4 LÝ THUYẾT + BÀI TẬP LIPID

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI 2 : LIPIT

I/KHÁI NIỆM : Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống , không hòa tan trong nước , nhưng tan
nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực
(Lipit là este phức tạp gồm : chất béo , sáp , steorit , photpholipit). Ta chỉ nghiên cứu chất béo
II/CHẤT BÉO :
1)Khái niệm :
-Chất béo : (còn gọi : triglixerit hay triaxyl glixerol)
Là tri este của glixerol với các axit béo
-Axit béo : là axit đơn chức , có mạch C dài không phân nhánh , có số nguyên tử C chẵn (12C → 24C)
+Axit béo no :
Axit stearic : C17H35COOH CnH2nO2
Axit panmitic : C15H31COOH
+Axit béo không no :
Axit oleic : C17H33COOH (có 1 liên kết đôi C=C) CnH2n – 2O2
Axit linoleic C17H31COOH (có 2 liên kết đôi C=C) CnH2n -4O2
* Công thức cấu tạo chung của chất béo :

CH2 - O -C - R1 R1 , R2 , R3 là các gốc hiđro


║ cacbon có thể giống nhau hoặc
O khác nhau . Nếu R1 , R2 , R3 giống nhau thì CT Chất béo
là : (RCOO)3C3H5
CH - O – C - R2

O
CH2 –O – C – R3

O

-Các chất béo :


+ chất béo no:
(C15H31COO)3C3H5 : Tripanmitin (M = 806) còn gọi : glixerol tripanmitat

(C17H35COO)3C3H5 : Tristearin ( M = 890) còn gọi : glixerol tristearat


+ chất béo không no:

(C17H33COO)3C3H5 : Triolein (M = 884) còn gọi : glixerol trioleat

(C17H31COO)3C3H5 : Trilinolein (M = 878) còn gọi : glixerol trilinoleat


2)Tính chất vật lí :
Ở nhiệt độ thường , chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn .
-Chất béo ở trạng thái lỏng chứa các gốc axit béo không no
Ví dụ : dầu mè , dầu lạc ,....
-Chất béo ở trạng thái rắn , chứa các gốc axit béo no
Ví dụ : mỡ heo , mỡ bò , ....
Mỡ động vật , dầu thực vật đều nhẹ hơn nước , không tan trong nước , nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu
cơ không phân cực như : benzen , hexan , clorofom ,....
3)Tính chất hóa học :
a.Phản ứng thủy phân :
+ Trong môi trường axit :
(C17H35COO)3C3H5 +3H2O 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
Đặc điểm : Phản ứng thuận nghịch

+ Thủy phân trong môi trường kiềm : (Phản ứng xà phòng hóa) - Phản ứng 1 chiều
Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của
các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.

(C17H35COO)3C3H5 +3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3


- Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra
nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.
- Mở rộng:
+ Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1
gam chất béo.
+ Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 gam chất béo.
b.Phản ứng cộng hiđrô của của chất béo lỏng :
- Chất béo có chứa các gốc axit béo không no tác dụng với hiđro ở nhiệt độ và áp suất cao có Ni xúc tác. Khi đó
hiđro cộng vào nối đôi C = C
Ví dụ :
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (C17H35COO)3C3H5
triolein (lỏng) tristearin (rắn)

(C17H31COO)3C3H5 + 6H2 (dư) (C17H35COO)3C3H5


Trilinolein (lỏng) tristearin (rắn)

c. Phản ứng oxi hóa :


Nối đôi C=C ở axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit , chất này bị phân
hủy thành các anđehit có mùi khó chịu
R1-C=C-R2 + O2 → R1-C - C - R2 → R1CHO + R2CHO
│ │
O─ O

4)Ứng dụng của chất béo : (sgk)


- Là thức ăn quan trọng của con người
- Nguyên liệu để tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể
- Điều chế xà phòng , glixerol.
- Sản xuất thực phẩm khác như: mì sợi , đồ hộp
...................................................................................................................................................
BÀI TẬP : CHẤT BÉO
A/LÝ THUYẾT:
Câu 1: Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây?
A.Etanol. B.Etylen glicol. C.Metanol. D.Glixerol.
Câu 2: Chất không phải axit béo là
A.Axit oleic B.Axit axetic C.Axit panmitic D.Axit stearic
Câu 3: Trong các hợp chất sau,hợp chất nào là chất béo?
A.(C2H3COO)3C3H5. B.(C2H5COO)3C3H5.
C.(C17H31COO)3C3H5. D.(C6H5COO)3C3H5.
Câu 4: Ở nhiệt độ thường , chất nào sau đây ở trạng thái rắn?
A.CH3COOC2H5. B.(C17H33COO)3C3H5. C.(C17H35COO)3C3H5. D.(C17H31COO)3C3H5.
Câu 5: Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H35COO)3C3H5 là
A.triolein. B.tristearin. C.trilinolein. D.tripanmitin.
Câu 6: Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit oleic là
A.36. B.31. C.35. D.34.
Câu 7: Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit panmitic là
A.18. B.19. C.16. D.17.
Câu 8: Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit stearic là
A.16. B.15. C.18. D.19.
Câu 9: Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit stearic là
A.36. B.31. C.33. D.34.
Câu 10: Tính chất nào sau đây không phải của triolein?
A.Là chất lỏng ở điều kiện thường.
B.Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường , tạo ra dung dịch xanh lam.
C.Thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH , thu được xà phòng.
D.Tác dụng với H2 dư (xúc tác : Ni, t0) tạo ra tristearin.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ như: benzen ,ete,…
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 12: Muốn chuyển lipit ở thể lỏng sang thể rắn , người ta tiến hành :
A.Đun nóng lipit lỏng với dung dịch kiềm. B.Đun nóng lipit lỏng với nước có axit xúc tác.
C.Đun nóng lipit lỏng với H2 xúc tác Ni. D.Hạ thấp nhiệt độ để làm đông đặc lipit lỏng.
Câu 13: Dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy
A.Giống nhau hoàn toàn. B.Chỉ khác nhau về tính chất hoá học.
C.Có bản chất khác nhau. D.Đều là lipit.
Câu 14: Đun nóng triolein trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và
A.C17H33COONa. B.C17H35COONa. C.C15H31COONa. D.C17H31COONa.
Câu 15: Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt : Na , Cu(OH)2 , CH3OH , dung dịch Br2 ,
dung dịch NaOH .Trong điều kiện thích hợp , số phản ứng xảy ra là
A.2. B.5. C.3. D.4.
Câu 16: Khi xà phòng hóa tristearin bằng dung dịch NaOH vừa đủ ta thu được sản phẩm là
A.C15H31COOH và glixerol. B.C17H35COOH và glixerol.
C.C17H35COONa và glixerol. D.C17H33COONa và glixerol.
Câu 17: Cho sơ đồ biến hoá (giả sử các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn)
Triolein A A1 A2 .Tên của A2 là
A.Axit oleic. B.Axit panmitic. C.Axit stearic. D.Axit linoleic.
Câu 17.2 . Cho sơ đồ chuyển hóa:

A. axit linoleic. B. axit oleic. C. axit panmitic. D. axit stearic.

Câu 18: Khi dầu mỡ để lâu ngày thì có mùi hôi khó chịu .Nguyên nhân do chất béo phân huỷ thành
A.Anđehit. B.Ancol. C.Axit. D.Xeton.
Câu 19: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH , số trieste được tạo ra
tối đa là
A.3. B.4. C.5. D.6.
Câu 20: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natrioleat , natristearat
(có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) và glixerol.Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A.2. B.1. B.4. D.3.
Câu 21: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người , là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể
cho cơ thể hoạt động .Ngoài ra một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất
A.glucozơ và ancol etylic. B.xà phòng và ancol etylic.
C.glucozơ và glixerol. D.xà phòng và glixerol.
Bài 1: Có các nhận định sau:
1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài với số nguyên tử cacbon
chẵn và không phân nhánh.
2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .
3. Chất béo là các chất lỏng.
4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là
A. 1, 2, 4, 5.     B. 1, 2, 4, 6.   C. 1, 2, 3. D. 3, 4, 5.
Bài 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước,
C. Chất béo bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm,
D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
Bài 3: Triolein không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2 (có xúc tác)                   B. dung dịch Br2 C. dung dịch NaOH                 D. Cu(OH)2
Bài 4: Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol?
A. tristearin B. metyl axetat      C. metyl fomat      D. benzyl axetat
Bài 6: Chất nào sau đây là chất béo?
A. Glixerol.  B. Tripanmitin.  C. Etyl axetat.  D. Tinh bột.
Bài 8: Thủy phân tristearin (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
A. C17H35COONa. B. C2H3COONa. C. C17H33COONa D. CH3COONa.
Bài 10: Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn là do chứa?
A. chủ yếu gốc axit béo không no B. glixerol trong phân tử
C. chủ yếu gốc axit béo no. D. gốc axit béo.
Bài 11. Để tạo bơ nhân tạo (chất béo rắn) từ dầu thực vật (chất béo lỏng) ta cho dầu thực vật thực hiện
phản ứng ?
A. Đehirđro hoá B. Xà phòng hoá C. Hiđro hoá D. Oxi hoá
Bài 12. Đun hỗn hợp glixerol, axit stearic, axit panmitic (H2SO4 đ) có thể thu được tối đa mấy trieste ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Bài 13. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại
trieste được tạo ra tối đa là
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Bài 14. Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm
glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Bài 15. Xà phòng hóa chất béo X, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối là natriolat, natri panmitat có tỉ
lệ mol 1:2. Hãy cho biết chất X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Bài 16. Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat,
natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là
A. 860 B. 862 C. 884 D. 886
Bài 17. Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm
glixerol, natri oleat, natri stearat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Bài 18. Khi xà phòng hóa điglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm
glixerol, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 8.
Bài 19. Xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 chất béo (có số mol bằng nhau) bằng dung dịch
NaOH, thu được glixerol và 2 muối gồm natri panmitat và natri stearat (biết số mol của hai muối này
cũng bằng nhau). Hãy cho biết có bao nhiêu trường hợp X thỏa mãn ?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
B/ BÀI TẬP TÍNH TOÁN
I.PHẢN ỨNG THỦY PHÂN :
Công thức chung của chất béo (RCOO)3C3H5
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
  nNaOH = nRCOONa = 3nchất béo = 3nglixerol
* Nhận xét: Dạng bài tập này thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải.
mchất béo  + mNaOH = mmuối + mglixerol
Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X bằng lượng vừa đủ NaOH, thu được 0,5 mol glixerol và 459
gam muối khan. Giá trị của m là
A.445. B.442. C.444. D.443.
Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng triglixerit X cần V ml dung dịch NaOH 1M , thu được 9,2 gam
glixerol .Giá trị của V là
A.100. B.150. C.200. D.300.
Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng tristearin trong NaOH , sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,2 gam
glixerol .Khối lượng muối thu được là
A.61,2 gam. B.91,8 gam. C.30,6 gam. D.122,4 gam.
Câu 4: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH .Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được khối lượng xà phòng là
A.17,8 gam. B.18,24 gam. C.16,68 gam. D.18,38 gam.
Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong KOH , thu được m gam kali stearat .Giá trị của m là
A.193,2. B.200,8. C.211,6. D.183,6.
Câu 6: Cho 45 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1,5M được m gam xà phòng.
Giá trị của m là
A.15,2. B.40,6. C.46,4. D.37,2.
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH , đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và
91,8 gam muối .Giá trị của m là
A.93. B.101. C.85. D.89.
Câu 8: Thủy phân 17,8 gam tri stearin bằng 350ml dung dịch KOH 0,2M thu được glixerol và dung dịch Y .
Cô cạn Y thu được m gam chất rắn .Giá trị của m là
A.19,32. B.19,88. C.18,76. D.7,00.
Câu 9: Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch KOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 gam
glixerol và 9,58 gam hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic và axit oleic .Giá trị của a là
A.8,92. B.9,91. C.10,9. D.8,82.
Câu 10: Khi thuỷ phân hoàn toàn a gam một chất béo X thu được 1,38 gam glixerol , m gam natrioleat và
9,06 gam natrilinoleat .Giá trị của a là
A.3,04. B.6,08. C.4,56. D.13,2.
Câu 11: Đun sôi một triglixerit X với dung dịch KOH dư thì thu được 0,92 gam glixerol , m gam muối của
kali oleat và 3,18 gam muối kali linoleat .Công thức của triglixerit X là
A.(C17H33COO)3C3H5. B.C17H33COOC3H5 (C17H31COO)2.
C.(C17H33COO)3C3H5. D.C17H31COOC3H5 (C17H33COO)2.
Câu 12: Hỗn hợp Y gồm axit oleic và triolein .Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y cần vừa đủ 0,7 lít dung dịch
NaOH 1M thu được 20,7 gam glixerol .Giá trị gần nhất với m là
A.200. B.210. C.206. D.204.
Câu 13: Xà phòng hóa hoàn toàn 21,45 gam chất béo cần dùng 3 gam NaOH thu được 0,92 gam glixerol và m
gam hỗn hợp muối natri .Giá trị của m là
A.23,53. B.22,72. C.26,10. D.37,65.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn 88,8 gam một triglixerit thu được 9,2 gam glixerol và 2 loại axit béo .Hai loại axit
béo đó là :
A.C17H31COOH và C17H33COOH. B.C15H31COOH và C17H35COOH.
C.C17H33COOH và C15H31COOH. D.C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 15: Một loại mỡ chứa 40% triolein , 20% tri panmitin và 40% tristearin về khối lượng .Xà phòng hóa hoàn
toàn m gam mỡ thu được 138 gam glixerol .Giá trị của m là
A.1306,2. B.1304,3. C.1209. D.1335,4.
Câu 16 : Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được khối lượng xà phòng là
   A. 16,68 gam.            B. 18,38 gam. C. 18,24 gam. D. 17,80 gam.
Câu 17: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng,
thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2.
Câu 18: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và
91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 89. B. 101.C. 85. D. 93.
Câu 19: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12 gam. B. 18,36 gam. C. 19,04 gam. D. 14,68 gam.
Câu 20: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam.
Câu 21: Hidro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít H2 (xt Ni,t0 , ở đktc). Giá trị V là
A. 4,032. B. 0,448. C. 1,344. D. 2,688.
Câu 22: Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị
của m là
A. 200,8. B. 183,6. C. 211,6. D. 193,2.
Câu 23: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại
axit béo đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH. D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 24: Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 cần dùng 1,2kg NaOH. Biết hiệu suất phản
ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:
A. 8,100kg B. 0,750kg C. 0,736kg D. 6,900kg
Câu 25: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam
glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị
của m là
A. 3,2    B. 6,4    C. 4,6    D. 7,5
Câu 26: Thuỷ phân hoàn toàn một lipit trung tính bằng NaOH thu được 46 gam glixerol (glixerin) và 429 gam
hỗn hợp 2 muối. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C15H31COOH. D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 27 Xà phòng hóa hoàn toàn m (g) chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77g muối. Nếu thay
dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 17,81g muối. Giá trị của m là
A. 18,36.    B. 17,25.     C. 17,65.     D. 36,58.
II/PHẢN ỨNG HIĐRO HÓA :
Câu 1: Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2(đktc) .Giá trị của V là
A.4,032. B.0,448. C.1,344. D.2,688.
Câu 2: Hiđro hóa hoàn toàn m gam triolein thì thu được 89 gam tristearin.Giá trị của m là
A.84,8. B.88,4. C.48,8. D.88,9.
Câu 3: Thể tích H2(đktc) cần để hiđrohoá hoàn toàn 1 tấn triolein (glixerol trioleat) nhờ xúc tác Ni , t0 là
A.760,18 lít. B.76018 lít. C.7,6018 lít. D.7601,8 lít.
Câu 4: Khối lượng triolein cần để sản xuất 5 tấn tristearin là
A.4966,2 kg. B.49600 kg. C.49,66 kg. D.496,63 kg.
Câu 5: Để hiđro hoá hoàn toàn 17,56 gam tri linolein cần tối thiểu một lượng hiđro là
A.0,12gam. B.0,24gam. C.0,36 gam. D.0,04 gam.
Câu 6: Cho m gam triolein tác dụng hoàn toàn với H2 dư thu được (m + 0,3) gam chất X .Nếu cho toàn bộ X
tác dụng với dung dịch KOH dư , đun nóng , thu được a gam muối .Giá trị của a là
A.45,6. B.45,9. C.48,3. D.48,0.
III/PHẢN ỨNG CHÁY –THỦY PHÂN – TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BROM:
Câu 1: Thủy phân triglixerit X thu được các axit béo gồm axit oleic , axit panmitic và axit stearic .Số mol O2
cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam. X là
A.0,72. B.084. C.0,90. D.0,78.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol triglixerit X , thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol .Mặt khác ,
cho a mol X trên tác dụng tối đa với 600ml dung dịch Br2 1M .Giá trị của a là
A.0,18. B.0,20. C.0,30. D.0,15.
Câu 3: Đốt cháy 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ , thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam H2O.
Mặt khác , 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M .Giá trị của V là
A.120ml. B.360ml. C.240ml. D.480ml.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic , axit panmitic ) .Sau phản ứng thu
được 20,16 lít CO2 (đktc) và 15,66 gam H2O .Xà phòng hóa m gam X (H=90%) thì thu được khối lượng glixerol

A.1,380. B.2,484. C.1,242. D.2,760.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2 , thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol
H2O .Mặt khác , cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH , thu được b gam muối .Giá trị của b là
A.53,16. B.57,12. C.60,36. D.54,84.
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn chất béo X , sau phản ứng thu được axit oleic và axit linoleic .Nếu đốt cháy hoàn
toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2 .Mặt khác , m gam X tác dụng vừa đủ với Vml
dung dịch Br2 1M .Giá trị của V là
A.240. B.360. C.120. D.150.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một chất béo X cần dùng vừa đủ 6,36 mol O2 .Mặt khác , cho lượng X trên
vào dung dịch nước brom (dư) thấy có 0,32 mol Br2 tham gia phản ứng .Nếu cho lượng X trên tác dụng hết với
NaOH thì khối lượng muối khan thu được là
A.72,8. B.88,6. C.78,4. D.58,4.
Câu 8:Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat.
Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O 2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác
dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,08. C. 0,20. D. 0,16.
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ , thu được glixerol và m gam hỗn
hợp muối .Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O .Mặt khác , a mol X tác dụng
tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch .Giá trị của m là
A.20,15. B.20,60. C.23,35. D.22,15.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng O2 vừa đủ .Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp
thụ hết vào bình đựng nước vôi trong (dư) thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm
9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu .Mặt khác , thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dung dịch
NaOH (dư) , đun nóng , thu được dung dịch chứa a gam muối .Giá trị của a là
A.9,74. B.8,34. C.4,87. D.7,63.
Câu 11: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH (dư) , đun nóng , sinh ra glixerol và
hỗn hợp 2 muối gồm natri oleat và natri linoleat .Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,385 mol O2 sinh ra
1,71 mol CO2 .Phát biểu nào sau đây đúng ?
A.Giá trị của m là 26,46.
B.Phân tử chứa 3 liên kết đôi C=C.
C.Hiđro hóa hoàn toàn X (xt : Ni , t0) thu được tri olein.
D.Phân tử X chứa 54 nguyên tử cacbon.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 22,4 gam hỗn hợp X gồm (axit acrylic , vinyl axetat , metyl acrylat và axit oleic) .Sau
phản ứng thu được a gam CO2 và 9 gam H2O .Dẫn toàn bộ CO2 sinh ra vào 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu
được bao nhiêu gam kết tủa .Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
A.88,65. B.29,55. C.59,10. D.39,40.
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và
natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O 2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m
gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,08. C. 0,20. D. 0,16.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH , thu được glixerol và dung dịch chứa m
gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat , natri panmitat và C17HyCOONa).Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần vừa đủ
1,55 mol O2 , thu được H2O và 1,1 mol CO2 .Giá trị của m là
A.17,96. B.16,12. C.19,56. D.17,72.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2 , thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam
H2O .Mặt khác , thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH đun nóng , thu được dung dịch chứa b gam
muối .Giá trị của b là
A.35,60. B.36,72. C.31,92. D.40,04.
Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 chất béo trong môi trường axit , thu được hỗn hợp gồm
axit stearic , axit panmitic và glixerol .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 7,79 mol O2 , sản phẩm cháy
dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư , thu được dung dịch Y có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu .Giá
trị gần nhất của m là
A.220. B.240. C.210. D.230.
Câu 17: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung
dịch NaOH dư, thu được 57,84 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 4,98 mol O 2,
thu được H2O và 3,48 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 34,48 gam. B. 32,24 gam. C. 25,60 gam. D. 33,36 gam.
Câu 18: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung
dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần đủ 7,47 mol O 2, thu
được H2O và 5,22 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 50,04 gam. B. 53,40 gam. C. 51,72 gam. D. 48,36 gam.
...............................................................................................................................

You might also like