Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1.

 Tìm trạng ngữ có trong câu sau:


–  Mấy hôm trước, trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích, đường lầy lội.
– Trong các thửa ruộng, hàng lúa xanh tươi rập rờn theo chiều gió.
– Xa xa, đám lúa giống mới đã ngã màu vàng.
– Một mùa xuân tươi đẹp lại về. Từ những cành cây khẳng khiu, xams xịt,
những mầm non xanh mởn đã nhú lên.
-Mùa này, bãi ngô của hợp tác xã quê em rất xanh tốt. Mới dạo nào, những
cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây cao lớn .
Quanh thân cây, những lá ngô rộng dài trỗ ra mạh mẽ, nõn nà. Trên ngọn,
một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên.
Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các câu sau
a) Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.
b) Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.
c) Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả.
d)  Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện
thật tốt.
e) Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.
Câu 3. Gạch chân bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết trạng ngữ
đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
a) Khi phương đông vừa vấn bụi hồngcon họa mi ấy lại hót vang lừng.
b) Để làm ra buồng ra nải,cây mẹ phải đua hoa chúc xuôi sang một phía.
c) Bằng một giọng thân tình ,thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài
đầy đủ.
d) Nhờ tinh thần ham học hỏi, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
đ) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại
e) Bên bờ biển, anh họa si vừa vẽ tranh vừa nghe nhạc.
g) Anh đã làm nên bao điều kì lạ, với mẫu bút chì.
h) Trên đường ta về lại thủ đô
   Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ.
i) Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng,trên đường đi công
tác ,Bác Hồ  đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.
k) Hoa lá , quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới đất
đua nhau toả mùi thơm.
l)  Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền,
trên cạn hổ rình xem hát, con người/ phải thông minh và giàu nghị lực lắm.
Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau
1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.
2. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.
3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa
khép miệng bắt đầu kết trái.
4. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và
lặng lẽ.
22. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
23. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc
lên những bông hoa tím.
24. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
25. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc
ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
26. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
27. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
28. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má
Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.
29. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "cá sấu cản trước mũi thuyền", trên
cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
30. Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng
bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
31. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề
phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo
hình của nhân dân.
32. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.
33. Học quả là khó khăn vất vả.
34. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
35. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
36. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh
mông trên khắp các sườn đồi.
37. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên
hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía Cù Lao.
38. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất.

CÂU CẢM, CÂU KHIẾN

1. Đặt câu cảm cho các tình huống sau :


a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm
để bày tỏ sự thán phục.
b) Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng
nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.
6) Đặt 1 câu yêu cầu lịch sự để xin cô giáo giảng lại bài toán.
…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

7) Tìm 4 từ ngữ liên quan đến phương tiện giao thông và địa điểm tham quan du lịch.
…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

8) Chuyển các câu kể sau thành câu cảm và câu khiến:


a) Mai hát hay.
Câu cảm:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Câu khiến:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

9) Các câu cảm sau đây biểu lộ cảm xúc gì?


a) Ồ, bạn Lan hát hay quá!

…………………………………………………………

…………………………………………………………

b) Ôi, Con vật gì nhìn kinh khủng quá!

…………………………………………………………

…………………………………………………………

c) Trời, sao bạn ấy biết nhỉ!

…………………………………………………………

…………………………………………………………

d) A, mình được điểm 10!

…………………………………………………………

…………………………………………………………

10) Gạch dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ ấy chỉ gì?
a) Bên bờ hồ, một con cá sấu đang rình mồi.
b) Trên tầng cao, chuồn chuồn nước bay lượn.

11) Thêm trạng ngữ vào các câu sau đây:


a) ………………………………………………………… trăm hoa đua nở.

b) ……………………………………………………………… các em chơi đùa vui vẻ.

12) Tìm các trạng ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) ……………… …………………………………………………………., trường em vừa xây
thêm hai dãy phòng học.

b) ………………………………………………………….., chúng em được cô giáo khen.

13) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ các câu sau đây:
Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Miệng
tê tê nhỏ, không có răng. Lưỡi của nó dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm 3 nhánh. Thức ăn
của nó là sâu bọ, chủ yếu là kiến.

14) Gạch dưới trạng ngữ và cho biết trạng ngữ chỉ ý gì cho các câu dưới đây:
Sáng nay, trời rét căm căm.

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Nhờ bạn Mai, em học tiến bộ.

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Để thực hiện nếp sống văn minh đô thị, chúng em không xả rác, không khạc nhổ bừa
bãi

…………………………………………………………

…………………………………………………………
17) Xếp các từ sau đây vào nhóm từ thích hợp: Lạc quan, lạc điệu, lạc thú, lạc đường, lạc
hậu, lạc đề
a) Nhóm từ lạc có nghĩa là “vui mừng”

…………………………………………………………

…………………………………………………………

b) Nhóm từ lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”

…………………………………………………………

…………………………………………………………

24) Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người
Việt Nam. Đặt câu với 1 thành ngữ vừa tìm.
…………………………………………………………

…………………………………………………………

Đặt câu:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Câu 5: Tìm câu cảm có trong đoạn trích sau?

Tên sĩ quan phát xít không còn tin ở mắt mình nữa.

Trước mặt hắn vẫn là chú bé mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm
qua.

Tên sĩ quan đưa tay lau mồ hôi vã ra trên trán và rền rĩ:

- Ôi lạy chúa!

Đất nước này thật là ma quỷ!


Ý nghĩa của câu tục  ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Với câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Đó chính là thế giới bên ngoài còn rất nhiều điều để học hỏi và kiến thức cần phải luôn
được cập nhật mỗi ngày. Chính vì vậy mỗi người hãy nâng cao tinh thần tự học hỏi, luôn
biết nắm bắt các cơ hội để trao dồi cho bản thân.

You might also like