Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


LẦN THỨ XIII, NĂM 2022

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11


ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14/7/2022
(Đề thi gồm 06 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
1.1. Người ta nghiên cứu phản ứng thủy phân saccarozơ (S) trong dung dịch đệm có pH = 5 và pH=3,8.
Saccarozơ (S) Glucozơ (G) + Fructozơ (F)
Kết quả theo dõi nồng độ (S) theo thời gian như sau:
- Tại pH = 5
t (phút) 0 100 250 500 750 1000
[S] (mol/L) 0,400 0,348 0,283 0,200 0,139 0,100

- Tại pH = 3,8
t (phút) 0 31,2 62,4 93,6
[S] (mol/L) 0,380 0,190 0,095 0,0475

a. Hãy cho biết bậc của phản ứng và tính hằng số tốc độ k (tại pH=5) và k’ (tại pH=3,8) của phản
ứng.
b. Từ các kết quả trên hãy cho biết ngoài saccarozơ (S) còn có chất nào có ảnh hưởng tới tốc độ
phản ứng và cho biết bậc riêng phần đối với chất này.
1.2. Propan-2-ol (A) phân hủy trên bề mặt xúc
tác V2O5 tạo ra ba sản phẩm (B), (C), (D). Các
phản ứng phân hủy đều theo định luật động học
bậc nhất.

Nghiên cứu phản ứng ở 590K, sau thời gian phản ứng 5 giây, nồng độ các chất đo được như sau:
[A] = 28,2 mmol.L-1, [B] = 7,8 mmol.L-1, [C] = 8,3 mmol.L-1, [D] = 1,8 mmol.L-1.
a. Xác định nồng độ ban đầu [A]0 của propan-2-ol.
b. Hằng số tốc độ k quan sát được đối với việc tiêu thụ [A], là kết quả của ba phản ứng xảy ra
đồng thời: A → B + C + D; d[A]/dt = -k[A]
Tính giá trị của hằng số tốc độ k.
c. Tính giá trị của các hằng số tốc độ k1, k2 và k3.
Câu 2. (2,0 điểm)
2.1. Trộn 10,0 mL dung dịch gồm CH3COOH 2,00 M và CH3COONa 2,00 M với 5,0 mL dung
dịch FeCl3 4.10-3 M và 5,0 mL dung dịch NaF 1,00 M thu được dung dịch A.
Có kết tủa Fe(OH)3 xuất hiện trong dung dịch A hay không?
Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch A
Cho biết: lgβ1 (FeF2+) = 5,72; lgβ2 (FeF2+) = 10,18; lgβ3 (FeF3) = 13,4;
*
β (FeOH2+) = 10-2,17; pKs (Fe(OH)3) = 37;
lgβ1 (Fe(CH3COO) ) = 3,38;
2+
lgβ2 (Fe(CH3COO)2+) = 6,48.
pKa (HF) = 3,17; pKa (CH3COOH) = 4,76.
Trang 1 / 6
2.2. Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng
cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hydro,
cacbon monoxit, metanol, etanol, …) bằng oxi không khí. Pin sử dụng nhiên liệu lỏng như
metanol, etanol được đặc biệt quan tâm do có nguồn nhiêu liệu sinh học dồi dào và pin hoạt động
ở nhiệt độ thường. Cấu tạo của một pin etanol-oxi như sau:
(–) Hợp kim Pt/Ru|C2H5OH(l), KOH (dd)| màng khuếch tán ion| KOH(dd), O2(k)| Hợp kim Pt/Ru (+)
Trong đó C2H5OH bị oxi hóa thành CO2 và H2O.
a. Viết bán phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phản ứng xảy ra khi pin hoạt động. Tính sức điện
động chuẩn của pin ở 298 K.
Cho hằng số Faraday F = 96485 C.mol-1
b. Một bóng đèn LED có công suất 1,5 W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu etanol-oxi. Tính thời
gian (theo giờ) bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 20,0 gam etanol làm nhiên liệu. Biết
hiệu suất quá trình oxi hóa etanol ở anot là 40,0%.
Cho biết:
(kJmol-1) (JK-1mol-1)
O2(k) 0 205,14
H2O(l) –285,83 69,91
C2H5OH(l) –277,69 160,70
CO2(k) –393,51 213,74

Câu 3. (2,0 điểm)


3.1. Ở dạng khí, phân tử Br2(k) và nguyên tử Br(k) có các tính chất nhiệt động sau đây:
Chất H0 (kJ.mol-1) S0 (J.mol-1.K-1)
Br2 (k) 30,9 245,4
Br (k) 111,9 175,0
a. Có bao nhiêu nguyên tử Br (k) ở trạng thái cân bằng trong một bình chứa 1,00 L chứa hơi Br2 ở
0,100 bar, 298 K?
b. Áp suất hơi của brom lỏng ở 298 K là 0,283 bar. Tính entropy S° tuyệt đối của Br2(l).

3.2. Sau đây là chu trình hoạt động của thiết bị làm ấm:
Ở thời điểm đầu chu trình, chất làm
lạnh điflometan dạng lỏng (chất A)
trong thiết bị bay hơi ở nhiệt độ thấp
hơn một chút so với nhiệt độ của nguồn
nhiệt có nhiệt độ thấp bên ngoài. Do sự
truyền nhiệt từ nước, A có thể bị bay
hơi. Ở dạng hơi, A được nạp vào máy
nén, thiết bị này nén đoạn nhiệt khí A
đến áp suất cao, khi đó nhiệt độ khí A
được tăng lên khoảng 60oC. Khí A này
được cho tiếp xúc với chất làm lạnh
của hệ thống sưởi ấm, được làm lạnh
và ngưng tụ từ từ.
Sau đó, A lỏng ở trạng thái nén được dẫn qua một ống hẹp (van tiết lưu), áp suất giảm về ban đầu
và A lỏng được làm lạnh sâu (nhiệt độ cũng giảm về ban đầu). Giai đoạn này khép kín, năng lượng
không được cung cấp vào. Sau đó, chu trình lặp lại. Nguồn năng lượng cung cấp cho cả quá trình
này là sự vận hành của máy nén khí.
Trang 2 / 6
A có công thức là CH2F2, có nhiệt độ sôi ở 1 atm là -51,801 oC, nhiệt hóa hơi là 19,826 kJ.mol-1,
CP,A khí = 65,86 J.mol-1.K-1. Giả sử A là khí lí tưởng.
a. Tính nhiệt độ sôi của A ở áp suất 5 atm và 25 atm.
b. Nếu nén đoạn nhiệt thuận nghịch khí A từ 0oC; 5atm đến 25 atm thì nhiệt độ của khí sau khi nén
là bao nhiêu? Tính công của quá trình này.

Câu 4. (2,0 điểm)


4.1. Đầu đánh lửa của các que diêm chứa hỗn hợp của photpho sesquisunfua P 4S3 và kali clorat
KClO3. Khi một que diêm được quẹt ngang qua một bề mặt ghồ ghề, nhiệt sinh ra do ma sát đủ để
đốt cháy photpho sesquisunfua; kali clorat bị phân hủy để cung cấp oxi cần cho sự cháy.  
a. Viết phương trình để mô tả:
- phản ứng đốt cháy photpho sesquisunfua tạo ra lưu huỳnh đioxit và photpho(V) oxit.
- phản ứng diễn ra khi diêm cháy giữa photpho sesquisunfua và kali clorat.
b. Photpho sunfua có thể được tạo thành bằng cách đun nóng photpho trắng (P 4) với lưu huỳnh
(S8). Khi phản ứng này được thực hiện ở nhiệt độ thấp, một loạt các sản phẩm từ P 4S3 tới P4S5
được tạo thành. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân P 31- NMR được sử dụng để xác định cấu trúc của
nhiều photpho sunfua. Trong phổ P31 - NMR, số đỉnh quan sát được tương ứng với số nguyên tử
photpho khác nhau, ví dụ P4S3 có hai nguyên tử photpho khác nhau vì thế có hai đỉnh trên phổ
đồ.

Sử dụng các cấu trúc được đưa ra ở trên, dự đoán có bao nhiêu đỉnh có thể được quan sát thấy
trên phổ P31-NMR của: P4S4, P4S5
c) Trên thực tế, P4S4 tồn tại hai dạng đồng phân khác nhau trong đó cấu trúc của một đồng phân
được biểu diễn như trên. Đồng phân thứ hai chỉ có duy nhất một đỉnh được quan sát thấy trên phổ
P31-NMR. Đề nghị một cấu trúc cho đồng phân thứ hai của P4S4.
4.2. Oxit F lưỡng tính (là oxit của một kim loại) có màu lục sẫm, khó nóng chảy, bền với nhiệt. F
tác dụng được với K2S2O7 ở nhiệt độ cao, tạo thành dung dịch G có màu xanh lục. Nhỏ dung dịch
KOH vào G đến dư, thu được dung dịch H có màu xanh ve; thêm tiếp H 2O2, được dung dịch I có
màu vàng. Khi cho H2SO4 loãng vào I thì được dung dịch K có màu vàng da cam. Nếu cho dung
dịch KOH vào K thì lại thu được dung dịch I. Xác định các chất F, G, H, I, K và viết phương
trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra.

Câu 5. (2,0 điểm)


5.1. Phức [Fe(CN)6]4- có năng lượng tách là 394,2 kJ/mol và năng lượng ghép electron là 210,3
kJ/mol.
a. Hãy vẽ giản đồ năng lượng của phức [Fe(CN)6]4- và cho biết phức là spin cao hay spin thấp?
b. Hỏi với sự kích thích electron từ t 2g đến eg thì phức [Fe(CN)6]4- hấp thụ ánh sáng có bước sóng
 bằng bao nhiêu?

Trang 3 / 6
5.2. Mangan (M = 54,94) và crom (M = 52) trong thép có thể được xác định cùng lúc bằng trắc
quang. Các ion pemanganat và đicromat trong axit sunfuric (c = 1 mol/L) hấp thụ ở 440 nm và 545
nm. Tại những bước sóng này, hệ số hấp thụ mol của MnO 4- lần lượt là ε1 = 95 L.mol-1.cm-1 và ε2 =
2350 L.mol-1.cm-1 và của Cr2O72- lần lượt là ε3 = 370 L.mol-1.cm-1 và ε4 = 11 L.mol-1.cm-1.
Một mẫu 1,374 g thép được hòa tan, sau đó Mn và Cr trong dung dịch thu được cho oxi hóa thành
MnO4- và Cr2O72-. Dung dịch được pha loãng với axit sunfuric (c = 1 mol/L) đến 100,0 mL.
Độ truyền qua của dung dịch này được đo với một lọ 1,0 cm (độ dày của dung dịch) và với axit
sunfuric (c=1,0 mol/L) làm đối chứng. Độ truyền qua quan sát được tại 440 nm và 545 nm lần lượt
là 0,355 (hoặc là 35,5%) và 0,166 (hoặc 16,6%).
Giả sử rằng định luật Beer đúng cho mỗi ion và độ hấp thụ do một ion này không bị ảnh hưởng bởi
sự có mặt của ion còn lại. Các ion Fe 3+ được xử lí bằng phương pháp thích hợp để chúng không
ảnh hưởng đến kết quả đo.
Tính phần trăm khối lượng của mangan và crom trong mẫu thép.

Câu 6. (2,0 điểm)


6.1. Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp pháp IUPAC:
a. b.

6.2. Xiclohexan có thể tồn tại ở một số dạng như: dạng ghế (chair), dạng thuyền (boat), nửa ghế
(half-chair), xoắn (twist-boat).
Trans-4-floxiclohexanol tồn tại chủ yếu ở dạng ghế, trong khi đồng phân cis tồn tại chủ yếu ở
dạng xoắn. Vẽ cấu dạng của 2 chất và giải thích ngắn gọn.
6.3. Cho giản đồ năng lượng các HOMO và LUMO (tương ứng với các orbital liên kết π và
orbital phản liên kết π*) trong những phân tử xiclopenta-1,3-đien và anhiđrit maleic như sau:

a. Trong phản ứng trên, HOMO và LUMO của phân tử nào sẽ tương tác với nhau? Giải thích.
b. Biết rằng các thùy cùng tính đối xứng (cùng màu) có thể tương tác với nhau. Hãy so sánh (có
giải thích) hàm lượng của các sản phẩm endo và exo tạo thành.

Câu 7. (2,0 điểm)


Viết cơ chế các phản ứng sau:
a.

Trang 4 / 6
b.

c.

d.

Câu 8. (2,0 điểm)


Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau
8.1.

Vẽ cấu tạo các chất A1, A2, A3, A4.


8.2.

8.3.

Biết rằng:
- G có %mC = 62,1%; %mH = 10,3%; %mO = 27,6%.
- H có %mC = 90,0% và %mH = 10,0%.
- G chỉ chứa một loại proton trong phân tử; H là hợp chất thơm.
- Mỗi phân tử H và L chỉ chứa hai loại proton với tỉ lệ 3:1.
Thực hiện chuyển hóa để xác định cấu tạo các chất chưa biết.

Câu 9. (2,0 điểm)


9.1. Vẽ công thức cấu trúc của các hợp chất từ A–D với đầy đủ các yếu tố lập thể.

aqueous HCl: dung dịch nước của HCl

Trang 5 / 6
9.2. Một tinh dầu trong vỏ chanh A có CTPT C10H16O phân lập được mang đi phân tích. Kết quả
thu được như sau:
- Phản ứng với H2/Ni thu được B (C10H22O).
- Phản ứng với Na/EtOH thu được C (C10H18O).
- Phản ứng với Ag2O thu được D (C10H16O2).
- Đun nóng thu được hợp chất thơm E (C10H14).
- Đun nóng trong K2CO3 thu được 1 sản phẩm là acetaldehyd.
- Phản ứng với KMnO4 loãng lạnh rồi oxy hóa bằng K2Cr2O7/H2SO4 thu được acid oxalic, aceton
và 4 – oxo pentanoic acid.
Xác định cấu tạo các chất chưa biết. Viết cơ chế tạo E và phản ứng của A trong K 2CO3.

Câu 10. (2,0 điểm)


10.1. Hợp chất A là một D-aldopentose. Khi phản ứng A với NaBH 4, tạo thành thành alditol thể
hiện ba tín hiệu trong phổ 13C NMR. Hợp chất A trải qua quá trình tổng hợp Kiliani – Fischer để
tạo ra hai aldohexoses B và C. Khi xử lý với axit nitric, hợp chất B tạo ra hợp chất D, trong khi
hợp chất C tạo ra hợp chất E. Cả D và E đều là axit aldaric hoạt động về mặt quang học.
a. Vẽ công thức cấu tạo của hợp chất A.
b. Vẽ cấu trúc của hợp chất D và E
10.2. Alanin được tổng hợp theo sơ đồ sau đây. Hãy xác định cấu trúc các chất chưa biết ?

10.3. Chất thiên nhiên X được tổng hợp theo sơ đồ sau:

Biết giai đoạn (5) sang (6) là quá trình đồng phân hóa nhóm -OH ở vị trí allyl. Chất X có chứa
vòng furan. Xác định cấu trúc các chất chưa biết
-------------- HẾT --------------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: ................................................................... Số báo danh: ..................................

Trang 6 / 6

You might also like