Hệ tính toán phân bổ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


🙤🙧  🙥🙦

ĐỒ ÁN CUỐI KỲ
TRIỂN KHAI DỊCH VỤ OPENSTACK

Môn học: Hệ tính toán phân bổ


Lớp: NT533.N21
GVHD: Bùi Thanh Bình
Nhóm ….
Họ và tên MSSV
Nguyễn Duy Trọng Nhân 20520669

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7, năm 2023


OpenStack
1. Giới thiệu ............................................................................................................1
1.1 Giới thiệu về đề tài và mục tiêu của đồ án....................................................1
1.2 Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Thiết kế hệ thống ..................................................................................................2
2.1 Setup môi trường : ..........................................................................................2
2.2 Các thành phần chính trong Openstack: .....................................................2
3. Các bước thực hiện ............................................................................................3
3.1 Set up môi trường ...........................................................................................3
3.2 Cài đặt các dịch vụ cần thiết : Nova, Glance , Neutron, Horizon ..............3
3.3 Chạy và kiểm tra .............................................................................................3
4. Phân tích và thảo luận về hiệu quả của hệ thống..............................................4
5. Kết luận .................................................................................................................5
6. Hướng phát triển tương lai .................................................................................5
7. Tài liệu tham khảo ...............................................................................................5
1. Giới thiệu

1
1.1 Giới thiệu về đề tài và mục tiêu của đồ án
Đồ án này giới thiệu về đề tài và mục tiêu của việc nghiên cứu và triển khai openstack, một
nền tảng điện toán đám mây mã nguồn mở. Openstack là một hệ thống gồm nhiều dịch vụ
liên quan đến việc quản lý các tài nguyên điện toán, lưu trữ và mạng trong môi trường đám
mây. Mục tiêu của đồ án là tìm hiểu về kiến trúc, chức năng và cách cài đặt các dịch vụ cơ
bản của openstack, cũng như đánh giá hiệu năng và ứng dụng của nó trong thực tế.
Mục tiêu của đồ án:
Mục tiêu của đồ án này là nghiên cứu về chủ đề openstack, một nền tảng điện toán đám
mây mã nguồn mở. Đồ án sẽ giới thiệu về khái niệm, kiến trúc và các thành phần chính
của openstack, cũng như cách cài đặt và sử dụng nó trong thực tế. Đồ án cũng sẽ đánh giá
ưu nhược điểm của openstack so với các nền tảng điện toán đám mây khác, và đề xuất một
số hướng phát triển tiềm năng cho tương lai.
1.2 Lý do chọn đề tài
Lý do chọn đề tài này là vì openstack là một nền tảng điện toán đám mây mã nguồn mở,
được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tổ chức lớn. Openstack cung cấp các dịch
vụ cơ bản như máy ảo, lưu trữ, mạng và bảo mật cho các ứng dụng chạy trên đám mây.
Openstack có nhiều ưu điểm như tính linh hoạt, khả năng mở rộng, tương thích và tiết kiệm
chi phí. Tuy nhiên, openstack cũng gặp phải nhiều thách thức như độ phức tạp, yêu cầu kỹ
thuật cao, thiếu nhân lực và hỗ trợ. Đề tài này nhằm tìm hiểu về kiến trúc, chức năng và
ứng dụng của openstack, cũng như các vấn đề và giải pháp liên quan đến nền tảng này.
2. Thiết kế hệ thống

2
2.1 Setup môi trường :
• Sử dụng hệ điều hành ubuntu 20.0.4 LTS

2.2 Các thành phần chính trong Openstack:


• OpenStack Computer (Nova): là module quản lý và cung cấp máy ảo (VM). Nova
hỗ trợ nhiều công nghệ ảo hóa khác nhau, bao gồm KVM, QEMU, LXC,
XenServer… Bản thân Nova không chứa các phần mêm ảo hóa, thay vào đó nó sẽ
chưa các Driver tương tác, điều khiển các kỹ thuật ảo hóa (Công nghệ ảo hóa)
• OpenStack Glance(Glance) : Glance là module quản lý các Template hoặc các
Image. Glance hỗ trợ các định dạng Raw, Hyper-V (VHD), VirtualBox (VDI),
Qemu (qcow2) và VMWare (VMDK, OVF).
• OpenStack Netwok(Neutron): là thành phần quản lý, cấp phát các mạng ảo

3
(Network as a service). Đây là hệ thống có các tính chất đóng mở, thay thế các thành
phần (Pluggable), dễ mở rộng (Scalable) và cung cấp API quản trị
• OpenStack Dashboard(Horizon): là module cung cấp cho người dùng giao diện
đồ họa (GUI) để truy cập, quản trị, cấp phát tài nguyên trên hệ thống Openstack.
3. Các bước thực hiện
3.1 Set up môi trường
• Sử dụng hệ điều hành ubuntu 20.0.4 LTS
• Bật chế độ ảo hóa
• Set hostname cho controler và các node
• Cài đặt Cloud Computiong ở đây em sử dụng OpenStack Yoga
• Cài đặt MariaDb

3.2 Cài đặt các dịch vụ cần thiết : Nova, Glance , Neutron, Horizon
• Ở đây em cài đặt dựa theo hướng dẫn trên server-world để cài lần lượt các dịch vụ
• Khi cài đặt thành công sẽ xuất hiện:

3.3 Chạy và kiểm tra


• Vào id Controller 10.0.0.30 trên trình duyệt để kiểm tra
4

4. Phân tích và thảo luận về hiệu quả của hệ thống


Openstack là một hệ thống Clound Computer sử dụng nhiều node kết nối với nhau làm
tăng năng suất xử lý . Dưới đây là phân tích và thảo luận về hiệu quả của hệ thống:
4.1 Ưu điểm :
• Tiết kiệm chi phí: OpensTack mà phần mềm mã nguồn mở được phát hành miễn
phí theo giấy phép Apache 2.0.
• Độ tin cậy cao: OpenStack gồm có nhiều mô đun cho phép các doanh nghiệp
xây dựng và vận hành đám mây riêng hoặc công cộng với nhiều khả năng như
mở rộng lưu trữ, nâng cao hiệu suất, bảo mật dữ liệu và quy mô sử dụng lớn.
• Nhà cung cấp trung lập: không có bất kỳ hạn chế nào bởi OpenStack là một phần
mềm mã nguồn mở.
4.2 Nhược điểm
• Việc triển khai OpenStack đòi hỏi nhiều kỹ năng gây tốn thời gian và chi
phí.
• Gây khó khăn trong việc hỗ trợ quản lý chất lượng các dự án ngoài cộng
đồng mã nguồn mở.
• Ngừng hỗ trợ các phiên bản thành phần cũ khi có phiên bản mới thay thế
.
5. Kết luận

5
Trong đồ án này, chúng em đã thiết kế và triển khai Openstack . Sử dụng máy ảo ubuntu
20.04 LTS, cùng như các phần mềm hỗ trợ liên quan
Chúng em đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến OpenStack và các yếu tố khác liên
quan. Sau đó, chúng em đã mô tả cách kết nối các thành phần với nhau và giải thích cách
thức hoạt động của từng phần.
Đồ án đã đạt được những kết quả sau:
• Thiết kế thành công mô hình OpenStack gồm 2 node .
Tổng thể, đồ án đã đạt được mục tiêu và mang lại những kết quả tích cực, đóng góp vào
việc triển khai OpenStack vào các giải pháp thông minh cho cuộc sống hiện đại.

6. Hướng phát triển tương lai


Chúng em dự định sử dụng các phần mềm clound computer để phân tích , xử lý dử liệu
cũng như triển khai các chức năng khác

7. Tài liệu tham khảo


Ubuntu 20.04 LTS : OpenStack Yoga : Add Compute Nodes : Server World (server-world.info)
Tổng Quan về Openstack - DevOps và ... (devopsviet.com)

You might also like