Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống.

Nguyên tắc lập khẩu phần


Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 36 trang 113:
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành , người già khác nhau như thế
nào? Vì sao có sự khác nhau đó ?
- Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển có tỉ lệ cao ?
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Trả lời:
- Nhu cầu dinh dưỡng của Trẻ em > người trưởng thành > người già vì:
   + Trẻ em cần được cung cấp lượng dinh dưỡng cao cần cho sự phát triển của cơ thể.
   + Người trưởng nhu cầu dinh dưỡng để hoạt động , lao động
   + Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì khả năng vận động là kém hơn
- Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao vì chất
lượng cuộc sống và dân trí ở những nước này còn thấp
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi,
giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lý của cơ thể.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 36 trang 114:
- Những loại thực phẩm nào giàu chất đường bột?
- Những loại thực phẩm nào giàu chất béo?
- Những loại thực phẩm nào giàu protein ?
- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
- Những loại thực phẩm giàu chất đường bột là: gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mạch, bánh mì,
đậu xanh,…
- Thực phẩm giàu chất béo: bơ, mỡ động vật, dầu thực vật,…
- Những thực phẩm giàu protein: thịt, cá, trứng, sữa,…
- Sự phối hợp các loại thực phẩm trong bữa ăn có ý nghĩa: giúp cân bằng hàm lượng
dinh dưỡng trong các bữa ăn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 36 trang 114:
- Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm có gì khác với người bình thường ? Tại sao
?
- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau và hoa quả tươi?
- Để xây dựng một khẩu phần ăn uống hợp lý ta cần dựa trên những căn cứ nào?
Trả lời:
- Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng
hơn người bình thường vì họ cần phải bổ sung nguồn năng lượng đã mất, và để làm tăng
sức đề kháng của cơ thể
- Trong khẩu phần ăn nên tăng cường rau xanh và hoa quả tươi vì chúng giúp ta bổ sung
nước, chất xơ và vitamin (những chất rất cần thiết với hoạt động sống của con người).
- Để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý, ta cần dựa trên những căn cứ sau:
   + Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng
   + Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
   + Đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể
Bài 1 (trang 114 sgk Sinh học 8) : Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người?
Cho một vài ví dụ cụ thể
Lời giải:
  Nhu cầu năng lượng ở mỗi người không giống nhau, vì vậy nhu cầu chất dinh dưỡng
của từng người cũng khác nhau phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, trạng thái sinh lí của cơ
thể và hình thức lao động.
  Ví dụ:
    - Trẻ em nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn so với vận động viên thể thao.
    - Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn so với người trưởng thành.
Bài 2 (trang 114 sgk Sinh học 8) : Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì
để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình
Lời giải:
  Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là bữa ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể với số lượng vừa đủ không dư thừa hoang phí
  Để nâng cao chất lượng bữa ăn cần :
   - Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình.
   - Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cách :
    + Chế biến hợp khẩu vị.
    + Bàn ăn và bát đũa sạch.
    + Bày món ăn đẹp, hấp dẫn.
    + Tinh thần sảng khoái, vui vẻ.

Bài 39: Bài tiết nước tiểu


Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 126:
- Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình nào ?
- Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào ?
- Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào ?
Trả lời:
- Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình:
   + Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận
   + Quá trình hấp thu lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần
thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trig ổn định nồng độ các
chất trong máu
- Nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ không có protein và tế bào máu
- Sự khác nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:

Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức

Nồng độ các chất hòa tan ít hơn Nồng độ các chất hòa tan nhiều hơn

Chứa ít chất thải và chất độc hơn Chứa nhiều chất thải và chất độc hơn

Còn chứa các chất dinh dưỡng Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 127: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng
của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc
nhất định. Sự khác nhau đó là do đâu ?
Trả lời:
    Sự thải nước thải chỉ vào những lúc nhất định vì chỉ khi lượng nước tiểu trong bóng
đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái và tăng áp suất trong bóng đái và cảm
giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra (có sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ
bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.
Bài 1 (trang 127 sgk Sinh học 8) : Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị
chức năng của thận
Lời giải:
   Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
   - Máu theo động mạch tới các cầu thận (do chênh lệch áp suất) tạo ra lực đẩy nước và
các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40 Å) vào nang cầu thận, các tế
bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo
nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
   - Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình :
    + Quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion
Na+, Cl-…). Quá trình này có sử dụng năng lượng ATP.
    + Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác (axit uric,
creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+… ). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Quá trình này có sử dụng năng lượng ATP.

Bài 2 (trang 127 sgk Sinh học 8) : Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Lời giải:
 Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.
    - Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận.
    - Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại nước, các chất cần thiết vào máu và bài tiết tiếp các
chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định
nồng độ các chất trong máu.
Bài 3 (trang 127 sgk Sinh học 8) : Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
Lời giải:
   Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái,
rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng

Bài 1 (trang 143 sgk Sinh học 8) : Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Lời giải:
   Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm ( rễ
cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau và các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với
tủy sống bằng rễ trước.

Bài 45: Dây thần kinh tủy


Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 45 trang 143: Căn cứ vào kết quả được ghi ở bảng trên, hãy
rút ra kết luận về chức năng các rễ tủy, rồi từ đó suy ra chức năng của dây thần kinh tủy.
Trả lời:
- Chức năng của rễ tủy:
   + Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương ra đến cơ quan đáp ứng
   + Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về đến trung ương
→ Rễ trước và rễ sau nhập lại thành dây thần kinh tủy
- Chức năng của dây thần kinh tủy: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về
trung ương và dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan
đáp ứng.
Bài 2 (trang 143 sgk Sinh học 8) : Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em
Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được
rễ nào còn, rễ nào mất ?
Lời giải:
   Để biết rễ nào còn, rễ nào mất thì tốt nhất là kích thích mạnh vào chi trước và lần lượt
kích thích mạnh từng chi sau.
Bài 50: Vệ sinh mắt

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 50 trang 160: Dựa vào thông tin trên lập bảng 50

Trả lời:

Các tật Nguyên nhân Cách khắc phục


của mắt

Cận thị - Cận bẩm sinh. - Đeo kính mặt


- Thể thủy tinh quá phồng do không giữ đúng koảng cách lõm.
khi đọc, chơi game, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều.
- Học và sử dụng
Mắt không được đáp ứng đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng
các thiết bị điện
cần thiết.
tử hợp lý.
- Cung cấp đầy
đủ chất dinh
dưỡng

Viễn - Bẩm sinh. Đeo kính mặt lồi


thị
- Thể thủy tinh thể bị lão hóa

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 50 trang 161: Phòng chống các bệnh về mắt bằng cách nào?
Trả lời:
Các cách phòng chống các bệnh về mắt là:
- Giữ mắt sạch sẽ
- Ăn thức ăn dinh dưỡng đặc biệt là thức ăn chứa vitamin A
- Rửa mắt bằng nước muối loãng
- Không dùng chung khăn mặt
- Học tập và sử dụng các thiết bị điện tử hợp lý.
Bài 1 (trang 161 sgk Sinh học 8) : Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ
Lời giải:
   Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Người cận thị muốn nhìn rõ những vật
ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì).
Bài 2 (trang 161 sgk Sinh học 8) : Tại sao người già thường phải đeo kính lão
Lời giải:
   Người già thường bị viễn thị do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng
được. Muốn nhìn rõ vật phải đeo thêm kính lão (kính hội tụ).
Bài 3 (trang 161 sgk Sinh học 8) : Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng,
trên tàu xe bị xóc nhiễu
Lời giải:
   Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu vì sẽ không giữ
khoảng cách để đọc sách, sự điều tiết mắt không ổn định, làm thể thủy tinh luôn luôn
phồng, dần sẽ mất khả năng dãn.
Bài 4 (trang 161 sgk Sinh học 8) : Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách
phòng tránh
Lời giải:
   - Người bị bệnh đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra
làm thành sẹo, co keo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong (lông quặm), cọ
xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
   - Cách phòng tránh :
    + Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và
nhỏ thuốc mắt.
    + Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các
bệnh về mắt.
Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 166: Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới
đây, đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện và đánh dấu vào cột
tưởng ứng ở bảng
Trả lời:

STT Ví dụ Phản xạ không Phản xạ có


điều kiện điều kiện
1 Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại +

2 Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra +

3 Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ -

4 Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai +
ốc

5 Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe -
cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học

6 Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa -

3 ví dụ về phản xạ không điều kiện:


   + Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.
   + Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.
   + Bị muỗi cắn ngứa chân. Ta đưa tay gãi chỗ ngứa ở chân.
3 ví dụ về phản xạ có điều kiện:
   + Chạy xe đạp.
   + Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào
   + Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Dựa vào hình 52-3A và B kết hợp với hiểu
biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện, hãy trình bày quá
trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới
qua một ví dụ tự chọn
Trả lời:
Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay
nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và
những hiểu biết qua ví dụ trình bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52-2, so sánh tính
chất của 2 loại phản xạ sau đây:
Trả lời:

Tính chất của phản xạ không Tính chất của phản xạ có điều kiện
điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương 1. Trả lời kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện
ứng hay kích thích không điều (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một
kiện. số lần).

2. Bẩm sinh. 2. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn
luyện).

3. Bền vững. 3. Dễ mất khi không củng cố.


4. Có tính chất di truyền 4. Có tính chất cá thể, không di truyền.

5. Số lượng hạn chế 5. Số lượng không hạn định

6. Cung phản xạ đơn giản 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản
xạ.

7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ đại não
sống
Bài 1 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có
điều kiện.
Lời giải:
Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điểu kiện:

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

Trả lời kích thích tương ứng (kích thích Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện
không điều kiện) (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần)
Bầm sinh Được hình thành qua học tập, rèn luyện
Bền vững Không bền vững (dễ mất khi không củng cố)
Có tính chất di truyền Cỏ tính chất cá thể, không di truyền
Số lượng hạn chế Số lượng không hạn định
Cung phản xạ đơn giản Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ
Trung ương nằm ở trụ não, tùy sổng Trung ương chủ yếu có sụ tham gia của vỏ não
Bài 2 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều
kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.
Lời giải:
   Có thể lấy ví dụ : khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản
xạ có điều kiện : "tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn", nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ
như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường
liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì
về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời
giữa vùng ăn uống và vùng thính giác không được củng cố nên đã mất.
Bài 3 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản
xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.
Lời giải:
Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và
con người là :
    - Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
    - Đối với con người : Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt
cộng đồng.

You might also like