình An toàn điện, Nhà xuất bản giáo dục. 2004
2. Maurer, Robert, Phương pháp Kaizen, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, 2019
3. Nguyễn Thế Đạt, Giáo trình an toàn lao động, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2013
4. Tsuyoshi SHIMIZU. Loại bỏ lãng phí (MUDA) và cải tiến tại hiện trường sản
xuất (KAIZEN), Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC),
2010.
5. Vũ Trung Kiên, Nguyễn Thị Sinh, Đỗ Thị Thanh Loan. Tài liệu hướng dẫn triển
khai 5S. Trường Đại học công nghiệp Hà Nội. 2012
6. Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện 5S”. Công ty TNHH Cosmos Việt Nam, 2010.
7. https://www.lean.org/lexicon/muda-mura-muri
8. http://www.sam.edu.vn/10-nguyen-tac-cot-loi-trong-triet-ly-kaizen
9. https://jobpro.vn/
10. http://vietq.vn/nang-suat-chat-luong-ap-dung-seiso-trong-5s-d102657.html

You might also like