NguyenNgocThaoLy 17110182

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 110

Hoàn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC


CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM

SVTH : NGUYỄN NGỌC THẢO LY


MSSV : 17110182
Khóa : 2017
Ngành : KẾ TOÁN
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ THU HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC


CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM

SVTH : NGUYỄN NGỌC THẢO LY


MSSV : 17110182
Khóa : 2017
Ngành : KẾ TOÁN
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ THU HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***----
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC THẢO LY MSSV: 17110182
Ngành: Kế toán Lớp: 17125CL2A
Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG ĐT: 0909 458 669
Ngày nhận đề tài: Ngày nộp đề tài:
1. Tên đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- Các tài liệu có liên quan đến việc tìm hiểu về khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp như Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC, Giáo trình kiểm
toán, Chương trình kiểm toán mẫu VACPA,…
- Tài liệu chung hướng dẫn quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và chương trình kiểm toán
khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH Kiểm toán
DFK Việt Nam.
- Các tài liệu, sổ sách kế toán, hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc liên quan đến kiểm toán khoản
mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH ABC của Công ty
TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
3. Nội dung thực hiện đề tài:
- Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp.
- Tìm hiểu về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam (Minh họa tại khách hàng ABC).
- Dựa trên những kiến thức đã tìm hiểu và quan sát thực tế khi tham gia thực tập, đưa ra những
nhận xét chung về công tác kiểm toán và quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam. Từ đó, đề xuất các
giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại trong công tác kiểm toán cũng
như trong quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
của DFK.
4. Sản phẩm: Bài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về đề tài “Quy trình kiểm toán khoản mục
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.”.
TRƯỞNG NGÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

i
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

*******

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên Sinh viên: NGUYỄN NGỌC THẢO LY MSSV: 17110182
Ngành: Kế toán
Tên đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG
NHẬN XÉT
1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
2. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
3. Khuyết điểm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
4. Đề nghị cho bảo vệ hay không?
..................................................................................................................................................
5. Đánh giá loại:
..................................................................................................................................................
6. Điểm:……………….(Bằng chữ:.......................................................................................)
..................................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20…


Giáo viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

ii
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

*******

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


Họ và tên Sinh viên: NGUYỄN NGỌC THẢO LY MSSV: 17110182
Ngành: Kế toán
Tên đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Họ và tên Giáo viên phản biện: ...............................................................................................
..................................................................................................................................................
NHẬN XÉT
1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
2. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
3. Khuyết điểm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
4. Đề nghị cho bảo vệ hay không?
..................................................................................................................................................
5. Đánh giá loại:
..................................................................................................................................................
6. Điểm:……………….(Bằng chữ:........................................................................................)
..................................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20…


Giáo viên phản biện
(Ký & ghi rõ họ tên)

iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khoảng thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhờ có sự chỉ dẫn nhiệt tình của Quý thầy
cô phụ trách giảng dạy mà em đã tích lũy được những kiến thức chuyên môn bổ ích
cùng với những kỹ năng mềm cần thiết. Song song với việc giảng dạy lý thuyết,
thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ công việc của mình,
không chỉ giúp cho em hình dung được những kiến thức đã học sẽ áp dụng vào thực
tế như thế nào mà còn mở rộng hướng phát triển sự nghiệp sau này.
Em vô cùng biết ơn và muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô đã trực
tiếp phụ trách giảng dạy, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thu Hồng, người đã cho em
những chỉ dẫn tận tình, giúp em xây dựng định hướng phát triển đề tài khóa luận tốt
nghiệp, luôn quan tâm, hỗ trợ và đồng hành cùng em trong suốt khoảng thời gian
hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Công ty
TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam đã luôn sẵn sàng tạo cơ hội cho em được tiếp cận
công việc thực tế với vai trò trợ lý kiểm toán. Em vô cùng cảm kích và biết ơn các
anh chị trong phòng kiểm toán số 3, dù cho lịch trình công việc dày đặc nhưng các
anh chị luôn dành thời gian tận tình chỉ bảo và hỗ trợ em hết mình trong quá trình
thực tập.
Tuy bản thân đã nỗ lực học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài khóa luận tốt
nghiệp nhưng do thời gian thực tập có hạn cũng như vốn kiến thức chuyên môn và
kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài khóa luận tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý thầy cô để
hoàn thiện tốt hơn đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Thảo Ly

iv
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai loại chi phí phát sinh
ở hầu hết các doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong tổng chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp. Hai khoản chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định
thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, hai khoản mục
chi phí này dễ bị tác động để điều chỉnh kết quả kinh doanh theo mong muốn của
doanh nghiệp. Nhận định được tầm quan trọng của việc kiểm toán khoản mục chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài “Quy trình
kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam” để
làm khóa luận tốt nghiệp. Bài khóa luận tốt nghiệp được chia thành 4 chương, ở
Chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam, bao gồm các thông tin chung về công ty, quá trình hình thành và phát triển, cơ
cấu tổ chức quản lý, các đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như các dịch vụ mà
Công ty cung cấp. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu về quy trình kiểm toán báo cáo
tài chính của Công ty, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng ở Chương 3.
Ở Chương 2, tác giả tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến kiểm
toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tác giả nghiên
cứu và tìm hiểu về khái niệm, kết cấu tài khoản, nội dung, đặc điểm của khoản mục
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng khái
quát về tầm quan trọng của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu kiểm toán, căn cứ kiểm toán, các
sai sót thường gặp khi kiểm toán hai khoản mục này cũng như tìm hiểu vể quy trình
kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đồng thời,
tác giả cũng nêu ra các điều kiện để một khoản chi phí được trừ khi xác định thuế
thu nhập doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc thực hiện thủ tục rà soát kỹ lưỡng các
khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không được trừ ở Chương 3.
Ở Chương 3, tác giả trình bày về chương trình kiểm toán khoản mục chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam, mô tả chi tiết thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp tại khách hàng ABC. Dựa vào những quan sát trong
quá trình thực tập cũng như thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp, tác giả đưa ra nhận xét và đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại trong công tác kiểm toán nói
chung cũng như trong quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp nói riêng tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
v
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH
Selling, general and administrative expenses are two types of expenses
incurred in most businesses, playing an important role in the total cost of doing
business. These two expenses have a direct impact on an enterprise's determination
of corporate income tax and profit. Therefore, these two expense items are
effortlessly affected to adjust business results according to the intention of the
enterprise. Recognizing the significance of auditing the selling, general and
administrative expenses items, the author has chosen the topic "The process of
auditing the selling, general and administrative expenses items in an audit of
financial statements at DFK Vietnam Auditing Company Limited" for
graduation thesis. The graduation thesis was divided into four chapters, in Chapter
1, the author introduced an overview of DFK Vietnam Auditing Co., Ltd., including
general information about the Company, the process of formation and development,
organizational structure, business operation characteristics as well as services
provided by the Company. In addition, as a foundation for analyzing the situation in
Chapter 3, the author introduced the Company's process in an audit of financial
statements.
In Chapter 2, the author systematized the theoretical basis related to the audit
of selling and administrative expenses. The author researched and learned about the
concept, account structure, content, characteristics of selling, general and
administrative expenses items. Furthermore, the author generalized the importance
of auditing selling, general and administrative expenses in the audit of financial
statements, audit objectives, audit bases, common errors when auditing these two
items, and learned about the process of auditing these two items. Simultaneously,
the author outlined the conditions for an expense to be deductible when calculating
corporate income tax, as a foundation for conducting a thorough review of non-
deductible selling, general and administrative expenses in Chapter 3.
In Chapter 3, the author described in detail the real state of the audit procedure
of selling, general and administrative expenses items applied to client ABC, as well
as the program to audit the selling, general and administrative expenses items of
DFK Vietnam Auditing Co., Ltd. Based on observations made during the internship
as well as the actual audit of selling, general and administrative expenses, the author
maked comments and proposed a number of solutions to help complete the
problems that still exist in audit work in general and in the process of auditing the
selling, general and administrative expenses items in particular at DFK Vietnam
Auditing Co., Ltd.
vi
vii
MỤC LỤC
TRANG
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP............................................................i
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................ii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN........................................iii
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................iv
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT...........................................................................v
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH...........................................................................vi
MỤC LỤC.............................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................xii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH.......................................................xiii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
5. Kết cấu đề tài......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN DFK VIỆT NAM.........................................................................................4
1.1 Thông tin chung về công ty..............................................................................4
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.................................................5
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty..................................................................6
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý....................................................................6
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.........................................................6
1.4 Đặc điểm hoạt động của công ty......................................................................7
1.4.1 Nguyên tắc hoạt động................................................................................7
1.4.2 Mục tiêu hoạt động....................................................................................8
1.4.3 Định hướng phát triển................................................................................8
1.4.4 Đội ngũ nhân viên......................................................................................9

viii
1.4.5 Nguồn khách hàng.....................................................................................9
1.5 Các dịch vụ cung cấp.......................................................................................9
1.5.1 Dịch vụ kiểm toán......................................................................................9
1.5.2 Dịch vụ kế toán........................................................................................10
1.5.3 Dịch vụ tư vấn thuế..................................................................................10
1.5.4 Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp...................................................................10
1.5.5 Dịch vụ quản trị rủi ro..............................................................................11
1.5.6 Dịch vụ chuyển giá..................................................................................12
1.6 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của DFK Việt Nam............................13
1.6.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán............................................................14
1.6.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.................................................................18
1.6.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán...............................................................20
TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ
BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.................................22
2.1 Khái quát chung về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp..........22
2.1.1 Khái niệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp..................22
2.1.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp........................................................................................23
2.1.3 Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.............25
2.2 Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán báo cáo tài chính.........................................................................25
2.2.1 Tầm quan trọng của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính.........................................................25
2.2.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp....26
2.2.3 Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.......26
2.2.4 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp.....................................................................................................27
2.2.5 Điều kiện để các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp...............................................................................................................28
2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp................................................................................................................... 28
2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị...................................................................................28
ix
2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.................................................................30
2.3.2.1 Thủ tục chung....................................................................................30
2.3.2.2 Thủ tục phân tích...............................................................................31
2.3.2.3 Thử nghiệm chi tiết............................................................................31
2.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán...............................................................32
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................33
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI
PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM..............................................................34
3.1 Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp tại DFK.....................................................................................................34
3.2 Minh họa quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp tại khách hàng ABC.......................................................................37
3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán............................................................37
3.2.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng.........................................37
3.2.1.2 Tìm hiểu về Công ty ABC.................................................................38
3.2.1.3 Tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ toàn
doanh nghiệp.................................................................................................39
3.2.1.4 Xác lập mức trọng yếu.......................................................................40
3.2.1.5 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán. 41
3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán.................................................................41
3.2.2.1 Thực hiện các thủ tục chung..............................................................41
3.2.2.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát mức độ khoản mục chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp....................................................................44
3.2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích...............................................................45
3.2.2.4 Thực hiện thử nghiệm chi tiết............................................................50
3.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán...............................................................63
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................65
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................66
4.1 Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại DFK Việt Nam.............................66
4.1.1 Ưu điểm...................................................................................................66
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại và giải pháp.....................................................67

x
4.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp tại DFK Việt Nam......................................................................78
4.2.1 Ưu điểm...................................................................................................78
4.2.2 Những vấn đề còn tồn tại và giải pháp.....................................................79
TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................85
KẾT LUẬN............................................................................................................86
PHỤ LỤC............................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................180

xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
Tên viết tắt Tên đầy đủ
T
01 BCTC Báo cáo tài chính
02 BGĐ Ban Giám đốc
03 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
04 BHXH Bảo hiểm xã hội
05 BHYT Bảo hiểm y tế
06 CCDC Công cụ dụng cụ
07 BCĐPS Bảng cân đối phát sinh
08 CPBH Chi phí bán hàng
09 CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 DFK Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam
11 GTGT Giá trị gia tăng
12 KPCĐ Kinh phí công đoàn
13 KTV Kiểm toán viên
14 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
15 TK Tài khoản
16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
17 TSCĐ Tài sản cố định
18 Tỷ lệ CPBH/DT Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu
19 Tỷ lệ CPQLDN/DT Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu
20 Tỷ lệ CPQLDN/DTT Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần
21 VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

xii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả xác lập mức trọng yếu cho Công ty ABC Trang 40
Bảng 3.2: Các khoản giảm chi phí bán hàng Trang 57
Bảng 3.3: Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp Trang 57
Bảng 3.4: Nghiệp vụ mua hoa tươi và giao – nhận hàng Trang 59
Bảng 3.5: Nghiệp vụ tổ chức hội nghị Trang 59
Bảng 3.6: Nghiệp vụ 10 – Chi phí quảng cáo Trang 60
Bảng 3.7: Nghiệp vụ 11 – Xuất quà tặng Trang 60
Bảng 3.8: Nghiệp vụ 12, 13 – Chi tiếp khách Trang 61
Bảng 3.9: Nghiệp vụ 14, 15 – Phí công tác Trang 62

xiii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của DFK Trang 06
Sơ đồ 1.2: Chu trình kiểm toán BCTC Trang 13
Hình 3.1: Tổng hợp đối ứng tài khoản CPBH Trang 50
Hình 3.2: Tổng hợp đối ứng tài khoản CPQLDN Trang 51

xiv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy
phát triển nền kinh tế Việt Nam, mở ra các mối quan hệ hợp tác với các nước trên
toàn thế giới, từ đó thu hút được dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài. Để duy
trì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào thị
trường kinh tế Việt Nam thì sự minh bạch trong thông tin tài chính của các doanh
nghiệp phải được đảm bảo. Chính vì vậy mà hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính
lại trở nên vô cùng thiết yếu, giúp tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính thông qua
việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về các thông tin trình bày trên báo cáo
tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ
pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu
hay không.
Dù là hoạt động trong lĩnh vực nào thì mối quan tâm lớn nhất của các doanh
nghiệp vẫn là tối đa hóa lợi nhuận thu được. Tùy thuộc vào bản chất và mục tiêu
hoạt động mà doanh nghiệp có thể làm giảm chi phí để tăng lãi hoặc khai khống chi
phí để né tránh nghĩa vụ về thuế. Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp không trực tiếp cấu thành giá thành của sản phẩm nhưng lại có mức độ ảnh
hưởng nhất định trong việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trên
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc xác định chi phí được trừ và
chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính, cùng với quá trình thực tập
kiểm toán thực tế phần hành này tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam, tác
giả quyết định chọn đề tài “Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam” để làm chuyên đề khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận của khoản mục chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp thông qua những kiến thức đã học trong giáo trình và các
quy định của thông tư, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán.
Tìm hiểu về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm
toán DFK Việt Nam.

1
Tìm hiểu về chương trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Tìm hiểu về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp mà Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam áp dụng
cho Công ty TNHH ABC.
Đánh giá chung về công tác kiểm toán cũng như quy trình kiểm toán khoản
mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thông qua việc nhận xét ưu
điểm và nêu ra những vấn đề còn tồn tại. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần
hoàn thiện công tác kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo sách giáo trình kiểm toán, các chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán,
chuẩn mực kiểm toán và một số tài liệu khác liên quan đến kiểm toán khoản mục
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phỏng vấn các anh chị kiểm toán viên để thu thập các thông tin về quy trình
kiểm toán báo cáo tài chính, thủ tục kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời tìm hiểu về cách trình bày kết quả kiểm toán
trên giấy làm việc cũng như phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán hiệu quả.
Thu thập các dữ liệu do khách hàng cung cấp, xem giấy làm việc của kiểm
toán viên năm trước.
Tham gia thực hiện kiểm toán thực tế phần hành chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp tại khách hàng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng cho Công ty TNHH ABC
cho năm tài chính 2020 do Công ty TNHH Kiểm toán DFK thực hiện.
Thu thập hồ sơ khách hàng cung cấp cho cuộc kiểm toán năm tài chính 2020,
giấy tờ làm việc và bằng chứng kiểm toán liên quan phục vụ cho việc kiểm toán
phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH
ABC.

2
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị.

3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM
1.1 Thông tin chung về công ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam
Tên quốc tế: DFK Viet Nam Auditing Company Limited
Tên viết tắt: DFK VIET NAM CO.,LTD
Mã số thuế: 0302909063
Đại diện pháp luật: Tổng giám đốc Nguyễn Lương Nhân
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Ngày hoạt động: 09/04/2003
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn
về thuế
Logo công ty:

Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam là thành viên chính thức của Hội
Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và là thành viên tại Việt Nam của
hãng kiểm toán quốc tế DFK International – một trong mười hiệp hội các công ty
kiểm toán độc lập và tư vấn doanh nghiệp quốc tế lớn nhất toàn cầu.
Công ty TNHH DFK Việt Nam có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh,
có hai chi nhánh và một văn phòng đại diện.
Thông tin về trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Địa chỉ: 45 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Điện thoại: (028) 3547 1242
+ Fax: (028) 3547 1450
+ Email: hcmc@dfkvietnam.com
+ Website: www.dfkvietnam.com
+ Tổng giám đốc: Nguyễn Lương Nhân
Thông tin về chi nhánh ở Hà Nội:
+ Địa chỉ: Tầng 22, Tòa nhà văn phòng Hapulico, số 1 Nguyễn Huy Tưởng,
Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
+ Điện thoại: (024) 3559 2222
+ Email: hn@dfkvietnam.com
+ Giám đốc: Phạm Thế Hưng
4
Thông tin về chi nhánh ở Bình Dương:
+ Địa chỉ: Số 11 Thích Quảng Đức, Phường Phú Hòa, Thành Phố Thủ Dầu
Một, Tỉnh Bình Dương
+ Điện thoại: (027) 4389 7292
+ Email: bd@dfkvietnam.com
+ Giám đốc: Nguyễn Cảnh
Thông tin về văn phòng đại diện:
+ Địa chỉ: 285/24 Cách Mạng Tháng Tám , Phường 12, Quận 10, Thành phố
Hồ Chí Minh
+ Người đại diện: Lê Đình Tú
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam là một trong số ít các công ty kiểm
toán tại Việt Nam được thành lập bởi các kiểm toán viên đã làm việc nhiều năm cho
các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (The Big Four).
Công ty được thành lập ngày 09/04/2003 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0302909063 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần
đầu với vốn điều lệ là 6.000.000.000 VND và tên ban đầu là Công ty TNHH Tư vấn
và Kiểm toán CA&A, thay đổi lần thứ 22 ngày 12/11/2018 với số vốn điều lệ gia
tăng lên 10.000.000.000 VND. Cũng vào thời gian đầu này, công ty thành lập chi
nhánh ở Hà Nội để mở rộng thị trường hoạt động.
Ngày 17/09/2007, công ty gia nhập vào tập đoàn DFK International, đổi tên từ
Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán CA&A thành Công ty TNHH Kiểm toán DFK
Việt Nam và chính thức trở thành thành viên của hãng kiểm toán quốc tế DFK
International – một hệ thống các công ty kiểm toán độc lập với hơn 400 văn phòng
và 10.000 nhân viên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tại 93 quốc gia.
Cùng năm 2007, DFK Việt Nam được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt
nam (SSC) cấp phép cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các tổ chức phát hành, niêm
yết và kinh doanh chứng khoán.
Năm 2009, DFK Việt Nam là một trong số 21 công ty kiểm toán (bao gồm cả
The Big Four) được Bộ Tài chính lựa chọn để hỗ trợ Bộ trong việc nghiên cứu và
cập nhật các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.
Với sự phát triển không ngừng, DFK Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường
thông qua việc thành lập chi nhánh mới tại tỉnh Bình Dương vào tháng 06/2013, đây
là một trong những tỉnh và thành phố thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài, người đứng đầu chi nhánh là ông Nguyễn Cảnh.

5
Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam là thành viên chính thức
của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của DFK


(Nguồn: Tài liệu lưu tại công ty)
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty.
Định kỳ, hội đồng thành viên sẽ họp để xem xét lại kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong thời gian qua, từ đó đưa ra những kết luận về sự hiệu quả trong
hoạt động của công ty và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho công ty.
Ban Giám đốc là một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý, điều hành hệ
thống quản trị nội bộ của công ty. BGĐ sẽ trực tiếp giám sát, điều hành các hoạt

6
động chung của toàn công ty nhằm đảm bảo đạt được các kế hoạch đã đề ra. Ngoài
ra, BGĐ còn ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công
ty TNHH DFK Việt Nam trước pháp luật.
Phòng kế toán gồm có kế toán trưởng và các nhân viên hành chính kế toán, có
nhiệm vụ tổ chức nhân sự, bảo vệ tài sản, quản lý nguồn vốn của công ty, cung cấp
các tài liệu thiết yếu. Hơn nữa, phòng hành chính kế toán còn hỗ trợ BGĐ trong
việc theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh
hàng ngày, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu chi tài chính nhằm phát hiện và
ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của công
ty. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm toán nhưng bộ phận kế toán
góp phần lớn trong việc đảm bảo việc đi lại, ăn uống, mẫu giấy tờ làm việc và các
hồ sơ liên quan đến cuộc kiểm toán.
Phòng dịch vụ tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng theo yêu cầu từ BGĐ.
Tiến hành các dịch vụ kế toán, thuế như hướng dẫn cho khách hàng về các chế độ
kế toán, thuế hiện hành, cung cấp các dịch vụ lập báo cáo tài chính, tư vấn tài chính,
tín dụng, lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, hồ sơ hoàn thuế.
Phòng kiểm toán nghiệp vụ chia thành ba phòng, trong mỗi phòng kiểm toán
sẽ chia thành nhiều nhóm kiểm toán do trưởng nhóm kiểm toán quản lý, thực hiện
toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các
khách hàng: tư vấn khách hàng về vấn đề tài chính, thẩm định giá trị tài sản doanh
nghiệp,…
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản chịu trách nhiệm thực hiện kiểm toán các
báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoàn
thành, được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán và kỹ thuật viên có trình độ chuyên
môn cao, giàu kinh nghiệm.
Ban kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra, giám sát, xem xét phạm vi và kết quả
kiểm toán của các nhóm kiểm toán để đảm bảo rằng mỗi báo cáo kiểm toán được
phát hành là phù hợp với tình trạng nội tại thực tế của đơn vị được kiểm toán.
1.4 Đặc điểm hoạt động của công ty
1.4.1 Nguyên tắc hoạt động
Công ty luôn cam kết và đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mọi lĩnh vực cung
cấp đến khách hàng. DFK Việt Nam luôn tôn trọng nguyên tắc độc lập, trung thực,
khách quan, bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn mực kiểm
toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chất

7
lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi
nhân viên phải tuân thủ.
1.4.2 Mục tiêu hoạt động
DFK Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu trở thành một trong những công ty
cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán, thuế và tư vấn hàng đầu tại Việt Nam thông
qua việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và giá trị đạo đức ở chính mỗi
thành viên của DFK. Thấu hiểu những mong muốn và nhu cầu của khách hàng,
DFK cung cấp các giải pháp thực tiễn phù hợp với từng khách hàng, nhằm tối ưu
hóa hiệu quả hoạt động, gia tăng giá trị doanh nghiệp cho khách hàng. DFK luôn là
người bạn đồng hành, luôn chia sẻ kinh nghiệm của mình với khách hàng và sự
thành công của khách hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của DFK Việt Nam.
1.4.3 Định hướng phát triển
Với mong muốn đem đến dịch vụ chất lượng tốt nhất cho khách hàng của
mình, Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam đã, đang và sẽ luôn nâng cao trình
độ chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết thông qua các chương trình đào tạo
nội bộ và cập nhật các kiến thức mới từ bên ngoài nhằm nắm bắt xu thế thời đại,
phục vụ ngày một tốt hơn trong công tác kiểm toán.
DFK với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát
triển và mở rộng các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát sinh trong tương lai của các
doanh nghiệp. Đón đầu được nhu cầu đó, việc DFK gia tăng vị thế trong ngành
trong tương lai cũng không phải là điều không thể lường trước.
Trong suốt quá trình hoạt động, DFK vẫn luôn tìm kiếm những ứng viên có
tiềm năng để đào tạo và kết nạp vào đội ngũ nhân viên của công ty, tập trung vào
việc gia tăng nguồn nhân sự đạt chuẩn cả về số lượng và chất lượng, công ty sẽ có
thể tự tin hơn trong việc tiếp nhận thêm lượng khách hàng mới.
Bên cạnh đó, với sự chuẩn bị vốn ngoại ngữ đáng kể cho đội ngũ nhân viên
của mình, DFK có kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, liên doanh, liên kết với
các đối tác nước ngoài để tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn hơn với mong muốn
gia tăng thị phần, đem lại nguồn thu mới cho công ty.
Ngoài ra, DFK tiếp tục nghiên cứu, đầu tư các thiết bị, ứng dụng công nghệ
hiện đại phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty, giúp nâng cao năng suất làm
việc của kiểm toán viên, đồng thời mang lại chất lượng cao hơn trong mỗi dịch vụ
cung cấp cho khách hàng. DFK trong tầm nhìn dài hạn sẽ dùng chất lượng để chạm
đến khách hàng và sự nhiệt huyết để giữ chân khách hàng.

8
1.4.4 Đội ngũ nhân viên
Văn phòng DFK tại Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 nhân viên chuyên
nghiệp được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính – ngân hàng –
kiểm toán – kế toán ở trong và ngoài nước, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm cho
các công ty kiểm toán hàng đầu như KPMG, Ernst & Young,… Trong đó có hơn 20
kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên cấp nhà nước, thạc sỹ, kỹ sư,
chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm và chuyên môn dày dặn chắc chắn sẽ đáp
ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng.
1.4.5 Nguồn khách hàng
Hiện nay, DFK đang cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho hơn 350 khách
hàng, trong đó 70% là các doanh nghiệp tại nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam từ các quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…
Khách hàng của DFK hoạt động với đa dạng các ngành nghề kinh doanh như
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành xây dựng; ngành vận tải kho bãi; ngành
dịch vụ lưu trú và ăn uống; ngành hoạt động tài chính; ngành kinh doanh bất động
sản; ngành giáo dục và đào tạo;…
Ngoài ra, DFK còn thực hiện kiểm toán cho 25 khách hàng là các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.5 Các dịch vụ cung cấp
1.5.1 Dịch vụ kiểm toán
DFK cung cấp các dịch vụ đảm bảo, bao gồm kiểm toán, soát xét và kiểm tra
các số liệu, các khoản mục và các giao dịch. Thông qua việc cung cấp dịch vụ kiểm
toán và soát xét, DFK đưa ra các khuyến nghị để nâng cao vị thế tài chính của
doanh nghiệp. Dịch vụ kiểm toán bao gồm:
 Kiểm toán báo cáo tài chính. Dịch vụ này bao gồm kiểm toán theo luật định,
soát xét báo cáo tập đoàn và hợp nhất hàng năm, sáu tháng và theo quý.
 Kiểm toán trên các thủ tục đã thỏa thuận tập trung cho các yêu cầu quản lý cụ
thể.
 Kiểm toán hoạt động.
 Kiểm toán nội bộ.
 Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

9
1.5.2 Dịch vụ kế toán
Trong các doanh nghiệp nhỏ, trung bình hoặc thậm chí lớn, nhân viên chủ yếu
tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Bên cạnh
việc điều hành doanh nghiệp, các vấn đề tài chính phát sinh hàng ngày thường cần
nhiều thời gian và sự chú tâm của nhà quản lý. Các chuyên gia của DFK có thể giúp
doanh nghiệp qua việc quản lý các hoạt động kế toán và tài chính hàng ngày. Dịch
vụ kế toán bao gồm:
 Cho thuê các vị trí kế toán.
 Lập báo cáo tài chính hàng tháng hoặc hàng quý.
 Lập báo cáo kế toán quản trị.
 Dịch vụ theo dõi sổ sách kế toán tạm thời, bao gồm tổng hợp sổ cái, đối chiếu
sổ phụ ngân hàng, tài khoản phải thu, khoản phải trả và lập các BCTC.
1.5.3 Dịch vụ tư vấn thuế
Nhận thức được sự phức tạp về những thay đổi và tác động của pháp luật về
thuế, DFK Việt Nam có các chuyên gia về thuế để cung cấp cho doanh nghiệp các
dịch vụ thuế chất lượng cao nhất và giúp doanh nghiệp giảm nghĩa vụ thuế. Dịch vụ
tư vấn thuế bao gồm:
 Tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Tư vấn thuế giá trị gia tăng.
 Tư vấn khấu trừ thuế.
 Tư vấn chuyển giá.
 Tư vấn thuế hải quan.
 Tư vấn lập kế hoạch về cổ tức, tiền bản quyền hoặc lãi suất.
 Việc làm thuế và lợi ích của nhân viên.
 Tư vấn sáp nhập và mua lại.
1.5.4 Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
Kinh doanh tại Việt Nam có nghĩa là doanh nghiệp phải chấp nhận sự thay đổi
thường xuyên của pháp luật, quy tắc và quy định ở đây. Tuy nhiên, các quy định
pháp luật thường phức tạp. Nhận biết rõ điều này, DFK Việt Nam cung cấp dịch vụ
hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp toàn diện một cách đầy đủ và chi tiết về việc kinh doanh
tại Việt Nam. Tư vấn doanh nghiệp bao gồm các dịch vụ sau:
 Xin cấp giấy phép đầu tư ban đầu và sửa đổi.
 Lập kế hoạch kinh doanh và quản lý giao dịch.
 Cập nhật bản tin pháp luật.

10
1.5.5 Dịch vụ quản trị rủi ro
Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình thực
hiện các mục tiêu chiến lược, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tài chính của một
doanh nghiệp. Rủi ro là một phần không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh,
tuy nhiên, việc quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp ít nhiều giảm thiểu
được các tổn thất đó. Quản trị rủi ro là quá trình xác định các loại rủi ro, quyết định
lựa chọn các rủi ro nào cần tránh, cần kiểm soát, cần chuyển giao hoặc các rủi ro
nào buộc phải chấp nhận. Một số dịch vụ quản trị rủi ro của DFK:
 Quản trị rủi ro tài chính
Tư vấn và đưa ra các giải pháp về việc quản lý tín dụng của doanh nghiệp
nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, hạn chế mất mát tín dụng. Thông qua việc đánh
giá và đưa ra các ý kiến tư vấn về quản lý ngân quỹ, bao gồm quản lý tiền mặt, quản
lý cơ cấu vốn, hỗ trợ lập báo cáo đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư,…, DFK có thể
giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả hơn, củng cố một nền tài chính vững
mạnh.
 Đánh giá và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
Từ phạm vi hoạt động liên ngành, các chuyên gia DFK Việt Nam có kinh
nghiệm trong việc thực hiện các dự án hoàn thiện hoặc nâng cao hệ thống kiểm soát
nội bộ của doanh nghiệp. Thông qua việc xác định các loại rủi ro liên quan tới
doanh nghiệp, đánh giá mức độ rủi ro và mức độ ảnh hưởng khi các rủi ro này xảy
ra liên quan đến tính chính xác của báo cáo tài chính, tính bảo mật của hệ thống
thông tin, an ninh mạng cũng như độ tin cậy của dữ liệu. Dựa vào quá trình đánh giá
rủi ro của doanh nghiệp, các chuyên gia DFK Việt Nam sẽ xem xét việc thiết kế và
vận dụng các thủ tục kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đánh giá xem liệu các thủ
tục kiểm soát này có được thực hiện phù hợp và thực sự mang lại hiệu quả kiểm
soát cho doanh nghiệp không. Sau khi hoàn thành các đánh giá, tư vấn viên sẽ hình
thành báo cáo mô tả rõ ràng các quy trình kinh doanh kèm theo những rủi ro có khả
năng xảy ra ở từng quy trình, đưa ra cách kiểm soát các rủi ro đó và chuẩn hóa các
thủ tục kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu đã định trước.
 Tuân thủ pháp luật
Với bề dày kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng về các quy định của pháp luật
Việt Nam, quốc tế và các ngành công nghiệp đặc thù; DFK có thể giúp doanh
nghiệp loại bỏ sự nhầm lẫn, hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến loại hình
doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,… của mình nhằm đáp ứng được việc tuân
thủ các quy định đó. Bên cạnh đó, DFK còn cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ tư
vấn hoàn thiện các quy định và chính sách nội bộ của doanh nghiệp.
11
 Phòng ngừa gian lận
Một doanh nghiệp không có được sự bảo vệ từ chương trình quản trị rủi ro
gian lận sẽ không thể tránh khỏi những tổn thất về doanh thu và uy tín doanh
nghiệp. Đôi khi, sự tổn thất này không chỉ dừng lại ở việc mất mát doanh thu và
danh tiếng mà còn khiến cho cả một doanh nghiệp có thể sụp đổ trong tích tắc. Với
kinh nghiệm xây dựng các biện pháp phòng chống gian lận trong nhiều năm hoạt
động, DFK có thể giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình nhận biết rủi ro gian lận,
cung cấp các biện pháp kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn ngừa gian lận. Đồng thời,
DFK sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập kế hoạch đối phó với gian lận để khi gian lận
thực sự xảy ra, doanh nghiệp có cơ sở về các quy định để tiến hành điều tra gian
lận.
1.5.6 Dịch vụ chuyển giá
DFK Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyển giá bao gồm những nội dung sau:
 Lập báo cáo thông tin về giao dịch liên kết.
 Lập hồ sơ giao dịch liên kết.
 Cung cấp biên độ giá thị trường chuẩn.
 Lập hồ sơ thỏa thuận trước về giá trong giao dịch liên kết.
 Hỗ trợ khách hàng giải trình với cơ quan thuế các vấn đề liên quan đến xác
định giá trong giao dịch liên kết.

12
1.6 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của DFK Việt Nam
Hiện nay, DFK đang sử dụng chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho kiểm
toán báo cáo tài chính được ký bởi chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA) theo Quyết định số 496-2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 và có hiệu
lực áp dụng từ ngày 01/01/2020. Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có
chất riêng trong việc quản lý và điều hành nội bộ, luôn tồn tại sự khác biệt về lĩnh
vực hoạt động kinh doanh cũng như bản chất doanh nghiệp, do đó mà DFK đã linh
hoạt trong việc chỉnh sửa và bổ sung chương trình kiểm toán mẫu để đảm bảo tính
hiệu quả, tính kinh tế, tính đầy đủ trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán, từ đó
gia tăng chất lượng của cuộc kiểm toán. Chu trình kiểm toán được chia thành ba
giai đoạn: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai
đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo.

Sơ đồ 1.2: Chu trình kiểm toán BCTC

13
(Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu BCTC của VACPA)

1.6.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán


 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
Ở giai đoạn này, DFK sẽ tìm hiểu những thông tin sơ bộ về khách hàng và
xem xét năng lực chuyên môn của đội ngũ kiểm toán, nhằm đánh giá mức độ rủi ro
của hợp đồng kiểm toán để đi đến quyết định có đồng ý cung cấp dịch vụ kiểm toán
cho khách hàng hay không. Tuy nhiên, vấn đề cần tìm hiểu về mỗi khách hàng sẽ
khác nhau phụ thuộc vào khách hàng thuộc nhóm đối tượng khách hàng mới hay
thuộc nhóm khách hàng hiện tại của DFK. Với khách hàng mới, DFK sẽ sử dụng
giấy làm việc “A110 – Chấp nhận khách hàng mới” và sử dụng giấy làm việc
“A120 – Chấp nhận và giữ khách hàng cũ” đối với những khách hàng hiện tại.
Đối với khách hàng mới, DFK sẽ tìm hiểu sơ bộ về đặc điểm hoạt động kinh
doanh của khách hàng:
+ Tìm hiểu về loại hình hoạt động của khách hàng (doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức
hoạt động phi lợi nhuận,…) và mức độ ảnh hưởng của khách hàng đến lợi ích công
chúng.
+ Tìm hiểu về năm thành lập, năm tài chính, ngành nghề kinh doanh, vị thế
trong ngành, các đối thủ cạnh tranh, các khách hàng chính và nhà cung cấp chính.
+ Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức quản lý của khách hàng, các thành viên chính
trong ban lãnh đạo, các đơn vị trực thuộc, các bên liên quan,…
+ Tìm hiểu về mục tiêu hoạt động của khách hàng, số lượng nhân sự và năng
lực chuyên môn của bộ phận kế toán cũng như khả năng, phong cách điều hành của
ban lãnh đạo. Xem xét mức độ quan tâm của ban lãnh đạo trong việc thiết kế và tổ
chức các hoạt động kiểm soát nội bộ.
+ Tìm hiểu về chế độ kế toán khách hàng áp dụng, đơn vị tiền tệ sử dụng trong
kế toán, thông tin chi tiết về phần mềm kế toán sử dụng, quy chế tài chính.
+ Nắm bắt tình hình kinh doanh và một số thông tin tài chính quan trọng của
khách hàng trong một vài năm liền kề với năm kiểm toán.
+ Phỏng vấn khách hàng về mục đích kiểm toán, chi tiết về yêu cầu của khách
hàng. Đồng thời phỏng vấn xem đây có phải là lần đầu tiên khách hàng được kiểm
toán không, trường hợp những năm trước khách hàng đã được kiểm toán bởi công
ty kiểm toán khác thì DFK sẽ thu thập thông tin về công ty kiểm toán và KTV phụ
trách cuộc kiểm toán trước đây, tìm hiểu thêm về lý do khách hàng thay đổi công ty
kiểm toán trước khi đưa ra quyết định.
14
+ Đánh giá năng lực, sự hiểu biết của đội ngũ kiểm toán viên về ngành nghề
kinh doanh của khách hàng để xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc kiểm
toán, cũng như xem xét liệu DFK có độc lập và không có xung đột về lợi ích trong
cuộc kiểm toán này hay không.
Đối với khách hàng hiện tại, DFK thực hiện một số công việc sau:
+ Cập nhật những thay đổi trong năm của khách hàng so với năm trước, ví dụ
như khách hàng có thay đổi về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,
chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng, quy chế tài chính,…
+ Tìm hiểu về những tin tức có liên quan đến khách hàng thông qua phương
tiện truyền thông phổ biến như internet, báo chí,… để xem xét liệu những tin tức
này có làm gia tăng rủi ro trong việc chấp nhận duy trì khách hàng hay không.
+ Xem xét các vấn đề cần lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước.
+ Phỏng vấn khách hàng để thu thập lý do khách hàng muốn có BCTC được
kiểm toán, ai là người sẽ sử dụng BCTC được kiểm toán đó, khách hàng có yêu cầu
gì đối với DFK về dịch vụ cung cấp và ngày phát hành BCTC đã được kiểm toán.
+ Xem xét liệu DFK có đủ nguồn nhân lực chuyên môn và đảm bảo được tính
độc lập để tiếp tục duy trì thực hiện hợp đồng kiểm toán với khách hàng không.
+ Ngoài ra, DFK còn đánh giá về tính chính trực của khách hàng thông qua
việc thu thập, kiểm tra một số vấn đề trọng yếu khác.
 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi đánh giá rủi ro sơ bộ ban đầu về khách hàng, nếu DFK đồng ý cung
cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng thì DFK sẽ trao đổi với khách hàng về các
điều khoản của hợp đồng kiểm toán, sau khi cả hai bên thống nhất về các điều
khoản trong hợp đồng kiểm toán thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Mặt khác, DFK sẽ tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán có năng lực chuyên
môn cũng như kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng
nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán.
 Tìm hiểu sâu hơn về khách hàng và đánh giá chung về hệ thống kiểm
soát nội bộ của khách hàng
KTV tìm hiểu và tổng hợp chi tiết các thông tin chung về khách hàng như loại
hình doanh nghiệp, thành viên chính sở hữu doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức doanh
nghiệp, các hoạt động đầu tư của khách hàng như mua bán chứng khoán, đầu tư vào
công ty con, công ty liên kết,…, thông tin về ngân hàng mà khách hàng mở tài
khoản, thông tin về các bên cung cấp dịch vụ chuyên môn cho khách hàng.

15
Tìm hiểu về thị trường mục tiêu, vị thế cạnh tranh, các công nghệ mà khách
hàng sử dụng có liên quan tới việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, thông
tin về các nguồn nguyên liệu đầu vào, tốc độ tăng trưởng, khả năng tài chính của
khách hàng,…
Tìm hiểu về chính sách và chế độ kế toán khách hàng đang áp dụng, các chu
trình kinh doanh quan trọng như chu trình doanh thu – phải thu, chu trình mua hàng
– phải trả, chu trình tiền lương, chu trình thu chi tiền,… Bên cạnh đó, KTV cũng
tìm hiểu về hệ thống pháp luật và các quy định có ảnh hưởng đến loại hình kinh
doanh hoặc ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, tìm hiểu xem khách
hàng đã từng vi phạm pháp luật hay dính vào những vụ kiện tụng, tranh chấp nào
không.
KTV soát xét kế hoạch kinh doanh của khách hàng, đánh giá xem liệu BGĐ,
nhân viên cấp cao có phải chịu sự áp lực nào trong việc đạt được mục tiêu đề ra
không. Ban lãnh đạo có mong muốn tối thiểu hóa lợi nhuận để hạn chế nghĩa vụ
thuế không.
Cập nhật những thông tin chung về thực trạng của nền kinh tế như lãi suất
ngân hàng, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát,… và xem xét liệu có yếu tố nào gây ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng không, ảnh hưởng đó có thể
dẫn đến những rủi ro nào cần lưu ý trong quá trình kiểm toán.
Bên cạnh đó, KTV tìm hiểu và thu thập thông tin về môi trường kiểm soát,
quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin liên quan đến việc trao đổi thông tin,
lập và trình bày BCTC, các hoạt động kiểm soát, giám sát các kiểm soát của khách
hàng bằng cách sử dụng các thủ tục phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu,…, nhằm
mục đích đánh giá về tính hiện hữu và hữu hiệu trong việc thiết kế và thực hiện
kiểm soát nội bộ của khách hàng. Qua đó, KTV xác định được các rủi ro có sai sót
trọng yếu, nhận định được các khoản mục bị ảnh hưởng, có cơ sở để thiết kế các thủ
tục kiểm toán tiếp theo phù hợp đối với các rủi ro đó. Hơn nữa, thông qua việc tìm
hiểu chi tiết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV có thể đề xuất giải
pháp khắc phục những điểm còn yếu kém trong kiểm soát nội bộ của khách hàng,
giúp khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động.
 Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro
Từ những hiểu biết về khách hàng, KTV sử dụng xét đoán chuyên môn của
mình để lựa chọn tiêu chí và tỷ lệ tương ứng ước tính mức trọng yếu tổng thể, đây
là các tỷ lệ gợi ý từ VACPA mà thông lệ kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thường áp
dụng:

16
Áp dụng tiêu chí Lợi nhuận trước thuế với tỷ lệ từ 5% đến 10% cho những
công ty có lợi nhuận cao mà lợi nhuận lại là mối quan tâm lớn nhất của họ như
những công ty cổ phần, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán,…
Áp dụng tiêu chí Tổng tài sản với tỷ lệ từ 1% đến 2% khi giá trị tài sản của
doanh nghiệp lớn.
Áp dụng tiêu chí Vốn chủ sở hữu với tỷ lệ từ 1% đến 5% với những doanh
nghiệp mới thành lập, chưa có thu nhập ổn định.
Áp dụng tiêu chí Tổng doanh thu thuần với tỷ lệ từ 0,5% đến 3% đối với
những doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận cao, lựa chọn doanh thu là yếu tố
quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Áp dụng tiêu chí Tổng chi phí với tỷ lệ từ 0,5% đến 3% khi chi phí chiếm tỷ
trọng cao trong doanh thu.
Sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể, KTV lần lượt ước tính mức trọng
yếu thực hiện và ngưỡng sai sót không đáng kể. Thông thường, mức trọng yếu thực
hiện sẽ được xác định trong khoảng từ 50% đến 75% mức trọng yếu tổng thể và
ngưỡng sai sót không đáng kể được xác định tối đa là 4% mức trọng yếu thực hiện.
KTV sẽ dựa vào ngưỡng sai sót không đáng kể này để tập hợp các sai sót, chênh
lệch phát hiện được trong quá trình kiểm toán mà tổng giá trị các sai sót, chênh lệch
đó lớn hơn ngưỡng sai sót không đáng kể.
Thông qua quá trình tìm hiểu về khách hàng cũng như môi trường hoạt động
của khách hàng, KTV tổng hợp đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ
BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kiểm toán phù
hợp, có thể là chỉ thực hiện thử nghiệm cơ bản hoặc kết hợp thực hiện cả thử
nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản hoặc chú trọng vào thủ tục phân tích
khoanh vùng kiểm tra chi tiết,…
 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán
Tổng hợp các nội dung công việc đã thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán, xem xét các vấn đề cần lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước và đưa ra các thủ
tục kiểm toán cần thực hiện trong năm nay. Ngoài ra, KTV cũng xem xét thêm về
sự cần thiết trong việc sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này. Khi họp
nhóm kiểm toán, nội dung trong bản kế hoạch kiểm toán sẽ được trao đổi chi tiết và
thảo luận kỹ càng giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán nhằm đảm bảo tất cả
thành viên nhóm kiểm toán đều nắm rõ những vấn đề, yêu cầu của cuộc kiểm toán.
DFK xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho từng khoản mục trên BCTC,
tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi khách hàng mà chương trình kiểm
toán sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.
17
Chương trình kiểm toán bao gồm các mục tiêu kiểm toán, các thử nghiệm kiểm
soát, thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết,…, là cơ sở để KTV thực hiện đầy đủ
các thủ tục kiểm toán nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán.
1.6.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Dựa vào mức độ đánh giá rủi ro ban đầu của hệ thống kiểm soát nội bộ mà
KTV sẽ quyết định thực hiện thử nghiệm kiểm soát hoặc không. Nếu mức độ rủi ro
của hệ thống kiểm soát nội bộ cao thì KTV sẽ bỏ qua thử nghiệm kiểm soát và tăng
các thử nghiệm cơ bản, mở rộng phạm vi thực hiện. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát
ở mức thấp hoặc trung bình, KTV sẽ chọn mẫu để thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
Để kiểm tra tính hiện hữu và hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát, KTV sử dụng
các thủ tục như phỏng vấn các cá nhân liên quan, kiểm tra các tài liệu, quan sát thực
tế quá trình diễn ra hoạt động của các chu trình kinh doanh chính hoặc nghiệp vụ
chính, thực hiện lại các thủ tục kiểm soát để xác minh sự hiệu quả trong việc áp
dụng các thủ tục này vào thực tế. Đồng thời thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm
toán thuyết phục nhằm xác nhận tính hiện hữu và hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ. Sau khi hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, KTV đánh giá lại rủi ro kiểm
soát và quyết định cỡ mẫu cho các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
 Thực hiện thủ tục chung
KTV kiểm tra xem chính sách kế toán khách hàng đang áp dụng có nhất quán
với năm trước không, có phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC theo quy
định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành không. Nếu
khách hàng thay đổi chính sách kế toán hoặc ước tính kế toán thì liệu khách hàng có
tuân thủ theo những hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán số 29 không. Đồng thời
KTV cũng kiểm tra hồ sơ pháp lý và soát xét các biên bản họp của khách hàng
nhằm đảm bảo khách hàng tổ chức sắp xếp và lưu trữ các tài liệu đúng theo quy
định của pháp luật, các ảnh hưởng về kế toán và kiểm toán đã được trình bày hợp lý
trong BCTC.
Đối với cuộc kiểm toán năm đầu tiên, trường hợp BCTC của khách hàng năm
trước đã được kiểm toán bởi KTV tiền nhiệm thì KTV phải xem xét báo cáo kiểm
toán của KTV tiền nhiệm về BCTC năm trước của khách hàng, soát xét giấy làm
việc của KTV tiền nhiệm để thu thập các bằng chứng có liên quan đến số dư đầu kỳ
về việc liệu số dư đầu kỳ có chứa đựng sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
năm hiện hành hay không.

18
Trường hợp BCTC năm trước của khách hàng chưa được kiểm toán hoặc đã
được kiểm toán nhưng KTV không thể tiếp cận được báo cáo kiểm toán và giấy làm
việc của KTV tiền nhiệm thì KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán cụ thể khác
để thu thập được bằng chứng thích hợp về các số dư đầu kỳ có rủi ro cao.
Đối với khách hàng mà DFK đã kiểm toán vào năm trước thì KTV thu thập
BCTC năm trước đã được kiểm toán, đối chiếu số dư trên BCĐKT với số dư đầu kỳ
trên sổ cái năm hiện hành. Nếu số dư không khớp, KTV phải thu thập bản đối chiếu
của khách hàng và đối chiếu với các tài liệu hỗ trợ khác.
KTV thu thập sổ cái, BCĐPS và BCTC tại ngày kết thúc kỳ kế toán, đối chiếu
số dư cuối kỳ trên sổ cái với BCĐPS và BCĐKT, đối chiếu số phát sinh các tài
khoản loại 5 đến loại 9 trên sổ cái với BCĐPS và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Nếu có sự khác biệt lớn thì KTV phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu nguyên
nhân, yêu cầu khách hàng điều chỉnh và cung cấp lại sổ cái, BCĐPS đã điều chỉnh
cho KTV.
 Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Thực hiện thủ tục phân tích
Tùy vào nhu cầu đánh giá của mỗi phần hành mà KTV sẽ thực hiện các thủ tục
phân tích khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì KTV sẽ thực hiện thủ tục so sánh số
liệu năm nay với năm trước, thực tế với kế hoạch, kết hợp với phân tích cơ cấu
khoản mục để phát hiện và giải thích cho những biến động bất thường.
Bên cạnh đó, KTV áp dụng phân tích và so sánh các tỷ số tài chính quan trọng
phù hợp với từng phần hành để phát hiện những vùng có rủi ro, biến động mạnh. Ví
dụ như khi kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng, KTV sẽ phân tích hệ số vòng
quay các khoản phải thu để đánh giá khả năng thu hồi nợ của khách hàng, nếu hệ số
vòng quay khoản phải thu thấp thì KTV cần chú ý đến việc lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi của khách hàng.
Ngoài ra, KTV cũng kết hợp phân tích biến động khoản mục theo tháng để có
thể dự đoán sát hơn những sai lệch có thể xảy ra đối với khoản mục. Tựu chung lại,
KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán với mục đích giảm thiểu rủi ro phát hiện và
khoanh vùng sai phạm để kiểm tra chi tiết.

19
Thực hiện kiểm tra chi tiết
Dựa vào kết quả khoanh vùng rủi ro và những nghiệp vụ bất thường từ quá
trình thực hiện thủ tục phân tích, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết chứng từ có liên
quan của các nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, KTV cũng lựa chọn thêm một số mẫu để
thực hiện một số thử nghiệm chi tiết cụ thể khác nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán
tương ứng với mỗi phần hành.
 Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán
Trong suốt quá trình thực hiện thủ tục kiểm toán, KTV đồng thời thu thập các
bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm minh chứng cho thông tin cần được kiểm tra.
Số lượng bằng chứng kiểm toán mà KTV cần thu thập phụ thuộc vào mức độ rủi ro
có sai sót trọng yếu do KTV đánh giá và chất lượng của chính bằng chứng kiểm
toán đó. Rủi ro càng cao thì KTV càng phải thu thập bằng chứng kiểm toán nhiều
hơn nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được.
Bên cạnh đó, KTV đánh giá và đưa ra kết luận về “tính thích hợp” và “tính
đầy đủ” của bằng chứng kiểm toán nhằm tăng độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán
thu thập được. Từ đó, KTV có cơ sở hình thành nên ý kiến kiểm toán của mình.
 Hoàn thiện giấy làm việc
Các thành viên nhóm kiểm toán sẽ trình bày các thủ tục kiểm toán đã thực
hiện trong suốt quá trình kiểm toán vào giấy làm việc, đồng thời thể hiện được kết
quả kiểm toán của phần hành được phân công. Ngoài ra, KTV cũng sắp xếp và đánh
tham chiếu đầy đủ cho các bằng chứng thu thập được.
Sau khi hoàn thiện giấy làm việc, các thành viên nhóm kiểm toán sẽ lưu vào
hồ sơ kiểm toán trong hệ thống nội bộ của DFK để tiến hành rà soát theo từng cấp
nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán.
1.6.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Sau khi các thành viên nhóm kiểm toán đã hoàn thiện giấy làm việc, trưởng
nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soát xét chi tiết giấy làm việc của từng thành viên, nếu
có vấn đề cần làm rõ thì trưởng nhóm sẽ yêu cầu thành viên nhóm kiểm toán giải
trình. Các công việc của trưởng nhóm kiểm toán sẽ do thành viên BGĐ phụ trách
cuộc kiểm toán rà soát.
Bên cạnh đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ xem xét các khoản dự phòng, các
khoản nợ tiềm tàng, giả thiết hoạt động liên tục cũng như xem xét các sự kiện phát
sinh sau niên độ để xác định liệu có sự kiện nào gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo
cáo tài chính cần phải điều chỉnh hay không.
20
Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán, lập danh sách
các bút toán điều chỉnh có sự phê duyệt của cấp trên, trực tiếp trao đổi và yêu cầu
khách hàng điều chỉnh tất cả các sai sót trọng yếu phát hiện từ cuộc kiểm toán.
Trường hợp khách hàng không đồng ý điều chỉnh các sai sót do KTV đề nghị, KTV
phải tìm hiểu lý do khách hàng từ chối điều chỉnh và đồng thời đánh giá lại liệu
BCTC xét trên góc độ tổng thể có còn chứa đựng sai sót trọng yếu hay không. Nếu
cần thiết, KTV thu thập thêm thư giải trình của BGĐ của đơn vị khách hàng. Sau
cùng, trưởng nhóm kiểm toán tóm tắt lại các vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán
năm sau và hình thành nên ý kiến kiểm toán về BCTC của khách hàng.
Thành viên BGĐ không phụ trách cuộc kiểm toán sẽ tiến hành rà soát lại toàn
bộ hồ sơ kiểm toán, đưa ra ý kiến kết luận cuối cùng về loại ý kiến kiểm toán cho
BCTC của khách hàng và ký duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán. Sau đó, gửi bản dự
thảo báo cáo kiểm toán cho khách hàng để rà soát lại một lần nữa báo cáo kiểm
toán. Sau khi thống nhất bản dự thảo báo cáo kiểm toán, KTV sẽ phát hành báo cáo
kiểm toán chính thức về báo cáo tài chính của khách hàng và gửi cho khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam, bao gồm các thông tin chung về công ty, quá trình hình thành và phát triển, cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm hoạt động cũng như các
dịch vụ mà DFK cung cấp cho khách hàng. Đồng thời, tác giả cũng mô tả chi tiết về
quy trình kiểm toán báo cáo tài chính áp dụng tại DFK để có cái nhìn tổng quát về
quy trình này nhằm giúp tác giả thuận lợi hơn trong việc phân tích thực trạng quy
trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà
DFK áp dụng cho Công ty ABC ở Chương 3.

21
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ
BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
2.1 Khái quát chung về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
 Khái niệm chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chi phí bán hàng bao gồm
các khoản chi phí quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm tới công chúng,
các khoản chi phí đóng gói, vận chuyển hàng hóa đi bán, chi phí hoa hồng môi giới,
chi phí bảo hành, sửa chữa các sản phẩm, hàng hóa không phải là sản phẩm xây lắp,

Kế toán sử dụng tài khoản 641 để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các khoản
chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Tài khoản 641 được mở chi tiết để theo
dõi các nội dung chi phí như chi phí nhân viên; chi phí nguyên, vật liệu, bao bì; chi
phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bảo hành; chi phí dịch vụ
mua ngoài; chi phí mua bằng tiền khác. Tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp có
thể mở thêm tài khoản chi tiết để theo dõi các khoản chi phí phát sinh sao cho phù
hợp với đặc điểm kinh doanh và nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
 Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn
doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí mà một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
đều phải chi trả, bao gồm các khoản tiền thuế đất, thuế môn bài, chi phí thuê văn
phòng, chi phí điện – nước – internet, chi phí nghiên cứu, chi phí đào tạo nhân viên,
chi phí tiếp khách,…
Kế toán sử dụng tài khoản 642 để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các khoản
chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Tài khoản 642 được mở chi
tiết để theo dõi các nội dung chi phí như chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu
quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ; thuế, phí và lệ phí; chi
phí dự phòng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. Tuy nhiên, trong
thực tế doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản chi tiết để theo dõi các khoản chi phí

22
phát sinh sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhu cầu quản lý của doanh
nghiệp.
2.1.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp
 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 – CPBH
Bên Nợ TK 641: Dùng để ghi nhận các khoản chi phí phát sinh tăng trong suốt
quá trình bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
Bên Có TK 641: Dùng để phản ánh các khoản chi phí bán hàng phát sinh giảm
trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả
hoạt động kinh doanh cuối kỳ kế toán.
TK 641 không có số dư cuối kỳ và có 7 tài khoản cấp 2:
+ TK 6411 (Chi phí nhân viên): Dùng để ghi nhận các khoản tiền lương, tiền
thưởng, tiền phụ cấp,… phải trả cho nhân viên làm việc ở bộ phận bán hàng và các
khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí công đoàn.
+ TK 6412 (Chi phí vật liệu, bao bì): Dùng để phản ánh các khoản chi phí vật
liệu, bao bì được sử dụng để bảo quản và đóng gói sản phẩm, chi phí nhiên liệu
dùng để vận chuyển hàng hóa đi bán, chi phí vật liệu dùng để sửa chữa những tài
sản cố định sử dụng ở bộ phận bán hàng,…
+ TK 6413 (Chi phí dụng cụ, đồ dùng): Dùng để phản ánh các khoản chi phí
mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, được sử
dụng ở bộ phận bán hàng như cân điện tử, máy tính cầm tay, máy chiếu,…
+ TK 6414 (Chi phí khấu hao TSCĐ): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí
khấu hao TSCĐ phục vụ cho khâu bán hàng như phòng trưng bày sản phẩm, kho
chứa thành phẩm, xe bán tải dùng để giao hàng, hệ thống phân tích mẫu vật môi
trường,…
+ TK 6415 (Chi phí bảo hành): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí bảo hành,
sửa chữa sản phẩm trong thời hạn được bảo hành của sản phẩm đó. Chi phí dùng để
bảo hành cho công trình xây lắp phản ánh vào tài khoản 627, không ghi nhận vào tài
khoản 6415.
+ TK 6417 (Chi phí dịch vụ mua ngoài): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí
dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Các khoản chi phí có thể kể đến như chi phí thuê kho, chi phí thuê xe vận chuyển
hàng hóa đi bán, phí sử dụng đường bộ, phí kiểm định xe ô tô phục vụ cho việc giao
hàng, chi phí hoa hồng trả cho đại lý,…

23
+ TK 6418 (Chi phí bằng tiền khác): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí bằng
tiền khác phát sinh liên quan đến khâu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ như
chi phí tiếp khách, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo,…
 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 – CPQLDN
Bên Nợ TK 642: Dùng để ghi nhận các khoản chi phí phát sinh tăng trong kỳ
liên quan đến công tác quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, bên Nợ TK 642 còn
dùng để ghi nhận các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc dự phòng phải
trả.
Bên Có TK 642: Dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh giảm trong kỳ, hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi hoặc dự
phòng phải trả. Đồng thời, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ TK
911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ kế toán.
TK 642 không có số dư cuối kỳ và có 8 tài khoản cấp 2:
+ TK 6421 (Chi phí nhân viên quản lý): Dùng để phản ánh các khoản tiền
lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp,… phải trả cho Ban Giám đốc, nhân viên làm việc
ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích theo lương như bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
+ TK 6422 (Chi phí vật liệu quản lý): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí vật
liệu, nhiên liệu dùng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, chi phí vật liệu
dùng để sửa chữa những công cụ, dụng cụ, TSCĐ dùng chung cho các bộ phận,
phòng ban của doanh nghiệp.
+ TK 6423 (Chi phí đồ dùng văn phòng): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí
dụng cụ, đồ dùng sử dụng ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp, phục vụ cho
công tác quản lý chung của doanh nghiệp. Các khoản chi phí có thể kể đến như chi
phí mua bộ máy vi tính, tủ đựng hồ sơ, bàn ghế làm việc, máy photo, máy in,… sử
dụng ở văn phòng.
+ TK 6424 (Chi phí khấu hao TSCĐ): Dùng để phản ánh các khoản chi phí
khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như nhà văn phòng, nhà
xe, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, hệ thống camera, hệ thống phòng cháy chữa cháy,
máy chủ,…
+ TK 6425 (Thuế, phí và lệ phí): Dùng để phản ánh các khoản chi phí thuế
như thuế nhà đất, thuế môn bài,… và các khoản phí, lệ phí khác như phí giao thông,
phí cầu phà,…
+ TK 6426 (Chi phí dự phòng): Dùng để ghi nhận các khoản trích lập hoặc
hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
24
+ TK 6427 (Chi phí dịch vụ mua ngoài): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí
dịch vụ mua ngoài phục vụ chung cho công tác quản lý của doanh nghiệp như chi
phí tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, internet, chi phí thuê văn phòng, thuê
TSCĐ, phí thuê dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp,…
+ TK 6428 (Chi phí bằng tiền khác): Dùng để phản ánh các khoản chi phí khác
liên quan đến hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp như chi phí tiếp khách, chi
phí mua quà biếu tặng, chi phí đào tạo nhân viên, công tác phí, các khoản chi cho
lao động nữ,…
2.1.3 Đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
CPBH và CPQLDN là chi phí hoạt động, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng có tác động đáng kể đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm và công tác quản lý của doanh nghiệp.
CPBH và CPQLDN tham gia trực tiếp vào việc xác định thuế TNDN, thường
bao gồm các khoản chi phí nhạy cảm, chi phí không đầy đủ chứng từ hợp lệ để
được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế.
Ngoài ra, CPBH và CPQLDN còn ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Nếu khoản mục CPBH và CPQLDN tồn tại sai sót trọng yếu thì
sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
CPBH và CPQLDN là chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo kết quả kinh
doanh, đối ứng với các chỉ tiêu khác trình bày trên BCĐKT như tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, công cụ dụng cụ, hao mòn tài sản cố định, phải trả người lao động,…
Dựa vào sự liên kết này mà khi thực hiện thủ tục kiểm toán khoản mục CPBH và
CPQLDN có thể phát hiện được những sai sót, gian lận liên quan đến các khoản
mục trên BCĐKT và ngược lại, thông qua việc kiểm tra các khoản mục trên
BCĐKT có thể phát hiện được sai phạm trong khoản mục CPBH, CPQLDN.
2.2 Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán BCTC
2.2.1 Tầm quan trọng của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản chi phí thường
xuyên phát sinh ở hầu hết các doanh nghiệp, để tiêu thụ được hàng hóa – dịch vụ
cũng như duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải chi trả
các khoản chi phí này. Khi phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp thường liên quan đến nhiều khoản mục khác trên BCTC như khoản mục tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, các khoản phải
25
trả,… Ngoài ra, khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có ảnh
hưởng không nhỏ đến việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp vì khả năng cao có
chứa các khoản chi phí không đủ điều kiện là chi phí được trừ khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Trên thực tế, tùy vào lợi ích riêng mà không ít các doanh nghiệp đã khai
khống chi phí để trốn tránh nghĩa vụ thuế hoặc cố tình che giấu chi phí để phóng đại
lợi nhuận. Hành vi cố ý điều chỉnh BCTC theo mong muốn của doanh nghiệp gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Chính vì vậy,
việc kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hết
sức cần thiết trong kiểm toán BCTC.
2.2.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Mục tiêu phát sinh: Các nghiệp vụ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp được hạch toán trong sổ sách kế toán có phát sinh trong thực tế.
Mục tiêu đầy đủ: Các nghiệp vụ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp phát sinh trong thực tế đều được ghi nhận vào sổ sách kế toán.
Mục tiêu đánh giá: Các nghiệp vụ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp được hạch toán vào các tài khoản phù hợp và phản ánh đúng số tiền.
Mục tiêu ghi chép chính xác: Các nghiệp vụ chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp được tính toán, tổng hợp và ghi nhận chính xác, phù hợp giữa sổ chi
tiết, sổ cái và số liệu trình bày trên BCTC.
Mục tiêu đúng kỳ: Đảm bảo các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp được ghi nhận đúng kỳ kế toán.
Mục tiêu phân loại: Đảm bảo các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp được phân loại theo tiểu khoản phù hợp.
Mục tiêu trình bày và thuyết minh: Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết
liên quan đến chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều được lập chính
xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC.
2.2.3 Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Thuyết minh BCTC
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Sổ chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp
+ Các chứng từ kế toán liên quan đến CPBH và CPQLDN như hóa đơn, hợp
đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, bảng phân
bổ CPBH và CPQLDN, bảng phân bổ tiền lương,…
26
+ Các chính sách bán hàng, chiến lược bán hàng; các quy định, quy chế nội bộ
liên quan đến CPBH và CPQLDN.
2.2.4 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp
+ Ghi nhận các khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ để làm tăng chi phí,
giảm lợi nhuận, trốn thuế.
+ Chi phí đã trích trong kỳ trước nhưng vẫn ghi nhận chi phí trong kỳ sau.
+ Không trích trước chi phí phát sinh trong kỳ. Ví dụ như chi phí tiền điện của
tháng 12/200X đến ngày 06/01/200X+1 phía nhà cung cấp mới xuất hóa đơn, kế
toán không trích trước khoản chi phí này vào tháng 12/200X mà đợi đến tháng
01/200X+1 mới ghi nhận.
+ Hạch toán các khoản thuế TNDN phải nộp, phạt vi phạm hành chính, phạt
chậm nộp thuế, truy thu thuế,… vào TK 641*/642*.
+ Hạch toán các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài
khoản khác. Ví dụ như hạch toán chi phí sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho quá
trình bán hàng hoặc phục vụ cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp vào TK 211,
chi phí vận chuyển hàng bán vào TK 632,…
+ Hạch toán các khoản CPBH, CPQLDN lẫn lộn giữa hai TK 641* và TK
642*. Ví dụ như hạch toán khoản chi phí mua vật liệu sửa chữa nền kho dùng để
chứa thành phẩm vào TK 6422 thay vì TK 6412.
+ Hạch toán các khoản CPBH, CPQLDN vào tiểu khoản không phù hợp. Ví
dụ như chi phí mua máy lạnh, mua đồ dùng văn phòng, phí dịch vụ kiểm toán,…
hạch toán vào TK 6421 thay vì TK 6423 và TK 6427.
+ Ghi nhận thiếu các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Ví
dụ khi KTV ước tính chi phí thuê văn phòng chưa thuế GTGT của đơn vị là
252.000.000 VND/năm nhưng trên sổ chỉ ghi nhận tổng chi phí là 189.000.000
VND. Điều này cho thấy đơn vị đã ghi nhận thiếu một khoản chi phí thuê văn
phòng của quý IV.
+ Ghi nhận các khoản chi phí không đúng kỳ. Ví dụ như các khoản cước phí
điện thoại, internet của tháng 12/200X được ghi nhận vào tháng 01/200X+1.
+ Hạch toán trùng các khoản chi phí, cùng một khoản chi nhưng được hạch
toán nhiều hơn một lần.
+ Không có tiêu thức phân bổ cụ thể khi phân bổ một khoản chi phí chung cho
chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…
+ Một số khoản chi phí không lưu trữ đầy đủ chứng từ để được tính là chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
27
+ Chi phí hoa hồng môi giới thực tế chi trả trên bảng kê thanh toán hoa hồng
môi giới khác với tỷ lệ phần trăm hoa hồng quy định trong hợp đồng môi giới.

28
2.2.5 Điều kiện để các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp
Một khoản chi phí nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau thì sẽ được tính là
chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN:
Thứ nhất, khoản chi phí đó phải là chi phí thực sự có phát sinh trong thực tế và
phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, khoản chi phí đó phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo
quy định của pháp luật.
Thứ ba, nếu khoản chi phí đó có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có
tổng cộng tiền thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt như séc, ủy nhiệm chi, ví điện tử, biên bản bù trừ công nợ,…
2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp
2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị
 Giai đoạn tiền kế hoạch
Xem xét chấp nhận khách hàng mới hoặc duy trì khách hàng cũ
KTV cần tìm hiểu và thu thập những thông tin chung về khách hàng như loại
hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, chủ sở hữu chính, các thành viên chủ chốt
của Ban Giám đốc và Ban Quản trị, các thông tin tài chính,… để đánh giá khả năng
tài chính và tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Nếu tình hình tài
chính của đơn vị không tốt sẽ khiến cho rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán tăng
lên, KTV phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về đánh giá giả định hoạt động
liên tục, các khoản nợ tiềm tàng, hàng tồn kho mất phẩm chất, lạc hậu, chậm luân
chuyển,…). Đồng thời, KTV cần phải xem xét tính chính trực của Ban lãnh đạo đơn
vị được kiểm toán, Ban lãnh đạo là thành phần có ảnh hưởng trọng yếu đến môi
trường kiểm soát. Nếu Ban lãnh đạo có dấu hiệu không trung thực, không ngay
thẳng thì khả năng cao là báo cáo tài chính chứa rất nhiều sai sót vì báo cáo tài
chính có thể dễ dàng bị điều chỉnh theo mong muốn.
Nếu khách hàng trước đây đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác
thì KTV cần phải liên lạc với KTV tiền nhiệm để trao đổi và khai thác các thông tin
về khách hàng như tính chính trực của Ban lãnh đạo, những bất đồng giữa Ban lãnh
đạo và KTV tiền nhiệm về chính sách kế toán, về các vấn đề quan trọng phát sinh
trong quá trình kiểm toán, nhận định của KTV tiền nhiệm về lý do khách hàng thay
đổi công ty kiểm toán và xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm. Tuy nhiên,
29
việc tiếp xúc với KTV tiền nhiệm phải được sự chấp thuận của khách hàng. Nếu
khách hàng không đồng ý với việc KTV liên lạc để tìm hiểu thông tin từ KTV tiền
nhiệm thì KTV cần phải lưu ý điều này như một tín hiệu cảnh báo về rủi ro chấp
nhận hợp đồng kiểm toán.
Nếu là khách hàng cũ, KTV có thể dựa vào kinh nghiệm kiểm toán kỳ trước
để đánh giá về tính chính trực của Ban lãnh đạo thông qua việc xem xét thái độ hợp
tác xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán năm trước, mức độ quan tâm về
việc thiết kế, tổ chức và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và một số vấn đề khác
như việc báo cáo và tham khảo cách giải quyết những vấn đề kế toán phức tạp, xu
hướng đối phó với những khó khăn trong kinh doanh,…
Ngoài ra, KTV có thể sử dụng các nguồn thông tin khác như phương tiện
thông tin đại chúng (trang web, báo, tạp chí,…), tiếp cận các đơn vị có liên quan
đến khách hàng (ngân hàng, luật sư, các bên cung cấp dịch vụ chuyên môn,…) hoặc
trực tiếp phỏng vấn các thành viên chủ chốt trong Ban lãnh đạo.
Bên cạnh đó, công ty kiểm toán phải xem xét và đánh giá năng lực chuyên
môn của đội ngũ kiểm toán, liệu công ty có đủ nhân sự có nghiệp vụ chuyên môn,
sự hiểu biết cần thiết về lĩnh vực hoạt động của khách hàng không, công ty có khả
năng hoàn thành hợp đồng và phát hành báo cáo kiểm toán theo thời hạn yêu cầu
không.
Xem xét tính độc lập của công ty kiểm toán và KTV trong mối quan hệ với
khách hàng, xem xét khả năng tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đánh
giá về các nguy cơ tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra, nguy cơ về sự bào chữa, nguy cơ từ
sự quen thuộc, nguy cơ bị đe dọa. Nếu các nguy cơ này được đánh giá là đáng kể,
KTV phải sử dụng các biện pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn hoặc làm giảm tối đa các
nguy cơ này xuống tới một mức có thể chấp nhận được. Nếu không có bất kỳ biện
pháp nào đủ hiệu quả để ngăn chặn các nguy cơ này thì công ty kiểm toán không
được chấp nhận hợp đồng kiểm toán.
Ký kết hợp đồng kiểm toán
KTV xem xét khuôn khổ về lập và trình bày BCTC mà khách hàng sử dụng
có phù hợp với đặc điểm của khách hàng, mục đích và đặc điểm của BCTC và các
quy định pháp luật liên quan không.
Thỏa thuận và đạt được sự thỏa thuận với khách hàng về việc họ phải hiểu,
thừa nhận và thể hiện rõ các trách nhiệm của mình trong hợp đồng kiểm toán.
Thỏa thuận với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán, bao
gồm mục đích, phạm vi của cuộc kiểm toán, trách nhiệm của KTV và công ty kiểm
toán, trách nhiệm của Ban Giám đốc công ty khách hàng,…
30
 Giai đoạn lập kế hoạch
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng, KTV thu thập đầy đủ
thông tin về khách hàng, KTV cần đạt được sự hiểu biết về chung về nền kinh tế để
nhận định được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách
hàng. Đồng thời, tìm hiểu về môi trường hoạt động của đơn vị như đặc điểm ngành
nghề kinh doanh, các quy định pháp luật có liên quan, vị thế cạnh tranh của đơn vị
trong ngành, cơ cấu tổ chức quản lý, chính sách kế toán, tình hình kinh doanh, khả
năng tài chính, các quy trình kinh doanh chủ yếu,…
Ngoài ra, KTV kết hợp thực hiện các thủ tục phân tích thông tin tài chính và
thông tin phi tài chính trong việc đánh giá rủi ro nhằm phát hiện các biến động bất
thường hoặc quan hệ không hợp lý. Từ các hoạt động tìm hiểu thông tin chi tiết về
đơn vị cho đến việc thực hiện các thủ tục phân tích giúp KTV nhận diện được các
rủi ro trong hoạt động của đơn vị và rủi ro liên quan đến BCTC, KTV đánh giá chất
lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị bao gồm cả việc thiết kế và vận
dụng hữu hiệu trong thực tế.
Để đạt được sự hiểu biết sâu rộng về đơn vị, KTV có thể thu thập và nghiên
cứu tài liệu, phỏng vấn các cá nhân có liên quan, tham quan đơn vị, thực hiện phân
tích sơ bộ,... Khi đã có đủ hiểu biết về đơn vị, KTV sẽ tiến hành xây dựng chiến
lược kiểm toán tổng thể và lập kế hoạch kiểm toán. Xây dựng chiến lược kiểm toán
tổng thể giúp xác định phạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để
làm cơ sở lập kế hoạch kiểm toán và phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả.
2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
2.3.2.1 Thủ tục chung
Kiểm tra chính sách kế toán đơn vị áp dụng có nhất quán với năm trước và
phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng không. Trường hợp
đơn vị có thay đổi chính sách kế toán thì liệu đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của
Chuẩn mực kế toán số 29 không.
Kiểm tra xem đơn vị có mở thêm tài khoản chi tiết CPBH hoặc CPQLDN nào
để theo dõi các khoản chi phí mới phát sinh trong năm tài chính hay không. Đồng
thời kiểm tra xem đơn vị có đóng tài khoản chi tiết theo dõi CPBH, CPQLDN nào
hay không, tìm hiểu nguyên nhân nếu có.
Thu thập sổ tổng hợp tài khoản, sử dụng công cụ kiểm toán để tổng hợp số
phát sinh trong năm theo từng tài khoản chi tiết CPBH và CPQLDN. Thu thập sổ
chi tiết tài khoản CPBH và CPQLDN, bảng cân đối phát sinh, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh để đối chiếu số liệu với nhau và đối chiếu với bảng tổng hợp chi
31
tiết, nhằm đảm bảo số liệu được ghi nhận trong sổ sách kế toán và kết chuyển vào
BCTC chính xác và nhất quán với nhau.
2.3.2.2 Thủ tục phân tích
So sánh tổng CPBH, CPQLDN năm nay với năm trước, kết hợp so sánh số
liệu của đơn vị được kiểm toán với số liệu bình quân ngành, nhằm đưa ra đánh giá
hợp lý về sự biến động chi phí. Đồng thời thực hiện việc so sánh số liệu phát sinh
trong năm theo từng khoản mục chi phí với năm trước.
So sánh chi phí kế hoạch với chi phí thực tế phát sinh để xem có sự khác biệt
lớn nào so với dự kiến chi phí không, tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự khác biệt đó
và xác nhận liệu nguyên nhân đó có đủ hợp lý để giải thích cho tình hình thực tế
phát sinh ở đơn vị không.
Phân tích cơ cấu của các khoản mục CPBH, CPQLDN phát sinh trong năm và
so sánh với cơ cấu chi phí của năm trước, giải thích những biến động bất thường.
Phân tích CPBH, CPQLDN theo tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh
thu và soát xét các khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc khoản mục
bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu
cần).
2.3.2.3 Thử nghiệm chi tiết
Thông qua các lưu ý và kết luận rút ra từ quá trình phân tích, KTV chọn mẫu
và tiến hành kiểm tra chứng từ gốc của các khoản CPBH, CPQLDN chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí, có biến động bất thường, nội dung diễn giải không rõ ràng,
…, nhằm đảm bảo các khoản chi phí được ghi nhận trên sổ sách thực tế có phát
sinh, có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp và được phê duyệt đúng đắn.
Đọc lướt sổ chi tiết tài khoản CPBH, CPQLDN để kiểm tra xem các khoản chi
phí có được phân loại và hạch toán vào tiểu khoản phù hợp với chế độ kế toán
doanh nghiệp không, nhằm phát hiện các khoản chi phí không thuộc CPBH,
CPQLDN. Ví dụ trường hợp đơn vị hạch toán chi phí lắp đặt dây chuyền sản xuất
vào TK 642 trong khi đây là chi phí được vốn hóa, hạch toán vào TK 211.
Đọc giấy làm việc của năm trước để xem có khoản chi phí nào được phát hiện
là ghi nhận không đúng niên độ không, đánh giá khả năng sai phạm tương tự sẽ xảy
ra trong năm hiện hành. Đồng thời, chọn mẫu các nghiệp vụ được ghi nhận xoay
quanh ngày khóa sổ, đối chiếu với chứng từ gốc nhằm khẳng định các khoản CPBH
và CPQLDN đã được ghi nhận đúng kỳ.
Tìm hiểu về đối tượng tập hợp chi phí, tiêu thức phân bổ mà đơn vị đang áp
dụng để phân bổ các khoản chi phí chung liên quan đến cả bộ phận quản lý doanh
32
nghiệp, bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất,… Đánh giá xem liệu chính sách phân
bổ chi phí của đơn vị có phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của đơn
vị và được áp dụng nhất quán với năm trước không.
Đối với các khoản chi phí thường xuyên phát sinh, ít biến động, có thể ước
tính được hoặc gắn liền với doanh thu như chi phí hoa hồng môi giới, chi phí thuê
văn phòng, chi phí dịch vụ bảo vệ, chi phí tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán,…,
KTV xây dựng ước tính độc lập dựa trên chứng từ gốc hợp lệ, đối chiếu số liệu ước
tính với số liệu ghi nhận của đơn vị, tìm hiểu và giải thích các nguyên nhân chênh
lệch nếu có.
Đối với các khoản chi phí được kiểm tra riêng biệt cho mục đích thuyết minh
thông tin như chi phí lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng,…, KTV
tham chiếu đến các phần hành kiểm toán liên quan để đối chiếu kết quả kiểm toán
với số liệu ghi nhận vào tài khoản CPBH, CPQLDN có khớp nhau không, thảo luận
với KTV phụ trách các phần hành khác và đưa ra điều chỉnh nếu có chênh lệch.
Kiểm tra chi tiết các khoản giảm phí trong kỳ nhằm mục đích đảm bảo các
khoản giảm phí này là có thật, được ghi chép phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành.
Hỗ trợ KTV phụ trách phần hành thuế rà soát và tổng hợp các khoản CPBH và
CPQLDN không đủ điều kiện là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, đồng thời
kiểm tra xem có rủi ro nào về thuế không để tư vấn cho đơn vị.
Kiểm tra việc trình bày các thông tin liên quan đến CPBH, CPQLDN trên
thuyết minh BCTC của đơn vị có đầy đủ và phù hợp với quy định và chế độ kế toán
hiện hành chưa.
2.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Tiến hành rà soát hồ sơ kiểm toán qua các cấp, đánh giá kết quả công việc của
các thành viên nhóm kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán. Yêu cầu đơn vị cung
cấp thư giải trình bằng văn bản.
KTV xem xét các khoản nợ tiềm tàng, giả định hoạt động liên tục, các sự kiện
sau niên độ để đánh giá xem liệu có bất kỳ sự kiện nào xảy ra gây ảnh hưởng trọng
yếu đến BCTC cần phải điều chỉnh hoặc thuyết minh bổ sung không.
Thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các
thông tin tài chính thu thập được. Khi thực hiện thủ tục này, KTV sẽ xác định được
cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán ở bộ phận nào để làm cho ý kiến kiểm toán
đưa ra có sức thuyết phục hơn.

33
KTV kiểm tra lại kế hoạch kiểm toán để đảm bảo các công việc đã được thực
hiện đầy đủ, đã thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp, hồ sơ kiểm
toán đã được lập đầy đủ.
KTV đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh, nếu sai sót tổng hợp vượt
mức trọng yếu hoặc xấp xỉ mức trọng yếu, KTV sẽ yêu cầu đơn vị tiến hành điều
chỉnh các sai sót đó hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Tùy thuộc vào
việc đơn vị có đồng ý điều chỉnh hay không và kết quả của thủ tục kiểm toán bổ
sung mà KTV đưa ra ý kiến kiểm toán cho phù hợp.
KTV kiểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC đã được trình bày đầy đủ
và đúng đắn theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành chưa.
Thống nhất và đưa ra ý kiến kiểm toán, phát hành Báo cáo kiểm toán về
BCTC của đơn vị.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Ở Chương 2, tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến kiểm
toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC, đi từ việc khái quát
chung về CPBH và CPQLDN thông qua khái niệm, kết cấu và nội dung của tài
khoản cũng như những đặc điểm của CPBH và CPQLDN. Tiếp đó, tác giả làm rõ
những vấn đề liên quan đến kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC,
bao gồm tầm quan trọng của việc kiểm toán CPBH và CPQLDN, các mục tiêu kiểm
toán, căn cứ kiểm toán, các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục CPBH và
CPQLDN cũng như các điều kiện để một khoản chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN. Sau cùng, tác giả trình bày chi tiết về quy trình kiểm toán khoản mục CPBH
và CPQLDN trong kiểm toán BCTC gồm ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị kiểm
toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn hoàn thành kiểm toán.

34
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM

3.1 Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp tại DFK
DFK đang sử dụng chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho kiểm toán BCTC
do VACPA ban hành. Thông thường, khi kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, DFK sẽ áp dụng chương
trình kiểm toán mẫu khoản mục CPBH và CPQLDN vì chương trình mẫu đã bao
gồm đầy đủ các thủ tục kiểm toán đối với một số khách hàng nhất định. Tuy nhiên,
tùy vào đặc điểm hoạt động cũng như bản chất chi phí phát sinh ở khách hàng mà
DFK sẽ chỉnh sửa, bổ sung hoặc loại bỏ bớt các thủ tục kiểm toán không cần thiết
trong chương trình mẫu để phù hợp với tình trạng thực tế của khách hàng. Ví dụ,
khi khách hàng có phát sinh các khoản giảm CPBH, CPQLDN thì KTV sẽ linh hoạt
bổ sung thủ tục kiểm tra các khoản giảm chi phí vào chương trình kiểm toán nhằm
đảm bảo các khoản giảm chi phí này là hiện hữu, hợp lệ và không phải là khoản
giảm phí với mục đích điều tiết kết quả hoạt động kinh doanh. Trường hợp khách
hàng có phát sinh các khoản CPBH, CPQLDN bằng ngoại tệ thì KTV sẽ bổ sung
thủ tục kiểm tra việc áp dụng tỷ giá trong kỳ vào chương trình kiểm toán, nhằm đảm
bảo khách hàng áp dụng đúng tỷ giá giao dịch và ghi nhận bút toán phù hợp. Nếu
khách hàng không phát sinh các giao dịch với bên liên quan thì KTV sẽ lược bỏ thủ
tục kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, áp dụng của các giao dịch phát sinh gần cuối
niên độ với bên liên quan. Do đó, tùy theo từng trường hợp phát sinh tại khách hàng
mà chương trình kiểm toán sẽ có những điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, DFK thiết kế giấy làm việc cho từng phần hành dựa trên chương
trình kiểm toán tương ứng với phần hành đó. Đối với khoản mục CPBH và
CPQLDN, ngoài các sheet G310/G410 – Bảng tổng hợp số liệu, G330/G430 –
Chương trình kiểm toán, G341/G441 – Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh
doanh chi tiết theo chương trình mẫu thì DFK tự xây dựng thêm các sheet công việc
khác thể hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán phù hợp với công tác kiểm toán tại
khách hàng. Theo chương trình mẫu hướng dẫn thì sheet G320/G420 trong giấy làm
việc sẽ phục vụ cho thuyết minh BCTC, nhưng DFK sử dụng sheet G320/G420 để
tổng hợp các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán, rồi thiết kế thêm một

35
sheet khác phục vụ cho mục đích thuyết minh chi tiết khoản mục. Ngoài ra, chương
trình kiểm toán mẫu cũng hướng dẫn sử dụng sheet G331/G431 trong giấy làm việc
G300/G400 để tổng hợp kết quả kiểm toán. Tuy nhiên, để thuận tiện cho cấp trên
trong việc soát xét cùng lúc kết quả kiểm toán của các phần hành, DFK đã không sử
dụng sheet G331/G431 trong giấy làm việc mà xây dựng một giấy làm việc riêng
biệt tên là “THKQKiT”, có tham chiếu cụ thể đến từng phần hành để tổng hợp kết
quả kiểm toán của tất cả các phần hành. Thông thường, chương trình kiểm toán
khoản mục CPBH và CPQLDN của DFK sẽ bao gồm các thủ tục sau:
 Thủ tục chung
Kiểm tra chính sách kế toán có áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp
với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng không. Trường hợp có thay đổi
chính sách kế toán, đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán số 29
không.
Lập bảng tổng hợp số liệu dựa trên sổ cái tài khoản CPBH và CPQLDN của
kỳ hiện tại và BCTC kỳ trước đã được kiểm toán, trong đó chi tiết theo khoản mục
CPBH, CPQLDN. Thủ tục này được trình bày cụ thể ở sheet G310/G410 trong giấy
làm việc G300/G400.
Đối với mỗi khoản mục chi tiết CPBH và CPQLDN, thu thập biểu chi tiết và
đối chiếu với bảng tổng hợp số liệu. Thủ tục này được trình bày ở sheet G341/G441
trong giấy làm việc G300/G400, nhằm đảm bảo số liệu được ghi nhận chính xác và
nhất quán giữa các sổ sách kế toán và BCTC.
 Thủ tục phân tích
So sánh CPBH, CPQLDN năm nay với năm trước, kết hợp với biến động về
doanh thu của khách hàng, giải thích những biến động lớn (nếu có). Đồng thời,
phân tích cơ cấu các khoản mục CPBH, CPQLDN phát sinh trong năm và so sánh
với năm trước, giải thích những biến động bất thường (nếu có). Các thủ tục này
được trình bày cụ thể ở sheet G342/G442 trong giấy làm việc G300/G400.
Phân tích CPBH, CPQLDN theo tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh
thu và soát xét các khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc khoản mục
bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu
cần). Thủ tục này được thực hiện ở sheet G343/G443 trong giấy làm việc
G300/G400. Thực hiện các thủ tục phân tích nhằm đảm bảo tính hiện hữu, tính đầy
đủ và tính chính xác cho khoản mục CPBH, CPQLDN.
Ngoài việc áp dụng thủ tục phân tích trong chương trình mẫu, DFK còn xây
dựng thủ tục phân tích chi tiết chi phí theo tháng bằng cách trực tiếp phân loại chi
36
tiết các khoản CPBH, CPQLDN theo diễn giải trên sổ nhật ký chung, rồi sử dụng
công cụ Pivot Table trong Excel để phân tích biến động theo tháng của các khoản
chi phí chi tiết, nhằm phát hiện sai sót và khoanh vùng rủi ro để kiểm tra chi tiết.
Thủ tục này được trình bày tự do trên giấy làm việc theo phong cách của mỗi KTV.
Bên cạnh việc thực hiện các thủ tục phân tích, KTV xem xét liệu có các rủi ro
cụ thể nào được phát hiện khiến cho khoản mục CPBH, CPQLDN chứa đựng sai sót
trọng yếu không.
 Thủ tục kiểm tra chi tiết
So với chương trình kiểm toán mẫu thì DFK có thiết kế bổ sung thủ tục kiểm
tra đối ứng tài khoản CPBH, CPQLDN nhằm phát hiện các đối ứng bất thường hoặc
các nghiệp vụ có nội dung không rõ ràng để kiểm tra chi tiết. KTV sẽ lập bảng tổng
hợp phát sinh theo tài khoản đối ứng ở sheet G344/G444 dựa vào sổ cái do khách
hàng cung cấp, rồi quan sát và phân tích các tài khoản đối ứng có dấu hiệu bất
thường.
Rà soát các khoản mục CPBH, CPQLDN có sự biến động bất thường trong
năm được xác định trong quá trình phân tích và trên sổ cái (số tiền lớn, giao dịch
khác thường, điều chỉnh giảm,…), tiến hành kiểm tra chứng từ gốc để đảm bảo các
khoản chi phí này là có thực, được phân loại đúng và đánh giá tính hợp lý của việc
ghi nhận.
Chọn mẫu kiểm tra chứng từ gốc đối với các khoản mục CPBH và CPQLDN:
kiểm tra hóa đơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp, các bảng tính toán kèm
theo, các phiếu chi, chứng từ thanh toán qua ngân hàng cùng với các chứng từ khác
kèm theo (duyệt chi của BGĐ, định mức chi ...). Công việc được trình bày chi tiết ở
sheet G351/G451 trong giấy làm việc G300/G400.
Xem xét tính hợp lý các chi phí liên quan có tính chất nhạy cảm như: chi phí
tiền phạt, chi phi tư vấn pháp luật, tranh chấp, kiện tụng.
Kiểm tra tính đúng kỳ của các khoản CPBH, CPQLDN bằng cách đối chiếu
đến phần hành kiểm toán “Chi phí phải trả” (E500) và phần hành kiểm toán “Tiền
và các khoản tương đương tiền” (D100); đọc sổ chi tiết CPBH, CPQLDN, tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng ; chọn mẫu các nghiệp vụ xoay quanh ngày khóa sổ, xác định
các giao dịch không đúng niên độ; xem xét các khoản chi phí của kỳ trước nhưng
được ghi nhận trong kỳ kiểm toán, đánh giá khả năng rủi ro này có thể lặp lại.
Tìm hiểu và đánh giá tính hợp lý của tiêu thức phân bổ, tập hợp chi phí đối
với các khoản chi phí gián tiếp liên quan đến cả CPBH, CPQLDN, chi phí sản xuất.

37
Đối chiếu các khoản mục chi phí đã được kiểm tra tại các phần hành kiểm toán
liên quan: chi phí lương, chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi
phí khấu hao, chi phí phải trả, chi phí trả trước,…
Xây dựng ước tính độc lập đối với các khoản chi phí mang tính chất định kỳ, ít
biến động hoặc gắn liền với doanh thu (tiền thuê, tiền hoa hồng,…) và so sánh với
số liệu ghi nhận trên sổ sách kế toán, tìm hiểu các chênh lệch lớn (nếu có).
Nếu khách hàng có quy chế tài chính, định mức chi tiêu thì phải đối chiếu quy
định của văn bản nội bộ về định mức chi tiêu với các khoản chi tiêu thực tế tại
khách hàng.
Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, áp dụng của các giao dịch với bên liên
quan, đặc biệt lưu ý các giao dịch phát sinh gần cuối kỳ kế toán.
Rà soát và tổng hợp các khoản CPBH, CPQLDN không đủ điều kiện là chi phí
được trừ khi tính thuế TNDN, phối hợp với phần hành kiểm toán “Thuế và các
khoản phải nộp Nhà nước” (E300).
Kiểm tra việc trình bày và thuyết minh chi tiết khoản mục CPBH, CPQLDN
trên BCTC có phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng không.
Đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong Hồ sơ kiểm toán để
hỗ trợ cho việc thực hiện tất cả các thuyết minh.
3.2 Minh họa quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp tại khách hàng ABC
3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
3.2.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
Công ty TNHH ABC là khách hàng thường niên của công ty DFK, vì vậy
DFK phải đánh giá khả năng chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá lại rủi ro
hợp đồng kiểm toán trước khi đưa ra quyết định thực hiện kiểm toán cho khách
hàng ABC. Công ty xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước, tìm hiểu các thông tin
liên quan đến Công ty ABC thì nhận thấy:
Không có sự thay đổi nào liên quan đến loại hình doanh nghiệp, ngành nghề
kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ.
Công ty ABC không thay đổi BGĐ và nhân sự chủ chốt.
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán,
năm tài chính, chính sách kế toán, phần mềm kế toán và quy chế tài chính nhất quán
với năm trước.
Bên cạnh đó, cũng không có nghi ngờ nghiêm trọng nào về khả năng hoạt
động liên tục của đơn vị, không có vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước.
38
Nhận thấy không có thông tin nào làm tăng tính rủi ro cho bên kiểm toán,
đồng thời không có yếu tố nào khiến công ty phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm
làm kiểm toán. Vì vậy, công ty DFK quyết định chấp nhận duy trì khách hàng ABC,
tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng.
(Tham khảo phụ lục 3.1_A120)
3.2.1.2 Tìm hiểu về Công ty ABC
Qua quá trình tìm hiểu về khách hàng, thu thập được một số thông tin về công
ty khách hàng như sau:
Đặc điểm hoạt động của Công ty ABC
Công ty ABC thuộc loại hình Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, được
thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
1101809799, đăng ký lần đầu ngày 28 tháng 05 năm 2014 và đăng ký thay đổi lần
thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2019 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Z cấp.
Trụ sở của Công ty đặt tại: Lô A123, đường số X, khu công nghiệp Y, Tỉnh Z,
Việt Nam.
Chi nhánh: Tại 2985 A, thị trấn B, huyện C, thành phố D. Chi nhánh được
thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số 1101809799-001
ngày 03 tháng 11 năm 2016, được cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố
D.
Vốn điều lệ của Công ty theo đăng ký là 30.000.000.000 VND, vốn điều lệ
thực góp đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 30.000.000.000 VND.
Hoạt động kinh doanh của Công ty ABC bao gồm:
- Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng trong nông nghiệp
(Chi tiết sản xuất gia công, sang chai, đóng gói phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật);
- Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ (Chi tiết sản xuất phân bón);
- Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (Chi
tiết: bán buôn thóc, ngô và các loại ngũ cốc khác);
- Xử lý hạt giống để nhân giống;
- Vận tải hàng hóa đường bộ (Chi tiết: Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên
dụng);
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
- Bốc xếp hàng hóa;
- Nhân và chăm sóc cây giống;

39
- Nhập khẩu nguyên, phụ liệu thuốc bảo vệ thực vật phân bón vật tư nông
nghiệp;
- Nhập khẩu nguyên, phụ liệu làm thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản;
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, nuôi thủy sản;
- Sản xuất, bán buôn hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường của Công ty nằm trong phạm vi 12
tháng.

40
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty ABC
Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày
31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính.
Báo cáo tài chính, trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được lập trên cơ sở dồn tích
theo nguyên tắc giá gốc. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực
tiếp.
3.2.1.3 Tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ toàn doanh
nghiệp
DFK thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cho toàn doanh nghiệp,
thực hiện chung cho cả cuộc kiểm toán, kết hợp với tìm hiểu và đánh giá một số quy
trình hoạt động quan trọng của đơn vị như quy trình mua hàng, quy trình bán hàng,
quy trình hàng tồn kho,…
Dựa vào hồ sơ kiểm toán và kinh nghiệm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Công ty ABC năm trước, KTV nhận thấy việc truyền đạt thông tin và yêu cầu thực
thi tính chính trực và các giá trị đạo đức được thực hiện tại đơn vị; đơn vị cũng chú
trọng đến trình độ, năng lực của nhân viên; BGĐ có thái độ quan tâm và coi trọng
việc thực hiện các kiểm soát nội bộ; đơn vị có sự phê duyệt nghiệp vụ giữa các cấp;
bộ phận kế toán có nhiệm vụ lập BCTC, có sự tách biệt giữa kế toán thu chi và thủ
quỹ; BGĐ quan tâm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới,…
Bộ phận kế toán có nghiệp vụ chuyên môn khá tốt, tinh thần trách nhiệm cao,
có phân chia trách nhiệm giữa các nhân viên. Việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ
được thực hiện một cách khoa học, cẩn thận, thuận lợi cho việc kiểm tra chi tiết các
giao dịch, nghiệp vụ.
KTV đánh giá các thủ tục kiểm soát Công ty ABC áp dụng khá hiệu quả trong
việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, năm trước có phát sinh
một số bút toán điều chỉnh nên KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình và
sẽ xem xét liệu các sai sót xảy ra ở năm trước có khả năng tiếp tục xảy ra ở năm nay
không.

41
3.2.1.4 Xác lập mức trọng yếu
Việc xác lập mức trọng yếu được thực hiện chung cho tất cả các khoản mục
trên BCTC, DFK sử dụng mức trọng yếu thực hiện như là mức trọng yếu khoản
mục CPBH và CPQLDN.
DFK áp dụng các công thức sau đây để ước tính:
Mức trọng yếu tổng thể = Tiêu chí được chọn × Tỷ lệ (%)
Mức trọng yếu thực hiện = Mức trọng yếu tổng thể × Tỷ lệ (%)
Ngưỡng sai sót không đáng kể = Mức trọng yếu thực hiện × Tỷ lệ (%)
BGĐ Công ty ABC rất quan tâm đến doanh thu, mặt khác, lợi nhuận và doanh
thu của đơn vị có giá trị lớn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty. Vì vậy, dựa vào xét đoán chuyên môn của mình, KTV lựa chọn doanh thu thuần
làm cơ sở để ước tính mức trọng yếu tổng thể.
Trong đó, tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu tổng thể là 1,5% theo
khung quy định của DFK từ 0,5% đến 3%, tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
thực hiện là 62,5% theo khung quy định của DFK từ 50% đến 75%, tỷ lệ sử dụng để
ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể là 2% theo khung quy định của DFK từ 0%
đến 4%.
Bảng 3.1: Kết quả xác lập mức trọng yếu cho Công ty ABC
(Trích từ phụ lục 3.2_A710)
Năm nay Năm trước
Nội dung
(VND) (VND)
Mức trọng yếu tổng thể 5.396.000.000 6.389.000.000
Mức trọng yếu thực hiện 3.373.000.000 3.993.000.000
Ngưỡng sai sót không đáng kể 67.000.000 80.000.000

Mức trọng yếu năm nay giảm so với năm trước vì ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, đơn vị gặp khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên
doanh thu năm nay thấp hơn so với năm trước.
DFK áp dụng mức trọng yếu thực hiện 3.373.000.000 VND cho khoản mục
CPBH và CPQLDN. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, KTV tổng hợp
các sai sót hoặc chênh lệch phát hiện được trong suốt quá trình kiểm toán và so sánh
với ngưỡng sai sót không đáng kể. Nếu tổng giá trị của các khoản sai sót nhỏ hơn
67.000.000 VND thì KTV bỏ qua, không cần tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh.
Ngược lại, nếu tổng giá trị của các khoản sai sót lớn hơn 67.000.000 VND thì KTV
sẽ thảo luận với khách hàng về các khoản sai sót và yêu cầu khách hàng điều chỉnh.

42
3.2.1.5 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán
Sau khi thực hiện các công việc trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết
quả của các công việc thực hiện và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Trưởng nhóm
kiểm toán sẽ đưa ra kế hoạch kiểm toán khoản mục, phân công công việc cho thành
viên nhóm kiểm toán, công bố thời gian tiến hành kiểm toán tại khách hàng.
Chương trình kiểm toán CPBH và CPQLDN được xây dựng dựa trên nội dung
của chương trình kiểm toán mẫu VACPA và được sửa đổi cho phù hợp với thực tế
công tác kiểm toán tại Công ty ABC. Chương trình kiểm toán hướng dẫn chi tiết
trình tự các công việc cần thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán tương
ứng.
(Tham khảo phụ lục 3.3_G330 và phụ lục 3.3_G430)
3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
3.2.2.1 Thực hiện các thủ tục chung
 Thủ tục 1: Xem xét chính sách kế toán
Kiểm tra chính sách kế toán có áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp
với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán Việt Nam hiện hành không?
Trường hợp có thay đổi chính sách kế toán thì Công ty TNHH ABC có tuân
thủ theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán số 29 không?
Mục tiêu: Đảm bảo việc lập và trình bày BCTC phù hợp với thông tư, chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo số liệu giữa các năm có thể so sánh
được.
Công việc thực hiện: Xem xét mục “Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại
công ty” trong thuyết minh BCTC của Công ty TNHH ABC để kết luận rằng liệu
chế độ và chính sách kế toán có được Công ty TNHH ABC áp dụng phù hợp với
chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán cũng như các quy định pháp luật hiện hành
không.
Kết quả công việc:
Công ty TNHH ABC áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính. BCTC
được lập và trình bày theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21.
Đối với các khoản CPBH và CPQLDN, đơn vị ghi nhận chi phí tại thời điểm
phát sinh không kể thời gian chi tiền theo cơ sở kế toán dồn tích trên nguyên tắc phù
hợp với doanh thu. Đơn vị theo dõi và phân loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp theo các tiểu khoản như sau:
43
6411 – Chi phí nhân viên bán hàng, đơn vị dùng để ghi nhận các khoản tiền
lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, phí công tác.
6412 – Chi phí vật liệu, xăng dầu, bao bì, sửa chữa, đơn vị dùng để ghi nhận
các khoản chi tiền xăng dầu đi công tác, chi tiền bảo dưỡng xe, chiết khấu huê hồng
tiền dầu,…
6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng, đơn vị dùng để ghi nhận
các khoản khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng.
6415 – Chi phí hội nghị, quà tặng, tài trợ giáo dục, đơn vị dùng để ghi nhận
các khoản chi tiền tiệc hội nghị, xuất quà biếu tặng, chi tiền ủng hộ từ thiện,…
6416 – Chi phí trả trước ngắn hạn – dài hạn, đơn vị dùng để ghi nhận các
khoản phân bổ CCDC sử dụng ở bộ phận bán hàng.
6417 – Chi phí mua ngoài, đơn vị dùng để ghi nhận các khoản chi phí vận
chuyển, chi phí khảo nghiệm sản phẩm, chi phí quảng cáo, phí dịch vụ hải quan, phí
sử dụng đường bộ, phí tra cứu và đăng ký nhãn hiệu, phí mua màng nhựa plastic,
phí kiểm định xe,…
6418 – Chi phí bằng tiền khác, đơn vị dùng để ghi nhận các khoản chi phí tiếp
khách, chi phí tổ chức du lịch cho khách hàng, chi tiền cho chương trình trúng
thưởng,…
64191 – Chi phí BPBH khác_THVN***, đơn vị hạch toán các khoản chi phí
không hợp lý vào TK 64191 để thuận tiện cho việc loại chi phí khi tính toán thuế
TNDN cuối năm.
6421 – Chi phí nhân viên quản lý, đơn vị dùng để ghi nhận các khoản tiền
lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, phí công tác,…
6422 – Chi phí vật liệu, sửa chữa, đơn vị dùng để ghi nhận phí di dời đường
ống chữa cháy, phí sửa chữa và lắp đặt camera, phí sửa chữa máy vi tính.
6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng, đơn vị dùng để ghi nhận các khoản chi
mua văn phòng phẩm, mua mực in, mua ổ cứng máy tính,…
6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ, đơn vị dùng để ghi nhận các khoản khấu hao
TSCĐ sử dụng ở văn phòng.
6425 – Thuế, phí và lệ phí, đơn vị dùng để phản ánh lệ phí môn bài.
6426 – Chi phí trả trước ngắn hạn – dài hạn, đơn vị dùng để ghi nhận các
khoản phân bổ CCDC sử dụng ở văn phòng.
6427 – Chi phí mua ngoài, đơn vị dùng để phản ánh các khoản phí ngân hàng,
phí công chứng hồ sơ, phí cung cấp nước sạch, cước điện thoại, cước internet, phí
tiền điện, phí xử lý nước thải, phí dịch vụ bảo vệ, phí đăng tuyển nhân sự, phí quản
lý,…

44
6428 – Chi phí bằng tiền khác, đơn vị dùng để ghi nhận các khoản chi phí tiếp
khách.
6429 – Dự phòng phải thu khó đòi, đơn vị dùng để ghi nhận các khoản trích
lập và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi.
Kết luận: Việc hạch toán CPBH và CPQLDN phù hợp với chuẩn mực kế toán
và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành. Chính sách kế toán áp dụng
nhất quán với năm trước.
 Thủ tục 2: Lập bảng tổng hợp, đối chiếu số liệu CPBH và CPQLDN
Mục tiêu: Đảm bảo số liệu khoản mục CPBH và CPQLDN ghi nhận trên sổ
nhật ký chung khớp với sổ chi tiết tài khoản, sổ cái, BCĐPS và báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
Nguồn gốc số liệu: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 641*/642*,
BCĐPS, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, BCTC năm 2019 đã được kiểm
toán.
Công việc thực hiện:
Lập bảng tổng hợp số liệu bằng cách lọc dữ liệu lấy đối ứng TK 911 trên sổ
nhật ký chung TK CPBH và CPQLDN của kỳ hiện tại để lên số cho cột “Năm nay
Trước KT” (Năm nay trước kiểm toán), lấy số liệu trên thuyết minh BCTC kỳ trước
đã được kiểm toán để lên số cho cột “Năm trước Sau KT” (Năm trước sau kiểm
toán), trong đó chi tiết theo khoản mục CPBH và CPQLDN. (Tham khảo phụ lục
3.4_G310 và phụ lục 3.4_G410)
Lập bảng tổng hợp chi phí dựa trên sổ nhật ký chung, sổ cái TK CPBH và
CPQLDN, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hiện tại. (Tham khảo phụ
lục 3.5_G341 và phụ lục 3.5_G441). Đối với mỗi khoản mục, thu thập biểu chi tiết
và đối chiếu với bảng tổng hợp số liệu.
Kết quả:
Trong quá trình lọc Pivot TK CPBH lấy đối ứng với TK 911 trên nhật ký
chung, KTV phát hiện đơn vị kết chuyển thiếu cả bên Nợ và bên Có của TK 6412
số tiền 3.541.909 VND (Tham khảo phụ lục 3.6_PVTdoichieu). Tuy nhiên, do đơn
vị kết chuyển thiếu cả bên Nợ và bên Có nên số sau khi bù trừ giữa Nợ TK 911 và
Có TK 911 để lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng.
Sau khi đối chiếu số liệu, nhận thấy tổng số phát sinh trong kỳ trên sổ nhật ký
chung khớp với sổ cái TK CPBH, sổ cái TK CPQLDN, sổ chi tiết TK 641*/642*,
BCĐPS và sau khi KTV cấn trừ Nợ Có TK 911 đối ứng với TK CPBH, TK
CPQLDN thì tổng số phát sinh trong kỳ lần lượt là 41.467.485.861 VND và

45
10.026.389.197 VND, khớp với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. (Tham khảo
phụ lục 3.5_G341 và phụ lục 3.5_G441)
Kết luận: CPBH và CPQLDN năm 2020 được trình bày phù hợp.

46
3.2.2.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát mức độ khoản mục chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp
Do DFK không đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ riêng cho khoản mục
CPBH và CPQLDN nên KTV dựa vào kết quả tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội
bộ của khách hàng ở cấp độ toàn doanh nghiệp, nhận định đơn vị tổ chức hoạt động
kiểm soát khá tốt, đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu ở mức trung bình. KTV thực
hiện thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra tính hiện hữu và hữu hiệu trong hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị.
Thử nghiệm kiểm soát 1: Kiểm tra sự phân chia chức năng nhiệm vụ trong bộ
phận kế toán.
KTV quan sát cách thức tổ chức hoạt động của phòng kế toán, nhận thấy có sự
phân công công việc, trách nhiệm giữa kế toán trưởng, kế toán thuế, kế toán bán
hàng, kế toán công nợ, kế toán thu chi, thủ quỹ và các nhân viên kế toán khác tại
thời điểm KTV quan sát. Tuy nhiên, KTV không đảm bảo 100% việc phân chia
trách nhiệm này cũng tiếp diễn ở những thời điểm khác ngoài thời điểm KTV quan
sát.
Thử nghiệm kiểm soát 2: Kiểm tra việc theo dõi và đối chiếu số liệu CPBH
và CPQLDN.
KTV thu thập sổ sách kế toán của đơn vị, nhận thấy đơn vị có mở sổ chi tiết
theo dõi CPBH và CPQLDN, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết khớp với sổ cái.
Chứng tỏ đơn vị có mở sổ theo dõi chi tiết và đối chiếu sổ sách định kỳ.
Thử nghiệm kiểm soát 3: Kiểm tra sự phê duyệt của các khoản chi, tính hợp
lệ của các chứng từ, thời điểm ghi chép khoản chi lên sổ sách kế toán.
KTV chọn mẫu 20 nghiệp vụ trên sổ chi tiết TK 641 và TK 642 để kiểm tra.
Các nghiệp vụ được chọn chủ yếu là các khoản chi mua văn phòng phẩm, chi mua
xăng dầu đi công tác, chi tiếp khách, phí gửi hồ sơ, phí công chứng hồ sơ, phí kiểm
định xe, các cước phí điện thoại, cước phí internet, tiền điện,… Các khoản chi đều
có hóa đơn GTGT hoặc phiếu thu của nhà cung cấp, thông báo nộp tiền, phiếu chi.
Các khoản chi có sự xét duyệt của Giám đốc, trên phiếu chi có đầy đủ chữ ký của
Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ quỹ, Kế toán thu chi, người nhận tiền và có đóng
dấu mộc của đơn vị. Các khoản chi phí được ghi nhận đúng thời điểm phát sinh, nội
dung và số tiền trên chứng từ khớp với sổ sách kế toán.
Nhìn chung, khi chọn mẫu thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV nhận thấy có
dấu vết phê duyệt giữa các cấp của đơn vị, vì vậy KTV vẫn đánh giá rủi ro kiểm
soát ở mức trung bình.

47
3.2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích
Mục tiêu:
Giải thích được các biến động bất thường của CPBH và CPQLDN, đảm bảo
các biến động của CPBH và CPQLDN là hợp lý.
Khoanh vùng rủi ro để kiểm tra chi tiết thông qua phân tích biến động CPBH
và CPQLDN.
Nguồn gốc số liệu: Sổ nhật ký chung, BCTC năm 2019 đã được kiểm toán,
giấy làm việc G300 và G400 của năm 2019.
Công việc thực hiện:
So sánh CPBH, CPQLDN năm nay với năm trước, kết hợp với biến động về
doanh thu, giải thích các biến động lớn (nếu có).
Phân tích cơ cấu các khoản mục CPBH, CPQLDN phát sinh trong năm và so
sánh với năm trước, giải thích những biến động bất thường (nếu có).
Phân tích CPBH, CPQLDN theo tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh
thu và soát xét các khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc khoản mục
bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu
cần).
Phân loại CPBH và CPQLDN theo diễn giải dựa trên sổ nhật ký chung, lập
Pivot Table thể hiện biến động của các khoản CPBH và CPQLDN được phân loại
chi tiết theo diễn giải qua từng tháng.
Phân tích:
* CPBH (Tham khảo phụ lục 3.7_G342, phụ lục 3.7_G343, phụ lục 3.7_PVT)
Nhìn chung, tổng CPBH năm nay giảm 24,36% (tức giảm 13.351.510.907
VND) so với năm trước, tương ứng với sự sụt giảm 15,54% của doanh thu thuần.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm này là do đơn vị chịu ảnh hưởng chung
bởi đại dịch COVID-19, việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế.
Trong đó, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm mạnh nhất (giảm 46,53% so với
năm trước). Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm chủ yếu là do chi phí tổ chức hội nghị,
hội thảo thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê xe đưa khách hàng đi dự hội thảo, chi
phí quảng cáo, chi phí vận chuyển giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể, do dịch
COVID-19 nên đơn vị hạn chế tổ chức hội thảo để giới thiệu sản phẩm (nhất là
trong tháng 3, tháng 4, tháng 5), do đó mà chi phí thuê xe để đưa khách hàng đi dự
hội thảo cũng sụt giảm tương ứng.
Khi dịch Covid xảy ra và lan rộng trên toàn thế giới, bị hạn chế trong việc đi
lại, thông thương giữa các quốc gia gặp khó khăn đã khiến cho nguồn nguyên vật
liệu đầu vào của đơn vị bị thiếu hụt, cùng với sự sụt giảm sức mua của thị trường đã
48
gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm sản lượng
tiêu thụ sản phẩm của đơn vị, dẫn đến sự sụt giảm tương ứng trong chi phí vận
chuyển hàng hóa.
Chi phí dụng cụ, đồ dùng giảm 39,49% so với năm trước vì trong năm có
nhiều công cụ, dụng cụ đã hết thời hạn phân bổ vào chi phí.
Chi phí bằng tiền khác giảm 21,7% so với năm trước chủ yếu là do các khoản
chi phí hội nghị, chi phí vận chuyển, chi phí quà biếu tặng, chi phí bảo dưỡng xe
giảm. Do tác động của dịch Covid mà trong năm đơn vị hạn chế tổ chức hội nghị,
do đó mà các khoản chi quà biếu tặng cho các buổi hội thảo nông dân, hội nghị
khách hàng cũng sụt giảm đáng kể.
Chi phí nhân viên giảm 14,09% so với năm trước vì trong năm đơn vị cắt giảm
nhân sự ở bộ phận bán hàng để tiết kiệm chi phí, do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 mà việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.
Chi phí vật liệu, bao bì tăng 51,88% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu là
do trong năm đơn vị mua vật liệu xây dựng để sửa chữa nền kho thuốc ở chi nhánh.
Phân tích CPBH theo tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh thu, nhận
thấy tỷ lệ CPBH/DT của tháng 3, tháng 9, tháng 10 cao hơn tỷ lệ trung bình của 12
tháng và cao hơn đáng kể so với các tháng còn lại trong năm. Cụ thể, tỷ lệ
CPBH/DT của tháng 3 là 52,26%, tháng 9 là 22,91%, tháng 10 là 71,21%. Trong
đó, các khoản chi cho chương trình khuyến mãi và hội nghị, hội thảo chiếm tỷ trọng
cao nhất, KTV khoanh vùng kiểm tra chi tiết các khoản chi phí này.
Bảng Pivot thể hiện biến động theo tháng của các khoản CPBH phân loại chi
tiết cho thấy trong tổng CPBH, chi phí lương nhân viên (bao gồm các khoản trích
bảo hiểm và phí công tác) chiếm tỷ trọng cao nhất (34,24%), tiếp đến là chi phí
chương trình khuyến mãi chiếm 16,43%, chi phí tổ chức hội nghị chiếm 9,07%. Bên
cạnh đó, có các khoản chi phí khác cần phải chú ý như chi phí xăng dầu đi công tác
chiếm 4,75%, chi phí tổ chức đi du lịch cho khách hàng chiếm 4,34%, chi phí khấu
hao TSCĐ chiếm 4,24%, chi phí xuất quà biếu tặng hội nghị khách hàng, hội thảo
nông dân chiếm 3,84%, chi phí vận chuyển chiếm 3,42%, chi phí tiếp khách chiếm
3,39%,…
Tháng 1 có tổng CPBH cao hơn các tháng khác chủ yếu là do đơn vị xuất quà
biếu tặng hội nghị khách hàng, hội thảo nông dân. Khoản chi phí này phát sinh cao
nhất trong các tháng. KTV cần chú ý kiểm tra khoản này.
Tháng 12 chi phí bán hàng tăng cao nhất trong các tháng (6.318.291.428
VND) là do đơn vị chi các khoản tiền thưởng cuối năm cho nhân viên, đối chiếu với
phần hành E400 – Lương và các khoản trích theo lương thu thập được quyết định

49
thưởng 2.741.500.000 VND cho nhân viên bộ phận bán hàng. Ngoài ra, khoản chi
phí tổ chức hội nghị cũng tăng đột biến so với các tháng còn lại.
Có một số khoản chi phí mà KTV cần tham chiếu qua phần hành kiểm toán
khác để thu thập thông tin cần thiết vì sẽ có KTV khác phụ trách kiểm tra chi tiết
các phần hành đó, KTV phụ trách phần hành CPBH sẽ mất rất nhiều thời gian để tự
kiểm tra và công việc sẽ bị trùng lặp, không hiệu quả. Chẳng hạn như chi phí lương
nhân viên, các khoản trích lương sẽ tham chiếu qua phần hành E400, chi phí khấu
hao TSCĐ tham chiếu qua phần hành D700, chi phí công cụ dụng cụ tham chiếu
qua phần hành D600.
* CPQLDN
(Tham khảo phụ lục 3.8_G442, phụ lục 3.8_G443, phụ lục 3.8_Pivot 642)
Tổng CPQLDN năm nay giảm 9,36% so với năm trước (tương ứng giảm
1.034.905.893 VND), đồng thuận với sự sụt giảm 15,54% của doanh thu thuần.
CPQLDN chiếm 2,79% doanh thu thuần, đơn vị không phải bỏ ra nhiều chi phí cho
việc quản lý để tạo ra doanh thu. Tỷ lệ CPQLDN/DTT năm nay giảm 0,19% so với
năm trước, mức giảm không đáng kể.
Chi phí dự phòng có biến động mạnh vì trong năm, đơn vị trích lập dự phòng
nợ phải thu khó đòi cho một số khách hàng số tiền 689.280.538 VND (nhiều hơn so
với mức trích dự phòng nợ phải thu khó đòi của năm trước – 289.017.500 VND).
Đồng thời, đơn vị hoàn nhập 346.437.500 VND chi phí dự phòng đã trích lập trong
năm 2017 và năm 2019 (ít hơn mức hoàn nhập dự phòng năm trước –
1.401.570.000 VND).
Chi phí vật liệu quản lý giảm 77,61% so với năm trước, nguyên nhân do trong
năm đơn vị không phát sinh chi phí xăng dầu đi công tác, chỉ phát sinh các khoản
sửa chữa lắp đặt camera nhỏ và phí di dời đường ống chữa cháy. Bên cạnh đó, trong
năm đơn vị đã hạch toán các khoản chi mua hóa chất cho phòng thí nghiệm vào TK
627, các khoản chi phí sửa chữa nền kho vào TK 641 theo sự hướng dẫn của kiểm
toán viên năm trước.
Trong năm đơn vị hạn chế các khoản chi tiếp khách nhằm tiết kiệm chi phí vì
khó khăn dịch bệnh Covid nên chi phí bằng tiền khác giảm gần một nửa so với năm
trước (giảm 48,78%).
Chi phí đồ dùng văn phòng giảm 29,31% so với năm trước do có một số công
cụ dụng cụ đã hết thời hạn phân bổ vào chi phí, đơn vị cũng tiết kiệm hơn trong việc
chi mua văn phòng phẩm trong năm.

50
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của đơn vị bị trì trệ, gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy mà đơn vị quyết định cắt
giảm một lượng nhân sự để tiết kiệm chi phí.
Các khoản thuế, phí, lệ phí giảm 17,75% so với năm trước do đơn vị không
phát sinh thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong năm, chỉ phát sinh khoản lệ phí
môn bài hằng năm. Ngoài ra, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí dịch vụ mua ngoài
cũng giảm nhẹ, chủ yếu do có một số tài sản như hàng rào, nhà bảo vệ, sân đường,
máy chủ Poweredge, hệ thống camera,… đã hết giá trị khấu hao trong năm và các
khoản phí ngân hàng, phí xử lý nước thải cũng giảm so với năm trước.
Phân tích CPQLDN theo tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh thu cho
thấy tỷ lệ CPQLDN/DT của tháng 3 (7,28%), tháng 4 (4,43%), tháng 9 (6,32%),
tháng 10 (11,05%), cao hơn so với mức tỷ lệ trung bình của 12 tháng (3,9%) và cao
hơn các tháng còn lại. Doanh thu của bốn tháng này thấp hơn so với những tháng
còn lại, chi phí cũng không biến động nhiều, ngoại trừ tháng 3 và tháng 10 có chi
phí nhỉnh hơn một chút so với các tháng khác. Vì vậy mà tỷ lệ CPQLDN/DT của
bốn tháng này cao hơn những tháng khác. CPQLDN tháng 3 tăng so với những
tháng khác vì trong tháng có phát sinh phí đăng tin tuyển dụng, phí kiểm toán, đơn
vị hạch toán hai khoản phí dịch vụ bảo vệ vào tháng 3 (trong đó có một khoản chi
của tháng 12 năm 2019). Tháng 9 có phát sinh khoản phí huấn luyện an toàn lao
động không thường xuyên, tháng 10 phát sinh phí phân tích mẫu môi trường. KTV
sẽ chú ý kiểm tra chi tiết chứng từ của các khoản chi phí này.
Bảng Pivot thể hiện biến động theo tháng của các khoản CPQLDN phân loại
chi tiết cho thấy, trong tổng CPQLDN, chi phí lương nhân viên chiếm tỷ trọng cao
nhất (43,32%), tiếp đến là chi phí khấu hao TSCĐ (10,64%), chi phí phân bổ CCDC
(8,97%), chi phí tiền thưởng trích trước (8,93%), chi phí dự phòng phải thu khó đòi
(6,65%), chi phí bảo hiểm, KPCĐ (4,69%), chi phí dịch vụ bảo vệ (3,01%), phí
ngân hàng (2,46%), chi phí điện (1,78%), chi phí mua văn phòng phẩm và xử lý
chất thải lần lượt là 1,18% và 1,13%. Hầu hết các nhóm chi phí chiếm tỷ trọng cao
KTV đều tham chiếu qua phần hành khác vì tại phần hành đó sẽ có KTV khác chịu
trách nhiệm kiểm tra chi tiết hơn. Ví dụ như chi phí lương, bảo hiểm, KPCĐ sẽ
tham chiếu qua phần hành E400, chi phí khấu hao TSCĐ tham chiếu qua phần hành
D700, chi phí phân bổ CCDC tham chiếu qua phần hành D600, chi phí trích trước
tham chiếu qua phần hành E500, chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi tham chiếu
qua phần hành D300. KTV sẽ ước tính độc lập các chi phí mang tính chất định kỳ, ít
biến động như chi phí dịch vụ bảo vệ, chi phí quản lý,… và đối chiếu với số liệu ghi
nhận trên sổ sách kế toán của đơn vị.

51
Quan sát biến động tổng CPQLDN qua từng tháng, nhận thấy tháng 12
CPQLDN là 2.384.995.776 VND, tăng đột biến so với các tháng còn lại. Nguyên
nhân là do cuối năm, đơn vị trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và trích trước
tiền thưởng với số tiền lớn. Tổng CPQLDN tháng 8 và tháng 11 cũng có phần nhỉnh
hơn những tháng khác. Trong tháng 8, đơn vị hạch toán chi phí dịch vụ bảo vệ
tháng 7 vào tháng 8 làm chi phí bảo vệ trong tháng 8 bị tăng lên gấp đôi, đơn vị
không xử lý chất thải tháng 7 mà dồn qua tháng 8 xử lý luôn một lần nên chi phí xử
lý chất thải nguy hại có phần cao hơn so với những tháng khác. Ngoài ra, tháng 8
cũng có phát sinh thêm chi phí phân tích mẫu môi trường. Tương tự tháng 8, đơn vị
cũng hạch toán chi phí dịch vụ bảo vệ của tháng 10 vào tháng 11 làm cho chi phí
bảo vệ tháng 11 tăng gấp đôi và phát sinh một khoản phí tham gia thử nghiệm thành
thạo duy nhất trong năm. KTV cần chú ý tới những khoản chi phí này để kiểm tra
chi tiết.
Kết luận:
Đối với CPBH, KTV tập trung vào các khoản chi cho chương trình khuyến
mãi, đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng CPBH (chỉ xếp sau chi phí
lương nhân viên). Khoanh vùng kiểm tra chi tiết các khoản chi phí tổ chức hội nghị,
hội thảo, chi phí xuất quà biếu tặng, chi phí tổ chức du lịch cho khách hàng, chi phí
quảng cáo, vận chuyển, sửa chữa kho, tiếp khách, chi phí xăng dầu đi công tác (chú
ý các khoản tiền huê hồng mà đơn vị được hưởng). Ngoài các khoản chi phí chiếm
tỷ trọng đáng kể trên, KTV cũng cần xem xét các khoản chi phí có giá trị cao nhưng
không thường xuyên phát sinh như chi phí tài trợ, ủng hộ từ thiện. Tập trung vào
các tháng có biến động lớn như tháng 1, tháng 3, tháng 9, tháng 10, tháng 11 và
tháng 12.
Đối với CPQLDN, KTV tập trung kiểm tra chi tiết chứng từ của khoản chi phí
dịch vụ bảo vệ trong tháng 3, vì trong nhật ký chung đang ghi nhận khoản này là chi
phí của năm 2019. Kiểm tra chứng từ giúp KTV xác nhận được đây là khoản chi phí
của năm nào, xác định thời điểm ghi nhận chi phí có phù hợp chưa. Tập trung vào
các khoản chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng CPQLDN như chi phí dịch vụ
bảo vệ, phí quản lý, phí ngân hàng, phí xử lý chất thải, chi phí mua văn phòng
phẩm. Ngoài các khoản chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trên, KTV cần chú ý xem xét
thêm các khoản chi có giá trị cao nhưng không phát sinh thường xuyên như chi phí
đồng phục, phí phân tích mẫu môi trường, phí công tác (vé máy bay), phí di dời
đường ống, phí hiệu chuẩn, phí an toàn lao động, phí tham dự khóa học, phí tham
gia thử nghiệm thành thạo, phí thủ tục sở đầu tư để đảm bảo các khoản chi phí này
có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, KTV cũng

52
chú ý biến động bất thường qua các tháng, đặc biệt là các khoản chi phí làm cho
tháng đó biến động.
3.2.2.4 Thực hiện thử nghiệm chi tiết
 Kiểm tra đối ứng tài khoản của CPBH và CPQLDN
Kiểm tra tài khoản đối ứng của CPBH, nhận thấy có định khoản bất thường
Nợ 3311/Có 641 và Nợ 641/Có 911. Tìm hiểu trên sổ cái thì biết được khoản giảm
CPBH này là khoản chiết khấu huê hồng đơn vị nhận được khi mua đủ sản lượng
dầu mỗi tháng. Định khoản Nợ 641/Có 911 là để kết chuyển khoản chiết khấu huê
hồng này. Tuy nhiên, nhận thấy đơn vị đang kết chuyển thiếu 3.541.909 VND như
phát hiện khi thực hiện thủ tục chung về đối chiếu số liệu. Các tài khoản đối ứng
còn lại nhìn chung bình thường.

Hình 3.1: Tổng hợp đối ứng tài khoản CPBH


(Nguồn: Trích từ sổ cái)

53
Kiểm tra đối ứng tài khoản CPQLDN, nhận thấy trong năm có các khoản hoàn
nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, làm giảm CPQLDN. Định khoản Nợ 642/Có
911 là để kết chuyển các khoản hoàn nhập dự phòng này. Ngoài ra, cũng có những
định khoản lạ như Nợ 642/Có 1311, Nợ 642/Có 1331, Nợ 642/Có 1332. Tìm hiểu
thì được biết là khi khách hàng thanh toán cho đơn vị bằng tiền gửi ngân hàng, phí
chuyển tiền là phí trong nên đơn vị sẽ không được hưởng nguyên số tiền gửi mà sẽ
bị trừ phí trong khoản tiền khách hàng gửi đó. Vì vậy, khoản phí chuyển tiền qua
ngân hàng đó đơn vị hạch toán Nợ 642/Có 1311. Còn bút toán Nợ 642/Có 1331 và
Nợ 642/Có 1332 phản ánh các khoản thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
nhưng đơn vị diễn giải nhầm thành “điều chỉnh thuế GTGT được khấu trừ sang
CPQL”.

Hình 3.2: Tổng hợp đối ứng tài khoản CPQLDN


(Nguồn: Trích từ sổ cái)

54
 Kiểm tra chứng từ CPBH và CPQLDN
Mục tiêu: Đảm bảo CPBH và CPQLDN là có thực, được ghi nhận đầy đủ,
chính xác và được phân loại phù hợp.
Công việc thực hiện:
Rà soát các khoản mục chi phí có sự biến động bất thường trong năm/kỳ được
xác định trong quá trình phân tích và trên sổ cái (số tiền lớn, giao dịch khác thường,
điều chỉnh giảm,…).
Chọn mẫu kiểm tra chứng từ gốc đối với các khoản mục CPBH và CPQLDN:
kiểm tra hóa đơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp, các bảng tính toán kèm
theo, các phiếu chi, chứng từ thanh toán qua ngân hàng cùng với các chứng từ khác
kèm theo (duyệt chi của BGĐ, định mức chi ...).
Xem xét tính hợp lý các chi phí liên quan có tính chất nhạy cảm như: chi phí
tiền phạt, chi phi tư vấn pháp luật, tranh chấp, kiện tụng.
Kết quả: Căn cứ vào các kết luận đưa ra từ thủ tục phân tích, kết hợp với bảng
Pivot thể hiện biến động theo tháng của các khoản CPBH và CPQLDN chi tiết,
KTV chọn được một số mẫu nghiệp vụ để kiểm tra chứng từ như sau:
* Đối với khoản mục CPBH (Tham khảo phụ lục 3.9_G351)
KTV tiến hành kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ được chọn, thu thập được
kết quả:
Khoản chi phí tổ chức du lịch Phan Thiết – Đà Lạt cho khách hàng được quy
định trong điều lệ tổ chức hoạt động của đơn vị, nhằm khuyến khích khách hàng
tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Đơn vị tổ chức chương trình chiết khấu “Kết nối
khách hàng” như sau: Khách hàng đạt doanh số từ 300.000.000 VND trở lên sẽ
được chiết khấu 1 tour du lịch Phan Thiết – Đà Lạt trị giá 3.000.000 VND. Nếu
doanh số là bội số của 300.000.000 VND, khách hàng sẽ nhận được số tour du lịch
tương ứng với bội số đó. Về khoản chi phí tổ chức du lịch này, đơn vị lưu trữ đầy
đủ các chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật như chương trình chiết khấu kết
nối khách hàng đạt doanh số (giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/09/2020),
danh sách khách hàng đạt doanh số, danh sách du lịch Phan Thiết – Đà Lạt, quyết
định chiết khấu vé du lịch cho khách hàng 2020, danh sách chi tiền vé du lịch cho
khách hàng, hợp đồng tổ chức du lịch, hóa đơn GTGT và chứng từ thanh toán qua
ngân hàng. Số tiền ghi nhận trên chứng từ khớp với số tiền đơn vị ghi nhận trên sổ
sách kế toán, dựa theo những chứng từ đơn vị lưu trữ, KTV kết luận đây là khoản
chi phí hợp lý (được trừ khi tính thuế TNDN).
Các khoản chi phí tổ chức hội nghị nhằm mục đích quảng cáo thuốc bảo vệ
thực vật của đơn vị được ghi nhận trên sổ sách kế toán phù hợp với số tiền trên
55
chứng từ. Tuy nhiên, chỉ có hai khoản chi phí trị giá 188.590.909 VND và
360.958.182 VND được tính là chi phí hợp lý vì hai khoản này có đầy đủ chứng từ
như hợp đồng cung cấp dịch vụ, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy xác nhận nội
dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Thành phố D, hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Hai khoản còn
lại trị giá 19.600.000 VND và 19.900.000 VND không phải là chi phí hợp lý vì chỉ
có hóa đơn bán hàng thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ là “ăn uống”, “đặt tiệc” (không
kèm bảng kê chi tiết món ăn), hai khoản này không đủ chứng từ chứng minh là chi
phí hợp lý.
Các khoản chi xuất quà tặng hội nghị khách hàng, đơn vị mua các hàng hóa
như bút bi, lịch, bia, bột giặt, áo thun dài tay, ly thủy tinh, máy tính casio,… nhập
kho rồi mới xuất tặng khách hàng dự hội nghị. Giá trị ghi nhận trên sổ sách phù hợp
với các chứng từ được kiểm tra. Đơn vị có xuất hóa đơn GTGT cho các khoản quà
tặng, có phiếu xuất kho và giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản. Khoản chi
phí này được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Khoản chi phí quảng cáo đơn vị lưu trữ hợp đồng quảng cáo, kế hoạch quảng
cáo trên đài truyền hình tháng 01/2020 và tháng 02/2020, hóa đơn GTGT, chứng từ
thanh toán qua ngân hàng. Số tiền đơn vị ghi nhận vào chi phí trên sổ sách kế toán
khớp với số tiền trên chứng từ. Khoản chi phí quảng cáo này là chi phí hợp lý (được
trừ khi tính thuế TNDN).
Chi phí tài trợ chương trình “Chuyến xe nhân ái” trên đài Truyền hình Vĩnh
Long 1 (THVL1) có biên bản xác nhận tài trợ chương trình, hợp đồng tài trợ, hóa
đơn GTGT, chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Việc ghi nhận chi phí tài trợ trên sổ
sách kế toán phù hợp với chứng từ kiểm tra, đơn vị lưu trữ đầy đủ chứng từ theo
quy định của pháp luật cho khoản tài trợ, khoản chi phí này được trừ khi tính thuế
TNDN.
Khoản chi ủng hộ từ thiện 200.000.000 VND là đơn vị tài trợ cho Phòng
Khám Đa Khoa Nhân Đạo Kinh 7 để Phòng khám sử dụng cho mục đích hỗ trợ cho
bệnh nhân nghèo và mua mới trang thiết bị y tế. Việc ghi nhận khoản chi ủng hộ từ
thiện này phù hợp với các chứng từ được kiểm tra. Đơn vị có lưu trữ đầy đủ các
chứng từ liên quan đến khoản tài trợ như biên bản xác nhận tài trợ cho y tế, phiếu
thu, giấy báo nợ để đảm bảo khoản chi phí là hợp lý.
Các khoản phí nhập khẩu có đầy đủ hóa đơn GTGT, phiếu giao nhận
container, biên nhận thanh toán/ phiếu thu hóa đơn điện tử, phiếu chi. Về bản chất,
các khoản phí nhập khẩu này (bao gồm phí nâng hạ container, phí giao container,

56
phí lưu bãi, phí dịch vụ hải quan,…) không được hạch toán vào TK 641. Tuy nhiên,
khi KTV phỏng vấn đơn vị thì được biết là đơn vị thuê một bên chuyên cung cấp
dịch vụ vận tải để vận chuyển hàng nhập khẩu về kho đơn vị, bên cung cấp dịch vụ
vận tải này không tính chi phí riêng lẻ cho từng đơn đặt hàng, từng lô hàng hoặc
từng mặt hàng mà họ tính chung cho tất cả số lượng hàng nhập về. Vì vậy, đơn vị
không thể tách khoản phí nhập khẩu này theo từng mặt hàng và giá trị cũng không
lớn nên đơn vị hạch toán các khoản phí nhập khẩu này vào TK 641.
Giá trị khoản chi phí tiếp khách đơn vị ghi nhận trên sổ sách kế toán phù hợp
với hóa đơn GTGT được kiểm tra. Tuy nhiên, khoản chi tiếp khách này không được
trừ khi tính thuế TNDN vì tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn chỉ thể hiện nội dung
là “ăn uống”, không kèm bảng kê chi tiết món ăn, đồng thời không đủ chứng từ để
chứng minh khoản chi tiếp khách này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị.
Phí biên tập và sản xuất TVC 3D khuyến mại "Super Rim 250EC và BI-A
400SC” được ghi nhận phù hợp với chứng từ kiểm tra, có đầy đủ các chứng từ hợp
pháp: hợp đồng sản xuất, kịch bản TVC khuyến mãi Super Rim và bia 30 giây, biên
bản nghiệm thu, biên bản quyết toán và thanh lý hợp đồng, hóa đơn GTGT, chứng
từ thanh toán qua ngân hàng. Khoản chi phí này là hợp lý và được trừ khi tính thuế
TNDN.
Đối với khoản chi tiền trúng thưởng cho “Chương trình khuyến mãi bốc thăm
Kim Cương vụ đông xuân 2019 – 2020”, KTV thu thập được các chứng từ sau:
Đăng ký thực hiện khuyến mại, xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại của Cục
Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương, thể lệ chương trình khuyến mại, danh
sách các tỉnh thực hiện khuyến mại, hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký thực
hiện khuyến mại, hóa đơn GTGT phí dịch vụ tư vấn đăng ký thực hiện khuyến mại,
báo cáo thực hiện khuyến mại, biên bản xác định kết quả trúng giải đặc biệt, biên
bản xác định kết quả trúng giải nhất, bảng tổng hợp vé trúng thưởng giải nhì – giải
ba – giải khuyến khích, phiếu thăm. Để đảm bảo giá trị của chương trình khuyến
mãi này được ghi nhận phù hợp với các chứng từ kiểm tra, KTV tiến hành ước tính
độc lập chi phí cho “Chương trình khuyến mãi bốc thăm Kim Cương vụ đông xuân
2019 – 2020”. (Tham khảo phụ lục 3.10_CTKM-KIMCUONG)
Dựa vào thể lệ chương trình khuyến mãi và biên bản xác định kết quả trúng
giải, KTV thu thập được thông tin sau: Có 6 giải đặc biệt trị giá 50.000.000
VND/giải, 18 giải nhất trị giá 10.000.000 VND/giải, 60 giải nhì trị giá 5.000.000
VND/giải, 108 giải ba trị giá 3.000.000 VND/giải và 408 giải khuyến khích trị giá
2.000.000 VND/giải. Kết quả tính toán cho thấy tổng chi phí chi cho “Chương trình

57
khuyến mãi bốc thăm Kim Cương vụ đông xuân 2019 – 2020” là 1.920.000.000
VND, phù hợp với tổng chi phí chương trình khuyến mãi đơn vị ghi nhận trên sổ
sách. Khoản chi phí này là chi phí hợp lý.
Các khoản chi phí còn lại như phí mua thẻ cào, chi phí xăng dầu đi công tác,
phí xin phép chi cục bảo vệ thực vật, phí thuê xe, phí sửa chữa nền kho đều có đầy
đủ các chừng từ hợp pháp và được ghi nhận phù hợp với các chứng từ đó.
* Đối với khoản mục CPQLDN (Tham khảo phụ lục 3.11_G451)
Khoản phí dịch vụ bảo vệ là chi phí cố định của đơn vị, dựa trên hợp đồng
cung cấp dịch vụ bảo vệ thu thập được, KTV có được thông tin phí dịch vụ bảo vệ
chưa thuế GTGT là 24.000.000 VND/tháng, ước tính tổng chi phí dịch vụ bảo vệ 12
tháng là 288.000.000 VND. Tuy nhiên, đơn vị đang ghi nhận tổng chi phí dịch vụ
bảo vệ là 312.000.000 VND, tức là đơn vị đang ghi nhận dư một khoản phí dịch vụ
bảo vệ trong năm 2020. Dựa vào kết luận của thủ tục phân tích, kiểm tra hóa đơn
GTGT của khoản phí dịch vụ bảo vệ tháng 12/2019 thì thấy ngày hóa đơn là ngày
31/12/2019. Vậy đây là khoản chi phí phải ghi nhận trong năm 2019, đơn vị đang
ghi nhận không đúng niên độ.
Ngoài ra, nhận thấy diễn giải của khoản phí dịch vụ bảo vệ tháng 5 có bất
thường so với các tháng khác nên KTV kiểm tra chứng từ của khoản này. Được biết
do bảo vệ bên công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ không hoàn thành trách nhiệm như
thỏa thuận hợp đồng, phía công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ phải bồi thường vi phạm
cho đơn vị số tiền 1.640.000 VND bằng cách cấn trừ công nợ. Bình thường mỗi
tháng đơn vị phải trả cho công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ 26.400.000 VND, nhưng
tháng 5 đơn vị chỉ cần trả cho công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ 24.760.000 VND.
Khoản chi đồng phục cho BGĐ và nhân viên bằng hiện vật là áo sơ mi
nam/nữ, quần tây nam/nữ, chân váy được quy định trong quy chế tài chính của đơn
vị, có quyết định chi trang phục bằng hiện vật của Giám đốc, hóa đơn GTGT, danh
sách nhân viên ký nhận, phiếu chi, ủy nhiệm chi. Khoản chi này được ghi nhận phù
hợp và được trừ khi tính thuế TNDN.
Phí phân tích mẫu môi trường có hóa đơn bán hàng, kết quả phân tích mẫu
môi trường, ủy nhiệm chi. Chi phí được ghi nhận phù hợp với chứng từ kiểm tra và
được trừ khi tính thuế TNDN.
Các khoản chi mua vé máy bay đi công tác, đơn vị chỉ có hóa đơn GTGT và
phiếu chi, không có các chứng từ cần thiết khác như quyết định cử đi công tác, vé
máy bay, thẻ lên máy bay (cuống vé máy bay). Vì vậy, đơn vị được ghi nhận khoản
chi phí này vào sổ sách kế toán nhưng phải loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính
thuế TNDN.

58
Các khoản chi phí tham dự khóa học CEO, tham dự chuyên đề quản trị cuộc
đời của con trai giám đốc, đơn vị chỉ có hóa đơn GTGT tiền học và chứng từ thanh
toán qua ngân hàng. Đơn vị không lưu trữ đủ chứng từ hợp pháp để thỏa điều kiện
là chi phí hợp lý, vì vậy, khoản chi phí này sẽ bị loại ra khi tính thuế TNDN. Ngoài
ra, khoản chi phí này cũng cần phân loại lại vào TK 6428, thay vì TK 6421.
Các khoản cước phí điện thoại, internet tháng 12/2019, KTV kiểm tra hóa đơn
GTGT thì thấy ngày hóa đơn là ngày 01/01/2020, nội dung chi trả cho kỳ cước
tháng 12/2019. KTV sẽ đưa ra kết luận cuối cùng cho các khoản cước phí điện
thoại, internet này khi thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ.
Khoản chi tiếp khách, đơn vị có hóa đơn bán hàng và phiếu chi, nhưng tên
hàng hóa dịch vụ chỉ thể hiện “Đặt bàn ăn uống”, không kèm bảng kê chi tiết món
ăn. Vì vậy, khoản chi tiếp khách này không được trừ khi tính thuế TNDN.
Các khoản chi phí còn lại như phí đăng tin tuyển dụng, phí sửa chữa, lắp ráp,
di dời camera, phí sửa máy lạnh văn phòng, cước điện thoại, cước internet, chi mua
nước khoáng văn phòng, phí đo môi trường lao động, phí gửi hồ sơ, phí huấn luyện
an toàn lao động, phí quản lý, phí làm thủ tục Sở đầu tư, phí tiền điện, phí cung cấp
nước sạch, chi mua văn phòng phẩm được ghi nhận phù hợp với chứng từ và lưu trữ
đầy đủ chứng từ hợp pháp thỏa điều kiện chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
 Kiểm tra các khoản giảm chi phí trong kỳ
Mục tiêu:
Đảm bảo các khoản giảm CPBH và CPQLDN là có thực, được ghi nhận chính
xác và được phân loại phù hợp.
Đảm bảo không tồn tại khoản giảm phí để điều tiết kết quả kinh doanh.
Nguồn gốc số liệu: Sổ nhật ký chung
Công việc thực hiện:
Rà soát 100% các khoản giảm chi phí trên sổ nhật ký chung và xem xét tính
hợp lý của các khoản giảm phí.

59
Kết quả:
* Đối với CPBH
Bảng 3.2: Các khoản giảm chi phí bán hàng

(Nguồn: Trích từ sổ nhật ký chung)


Các khoản làm giảm CPBH trong kỳ là các khoản chiết khấu huê hồng đơn vị
nhận được từ việc mua dầu. Khi đơn vị mua đủ doanh số mỗi tháng sẽ được hưởng
chiết khấu huê hồng. KTV kiểm tra hóa đơn GTGT và bảng kê hóa đơn chiết khấu
xăng dầu phù hợp với ghi chép của đơn vị. Việc hạch toán giảm phí này là hợp lý.
* Đối với CPQLDN
Bảng 3.3: Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

(Nguồn: Trích từ sổ nhật ký chung)


Các khoản làm giảm CPQLDN trong kỳ là các khoản hoàn nhập dự phòng nợ
phải thu khó đòi đã trích trong năm 2017 và năm 2019. Tham chiếu qua phần hành
D300 – Phải thu khách hàng ngắn hạn/dài hạn, ở sheet D372 kiểm tra các khoản
tăng giảm chi phí dự phòng trong năm 2020, tìm hiểu được nguyên nhân hoàn nhập
dự phòng là do trong năm, một số khách hàng đã trả tiền hàng cho đơn vị nên đơn
vị hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích cho các khách hàng đó.
Việc hạch toán giảm phí này là hợp lý.
60
 Kiểm tra tính đúng kỳ của CPBH và CPQLDN
Mục tiêu: Đảm bảo CPBH và CPQLDN khóa sổ đúng kỳ.
Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết TK 641 và TK 642 năm 2020, Sổ chi tiết TK
641 và TK 642 tháng 01/2021.
Công việc thực hiện:
Đối chiếu đến phần hành kiểm toán “Chi phí phải trả ngắn hạn, dài hạn”
(E500) và phần hành kiểm toán “Tiền và các khoản tương đương tiền” (D100).
Đọc sổ chi tiết CPBH và CPQLDN, chọn mẫu các nghiệp vụ xoay quanh ngày
khóa sổ để kiểm tra chứng từ, xác định các giao dịch không đúng niên độ.
Xem xét các chi phí của kỳ trước nhưng được ghi nhận trong kỳ kiểm toán,
đánh giá khả năng rủi ro này có thể lặp lại.
Kết quả:
* Đối với CPBH (Tham khảo phụ lục 3.12_G361)
Tiến hành kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ xoay quanh ngày khóa sổ, xác định
các khoản CPBH đã được ghi nhận đúng kỳ và phù hợp với số tiền trên chứng từ.
* Đối với CPQLDN (Tham khảo phụ lục 3.12_G461)
Kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ xoay quanh ngày khóa sổ, nhận thấy các
khoản cước phí điện thoại là chi phí phát sinh của tháng 12/2020, nhưng đến ngày
01/01/2021 và ngày 06/01/2021 bên Tập đoàn Viễn thông mới xuất hóa đơn GTGT
cho đơn vị. Vì vậy, đơn vị ghi nhận các khoản cước phí này vào tháng 01/2021.
Tương tự cho cước phí tháng 12/2019, đơn vị cũng ghi nhận vào tháng 01/2020.
Đơn vị ghi nhận gối đầu chi phí, đủ 12 khoản cước phí điện thoại cho 12 tháng, vì
vậy KTV không đề nghị điều chỉnh khoản này.
 Rà soát và tổng hợp các khoản chi phí không hợp lý
Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán trên, KTV tiến hành rà soát sổ
chi tiết CPBH và CPQLDN nhằm phát hiện các khoản chi phí không được trừ theo
Luật thuế TNDN hiện hành, hạn chế việc bỏ sót các khoản chi phí không hợp lý. Vì
đơn vị có mở tài khoản chi tiết 64191 để theo dõi các khoản chi phí loại nên khi
thực hiện thủ tục rà soát kỹ lưỡng các khoản chi phí để xem xét tính hợp lý khi xác
định thuế TNDN, KTV sẽ bỏ qua các khoản chi được hạch toán vào TK 64191 và
các khoản CPBH, CPQLDN đã được chọn mẫu để kiểm tra chứng từ chi tiết. Sau
khi rà soát, KTV chọn ra một số nghiệp vụ để tiến hành kiểm tra.

61
Bảng 3.4: Nghiệp vụ mua hoa tươi và giao – nhận hàng
ST
Ngày CT Số CT Diễn giải Nợ Có
T Số tiền
1 14/01/2020 PC01/064 Mua hoa tặng đại lý 6415 1111 550.000
2 15/04/2020 PC04/076 Mua hoa tươi 6415 1111 1.000.000
3 15/04/2020 PC04/076 Mua hoa tươi 6415 1111 2.200.000
4 11/02/2020 PC02/058 Phí giao - nhận hàng hóa 6417 1111 590.909
5 11/02/2020 PC02/058 Phí giao - nhận hàng hóa 6417 1111 409.091
6 11/02/2020 PC02/058 Phí giao - nhận hàng hóa 6417 1111 409.091
(Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 6415, 6417)
Nghiệp vụ 1, 2, 3 phản ánh về các khoản chi tiền mua hoa tươi tặng đại lý,
nghiệp vụ 4, 5, 6 phản ánh về các khoản phí vận chuyển hàng hóa. Đơn vị mua hoa
và thuê dịch vụ vận chuyển của cá nhân, không có hóa đơn. Đơn vị chỉ có phiếu chi
và không lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn theo
mẫu số 01/TNDN (Khoản 2.4 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC). Vì vậy, các
khoản chi mua hoa tươi và chi phí vận chuyển này không được trừ khi tính thuế
TNDN.

Bảng 3.5: Nghiệp vụ tổ chức hội nghị


STT Ngày CT Số CTDiễn giải Nợ Có Số tiền
Chi tiền tổ chức tiệc hội
7 27/11/2020 PC11/038 6415 1111 19.000.000
nghị khách hàng
Chi tiền tổ chức tiệc hội
8 27/11/2020 PC11/041 6415 1111 16.540.000
nghị khách hàng
Phí thuê xe đưa khách
9 27/11/2020 PC11/047 6415 1111 17.454.545
hàng đi dự hội nghị
(Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 6415)
Nghiệp vụ 7, 8, 9 phản ánh về khoản chi phí tổ chức tiệc hội nghị khách hàng
và chi phí thuê xe đưa khách hàng đi dự hội nghị. Dựa vào số chứng từ PC11/038,
PC11/041 và PC11/047, KTV thu thập bộ chứng từ kế toán liên quan để kiểm tra
tính hợp lý của nghiệp vụ.
Khoản chi phí tổ chức tiệc hội nghị khách hàng, đơn vị sử dụng dịch vụ của
một khách sạn, các chứng từ mà đơn vị lưu trữ gồm có: quyết định phê duyệt của
Giám đốc, hợp đồng cung cấp dịch vụ, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy xác nhận
nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật,
biên lai thu tiền phí – lệ phí của giấy xác nhận, hóa đơn GTGT, phiếu chi.
62
Còn khoản phí thuê xe đưa khách hàng đi dự hội nghị, đơn vị thuê dịch vụ của
một cá nhân, ngoài các chứng từ chứng minh về việc tổ chức hội nghị, đơn vị có lưu
trữ hợp đồng thuê xe, bảng kê, phiếu chi và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân
(Theo Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Như vậy, khoản chi phí tổ chức hội nghị và thuê xe đưa khách hàng đi dự hội
nghị đủ điều kiện là chi phí hợp lý.

Bảng 3.6: Nghiệp vụ 10 – Chi phí quảng cáo


ST
Ngày CT Số CT Diễn giải Nợ Có
T Số tiền
Phí quảng cáo trên
truyền hình Tháng 03
+ 04/2020 theo HĐ số
10 27/04/2020 CN04/020 6417 3311 165.409.091
19/2020/HĐQC/ADS-
ABC (Super Rim
250SC)
(Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 6417)
Nghiệp vụ 10 phản ánh khoản chi phí quảng cáo sản phẩm mới của đơn vị trên
kênh 1 Truyền hình Vĩnh Long (THVL1), dựa vào số chứng từ CN04/020, KTV tìm
kiếm bộ chứng từ kế toán đơn vị lưu trữ. Bộ chứng từ gồm có hợp đồng quảng cáo,
kế hoạch quảng cáo trên đài truyền hình tháng 03/2020 và 04/2020, hóa đơn GTGT,
ủy nhiệm chi, giấy báo nợ.
Như vậy, căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, khoản chi
phí quảng cáo này được trừ khi tính thuế TNDN do có đầy đủ các chứng từ hợp lệ
để chứng minh khoản chi phí quảng cáo này thực sự phát sinh nhằm mục đích phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Bảng 3.7: Nghiệp vụ 11 – Xuất quà tặng


STT Ngày CT Số CT Diễn giải Nợ Có Số tiền
Xuất quà tặng hội
11 30/11/2020 0001031 6418 1562 9.520.000
thảo nông dân
(Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 6418)
Nghiệp vụ 11 phản ánh về khoản chi xuất quà tặng cho khách hàng tham dự
hội thảo nông dân, nhằm phát triển mối quan hệ với khách hàng liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đơn vị mua các món hàng như bút viết, sổ
tay, máy tính casio, chai giữ nhiệt, bộ ly thủy tinh,… từ các nhà cung cấp về nhập
kho và xuất tặng cho khách hàng khi có dịp lễ, hội nghị. Dựa vào số chứng từ
63
0001031, KTV thu thập và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ chứng từ kế toán mà
đơn vị lưu trữ.
Căn cứ vào Khoản 7 và Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, Điều 4
Thông tư 96/2015/TT-BTC, khoản chi phí xuất quà biếu tặng khách hàng được tính
là chi phí hợp lý khi thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Đối với các món hàng mà đơn vị mua về nhập kho chờ xuất tặng khách hàng
phải có hóa đơn mua vào hợp lệ, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán (nếu giá trị
hàng hóa từ 20.000.000 VND trở lên thì phải thanh toán không dùng tiền mặt).
+ Khi xuất quà tặng cho khách hàng thì đơn vị phải có phiếu xuất kho, phải
xuất hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như
hóa đơn xuất bán hàng hóa bình thường cho khách hàng.
Sau khi kiểm tra chứng từ của khoản chi phí xuất quà tặng hội thảo nông dân,
KTV kết luận đơn vị có lưu trữ đầy đủ bộ chứng từ kế toán theo quy định. Vì vậy,
khoản chi phí này được trừ khi tính thuế TNDN.

Bảng 3.8: Nghiệp vụ 12, 13 – Chi tiếp khách


STT Ngày CT Số CT Diễn giải Nợ Có Số tiền
12 24/04/2020 PC04/156 Chi tiếp khách 6418 1111 14.000.000
13 04/12/2020 PC12/033 Chi tiếp khách 6418 1111 7.948.182
(Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 6418)
Nghiệp vụ 12 và nghiệp vụ 13 phản ánh khoản chi phí tiếp khách, dựa vào số
chứng từ PC04/156 và PC12/033, KTV tìm bộ chứng từ kế toán mà đơn vị lưu trữ,
biết được cụ thể hai khoản chi tiếp khách này hai khoản mà đơn vị mời khách hàng
ăn uống. Vậy để khoản chi tiếp khách đủ điều kiện là chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN thì đơn vị cần phải lưu trữ những chứng từ sau:
+ Hợp đồng dịch vụ (nếu có)
+ Hóa đơn (Nếu là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ danh
mục các món ăn, đồ uống đã sử dụng. Nếu là hóa đơn giấy thì trên hóa đơn phải liệt
kê đầy đủ tất cả các món ăn, đồ uống đã sử dụng hoặc nội dung trên hóa đơn ghi là
“dịch vụ ăn uống/ ăn uống” và lập kèm bảng kê chi tiết các món ăn, đồ uống đã sử
dụng đính kèm trên hóa đơn)
+ Bảng kê món ăn, đồ uống
+ Chứng từ thanh toán (Nếu giá trị từ 20.000.000 VND trở lên thì phải có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu nhỏ hơn 20.000.000 VND có thể
dùng tiền mặt)
+ Các giấy đề nghị (tiếp khách, tạm ứng, thanh toán) (nếu có)
64
Sau khi kiểm tra chứng từ thì KTV nhận thấy hóa đơn của hai khoản chi tiếp
khách này đều là hóa đơn giấy, nội dung trên hóa đơn là “ăn uống”, hóa đơn không
đính kèm bảng kê chi tiết món ăn. Vì vậy, KTV liệt kê hai khoản chi phí tiếp khách
này vào danh sách chi phí loại khi tính thuế TNDN.

Bảng 3.9: Nghiệp vụ 14, 15 – Phí công tác


STT Ngày CT Số CT Diễn giải Nợ Có Số tiền
14 21/01/2020 PC01/133 Phí công tác 6421 1111 1.506.000
15 30/11/2020 PC11/251 Chi tiền phí công tác 6421 1111 1.500.000
(Nguồn: Sổ chi tiết tài khoản 6421)
Nghiệp vụ 14 và nghiệp vụ 15 phản ánh khoản chi phí công tác của nhân viên,
KTV dựa vào số chứng từ PC01/133 và PC11/251 để thu thập bộ chứng từ kế toán
lưu tại đơn vị, được biết đây là hai khoản chi mua vé máy bay quốc nội, vé máy bay
ở nghiệp vụ 14 đơn vị đặt qua website Vietnamairlinesgiare.vn, còn vé máy bay ở
nghiệp vụ 15 đơn vị mua trực tiếp ở đại lý vé máy bay.
Theo Điểm 9 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, để khoản chi phí
mua vé máy bay được tính là chi phí hợp lý thì đơn vị cần phải lưu trữ đầy đủ các
chứng từ sau:
Đối với trường hợp đơn vị mua vé máy bay qua website thương mại điện tử thì
bộ chứng từ cần có gồm:
+ Vé máy bay điện tử
+ Thẻ lên máy bay (Nếu không thu hồi được thẻ lên máy bay thì có thể thay
thế bằng quyết định cử đi công tác)
+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
Đối với trường hợp đơn vị mua vé máy bay trực tiếp tại đại lý thì bộ chứng từ
cần có gồm:
+ Hóa đơn
+ Vé máy bay
+ Chứng từ thanh toán (Nếu giá trị từ 20.000.000 VND trở lên thì phải có
chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu nhỏ hơn 20.000.000 VND có thể
dùng tiền mặt)
Căn cứ theo quy định, KTV đưa ra kết luận về hai khoản chi phí mua vé máy
bay như sau:
+ Khoản chi mua vé máy bay qua website Vietnamairlinesgiare.vn, đơn vị chỉ
có vé máy bay điện tử, không đủ điều kiện là chi phí hợp lý.

65
+ Khoản chi mua vé máy bay trực tiếp ở đại lý, đơn vị có đầy đủ hóa đơn
GTGT, vé máy bay, phiếu chi và phiếu thu của đại lý. Ngoài ra, đơn vị cũng lưu trữ
quyết định cử nhân viên đi công tác, tăng thêm sự chắc chắn về tính hợp lệ của
khoản chi.
Sau khi rà soát và kiểm tra tính hợp lý của các khoản CPBH và CPQLDN,
KTV lập danh sách tổng hợp các khoản chi phí không hợp lý, đồng thời phối hợp
với KTV phụ trách phần hành thuế để đảm bảo chất lượng công việc.
(Tham khảo phụ lục 3.13_CPL)
 Xem xét việc trình bày và thuyết minh khoản mục CPBH và CPQLDN
KTV đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán khớp với số liệu trình bày trên
BCTC, việc trình bày và thuyết minh khoản mục CPBH, CPQLDN trên BCTC phù
hợp với chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán mà đơn vị đang áp dụng. Khoản mục
CPBH, CPQLDN được thuyết minh đầy đủ theo yếu tố và chính xác về mặt số liệu.
3.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
 Hoàn hiện giấy làm việc để trưởng nhóm soát xét
KTV phụ trách phần hành CPBH và CPQLDN hoàn thiện việc trình bày các
thủ tục kiểm toán đã thực hiện cũng như kết quả thu thập được từ các thủ tục đó vào
giấy làm việc G300 và G400. Đồng thời, KTV tổng hợp kết quả kiểm toán của phần
hành CPBH và CPQLDN vào file THKQKiT (Tổng hợp kết quả kiểm toán) để
trưởng nhóm kiểm toán và các cấp có thẩm quyền soát xét. (Tham khảo phụ lục
3.14_KQKiT 641 và phụ lục 3.14_KQKiT 642)
Như đã trình bày trong phụ lục 3.14_KQKiT 641, đơn vị không tách được
khoản chi phí nhập khẩu theo từng lô hàng hoặc từng mặt hàng nên đơn vị hạch
toán các khoản phí nhập khẩu này vào TK 6417. Tổng giá trị của các khoản phí
nhập khẩu là 51.296.365 VND, nhỏ hơn ngưỡng sai sót không đáng kể là
67.000.000 VND, do đó KTV không đề nghị đơn vị điều chỉnh. Tuy nhiên, ngoài
các khoản chi phí không hợp lý đơn vị tự theo dõi trên TK 64191, KTV cũng đưa ra
một số khoản chi phí không hợp lý phát hiện được trong quá trình kiểm tra chi tiết
và đề nghị đơn vị loại trừ ra khi tính thuế TNDN.
Kết quả kiểm toán khoản mục CPQLDN trình bày trong phụ lục 3.14_KQKiT
642 cho thấy đơn vị hạch toán vào tháng 01/2020 các khoản cước điện
thoại/internet của tháng 12/2019 và hạch toán vào tháng 01/2021 các khoản cước
điện thoại/internet của tháng 12/2020. Các khoản cước điện thoại/internet của tháng
12 năm hiện hành thì sang đầu tháng 01 năm sau mới xuất hóa đơn nên đơn vị luôn
ghi nhận theo kiểu gối đầu. Chi phí dịch vụ bảo vệ phát sinh trong tháng 12/2019
66
đơn vị hạch toán vào tháng 03/2020. Các khoản phí đào tạo đơn vị phân loại tài
khoản chưa phù hợp. Tổng sai sót là 57.057.501 VND, nhỏ hơn ngưỡng sai sót
không đáng kể là 67.000.000 VND, KTV không đề nghị đơn vị điều chỉnh những
khoản này nhưng sẽ lưu ý với đơn vị. Bên cạnh đó, KTV cũng đưa ra một số khoản
chi phí không hợp lý phát hiện được trong quá trình kiểm tra chi tiết, đề nghị đơn vị
loại ra khi tính thuế TNDN.
 Xem xét các sự kiện sau niên độ
Sau khi kiểm tra khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, nhận thấy đơn vị
không có ý định chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản hay thu hẹp quy mô hoạt
động, cũng không có dấu hiệu thanh lý tài sản để trang trải công nợ trong 12 tháng
tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Thêm vào đó, KTV cũng thu thập thư giải
trình của BGĐ xác nhận khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.
Ngoài ra, khi xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ, KTV nhận thấy không
tồn tại sự kiện nghiêm trọng nào như kho hàng bị cháy, liên quan đến kiện tụng,
tranh chấp,… gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
 Trao đổi với khách hàng và đưa ra kết luận
Sau khi trưởng nhóm soát xét giấy làm việc của KTV, thành viên BGĐ phụ
trách cuộc kiểm toán sẽ soát xét lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán để đảm bảo các thủ tục
kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ và phù hợp, thống nhất các vấn đề cần trao đổi
với đơn vị. KTV trao đổi với đơn vị về các vấn đề liên quan đến CPBH và
CPQLDN nhằm giúp đơn vị hoàn thiện những điểm còn thiếu sót sau:
Các khoản chi tiếp khách, chi tiệc hội nghị, đơn vị cần chú ý kèm theo bảng kê
chi tiết món ăn cùng với hóa đơn GTGT để được trừ khi tính thuế TNDN.
Các khoản chi mua vé máy bay đi công tác, đơn vị cần bổ sung các chứng từ:
quyết định cử đi công tác có ký duyệt của BGĐ, giấy đi đường có xác nhận của nơi
đến, vé máy bay, thẻ lên máy bay (cuống vé máy bay).
Các khoản chi phí đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên, đơn vị cần bổ
sung thêm quyết định cử nhân viên đi học, trong quy chế lương thưởng của đơn vị
cũng cần quy định rõ việc cử nhân viên đi học. Khi hạch toán các khoản phí đào tạo
này, đơn vị hạch toán vào TK 6428, không hạch toán vào TK 6421.
Ngoài các khoản chi phí không hợp lý đơn vị đã loại trừ khi tính thuế TNDN
thì đơn vị cần loại trừ thêm các khoản chi phí không hợp lý KTV đã nêu ra trong
tổng hợp kết quả kiểm toán.

67
Sau khi trao đổi với đơn vị, đơn vị đồng ý với những góp ý của KTV và sẽ chú
ý những khoản chi phí không hợp lý này nhằm tối đa hóa lợi ích cho đơn vị, đồng
thời hoàn thiện tốt hơn công tác kế toán tại đơn vị.
Kết luận: Dựa trên các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán thu
thập được và các khuyến nghị đã được đơn vị đồng ý, khoản mục chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp được trình bày trung thực và hợp lý.

68
 Phát hành báo cáo kiểm toán
Thành viên BGĐ không phụ trách cuộc kiểm toán rà soát lại toàn bộ hồ sơ
kiểm toán, đưa ra ý kiến kết luận đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán
cần thiết và thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp, thống nhất ý kiến
kiểm toán “chấp nhận toàn phần” và ký duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán. KTV gửi
bản dự thảo cho Công ty ABC xem xét và đã thống nhất với nhau lần cuối. KTV
phát hành báo cáo kiểm toán chính thức gồm 5 bản tiếng Anh, 5 bản tiếng Việt. Mỗi
bản gồm có Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC và Báo cáo kiểm toán. KTV thu thập đầy đủ
chữ ký của Phó Giám đốc và KTV có thẩm quyền ký vào báo cáo kiểm toán, đóng
dấu mộc, đóng dấu giáp lai và đóng dấu bản lưu (đối với bản lưu tại DFK) vào báo
cáo kiểm toán. Cuối cùng, gửi cho Công ty ABC 4 bản tiếng Anh và 4 bản tiếng
Việt, DFK giữ lại 1 bản tiếng Anh, 1 bản tiếng Việt và 1 bản dự thảo để lưu vào hồ
sơ kiểm toán.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Nếu ở Chương 1 tác giả đã giới thiệu về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
áp dụng tại DFK, giúp hình dung các công việc cần thực hiện trong một cuộc kiểm
toán, thì ở Chương 3 tác giả đã trình bày chương trình kiểm toán khoản mục CPBH
và CPQLDN của DFK, từ đó mô tả chi tiết về thực trạng quy trình kiểm toán khoản
mục CPBH và CPQLDN mà Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam áp dụng
cho Công ty TNHH ABC. Từ những thủ tục kiểm toán thực tế mà KTV thực hiện
để kiểm tra khoản mục CPBH và CPQLDN trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty TNHH ABC, nhận thấy quy trình kiểm toán khoản mục CPBH
và CPQLDN của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam khá hiệu quả, có nhiều
ưu điểm. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề nhất định khiến cho quy trình kiểm
toán khoản mục CPBH và CPQLDN của DFK chưa đạt hiệu quả cao nhất. Để hoàn
thiện hơn nữa công tác kiểm toán nói chung, quy trình kiểm toán khoản mục CPBH
và CPQLDN nói riêng, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét kèm theo các giải pháp ở
Chương 4 để Công ty có thể cân nhắc thực hiện nhằm phục vụ tốt hơn trong công
tác kiểm toán.

69
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại DFK Việt Nam
4.1.1 Ưu điểm
DFK được dẫn dắt bởi các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao và giàu
kinh nghiệm thực tiễn, đã từng hoạt động tại các công ty kiểm toán hàng đầu thế
giới. Song vận dụng linh hoạt chương trình kiểm toán mẫu của Hiệp hội kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam (VACPA), đảm bảo thực hiện đầy đủ và phù hợp các yêu
cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các quy định hiện hành của Nhà
nước.
DFK xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng phần hành, giúp KTV
thuận lợi tiếp cận công việc, có cơ sở để thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán
nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đề ra.
DFK lựa chọn, phân chia nhóm kiểm toán dựa theo sự am hiểu về lĩnh vực
hoạt động kinh doanh của khách hàng. Điều này giúp cho nhóm kiểm toán tiết kiệm
được nhiều thời gian tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, khả năng đánh
giá rủi ro chuẩn xác hơn, đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán.
DFK có phân công một bộ phận chuyên cập nhật các kiến thức mới nhất về
lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Thuế, tổ chức các buổi đào tạo vào thứ hai hàng
tuần nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bổ trợ kiến thức và cập nhật những
thông tin liên quan mới nhất trên thị trường để KTV kịp thời đưa ra các quyết định
cũng như hành động phù hợp với thông tin đó.
Bên cạnh đó, công ty còn có chính sách hỗ trợ tài chính cho nhân viên phát
triển tối đa tiềm năng của bản thân để gặt hái được những mục tiêu xa hơn trong sự
nghiệp, không ngừng phát triển năng lực bản thân bằng cách tham gia các khóa học
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và dự thi các chứng chỉ hành nghề như CPA
(Certified Public Accountants), AACA (The Association of Chartered Certified
Accountants), ICAEW (Institute of Chartered Accountants in England and Wales),

DFK đầu tư sử dụng phần mềm Bitrix24 để nâng cao hiệu quả quản lý của
công ty, bao gồm cả việc quản lý các dự án kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán tại
khách hàng, KTV tạo file giấy tờ làm việc của phần hành kiểm toán phụ trách lên
thư mục Hồ sơ kiểm toán, sau đó thực hiện các thủ tục kiểm toán và ghi nhận lại
vào file giấy tờ làm việc, những ghi nhận trong quá trình thực hiện kiểm toán của
KTV sẽ tự động đồng bộ hóa vào file giấy tờ làm việc. Vì vậy, người soát xét có thể
theo dõi tiến độ thực hiện công việc và kịp thời đánh giá chất lượng công việc để
70
KTV có những điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, phần mềm Bitrix24 còn cung
cấp ổ đĩa lưu trữ đám mây không giới hạn nên việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ kiểm toán
của công ty rất thuận lợi. Ngoài ra, Bitrix24 còn cho phép chia sẻ tập tin với bất kỳ
ai bên trong hay ngoài công ty mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật của hệ thống
nội bộ vì người dùng có thể cài đặt mật khẩu hoặc thiết lập giới hạn thời gian truy
cập cho các tập tin chia sẻ. Ví dụ như khi chia sẻ thông tin cho thực tập sinh, công
ty có thể chọn lựa các tập tin cần chia sẻ rồi phân quyền truy cập cho thực tập sinh.
Như vậy, dù là ở đâu thực tập sinh cũng có thể truy cập vào mạng nội bộ của công
ty để hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao mà vẫn đảm bảo tính bảo mật
cho thông tin nội bộ của công ty.
KTV chú trọng việc xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ gây ảnh hưởng
trọng yếu đến BCTC cần phải điều chỉnh. Đồng thời đánh giá khả năng hoạt động
liên tục của khách hàng, tìm hiểu xem khách hàng có ý định giải thể, thu hẹp đáng
kể quy mô hoạt động hay bị buộc phải ngừng sản xuất kinh doanh hoặc phá sản
không để đảm bảo BCTC của khách hàng được lập trên cơ sở nguyên tắc hoạt động
liên tục là phù hợp.
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại và giải pháp
 Về việc sắp xếp thời gian kiểm toán tại khách hàng
Trong thực tế, phát sinh trường hợp nhóm kiểm toán đến công ty khách hàng
để thực hiện công tác kiểm toán trong khi sổ sách kế toán mà khách hàng gửi vẫn
chưa hoàn chỉnh, còn nhiều sai sót. Với thời gian kiểm toán trung bình tại công ty
khách hàng từ 3 đến 5 ngày, nhóm kiểm toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc
thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán vì phải mất nhiều thời gian xử lý các vấn đề
phát sinh liên quan đến sổ sách của khách hàng và trình tự công việc kiểm toán
không được đảm bảo. Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số trường hợp khách hàng gửi
sổ sách kế toán sát với ngày đi kiểm tại khách hàng, điều này khiến cho kiểm toán
viên không đủ thời gian để xem qua sổ sách và thực hiện một số thủ tục kiểm toán
sơ bộ trước khi đến công ty khách hàng. Những hạn chế này ít nhiều sẽ gây ảnh
hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
Việc sắp xếp thời gian kiểm toán tại khách hàng chưa hợp lý vì những
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp khách hàng đã gửi sổ sách kế toán và những tài
liệu có liên quan một khoảng thời gian trước ngày đi kiểm tại khách hàng nhưng sổ
sách kế toán vẫn còn sai sót, chưa thể tiến hành kiểm toán và khi đến kiểm tại khách
hàng, KTV mới phát hiện ra có sai sót. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là do

71
KTV không xem qua nội dung sổ sách kế toán mà khách hàng gửi trước khi đến
kiểm tại khách hàng, KTV chỉ xem qua những đề mục của tài liệu để biết rằng
khách hàng đã gửi đủ danh mục tài liệu cần cung cấp. Việc này thường xảy ra vào
mùa cao điểm, khi lịch trình công việc của KTV dày đặc, đôi lúc KTV quên hoặc
không có thời gian để chuẩn bị những bước tiền đề cho cuộc kiểm toán tiếp theo.
Thứ hai, đối với trường hợp khách hàng gửi sổ sách kế toán sát với ngày đi
kiểm tại khách hàng, nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do KTV không ấn định
ngày gửi tài liệu cho khách hàng và trong khoảng thời gian trước khi đến khách
hàng kiểm toán, KTV cũng không nhắc nhở hay hối thúc khách hàng gửi sổ sách kế
toán và tài liệu liên quan.
Giải pháp:
KTV nên cài đặt nhắc nhở lịch trình trong điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị công
nghệ nào thuận tiện với KTV để được nhắc nhở về công việc cần thực hiện vào một
mốc thời gian nhất định. Như vậy, KTV sẽ tránh khỏi tình trạng quên thực hiện một
số thủ tục sơ bộ về sổ sách kế toán của khách hàng trước khi đến khách hàng kiểm
toán.
Trường hợp khi kiểm tra sổ sách trước ngày đến khách hàng, KTV phát hiện
sổ sách kế toán của khách hàng chưa hoàn chỉnh, còn sai sót, chưa thể tiến hành
kiểm toán được, trưởng nhóm kiểm toán hoặc trưởng phòng nên thảo luận với
khách hàng để phía khách hàng hiểu rõ được vấn đề về dữ liệu của họ, yêu cầu
khách hàng xử lý hoàn chỉnh dữ liệu kế toán. Nếu khách hàng không tự giải quyết
được, trưởng phòng kiểm toán nên cử người thích hợp để hỗ trợ khách hàng nhanh
chóng hoàn thiện sổ sách và sắp xếp thời gian kiểm toán tại công ty khách hàng cho
phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, KTV nên thỏa thuận với khách hàng ngay từ đầu về thời hạn gửi
dữ liệu kế toán trước khi đi kiểm tại khách hàng, trường hợp khách hàng vi phạm
thỏa thuận thì KTV có quyền điều chỉnh thời gian kiểm toán. Song song đó, KTV
cũng nên chọn thời điểm thích hợp để nhắc nhở khách hàng về việc gửi tài liệu vì
khách hàng có thể quên mặc dù đã được thông báo về thời hạn gửi tài liệu cho
KTV.
Như vậy, khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc hoàn thiện và gửi dữ liệu cho
KTV. Khi sổ sách kế toán của khách hàng đã sẵn sàng, nhóm kiểm toán sẽ thuận lợi
hơn trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán tại công ty khách hàng, đảm bảo
được tiến độ công việc cũng như chất lượng của cuộc kiểm toán.
 Về việc thiết kế mẫu giấy làm việc

72
Thiết kế mẫu giấy làm việc bằng tiếng Anh và tiếng Việt không thống nhất với
nhau, mẫu tiếng Anh có thêm các sheet trình bày về chuẩn mực kiểm toán quốc tế
nhưng ít khi được KTV chú trọng đánh giá, không có sheet hướng dẫn kiểm tra thủ
tục cut-off. Ngoài ra, cả hai mẫu giấy Anh – Việt đều không có sheet thuyết minh
chi tiết khoản mục đối với một số phần hành như Doanh thu, Giá vốn hàng bán, Chi
phí bán hàng,... KTV thường phải tự tạo thêm sheet để thực hiện kiểm tra tính đúng
kỳ và trình bày thuyết minh chi tiết khoản mục.
Giấy làm việc không được thiết kế thống nhất về bố cục và nội dung sẽ khiến
cho KTV bị bối rối khi phải chuyển tiếp giữa hai mẫu tiếng Anh và tiếng Việt, mất
thời gian để làm quen, nhất là với những KTV lần đầu đảm nhận phần hành mới.
Hơn nữa, việc thiết kế thiếu sheet thủ tục cut-off, sheet thuyết minh sẽ làm cho
KTV không có cơ sở để thực hiện thủ tục kiểm toán, thường vô tình bỏ qua các thủ
tục này, không đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán.
Việc thiết kế mẫu giấy làm việc không thống nhất giữa các ngôn ngữ và
chưa đầy đủ sheet trình bày do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, DFK phân công KTV thiết kế mẫu giấy làm việc theo loại ngôn
ngữ, nghĩa là KTV A sẽ thiết kế mẫu giấy làm việc của tất cả các phần hành bằng
tiếng Anh, KTV B sẽ thiết kế mẫu giấy làm việc của tất cả các phần hành bằng tiếng
Việt. Do sự phân công này mà khi đối chiếu mẫu giấy làm việc tiếng Việt và mẫu
giấy làm việc tiếng Anh của cùng một phần hành, nhận thấy sự khác biệt trong cách
trình bày giữa hai mẫu giấy Anh – Việt.
Thứ hai, khi xét duyệt mẫu giấy làm việc, Ban Giám đốc chủ yếu xem xét
sheet chương trình kiểm toán có đầy đủ các thủ tục chưa, không chú ý nhiều đến các
sheet trình bày chi tiết.
Giải pháp:
Thành viên Ban Giám đốc và các nhân viên cấp cao của công ty nên thảo luận,
thống nhất thiết kế của mẫu giấy làm việc tiếng Anh và tiếng Việt về bố cục, nội
dung, các công thức sử dụng để số liệu được liên kết tự động. Theo hướng dẫn
chung của chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành, thủ tục cut-off và việc
trình bày thuyết minh khoản mục là cần thiết trong công tác kiểm toán đối với một
số phần hành nhất định. Vì vậy, công ty nên bổ sung sheet hướng dẫn thực hiện thủ
tục cut-off vào giấy làm việc tiếng Anh và sheet thuyết minh chi tiết khoản mục vào
cả hai mẫu giấy làm việc Anh – Việt của các phần hành còn thiếu.
Điều này sẽ giúp cho KTV có cở sở thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán,
đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Hơn nữa, việc thống nhất bố cục trình bày,
nội dung công việc thực hiện giữa hai mẫu giấy làm việc sẽ giúp cho KTV thuận lợi

73
hơn trong việc trình bày giấy làm việc, tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện
kiểm toán tại khách hàng.
Bên cạnh đó, công ty cũng có thể tham khảo thiết kế các mẫu giấy làm việc
song ngữ Anh – Việt, không cần tách ra một giấy làm việc ngôn ngữ Anh, một giấy
làm việc ngôn ngữ Việt. Giấy làm việc song ngữ Anh – Việt giúp KTV dễ dàng
trình bày các thủ tục kiểm toán cũng như thể hiện kết quả kiểm toán, có thể lựa
chọn ngôn ngữ để đọc hiểu, tiếp xúc với song ngữ Anh – Việt thường xuyên sẽ tạo
cơ hội cho KTV nâng cao đáng kể vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán –
Kiểm toán. Hơn nữa, giấy làm việc song ngữ nâng cao tính chuyên nghiệp trong
công tác kiểm toán.
 Về phương pháp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Trong thực tế khi thực hiện một số cuộc kiểm toán, KTV chỉ cập nhật những
thay đổi về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng vào hồ sơ kiểm toán và sử
dụng xét đoán chuyên môn của bản thân để đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
của khách hàng mà không thực hiện lại các thử nghiệm kiểm soát. Những đánh giá
mà KTV đưa ra là dựa trên xét đoán chủ quan, không đảm bảo được kết quả đánh
giá là hoàn toàn chính xác. Có thể ở năm kiểm toán đầu tiên, khách hàng tổ chức
thực hiện các thủ tục kiểm soát rất tốt nhưng trong những năm kiểm toán tiếp theo,
hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không thực sự hiệu quả như những đánh
giá ban đầu. Nếu công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện không tốt sẽ
ảnh hưởng đến việc thiết kế phù hợp các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Nguyên nhân khiến cho KTV sử dụng cách đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ này là do khi kiểm toán trong mùa bận, quỹ thời gian rất hạn chế, KTV không
thể thực hiện lại từng bước của quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ của khách hàng mà chỉ có thể dựa vào việc cập nhật những thay đổi và kinh
nghiệm kiểm toán để đánh giá. Ngoài ra, KTV thường có xu hướng chú trọng vào
kiểm tra chi tiết.
Giải pháp:
Dựa vào bài viết giới thiệu về cuộc kiểm toán sơ bộ (Interim Audit) của
Mr. Kong Sinra – Senior Manager, làm việc tại Grant Thornton Cambodia trên
trang blog Wikiaccounting.com, tác giả đề xuất công ty nên thảo luận và đạt được
thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện một cuộc kiểm toán sơ bộ trước khi
thực hiện cuộc kiểm toán cuối năm tài chính, thường là thực hiện kiểm toán sơ bộ 6
tháng hoặc 9 tháng. Cuộc kiểm toán sơ bộ này nên được thực hiện trước khi bước
vào mùa kiểm toán, bởi vì trong khoảng thời gian này, KTV sẽ không bị gò bó, áp
lực về mặt thời gian như trong mùa kiểm toán. KTV sẽ có nhiều thời gian để tìm
74
hiểu kỹ lưỡng về các thủ tục kiểm soát của khách hàng, trực tiếp đến khách hàng để
phỏng vấn nhân sự ở các bộ phận có liên quan, xem xét các quy định, thủ tục và chế
độ liên quan đến kiểm soát nội bộ mà khách hàng đang áp dụng. Đặc biệt, KTV có
thời gian đi tham quan các phân xưởng, bộ phận, phòng ban,… và quan sát thực tế
các chu trình hoạt động của khách hàng, củng cổ thêm hiểu biết về việc áp dụng các
thủ tục kiểm soát của khách hàng vào thực tế. Một khi đã thu thập được đầy đủ sự
hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV sẽ có cơ sở vững vàng
để đưa ra các nhận xét cũng như đánh giá thuyết phục về kiểm soát nội bộ của
khách hàng. Từ đó, việc thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo cũng trở nên hiệu
quả hơn, có thể không cần phải kiểm tra chi tiết quá nhiều, tiết kiệm được chi phí và
thời gian kiểm toán.
 Về việc phát hành Báo cáo kiểm toán bằng phần mềm Excel
Hiện nay, DFK đang sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổ chức hoạt động
kiểm toán, các chương trình kiểm toán và toàn bộ giấy làm việc đều được xây dựng
trên Excel. Một trong những hạn chế khi sử dụng Excel để tổ chức hoạt động kiểm
toán là việc phát hành báo cáo kiểm toán thường xuyên xảy ra sai sót, làm mất thời
gian của công ty và của khách hàng. Trong giai đoạn phát hành báo cáo kiểm toán,
DFK thiết lập công thức trong Excel để hình thành báo cáo kiểm toán, đây là công
thức chung sử dụng cho tất cả các báo cáo kiểm toán với đa dạng ngôn ngữ. Vì là
công thức chung nên đối với báo cáo của một số khách hàng sẽ xảy ra sai sót.
Ví dụ trường hợp địa chỉ của công ty khách hàng dài, bị ngắt xuống dòng
những chỗ không phù hợp (địa chỉ là Lô ABC, Đường D, Khu công nghiệp E, Ấp F,
Xã G, Huyện I, Tỉnh J, Việt Nam nhưng tới hết chữ “Việt” thì bị ngắt, chữ “Nam”
nằm một mình ở dòng dưới).
Trường hợp công ty khách hàng lập báo cáo kiểm toán tiếng Anh, vì là công
thức chung nên ngày tháng năm trong văn bản tiếng Anh bị liên kết qua theo cấu
trúc dd/mm/yyyy của tiếng Việt, trong khi mẫu đúng trong tiếng Anh phải là
mm/dd/yyyy.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu in cả báo cáo tiếng Anh và báo cáo tiếng
Việt, quy tắc dấu phân cách chữ số của nước ngoài và Việt Nam khác nhau (nước
ngoài dùng dấu phẩy để phân cách các con số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ và
dấu chấm cho số thập phân; Việt Nam thì dùng dấu chấm để phân cách các con số
hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ và dấu phẩy cho số thập phân), Excel không cho
phép thiết lập kiểu dấu khác nhau cho mỗi file nên KTV phải chỉnh lại dấu mỗi lần
in báo cáo (khi in báo cáo tiếng Việt thì phải chỉnh kiểu dấu sử dụng cho Việt Nam,
khi in báo cáo tiếng Anh thì phải chỉnh kiểu dấu sử dụng cho nước ngoài). Chính vì
75
điều này mà KTV thường hay gặp phải sai sót in báo cáo có số liệu sử dụng dấu
phân cách không phù hợp với ngôn ngữ của báo cáo.
Ngoài ra, còn có các trường hợp khác như báo cáo khi in ra bị thiếu chữ, thiếu
số so với bản mềm trên Excel, các từ ngữ chức vụ sử dụng không thống nhất, bị lỗi
chính tả,…
Báo cáo kiểm toán khi phát hành gửi cho khách hàng, khách hàng phát hiện lỗi
sai trả về yêu cầu công ty chỉnh sửa lại. Việc này không những gây mất thời gian,
tốn kém chi phí phát hành báo cáo, chi phí gửi báo cáo mà còn mất đi tính chuyên
nghiệp trong mắt khách hàng.
Việc phát hành Báo cáo kiểm toán còn thiếu sót là do một số nguyên nhân
sau:
Thứ nhất, phần mềm Microsoft Excel mà DFK sử dụng không phải là phần
mềm chuyên dụng dành cho công tác kiểm toán, phần mềm bị hạn chế một số tính
năng cần thiết, việc thiết kế báo cáo kiểm toán hoàn toàn là thủ công. Vì vậy, khi
xuất dữ liệu dễ gặp phải sai sót, nhất là các sai sót về hình thức.
Thứ hai, khi vào mùa cao điểm, KTV hầu như không có đủ thời gian để rà soát
kỹ lưỡng báo cáo kiểm toán trước khi phát hành mà chỉ xem sơ qua số liệu chính rồi
phát hành luôn. Điều này dẫn đến những sai sót không đáng có trong báo cáo như
sai sót về lỗi chính tả, dấu câu,…
Giải pháp:
Nếu KTV bận rộn giải quyết các công việc khác quan trọng hơn thì KTV nên
bố trí các bạn thực tập sinh phụ giúp rà soát báo cáo kiểm toán. KTV nên hướng dẫn
cho các bạn thực tập sinh cách rà soát báo cáo kiểm toán, cách đối chiếu số liệu trên
báo cáo kiểm toán để các bạn có thể dễ dàng phát hiện ra sai sót trong báo cáo và
trực tiếp chỉnh sửa trên bản mềm báo cáo kiểm toán.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa cao điểm, vì khi khối
lượng công việc dày đặc, không đủ số lượng thực tập sinh, công việc rà soát báo cáo
kiểm toán cũng không có ai đảm nhiệm. Vì vậy, để hạn chế tối đa sai sót có thể xảy
ra khi phát hành báo cáo kiểm toán trong dài hạn, công ty nên cân nhắc đến việc đầu
tư một phần mềm kiểm toán. Có hai phần mềm kiểm toán thông dụng hiện nay mà
công ty có thể tham khảo là phần mềm kiểm toán ACL và phần mềm kiểm toán
IDEA. Ngoài việc giúp lập báo cáo kiểm toán nhanh chóng và chính xác, phần mềm
còn trợ giúp KTV kiểm tra 100% các giao dịch thay vì chọn mẫu thủ công như
truyền thống, các thủ tục kiểm toán được thực hiện nhanh, chính xác với mức độ chi
tiết cao, đảm bảo tính hiệu quả cao của cuộc kiểm toán.
 Về việc sử dụng nguồn dữ liệu trong thủ tục phân tích
76
KTV thực hiện thủ tục phân tích nhằm phát hiện và giải thích các biến động
bất thường, khoanh vùng rủi ro để kiểm tra chi tiết nhưng các thủ tục phân tích chỉ
dừng lại ở việc so sánh số liệu năm kiểm toán với năm trước, so sánh biến động qua
các tháng trong năm, kết hợp với phân tích sơ bộ các chỉ tiêu tài chính có liên quan
đến phần hành. KTV chưa tận dụng các nguồn dữ liệu bên ngoài như các chỉ số
trung bình ngành, các thông tin có ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của khách
hàng trong việc phân tích tình hình kinh doanh, nhận diện rủi ro của khách hàng. Do
đó, KTV không có cơ sở để so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô hoạt động, không xác định được vị
thế của khách hàng trong ngành, không thể đánh giá được số liệu của khách hàng có
hợp lý khi xét trên tổng thể toàn ngành hay không. Điều này buộc KTV phải tăng
mẫu kiểm tra chi tiết, tốn khá nhiều thời gian mà hiệu quả công việc lại không đảm
bảo.
Việc sử dụng dữ liệu để phân tích chưa đa dạng, phong phú chủ yếu bắt
nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, thông tin tài chính của các doanh nghiệp có tính bảo mật cao, không
phải thông tin của doanh nghiệp nào cũng được công khai rộng rãi trên các web,
mạng xã hội,… Các nguồn thông tin trên internet cũng không đảm bảo đã qua kiểm
định. Chính vì vậy, hiện nay ở Việt Nam chưa có nguồn cung cấp các chỉ số trung
bình ngành đầy đủ và đáng tin cậy để KTV có thể dễ dàng tiếp cận.
Thứ hai, mặc dù đối với một số ngành, KTV có thể thu thập được dữ liệu riêng
lẻ của một số doanh nghiệp cùng ngành, nhưng việc tự tổng hợp và tính toán các chỉ
số tài chính của từng doanh nghiệp, rồi tính các chỉ số trung bình ngành là điều khó
có thể làm được vì mất quá nhiều thời gian và công sức mà không đem lại hiệu quả
như mong đợi.
Giải pháp:
Việc tự thu thập dữ liệu chỉ số trung bình ngành cũng như các thông tin chung
về ngành ở Việt Nam không phải là điều dễ dàng do một số hạn chế liên quan đến
bảo mật thông tin. Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về các dịch vụ cung cấp thông
tin, tác giả khuyến nghị công ty nên tìm hiểu và cân nhắc sử dụng dịch vụ cung cấp
thông tin chuyên nghiệp của hãng thông tấn Thomson Reuters.
Bài báo “Sử dụng dữ liệu Thomson Reuters trong giảng dạy các môn học
thuộc khối ngành kinh tế” đăng trên tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn ngày
20/06/2016 cho biết dữ liệu tài chính mà Thomson Reuters cung cấp được tin dùng
bởi các tổ chức tại Việt Nam như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Qũy quản lý tài
sản, Qũy đầu tư, Công ty chứng khoán,…

77
Khi sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin chuyên nghiệp của Thomson Reuters,
KTV không chỉ dễ dàng tiếp cận dữ liệu chỉ số trung bình của các nhóm ngành mà
còn thu thập được dữ liệu vĩ mô đáng tin cậy, luôn nắm bắt tin tức thị trường toàn
cầu thông qua lịch ghi nhận các sự kiện kinh tế. Từ đó, KTV có đầy đủ các thông
tin phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng,
đánh giá chính xác về mức độ rủi ro, khoanh vùng trọng tâm sai sót để tiết kiệm tối
đa thời gian khi thực hiện kiểm tra chi tiết mà vẫn đạt được chất lượng cao.
Ngoài ra, cũng có một số tổ chức cung cấp thông tin và dữ liệu tài chính uy tín
khác mà công ty có thể tham khảo như Vietstock, Vietdata và FireAnt. Tùy vào khả
năng tài chính và nhu cầu thông tin của công ty để lựa chọn được nơi cung cấp
thông tin phù hợp.
 Về việc trình bày kết quả phân tích vào giấy làm việc
Khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV chỉ highlight các chỉ tiêu biến động
mạnh, chiếm tỷ trọng cao, có dấu hiệu bất thường mà không trình bày các phân tích
giải thích cho sự biến động bất thường đó vào giấy làm việc. Điều này sẽ gây bất
tiện cho trưởng nhóm khi soát xét giấy làm việc của các thành viên nhóm kiểm
toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ không có cái nhìn tổng quát về sự biến động của
khoản mục kiểm toán ngay mà phải mất thời gian xem lại số liệu và tự rút ra kết
luận. Thêm vào đó, việc không thể hiện nhận xét về sự biến động của chỉ tiêu phân
tích sẽ gây khó khăn cho người chịu trách nhiệm kiểm toán khoản mục này vào năm
sau vì họ không có dữ liệu phân tích của năm trước để tham khảo nhằm rút ra kết
luận xác đáng nhất cho năm kiểm toán.
Giấy làm việc chưa được trình bày đầy đủ các nhận xét phân tích biến động
vì KTV thường có suy nghĩ rằng trong mùa bận nên lược bỏ một số việc không quá
quan trọng, tiết kiệm thời gian tập trung cho các công việc khác quan trọng và cấp
bách hơn, việc trình bày đầy đủ giấy làm việc có thể hoàn thành sau. Tuy nhiên,
trong thực tế, khi kết thúc kiểm toán job A thì sẽ đến lịch kiểm toán job B, KTV sẽ
chỉ tập trung cho các job tiếp theo mà quên mất việc hoàn thành các nhận xét còn
thiếu trong giấy làm việc của các job trước.
Giải pháp:
Đối với việc trình bày phân tích biến động của khoản mục, công ty nên đưa ra
các quy định thưởng phạt rõ ràng về việc trình bày giấy tờ làm việc cho KTV; nhằm
khuyến khích KTV thể hiện đầy đủ các phân tích biến động, quan sát, kết luận rút ra
được từ các thủ tục kiểm toán vào giấy làm việc; lâu dần sẽ tạo thói quen tốt cho
KTV. Ví dụ như công ty có thể quy định về chế độ thưởng phạt như sau: “KTV nào
không trình bày đầy đủ giấy tờ làm việc, đặc biệt là đối với phần thủ tục phân tích
78
thì sẽ bị phạt 20.000 VND một giấy tờ làm việc, KTV trình bày đầy đủ giấy tờ làm
việc sẽ nhận được số tiền thưởng là toàn bộ số tiền phạt thu được từ các KTV không
trình bày đầy đủ giấy tờ làm việc. Trường hợp có nhiều KTV cùng hoàn thành đầy
đủ giấy tờ làm việc thì số tiền thưởng sẽ chia đều theo số lượng KTV”.
Bên cạnh đó, công ty cũng nên quay các video hướng dẫn trình bày giấy tờ
làm việc một cách khoa học, logic, đạt chuẩn mực nhất cho từng phần hành rồi đăng
tải video lên hệ thống nội bộ của công ty để các nhân viên trong công ty có thể xem
bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Điều này sẽ giúp cho KTV ý thức được chuẩn mực
trình bày giấy tờ làm việc, từ đó có hành động đúng đắn hơn trong việc trình bày
đầy đủ các thông tin trên giấy tờ làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho cấp có thẩm
quyền trong việc soát xét, kiểm tra chất lượng cuộc kiểm toán, KTV phụ trách phần
hành vào năm sau có tài liệu để tham khảo. Hơn nữa, việc quay các video này cũng
sẽ giúp tiết kiệm thời gian đào tạo đối với những nhân viên mới, thực tập sinh trong
mùa cao điểm.
 Thiếu nhân sự trong mùa cao điểm
Mặc dù sở hữu lượng lớn khách hàng là một điểm nổi bật của DFK, tuy nhiên
vào giai đoạn cao điểm của mùa kiểm toán, khi sổ sách kế toán của các công ty
khách hàng đổ dồn về cùng lúc và hầu hết các công ty khách hàng đều yêu cầu phải
phát hành Báo cáo kiểm toán trong mùa, công ty không đủ nhân sự để đáp ứng khối
lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy mà KTV phải
đảm nhận rất nhiều phần công việc, chịu áp lực rất lớn, ngoài thời gian hành chính,
KTV phải thức khuya để hoàn thành công việc (chưa kể có những trường hợp
không ngủ liên tục mấy ngày). Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của KTV, tinh thần không tập trung dẫn đến năng suất làm việc
kém, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do DFK chưa tích cực vận động công tác
tuyển dụng nhân sự, số lượng nhân sự còn hạn chế trong khi DFK nhận quá nhiều
khách hàng có nhu cầu trong mùa bận.
Giải pháp:
Nhận thấy hoạt động kinh doanh của DFK ngày càng phát triển, bằng chứng là
số lượng khách hàng của DFK ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc gia tăng
khối lượng công việc. Điều này đã tạo sức ép và áp lực rất lớn cho KTV vì phải ôm
đồm quá nhiều việc cần hoàn thành trong thời gian ngắn. Để giải quyết vấn đề này,
tác giả khuyến nghị công ty nên tổ chức tuyển dụng thêm nhân sự, đưa ra các điều
kiện hấp dẫn để thu hút các KTV có năng lực về làm việc hoặc dành thời gian để
đào tạo các nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm.
79
Ngoài ra, công ty nên tận dụng nguồn nhân lực thực tập sinh, từ những ngày
đầu khi vào công ty, thực tập sinh đã được đào tạo các nghiệp vụ cơ bản, quen với
cách làm việc của công ty, ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm kiểm toán. Vì vậy mà
khi đào tạo thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức, công ty có thể tiết kiệm
được thời gian và chi phí đào tạo. Việc gia tăng nhân sự sẽ giúp giảm áp lực công
việc cho KTV, tinh thần được thoải mái, đầu óc minh mẫn, tập trung cao độ trong
công tác kiểm toán. Từ đó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mà
vẫn đảm bảo tốt chất lượng dịch vụ cung cấp.
 Về việc thu thập ý kiến của khách hàng sau kiểm toán
DFK chưa chú trọng việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử
dụng dịch vụ kiểm toán sau mỗi cuộc kiểm toán. Việc không thu thập ý kiến nhận
xét từ khách hàng về công tác kiểm toán, thái độ làm việc, phong cách làm việc của
nhóm kiểm toán,… sẽ khiến cho công ty không thể kịp thời đưa ra những chấn
chỉnh phù hợp cho KTV, đồng thời cũng không có cơ sở để hoàn thiện tốt hơn các
dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Nguyên nhân tồn tại vấn đề này là do DFK chưa quan tâm đến việc tổ chức
thu thập ý kiến của khách hàng một cách chính thức về dịch vụ cung cấp mà chỉ
thông qua việc trưởng nhóm kiểm toán hỏi thăm vu vơ khi kết thúc kiểm toán tại
khách hàng.
Giải pháp:
Công ty nên thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát khách hàng nhằm đánh giá mức
độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán được cung cấp. Sau khi hoàn
thành cuộc kiểm toán, công ty gửi bảng khảo sát cho khách hàng qua email và yêu
cầu khách hàng sau khi đánh giá xong gửi trực tiếp về email của thành viên trong
BGĐ để đảm bảo chất lượng của thông tin thu thập được. Dựa vào các quy định của
công ty đối với KTV khi thực hiện công tác kiểm toán tại khách hàng, tác giả đưa ra
một số câu hỏi có thể cân nhắc để thu thập ý kiến, nhận xét của khách hàng về dịch
vụ kiểm toán như sau:
STT Câu hỏi khảo sát Ý kiến của khách hàng
1 Nhóm kiểm toán đến Quý công ty làm
việc gồm có bao nhiêu người?
2 Nhóm kiểm toán bắt đầu làm việc tại
Quý công ty từ ngày nào và kết thúc
kiểm toán vào ngày nào?
3 Thời gian KTV đến làm việc và tan sở
80
có phù hợp với quy định thời gian làm
việc của quý công ty không?
4 Trang phục đi làm của KTV có chỉn chu,
lịch sự không?
5 Phong cách làm việc của KTV có
chuyên nghiệp không? KTV có làm gì
gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của Quý công ty không?
6 Thái độ làm việc của KTV như thế nào?
Có thường xuyên trao đổi vấn đề với
nhân viên các phòng ban không? Thái
độ của KTV đối với nhân viên bộ phận
tài chính – kế toán như thế nào?
7 Quý công ty có hài lòng với cách KTV
trao đổi về những vấn đề phát hiện trong
quá trình kiểm toán không? Quý công ty
cảm thấy như thế nào về những góp ý
của KTV?
8 Quý công ty có yêu cầu hỗ trợ hoặc
nhận sự hỗ trợ nào từ KTV về các vấn
đề khác ngoài công tác kiểm toán
không?
9 Quý công ty có yêu cầu hay đề xuất gì
cho nhóm kiểm toán nói riêng, công ty
kiểm toán của chúng tôi nói chung
không?

Việc thực hiện khảo sát khách hàng sau mỗi cuộc kiểm toán sẽ giúp cho công
ty có được những ý kiến đóng góp khách quan nhất về chất lượng dịch vụ cung cấp.
Công ty sẽ nắm bắt được những mong muốn của khách hàng nhằm cải thiện, đáp
ứng tốt hơn trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trường hợp KTV chưa có
những hành động đúng đắn với cương vị của một kiểm toán độc lập, công ty sẽ kịp
thời phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh phù hợp. Ngoài ra, việc thu thập ý kiến
của khách hàng sau kiểm toán cũng góp phần làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ
được tôn trọng, những suy nghĩ, ý kiến và đánh giá của họ là mối quan tâm lớn nhất
đối với công ty kiểm toán.

81
4.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp tại DFK Việt Nam
4.2.1 Ưu điểm
DFK có xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước, cập nhật các thông tin chung
về khách hàng để xem có sự thay đổi đáng kể nào về lĩnh vực hoạt động, ngành
nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, quy chế công ty,…, xác nhận lại tính
độc lập của KTV và công ty DFK liên quan đến khách hàng này. Từ đó, đánh giá lại
rủi ro hợp đồng kiểm toán và quyết định có tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho
khách hàng này hay không.
Hàng năm, DFK đều luân phiên thay đổi nhóm kiểm toán đến thực hiện công
tác kiểm toán tại khách hàng, chỉ giữ lại KTV có am hiểu sâu về lĩnh vực hoạt động
và nắm bắt được các thông tin quan trọng của khách hàng để vừa đảm báo tính độc
lập, khách quan, trung thực, vừa đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán.
KTV cũng chủ động trong việc liên lạc, yêu cầu khách hàng cung cấp các dữ
liệu kế toán, chứng từ cần thiết để KTV thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ trước
khi đến kiểm tại khách hàng.
KTV phân loại chi tiết chi phí trên sổ nhật ký chung theo diễn giải, rồi sử dụng
công cụ PivotTable trong Excel để phân tích chi tiết biến động của khoản mục
CPBH và CPQLDN. Phương pháp này khá hiệu quả khi giúp KTV lựa chọn được
mẫu bất thường để kiểm tra chi tiết, đồng thời phát hiện các nghiệp vụ mà khách
hàng đang phân loại sai tài khoản chi phí.
KTV chú trọng kiểm tra chi tiết khoản mục CPBH và CPQLDN nhằm đảm
bảo các khoản chi phí phát sinh là hợp lý, được ghi nhận đầy đủ, có các chứng từ
hợp lệ. KTV thực hiện đầy đủ thủ tục cut-off để đảm bảo các khoản chi phí được
ghi nhận đúng niên độ. Các bằng chứng kiểm toán thu thập được KTV sắp xếp, lưu
trữ cẩn thận vào hồ sơ kiểm toán.
Bên cạnh đó, KTV cũng rất cẩn trọng khi kiểm tra 100% các nghiệp vụ giảm
CPBH và CPQLDN trên sổ nhật ký chung, nhằm đảm bảo các khoản chi phí được
ghi nhận chính xác, hợp lý và không tồn tại khoản giảm phí nào để điều tiết kết quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Khi thực hiện hầu hết các thủ tục kiểm toán, KTV tiến hành rà soát và tổng
hợp danh sách các khoản CPBH và CPQLDN không hợp lý, có sự hỗ trợ lẫn nhau
giữa phần hành CPBH, CPQLDN và phần hành thuế trong việc xác định thuế thu
nhập doanh nghiệp của đơn vị, nhằm đảm bảo tối đa chất lượng cuộc kiểm toán.

82
Giấy tờ làm việc phần hành CPBH và CPQLDN được soát xét kỹ lưỡng bới
trưởng nhóm kiểm toán và BGĐ trước khi đưa ra kết luận cho khoản mục CPBH,
CPQLDN cũng như đưa ra ý kiến kiểm toán cho toàn bộ BCTC của khách hàng.
Việc soát xét qua các cấp giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo
chất lượng của cuộc kiểm toán và duy trì sự uy tín đối với khách hàng.
Ngoài ra, khi kết thúc cuộc kiểm toán, KTV có trao đổi và tư vấn cho khách
hàng về các khoản chi phí không hợp lý, vì trong năm tài chính, khách hàng có phát
sinh một số khoản chi phí do còn thiếu một vài chứng từ đi kèm nên những khoản
chi phí đó không được trừ khi tính thuế TNDN. Để giúp khách hàng giảm thiểu tối
đa chi phí thuế TNDN phải nộp vào các năm tiếp theo, KTV hướng dẫn khách hàng
với khoản chi phí này thì cần lưu trữ những chứng từ gì để khoản chi phí đó được
xét là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Những đóng góp sau kiểm toán của KTV
sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho khách hàng, giúp cho hoạt động kinh doanh của
khách hàng đạt hiệu quả hơn.
4.2.2 Những vấn đề còn tồn tại và giải pháp
 Về việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán
Trưởng nhóm kiểm toán không thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ BCTC trong
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để đánh giá rủi ro mà chỉ dựa vào những cập nhật
thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm tài chính
và dựa vào những hiểu biết, kinh nghiệm kiểm toán của bản thân từ cuộc kiểm toán
trước để đưa ra đánh giá.
Nguyên nhân tồn tại vấn đề này là do trưởng nhóm kiểm toán bị hạn chế về
mặt thời gian, đảm nhận cùng lúc nhiều cuộc kiểm toán, vừa phải hoàn thành báo
cáo kiểm toán cho khách hàng này vừa phải chuẩn bị kế hoạch kiểm toán cho khách
hàng kia. Tình trạng này thường xuyên xảy ra vào mùa kiểm toán (từ tháng 01 đến
tháng 03). Bên cạnh đó, trưởng nhóm kiểm toán cũng dựa vào việc thành viên nhóm
kiểm toán sẽ thực hiện thủ tục phân tích kỹ lưỡng khi kiểm toán phần hành cụ thể
để khoanh vùng rủi ro kiểm tra chi tiết nên việc thực hiện thủ tục phân tích trong
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán có thể lược bỏ nếu quỹ thời gian không cho phép.
Tuy nhiên, việc trưởng nhóm kiểm toán không phân tích sơ bộ BCTC trước
khi thực hiện kiểm toán sẽ khiến cho trưởng nhóm bị hạn chế trong việc theo sát
công việc của thành viên nhóm kiểm toán. Nếu thành viên nhóm kiểm toán không
chú trọng thực hiện thủ tục phân tích hoặc phân tích sơ sài thì rủi ro chọn mẫu kiểm
tra chi tiết không phù hợp là khá cao.

83
Giải pháp:
Về việc giải quyết vấn đề thiếu nhân sự, tác đã đã đề xuất giải pháp ở phần
nhận xét chung công tác kiểm toán tại DFK. Bên cạnh việc tăng cường nhân sự
trong mùa kiểm toán, thành viên BGĐ nên phân chia thời gian hợp lý để xét duyệt
những thủ tục ban đầu do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện trước khi bắt đầu thực
hiện kiểm toán tại khách hàng. Việc xét duyệt này sẽ đảm bảo các công việc trưởng
nhóm kiểm toán thực hiện là hợp lý đối với đặc điểm của cuộc kiểm toán, đồng thời
giúp xử lý rủi ro kịp thời nếu có.
 Về việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Mặc dù DFK có xây dựng các câu hỏi để tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ của khách hàng nhưng những đánh giá này là ở cấp độ toàn doanh
nghiệp, đối với một số phần hành như phải thu, tài sản cố định, chi phí phải trả, vay
và nợ ngắn hạn – dài hạn, thuế, chi phí hoạt động tài chính,…, DFK có thiết kế bảng
câu hỏi chi tiết, cụ thể có liên quan đến phần hành để KTV phụ trách phần hành đó
có thể thu thập thông tin về kiểm soát nội bộ của khách hàng, đưa ra những đánh giá
hợp lý và thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp.
Tuy nhiên, công ty lại không thiết kế riêng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ cho khoản mục CPBH, CPQLDN vì cho rằng khoản mục này có
liên quan đến nhiều tài khoản khác, KTV phụ trách phần hành CPBH và CPQLDN
có thể tham chiếu đến những phần hành đó để xem xét. Trong thực tế, các câu hỏi
tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với từng phần hành rất chi tiết và
sát với phần hành đó nên việc KTV phụ trách phần hành CPBH, CPQLDN đối
chiếu đến những phần hành đó để thu thập thông tin không thật sự hiệu quả. Bên
cạnh đó, khi thực hiện kiểm toán, KTV cũng thường bỏ qua việc đối chiếu này và đi
đến kiểm tra dấu vết phê duyệt trên tài liệu luôn. Điều này sẽ khiến cho việc lựa
chọn thử nghiệm kiểm soát để thực hiện của KTV bị hạn chế và không đem lại hiệu
quả.
Giải pháp:
Bên cạnh việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp độ toàn doanh nghiệp
và chi tiết đến một số khoản mục, công ty nên thiết kế riêng một sheet gồm có các
câu hỏi kiểm soát nội bộ trong giấy tờ làm việc của khoản mục CPBH và CPQLDN,
giúp KTV phụ trách phần hành CPBH, CPQLDN chủ động hơn trong việc thu thập
thông tin về kiểm soát nội bộ của khách hàng và tránh tình trạng KTV bỏ qua việc
đối chiếu với các phần hành khác. Từ đó, KTV có cơ sở để đánh giá chính xác về
rủi ro kiểm soát ở khoản mục CPBH, CPQLDN, dự đoán được các sai phạm có thể
xảy ra để kiểm tra chi tiết. Thông qua việc tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát khoản
84
mục chi phí cũng như các quy định tại Điều 82, Điều 91, Điều 92 Thông tư
200/2014/TT-BTC và Khoản 4 Điều 52 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, tác giả có
đề xuất một số câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau để công ty có
thể tham khảo thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng:
Trả lời
Câu hỏi tìm hiểu về hệ thống Không Ghi
STT
kiểm soát nội bộ Có Không áp chú
dụng
01 Đơn vị có theo dõi thường xuyên các
biến động của CPBH, CPQLDN
không?
02 Đơn vị có mở sổ theo dõi chi tiết từng
khoản mục chi phí không?
03 Các khoản chi phí có được xem xét và
phê duyệt bởi Ban Giám đốc không?
04 Các chứng từ mua hàng có đầy đủ chữ
ký của cấp có thẩm quyền không?
05 Việc phản ánh các khoản chi phí có
theo đúng kỳ kế toán không?
06 Cuối kỳ, đơn vị có kết chuyển toàn bộ
CPBH, CPQLDN qua TK 911 để xác
định kết quả kinh doanh không?
07 Trong năm đơn vị có phát sinh loại chi
phí nào mới không?
08 Các khoản chi phí hạch toán vào TK
641/642 có phục vụ cho mục đích kinh
doanh của đơn vị không?
09 Các khoản CPBH, CPQLDN có hóa
đơn, chứng từ nhưng không đủ điều
kiện là chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN có được hạch toán vào sổ sách
không?
10 Đơn vị có sử dụng riêng một tài khoản
để hạch toán các khoản chi phí không
đủ điều kiện là chi phí được trừ khi tính

85
thuế TNDN không?
11 Đơn vị có phân chia trách nhiệm giữa
thủ quỹ và kế toán thu chi không ?
12 Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của
phiếu chi trước khi chi không?
13 Các nghiệp vụ chi có được ghi nhận
đầy đủ ngay khi phát sinh nghiệp vụ
hay không?
14 Dự phòng nợ phải thu khó đòi có được
phê duyệt của cấp có thẩm quyền trước
khi phản ánh vào chi phí hay không?
15 Đơn vị có thiết lập định mức cho các
khoản chi phí không?
16 Các khoản CPBH, CPQLDN phát sinh
có giá trị lớn có được phân bổ nhiều kỳ
không?
17 Đơn vị có phát sinh khoản CPBH,
CPQLDN nào trong kỳ bằng ngoại tệ
không? Nếu có thì đơn vị áp dụng tỷ
giá nào để quy đổi sang VND?
18 Đơn vị có thường trích trước khoản chi
phí nào trong kỳ không?
19 Hàng tháng, hàng quý đơn vị có lập
bảng tổng hợp chi phí từ sổ chi tiết
CPBH, CPQLDN và đối chiếu với sổ
cái không?
20 Đơn vị có thực hiện các bước kiểm tra,
đối chiếu sổ chi tiết, sổ cái khoản mục
CPBH, CPQLDN trước khi lập BCTC
không?

Bên cạnh đó, KTV cũng nên áp dụng các câu hỏi mở như là: Khi nào khách
hàng ghi nhận chi phí ? Dựa vào các chứng từ nào để ghi nhận chi phí? Các chứng
từ này có những ai phê duyệt? Các khoản chi phí được thanh toán như thế nào?... để
khai thác thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn phục vụ cho công tác kiểm toán.
Tùy theo đặc điểm của mỗi cuộc kiểm toán mà KTV nên thiết kế những câu hỏi phù

86
hợp, đi từ bao quát đến chi tiết vào khoản mục chi phí cần tìm hiểu để thu thập được
đầy đủ thông tin có chất lượng.

87
 Về việc sử dụng nguồn dữ liệu phân tích
Khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV chỉ sử dụng số liệu do đơn vị cung cấp
để so sánh biến động chi phí năm kiểm toán với năm trước, so sánh biến động chi
phí qua các tháng kết hợp với biến động về doanh thu, phân tích các chỉ số tài chính
liên quan mà chưa so sánh được với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hạn chế
trong việc thu thập dữ liệu từ bên ngoài khiến cho KTV không hoàn toàn đánh giá
được chi phí phát sinh ở đơn vị có hợp lý hay không, KTV không biết được doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ phát
sinh những khoản chi phí tiêu biểu nào (đặc biệt là các doanh nghiệp có cùng quy
mô với khách hàng), định mức chi phí ra sao, có khoản chi phí nào mà đơn vị phát
sinh nhưng doanh nghiệp khác không phát sinh không, tỷ lệ phần trăm CPBH và
CPQLDN tính trên doanh thu của các doanh nghiệp cùng ngành là bao nhiêu,…
Thiếu đi các thông tin này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới kết luận của KTV về khoản
mục CPBH và CPQLDN.
Việc sử dụng nguồn dữ liệu để phân tích biến động CPBH và CPQLDN của
khách hàng còn hạn chế vì một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, việc tìm kiếm các thông tin chung liên quan đến ngành và dữ liệu về
chỉ số trung bình ngành trên internet rất khó khăn vì tính bảo mật của mỗi doanh
nghiệp. Một số trang web có cung cấp dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp cùng
ngành thì lại không đảm bảo được các dữ liệu đó đã qua kiểm định.
Thứ hai, KTV phải tự thực hiện tất cả các công việc trong thời gian ngắn,
không có bộ phận hỗ trợ tìm kiếm các nguồn thông tin ngoài đơn vị nên KTV
thường bỏ qua việc phân tích, so sánh với các dữ liệu chung của ngành, chỉ tập
trung phân tích số liệu do khách hàng cung cấp.
Giải pháp:
Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin có thể tìm kiếm trên internet nhưng
không đảm bảo được chất lượng của nguồn thông tin đó nên KTV cũng hạn chế sử
dụng nguồn thông tin chưa được kiểm định. Còn việc tự thu thập rồi tính toán các
chỉ số trung bình ngành thì mất quá nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy mà
tác giả khuyến nghị công ty nên tìm hiểu về các tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin
chuyên nghiệp như Thomson Reuters, Vietstock, Vietdata và FireAnt. Công ty nên
cân nhắc khả năng tài chính và nhu cầu thông tin của mình để lựa chọn nguồn cung
cấp dữ liệu phù hợp.
Theo bài báo “Sử dụng dữ liệu Thomson Reuters trong giảng dạy các môn học
thuộc khối ngành kinh tế” đăng trên tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn ngày
20/06/2016 thì các tổ chức lớn tại Việt Nam như Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
88
Nhà nước, Qũy quản lý tài sản, Qũy đầu tư, Công ty chứng khoán,… đều tin dùng
dịch vụ cung cấp dữ liệu tài chính, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Thomson Reuters.
Một số khách hàng tiêu biểu của Vietdata như Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu (ACB), Zahonero Group, Mentfield Logistics Group, Duxton Asset
Management,…
Đầu tư vào việc sử dụng dịch vụ cung cấp dữ liệu chuyên nghiệp sẽ giúp cho
KTV dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin chung về ngành, thu thập được dữ liệu
chỉ số trung bình ngành và một số thông tin cần thiết khác. Khi có đầy đủ các nguồn
thông tin bên ngoài, kết hợp với phân tích các chỉ số tài chính của đơn vị, KTV sẽ
có cơ sở đánh giá tính hợp lý của các khoản CPBH, CPQLDN, đánh giá chính xác
về mức độ rủi ro của đơn vị, thuận lợi hơn trong việc kiểm tra chi tiết.
 Về việc trình bày giấy làm việc
Khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV chỉ highlight các khoản chi phí chiếm tỷ
trọng cao, có biến động bất thường trong tháng mà không trình bày vào giấy tờ làm
việc các phân tích, nhận xét biến động, kết luận về khoản mục CPBH và CPQLDN.
Điều này sẽ gây khó khăn cho trưởng nhóm kiểm toán khi soát xét giấy tờ làm việc,
trưởng nhóm sẽ phải mất thời gian xem xét số liệu, tìm hiểu vấn đề và tự rút ra kết
luận. Tuy nhiên, những kết luận trưởng nhóm kiểm toán tự rút ra chưa chắc đã hoàn
toàn chính xác vì KTV phụ trách phần hành CPBH, CPQLDN mới chính là người
có hiểu biết sâu về những biến động của chi phí. Trưởng nhóm kiểm toán phải phụ
trách rất nhiều các công việc quan trọng khác, nếu những việc nhỏ nhặt này trưởng
nhóm phải đụng tới thì sẽ rất mất thời gian, làm chậm tiến độ công việc, ảnh hưởng
tới các kế hoạch công việc khác. Ngoài ra, việc không trình bày phân tích biến động
CPBH, CPQLDN sẽ gây khó khăn cho KTV phụ trách phần hành CPBH, CPQLDN
vào năm sau vì không có cơ sở để tham khảo các giải thích cho biến động chi phí.
KTV không trình bày đầy đủ các nhận xét về biến động của CPBH và
CPQLDN từ quá trình phân tích vào giấy làm việc vì khối lượng công việc trong
mùa cao điểm nhiều, KTV muốn tạm thời bỏ qua các công việc có thể hoàn thiện
sau, dành thời gian cho các công việc khác cấp bách và quan trọng hơn. Tuy nhiên,
lượng công việc cứ xếp chồng lên nhau làm cho dự định quay lại hoàn thiện giấy
làm việc không khả thi và cũng không kịp thời.

89
Giải pháp:
Công ty nên thắt chặt các quy định về việc trình bày đầy đủ giấy tờ làm việc
cho KTV, kèm theo chế độ thưởng phạt rõ ràng trong việc trình bày giấy tờ làm
việc, nhằm khuyến khích KTV chủ động trình bày đầy đủ các vấn đề tìm hiểu được,
quan sát được vào giấy tờ làm việc. Ví dụ như công ty có thể quy định về chế độ
thưởng phạt như sau: “KTV nào không trình bày đầy đủ giấy tờ làm việc, đặc biệt là
đối với phần thủ tục phân tích thì sẽ bị phạt 20.000 VND một giấy tờ làm việc,
KTV trình bày đầy đủ giấy tờ làm việc sẽ nhận được số tiền thưởng là toàn bộ số
tiền phạt thu được từ các KTV không trình bày đầy đủ giấy tờ làm việc. Trường hợp
có nhiều KTV cùng hoàn thành đầy đủ giấy tờ làm việc thì số tiền thưởng sẽ chia
đều theo số lượng KTV”. Như vậy, KTV sẽ có động lực để trình bày các phân tích,
nhận xét biến động của khoản mục CPBH và CPQLDN vào giấy tờ làm việc. Từ đó,
trưởng nhóm kiểm toán sẽ thuận lợi hơn trong việc soát xét giấy tờ làm việc, tổng
hợp kết quả kiểm toán, đảm bảo tiến độ công việc.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Chương 4 đã đưa ra những nhận xét chung về công tác kiểm toán tại Công ty
TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam cũng như về quy trình kiểm toán khoản mục
CPBH và CPQLDN thông qua việc trình bày các ưu điểm và nêu ra những vấn đề
còn tồn tại dựa vào những quan sát, kinh nghiệm từ quá trình thực tập và thực trạng
quy trình kiểm toán CPBH và CPQLDN mà DFK áp dụng cho Công ty TNHH
ABC ở Chương 3. Nhận thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định khiến cho
công tác kiểm toán nói chung, quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN
áp dụng cho Công ty TNHH ABC nói riêng tại DFK chưa đạt được hiệu quả cao
nhất, tác giả đề xuất một số giải pháp tương ứng để góp phần hoàn thiện hơn công
tác kiểm toán và quy trình kiểm toán CPBH, CPQLDN tại DFK.

90
KẾT LUẬN
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản mục quan trọng
thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định thuế thu nhập doanh
nghiệp và tính chính xác của lợi nhuận. Việc kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp rất quan trọng khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài
chính tại khách hàng, khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở hai khoản mục này là khá
cao, đặc biệt là ở những doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp cao so với tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Qua quá trình tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu đề tài “Quy trình kiểm toán
khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán
báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam”, đề tài đã đạt
được một số kết quả sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thứ hai, thu thập hiểu biết về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và chương
trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của
Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Thứ ba, nắm bắt được thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam áp dụng cho Công ty TNHH ABC.
Cuối cùng, đưa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất các giải pháp góp phần
hoàn thiện công tác kiểm toán và quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.

91
PHỤ LỤC

92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế
toán doanh nghiệp, ban hành ngày 22/12/2014.
[2] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị
định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng
dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành ngày 18/06/2014.
[3] Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu
nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của
chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các
luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014,
Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 151/2014/TT-
BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính, ban hành ngày 22/06/2015.
[4] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ban hành hệ thống chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam, ban hành ngày 06/12/2012.
[5] Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Chương trình kiểm toán
mẫu, ban hành theo Quyết định số 496-2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 và
có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2020.
[6] Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Khoa Kế toán – Bộ môn Kiểm toán
(2019), “Kiểm toán”, Nhà xuất bản Lao Động.
[7] Dữ liệu kế toán của Công ty ABC lấy từ thư mục Hồ sơ khách hàng cung cấp
trong hệ thống nội bộ DFK.
[8] Dữ liệu kiểm toán lấy từ thư mục Hồ sơ kiểm toán trong hệ thống nội bộ DFK.
[9] Giới thiệu về DFK Việt Nam, <http://www.dfkvietnam.vn>, truy cập ngày
17/04/2021.
[10] Một số tài liệu thu thập được từ phòng hành chính - kế toán của công ty và từ
việc phỏng vấn người hướng dẫn và các nhân viên khác trong công ty.

180
180

You might also like