Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

Phân loại vaccine

Tổng quan
• Vaccine là chế phẩm kháng nguyên không độc
(không có đặc tính gây bệnh), tạo đáp ứng
miễn dịch chủ động đối với tác nhân gây bệnh
tương ứng
• Vaccine có tác dụng phòng vệ: kích thích hệ
thống miễn dịch của cá thể (tạo bộ nhớ cho tế
bào lympho T và B)
Tổng quan
• Tác dụng phòng vệ thu được tùy loại vaccine:
sau 1, 2 hay 3 liều, cách khoảng vài ngày hay
vài tuần
• Tính miễn dịch 1 khi được thiết lập kéo dài vài
năm hoặc cần những liều nhắc lại
• Một vaccine lý tưởng phải bảo vệ được cơ
thể và loại bỏ căn bệnh hoàn toàn (nhưng
hầu hết vaccine chỉ có tác dụng bảo vệ cơ
thể)
Tổng quan
• Yêu cầu chung của vaccine
 Tạo đáp ứng miễn dịch
 Bảo vệ kéo dài
 Khoảng cách giữa các liều xa
 Không gây tác dụng phụ nghiêm trọng
 Ổn định
Vaccine truyền thống
Vaccine sống giảm hoạt lực
• Chứa kháng nguyên sống được làm giảm độc
bằng nhiều phương pháp khác nhau
 Nuôi trong những điều kiện làm suy yếu độc
lực của chúng (nuôi trong điều kiện bất
thường)
 Sử dụng công nghệ di truyền gây đột biến
Vaccine truyền thống
Vaccine sống giảm hoạt lực
• Hoặc vi sinh vật gần giống nhưng ít nguy hiểm
hơn
→ Gây đáp ứng miễn dịch rộng
• Do các vi sinh vật vẫn còn sống → kích thích
kháng nguyên đủ lâu để sản xuất tế bào nhớ
Vaccine sống giảm hoạt lực
• Các mầm bệnh suy yếu của virus hay vi sinh
vật nội bào có khả năng sinh sôi trong tế bào
chủ thể
→ Mầm bệnh có thể chuyển lại thành dạng
gây bệnh
→ Hoặc mầm bệnh suy yếu đủ yếu với hệ
thống miễn dịch bình thường nhưng vẫn là
mầm bệnh với hệ thống miễn dịch suy yếu
Vaccine sống giảm hoạt lực
• Hiện thời các kỹ thuật thao tác di truyền được
dùng để loại bỏ các gene gây lực độc → loại
bỏ bất lợi
• Vaccine loại này thường tạo đáp ứng miễn
dịch bền và được dùng cho người lớn
• Ví dụ
⬧ Vaccine sốt vàng da, sởi, rubella, quai bị,
vaccine Sabin
⬧ Vaccine ngừa lao sống không chứa chủng
truyền nhiễm mà chứa Mycobacterium bovis
Vaccine bất hoạt (vaccine chết)
• Chứa các vi sinh vật độc đã được làm chết
bằng các chất hóa học hoặc nhiệt độ
• Vẫn giữ tính kháng nguyên
• Vi sinh vật không thể sinh sôi trong chủ thể
• Nói chung an toàn nhưng không phải tuyệt
đối: Các nội độc tố (endotoxin) bề mặt trên
vaccine ho gà bất hoạt hay virus cúm đôi khi
gây các đáp ứng DTH (delayed type
hypersensitivity)
Vaccine bất hoạt (vaccine chết)
• Hiệu lực không cao
→ Cần tiêm nhắc lại nhiều lần để tạo phơi
nhiễm kháng nguyên liên tục vì vi sinh vật chết
tự nó không có khả năng duy trì trong chủ thể
và nhanh chóng bị loại sạch bởi hệ miễn dịch
• Không tạo miễn dịch cộng đồng
• Nâng khả năng tạo đáp ứng miễn dịch nhờ tá
dược
Vaccine bất hoạt (vaccine chết)
• Vaccine bất hoạt nói chung chỉ có khả năng
cảm ứng miễn dịch thể dịch vì mầm bệnh chết
không thể đi vào tế bào chủ
→ Vaccine mất tác dụng cơ bản nếu cơ chế
nhiễm thông thường ở nội bào
• Ví dụ: vaccine cúm, ho gà, dịch hạch, viêm
gan A, vaccine bại liệt Salk
Vaccine biến độc tố (giải độc tố, anatoxin)
• Chứa độc tố đã bất hoạt (bằng cách ủ với
formalin) không còn khả năng gây bệnh
• Ví dụ: vaccine ngừa độc tố uốn ván, bạch hầu
Vaccine dưới đơn vị (subunit)
• Chứa một phần nhỏ, đặc trưng của tác nhân gây
bệnh
• An toàn hơn vaccine bất hoạt
• Được sản xuất từ vi sinh vật không gây bệnh
hoặc tế bào nuôi cấy để gây đáp ứng miễn dịch
→ Tránh được các độc tố mạnh hay loại bỏ được
các vật liệu mơ hồ hoặc gây đáp ứng miễn dịch
lấn át
Vaccine dưới đơn vị (subunit)
• Ví dụ
 Vaccine Haemophilus influenzae type b chỉ
chứa polysaccharide nang của vsv
 Vaccine HBV chỉ chứa các protein bề mặt
của vsv được sản xuất từ nấm men
 Vaccine tiểu phần giống virus (virus-like
particle – VLP) ngừa HPV (human papilloma
virus) chứa protein capsid chính của virus
Vaccine hiện đại
Vaccine tái tổ hợp (recombinant vaccine)
• Vaccine kết hợp giữa 1 vi sinh vật và DNA của
1 vi sinh vật khác để chống lại các bệnh có
quá trình lây nhiễm phức tạp
• Đoạn gene tổng hợp nên protein đặc trưng
cho vi sinh vật gây bệnh được chèn vào bộ
gene của virus, vi khuẩn, nấm men hay tế bào
nuôi cấy để tạo ra kháng nguyên đặc hiệu cho
mầm bệnh
• Cần lưu ý tới giai đoạn hậu dịch mã ở tế bào /
virus chủ
Vaccine tái tổ hợp (recombinant vaccine)
• Ví dụ: Vaccine phòng 1 số bệnh do virus được
làm bằng cách tái tổ hợp biến chủng virus đậu
bò (cowbox variant) với các gene vô hại, đặc
trưng của virus gây bệnh
Vaccine Nucleic acid
• Chứa nucleic acid của các tác nhân gây bệnh
• Hoạt động bằng cách chèn DNA/RNA của
virus hoặc vi khuẩn (và biểu hiện – khởi động
sự nhận diện của hệ thống miễn dịch) vào tế
bào
• Các tế bào của hệ thống miễn dịch (CD4,
CD8) một khi nhận diện được các protein biểu
hiện sẽ tăng cường tấn công chống lại các
protein này và cả các tế bào biểu hiện chúng
• DNA vaccine vẫn đang bị nghi ngại về khả
năng gây ung thư
Vaccine Nucleic acid
• Ưu điểm: rất dễ sản xuất
• Nhiều loại vaccine DNA đang ở giai đoạn thử
nghiệm / đưa vào sử dụng
• Vaccine ngừa H5N1 chỉ chứa vật liệu di truyền
của virus cúm, khi vào cơ thể DNA sẽ chỉ dẫn
tế bào sản xuất protein → hoạt động như
vaccine chống lại virus cúm
• Vaccine ngừa Wuhan virus
• Cần vector / hệ thống dẫn truyền trong trường
hợp DNA vaccine và hạt nano đối với RNA
vaccine
Vaccine tổng hợp (synthetic vaccine)
• Chứa các peptide, các carbohydrate hoặc các
kháng nguyên tổng hợp phần chính hoặc toàn
phần
• Vaccine peptide tổng hợp có 3 tác động nổi
bật chính
 Phòng bệnh do vi khuẩn thông qua trung
hòa độc tố
⬧ Ví dụ: vaccine peptide tổng hợp cho cả 2
độc tố bạch hầu và tả
Vaccine tổng hợp (synthetic vaccine)
 Vaccine ngừa virus: chú trọng vào các vùng
không biến đổi của virus (trình tự amino acid
bảo toàn cao)
⬧ Ví dụ: vaccine dựa trên các protein và
glycoprotein của HIV
 Vaccine dành cho ký sinh trùng: dựa trên
các epitope của bào tử sốt rét
Vaccine tổng hợp (synthetic vaccine)
• Vaccine có thể được bào chế với các tá dược
để tăng cường hiệu quả: thường dùng nhũ
tương nước trong dầu (dầu khoáng hay dầu
thực vật), gel Al(OH)3 hoặc saponin
• Ngoài ra còn có thể thêm vào các thành phần
cảm ứng tác dụng điều biến miễn dịch ở vật
chủ
Vaccine anti-idotype
• Sử dụng kháng thể chống idotype của kháng
nguyên làm vaccine (kháng nguyên khối u)
• Dựa trên vùng hay thay đổi của kháng thể
kháng epitope (idotype)
• Anti-idiotype về mặt đặc hiệu tương tự với
kháng nguyên → thay vì dùng kháng nguyên X
làm vaccine thì dùng anti-anti-X
Vaccine thực vật tái tổ hợp
• Dùng Ti plasmid hay A. tumefaciens chuyển
gene động vật vào thực vật
• Thu nhận protein hoặc sử dụng nguyên vẹn
• Ví dụ: HbsAg biểu hiện trên cây khoai tây
Vaccine dạng bào tử
• Bacillus subtilis là ứng viên tốt nhất
• Dễ sản xuất quy mô lớn, năng suất và hiệu
quả kinh tế cao
• Đã được dùng dưới dạng probiotic
• Có thể hủy bằng tia gamma nếu cần
• Không gây tổn hại hệ miễn dịch người
• Có thể sử dụng qua đường uống
Vaccine dạng bào tử
• Ổn định, khoảng chịu nhiệt cao → có thể sấy
khô, dễ lưu trữ bảo quản
• Thích hợp phân tán theo đường mũi, miệng →
Kích hoạt tạo IgA cũng như kích hoạt Tc trong
các biểu mô nhầy
• Dễ biến đổi di truyền: kháng nguyên được
biểu hiện trên vỏ bào tử hoặc biểu hiện khi
bào tử nẩy mầm
Một số dạng trình bày vaccine
Vaccine liên hợp (conjugated vaccine)
• Một số vi khuẩn có vỏ ngoài polysaccharide có
tính miễn dịch yếu
• Bằng cách liên kết các vỏ ngoài này với
protein (thường là các độc tố) →
polysaccharide được hệ thống miễn dịch nhận
diện như là kháng nguyên protein
• Ví dụ: vaccine ngừa H. influenzae type b
Một số dạng trình bày vaccine
• Vaccine hấp phụ (carrier prophylatic vaccine):
vaccine DPT được hấp phụ trên giá đỡ gel
hydroxyde nhôm
• Vaccine khác chủng (heterologous vaccine,
heterotypic vaccine): vaccine có tác dụng
chống loại vi sinh vật khác với loài dùng làm
chế phẩm
Một số dạng trình bày vaccine
• Vaccine đa giá (polyvalent vaccine, multivalent
vaccine): vaccine chứa các kháng nguyên của
nhiều chủng thuộc về 1 loài vi khuẩn gây bệnh
• Vaccine hỗn hợp (mixed vaccine): gồm nhiều
kháng nguyên của các loài vi sinh vật khác
nhau (DPT)

You might also like