Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Bài 10 ĐỊNH DANH VI KHUẨN

I. Khái niệm.
Phân loại(taxonomy) vi sinh vật bao gồm:
(1) Xếp nhóm(classification) là sự sắp xếp vi sinh vật thành các nhóm dựa vào mối
quan hệ giữa vi sinh vật.
(2) Đặt tên(nomenclature): là việc đặt cho các đơn vị trong hệ thống xếp nhóm
(3) Định danh(identification): là việc áp dụng hệ thống xếp nhóm và đặt tên nêu
trên để xác định vị trí và tên gọi của một vi sinh vật hoặc một loài, chủng vi
sinh vật mới
Vi khuẩn là các vi sinh vật tiền nhân bao gồm 3 nhóm lớn:
(1) Archaebacteria(vi khuẩn cổ)
(2) Cyanobacteria(vi khuẩn lam)
(3) Eubacteria(vi khuẩn thật)
Việc phân loại vi khuẩn chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái như hình dạng,
cách sắp xếp tế bào, gram, tiên mao…và các đặc điểm sinh lý như phương thức biến
dưỡng, phương thức lên men các cơ chất đường, phạm vi nhiệt độ cho phép tăng
trưởng, quan hệ với oxi,…
Phương pháp định danh cổ điển thường sử dụng hệ thống khóa hai lựa
chọn(dichotomous key) bao gồm một loạt các câu hỏi đúng”có” hoặc sai”không” đối
với các đặc điểm hình thái và sinh lý của chủng vi sinh vật cần định danh. Các câu hỏi
này được sắp xếp theo thứ tự thành sơ đồ phân nhánh đôi. Tập hợp các câu trả lời cuối
nhánh sẽ giúp cho việc xác định vị trí và tên loài của vi sinh vật đang quan tâm.
Chủng cần định danh

- +
- +
- +
K
- +
j i h g

f e a

c b

Sơ đồ hai lựa chọn được dùng trong định danh vi sinh vật
Việc định danh vi khuẩn thường dựa trên đặc điểm hình thái và sinh lý của vi
khuẩn trong khóa phân loại của Bergey (Bergey’s manual of determinative
bacteriology)
II. Vi khuẩn acetic.
Vi khuẩn acetic thuộc nhóm hiếu khí, thu năng lượng nhờ quá trình hô hấp với
oxi là chất nhận điện tử sau cùng, được xếp chung vào họ Acetobacteriaceae gồm 2
giống là Acetobacter và Gluconobacter. Theo khóa phân loại của Bergey, hai giống
Acetobacter và Gluconobacter có những đặc điểm sau:
+ Giống Acetobacter.

- Tế bào hình elip đến hình que, thẳng hoặc cong mảnh, có kích thước 0.6 – 0.8 x
1 – 4 m.

- Di động do chu mao hoặc không di động.

- Không hình thành bào tử, gram âm(một vài trường hợp, gram biến đổi).

- Nhiệt độ tối thích: 25 – 300C; pH tối thích 5.4 – 6.3

- Có khả năng oxi hóa etanol đến acid acetic ở pH 4.5

- Không có oxidase, không sinh indol, không làm tan chảy gelatin, không có khả
năng phân giải dextrin.

- Có khả năng oxy hóa acid acetic và lactate thành CO2.

- Hiện diện trong hoa, quả, mật ong, rượu nho, rượu táo, bia, giấm….
+ Giống Gluconobacter.

- Tế bào hình elip đến hình que, có kích thước 0.5 – 0.8 x 0.9 – 4.2m.

- Di động, có 3 – 8 tiên mao ở cực hoặc không di động.

- Nhiệt độ tối thích 25 - 300C, không phát triển ở 370C; pH tối thích 5.6 – 6.0,
hầu hết các chủng sinh trưởng được ở pH 3.6.

- Có khả năng oxi hóa etanol thành acid acetic ở pH 4.5

- Không có Oxidase, không có gelatinase, không sinh indol, không phân giải
dextrin.

- Không có khả năng oxy hóa acid acetic và lactate thành CO2.

- Hiện diện ở táo, lê, giấm, hồng, dứa…


Như vậy cả hai giống có đặc tính chung như: không có hoạt tính
gelatinase, không sinh indol, oxi hóa etanol thành acid acetic ở pH trung tính
hoặc môi trường acid(pH 4.5). Hai giống này được phân biệt dựa vào khả năng
oxi hóa acetate hoặc lactate tạo ra CO2 và nước và cấu tạo tiên mao.
III. Vật liệu.
Môi trường etanol – cao nấm men 100 ml trong erlen
250 ml Môi trường chứa gelatin 100 ml trong erlen
250 ml
Môi trường chứa dextrin 100 ml trong erlen 250 ml
Môi trường Calcium lactate 100 ml trong erlen 250 ml
Môi trường nước trypton 8 ống(5m/ống)
Môi trường sodium acetate 8 ống (5m/ống)
Đèn cồn 4 cái
Que cấy vòng 4 cái
Petri vô trùng 32 cái
Thuốc thử
kovac’s
Thuốc thử
lugol Thuốc
thử HgCl2
Các chủng vi khuẩn sinh acid acetic được phân lập sẵn
IV. Báo cáo
1. Xác định khả năng sinh acid acetic.

Hình 1.1 Cao nấm men trước khi ủ Hình 1.2: Cao nấm men sau khi ủ 3 ngày

2. Khả năng phân giải gelatin.

3. Khả năng phân giải dextrin.

4.

Hình 2: môi trường gelatin sau khi ủ và có thuốc thử


HgCl2

Hình 3.1: môi trường dextrin trước khi ủ Hình 3.2: môi trường dextrin sau khi ủ và có mặt
thuốc thử lugol
4. Khả năng sinh indol.

Hình 4.1: môi trường Tryptone trước Hình 4.2: môi trường Tryptone sau khi ủ và có
khi ủ thuốc thử Kovac’s
(-): có lớp màu vàng của thuốc thử trên bề mặt môi trường.
Có sự xuất hiện màu cam do Skatol là tiền chất Methyl hóa của indol tạo ra.

5. Khả năng oxi hóa acetate.


Sự oxi hóa acetate được phát hiện nhờ sự đổi màu của chất chỉ thị Bromothymol blue
từ vàng xanh thành xanh dương.

6. Khả năng biến dưỡng lactate.

IV.
Hình 5: môi trường sodium acetate sau khi ủ và có chỉ thị
Bromothymol blue

Hình 6.1: môi trường calcium lactate trước khi ủ Hình 6.2: môi trường calcium lactate sau khi ủ
IV.Kết luận

Chủng vi khuẩn đã khảo sát không phải là vi khuẩn sinh acid acetic. Vì vậy không
thuộc cả 2 giống Acetobacter và Gluconobacter.

You might also like