Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

KHOA NGOẠI NGỮ

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KÌ MÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ


VIỆT NAM
HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 – 2022

Câu 1. Trình bày tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các
nhân thần ở Việt Nam truyền thống.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần có từ
thời đại Hùng Vương và bắt nguồn từ truyền thuyết về Lạc Long
Quân và Âu Cơ. Ý nghĩa của truyền thuyết này là cho dù người
Việt có trăm họ, nghìn tên nhưng tất cả đều có chung một bọc
trứng, đều có cùng một tổ tiên. Tình nghĩa đồng bào, tinh thần
dòng tộc, coi nhau như anh em trong một nhà được khẳng định
không chỉ ở yếu tố cùng một huyết thống mà nó là một mối quan
hệ mang tính chất thần bí vì cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng
của mẹ Âu Cơ. Từ bao thế hệ, người Việt vẫn coi vua Hùng là tổ
tiên của mình và thờ cúng với tấm lòng thành kính. Cũng vì lẽ
đó mà ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm được coi là ngày quốc
giỗ của dân tộc Việt Nam ta.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân
thần tại Việt Nam còn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, gia
đình phụ quyền, đề cao vai trò của người cha, mẹ. Vậy nên,
người Việt luôn tôn kính thờ phụng cha mẹ, ông bà từ đời này
qua đời khác. Đặc biệt, tư tưởng Nho giáo đề cao chữ Hiếu:
“Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”,... nên người
Việt xưa rất hiếu thảo với cha mẹ và thờ phụng khi đã mất.
Vào thời nhà Lê bộ luật Hồng Đức quy định rõ, việc con cháu
phải thờ cúng tổ tiên 5 đời (tự mình là con, tính ngược lên 4 đời
là: Cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ); ruộng đèn nhang, cơ sở kinh tế để
duy trì thờ cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được
cầm bán... Đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được ghi rõ
trong sách “Thọ mai gia lễ”.
Như vậy, có thể nói tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại
hình tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức
trên cơ sở của niềm tin, cho rằng tổ tiên đã chết sẽ phù trợ che
chở cho con cháu. Là sự phản ánh hoang đường quyền hành của
người gia trưởng và được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng tổ
tiên theo quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi người, mỗi gia
đình và mỗi cộng đồng xã hội.
Câu 2. Những đặc điểm của phong tục hôn nhân cổ truyền ở
Việt Nam? Hôn nhân xưa và nay có những khác biệt cơ bản
nào?

You might also like