bản dịch

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

9Tập 106 (2004) Tạp chí ACTA PHYSICA POLONICA ASố 2

Hội luận lần thứ 33 của trường Quốc Tế về hợp chất bán dẫn, Jaszowiec 2004

Sợi tinh thể quang tử


R. Buczynski
Nhóm thông tin quang học, Khoa Vật lý, Đại học Warsaw
Pasteura 7, 02-093 Warsaw, Ba Lan
Sợi tinh thể quang tử là một loại sợi quang học mới. Các tinh thể với cấu
trúc vi mô đã tạo một số tính chất lạ thường. Chúng có thể cho ánh sáng truyền
qua không chỉ thông qua hiện tượng phản xạ toàn phần mà còn sử dụng hiệu ứng
dải vùng cấm quang tử. Trong bài báo này, các tính chất khác nhau có thể thu
được trong sợi tinh thể quang tử được xem xét lại. Các phương pháp chế tạo và
mô hình cũng được thảo luận.
1. Giới thiệu
Các sợi tinh thể quang tử (PCF) là các sợi có cấu trúc tuần hoàn được làm
bằng các ống nhỏ (như ống mao dẫn), được chứa đầy không khí và nó có hình
dạng giống mạng lục giác. Ánh sáng có thể truyền dọc theo sợi bên trong những
lỗ hổng của cấu trúc tinh thể. Một vùng khuyết được tạo ra bằng cách loại bỏ
một hay nhiều ống nhỏ trung tâm. Sợi tinh thể quang tử là một loại sợi quang
học mới.
Kết hợp tính chất của sợi quang học và tinh thể quang tử, chúng có một
loạt các tính chất độc đáo mà các sợi quang cổ điển không thể đạt được.
Sợi quang học cổ điển sử dụng tốt trong các lĩnh vực viễn thông và phi viễn
thông, nhưng có một số hạn chế cơ bản liên quan tới cấu trúc của chúng. Các sợi
quang cổ điển được chế tạo một cách cứng nhắc dẫn tới sự hạn chế về đường
kính lõi trong chế độ đơn mode và bước sóng cắt mode, giới hạn việc lựa chọn
vật liệu (như tính chất nhiệt của lõi thuỷ tinh và lớp vỏ phải giống nhau). Việc
thiết kế sợi tinh thể quang tử rất linh hoạt, có nhiều thông số để điều khiển như
hằng số mạng Ʌ (Khoảng cách giữa hai lỗ khí cạnh nhau), hình dạng và đường
kính (d) của lỗ khí, chiết suất của thuỷ tinh và loại mạng. Sự linh hoạt trong việc
thiết kế của PCF cho phép tạo ra các sợi đơn vô cùng đơn mode có dải bước
sóng liên tục trong toàn bộ giải bước sóng quang học, và không tồn tại bước
sóng cắt. Ngoài ra có hai cơ chế truyền dẫn trong sợi tinh thể quang tử: một là
cơ chế truyền dẫn chiết suất (tương tự như trong sợi quang truyền thống), hai là
cơ chế truyền dẫn vùng cấm quang tử.
Bằng cách sắp xếp cấu trúc sợi hợp lý ta có thể thiết kế những PCF có độ
tán sắc theo ý muốn. Sợi tinh thể quang tử được thiết kế và chế tạo có thể thu
được độ tán sắc bằng không, tán sắc thấp hoặc tán sắc dị thường ở vùng bước
sóng nhìn thấy. Tán sắc phẳng cũng có thể thu được trên một dải bước sóng rất
rộng. Việc kết hợp giữa tán sắc dị thường với diện tích trường mode nhỏ tạo ra
các sợi quang phi tuyến. Mặt khác ta có thể tạo ra được các sợi đơn mode có lõi
đặc lớn hoặc không khí.
Ý tưởng về sợi tinh thể quang tử đầu tiên được đưa ra bởi Yeh và các
cộng sự [1] năm 1978. Họ đã bọc lõi của sợi bằng lưới Bragg (Bragg grating),
nó tương tự như tinh thể quang tử một chiều. Sợi tinh thể quang tử được chế tạo
bằng tinh thể quang tử với lõi không khí được phát minh bởi P. Russell năm
1992 và sợi tinh thể quang tử đầu tiên được báo cáo trong hội nghị về sợi quang
(OFC) năm 1996[2]. Bảng dưới trình bày tóm tắt quá trình phát triển của sợi tinh
thể quang tử.
Bảng tóm tắt quá trình phát triển của sợi tinh thể quang tử
1978 Ý tưởng về sợi Bragg.
1992 Ý tưởng về sợi tinh thể quang tử với lõi không khí.
1996 Chế tạo sợi đơn mode bọc bằng quang tử (photonic).
1997 Ra đời sợi tinh thể đơn mode liên tục.
1999 Sợi tinh thể quang tử với quang tử có dải vùng cấm và lõi không khí.
2000 Sợi tinh thể quang tử lưỡng chiết cao.
2000 Phát siêu liên tục với PCF
2001 Chế tạo thành công sợi Bragg.
2001 Sợi tinh thể laser với vỏ đôi.
2
2002 Sợi tinh thể với sự tán sắc siêu phẳng.
2003 Sợi Bragg với silica và lõi không khí.
2. Cơ chế truyền dẫn ánh sáng trong sợi tinh thể quang tử.
Nếu lỗ khuyết của cấu trúc thực sự do dịch chuyển tâm của các ống nhỏ thì
sự truyền dẫn sóng điện từ trong sợi tinh thể quang tử có thể được chú ý tới như
sự biến đổi của hiện tượng phản xạ toàn phần bên trong. Sự biến đổi là do hệ
thống của những ống nhỏ chứa không khí làm rò rỉ những mode cao hơn vì vậy
chỉ có một mode cơ bản được truyền đi. Đây là mode có đường kính nhỏ nhất,
gần kích thước của lỗ khuyết,…, hằng số mạng của cấu trúc tuần hoàn [3,4].
Theo Ref [2] một sợi là đơn mode nếu d / Λ< 0.4 trong đó d là đường kính
của ống không khí và Λ là hằng số mạng. Sợi tinh thể quang tử dẫn ánh sáng lần
đầu được đưa ra năm 1996 với sợi lõi đặc (solid core guidance).
Trong mạng của những sợi nhỏ chứa không khí, tâm của nó được thay bằng một
thanh [2,3]. Nếu tâm của lỗ khuyết được chèn bằng tâm của sợi nhỏ chứa không
khí, mà có đường kính khác so với những sợi nhỏ khác (thường lớn hơn). Khi đó
chúng ta có được dải vùng cấm quang tử (PBG). Sự định hướng ánh sáng được
xem như cách dẫn electron trong vật lý chất rắn với cấu trúc giải năng lượng.
Năm 1997 ánh sáng được dẫn trong một lỗ khuyết chứa không khí được đưa ra
(hollow core PGB guidance). Một vài tâm của sợi nhỏ được đi từ cấu trúc của
mạng lục giác và bỏ lại một lỗ rộng chứa đầy không khí [5].
Những lõi không khí phân bố tuần hoàn có thể có cấu trúc như một tinh thể
quang tử hai chiều có hằng số mạng tương đương với bước sóng ánh sáng.
Trong cấu trúc tinh thể quang tử hai chiều tồn tại dải vùng cấm có thể ngăn
cản ánh sáng truyền trong một dải tần số xác định nào đó. Nếu cấu trúc tuần
hoàn bị lỗi với một lỗ khuyết (thiếu lõi chứa không khí hoặc lõi chứa không khí
rộng). Một vùng đặc biệt với những đặc điểm quang học khác nhau được tạo ra
từ tinh thể quang tử. Vùng lỗ khuyết có thể tạo ra những mode với tần số nằm
trong dải vùng cấm của quang tử, nó có thể ngăn cản những sóng này xuyên sâu
vào trong tinh thể quang tử. Những mode giới hạn phần lớn bởi các lỗ khuyết và

3
dẫn chúng dọc theo sợi. Khi giải vùng cấm được sử dụng để giam hãm ánh sáng
trong lõi, đòi hỏi miền lỗ khuyết phải có chiết suất lớn hơn miền xung quanh.

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO


Bất kỳ loại thuỷ tinh nào và loại cấu trúc nào, phương pháp chế tạo sợi tinh
thể cơ bản đều là đa lớp mỏng. Tuy nhiên cũng có những báo cáo về quá trình
chế tạo sợi tinh thể quang tử bằng quá trình đùn, nó được sử dụng chủ yếu đối
với sợi tinh thể quang tử tạo từ thuỷ tinh mềm. Trong phương pháp này, thuỷ
tinh được nấu cho nóng chảy sau đó ép vào khuôn kéo sợi có những mẫu của các
lỗ được thiết kế sẵn [6].
Phương pháp đa lớp mỏng được biết đến như kỹ thuật của cấu trúc dẫn ảnh
(sợi dẹt, dẫn ảnh …v.v) [7](Hình 1).

Với phương pháp này sợi tinh thể quang tử được chế tạo qua một số bước thể
Hình
hiện trên hình 2. 1. Sợi dưới dạng tháp cho PCF chế tạo tại Viện điện tử
Công nghệ vật liệu,Warsaw, Ba Lan.

4
Hình 2. Quá trình chế tạo sợi tinh thể quang tử: a) Tạo các ống nhỏ
riêng lẻ, b) Tạo dạng sợi c) Hình thành sợi trung gian, d) Hình thành sợi.

Trong bước đầu tiên những ống nhỏ riêng rẽ được tạo ra. Sợi tinh thể
quang tử có thể sử dụng những ống nhỏ với đường kính và bề dày thành ống
khác nhau (những ảnh hưởng này phụ thuộc vào giá trị d / Λ trong sợi), hình dạng
mặt cắt khác nhau (tròn, lục giác, vuông) và loại thuỷ tinh khác nhau (silica,
silicate, hợp chất với nhiều loại oxit,…v.v) hình 3.

Hình 3. Chế tạo sợi tinh thể quang tử: tiền chế tạo, bước trung gian và bước
hình thành sợi (Viện điện tử Công nghệ vật liệu (IEMT)): a) Đầu tiên PCF
được hình thành với lỗ ¿ 1 mm mạng lục giác; b) Tiếp theo với lõi ¿ 250 µ m
mạng lục giác; c) Sợi PCFđường kính sợi ¿ 120 µ m mạng lục giác, đường
kính lỗ trốngkhông khí d=3 µ m, d / Λ=0.5; d) Bước trung gian hai lõi PCF
với mạng hìnhvuông; e) sợi với hai lõi mạng hình vuông, đường kính sợi
250 µ m , đường kính lỗ không khí d=2.5 µ m, d / Λ=0.5; f) sợi đa mode với
mạng hình vuông, bán kính sợi160 µ m , đường kính lỗ trống không khí 3 µ m .

5
Tiếp theo những ống nhỏ riêng rẽ được sắp đặt lại để tạo thành khối nhiều
ống nhỏ có tính đối xứng. Lỗ khuyết ở bên trong nhận ánh sáng là thanh thuỷ
tinh hoặc trong trường hợp sợi với dải vùng cấm quang tử, lỗ khuyết bên trong
nhận ánh sáng là một lỗ có đường kính thích hợp. Những thanh khuyết này được
sắp đặt trong cấu trúc của sợi. Một cấu trúc được định sẵn sau đó nung đến nóng
chảy và kéo sợi theo hình tháp với kích thước cỡ milimét bước này gọi là bước
tạo hình trung gian. Đây là một thanh thuỷ tinh tổng hợp nhiệt với những lỗ ở tại
vị trí những ống nhỏ và chiếm đầy khoảng không gian ở giữa chúng để có thể
tạo được một sợi có đường kính và những thông số về cấu trúc thích hợp
(khoảng cách giữa các lỗ, đường kính lỗ, đường kính lõi) bước tạo hình trung
gian được bổ xung thêm những thanh thuỷ tinh. Tương tự như bước tạo hình
trung gian khi nung chảy và kéo sợi theo dạng hình tháp ta được sợi hoàn chỉnh
với kích thước cỡ micromét. Cuối cùng những lớp polymer được sử dụng trong
quá trình tạo sợi PCF để tạo lớp bọc bảo vệ sợi khỏi các tác động cơ học.
Trong suốt quá trình thực nghiệm người ta nhận thấy rằng một cấu trúc
mỏng tính đối xứng bị ảnh hưởng bởi hình dạng của tiết diện của những lỗ
trống. Khi bề dày của thành lỗ là nhỏ, chúng có khuynh hướng nhận hình dạng
đối xứng của mạng. Đối với mạng lục giác, nó là lục giác trong khi mạng hình
vuông nó là hình vuông. Đây là điều hiển nhiên khi thuỷ tinh mỏng có tính dẻo
rất cao (nhiệt độ thấp) và cấu trúc với tỷ số d / Λ cao (¿ 0.6)(hình 3f). Hiện tượng
tương tự được thể hiện rõ trong cấu trúc đa sợi mỏng (tính dẫn ảnh).
Việc chế tạo sợi quang tử với những tính chất truyền qua là một vấn đề rất
khó khăn. Một trong số đó là điều chỉnh các thông số ở cấu trúc cỡ micromét
chẳng hạn như nhiệt độ và tốc độ kéo dãn. Những lỗ khuyết bị ảnh hưởng bởi
những tính chất của cấu trúc làm sai lệch so với những giá trị tính được theo lý
thuyết.

6
Vấn đề lớn của việc chế tạo là sự xuất hiện những méo mó ở những lỗ khí,
sự xuất hiện thêm những lỗ, và những ảnh hưởng làm mất tính đối xứng (hình
4) [8]. Sự xuất hiện những lỗ với đường kính khác nhau và có hình dạng dị
thường có thể quan sát rất rõ trong mạng hình vuông. Thông thường nhiệt độ
trong sợi không đều và có một phân phối xuyên tâm. Như ta thấy phía ngoài của
lỗ có biến dạng lớn hơn và có đường kính nhỏ hơn so với thiết kế, vì vậy nên
thêm hai đến ba vòng ống nhỏ so với thiết kế cấu trúc ban đầu. Những ống nhỏ
được thêm vào không ảnh hưởng tới mode dẫn trong lỗ khuyết. Sự xuất hiện
thêm những lỗ trống thường do vùng giữa các ống nhỏ không khít nhau trong
quá trình làm mỏng. Sự ảnh hưởng tới sự đối xứng của cấu trúc được quan sát
đặc biệt trong mạng hình vuông, tại đó những lỗ trống bị đổi chỗ (trở thành đối
xứng tam giác), cấu trúc xếp theo kiểu xiên hoặc dòng của những lỗ trống sẽ bị
nhấp nhô.

Hình 4. Lỗ khuyết trong chế tạo PCF: (a) Cấu trúc vuông 5 x 5 với bán kính các
lỗtrống khác nhau, (b) Cấu trúc lục giác với những khe giữa những ống nhỏ
không đềunhau,(c) Cấu trúc vuông 9 x 9 với những lỗ hổng bị thay thế.

Để tránh những sai hỏng đó đòi hỏi phải điều khiển chính xác tất cả quá
trình làm mỏng (ống nhỏ, tạo hình trung gian). Nó thực sự cần thiết để điều
chỉnh và điều khiển chính xác nhiệt độ của quá trình làm mỏng, phân phối nhiệt
độ trong lò, điều chỉnh sự định hướng của tâm, vận tốc đưa vào và kéo ra.
Những thông số này cho thấy đường kính của sợi, phân phối nhiệt độ, tiết diện
và thời gian đốt nóng.
Hầu hết những báo cáo về PCFs đều mô tả sợi được làm bằng thuỷ tinh
silica. Silica có thể tạo sợi rất tốt và có thể ứng dụng cho hầu hết các ứng dụng
7
trong dải bước sóng200 – 2500 nm , nhưng nếu sử dụng những vật liệu khác có thể
làm tăng những thông số đặc biệt của sợi và có vùng phổ truyền vượt ra ngoài
vùng này. Vì vậy ngày càng có nhiều chú ý tới việc tạo ra những sợi được làm
từ nhiều thành phần thuỷ tinh như: tellurite, fluoride và chalcogenide. Sợi làm
bằng đa thành phần thuỷ tinh có một vài tính chất mà sợi làm từ silica không có
được như có chiết suất cao, độ truyền qua ở bước sóng hồng ngoại tốt, tính phi
tuyến cao, năng lượng photon tương đối ở mức thấp. Một vài sợi được làm từ
silicate [8], chalcogenite [9], và thuỷ tinh tellurite [10] đã được báo cáo. Thuỷ
tinh silica pha trộn và do sẽ làm cho tính chất quang học và tính chất cơ học của
nó được mở rộng hơn. Sự suy giảm lớn trong thuỷ tinh của sợi loại này thường
dẫn đến một bất lợi lớn. Tuy nhiên tính chất này là không quan trọng khi sử
dụng sợi trong dải bước sóng ngắn ví dụ như trong các cảm biến.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH
Thông thường sử dụng phương pháp mô hình cho sợi quang học không thể
áp dụng thành công trong mô hình PCF. Những sợi này có hệ số phản xạ cao và
có cấu trúc tuần hoàn với hằng số mạng cỡ bước sóng ánh sáng. Do đó các
phương pháp sử dụng trong mô hình sợi tinh thể quang tử và trường điện từ đã
được điều chỉnh cho mục đích này.

Hình 5.Mô tả ô Yee cho tất cả thành phần trường điện và từ trong
khối hình hộp. Mỗithành phần của trường điện từ được xác định chỉ
trong một mặt phẳng của ô đơn vị Yee

8
Phương pháp sai phân hữu hạn miền thời gian (FDTD) được sử dụng rộng rãi
để tính toán giá trị suy giảm trường điện từ trong môi trường tán sắc [11]. Sóng
truyền qua cấu trúc PCF được tìm ra bằng cách tích phân trực tiếp trong miền
thời gian của phương trình Maxwell’s dưới dạng rời rạc. Không gian và thời
gian độc lập với nhau trong một lưới đều. Việc tính toán trường điện và từ được
tính trên một ô Yee (Hình 5).
Ngoài ra với điều kiện biên được đưa vào (hấp thụ hoặc tuần hoàn). Thông
thường điều kiện biên của lớp phù hợp hoàn toàn đơn trục (UPML) được sử
dụng cho mô hình PCF. Phương pháp cho phép thu được độ truyền qua và hệ số
phản xạ, dòng năng lượng được truyền đi (Poynting vector). Nó cho phép thấy
được trạng thái phân bố trường bền vững cũng như trường phân bố tạm thời.
Phương pháp FDTD là phổ biến, linh hoạt, suy luận đơn giản. Hạn chế lớn
nhất của phương pháp này là tốn thời gian và cần nhớ nhiều thuật toán phức tạp.
Khi PCF có cấu trúc ba chiều với chiết suất phân bố theo hai chiều thì chỉ những
đoạn ngắn của sợi được mô phỏng bằng phương pháp này. Nó có thể áp dụng
thành công cho các mô hình làm nhỏ, ghép cặp, và ghép hai lõi trong sợi tinh
thể quang tử. Mô phỏng số lượng lớn có thể thực hiện được bằng một số máy
tính có kết nối với nhau vì phương pháp FDTD có thể dễ dàng thực hiện các
thuật toán song song.
Tương tự sơ đồ phân hoá có thể được sử dụng trong phạm vi của phương
pháp lan truyền chùm (tia) (BPM)[12] hoặc phương pháp sai phân hữu hạn
(FD). Zhu và các cộng sự đã sử dụng sơ đồ rời rạc hai chiều Yee trong việc giải
quyết mô hình vector đầy đủ bằng phương pháp sai phân hữu hạn [13] để biểu
diễn sóng ngang điện từ dưới dạng riêng biệt. Bằng việc áp dụng phương pháp
sai phân hữu hạn, phương trình vector sóng đầy đủ trở thành bài toán trị riêng
của đại số.
Phương pháp vector sóng phẳng mở rộng (plane wave expansion (PWE))
cho ta một cách tiếp cận rất hiệu quả và gần với mô hình PCFs [14,15]. Phương
pháp này chophép giảiphương trình vector sóng đầy đủ cho trường từ. Trong mô
hình này trường tuần hoàn cũng như vị trí phụ thuộc vào hằng số điện môi sử
9
dụng khai triển Fourier của hàm tuần hoàn được xác định bởi vector mạng tương
hỗ.
Từ phương trình vector sóng đầy đủ đối với trường điện từ H k :

[ ]
2
1 −ω
∇× ∇ × H k = 2 Hk (1)
ε (r ) c
Trong đó k là vector sóng vàε ( r ) là hằng số điện môi trong cấu trúc. Một
mô hìnhcấu trúc PCF được mô tả như một mạng tuần hoàn, chứa cấu trúc tinh
thể và những lỗkhuyết. Do tính tuần hoàn chúng ta có thể biểu diễn H k như tổng
của những sóngphẳng cơ sở theo lý thuyết Bloch.
H k =∑ hk−G exp (−i ( k−G ) ∙ r ) ( 2 )
G

Trong đó G là vector mạng trong không gian đối xứng. Hằng số điện môi ε ( r )
được khai triển theo Fourier
1
=∑ V G exp ( iG ∙ r )
ε (r ) G
1 1
trong đóV G = A ∫ ε ( r ) exp (−iG ∙ r ) dr và Aulà diện tích một ô đơn vị. Thế (2) và (3)
u

vào (1) ta có bài toán trị riêng. Giải bài toán trị riêng ta có thể tìm được tất cả
các tần số có thể của các mode cho phép.
Phương pháp PWE cho phép tính được độ tán sắc tương đối và giải vùng
cấm của quang tử trong những cấu trúc điện môi tuần hoàn (hình 6). Nó có thể
được ứng dụng với bất kỳ loại cấu trúc tinh thể nào, bao gồm cả những tinh thể
dị thường. Điều này cho phép xác định cấu trúc dải của quang tử trong cơ chế
dẫn của PBG, cũng như những mode trong chiết suất của cơ chế dẫn sóng. Đây
là phương pháp tương đối nhanh, chính xác, tuy nhiên nó có một số nhược điểm
như không thể sử dụng để tính toán cấu trúc của những vật liệu có tính chất
hoạt hoá (hấp thụ và khuếch đại). Ngoài ra, nó không mang lại bất kỳ thông tin
về tổn thất do tán xạ, truyền tải và phản xạcủa ánh sáng tới trong PCF.

10
Hình 6. Mô tả PWE: a) Cấu trúc PCF được mở rộng như mạng tuần hoàn
chứa cấutrúc tinh thể và những lỗ khuyết ; b) Một ví dụ (của) những kết
quả mô phỏng vớiPWE. Phân bố cường độ trong mạng tuần hoàn
(periodic supercells).

Phương pháp định vị hàm cơ bản (localized basis functions (LBF)) là cơ sở


cho việc giải trực tiếp các phương trình Maxwell, tương tự như phương pháp
PWE [16]. Giả sử rằng những mode dẫn của PCF được xác định ở gần xung
quanh lỗ khuyết tinh thể và những mode có thể được mô tả bởi hàm Hermite –
Gaussian được định vị trong biên vùng của lõi. Nó cho phép giảm đáng kể số
lượng các hàm cơ sở và những phép tính phức tạp. Trong phương pháp LBF, giả
sử một thành phần trung bình bất biến tịnh tiến dọc trục z và phương trình
Maxwell's được viết như phương trình đối với sóng điện từ ngang:
( ∇2⊥ + k 2 ε ) h⊥ + ( ∇⊥ ln ( ε ) ) × ( ∇ ⊥+ h⊥ ) =β2 h⊥ ( 3 )
trong đó ∇ ⊥ là gradient trong sóng ngang phẳng vàh⊥là các thành phần ngang
của từ trường H i; i=x ; y :
H i=hi exp ( i ( βz−ckt ) ) ( 4 )
Hàm cơ sở được xây dựng như tập hợp của hàm Hermite – Gaussian:

( ) ( ) ( )
2 2
−x + y Λ Λ
ϕ mn=exp 2
Hm Hn (5)
2Λ x y

trong đó H mlà đa thức Hermite của thành phần m. Hàm ϕ mnlà trực giao và tạo ra
một hệ cơ sở đầy đủ. Phương trình sóng (3) có thể được biểu diễn theo dạng đại
số sau:
∑ Lmk, ,nl hk⊥,l =β 2 hm⊥, n (6 )
kl
m, n
trong đó L là ma trận hệ số của những toán tử phía bên tay trái trong phương
k ,l

trình (3) vàh⊥k ,llà từ trường ngang trong cơ sở Hermite-Gaussian. Giải bài toán trị
riêng có thể tìm được hằng số truyền β và phân bố trường. Phương pháp này đã
được phát triển cho mô hình PCF với những lỗ tròn và mạng lục giác.
Phương pháp mạng siêu tế bào là kết hợp của hai phương pháp PWE và LBF
[17]. Trường điện được tách riêng bằng cách sử dụng hàm Hermite-Gaussian.
11
PCF được tách thành hai cấu trúc điện môi khác nhau tuần hoàn ảo của tinh thể
quang tử đầy đủ. Thành phần thứ nhất đặc trưng cho lớp vỏ của tinh thể quang
tử . Trong khi đó thành phần thứ hai đặc trưng cho tâm của các lỗ khuyết của
PCF. Cả hai cấu trúc tinh thể quang tử ảo được khai triển bởi hàm cosin. Từ
phương trình sóng và điều kiện trực giao của hàm Hermite-Gaussian những tính
chất truyền sóng của sợi tinh thể quang tử, như tán sắc trường của mode, miền
phản xạ, tính chất tán xạ được xác định.
Phương pháp phần tử hữu hạn của hệ vector đầy đủ (finite element
method (FEM)) đã được áp dụng thành công trong mô hình PCF [18]. Nó cho
phép tính toán cả hai tính chất tán sắc và giam hãm của PBG và cấu trúc lõi đặc.
Cho trước một tần số phương pháp sẽ cung cấp cho chúng ta một hằng số phức
γ ( ω ) =β ( ω )+ iα ( ω )trong đó β là hằng số truyền tiêu chuẩn của sóng phẳng dọc trục

của sợi.
Phương pháp đa cực bắt đầu được phát triển đối với các mô hình cấu trúc
nhiễu xạ và các tinh thể quang tử được sử dụng cho sự truyền dẫn bởi chiết suất
và dải vùng cấm tinh thể của các PCF [19]. Trong phương pháp này trường
được viết dưới dạng những hàm điều hoà hình trụ xung quanh tâm của mỗi lỗ
khí. Phương pháp ưu điểm là nhanh và chính xác. Khi lớp vỏ được giả thiết hữu
hạn thì các tính toán có thể được thực hiện theo cách này.
Trong những phương pháp được kể ra ở trên có một vài phương pháp khác
cũng được sử dụng cho mode PCF: phương pháp ma trận nhiễu xạ, phương
pháp ma trận truyền và các phương pháp khác [20]. Tuy nhiên phương pháp
được sử dụng nhiều nhất vẫn là PWE, FD, và phương pháp đa cực để xác định
những tính chất của mô hình của sợi tinh thể quang tử.
5 . TÍNH CHẤT CỦA SƠI TINH THỂ QUANG TỬ ĐƠN MODE
5.1 Sợi vô cùng đơn mode
PCF có thể được thiết kế sao cho chúng là đơn mode trong một giải phổ
rộng của ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại. Những sợi chiết suất bậc (step
index fibers (SIFs)) trước đây luôn có một tần số cắt trên đó khiến cho nó trở

12
nên đa mode. Để xác định số mode dẫn trong SIF ta sử dụng một tần số được
chuẩn hóa V.V được định xác định là:
2 πρ 2
V=
λ
√ ncore−n 2cladding ( 7 )
trong đó ρ là bán kính lõi, n core và n cladding lần lượt là chiết suất của lõi và lớp vỏ.
Trong trường hợp các sợi chuẩn, chiết suất lớp vỏ hầu như không phụ
thuộc vào bước sóng và V tăng khi bước sóng giảm. Kết quả là trong chế độ
hoạt động đa mode giới hạn tần số cắt chuẩn hoá lớn hơn 2.405.

Hình 7. Những tính chất của PCF đơn mode liên tục làm từ thuỷ tinh đa
thành phần. Đối với bất kỳ bước sóng nào giá trị mode chiết suất trong các
mode, luôn lớn hơngiá trị tiêu chuẩn và thấp hơn chiết suất lớp bọc.

Hình 8. Tần số chuẩn hoá đối với PCF mạng lục giác, hệ số lấp đầy 0.20 .
PCF chỉdẫn những mode tiêu chuẩn trong vùng khả kiến và gần hồng ngoại.

13
Hình 9. Một cấu trúc đơn mode PCF điển hình. Sơi được chế tạo bằng phương
phápIEMT. PCF đơn mode liên tục có hệ số lấp đầy nhỏ hơn 0. 2

Đối với PCF giá trị chiết suất của lớp vỏ quang tử phụ thuộc rất lớn vào
bước sóng, trong khi đó, những sợi truyền thống chiết suất hầu như là hằng số
(hình 7). Tần số được chuẩn hoá dần tới một giá trị ổn định đối với những bước
sóng ngắn. Do vậy chiết suất của lớp vỏ quang tử và giá trị ổn định của tần số
chuẩn hoá được xác định bởi cấu trúc của lớp vỏ và thừa số lấp đầy(tỷ số giữa
đường kính d của lỗ khí và hằng số mạng Λ ). Để thiết kế chính xác phải giữ V
thấp hơn giá trị tần số cắt chuẩn hoá đối với bất kỳ dải bước sóng nào (hình 8).
PCF với đầy đủ các điều kiện này thì được gọi là vô cùng đơn mode. Một
tần số cắt chuẩn hoá đối với PCF đã được ước tính bằng 2.5 [21, 22]. Một cấu
trúc tiêu biểu của sợi vô cùng mode được trình bày trên hình 9.
5.2 Diện tích mode rộng
Các sợi thông thường có một hạn chế lớn về kích thước lõi và khẩu độ số
trong chế độ hoạt động đơn mode. Đối với mọi bước sóng và đường kính lõi có
một khẩu độ số cực đại mà làm cho chế độ đơn mode có thể hoạt động. Giá trị
của NA được điều khiển bởi sự khác nhau trong chiết suất của lõi và lớp vỏ. Chế
tạo một SIF chuẩn với một diện tích mode rộng sẽ đòi hỏi điều chỉnh chiết suất
trong lắng đọng pha hơi hoá học CVD với độ chính xác rất cao ( nhỏ hơn hoặc
bằng 10−6 ¿ điều này sẽ làm giới hạn đường kính của trường mode (mode field

14
diameter (MDF)) trong thực tế. Thông thường MDF của SIF thông thường được
xác định bằng 1/e độ rộng cường độ là khoảng 9 µ m đối với bước sóng 1.55 µ m.
Trong trường hợp PCF, MFD có thể thay đổi trong hoạt động đơn mode
tuỳ thuộc vào các yêu cầu. Diện tích mode rộng có thể được thiết kế bằng cách
tăng hằng số mạng của lớp vỏ, giảm đường kính lỗ khí hoặc tăng kích thước
khiếm khuyết trong lớp vỏ quang tử (gỡ bỏ một hay nhiều tâm lỗ khí) điều này
đã được thực hiện bởi Bagget và các cộng sự [23]. Lõi SIF và PCF lớn có thể có
một tương tự MDF tại bất kỳ bước sóng đặc biệt nào trong trường hợp PCF có
đơn ống nhỏ khuyết tật. Tuy nhiên PCF vẫn giữ được đơn mode trên một giải
rộng tần số, trong khi SIF hoạt động đa mode ở gần bước sóng thiết kế.
Một PCF mode lớn tiêu biểu có MFD từ 9−26 µ m và đơn mode cho tất cả
các bước sóng. MFD 9 µm có thể thu được SIFs 1.55, nhưng đối với bước sóng
400 nm PCF tương tự có lõi lớn hơn 10 lần so với các sợi chuẩn. Các PCF với

MFD lớn đã thu được trong các cấu trúc mà lõi bao gồm nhiều thanh đã thay thế
các lỗ khí. Trong thực tế dải giới hạn mất mát sử dụng các sợi đơn mode lõi
rộng. Tuy nhiên, nó không giới hạn hiệu quả PCF kể từ khi Bagget và các cộng
sự [23] đã chỉ ra rằng các sợi truyền thống và PCF với cùng diện tích mode thì
có dải mất mát tương tự nhau.
5.3. Tính tán sắc
Trong SIFs tán sắc tổng bao gồm tán sắc vật liệu và tán sắc ống dẫn sóng.
Không giống như các sợi thông thường, tán sắc dẫn sóng của sợi tinh thể quang
tử có thể là rất lớn. Hơn nữa “vật liệu tán sắc” được biến đổi bởi lớp vỏ nhân
tạo với sự có mặt của các lỗ khí. Lớp vỏ tinh thể quang tử thay đổi lớn trên một
dải bước sóng hẹp. Một thông số quan trọng mô tả tính chất của sợi là tán sắc
vận tốc nhóm (group velocity dispersion (GVD)). Nó được định nghĩa như sau:
2
λ d n eff
GV D= ( 8)
c d λ2
β ( λ , nm ( λ ) )
trong đó n eff là chiết suất hiệu dụngn eff = .
k0

15
Các đặc trưng tán sắc trong các PCF có thể dễ dàng hình thành do tính
linh hoạt của sự thay đổi kích thước và vị trí của lỗ khí trong lớp vỏ quang tử.
Điều đó không thể thu được các tính chất tương tự với SIF, do những hạn chế
cứng nhắc về sự thay đổi các thông số khi yêu cầu hoạt động trong chế độ đơn
mode.

Hình 10. So sánh độ tán sắc trong SIF và trong PCF

Khi thay đổi hằng số mạng và kích thước lỗ khí trong các PCFs ta có
thể thu được bước sóng tán sắc không bị dịch chuyển về miền ánh sáng nhìn
thấy [24] (hình 10). Trong trường hợp của các sợi thông thường bước sóng tán
sắc không bị giới hạn về phía bước sóng ngắn khoảng 1.3 µ m và chỉ có thể dịch
về phía bước sóng dài hơn. Các sợi với một sự dịch chuyển sự tán sắc đã thu
được với chiết suất thấp xung quanh lõi – cấu trúc kiểu W.
Nếu bước sóng tán sắc không trong vùng ánh sáng nhìn thấy, nó tự động
tạo ra một tán sắc dương (tán sắc dị thường) trong miền khả kiến. PCF với một
tán sắc dương có thể được sử dụng cho bù tán sắc trong thông tin liên lạc.
Ngoài ra PCF với một tán sắc phẳng có thể thu được [24]. PCF với mạng
lục giác đều và hằng số mạng là Λ=2.62 µ m và đường kính lỗ khí d=0.36 µ m có

16
độ tán sắc phẳng 2 ps /( km∗nm) được báo cáo trong dải 1.3 – 1.9 µ m . Sự không
thuận lợi trong đề xuất thiết kế bởi Ferrando và các cộng sự [26] là sự suy giảm
cao[25]. Trong trường hợp của SIFs thông thường với một sự thay đổi tán sắc
phẳng có dải băng thông cực đại 300 nm đã được tạo ra.

Để khắc phục nhược điểm này, một thiết kế mới của PCF với lõi tam giác
được đề xuất bởi Hansen [26]. Phần trung tâm của lõi có chiết suất hơi cao hơn
một chút
Hình 11.doMột
phakhái
tạp Ge
niệmvàmới
baovềquanh
PCF bởi
sauba vùng pha
Hansen [26].tạpPhần
loại tâm
F vớicủa
chiết
lõi suất

thấp hơn
chiết (hình
suất cao11).
hơnLõi
và được bao quanh
ba thanh với lớp
bao quanh có bọc quang
chiết suất tử lụchơn.
thấp giác Lõi
đều.được
Bằng
cách
baothay
quanhđổi bởi
các tham
lớp vỏsốquang
cấu trúc
tử đã
lụcthu đượcNhững
giác. các đặc trưngsốtán
thông sắc nhau
khác khác nhau.
của
Một thiếttính
những kế khác được
chất tán sắcđưa ra bởi
khác nhauSaitoh
được và
đưacác cộng sự [27]. Độ tán sắc phẳng
vào.
± 0.5 ps /( km∗nm) được dự đoán trong giải 1.19−1.69 mm với độ suy giảm tương đối

thấp.
6. SỢI LÕI TRỐNG
Sợi lõi rỗng bao gồm một lõi rỗng được bao quanh bởi lớp vỏ cấu trúc
micro có các lỗ khí được sắp xếp một cách tuần hoàn trong thuỷ tinh. Có hai loại
sợi lõi rỗng: Loại thứ nhất có lớp vỏ quang tử được làm bởi các lỗ khí được
phân bố tuần hoàn [28](quang tử tinh thể hai chiều), loại thứ hai có lớp vỏ
quang tử được làm từ một dãy những ô khí hình tròn [29](nhiễu xạBragg, tinh

17
thể quang tử một chiều). Trong cả hai trường hợp điều kiện phản xạ toàn phần
bên trong không thỏa mãn do chiết suất của lõi khí nhỏ hơn chiết suất của lớp
vỏ. Ánh sáng có thể truyền dọc sợi chỉ với cơ chế giải cấm quang tử (bandgap).

Do chỉ có một phần nhỏ ánh sáng lan truyền trong thủy tinh nên tất cả các
hiệu ứng liên quan đến sự tương tác giữa thủy tinh và ánh sáng (sự tán sắc, tán
xạ, các hiệu ứng phi tuyến) sẽ bị giảm đáng kể. Điều kì vọng sẽ đạt được một
truyền siêu thấp.

HìnhMột
12. báo cáo về
những loạisợiPCFs
lõi rỗng
dải gần
cấmđây với lớp
quang vỏ quang
(photonic tử hai chiều
bandgap) có độ
tử khác
suynhau:
giảm(a)
bằng 1.7 dB
Sợidải tại bước
/kmquang
cấm sóngtổ1.56
tử hình ong trên 800 và
µ m(Broeng m thử
các mẫu[30]. Nó được
cộng sự. [28]) ,
xây
(b)dựng
Sợi trên mạng xạ
lõi nhiễu lụcBragg
giác với đườngcác
(Vienne kínhcộng
lõi rỗng là 20 µ(c)
sự. [29]), m được tạo cấm
Sợi dải ra bởi
loại bỏ 19tửlỗlõikhí
quang rắn(hình
mạng12d). Đây là
lục giác, bướclõi
(d)Sợi tiến lớn lỗ
mạng so trống
với các
rộngbáo(Mangan
cáo trước
vàđó
vớicácđộcộng
suy giảm tới 13 dB/ km [31], tuy nhiên vẫn có những sợi lõi rỗng có độ suy
sự. [30]).
giảm lớn hơn các sợi silica thông thường hiện đại nhất là 0.15 dB /km [32].
Một lõi lớn cho phép 99 % năng lượng được truyền vào không khí. Vì điều
này, lí do vật lý nhất của sự tồn tại mất mát trong sợi đã được giảm đi. Trong
các sợi silica thông thường độ suy giảm là do tán xạ Rayleigh ở bước sóng ngắn
và hấp thụ đa photon ở bước sóng dài trong khối vật liệu. Nó cho độ suy giảm
cực tiểu ở xung quanh 1550 nm. Trong lõi rỗng, do hầu hết năng lượng được
truyền qua không khí, ảnh hưởng của tán xạ Rayleigh và hấp thụ đa photon suy
giảm nhanh chóng. Mặt bên trong giữa lõi và lớp vỏ quang tử có độ ghồ ghề với
kích thước có thể nhìn thấy được là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm
trong sợi lỗ trống.

18
Sợi Bragg Silica lõi rỗng – khí được báo cáo gần đây [29] truyền qua dải
bước sóng 0,4 – 2,2mm và có độ suy giảm 10 dB/km. Bước sóng truyền qua lớn
nhất khoảng 0.4 µ m đối với sợi 120 µ m , 1.4 µ m đối với sợi 80 µ m.
Thật thú vị là sợi với các sợi lõi rỗng có thể truyền với độ suy giảm 0.95
dB/km ở bước sóng1950 nm. Độ suy giảm của PCF tăng theo λ 3và nó được giới
hạn bởi sự hấp thụ hồng ngoại trong thuỷ tinh, trong khi tỷ lệ truyền năng lượng
(0.25−1 %).
Một phần của sợi lõi rỗng được ứng dụng trong viễn thông do độ mất mát
đường truyền thấp, ngoài ra nó còn hứa hẹn rất nhiểu ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực khác. Vì các hiệu ứng phi tuyến trong lõi không đáng kể, các sợi này là
những ứng dụng vô cùng thú vị cho các thiết bị truyền tải năng lượng lớn, cả
liên tục và xung. Sự truyền của các soliton quang có công suất đỉnh 2 MW qua
một khoảng cách 200 m được báo cáo trong [33]. Công suất có độ lớn cao hơn
hai lần so với sự truyền của các sợi thông thường.
Các bước sóng được đưa vào có độ suy giảm cao trong sợi thuỷ tinh, có
thể truyền thành công qua loại sợi này. Điều đó là rất được quan tâm trong y
học, sinh học, và quang phổ, trong đó sự mở rộng dải phổ của ánh sáng hoặc các
bước sóng cụ thể phải được truyền qua. Lõi rỗng cũng có thể chứa các tinh thể
lỏng hoặc nhiều loại khí khác nhau [34]. Nhiều ứng dụng của các cấu trúc như
vậy trong cảm biến đã được đề xuất. Sự gia tăng hạt trong sợi lõi rỗng trên
khoảng cách 150 mm với công suất laser 80 mW cũng đã được báo cáo [35]. Nó
cho thấy một khả năng vận chuyển vi hạt trên những khoảng cách lớn theo một
cách có kiểm soát được.
7. CÁC SỢI VỚI NHỮNG TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
7.1 Sợi lõi đôi
Các cấu trúc hai hay nhiều lõi được chế tạo với kỹ thuật chiết suất bậc
(step-index) truyền thống được ứng dụng trong nhiều trường hợp như những bộ
ghép định hướng, bộ khuếch đại đa bước sóng/ các bộ ghép kênh và dải cảm
biến. Với kỹ thuật chế tạo đa ống nhỏ ta có thể dễ dàng tạo ra các cấu trúc PCF
đa lõi hơn các sợi chiết suất bậc truyền thống. Một thiết kế đòi hỏi các liên kết

19
và các đặc trưng tán sắc của các PCF đa lõi có thể chọn được một mạng tinh thể
phù hợp như hình dạng các lỗ và kích thước các lỗ nghĩa là các các khiếm
khuyết trong cấu trúc mạng. Trong các PCF sợi đơn có thể có các lõi với các
tính chất và đường kính không giống nhau.
Các tính chất truyền của PCF lõi đôi được khảo sát bởi Mangan và các cộng sự
[36]. Nó được sử dụng như cặp định hướng với sự chuyển đổi cơ và nhiệt [37]
như giải băng thông [38] và các cảm biến sức căng [39]. Các PCF lõi đôi lưỡng
chiết cao cũng được sử dụng như các bộ phân cực [40].
Trong các PCF lõi đôi, chúng ta giả sử tồn tại hai khuyết tật tinh thể trong
các nút mạng của thủy tinh đặc được thay vì các lỗ khí (hình 13). Hai lõi đặc
được cách nhau bởi một lỗ không khí duy nhất. Một mode cơ bản trong cấu trúc
lõi kép bao gồm bốn thành phần, với hai thành phần phân cực trực giao. Đối với
mỗi phân cực có các thành phần mode chắn và lẻ.
Đối với cả hai mode phân cực trực giao, chiều dài liên kết thu được riêng
biệt từ các hằng số truyền của các mode cơ bản chẵn và lẻ là:
π λ
L x, y = = (9)
β even, x , y −β odd , x, y 2 ( n even, x , y −nodd , x , y )

Trong đó β even , x, y và β odd , x , y là các hằng số truyền trong các thành phần phân cực
trực giao trong các mode cơ bản; n even, x , y và n odd ,x , y lần lượt là chiết suất trong các
thành phần phân cực trực giao trong các mode cơ bản.

Hình13. Mặt cắt của sợi PCF hai lõi với mạng vuông, đường kính sợi
220 µm , hằngsố mạng Λ=1.81, đường kính lỗ d=0.61 µm(d / Λ=0.34) và đường

kính tâm lỗdc=0.45 µm. mẫu được chế tạo bằng phương pháp IEMT.

20
Nói chung, bốn thành phần của mode cơ bản có thể có các hằng số truyền
khác nhau. Kết quả PCF là lưỡng chiết và có độ dài liên kết khác nhau, Lx và
Ly, cho cả hai thành phần phân cực trực giao (Hình 14).
Tuy nhiên, đối với mỗi cấu trúc, kích thước lỗ khí trung tâm có thể được
điều chỉnh để có được độ dài liên kết tương tự cho cả hai phân cực. Bằng cách
phân cực không phụ thuộc vào ghép đôi thu được (hình 15 và 16).

Hình 14. Độ dài kết nối trong hàm của hằng số mạng đối với mạng lục
giác và đườngkính lỗ khí khác nhau d=0.6 µm và d=0.8 µm.

Hình 15. (a). Độ dài kết nối hàm của đường kính tâm lỗ khí đối với
mạng lục giácvà bước nhảy mạng Λ=0.2
21
µm, (b) phân bố cường độ cho

thành phần mode cơ bảndẫn trong độ phân cực phụ thuộc vào PCF lõi
đôi: bước nhảy mạng Λ=2.0, hệ số lấpđầy d / Λ=0.3 và đường kính tâm
lỗ , , = 241 µm.

Hình 16. ô phỏng FDTD theo định hướng kết nối trong mode phân
cực phụ thuộcvào PCF lõi đôi. Nhưng hạt đưa vào phân cực ở 45 °
theo hướng kích thích hai phâncực trực giao.
7.2 Sợi lưỡng chiết cao (Highly birefringent( HB))
Trong các sợi quang loại dây cung và gấu trúc, sự lưỡng chiết cao xuất phát
từ các ứng suất cơ học trong lõi, trong khi ở các sợi với mặt cắt hình elip thì sự
lưỡng chiết là kết quả của sự bẻ gãy đối xứng trục của cấu trúc. Sự lưỡng chiết
của các sợi tinh thể quang tử thu được là do sự phân bố không đối xứng trục của
chiết suất hiệu dụng phụ thuộc vào kích thước và sự phân bố không gian của các
lỗ [41]. Các PCF lưỡng chiết cao đang rất được quan tâm vì sự lưỡng chiết rất
cao của nó được sử dụng để so sánh với các sợi quang chuẩn.
Trong PCF với mạng lục giác và lỗ khí tròn, sự đối xứng có bậc bằng m=6 .
Steel và các cộng sự [45] đã chỉ ra rằng trong các PCF có các mode cơ bản bị
suy giảm thì các sợi đó không phải là lưỡng chiết. Steel & Osgood [46] đã dự
đoán sự lưỡng chiết cao trong các sợi có lỗ khí hình elip, trong đó đối xứng của
cấu trúc là m = 2. Szpulak và các cộng sự cho thấy một cấu trúc của PCF mà các
thành phần phân cực của mode cơ bản bị suy giảm mạnh thì nó có thể được sử
dụng như một sợi phân cực trên một phạm vi rất rộng của quang phổ [47].

22
Sự đối xứng bậc m = 2 trong các sợi có thể thu được trong các cấu trúc
khác nhau: mạng lục giác với các lỗ hình elip, mạng chữ nhật với các lỗ tròn,
mạng lục giác với các lỗ tròn, và vùng lõi hình elip (Hình 17). Sự suy giảm của
mode cơ bản sau đó được nâng lên và hai mode phân cực H E11x và H E11y được thực
hiện với các hằng số truyền khác nhau.

Hình 17. Ví dụ về PCF lưỡng hiết cao: (a) HB PCF với mạng lục giác và lỗ
tròn(Suzuki và các cộng sự. [44]), (b) Mẫu thử HB PCF dạng hình chữ nhật
với mạnghình chữ nhật và lỗ elip của IEMT.

Sự lưỡng chiết B được định nghĩa là sự khác nhau giữa các hằng số truyền β x và
β y của hai thành phần phân cực trực giao H E11
x
và H E11y của mode cơ bản:
B=λ ( β x −β y ) / 2 π =|n eff x −neff y|( 10 )

Nhiều công trình đã chỉ ra rằng trong các cấu trúc có mạng lục giác và mạng
hình chữ nhật, sự lưỡng chiết tăng lên với tần số chuẩn hóa giảm Λ x / λ, với
Λ x / λ=0.8, sự lưỡng chiết trong một cấu trúc với một mạng hình chữ nhật có thể

đạt giá trị lý thuyết cỡ 10−2 . Mô hình cấu trúc hình chữ nhật với các tham số
Λ x =1.24 µm, Λ y =0.96 µm ,l x =1 µm, l y =0.51 µm cho lưỡng chiết B=1.1 ×10−2 và chỉ

xuất hiện mode cơ bản. Chiết suất hiệu dụng của các thành phần phân cực và sự
phân bố của trường qua mặt cắt sợi được thể hiện trong hình. 18 và 19.

23
Vì sự lưỡng chiết trong PCF xuất phát từ sự phân bố không đối xứng trục của
chiết suất hiệu dụng quanh lõi nên chúng có độ nhạy không cao với nhiệt độ. Do
đó các PCF lưỡng chiết rất cao rất hấp dẫn đối với cảm biến và cho các ứng
dụng viễn thông như một bộ bù trừ tán sắc mode phân cực trong các đường sợi.

Hình 18. Chiết suất tác động (The effective refraction index) đối với
những modemang bởi sợi tinh thể quang tử với hằng số mạng Λ x =1.24 μm,
Λ y =0.96 μm,l x =1 μm,l y =0.51 μm.Đường liền nét là mode mang, đường gạch

và chấm là chiết suấttác động lớp bọc quang tử và chiết suất.

Hình 19. Biểu diễn độ dài thời gian của vector Poyting trong trạng
thái bền: độphân cực tuyến tính ở 45 ° với những trục chính của sợi.
Mô phỏng FDTD ba chiều củaPCF lưỡng chiết cao.

24
7.3 Sợi phi tuyến và sự phát siêu liên tục
Một PCF với lõi rất nhỏ có thể biểu hiện các tính chất phi tuyến tính rất
cao. Khả năng kết hợp các kích thước lõi rất nhỏ (đường kính dưới 1 µm ) và
chênh lệch giữa chiết suất lõi và vỏ rất lớn (lên đến 0.4) cho phép chúng ta tạo ra
các sợi với các diện tích hiệu dụng cực nhỏ và các hệ số phi tuyến tính cao
(Hình 20) . Chiết suất thấp của lớp vỏ được thu được bởi thừa số đổ đầy cực cao,
trong đó hơn 90% của lớp vỏ được đổ đầy không khí. Ánh sáng trong sợi như
vậy là bị giam giữ rất mạnh trong lõi nhỏ.
Hơn nữa, các đặc trưng tán sắc có thể được thiết kế để có thể tạo ra các
hiệu ứng phi tuyến khác nhau. Nó tạo ra một PCF phi tuyến với một môi trường
đầy hứa hẹn cho việc trộn bốn sóng, khuếch đại Raman, khuếch đại tham số
quang học và tạo ra sự phát siêu liên tục cho đo lường, chụp quang kết hợp
(OCT) hoặc quang phổ. Để thu được sự truyền soliton thì tán sắc và phi tuyến
phải được cân bằng. Các PCF cho phép biến đổi các đặc trưng tán sắc của nó
trong phạm vi rất lớn, bao gồm tán sắc dị thường dưới bước sóng 1 micron và
kích thước của lõi điều đó làm thay đổi tính phi tuyến của sợi. Wadsworth và
các cộng sự đã báo cáo về sự lan truyền soliton tại bước sóng 850 nm trên 20 m
sợi. Sợi có độ tán sắc không tại bước sóng 670 nm [48].
Các sợi PCF đã được chứng minh là một môi trường rất hiệu quả cho việc
tạo ra sự phát siêu liên tục. Sự phát siêu liên tục được quan sát lần đầu tiên vào
năm 1970 và từ đó đã được nghiên cứu rộng rãi trong các loại vật liệu khác
nhau.
Quá trình phát siêu liên tục là kết quả của nhiều hiện tượng phi tuyến khác
nhau như chế độ điều biến pha, tán xạ Raman, sự trộn pha, và soliton.
Về nguyên lý nó là sự tạo ra của xung với mở rộng đáng kể quang phổ đối
với xung bơm quang học. Hiệu ứng siêu liên tục đã được báo cáo trong các PCF
với bơm trong chế độ tán dị thường hoặc tại bước sóng tán săc không trong cả
vùng bước sóng nhìn thấy và vùng hồng ngoại.

25
Hình 20. PCF phi tuyến có kích thước lõi rất nhỏ và tỷ số khác biệt lõi/lớp
bọc rất lớnvì phần không khí lớn. Những mẫu PCF phi tuyến được chế tạo ở
Viện Công nghệ Vậtliệu điện tử inWarsaw. Sợi có đường kính lõi 1−3 µm,
đường kính lỗ 3−5 µm, đườngkínhsợi 200−270 µm.

Hầu hết các thí nghiệm sử dụng bơm femto giây vì kết quả này có sự mở
rộng phổ rất lớn, từ 400 đến hơn 1750 nm [49]. Việc bơm xung pico giây cho
quang phổ thu hẹp hơn nhưng vì nguồn laser rẻ hơn trong trường hợp này, nó
kéo theo sự hiện thực trong thực tế. Andersen và các cộng sự đã thu được từ
xung lực bơm 2,5 ps một phổ bước sóng từ 1500 đến 1620 nm [50]. Sự phát
siêu liên tục trong miền này có thể tìm thấy ứng dụng trong các hệ thống ghép
kênh phân chia bước sóng như việc thực hiện nguồn xung ngắn đa bước sóng
hoặc các bộ chuyển đổi bước sóng cho đa hường. Hệ số phi tuyến được báo cáo
trong khoảng 30−70W −1 . km−1tại bước sóng 1.55 µm
7.4 Laser sợi và khuyếch đại
Các bộ khuếch đại sợi quang là một trong những thành phần chính của viễn
thông hiện đại. Các laser sợi quang cũng bắt đầu trở nên quan trọng hơn trong

26
ngành y học, quang phổ và công nghiệp. So với laser trạng thái rắn thông
thường, lợi thế tuyệt vời của các laser sợi quang là khả năng tản nhiệt tuyệt vời
của chúng. Nó là kết quả từ tỷ lệ lớn của bề mặt sợi đến thể tích trong một môi
trường khuếch đại dài, mỏng. Các thông số chùm tia chỉ phụ thuộc vào thiết kế
của sợi và chất lượng của nó không bị nhiễu loạn với biến dạng nhiệt. Các sợi
này có thể được bơm bằng các laze điốt đa mode và cung cấp hoạt động làm
giảm hoặc khuếch đại trong hoạt động đơn mode.
Các SIFs thông thường cho các laser bao gồm lõi và lớp vỏ đôi được làm
bằng các vật liệu khác nhau thông thường nhất với lớp vỏ bọc bên ngoài bằng
polymer. Hiệu suất của các thiết bị này bị giới hạn bởi kích thước lõi, khẩu độ
số, và tán xạ Raman trong silica pha tạp. Chính vì vậy Các sử dụng các SIFs
thông thường cho các laser sẽ bị hạn chế công suất ở đầu ra.
Vỏ đôi của PCF được làm bằng silic với hai lớp phủ quang tử có các tính
chất khác nhau. Lớp vỏ bên trong đảm bảo một khẩu độ số cao và được bao
quanh bởi một mạng lưới các cầu silic, mà hẹp hơn nhiều so với bước sóng của
bức xạ dẫn hướng. Môi trường pha tạp đất hiếm của laser sợi quang như Yb, Nd,
Er, Er / Yb, Tm, đã được Ho đưa vào lõi của PCF (Hình 21). Số khẩu độ bằng
0,8 của PCF đôi kép đã được báo cáo [51]. Lợi ích của sợi vỏ - lỗ khí có NA cao
mà đường kính của lớp vỏ bên trong (lõi bơm) có thể được giảm đáng kể trong
khi vẫn đảm bảo độ sáng của bức xạ bơm. Do tăng tỷ lệ của diện tích lõi hoạt
động đối với lớp vỏ bên trong (lõi bơm), sự hấp thụ ánh sáng bơm đã được cải
thiện. Nó cho phép chúng ta sử dụng rộng rãi nguồn bơm phát xạ công suất lớn,
chi phí rẻ. Diện tích mode lớn đối với tín hiệu đơn mode cho phép để thu được
một công suất đầu ra cao với mật độ công suất tương đối thấp. Các hiện tượng
phi tuyến và thiệt hại sợi do quá nóng có thể tránh được. Tuy nhiên vấn đề tản
nhiệt sợi có thể dẫn đến hạn chế cônmg suất cao, vì các lỗ khí cách nhiệt cách ly
lõi từ môi trường. Mặt khác, không có bức xạ nào tiếp xúc trực tiếp với vật liệu
phủ. Điều này làm cho các sợi được thiết kế trước cho công suất hoạt động cao.

27
Hình 21. PCF lớp bọc đôi (Limpert và các cộng sự [51]). Một lõi rắn được
bao quanhlớp bọc với hệ số lấp đầy thấp (lõi bên trong), nó đóng vai trò như
một lõi bơm khibơm trường bị giới hạn bởi lớp bọc thứ hai có hệ số lấp đầy
cao (lớp bọc ngoài).

Pha tạp với vật liệu nhạy sáng giúp cho sợi Bragg có thể có mặt trong sự
phát triển của tất cả các laser sợi. Limpert và cácd cộng sự [51] đã báo cáo về sự
phát laser có công suất đầu ra trên 80 W với sợi tinh thể quang tử dài 2,3 m có
diện tích mode lớn và lớp vỏ-khí được pha tạp ytterbium. Độ dốc hiệu dụng là
78% và hoạt động đơn mode ngang đạt được với diện tích trường mode là
350 µm . Lõi có hình tam giác với đường kính khoảng 28 μm và khẩu độ số bằng
2

0,05, trong khi các thanh pha tạp có đường kính 9 μm. Đường kính của lớp vỏ
bên trong là 150 μm với khẩu độ số là 0.55. Công suất rút gọn trên mỗi đoạn
chiều dài sợi (> 35 W / m) cao hơn so với báo cáo cho các laser sợi công suất
cao hai lớp vỏ truyền thống. Các sợi diện tích mode lớn với cấu trúc lớp vỏ -khí
được pha tạp ytterbium được dự đoán cho khả năng mở rộng công suất ra ở mức
trên kW, ở đó sự phi tuyến sẽ hạn chế hiệu suất [52].

7.5 Sự tạo ảnh với sợi PCF


Một PCF được thiết kế đặc biệt có thể được sử dụng như một sợi tạo ảnh linh
hoạt thay thế cho bó sợi hình ảnh. Bó sợi hình ảnh được sử dụng để tạo ảnh
28
trong vùng khó tiếp cận, như bên trong cơ thể con người, lò phản ứng hạt nhân
và động cơ phản lực…v.v và nó được kết nối với các mảng hai chiều trong hệ
thống thông tin. Đã có nhiều nỗ lực để chế tạo bó với kích thước và vị trí đồng
đều trong lõi và có hệ số chiếm giữ cao. Ngoài ra một đường kính cực tiểu của
bó ít nhất là một vài millimet,nó có giới hạn trong một số trường hợp ứng dụng
(ví dụ như nội soi những khoangnhỏ trong cơ thể…v.v). Kỹ thuật PCF thành
công trong việc chế tạo một sợi tạo hìnhlinh hoạt mới có đường kính milimet.
Hai cơ chế dẫn được đưa ra, lõi rắn và lõi khí.Cả hai cơ chế đều có khả năng kết
hợp hình ảnh truyền Eijkelenborg [53]. Một sợi cócấu trúc micromet với đường
kính 800 µ m, đường kính lõi khí 112 µ m với khoảngtrống 42 µ m đã được chế tạo
và thử nghiệm thành công.
7.6 Sợi Fresnel
Có nhiều mối quan tâm tới việc vượt qua giới hạn tán sắc trong không gian tự do
củaánh sáng truyền cường độ cao. Một ví dụ về sự tán sắc dạng sóng trong
không gian tựdo là sóng Bessel. Nó có thể được mô tả như tập hợp của sóng
Gaussian truyền dọctheo trục sao cho chồng lên nhau tạo nên cường độ đỉnh ở
giữa và phân bố ở vùng lâncận là sóng Bessel. Trên thực tế nó rất khó sinh ra
sóng này ngoài dải Raighley trongquang học cổ điển. Kỹ thuật sợi cấu trúc
micro cho phép chế tạo sợi với vùng Fresnelđược xác định bởi vòng của lỗ trống
với khoảng cách không gian lỗ trống có thể lớnhơn đáng kể so với bước sóng
truyền. Vòng đồng tâm của lỗ (vùng Fresnel) có nhiềuchiết suất tác động
(effective refractive indexes) [54]. Hình 22 chỉ ra ánh sáng truyềnqua sợi tán xạ
trên bề mặt của lỗ khí và ảnh hưởng của cấu trúc, dạng đỉnh cường độ trường
trong tâm trục sợi. Điều này cho phép ánh sáng tập chung ở lối ra của sợi
tạitrường xa mà không có bất kỳ ống kính bổ hỗ trợ, trong khi ở các loại sợi
thôngthường, ánh sáng thoát ra do tán xạ và lan rộng.

29
Nhìn chung sự phát sinh hệ truyền dẫn của sóng quang tương tự như truyền
trongkhông gian tự do cho phép điều khiển và định dạng trường phát sinh trong

không giantự do sử dụng cộng hưởng tán xạ của nhiều nguồn [55].
Hình 22. Khái niệm sợi Fresnel (theo Canning và các cộng sự [54])
8. KẾT LUẬN
Sợi tinh thể quang tử là sự kết hợp tính chất của tinh thể quang tử hai chiều và
sợi cổđiển. Nghiên cứu trên các sợi tinh thể quang tử vẫn còn rất trẻ và chúng ta
có thểmong đợinhiều bước tiến mới, những phương pháp chính xác hơn và hiệu
quả hơn vềmô hình cũngnhư đặc tínhphương thức dẫn sóng cơ bản trong quang
tử dải vùng cấmđã được chế tạo vàthử nghiệm. Một vài tính chất đángquan tâm
như sợi dẫn lõi trốngsợi dẫn đơn mode liêntục, tính chất chui hầm với tinh thể
lỏng đã được nghiên cứu vàthử nghiệm chúng ta có thểhy vọng một loạt những
ứng dụng mới trong lĩnh vực viễnthông, cảm biến, chuyển độngchùm hạt,phẫu
thuật, quang phổ và sợi laser sẽ đượcđưa ra một vài năm tới.

30
Chương6
Bù tán sắc vận tốc nhóm
Trong các chương trước, các ví dụ về tán sắc vận tốc nhóm trong các sợi có
cấutrúc vimô đã chỉ ra để minh họa một số tính chất cơ bản trong PCFs. Trong
chương này, các sợicấutrúc nhỏ được thiết kế đặc biệt cho mục đích tán sắc vận
tốc nhóm sẽ được mô tả. Bởi vìsự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế,
nên chỉ mộtvài ví dụ được đưa ra. Tuynhiên, một số nhà vật lý đã làm việc để
xác định cácphương án khả thi có thể được đưa ra,cũng như các ví dụ của một số
thuộc tính mới mà ta có thể nhận được.
6.1 Các phương án khác nhau cho bù tán sắc vận tốc nhóm
Nhu cầu bù tán sắc trong các liên kết quang học là do tán sắcdị thường ở bước
sóng1550 nm trong thang tiêu chuẩn của sợi quang. Người ta có thể thiết kế các
sợi quang họcvới gần như không tán sắc ởbước sóng 1550 nm, nhưngđiều này sẽ
tạo ra rất nhiều hiệuứng phi tuyến không mong muốn trong các sợi quang[59] -
một mối quan ngại nghiêmtrọng như vận tốc bit cao hơn, và các kênh vẫn được
thực hiện bởi mỗi sợi quang. Đối vớicác liên kết quang công suất cao, nó sẽ là
lợi thếđể sử dụng các liên kết quang học với tánsắc không phải bằng không, do
đó đòi hỏiphải phân phối các sợi bù tán sắc dọc theo liênkết quang học.
Như được nêu ra ở các ví dụ về tán sắc vận tốc nhóm trong các sợi có cấu trúc
vimô,các sợi PBG thường có bù tán sắc vận tốc nhóm dương. Do đó, có vẻ như
các thiết kế đượcđưa ra sẽ không cung cấp bất kỳ lợi thế nào trong hầu hết các
liên kết quang học, bởi vìmộttrong số chúng cần để bù tán sắc dị thường. Tuy
nhiên, ta khôngnên quên đi khả năng quantrọng của việc thiết kế các liên kết
quang học mới với tán sắc vận tốc nhóm âm, để tạo ramột thị trường cho các sợi
có tán sắcdị thường mạnh mẽ như làcác sợi bù vận tốc nhóm.Vì các chỉ số bước
đơn không cho khả năng tán sắcdị thường mạnh nên khả năng này chưabao giờ
tồn tại cho đến khi xuất hiện các sợi có cấu trúc vi mô.
Các sợi có cấu trúc vi mô không dẫn ánh sáng bởi hiệu ứng PBG nhưng với hiện
tượng phản xạ toàn phầnnên có thể có cả bù tán sắc vận tốc nhóm dương (tăng
lên+600 ps/nm /km ) và bù tán sắc vận tốc âm(xuống đến khoảng −2000 ps/nm /km)
31
với thiết kế dạng hình tam giác đơn giản chỉ ra điều này.Nếu sợi có thể bù tán
sắc dị thường, thì các sợiquang PBG cókhả năng có giá trị tán sắc cao. Tuy
nhiên, tất cả các sợi thảo luận cho đến nay đã kết hợp tán sắc cao với các vùng
mode nhỏ, dẫn đến các vấn đề thế năng với sự phituyếntrong sợi, cũng như
mốiliên kết kém giữa các liên kết sợi.
6.2 Vận tốc nhóm và Chỉ số Chống khúc xạ Tương phản
Một sợi quang điển hình được thiết kế cho mục đích bùtán sắc sẽ có tán sắc vận
tốcnhóm khoảng −100 ps/nm /km. Đây là một giá trị khiêm tốn, so với giá trị tán
sắc vậntốccủa nhóm có thể đạt được ở các sợi có cấu trúc vi mô. Đó là thuận lợi
để kiểm tra lý dotạisao PCF cho khả năngtán sắc vận tốc nhóm âm hơn
−100 ps/nm/ k m.

Điểm khởiđầu của phân tích là biểu diễn cho vận tốc nhóm một mode hướng
dẫn:
¿
β ∫ A(H × E )∙ zd A
v g=c0 ( 6.1 )
k ∫ A ( ϵ H × E ¿) ∙ z d A

Để đơn giản chúng ta sẽ giả định rằng chỉ số mode không thay đổi đáng kể trong
vùngbước sóng với tán sắc vận tốc nhóm âm (tương ứng với độ cong lên trên
của đường cong ch thấy chỉ số mode như là một hàm của bước sóng). Do tán sắc
1

vận tốc nhóm được định nghĩa là v g tán sắc vận tốc nhóm cực âm tại chỉ số
∂λ
mode cho tương ứng với sự thay đổi đángkể trong giá trị của tích phân
∫ A ( ϵ H × E ) ∙ z d A trong (6.1).Điều này một lần nữa tươngứng với sự thay đổi đáng
¿

kể trong giá trịcủa chỉ số khúc xạ hình học trung bình(được đánhgiá từ phân bố
trường không gian) khi tần số bị thay đổi.
Do đó, chúng ta thấy được nguyên nhân của các giá trị vận tốc nhóm lớn về số
lượng được tìm thấy trong PCF, so với các sợi chỉ số bước. Do sự thay đổi chiết
suất giữa khôngkhí và silica lớn hơn đáng kể so với chênh lệch chỉ số giữa lõi và
lớp vỏ bọc trong các sợichỉ số bước, điều này dẫn đến tán sắc vận tốc nhóm
mạnh mẽ hơn trong các sợi có cấu trúcvi mô, đặc biệt khi không khí chứa đầy
trong lớp vỏ bọc lớn. Hình 4.10 cũng chỉ ra rằngvùng bước sóng chuẩn hóa với
32
tán sắc vận tốc nhóm tăng lên cùng với phần làm đầy khôngkhí của lớp phủ. Do
đó, xuất hiện tán sắc vận tốc nhómcực âmtương ứng với một vùng mode nhỏ
hơn vùng mode tương ứng của các sợi được thiết kế để thể hiện tán sắcvận
tốcnhóm lớn với số lượng lớn ở bước sóng mong muốn.
Đối với các sợi có cấu trúc vi mô để thành công như sợi bù tán sắc, người taphải
thiếtkế các sợi có độ tán sắcvận tốc âm lớnvới số lượng lớn trong khi loại bỏ
một vùng mode hiệu quả tương thích với vận tốc bit cao dự kiến trong các liên
kếttruyềnthông trong tương lai. Một phương án thiết kế cho một sợi như vậy sẽ
là chủ đề của hai phần tiếptheo.
6.3 Tán sắc vận tốc nhóm dương
Theo Hình 4.10, tán sắc vận tốc nhóm dương xảy ra ở vùng bước sóng chuẩn
hóa nhỏ hơn so với tán sắc vận tốc nhóm âm. Các sợi cấu trúc vi mô được thiết
kế để bù đắp các liên kết truyền thông với tán sắc vận tốc nhóm âm sẽ có kích
thước lõi lớn hơn so với các PCF được thiết kế để có tán sắcvận tốc nhóm cực
âm. Thật không may, số các giá trị tán sắccủa PCFs được thiết kế cho tán sắc
vận tốc nhómcực dương là nhỏ hơn so với những gì có thể thu được với các sợi
được thiết kế có tán sắc vận tốc nhóm âm.
Theo nguồn gốc trong phần trước, lý do thống trị cho việc số lượng lớntán sắc
vận tốc nhóm có thể xảy ra trong PCFs, là do sự thay đổi đột ngột của hàm các
modenăng lượng được không khí truyền đi (xem hình 5.7). Tuy nhiên, đối với
các sợi cótán sắc vận tốc nhóm cực dương thì tán sắc phần lớn do một hiện
tượng khác gây ra. Phương trình (6.1) cho thấy tán sắcvận tốc nhóm cũng có thể
là do sự thay đổi chỉ số mode hữu hiệu, mặc dù không có sự thay đổi đáng kể
¿
nào xảy ra trong tích phân ∫ A ( ϵ H × E ) ∙ z d A . Tán sắc vận tốc nhóm dương là một
phần lớn kết quả của sự gia tăng hiệu quả chỉ số mode khi tần số tăng lên (sự
giảm nhẹ hàm của trường đang lan truyền trong không khí khi tần số tăng lên,
thực sự dẫn đến tán sắc vận tốc nhóm âm và do đólàm giảmtán sắc dị thường
được tạo ra bởi việc tăng chỉ số mode hữu hiệu).
Có thể kết luận rằng tán sắc vận tốc nhómdương hơn xảy ra nếu ta có thể thiết
kế một sợi với một hàm tăng lên của trường lan truyền trong không khí với tần
33
số gia tăng. Đây chính là tính khả thi của các sợi PBG với vùng lõi chỉ số thấp
(xem hình 5.8) và đây là lý do chính tại sao các sợi PBG cung cấp tán sắc vận
tốc nhómdương hơn các PCF với một phép so sánh chỉ số bước đơn giản, ví dụ
Hình 5.4.
6.3.1 Sự kết hợp của các sợi tinh thể quang tử
Các sợi cấu trúc vi mô có khả năng tán sắc vận tốc nhóm âm số lượng lớn, tuy
nhiên, nó kết hợp với các vùng lõi nhỏ và các vùngmode hiệu quả nhỏ trong các
cấu trúc sợi cơ bản. Bây giờ chúng ta chuyển sang chủ đề thiết kế một sợi với
tán sắc mạnh mẽ, trong khi vẫn duy trì kích thước lõi hợp lý.
Ý tưởng cơ bản của thiết kế cũng có thể được áp dụng cho sợi quang tiêu chuẩn.
Hình 6.1 cho thấy sự biến thiên xuyên tâm của chiết suất của sợi quang tiêu
chuẩn được thiết kế cho tán sắc vận tốc nhóm cực âm. Ở trung tâm là một vùng

lõi trung tâm với mức chất domino tương đối cao. Bên ngoài lõi bên trong này là
một vùng bao phủ bởi một lõi có hình dạng giống như vòng, bên ngoài lõi hình
vòng (lõi ngoài) là lớp vỏ ngoài.
Hình 6.1: Biểu diễn giản đồ của lõi chiết suất kết hợp của cả vùng lõi trung tâm
và lõi vòng ngoài có thể dẫn ánh sáng.
Chỉ số khúc xạ của lõi bên trong được chọn là cao hơn chỉ số khúc xạ của lõi
ngoài. Cả hai lõi sẽ được hướng dẫn modecơ bản trong trường hợp không có lõi
khác. Tuy nhiên, do diện tích lõi bên trong nhỏ hơn vùng lõi bên ngoài nên chỉ
số modehiệu quả của mode được hỗ trợ bởi lõi bên trong thấp hơn chỉ số
34
modehiệu quả của mode được hỗ trợ bởi lõi ngoài ở các bước sóng dài hơn vùng
bước sóng nơi màsố tán sắcvận tốc nhóm được phát hiện. Ở bước sóng ngắn
hơn, chỉ số mode của mode được hỗ trợ bởi lõi bên trong cao hơn chỉ số mode
hiệu quả của mode được hỗ trợ lõi bên ngoài, do chỉ số khúc xạ lớn hơn của lõi
bên trong.
Như trong vật lý lượng tử, các đường cong tán sắc không thể xuyên qua nhau.
Do đó, chỉ số mode của lõi bên trong không thể vượt qua chỉ số mode của lõi
ngoài.Thay vì tránh xảy ra giao thoa-các mode hỗ trợ bởi hai vùng lõi cặp với
nhau dẫn đến một “siêu mode”-khi bước sóng giảm xuống một mode với một
chỉ số tương đối cao làm tăng phần năng lượng trong vùng lõi bên trong (trong
khi giảm năng lượng bên ngoài lõi), dẫn đến tán sắc vận tốc nhóm âm. Đồng
thời một mode khác của siêu mode (có chỉ số mode thấp hơn) tăng phần của
trường trong lõi ngoài, tương ứng với tán sắc vận tốc nhóm dương.
Thiết kế này là một thiết kế điển hình của một sợi bùtán sắc ngày nay (mặc dù
khả năng tạo ra các giá trị tán sắc vận tốc nhóm của nó vượt quá 5000 ps /nm /km),
vì nó có một số điểm yếu. Để có được một giá trị tán sắc lớn về số lượng, các
mode được hỗ trợ bởi lõi bên ngoài nên được tách biệt về thể chất với mode
được hỗ trợ bởi lõi bên trong. Có khoảng cách xuyên tâm giữa lõi bên ngoài và
lõi bên trong phải tương đối lớn. Nếu chỉ số bước giữa lõi bên ngoài và lớp vỏ
ngoài nhỏ (điều này là cần thiết để đảm bảo hướng dẫn mode đơn) nên có tổn
thất do sự uốn cong lớn vì bán kính lớn của lõi ngoài. Điều này có thể tránh
được bằng cách cho phép một chỉ số bước lớn hơn giữa lõi bên ngoài và lớp phủ
với chi phí của sợi trở thành đa cực. Do đó, người ta buộc phải lựa chọn giữa sợi
xơ mutinied hoặc sợi không uốn cong, nếu các giá trị tán sắc vận tốc nhóm lớn
như vậy được mong muốn sử dụng công nghệ sợi chỉ số.
Lý do cho bán kính lớn của vùng lõi bên ngoài là sự cần thiết phải tách rời
không gian tốt giữa các mode được hỗ trợ bởi lõi bên ngoài và bên trong. Tuy
nhiên, sử dụng các sợi có cấu trúc vi phân cách nhau tốt giữa các mode được hỗ
trợ bởi lõi bên ngoài có thể thu được, trong khi lựa chọn một khoảng cách xuyên
tâm hợp lý (nhỏ hơn) giữa hai vùng cốt lõi.Bằng cách tách hai vùng lõi với các
35
lỗ không khí có thể thu được một chỉ số bao phủ thấp hơn nhiều giữa hai, do đó
hạn chế sự xuyên tâm cần thiết kích thước của vùng phủ bên trong. Điều này
một lần nữa dẫn đến độ đo của một bán kính nhỏ hơn của bên ngoài là có thể
được sử dụng để có được sự uốn cong uốn cong trong khi vẫn duy trì mode sợi
duy nhất
Do nhu cầu bảo vệ LP và quyền bằng sáng chế, thiết kế sợi quan trọng và mới lạ
này sẽ không được mô tả chi tiết. Thay vào đó, một ý tưởng thiết kế đơn giản sẽ
được đưa ra cùng với một ví dụ về các giá trị tán sắc vận tốc nhóm có thể đạt
được. Thiết kế cơ bản được thể hiện trong hình 6.2, nó cho phép một vùng lõi
bên trong có chỉ số cao (germanium pha tạp). Lớp phủ bao gồm các lỗ không khí
(mảnh nhỏ làm đầy không khí) trên một mạng lưới tam giác. Vùng lõi bên ngoài
được khắc phục bằng cách bỏ qua một số lỗ không gian bao quanh (sáu lỗ không
khí được lấy ra trong cấu trúc ví dụ, tạo ra một tổ ong như vùng lõi bên ngoài).
Lõi bên trong và lõi ngoài được tách ra từ nhau bằng sáu lỗ khoét bên trong mở
rộng. Do các lỗ, kích thước lõi ngoài có thể được làm nhỏ hơn so với khi thiết kế
loại sợi này bằng công nghệ sợi bước chỉ số thông qua việc pha tạp silica, làm
thế nào các nguyên lý vật lý bảo đảm các giá trị vận tốc lớn nhóm âm là giống
nhau.

Hình 6.2: Biểu diễn sơ đồ của một bù tán sắc đắp vi cấu trúc sợi với lõi ghép.
Vùng lõi bên ngoài là sáu vùng silica giống như tổ ong, bao quanh 6 lỗ hổng
bên trong mở rộng nhất. Các lỗ không khí mở rộng ngăn cản việc cùi vào mode
36
hướng dẫn bởi lõi bên ngoài, ở các bước sóng khác với vùng bước sóng với các
giá trị tán sắc lớn về số lượng.
Ví dụ Hình 6.3 cho thấy chỉ số mode tính toán của mode hướng dẫn mà ánh
sáng được ghép thành (đường cong màu đỏ cũng như chỉ số bao phủ (đường
cong màu xanh). Ở đây đường kính của các lỗ ngoài là 0.3 Λ , đường kính của
Sáu lỗ khoan bên trong mở rộng là 0.6 Λ trong khi chỉ số khúc xạ của lõi bên
trong được tăng lên 0.03. Dưới đường cong chỉ số bao phủ được đưa ra ở mode
chỉ mục thứ hai được hướng dẫn bởi vùng lõi bên ngoài, tuy nhiên, đối với bước
sóng chuẩn hóa, vùng được mô tả trong mode này không được hướng dẫn bởi
chỉ số mode nằm dưới chỉ số che phủ hiệu quả.Kết nối với đường cong màu
xanh lá cây, đường cong màu đỏ đưa ra chỉ mục mode của nút siêu dẫn bởi
sợi.Với các bước sóng dài, mode tương ứng với đường cong màu đỏ được

hướng dẫn ở lõi bên ngoài (tương ứng với phần nằm ngang hơn của đường cong
màu đỏ), trong khi mode hướng dẫn bởi lõi bên trong được biểu diễn bằng
đường cong màu xanh lá cây.Với bước sóng ngắn, các mode đã chuyển đổi các
lõi, ngụ ý rằng đường cong màu xanh lá cây hiện nay đại diện cho một mode
hướng dẫn trong vùng lõi bên ngoài trong khi đường cong màu đỏ đại diện cho
một mode hướng dẫn trong vùng lõi bên trong. Hình 6.3 cho thấy vùng bước
sóng chuẩn hóa, ở đó hai mode kết hợp với nhau (và trao đổi vị trí), tương ứng
với vùng bước sóng với các giá trị tán sắc lớn về số lượng.

37
Hình 6.3: Chỉ số mode hướng dẫn của mode được sử dụng để bù tán sắc (đường
cong màu đỏ) cũng như mode tán sắc sóng dương (màu xanh lá cây). Lưu ý độ
cong mạnh kết quả từ một khớp nối giữa các vùng lõi bên trong và bên ngoài.
Chỉ số bao phủ được hiển thị bằng màu xanh, trong khi mode che phủ lõi ngoài
thứ hai được hiển thị với màu tím, chỉ ra một sợi quang đơn.
Tán sắc vận tốc theo nhóm được tính toán cho một thiết kế mẫu tương ứng với
hình 6.3 được thể hiện trong hình 6.4. Lưu ý rằng khoảng cách sóng với độ tán
sắc mạnh là khá hẹp. Có thể thu được nhiều tán sắc vận tốc nhóm âm với chi phí
của dải bước sóng với tán sắc vận tốc nhóm âm trở nên thu hẹp hơn hoặc cửa sổ
chiều dài sóng với chất lượng bù tán sắc có thể được mở rộng với chi phí tán sắc
nhỏ hơn. Giới hạn về độ dài bước sóng có thể đạt được đối với giá trị tán sắc vận

tốc nhóm tối thiểu mong muốn là sự khác biệt giới hạn trong vận tốc nhóm đối
với các mode được hướng dẫn bởi các vùng lõi bên trong và bên ngoài. Sự
chênh lệch về vận tốc nhómđược giới hạn bởi sự chênh lệch chiết suất thực sự
có thể thu được giữa hai vùng lõi thông qua doping của lõi bên trong.
Hình 6.4: Tán sắc vận tốc của một sợi lõi ghép. Các giá trị vận tốc nhóm cực
lớn được tìm thấy, tuy nhiên, độ dài sóng có độ tán sắc mạnh thì hạn chế, so với
ví dụ được đưa ra trong phần tiếp theo.
Bằng cách thiết kế đúng, người ta có thể nhận thấy rằng ánh sáng được hướng
dẫn bởi lõi bên ngoài (với tán sắc dị thường) rò rỉ vào lớp phủ bởi vì sự khác
biệt chỉ số nhỏ giữa đường cong màu xanh lá cây và chỉ số vỏbao phủ.Đồng
thời, ánh sáng hướng dẫn trong vùng lõi bên ngoài kết hợp kém với cácmode có
38
hình Gauss, do đó nỗ lực kết hợp này đảm bảo rằng ánh sáng chỉ được truyền
theo mode được biểu thị bằng đường cong màu đỏ. Ý tưởng thiết kế này thực sự
hứa hẹn như là một sợi bù tán sắc trong tương lai.
6.3.2 Cáp sợi tổng hợp PBG
Bây giờ chúng ta chuyển sang một thiết kế cơ bản khác để tán sắc tán xạ các sợi
có cấu trúc vi mô. Lần này, vỏ bọc là cấu trúc tổ ong ( D=0.8 Λ) với các chùm
photonic. Bằng cách thiết kế sợi theo cách đảm bảo rằng các mode lõi bên ngoài

và bên trong cùng với nhau trong khi đóchỉ số mode nằm trong bandgap quang
tử, có thể khai thác chiết suất lớn giữa silic và không khí. Thiết kế cơ bản được
thể hiện trong hình 6.5. Đối với các phép tính trong phần này, lõi bên trong
(silica) có một điều trị bằng Λ , trong khi vòng không khí với các cây cầu silic
nhỏ có đường kính là 2,3 Λ . Chú ý rằng lõi ngoài hình tam giác có phần làm đầy
không khí đáng kể và do đó giúp cho ánh sáng được hướng dẫn trong không khí,
khi nó nằm trong vùng lõi bên ngoài.
Hình 6.5: Sơ đồ của một sợi quang tử bandgap được thiết kế cho mục đích bù
tán sắc.

39
Hình 6.6 cho thấy ranh giới PBG (đường cong màu đỏ) và chỉ số lõi bên ngoài
hiệu dụng ước tính (đường cong màu xanh). Đường cong màu tím cho thấy chỉ

số mode của mode để đảm bảo bù tán sắc.


Hình 6.6: Mép đứt gãy photonic (màu đỏ) và chỉ số lõi bên ngoài hiệu quả (màu
xanh) của sợi lõi PBG kết hợp. Đường cong màu tím cho thấy chỉ số mode của
mode cung cấp tán sắc vận tốc nhóm âm. Đường cong màu xanh lá cây đưa ra
chỉ mục mode hiệu quả của mode lõi bên ngoài thứ hai, cho thấy một sợi quang
đơn.
Chú ý sự khác biệt dốc lớn khi chỉ số mode màu tím thấp hơn nhiều so với chỉ
số lõi bên ngoài. Điều này đảm bảo các giá trị tán sắc mạnh hoặc các vùng bước
sóng rộng khác với các giá trị tán sắc vận tốc nhóm lớn. Cũng lưu ý rằng không
có đường cong chỉ mục tương ứng với tán sắc vận tốc nhóm dương được đưa ra,
vì không có gì được tìm thấy trong ví dụ tính toán này. Điều này là do lõi bên
trong và bên ngoài đang được cô lập ít hơn so với trong ví dụ được đưa ra trong
phần trước. Do đó, người ta nên kỳ vọng tán sắc âm trong một dải bước sóng
rộng với thiết kế này, so với thiết kế được đưa ra trong phần trước.

40
Đường cong màu xanh lá cây trong hình 6.6 cho thấy chỉ số mode của mode bậc
hai được hướng dẫn bởi vùng lõi bên ngoài. Nó được nhận thấy rằng sợi thực sự
là một mode khi uốn cong cao của đường cong màu tím xảy ra, có nghĩa là đây
là sợi tán sắc một sợi đơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch chỉ số giữa mode hướng dẫn

và các ranh giới PBG là lớn (khoảng 0,02) cho thấy một sợi chống gập rất uốn
(không có mô hình tổn hao do uốn cong thỏa đáng đã được phát triển cho sợi
PBG, tuy nhiên, có vẻ hợp lý khi giả sử rằng một sự khác biệt chỉ số tương ứng
với các mode mà đôi kém với nhau, ngay cả khi sợi bị uốn cong).
Hình 6.7: Tán sắc vận tốc của nhóm sợi PBG kết hợp. Chú ý khoảng rộng bước
sóng với tán sắc vận tốc nhóm âm.
Các giá trị tán sắc được tính toán được thể hiện trong hình 6.7. Mặc dù cửa sổ
rất rộng với tán sắc âm, một vẫn thấy các giá trị tán sắc dưới −1300 ps /nm /km.
Rất ấn tượng con số thực sự, đặc biệt là xem xét sự mong muốn uốn mất sức đề
kháng của bù. Hình 6.8 chỉ ra chỉ số mode và chỉ số nhóm của mode hướng dẫn.
Sự thay đổi chỉ số nhóm rất lớn được thấy, phù hợp với vùng bước sóng lớn với

41
tán sắccực âm. Lưu ý rằng chỉ số nhóm đang đạt đến giới hạn lý thuyết của chỉ
số mode ở một bước sóng bình thường khoảng 1,9. Điều này đảm bảo một sự
thay đổi lớn trong vận tốc nhóm.
Hình 6.8: Chỉ số mode và chỉ số nhóm của mode cơ bản của một sợi phân phối
PBG bù. Lưu ý rằng vận tốc nhóm dương và âm đều có mặt, phụ thuộc vào bước
sóng. Cũng lưu ý đến khoảng chỉ số nhóm lớn.
Hàm ánh sáng truyền trong không khí ở các bước sóng khác nhau được thể hiện
trong hình 6.9. Lưu ý rằng gần 70% ánh sáng được dẫn trong các lỗ không khí
của lõi ngoài, khi sự biến đổi mạnh của chỉ số nhóm bắt đầu. Ở bước sóng ngắn
gần như toàn bộ năng lượng đang hoạt động bằng silic. Kết hợp chúng ta có thể
kết luận rằng sợi này khai thác các khả năng chuyển năng lượng từ không khí

sang silica theo cách cho phép tán sắc lớn. Đối với một thiết kế nhiều hơn có thể
được tìm kiếm khai thác với sợi tiêu chuẩn trên rộng. Ý tưởng lớn này sẽ được
điều tra rất nhiều trong tương lai gần vì nó cung cấp biến thể lớn như vậy của
chỉ số nhóm.
Hình 6.9:Hàm năng lượng được hướng dẫn trong không khí. Tán sắc vận tốc
nhóm cực âm là kết quả của việc loại bỏ năng lượng thức ăn từ các lỗ không khí
khi tần số tăng lên.
6.4 Tóm tắt Chương 6
Để có được tán sắc vận tốc nhóm hiệu quả, ta phải thiết kế một sợi, nơi mà mặt
cắt của ánh sáng điện từ thay đổi mạnh mẽ với chiều dài sóng. Điều này làm cho

42
vận tốc nhóm thay đổi đáng kể theo chức năng của bước sóng. Người ta nhận
thấy rằng các sợi có cấu trúc vi là lý tưởng cho mục đích này, vì chúng cho phép
thiết kế các sợi với một vùng lõi bên trong và bên ngoài được tách bằng quang
học, ngoại trừ các bước sóng với chỉ số mode gần nhau giữa các mode của hai
lõi. Nếu điều này được thực hiện bằng công nghệ chỉ số bước chuẩn, người ta
buộc phải chọn giữa chấp nhận tổn thất vĩ mô uốn hoặc hành vi đa mode.
Các giá trị tán sắc vận tốc nhóm ấn tượng có thể thu được bằng cách sử dụng
hướng dẫn quang bandgap của ánh sáng. Điều này làm cho nó có thể xây dựng
các sợi hướng dẫn một phần đáng kể năng lượng thức ăn trong các lỗ không khí
ở các bước sóng dài, tuy nhiên hướng dẫn hầu hết các lĩnh vực trong silica ở các
bước sóng ngắn hơn. Điều này cung cấp khả năng kết hợp bù tán sắc trên các
vùng bước sóng rộng và các số liệu tán sắcvận tốc nhóm lớn. Thiết kế này cần
được nghiên cứu sâu hơn, nhưng dường như rất ấn tượng đối với các mục đích
bù tán sắc.

43

You might also like