ĐOẠN VĂN DIỄN ĐẠT LÍ LUẬN VĂN HỌC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

1
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

MỤC LỤC

20 ĐOẠN VĂN DIỄN ĐẠT LÍ LUẬN VĂN HỌC (TỔNG HỢP) ................................................... 3
Đoạn 1 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 3
Đoạn 2 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 3
Đoạn 3 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 3
Đoạn 4 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 4
Đoạn 5 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 4
Đoạn 6 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 4
Đoạn 7 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 5
Đoạn 8 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 5
Đoạn 9 (Sưu tầm): ............................................................................................................................. 6
Đoạn 10 (Sưu tầm): ........................................................................................................................... 6
Đoạn 11 (sưu tầm):............................................................................................................................ 6
Đoạn 12 (sưu tầm):............................................................................................................................ 7
Đoạn 13 (Sưu tầm): ........................................................................................................................... 7
Đoạn 14 (Sưu tầm): ........................................................................................................................... 7
Đoạn 15 (Sưu tầm): ........................................................................................................................... 8
Đoạn 16 (Sưu tầm): ........................................................................................................................... 8
Đoạn 17 (Sưu tầm): ........................................................................................................................... 9
Đoạn 18 (Sưu tầm): ............................................................................................................................ 9
Đoạn 19 (Sưu tầm): ......................................................................................................................... 10
Đoạn 20 (Sưu tầm): ......................................................................................................................... 10

2
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

20 ĐOẠN VĂN DIỄN ĐẠT LÍ LUẬN VĂN HỌC (TỔNG HỢP)


Đoạn 1 (Sưu tầm):
“Đối với đời sống con người, văn chương trở thành món ăn tinh thần, món ăn không
thể thiếu được. Văn chương đi suốt chiều dài lịch sử loài người. Văn chương là người
bạn, theo con người mà lớn lên. Sự tồn tại của văn chương là vĩnh cửu như vậy chứng
tỏ giá trị mà nó mang theo. Nó chứng tỏ rằng các ngành khoa học khác không thể thay
thế nổi nó. Các ngành khoa học khác đã đem đến cho con người những hiểu biết toàn
diện về cuộc sống, về xã hội, chỉ trừ một điều phức tạp, tinh vi nhất trong những điều
phức tạp và tinh vi: đó chính là tình cảm con người. Nghiên cứu về tâm hồn của con
người, văn chương làm ta hiểu biết chính ta hơn, khám phá những khúc ngoặt quanh co
của lòng mình, làm con người có ý thức sáng tạo lại chính mình, hoàn thiện mình trở
nên tốt đẹp hơn… con người là thành phần cơ bản, là chủ nhân của xã hội. Văn chương
tác động đến con người, nghĩa là nó chứa những tia sáng vô hình xoay nắn và cải tạo xã
hội. Hoàn toàn chính xác khi đồng chí Phạm Văn Đồng nhận định: “Văn học, nghệ thuật
là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội.”.”
Đoạn 2 (Sưu tầm):
“Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người “hiểu biết, khám
phá và sáng tạo thực tại xã hội” như một sự hưởng thụ - hưởng thụ và tiếp nhận những
gì cao đẹp nhất, trong sáng nhất. Hưởng thụ đem đến cho người đọc cảm giác về cái
đẹp - khoái cảm thẩm mĩ. Văn học giúp đỡ và “dạy khôn” (Các Mác) con người. Nhưng
những điều nó mang đến cho ta lại hết sức nhẹ nhàng, và những điều ấy cứ từ từ ăn sâu
và bền vững tâm hồn ta. Vì thế, những điều văn chương dạy ta trở nên có tác dụng rất
lớn. Và cũng vì thế, thái độ của những người thưởng thức văn chương không thể giống
như nghiên cứu luận cương, báo cáo khoa học khác. Cầm cuốn sách trên tay, đừng bao
giờ đọc lướt qua để nắm lấy vài tình tiết éo le, mùi mẫn, hoặc để nắm lấy cốt truyện rồi
thôi. Hãy đến với văn chương như trái tim đến với trái tim, tâm hồn đến với tâm hồn.
Hãy tìm đến văn chương với khát khao mãnh liệt, với niềm tin yêu và trách nhiệm đối
với cuộc sống. Chỉ khi đó, văn chương mới có tác dụng với bạn. Và chỉ khi đó, văn
chương mới thực sự là bạn của con người.”
Đoạn 3 (Sưu tầm):
“Hiểu về nghĩa vụ lớn lao của người cầm bút, thiết nghĩ, nhà văn cần có trách nhiệm
hơn trong sáng tác. Sáng tác không đơn thuần là chuyện giải trí, là chuyện đưa ra những
nhìn nhận chung chung. Sáng tác phải để xây dựng cuộc sống. Thời đại và con người -
độc giả - ngày nay đòi hỏi các nhà văn, nhà thơ phải nắm được yêu cầu trung tâm của
thời đại, nhưng phải viết dưới sự nhận thức của riêng mình, trái tim và khối óc mình.
Người đọc không thể nào chấp nhận những cảm xúc, những suy nghĩ “kịch” của người
viết. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã
tràn đầy”. “Vì thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy
ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy” (Phạm Văn Đồng).”

3
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

Đoạn 4 (Sưu tầm):


“Cuộc sống là một vườn hoa đầy hương sắc. Như những con ong cần mẫn làm mật
cho đời, nhà văn không chỉ đem đến cho người đọc một nội dung có tính thông điệp mà
còn mong muốn tác phẩm của mình có sức mạnh làm rung động hàng triệu tâm hồn.
Muốn thế phải làm cho người ta tin, mà chỉ tin được nhờ ở sự chân thực. Đó là lí do
đơn giản để Nam Cao cho rằng: nghệ thuật “không cần” và “không nên là ánh trăng lừa
dối”, ánh trăng cao, xa, huyền ảo và thơ mộng thật nhưng làm sao nó có thể lại là sự
phản quang của cuộc đời chủ yếu là đói, rét, bệnh , tật và bất công. Có người cho rằng,
cái đẹp là những gì ở bên trên cuộc sống, và tác phẩm nghệ thuật chỉ là vẻ đẹp kì diệu
của thế giới siêu thoát, thanh cao, là mở đầu và là tận cùng của tất cả. Tác phẩm như
vậy làm sao có thể rung động được tâm hồn người đọc, bởi lẽ cuộc sống siêu thoát ấy
đâu có phải là cuộc sống của họ. Là một nhà văn hiện thực phê phán sống gần tầng lớp
cùng đinh, Nam Cao hiểu sâu sắc thế nào là hiện thực đời sống, hiện thực của những
ngày thuế thúc, trống dồn, những kiếp người méo mó, tội nghiệp, những cuộc sống mốc,
mục, rỉ. Dù viết về ai, viết về cái gì thì cũng không nên, không thể quay lưng lại, lẩn
tránh cái thực tế đau khổ và lầm than.”
Đoạn 5 (Sưu tầm):
“Hiện thực trong văn học phải là muối của biển. Nó phải được gạn lọc từ hiện thực
xô bồ của đời sống xã hội với biết bao hiện tượng đan cài, chồng chéo nhau giữa bao
cái có nghĩa và vô nghĩa, tất yếu và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng. Nhà văn phải
biết chọn lấy những gì là tinh tuý nhất, cốt lõi nhất, cái “thần” của sự vật, mang tính
khái quát và điển hình cao độ, để từ những phát hiện cụ thể ấy, người đọc thấy được
những nét bản chất của đời sống, để có thể rút ra từ những bài học về triết lí, đạo đức
và nhân sinh. Văn học không sao chép thụ động những mảng tủn mủn, nhỏ nhặt của
cuộc sống. Ngược lại, nhìn vào tác phẩm, ta phải thấy được bản chất cuộc đời ở một
điểm sáng hội tụ, nó tiêu biểu và chân thực hơn cả trạng thái tự nhiên và hoàn toàn có
thật ở cuộc sống ngoài đời. Người đọc thấy rõ đâu là những mâu thuẫn chủ yếu của xã
hội thông qua những xung đột văn học trong tác phẩm, và đó chính là thước đo giá trị
và sự trường tồn của tác phẩm văn chương.”
Đoạn 6 (Sưu tầm):
“Đương nhiên, văn học có tính độc lập tương đối của nó. Hiện thực trong văn học
và hiện thực ngoài cuộc đời không phải là hai bàn tay úp khít vào nhau mà đan cài vào
nhau, ở đây, mọi sự đơn giản hoá, mô hình hoá, mọi sự áp đặt, mệnh lệnh, khiên cưõng
“đẽo chân cho vừa giày” đều là những điểm nên tránh. Chúng ta phản bác những lập
luận và sáng tác của những trường phái siêu thực, hiện sinh, cũng đồng thời phê phán
cách biểu hiện của những tác phẩm cứ tưởng như được viết bằng phương pháp hiện
thực xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất không biểu hiện được cuộc sống thực, lóc cóc
chạy đằng sau cuộc sống, chỉ biết ca tụng một chiều, giấu giếm nỗi đau, những tác phẩm
đã không nói được thực trạng của hiện thực đương thời, càng không thể có chức năng
dự báo.”

4
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

Đoạn 7 (Sưu tầm):


“M. Go-rơ-ki trong suốt cuộc đời mình, với những trước tác đồ sộ, đã dành hẳn một
khoảng lớn cho tác phẩm Trường đại học của tôi, miêu tả những cảnh đời cơ cực mình
đã đi qua. Có thể xem đó là một định nghĩa đầy văn học cho sự tương tác giữa nhà văn
với cuộc sống, đó là một đặc trưng thẩrn mĩ của văn học, của tác phẩm văn học mà nhịp
nối là nhà văn - chủ thể sáng tạo. Cuộc sống với những hiện thực phong phú phức tạp
vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại với
cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ là một kỹ
xảo. Lục Du - người đã viết hàng trăm câu thơ, lúc sắp mất trối lại cho con, lời trăn trối
mang sức nặng chiêm nghiệm của một hồn thơ tài năng, đi trọn cuộc đời mới thấu hiểu
nổi cái lẽ “Công phu của thơ là ở ngoài thơ". Thì ra, sức nặng của trang thơ, của những
con chữ lại chính ở cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến
đó, để ngòi bút viết lên từ thứ mực chưng cất bằng chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề
bao thanh âm của mọi số phận. Văn học ra đời từ cuộc sống một cách tự nhiên như đã
trở thành quy luật, thông lệ nó quy trở về để khám phá thể hiện lại cuộc sống. Đứa trẻ
lớn lên ngày càng một cứng cáp, tự khẳng định mình. Văn học càng cường tráng càng
phải đẫm mình trong bầu sữa của bà mẹ cuộc sống. Nhà văn phải là người, nói như Nam
Cao: mở lòng hòa với cuộc đời, đón bắt mọi âm thanh của cuộc sống (một ý văn trong
Trăng sáng). Và đó là điểm mấu chốt quyết định thành công nghệ thuật của văn thương
mọi thời.”
*Trước tác: viết nên một tác phẩm - với sự (trang trọng).
(với những trước tác đồ sộ, những trước tác bất hủ, trước tác văn thơ, nghề trước tác)
Đoạn 8 (Sưu tầm):
“Văn học thể hiện con người đồng thời thể hiện cuộc sống, cao hơn còn từ góc độ
nhân văn. Mối quan hệ con người và văn học bên cạnh sự kết dính của việc khám phá
thể hiện cuộc sống, còn là đối tượng của thẩm mĩ. Con người trong đó có cả quá trình
khẳng định và chiếm lĩnh tự nhiên. Từ một dáng đứng thẳng đến một tư thế bay lên và
làm chủ vũ trụ tất cả đó là đối tượng thẩm mĩ của văn học nghệ thuật. Nó đòi hỏi ở nhà
văn không phải chỉ là độ sắc sảo của trí tuệ thêm vào đó là cái tình nồng mặn thủy chung
bền chặt trước cuộc đời, trước con người. Không phải chỉ là vốn sống quan trọng hơn,
mà là nhân cách sống. Sống thờ ơ ghẻ lạnh, như một kẻ bàng quan quyết không thể
khám phá nổi con người - một đối tượng của thẩm mĩ. Truyện Kiều của Nguyễn Du có
những hiện thực của “những điều trông thấy” nhưng phải được chắt ra từ những giọt
nước mắt "đau đớn lòng" của thi sĩ suốt mười mấy năm chìm nổi. Nhà văn phải sống
hòa nhập vào cuộc đời để thu hút lấy những rung động của xã hội, của loài người.
Nguyễn Du đã đi qua bao biến thiên của lịch sử “dâu bể" nhưng con người thi sĩ của
ông không chỉ nhìn xã hội qua những thay đổi của triều đại mà cơ bản hơn, ông nhìn nó
qua số phận của người kĩ nữ (Long Thành cầm giả ca) so sánh nét son trẻ ngày nào và
vẻ tàn phai hôm nay để thấm thía hơn lẽ hưng vong của thời thế. Và cũng để đau đớn
cùng nỗi đau chìm nổi của kiếp sống con người.”

5
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

Đoạn 9 (Sưu tầm):


“Quá trình sáng tạo tác phẩm văn học là một quá trình sản xuất riêng lẻ, cá biệt. Nó
không chấp nhận sự sản xuất hàng loạt rập khuôn, máy móc. Người nghệ sĩ phải là
người vừa thiết kế vừa thi công công trình của mình chứ không phải là ai khác. Nói như
Xuân Diệu “sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm”. Và khi thơ ra đời, nó phải
đem lại cho người đọc những điều người ta chưa biết, chưa rõ, những điều mới lạ trong
cuộc sống. Mà muốn thực hiện được điều đó thì không dễ dàng một chút nào, “nó đòi
hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật”. Con người thường có những mơ ước
sáng tạo. Và người nghệ sĩ cũng vậy Nói như Xuân Quỳnh, làm thơ viết văn trước hết
là “đáp ứng nhu cầu sáng tạo và nhu cầu nối liền mình với thế giới và sự vặt xung
quanh”. Bản thân một nhà văn chân chính không thể giẫm chân lên con đường mà người
khác đã mở. Họ muốn tìm tòi, khám phá, sáng tạo, “khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những cái gì chưa có” (Nam Cao). Nếu không có phong cách thì, trước hết là
không khẳng định được mình, bản ngã mình, cái tôi của mình. Phong cách cũng là sức
mạnh của người nghệ sĩ trong thiên chức của mình, bởi phong cách “tức là có nét gì đó
rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”.”
Đoạn 10 (Sưu tầm):
“Người sáng tác, nói một cách hình ảnh chính là người điều binh khiển tướng. Sử
dụng ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh và xây dựng những hình tượng hấp dẫn thì
đương nhiên tác phẩm ấy sẽ đưa người đọc vào mê hồn trận, đi từ ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên khác, từ lí thú này đến lí thú khác. Nhà văn như một đại diện cao quý của sứ
mệnh xướng ngôn tiếng nói con người về cuộc đời phải dùng tiếng nói của mình để hòa
sắc cùng tiếng nói con người mỗi ngày thêm phong phú, thêm dạt dào và sâu sắc. Đồng
thời nhà văn phải viết để trợ giúp con người vượt qua những khúc mắc, gian khó của
cuộc đời, và tiếp thêm cho họ động lực bước vào con đường chân - thiện - mĩ. Với văn
học, ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện loại hình, là cách thể hiện. Và như vậy, một tác
phẩm hay cũng phải là một tác phẩm đạt đến trình độ tiêu biểu về ngôn ngữ, về nội dung
và cô đọng trong cảm xúc của người nghệ sĩ.”
Đoạn 11 (sưu tầm):
“Thơ là sản phẩm của tâm hồn. Nói cụ thể hơn, thơ là con đẻ của những trạng thái
tâm hồn. Ngay điều đó so với quá trình tạo tác ra các sản phẩm khác, nó đã đặc biệt lắm
rồi. Mỗi tâm hồn là một vương quốc riêng, đầy bí ẩn, tuy giữa những tâm hồn có những
làn sóng giao thoa nhau. Chính vì thế nên thơ không thể là sự “cộng tác” của những tâm
hồn, cho dù là “những tâm hồn đồng điệu”. Nó là “một việc do cá nhân thi sĩ làm”. Có
thể trong một phút rung động, một trạng thái khác thường, tràn đầy cảm xúc của thi sĩ,
thế là thơ ca ra đời. Phút rung động ấy ở nhà thơ này không giống nhà thơ khác. Trong
lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, cá nhân người nghệ sĩ có vai
trò quyết định. Một tác phẩm xuất sắc là kết quả sáng tạo của một thi sĩ, ra đời trong
hoàn cảnh lịch sử nhất định, không có sự trùng lặp. Điều đó giúp chúng ta cắt nghĩa tại

6
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

sao cho đến bây giờ chế độ tốt đẹp của chúng ta vẫn chưa sản sinh ra được một Nguyễn
Du, một Truyện Kiều thứ hai.”
Đoạn 12 (sưu tầm):
“Có lẽ nghệ thuật là điểm tựa vững chắc cho hồn người. Những lúc con người cô
đơn, tuyệt vọng thì văn chương trở thành người bạn tâm tình và chia sẻ. Làm thơ là cả
một quá trình lao động nghệ thuật nặng nhọc và lâu bền. Nhưng theo tôi, đấy cũng chỉ
là một trong những yếu tố tạo nên “sức nặng” cho bài thơ. Thời đại càng điêu tàn thì
văn chương càng nở hoa, bởi khi ấy con người chỉ còn một điểm là văn chương, nghệ
thuật. Điều quan trọng hơn có lẽ phải kể đến tài năng của cá nhân, đôi khi do bẩm sinh
của người nghệ sĩ. Bông hồng vàng của Pautopxki có cái lóng lánh sắc vàng của những
vảy vàng góp nhặt bàn tay lao động, bằng sự miệt mài, bằng nghị lực phi thường. Nhưng
thật thiếu sót, nếu chúng ta không cảm nhận được ở đó cái duyên dáng rất riêng của bàn
tay sàng sẩy. Tôi nghĩ, chính cái khác biệt, cái riêng lẻ là phần tạo nên giá trị của Bông
hồng vàng, làm cho chúng ta luôn nhớ Pautopxki.”
Đoạn 13 (Sưu tầm):
“Chất “cá tính” làm cho tác phẩm khỏi “khô khan” và “nhạt nhẽo”, làm cho thơ nói
được điều ngàn xưa đã nói mà vẫn mới mẻ như thường. Công chúng đến với thơ đâu
phải để tìm những tri thức về đời sống con người và xã hội, mà họ còn thú vị trước sự
độc đáo của một tâm hồn, trước tài năng của đồng loại. Bởi thế, nhà thơ phải có cá tính,
có sự độc đáo. Những phẩm chất đó sẽ khắc chạm thơ anh vào tâm trí người đọc, khẳng
định sự tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. Thơ vốn cần có cá tính, cá tính này có giá trị
thẩm mĩ, để thông qua tâm hồn nhà thơ nói lên những điều mọi người cùng trăn trở, lo
toan. Một tác phẩm nghệ thuật đích thực phải là một chiếc vỏ ốc nhỏ bé mỏng manh lấp
lánh sắc màu và từ đó ngân lên những tiếng hát thì thầm của đại dương sâu thẳm, ngân
lên những khúc ca về cuộc sống, tình yêu và khát vọng muôn đời.”
Đoạn 14 (Sưu tầm):
“Những vần thơ An-đéc-xen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ôđenzơ, nơi có
những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã
gieo vào tâm hồn nhà văn Pau-tôp-xki niềm xúc cảm mãnh liệt: “An-đéc-xen đã lượm
lặt hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào
những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim
những người cùng khổ”. Thơ ca - hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một
định nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Thơ là gì ? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có mãnh lực
gì khiến cung đàn cảm xúc của triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay
động, thổn thức, xuyến xao? Phải chăng “thơ” ở đây như trong lời bình của nhà văn học
Nga V. Bêlinxki vào thế kỉ mười chín: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ
thuật”.”

7
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

Đoạn 15 (Sưu tầm):


“Viết văn giống như công việc của một người thợ đấu. Người viết văn tựa như một
tướng cầm quân. Đó là một quá trình “cắt xé tư tưởng và vật lộn với dòng tư tưởng”,
đầy đau đớn và trăn trở. Cái đẹp được cô, được đúc từ những giọt đau giọt xót, để rồi
cái đẹp lại “cứu rỗi thế giới” – một đầu là nỗi đau, một đầu là hạnh phúc. Đó là nhiệm
vụ cũng là ý nghĩa cao cả của một nhà văn chân chính. “Nhà văn tồn tại ớ trên đời trước
hết để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác
và số phận đen đủi đồn đến chân tường (…) để bênh vực cho những con người không
có ai để bênh vực ” (Nguyễn Minh Châu).”
Đoạn 16 (Sưu tầm):
“Một tác phẩm văn chương chân chính trước hết phải là sự thực ở đời, thậm chí hiện
thực trong sáng tác văn chương còn cao hơn, thật hơn sự thật ngoài đời. Bởi hình tượng
nghệ thuật phải là hình tượng điển hình, khái quát, khách quan của những cá thể, nhân
vật của cuộc sống. Con người đọc những trang văn mà cũng như bắt gặp chính mình ở
trong đó. Nhiệm vụ của người nghệ sĩ không phải là sao chép tự nhiên mà phải là biểu
hiện sự tự nhiên. Thực tế cuộc sống phải là một cái gì đó lớn lao bén nhọn “phải được
nén chặt, gọn mà nặng” (Nguyễn Quang Sáng), nhà văn phải có khả năng nắm bắt bản
chất cuộc sống ở độ sâu tế vi nhất. Qua các tác phẩm văn chương, người đọc không chỉ
nắm bắt được vấn đề xã hội, mà còn nhận ra tư tưởng, quan điểm, lập trường sáng tác
của nhà văn. Còn gì đẹp hơn khi nhà văn viết về cuộc sống để ngợi ca con người? Văn
chương thật lớn lao và đầy ý nghĩa khi đi sâu và khám phá từng cảm giác và suy nghĩ,
thiên về chiều sâu của nội tâm. Để ta ỵêu quý và trân trọng những con người bình dị
nhất. Để ta phải giật mình sửng sốt khi nhận ra vẻ đẹp lấp lánh ẩn chứa bên trong những
hình hài tưởng như gàn dở, xấu xí. Đó là lúc nhà văn lí giải cuộc sống theo cách riêng
của mình và được mọi người chấp nhận. Mỗi trang văn có sức khuấy động lòng người,
khơi gợi những tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp trong lòng ta. Viết về cái ác không phải để
học tập mà giúp con người nhận ra bản chất, căm ghét, tránh xa, để hướng tới cái đẹp,
cái cao cả. Nhà văn viết về cái ác không phải để con người xa lánh mà là thương xót,
đồng cảm. Văn chương lúc đó gợi dậy khát khao cứu rỗi linh hồn, cảm hóa con người
trong lòng độc giả. Đó chính là lúc độc giả trở thành người đồng sáng tác. Những dằn
vặt, trăn trở, thậm chí là cả máu và nước mắt cho những thân phận xót xa, đầy đau khổ.
Văn chương không đơn thuần là văn chương mà phải là những trang đời chứa đựng
những triết lí nhân sinh cao cả. Nhà văn lúc đó trở thành nhà nhân đạo chủ nghĩa, luôn
xót thương đồng cảm, thậm chí hướng tới khát khao, mơ cho con người một cuộc sống
đẹp đẽ hơn, công bình hơn, bác ái hơn, Để những thân phận bi kịch nhất cũng được ấm
lòng bởi tình thương sâu sắc. Để những con người “cùng đường tuyệt lộ” nhất cũng
khao khát ước ao một giấc mơ hạnh phúc. Văn chương chân chính không chỉ chứa đẩy
tình thương mà phải gợi lòng tin, bản lĩnh sống cho con người. Nó không chỉ đưa con
người hướng tới cái đẹp mà còn tiếp thêm sức mạnh để con người hướng tới và hoàn
thiện cái đẹp.”

8
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

Đoạn 17 (Sưu tầm):


““Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”. Câu
nói hiển nhiên như một chân lý không thể phủ nhận. Một tác phẩm nghệ thuật có giá
trị, trước hết phải đề xuất được một tư tưởng mới mẻ. Một nhà văn có tầm cỡ hay không,
tôi nghĩ yêu cầu đầu tiên là nhà văn ấy phải là một nhà tư tưởng. Nghĩa là ông ta phải
có phát hiện riêng của mình về chân lý đời sống, có những triết lý riêng của mình về
nhân sinh. Bởi xét đến cùng, thiên chức cao cả của văn chương nghệ thuật là phản ánh
con người và hướng tới phục vụ đời sống con người. Văn học là một hình thái ý thức
tinh thần; bởi thế, nhà văn khi viết tác phẩm không thể không bộ lộ tư tưởng của riêng
mình, chủ kiến của riêng mình trước những vấn đề của cuộc sống. Làm sao văn học có
thể thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng của mình là bồi đắp, làm giàu đời sống tinh
thần của con người, nếu như người viết không gửi được vào tác phẩm của mình tư tưởng
nào đó về cuộc sống? Mặt khác, bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Nghề văn
phải là nghề sáng tạo. Mà tôi cho rắng sáng tạo khó khăn nhất, nhưng cũng vinh quang
nhất của người nghệ sĩ, là khám phá, phát minh ra một hệ thống tư tưởng của riêng
mình. Văn học đâu chấp nhận những sản phẩm nghệ thuật chung chung, quen nhàm,
viết ra dưới ánh sáng của một khuôn mẫu tư tưởng nào đó. Nếu thế thì văn chương sẽ
tẻ nhạt biết bao! Không, “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biêt tìm
tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao).
Một khi anh đề xuất được những tư tưởng mang tính khám phá về đời sống, tư tưởng
ấy sẽ quyết định đến sự sáng tạo hình thức của tác phẩm. Chưa nói rằng, ở những nhà
văn lớn, tư tưởng là yếu tố cốt lõi hình thành nên phong cách nghệ thuật, gương mặt
riêng, dấu ấn riêng của nhà văn trong đời sống văn học vốn mênh mông phức tạp, vàng
thau lẫn lộn này. Có thể khẳng định rằng, tư tưởng ấy là tố chất của một nhà nghệ sĩ
lớn.”
Đoạn 18 (Sưu tầm):
“Đã có một thời người ta quá đề cao vai trò tư tưởng của nhà văn. Điều đó dẫn đến
một thực trạng đáng buồn là văn chương cơ hồ trở thành triết học, luận thuyết giáo điều,
rơi vào nguy cơ mất dần vẻ đẹp đích thực của nó. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò
to lớn của tư tưởng nghệ thuật. Tuy nhiên cũng không vì thế mà lãng quên đặc trưng
của văn chương nghệ thuật, khiến văn chương đúng là văn chương, là tình cảm: văn học
phải được gửi vào xúc cảm, sống trong tình cảm. Đó là bài học đối với mọi nghệ sĩ chân
chính trong sáng tạo nghệ thuật. Đã có không ít người than thở về sự bạc bẽo của nghề
văn. Theo tôi, sự bạc bẽo của văn chương nếu có là ở đấy chăng? Nghệ thuật không
dung nạp những tác phẩm chỉ là cái loa phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn. Và vì thế,
ý kiến của Nguyễn Khải là lời tâm niệm của những ai quyết thuỷ chung với văn chương
nghệ thuật: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.
Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải tư
tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu
tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật”.”

9
Tài liệu diễn đạt LLVH| Sưu tầm và biên soạn

Đoạn 19 (Sưu tầm):


“Nhà văn - đó là người nghệ sĩ trong lĩnh vực văn chương. Công việc và phương
thức lao động của người nghệ sĩ ấy chính là “sáng tạo” - khai sinh, đem lại một điều gì
mới mẻ, nó không trùng lặp với những gì đã có, nó mang đậm dấu ấn cá nhân của người
đã tạo nên nó. Năng lực sáng tạo trong nghệ thuật giúp cho nhà văn tạo ra cả một “thế
giới của riêng mình” - một thế giới nghệ thuật mới không còn trùng khít với hiện thực
và cũng không trùng khít với những thế giới nghệ thuật khác. Và mỗi nhà văn đều có
khả năng tạo ra một thế giới riêng như vậy, chỉ từ “chừng ấy kí tự, từng ấy con chữ” -
từ những vật liệu có giới hạn - điều đó cho thấy năng lực sáng tạo ở mỗi nhà văn là vô
cùng to lớn, đến mức ngay cả khi chỉ sáng tạo từ những chất liệu mà ai cũng sử dụng,
chỉ xuất phát từ hiện thực quanh mình, một nhà văn tài năng vẫn đủ sức tạo ra cho mình
cả một thế giới riêng. Nhưng thế giới riêng ấy không phải chỉ ra đời cho riêng nhà văn
- nó không phải là thế giới chỉ dành riêng cho nhà văn, không phải chỉ có ý nghĩa với
một mình nhà văn, mà còn có thể có giá trị cho cả cuộc đời, cho tất cả mọi người, cho
toàn nhân loại. Bằng khả năng sáng tạo, nhà văn xây dựng nên cho mình cả một thế giới
riêng. Một thế giới của riêng nhà văn, nhưng tuyệt nhiên không làm cho nhà văn xa rời
loài người…” (trích bài văn đạt giải Ba HSGQG năm 2023)
Đoạn 20 (Sưu tầm):
“Xuất phát từ suy nghĩ cá nhân, song dường như bằng sự trải nghiệm của một đời
nghiên cứu, Hoài Thanh đã đồng cảm được những trăn trở của nhiều người đọc khi đến
với một bài thơ hay. Ai từng băn khoăn trước một câu ca dao ngọt ngào, từng say đắm
một vần thơ sẽ rất thấm thía điều này. Quy luật tiếp nhận cho thấy dường như có một
vận động trái ngược. Những tác phẩm không có gì mới sẽ bị thời gian đào thải. Nhắc đi
nhắc lại điều cũ, diễn lại một vài cách rất quen, cũng giống như con khướu, con vẹt bắt
chước tiếng người; sớm muộn ngày một ngày hai sẽ phôi phai. Lại có những tác phẩm
mãi tồn tại như một dấu khắc trong trái tim muôn người, thôi không được luận bàn. Nó
ẩn chìm bao tầng sâu ngữ nghĩa, bao lớp ngôn từ độc đáo mà mỗi người đọc bằng sự
tìm tòi riêng sẽ thấy những tầng vỉa lấp lánh. Không phải ngẫu nhiên mà Leptonxtoi
từng tâm niệm: khi đứng trước một nhà văn, điều đầu tiên chúng ta bao giờ cũng hỏi
liệu anh ta có đem đến một cái nhìn mới, một cách thể hiện mới hay không? Tôi từng
thích thú với hình ảnh đất nước quyện trong nỗi nhớ hương cốm mới, từng ngỡ ngàng
vì sao một chút hương mong manh thế, thảng hư thế mà vương được hồn quê. Cứ ngỡ
đó là một đất nước đẹp nhất. Vậy mà đến với chương V trường ca Mặt đường khát vọng
của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước mọt lần nữa sống dậy trong tôi. Gần gũi mà thiêng
liêng. Quá khứ trong hiện tại. Vô hình trong hữu hình. Đất nước đâu gì xa lạ mà ngay
trong miếng trầu bây giờ bà ăn. Câu thơ nghiêng nghiêng cái nhìn của huyền thoại, của
truyền thống văn hóa từ nghìn đời. Mới hay, mỗi bài thơ là một hình sắc riêng. Người
đọc đến với tác phẩm là để tìm những suy nghĩ sâu sắc, thấm thía một cách nhìn, một
cách nghĩ, một cách xúc cảm say mê trong khoái cảm thẩm mĩ mà một cách nói đem
lại.”
----- HẾT -----

10

You might also like