Full Season 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

PROBLEM SET 1

Tìm hiểu về Sharygin olympiad

Ngày 8 tháng 5 năm 2020

Bài 1. (V.Yassinsky) Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh không vượt quá 1. Chứng
minh rằng
p(1 − 2Rr) ≤ 1,
trong đó p là nửa chu vi và R, r là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác.
Bài 2. (P.Kozhevnikov) Cho tam giác ABC cân tại A có I là trung điểm của đường
cao đỉnh A. Xét đường tròn (ω) tâm I và tiếp xúc với hai cạnh AB, AC. Từ một điểm
T bất kỳ trên BC và nằm ngoài đoạn BC, kẻ hai tiếp tuyến đến (ω) và chắn trên
AB, AC hai đoạn P Q và RS. Chứng minh rằng P Q = RS.

Bài 3. (A.Doledenok) Cho tam giác ABC nhọn không cân có BD, CE là các đường
cao với D ∈ AC, E ∈ AB. Tiếp tuyến của (ADE) ở D, E lần lượt cắt AB, AC ở M, N.
Chứng minh rằng điểm chung khác A của hai đường tròn (ADE), (AM N ) thì nằm trên
đường thẳng Euler của tam giác ABC.

1
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Bài 4. (F.Nilov)
1. Cho tam giác ABC không cân và đường tròn (ω) đi qua trung điểm các cạnh tam
giác. Chứng minh rằng trong ba cung của (ω) nằm ngoài tam giác ABC, có một
cung có số đo bằng tổng số đo hai cung còn lại.

2. Tổng quát: Cho (H) là một đa giác n cạnh nội tiếp được. Giả sử rằng trung điểm
các cạnh của (H) cũng nằm trên một đường tròn (ω). Chứng minh rằng có thể
tô màu các cung của (ω) nằm bên ngoài (H) bởi một trong hai màu xanh/đỏ sao
cho tổng số đo của các cung màu xanh bằng tổng số đo các cung màu đỏ.

2
PROBLEM SET 2
Tìm hiểu về Sharygin olympiad

Ngày 11 tháng 5 năm 2020

Bài 1. (I.I.Bogdanov) Cho hình hình hành ABCD có các điểm K, L lần lượt thuộc các
cạnh AB, BC sao cho ∠AKD = ∠CLD. Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp
tam giác BKL thì cách đều A, C.

Bài 2. (D.Hilko) Cho tam giác ABC có các đường cao AD, BE, CF đồng quy ở H.
Các điểm P, Q theo thứ tự đối xứng với F, E qua H. Đường tròn (DP Q) cắt BE, CF
lần lượt tại R, S. Chứng minh rằng RS là trung trực của AD.

1
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Bài 3. (A.Myakishev) Cho tam giác ABC không cân. Ký hiệu ϕA là đường tròn đối
xứng với đường tròn A-Apollonius qua trung trực cạnh BC. Định nghĩa tương tự với
ϕB , ϕC . Chứng minh rằng các đường tròn ϕA , ϕB , ϕC có đúng hai điểm chung.

Bài 4. (A.Myakishev) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), và ngoại tiếp đường
tròn (I). Gọi L là tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp góc A lên BC. Giả sử (ω) là
đường tròn tiếp xúc với (O) ở A và tiếp xúc trong với (I) ở K. Đường tròn này cũng
cắt BC ở S, T. Chứng minh rằng các cặp đường thẳng (AK, AL) và (AS, AT ) đẳng
giác với nhau trong góc A.

2
PROBLEM SET 3
Tìm hiểu về Sharygin olympiad

Ngày 12 tháng 5 năm 2020

Bài 1. (Trần Quang Hùng) Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có M là trung điểm BC và
K đối xứng với M qua O. Đường thẳng qua B, C và vuông góc với BC cắt đường thẳng
qua A, vuông góc với AK theo thứ tự tại các điểm D, E. Chứng minh rằng BE, CD
cùng chia đôi đường cao đỉnh A của tam giác ABC.

Bài 2. (A.Zaslavsky) Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn (I). Tiếp tuyến tại
A, C của đường tròn (AIC) cắt nhau ở X. Tiếp tuyến tại B, D của đường tròn (BID)
cắt nhau ở Y. Chứng minh rằng X, I, Y thẳng hàng.

1
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Bài 3. (S.Novikov) Cho tam giác ABC không cân, nội tiếp (O), ngoại tiếp (I) có các
phân giác trong AX, BY, CZ. Gọi D, E, F là tiếp điểm của (I) lên BC, CA, AB. Chứng
minh rằng tâm đẳng phương của các đường tròn (AXD), (BY E), (CZF ) thì nằm trên
đường thẳng OI.

Bài 4. (I.Frolov) Cho tam giác ABC không cân, nội tiếp (O) có trung trực BC cắt
AB, AC tại các điểm AB , AC . Gọi Oa là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác (AAB AC ).
Định nghĩa tương tự với các điểm Ob , Oc . Chứng minh rằng đường tròn (Oa Ob Oc ) tiếp
xúc với (O).

2
PROBLEM SET 4
Tìm hiểu về Sharygin olympiad

Ngày 14 tháng 5 năm 2020

Bài 1. (M.Etesamifard) Cho tam giác ABC không cân có đường tròn nội tiếp (I) tiếp
xúc với BC, CA, AB theo thứ tự tại D, E, F. Đường cao đỉnh E, F của tam giác DEF
cắt BC lần lượt tại X, Y. AD cắt lại (I) tại Z. Chứng minh rằng đường tròn (XY Z)
tiếp xúc với (I).

Bài 2. (A.Sokolov) Cho tứ giác ABCD lồi và không nội tiếp được. Ký hiệu Xa là tích
PA/(BCD) · SBCD . Xác định tương tự với Xb , Xc , Xd . Chứng minh rằng

|Xa | = |Xb | = |Xc | = |Xd | .

1
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Bài 3. (N.Beluhov, E.Colev) Cho tam giác ABC nhọn không cân có M N là một đường
kính thay đổi của (ABC). Giả sử đường thẳng Steiner của M đối với ABC cắt đoạn
BC ở D và tia đối của BA ở X; đường thẳng Steiner của N đối với ABC cắt đoạn BC
ở E và tia đối của CA ở Y . Dựng Z sao cho DZ k AC, EZ k AB. Chứng minh rằng
X, Y, Z thẳng hàng.

Bài 4. (D.Shvetsov) Cho hình vuông ABCD có M di chuyển trên đoạn thẳng BC. Gọi
X, Y, Z lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác ABM, CDM, DAM. Chứng
minh rằng trực tâm của các tam giác AXB, CY D và DZA thẳng hàng.

2
PROBLEM SET 5
Tìm hiểu về Sharygin olympiad

Ngày 15 tháng 5 năm 2020

Bài 1. (Trần Quang Hùng) Cho tam giác ABC và điểm T bất kỳ nằm bên trong.
Đường thẳng qua T , song song với BC cắt lại đường tròn đường kính AT tại D. Định
nghĩa tương tự với E, F. Chứng minh rằng ∆DEF ∼ ∆ABC.

Bài 2. (A.Mudgal) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có BC cố định và A
di động sao cho tam giác nhọn không cân. Gọi M là trung điểm BC và H là trực tâm
của tam giác. Đường thẳng qua H, vuông góc với M H cắt AB, AC ở D, E.
1. Chứng minh rằng tâm của (ADE) di chuyển trên một đường tròn (ω) cố định.
2. Chứng minh rằng trục đẳng phương của (O), (ω) thì đi qua O.

1
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Bài 3. (K.Aleksiev) Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với các cạnh
BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. Gọi T là tâm vị tự ngoài của đường tròn (ω1 ), (ω2 )
nội tiếp hai tứ giác BDIF, CDIE.

1. Chứng minh rằng AD⊥IT.

2. Chứng minh rằng các đường tròn (ω1 ), (ω2 ) và đường tròn tâm T, bán kính T D
thì có cùng một tiếp tuyến chung đi qua A.

Bài 4. (I.Frolov) Cho tam giác ABC nhọn không cân có T di chuyển trên đường cao
đỉnh A. Tiếp tuyến chung ngoài của đường tròn đường kính AT và đường tròn (I) nội
tiếp tam giác ABC thì cắt BC ở M, N. Chứng minh rằng BM = CN.

You might also like