Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Ông A có mẹ là bà X năm nay đã 85 tuổi. Ông A và có vợ là bà B và ba người con là C, D và E.

Nhưng hiện nay ông A đang chung sống với cô H như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết
hôn vì vẫn chưa hoàn tất thủ tục li hôn với bà B.
Vào đầu năm 2020, ông A cùng con trai lớn là C trên đường về quê bị tai nạn giao thông và đã
qua đời cùng lúc. Trước khi mất, ông A đã lập di chúc, phần tài sản riêng của ông (đã loại trừ hết
các nghĩa vụ phải thanh toán) gồm tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm ngân hàng có tổng giá trị là 30
tỷ. Trong di chúc, Ông A có ghi rõ về việc truất quyền thừa kế của bà B và dành ½ tài sản hiện
có của ông di tặng cho cô H. Nửa phần di sản còn lại chia đều cho 2 người con là D và E. Biết
thêm, C hiện tại đã lập gia đình và có 1 vợ 1 đứa con nhưng C bị mất khả năng lao động. Trong
khi đó, E đang 15 tuổi.
Câu hỏi: Phần nhận thừa kế của mỗi người trong trường hợp này sẽ là bao nhiêu? Vui lòng nêu
rõ số tiền cụ thể.
Giải
Nếu như di chúc ông A để lại là hợp pháp thì:
+ Con thành niên mà không có khả năng lao động là anh C sẽ được hưởng 2/3 suất của một
người thừa kế theo pháp luật: ông A nếu như không để lại di chúc mà cho thừa kế theo pháp luật
thì sẽ có 4 người ở hàng thừa kế thứ nhất: Bà X, anh C, D E. Vậy số tiền: 2/3 * 30 tỷ /4 = 5 tỷ
đồng. Mà anh C lại mất cùng lúc với ông A nên phần tài sản này sẽ được kế vị bởi cháu E.
Vậy cháu E hưởng 5 tỷ đồng.
+ Phần còn lại là: 25 tỷ.
 Theo di chúc, chia cho chị H ½ tài sản này: 25/2=12 tỷ 500 triệu
 ½ phần còn lại chia đều cho D và E: 12 tỷ 500 triệu /2 = 6 tỷ 250 triệu/ người
Vậy chị H hưởng 12 tỷ 500 triệu, D và E mỗi người hưởng 6 tỷ 250 triệu

You might also like