Chương 4 Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Tài liệu hóa học 11 Dương Thị Ngọc Hằng

Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ


DẠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của C (trừ CO, CO 2, muối cacbonat, xianua, cacbua,…). Vd: HCHC: CH4,
C2H2, CH2O, CH3COOH, C6H12O6… HC vô cơ: CO, CO2, Na2CO3, NaCN, CaC2, Al4C3…
II. Đặc điểm của hợp chất hữu cơ
1. Cấu tạo
- Nhất thiết phải chứa C, hay gặp H, O, N, halogen, S, P,…
- Thường chứa liên kết cộng hóa trị
- Thường có t ° nc, t ° sôi thấp ⇒ dễ bay hơi
- Thường không tan hoặc ít tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
2. Dễ cháy. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất
định →tạo hỗn hợp sản phẩm.
3. Liên kết
- Liên kết đơn còn gọi là liên kết σ . Vd: lk giữa nguyên tử C và H trong phân tử hợp chất hữu cơ C–H
- Liên kết đôi bao gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π . Vd: lk giữa 2 nguyên tử C trong phân tử C2H4:
C=C
- Liên kết ba bao gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π . Vd: lk giữa 2 nguyên tử C trong phân tử C2H2: C≡C
- Liên kết đôi và liên kết ba được gọi chung là liên kết bội.
- Độ dài liên kết: đơn > đôi > ba Độ bền liên kết: đơn < đôi < ba
4. Mạch cacbon
- Mạch hở và mạch vòng
- Mạch nhánh và mạch thẳng (không phân nhánh)
III. Công thức
1. Các loại công thức
- Công thức phân tử: cho biết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ⇒ nguyên tử khối M.
- Công thức đơn giản: nhất cho biết tỉ lệ tối giản số nguyên tử của các nguyên tố.
- Công thức cấu tạo: cho biết cấu tạo của phân tử ⇒ dự đoán tính chất hóa học.
2. Cách xác định công thức đơn giản nhất
Giả sử hợp chất hữu cơ A có CTPT: CxHyOzNt
m m m m %C %H %O %N
x : y : z : t = nC : nH : nO : nN = C : H : O : N = 12 : 1 : 16 : 14
12 1 16 14
Lưu ý: Khi dữ kiện đề cho ở dạng phương trình liên quan đến khối lượng hay thể tích thì việc chuyển về
dạng liên hệ số mol sẽ giúp giảm đi sự phúc tạp. Vd: 5,4mCO = 11mH O 6nCO = 5n H O
2 2 ⇔ 2 2

IV. Phương pháp giải toán thiết lập công thức


1. Bảo toàn nguyên tố
nC = nCO ; n H = 2n H O; nC = nCO ; n N = 2n N
2 2 2 2

Lưu ý: Khi bảo toàn nguyên tố oxi thì phải nhớ đến lượng O2 tham gia phản ứng cháy.
Trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất →tỉ lệ số mol bằng tỉ lệ thể tích:
nC nH nO nN
x= n ; y= n ; z= n ; t= n (nA: số mol hợp chất hữu cơ)
A A A A

2. Bảo toàn khối lượng


mA = mC + mH + mO + mN
100% = %C + %H + %O + %N (luôn luôn kiểm tra xem hợp chất có chứa Oxi không!)
Xét phản ứng cháy: ∑ mtr ư ớ c = ∑ m sau
3. Viết phương trình phản ứng cháy (áp dụng bảo toàn nguyên tố (số mol) và bảo toàn khối lượng)

1
Tài liệu hóa học 11 Dương Thị Ngọc Hằng

4. Từ công thức đơn giản nhất


Giả sử CxHyOz là công thức đơn giản nhất của A


CTPT của A sẽ là (CxHyOz)n ⇒ MA = (12x + y + 16z).n ⇒n ⇒ CTPT của A
%C %H %O %N 100 %
5. Tính trực tiếp theo %: = = = =
12 x 1y 16 z 14 t M
6. Điều kiện của x, y, z, t (CxHyOzNt hoặc CxHyOzXt với X là Halogene)
 x luôn nguyên dương.
 z nguyên ≥ 0
 Nếu chỉ có C, H và O thì y luôn chẵn và y ≤ 2x + 2
 2 số y và t cùng chẵn hoặc cùng lẻ.
BT:
1. Cho các hợp chất sau, hợp chất nào là hợp chất vô cơ, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ: CH 4, CCl4,
CO2, C2H7N, HCN, CH3COONa, K2CO3, CHCl3, KCN, C6H12O6, (–C2H3Cl–)n, Al4C3
2. So với các hợp chất vô cơ, các hợp chất hữu cơ thường
A. dễ cháy B. kém bền nhiệt C. dễ bay hơi D. cả A, B, C đều đúng
σ π
3. Liên kết đôi gồm 1 liên kết và 1 liên kết , liên kết nào bền, liên kết nào kém bền.
A. độ bền như nhau B. không so sánh được, tùy thuộc vào chất
C. π bền, σ kém bền D. π kém bền, σ bền
4. Đặc tính chung của phần lớn các chất hữu cơ là:
A. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion B. dung dịch có tính dẫn điện tốt
B. Có nhiệt độ sôi thấp D. ít tan trong benzen
5. Xác định phân tử khối của hchc X biết thể tích hơi của 3,3g chất X bằng thể tích của 1,76g khí oxi ở
cùng điều kiện nhiệt độ áp suất
A. 30 đvC B. 60 đvC C. 20 đvC D. 40 đvC
6. Nicotin là hchc có trong thuốc lá. Hợp chất này đc tạo bởi 3 nguyên tố C, H, N. Đem đốt hoàn toàn
2,349g nicotin thu được 6,38g CO2, 1,827g H2O và N. Công thức đơn giản nhất của nicotin là:
A. C5H7N B. C3H7N2 C. C4H9N D. C3H5N
7. Một hh khí A gồm CO2 và hchc B có thể tích lần lượt là 1lit và 3lit trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp
suất. Xác định phân tử khối của hchc B biết tỉ khối hơi của hh so với H2 là 22,75.
A. 60 B. 46 C. 50 D. 72
8. Thiết lập công thức đơn giản nhất từ các số liệu sau:
a. 51,72%C; 6,9%H (C5H8O3) b. 70,94%C; 6,40%H; 6,90%N (C12H13O2N)
9. Phân tích 0,29g chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H và O) thu được kết quả %C = 62,06%; %H = 10,34%.
Tính khối lượng từng thành phần trong X.
A. mC = 0,3 g; mH = 0,18g’ mO = 0,08g C. mC = 0,18g; mH = 0,3g; mO= 0,08 g
B. mC = mC = 0,18g; mH = 0,3g D. mC = 0,18g; mH = 0,08g; mO= 0,08 g
10. Chất hữu cơ A đốt cháy chỉ cho sản phầm là CO 2 và H2O, phân tích A cho kết quả là 48.65%C và
8,11%H. Biết rằng ở điều kiện tiêu chuẩn, khối lượng riêng của khí A là 3,304g/lit. Tìm CTPT của A.
A. C3H6O2 B. C2H6O C. C4H8O2 D. C4H10O
11. Hợp chất Z có CTPT đơn giản nhất là CH 3O và có tỉ khối hơi so với hidro bằng 31,0. Tìm công thức
phân tử của hợp chất Z.
A. C2H6O2 B. C3H9O3 C. CH3O D. CH3O2
12. Hợp chất Z có CTPT đơn giản nhất là CH3O. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất Z.
A. CH3O B. C2H6O2 C. C2H6O D. C3H9O3
13. Khi phân tích hợp chất hữu cơ X người ta thu được kết quả 60%C; 10%H; 23,33%N. Tìm CTPT của
X biết rằng phân tử X chứa tối đa 7C.
A. C7H11O3N B. C6H9O3N C. C4H12O2N2 C. C5H14O2N2

2
Tài liệu hóa học 11 Dương Thị Ngọc Hằng
14. Chất hữu cơ X có cấu tạo từ C, H, O và N. Biết X chỉ chứa 1N. Khối lượng phân tử của X có thể là:
A. 41 B. 76 C. 61 D. 58
15. Parametadiol (thuốc chống co giật) chứa 53,45%C; 7,01%H; 8,92%N. Biết phân tử khối của nó là 157
và khi đốt cháy chỉ cho sản phẩm là CO2, H2O và N2. Xác định CTPT của parametadiol.
A. C7H11O3N B. C7H10O2N2 C. C6H9O3N D. C5H14O2N2
16. Đốt cháy 16g hidrocacbon A thu được 21,6g H2O. Tính thành phần % của cacbon trong A.
A. 15% B. 20% C.80% D. 85%
17. Tỉ khối hơi của chất X (chỉ chứa C, H và Cl) so với hidro là 56,5. X có %Cl = 62,83%. Xác định
CTPT của X.
A. C4H8Cl2 B. C3H5Cl2 C. C3H7Cl D. C3H6Cl2
18. Hợp chất hữu cơ Y chỉ chứa C, H, N. Xác định CTPT của Y biết 2,25g hơi Y chiếm thể tích bằng 2
lần thể tích của 0,8g O2 đo ở cùng đo ở cùng điều kiện to, áp suất.
A. CH5N2 B. C2H7N C. C2H5N D. Cả A và B
19. Khi đốt cháy 20ml một hidrocacbon thu được 40ml hơi nước ở cùng điều kiện t o, áp suất. Ta biết điều
gì về hidrocacbon đó.
A. Có 2C và 4H B. Có 2C và 2H C. Chỉ biết có 4H D. Có 2C và 6H
20. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 đựng P 2O5 sau đó qua bình 2
đựng KOH dư. Tỉ lệ độ tăng khối lượng bình 1 so với bình 2 là 5,4:11. Tìm CTPT của A.
A. C5H10 B. C5H12 C. C4H8 D. C4H10
21. Đốt cháy hoàn toàn 1,68g một hidrocacbon có phân tử khối là 84 thu được 5,28g CO2. Số nguyên tử C là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
22. Đốt cháy hoàn toàn 0,6g chất hữu cơ A thu được 0,88g CO2 và 0,36g nước tìm CTPT của A biết d A / H = 30.
2

A. C2H4O2 B. C3H8O C. C2H4O D. C2H6O2


23. Đốt cháy hết 8,8g chất hữu cơ A chỉ thu được 11,2lit CO2 (đkc), 10,8g nước. Khối lượng oxi có trong A.
A. 3,2g B. 0g C. 1,04g D. 1,6g
24. Đốt cháy hoàn toàn 3,3g chất A thu được 6,6g khí CO 2 và 2,7g nước. Thể tích hơi của 0,44g chất A
bằng thể tích của 0,32g khí oxi (ở cùng điều kiện to, áp suất). Xác định CTPT của A.
A. CH2O B. C3H8 C. C4H8O2 D. C2H4O
25. Đốt cháy hoàn toàn 2,32g chất hữu cơ A thu được 1344cm khí CO2 (0 C, 2atm), 2,16g nước. Cứ 2,9g
3 o

A bay hơi chiếm một thể tích bằng 1,3 lần thể tích của 1g axetilen trong cùng điều kiện. CTPT của A là:
A. C3H6O B. C2H2O2 C. CH3COOH D. H2C2O4
26. Đốt cháy hoàn toàn 1,5g chất hữu cơ A thu được 2,2g CO 2, 1,8g H2O, 560ml N2 (đkc). d A / O = 1,875.
2

CTPT của A là:


A. C2H8N2 B. C2H6ON C. C2H4O2 D. C3H9N
27. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X thu được 6,72lit CO2 (đkc), 8,1g H2O và N2. CTPT của X là:
A. C3H7O2N B. C2H6O2N C. C3H9ON2 D. C3H9O2N
28. Oxi hóa hoàn toàn chất hữu cơ A cần 8g oxi và chỉ thu được 8,8g CO 2, 5,4g H2O. Biết tỉ khối hơi của
A so với He là 15,5. Công thức phân tử của A là.
A. CH3OH B. C2H6O2 C. C2H6 D. C2H6O
29. Oxi hóa hoàn toàn chất hữu cơ A cần 8g oxi và chỉ thu được 8,8g CO 2, 5,4g H2O. Công thức phân tử
của A là.
A. CH3O B. C2H6O2 C. C4H12O4 D. B và C đều đúng
30. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A cần 0,8g oxi thu được 1,1g CO 2 và 0,45g H2O. Xác định CTPT
của A. Biết thể tích khi hóa hơi 6g A bằng 2,5 lần thể tích của 1,28g oxi trong cùng điều kiện.
A. C2H4 B. CH4 C. C2H6O D. C2H4O2
31. Đốt cháy hết 0,74g chất hữu cơ A cần dùng 0,784lit oxi (đkc), thu được CO 2 và H2O biết rằng mCO 2

=2,444mH O . Và ở cùng điều kiện, khi hóa hơi 1,85g A thì thu được thể tích đúng bằng thể tích 0,8g
2

oxi. Xác định CTPT của A.

3
Tài liệu hóa học 11 Dương Thị Ngọc Hằng
A. C3H6 B. C3H6O2 C. C4H8 D. C4H8O2
32. Đốt cháy hoàn toàn 4,73g chất hữu cơ A thu được 4,95g H 2O và 12,1g CO2. Biết A chỉ có 1 nguyên tử
oxi. Xác định CTPT của A. (C5H10O)
A. C5H10O B. C4H8O C. C5H10O2 D. C4H8O2
33. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A cần vừa đủ 262,5cm O2. Sản phẩm cháy thu được gồm 210cm3
3

khí CO2 và 315cm3 hơi nước (các khí và hơi đo ở điều kiện chuẩn). CTPT của A là:
A. CH3O B. C2H6O2 C. C4H12O4 D. B và C đều đúng.
DẠNG 2: HỆ CO2 VÀ H2O
1. Trường hợp 1: Cho sản phẩm cháy qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư.
Kết luận:
- Độ tăng khối lượng bình 1 = mH O
2

- Độ tăng khối lượng bình 2 = mCO 2

* Lưu ý:
- Có thể thay H2SO4 đặc bằng các chất hút nước khác như P2O5, CuSO4, CaCl2 khan.
- Có thể thay Ca(OH)2 bằng các chất hấp phụ CO2 khác như dung dịch Ba(OH)2, KOH, NaOH dư…
2. Trường hợp 2: Chỉ cho sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch NaOH hoặc KOH dư.
Kết luận:
- Độ tăng khối lượng bình đựng kiềm = mCO + mH O
2 2

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O


- Sau đó dựa vào khối lượng muối để tính mCO → mH O
2 2

3. Trường hợp 3: Chỉ cho sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư.
Kết luận:
- Nếu đề bài cho độ tăng khối lượng bình (∆ m). Ta có ∆ mbình = mCO + mH O
2 2

- Nếu đề bài cho độ tăng khối lượng dung dịch.∆ mdd = mcho vào + m tách ra = (mCO + mH O ) – m↓
2 2

* Lưu ý: Nếu khối lượng dung dịch giảm thì ∆ mdd mang dấu âm, nếu khối lượng dung dịch tăng thì ∆ mdd
mang dấu dương.
4. Trường hợp 4: Chỉ cho sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thấy có kết tủa
(lần 1) và dung dịch X:
- Đun nóng X lại có thêm kết tủa (lần 2).
- Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch kiềm dư lại có thêm kết tủa (lần 2).
Kết luận:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (↓ lần 1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (dd X)
o
Sau đó: Ca(HCO3)2t→ CaCO3 + CO2 + H2O (↓ lần 2)

Hoặc: Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + H2O (↓ lần 2)


Từ lượng kết tủa đó sẽ tính đượcc CO2 tham gia 2 phản ứng, sau đó tìm lượng H2O.

BT:
1. Đốt cháy hoàn toàn a gam hidrocacbon A, sản phẩm cháy dẫn qua bình chứa dung dịch nước vôi trong
dư thì thu được 3g kết tủa và khối lượng bình tăng 1,68g. Tìm a.
A. 0,4g B. 0,5g C. 0,3g D. 0,6g
2. Oxi hóa hoàn toàn 0,528g chất hữu cơ B. Cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H 2SO4 đặc,
bình 2 đựng KOH dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng 0,432g, bình 2 tăng 1,056g. Biết 1,155g chất B trên
ở thể khí chiếm cùng một thể tích với 0,42g oxi đo trong cùng điều kiện. Tìm CTPT của B.
A. C3H6O2 B. C4H6O2 C. C2H4O D. C4H8O2

4
Tài liệu hóa học 11 Dương Thị Ngọc Hằng
3. Đốt cháy hoàn toàn 9,2g chất A rồi dẫn sản phẩm đi qua bình 1 đựng P 2O5, sau đó tiếp tục đi qua bình
2 đựng Ca(OH)2 dư thấy bình 1 tăng 10,8g còn bình 2 xuất hiện 40g kết tủa. Xác định CTPT của A. Biết
rằng 2 lit khí A nặng gấp 46 lần 1 lit khí Hidro đo ở cùng điều kiện.
A. C2H4O2 B. C2H6O C. C2H6O2 D. C3H8O
4. Đốt cháy hoàn toàn 5,6g chất hữu cơ X rồi dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy vào 500ml dd Ba(OH) 2 0,5M
thì thấy khối lượng dd giảm 22,6g và xuất hiện 39,4g kết tủa. Tìm CTPT của X biết MX = 56.
A. C3H6O B. C6H8O C. C3H4O D. C6H8O2
5. Đốt cháy hoàn toàn 10g chất hữu cơ Y rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng 250ml dd Ca(OH) 2
2M thấy xuất hiện 30g kết tủa và khối lượng dd tăng 15,2g. Xác định CTPT của Y biết MY = 100.
A. C7H16 B. C6H12O C. C5H8O2 D. Đáp án khác
6. Đốt cháy hoàn toàn 100cm hợp chất hữu cơ X gồm C, H, O trong 450cm 3 O2. Thể tích khí sau phản
3

ứng là 650cm3. Sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 350cm 3 và sau khi cho lội qua dung dịch KOH dư chỉ
còn 50cm3 (đkc). Tìm CTPT của X.
A. C2H4O B. C3H6O C. C3H6O2 D. C2H6O2

DẠNG 3: ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ CÁC PHẢN ỨNG HỮU CƠ


1. Đồng đẳng: cấu tạo tương tự nhau ⇒
tính chất tương tự nhau; nhưng CTPT khác nhau một hay nhiều
nhóm CH2.
Vd: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12… hợp thành dãy đồng đẳng có công thức chung CnH2n+2.
2. Đồng phân: cùng công thức phân tử nhưng khác cấu tạo ⇒ tính chất khác nhau.
Vd: ethanol C2H5OH và đimetyl ete CH3OCH3 là hai đồng phân của nhau có cùng CTPT C2H6O.
* Cách viết công thức cấu tạo các đồng phân
- Bước 1: Tính độ bất bão hòa. Giả sử CTPT của HCHC là CxHyOzNtClu
2 x +2+t− y−u
k= 2
Khi k = 0 →Phân tử chỉ có liên kết đơn.
Khi k = 1 → Phân tử có 1 liên kết π hoặc một vòng no…
- Bước 2: Viết tất cả các mạch C có thể có từ mạch có nhánh đến không nhánh (bớt dần nguyên tử C ở mạch
chính để tạo nhánh).
- Bước 3: Thêm nối đôi, nối ba hoặc nhóm chức vào các vị trí thích hợp trên mạch C (chú ý đến tính đối
xứng của mạch C).
- Bước 4: Điền nguyên tử H vào mạch C cho đủ hóa trị.
3. Phản ứng hữu cơ gồm các nhóm phản ứng chính sau:
 Phản ứng thế: là phản ứng trong đó 1 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu
cơ bị thay thế bởi 1 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
Vd: CH4 + Cl2 t ℃ CH3Cl + HCl

 Phản ứng cộng: là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành
phân tử hợp chất mới.
Vd: C3H6 + Br2 → C3H6Br2
 Phản ứng tách: phản ứng tách là phản ứng trong đó 2 hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử
hợp chất hữu cơ.
Vd: C3H8 t ℃ C2H4 + CH4

* Ngoài ra còn có phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng trùng hợp, phản ứng đồng phân hóa,…
BT:
1. Viết CTCT của các chất có CTPT sau: C2H6, C3H8.

5
Tài liệu hóa học 11 Dương Thị Ngọc Hằng
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
2. Viết CTPT của 5 chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng ankan có CTTQ là CnH2n+2 (n ≥ 1)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
3. Viết CTPT của 5 chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng ankan có CTTQ là CnH2n (n ≥ 2)
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………....
4. Viết CTPT của 5 chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng ankan có CTTQ là CnH2n+1OH (n ≥ 1)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
5. Trong các dãy chất sau, dãy nào gồm các nhất là đồng đẳng của nhau.
A. CH4, C2H6, C4H10 B. C2H5OH, C3H7OH C. CH3OCH3, CH3CHO D. A và B
6. Đồng phân là những chất:
A. Có cùng khối lượng phân tử
B. Có cùng công thức phân tử
C. Có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2
D. Cả A, B, C đều đúng.
7. Chất nào sau đây trong phân tử chỉ chứa lien kết đơn:
A. C2H4 B. CH4 C. C6H6 D. CH3COOH
8. Chất nào là đồng phân của CH3COOCH3.
A. CH3CH2OCH3 B. CH3CH2COOH C. CH3COCH3 D. CH3CH2CH2OH
9. Các chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
(1) CH2=CH–CH=CH2 (2) CH2=CH–C(CH3)=CH2
(3) CH2=CH–CH2–CH=CH2 (4) CH2=CH–CH=CH–CH3
A. 1, 2 B. 1,3 C. 1,4 D. Đáp án khác
10. Những chất nào sau đây là đồng đẳng, đồng phân của nhau.
(1) CH3–CH=CH–CH3 (2) CH2=CH–CH2–CH3 (3) CH3–(CH2)3–CH3 (4) CH2=CH–CH3
(5) CH3–CH=CH–C2H5 (6) CH2=CH–CH(CH3)2 (7) CH3–(CH2)4–CH3 (8)CH3–CH2–CH(CH3)2
11. Cho các chất sau: C3H7OH, C4H9OH, CH3OC2H5, C2H5OC2H5. Những cặp chất nào là đồng đẳng, đồng
phân của nhau.
12. Viết CTCT của các đồng phân: C4H10, C4H8, C5H10, C5H12.
13. Viết CTCT có thể có của các chất có CTPT: C2H6O, C3H6O.
14. Cho các phương trình phản ứng sau:
(1) CH4 + Cl2 as CH3Cl + HCl

(2) C3H6 + Br2 C3H6Br2

(3) C3H8 t ℃

C2H4 + CH4 (4) C5H10 + H2 ¿ , t→℃ C5H12

(5) C3H7OH + HCl t ℃→, xt C3H7Cl + H2O (6) C2H5OH H 2 SO 4 , t ℃ C2H4 + H2O

a. Các phản ứng thuộc loại phản ứng thế:
A. 1, 2, 3, 5, 6 B. 1, 2, 3, 4, 6 C. 1, 4, 5, 6 D. 1, 5
b. Các phản ứng thuộc loại phản ứng cộng:
A. 1, 2, 5, 6 B. 2, 5 C. 1, 4, 5, 6 D. 2, 4
c. Các phản ứng thuộc loại phản ứng tách:
A. 4, 6 B. 3, 6 C. 2, 5 D. 1, 3
15. Các phản ứng sau thuộc loại phản ứng gì? (tách, thế hay cộng)
(1) C2H6 + Cl2 as→
C2H5Cl + HCl (5) C4H8 + H2O xt

C4H10O

6
Tài liệu hóa học 11 Dương Thị Ngọc Hằng

(2) C2H5Cl xt

C2H4 + HCl (6) 2C2H5OH H 2 SO4→, 140 ℃ C2H5OC2H5 + H2O

(3) C2H4 + Br2 → C2H4Br2 (7) C6H14 t ℃



C2H6 + C4H8
(4) C2H5OH + HBr t ℃→, xt C2H5Br + H2O (8) C6H10 + 2H2 ¿ , t→℃ C6H14

You might also like