Không Gia Đình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

KHÔNG GIA ĐÌNH

Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được.

Nhưng cho tới lúc tám tuổi tôi vẫn tưởng rằng tôi có một người mẹ bởi vì mỗi lúc tôi
khóc lại có một người đàn bà nhẹ nhàng ôm siết tôi trong hai cánh tay và ru tôi khiến
nước mắt tôi ngừng chảy.

Khi tôi đi ngủ không bao giờ bà không đến ôm hôn tôi và khi gió tháng mười hai làm
tuyết dán chặt vào các tấm kính cửa sổ trắng xóa bà nắm lấy hai bàn chân tôi và cứ ngồi
sưởi ấm chân tôi trong hai bàn tay bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà đến nay tôi
còn nhớ lõm bõm vài câu. Khi tôi cãi nhau với một đứa bạn bà lại bảo tôi kể cho bà nghe
những nỗi buồn của tôi để tìm lời an ủi hoặc thừa nhận tôi có lý.

Bằng vào những cái đó và nhiều cái khác nữa như cách bà nói với tôi, nhìn tôi, vuốt ve
tôi, mắng tôi một cách trìu mến, tôi tin rằng bà là mẹ tôi.

Và đây là vì sao tôi biết bà không phải mẹ tôi.

Làng tôi, nói cho đúng hơn, làng nơi tôi được nuôi dạy, gọi là Chavanon, một trong
những làng nghèo nhất ở miền Trung nước Pháp.

Đất rất bạc màu, muốn gặt hái tốt phải bón phân hoặc cho thêm chất cải tạo đất mà ở
trong nước không có. Vì thế người ta chỉ gặp (hoặc ít ra là ở thời kỳ tôi nói đến) rất ít
cánh đồng cày cấy trong khi trông thấy nhiều vùng mênh mông mọc toàn cỏ thạch thảo
và cây đậu kim. Hết vùng đất toàn bụi cây lại đến vùng đất truông.

ở đúng vào một nếp gấp của vùng đất đó, trên bờ một dòng suối là nhà tôi, nơi tôi sống
những năm đầu tiên của cuộc đời. Cho đến lúc tám tuổi tôi không bao giờ trông thấy đàn
ông ở trong nhà này, tuy thế mẹ tôi không góa chồng, chồng bà là thợ đẽo đá chưa trở lại
quê hương lần nào kể từ khi tôi đến tuổi hiểu biết được những gì xảy ra quanh mình. Chỉ
thỉnh thoảng ông mới gửi bạn bè về làng vài mẩu tin.

- Má Barberin này, ông nhà bà khỏe, ông ấy nhờ tôi bảo bà là công việc vẫn chạy tốt và
chuyển tiền cho bà đây này..Chỉ có thế.

Ông Barberin ở Paris lâu thế ta đừng tưởng vì ông không thân tình với vợ ông mà ông ở
Paris do công việc đòi hỏi. Khi nào già ông sẽ về ở với bà vợ già của ông, và với số tiền
ky cóp được họ sẽ tránh được nghèo khổ.

Một buổi chiều tháng mười một, một người đàn ông dừng lại trước hàng rào nhà chúng
tôi và hỏi tôi có phải đây là nhà má Barberin không.
Tôi mời ông ta vào.

Ông đẩy rào và chậm bước về phía nhà tôi.

Tôi chưa nhìn thấy ai lấm bùn bê bết đến thế. Hàng mảng bùn phủ từ chân lên đến đầu
ông khiến người ta hiểu ngay ông đã đi trên những con đường rất xấu trong thời gian khá
dài.

Nghe tiếng chúng tôi má Barberin chạy ra.

- Tôi mang tin từ Paris về đây.

- A! Trời ơi! - Má Barberin kêu lên. - Tai vạ đến với Jérôme rồi!
- Phải đấy, sự thực là ông nhà ta bị thương, chắc sẽ què mất thôi. Hiện giờ ông ấy đang
nằm bệnh viện. Tôi nằm cạnh giường ông ấy nên khi ra viện ông ấy nhờ tôi qua nhà nhắn
giùm. Tôi không ở lại được đâu vì còn ba dặm nữa phải đi.

Má Barberin muốn biết kỹ hơn bèn mời ông ta ở lại ăn tối. Má bảo đường xấu và nghe
nói trong rừng có chó sói, sáng mai hãy đi.

Ông ngồi xuống trong góc lò sưởi vừa ăn vừa kể cho chúng tôi nghe tai nạn đã xảy ra thế
nào: ông Barberin bị giàn giáo đổ đè bẹp nửa người và vì không chứng minh được tại sao
ông cần phải đứng ở nơi xảy ra tai nạn nên nhà thầu không chịu bồi thường một đồng
nào.

- Con người tội nghiệp ấy không gặp may rồi, ông ta nói, bọn láu cá thì tìm ngay được
cách kiếm lời nhưng ông nhà bà thì không được cái gì hết. Tuy nhiên tôi khuyên ông ấy
kiện tay thầu khoán.

Má Barberin định đi Paris.

Sáng hôm sau chúng tôi xuống làng hỏi ý kiến mục sư. ông mục sư viết thư cho cha
tuyên úy ở bệnh viện ông Barberin nằm và vài hôm sau nhận được trả lời nói rằng má
Barberin không cần lên Paris chỉ cần gửi một món tiền lên cho chồng thôi để ông đi kiện
nhà thầu.

Ngày lại ngày, tuần lại tuần cứ thế trôi qua, nhiều thư gửi về, thư nào cũng yêu cầu gửi
tiền thêm, lá thư cuối cùng nói rằng nếu không có tiền thì bán con bò Roussette đi..Chỉ
những người đã sống ở thôn quê mới hiểu được cảnh khốn quẫn đau thương trong ba chữ
"Bán con bò sữa”. Đối với nhà sinh vật học, con bò là một con vật thuộc loài nhai lại.
Dưới con mắt của khách du ngoạn, nó là con vật làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp
khi trên thảm cỏ xanh, nó ngẩng cái mõm đen nhánh đẫm hơi sương của nó lên. Với trẻ
em thành thị, nó là nguồn cung cấp cà phê sữa và pho pán đánh kem. Nhưng đối với
người nông dân nó còn quý báu nhiều. Dù cho nghèo xác nghèo xơ, dù gia đình con cái
có đông đến đâu, có một con bò sữa trong chuồng cũng không sợ đói . chỉ có một cái
thừng hay một sợi dây quấn trên sừng thôi cũng đủ để cho một em bé chăn bò dắt nó
ăn dọc đường phủ đầy cỏ, ở những nơi không thuộc về ai. Và thế là chiều đến, cả nhà có
bơ nấu xúp, có sữa để ăn với khoai tây. Bố mẹ, con cái, lớn nhỏ đều sống nhờ vào con
bò sữa.
Cũng nhờ có con bò sữa mà má con tôi sống đầy đủ đến nỗi tôi hầu như không cần ăn
thịt. Không những nó là vú nuôi của chúng tôi, mà nó còn là bầu bạn, là chỗ thân tình.
Thật vậy, đừng tưởng bò là một con vật ngu ngốc. Trái lại, nó rất thông minh, nó có
những đức tính mà nếu biết cách rèn luyện thì còn phát triển nhiều. Chúng tôi vỗ về nó,
nói chuyện với nó và nó hiểu chúng tôi. Về phần nó, với đôi mắt to, tròn, hiền dịu, nó
biết cách làm cho chúng tôi hiểu nó muốn gì, nó cảm thấy thế nào. Nói tóm lại, chúng tôi
rất yeu thương nó và nó cũng yêu thương chúng tôi.
Ấy thế mà phải lìa bỏ nó đấy! Vì rằng chỉ có cách “bán con bò sữa đi” thì mới làm cho
ông Barberin thỏa dạ.
Một bác lái tới nhà chúng tôi. Bác ta xem xét con Roussette rất kỹ, sờ nắn nó mãi, vừa sờ
vừa lắc đầu ra vẻ không ưng ý. Bác ta nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần rằng con bò không
vừa ý bác ta chút nào. Bác chê là bò nhà nghèo, khó bán lại lắm. Không có sữa, bơ lại rất
kém chất. Che nhún chán, rút cục bác cũng đồng ý mua nhưng bảo mua là vì lòng tốt,
muốn giúp mà Barberin thôi, và cũng vì thấy má là người trung hậu.
Tội nghiệp con Roussette. Hình như nó hiểu cả nên nó nhất đihj không chụ ra khỏi chùng
và kêu rống lên. Bác lái đưa chiếc roi da quấn ở cổ bác cho tôi và bảo:
- Này chú bé, luồn ra phía sou mà đuổi nó ra.
- Ấy chớ , cái đó không đuong.
Má Barberin nói thế rồi cầm lấy chiếc dây dắt và dịu dàng dỗ nó: “Nào cô gái, đi đây, đi
đây nào!”. Thế là con Rousette nghe theo không cưỡng lại nữa. Ra tới đường, bác lái cột
nó vào sau xe. Nó đành phải bước líu ríu theo con ngựa. Chúng tôi trở vào nhà rôi,
nhưng mãi một lúc sau vẫn còn nghe tiếng nó rông.
Thế là chẳng còn sữa, chẳn còn bơ nữa. Buổi sáng một mẫu bánh mì suông, buổi chiều
khoai tây chấm muối.
Bán con Rousseette được ít thì tới ngày thứ Ba ngả mặn sau tuần chay. Năng trước,
nhân dịp này mà Barberin đã thết tôi một bữa bánh kẹp và bánh rán ra tò. Tôi ăn nhiều,
rất nhiều, khiến má hết sức vui thích. Nhưng mà hồi đó còn con Roussette nên còn sữa
để nhào bột và có bơ để rán. Bây giờ không còn con Roussette thì cũng chảng có sữa.,
chẳng có bơ, chẳng có ngày thư Ba ngả mặn nữa rồi! Tôi buồn rầu nghĩ bụng thế. Nhưng
mà Bảberin đã dành cho tôi một sự bất ngờ. Xưa nay má vốn không quen vay mượn,
nhưng lần nay má cũng cố vay của bà hàng xóm này một chén sữa, của bà kia một miếc
bơ. Vì thế , đến trưa tôi về nhà thì thấy má đang trút bột một cái nồi đất lớn.
- Ơ này, bột mì!
Tôi vừa nói thế, vừa lại gần má. Má mỉm cười trả lơi:
- Phải tồi, đúng là bột mì đấy, Remi ạ! Bột mì trắng hảo hạng. Này con xem, mùi thơm
phức!
Tôi không có gan hỏ má lấy bột ra làm gì. Chính vì tôi nóng lòng muốn biết quá nên tôi
lại càng không dám hỏi! Bả lại tôi đã định giả vờ như không biết hôm nay là ngày thứ Ba
ăn măn để khỏi tủi lòng má. Má nhì tôi, hỏi:
- Người ta dùng bột mì làm gì nào?
- Làm bánh mì.
- Còn làm gì nữa?
- Khuấy cháo.
- Rồi còn làm gì nữa?
- Chà! Con không biết.
- Có, con biết đấy. Nhưng con là một dduwas trẻ ngoan, nên con không nói ra đấy thô.
Con biết hôm nay là ngày thứ Ba ăn mặn, tức là ngày bánh kẹp, bánh rán. Nhưng con
thấy nhà không có sữa, có bơ nên con không nỡ nhắc đến, có phải không, con?
- Ôi, má ơi!
- Má đã đoán trước nên má xuoay xở để cho ngày thứ Ba ăn mặn của con không đến nổi
dám ngắt. Này con nhìn vào trong cái thùng gỗ kia xem.
Tôi nhanh nhảu mở nắp thùng lên thì quả thấy nào bơ, nào sữa, nào trướng, có cả ba
quả táo nữa. Má nói:
- Đua trứng đây cho má. Trong lúc má đập trứng, con gọt táo đi.
Tôi cắt táo ra từng khoanh. Má đập trứng vào bột và đánh lên, thỉnh thoảng lại đổ vào
một thìa sữa. Khi bột đã quấy đều, má Barberin vần cái nồi lên trên tro nóng. Thế là chỉ
còn đợi đến chiều thôi, vì đến bữa tối chúng tôi mới ăn bánh kẹp và bánh rán.
Thú thât, cái ngày hô đó, tôi thấy nó dài làm sao và đã đôi ba lần tôi chạy tới nhấc chiếc
khăng phủ trên nồi bột để dòm thử. Má bảo:
- Con làm thế lạnh bột mất, rồi nó không dậy men tốt đâu!
Nhưng bột dậy rất tốt. Trên mặt bột, có những bong bóng phồng lên, vỡ lỗ chỗ. Từ cái
nồi bột lên men ấy tả ra một mùi trứng và sữa ngon lành. Má bảo:
- Con bẻ cho má một mớ củi vụn. Phả đốt lửa cho đượm, dừng có khói.
Rồi má thắp nên lên:
- Con cho thêm củi vào lò đi
Tôi làm ngay không đợi nói hai lần, và ngay sau đó, một ngọn lửa cao bốc cháy trong lò,
ánh sáng chập chờn tỏa ra khắp bếp. Má Barberin lấy cải chảo treo ở tường đặt lên lò.
- Đưa bơ đây cho má!
Má lấy mũi dao xén một cục bơ bằng quả hồ đào cho vào chảo. Bơ chảy ra, reo xèo xèo.
Ôi! Cái mùi thơm làm rỏ dãi, cái thơm vì đã vắng lâu ngày nên càng kích thích miễng lưỡi
ta! Ôi! Khúc nhạc vui vẻ của chảo bơ liu riu tí tách trên lò!
Tôi chăm chú theo dõi bản nhạc ấy, nhưng vẫn nghe như ở ngoài sân có tiếng chân
người. Ai đến ám chúng tôi vào giờ này nhỉ? Hẳn lại một bà hàng xóm sang xin lửa đây.
Tôi không thèm chú ý, vì má Barberin vừa vục muôi vào trong nồi đất, múc đổ vào lòng
chảo một mẻ bột trắng tinh. Quả không phải lúc nghĩ vẩn vơ chuyện khác!
Nhưng chính vào lúc bấy giờ thì chó thiếng gậy lạch cạch trên bậc cửa ròi cánh cửa thình
lình mở toang. Không ngoảnh cổ ra, má Barberin hỏi:
- Ai đấy?
Một người đà ông bước vào. Dưới ánh lửa chiếu táp vào người ông ta, tôi thấy ông mặc
áo blu trắng, tay cầm cây gậy lớn. Ông nói, giọng cục vằn:
- Ở đây người ta tiệc tùng đấy à? Xin cứ tự nhên.
Má Barberin vội vàng đặt chảo xuống đất kêu lên:
- Chao, trời ơi! Ông Jerome đấy ư?
Rồi má cầm tay tôi,đẩy tôi ra trước mặt người đó. Ông ta vẫn đứng ở bậc cửa. Má nói:
- Ba con đấy!
NGƯỜI BỐ NUÔI
Tôi tiến lại gần ông ta, định ôm ông, nhưng ông lấy đầu gạy cản tôi lại:
- Cái thằng này là thằng nào?
- Thằng Remi đấy!
- Má có nói với tôi là...
- Ờ... vâng! Nhưng mà... không phải, bởi vì rằng...
- À , không phải, không phải!
Ông ta giơ cao chiếc gậy, đi lại chỗ tôi. Tự nhiên tôi lùi lại.
Nào tôi đã làm gì sai trái? Tôi có tội tình gì? Tại sao lại đối xử với tôi như thế khi tôi chạy
đến định ôm hôn ông? Tôi chưa kịp suy ngĩ về những câu hỏi như vậy đang dồn dập
trong đầu óc rối beng của tôi thì đã nghe ông ta nói:
- Các người đang chuẩn bị ăn mặn ngày thứ Ba đấy sao? Thật là đúng lúc vì tôi đang đói
ngấu. Ăn tối có gì?
- Tôi đang làm bánh kẹp.
- Tôi biết. Nhưng bá định cho một người vừa đi bộ mười dặm đường mỏi rời cả chân ăn
bánh kẹp à?
- Nhà chẳng có gì cả. Nào tôi có biết ông về đâu?
- Sao? Không có gì à? Không có gì ăn tối à?

You might also like