KHÁM TUYẾN VÚ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

KHÁM TUYẾN VÚ

Ths.Bs. Trần Huy Phan

Mục tiêu bài giảng


Sau khi học xong bài giảng, sinh viên có khả năng:
1. Nêu được các điều kiện cần có khi thực hiện thăm khám vú
2. Thực hiện đúng kỹ thuật các thao tác khám tuyến vú
3. Thực hiện đúng kỹ thuật các thao tác khám hạch vùng nách và trên đòn
4. Mô tả được tính chất các sang thương ở vú
PHÂN BỐ THỜI GIAN
- Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’
- Giới thiệu nội dung bài giảng: 15 phút
- Thực hành kỹ năng: 30 phút
MỞ ĐẦU
Bệnh nhân thường đến khám vú vì nhiều lý do khác nhau như đau vú, tự sờ thấy
một khối trong vú, có sự thay đổi bất thường ở vú (tụt núm vú, tiết dịch núm vú, loét núm
vú, sưng đỏ ở vú). Ngoài ra, bệnh nhân có thể đến vì tự sờ thấy một khối ở vùng nách hoặc
đến khám để tầm soát ung thư vú…
Khám vú rất quan trọng để đánh giá và chẩn đoán. Khám vú lâm sàng giúp đánh giá
sự tương hợp giữa bản chất sang thương khi khám với xét nghiệm hình ảnh và tế bào học
hoặc giải phẩu bệnh, giúp xếp giai đoạn và chọn lựa mô thức điều trị trong bệnh ung thư
vú. Để khám vú hiệu quả cần tuân thủ các điều kiện cần có và nắm rõ giải phẩu-sinh lý của
tuyến vú.
A. NỘI DUNG
I. GIẢI PHẨU SINH LÝ TUYẾN VÚ
Giới hạn tuyến vú: giới hạn trên tuyến vú là bờ dưới xương đòn, giới hạn dưới là
nếp vú, giới hạn trong là bờ xương ức, giới hạn ngoài là đường nách giữa.
Cấu trúc tuyến vú: tuyến vú là tuyến ngoại tiết bao gồm mô tuyến và mô đệm, chịu
sự tác động của các hormones sinh dục nữ. Mật độ tuyến vú thay đổi theo chu kỳ kinh. Mô
tuyến gồm các đơn vị tiểu thùy và các ống tuyến. Từ ngoài vào trong là lớp da, lớp mỡ
dưới da, mô vú, mô mỡ sau vú. Phía sau vú là cơ ngực lớn, cơ ngực bé và thành ngực.
Dẫn lưu bạch huyết của vú: 97% dịch bạch huyết được dẫn lưu về hạch nách. 3%
dẫn lưu về hạch vú trong và hạch Rotter. Một số đường dẫn lưu phụ băng qua xương ức
qua vú và nách đối bên, hoặc dẫn lưu đến các hạch dưới hoành và gan.
II. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ KHI KHÁM VÚ
• Phòng khám phải kín đáo, đủ ánh sáng
• Có giường khám để khám tư thế nằm
• Cần có người thứ 3 là nữ nếu người khám là nam
• Thời điểm khám tốt nhất là 5-7 ngày sau sạch kinh
III. KHÁM TUYẾN VÚ
Trước khi thực hiện khám vú cần khai thác các yếu tố về tuổi, tiền sử sản phụ khoa,
các bệnh lý nội ngoại khoa, các yếu tố nguy cơ, các thuốc điều trị trước đây, tiền căn gia
đình,…
Khám tuyến vú bao gồm quan sát và sờ nắn tuyến vú:
Quan sát:
Quan sát bệnh nhân ở 4 tư thế: ngồi với hai tay buông dọc thân mình, ngồi với hai
tay giơ lên cao, ngồi với hai tay chống hông ưỡn ra và đứng với hai tay chống vào thành
ghế người chồm ra phía trước.

Hình 1: các tư thế khi quan sát vú


Nguồn:https://www.breastcancer.org.my/about-breast-cancer/being-breast-
aware/how-to-do-bse-look-and-feel-technique/bse01/
Sau khi quan sát ghi nhận các đặc điểm:
• Hình dạng tuyến vú: sự cân xứng, đường cong sinh lý ở các tư thế khác nhau.
Nếu có bất thường cần mô tả vị trí và mức độ lan rộng.
• Da tuyến vú: ghi nhận những bất thường trên da vú như nổi mẩn đỏ, đổi màu,
phù nề, viêm, da cam, nhíu da, loét da, sẹo sinh thiết, tuần hoàn bàng hệ,…
• Quầng vú-núm vú: tụt núm vú, loét núm vú, tiết dịch núm vú và mất cân xứng
2 núm vú.
Sờ:
7 nguyên tắc khi sờ nắn vú:
• Đúng thời điểm: thời điểm lý tưởng để khám vú là sau sạch kinh 5-7 ngày
• Đủ giới hạn của tuyến vú
• Đúng tư thế: đứng, ngồi hoặc nằm
• Sờ nắn đúng cách: sờ nắn bằng mặt lòng các ngón tay 2,3,4 và so sánh 2 bên với
nhau. Khám dấu da cam bằng cách véo da. Kiểm tra có tiết dịch núm vú hay
không bằng cách ấn vào xoang sữa quanh quầng vú.
• Sờ nắn theo trình tự: day tròn các ngón tay trên tuyến vú, di chuyển một cách có
hệ thống để không bỏ sót tổn thương. Có thể di chuyển theo chiều kim đồng hồ,
zig zag theo chiều ngang hay zig zag theo chiều dọc, kiểu hình nan hoa.
• Áp lực vừa đủ: day mô vú trên thành ngực nhẹ nhàng nhưng đủ độ sâu cần thiết
• Giáo dục bệnh nhân về các kiến thức tự khám vú

Hình 2: các kiểu sờ nắn vú và khám tiết dịch núm vú


Nguồn: https://doctorlib.info/gynecology/obstetrics-gynecology/1.html
Khi phát hiện một tổn thương ở vú cần đánh giá và mô tả đầy đủ các tính chất của
sang thường:
• Vị trí: múi giờ, góc tư vú, khoảng cách tới núm vú
• Kích thước: đo đường kính lớn nhất (tính theo cm)
• Giới hạn: rõ hay không rõ
• Di động: mô tả di động trong mô vú và di động so với thành ngực
• Mật độ: mềm (như môi), căng (như nang dịch), chắc (như sụn mũi), sượng (như
xương nằm sâu dưới cơ), cứng (như xương nằm nông dưới da).
• Tính đồng nhất
• Tính chất đau
• Xâm nhiễm cấu trúc xung quanh: da, nám vú, thành ngực
IV. KHÁM HẠCH NÁCH
Nhìn: Có thể phát hiện các mảng tấy đỏ hoặc các lỗ dò hoặc các khối gồ lên.
Sờ: BN ngồi, người khám ngối đối diện. BN buông lỏng cánh tay và cẳng tay. Cẳng
tay bên khám của BN tựa lên cẳng tay bên không khám của bác sĩ để làm chùng các cơ
vùng nách. Dùng tay trái để sờ tìm hạch nách phải và ngược lại. Sờ bằng mặt lòng các ngón
tay 2,3,4,5, bàn tay hơi khum lại, day các ngón tay lên hố nách. Nếu ghi nhận hạch tiếp tục
mô tả các tính chất của hạch.

Hình 3: Khám hạch nách


Nguồn: https://geekymedics.com/breast-examination-osce-guide/
V. KHÁM HẠCH TRÊN ĐÒN VÀ DƯỚI ĐÒN
Có 2 cách khám hạch trên đòn và dưới đòn:
Người khám ngồi đối diện bệnh nhân, đặt 2 tay đối xứng qua cổ, dùng 2 ngón cái
hoặc nhiều ngón để day lên hố trên đòn và dưới đòn.
Người khám có thể đứng sau lưng bệnh nhân dùng các ngón tay 2,3,4 để day lên hố
trên đòn tìm hạch.
Lưu ý: luôn kết hợp khám toàn thân để tìm bệnh lý đi kèm cũng như các dấu hiệu
di căn xa.
B. THỰC HÀNH
• Sinh viên thực hành khám trên mô hình
• Giảng viên quan sát và hướng dẫn trực tiếp
• Mời 2-3 sinh viên lên thực hành trước lớp, giảng viên-sinh viên quan sát và nhận
xét
C. ĐÁNH GIÁ
Thi cuối module theo OSCE.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đỗ Thùy Giang, “Cách khám tuyến vú”, Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa,
ĐHYD TP. HCM

You might also like