Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI 26 - CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I. (NHẬN BIẾT – 15 CÂU)


Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào có quy
mô trên 120 nghìn tỉ đồng ?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu.
C. Hà Nội, Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào của
Đồng bằng Sông Cửu Long có quy mô từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng ?
A. Cần Thơ, Long Xuyên. B. Cần Thơ, Cà Mau.
C. Cà Mau, Long Xuyên. D. Sóc Trăng, Mỹ Tho.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy sắp xếp các trung tâm công nghiệp sau đây theo
thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. B. Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
C. Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng. D. Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Vinh thuộc tỉnh
nào sau đây?
A. Quảng Bình. B. Quảng Trị. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có giá
trị sản xuất công nghiệp là bao nhiêu?
A. Dưới 9 nghìn tỉ đồng. B. Từ 9-40 nghìn tỉ đồng.
C. Từ trên 40-120 nghìn tỉ đồng. D. Trên 120 nghìn tỉ đồng.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng bao
gồm những ngành công nghiệp nào?
A. Cơ khí, dệt may, hóa chất - phân bón, điện tử, đóng tàu.
B. Cơ khí, dệt may, hóa chất - phân bón, điện tử, chế biến nông sản.
C. Cơ khí, dệt may, hóa chất - phân bón, điện tử, luyện kim màu.
D. Cơ khí, dệt may, hóa chất - phân bón, điện tử, sản xuất ô tô.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, tỉ trọng giá trị sản công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh
so với cả nước là
A. trên 0,5-1%. B. trên 1-2,5 %. C. trên 2,5-10%. D. trên 10%.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết vùng nào có mức độ tập trung công
nghiệp vào loại cao nhất cả nước?
A. Duyên hải miền Trung. B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản
xuất công nghiệp lớn nhất?
A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Đà Nẵng. D. Cà Mau.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Việt Trì thuộc
tỉnh nào sau đây?
A. Vĩnh Phúc. B. Phú Thọ. C. Hòa Bình. D. Thái Nguyên.
Câu 11. Theo cách phân loại hiện hành cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta gồm
A. hai nhóm ngành. B. ba nhóm ngành.
C. năm nhóm ngành. D. bốn nhóm ngành.
Câu 12. Hướng chuyên môn hóa công nghiệp của tuyến Hà Nội – Hạ Long – Cẩm Phả là
A. hóa chất, phân bón, giấy. B. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
C. cơ khí, luyện kim, thủy điện. D. dệt may, điện, vật liệu xây dựng.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có
quy mô lớn nhất ?
A. Vinh. B. Phan Thiết. C. Quy Nhơn. D. Đà Nẵng.
Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng với sự phân hóa cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp.
B. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp.
C. Tây Bắc và Tây Nguyên là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất.
D. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều trung tâm công nghiệp rất lớn.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ngành nào sau đây không thuộc trung
tâm công nghiệp Thái Nguyên ?
A. Cơ khí. B. Luyện kim đen. C. Vật liệu xây dựng. D. Điện tử.
II. (THÔNG HIỂU- 13 CÂU)
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về cơ
cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2007?
A. Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm.
B. Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng.
C. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về
cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành ?
A. Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng.
B. Tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng.
C. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm.
D. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nhận định nào sau đây không đúng với cơ
cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta?
A. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
B. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
C. Hướng chuyên môn hóa của tuyến Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên là cơ khí, luyện kim, vật liệu
xây dựng.
D. Tây Bắc và Tây Nguyên là vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước.
Câu 19. Hoạt động công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ, rất hạn chế ở khu vực trung
du, miền núi chủ yếu do
A. giao thông vận tải còn khó khăn. B. khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều.
C. thiếu tài nguyên khoáng sản. D. khó khăn về thị trường tiêu thụ.
Câu 20. Để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu công nghiệp nhằm đáp ứng được những nhu cầu mới đất nước cần
A. đầu tư dàn trải cho nhiều ngành cùng một lúc.
B. đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.
C. tập trung phát triển công nghiệp cơ khí nông nghiệp.
D. xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
Câu 21. Ngành công nghiệp nào sau đây không được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta
hiện nay?
A. công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
B. công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su.
C. công nghiệp cơ khí - điện tử.
D. công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.
Câu 22. Đâu không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước
ta hiện nay là
A. có tác động đến sự phát triển các ngành khác.
B. có thế mạnh lâu dài để phát triển.
C. đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
D. chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Câu 23. Công nghiệp phân bố rời rạc ở Tây Nguyên do
A. địa hình thuận lợi cho giao thông. B. đất ba dan màu mỡ.
C. đông dân. D. trình độ phát triển kinh tế thấp.
Câu 24. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi
trước một bước là
A. sản xuất hàng tiêu dùng. B. khai thác và chế biến dầu khí.
C. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản. D. công nghiệp điện lực.
Câu 25. Công nghiệp hoá dầu nằm trong nhóm ngành công nghiệp
A. hóa chất. B. điện tử.
C. cơ khí. D. năng lượng.
Câu 26. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang
thiết bị và công nghệ trong công nghiệp ?
A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Tăng năng suất lao động.
C. Đa dạng hóa sản phẩm. D. Nâng cao chất lượng.
Câu 27. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công
nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
B. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp của nước ta hiện nay?
A. Hầu hết các trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp.
B. Trung tâm Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội có ỹ nghĩa quốc gia.
C. Nhiều trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hóa.
D. Hải phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn.
III. (VẬN DỤNG THẤP – 10 CÂU)
Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay.
A. Có các ngành công nghiệp trọng điểm. B. Tập trung ở một số nơi.
C. Tương đối đa dạng. D. Có sự chuyển dịch rõ nét.
Câu 30. Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp.
B. tăng tỷ trọng công nghiệp khai thác.
C. tăng tỷ trọng các sản phẩm có chất lượng thấp.
D. giảm tỷ trọng công nghiệp chế biến.
Câu 31. Nước ta cần phải xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu nhằm
A. khai thác lợi thế về tài nguyên. B. khai thác thế mạnh về lao động.
C. nâng cao chất lượng sản phẩm. D. thích nghi với cơ chế thị trường.
Câu 32. Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào
sau đây?
A. Tạo điều kiện hội nhập vào thị trường thế giới.
B. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
Câu 33. Yếu tố nào sau đây chủ yếu tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp của
nước ta?
A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau.
C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
Câu 34. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
A. khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản.
B. tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
C. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
D. sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
Câu 35. Cho bảng số liệu
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA QUA NĂM
2005 VÀ 2015
(Đơn vị: %)
Vùng 2005 2015
Đồng bằng sông Hồng 19,7 28,2
Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,6 4,9
Bắc Trung Bộ 2,4 2,3
Duyên hải Nam Trung Bộ 4,7 8,5
Tây Nguyên 0,7 0,7
Đông Nam Bộ 55,6 45,8
Đồng Bằng sông Cửu long 8,8 9,6

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
theo lãnh thổ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014?
A. Tỷ trọng của đồng bằng Sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông Cửu Long.
B. Tỷ trọng của Đông Nam Bộ tăng, luôn chiếm tỷ trọng cao hơn.
C. Tỷ trọng của Tây Nguyên tăng nhanh và cao.
D. Tỷ trọng của đòng bằng sông Cửu Long đứng thứ 2 sau đồng bằng sông Hồng.
Câu 36. Cho biểu đồ sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua năm 1996 và
2005
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 – 2005.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 – 2005.
C. Sự thay đổi cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 - 2005.
D. Sự thay đổi sản lượng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1996 – 2005.
Câu 37. Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC
TA, GIAI ĐOẠN 2010-2014
(Đơn vị: %)
Năm Khai Chế biến Sản xuất, phân phối điện, khí đốt,
khoáng nước
2010 100 100 100
2012 105,0 105,5 111,5
2013 99,4 107,6 108,4
2014 102,7 108,7 112,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng
trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2010-2014?
A. Công nghiệp khai khoáng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
B. Công nghiệp chế biến tăng nhanh hơn công nghiệp khai khoáng.
C. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước tăng nhanh nhất.
D. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước tăng liên tục.
Câu 38. Cho biểu đồ:
22, 16,6
9 31,0
44,0

39,4
46,1

Năm 2010 Năm 2014

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản


Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp Hàng nông, lâm thủy sản và hàng
khác
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG, NĂM 2010 VÀ
2014 (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất
khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.
B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thủy sản và hàng khác luôn nhỏ nhất.
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.
D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất.
IV. (VẬN DỤNG CAO – 2 CÂU)
Câu 39. Cho bảng số liệu
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA QUA NĂM
2005 VÀ 2015
(Đơn vị: %)
2005 2015
Đồng bằng sông Hồng 19,7 28,2
Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,6 4,9
Bắc Trung Bộ 2,4 2,3
Duyên hải Nam Trung Bộ 4,7 8,5
Tây Nguyên 0,7 0,7
Đông Nam Bộ 55,6 45,8
Đồng Bằng sông Cửu long 8,8 9,6
Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2015, dạng biểu đồ
nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Đường. C. Cột ghép. D. Miền.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN
2010-2014
(Đơn vị: %)
Năm Khai Chế biến Sản xuất, phân phối điện, khí đốt,
khoáng nước
2010 100 100 100
2012 105,0 105,5 111,5
2013 99,4 107,6 108,4
2014 102,7 108,7 112,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 – 2014,
biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền. B. Đường. C. Cột ghép. D. Kết hợp.

You might also like