B2-Ngang Giá Lãi Suất IRP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

Khoa Tài Chính

Bộ môn Tài Chính Quốc Tế

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


ARBITRAGE

Kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage)

Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA)

Lý thuyết Ngang giá lãi suất IRP


KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ ARBITRAGE

Arbitrage là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá nhằm mục đích kiếm lời trên những khác
biệt của giá cả niêm yết.

ARBITRAGE ĐỊA PHƯƠNG


ARBITRAGE

ARBITRAGE BA BÊN

KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ


PHÒNG NGỪA (CIA)
QUY TẮC YẾT GIÁ CÁC ĐỒNG TIỀN

• Yết giá trực tiếp: 1 ngoại tệ = X nội tệ (Quy ước sử dụng trong môn học)

• Yết giá gián tiếp: 1 nội tệ = X ngoại tệ

• USD/VND = 21.860 (USD: ngoại tệ, VND: nội tệ)

• EUR/USD = 1,3615 (EUR: ngoại tệ, USD: nội tệ)


ARBITRAGE ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN HÀNG A NGÂN HÀNG B


Giá hỏi mua bảng Anh $1.60 $1.61
Giá chào bán bảng Anh $1.61 $1.62

Arbitrage địa phương xảy ra khi giá hỏi mua của một ngân hàng cao hơn giá chào bán
của một ngân hàng khác.
Giá hỏi mua của ngân hàng A ($1.6) < Giá chào bán của ngân hàng B ($1.62)
 Arbitrage địa phương không thể xảy ra
Giá hỏi mua của Ngân hàng B ($1.61) = Giá chào bán của ngân hàng A ($1.61)
 Arbitrage địa phương không thể xảy ra
ARBITRAGE ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN HÀNG C NGÂN HÀNG D


Gía hỏi mua đồng franc Thuỵ Sỹ $0.495 $0.505

Giá chào bán đồng franc Thuỵ Sỹ $0.500 $0.510

Giá hỏi mua của ngân hàng D > Giá chào bán của ngân hàng C

Mua franc ở ngân hàng C với giá $0.5


ARBITRAGE
Bán franc cho ngân hàng D với giá $0.505
ARBITRAGE ĐỊA PHƯƠNG

Cầu franc ở ngân Đồng franc trở nên Ngân hàng C tăng
hàng C tăng khan hiếm giá bán franc

Cung franc tại ngân Ngân hàng D giảm


hàng D tăng giá hỏi mua franc

Lợi nhuận từ arbitrage địa phương


sẽ giảm xuống
TỶ GIÁ CHÉO

Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba.
TỶ GIÁ CHÉO

TG MUA X TG BÁN X
(a1/b2) (a2/b1)
(MUA X (BÁN X
Dấu TG MUA X TG BÁN X
BÁN USD) MUA USD)
(MUA X (BÁN X
ngăn
BÁN Y) MUA Y)
cách TG

X / USD  a1 / a2 mua và

X a1 a2
 /
TG bán Phép
chia

Y / USD  b1 / b2 Y b2 b1
MUA X BÁN USD (a1) BÁN X MUA USD (a2)
TG MUA Y TG BÁN Y
(MUA Y (BÁN Y BÁN Y MUA USD (b2) MUA Y BÁN USD (b1)
BÁN USD) MUA USD)

X X/USD
= Y/USD
Y
TỶ GIÁ CHÉO

X / USD  a1 / a2
X a1 a2
 /
Y / USD  b1 / b2 Y b2 b1

Ví dụ: EUR/USD = 1.3333/36


GBP/USD = 1.9621/26
EUR/GBP = 0.6794/97

=1.3333/1.9626 = 1.3336/1.9621
ARBITRAGE BA BÊN

Hãy thực hiện arbitrage 3 bên từ bảng niêm yết tỷ giá dưới đây của ở 3 ngân hàng khác
nhau:

GIÁ HỎI MUA GIÁ CHÀO BÁN


Giá GBP theo USD $1,99 $2,00
Giá CHF theo USD $0,20 $0,21
Giá GBP theo CHF SFr10,8 SFr11,0
ARBITRAGE BA BÊN

Bước 1: Tính toán tỷ giá chéo thích hợp.

Bước 2: So sánh tỷ giá chéo thích hợp và tỷ giá chéo niêm yết.

Bước 3: Nếu tỷ giá chéo thích hợp khác với tỷ giá chéo niêm yết thì arbitrage 3 bên khả thi
(giả định bỏ qua chi phí giao dịch).

Bước 4: Đi mua đồng tiền được định giá cao.


ARBITRAGE BA BÊN

GIÁ HỎI MUA GIÁ CHÀO BÁN


Giá GBP theo USD $1,99 $2,00
Giá CHF theo USD $0,20 $0,21
Giá GBP theo CHF SFr10,8 SFr11,0

GBP được định giá cao

Tỷ giá chéo thích hợp GBP/CHF = SFr 9,5/SFr 10,0


= 1,99/0,21 = 2,00/0,2

Tỷ giá chéo niêm yết GBP/CHF = SFr 10,8/ SFr11,0


TG chéo thích hợp cho thấy lẽ ra ngân hàng chỉ hỏi mua 1GBP với giá là SFr9,5, nhưng trên
thực tế, TG chéo niêm yết cho thấy ngân hàng đang hỏi mua 1GBP với giá là SFr 10,8 (> SFr
9,5)  GBP đang được định giá cao  mua GBP
ARBITRAGE BA BÊN

Tỷ giá chéo thích hợp ≠ Tỷ giá chéo niêm yết Nhận được nhiều SFr hơn
mức lẽ ra được nhận
Arbitrage 3 bên xảy ra (nhận được SFr 10.8 khi
bán mỗi GBP thay vì chỉ
nhận được SFr 9.5 cho
mỗi GBP)

Chuyển 10.000 USD thành 5.000 GBP ($2,00/£)


ARBITRAGE 5.000 GBP được chuyển thành 54.000 SFr (SFr10,8/£)
54.000 SFr được chuyển thành 10.800 USD ($0,200/SFr)
ARBITRAGE BA BÊN

 Hành động I: Bán USD, mua GBP

 Ngân hàng tăng giá chào bán đồng bảng Anh so với dollar Mỹ

 Hành động II: Bán GBP, mua CHF

 Ngân hàng giảm giá hỏi mua bảng Anh tính theo CHF

 Hành động III: Bán CHF, mua USD

Ngân hàng giảm giá hỏi mua CHF tính theo USD

 TỶ GIÁ ĐƯỢC ĐẨY VỀ THẾ CÂN BẰNG: KHÔNG CÒN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỶ GIÁ CHÉO
THÍCH HỢP VÀ TỶ GIÁ CHÉO NIÊM YẾT.
TỶ GIÁ GIAO NGAY VÀ TỶ GIÁ KỲ HẠN

• Tỷ giá giao ngay (Spot Exchange Rate): là tỷ giá áp dụng đối với giao dịch được
thực hiện ngay hiện tại.

• Tỷ giá kỳ hạn (Forward Exchange Rate): là tỷ giá áp dụng đối với giao dịch sẽ xảy ra
tại một ngày trong tương lai nhưng được ký kết ở hiện tại.
KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ
PHÒNG NGỪA (CIA)

• Vì thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn không phải lúc nào cũng đạt mức tỷ
giá hợp lý nên đã tạo điều kiện cho arbitrage tồn tại.

• Các nhà đầu tư nhận ra sự mất cân bằng có thể đầu tư vào đồng tiền mang đến
lợi nhuận cao hơn trên cơ sở có phòng ngừa.

• Điều này được gọi là kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (Covered
Interest Arbitrage - CIA)

6-18
KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ
PHÒNG NGỪA (CIA)

• Kinh doanh chênh lệch LS có phòng ngừa là hoạt động đầu tư ra nước ngoài để
hưởng chênh lệch về lãi suất nhưng có phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua hợp
đồng kỳ hạn. Do đó, hoạt động này có xu hướng tạo ra mối quan hệ giữa LS giữa
2 quốc gia và phần bù hoặc chiết khấu kì hạn.

• NĐT có thể đổi đồng nội tệ ra ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay => đầu tư đồng ngoại
tệ vào các công cụ thị trường tiền tệ ở nước ngoài => đổi trở lại đồng tiền nội tệ
theo tỷ giá kỳ hạn của thị trường.
KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ
PHÒNG NGỪA (CIA)

Chuyển nội tệ sang Khi khoản tiền gửi


ngoại tệ với TGGN đến hạn, tất toán
Gửi lượng ngoại tệ
hôm nay (St). khoản tiền gửi tại
vào ngân hàng
Đồng thời mở hợp ngân hàng nước
nước ngoài với lãi
đồng kỳ hạn bán ngoài và bán ngoại
suất if
ngoại tệ lấy nội tệ tệ đổi lấy nội tệ với

với TGKH (Fn) TGKH(Fn)


KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ
PHÒNG NGỪA (CIA)

Nhà đầu tư Việt Nam có 1,000,000,000 VND để đầu tư

Tỷ giá giao ngay SGD 0.0735/1000 VND (St)

Tỷ giá kỳ hạn 90 ngày SGD 0.0735/1000VND (Fn)

Lãi suất 90 ngày của Việt Nam là 2% (ih)

Lãi suất 90 ngày của Singapore là 4% (if)


KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ
PHÒNG NGỪA (CIA)

1. Chuyển 1,000,000,000 VND thành 73,500 SGD và gửi vào ngân hàng Sing.
Đồng thời mở hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng Singapore để bán SGD với tỷ
giá SGD 0.0735/ 1000 VND.

2. Khi tiền gửi đến hạn, bạn có: 73,500(1+4%) = SGD 76,440

3. Chuyển đổi SGD sang VND với tỷ giá kỳ hạn SGD 0.0735/1000 VND, bạn nhận
được 1,040,000,000 VND.

 TSSL có hiệu lực mà NĐT nhận được từ nghiệp vụ CIA:

(1,040,000,000 – 1,000,000,000)/1,000,000,000 = 4% (> ih = 2%)

 Nghiệp vụ CIA khả thi cho NĐT Việt Nam.


KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ
PHÒNG NGỪA (CIA)

Dùng VND mua SGD trên thị trường giao Tạo áp lực tăng tỷ giá giao ngay của SGD
ngay

Thực hiện hợp đồng kỳ hạn để bán kỳ Tạo áp lực giảm tỷ giá kỳ hạn của SGD
hạn SGD

Tiền từ Việt Nam được dùng để đầu tư Có thể tạo áp lực tăng lãi suất của Việt
vào Singapore Nam và giảm lãi suất của Singapore

Kinh doanh CIA sẽ làm cho các lực thị trường tạo ra một sự điều chỉnh mới cho đến
khi lợi nhuận thặng dư từ arbitrage không còn nữa.
KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ PHÒNG
NGỪA (CIA)

Cầu ngoại tệ
TGGN ↑
hiện tại ↑

Cầu ngoại tệ
CIA TGKH ↓
kỳ hạn ↓

Tiền được đầu tư ra LS Trong nước ↑


nước ngoài LS nước ngoài ↓
KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ PHÒNG
NGỪA (CIA)

• Giả định có các thông tin sau:

• NĐT Anh có 1000 bảng Anh và NĐT Mỹ có 1000 đôla Mỹ có thể đầu tư

• LS Anh: 10% ; LS Mỹ : 14%

• St: GBP/USD = 1.36

• Fn: GBP/USD = 1.3872

• Nghiệp vụ CIA có khả thi không? Nếu có, nghiệp vụ CIA khả thi cho NĐT nào? Tính
TSSL của nghiệp vụ CIA
KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ PHÒNG
NGỪA (CIA)

• TGGN: GBP/USD = 1.36 => 1GBP = 1.36 USD

=> GBP là ngoại tệ, USD là nội tệ

• p = (Fn/St)-1 = (1.3872/1.36)-1 = 2%

• ih – if = 14% - 10% = 4%

=> p ≠ ih – if => IRP không tồn tại => CIA khả thi

• ih – if = 4% => ih > if 4%

• p = 2%

 CIA không khả thi cho NĐT trong nước (Mỹ) mà khả thi cho NĐT nước ngoài
(Anh) - có thể biểu diễn lên đồ thị IRP để trả lời câu hỏi này
KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ PHÒNG
NGỪA (CIA)
ih – if (%)

Đường IRP
Lợi thế CIA thuộc về
NĐT nước ngoài
A
(CIA lên nội tệ) 4 

Chiết khấu (%) 2 Phần bù (%)

Lợi thế CIA thuộc về


NĐT trong nước
(CIA lên ngoại tệ)
KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ PHÒNG
NGỪA (CIA)

Đối với NĐT Anh, USD là ngoại tệ

TGGN St: 1GBP = 1.36 USD => 1USD = 1/1.36 GBP

TGKH Fn: 1 GBP = 1.3872 USD => 1 USD = 1/1.3872 GBP

Ngoại tệ Nội tệ
1. Chuyển 1,000 bảng Anh thành 1,360GBP và gửi vào ngân hàng Mỹ. Đồng thời
mở hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng Mỹ để bán USD với tỷ giá Fn = 1.3872

(1USD = 1/1.36GBP

? USD = 1000 GBP)

2. Khi tiền gửi đến hạn, NĐT Anh có: 1,360 (1+14%) = 1,550.4USD

3. Chuyển đổi USD sang GBP với tỷ giá kỳ hạn GBP/USD = 1.3872, NĐT Anh nhận
được: 1,117.65 GBP

(1USD = 1/1.3872GBP

1,550.4USD =? GBP)

 TSSL có hiệu lực mà NĐT Anh nhận được từ nghiệp vụ CIA:

rf = (1,117.65 – 1,000)/1,000 = 11.765% (> iAnh = 10%)


KINH DOANH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ PHÒNG
NGỪA (CIA)

Cách khác để tính TSSL có hiệu lực từ nghiệp vụ CIA mà NĐT Anh nhận được:

• p = (Fn/St) -1 = [ (1/1.3872) / (1/1.36)] -1 = (1.36/1.3872) – 1

=> rf = (1+if)(1+p)-1 = (1 + 14%)(1+ (1.36/1.3872) – 1) -1

= (1.14 x 1.36/1.3872) -1= 11.765%(> iAnh = 10%)


NĐT
(VỐN ĐẦU TƯ: A)

CIA ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC

Đổi sang ngoại tệ với TGGN St

𝑨
𝑺𝒕

Đầu tư vào tài sản nước ngoài


với lãi suất if

𝑨
(1 + if)
𝑺𝒕

Khi khoản đầu tư đến hạn, tất


toán khoản đầu tư và đổi về
lại nội tệ với TGKH Fn
𝑨
(1 + if)Fn A(1+ih)
𝑺𝒕
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)

ih - if

Lý thuyết Ngang giá lãi suất cho rằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia sẽ được bù đắp
bằng sự khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của 2 đồng tiền.

Sự khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của 2 đồng tiền được thể hiện bằng
phần bù (chiết khấu) kỳ hạn (p).
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)

Fn > St  p > 0 : phần bù

Fn < St  p < 0 : khoản chiết khấu


LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)

Ah : Số lượng đồng bản tệ (nội tệ) đầu tư ban đầu (trong ví dụ là đôla Mỹ)

St : Tỷ giá giao ngay của đồng ngoại tệ

if : Lãi suất tiền gửi của ngoại tệ

Fn : Tỷ giá kỳ hạn khi chuyển ngoại tệ sang nội tệ (đôla Mỹ)


LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)

• Với TGGN St, ta có:

1 ngoại tệ = St nội tệ

? ngoại tệ = Ah nội tệ

𝐴h
 Lượng ngoại tệ đổi ra được từ lượng nội tệ Ah:
St
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)

Ah 1+ if 1+p −Ah
rf=
Ah TSSL có hiệu lực
từ nghiệp vụ CIA
rf = (1+𝐢𝐟 ) (1+p)-1

Nếu IRP tồn tại: rf = ih

(1+if ) (1+p)-1 = ih

𝟏+𝐢𝐡
p= - 1 ≈ ih - if
𝟏+𝐢𝐟
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)

Lý thuyết Ngang giá lãi suất IRP có thể phát biểu một cách ngắn gọn như sau:

Khi thị trường tồn tại trong trạng thái IRP thì tỷ giá kỳ hạn (Fn) sẽ tạo ra 1 phần bù
(chiết khấu) bằng đúng với chênh lệch lãi suất của 2 đồng tiền (ih- if) để điều chỉnh
tỷ suất sinh lợi của nghiệp vụ CIA (rf) sao cho tỷ suất sinh lợi của CIA không cao hơn
lãi suất gửi tiền trong nước (ih).
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)

• ih (LS 6 tháng của VND)= 4%

• if (LS 6 tháng của USD) = 2%

• Tỷ giá giao ngay St = 19,000 VND

• Giả định IRP tồn tại, dự báo Fn

• IRP tồn tại:

p = (1+ih)/(1+if) -1= (1+4%)/(1+2%) -1 =0.01960 ≈ 1.97%

Fn = St (1+p) = 19,000(1+0.0197) = 19,3743 VND


LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)
ih – if (%)

Đường IRP

CIA lên nội tệ


ih-if >0  ih> if ( - )
Lợi thế thuộc về NĐT p > 0 (+)
p > ih – if
nước ngoài 3 D  (+) > (-)
 
Y  (+) cho NĐT trong nước
C
-5 -3 1

-1 3 5
Chiết khấu (%) Z   -1 Phần bù (%)
B  A CIA lên ngoại tệ
X  -3
Lợi thế thuộc về
NĐT trong nước
ih-if < 0
 ih < if ( + )
p < 0 (-)
|p| < |ih-if| ih-if < 0  ih < if ( + )
 (-) < (+) p > 0 (+)
 (+) cho NĐT  (+) cho NĐT trong nước
trong nước
LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (IRP)

• IRP thỉnh thoảng được diễn dịch một cách sai lầm như: Nếu IRP tồn tại thì NĐT
nước ngoài sẽ kiếm được một khoản TSSL như 1 NĐT trong nước. (SAI)

• Xem xét 2 quốc gia Anh với LS 14% và Mỹ với LS 10%:

Các NĐT Mỹ sẽ nhận được 10% từ đầu tư trong nước. Khi IRP tồn tại, nếu họ
thực hiện nghiệp vụ CIA, họ sẽ nhận được TSSL 10% giống như khi đầu tư ở
Mỹ.

Tương tự, nếu một NĐT Anh thực hiện CIA khi IRP tồn tại thì họ cũng sẽ nhận
được TSSL là 14% giống như khi họ đầu tư tại Anh

 NĐT Mỹ và NĐT Anh không nhận được cùng 1 TSSL danh nghĩa. Nếu IRP tồn tại,
NĐT không thể sử dụng kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa để đạt được 1
TSSL cao hơn TSSL mà họ nhận được trong nước.
GIẢI THÍCH ĐỘ LỆCH KHỎI NGANG GIÁ LS

SỰ TỒN TẠI CỦA CHI PHÍ GIAO DỊCH

RỦI RO QUỐC GIA

RỦI RO ĐỐI TÁC


GIẢI THÍCH ĐỘ LỆCH KHỎI NGANG GIÁ LS

ih – if (%)

Đường IRP

Đầu tư trong nước


(CIA lên nội tệ)
3 D
 
Y
C
-5 -3 1

-1 3 5
Chiết khấu (%) Z   -1 Phần bù (%)
B  A
Đầu tư ra nước ngoài
X  -3

(CIA lên ngoại tệ)


SỰ TỒN TẠI CỦA CHI PHÍ GIAO DỊCH

• Những chi phí tiềm ẩn khi đầu tư nước ngoài có thể khiến việc đầu tư không còn
khả thi nữa. Những chi phí như vậy có thể bao gồm chi phí giao dịch , những hạn
chế về tiền tệ và những luật thuế khác nhau.

• Các công ty và các NĐT còn phải chịu tác động bởi luật thuế ở các quốc gia khác
nhau là khác nhau. Các NĐT và các công ty khi ký thác tiền gửi ở nước ngoài đều
cần phải cân nhắc đến yếu tố luật thuế hiện hành có làm cho hoạt động kinh
doanh chênh lệch LS có phòng ngừa có lợi cho mình hay không?
RỦI RO QUỐC GIA

• Trong khi hợp đồng kỳ hạn chốt ở mức TG mà các định chế tài chính sẽ cam kết
thanh toán thì vẫn không có một đảm bảo nào về việc số tiền đầu tư nước ngoài
đó có được phép chuyển đổi hay không?

• Một cuộc khủng hoảng ở nước ngoài có thể làm chính phủ ở nước đó hạn chế
hoặc không cho phép các NĐT chuyển đổi đồng nội tệ sang những đồng tiền khác.
Trong trường hợp này, NĐT không thể sử dụng số tiền này cho đến khi nào chính
phủ huỷ bỏ những hạn chế ngoại hối.

• Đối với các NĐT sở hữu trái phiếu kho bạc nước ngoài, không có gì phòng ngừa để
đảm bảo rằng chính phủ nước ngoài sẽ chắc chắn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
thanh toán.
RỦI RO ĐỐI TÁC

Dòng tiền trong thời kì bình thường có thể trở nên rủi ro hơn trong thời kì khủng
hoảng. Rủi ro này gọi là rủi ro đối tác. Khi khủng hoảng xẩy ra có nhiều khả năng các
bên sẽ phá vỡ hợp đồng.
ARBITRAGE QUỐC TẾ
• Arbitrage địa phương: Tận dụng sự khác biệt trong TGHĐ niêm yết tại các địa điểm
khác nhau.
Giá trị của GBP theo USD Giá trị của GBP theo USD
tại ngân hàng Mỹ tại ngân hàng Anh

• Arbitrage ba bên: Tận dụng sự khác biệt trong tỷ giá chéo.

Giá trị GBP theo EUR

Giá trị GBP theo USD Giá trị EUR theo USD

• CIA: Tận dụng sự khác biệt giữa phần bù ( chiết khấu) kỳ hạn và chênh lệch lãi suất.
Phần bù (Chiết khấu) kỳ hạn Chênh lệch lãi suất giữa
của GBP theo USD LS Mỹ và LS Anh
ARBITRAGE QUỐC TẾ

Arbitrage địa phương khiến cho tỷ giá niêm yết giữa


các ngân hàng giống nhau

Arbitrage ba bên khiến cho tỷ giá chéo được thiết lập


hợp lý.

Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa khiến


cho tỷ giá hối đoái trở nên hợp lý.

You might also like