Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

…...0O0……

BÀI TẬP LỚN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề số 3: Lý luận về tuần hoàn và chu chuyển của tư bản và vận


dụng để phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Họ tên SV: Dương Vân Khánh


Mã SV: 11223024
Khóa: 64
Viện: AEP
Lớp: KTCT (222)- 31 CLC
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Tô Đức Hạnh

Hà Nội - 03/2023
MỤC LỤC

I. Lý luận của Mác về tuần hoàn và chu chuyển tư bản………………………1


1. Tuần hoàn tư bản……………………………………………………………….1
2. Chu chuyển tư bản……………………………………………………………...4
II. Thực trạng về phát triển kinh tế của Tập đoàn Vingroup…………….......7
1. Khái quát chung về bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay..………………...7
2. Tập đoàn Vingroup……………… …………………………………….…..…..8
3. Thực trạng phát triển kinh tế của tập đoàn Vingroup………………….…….....8
4. Đánh giá thực trạng…………………………………………………..………..10
III. Giải pháp cải thiện tình hình phát triển kinh tế của các doanh nghiệp tư
nhân……………………………………………………………………………...12
KẾT LUẬN……………………………………………………………………...14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Lý luận của Mác về tuần hoàn và chu chuyển tư bản.
1. Khái niệm tư bản
Tư bản là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư
bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.
Dưới góc độ kinh tế học, tư bản được hiểu là khái niệm được dùng để chỉ nhân tố
sản xuất do hệ thống kinh tế sản xuất ra. Với vai trò là yếu tố sản xuất, tư bản có
thể là mọi thứ như tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí
quyết,... nhưng không bao gồm đất đai và người lao động bởi họ chính là tác nhân
tác động nên các yếu tố xản xuất.  Tư bản ở dạng hàng hóa có được nhờ mua bằng
tiền hoặc tư bản vốn. Hàng hóa tư bản là những hàng hóa được sản xuất ra, sau đó
được sử dụng làm đầu vào nhân tố phục vụ cho các quá trình sản xuất khác, như
máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu.
Dưới góc độ tài chính và kế toán, khi đề cập đến tư bản là dùng để ám chỉ những
nguồn lực tài chính, đặc biệt là để bắt đầu hoặc duy trì một công việc kinh doanh,
đôi khi còn được gọi là dòng tiền hay dòng luân chuyển vốn.
2. Tuần hoàn tư bản
a) Giai đoạn tuần hoàn của tư bản
+ Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông.
TLSX
T-H
SLĐ
Tư bản xuất hiện dưới hình thái tiền là tư bản tiền tệ (T). Tiền được sử dụng
để mua tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ). Hàng hoá tư liệu sản xuất
và hàng hoá sức lao động phải phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng.
Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ thực hiện chức
năng là phương tiện mua hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động và sau khi mua
xong, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.

+ Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất.


TLSX
H ...SX... - H’
SLĐ
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có
chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản
xuất ra hàng hoá mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn
tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn
trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nhà tư bản tiêu dùng những hàng hóa đã mua, tức là tiến hành sản xuất. Trong quá
trình sản xuất, công nhân hao phí sức lao động, tạo ra giá trị mới, còn nguyên liệu
được chế biến, máy móc hao mòn thì giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển
dịch vào sản phẩm mới.
Quá trình sản xuất kết thúc, lao động của công nhân làm thuê đã tạo ra những hàng
hóa mới mà giá trị của nó lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất mà nhà tư bản đã mua
lúc ban đầu, vì trong đó có giá trị thặng dư do công nhân tạo ra. Trong công thức
này H' chỉ tư bản dưới hình thái hàng hóa mà giá trị của nó bằng giá trị của tư bản
đã hao phí để sản xuất ra nó cộng với giá trị thặng dư. 

Kết thúc của giai đoạn thứ hai: tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.

+ Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông.


H’-T’
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường để bán hàng, hàng hóa của nhà tư bản được
chuyển hóa thành tiền. Nhà tư bản bán hàng đúng giá trị thu được T’>T vì trong
H’đã có giá trị thặng dư. Trong giai đoạn ba tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản
hàng hóa thực hiện chức năng thực hiện giá trị. Kết thúc giai đoạn ba tư bản loại
bỏ hình thái tư bản hàng hoá khoác lên hình thái tư bản tiền tệ để tiếp tục trong lưu
thông.
Kết thúc giai đoạn ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây
mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu
trong tay chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước.

Số tiền bán hàng hóa đó, nhà tư bản lại đem dùng vào việc mua tư liệu sản xuất và
sức lao động cần thiết để tiếp tục sản xuất và toàn bộ quá trình trên được lặp lại.

Tổng kết: Với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá hình
thái có quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau. Trong các giai đoạn đó, có hai giai
đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất.
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt
mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị
thặng dư không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai
đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm
lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, sự vận động
tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời là sự vận
động đứt quãng không ngừng. Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba
hình thái của tư bản công nghiệp: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng
hóa.

b) Hình thức tuần hoàn của tư bản.


Hình thức tuần hoàn của tư bản là hình thức kể từ khi tư bản được ứng ra đến
khi quay trở lại cũng dưới hình thức đó có ba hình thức tuần hoàn: tư bản tiền tệ, tư
bản sản xuất, tư bản hàng hoá.
- Tư bản tiền tệ: bắt đầu là tiền, kết thúc cũng là tiền còn tư bản hàng hoá và tư
bản sản xuất là trung gian.
- Tư bản sản xuất: H’-T’-H quá trình sản xuất diễn ra. Bắt đầu là sản xuất, kết
thúc là sản xuất còn tư bản hàng hoá và tư bản tiền tệ chỉ là trung gian.
- Tư bản hàng hoá: H’-T’-H-SX-H” bắt đầu là hàng hoá kết thúc cũng là hàng
hoá còn tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất là trung gian.
Thực tiễn sản xuất và lưu thông cho thấy xuyên suốt các giai đoạn và các hình thái
tư bản trong quá trình tuần hoàn đều xuất hiện sự ách tắc và gián đoạn. Mỗi sự ách
tắc, gián đoạn ở một giai đoạn nào đó sẽ gây rối loạn hay đình trệ cho sự tuần hoàn
của tư bản. Mỗi giai đoạn cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tư bản. Do
vậy, thu hẹp hay kéo dài các thời gian đó đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của tư bản.
Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi các giai đoạn của
chúng diễn ra liên tục và các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một
cách đều đặn.
Tuần hoàn của tư bản qua ba giai đoạn, trong mỗi giai đoạn tư bản tồn tại
dưới hình thái và thực hiện chức năng tương ứng điều đó chứa đựng khả năng tách
rời. Khả năng đó biến thành hiện thực khi tái sản xuất tư bản phát triển thì những
chức năng trên được chuyên môn hoá tách ra thành những ngành độc lập, như
thương nghiệp, công nghiệp, ngân hàng. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa
tư bản, khả năng tách rời đó cũng đã làm xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản
cho vay, hình thành các tập đoàn khác nhau trong giai cấp tư bản: chủ công nghiệp,
nhà buôn, chủ ngân hàng... chia nhau giá trị thặng dư.
3. Chu chuyển tư bản.
a) Khái niệm chu chuyển tư bản
Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ
đổi mới, và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận
động của tư bản cá biệt.
b) Thời gian chu chuyển tư bản.
Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng
ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng giá
trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện
được một vòng tuần hoàn. Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo
điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh
hơn.
Thời gian chu chuyển bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
*Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian
sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của tính chất của ngành sản xuất,
quy mô hoặc chất lượng sản phẩm, tác động của quá trình tự nhiên đối với sản
xuất, năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất.
Thời gian sản xuất = Thời gian lao động + Thời gian gián đoạn lao động + Thời
gian dự trữ
- Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động
để sản xuất ra sản phẩm.
- Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng
bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không có sự tác động của lao
động tự nhiên.
- Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất được mua về, sẵn sàng
tham gia vào quá trình sản xuất nhưng chưa thực sự được sử dụng vào quá tình sản
xuất mà chỉ còn ở dạng dự trữ. Đó là điều kiện để quá trình sản xuất diễn ra liên
tục.
-> Trong ba thời gian trên thì chỉ có thời gian lao động là tạo ra giá trị. Tuy nhiên,
thời gian dự trữ sản xuất và thời gian gián đoạn lao động là không tránh khỏi. Vì
vậy rút ngắn được thời gian này là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất
của tư bản
*Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian
này bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển. Trong
thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra
hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư.  Thời gian lưu thông dài hay
ngắn là do các nhân tố sau đây quyết định: thị trường xa hay gần, tình hình thị
trường xấu hay tốt, trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải,... 
*Tổng kết: Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho
giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng phát triển nhanh hơn.

c) Tốc độ chu chuyển tư bản


Tốc độ chu chuyển tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm
của tư bản ứng trước. Tốc độ chu chuyển của tư bản đo bằng số lần (vòng) chu
chuyển của tư bản trong một năm. Ta có công thức:

CH
N= ch
với N: tốc độ chu chuyển tư bản
CH: thời gian tư bản vận động trong 1 năm
ch: thời gian 1 vòng chu chuyển tư bản
Từ công thức ta thấy tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ lệ nghịch với thời gian chu
chuyển của tư bản. Như vậy, muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm
thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó. Lực lượng sản xuất phát triển, kỹ
thuật tiến bộ, những tiến bộ về mặt tổ chức sản xuất, việc áp dụng những thành tựu
của hoá học, sinh học hiện đại vào sản xuất, phương tiện vận tải và bưu điện phát
triển, tổ chức mậu dịch được cải tiến... cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của
tư bản, do đó, tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
d) Tư bản cố định và tư bản lưu động.
Các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất có đặc điểm chu chuyển khác
nhau. Nếu căn cứ vào phương thức chu chuyển thì tư bản được phân thành tư bản
cố định và tư bản lưu động.
*Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái máy móc, thiết bị nhà
xưởng... Nó tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ
chuyển vào sản phẩm theo số năm sử dụng.
Trong quá trình sử dụng tư bản cố định bị hao mòn dần và có hai hình thức
hao mòn.
- Hao mòn hữu hình: hao mòn do quá trình sản xuất, do tác động của tự nhiên.
- Hao mòn vô hình: do sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến máy
móc bị mất giá trong khi vẫn đang sử dụng.
Để khôi phục lại tư bản cố định cả về hiện vật và giá trị thì phải tính toán, lập
các quĩ khấu hao và quĩ khấu hao phải phản ánh được cả hao mòn hữu hình và vô
hình.
*Tư bản lưu động
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên, nhiên vật
liệu và giá trị sức lao động, nó tham gia vào quá trình sản xuất và giá trị của nó
được dịch chuyển ngay một lần vào sản phẩm.

d) Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế.


*Chu chuyển chung
Chu chuyển chung là con số chu chuyển tư bản của các bộ phận cuả tư bản.
Chu chuyển chung có liên quan đến chu chuyển cuả tổng tư bản ứng trước.Chu
chuyển chung nhanh hay chậm phụ thuộc tốc độ chu chuyển của tư bản cố định và
tư bản lưu động.
T = GCĐ + GLĐ
K
với GCĐ: giá trị tư bản cố định/ số năm sử dụng
GLĐ: giá trị lưu động x số vòng chu chuyển trong năm
K: Tổng tư bản ứng trước
T: Tốc độ chu chuyển chung

*Chu chuyển thực tế


Chu chuyển thực tế là thời gian thực tế để tất ca r các bộ phận của tư bản được
khôi phục lại cả về hiện vật và giá trị

e) Giải pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản.


Tác động của khoa học kĩ thuật hiện đại cho phép sử dụng những thành tựu kĩ
thuật và công nghệ sản xuất mới cho phép tổ chức dịch vụ sản xuất một cách khoa
học... Từ đó rút ngắn đáng kể thời gian gián đoạn lao động. Do đó làm tăng hiệu
quả hoạt động của tư bản.
Phương pháp rút ngắn thời gian lưu thông có thể thực hiện bằng cách cải tiến chất
lượng hàng hóa, cải tiến mặt hàng, cải tiến mạng lưới và phương pháp thương
nghiệp. Đặc biệt là phát triển ngành giao thông vận tải ...Mặc dù, sự tồn tại của
thời gian lưu thông là tất yếu và có vai trò quan trọng đối với thời gian sản xuất.
Song việc rút ngắn thời gian lưu thông sẽ làm cho nhà tư bản nằm trong lĩnh vực
lưu thông giảm xuống, tăng lượng tư bản đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều giá trị
và giá trị thặng dư hơn. Do đó làm tăng hiệu quả hoạt động của tư bản.
Tăng tốc độ chu chuyển tư bán hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có tác
dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản.
Thời gian lưu thông dài, ngắn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: tình hình thị
trường (vung-cầu và giá cả...); khoảng cách từ sản xuất đến thị trường; trình độ
phát triển của giao thông vận tải... Mặc dù sự tồn tại thời gian lưu thông là tất yếu
và có vai trò rất quan trọng đối với thời gian sản xuất, song rút ngắn thời gian lưu
thông sẽ làm cho tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống tăng lượng tư
bản đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều giá trị và giá trị thặng dư hơn, nên làm tăng
hiệu quả hoạt động của tư bản.

*Hạn chế của giải pháp:


Do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên thời gian chu chuyển của các tư bản
diễn ra khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản, các nhà tư bản thường tìm
mọi biện pháp khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt không thuận lợi của những
nhân tố nói trên để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản nhằm tăng cường bóc lột
ngày càng nhiều giá trị thặng dư của người công nhân.

II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TẬP ĐOÀN


VINGROUP
1. Khái quát chung về bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Kinh tế – xã hội ba tháng đầu năm 2023 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế
thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Lạm phát toàn cầu mặc dù
đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng
của các đối tác thương mại lớn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023
ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của
quý I năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực
công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%; khu vực dịch vụ tăng
6,79%, đóng góp 95,91%.
2. Tập đoàn Vingroup

Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á
với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Tập đoàn hoạt động trong 3
lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ, công nghiệp, thương mại dịch
vụ.

Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp –
Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo
hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (gọi tắt là “Tập đoàn Vingroup”), là một trong
những Tập đoàn kinh tế tư nhân có mức vốn hóa lớn nhất trên thị trường Việt
Nam, đạt 69,7 nghìn tỷ đồng – tính đến ngày 24 tháng 06 năm 2015. Tính đến ngày
30/9/2019, tổng tài sản Vingroup đạt 357.159 tỷ đồng tương đương 15,5 tỷ USD,
vốn chủ sở hữu đạt 125.408 tỷ đồng, tăng lần lượt là 24% và 26,7% so với năm
2018. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vingroup đạt 92.614 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng
10% so với cùng kỳ

Với mục tiêu phát triển bền vững, Vingroup định hướng xây dựng hệ sinh thái đa
dạng nhưng chủ yếu tập trung vào 3 ngành chính (Công nghệ, Công nghiệp,
Thương mại dịch vụ) và 6 lĩnh vực kinh doanh: bất động sản; du lịch, giải trí; bán
lẻ; y tế; giáo dục; nông nghiệp

3. Thực trạng phát triển kinh tế của tập đoàn Vingroup


2022 không phải là một năm tăng trưởng đột biến về những con số hoạt động,
nhưng theo Vingroup, năm qua lại là năm bản lề trong chiến lược vươn ra thị
trường quốc tế của mảng công nghệ - công nghiệp.

Tính từ đầu năm 2022, VinFast đã bàn giao tổng cộng 7.400 ôtô điện. So với
35.700 xe bàn giao đến khách hàng trong năm 2021, con số này khiến doanh thu
mảng sản xuất của Vingroup sụt giảm. Cả năm 2022, mảng kinh doanh này chỉ
đem về hơn 13.500 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ. Hiện tượng doanh thu
chững lại nhưng có nền tảng để kỳ vọng vào năm nay cũng diễn ra với mảng bất
động sản.

Năm 2022, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes đạt gần 62.400 tỷ đồng,
giảm hơn 25% cùng kỳ. Tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, gồm các hoạt
động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và chuyển nhượng
bất động sản được ghi nhận vào thu nhập tài chính, đạt hơn 81.400 tỷ đồng, tương
đương kế hoạch đề ra.

Theo Vingroup, hoạt động bán hàng của mảng bất động sản hồi phục mạnh mẽ sau
hai năm chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, với giá trị hợp đồng ký mới trong năm đạt
kỉ lục 128.200 tỷ đồng, tăng 62%. Dù doanh thu ghi nhận giảm, doanh số chưa bàn
giao lại gấp đôi cùng kỳ, đạt hơn 100.000 tỷ đồng.

"Lĩnh vực bất động sản hứa hẹn ghi nhận tổng doanh thu lớn trong năm 2023 nhờ
việc tiếp tục bàn giao lượng lớn sản phẩm sau khi hoàn thành", Vingroup đánh giá
và cho biết thêm con số này sẽ giúp đảm bảo doanh thu và lợi nhuận trong các quý
tới trong bối cảnh thị trường chung có nhiều thách thức.

Lũy kế cả năm 2022, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu
từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính, đạt 130.759 tỷ
đồng, tương đương mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 12.700
tỷ đồng. Tính tới cuối năm, tổng tài sản Vingroup đạt hơn 574.800 tỷ đồng, tăng
34% so với cuối năm 2021.

Ngoài bất động sản và sản xuất công nghiệp, các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận kết
quả tăng trưởng hoặc có sự hồi phục so với năm trước.

Với bất động sản bán lẻ, Vincom Retail ghi nhận 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu
trong năm 2022, tăng 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.735 tỷ đồng,
tăng 108% so với năm 2021 và vượt 14% kế hoạch năm. Lượt khách đến trung tâm
thương mại tăng 93% và dần hồi phục về mức trước đại dịch.
Đối với lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, hoạt động của Vinpearl phục hồi theo đà
chung của thị trường. Tổng số đêm phòng bán năm 2022 đạt gần 1,3 triệu phòng,
tăng 60% so với năm 2021.

Trong hoạt động huy động vốn, năm 2022, Vingroup đã huy động gần 1,1 tỷ USD
từ thị trường vốn quốc tế. Tháng 12/2022, VinFast đã nộp hồ sơ lên Ủy ban giao
dịch chứng khoán Mỹ (SEC) để đăng ký phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu ra
công chúng.

4. Đánh giá thực trạng


a) Thành tựu
Số liệu báo cáo tài chính cho thấy, năm 2022 nguồn thu chủ yếu của Vingroup vẫn
từ mảng bất động sản, thu về gần 55.000 tỷ, chiếm 54% tổng doanh thu thuần.

Lũy kế cả năm 2022, VIC ghi nhận doanh thu thuần đạt 101.523 tỷ đồng (tương
đương hơn 4,3 tỷ USD), giảm 19% và lãi ròng 8.352 tỷ đồng, trái ngược với kết
quả lỗ 2.514 tỷ đồng trong năm 2021. Xét về cơ cấu doanh thu, kinh doanh chuyển
nhượng bất động sản vẫn là mảng mang về doanh thu lớn nhất cho Vingroup.
Trong năm 2022, kinh doanh chuyển nhượng BĐS mang về 54.861 tỷ đồng doanh
thu thuần, chiếm 54% doanh thu thuần cả năm, tuy vậy chỉ bằng 69% của cùng kỳ
năm trước.

Năm 2022, Vinhomes năm 2022 đã lần lượt ra mắt hai đại dự án Vinhomes Ocean
Park 2 – The Empire và Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown, mang lại cho công
ty con của Vingroup doanh số bán hàng kỷ lục 128.200 tỷ đồng.

Mảng sản xuất đóng góp tỷ trọng lớn thứ hai cho doanh thu của Vingroup trong
năm, đạt 12.604 tỷ đồng. Trong năm qua, VinFast đã bán ra thị trường 24.000 ô tô,
trong đó có 7.400 xe ô tô điện. Đối với xe máy điện, VinFast bàn giao tổng cộng
hơn 60.000 xe trong năm 2022, bảo toàn thị phần top 1 ở thị trường trong nước.

Con số này giảm 27% so với cùng kỳ do VinFast đã dừng kinh doanh ô tô chạy
xăng vào hồi tháng 7/2022. Ở chiều trái ngược, các mảng hoạt động kinh doanh
khác đều ghi nhận kết quả khởi sắc hơn. Cụ thể:
Cho thuê bất động sản đầu tư mang về 8.112 tỷ đồng (+41%, chiếm 8%); Dịch vụ
khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí mang về 7.532 tỷ đồng (+116%, chiếm 7%); Y
tế mang về 4.480 tỷ đồng (+55%, chiếm 4%); Giáo dục mang về 3.760 tỷ đồng
(+66%, chiếm 4%) và Khác mang về 15.070 tỷ đồng (chiếm 15%). Đáng chú ý,
đây là lần đầu tiên doanh thu bệnh viện và giáo dục đạt tỷ trọng doanh thu 4%.
Trước kia, hai mảng này thường chỉ chiếm dưới 2% doanh thu Vingroup.

b) Hạn chế
Đào tạo nguồn nhân lực: Tuy có thể kêu gọi nhiều nhân tài về cùng chung sức
làm việc cũng như hệ thống ban quản lý lãnh đạo có tầm nhìn, nhưng vẫn có nhiều
đánh giá cho rằng, tập đoàn Vingroup có những hạn chế trong công tác đào tạo
nguồn nhân lực, đặc biệt đối với các cấp quản lý bậc trung.

Khả năng tiếp cận dự án mới:

Bên cạnh thành công của các dự án mới như Vinmec, Vinschool.. thì Vingroup
cũng phải nếm trải thất bại ở rất nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt ở một vài
ngành nghề không thuộc lĩnh vực hoạt động cốt lõi của ngành như làm đẹp, thương
mại điện tử, hàng không hay sản xuất điện thoại di động…

Một vài ví dụ có thể kể đến như Adayroi thông báo dừng hoạt động, sáp nhập vào
VinID, chuối bán lẻ VinPro tuyên bố giải thể, hàng không Vinpearl Air đóng
cửa… Các thương vụ đầu tư thua lỗ này mang lại một khoản đầu tư mất mát lớn
cho tập đoàn.
Đòn bẩy tài chính: Các khoản đầu tư vào các dự án bất động sản và đa ngành
nghề của Vingroup dẫn đến nhu cầu vốn cực mạnh. Điều này dẫn tới một lượng
lớn các khoản vay và trái phiếu. Điều này dẫn tới các rủi ro không thể không tránh
khỏi, đặc biệt là các rủi ro về đòn bẩy tài chính.

Ngoài ra, bất động sản luôn là lĩnh vực đầu tư rất nhạy cảm với các biến động của
thị trường. Các dự án đầu tư của Vingroup đều là các dự án lớn, có vốn đầu tư lớn
và thời gian thu hồi vốn chậm. Vậy nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh là
điều không thể tránh khỏi. Điều này dẫn tới tỷ lệ nợ trên tài sản cao, gây ảnh
hưởng đến lãi suất trong hoạt động kinh doanh.
III. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Để nâng cao năng lực của khu vực DN tư nhân Việt Nam, trước mắt, cần tập trung
vào các giải pháp hỗ trợ DN khôi phục sản xuất, giảm thiểu những tác động tiêu
cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho
người lao động; kết nối lao động; đảm bảo điều kiện để “sống chung” với đại dịch;
tháo gỡ những khó khăn về dòng tiền; tạo điều kiện cho DN tiếp cận khoản vay
mới để khôi phục sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các gói vay ưu đãi để hỗ trợ DN trong năm
2021 vì hiện nay, nhưng nhiều ngân hàng thương mại thông báo "đã cho vay vượt
quy mô vốn ưu đãi cho DN ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19", nên dừng giải ngân,
dẫn tới tăng trở lại các khoản lãi suất vay liên quan sản xuất, kinh doanh. Đồng
thời, Chính phủ cần tiếp tục xem xét các chính sách giúp miễn, giảm, giãn, hoãn
các khoản đóng góp nghĩa vụ thuế, phí cho DN tới hết 2022 (như: thuế đất/tiền
thuê đất, thuế thu nhập DN, các khoản phí đặc thù từng ngành...);

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, việc giải quyết nguồn vốn cho các DN không
phải là vấn đề dễ. Cho nên ngoài những cơ chế, chính sách của Chính phủ, cần có
sự vào cuộc mạnh mẽ của các hội nghề nghiệp, của các ngân hàng. Ngoài ra, bản
thân các DN tư nhân cũng phải có các chính sách, chiến lược phát triển của riêng
mình để tự cứu mình trước. Hiện nay, các DN tư nhân vẫn chủ yếu là những DN
vừa và nhỏ, như vậy phải tính đến việc tăng cường hợp tác liên kết với nhau để
cạnh tranh và phát triển. Tăng cường vai trò của hiệp hội ngành nghề trong việc đa
dạng hóa các hình thức liên kết, tăng cường hợp tác thay vì cạnh tranh chia sẻ thị
trường.

Trong trung và dài hạn, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh; thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo,
chuyển đổi số, tận dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy
DN khu vực tư nhân tham gia sâu vào chuỗi giá trị, tận dụng hiệu quả các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới; tăng cường sự kết nối, liên kết theo chuỗi giá trị
giữa DN khu vực tư nhân với DN có vốn đầu tư nước ngoài; chú trọng thúc đẩy
phát triển DN tư nhân quy mô vừa và lớn, phát triển một số tập đoàn kinh tế tư
nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế…

Để khu vực DN tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, chỉ
giải quyết các nút thắt trong nội bộ khu vực này là chưa đủ. Trái lại, cần có một
tầm nhìn tổng thể cho toàn bộ khu vực DN quốc gia. Trong bối cảnh chưa thể thu
nhỏ một cách quyết liệt khu vực DN nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng
công ty, thì cần đưa những DN này vào môi trường cạnh tranh và chấm dứt cứu trợ
cho những DN hay dự án thua lỗ kéo dài. Đối với khu vực FDI, bên cạnh việc thu
hút có chọn lọc, hướng vào các ưu tiên của nền kinh tế, việc tìm cách cho DN nội
địa kết nối vào mạng lưới cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu phải trở
thành ưu tiên quan trọng của Chính phủ giai đoạn tới.

Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành
mạnh; các thành phần kinh tế được bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đầu vào và
trong tiếp cận thị trường đầu ra. Việc có những ưu đãi cho DN nhà nước hay DN
FDI sẽ là bất bình đẳng cho DN tư nhân.

Với bản thân các DN tư nhân, để tận dụng được cơ hội cũng như khắc phục những
hạn chế, cần chú trọng nâng cao chất lượng, quy mô để đảm bảo đủ lớn về quy mô,
đáp ứng yêu cầu chất lượng, xây dựng thương hiệu hàng Việt. Các DN cần phối
hợp với nhau, tập hợp các DN cùng ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng
chia sẻ cơ hội, khó khăn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số
để nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với những bất định, như: thiên tai,
dịch bệnh./.
KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trên con đường hội nhập về phát triển kinh tế. Chính vì vậy rất
cần những chính sách đúng đắn kịp thời và hiệu quả để phát triển nền kinh tế trong
thời kì hội nhập. Nghiên cứu về quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản có một ý
nghĩa to lớn trong việc quản lý doanh nghiệp của nước ta. Thông qua đó chúng ta
có những chủ trương đường lối chính sách tốt hơn để quản lý vốn, quản lý lao
động, quản lý sản xuất của các doanh nghiệp; đặc biệt khi chúng ta đang chuyển
đổi từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, chung ta phải nắm
rõ được quy luật vận động của tư bản để có thể quản lý tốt hơn. Quá trình tuần
hoàn và chu chuyển vốn nhanh cũng sẽ góp phần phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp. Nghiên cứu về tuần hoàn và chu chuyển tư bản sẽ giúp các doanh nghiệp
tìm ra biện pháp phù hợp để tăng tốc độ chuyển vốn. Tái sản xuất vốn mở rộng dẫn
đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường, góp phần tích cực đến sự phát triển doanh nghiệp cũng như nền
kinh tế đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình KTCT Mác Lênin – NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật
2. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
3. Tạp chí kinh tế
4. Tạp chí tài chính và dự báo
5. Tạp chí kinh tế và dự báo
6. Báo điện tử:

https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2022/12/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/

https://vnexpress.net/vingroup-kinh-doanh-the-nao-trong-nam-2022/

You might also like