Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Câu hỏi 1 trang 80: Kể tên một số dạng năng lượng tồn tại trong tế bào sinh vật

Một số dạng năng lượng tồn tại trong tế bào sinh vật là:

- Động năng: là năng lượng làm vật khác di chuyển hay thay đổi trạng thái như nhiệt năng (ví dụ: nhiệt
độ cơ thể), cơ năng (ví dụ: sự co cơ, vận động của các cơ quan), điện năng (ví dụ: xung thần kinh, chuỗi
chuyền electron).

- Thế năng: là năng lượng tiềm ẩn do vị trí hoặc trạng thái của vật chất tạo ra như năng lượng trong các
liên kết hóa học, sự chênh lệch về điện thế và nồng độ các chất giữa bên trong và bên ngoài tế bào.

Câu hỏi 2 trang 80: Quan sát hình 13.1, nêu cấu tạo và chức năng của ATP. Phân tử ATP mang năng
lượng loại nào? Vì sao nói ATP là “đồng tiền” năng lượng của tế bào?

• Cấu tạo ATP:

ATP gồm 3 thành phần cơ bản là:

- Phân tử adenine: một cấu trúc vòng bao gồm các nguyên tử C, H và N.

- Phân tử đường ribose: một phân tử đường có 5 Carbon.

- Phần đuôi với 3 gốc phosphate. Khi liên kết giữa các gốc phosphate bị phá vỡ sẽ giải phóng năng lượng.

• Chức năng của ATP: ATP dự trữ năng lượng ngắn hạn để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào
ngay khi cần. Các hoạt động sống cần năng lượng ATP như:

- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc
những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.

- Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận
của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc
máu tạo nước tiểu.

- Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta
nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.

• ATP là “đồng tiền” năng lượng của tế bào bởi vì:

- ATP có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng → Điều đó giúp ATP đáp
ứng được việc cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng, kịp thời cho tế bào.

Trong tế bào, ATP thường xuyên được sinh ra và ngay lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống của
tế bào như tổng hợp và vận chuyển các chất, co cơ,…

Câu hỏi 1 trang 83: Quan sát hình 13.2 và cho biết: Enzyme là gì? Nêu cấu trúc, cơ thể tác động và vai trò
của enzyme trong quá trình chuyển hóa năng lượng
• Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ
phản ứng trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể nhưng không bị biến đổi sau phản ứng.

• Cấu trúc của enzyme trong quá trình chuyển hóa năng lượng:

- Thành phần enzyme có thể là protein hoặc protein kết hợp với cofactor (ion kim loại như Fe2+, Mg2+,
Cu2+) , các phân tử hữu cơ (nhân heme, biotin, FAD, NAD, các vitamin).

- Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động, là một vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng
liên kết đặc hiệu với cơ chất. Trung tâm hoạt động phải có cấu hình không gian phù hợp với cơ chất.

• Cơ chế tác động của enzyme trong quá trình chuyển hóa năng lượng:

Quá trình enzyme tác động tới cơ chất tạo thành sản phẩm là chuỗi biến đổi liên tục. Trải qua 3 giai
đoạn:

- Enzyme kết hợp với cơ chất sự liên kết đặc hiệu (trung tâm hoạt động của enzyme có cấu hình không
gian phù hợp với cơ chất) tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất. Khi liên kết xảy ra thì cả hai đều biến đổi
cấu hình làm cho liên kết chặt chẽ hơn.

- Enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất: Cơ chất bị biến đổi để tạo thành sản phẩm dưới sự xúc
tác của enzyme.

- Sản phẩm được tạo thành tách khỏi enzyme: Sau khi phản ứng xảy ra, sản phẩm tạo thành sẽ có cấu
hình không gian thay đổi và rời khỏi enzyme, enzyme trở lại hình dạng ban đầu.

• Vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa năng lượng:

- Xúc tác phản ứng sinh hóa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất, độ pH bình thường của tế bào và cơ thể.

- Làm giảm năng lượng hoạt hóa cần thiết cho các phản ứng xảy ra xuống mức độ thấp, nhờ đó làm tăng
tốc độ phản ứng lên nhiều lần.

→ Nếu tế bào không có các enzyme thì không thể duy trì các hoạt động sống.

Câu hỏi 2 trang 83 Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và chúng có tác động
như thế nào đến hoạt tính của enzyme?

• Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như nồng độ enzyme và cơ chất, độ pH, nhiệt
độ, chất điều hòa enzyme.

• Tác động của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme:

- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzyme không đổi, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì
thoạt đầu hoạt tính của enzyme tăng dần, nhưng đến một lúc đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng
không làm tăng hoạt tính của enzyme do lượng enzyme có trong môi trường đã hoạt động tối đa.
- Nồng độ enzyme: Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của
enzyme càng tăng nhưng chỉ đạt ngưỡng nhất định rồi dừng lại do đã sử dụng tối đa lượng cơ chất.

- Độ pH: Mỗi enzyme có một pH thích hợp, ngoài khoảng pH này enzyme có thể bị giảm hoạt tính hoặc
bất hoạt. Ví dụ: Enzyme pepsin cần pH = 2.

- Nhiệt độ: Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzyme có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản
ứng xảy ra nhanh nhất. Ngoài khoảng nhiệt độ đó, hoạt tính enzyme sẽ giảm, thậm chí mất hoàn toàn.

- Chất điều hòa enzyme: Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzyme. Một số chất khác
khi liên kết với enzyme làm tăng hoạt tính của enzyme.

Câu hỏi 3 trang 83 Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính
của enzyme bằng những yếu tố nào? Giải thích.

Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzyme bằng
những yếu tố:

- Điều chỉnh bằng các chất hoạt hóa (những loại phân tử khi liên kết sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme)
hoặc chất ức chế (những loại phân tử khi liên kết sẽ làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzyme).

- Điều chỉnh bằng ức chế ngược: Ức chế ngược là kiểu điều hòa, trong đó sản phẩm của con đường
chuyển hóa khi đã đủ nhu cầu của tế bào sẽ quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzyme
xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa để dùng tổng hợp sản phẩm.

Câu hỏi 4 trang 83: Giải thích vì sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzyme
thì hoạt tính của enzyme bị giảm, thậm chí là mất hẳn hoạt tính.

Khi nhiệt độ tăng lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzyme thì hoạt tính của enzyme đó bị giảm
hoặc bị mất hoàn toàn là do: Enzyme có bản chất là protein. Mà protein là hợp chất dễ bị biến tính (biến
đổi cấu trúc không gian) dưới tác động của nhiệt độ cao. Khi cấu trúc không gian bị biến đổi, trung tâm
hoạt động của enzyme không thể liên kết với cơ chế khiến cho enzyme không thể xúc tác biến đổi cơ
chất - hoạt tính của enzyme bị giảm, thậm chí là mất hẳn hoạt tính

Câu 1 trang 84: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân tử ATP?

A. Phân tử ATP có cấu tạo từ ba thành phần cơ bản: adenine, đường deoxyribose và muối phosphate.

B. Trong phân tử ATP, các gốc phosphate liên kết rất chặt chẽ với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

C. Mỗi phân tử ATP có ba gốc phosphate liên kết với nhau tạo nên ba liên kết cao năng.

D. ATP liên tục được tổng hợp, vận chuyển và sử dụng trong tế bào sống

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Phân tử ATP có cấu tạo từ ba thành phần cơ bản: adenine, đường ribose và 3 gốc phosphate.
B. Sai. Trong phân tử ATP, các gốc phosphate liên kết với nhau bằng các liên kết cao năng dễ bị phá vỡ
để giải phóng ra năng lượng.

C. Sai. Mỗi phân tử ATP có ba gốc phosphate liên kết với nhau tạo nên 2 liên kết cao năng.

D. Đúng. ATP liên tục được tổng hợp, vận chuyển và sử dụng trong tế bào sống.

Câu 3 trang 84: Tế bào nhân thực được chia thành nhiều xoang tách biệt bởi hệ thống nội màng và các
bào quan có màng bao bọc, điều này có ý nghĩa gì trong hoạt động của enzyme và quá trình chuyển hóa
năng lượng trong tế bào? Giải thích.

Tế bào nhân thực được chia thành nhiều xoang tách biệt bởi hệ thống nội màng và các bào quan có
màng bao bọc, điều này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của enzyme và quá trình chuyển hóa
năng lượng trong tế bào:

- Tạo môi trường thích hợp cho sự hoạt động của mỗi enzyme: Mỗi loại enzyme khác nhau cần có một
môi trường hoạt động phù hợp để tạo hiệu suất hoạt động cao nhất. Như vậy, việc tế bào nhân thực
được chia thành nhiều xoang tách biệt bởi hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc sẽ tạo
ra các môi trường khác nhau thích nghi cho sự hoạt động của các enzyme khác nhau trong cùng một tế
bào mà vẫn không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các enzyme khác.

- Bảo vệ cấu trúc và hoạt động bình thường của tế bào: Nhiều loại enzyme xúc tác cho quá trình phân
hủy các chất, các tế bào già, các phân tử sinh học không còn chức năng,… Vậy nếu các loại enzyme phân
hủy này không được bao bọc cẩn thận trong các xoang và các bào quan có màng thì enzyme này có thể
phá hủy cấu trúc và sự hoạt động của cả những tế bào, những phân tử sinh học vẫn còn chức năng.

Câu 4 trang 84: Dựa vào thành phần cấu tạo và cơ chế điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng của enzyme, hãy giải thích vì sao trong trồng trọt và chăn nuôi, muốn thu được năng suất cao, con
người phải chú ý bổ sung đầy đủ các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin vào chế độ dinh dưỡng cho cây
trồng và vật nuôi.

Trong trồng trọt và chăn nuôi, muốn thu được năng suất cao, con người phải chú ý bổ sung đầy đủ các
nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin vào chế độ dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi vì:

- Năng suất của cây trồng vật nuôi phụ thuộc rất lớn vào tốc độ của quá trình chuyển hóa vật chất và
năng lượng trong tế bào (quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra tốt sẽ thúc đẩy sinh vật
sinh trưởng và phát triển và ngược lại). Tốc độ của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế
bào lại phụ thuộc vào hoạt tính của enzyme.

- Mà nhiều enzyme, ngoài thành phần protein còn có thêm cofactor là các nguyên tố khoáng vi lượng,
viatmin. Mặt khác, nhiều enzyme trong tế bào bình thường ở trạng thái bất hoạt cần phải có sự xúc tác
các các nguyên tố khoáng vi lượng hoặc vitamin để trở thành trạng thái hoạt động. Vậy nếu thiếu
nguyên tố vi lượng, vitamin sẽ khiến enzyme đó không được hình thành hoặc không hoạt động ảnh
hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng do enzyme đó xúc tác, ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển bình thường của cây trồng, vật nuôi.
Câu hỏi 1 trang 88 Phân giải các chất trong tế bào là gì? Nêu một số ví dụ minh họa

- Phân giải các chất trong tế bào là quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các
phân tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng (một phần năng lượng được giải phóng sẽ chuyển
thành năng lượng tích lũy trong phân tử ATP và một phần sẽ giải phóng dưới dạng nhiệt năng).

- Ví dụ:

+ Ở người, khi lao động, quá trình hô hấp tế bào (phân giải các chất hữu cơ chủ yếu là đường glucose)
diễn ra mạnh để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ thể.

+ Vi sinh vật tiến hành phân giải đường có trong dưa để tạo thành lactic acid tạo độ chua cho dưa muối.

+ Vi sinh vật tiến hành phân giải protein trong cá để tạo thành nước mắm.

Câu hỏi 2 trang 88: Phân giải hiếu khí trong tế bào gồm những giai đoạn chính nào? Đặc trưng của mỗi
giai đoạn này là gì?

Toàn bộ quá trình phân giải hiếu khí phân tử đường glucose được chia thành ba giai đoạn chính: đường
phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.

- Đường phân: xảy ra trong tế bào chất và không có sự tham gia của O2. Trong quá trình này, mỗi phân
tử đường glucose (hợp chất 6 carbon) được phân giải thành hai phân tử pyruvate (hợp chất 3 carbon),
đồng thời tạo 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP.

- Chu trình Krebs: xảy ra trong chất nền của ti thể. Mỗi phân tử pyruvate chuyển hóa thành một phân tử
acetyl-coA đi vào chu trình Krebs giải phóng 2 phân tử CO2, 3 NADH, 1 FADH2 và 1 ATP.

- Chuyễn chuyền electron: diễn ra ở màng trong ti thể, đây là giai đoạn thu được nhiều ATP nhất. Trong
đó, các phân tử NADH và FADH2 được sinh ra trong giai đoạn đường phân và chu trình Krebs sẽ bị oxy
hóa qua một chuỗi phản ứng oxy hóa khử để tạo ra ATP và nước.

Câu hỏi 3 trang 88 : Trình bày các giai đoạn của quá trình lên men. Nêu sự khác nhau giữa lên men rượu
và lên men lactate.

- Quá tình lên men gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.

+ Giai đoạn đường phân: xảy ra trong tế bào chất của tế bào, diễn ra tương tự như trong hô hấp hiếu
khí. Quá trình này tạo ra được 2 phân tử axit pyruvate, 2 phân tử ATP (adenosine triphosphate), 2 phân
tử NADH (nicotinamide adenine dinucleotide).

+ Giai đoạn lên men: electron từ glucose qua NADH được truyền đến phân tử hữu cơ khác.

- Sự khác biệt giữa lên men rượu và lên men lactate:

+ Quá trình lên men lactate: Pyruvate nhận electron từ NADH và tạo ra sản phẩm cuối cùng là muối
lactate.
+ Còn trong quá trình lên men ethanol, phân tử hữu cơ acetaldehyde là chất nhận electron từ NADH để
tạo ra sản phẩm cuối cùng là ethanol.

Câu hỏi 4 trang88 : So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men. Giải thích sự
khác biệt này.

- So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men: Kết quả của quá trình lên men,
1 phân tử glucose chỉ tạo được 2 phân tử ATP, ít hơn rất nhiều so với hô hấp hiếu khí.

- Giải thích: + Trong quá trình hô hấp hiếu khí, toàn bộ năng lượng hóa học của một phân tử glucose
được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí sẽ được chuyển sang liên kết hóa học dễ sử dụng (ATP),
một phần chuyển thành nhiệt năng.

+ Trong quá trình lên men, năng lượng hóa học của một phân tử glucose không được giải phóng hoàn
toàn mà chỉ 1 phần nhỏ được chuyển sang liên kết hóa học dễ sử dụng (ATP) còn lại phần lớn vẫn còn
được tích trữ trong sản phẩm hữu cơ cuối cùng của quá trình lên men (lactate, ethanol).

Câu hỏi 1 trang 92: Tổng hợp các chất trong tế bào là gì? Nêu một số ví dụ minh họa cho quá trình tổng
hợp các chất trong tế bào.

- Tổng hợp các chất trong tế bào là sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn
năng lượng. Trong tế bào và cơ thể sống, quá trình tổng hợp giúp tạo ra các hợp chất phức tạp xây dựng
nên tế bào và cơ thể sống, đồng thời cung cấp cho các hoạt động sống khác.

- Ví dụ minh họa cho quá trình tổng hợp các chất trong tế bào:

+ Các phân tử nucleic acid được hình thành từ phản ứng sinh tổng hợp tạo liên kết phosphodiester giữa
các đơn phân nucleotide.

+ Các phân tử protein hay các chuỗi polypeptide được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều amino acid với
nhau bằng các liên kết peptide trong quá trình sinh tổng hợp protein.

+ Tinh bột, glycogen, chitin,… được tổng hợp từ các đường đơn như glucose, fructose, galactose,…

Câu hỏi 2 trang 92: Quang hợp có vai trò như thế nào trong tổng hợp các chất và dự trữ năng lượng?

Quang hợp có vai trò cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất và dự trữ
năng lượng:

- Các sinh vật tự dưỡng như thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng chuyển năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hóa học trong quá trình tổng hợp đường glucose, rổi từ đó tổng hợp nên các phân tử
hữu cơ đặc trưng cho cơ thể chúng.

- Các sinh vật dị dưỡng lại sử dụng các sinh vật tự dưỡng hay dị dưỡng khác làm thức ăn. Thức ăn này lại
chính là nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất và dự trự năng
lượng ở các cơ thể dị dưỡng đó.
Câu hỏi 4 trang 92: Quá trình tổng hợp và phân giải có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Quá trình tổng hợp sử dụng năng lượng để tạo nên phân tử phức tạp từ các phân tử đơn giản và tích
lũy năng lượng.

- Quá trình phân giải phá vỡ các phân phức tạo thành phân tử đon giản để giải phóng năng lượng.

→ Như vậy, quá trình tổng hợp và phân giải là hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại thống nhất và có
liên quan mật thiết với nhau: Sản phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân
giải, còn năng lượng và các sản phẩm trung gian được giải phóng ra trong quá trình phân giải lại có thể
được sử dụng cho quá trình tổng hợp.

Câu 1 trang 93: So sánh quá trình quang hợp, hóa tổng hợp và quang khử.

• Giống nhau:

- Đều là các quá trình tổng hợp hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng
lượng.

- Đều xảy ra quá trình khử CO2 để tạo thành các chất hữu cơ cần thiết.

- Đều có vai trò tổng hợp ra các chất phức tạp xây dựng nên tế bào và cơ thể, đồng thời cung cấp cho
các hoạt động sống khác.

• Khác nhau

Quang hợp hóa tổng hợp quang khử


Sử dụng năng lượng ánh sáng - Sử dụng năng lượng sinh ra từ - Sử dụng năng lượng ánh sáng
Mặt Trời. các phản ứng oxy hóa các hợp Mặt Trời.
chất vô cơ.
- Sử dụng H2O làm nguồn cung - Sử dụng H2O hoặc các hợp chất - Sử dụng H2S, S, H2 và một số
cấp H+ và electron. khác làm nguồn cung cấp H+ và chất hữu cơ khác làm nguồn
electron. cung cấp H+ và electron.
Có giải phóng O2. KO KO

- Pha sáng có vai trò chuyển hóa Các vi khuẩn hóa tổng hợp tiết ra Quang khử đã chuyển năng
năng lượng ánh sáng thành hóa enzyme xúc tác cho các phản lượng ánh sáng thành năng
năng trong các liên kết hóa học ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ lượng hóa học mà không cần
kém bền vững của ATP, NADPH. và giải phóng năng lượng. Một đến nước.
Pha tối có vai trò cố định CO2 phần năng lượng này được vi
tạo thành đường qua chu trình khuẩn sử dụng để đồng hóa CO2
Calvin, đồng thời chuyển năng thành các chất hữu cơ cần thiết.
lượng từ ATP và NADPH sang
dạng hóa năng bền vững hơn
trong phân tử đường.
Câu 4 trang 93: Ở người, hiện tượng đau mỏi cơ khi vận động nhiều là do lượng lactic acid được sản sinh
và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ. Dựa vào hiểu biết về quá trình lên men, hãy giải thích cơ chế
gây ra hiện tượng này và cách phóng tránh

- Hiện tượng đau đầu mỏi cơ khi vận động nhiều là do lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá
nhiều đã gây độc cho cơ, đó là do:

+ Khi tập luyện cường độ cao, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí (sự
hô hấp cần sự tham gia của O2) để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

+ Tuy nhiên, với cường độ hô hấp hiếu khí cao, cơ thể có thể sẽ không thể cung cấp đủ lượng O2. Lúc
này, hoạt động cơ bắp bắt đầu dựa vào con đường lên men lactate – một quá trình sản xuất năng lượng
không cần O2. Con đường lên men lactate sinh ra lactic acid. Lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy
quá nhiều đã gây độc cho cơ.

- Cách phòng tránh hiện tượng đau mỏi cơ:

+ Thực hiện các động tác căng cơ trước và sau khi tham gia các hoạt động thể chất.

+ Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, nhất là khi vận động nhiều.

+ Tập luyện thể dục thường xuyên, vừa sức.

+ Thực hiện các bài tập hít thở.

Câu hỏi 1 trang 98 Chu kì tế bào là gì? Mô tả các sự kiện chính của chu kì tế bào.

- Khái niệm chu kì tế bào: Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân
chia thành hai tế bào con.

- Các sự kiện chính của chu kì tế bào: Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn gồm kì trung gian và quá trình
nguyên phân.

+ Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng của tế bào, được chia nhỏ thành các pha G1, S và G2.

+ Quá trình nguyên phân gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Phân chia nhân diễn ra theo 4 kì
là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

Câu hỏi 2 trang 98: Kì trung gian là gì? Nêu tên và chức năng của các pha trong kì trung gian.

- Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào,

- Kì trung gian gồm pha G1, S và G2:

+ Pha G1: Diễn ra sự gia tăng kích thước tế bào; hình thành thêm các bào quan như ti thể, ribosome,…;
tổng hợp và tích lũy các chất. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát G1/S giúp tế bào đưa ra “quyết định” có
nhân đôi DNA để sau đó bước vào phân bào hay không.
+ Pha S: Diễn ra sự nhân đôi ADN dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép. NST từ thể đơn chuyển sang
thể kép gồm hai nhiễm sắc chị em giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động. Ngoài ra, ở tế bào động vật
còn diễn ra sự nhân đôi trung tử.

+ Pha G2: Diễn ra sự tiếp tục gia tăng kích thước tế bào, chuẩn bị các chất cần thiết cho sự phân chia
như tổng hợp protein có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào,… Cuối pha G2 có điểm kiểm soát
G2/M giúp hệ thống kiểm soát của tế bào “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất và mọi sai
sót đã được sửa chữa hay chưa.

Câu hỏi 3 trang 98: Hãy cho biết các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào.

Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang
giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho
chu kì tế bào diễn ra bình thường.

Câu hỏi 4 trang 98 : Điểm kiểm soát chu kì tế bào là gì? Giải thích vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế
bào

- Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi
tiếp hay dừng chu kì tế bào.

- Vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào:

+ Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” nhân đôi DNA để sau đó bước vào phân bào
hay không.

+ Tại điểm kiểm soát G2/M, hệ thống “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất chưa và mọi sai
sót đã được sữa chữa hay chưa.

+ Tại điểm kiểm soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào “rà soát” xem tất cả các NsT đã gắn
với các vi ống của thoi phân bào hay chưa. Nếu chưa hoàn tất, chu kì tế bào cũng sẽ dừng lại.

Câu hỏi 1 trang 100 : Trình bày diễn biến các kì của nguyên phân.

Sự phân chưa nhân trong nguyên phân trải qua 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

- Kì đầu:

+ Thoi phân bào bắt đầu hình thành.

+ NST dần co xoắn.

+ Màng nhân và hạch nhân tiêu biến

- Kì giữa:

+ Các NST co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Các vi ống của thoi phân bào dính vào 2 phía tâm động của NST.

- Kì sau:

+ Hai chromatit chị em của mỗi NST kép bắt đầu tách rời nhau thành hai NST đơn và di chuyển trên thoi
phân bào đi về hai cực đối diện của tế bào.

+ Kì sau là kì có thời gian ngắn nhất.

- Kì cuối:

+ Các NST dãn xoắn.

+ Hạch nhân và màng nhân tái xuất hiện hình thành hai nhân mới.

+ Thoi phân bào tiêu biến.

Câu hỏi 2 trang 100: Nêu kết quả của nguyên phân. Nguyên phân có ý nghĩa gì?

- Kết quả của nguyên phân: Qua nguyên phân, từ một tế bào sẽ hình thành nên hai tế bào con có bộ NST
giống nhau và giống với tế bào mẹ.

- Ý nghĩa của nguyên nhân:

+ Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào.

+ Ở sinh vật nhân thực, nguyên phân chính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới.

+ Ở sinh vật đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già và các tế bào bị tổn
thương, giúp cơ thể lớn lên và tái sinh các bộ phận cơ thể.

Câu hỏi 1 trang 102: Phân biệt u lành tính với u ác tính.

Phân biệt u lành tính với u ác tính:

- Khi khối u định vị ở một vị trí nhất định mà các tế bào của nó không phát tán đến các vị trí khác trong
cơ thể được gọi là u lành tính.

- Nếu tế bào của khối u có thêm đột biến khiến chúng ta có thể tách khỏi vị trí ban đầu, di chuyển đến vị
trí mới tạo nên nhiều khối u thì các khối u đó được gọi là u ác tính hay ung thư.

Câu hỏi 2 trang 102: Nguyên phân gây rối loạn quá trình điều hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là
gì? Giải thích.

- Nguyên nhân gây nên rối loại quá trình điều hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là: Tế bào bị đột
biến nhiều lần, làm rối loạn cơ chế điều hòa phân bào, khiến tế bào phân chia không kiểm soát và hình
thành nên các khối u. Hầu hết các bện ung thư là do đột biến gene phát sinh trong các tế bào cơ thể nên
không di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gene đột
biến được truyền từ bố mẹ.

- Tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng do các nguyên nhân sau:

+ Gia tăng tuổi thọ (thời gian tiếp xúc với các tác nhân đột biến dài hơn).

+ Ô nhiễm môi trường sống làm phát sinh nhiều tác nhân đột biến, thói quen ăn uống không khoa học
(uống nhiều rượu bia, ăn nhiều mỡ động vật, ăn các thức ăn bị mốc, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều thực
phẩm chế biến sẵn như thịt khun khói, cá muối, thịt nướng cháy,…)

+ Thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ít vận động, lười tập thể dục thể thao,…).

Câu hỏi 4 trang 102 : Nêu một số biện pháp phòng tránh, chữa trị bệnh ung thư.

- Một số biện pháp phòng tránh bệnh ung thư:

+ Hạn chế tiếp xúc với các nguồn chứa tác nhân gây ung thư

+ Tích cực rèn luyện thể dục thể thao

+ Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để tầm soát phát hiện sớm khối u

+ Chữa trị triệt để những bệnh viêm nhiễm mãn tính do virus và các loại vi sinh vật.

- Một số biện pháp chữa trị bệnh ung thư:

+ Phẫu thuật cắt bỏ khối u.

+ Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất tiêu diệt các tế bào khối u.

+ Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u.

+ Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác

Câu 1 trang 103 : Trình bày được mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào. Tại sao tế bào lại
cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào?

- Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào
điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.

- Tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào vì: Sự phân chia của các tế bào ảnh hưởng đến chặt chẽ
đến sự sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể. Sự phân chia của tế bào quá nhiều, quá ít hoặc có
sai hỏng đều gây ra những bệnh lí nguy hiểm. Bởi vậy, tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào
nhằm kiểm soát sự phân chia của tế bào một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình
thường, từ đó đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể.
Câu 2 trang 103 : Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì
giữa có ý nghĩa gì? Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì điều gì sẽ xảy ra khi các
NST phân li ở kì sau?

- Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì giữa có ý nghĩa

+ Các NST co xoắn cực đại để giúp NST dễ xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào đồng
thời NST dễ dàng di chuyển, tránh va chạm dẫn đến đứt gãy NST trong quá trình phân chia NST ở kì sau.

+ Các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nhằm giúp tâm động của các NST kép dễ
dàng được gắn đồng đều với các vi ống của thoi phân bào ở cả 2 phía. Nhờ đó, ở kì sau, mỗi NST kép
được tách thành 2 NST đơn và sẽ được phân chia đồng đều về hai cực đối diện của tế bào.

- Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì các NST sẽ gặp khó khăn trong quá trình
phân li NST ở kì sau khiến cho các NST có thể bị va chạm dẫn đến đứt gãy NST hoặc cản trở sự phân li
đồng đều của các NST về 2 cực đối diện của tế bào. Điều đó sẽ khiến cho các tế bào con được sinh ra bị
đột biến NST, ảnh hưởng đến sự duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào.

Câu 3 trang 103 : Điều gì sẽ xảy ra khi hai chromatid của một NST nào đó không tách nhau ra ở kì sau của
nguyên phân?

Nếu như hai chromatid của một NST nào đó không tách nhau ra ở kì sau của nguyên phân thì NST đó sẽ
không thể phân li đồng đều về hai cực của tế bào. Kết quả dẫn đến một tế bào con có chứa cả hai
chromatid của NST hình thành nên thể đột biến 2n + 1 (thừa 1 NST) còn một tế bào con không chứa
chromatid nào của NST hình thành nên thể đột biến 2n – 1 (thiếu 1 NST). Như vậy, khi hai chromatid của
một NST nào đó không tách nhau ra ở kì sau của nguyên phân sẽ dẫn đến hình thành nên các tế bào con
bị đột biến số lượng NST.

Câu 4 trang 103 : Nếu tế bào đang phân chia được xử lí bởi hóa chất colchicine có chức năng ức chế sự
hình thành vi ống trong hệ thống thoi phân bào thì hậu quả sẽ như thế nào?

Thoi phân bào có vai trò quan trọng đối với sự vận động của NST trong quá trình phân bào. Như vậy, nếu
tế bào đang phân chia được xử lí bởi hóa chất colchicine có chức năng ức chế sự hình thành vi ống trong
hệ thống thoi phân bào thì thoi phân bào sẽ không được hình thành dẫn đến các NST đã nhân đôi nhưng
không thể di chuyển và phân li về hai cực của tế bào. Kết quả dẫn đến hình thành tế bào con chứa tất cả
bộ NST đã được nhân đôi (tế bào đa bội).

Câu 5 trang 103 : Không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc lá của những người hút thuốc
xung quanh liệu chúng ta có nguy cơ bị bệnh ung thư không? Nếu có thì khả năng bị bệnh ung thư gì là
cao nhat?

- Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70
chất gây ung thư. Bởi vậy, không hút thuốc nhưng thường xuyên ngửi khói thuốc lá của những người hút
thuốc xung quanh thì khả năng bị bệnh ung thư cũng tăng cao.
- Khói thuốc gây hại trực tiếp đến đường hô hấp nên khói thuốc có nguy cơ cao gây nên bệnh ung thư
phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản,…

Câu hỏi 1 trang 106: Cơ chế nào dẫn đến số lượng NST giảm đi một nửa sau giảm phân?

Cơ chế dẫn đến số lượng NST giảm đi một nửa sau giảm phân là: Trong giảm phân, NST chỉ nhân đôi một
lần ở kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I nhưng tế bào lại trải qua 2 lần phân chia (giảm
phân I và giảm phân II).

- Sau khi nhân đôi ở kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I, tế bào chứa 2n NST kép.

- Tại kì sau I, hai NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau ra và mỗi NST di chuyển về một cực của tế
bào → Sau giảm phân I tạo ra 2 tế bào con mỗi tế bào con chứa n NST kép.

- Tại kì sau II, hai chromatid của mỗi NST kép tách rời nhau và di chuyển trên thoi phân bào đi về hai cực
của tế bào → Sau giảm phân II tạo ra 4 tế bào con mỗi tế bào con chứa n NST đơn.

Câu hỏi 2 trang 106 : Kết quả của giảm phân tạo ra bốn tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau
hay không? Giải thích.

- Từ một tế bào, qua hai lần phân bào của giảm phân tạo ra được bốn tế bào con có số lượng NST giảm
đi một nửa. Nhưng khác với nguyên phân, giảm phân tạo ra tế bào có hệ gene đơn bội khác nhau (vật
chất di truyền không giống nhau).

- Nguyên nhân về sự khác nhau trong vật chất di truyền của các tế bào con được tạo ra qua giảm phân là
do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong kì sau của giảm phân I cũng như sự trao đổi
chéo xảy ra giữa chúng tạo tổ hợp NST và tổ hợp gene mới trong kì đầu của giảm phân I.

Câu hỏi 1 trang 107 Sinh học 10: Giải thích vì sao quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên
phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài?

Lời giải:

Quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm
bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài:

- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong
thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

- Tế bào hợp tử 2n trải qua niều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào
trưởng thành.

Câu hỏi 2 trang 107 Sinh học 10: Nêu điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên phân và giảm phân.
Câu hỏi 3 trang 107 Sinh học 10: Trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong giảm phân I có vai trò gì?

Sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong giảm phân I tạo ra các giao tử có vật chất di truyền khác
nhau, các giao tử kết hợp với nhau tạo các hợp tử có kiểu gen khác nhau. Đây là cơ sở để tạo ra vô số
các biến dị tổ hợp ở đời con, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Câu hỏi 1 trang 112 Thế nào là công nghệ tế bào động vật? Nêu nguyên lí và một số thành tựu của công
nghệ tế bào động vật.

• Khái niệm công nghệ tế bào động vật: Công nghệ tế bào động vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các
loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm
mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

• Nguyên lí của công nghệ tế bào động vật: Nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo
điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.

• Thành tựu của công nghệ tế bào động vật: Ba thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn của
công nghệ tế bào động vật là nhân bản vô tính vật nuôi, liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp gene.

- Nhân bản vô tính vật nuôi:

+ Là công nghệ tạo ra các con vật giống hệt nhau về kiểu gene không thông qua quá trình sinh sản hữu
tính.

+ Công nghệ nhân giống vô tính đã áp dụng thành công cho một số loài như ếch, bò, lợn, cừu, ngựa, lừa,
mèo, chó, khỉ nhưng nổi bật nhất là nhân bản ở cừu Dolly năm 1996.

+ Công nghệ nhân giống vô tính không chỉ nhằm mục đích sinh sản tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu
genne ưu việt mà chúng còn làm tăng sống lượng các thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Liệu pháp tế bào gốc:

+ Là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh
để thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.

+ Ưu điểm của phương pháp này là cơ thể người sẽ không loại thải tế bào ghép nhưng để tránh vấn đề
vi phạm đạo đức, các nhà khoa học đã tìm kiếm, nhân nuôi các loại tế bào gốc tách chiết từ các mô của
người trưởng thành.

+ Liệu pháp tế bào gốc được kì vọng sẽ chữa được các bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường type 1, người
có cơ tim bị tổn thương do đột quỵ hay bị tổn thương các tế bào thần kinh, các bệnh ung thư. Đồng thời,
thành tựu trong nuôi cấy các tế bào động vật cũng cho phép việc ứng dụng nghiên cứu phát triển thịt
nhân tạo hoặc sản xuất các protein chữa bệnh cho người.

- Liệu pháp gene:

+ Là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành bằng cách: Nhân nuôi tế
bào trong ống nghiệm, chỉnh sửa gen hoặc thay thế các gene bệnh của tế bào bằng gene lành → Sàng
lọc các tế bào đã được chỉnh sửa gene và nhân bản trong ống nghiệm → Truyền các tế bào chỉnh sửa
gene vào cơ thể bệnh nhân.

+ Liệu pháp thay thế gene chỉ sử dụng được cho người bệnh di truyền do hỏng một gene nhất định và tế
bào bị bệnh phải thuộc loại tế bào liên tục phân chia trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

Câu hỏi 2 trang 112 :Tế bào gốc là gì? Phân biệt các loại tế bào gốc. Nuôi cấy các tế bào người và động
vật trong ống nghiệm đem lại những lợi ích gì?

• Khái niệm tế bào gốc: Tế bào gốc là những tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành thành loại tế ào
khác nhau.

• Phân biệt các loại tế bào gốc:

+ Tế bào gốc phôi (tế bào gốc vạn năng): Có nguồn gốc từ phôi sớm của động vật, có thể phân chia và
biệt hóa thành mọi loại tế bào của cơ thể trưởng thành.

+ Tế bào gốc trưởng thành (tế bào gốc đa tiềm năng): Có nguồn gốc từ các mô của cơ thể trưởng thành,
chỉ có thể phân chia và biệt hóa thành một số loại tế bào nhất định của cơ thể.

• Nuôi cấy tế bào người và động vật mang lại nhiều lợi ích:

+ Mở ra triển vọng tạo ra tế bào, mô, cơ quan thay thế cho người bệnh mà không gặp trường hợp loại
thải tế bào ghép vì nhân tế bào được cấy vào tế bào trứng là nhân của tế bào da người bệnh. Các tế bào
được nhân dòng trong ống nghiệm là tế bào của người bệnh nhưng là tế bào khỏe mạnh.

+ Cho phép nghiên cứu và phát triển thịt nhân tạo làm thực phẩm cho con người.

+ Ứng dụng để sản xuất ra các protein chữa bệnh cho người.
Câu hỏi 1 trang 114 Sinh học 10: Công nghệ tế bào thực vật là gì?

- Khái niệm công nghệ tế bào thực vật: Công nghệ tế bào thực vật là quy trình công nghệ nuôi cấy các tế
bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân
giống.

Câu hỏi 2 trang 114 Sinh học 10: Nêu nguyên lí công nghệ tế bào thực vật. Để cho các tế bào thực vật đã
biệt hóa có thể phân chia và phát triển thành một cây hoàn chỉnh thì các nhà khoa học cần nuôi cấy
trong những điều kiện như thế nào?

- Nguyên lí của công nghệ tế bào thực vật: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là dùng môi
trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào
thực vật tái sinh thành các cây.

- Để cho các tế bào thực vật đã biệt hóa có thể phân chia và phát triển thành một cây hoàn chỉnh thì các
nhà khoa học cần nuôi cấy trong điều kiện vô trùng với đầy đủ chất dinh dưỡng cùng các loại hormone
thực vật với tỉ lệ thích hợp để nhằm đưa các tế bào biệt hóa về trạng thái chưa phân hóa tạo nên mô
phân sinh (mô sẹo).

Câu hỏi 3 trang 114 Sinh học 10: Nêu một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

Thành tựu của công nghệ tế bào thực vật được thể hiện chủ yếu trong 3 kĩ thuật là nuôi cấy mô tế bào,
kĩ thuật lai tế bào sinh dưỡng và kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh:

- Nuôi cấy mô tế bào: Phương pháp nuôi cấy mô đem lại nhiều thành tựu trong nông nghiệp cũng như
lâm nghiệp như nhân nhanh với số lượng lớn ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm, cây
kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác. Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền tạo ra
giống cây biến đổi gene hay cây chuyển gen nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

- Lai tế bào sinh dưỡng: Giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo
giống thông thường không tạo ra được. Ví dụ: tạo ra cây pomato có khả năng ra quả như cà chua và ra
củ như khoai tây.

- Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh: Giúp tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các
gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng.

You might also like