Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Trường: THPT Hoàng Hoa Thám Gv: Huỳnh Thị Hồng Thắm - 0988260902

TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM ĐỀ ÔN KTGK HỌC KỲ 2 - LỚP 12


Họ và tên :..................................... Môn: Vật Lý – Năm học: 2022 - 2023
Lớp :.............................................. Đề 5
Câu 1: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động riêng
của mạch là
A. T = π LC . B. T = 2LC . C. T = LC . D. T = 2π LC .
Câu 2: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao
động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q 0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I 0. Tần số dao động
được tính theo công thức
1 Q0 I0
A. f = . B. f = 2LC. C. f = . D. f = .
2 LC 2 I 0 2 Q0
Câu 3: Một mạch dao động gồm có cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Nếu gọi Imax là dòng điện cực đại trong mạch thì hệ thức liên
hệ điện tích cực đại trên bản tụ Qmax và Imax là
C LC 1
A. Qmax  Imax . B. Q max  I max . C. Qmax  LCI max . D. Q max  I max .
L  LC
Câu 4: Một mạch dao động lí tưởng đang hoạt động. So với dòng điện trong mạch thì điện tích trên một bản tụ
A. nhanh pha hơn một góc π/2. B. nhanh pha hơn một góc π/4.
C. trễ pha hơn một góc π/2. D. trễ pha hơn một góc π/4.
Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện của một mạch dao động LC lí tưởng có phương trình u = 60cos(2π.105t + π/6) (V, s). Biết
cuộn cảm có độ tự cảm L = 1/π (mH). Tại thời điểm t = 2,5 μs, dòng điện trong mạch là
A. 0,15 A. B. -0,15 A. C. 0,21 A. D. -0,21 A.
Câu 6: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì
A. năng lượng điện trường tập trung cuộn cảm.
B. năng lượng điện trường, năng lượng từ trường luôn không đổi.
C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện. D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
Câu 7: Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là
A. biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ. B. trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.
C. làm cho biên độ sóng điện từ giảm xuống.
D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.
Câu 8: Chỉ ra câu sai.
A. Điện trường gắn liền với điện tích. B. Từ trường gắn liền với dòng điện.
C. Điện từ trường gắn liền với điện tích và dòng điện.
D. Điện từ trường xuất hiện ở chỗ có điện trường hoặc từ trường biến thiên.
Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sóng điện từ?
A. Tại mọi điểm của phương truyền sóng, các vectơ E  B  v và tuân theo quy tắc cái đinh ốc.
B. Khi hai sóng điện từ gặp nhau có thể gây ra hiện tượng giao thoa.
C. Sóng điện từ truyền được trong chân không và các chất điện môi.
D. Sóng điện từ là sóng dọc và khi truyền có mang theo năng lượng.
Câu 10: Chọn phát biểu sai về điện từ trường.
A. Khi một từ trường biến thiên thì nó sinh ra một điện trường cảm ứng mà tự nó tồn tại trong không gian.
B. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường xoáy.
C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường mà chỉ có thể tồn tại trong dây dẫn.
D. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường sức là những đường khép kín bao quanh các đường cảm ứng từ.
Câu 11: Một mạch LC đang dao động tự do, người ta đo được điện tích cực đại trên 2 bản tụ điện là q 0 và dòng điện cực đại trong
mạch là I0. Nếu dùng mạch này làm mạch chọn sóng cho máy thu thanh, thì bước sóng mà nó bắt được tính bằng A. λ = 2c q0 I 0 .
B. λ = 2cq0/I0. C. λ = 2cI0/q0. D. λ = 2cq0I0.
Câu 12: Sóng cực ngắn không có tính chất nào nêu sau đây?
A. Bị phản xạ ở tầng điện li. B. Khi truyền mang năng lượng.
C. Truyền đi trong chân không với tốc độ = tốc độ á.sáng. D. Có thể bị khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ.
Câu 13: Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì
A. cường độ điện trường E cùng phương với phương truyền sóng, vectơ cảm ứng từ B vuông góc với vectơ E .
B. vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn cùng phương với phương truyền sóng.
C. vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn vuông góc với phương truyền sóng.
D. vectơ cảm ứng từ B cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ E vuông góc với vectơ B .
Câu 14: Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch tách sóng. B. Mạch khuyếch đại. C. Mạch biến điệu. D. Ăngten.
Câu 15: Hệ thống phát thanh gồm
A. ống nói, dao động cao tần, biến điệu, khuếch đại cao tần, ăngten phát.
B. ống nói, dao động cao tần, tách sóng, khuếch đại âm tần, ăngten phát.
C. ống nói, dao động cao tần, biến điệu, khuếch đại âm tần, ăngten phát.
D. ống nói, biến điệu, khuếch đại âm tần, ăngten phát.
Câu 16: Một sóng điện từ có tần số 150 MHz truyền trong chân không với tốc độ 3.108 m/s thì có thể
Trường: THPT Hoàng Hoa Thám Gv: Huỳnh Thị Hồng Thắm - 0988260902
A. sử dụng trong truyền hình, phát sóng qua vệ tinh. B. truyền đi được tại mọi điểm trên mặt đất.
C. sử dụng trong liên lạc giữa các tàu ngầm. D. phát các tín hiệu vào ban đêm.
Câu 17: Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 V/m và
cảm ứng từ cực đại là 0,15 T. Xét tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc, ở một thời điểm nào đó, khi cường độ điện trường là 4
V/m và đang có hướng Đông thì cảm ứng từ B có
A. độ lớn 0,075 T, hướng về phía Tây. B. độ lớn 0,075 T, hướng về phía Bắc.
C. độ lớn 0,06 T, hướng thẳng đứng lên trên. D. độ lớn 0,06 T, hướng thẳng đứng xuống dưới.
Câu 18: Quan sát ánh sáng trên màn thấy các vạch sáng, tối xen kẽ và cách đều nhau. Đó là hiện tượng nào sau đây?
A. Nhiễu xạ ánh sáng. B. Giao thoa ánh sáng đơn sắc.
C. Giao thoa ánh sáng trắng. D. Tán sắc ánh sáng của ánh sáng trắng.
Câu 19: Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở
đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng.
Câu 20: Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam, tím là
A. ánh sáng tím. B. ánh sáng đỏ. C. ánh sáng vàng. D. ánh sáng lam.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
D. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
Câu 22: Gọi nc, nch và nl lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc cam, chàm và lam. Sắp xếp
nào sau đây là đúng?
A. nch < nl < nc. B. nch > nc > nl. C. nl > nch > nc. D. nch > nl > nc.
Câu 23: Chiết suất của một môi trường trong suốt có giá trị
A. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc. B. lớn đối với những ánh sáng có màu đỏ.
C. lớn đối với những ánh sáng có màu tím. D. nhỏ khi môi trường có nhiều á.sáng đơn sắc truyền qua.
Câu 24: Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi r đ, r ,
rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là
A. r = rt = rđ. B. rt < r < rđ. C. rđ < r < rt. D. rt < rđ < r.
Câu 25: Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
D. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
Câu 26: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của Y-âng, khoảng vân đo được trên màn sẽ tăng lên khi
A. giảm bước sóng ánh sáng. B. tịnh tiến màn lại gần 2 khe. C. tăng khoảng cách 2 khe. D. tăng bước sóng ánh sáng.
Câu 27: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, cho a = 3 mm, D = 2 m. Dùng nguồn sáng S có bước sóng  thì khoảng vân
giao thoa trên màn là i = 0,4 mm. Tần số của bức xạ đó là
A. 7,5.1011 Hz. B. 7,5.1012 Hz. C. 7,5.1013 Hz. D. 7,5.1014 Hz.
Câu 28: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết D = 3 m; a = 1 mm. Tại diểm M cách vân trung tâm 4,5 mm là vân tối
thứ 3 (tính từ vân trung tâm). Bước sóng ánh dùng trong thí nghiệm bằng
A. 0,60 m. B. 0,55 m. C. 0,48 m. D. 0,42 m.
Câu 29: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn
quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng
A. 0,48 μm. B. 0,40 μm. C. 0,60 μm. D. 0,76 μm.
Câu 30: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng 480 nm,
khoảng cách giữa hai khe bằng 0,6 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở
cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được
A. 2 vân sáng và 2 vân tối. B. 3 vân sáng và 2 vân tối. C. 2 vân sáng và 3 vân tối. D. 2 vân sáng và 1 vân tối.
Câu 31: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng qua khe I-âng có a = 2 mm, D = 2 m, nguồn sáng gồm hai bức xạ λ 1 = 0,5 μm, λ2 =
0,4 μm. Tìm số vân sáng quan sát được trên trường giao thoa rộng 13 mm?
A. 7. B. 53. C. 60. D. 67.
Câu 32: Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất lớn (bị kích thích bằng điện) phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ
lăng kính thì quang phổ thu được là
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
B. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
D. các vạch sáng, tối xen kẽ nhau đều đặn.
Câu 33: Tia Rơn-ghen (tia X) có tần số
A. nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại. B. nhỏ hơn tần số của tia màu đỏ.
C. lớn hơn tần số của tia gamma. D. lớn hơn tần số của tia màu tím.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia hồng ngoại?
A. Ion hóa không khí. B. Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh.
C. Ứng dụng trong chế tạo camera quay phim, chụp hình. D. Ứng dụng để trị bệnh còi xương.
-------------- HẾT --------------

You might also like