Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”của nhà văn Kim Lân.
Qua đó nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước của nhân dân ta trong thời đại
ngày nay.
MB
- Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống ở nông thôn và người
nông dân.
- Truyện ngắn “Làng” là tác phẩm tiêu biểu được ông viết năm
1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Truyện đã khắc họa chân thực và cảm động tình yêu làng hòa
quyện trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân
vật ông Hai- một người nông dân phải rời làng đi tản cư.
TB
Phần 1. Phần 1. Hoàn cảnh lịch sử ( Giới thiệu hoàn cảnh nhan vật)
Kim Lân kể lại: thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, gia đình
ông cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng ông là làng Việt
gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế
giễu, khinh thường. Kim lân yêu ngôi làng của mình và không tin
làng lại có thể đi theo giặc Pháp. Chính vì vậy nên Kim Lân viết
truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng định niềm tin của mình và
minh oan cho làng.
Phần 2: Phân tích Phần 2: Phân tích nhân vật
nhân vật
Luận điểm 1 1. Lđ1: Tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tinh thần
kháng chiến của ông Hai trước tiên được thể hiện trước khi nghe
tin giặc theo Tây thông qua nỗi nhớ làng da diết cùng tinh thần
ủng hộ kháng chiến.
Câu văn chứa luận - Với ngòi bút mộc mạc, giản dị , Kim Lân đã khắc họa tình yêu
điểm 1
làng hòa quyện trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến
của nhân vật ông Hai được thể hiện đầu tiên là nỗi nhớ làng da
diết cùng tinh thần ủng hộ kháng chiến.
Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

a/Nỗi nhớ làng da diết: a/ Luận cứ 1:Nỗi nhớ làng da diết:


- Do yêu cầu của kháng chiến, ông Hai phải rời làng đi tản cư. Ông
hiểu rằng tản cư cũng là làm kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ. Cuộc sống
nơi tản cư dù vất vả nhưng ông luôn nôn nao nhớ về làng quê yêu
dấu của mình: “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!”.
+ Ông nhớ về cái ngày cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào khuân
đá.
+ Ông sung sướng nhớ về kỉ niệm tham gia kháng chiến: “Sao mà
độ ấy vui thế?”.
+ Ông quan tâm lo lắng không biết cái chòi canh ở làng đã xong
chưa…
->Đúng là quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, dù đi đâu, dù xa cách
thì hai chữ quê hương không bao giờ khuất bong trong tâm hồn mỗi
con người.
b/ủng hộ kháng chiến: b/ Luận cứ 2: Tinh thần ủng hộ kháng chiến:
- Bênh cạnh nỗi nhớ làng, tự hào về tinh thần kháng chiến của
làng, ông hai còn luôn quan tâm ủng hộ kháng chiến.
Dẫn chứng + Ở nơi tản cư, ông Hai thường xuyên ra phòng thông tin để nghe
tin tức kháng chiến, trên đường đi, ông đi với thái độ nghênh ngang
kiêu hãnh, ông còn mong cho Tây chết vì nắng.
+ Đến phòng thông tin, ông vô cùng sung sướng, vì nghe được toàn
những tin tốt lành, tin thắng trận của quân ta: “ruột gan ông lão cứ
múa cả lên vui quá”.
Nhận xét  Đây là niềm vui phấn khởi của người nông dân giàu lòng yêu
nước và có tinh thần kháng chiến cao độ. Ông vui với thắng
lợi bước đầu của quân ta và còn tin ngày chiến thắng sẽ đến
gần để ông sớm trở về với cái làng chợ Dầu mà ông hằng
mong nhớ. Niềm mong mỏi ấy không chỉ ở ông Hai, mà còn
Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

ở tất cả người dân Việt nam lúc bấy giờ.


Luận điểm 2 Lđ 2: Tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước của ông Hai
được bộc lộ sâu sắc, mãnh liệt khi ông nghe tin làng chợ dầu theo
Tây.
Câu chứa lđ - Tiếp theo, tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước của
ông Hai còn được bộc lộ sâu sắc, mãnh liệt khi ông nghe tin
làng chợ dầu theo Tây. -> Nhà văn Kim Lân đã rất tài tình
khi đặt nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và gay
cấn, để từ đó ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình với
làng nước và kháng chiến.
a/Lc1: Khi mới nghe tin
- Khi mới nghe tin, ông bàng hoàng sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng
hẳn lại, da mặt tê rân rân, tưởng như không thở được”. ->NX: Đó là cái
tin vượt quá sức tưởng tượng của ông, chưa bao giờ ông dám nghĩ đến.
Nỗi buồn khổ về tin làng phản bội theo Tây như một nhát dao cứa
vào tim ông, làm sụp đổ bao niềm kiêu hãnh về làng quê của mình.
Từ đỉnh cao từ niềm vui, niềm tin ông rơi xuống vực thẳm của đau
khổ tuyệt vọng.
Nghi ngờ + Ông nghi ngờ, chưa thể tin nổi nên mới hỏi lại: “Có thật không hở
bác? Hay là chỉ lại”…->NX: Nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ
chính miệng những người dân tản cư, ông không thể không tin được nữa.
Đánh trống lảng + Người ta nói làng Chợ Dầu theo Tây cũng như là đang nói chính ông
vậy. Từ lúc đó, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm mình là kẻ
phản bội. Ông đánh trống lảng ra về “Hà, nắng gớm, về nào”…=> NX:
Nụ cười nhạt cùng lời độc thoại, chứng tỏ ông đang rất buồn bã, thất
vọng. Ông cười, mà ruột gan như bị ai sát muối.
Trên đường về + Trên đường về ông cứ cúi gằm mặt xuống mà đi.-> NX: Ông tủi hổ,
và dường như không muốn để ai nhìn thấy mình.
Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

Nhận xét luận cứ 1 Nhận xét luận cứ 1: Như vậy tin dữ đến với ông quá đột ngột khiến ông
như chết đứng, bao nhiêu niềm vui, hạnh phúc trước đó đã bị tan biến, giờ
là nỗi tủi hổ đau đớn.
Luận cứ 2: Về đến Luận cứ 2: Về đến nhà,
nhà, - Nỗi tủi hổ, đau đớn khi ông trở về nhà.
+ Ông nằm vật ra giường, như người bị cảm
+ Khi nhìn đàn con. Nước mắt ông cứ tràn ra giàn giụa: “chúng nó
cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư, chúng nó cũng bị người ta rẻ
rúng hắt hủi đấy ư?”-> NX: . Lời độc thoại nội tâm được chắt ra từ
nỗi đau khổ tủi nhục của ông. Ông đau cho mình và cũng đau thay
cho những đứa trẻ, bỗng nhiên bị mang tiếng là người làng Việt
gian.
+ Ông suy xét kiểm điểm lại những người trong làng, căm giận
những người theo giặc phản bội làng nước, ông nắm chặt hai tay mà
rít lên “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà lại đi
làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”.-> NX:
Ông chửi đấy nhưng trong lòng ông đau xót lắm.
-+ Ông thấy ngờ ngợ như lời mình nói ra không được đúng lắm.
Niềm tin, nỗi nghi ngờ giằng xé trong ông. Nhưng lẽ thường,
“không có lửa thì làm sao có khói” mà thằng Chánh Bệu thì đích thị
là người làng rồi. Ai hơi đâu mà bịa tạc ra cái chuyện ấy làm gì
“chao ôi cực nhục chưa, cả làng Việt gian”-> khiến ông buộc phải
tin. Tin rồi ông lại quay ra thương làng, thương người dân quê mình,
tan tác mỗi người một phương, bao nhiêu câu hỏi khiến ông day dứt.
Nhận xét luận cứ 2  Với ngôn ngữ miêu tả diễn biến tâm lý tỉ mỉ, kết hợp với nghệ
thuật độc thoại nội tâm, tác giả đã khắc họa thành công từng
biểu hiện, từng trạng thái dằn vặt của ông Hai. Qua sự giằng
co phức tạp đó, người đọc cảm nhận được từ đáy lòng ông
Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

luôn ấp ủ một tình yêu làng cháy bỏng da diết. Đó cũng là vẻ


đẹp tâm hồn giản dị mộc mạc của người nông dân Việt Nam.
c/ Luận cứ 3: Luận cứ 3: Mấy ngày sau đó,
Mấy ngày sau +Mấy ngày hôm sau, ông chẳng dám đi đâu chỉ quanh quẩn ở
nhà .Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã ê chề.
Cứ nghe thấy bên ngoài xì xào, thoáng nghe thấy tiếng “bọn Tây”, “Việt
gian”, “cam nhông” là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thậm chí, đêm
ông trằn trọc, lo âu không ngủ được
+ Cái tin làng chợ Dầu theo Tây đã trở thành nỗi ám ảnh đầy sợ hãi
trong lòng ông, biến ông thành một người sống khép mình và tự cảm
thấy mình có lỗi trong việc làng theo Tây, phản bội kháng chiến.
Ông thu mình lại trong nỗi tủi hổ đau xót, trằn trọc không ngủ,
không buồn nói năng, trò chuyện với bà Hai.
->Tâm trạng ông Hai từ buồn khổ chuyển sang sợ hãi.
d/Luận cứ 4: d/ Lc4: Ông Hai còn rơi vào tình trạng bế tắc tuyệt vọng khi mụ
Khi mụ chủ nhà chủ nhà đánh tiếng đuổi đi.
đánh tiếng đuổi đi - Ông Hai còn rơi vào tình trạng bế tắc tuyệt vọng khi mụ chủ
nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi.
-+ Ông không biết đi đâu cũng không thể quay về làng, vì về làng là
bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
-+Trong ông diễn ra cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Cuối cùng, ông
dứt khoát lựa chọn theo cách của mình: “Làng thì yêu thật nhưng
làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
--> Quyết định của ông Hai đã khẳng định tình yêu nước mạnh mẽ,
thiêng liêng, rộng lớn, bao trùm lên tình cảm của làng quê. Điều gì
đã khiến ông có sự lựa chọn dứt khoát đó? Phải chăng chính niềm
tin vào Đảng, cách mạng, kháng chiến đã hướng ông có được sự lựa
chọn đó.
Nx Lc4 > NX: Dẫu cả làng ông theo giặc, thì ông vẫn một lòng theo
kháng chiến. Nhà văn Kim Lân thật tinh tế khi đã phát hiện ra
Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

những chuyển biến mới này trong tình cảm và nhận thức của
người nông dân sau cách mạng tháng Tám.
e/ Luận cứ 5: e/ Lc5: Trò chuyện với thằng Húc
Trò chuyện với con -Nhưng dù đã dứt khoát không về làng, thù làng nhưng ông vẫn
không thể dứt bỏ tình cảm với nơi mà ông đã sinh ra, lớn lên và gắn
nhỏ
bó gần hết cuộc đời. Bởi vậy, ông tâm sự với con trai nhỏ như để
phân bua, để minh oan, cởi bỏ nỗi lòng.
+ Ông hỏi con “Nhà con ở đâu? Con có muốn về làng không?”-
>NX: Phải chẳng ông muốn khắc sâu trong con nơi mình sinh ra và
lớn lên, đồng thời ông cũng muốn truyền cho con tình yêu làng như
chính tình cảm của ông dành cho làng chợ Dầu.
+ Khi nghe con nói “ ủng hộ cụ Hồ Chí Minh, nước mắt ông cứ giàn
ra , chảy ròng trên hai má. => Phải chăng ông đang thấy mình có lỗi
với cụ Hồ.
+ Ông nói " Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu,
trên cổ soi xét cho bố con ông. …".
-> Lời tâm sự của ông giống như môt lời thề, giúp vơi đi phần nào
nỗi khổ tâm, bộc lộ sâu sắc tấm lòng gắn bó bền chặt của ông với
quê hương, đất nước, với kháng chiến. Ông tin tưởng tuyệt đối vào
cách mạng, vào cụ Hồ. Đây cũng là một nhận thức mới trong tình
cảm của người nông dân sau cách mạng tháng Tám.
3. Lđ 3: Tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến
của ông Hai được bộc lộ thật ấn tượng khi ông Hai nhận được tin làng cải
chính
Tên Luận điểm -Tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tinh thần kháng
chiến của ông Hai còn được bộc lộ thật ấn tượng khi ông Hai nhận
được tin làng cải chính

+ Đúng lúc tâm trạng ông Hai đi vào bế tắc, đúng lúc ông quyết định “
Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

làng thì yêu thật, làng theo Tây mất rồi thì phải thù” thì tin làng Chợ
Dầu phản bội đã được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong
những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của
ông lúc này càng lớn bấy nhiêu.
+ Tâm trạng của ông Hai như được hồi sinh trở lại “Cái mặt buồn thiu
bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”, vừa về đến ngõ ông đã gọi trẻ con ra
chia quà
+ Ông hồ hởi đi khắp nơi khoe với tất cả mọi người xung quanh về tin
cải chính, khoe cả chuyện “Tây đốt nhà tôi rồi các bác ạ, đốt nhẵn”.
Ông múa lên mà khoe.
 Với người nông dân ngôi nhà là cả một cơ nghiệp, tài sản lớn
cất giữ bao nhiêu kỉ niệm vui buồn của cuộc đời đáng ra ông
phải đau xót tiếc nuối nhưng ngược lại ông cảm thấy rất mãn
nguyện bởi đây là minh chứng hùng hồn chứng minh ông và
làng ông không Việt gian theo Tây.

Nhận xét: Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người
công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa
làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai.
Liên hệ văn bản khác: Liên hệ văn bản khác;
- Tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tinh thần
kháng chiến của người dân Việt Nam đã trở thành một truyền
thống đẹp tự bao đời. Khi con người có một tình yêu nước
nồng nàn, họ sẵn sàng hy sinh tất cả.Nhà thơ Chính Hữu đã
từng viết về người lính, dù họ nhớ, yêu gia đình nhưng vì Tổ
quốc cần họ vẫn sẵn sàng ra trận:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Câu hỏi phụ nếu có: Tình yêu nước của chúng ta trong thời đại ngày nay:
- Mỗi chúng ta đang sống trong thời bình cần phát huy
truyền thống yêu của dân tộc.
Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

+ Biết ơn thé hệ cha ông có công xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Tiếp nối truyền thống tôt đẹp. Phê phán những kẻ bán nước hại dân.
+ Sống có ước mơ, chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo
đức, rèn luyện sức khỏe để xây dựng quê hương đất nước giầu
mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu. Đúng như lời dạy
của Bác Hồ: ““Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các cháu”.

Phần 3: Đánh giá:


- - Để xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông
Hai, nhà văn đã sáng tạo một tình huống truyện độc đáo, đặt nhân vật
vào tình huống bất ngờ có thử thách để từ đó bộc lộ chiều sâu nội
tâm nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
- Ngôn ngữ nhân vật giàu tính khẩu ngữ, phù hợp với tâm
trạng, tính cách nhân vật.
- Tất cả các nghệ thuật tài hoa, bằng tất cả tấm lòng am hiểu
người nông dân, Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh ông Hai
cũng là hình ảnh người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống
Pháp.
->Nhận xét: “Làng” một tác phẩm phong cách rất riêng, một tác tác
phẩm âm vang để đời, chính vì điều ấy đã làm nên tên tuổi của Kim
Lân. Đúng như Tsêkhôp từng nói:  “Nếu một tác giả không có lối đi
riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn học được.”
Kết bài
1.Khái quát vấn đề và - Cách 1: Khép lại những trang truyện trong lòng bạn đọc vẫn bồi
nêu ý nghĩa: hồi bao cảm xúc. Tác giả Kim Lân đã gieo vào lòng chúng ta
tình cảm dạt dào không chỉ cho hôm nay mà còn mãi mãi cho
mai sau về nhân vật ông Hai có tình yêu làng hòa quyện
trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến . Vẻ đẹp ông
hai có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệ bạn đọc.
Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm
cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn.
Teacher Nguyen Manh Chuyen - LKT

Cách 2: Qua truyện ngắn “Làng”, tác giả đã khắc hoạ thành công hình
tượng một người nông dân hồn nhiên chất phác có tình yêu làng, yêu
nước .Ông Hai là nhân vật điển hình cho người nông dân Việt nam thời
kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Vẻ đẹp ông hai có ý nghĩa
giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệ bạn đọc.
- Gấp trang truyện, trái tim ta mênh mông tự hào về phẩm chất con
người Việt Nam luôn yêu quê hương, đất nước.

You might also like