Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

TỪ VỰNG TIẾNG ANH QUA HÌNH ẢNH

Bảng chữ cái viết hoa

Số đếm
Màu sắc - Hình khối

Các bộ phận của cơ thể 01


NHỮNG ĐỘNG TỪ MÀ ĐỘNG TỪ THEO SAU NÓ PHẢI LÀ TO INFINITIVE
(VERB + TO INFINITIVE)
Trong tiếng Việt, trong cùng một câu, ta có thể đặt hai động từ liền kề nhau, ví dụ như:
TÔI THÍCH HỌCNGOẠI NGỮ nhưng trong tiếng Anh ta hầu như không bao giờ được
đặt hai động từ liền kề nhau mà không thêm gì cả. Ngữ pháp tiếng Anh đòi hỏi ta phải
thêm ING vào động từ đứng sau hoặc thêm TO trước động từ đứng sau. Trong bài này, ta
sẽ học những động từ thường gặp nhất mà yêu cầu động từ theo sau nó phải là TO
INFINITIVE (động từ nguyên mẫu có TO).

* AGREE TO DO SOMETHING: đồng ý làm gì đó


- My friend agreed to help me (Bạn tôi đã đồng ý giúp tôi)
* AIM TO DO SOMETHING: nhắm đến làm điều gì đó
- Most of my students aim to get an IELTS score of 6.5. (Đa số học viên của tôi nhắm
đến mục tiêu lấy được điểm IELTS 6.5)
* APPEAR TO DO SOMETHING: có vẻ như làm gì đó
- He appears to be kind (Anh ấy bề ngoài có vẻ tốt bụng)
* ASK TO DO SOMETHING: hỏi xin phép làm gì đó
- Someone asked to speak to you on the phone (Có ai đó hỏi xin được nói chuyện với anh
trên điện thoại)
* ATTEMPT TO DO SOMETHING: cố gắng, nỗ lực làm gì đó
- I will attempt to make learning English easier for my students. (Tôi sẽ cố gắng nỗ lực
sao cho việc học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn cho học viên của tôi)
* BE ABLE TO DO SOMETHING: làm được điều gì đó
- Most babies are able to walk at the age of one. (Hầu hết trẻ em lên một có thể đi được)
* BE DETERMINED TO DO SOMETHING: quyết tâm làm điều gì đó
- When you are determined to do something, you have more chances of achieving it. (Khi
bạn quyết tâm làm điều gì, bạn có cơ hội thành công nhiều hơn)
* BEGIN TO DO SOMETHING: bắt đầu làm gì đó
- I began to work as an English teacher when I was 17 (Khi tôi 17 tuổi, tôi đã bắt đầu làm
gia sư dạy tiếng Anh)
* CARE TO DO SOMETHING: muốn làm gì đó, có hứng thú làm gì đó (dùng trong
phủ định và câu hỏi)
- He didn't care to explain himself (Anh ấy chả thèm giải thích gì cả cho bản thân)
* CHOOSE TO DO SOMETHING: chọn con đường làm gì đó, tự nguyện làm gì đó
- Most people choose to be poor without knowing it (Hầu hết mọi người chọn làm người
nghèo mà họ không hề hay biết điều đó)
* CLAIM TO DO SOMETHING: tuyên bố làm gì đó
- If any school claims to be able to help a beginner to become fluent in English within 3
months, they are just full of hot air. (Nếu bất kỳ trường nào tuyên bố có thể dạy một
người trình độ vỡ lòng nói lưu loát tiếng Anh trong vòng 3 tháng thì họ đều là nói phét)
* CONTINUE TO DO SOMETHING: tiếp tục làm gì đó
- One should always continue to study no matter what degrees one has achieved.(Bạn
nên tiếp tục học mãi mãi dù bạn đã có được bằng cấp gì đi nữa)
* DARE TO DO SOMETHING: dám làm gì đó
- Many people don't try to do anything great because they don't dare to fail (Nhiều người
không cố gắng làm gì vĩ đại vì họ sợ thất bại)
* DECIDE TO DO SOMETHING: quyết định làm gì đó
- He finally decided to quit smoking (Rốt cục anh ấy cũng quyết định bỏ thuốc lá)
* DESERVE TO DO SOMETHING: đáng được/đáng phải làm gì đó
- Many developed countries believe that no one deserves to die even if they have
committed a serious crime such as murder. (Nhiều quốc gia phát triển tin rằng không ai
đáng phải chết cả cho dù họ đã phạm tội nghiêm trọng như tội giết người)
* EXPECT TO DO SOMETHING: kỳ vọng, mong đợi, tin là sẽ làm gì đó
- I expect to finish this lesson before midnight. (Tôi tin là sẽ xong bài học này trước 12
giờ đêm)
* FAIL TO DO SOMETHING: không làm gì đó
- There's a famous saying: "If you fail to plan, you plan to fail" (Có một câu nói nổi tiếng:
"Nếu bạn không lên kế họach thì tức là bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị thất bại)
* FORGET TO DO SOMETHING: quên làm gì đó
- Don't forget to take the raincoat. It's the rainy season. (Đừng quên đem theo áo mưa.
Giờ đang là mùa mưa.)
* GET TO DO SOMETHING: được làm gì đó
- When my daughter has good marks, she gets to go to Đầm Sen Park on Sunday. (Khi
con gái tôi được điểm tốt, con bé được đi Đầm Sen vào ngày Chủ nhật)
* HAPPEN TO DO SOMETHING: vô tình, tình cờ làm gì đó
- The word "HAPPEN" happens to have two meanings. (Từ HAPPEN tình cờ ngẫu nhiên
có 2 nghĩa (xảy ra, tình cờ)).
* HESITATE TO DO SOMETHING: do dự không chịu làm gì đó
- If you don't understand, please don't hesitate to ask (Nếu bạn không hiểu, đừng ngại hỏi
nhé!)
* HOPE TO DO SOMETHING: hy vọng làm gì đó
- Most people study Englishh because they hope to find a better job afterwards. (Đa số
mọi người học tiếng Anh vì họ hy vọng tìm được việc làm tốt hơn sau khi học)
* MANAGE TO DO SOMETHING: có thể xoay sở để làm được gì đó
- He managed to pass the test even though he had skipped many classes (Anh ta vẫn thi
đậu được mặc dù đã bỏ học nhiều buổi)
* NEED TO DO SOMETHING: cần làm gì đó
- The government needs to respect people's right to trade legal commodities (Chính phủ
cần phải tôn trọng quyền trao đổi hàng hóa hợp pháp của người dân)
* PLAN TO DO SOMETHING: định làm gì đó
- I'm planning to go to Singapore next month (Tôiđịnh đi SIngapore tháng sau)
* PREPARE TO DO SOMETHING: chuẩn bị, sẵn sàng làm gì đó
- Prepare to be surprised when you go to a foreign country (Hãy chuẩn bị tinh thần là bạn
sẽ bị ngạc nhiên khi đi ra nước ngoài)
* PRETEND TO DO SOMETHING: giả vờ làm gì đó
- Some animals pretend to be dead when they are in danger (Khi gặp nguy hiểm, một số
động vật giả vờ chết)
* PROMISE TO DO SOMETHING: hứa sẽ làm gì đó
- She promised to help me (Cô ấy hứa sẽ giúp tôi)
* REFUSE TO DO SOMETHING: từ chối làm gì đó
- The police refused to speak to the media (Cảnh sát từ chối tiếp báo chí)
* REMEMBER TO DO SOMETHING: nhớ sẽ làm gì đó
- Please remember to learn at least 20 new words a day. (Hãy nhớ học thuộc ít nhất 20 từ
mới mỗi ngày!)
* SEEM TO DO SOMETHING: dường như làm gì đó
- Many people seem to think they could become fluent in English if they study for 6
months. Nhiều người dường như nghĩ rằng họ có thể nói lưu loát tiếng Anh nếu họ học
trong vòng 6 tháng)
* START TO DO SOMETHING: bắt đầu làm gì đó
- I started studying English when I was 10 (Tôi bắt đầu học tiếng Anh lúc 11 tuổi)
* TEND TO DO SOMETHING: có khuynh hướng hay làm gì đó
- Younger people tend to learn languages faster (Người trẻ có khuynh hướng học ngoại
ngữ nhanh hơn)
* THREATEN TO DO SOMETHING: hăm dọa sẽ làm gì đó
- The cop threatened to shoot if the suspect did not drop his weapon (Anh cảnh sát dọa sẽ
nổ súng nếu tên nghi phạm không chịu bỏ vũ khí xuống)
* TRY TO DO SOMETHING: cố làm gì đó
- Teachers of English should try to speak English better if they hope to help their students
(Giáo viên tiếng Anh nên cố nói tiếng Anh tốt hơn nếu họ mong muốn giúp đỡ người
học)
* VOLUNTEER TO DO SOMETHING: tình nguyện, xung phong làm gì đó
- A great number of people volunteered to help the earthquake's victims (Rất nhiều người
tình nguyện giúp đỡ các nạn nhân vụ động đất)
* WAIT TO DO SOMETHING: chờ đợi để được làm gì đó
- I can't wait to see Japan (Tôi rất nóng lòng muốn thăm Nhật Bản)
* WANT TO DO SOMETHING: muốn làm gì đó
- If you want to have good friends, you need to be a good friend first (Nếu bạn muốn có
bạn tốt, trước hết bản thân bạn hãy là một người bạn tốt)
* WISH TO DO SOMETHING: muốn làm gì đó (trang trọng hơn WANT)
- If you wish to become a member, just fill in this form. (Nếu bạn muốn trở thành thành
viên, chỉ cần điền vào tờ đơn này)

Số đếm và số thứ tự

Số đếm dùng để cho biết số lượng, mã số. Số thứ tự dùng để cho biết thứ hạng, thứ tự.
Trong bài này ta sẽ học kỹ về số đếm và số thứ tự.
SỐ ĐẾM
0 ZERO
1 one 11 eleven 21 twenty-one 31 thirty-one
2 two 12 twelve 22 twenty-two 40 forty
3 three 13 thirteen 23 twenty-three 50 fifty
4 four 14 fourteen 24 twenty-four 60 sixty
5 five 15 fifteen 25 twenty-five 70 seventy
6 six 16 sixteen 26 twenty-six 80 eighty
7 seven 17seventeen27twenty-seven 90 ninety
8 eight 18 eighteen 28 twenty-eight 100 a/one hundred
9 nine 19 nineteen 29 twenty-nine 1,000 a/one thousand
10 ten 20 twenty 30 thirty 1,000,000 a/one million

* Khi một số cần kết hợp giữa hàng triệu/ngàn/trăm ngàn/ngàn/trăm với hàng đơn
vị hoặc hàng chục, ta thêm AND ngay trước hàng đơn vị hoặc hàng chục.
Thí dụ:
110 - one hundred and ten
1,250 - one thousand, two hundred and fifty
2,001 - two thousand and one
* Trong tiếng Việt, ta dùng dấu . (dấu chấm) để phân cách mỗi 3 đơn vị số từ phải
sang trái. Nhưng trong tiếng Anh, PHẢI dùng dấu , (dấu phẩy)
57,458,302
* Số đếm khi viết ra không bao giờ thêm S khi chỉ muốn cho biết số lượng của danh
từ đi liền sau số.
VD: THREE CARS = 3 chiếc xe hơi (THREE không thêm S )
* Nhưng khi bạn muốn nói số lượng con số nào đó nhiều hơn hai, bạn thêm S vào số
chỉ số lượng con số
VD: FOUR NINES, 2 ZEROS = 4 SỐ 9, 2 SỐ 0
* Ngoài ra, những số sau đây khi thêm S sẽ có nghĩa khác, không còn là 1 con số cụ
thể nữa mà là một cách nói ước chừng, nhớ là bạn phải có OF đằng sau:
TENS OF = hàng chục..
DOZENS OF = hàng tá...
HUNDREDS OF = hàng trăm
THOUSANDS OF = hàng ngàn
MILLIONS OF = hàng triệu
BILLIONS OF = hàng tỷ
Thí dụ: EVERYDAY, MILLIONS OF PEOPLE IN THE WORLD ARE HUNGRY.
(Mỗi ngày có hàng triệu người trên thế giới bị đói)
* Cách đếm số lần:
- ONCE = một lần (có thể nói ONE TIME nhưng không thông dụng bằng ONCE)
- TWICE = hai lần (có thể nói TWO TIMES nhưng không thông dụng bằng TWICE)
- Từ ba lần trở lên, ta phải dùng " Số từ + TIMES" :
+ THREE TIMES = 3 lần
+ FOUR TIMES = 4 lần
- Thí dụ:
+ I HAVE SEEN THAT MOVIE TWICE. = Tôi đã xem phim đó hai lần rồi.

SỐ THỨ TỰ
1 st first 11theleventh 21st twenty-first 31 st thirty-first
2 ndsecond 12thtwelfth 22ndtwenty-second 40 thfortieth
3 rd third 13ththirteenth 23rd twenty-third 50 thfiftieth
4 th fourth 14thfourteenth 24th twenty-fourth 60 thsixtieth
5 th fifth 15thfifteenth 25th twenty-fifth 70 thseventieth
6 th sixth 16thsixteenth 26th twenty-sixth 80 theightieth
7 th seventh 17thseventeenth27th twenty-seventh90 thninetieth
8 th eighth 18theighteenth 28th twenty-eighth 100 thone hundredth
9 th ninth 19thnineteenth 29th twenty-ninth 1,000 thone thousandth
10th tenth 20thtwentieth 30th thirtieth 1,000,000thone millionth

Cách chuyển số đếm sang số thứ tự


* Chỉ cần thêm TH đằng sau số đếm là bạn đã chuyển nó thành số thứ tự. Với số tận
cùng bằng Y, phải đổi Y thành I rồi mới thêm TH
-VD: four --> fourth, eleven --> eleventh
Twenty-->twentieth
Ngoại lệ:
 one - first
 two - second
 three - third
 five - fifth
 eight - eighth
 nine - ninth
 twelve - twelfth

* Khi số kết hợp nhiều hàng, chỉ cần thêm TH ở số cuối cùng, nếu số cuối cùng nằm
trong danh sách ngoài lệ trên thì dùng theo danh sách đó.
VD:
 5,111th = five thousand, one hundred and eleventh
 421st = four hundred and twenty-first

* Khi muốn viết số ra chữ số ( viết như số đếm nhưng đằng sau cùng thêm TH hoặc
ST với số thứ tự 1, ND với số thứ tự 2, RD với số thứ tự 3
VD:
 first = 1st
 second = 2nd
 third = 3rd
 fourth = 4th
 twenty-sixth = 26th
 hundred and first = 101st

* Danh hiệu của vua, hoàng hậu nước ngoài thường khi viết viết tên và số thứ tự
bằng số La Mã, khi đọc thì thêm THE trước số thứ tự.
VD:
 Viết : Charles II - Đọc: Charles the Second
 Viết: Edward VI - Đọc: Edward the Sixth
Viết: Henry VIII - Đọc: Henry the Eighth
Ngày, tháng, năm, 4 mùa, cách nói giờ

Bài này sẽ chỉ bạn cách nói ngày, tháng, năm và 4 mùa trong tiếng Anh. Nói ngày âm lịch
rất đơn giản.

CÁC NGÀY TRONG TUẦN


MONDAY = thứ hai , viết tắt = MON
TUESDAY = thứ ba, viết tắt = TUE
WEDNESDAY = thứ tư, viết tắt = WED
THURSDAY = thứ năm, viết tắt = THU
FRIDAY = thứ sáu, viết tắt = FRI
SATURDAY = thứ bảy, viết tắt = SAT
SUNDAY = Chủ nhật, viết tắt = SUN
* Khi nói, vào thứ mấy, phải dùng giới từ ON đằng trước thứ.
VD: On Sunday, I stay at home. (Vào ngày chủ nhật. tôi ở nhà).
CÁC THÁNG TRONG NĂM
» 1. January ( viết tắt = Jan )
» 2. February ( viết tắt = Feb)
» 3. March ( viết tắt = Mar)
» 4. April ( viết tắt = Apr)
» 5. May ( 0 viết tắt )
» 6. June ( 0 viết tắt )
» 7. July ( 0 viết tắt )
» 8. August ( viết tắt = Aug )
» 9. September ( viết tắt = Sept )
» 10. October ( viết tắt = Oct )
» 11. November ( viết tắt = Nov )
» 12. December ( viết tắt = Dec )
*Khi nói, vào tháng mấy, phải dùng giới từ IN đằng trước tháng
VD: IN SEPTEMBER, STUDENTS GO BACK TO SCHOOL AFTER THEIR
SUMMER VACATION. (Vào tháng chín, học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ hè)
NÓI NGÀY TRONG THÁNG
* Khi nói ngày trong tháng, chỉ cần dùng số thứ tự tương ứng với ngày muốn nói,
nhưng phải thêm THE trước nó.
VD: September the second = ngày 2 tháng 9. Khi viết, có thể viết September 2nd
* Nếu muốn nói ngày âm lịch, chỉ cần thêm cụm từ ON THE LUNAR CALENDAR
đằng sau.
VD: August 15th on the Lunar Calendar is the Middle-Autumn Festival. (15 tháng 8
âm lịch là ngày tết Trung Thu)
* Khi nói vào ngày nào trong tháng, phải dùng giới từ ON trước ngày.
VD: On the 4th of July, Americans celebrate their Independence Day. (Vào ngày 4 tháng
7, người Mỹ ăn mừng ngày Quốc Khánh của họ).
4 MÙA
SPRING = Mùa xuân
SUMMER = Mùa hè
AUTUMN = Mùa thu (Người Mỹ dùng chữ FALL thay cho AUTUMN -"fall" có nghĩa
là "rơi", mà mùa thu thì lá rụng nhiều!?)
WINTER = Mùa đông
* Khi nói vào mùa nào, ta dùng giới từ IN.
VD: IT ALWAYS SNOWS IN WINTER HERE = Ở đây luôn có tuyết rơi vào mùa
đông.
CÁCH NÓI GIỜ
Ở đây ta sẽ lấy 9 giờ làm mẫu. Bạn có thể dựa vào mẫu để thay đổi con số cần thiết khi
nói giờ.
9:00 = IT'S NINE O'CLOCK hoặc IT'S NINE.
9:05 = IT'S NINE OH FIVE hoặc IT'S FIVE PAST NINE hoặc IT'S FIVE MINUTES
AFTER NINE.
9:10 = IT'S NINE TEN hoặc IT'S TEN PAST NINE hoặc IT'S TEN MINUTES AFTER
NINE.
9:15 = IT'S NINE FIFTEEN hoặc IT'S A QUARTER PAST NINE hoặc IT'S A
QUARTER AFTER NINE.
9:30 = IT'S NINE THIRTY hoặc IT'S HALF PAST NINE.
9:45 = IT'S NINE FORTY FIVE hoặc IT'S A QUATER TO TEN (9 giờ 45 hoặc 10 giờ
kém 15)
9:50 = IT'S NINE FIFTY hoặc IT'S TEN TO TEN (9 giờ 50 hoặc 10 giờ kém 10)
12:00 = IT'S TWELVE O'CLOCK hoặc IT'S NOON (giữa trưa nếu là 12 giờ trưa) hoặc
IT'S MIDNIGHT (đúng nửa đêm, nếu là 12 giờ đêm)
* Để nói rõ ràng giờ trưa, chiều, tối hay giờ sáng ta chỉ cần thêm AM hoặc PM ở cuối câu
nói giờ.
AM: chỉ giờ sáng (sau 12 giờ đêm đến trước 12 giờ trưa)
PM: chỉ giờ trưa, chiều tối (từ 12 giờ trưa trở đi)
- Chú thích:
-Dành cho bạn nào tò mò muốn biết AM và PM viết tắt của chữ gì thôi, vì ngay cả người
bản xứ có khi cũng không nhớ thông tin này:
+ AM viết tắt của chữ Latin ante meridiem (nghĩa là trước giữa trưa)
+ PM viết tắt của chữ Latin post meridiem (nghĩa là sau giữa trưa)
- Thí dụ:
+ IT'S NINE AM = 9 giờ sáng.
+ IT'S NINE PM. = 9 giờ tối.

Các giới từ phổ biến

Dưới đây là tất cả những giới từ cơ bản mà bạn cần biết:


aboard, about, above, across, after, against, along, among, around, as, at,
before, behind, below, beneath, beside, between, beyond, but (except), by,
concerning, despite, down, during, except for, from, in, into, like, near, of, off,
on, onto, out, outside, over, past, per, regarding, since, through, throughout,
till, to, toward, under, underneath, until, up, upon, with, within, without,
20 Tính từ phổ biến nhất

Sau đây là danh sách 20 tính từ được dùng đến nhiều nhất trong thực tế.

STT Tính từ Phiên âm Nghĩa Ví dụ


1. NEW /nju:/ mới This is a new lesson.
2. GOOD /gud/ tốt You are a good student.
3. FREE /fri:/ tự do, miễn phí This web service is free.
4. FRESH /freʃ/ tươi You should eat fresh fruit.

5. DELICIOUS /di'liʃəs/ ngon Vietnamese food is delicious.

6. FULL /ful/ đầy, no The glass is full.


7. SURE /ʃuə/ chắc chắn Are you sure?
8. CLEAN /kli:n/ sạch The floor is clean now.
9. WONDERFUL /'wʌndəful/ tuyệt vời You are wonderful.
10. SPECIAL /'speʃəl/ đặc biệt This is a special present.
11. SMALL /smɔ:l/ nhỏ All I want is a small house.
12. FINE /fain/ tốt, khỏe She has such fine complexion.
13. BIG /big/ to Talk soft, but carry a big stick!
14. GREAT /greit/ vĩ đại, lớn, tuyệt vời I have great news for you.
15. REAL /ˈri əl/ thực, thật Is that real?
16. EASY /'i:zi/ dễ English is easy to learn.
17. BRIGHT /brait/ sáng I like a bright room.
18. DARK /dɑ:k/ tối He prefers a dark room.
19. SAFE /seif/ an toàn It is not safe to go out late at night.
20. RICH /ritʃ/ giàu She is rich, but ugly.
25 Động từ phổ biến nhất
Danh sách 25 động từ tiếng Anh được dùng nhiều nhất hàng ngày.

Động từ Phiên âm Nghĩa


BE /bi:/ xem bài "TO BE"
HAVE /hæv/ có
DO /du:/ làm
SAY /sei/ nói
GET /get/ (nên tra từ điển)
MAKE /meik/ làm ra
GO /go/ đi
KNOW /nou/ biết
TAKE /teik lấy
SEE /si:/ thấy
COME /kʌm/ đến
THINK /θiɳk/ suy nghĩ
LOOK /luk/ nhìn
WANT /wɔnt/ muốn
GIVE /giv/ cho
USE /ju:s/ sử dụng
FIND /faind/ tìm thấy
TELL /tel/ nói cho ai biết
ASK /ɑ:sk/ hỏi
WORK /wə:k/ làm việc
SEEM /si:m/ có vẻ
FEEL /fi:l/ cảm thấy
TRY /trai/ cố gắng, thử
LEAVE /li:v/ rời khỏi
CALL /kɔ:l/ gọi, gọi điện
Danh từ, cách chuyển số ít sang số nhiều

Phần này sẽ đi sâu hơn về danh từ trong tiếng Anh.


Danh từ là từ chỉ tên của người, con vật, sự vật, trạng thái, khái niệm...
Về thể loại, danh từ được chia thành nhiều loại. Ta có:
* Danh từ cụ thể : là danh từ chỉ những gì có thể nhìn thấy được, sờ mó được. Thí dụ:
Cái bàn =TABLE, cái ghế = CHAIR, con mèo = CAT, con chó = DOG, con sông =
RIVER,...
* Danh từ trừu tượng: là danh từ chỉ những khái niệm, tình trạng mà ta chỉ có thể
hình dung, cảm nhận. Thí dụ như: tình yêu = LOVE, cái đẹp = BEAUTY,...
* Danh từ riêng: là danh từ chỉ tên riêng của một người, sự vật, con vật, địa danh hoặc
sự kiện. Chúng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của danh từ riêng. Ví dụ: China = Trung
Quốc, England = nước Anh, The Great Walls = Vạn Lý Trường Thành, Ha Long Bay =
Vịnh Hạ Long, President Bill Clinton = Tổng thống Bill Clinton...
* Danh từ tập hợp: là danh từ chỉ một nhóm, một đoàn thể, một tập hợp của người,
vật, con vật, sự vật...Thí dụ: một bầy cá = A SCHOOL OF FISH, một đàn chim = A
FLOCK OF BIRDS, một nhóm người = A GROUP OF PEOPLE...
* Danh từ đếm được: là danh từ có thể thêm con số vào ngay trước nó. Thí dụ: ONE
PIG = Một con heo, ONE TABLE = một cái bàn...
* Danh từ không đếm được: là danh từ mà ta không thể thêm con số vào ngay trước
nó. ONE MONEY = một tiền? Không ổn, do đó, MONEY là danh từ không đếm được,
ONE SALT = một muối? Không ổn, do đó, SALT là danh từ không đếm được
- Danh từ chung: có thể là danh từ cụ thể, trừu tượng, tập hợp nhưng không bao giờ là
danh từ riêng (hiển nhiên rồi, đúng không bạn!)
- Danh từ cụ thể có thể bao hàm cả danh từ riêng. Thí dụ: "sông Hương" là danh từ riêng
nhưng ta có thể nhìn thấy được sông Hương nên nó cũng là danh từ cụ thể.
Về hình thức, danh từ có 4 hình thức như sau:
Danh từ đơn: là danh từ cấu tạo bởi một từ duy nhất. Thí dụ: WOMAN = người đàn bà,
COMPUTER = cái máy vi tính, MONEY = tiền...
Danh từ phức: là danh từ cấu tạo bởi hai danh từ đơn. Thí dụ: FIRE-FLY = con đom
đóm (FIREFLY = FIRE (lửa) + FLY (con ruồi)), SEAT BELT = dây an tòan (SEAT
BELT = SEAT (chỗ ngồi)+BELT(dây nịch))...
Danh từ số ít: là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là một hoặc có thể là danh từ
không đếm được.
Danh từ số nhiều: luôn luôn là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là hai hoặc nhiều
hơn hai. Thí dụ: TWO APPLES = hai trái táo
Cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều:
Về danh từ, rắc rối nhất cho người Việt chúng ta là cách chuyển hình thức số ít của danh
từ sang hình thức số nhiều. Tại sao? Vì trong tiếng Việt, danh từ số ít, khi dùng với đơn
vị đếm từ hai trở lên cũng giữ nguyên hình thức, không hề thay đổi (một con vịt, hai con
vịt, ba con vịt...), còn trong tiếng Anh thì hình thức của danh từ có sự thay đổi từ số it
sang số nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó nhớ những quy tắc sau đây, việc chuyển danh
từ từ số ít sang số nhiều trong tiếng Anh cũng không đến nỗi phức tạp lắm.

THÊM "S" vào danh từ số ít để chuyển thành số nhiều. Thí dụ:


Số ít Số nhiều

BEE = con ong BEES (2 con ong trở lên)


COMPUTER = máy vi tính COMPUTERS (2 máy vi tính trở
lên)
HEN = con gà mái HENS (2 con gà mái trở lên)
DUCK = con vịt DUCKS (2 con vịt trở lên)
APPLE = trái táo APPLES (2 trái táo trở lên)
MANGO = trái xoài MANGOS (2 trái xoài trở lên)
TABLE = cái bàn TABLES (2 cái bàn trở lên)
CHAIR = cái ghế CHAIRS
HOUSE = căn nhà HOUSES
STREET = con đường STREETS
RIVER = con sông RIVERS
BIRD = con chim BIRDS
CAR = xe hơi CARS
BICYCLE = xe đạp BICYCLES

THÊM "ES" vào những danh từ tận cùng bằng CH, hoặc SH, hoặc S, hoặc X. Thí
dụ:
Số ít Số nhiều

ONE FISH = 1 con cá TWO FISHES = 2 con cá


ONE BOX = 1 cái hộp TWO BOXES = 2 cái hộp
ONE BUS = 1 xe buýt TWO BUSES = 2 xe buýt
ONE WATCH = 1 cái đồng hồ đeo tay TWO WATCHES = 2 cái đồng
hồ đeo tay

THÊM "ZES" vào những danh từ tận cùng bằng Z (mấy từ này rất ít). Thí dụ:
ONE QUIZ = 1 câu trắc nghiệm TWO QUIZZES

Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và Y: ĐỔI Y thành I và THÊM
"ES". Thí dụ:
Số ít Số nhiều

ONE BUTTERFLY = 1 con bướm TWO BUTTERFLIES = 2 con


bướm
ONE BABY = 1 em bé TWO BABIES = 2 em bé
ONE LADY = 1 người phụ nữ TWO LADIES = 2 người phụ
nữ

Lưu ý: KEY = chìa khóa, tận cùng bằng nguyên âm E và Y nên không áp dụng quy
tắc này mà chỉ thêm S vào thành KEYS.

Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và O: THÊM ES. Thí dụ:
Số ít Số nhiều

POTATO = củ khoai tây POTATOES


TOMATO = trái cà chua TOMATOES

* Lưu ý: quy tắc này có những trường hợp ngoại lệ chỉ có cách phải nhớ nằm lòng, thí
dụ như: PIANO ->PIANOS, PHOTO ->PHOTOS...
Những danh từ tận cùng bằng F, FE, FF, BỎ F hoặc FE hoặc FF và THÊM
VES. Thí dụ:
Số ít Số nhiều

ONE WOLF = 1 con sói TWO WOLVES = 2 con sói (BỎ F,


THÊM VES)
ONE WIFE = 1 người vợ TWO WIVES (BỎ FE, THÊM VES)

NGOÀI NHỮNG DANH TỪ THEO QUY TẮC TRÊN, CÓ NHIỀU DANH TỪ


KHÔNG THEO QUY TẮC NÀO CẢ KHI CHUYỂN SANG HÌNH THỨC SỐ
NHIỀU. CHÚNG TA CHỈ CÓ CÁCH HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ
NÀY. SAU ĐÂY LÀ DANH SÁCH MỘT SỐ NHỮNG DANH TỪ CÓ HÌNH
THỨC SỐ NHIỀU BẤT QUY TẮC THƯỜNG GẶP:
Số ít Số nhiều

MOUSE = con chuột MICE


GOOSE = con ngỗng GEESE
LOUSE = con chí LICE
CHILD = đứa trẻ, đứa con CHILDREN
MAN = người, người đàn ông MEN
WOMAN = người đàn bà WOMEN
SHEEP = con cừu SHEEP (giống y như số ít)
TOOTHH = cái răng TWO TEETH = 2 cái răng
FOOT = bàn chân TWO FEET = 2 bàn chân
cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING

Đây là một cấu trúc đơn giản, hữu dụng và rất thường dùng để diễn đạt ý "Ai nhờ ai làm
việc gì".
Bạn cần lưu ý là trong tiếng Việt, có rất nhiều việc ta nhờ người khác làm nhưng ta
không nói chính xác như vậy, thí dụ:
Ngày mai tôi đi hớt tóc. (Bạn không tự hớt tóc mà bạn nhờ thợ hớt tóc cho mình, đúng
không?)
Xe anh dơ rồi, anh đi rửa xe đi! (Người nói thật sự có ý bảo bạn đi ra tiệm rửa xe, nhờ thợ
rửa xe rửa giùm, không phải bảo bạn tự rửa).
Tóm lại, với những trường hợp giống như trên, ta cần dùng cấu trúc được giới thiệu ở bài
này.
* Công thức cấu trúc:
Chủ ngữ + HAVE + Đại từ tân ngữ hoặc danh từ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ .

- Lưu ý:
+ Tùy hoàn cảnh nói, HAVE phải được chia theo đúng thì. Nếu cần, bạn xem lại bài học
về tất cả các thì trong tiếng Anh.
+ Đại từ tân ngữ: bạn xem lại bài Đại từ tân ngữ nếu cần.
+ Danh từ: nếu không dùng đại từ tân ngữ, bạn có thể thay danh từ riêng chỉ tên người
vào chỗ này (Peter, Tom, John...) hoặc ngữ danh từ chỉ nghề nghiệp (my lawyer, my
doctor...)
+ Động từ nguyên mẫu: là động từ chỉ hành động được nhờ làm trong câu nói này.
* Ta dùng công thức này khi ta cần nói rõ người được nhờ làm là ai.
- Thí dụ:
+ I HAD MY ASSISTANT TYPE THE REPORT. = Tôi đã nhờ trợ lý riêng đánh máy
bản báo cáo.
+ I'LL HAVE MY LAWYER LOOK INTO IT. = Tôi sẽ nhờ luật sư của tôi xem xét vấn
đề này.
+ MY COMPUTER BROKE DOWN. MY BROTHER IS A COMPUTER
TECHNICIAN. I'LL HAVE HIM FIX IT. = Máy vi tính tôi đã bị hư. Em trai tôi là kỹ
thuật viên máy tính. Tôi sẽ nhờ nó sửa giùm.
* Công thức cấu trúc ở thể bị động:
Chủ ngữ + HAVE + Bổ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành.
- Lưu ý:
+ HAVE phải được chia đúng thì
+ Bổ ngữ là cái được làm, cái được xử lý
+ Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành là động từ nguyên mẫu thêm ED đối với động từ
có quy tắc, đối với động từ bất quy tắc, dạng quá khứ hoàn thành chính là dạng ở cột thứ
ba trong bảng động từ bất quy tắc.
* Ta thường dùng cấu trúc thể bị động này hơn vì thường thì người được nhờ làm
không cần được nhắc tới người nghe cũng hiểu ( thí dụ: đi hớt tóc thì dĩ nhiên người
được bạn nhờ hớt tóc phải là người thợ hớt tóc)
- Thí dụ:
+ I HAD MY HAIR CUT YESTERDAY. = Hôm qua tôi đã đi hớt tóc. (động từ CUT ở
ba dạng- nguyên mẫu, quá khứ, quá khứ hoàn thành- đều như nhau CUT - CUT - CUT)
+ I'M GOING TO HAVE MY CAR FIXED TOMORROW. = Ngày mai tôi sẽ đem xe
hơi đi sửa.
CÂU ĐIỀU KIỆN ĐẢO NGỮ, CÂU ĐIỀU KIỆN ẨN

Câu điều kiện đảo ngữ có chủ ngữ đứng sau động từ, câu điều ẩn có ý như câu điều kiện
nhưng cấu trúc của nó không hoàn toàn giống như một câu điều kiện đầy đủ hai mệnh đề
(mệnh đề IF và mệnh đề chính). Trong bài này, ta sẽ xem xét tất cả các trường hợp câu
điều kiện đảo ngữ và câu điều kiện ẩn.
* Trường hợp 1 - Đảo ngữ:
- Câu điều kiện đảo ngữ là câu điều kiện không thật ở hiện tại hay không thật ở quá khứ.
IF trong mệnh đề IFđược bỏ đi, chủ ngữ trong mệnh đề IF được đặt sau động từ hay trợ
động từ.
+ Bình thường: IF I HAD KNOWN THAT WOULD HAPPEN, I WOULD HAVE
GIVEN HIM THE MONEY.
-> Đảo ngữ: HAD I KNOWN THAT WOULD HAPPEN, I WOULD HAVE GIVEN
HIM THE MONEY.
+ Bình thường: IF I WERE TO OFFER YOU A JOB, I WOULD NEED A STRONG
RECOMMENDATION FROM YOUR FORMER EMPLOYER.
-> Đảo ngữ: WERE I TO OFFER YOU A JOB, I WOULD NEED A STRONG
RECOMMENDATION FROM YOU FORMER EMPLOYER.
+ Bình thường: IF THAT SHOULD HAPPEN, I'D BE READY FOR IT.
-> Đảo ngữ: SHOULD THAT HAPPEN, I'D BE READY FOR IT.
* Trường hợp 2: Câu điều kiện ẩn có thể là bất cứ loại câu điều kiện nào (hiện tại có
thật, không thật, quá khứ không thật)
- Trong câu điều kiện ẩn, không có đủ hai mệnh đề (mệnh đề điều kiện và mệnh đề kết
quả). Một câu điều kiện ẩn thường dùng đến những từ hoặc cụm từ sau: WITH,
WITHOUT, OTHERWISE, IF SO, IF NOT, WHAT IF.
+ WITH SOME TRAINING, YOU COULD BECOME A GREAT SINGER. (= IF YOU
HAD SOME TRAINING, YOU COULD...)
+ WITHOUT HER, I WOULD DIE. (= IF I DIDN'T HAVE HER, I WOULD DIE.)
+ IT SOUNDS LIKE YOU LET PEOPLE TAKE ADVANTAGE OF YOU.
-> IF SO, YOU NEED TO LEARN TO BE MORE ASSERTIVE.
-> IF NOT, MAYBE YOU'RE JUST UNLUCKY.
+ YOU SHOULD OFFER HIM A GOOD SALARY. OTHERWISE, HE WILL NOT
TAKE THE JOB. (= IF YOU DON'T, HE WILL NOT TAKE THE JOB.)
+ WHAT IF I TOLD YOU THE TRUTH? (= WHAT WOULD HAPPEN IF I TOLD
YOU THE TRUTH?)
Thứ tự các tính từ

Khi nhiều tính từ đứng trước một danh từ để miêu tả chi tiết hơn về danh từ đó, chúng ta
nên để tính từ nào đứng trước, tính từ nào đứng sau? Bài này sẽ đưa ra câu trả lời cho
bạn.
Trong văn viết, việc dùng quá nhiều tính từ đứng trước một danh từ để bổ nghĩa cho nó là
không nên và cần hạn chế. Tuy nhiên, có những trường hợp không thể không dùng. Do
đó, chúng ta cần biết thứ tự để sắp xếp các tính từ sao cho đúng ngữ pháp tiếng Anh. Sau
đây là một số quy tắc cần nhớ:
1. Mạo từ hoặc tính từ sở hữu hoặc tính từ bất định (SOME, ANY, SEVERAL,
MUCH, MANY) luôn đi đầu
2. Số thứ tự luôn đi trước số đếm
VD: -THE FIRST THREE ...
* Theo sau những từ trong quy tắc 1 và 2 trên, ta có thứ tự các tính từ còn lại như sau:
Ý KIẾN-> KÍCH THƯỚC->ĐỘ TUỔI ->HÌNH DẠNG->MÀU SẮC ->NGUỒN
GỐC ->CHẤT LIỆU ->MỤC ĐÍCH
* Lưuý:
-Ý KIẾN: từ miêu tả tính chất có tính chủ quan, theo ý kiến của người nói: UGLY,
BEAUTIFUL, HANDSOME...
- KÍCH THƯỚC: từ miêu tả độ to, nhỏ của đối tượng: SMALL, BIG, HUGE...
- ĐỘ TUỔI: từ miêu tả tinh chất liên quan đến độ tuổi của đối tượng: YOUNG, OLD,
NEW...
- HÌNH DẠNG: từ miêu tả hình dạng của đối tượng: ROUND, SQUARE, FLAT,
RECTANGULAR...
- MÀU SẮC: từ chỉ màu: WHITE, BLUE, RED, YELLOW, BLACK...
- NGUỒN GỐC: từ chỉ nơi xuất thân của đối tượng, có thể liên quan đến một quốc gia,
châu lục hoặc hành tinh hoặc phương hướng: FRENCH, VIETNAMESE, LUNAR,
EASTERN, AMERICAN, GREEK...
- CHẤT LIỆU: từ chỉ chất liệu mà đối tượng được làm ra: WOODEN, PAPER, METAL,
COTTON...
- MỤC ĐÍCH: từ chỉ mục đích sử dụng của đối tượng: SLEEPING (SLEEPING BAG),
ROASTING (ROASTING TIN)...
- Dĩ nhiên, hiếm khi tất cả các loại tính từ như trên xuất hiện cùng lúc cạnh nhau. Ta chỉ
cần xác định loại tính từ và cho nó vào trật tự như trên.
- Khi có nhiều tính từ thuộc về Ý KIẾN, tính từ nào ngắn hơn đứng trước, dài hơn đứng
sau (A TALL STRAIGHT, DIGNIFIED PERSON)
* Thí dụ:
- A SILLY YOUNG ENGLISH MAN = Một chàng trai trẻ người Anh ngớ ngẩn
- A HUGE ROUND METAL BOWL = Một cái bát kim loại tròn to tướng
- A SMALL RED SLEEPING BAG = Một cái túi ngủ dã ngoại nhỏ màu đỏ.
- OUR FIRST THREE BIG BLUE AMERICAN CARS ARE EXPENSIVE.

You might also like