tuần 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Chủ đề nhánh 3: Nghề nông (Tuần 3)

Từ ngày : 01/01/2018 đến ngày 05/01/2018

HOẠT THỨ
THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ SÁU
ĐỘNG NĂM
Đón trẻ, 1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
Thể dục - Cô gợi y, hướng dẫn trẻ đến góc chủ đề và trò chuyện với trẻ về
sáng, nghề nông, về công việc của bố mẹ ở nhà
Điểm 2. Thể dục sáng ( kết hợp bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”)
danh + Đánh chéo 2 tay ra 2 phiá trước, ra sau. ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Đưa tay phải về phía trước, tay trái phía sau
Nhịp 2: Đưa tay trái về phía trước, tay phải về phía sau
Nhịp 3: Đưa 2 tay lên cao ngang vai
Nhịp 4: Hạ 2 tay xuống
Nhịp 5, 6, 7, 8 giống nhịp 1, 2, 3, 4
+ Đứng cúi về trước. ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu
Nhịp 2: Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất
Nhịp 3: Đứng lên, 2 tay giơ cao
Nhịp 4: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người
Nhịp 5, 6, 7, 8 giống nhịp 1, 2, 3, 4
+ Khuỵu gối ( 2 x 8 nhịp )
Nhịp 1: Hai tay chống hông, nhún xuống, đầu gối hơi khụy
Nhịp 2: Đứng thẳng lên
Nhịp 3: Giống nhịp 1
Nhịp 4: Giống nhịp 2
Nhịp 5, 6, 7, 8 giống nhịp 1, 2, 3, 4
+ Bật tách khép chân ( 2 x 8 nhịp )
+ Nhịp 1: Nhảy bật chân ra
+ Nhịp 2: Nhảy bật chân chụm lại
+ Nhịp 3: Giống nhịp 1
+ Nhịp 4: Giống nhịp 2
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 giống nhịp 1, 2, 3, 4
3. Điểm danh

* TCVĐ: * TCVĐ: * TCVĐ: * TCVĐ: * TCDG:


Hoạt Người chăn Đá bóng Người chăn Đá bóng. Dung dăng
động nuôi giỏi nuôi giỏi dung dẻ
-TCHT: - TCHT:
ngoài
- TCDG: Nói nhanh - TCDG: Xem tranh -TCHT: Nói
trời.
Vuốt hột tên nghề Vuốt hột gọi nhanh nhanh tên
nổ . - Chơi tự nổ . tên nghề. nghề.
- Chơi tự do. - Chơi tự - Chơi tự - Chơi tự do.
do do do.
Hoạt *Phát * Phát *Phát * Phát * Phát triển
động học triển Thể triển nhận triển triển ngôn thẩm mỹ:
chất: thức: thẫm mỹ: ngữ: DH: Cháu
- VĐCB: Nghề nông - TH: Vẽ - Chữ cái
yêu cô thợ dệt
Trườn kết công cụ đ
hợp trèo lao động - NH: Hạt gạo
qua ghế làng ta
dài 1,5m x
30cm
Tăng - Nông dân - Gieo hạt - Hái - Liềm Ôn các từ đã
cường - Cuốc - Cấy - Bẻ - Gùi học
Tiếng việt - Cày - Gặt - Cây - Hạt thóc

1. Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm. Vật tư nông nghiệp
2. Góc xây dựng: Xây nhà máy xây lúa.
Hoạt 3. Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ dụng cụ nghề bé thích. Hát các bài
động góc. hát theo chủ đề

4. Góc học tập: Xếp các dụng cụ của nghề bằng que, hột hạt.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới nước cho cây
Khám phá: Chiếc đũa gãy
6. Góc dân gian: Chơi trò chơi dân gian
7. Góc văn hóa địa phương: Xem tranh trò chuyện về làm ruộng
Ăn bữa chính

Ngủ
Ăn bữa phụ
- Rèn năng * Phát * Tổ chức *Phát triển - Rèn năng
khiếu cho triển ngôn trò chơi nhận thức: khiếu cho trẻ.
trẻ ngữ: hoặc tạo + Thêm cho
- LQVH: tình huống đủ số lượng - Chơi theo ý
- Chơi theo Thơ “Hạt ôn các từ cho trước thích
ý thích gạo làng đã học trong phạm
ta” - Chơi vi 8
Hoạt * Tổ chức theo ý -Tổ chức
động trò chơi thích trò chơi
chiều hoặc tạo hoặc tạo
tình huống tình huống
ôn các từ ôn các từ đã
đã học học
- Chơi theo - Chơi theo
ý thích ý thích

Nêu gương cuối ngày - Vệ sinh trả trẻ

Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2018

Nghỉ tết dương lịch


Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2018
1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hướng dẫn trẻ đến góc chủ đề và trò chuyện với trẻ về nghề nông, về
công việc của bố mẹ ở nhà
2. Thể dục sáng ( kết hợp bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”)
+ Đánh chéo 2 tay ra 2 phiá trước, ra sau.
+ Đứng cúi về trước.
+ Khuỵu gối
+ Bật tách khép chân
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCVĐ: Đá bóng
TCHT: Nói nhanh tên nghề
Chơi tự do
Trò chơi vận động “đá bóng ” (trò chơi cũ)
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi học tập “Nói nhanh tên nghề”
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, Cô nói sản phẩm hoặc công cụ trẻ sẽ
nói nghề của công cụ và sản phẩm mà cô vừa kể, bạn nào kể nhanh đúng được
khen, bạn nào kể không đúng sẽ bị phạt
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét buổi chơi

5. Lĩnh vực: Phát triển nhận thức


Hoạt động học
Nghề nông
I. Mục tiêu
- Trẻ biết một số công cụ và sản phẩm của nghề nông, biết được đặc điểm của
các nghề.
- Trẻ có kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng quan sát cho trẻ
- Trẻ biết quý trọng sản phẩm của nghề nông, biết kính trọng và yêu quí các bác
nông dân.
II. Chuẩn bị
- Tranh làm đất, cày, bừa, ngâm giống, gieo xạ, cấy, cánh đồng lúa chín, gặt,..
- Ti vi, máy tính
- Địa điểm: trong lớp.
- Thời gian: 30 .- 35 phút
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Cho trẻ hát: “ lớn lên cháu láy máy cày”
Hôm nay bé - Bài hát nói về nghề gì vậy các con?
học gì? - Vậy các con có biết tuần này chúng ta học chủ đề nhánh nói
về nghề gì không?
- Thế các con có biết công việc của các bác nông dân là làm
gì không?
- À để biết biết thêm về công việc và những dụng cụ và sản
phẩm của nghề nông thì hôm nay cô và các con cùng “ quan
sát trò chuyện về nghề nông” nha
2 Hoạt động 2 - Cô cho trẻ xem video bác nông dân đang làm đất, cấy lúa,
Nghề nông gặt lúa.
- Cho trẻ nói về nghề nông
- Trò chuyện với trẻ về nghề nông.
+ Muốn gieo cấy, bác nông dân làm công việc gì đầu tiên?
(cày, bừa ruộng, ngâm giống)
+ Bác cần dụng cụ gì để làm đất?
+ Sau khi làm đất xong bác nông dân đã làm công việc gì tiếp
theo? ( cô cho trẻ xem tranh bác nông dân đang sạ lúa, cấy
lúa)
+ Từ một hạt lúa bác nông dân đã ngâm và gieo xạ rồi chăm
sóc bón phân xịch thuốc để phát triển thành cây lúa như thế
này đó các con, và nếu ruộng lúa bị thưa thì bác nông dân
phải cấy thêm vô những chổ thưa để cho đều đó các con
+ Cấy lúa được bác nông dân cấy như thế nào? ( cấy thẳng
hàng)
+ Khi cấy lúa xong, muốn cây lúa tốt bác nông dân phải làm
gì nửa?
+ Bác nông dân đang làm gì? tại sao phải bơm nước?
- Cây lúa là 1 cây cần nhiều nước, do vậy bác nông dân phải
bơm nước vào ruộng. Ngoài bơm nước bác nông dân còn
phải nhổ cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho lúa...
- Cô cho trẻ xem tranh gặt lúa.
+ Khi lúa chín có màu gì? Bác nông dân sẽ làm gì?
+ Khi gặt lúa bác nông dân cần dụng cụ gì?
- Nghề nông ngoài trồng lúa ra thì còn có trồng gì nữa các
con?
-Tương tự cô trò chuyện với trẻ về nghề trồng rẫy.
Nghề trồng rẫy gồm trồng cây rau xanh, các loại quả như quả
cà chua, quả cà,..
Ngoài ra nghề nông còn có nghề chăn nuôi đó các con như
nuôi heo, gà, vịt,..
- Giáo dục trẻ biết quí trọng sản phẩm của nghề nông, biết
kính trọng những người đã làm ra hạt lúa.
3 Hoạt động 3 * Trò chơi: Chung sức
Bạn nào Luật chơi: Đội nào chọn được nhiều và đúng lô tô về dụng cụ
chơi giỏi? nguyên vật liệu của nghề nông thì đội đó sẽ thắng
+ Cách chơi: Ba đội đứng thành 3 hàng dọc, bạn đứng đầu sẽ
chạy lên rỗ đựng lô tô của đội mình, chọn 1 lô tô rồi chạy lên
đặt lên phần bảng của đội mình. Sau đó chạy về đứng vào
cuối hàng để bạn tiếp theo lên chơi tiếp, cứ như vậy cho đến
khi hết thời gian.
* Trò chơi: Dụng cụ gì biến mất
- Luật chơi: Không mở mắt khi cô giấu đồ chơi
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành hình chữ u, cô cầm dụng
cụ nghề nông vừa xếp lên bàn theo hàng ngang hoặc vòng
tròn vừa hỏi trẻ: “đố các con cô có những dụng cụ gì”. Cô
xếp đến dụng cụ gì trẻ nói tên dụng cụ đó. Cô hỏi tiếp “bây
giờ các con hãy nhắm mắt lại xem dụng cụ gì biến mất nhé”.
Cô cho cả lớp cùng nhắm mắt. Cô giấu đi 1, rồi 2 dụng cụ. Ai
đoán nhanh nhất sẽ được tuyên dương.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét tuyên dương trẻ

6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT


Làm quen với các từ : Gieo hạt, cấy, gặt
I.Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu và nói đựợc câu: Gieo hạt, cấy, gặt
- Trẻ biết cách sử dụng các từ: Gieo hạt, cấy, gặt
- Trẻ biết yêu quy, tôn trọng các nghề
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi
- Hình ảnh về các từ
- Thời gian: 15 phút
III. Tiến hành
- Cô cho trẻ xem tranh và nói “gieo hạt”
- Cô nói “gieo hạt” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “gieo hạt”
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô chỉ vào tranh và hỏi “bác nông dân đang làm gì?”
- Cho trẻ trả lời “bác nông dân đang gieo hạt”
- Cho trẻ nhăc lại 3 lần
- Cô chỉ vào tranh và nói “Bác nông dân đang cấy lúa”
- Cô nói từ “Cấy”3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô chỉ vào tranh và nói “Bác nông dân đang gặt lúa”
- Cô nói từ “gặt” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô hỏi “bác nông dân đang làm gì?”
- Trẻ trả lời
Mở rộng: yêu cầu trẻ nhìn vào tranh “gặt lúa” và hỏi trẻ “lúa chín có màu gì? (lúa
chín màu vàng) sau đó” cho trẻ hỏi với nhau
* Trò chơi: “ai nhanh ai đúng”
- Luật chơi: Trẻ làm theo lời nói của cô chứ không làm theo hành động
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi chậm theo hình vòng tròn, khi cô nói gieo hạt thì trẻ
phải làm điệu bộ đang gieo hạt, trẻ phải làm nhanh và làm đúng động tác theo từ cô
nói, bạn nào làm đúng sẽ được cô khen
- Tổ chức cho trẻ chơi

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 3: nghề nông
I. Trò chuyện, thoả thuận góc chơi
- Cô cho trẻ hát bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”
+ Mình đang học chủ đề gì các con?
+ Với chủ đề này các con sẽ chơi gì?
+ À trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề, nghề nào cũng quan trọng và cũng
quí như nhau vì vậy mà chúng ta phải biết yêu thương và kính trọng các nghề
Hôm nay cô có chuẩn bị nhiều đồ chơi, nhiều góc chơi rất vui thuộc chủ đề nghề
nghiệp các con sẽ vào các vai cho thật giống với từng nghề nha. Đó là các góc “
phân vai, xây dựng, nghệ thuật, học tập, dân gian”
- Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm
+ Ở góc chơi này các con sẽ chơi đóng vai cửa hàng thực phẩm, các con sẽ bán
những sản phẩm của các nghề như nghề nông, nghề chăn nuôi, nghề trồng
trọt, ..các con sẽ bán gạo, rau củ quả, thịt cá,….các bạn khác sẽ đóng vai người
mua, các con tự phân vai với nhau, người bán phải vui vẽ mời khách, người mua
khi mua xong phải trả tiền, các con chơi sao cho đúng vai của mình nha.
- Góc xây dựng: Xây nhà máy xây lúa
+ Ở góc chơi này cô có chuẩn bị các khối gỗ và một số dụng cụ các con sẽ dùng
những khối gỗ này để xây dựng nhà máy xây lúa nha.các con xây nhà nhà máy
thật đẹp nha, các con nhớ xây thêm cổng rào ở xung quanh nha, và các con trồng
thêm nhiều cây để có bóng mát cho mọi người đến xây lúa ngồi chờ cho mát nha.
- Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ dụng cụ nghề mà bé thích
+ Ở góc chơi này chúng ta sẽ tô màu, vẽ những dụng cụ của các nghề mà các con
thích nha, cô có chuẩn bị giấy, bút chì, bút màu nè các con vẽ cho thật đẹp để tặng
cho các cô chú công nhân của mình nha, các con vẽ xong thì nhớ tô màu cho dụng
cụ của các nghề sao cho đừng lem ra ngoài và tô màu cho đẹp nha các con. Các
con chọn màu tô cho phù hợp với từng sản phẩm nha
- Góc học tập: Xếp các dụng cụ nghề bằng que hột hạt
+ Các con xem ở góc chơi này cô có chuẩn bị những gì?
+ Với những vật liệu này chúng ta sẽ chơi gì?
+ Chúng ta sẽ dùng những hột hạt này xếp thành dụng cụ của các nghề như cái cày,
cái búa, cái cuốc,…
+ Các con xếp cho khéo cho đẹp nha.
-Góc dân gian: Chơi trò chơi dân gian
+ Ở góc chơi này các con sẽ chơi những trò chơi dân gian như: nhảy lò cò, trồng
đậu trồng cà, kéo co, tum chát, đổi khăn,...các bạn cùng nhau chơi nha
II.Tiến hành chơi
+ Các con thích chơi ở góc nào? Cô mời
- Góc phân vai: cửa hàng thực phẩm
- Góc xây dựng: Xây nhà máy xây lúa
- Góc nghệ thuật: Tô màu vẽ dụng cụ của các nghề mà bé thích
- Góc học tập: Xếp các dụng cụ của nghề bằng que, hột hạt
- Góc dân gian: chơi trò chơi dân gian
- Cô nói từng góc chơi và hỏi trẻ thích chơi góc chơi nào?
- Cô chọn nhóm trưởng cho từng góc chơi
- Nhóm trưởng về góc chơi phân công từng thành viên của góc mình
- Khi trẻ đã vào các góc chơi cô quan sát và gợi ý cho từng góc chơi trước tiên là
góc chưa ổn định rồi đến các góc khác.
- Khi trẻ xây xong cô cho trẻ tập trung vào góc xây dựng để nhận xét từng góc chơi
- Nhận xét tuyên dương trẻ, nhận xét chung các góc chơi khác.
Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8. Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ


Hoạt động chiều
Thơ “Hạt Gạo Làng Ta”
I. Mục tiêu
- Trẻ cảm nhận và hiểu nội dùng bài thơ. Đọc diễn cảm bài thơ “hạt gạo làng ta”
của Trần Đăng Khoa
- Trẻ biết trả lời câu hỏi và nói trọn câu, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm,
kỹ năng ghi nhớ
- Trẻ biết ơn cha mẹ, cô chú nông dân đã làm việc vất vả để làm ra hạt gạo
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ về công cụ của người nông dân và quá tŕnh làm ra hạt gạo.
- Máy tính, ti vi
- Địa điểm: Trong lớp
- Thời gian: 30 – 35 phút
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Cho trẻ hát bài hát “lớn lên cháu lái máy cày”
Hôm nay bé - Lớn lên con thích làm nghề gì? (trẻ trả lời )
học gì? - Mỗi bạn đều có những ước mơ riêng, khi đến trường các
con được chơi trò chơi đóng vai nhiều nghề khác nhau. Mỗi
ngành nghề đều tạo ra sản phẩm khác nhau.
- Các con có biết hạt gạo là sản phẩm của nghề nào không?
( trẻ trả lời )
- Có bạn nào biết bài thơ nào nói về hạt gạo không? ( trẻ trả
lời )
- Cô cũng có bài thơ nói về hạt gạo đó là bài thơ “Hạt gạo
làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa chúng ta cùng tìm hiểu
để biết hạt gạo là sản phẩm của nghề nào nha.
2 Hoạt động 2 - Cả lớp mình đã biết bài thơ “Hạt gạo làng ta” chưa? ( trẻ trả
Cảm nhận lời )
bài thơ? - Vậy cả lớp mình cùng nghe cô đọc thơ nha.
- Lần 1: cô đọc diễn cảm không tranh
- Lần 2: cô đọc kết hợp tranh
- Trích dẫn
+ Cô đọc đoạn thơ: Hạt gạo làng ta....Ngọt bùi hôm nay( Mỗi
hạt thóc, hạt gạo làm ra không chỉ mang nặng công ơn của cô
chú nông dân chịu khó, chịu khổ mà còn mang trong đó cả
niềm vui của người lao động làm ra thóc gạo cho mọi người)
+ Hạt gạo làng ta ...........Mẹ em xuống cấy( nói lên sự vất vả
của cha mẹ, cô chú nông dân để làm ra hạt gạo. trời nóng,
nước như đun, cua cá không chịu nổi, vậy mà cô chú nông
dân vẫn lặn lội xuống ruộng cày cấy)
+ Hạt gạo làng ta……hạt vàng làng ta (từ tiền tiến đến
phương xa đều cần có hạt gạo nên em yêu em quí hạt vàng
làng ta)
3 Hoạt động 3 - Cô vừa đọc bài thơ gì? ( trẻ trả lời )
Bé đọc thơ - Hạt gạo được ví như những gì? ( trẻ trả lời )
- Người nông dân làm việc vất vả như thế nào để có hạt lúa,
hạt gạo? ( trẻ trả lời )
- Người nông dân vui vẻ như thế nào khi họ làm việc ngoài
đồng
- Em yêu quí hạt gạo như gì? ( trẻ trả lời )
- À mọi người đã rất vất vả để làm ra hạt lúa, hạt gạo nên các
con phải biết yêu quí các cô chú nông dân phải quí trọng hạt
gạo, khi ăn cơm phải ăn cho hết phần ăn của mình không để
cho cơm rơi vãi ra ngoài nha.
- Cô đọc lại cho cả lớp nghe 1 lần
- Cô cho cả lớp đọc thơ
- Cho từng tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc luân phiên với nhau
- Quan sát, sửa sai cho trẻ.
4 Hoạt động 4 - Cả lớp cùng đọc câu ca dao “ ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo
Bé cùng trải thơm một hạt đắng cay muôn phần”
nghiệm - Để có được hạt cơm ăn thì các bác nông dân phải rất vắt vả,
phải dầm mưa dãi nắng quanh năm ngoài đồng mới làm ra
được hạt lúa, hạt gạo chúng ta ăn hàng ngày, vì vậy mà các
con phải biết kính trọng các bác nông dân, quí trọng sản
phảm mà bác nông dân làm ra, khi ăn cơm không để rơi cơm,
không bỏ thừa cơm.
- Trò chơi: “Cấy lúa”
Luật chơi: Khi nhạc vang lên thì mới thực hiên, khi bạn chạm
tay mới được chạy lên, khi trồng lúa phải đứng nếu cây lúa
nào bị ngã sẽ không tính.
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc,
phía trên cô có cánh đồng lúa, khi nhạc vang lên thì bạn đầu
tiên sẽ chạy lên nhổ lúa bên nhiều cấy vào cánh đồng của đội
mình rồi chạy về chạm tay bạn thứ 2, rồi về cuối hàng đứng,
bạn thứ 2 khi bạn chạm tay thì chạy lên thực hiện giống bạn
đầu tiên, cứ thế khi hết nhạc đội nào cấy được nhiều cây lúa
nhất đội đó chiến thắng.
Trò chơi: Gieo hạt
+ Luật chơi: Trẻ làm nhanh theo hiệu lệnh của cô, làm theo
lời nói của cô chứ không làm theo hành động
+ Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, khi cô nói
gieo hạt thì trẻ làm động tác khum người gieo hạt, cô nói gặt
lúa trẻ làm động tác gặt lúa, …cứ như thế cô cho trẻ chơi với
tốc độ nhanh hơn, bạn nào làm không đúng sẽ ra ngoài 1 lần
chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi

 Tổ chức trò chơi hoặc tạo tình huống ôn các từ đã học


 Nêu gương cuối ngày vệ sinh trả trẻ
 Đánh giá cuối ngày
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2018
1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hướng dẫn trẻ đến góc chủ đề và trò chuyện với trẻ về nghề nông, về
công việc của bố mẹ ở nhà
2. Thể dục sáng ( kết hợp bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”)
+ Đánh chéo 2 tay ra 2 phiá trước, ra sau.
+ Đứng cúi về trước.
+ Khuỵu gối
+ Bật tách khép chân
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCVĐ: Người chăn nuôi giỏi
TCDG: Vuốt hột nổ
Chơi tự do
Trò chơi vận động “Người chăn nuôi giỏi” (Trò chơi cũ)
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi dân gian “Vuốt hột nổ” (Trò chơi cũ)
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét buổi chơi

5. Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ


Hoạt động học
Vẽ công cụ lao động
I. Mục tiêu
- Trẻ biết vẽ công cụ lao động của các nghề với bố cục cân đối hài hòa
- Trẻ biết dùng những kỹ năng vẽ các nét ngang, nét thẳng, nét cong để tạo
thành sản phẩm theo ý thích
- Trẻ biết yêu quí các nghề, quí trọng từng công cụ lao động và sản phẩm của
các nghề
II. Chuẩn bị
- Mẫu của cô, vật thật: cái kéo, cái búa, ống chích, …
- Tập tạo hình cho mỗi trẻ, bút chì, bút màu
- Địa điểm: trong lớp học
- Thời gian: 30 – 35 phút
III.Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Cho cả lớp hát: “lớn lên cháu láy máy cày”.
Bé ơi vẽ gì? - Bài hát nói về nghề gì vậy các con? ( trẻ trả lời )
- Các con biết những nghề nào kể cho cả lớp nghe nào?
- Mỗi nghề có những dụng cụ khác nhau và cũng tạo ra những
sản phẩm khác nhau
- Nghề nào cũng cần thiết và đáng quí đáng trân trọng nên
chúng ta phải biết yêu qúy các nghề và phải tôn trọng sản
phẩm của các nghề
- Vậy các con có biết công cụ cần thiết của nghề nông là gì
không? ( trẻ trả lời )
- Các con biết không mỗi nghề đều tạo ra một loại sản phẩm
riêng và cần có môt công cụ lao động khác nhau
- Vậy hôm nay cả lớp chúng ta sẽ “vẽ công cụ lao động” của
các nghề nha.
2 Hoạt động 2 - Các con xem cô có cái gì đây? ( trẻ trả lời )
Bé học làm - Cái kéo dùng để làm gì vậy các con? ( trẻ trả lời )
họa sĩ - Những nghề nào cần có cái kéo vậy các con? ( trẻ trả lời )
- Vậy cái kéo là sản phẩm của nghề y, nghề may, nghề làm
tóc
- Ngoài cái kéo ra thì nghề làm tóc cần có những dụng cụ gì
nữa?(cái lược, cái kẹp,…)
- Còn nghề Y thì cần có gì nữa ngoài cây kéo các con? (ống
nghe, ống chích,…)
- Còn cái lưỡi hái là công cụ của nghề gì vậy các con?
- Cái búa là công cụ của nghề gì các con? ( trẻ trả lời )
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ cái búa, cái lưỡi hái, cây súng và
cái ống chích cho trẻ quan sát.
- Cô có 3 bức tranh mẫu về các dụng cụ, cô cho trẻ tạo thành
3 nhóm nhiệm vụ mỗi nhóm sẽ lên lấy tranh về và nêu lên
cảm nhận của mình về bức tranh như: màu sắc, hình dáng,..
- Thông qua cách đó trẻ nêu được ý tưởng của mình và cô gợi
mở cho trẻ bằng những câu hỏi rằng các con thích vẽ dụng cụ
nào ? ( trẻ trả lời )
- Để vẽ được những công cụ này thì chúng ta cần những kỹ
năng gì?
- Chúng ta sẽ vẽ những nét thẳng, nét ngang, nét cong và nét
tròn để vẽ thành những dụng cụ này vậy bây giờ cả lớp chúng
ta cùng vào bàn bắt đầu vẽ nha.
- Trước khi vẽ bạn nào nhắc lại cho cô và cả lớp nhớ tư thế
ngồi vẽ, cách cầm bút, và cách tô màu như thế nào? ( trẻ trả
lời )
- Trẻ nhắc lại
3 Hoạt động 3 - Cho trẻ vẽ cô quan sát trẻ, nhắc nhở tư thế ngồi của trẻ
Bé làm họa - Cho trẻ đem sản phẩm lên nhận xét xem bạn vẽ được
sĩ? những dụng cụ gì? tranh vẽ của bạn nào đẹp nhất
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ
- Mời trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình
- À chúng ta tạo ra được những sản phẩm rất khó nên phải
biết quí trọng và giữ gìn những sản phẩm mà các cô chú làm
ra nha, phải giữ cho những đồ dùng này luôn sạch đẹp nha.
- Cho cả lớp hát: “ cháu yêu cô chú công nhân”

6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT


Làm quen với các từ : Hái, bẻ, cây
I.Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu và nói đựợc câu: hái, bẻ, cây
- Trẻ biết cách sử dụng các từ: hái, bẻ, cây
- Trẻ biết chăm sóc cây, không hái hoa, bẻ cành
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi
- Hình ảnh về các từ
- Thời gian: 15 phút
III. Tiến hành
- Cô chỉ vào tranh và nói “Bác nông dân đang hái cam” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô hỏi “bác nông dân đang làm gì?” Trẻ trả lời
- Thực hiện hành động bẻ đồng thời nói “bẻ” 3 lần
- Yêu cầu trẻ thực hiện theo cô 3 lần
- Cho trẻ phát âm 3 lần
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô chỉ vào tranh và nói “Bác nông dân đang bẻ ngô” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Cô cho trẻ xem tranh và nói “cây”
- Cô nói “cây” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “cây” 3 lần
- Chỉ vào các cây xung quanh và nói cây lúa, cây ngô, cây cỏ,…
- Cô chỉ vào tranh và hỏi “đây là cây gì?”
- Cho trẻ trả lời “đây là cây lúa”….
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Trò chơi “ai nhanh nhất”
+ Luật chơi: khi tắt nhạc trẻ mới chạy về và về đúng tranh lô tô của mình.
+ Cách chơi: Cô dán tranh (cây, bẻ, hái) xung quanh lớp, mỗi trẻ cầm 1 tranh lô tô
tương ứng với 3 tranh trên, cả lớp đi vòng trong cô mở nhạc, khi cô tắt nhạc trẻ
cầm tranh lô tô nào thì chạy nhanh về tranh đó. Cô đến từng tranh nhận xét và cho
trẻ đọc lại từ trong tranh
- Tổ chức cho trẻ chơi

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 3: Nghề nông
1. Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm
2. Trò chơi xây dựng: Xây nhà máy xây lúa
3. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới nước cho cây
- Ở góc chơi này cô có chuẩn bị những gì?
- Với những dụng cụ này thì các con sẽ chơi gì?
- Vậy các con sẽ chăm sóc cây, và tưới nước cho cây nha
4. Góc Nghệ thuật: Hát các bài hát theo chủ đề
- Ở góc chơi này cô chuẩn bị những gì?
- Với những dụng cụ âm nhạc này thì chúng ta sẽ chơi gì?
- Chúng ta sẽ tổ chức biểu diễn văn nghệ nha
- Cho trẻ biểu diễn lại những bài hát ở chủ đề nghề nghiệp nha
5. Góc dân gian: Chơi trò chơi dân gian
Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8. Hoạt động chiều


- Tổ chức trò chơi hoặc tạo tình huống
ôn các từ đã học
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh trả trẻ

 Đánh giá trẻ cuối ngày


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2018
1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hướng dẫn trẻ đến góc chủ đề và trò chuyện với trẻ về nghề nông, về
công việc của bố mẹ ở nhà
2. Thể dục sáng ( kết hợp bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”)
+ Đánh chéo 2 tay ra 2 phiá trước, ra sau.
+ Đứng cúi về trước.
+ Khuỵu gối
+ Bật tách khép chân
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCVĐ: Đá bóng
TCHT: Xem tranh gọi nhanh tên nghề
Chơi tự do
Trò chơi vận động “đá bóng ” (trò chơi cũ)
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi học tập “Xem tranh gọi nhanh tên nghề” ( Trò chơi cũ )
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét buổi chơi

5. Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ


Hoạt động học
Chữ Cái đ
I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết và phát âm được chữ cái đ
- Trẻ nhận biết được tiếng trong từ
- Trẻ biết tạo hình chữ đ bằng đất nặn, tô màu, xếp hột hạt
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi, đàn
- Giáo án điện tử
- Thẻ chữ cái
- Địa điểm: trong lớp học
- Thời gian: 30 – 35 phút
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Cho cả lớp hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
Hôm nay bé - Các cô chú công nhân trong bài hát làm nghề gì các con?
học gì? - Thế ngoài hai nghề thợ may và thợ xây ra các con còn biết
nghề nào nữa kể cho cô và các bạn cùng biết nào?
- À trong xã hội của chúng ta có rất nhiều nghề và mỗi nghề đều
có một nơi làm việc riêng, có công cụ riêng và có những sản
phẩm riêng, chúng ta phải chăm chỉ làm việc thì mới tạo ra sản
phẩm của từng nghề được
- À cô thấy các con biết rất nhiều nghề vậy cô sẽ cho các con
chơi câu đố nhau về các nghề nha.
- Tạo nhóm tạo nhóm (trẻ trả lời)
- Cô chia trẻ thành nhóm bạn trai và nhóm bạn gái và cô mời lần
lượt từng nhóm đố nhau.
2 Hoạt động 2 - Cô đố câu đố về “nghề nông”
Bé nào học - Để làm nghề nông các bác nông dân phải làm những việc gì
ngoan? các con?
- Cuốc đất, nhổ cỏ,.. rất nhiều công việc đúng không các con
- Các con xem cô có tranh gì nào?
- Đây là tranh cuốc đất và dưới tranh cuốc đất cô cũng có từ “
cuốc đất” cả lớp nhắc lại nào? (trẻ nhắc lại)
- Bây giờ bạn nào biết trong từ “ cuốc đất” có bao nhiêu chữ cái
nào? (cho 1 trẻ lên đếm)
- Cho cả lớp đếm lại
- Trong từ “ Cuốc đất” này các con đã biết những chữ cái nào
rồi (cho trẻ lên phát âm lại chữ cái đã biết)
- Cho cả lớp phát âm lại
- À các con ơi trong từ “ Cuốc đất” hôm nay cô cũng có một
chữ cái sẽ cho các con làm quen đó là chữ “đ”
- Cô cho chữ “ đ” lớn hơn xuất hiện và phát âm 2 lần
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Rất giỏi các con phát âm rất rõ, bây giờ bạn nào cho cô biết
chữ đ gồm có những nét gì?
- Cô mời trẻ nói, cho trẻ khác lặp lại
- Cô nói chữ “ đ” gồm có 1 nét cong hở phải và một nét sổ thẳng
- Cô viết chữ “ Đ” in hoa “ đ” in thường và “ đ” viết thường cho
trẻ biết.
- À ba chữ “ đ” này có cách viết khác nhau nhưng đều phát âm
là “ đ”.
-3 Hoạt động 3 Trò chơi: Phát âm theo hiệu lệnh
Bạn nào chơi Cách chơi: cô phát cho mỗi trẻ một rổ các chữ cái trong đó có
giỏi? rất nhiều thẻ chữ cái, khi cô ra hiệu lệnh chữ cái nào thì các con
sẽ giơ lên cao và phát âm thật to chữ cái đó. Bạn nào giơ nhanh
và phát âm đúng sẽ được cô khen
* Trò chơi “ ô chữ bí mật”
+ Cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc
cách bảng 1m, cô mời đại diện mỗi đội 1 bạn lên chọn ô chữ cho
đội mình, nếu đội mình chọn ngay ô chữ nào thì các bạn trong
đội sẽ chọn chữ cái đó khi chơi. Khi bài hát vang lên thì bạn thứ
nhất chạy lên chọn chữ cái trong rỗ gắn lên trên phần bảng của
đội mình rồi chạy về đánh vào tay bạn thứ 2 và bạn thứ 2 tiếp
tục chạy lên chọn chữ cái của đội mình gắn lên phần bảng của
đội mình và cứ như thế đến khi hết bài hát thì cả 3 đội đứng
ngay hàng chờ xem kết quả. Trong vòng 1 bài hát mà đội nào
lấy được nhiều chữ cái đúng và nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc,
và các con nhớ là mỗi lần lên chỉ được một bạn và chỉ chọn một
chữ cái thôi.
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi
* Tạo hình chữ cái đ
- À nãy giờ các con chơi rất giỏi bây giờ các con hãy cùng nhau
tạo hình chữ cái “ đ” với cô nha. Cô có chuẩn bị rất nhiều
nguyên vật liệu (bút màu, đất nặn, hạt kim sa, mẫu chữ cái “ đ”,
các con sẽ sử dụng những nguyên vật liệu này để tạo hình chữ
cái “ đ”, nhé.
- Cô cho 3 tổ về vị trí và tạo hình chữ cái “ đ”
+ 1 tổ tô mầu chữ in rỗng “ đ”
+ 1 tổ nặn chữ cái “ đ”
+ 1 tổ dùng hột hạt đính hình chữ cái “ đ”
- Cô nhận xét sản phẩm và tuyên dương trẻ

6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT


Làm quen với các từ : liềm, gùi, hạt thóc
I.Mục tiêu
- Trẻ nghe hiểu và nói đựợc câu: liềm, gùi, hạt thóc
- Trẻ biết cách sử dụng các từ: liềm, gùi, hạt thóc
- Trẻ yêu quí sản phẩm của các nghề
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi
- Hình ảnh về các từ
- Thời gian: 15 phút
III. Tiến hành
- Cô cho trẻ xem tranh và nói “cái liềm” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “cái liềm” 3 lần
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô cầm hạt thóc lên và nói “hạt thóc” 3 lần
- Cho trẻ nhắc lại 3 lần
- Cô hỏi “đây là cái gì?”
- Trẻ trả lời
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Cô chỉ vào tranh và nói “cái gùi”
- Cô nói “cái gùi” 3 lần
- Cho cả lớp nhắc lại từ “cái gùi” 3 lần
- Cô chỉ vào tranh và hỏi “đây là cái gì?”
- Cho trẻ trả lời “đây là cái gùi”
- Cô giải thích nghĩa của từ
- Cho trẻ đặt câu với từ
- Mở rộng: cô hỏi trẻ “cái liềm để làm gì”, “hạt thóc để làm gì”, sau đó cho trẻ hỏi
nhau
- Trò chơi: nhanh chân lẹ tay
+ Luật chơi: Khi có hiệu lệnh mới được chạy lên lấy, phải lấy đúng dụng cụ hoặc sản
phẩm theo yêu cầu của cô
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng đối diện nhau cách 5m, ở giữa 2 đội có các
dụng cụ như “liềm, gùi, hạt thóc” khi có hiệu lệnh 2 đội sẽ chạy lên lấy dụng cụ và
sản phẩm theo yêu cầu của cô đội nào lấy được trước sẽ chiến thắng ở lượt chơi đó,
khi kết thúc trò chơi đội nào thắng nhiều lượt sẽ chiến thắng

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 1: Nghề nông
1. Góc phân vai: Cửa hàng thực phẩm
2. Trò chơi xây dựng: Xây nhà máy xây lúa
3. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới nước cho cây
4. Góc học tập: Xếp các dụng cụ của nghề bằng que, hột, hạt
5. Góc văn hóa địa phương: Xem tranh trò chuyện về làm ruộng
- Cô đã chuẩn bị cho các con các bức tranh về hình ảnh các bác nông dân đang làm
ruộng đó?
- Các con nhìn xem trong tranh các bác nông dân đang làm gì?
- Các bác đang dùng dụng cụ gì để làm?
- Các bác nông dân làm giữa trời nắng nực, trời mưa có vất vả không các con?
- Vậy để có hạt gạo cho chúng ta ăn các bác nông dân rất vất vả chúng ta phải biết ơn
và trân trọng những hạt gạo nha
Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8.Lĩnh vực: Phát Triển nhận thức


Hoạt động chiều
Thêm cho đủ số lượng cho trước trong phạm vi 8
I. Mục tiêu
- Trẻ biết thêm đủ số lượng để bằng 8, nhận biết đủ 8 đối tượng
- Trẻ có kỹ năng phán đoán, ghi nhớ
- Trẻ chú ý vào giờ học đồng thời rèn luyện được tính kiên nhẫn cho trẻ.
II. Chuẩn bị
- Máy vi tính, ti vi
- Địa điểm: trong lớp.
- Thời gian: 30 – 35 phút.
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động - Cho cả lớp hát “Lớn lên cháu láy máy cày”
1 - Lớp chúng ta mới hát bài hát gì? ( trẻ trả lời )
Hôm nay bé - Máy cày là công cụ của nghề nào vậy các con? ( trẻ trả lời )
học gì? - Vậy bây giờ các con hãy tìm xung quanh lớp mình xem có
những dụng cụ hay sản phẩm nào có số lượng là 8 nha.
- Cho một vài trẻ lên tìm
- Các con cùng đếm lại với cô nào? ( trẻ trả lời )
- À các con tìm giỏi quá vỗ tay tuyên dương bạn mình đi
- À hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình “ thêm cho đủ số lượng cho
trước trong phạm vi 8” nha.
2 Hoạt động - Các con nhìn xem cô có mấy cái cuốc đây nào ? ( trẻ trả lời )
2 - Vậy cô có 1 cái cuốc bây giờ phải thêm mấy cái cuốc nữa để
Bé ngồi học được 8 cái cuốc các con nhỉ ? ( trẻ trả lời )
ngoan - À vậy bây giờ cô thêm 7 cái cuốc vào con con cùng đếm xem
đã có đủ 8 cái cuốc chưa nào ? ( trẻ trả lời )
- À đúng rồi các con 1 cái cuốc thêm 7 cái cuốc sẽ được 8 cái
cuốc
- Nhìn xem, nhìn xem bây giờ cô có mấy cái cày đây các con ? (
trẻ trả lời )
- À cô có 2 cái cày vậy bây giờ chúng ta phải thêm mấy cái cày
nữa để được 8 cái cày các con nhỉ ? ( trẻ trả lời )
- Vậy cô sẽ thêm 6 cái cày nữa cô mời cả lớp cùng đếm kiểm tra
nào ? ( trẻ trả lời )
- À đúng rồi 2 cái cày thêm 6 cái cày là được 8 cái cày
- Vậy bây giờ các con quan sát xem cô có gì đây nữa nào ? ( trẻ
trả lời )
- À cô có 3 cái liềm vậy để được 8 cái liềm chúng mình phải
thêm vào mấy cái liềm nữa nào ? ( trẻ trả lời )
- À vậy cô sẽ thêm vào 5 cái liềm nữa nha ? ( trẻ trả lời )
- Vậy 3 cái liềm thêm 5 cái liềm thì được 8 cái liềm
- À bây giờ cô mời các con chơi trời tối trời sáng nào
- Cô nói trời tối các con đi ngủ nào
- Bây giờ trời sáng rồi các con nhìn xem cô có gì đây nào? ( trẻ
trả lời )
- Cô có mấy cái ống tiêm đây? ( trẻ trả lời )
- À vậy 4 cái ống tiêm phải thêm mấy cái ống tiêm nữa để được
8 cái ống tiêm nào? ( trẻ trả lời )
- À đúng rồi 4 cái ống tiêm thêm 4 cái ống tiêm nữa thì được 8
cái ống tiêm các con giỏi quá
- Trời tối các con đi ngủ tiếp nào
- Trời sáng các con nhìn xem cô có mấy cái súng đây ? ( trẻ trả
lời )
- Vậy 5 cái súng thêm mấy cái súng nữa để được 8 cái súng?
( trẻ trả lời )
- Cô mời các con cùng thêm vào 3 cái súng và cùng đếm xem
đúng là được 8 cái súng chưa nào ? ( trẻ trả lời )
- À đúng rồi cô khen cả lớp
- Các con nhìn xem cô có mấy cái chén đây nào ? ( trẻ trả lời )
- À cô có 6 cái chén vậy lớp mình giỏi cho cô biết để có 8 cái
chén thì chúng ta phải thêm vào mấy cái chén nữa nào ? ( trẻ trả
lời )
- À đúng rồi 6 cái chén thêm 2 cái chén sẽ được 8 cái chén
- Nhìn xem cô lại có mấy cái dĩa đây nào ? ( trẻ trả lời )
- 7 cái dĩa thêm mấy cái dĩa để được 8 cái dĩa ? ( trẻ trả lời )
- À 7 cái dĩa thêm 1 cái dĩa sẽ được 8 cái dĩa, các con giỏi quá
- Cô cho trẻ vừa cất dụng cụ vào rổ vừa đếm
3 Hoạt động * Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
3 - Luật chơi: Khi nhạc vang lên mới được thực hiện, khi bạn
Bạn nào chạm tay mới chạy lên.
chơi giỏi? - Cách chơi: Cô có các tranh lô tô, có số lượng 7, 8 khác nhau
cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc, khi cô nói lấy cho cô tranh có số
lượng là 8 khi nhạc vang lên thì bạn đầu tiên chạy lên lấy tranh
lô tô theo yêu cầu của cô dán lên bảng của đội mình, rồi về
chạm tay bạn tiếp theo và về cuối hàng đứng, bạn thứ 2 khi
được bạn mình chạm tay thì chạy lên thực hiện giống bạn thứ
nhất, cứ như thế đến hết nhạc đội nào chọn được nhiều tranh
đúng với yêu cầu của cô thì đội đó chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi
* Trò chơi : “ Ai khéo tay”
Cách chơi: cô đã chuẩn bị các nguyên vật liệu : bông, len, thóc,
đậu. Cô chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ cử 1 nhóm trưởng lên
lấy nguyên vật liệu để về tạo hình số 8 đội nào tạo đúng và đẹp
sẽ giành chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét tuyên dương trẻ

 Tổ chức trò chơi hoặc tạo tình huống ôn các từ đã học


 Nêu gương cuối ngày, vệ sinh trả trẻ
 Đánh giá cuối ngày
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 5 tháng 1 năm 2018
1. Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô gợi y, hướng dẫn trẻ đến góc chủ đề và trò chuyện với trẻ về nghề nông, về
công việc của bố mẹ ở nhà
2. Thể dục sáng ( kết hợp bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”)
+ Đánh chéo 2 tay ra 2 phiá trước, ra sau.
+ Đứng cúi về trước.
+ Khuỵu gối
+ Bật tách khép chân
3. Điểm danh

4. Hoạt động ngoài trời


TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
TCHT: Nói nhanh tên nghề
Chơi tự do
Trò chơi dân gian : “dung dăng dung dẻ” (Trò chơi cũ)
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi học tập “ Nói nhanh tên nghề” ( trò chơi cũ )
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
Chơi tự do
- Cô phân khu vực chơi, cho trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích về nhóm chơi.
- Cô bao quát, động viên, hướng dẫn khi trẻ cần.
- Nhận xét buổi chơi

5. Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ


Hoạt động học
DH “Cháu yêu cô thợ dệt”
I.Mục tiêu
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, vui tươi, hồn nhiên,
- Rèn kỹ năng ca hát, kỹ năng nghe nhạc, luyện tai nghe cho trẻ
- Trẻ biết ước mơ cho tương lai của mình mà phấn đấu học giỏi, vâng lời người
lớn
II. Chuẩn bị
- Trống lắc, trò chơi, đàn, mũ chớp kín
- Địa điểm: Trong lớp
- Thời gian: 30 – 35 phút
III. Tổ chức hoạt động
STT Cấu Trúc Hoạt động của cô và trẻ
1 Hoạt động 1 - Các con có biết áo quần chúng ta mặc là nhờ ai không?
Hôm nay bé - Các bộ áo quần này là sản phẩm của nghề nào không?
học gì? - À đúng rồi áo quần chúng ta mặc là nhờ các cô công nhân
dệt nên đó và đây là sản phẩm của nghề dệt đó các con ạ
- À hôm nay cô có bài hát nói về cô thợ dệt đó là bài hát “
cháu yêu cô thợ dệt” các con cùng hát nào
2 Hoạt động 2 - Cô hát lần 1 với đàn
Bé làm ca - Cô hát lần 2 không có đàn
sĩ? Phân tích nội dung bài hát.
- Bài hát nói về bàn tay khéo léo của cô thờ dệt đã dệt nên
những chiếc áo cho chúng ta mặc, những sự khéo léo nhưng
chan chứa đầy tình yêu thương của các cô đã gửi vào những
chiếc áo đó.
- À nhờ có các cô thợ dệt mà chúng ta có áo, quần để mặc
các con phải luôn yêu quí các cô thợ dệt nha, phải kính trọng
mọi người và phải biết gìn giữ những sản phẩm mà họ đã
làm ra. Chúng ta phải có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi
nếu có lỗi và phải xưng hô lễ phép với mọi người nha
- Bây giờ cả lớp cùng hát với cô nha.
- Cô cho Cả lớp hát 2 lần
- Cô mời tổ,nhóm, cá nhân hát
- Cô cho trẻ hát theo đàn
- Mời trẻ hát cá nhân
- Cô bao quát và chú ý sửa sai cho trẻ
- Động viên khuyến khích trẻ hát chưa được.
3 Hoạt động 3 - Thường ngày các con ăn gì?
Ca sĩ nào - Các con biết hạt gạo được làm ra như thế nào không?
hát? - Và hôm nay cô cũng có bài hát nói về hạt gạo vậy để biết
mọi người làm ra hạt gạo cực nhọc thế nào thì bây giờ các
con ngồi đẹp nghe cô hát cho các con nghe bài hát “hạt gạo
làng ta” nha
- À chúng ta có được hạt gạo trắng ngon để ăn hằng ngày là
biết bao giọt mồ hôi phải đổ và công lao cấy cày của mọi
người trong đó vì vậy mà chúng ta phải biết quí trong hạt
gạo, ăn cơm phải ăn hết phần ăn của mình không làm rơi vãi
cơm nha các con
- Cô hát làm điệu bộ minh hoạ lần 1
- Lần 2 cô mời trẻ cùng nhún nhảy theo bài hát
- Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
4 Hoạt động 4 - Trò chơi “Tai ai tinh”
Tai ai tinh? - Luật chơi: Các đội không được mở mắt đến khi có hiệu
lệnh của cô, và khi cô nói trời sáng thì các đội mới được
giành quyền trả lời
- Cách chơi: Cô giới thiệu với trẻ các dụng cụ gõ đệm (song
loan, trống lắc, phách tre), cô cho các đội ngủ, cô vỗ bất kỳ
1 dụng cụ nào các tiểu đội sẽ đoán xem cô vỗ dụng cụ gì và
vỗ bao nhiêu cái, các tiểu đội sẽ giành quyền trả lời, tiểu đội
nào đoán đúng được thưởng 1 bông hoa cho đội mình, kết
thúc các phần thi tiểu đội nào được nhiều bông hoa nhất thì
đội đó là đội chiến thắng trong cuộc thi hôm nay
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Cô nhận xét tuyên dương lớp tổ cá nhân.

6. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT


- Ô n cá c từ đã họ c
- Nô ng dâ n, cuố c, cày
- Gieo hạ t, cấy, gặ t
- Há i, bẻ, cây
- Liềm, gù i, hạ t thó c

7. Hoạt động góc


Chủ đề nhánh 1: Nghề nông
1. Góc phân vai: Vật tư nông nghiệp
- Ở góc chơi này cô có chuẩn bị những gì?
- Với những đồ dùng chúng ta sẽ bán gì?
- Vậy chúng ta sẽ bán những vật tư nông nghiệp nha
- Chúng ta sẽ bán cho các gia đình mua vật tư về để chăm sóc vườn cây, ruộng lúa
ở nhà mình nha.
2. Trò chơi xây dựng: Xây nhà máy xây lúa
3. Góc nghệ thuật: Hát các bài hát theo chủ đề
4. Góc khám phá: Chiếc đũa gãy
- Giáo viên cho trẻ quan sát chiếc đũa còn nguyên vẹn và hỏi trẻ : “ Chiếc đũa sẽ
nhìn như thế nào khi nhúng vào cốc nước ?”
- Cho trẻ đổ nước vào cốc thủy tinh ( khoảng 2/3 cốc ) và nhúng chiếc đũa vào cốc
nước. Trẻ quan sát chiếc đũa từ bên ngoài cốc nước. Giáo viên có thể hỏi trẻ : “
Chiếc đũa nhìn qua thành cốc như thế nào ? Điều gì đã xảy ra ? Có phải chiếc đũa
đã bị gãy không ?”
- Giáo viên nhấc chiếc đũa từ trong cốc lên và giải thích hiện tượng
Ăn bữa chính
Ngủ
Ăn bữa phụ

8. Hoạt động chiều


- Rèn nă ng khiếu cho trẻ
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Nêu gương cuố i ngà y
- Vệ sinh trả trẻ

 Đánh giá cuối ngày


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
....................................................................................................................

You might also like