8 năm thăng trầm lãi suất

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

!

"

TÀI CHÍNH

Ngân hàng

15:37 11/06/2012

8 năm thăng trầm lãi suất


Viết Chung
Thích 3 Chia sẻ

Sau 8 năm, sau những thăng trầm và xáo


trộn, một lần nữa lãi suất huy động VND
rút về 9%/năm phổ biến trên bảng niêm
yết

Thị trường từng chứng kiến những mức lãi


suất khủng khiếp với đời sống ngắn ngủi khi
bị cơ quan quản lý tuýt còi.

Sau 8 năm, một lần nữa lãi suất huy động


VND rút về mốc 9%/năm phổ biến trên
bảng niêm yết. Đó là 8 năm sóng gió và
không ngừng biến động với nhiều xáo trộn
trên thị trường.

VnEconomy điểm lại những nét chính của


diễn biến lãi suất huy động VND trong 8 năm
qua.

Năm 2005:

Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) là thành


viên đầu tiên đưa mức lãi suất huy động VND
vượt mức 9%/năm kỳ hạn 12 tháng hồi tháng
8/2005. Đây là mức hấp dẫn nhất trên thị
trường tại thời điểm đó. Mức cao nhất tại
ngân hàng này là 9,12%/năm, trong khi các
thành viên khác phổ biến từ 8,4% - 9%/năm.

Đây cũng là năm gần nhất lãi suất huy động


VND giữ được sự ổn định tương đối.

Năm 2006:

Sau khi SeABank tiếp tục nâng mức lãi suất


huy động VND lên mức 9,24%/năm từ
29/12/2005, hầu hết khối ngân hàng cổ phần
đều có mức lãi suất vượt mức 9%/năm vào
đầu năm 2006. Cùng với đó, thị trường đón
nhận các đợt tăng liên tiếp lãi suất huy động
USD với sự tham gia của các ngân hàng lớn
nhỏ, mức cao nhất ghi nhận ở 5%/năm.

Năm 2007:

Cuộc đua lãi suất huy động VND chính thức


khởi tranh vào đầu năm 2007 với tín hiệu
đầu tiên từ Ngân hàng Kỹ thương
Techcombank, ở sản phẩm “Tiết kiệm điện
tử” với 9,48%/năm.

Không mạnh, nhưng suốt năm 2007 thị


trường chứng kiến sự nhiều lần điều chỉnh,
và đến tháng 11 Ngân hàng An Bình
(ABBank) đánh dấu mức tăng vượt trội, vượt
trên 10%/năm ở kỳ hạn 24 tháng. Ngay lập
tức Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank)
và SeABank chính thức nhập cuộc đưa mức
lên mức 10,08%/năm.

Năm 2008:

Đầu 2008, cuộc đua lãi suất bắt đầu bùng nổ,
biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất
qua đêm trên liên ngân hàng với các kỷ lục
20%, 25% liên tục bị đánh đổ, và đỉnh điểm
là mức chào 27%/năm…

Ngày 20/2, SeABank quyết định nâng lãi suất


lên cao nhất trên thị trường với 12%/năm.
“Lãi suất căng như dây đàn” là cụm từ được
dùng để miêu tả giai đoạn này, vì DongA
Bank và ABBank tức thì có lãi suất cao nhất
13,56%/năm và 13,8%/năm. Một lần nữa,
SeABank tạo mũi nhọn mới khi ngày
27/2/2008 áp tới 14,4%/năm cùng với chính
sách thưởng vàng.

Liên tiếp những tháng sau đó, cuộc đua diễn


ra căng thẳng. Và một sự trùng hợp ngẫu
nhiên, cũng là ngày 11/6 ba năm về trước, thị
trường chứng kiến mức lãi suất huy động
khủng khiếp, cũng tại SeABank trong chương
trình “Siêu lãi suất mới hấp dẫn”:
19,2%/năm! Mức lãi suất này chỉ triển khai
được đúng 1 ngày sau khi bị buộc gỡ xuống
cùng với hiện tượng người dân xếp hàng.

Sau các cuộc họp giữa các thành viên qua


Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của
Ngân hàng Nhà nước, từ nửa sau 2008 lãi
suất bắt đầu hạ nhiệt nhanh chóng, tại thành
hai nửa đối lập. Đến cuối năm, các ngân hàng
rút về phổ biến chỉ còn 9%/năm.

Năm 2009:

Từ những ảnh hưởng khủng hoảng trên thế


giới, sản xuất kinh doanh trong nước rơi vào
khó khăn. Đây là năm thứ hai trong quãng 8
năm qua lãi suất huy động VND tương đối ổn
định quanh 9%/năm, cũng là năm có chính
sách cấp bù lãi suất kích cầu của Chính phủ.

Điểm nổi bật trong năm này là câu chuyện


của đường cong lãi suất, khi nó được kéo
thẳng ở hầu hết các kỳ hạn. Trạng thái này
kéo dài cho đến trước ngày 11/6/2012.

Năm 2010:

Những biến động nửa đầu năm đẩy lãi suất


huy động VND lên quanh 11%/năm. Đồng
thuận lãi suất là yêu cầu quen thuộc đặt ra
giữa các ngân hàng trong năm này.

Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối


năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã
họp với các thành viên, đồng thuận không
quá 12%/năm được đưa ra vào ngày 5/11. Tuy
nhiên, sau đó nhiều thành viên “phá rào”, lãi
suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm…

Đỉnh điểm, sự kiện 3 ngày vàng của


Techcombank diễn ra ngày 8/12/2010, mức
lãi suất được nâng lên mức 17%/năm, cùng
chính sách tặng ngay 500.000 đồng khi giới
thiệu khách hàng gửi tiết kiệm mới từ 1 tỷ trở
lên đã gây chấn động thị trường. Phản ứng
cạnh tranh ghi nhận ở sự kiện này là
SeABank cũng lập tức nâng lên 18%/năm.
Những lãi suất gây sốc này nhanh chóng bị
chấm dứt, lãnh đạo Techcombank bị Ngân
hàng Nhà nước khiển trách.

Năm 2011:

Nếu năm 2010, các đồng thuận lãi suất 11%,


12% rồi 14%/năm được đặt ra, thì đến đầu
2011 nó tiếp tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3, Ngân
hàng Nhà nước ban hành Thông tư số
02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần
14%/năm, và sau đó là những xáo trộn từ các
thỏa thuận ngầm, sự nở rộ của các giao dịch
ủy thác…

Nửa cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước


thực hiện nghiêm quy định trần, một số ngân
hàng bị xử lý mà lần đầu tiên trong hệ thống
có cụm từ “ngân hàng cài bẫy lẫn nhau”.

Năm 2012:

Chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, Ngân


hàng Nhà nước liên tiếp hạ trần lãi suất huy
động VND, từ 14%/năm xuống còn 9%/năm
có hiệu lực từ hôm nay (11/6). Cơ chế áp trần
cũng thay đổi, mở tự do hóa lãi suất từ kỳ hạn
12 tháng trở lên.

Phía sau loạt điều chỉnh này, đặc biệt là về cơ


chế, đường cong lãi suất bắt đầu định hình lại
với lãi suất tại nhiều thành viên đã cao hơn ở
các kỳ hạn dài.

Và như vậy, sau 8 năm, lãi suất huy động


VND một lần nữa trở về mốc 9%/năm phổ
biến trên biểu niêm yết.

Cùng chuyên mục

Bóc mẽ chiêu làm Hiệp hội Ngân


giả hồ sơ cá nhân, hàng sửa điều lệ để
"qua mặt" CIC phù hợp với các quy
định của pháp luật

Ngân hàng Nhà Standard


nước chính thức mở Chartered: Triển
kênh hút tiền vọng ngành ngân
hàng tại Việt Nam
rất tốt

Tỷ giá sẽ leo lên Người dân có thể


23.600 VND/USD rút tiền tại ATM
trước áp lực từ FED bằng căn cước công
dân gắn chip

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO KẾT NỐI TÒA SOẠN

Tổng biên tập:


TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính

Giấy phép Tạp chí điện tử số:


272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh
tế Việt Nam

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản
của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách
nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050

You might also like