NhapMon Nhom9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN TỬ

NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT

MÁY RÓT RƯỢU TỰ ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đắc Hải

Nhóm 9 : Nguyễn Trung Sơn - 2019607814


Đỗ Văn Quân - 2019608062
Nguyễn Đức Tân - 2020608742
Đặng Bảo Thạch - 2019607992
Vũ Hồng Quân - 2019608146
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Hà Nội, Ngày … Tháng … Năm…


Người nhận xét
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................5

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.....................................................7

1.1 Giới thiệu về máy rót rượu tự động.............................................7

1.2 Chức năng, yêu cầu thiết kế và phạm vi sử dụng..........................7

1.2.1 Chức năng...............................................................................7

1.2.2 Phạm vi sử dụng.....................................................................7

1.2.3 Yêu cầu thiết kế......................................................................7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................8

2.1 Tìm hiểu mạch tạo trễ....................................................................8

2.1.1 Chức năng mạch tạo trễ..........................................................8

2.1.2 Thông số kỹ thuật...................................................................8

2.1.3 Nguyên lý hoạt động...............................................................8

2.2 Tìm hiểu về cảm biến tiệm cận hồng ngoại...................................9

2.2.1 Giới thiệu về cảm biến tiệm cận hồng ngoại..........................9

2.2.2 Cấu tạo của cảm biến tiệm cận hồng ngoại..........................10

2.2.3 Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận hồng ngoại.....10

2.2.4 Phân loại cảm biến tiệm cận hồng ngoại..............................11

2.2.5 Lý do chọn cảm biến tiệm cận hồng ngoại...........................11

2.2.6 Ưu điểm và ứng dụng...........................................................11

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC,NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ MẠCH......13

3.1 Nguyên lý hoạt động....................................................................13

3.1.1 Sơ đồ khối.............................................................................13
3.1.2 Sơ đồ nguyên lý....................................................................13

3.1.3 Chi tiết các linh kiện:............................................................13

3.2 Thiết kế mô hình..........................................................................15

3.2.1 Chuẩn bị linh kiện.................................................................15

3.2.2 Thực hiện thiết kế và lắp ráp................................................15

3.2.3 Mô hình đã hoàn thành.........................................................16

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ.......................................................................17

4.1 Kết quả đạt được..........................................................................17

4.2 Kết quả chưa đạt được.................................................................17

4.3 Đánh giá.......................................................................................17

KẾT LUẬN...........................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................19

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2. 1 Mạch tạo trễ.............................................................................8
Hình 2. 2 Cảm biến tiệm cận hồng ngoại................................................9
Hình 2. 3 Sơ đồ khối Sensor tiệm cận hồng ngoại................................10
Hình 2. 4 Sơ đồ nguyên lý hoạt động....................................................10

Hình 3. 1 Sơ đồ khối máy rót rượu........................................................13


Hình 3. 2 Sơ đồ nguyên lý máy rót rượu...............................................13
Hình 3. 3 Cảm biến hồng ngoại.............................................................13
Hình 3. 4 Mạch Timer...........................................................................14
Hình 3. 5 Mạch sạc và tăng áp...............................................................14
Hình 3. 6 Máy bơm................................................................................14
Hình 3. 7 Linh kiện cần thiết khi chế tạo...............................................15
Hình 3. 8 Thực hiện chế tạo và lắp ráp..................................................15
Hình 3. 9 Mô hình sản phẩm hoàn chỉnh...............................................16
LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành đồ án này nhóm em có tham khảo một số tài liệu liên quan
đến mạch công suất và ứng dụng của nó trong thực tế,
Em xin cam đoan đồ án này là do chúng em thực hiện, các kết quả và số
liệu trong đề tài này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho báo cáo này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được ghi nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội,ngày….tháng 5 năm 2021


Nhóm sinh viên thực hiện
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu
trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng em có một
môi trường học tập tốt với cơ sở khang trang đầy đủ tiện nghi, tạo điệu kiện
thuận lợi cho việc học tập và làm đồ án của nhóm em. Chúng em xin chân thành
cảm ơn thầy TS. Nguyễn Đắc Hải đã hướng dẫn tận tình, tạo nhiều điều kiện,
phát huy cho em tính tự học, tự tìm hiểu và khảo sát các linh kiện điện tử và
cách thức hoạt động cùa chúng; hình thành cho chúng em phương pháp nghiên
cứu, tìm tòi, tiếp cận với các công nghệ. Trau dồi cho tụi em kỹ năng học tập
năng động và sáng tạo, giúp cho chúng em tiếp cận các hệ thống xử lý thông
minh trong thực tế một cách thiết thực hơn. Không có gì quý giá hơn lời cảm ơn,
lời cảm ơn chân thành và kính trọng xin gửi đến các quý thầy cô giáo.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đồ án, do kĩ năng và kiến thức của em
còn nhiều hạn chế nên mong được sự chỉ bảo thêm của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
LỜI MỞ ĐẦU
Ý tưởng đề tài
Ngành Công nghệ kĩ thuật Điện tử chiếm một vai trò cực kì quan trọng
trong sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó là một ngành
quan trọng để nghiên cứu và sản xuất ra những thành tựu nhằm phục vụ cho
những nhu cầu cần thiết đối với đời sống con người. Ta có thể bắt gặp những
thiết bị điện tử trong cuộc như điện thoại, máy giặt, radio, máy tính… Vì đời
sống con người hiện nay đang được cái thiện và nâng cao hơn về mọi mặt thì
nhu cầu giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng vất vả bằng những
bữa tiệc tùng, gặp gỡ giao lưu bạn bè, đồng nghiệp rất được ưa chuộng. Và để có
thể thưởng thức những bữa tiệc, cuộc nhậu không thể thiếu đến rượu bia để làm
cầu nối giao lưu giữa mọi người với nhau.
Là môt sinh viên chuyên ngành “Điện Tử Công Nghiệp”, để đáp ứng nhu
cầu đó và cũng là để có thêm kĩ năng liên quan đến ngành Điện tử viễn thông
mà chúng em đang theo học nên chúng em quyết định lựa chọn đề tài “MÁY
RÓT RƯỢU TỰ ĐỘNG”.
Đối tượng làm đồ án
Đối tượng thực hiện đồ án là thiết kế máy rót rượu tự động.
Mục đích thực hiện
Dùng những kiến thức đã được học để thực hiện một sản phẩm thực tế.
Qua đó giúp chúng em củng cố, bổ sung thêm thêm kiến thức còn thiếu và là
bước đầu để chúng em thực hiện những đề tài lớn hơn sau này.
Cấu trúc báo cáo
Báo cáo của em gồm những nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Cấu trúc,nguyên lý và thiết kế mạch
Chương 4: Kết quả
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu về máy rót rượu tự động
Các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại hiện nay thì gần như là hoàn
toàn tự động hoặc bán tự động. Đặc biệt với các công nghệ tự động này đòi hỏi
độ chính xác cao và khử trùng tuyệt đối thì việc tham gia 100% của máy móc
trong quá trình sản xuất, vận hành sẽ đáp ứng được các tiêu chí về yêu cầu công
nghệ. Với đặc thù được sản xuất trên công nghệ khép kín, đảm bảo vệ sinh. Với
các công nghệ định lượng chính xác lượng rượu mình cần,….Do vậy, con người
hiện nay đều rất cần máy rót rượu tự động để ứng dụng máy vào sinh hoạt đời
sống.
1.2 Chức năng, yêu cầu thiết kế và phạm vi sử dụng
1.2.1 Chức năng
Toàn bộ hệ thống là một quá tình để hoàn thành các công đoạn ra thành
phẩm. Các máy trong dây chuyền được tự động hóa cao, con người chỉ tham gia
vận hành. Vậy nên đem lại năng suất tốt.
1.2.2 Phạm vi sử dụng
Các cơ sở sản xuất nước rửa chén, sản xuất nước giải khát, nước tinh
khiết, bia, rượu… Các sản phẩm chất lỏng hoặc chất lỏng cô đặc có yêu cầu vệ
sinh khử trùng cao.
Sử dụng trong gia đình hoặc các nhà hàng...
1.2.3 Yêu cầu thiết kế

 Các biện pháp an toàn điện: Hệ thống được thiết kế sử dụng nguồn
điện DC, các mạch điện được bảo vệ chống nước.
 Điện áp sử dụng: 5 VDC – 12VDC
 Khung thiết bị : bằng nhựa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
 Ống dẫn rượu : Ống nước Tube đảm bảo an toàn vệ sinh, không đóng
cặn, gỉ sét và gây ra các nấm mốc vi sinh.
 Hoạt động: Thiết bị hoạt động ổn định, liên tục.
 Sử dụng: Đơn giản, tiện dụng dễ sử dụng cho tất cả mọi người
 Thiết kế: Đảm bảo tính thẩm mỹ, đa dụng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tìm hiểu mạch tạo trễ
2.1.1 Chức năng mạch tạo trễ
Có chức năng điều khiển đóng và ngắt Mosfet với thời gian đóng và ngắt
có thể điều chỉnh được từ 0.1 giây ~ 50 giây.
Mạch hoạt động đơn giản với 1 chiết áp điều chỉnh thời gian trễ cho tín
hiệu đóng và ngắt. Ngõ ra 4 cổng với mức thời gian được lập trình sẵn:
+ Kênh 1: 0.1s ~10s | Chế độ 1
+ Kênh 2: 0.5s ~50s | Chế độ 1
+ Kênh 1: 0.1s ~10s | Chế độ 2
+ Kênh 2: 0.5s ~50s | Chế độ 2
Chế độ 1: Kênh ở chế độ 1 chỉ tắt khi hết thời gian đã setup
Chế độ 2: Kênh được tắt khi vật không được cảm biến phát hiện cho dù chưa
hết thời gian setup.
2.1.2 Thông số kỹ thuật

Hình 2. 1 Mạch tạo trễ


Điện áp hoạt động: 5VDC ~12VDC
Điều chỉnh thời gian đóng ngắt bằng biến trở
Ngõ ra: Tiếp điểm relay NC – COM – NC
Kích thước: 56.5 x 29.5mm
2.1.3 Nguyên lý hoạt động
Chế độ số 1: Khi phát hiện có tay hoặc vật cản trước cảm biến: Bộ
Timmer được kịch hoạt và đếm ngược hết thời gian cài đặt trước, tùy theo việc
thay đổi biến trở.
Kênh chỉ được tắt khi kết thời gian đếm mặc dù vật cản đã không còn
được nhận biết bởi cảm biến.
Chế độ số 2: Khi phát hiện có tay hoặc vật cản trước cảm biến: Bộ
Timmer được kịch hoạt và đếm ngược hết thời gian cài đặt trước, tùy theo việc
thay đổi biến trở.
Kênh được tắt ngay sau khi tay hoặc vật cản trước cảm biến rời đi cho dù
chưa hết thời gian setup.
2.2 Tìm hiểu về cảm biến tiệm cận hồng ngoại
2.2.1 Giới thiệu về cảm biến tiệm cận hồng ngoại

Hình 2. 2 Cảm biến tiệm cận hồng ngoại

Là thiết bị có khả năng phát hiện và phản ứng khi có vật ở gần cảm biến,
khoảng cách này chỉ là vài mm và khoảng cách nhỏ đến vậy nên chúng thường
được gọi là tiệm cận. Cảm biến này hoạt động tốt ngay cả trong môi trường khắc
nghiệt.
Cảm biến tiệm cận sẽ chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất
hiện của vật thể nào đó trong phạm vi dò tìm thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống
phát hiện để thực hiện công việc chuyển đổi này đó là:
- Hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát ra trong vật thể kim loại
nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ
- Hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung khi đến gần vật thể cần phát
hiện
- Hệ thống sử dụng nam châm và hệ thống chuyển mạch cộng từ.
2.2.2 Cấu tạo của cảm biến tiệm cận hồng ngoại
Thông thường thì một cảm biến tiệm cận sẽ bao gồm 4 khối chính cấu thành
nên, chúng bao gồm:

 Cuộn dây và lõi ferit


 Mạch dao động
 Mạch phát hiện
 Mạch đầu ra

Hình 2. 3 Sơ đồ khối Sensor tiệm cận hồng ngoại


2.2.3 Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận hồng ngoại
Cảm biến tiệm cận sẽ hoạt động theo nguyên lý trường điện từ, một chùm
bức xạ hoặc một loại ánh sáng (ví dụ ánh sáng hồng ngoại) phát ra xung quanh
cảm biến với khoảng cách tối đa 30mm và gặp vật thể thì nó sẽ phát tín hiệu
truyền về bộ xử lý. Khi vật nằm trong vùng phát ra điện trường của cảm biến thì
cảm biến sẽ sinh ra dòng điện xoáy (tức dòng điện cảm ứng) trong vật thể bằng
kim loại này. Dòng điện xoay sẽ sinh ra hiện tượng tiêu hao năng lượng (do điện
trở của kim loại) làm ảnh hưởng đến biên độ sóng dao động và đến một giá trị
nào đó tín hiệu này sẽ được cảm biến phát hiện.

Hình 2. 4 Sơ đồ nguyên lý hoạt động


Lúc này mạch phát hiện của cảm biến sẽ phát hiện ra sự thay đổi của tín
hiệu và đồng thời sẽ tác động để mạch cho ra mức ON. Khi đối tượng là vật thể
kim loại rời khỏi vùng phát sóng của cảm biến, lúc này không còn xuất hiện
dòng điện xoáy và biên độ dao động của giảm dần hoặc trở về không. Cảm biến
sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu.
2.2.4 Phân loại cảm biến tiệm cận hồng ngoại
Trên thị trường hiện nay sẽ có hai loại cảm biến tiệm cận chính có thể kể
đến đó là loại cảm ứng từ và loại điện dung. Cụ thể thì đặc điểm của từng loại sẽ
như sau:
 Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ:
Cảm ứng từ loại có bảo vệ (Shielded): từ trường được tập trung trước
mặt sensor nên ít bị nhiễu bởi kim loại xung quanh, tuy nhiên khoảng cách đo
ngắn đi.
Cảm ứng từ loại không có bảo vệ (Un-Shielded): không có bảo vệ từ
trường xung quanh mặt sensor nên khoảng cách đo dài hơn, tuy nhiên dễ bị
nhiễu của kim loại xung quanh. 
 Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng điện dung:
Cảm ứng này phát hiện theo nguyên tắc tĩnh điện (sự thay đổi điện dung
giữa vật cảm biến và đầu sensor), có thể phát hiện tất cả vật thể.
2.2.5 Lý do chọn cảm biến tiệm cận hồng ngoại
Nhờ trải nghiệm người dùng đơn giản và dễ tiếp cận, đã được sử dụng
trong hàng ngàn dự án và ứng dụng khác nhau. Cảm biến tiệm cận hồng ngoại
rất dễ sử dụng cho người mới bắt đầu, nhưng đủ linh hoạt cho người dùng cao
cấp.
2.2.6 Ưu điểm và ứng dụng
Ưu điểm:
Thông thường thì các loại cảm biến tiệm cận trên thị trường hiện nay sẽ có các
ưu điểm như sau:

 Phát hiện vật thể không cần tiếp xúc, không tác động lên vật,
khoảng cách xa nhất tới 30mm.
 Hoạt động ổn định, chống rung động và chống shock tốt.
 Tốc độ đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao so với công tắc giới hạn
(limit switch).
 Sensor có kích thước nhỏ có thể lắp ở nhiều nơi.
 Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt
Ứng dụng:
 Kiểm soát chất lỏng trong bể chứa
 Kiểm soát kim loại
 Đếm số lượng vật thể
 Công nghiệp chế tạo ô tô,
 Công nghiệp máy công cụ,
 Công nghiệp chế biến thực phẩm,
 Xe đa dụng (ví dụ: xe tải, máy nông nghiệp),
 Máy rửa xe
 Và còn nhiều ứng dụng khác nữa…
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC,NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ
MẠCH
3.1 Nguyên lý hoạt động
3.1.1 Sơ đồ khối

Hình 3. 1 Sơ đồ khối máy rót rượu


3.1.2 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3. 2 Sơ đồ nguyên lý máy rót rượu


3.1.3 Chi tiết các linh kiện:
1. Cảm biến tiệm cận hồng ngoại:

Hình 3. 3 Cảm biến hồng ngoại


2. Mạch timer:
Được thiết kế sẵn bằng IC lập trình vi điều khiển.

Hình 3. 4 Mạch Timer


3. Mạch sạc:
Được thiết kế để sạc và bảo vệ pin của mô hình.Có chức năng tự ngắt và
bảo vệ ngắn mạch.

Hình 3. 5 Mạch sạc và tăng áp


4. Máy bơm:
Sử dụng loại bơm chuyên dùng cho y tế model: NKP-DCL-S10B độ bền
cao, bơm chính xác, dễ bảo trì bảo dưỡng, không cần mồi nước.
Hình 3. 6 Máy bơm
3.2 Thiết kế mô hình
3.2.1 Chuẩn bị linh kiện

Hình 3. 7 Linh kiện cần thiết khi chế tạo


3.2.2 Thực hiện thiết kế và lắp ráp

Hình 3. 8 Thực hiện chế tạo và lắp ráp


3.2.3 Mô hình đã hoàn thành

Hình 3. 9 Mô hình sản phẩm hoàn chỉnh


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ
4.1 Kết quả đạt được
 Thiết kế được mạch, vận hành và điều chỉnh cho mạch hoạt động
 Được tìm hiểu rõ hơn về một loại cảm biến
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phần mềm mô phỏng và thiết kế mạch như
Proteus, Altium Design.
 Tìm hiểu được ứng dụng của mạch trong các thiết bị trong đời sống
 Lắp ráp đúng theo đúng theo yêu cầu về kĩ thuật,tính thẩm mỹ
4.2 Kết quả chưa đạt được
 Mô hình hoạt động chưa được tối ưu
 Ngoại hình và kiểu dáng chưa đạt được thẩm mỹ như mong muốn
4.3 Đánh giá
 Mô hình thiết kế dễ dàng và hoạt động khá tốt
 Giá thành hợp lý so với bên ngoài thị trường hiện nay
 Có thể ứng dụng để phát triển các sản phẩm khác

KẾT LUẬN
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình
 Ưu điểm:
- Khả năng hoạt động ổn định.
- Chi phí thiết kế và lắp ráp thấp.
- Thiết kế đơn giản,dễ sử dụng.
 Nhược điểm:
- Ứng dụng của sản phẩm còn hạn chế bở nhu cầu người sư dụng.
Hướng phát triển của đề tài
- Tối ưu về linh kiện và thiết kế mang tính thẩm mỹ hơn.
- Mở rộng để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhằm phục vụ nhu cầu
của đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình CAD trong điện tử.


[2] P. T. T. Huyền, GIÁO TRÌNH LINK KIỆN ĐIỆN TỬ, NXB
HKKT, 2016.
[3] L. M. Long, GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN,
HÀ NỘI: NXB KHKT, 2014.
[4] N. N. A. -. T. X. Phương, GIÁO TRÌNH ĐO LƯỜNG ĐIỆN
VÀ THIẾT BỊ ĐO, NXB Thống kê, 2019.

You might also like