Đông Kinh Nghĩa Thục Và Phong Trào Duy Tân ở Bắc Kỳ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

*Đông kinh nghĩa thục và phong trào duy tân ở bắc kỳ

Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không
vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ
Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.
-Bối cảnh: Đầu thế kỷ 20, Pháp hầu như đã hoàn thành quá trình bình định, dẹp
yên các cuộc khởi nghĩa yêu nước bên trong Việt Nam. Cùng với việc mở rộng quá
trình thực dân hoá, tư bản hóa nhằm khai thác thuộc địa một cách hiệu quả nhất,
những cơ sở đầu tiên của kinh tế tư sản bắt đầu phát triển trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Song song với sự phát triển kinh tế, những
tư tưởng tư bản cũng du nhập và phát triển bên trong Việt Nam. Các nhà nho có tư
tưởng tiến bộ nhận thức được sự yếu kém của quốc dân, chứng kiến nước Nhật
Bản duy tân mà thắng đế quốc Nga đã quyết định phải thay đổi tư tưởng, cách thức
học tập trong nước nhằm mục đích tự cường hy vọng một cuộc đổi mới. Đồng thời
học tập từ thất bại của cuộc cải cách của nhóm Lương Khải Siêu và Khang Hữu
Vi khởi xướng ở Trung Quốc
- Tháng 3-1907,lại tiếp thu trào lưu duy tân từ Nhật Bản, Trung Quốc và tư
tưởng tiên tiến của hai nhà đại cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, nên
họ đã tự tìm đến với nhau họp bàn và nhất trí chủ trương noi gương Nhật Bản, trước
hết mở trường dạy cho đông đảo đồng bào các kiến thức cần thiết nhất để làm cho
dân giàu nước mạnh, cuối cùng tiến tới mưu đồ sự nghiệp giải phóng đất nước. Hai
cụ Phan có liên hệ chặt chẽ với nhóm này.các sĩ phu yêu nước tiến bộ như Lương
Văn Can, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Vũ Hoành,
Hoàng Tăng Bí... đã cùng nhau mở một trường học theo kiểu Khánh Ứng Nghĩa thục ở
Nhật Bản thời Minh Trị duy tân, lấy tên là Đông Kinh Nghĩa thục, đặt ở đầu phố Hàng
Đào (Hà Nội), nhằm mục đích bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước, đào tạo nhân tài,
truyền bá nền học thuật mới cùng nếp sống văn minh và hỗ trợ cho phong trào Đông
Du.
Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở
những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên 'nghĩa thục' - trường tư thục
vì việc nghĩa) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động
trong dân chúng.
Bộ máy nhà trường gồm 4 ban: Giáo dục (mở lớp và giảng dạy), Tu thư (soạn
tài liệu giảng dạy và tuyên truyền), Cổ động (tuyên truyền), Tài chính (lo kinh phí).
Trường dạy các môn: Quốc ngữ, chữ Hán (chỉ để đọc tân thư), tiếng Pháp, các
thường thức về xã hội, lịch sử, địa dư, chính trị, kinh tế, quyền công dân. Nhà
trường có một cơ quan ngôn luận riêng là tờ Đại Việt Tân báo; một thư viện nhiều
sách báo với thủ tục cho mượn là chỉ cần đọc xong thì trả lại; một hòm thư trưng
cầu ý kiến nhân dân đóng góp xây dựng trường…
=> ĐKNT đúng là một trường học tiên tiến chưa từng có trong lịch sử nước ta,
Trung Quốc thời ấy cũng chưa có.
Đông Kinh Nghĩa Thục nhanh chóng trở nên nổi tiếng bên trong Hà Nội, nhiều
tỉnh lân cận cũng đã có các hội nhóm mở lớp, xin sách giáo khoa của trường về
giảng dạy. Bắt đầu là ở Hà Đông, quê hương của nhiều sáng lập viên nghĩa thục có
tên tuổi như Vũ Trác, Hoàng Tăng Bí; ở Hoài Đức còn có 3 phân hiệu nghĩa thục ở
thôn Canh, Tây Mỗ, Tân Hội; ở Hưng Yên cũng có 2 huyện có nghĩa thục, lại còn
mở thêm một hiệu buôn nội hoá là Hưng Lợi Tế. Hải Dương, Thái Bình, nghĩa thục
cũng phát triển khá mạnh mẽ, lại còn tổ chức ra nhiều hội ái hữu, tương tế. Thậm
chí, nghĩa thục của Thái Bình còn cử người đi liên hệ với phong trào chống Pháp
của Hoàng Hoa Thám (hay Đề Thám), muốn ứng viện cho nghĩa quân Yên Thế...
Khác hẳn nền cựu học chỉ dạy học sinh thuộc lòng thứ văn chương cao sang
khó hiểu viết từ mấy nghìn năm trước, các tài liệu giảng dạy của ĐKNT thường viết
dưới dạng thơ ca dễ hiểu dễ học dễ nhớ. Sách “Quốc văn tập đọc” có 19 bài ca như:
khuyên học chữ Quốc ngữ, khuyên yêu nước, khuyên họp đàn, mẹ khuyên con, răn
người uống rượu, răn người đánh bạc…“Bài ca khuyên người đi tu” viết:
Phen này cắt tóc đi tu
Tụng kinh Độc lập, ở chùa Duy tân
Đêm ngày khấn vái chuyên cần
Cầu cho ích quốc lợi dân mới là…
“Bài vợ khuyên chồng” viết:
Anh làm sao cho ích nước lợi nhà
Mọi nghề tân học ắt là phải thông
Anh làm sao cho nổi tiếng Lạc Hồng
Có khôn mới đứng được trong cõi đời.

Thực dân Pháp đã thấy ngay các hoạt động của ĐKNT đe dọa lật đổ ách thống
trị của chúng. Vì thế ĐKNT chỉ hoạt động được 9 tháng đã bị chính quyền Pháp ra
lệnh đóng cửa và tàn bạo đàn áp(tháng 11 năm 1907) Chúng bắt giam nhiều yếu
nhân ĐKNT, kết án họ từ 5 năm tù đến chung thân, tử hình và đày ra Côn Đảo nhằm
cách ly với đồng bào. Các tài liệu của ĐKNT đều bị tiêu hủy, ai tàng trữ sẽ bị tù; vì
thế cho nên hiện còn rất ít tài liệu để tham khảo. Tuy vậy, ảnh hưởng của ĐKNT
vẫn tiếp tục lan ra khắp nơi, khêu gợi lòng yêu nước trong toàn dân, chuẩn bị lực
lượng cho các phong trào đấu tranh chống Pháp về sau.
Cao trào yêu nước ĐKNT chứng tỏ Việt Nam là nước châu Á đầu tiên đi theo
con đường Duy tân của Nhật, tiếp thu văn minh phương Tây, dùng biện pháp giáo
dục quốc dân để nâng cao dân trí, cải cách xã hội, tiến tới thực hiện dân giàu nước
mạnh. Cuộc cách mạng giáo dục do ĐKNT tiến hành đã viết nên một trang sáng
ngời trong lịch sử giáo dục nước ta.
-Phong trào duy tân ở bắc kỳ
Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con
đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và
văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn
để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ
chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.

Năm 1906, Phan Châu Trinh ra Bắc, liên lạc với Lương Văn Can và các thân sĩ
Bắc Hà để lập cơ sở Duy tân ở Bắc (sau đó gần một năm, trường Đông Kinh Nghĩa
Thục được thành lập). Ông cũng tìm gặp Đề Thám, sang Quảng Châu gặp Phan Bội
Châu rồi cùng sang Nhật quan sát tình hình chính trị và dân trí nước Nhật, khi bàn
luận và biết là không cùng chí hướng với Phan Bội Châu, ông về nước, xúc tiến con
đường Duy Tân.

Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức
thư chữ Hán cho toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu
cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi
chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.
Liền theo đó, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Phan
Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và
các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ
là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
 Khai dân trí:
Là bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức
khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục và thói xa hoa...
 Chấn dân khí:
Làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần tự cường, hiểu được quyền lợi của
mình, dám tố cáo sự hà hiếp bóc lột của quan lại và sự nhũng lạm của cường hào...
 Hậu dân sinh:
Khuyến khích dân học nghề nghiệp, khai hoang làm vườn, lập hội buôn và sản
xuất hàng nội hóa...
Ngoài ra, Phan Châu Trinh còn viết bài Tỉnh quốc hồn ca để kêu gọi mọi người
hăng hái duy tân theo hướng dân chủ tư sản

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ hai khuynh hướng. Một số sĩ
phu như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng chủ trương cải cách ôn hòa, nghị
viện. Họ vận động mở trường dạy học, cải đổi phong tục tập quán và lối sống,
khuyến khích mở mang công thương. Một số khác như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình
Kiên thì thiên về khuynh hướng bạo động...
Sau đây là một số hoạt động nổi bật theo khuynh hướng ôn hòa:
 Về lĩnh vực kinh tế:

Thông qua việc mua bán để tập hợp nhau lại. Tiền kiếm được dùng để mở
trường, nuôi thầy, cấp phát sách vở cho học sinh. Vì vậy, việc mua bán này còn
được gọi là Quốc thương.
Đáng kể ở Quảng Nam có Hợp thương diên phong của cử nhân Phan Thúc
Duyên, hiệu buôn của bang tá Nguyễn Toản. Ở Phan Thiết, có Công ty Liên
Thành của Nguyễn Trọng Lội (con danh sĩ Nguyễn Thông). Ở Nghệ An, có Triêu
Dương thương quán do Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế thành lập...
 Về lĩnh vực giáo dục:

Mở trường dạy học để mở mang dân trí. Các môn học được giảng dạy ở nhiều
trường là: Quốc ngữ, toán, cách trí (khoa học thường thức), sử Việt, địa lý, thể
dục...Có nơi, còn dạy thêm tiếng Pháp, chữ Hán và võ Việt. Ngoài ra, nhà trường
còn là nơi tuyên truyền mở rộng công, thương nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, phê phán
quan lại, đả phá tập tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới...

Đáng kể ở Quảng Nam có trường Diên Phong do Trần Quý Cáp tổ


chức ,trường Phú Lâm (có một lớp dành riêng cho nữ sinh), trường do Lê Cơ (anh
em họ với Phan Châu Trinh) thành lập. Ở Quảng Ngãi, có trường do cử
nhân Nguyễn Đình Quảng thành lập tại làng Sung Tích (Sơn Tịnh). Ở Phan Thiết,
ngoài Công ty Liên Thành, Nguyễn Trọng Lội còn lập trường tư thục Dục
Thanh (1907) rồi giao cho em ruột là Nguyễn Quý Anh làm quản đốc. Ở Bình
Thuận, một thư xã (nhà giảng sách) được thành lập (1905) tại đình Phú Tài. Ở
Thanh Hóa có Hạc thành thư xã, v.v...

Theo Trung Kỳ dân biến tụng oan thỉ mạt ký do Phan Chu Trinh viết, thì "trong
năm 1906, 40 trường dân lập kiểu mới đã được mở ra ở Quảng Nam" ... Trường
Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập tại Hà Nội tháng 3 năm 1907 cũng là nhờ công
xúc tiến của ông.

Cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực
(nổi bật là hai lĩnh vực vừa nêu trên), được sự hưởng ứng đông đảo của giới sĩ phu
và dân chúng, nên ngày càng phát triển mạnh. Bởi vậy, chính quyền thực dân và
phong kiến tìm mọi cách ngăn cấm. Như việc tổng đốc Quảng Nam là Hồ Đắc
Trung cấm không cho dân chúng tụ tập nghe diễn thuyết, Đặng Nguyên Cẩn đang là
đốc học Hà Tĩnh bị đổi vào Bình Thuận (đầu năm 1907), Ngô Đức Kế bị bắt vì án
sát Cao Ngọc Lễ vu cho tội mưu loạn, Lê Đình Cẩn bị công sứ Quảng Ngãi xét hỏi
nhiều lần...

Bị đàn áp và giải tán

Đến năm 1908, nhân dân Trung Kỳ đang điêu đứng vì nạn sưu thuế, đã đứng
lên làm cuộc đấu tranh "chống đi phu, đòi giảm sưu thuế" (sử Việt thường gọi
là Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ). Khởi đầu là ở các huyện Đại Lộc, Thăng
Bình, Tam Kỳ, Hòa Vang, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam; rồi lan ra các
tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh...

Khi nổ ra phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, do các lãnh đạo chủ chốt của
phong trào kháng thuế cũng đồng thời tham gia phong trào Duy Tân và do lo sợ
phong trào Duy Tân ảnh hưởng xấu đến nền cai trị nên chính quyền thực dân
Pháp và triều đình nhà Nguyễn thẳng tay đàn áp. Họ ra lệnh phải đóng cửa các
trường học, giải tán các hội buôn. Đồng thời cho lính đi lùng sục bắt bớ hàng trăm
người có liên quan, trong đó các thành viên lãnh đạo phong trào Duy Tân. Một số
người có liên quan đến phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ bị chính quyền nhà
Nguyễn tại các tỉnh kết án tử hình, như Trần Quý Cáp, Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan...
Những người khác chỉ tham gia phong trào Duy Tân bị đày đi Côn Đảo (trong số đó
có Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Ngô Đức Kế...) hay Lao
Bảo. Đến cuối tháng 5 năm 1908, cuộc đấu tranh chống sưu thuế và phong trào Duy
Tân đều kết thúc.

Mặc dù thất bại, nhưng nhìn chung, cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ đã
khẳng định sức thu hút mạnh mẽ của tư tưởng duy tân, có ảnh hưởng lớn đến trình
độ giác ngộ và tinh thần đấu tranh của nhân dân đòi cải cách đời sống về mọi mặt.
Bên cạnh đó, qua phong trào còn cho thấy vai trò lãnh đạo của những sĩ phu tiến
bộ...

*Phong trào chống sưu thuế ở trung kỳ


-Nguyên nhân:  sau năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu công việc khai thác thuộc
địa. Dân chúng từ thành thị đến thôn quê thảy đều nai lưng đóng thuế, đi phu vô
cùng khốn đốn. dân chúng không chịu nổi sự bốc lột nữa, nên nhiều cuộc biểu tình
kháng thuế đã nổ ra lung tung
Cái bi kịch xã hội này được diễn tả trong mấy câu ca sau:
...Từ ngày Tây lại cửa Hàn,
Đào sông Cu Nhí, đắp đàng Bồng Miêu...
...Đời ông cho đến đời cha,
Đời nào cực khổ như ta đời này.
Ngoài đồng cắm cọc giăng dây,
Vườn nhà đóng thuế vợ gầy con khô...
...Từ ngày Tây chiếm đế đô,
Xâu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi trời!
Còn lo một nỗi khổ đời,
Quan trên ỷ thế nhiều lời hiếp dân... [2]

Trong bối cảnh đó, phong trào Duy Tân (do Phan Châu Trinh đề xướng
năm 1906) ngày càng phát triển mạnh, nhất là tư tưởng dân quyền mà phong trào
này đề cao, đã gây tác động không nhỏ vào cuộc đời của giới dân nghèo, làm bùng
lên cuộc đấu tranh "chống đi phu, đòi giảm sưu thuế" rất quyết liệt của họ tại nhiều
tỉnh miền Trung.
-Diễn biến:
Buổi đầu (tháng 3 năm 1908), đoàn người biểu tình không mang theo vũ khí,
không dùng bạo lực, chỉ kiên trì đòi hỏi mục đích là giảm sưu giảm thuế. Nhưng dần
về sau, phong trào biến thành một cuộc đối đầu giữa dân nghèo và nhà cầm quyền.
Cuộc đối đầu này kịch liệt đến nỗi những người đề xướng phong trào không thể kìm
hãm được. Bởi vậy càng về sau, phong trào gần như trở thành một cuộc khởi nghĩa
cướp chính quyền. Do đó, đã xảy ra nhiều vụ đổ máu...
Cuộc đấu tranh tại một số tỉnh
Tại Quảng Nam

Phong trào khởi phát bằng cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nhân dân  Quảng
Nam vào đầu tháng 3 năm 1908.
Năm 1908, thực dân Pháp lại bắt đầu cho sửa chữa và mở rộng mặt đường từ
huyện Đại Lộc đi tỉnh lỵ. Bởi viên tri huyện ăn hối lộ nên phân bổ nhân công không
đều làm cho đông đảo dân phu bất mãn.
Vào ngày đầu tháng 2 năm Mậu Thân (1908), tại một bữa giỗ tộc Trương
(Phiếm Ái, Đại Lộc), các ông Trương Hoành, Lương Châu, Hứa Tạo, Trương
Tổn, Trương Côn, Trương Đính,… đã "bàn nhau làm đơn lấy chữ ký các làng xã
trong huyện, tới trình viên huyện chuyển đạt lên tỉnh cùng Tòa Sứ xin giảm nhẹ sưu
cùng các món thuế, kẻo nặng quá dân không đóng nổi".
Đêm ngày 9-3-1908, tráng dân ở các xã vùng thượng lưu sông Vu Gia thuộc
tổng Đức Hòa thượng đã tập trung về đình làng Hoằng Phước sát bến đò Ba Bến,
nơi sông Con và sông Cái đổ vào sông Vu Gia. Lý trưởng làng Hà Tân là Lương
Cảnh đã ủng hộ 6 ang gạo, đôn đốc dân làng thổi cơm ngay giữa sân đình để đoàn
người đi "xin sưu" ăn. Sáng ngày 10-3-1908, đoàn "xin sưu" từ đình làng Hoằng
Phước qua đò ngang sông Con. Trưa ngày 10-3-1908, đoàn biểu tình "xin sưu" của
tổng Đức Hòa thượng nhóm họp ngay trong huyện đường.
Ngày 11 tháng 3năm đó, họ kéo nhau lên tỉnh, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu
đấu tranh đòi bỏ lệ đi xâu và đòi giảm thuế. Từ Đại Lộc lên tỉnh lỵ Hội An trên
40 km, dân chúng ở hai bên đường theo mỗi lúc một đông. Khi đến bến đò Vĩnh
Điện gần tỉnh, thì số người biểu tình đã lên đến khoảng năm, sáu trăm.
Đoàn người kéo đến Tòa sứ, công sứ Charles (phụ tá là Phó công sứ
Besancon )chỉ cho ba người đại diện vào. Mặc dù được hứa là sẽ xin ý cấp trên về
vấn đề sưu thuế và sẽ cho điều tra việc làm của viên tri huyện, nhưng dân chúng
không chịu giải tán, một mực cứ đòi giải quyết ngay. Sau đó, ba người đại diện đều
bị bắt giam (sau bị đày đi Lao Bảo thuộc Quảng Trị). Căm phẫn, nhân dân từ các
nơi kéo đến đông hàng vạn. Viên công sứ liền ra lệnh cho lính xông vào đánh đập,
bắn súng thị uy, nhưng dân chúng chỉ tản ra tạm thời rồi tụ lại... Mãi đến khi được
hứa là sẽ cách chức viên tri huyện và sẽ không tăng sưu thuế nữa, người dân mới
chịu giải tán dần. Tính ra đợt biểu tình này kéo dài hơn một tháng.
Trong khoảng thời gian đó, người dân bị áp bức ở các phủ huyện khác kế tục
nhau nổi dậy như: Ngày 21 tháng 3, một đoàn biểu tình kéo đến bao vây dinh tỉnh,
đòi tổng đốc Hồ Đắc Trung phải đi đến Tòa sứ Hội An xin giảm xâu thuế cho dân.
Hoảng sợ, vị quan này bỏ trốn...
Ngày 22 tháng 3, một đoàn biểu tình kéo đến dinh phủ Điện Bàn, đòi tri phủ
Trần Văn Thống phải cùng đi xin sưu thuế với dân. Viên quan này không chịu, liền
bị người dân bắt bỏ lên xe kéo đi...Viên đề lại trốn được liền chạy đi báo. Lập tức,
công sứ Charles sai lính khố xanh tới bủa vây đoàn người, rồi dùng roi gậy và báng
súng xông vào đánh túi bụi. Vẫn không giải tán được, đội lính chĩa súng bắn vào
đoàn biểu tình, làm cho một số bị thương và bị chết đuối vì nhảy xuống sông. Viên
tri phủ được giải cứu, nhưng ngay tối hôm đó, người dân tụ tập trở lại.
Tại phủ lỵ Thăng Bình, cũng xảy ra việc tương tự, tức là dân chúng bắt viên tri
phủ cùng đi sưu. Lính đến vây, bắn bị thương và bắt đi một số...Tại làng Gia cốc
thuộc phủ Duy Xuyên, dân chúng kéo đến bắt viên chánh tổng Trần Quất, đốt râu,
buộc đá dìm chết (7 tháng 4), sau đó mới kéo đến phủ lỵ. Các phủ lỵ Tam Kỳ, Hòa
Vang,...dân chúng thảy đều nổi dậy, làm cho công sứ Charles phải ban hành lệnh
giới nghiêm, và tăng cường lính cho các phủ huyện.
Tại Quảng Ngãi
Ở Quảng Ngãi, nghe dân chúng xôn xao bàn tán về việc đòi giảm sưu thuế của
nhân dân tỉnh Quảng Nam, viên công sứ Dodey (phó sứ là Lemasson) bèn đi đến
một số xã thôn để phủ dụ dân chúng. Mặc dù vậy, chiều ngày 28 tháng 3phong trào
bắt đầu bùng lên tại tỉnh này.
Khởi đầu là đông đảo người dân huyện Bình Sơn cùng với 25 hào lý ở các xã
kéo đến dinh công sứ để xin giảm sưu thuế, và làm đơn gửi toàn quyền Đông
Dương, nêu 7 kiến nghị. Ở một số phủ huyện khác, người dân còn bắt giam vợ con
của các quan lại, và còn rải truyền đơn kể tội Nguyễn Thân, một cộng sự đắc lực của
thực dân Pháp.
Ngày 31 tháng 3, một ngàn rưỡi người biểu tình đến vây kín Tòa sứ tỉnh. Công
sứ Dodey ra lệnh đàn áp và bắt giam một số người, trong đó có Lê Khiết và Nguyễn
Bá Loan, là hai người đứng đầu[9]. Tuy nhiên, không vì thế mà nhân dân chùn bước.
Từ các nơi, họ kéo đến ngày càng đông, khiến nhà cầm quyền Pháp phải điều động
lính khố đỏ từ Bắc Kỳ [10] vào đàn áp, mãi đến cuối tháng tình hình mới tạm lắng
dịu.
Tại Bình Định
Đoàn người biểu tình mang theo dao kéo, cắt "búi tóc" tất cả những người gặp
trên đường. Họ gọi nhau là "đồng bào", khắc con dấu, phát truyền đơn, cáo
thị...Ngoài ra, họ còn đi lùng bắt một số nhân viên thu thuế chợ, cường hào và
hương lý mà bấy lâu nay đã sách nhiễu dân để trừng trị. Đến ngày 18 tháng 4, số
người biểu tình đã lên đến hàng vạn. Họ lần lượt kéo đến bao vây tỉnh thành Bình
Định, hết đợt này đến đợt khác. Chính quyền Pháp ở Bình Định, đứng đầu là Công
sứ Pháp Sandré, phó sứ Fries; tổng đốc Tôn Thất Đàm, án sát Huỳnh Lưu, Bố chánh
Cao Xuân Tiêu... đem quân ra đối phó. Nhiều cuộc xung đột đã diễn ra tại đây.
Tại Thừa Thiên
Đầu tháng 4, nhân dân Thừa Thiên biểu tình. Công sứ Pháp ở tỉnh Thừa Thiên
là Gariod, Phó công sứ Boudineau liền điều lính tới nổ súng ngăn chặn. Bị cản trở,
đoàn người bị áp bức liền xông lên đánh nhau với đội lính, rồi bắt trói viên phó lãnh
binh và bắt viên Phủ doãn phải dẫn đầu đoàn biểu tình (11 tháng 4). Trên đường
đến Kinh đô Huế, một số nơi đã bố trí sẵn để cắt tóc ngắn và khâu áo ngắn lại (tức
theo xu hướng cải cách) cho những ai còn búi tóc và mặc áo dài.
Để cổ vũ phong trào, học sinh trường Quốc học và trường Quốc Tử Giám
ở Huế còn đến đọc thơ ca, hò vè mang nội dung yêu nước. Lo ngại, thực dân Pháp
phải đưa vua Duy Tân (khi ấy mới 8 tuổi) ra phủ dụ nhưng không có tác dụng. Cuối
cùng, họ phải điều lính đến đàn áp. Cuộc xô xát lớn đã diễn ra ở đầu cầu Trường
Tiền, làm nhiều người bị bắt và bị trúng đạn. Đến khi ấy, mới giải tán được.
Tại Phú Yên
Khởi đầu là cuộc vận động "cắt tóc" diễn ra sôi nổi trong dân chúng khắp nơi
trong tỉnh. Cuộc vận động này dần trở thành một phong trào làm cho chính quyền
thực dân lo ngại. Hành động tiếp theo của người dân (chủ yếu là nông dân, trên tay
không vũ khí) là tổng tiến hành các cuộc biểu tình đưa kiến nghị lên các quan phủ
huyện đòi giảm sưu thuế.
Đầu tiên là ở huyện Đồng Xuân. Ngày 5 tháng 5 năm 1908, nhờ một số nhân sĩ
hướng dẫn, đông đảo người dân đã kéo đến huyện lỵ để xin giảm sưu thuế. Ngày 11
tháng 5 năm 1908, một đoàn biểu tình khác khoảng 200 người kéo đến phủ
đường Tuy An, hô vang các khẩu hiệu đòi giảm sưu thuế. Một số người bị kích
động xông vào đoạt súng của giám binh Pháp Fourré, nhưng liền bị đẩy lui.
Ở phía nam Phú Yên, các cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế diễn ra mạnh mẽ,
lôi cuốn nhân dân khắp các làng, tổng thuộc phủ Tuy Hòa tham gia. Trước áp lực
đông đảo của hơn hai ngàn người, tri phủ Tuy Hòa là Nguyễn Hoàng vội đóng chặt
nha phủ, điện báo cho công sứ ở tỉnh lỵ Sông Cầu là Lehé là dân "Tuy Hòa đang nổi
loạn" rồi trốn biệt.
Đến ngày 13 tháng 5 năm 1908, đoàn biểu tình kéo ra tỉnh lỵ Sông Cầu (chef
lieu) để khiếu nại chính quyền của công sứ Lehé, phó sứ Hugnet; đại lý Pháp ở
Cheo Reo là Cottez.... Nhưng khi đến Trạm Gành (thuộc huyện Tuy An), thì bị quân
của lãnh binh Legot chặn lại. Một cuộc xô xát xảy ra, làm một số người chết và bị
thương vì trúng đạn của đối phương. Mặc dù vậy, đoàn biểu tình vẫn không chịu
dừng lại. Đến khi ấy, chính quyền thực dân đã phải bèn điều thêm một trung đội lính
khố đỏ đang đóng tại tỉnh lỵ Sông Cầu đến tiếp tay. Ngày 14 tháng 5 năm 1908,
đoàn biểu tình kéo ra đến cầu Tam Giang – cửa ngõ vào tỉnh lỵ Sông Cầu, thì lại
vấp phải quân Pháp. Thêm hàng trăm người bị giết và hàng chục người bị bắt giam.
Đến lúc này cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Phú Yên mới hoàn toàn tan rã.
Tại các nơi khác
Tuy có chậm hơn, cuối tháng 5, ở Thanh Hóa (đứng đầu là Công sứ Pháp
Rousseau, Phó sứ Ungerer), Nghệ An (đứng đầu là Công sứ Vinh Desteney, phó sứ
d'Elloy), Hà Tĩnh (đứng đầu là Công sứ Doucet, phó sứ Tholance, giám binh
Arnoux) cũng đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế.
Bị đàn áp mạnh, phong trào thất bại
Cuộc nổi dậy của giới dân nghèo miền Trung Việt Nam trong thời gian dài đã
làm tê liệt bộ máy chính quyền thực dân và phong kiến ở nhiều nơi. Để bình định
gấp, nhà cầm quyền bèn sai lính đi lùng sục khắp nơi, bắt bớ và bắn giết (nếu chống
cự lại) những người cắt tóc ngắn. Đến giữa tháng 4, nhiều đại đội lính khổđỏ từ Bắc
Kỳ vào đàn áp. Hai đại đội lính Âu cũng được đều vào Quy Nhơn (Bình Định) để
thị uy. Ngoài việc ấy, họ còn ra lệnh giải tán các hội buôn, đóng cửa các trường học
được hình thành từ cuộc vận động Duy Tân (hay còn gọi là phong trào Duy Tân).
Cuối tháng 5 năm 1908, phong trào chống sưu thuế ở miền Trung bị đối
phương dập tắt. Sau đó, nhiều người bị kết án tử hình, trong đó có: Trần Quý Cáp
,Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, Ông Ích Đường, Trịnh Khắc Lập, Nguyễn Hàng Chi ...
Hàng trăm người bị đày ra Côn Đảo, trong đó có: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, Phan Thúc Duyện, Trần Cao Vân, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế,...Hàng
trăm người khác bị đày đi Lao Bảo (Quảng Trị).

*Vụ đầu độc binh lính Pháp ở thành Hà Nội


Vụ Hà Thành đầu độc là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp
và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội diễn ra
ngày 27 tháng 6 năm 1908.
Mục đích của họ nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng
và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng với sự tham gia
của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi
người Pháp.
Ngày 24/6/1908, Thiếu tướng De Nays Candau, chỉ huy trưởng pháo binh
Đông Dương, nhận được một thư nặc danh nói rằng có âm mưu binh biến ở Hà Nội,
có cả thường dân lẫn quân nhân người Việt của nhiều đơn vị tham gia, mà những kẻ
cầm đầu phần nhiều thuộc pháo đội công vụ và một viên Cai thuộc trung đoàn 4
Pháo binh.
Cùng thời gian này trung uý Delmont Bebet, pháo đội trưởng công vụ đã nhận
được báo cáo về một viên đội khả nghi thuộc pháo đội này và một viên cai thuộc
trung đoàn 4 Pháo binh.
Thống Sứ Bắc Kỳ Louis Jules Morel ra lệnh mở cuộc điều tra công khai. Thấy
bị động nên tất cả đồng ý hành động gấp rút, nếu không sẽ bị bắt cả.
Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt (lính khố đỏ)
thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ
thành Hà Nội của Pháp. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng
với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân" (chức cai đội), Nguyễn
Trí Bình, Dương Bé,... tất cả có trên 10 người. Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên
trong: đầu độc 2000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp
đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh
quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Tuy vậy mật vụ Pháp đã
biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên.
Trong bữa tối khoảng 20 giờ ngày 27 tháng 6 năm 1908, 125 tên Pháp thuộc
trung đoàn 4 pháo binh và 80 tên khác thuộc trung đoàn 9 bộ binh thuộc địa được
cho ăn cà độc dược bị trúng độc và bất tỉnh. Chưa đến giờ đã định là 21 giờ nên tất
cả các toán, kể cả Nghĩa quân bên ngoài chưa tiến hành, thì cai Trương đến nhà thờ
Hà Nội báo cho cố đạo Dronet Ân, một cố đạo người Pháp về âm mưu đánh úp Hà
Nội trong đêm. Cố đạo Dronet Ân lập tức gọi điện thoại báo. Cùng lúc ấy Trung
tướng Piel, Tổng tư lệnh quân đội Pháp, được tin báo là các quân sĩ thuộc trung
đoàn 4 pháo binh và trung đoàn 9 bộ binh thuộc địa ở trong thành đã bị đầu độc,
hiện một số lớn đã nằm bất tỉnh. Rồi Thống Sứ Morel, vài phút sau đó, báo tin cho
Tướng Piel biết có những cuộc tập hợp nghi ngờ ở xung quanh thành. Quân Pháp đã
báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa,
chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam. Ngày
hôm sau Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người
Việt. Số lính Pháp thì không có ai thiệt mạng vì độc dược.

Các cánh quân tiếp ứng bên ngoài


Lực lượng tiếp ứng bên ngoài gồm 3 cánh quân:

 Một đội nghĩa quân chống Pháp khoảng 200 người được lệnh đánh
thẳng vào Đồn Thủy (là khu nhượng địa, nay nằm ở vị trí bệnh viện Quân đội
108 ngày nay);
 Một mũi chờ sẵn trên các thuyền đậu gần một xưởng thuốc lá (trên bờ
hồ Tây) tiến đánh thẳng vào cửa Bắc thành.
 Cánh quân thứ ba, rất nhiều nghĩa quân từ Sơn Tây về yểm trợ, trong
đó 20 người là người của Hoàng Hoa Thám, được trang bị súng ngắn, chờ sẵn
trước vọng lâu của phủ Toàn quyền, chuẩn bị đánh trại lính khố đỏ ở phía Tây
(của nơi tập kết).
Cả ba cánh quân sẵn sàng chờ hiệu lệnh tiến công từ trong thành phát ra. Chờ
đợi mãi không thấy hiệu lệnh tiến công như đã hẹn từ trong thành vọng ra, các cánh
quân biết là bị lộ. Theo lệnh của Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân ở các hướng khẩn
trương rút ra ngoài để khỏi bị quân Pháp bắt.
Xử Tử
Thủ cấp của Dương Bé, Tư Bình và Đội Nhân bị xử trảm ngày 8 tháng 7 năm
1908 trong vụ "Hà Thành đầu độc"
Hội đồng đề hình thành lập ngày 28 tháng 6 năm 1908 có De Mirabel làm
chánh thẩm, Duvillier (sau bị thay thế bởi Bosc) và Villain làm bồi thẩm. Công tố
viên là Grillaud des Fontaines kết tội lính Việt "xâm phạm nền an ninh của chính
phủ Bảo hộ".

Đợt 1: Ngày 8 tháng 7 năm 1908, quân Pháp đưa 3 người đầu tiên: Đặng
Đình Nhân (Đội Nhân), Nguyễn Trị Bình (Tư Bình), và Nguyễn Văn Cốc
(Dương Bé) ra xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội (tại Công viên Lenin ngày
nay). Sau đó quân Pháp bêu đầu của các nghĩa quân bị chém, nhằm ra oai và
khủng bố tinh thần dân Việt, để làm thui chột sự phản kháng của người Việt
yêu nước.

Đợt 2: Ngày 3 tháng 8 năm 1908 xử tử thêm ba người: Nguyễn Văn Hiên
(Bếp Hiên), Cai Ngà, và Bếp Xuân.

Đợt 3: Ngày 29 thì hành quyết ba người nữa: Lang Sẹo, Cai Xe và Cai Tôn.

Đợt 4: Cuối cùng ngày 27 tháng 11 năm 1908 thì bốn người cuối cùng
bị chém: Đỗ Văn Đàm (Đồ Đàm), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh.
Ngoài 13 người phải tội chém, Hội đồng đề hình tuyên án sáu người khác tử
hình khiếm diện, tổng cộng là 19 bị tội phải chết. Địa điểm chém là Vườn Bàng ở
gần chợ Bưởi. Mộ tập thể không đầu của 9 người này lúc đầu chôn ngay tại pháp
trường. Về sau khi người Pháp lấy Vườn Bàng làm xưởng nhuộm thảm thì mộ bị
chuyển tới một khu đất thuộc Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm. Năm 1988, ngôi mộ này
đã được xác định chính xác là nằm tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Hỷ, xóm 2
phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Ngoài những án tử hình, Hội đồng đề hình xét bốn người bị tù khổ sai chung
thân, 26 bị khổ sai hữu hạn (5-20 năm tù), và 10 bị án 1-5 năm tù. Tổng cộng hình
án là 59 người.

You might also like