Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 109

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN THUÊ TÀI SẢN

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


Kế toán thuê tài sản

  Mục tiêu: Sau khi học chương này, người học có khả năng:
  Giải thích được bản chất, ý nghĩa kinh tế và lợi ích của các nghiệp vụ
thuê tài sản;
  Mô tả được đặc điểm kế toán nghiệp vụ thuê tài sản tại bên cho thuê và
bên thuê;
  Thảo luận về một số vấn đề đặc biệt liên quan đến nghiệp vụ thuê tài sản;
  Liệt kê những yêu cầu về trình bày và công bố thông tin về thuê tài sản
trên báo cáo tài chính;
  Hiểu được đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống kế toán Việt Nam.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Kế toán thuê tài sản

  4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản

  4.2. Kế toán tại bên thuê tài sản

  4.3. Kế toán tại đơn vị cho thuê

  4.4. Một số vấn đề đặc biệt liên quan đến nghiệp vụ thuê tài sản

  4.5. Trình bày thông tin về thuê tài sản trên báo cáo tài chính

  4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống kế toán Việt
Nam

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản

Tài sản (máy móc, thiết bị)

Bên
Bên
cho Thanh toán định kỳ
thuê
thuê

Hết thời hạn thuê:


Trả lại tài sản hoặc mua lại

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản

Khái niệm

Thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê,
trong đó bên thuê được quyền sử dụng tài sản cụ thể (thuộc quyền
sở hữu của bên cho thuê) trong một khoảng thời gian nhất định và
phải trả cho bên cho thuê tiền thuê tài sản trong suốt thời gian thuê.

Theo IFRS số 16, thuê tài sản được định nghĩa là “Một hợp đồng
hoặc một phần của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản
trong một khoảng thời gian để đổi lấy một khoản thanh toán tương
ứng”

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản

Đặc điểm của một giao dịch thuê tài sản


- Giao dịch thuê tài sản phải được thể hiện ở dạng là một hợp đồng
(hoặc một phần của hợp đồng), trong đó quy định rõ quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch, ở đây là bên cho thuê
(lessor) và bên thuê (lessee).
- Hợp đồng phải quy định rõ việc chuyển giao một (hoặc một vài)
tài sản cụ thể (underlying asset) và quyền sử dụng tài sản đó từ
bên cho thuê cho bên thuê trong thời hạn thuê.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản
Đặc điểm của một giao dịch thuê tài sản (tiếp)
- Thời hạn thuê: Là thời gian không hủy bỏ mà bên thuê có quyền
sử dụng tài sản cụ thể bao gồm cả thời gian theo quyền chọn gia
hạn hoặc chấm dứt hợp đồng thuê quy định trên hợp đồng nếu
bên thuê chắc chắn thực hiện quyền. Bên thuê được yêu cầu
đánh giá lại quyền chọn khi có những điều kiện hay thay đổi
quan trọng nằm trong tầm kiểm soát của bên thuê. Bên cho thuê
không được đánh giá lại thời hạn thuê.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản
Đặc điểm của một giao dịch thuê tài sản (tiếp)
- Quy định số tiền thuê hàng kỳ bên thuê phải trả cho bên cho
thuê theo mốc thời gian quy định cụ thể trong hợp đồng (thường
là đầu kỳ hoặc cuối kỳ).
- Các điều kiện khác: Tùy thuộc vào các thỏa thuận quy định trên
hợp đồng mà giao dịch thuê tài sản còn có thể bao gồm quyền
chọn mua lại tài sản, giá mua lại tài sản, gia hạn thời gian
thuê…

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản
  Quyền và lợi ích của các bên liên quan

Bên thuê tài sản


Nhận một (một vài) TS cụ thể từ bên cho thuê, được gọi là TS
quyền sử dụng (right of use asset)

Có quyền thu phần lớn lợi ích cũng như chịu rủi ro từ việc sử
dụng TS trong suốt thời gian thuê

Thanh toán tiền thuê định kỳ cho bên cho thuê trong suốt thời
gian thuê

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi kết thúc hợp đồng thuê
theo thỏa thuận

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản
  Quyền và lợi ích của các bên liên quan
Bên thuê tài sản

Chỉ phải trả phí cố định hàng năm nên ổn định về tài chính

Giảm rủi ro về sự lỗi thời của TS

Dễ được các công ty cho thuê chấp thuận hơn là đề nghị


vay vốn ngân hàng

Ít tốn kém về tài chính hơn và có lợi về thuế

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản
  Quyền và lợi ích của các bên liên quan

Bên cho thuê tài sản

Giao một (một vài) TS cụ thể cho bên thuê

Chuyển giao phần lớn lợi ích cũng như chịu rủi ro từ việc sử dụng TS
trong suốt thời gian cho thuê

Nhận tiền thuê định kỳ từ bên thuê trong suốt thời gian cho thuê

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi kết thúc hợp đồng thuê theo thỏa
thuận

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản
  Quyền và lợi ích của các bên liên quan

Bên cho thuê tài sản


Tạo ra một khoản lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất (do lãi suất cho
thuê luôn cao hơn lãi suất thông thường)

Kích thích việc tăng doanh số bán sản phẩm của bên cho thuê khi bên
cho thuê là đại lý hay nhà sản xuất

Lợi ích về thuế

Nếu giá trị còn lại của TS là đáng kể sau khi kết thúc thời hạn cho
thuê, bên cho thuê có thể cho thuê tiếp hoặc bán với giá tốt

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.1. Khái quát chung về kế toán thuê tài sản
  Nhận diện tính chất hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê TS

Bên Bên cho


thuê thuê

Giá trị Thuê tài Thuê hoạt


Giá trị chính động
lớn, thấp,
thời (Không thỏa
thời gian mãn các
gian dài Tài trợ điều kiện
ngắn Bán TS
trực tiếp của thuê tài
chính)
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài

  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS


  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Xác định giá trị tài sản quyền sử dụng
  Xác định nợ thuê tài sản phải trả tương ứng

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Xác định giá trị tài sản quyền sử dụng
Giá trị hiện tại của nợ thuê TS phải trả

Các khoản thanh toán tiền thuê đã được thực hiện trước hoặc tại
ngày bắt đầu hợp đồng thuê (đặt cọc để thực hiện hợp đồng)
Các chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh cho giao dịch thuê mà bên
Giá trị tài
thuê phải chịu
sản quyền
Giá trị hiện tại của các chi phí ước tính mà bên đi thuê sẽ phải
sử dụng
thanh toán để tháo dỡ hay loại bỏ các tài sản thuê hoặc khôi phục
lại hiện trạng ban đầu khi hợp đồng thuê kết thúc
Trừ đi hoa hồng mà bên đi thuê nhận được từ giao dịch thuê TS

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Xác định giá trị tài sản quyền sử dụng
  Trong đó:
  *Giá trị hiện tại của nợ thuê tài sản phải trả là giá trị hiện tại của các khoản
thanh toán tiền thuê hàng kỳ bên thuê phải trả cho bên cho thuê bao gồm:
  (1) Các khoản thanh toán cố định: Là số tiền thuê tài sản mà bên thuê phải
trả cho bên cho thuê cố định hàng kỳ trong suốt thời gian thuê tài sản
  (2) Các khoản thanh toán tiền thuê biến đổi: Được tính trên cơ sở tỷ lệ lãi
suất thị trường hoặc chỉ số giá tại ngày bắt đầu thuê.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Xác định Nợ thuê tài sản phải trả
Các khoản thanh toán cố định phải trả trừ đi hoa hồng mà bên đi
thuê nhận được từ giao dịch thuê tài sản
Các khoản thanh toán tiền thuê biến đổi phụ thuộc vào chỉ số
Nợ thuê tài
hoặc lãi suất thị trường
sản phải trả
(các khoản Các khoản dự tính phải trả để đảm bảo giá trị còn lại của tài sản
thanh toán khi kết thúc hợp đồng thuê
tiền thuê)
Giá thực hiện của các quyền chọn mua lại, gia hạn thuê, chấm dứt
hợp đồng thuê trước hạn nếu chắc chắn thực hiện

Các khoản thanh toán cố định phải trả trừ đi hoa hồng mà bên đi
thuê nhận được từ giao dịch thuê tài sản
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Xác định Nợ thuê tài sản phải trả
Trong đó:
  *Các khoản dự tính phải trả để đảm bảo giá trị còn lại của tài sản khi kết
thúc hợp đồng thuê: Khoản đảm bảo giá trị còn lại là khoản đảm bảo của bên
đi thuê hoặc bên thứ ba độc lập với bên cho thuê rằng giá trị của tài sản thuê
sẽ tối thiểu là một số tiền cụ thể tại thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Khi đó
bên đi thuê sẽ tính số tiền dự tính phải trả để đảm bảo giá trị còn lại của tài
sản vào khoản thanh toán tiền thuê. Nếu số dự tính này thay đổi, khi đó bên
thuê sẽ xác định lại nợ thuê tài chính phải trả theo một tỷ lệ chiết khấu không
đổi.
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Xác định Nợ thuê tài sản phải trả
Trong đó:
* Giá thực hiện của các quyền chọn:
  Quyền chọn mua lại:Nếu bên thuê chắc chắn thực hiện quyền mua lại tài
sản cơ sở, khi đó giá thực hiện quyền được tính vào khoản thanh toán tiền thuê.
  Quyền chọn gia hạn hợp đồng thuê: Nếu bên thuê chắc chắn thực hiện
quyền gia hạn hợp đồng thuê, khi đó các khoản thanh toán tiền thuê trong thời
gian gia hạn sẽ được tính vào nợ thuê tài sản phải trả.
  Quyền chọn chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn: Nếu bên thuê chắc chắn
thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn, khi đó mọi khoản tiền phạt,
bồi thường sẽ được tính vào nợ thuê tài sản phải trả.
4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Xác định Nợ thuê tài sản phải trả
Ví dụ 4.1-Xác định giá trị tài sản quyền sử dụng và nợ thuê tài sản phải
trả: Ngày 1/1/X, công ty A thuê 1 thiết bị sản xuất của công ty B trong 5
năm, số tiền công ty A phải trả ngay tại thời điểm ký hợp đồng là CU20,000;
Số tiền thuê phải thanh toán hàng năm tại ngày 31/12 là CU55,000, lãi suất
ngầm định tế của hợp đồng thuê là 10%/năm. Hãy xác định giá trị ghi nhận
ban đầu của tài sản quyền sử dụng và nợ thuê tài sản phải trả.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Xác định Nợ thuê tài sản phải trả
  Với ví dụ này, đầu tiên xác định nợ thuê tài sản phải trả với số tiền trả cố
định hàng năm là CU55,000, thời gian 5 năm, trả vào cuối mỗi năm. Ta có

Giá trị hiện tại CU1 được nhận vào cuối mỗi năm, 3.79079
trong 5 kỳ, lãi suất 10%
Số tiền thuê phải thanh toán từng kỳ CU55,000
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán (làm tròn) CU208,493

Như vậy, giá trị nợ thuê tài sản phải trả là CU208,493
Giá trị tài sản quyền sử dụng là CU20,000+ CU208,493=CU228,493
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Tỷ lệ chiết khấu: Để xác định số tiền thuê phải trả, bên thuê
sẽ tính giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê với tỷ
lệ chiết khấu là lãi suất ngầm định, là lãi suất mà bên cho thuê
sử dụng để tính giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền
thuê hàng kỳ và giá trị còn lại không được đảm bảo sao cho tổng
của chúng bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê cộng với chi
phí liên quan trực tiếp ban đầu của bên cho thuê.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản:
  Tỷ lệ chiết khấu: Tuy nhiên, đối với bên thuê, thông thường họ
không thể xác định được lãi suất ngầm định của bên cho thuê, do đó
bên thuê sử dụng lãi suất biên đi vay làm cơ sở tính giá trị hiện tại của
nợ thuê tài sản phải trả. Lãi suất biên đi vay là lãi suất mà bên thuê sẽ
phải trả cho một hợp đồng thuê tài sản tương tự hoặc là lãi suất tại
thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một
khoản cần thiết cho việc mua tài sản với một thời hạn và với một đảm
bảo tương tự.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
- Sau ghi nhận ban đầu:
+ Đối với tài sản quyền sử dụng sẽ thực hiện trích khấu hao tài
sản thuê: Tương tự các tài sản phi tài chính và thông thường
các công ty lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng
theo số năm sử dụng tài sản thuê. Nếu hợp đồng thuê có điều
khoản chuyển quyền sở hữu tài sản thuê cho bên thuê vào cuối
thời hạn thuê thì bên thuê phải khấu hao tài sản thuê theo thời
gian hữu ích của tài sản.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
  Đo lường các yếu tố của hợp đồng thuê TS
- Sau ghi nhận ban đầu:
+ Đối với nợ thuê tài sản phải trả sẽ ghi nhận khoản thanh toán tiền
thuê và chi phí lãi: Trong suốt thời hạn của hợp đồng thuê, bên thuê
sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định của bên cho thuê (nếu bên đi thuê
biết lãi suất này) hoặc lãi suất biên đi vay, để phân bổ mỗi khoản
thanh toán tiền thuê thành nợ gốc thuê và lãi tiền thuê phải trả.
Phương pháp này tạo ra một chi phí lãi định kỳ bằng một tỷ lệ %
không đổi của giá trị nợ gốc thuê còn lại phải trả.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
  Phương pháp kế toán
- Ghi nhận ban đầu:
• Khi nhận tài sản thuê
Nợ TK Tài sản quyền sử dụng
Có TK Nợ thuê tài sản phải trả
• Phản ánh các chi phí khác phát sinh trong quá trình nhận tài
sản thuê
Nợ TK Tài sản quyền sử dụng
Có TK Tiền, phải trả….

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài

  Phương pháp kế toán


- Sau khi nhận ban đầu
• Định kỳ, khi thanh toán nợ thuê tài sản phải trả
Nợ TK Nợ thuê tài sản phải trả
Có TK Tiền
• Tính ra tiền lãi phải trả
Nợ TK Chi phí tiền lãi
Có TK Nợ thuê tài sản phải trả
• Trích khấu hao tài sản thuê
Nợ TK Chi phí khấu hao
Có TK Tài sản quyền sử dụng

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
Ví dụ 4.5: Công ty A ký hợp đồng thuê một chiếc máy xúc của Công ty cho thuê tài chính
B với các thông tin cụ thể như sau:
 Ngày ký hợp đồng: 01/01/N, thời hạn thuê: 60 tháng, hợp đồng thuê không hủy ngang,
tiền thuê phải trả hàng năm là CU41,422.22 và được trả tại thời điểm đầu mỗi năm.
 Giá trị hợp lý của máy xúc được xác định tại thời điểm bắt đầu hợp đồng thuê là
CU200,000. Thời gian hữu ích ước tính của tài sản là 5 năm, giá trị còn lại được đảm bảo
là CU10,000. Công ty B ước tính rằng giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm kết thúc hợp
đồng thuê nhiều khả năng sẽ lớn hơn mức CU10,000. Công ty A khấu hao máy xúc theo
phương pháp đường thẳng.
 Hợp đồng thuê không có điều khoản về gia hạn thời gian thuê. Chiếc máy xúc sẽ được
hoàn trả lại cho bên B khi kết thúc thời hạn thuê.
 Lãi suất biên đi vay của bên A là 5%/năm. Công ty B thiết lập số tiền thu từ việc cho thuê
hàng năm để kiếm được lợi nhuận 4% mỗi năm và công ty A biết được tỷ lệ lãi suất này.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
Ví dụ 4.5: Từ các dữ kiện trên, Công ty A tính tiền thuê phải trả và giá trị tài
sản thuê là giá trị hiện tại của số tiền thuê hàng năm.
Trong đó:
+ Giá trị hiện tại được xác định không bao gồm giá trị còn lại được đảm bảo
của tài sản thuê. Nghĩa là Công ty A chỉ tính giá trị hiện tại của phần giá trị còn lại
của tài sản có khả năng thu hồi được theo điều khoản cam kết về giá trị còn lại.
Lý do là Công ty A tin rằng khả năng rất lớn là giá trị còn lại thu hồi được từ tài
sản thuê sẽ cao hơn giá trị còn lại theo điều khoản cam kết nên phần giá trị cam
kết này không được sử dụng để tính toán nghĩa vụ nợ từ việc thuê tài sản.
+ Công ty A sử dụng lãi suất ngầm định của Công ty B là 4% thay vì sử dụng
lãi suất biên đi vay 5% do Công ty A biết được lãi suất ngầm định của Công ty B.

1. Số tiền phải thanh toán đầu mỗi năm CU41,422.22


2. Nhân tố giá trị hiện tại (PVF) (i=4%, n=5) 4.6299

3. Giá trị hiện tại của tài sản thuê (1x2) CU191,780.74
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài
Ví dụ 4.5:

Tại ngày 01/01/N, Công ty A định khoản:


Nợ TK Tài sản quyền sử dụng (máy xúc) 191,780.74
Có TK Nợ thuê tài sản phải trả 191,780.74
Đồng thời tại ngày 01/01/N, Công ty A cũng ghi nhận số tiền
thuê phải thanh toán cho năm đầu tiên:
Nợ TK Nợ thuê tài sản phải trả 41,422.22
Có TK Tiền 41,422.22

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
Ví dụ 4.5: Chi phí lãi tiền thuê phải trả được xác định theo bảng phân bổ
tiền vay dưới đây:

Ngày Số tiền thuê Lãi (4%) được tính Nợ gốc đã thanh Dư nợ gốc
hàng năm theo dư nợ gốc vay toán hàng năm phải trả
giảm dần
01/01/N 191,780.74
01/01/N 41,422.22 0 41,422.22 150,358.52
01/01/N+1 41,422.22 6,014.34 35,407.88 114,950.64
01/01/N+2 41,422.22 4,598.03 36,824.19 78,126.45
01/01/N+3 41,422.22 3,125.06 38,297.16 39,829.29
01/01/N+4 41,422.22 1,593.17 39,829.29 0
Cộng 207,111.10 15,330.62 191,780.74

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài

Ví dụ 4.5: Như vậy, tiền thuê phải thanh toán hàng năm bao gồm nợ
gốc thuê tài chính và lãi tiền thuê. Qua số liệu bảng trên, kế toán có thể ghi
nhận định khoản tại từng thời điểm như sau:
Tại 31/12/N:
Phản ánh tiền lãi:
Nợ TK Chi phí lãi 6,014.34
Có TK Nợ thuê tài sản phải trả 6,014.34
Phản ánh chi phí khấu hao tài sản thuê hàng năm (191,780.74/5 năm)
Nợ TK Chi phí khấu hao 38,356.15
Có TK Tài sản quyền sử dụng 38,356.15

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài

Ví dụ 4.5:

Tại ngày 01/01/N+1, là ngày phải thanh toán tiền thuê tài sản, Công ty A
ghi nhận:
Nợ TK Nợ thuê tài sản phải trả 41,422.22
Có TK Tiền: 41,422.22
Tại ngày 01/01/N+5, là thời điểm kết thúc hợp đồng thuê tài sản, Công
ty A mua lại máy xúc với giá CU10,000 và ước tính thời gian sử dụng còn
lại của tài sản này là 2 năm. Công ty A ghi nhận:
Nợ TK Máy xúc 10,000
Có TK Tiền 10,000

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)

Ví dụ 4.5:

Báo cáo tình hình tài chính (trích)


Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính: CU
Khoản mục Số tiền
Tài sản dài hạn
Tài sản quyền sử dụng (191,780.74 - 153,424.59
38,356.15)
Nợ phải trả ngắn hạn
Nợ thuê tài sản phải trả 41,422.22
Nợ phải trả dài hạn
Nợ thuê tài sản phải trả 114,950.64
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị lớn, thời gian dài

Ví dụ 4.5:
Báo cáo thu nhập (trích)
Năm N
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Số tiền
Chi phí
Chi phí tiền lãi 6,014.34

Chi phí khấu hao (tài sản thuê) 38,356.15

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.2. Kế toán tại bên thuê (lessee)
4.2.1. Thuê tài sản giá trị thấp, thuê trong ngắn hạn

Tài sản thuê có giá trị thấp là những tài sản có giá trị nhỏ hơn
hoặc bằng $5,000 (theo IFRS16) hay các giao dịch thuê tài sản mà
thời gian thuê từ 12 tháng trở xuống thì số tiền thuê sẽ được kế toán
vào chi phí trong kỳ của doanh nghiệp.
Nợ TK Chi phí thuê tài sản
Có TK tiền, phải trả…
Tuy nhiên nếu trong hợp đồng thuê có điều khoản gia hạn thời
gian thuê và tổng thời gian thuê lớn hơn 12 tháng thì giao dịch thuê
tài sản đó phải được ghi nhận theo phương pháp thuê tài sản thông
thường.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

- Xác định bản chất của giao dịch cho thuê


Bên cho thuê phân loại hợp đồng thuê tài sản thành thuê tài
chính và thuê hoạt động.
Về cơ bản, hợp đồng thuê là thuê tài chính nếu như các rủi ro và
lợi ích cùng với quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên
thuê.
Nếu hợp đồng thuê không thỏa mãn các điều kiện này sẽ được
phân loại là thuê hoạt động.
Tuy nhiên, việc phân loại hợp đồng thuê không chỉ căn cứ vào
hình thức của hợp đồng mà còn phụ thuộc vào bản chất của
giao dịch thuê tài sản. Do đó việc phân loại hợp đồng thuê còn
cần phải có những đáng giá chuyên môn.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản
Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản
Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

Ngoài ra, IFRS16 cũng cung cấp các chỉ báo về các tình huống riêng lẻ hoặc
kết hợp có thể dẫn đến hợp đồng thuê được phân loại là thuê tài chính bao
gồm:

(1)Nếu bên thuê có thể hủy bỏ hợp đồng thuê thì bên cho thuê sẽ chịu những
tổn thất liên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng.

(2)Lãi hoặc lỗ do biến động giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản. Ví
dụ như hình thức giảm giá tiền thuê tương đương số tiền bán tài sản vào thời
điểm kết thúc hợp đồng.

(3)Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê trong khoản thời gian tiếp theo với giá
thuê thấp hơn đáng kể so với giá thuê tài sản trên thị trường.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản
Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

Đánh giá lại sự phân loại hợp đồng thuê

Việc phân loại hợp đồng thuê được thực hiện vào ngày bắt đầu
hợp đồng thuê và chỉ được đánh giá lại nếu có sự điều chỉnh
hợp đồng thuê. Những thay đổi về ước tính (thời gian hữu
dụng, giá trị còn lại của tài sản), thay đổi về bối cảnh (bên thuê
vỡ nợ) sẽ không làm phát sinh cách phân loại mới về cho thuê
tài sản.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

Hợp đồng thuê bao gồm đất và nhà

Đối với loại hợp đồng thuê này, bên cho thuê phân loại riêng từng yếu tố của
hợp đồng thuê là thuê tài chính hay thuê hoạt động và lưu ý rằng đất có thời
gian sử dụng không xác định. Bên cho thuê sẽ phân bổ khoản thanh toán tiền
thuê thu được cho đất và nhà theo giá trị hợp lý của mỗi loại. Trường hợp
khoản thanh toán tiền thuê này không thể phân bổ một cách đáng tin cậy thì
toàn bộ khoản thanh toán tiền thuê sẽ được phân loại là thuê tài chính, trừ
trường hợp có bằng chứng rõ ràng rằng hợp đồng thuê này là thuê hoạt động
thì lúc đó giao dịch này sẽ được phân loại là thuê hoạt động.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

Giá trị còn lại được đảm bảo

Khi đánh giá các tiêu chí phân loại cho thuê của IFRS 16, bên
cho thuê được yêu cầu tính cả khoản đảm bảo cho giá trị còn lại
của tài sản được cung cấp bởi bên thuê hay bên thứ ba không
liên quan đến bên cho thuê để xác định bản chất của nội dung
“phần lớn” (substantially all) khi tính các giá trị liên quan trong
hợp đồng thuê.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

- Xác định giá trị và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng thuê tài sản

*Tổng giá trị đầu tư: Là tổng giá trị các khoản thanh toán tiền thuê trong
tương lai mà bên cho thuê sẽ nhận được trong suốt thời hạn thuê. Đầu tiên,
bên cho thuê sẽ xác định tổng giá trị các khoản đầu tư cho hợp đồng cho
thuê.

Tổng giá trị các = Các khoản thanh + Giá trị còn lại (1)
khoản đầu tư cho toán tiền thuê từ không được đảm
hợp đồng cho thuê hợp đồng thuê bảo
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Trong đó:
+ Các khoản thanh toán tiền thuê từ hợp đồng thuê bao gồm:

Các khoản thanh toán cố định phải trả trừ đi hoa hồng mà
Các khoản bên đi thuê nhận được từ giao dịch thuê tài sản
thanh toán Khoản thanh toán tiền thuê biến đổi phụ thuộc vào chỉ số hoặc
tiền thuê lãi suất thị trường
Giá trị còn lại được đảm bảo của tài sản khi kết thúc hợp đồng
thuê
Giá thực hiện của các quyền chọn mua lại, gia hạn thuê, chấm
dứt hợp đồng thuê trước hạn nếu chắc chắn thực hiện
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Chú ý:

Điểm khác biệt giữa việc xác định khoản thanh toán tiền thuê của
bên thuê và bên cho thuê ở giá trị còn lại được đảm bảo và đánh giá
lại mức độ chắc chắn thực hiện các quyền chọn.
- Đối với giá trị còn lại được đảm bảo, nếu bên thuê chỉ tính các
khoản dự tính phải trả để đảm bảo giá trị còn lại của tài sản khi kết
thúc hợp đồng thuê (nghĩa là tính số chênh lệch giá trị hợp lý nhỏ
hơn giá trị đảm bảo) thì bên cho thuê lại tính toàn bộ giá trị còn lại
được đảm bảo vào các khoản thanh toán tiền thuê.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Chú ý (tiếp)

Điểm khác biệt giữa việc xác định khoản thanh toán tiền thuê của bên
thuê và bên cho thuê ở giá trị còn lại được đảm bảo và đánh giá lại mức
độ chắc chắn thực hiện các quyền chọn.
- Đối với quyền chọn mua lại, gia hạn hay chấm dứt hợp đồng thuê,
nếu như bên đi thuê có thể đánh giá lại mức độ chắn chắn thực hiện các
quyền này thì bên cho thuê không thực hiện đánh giá lại.

+ Giá trị còn lại không được đảm bảo là bất kỳ giá trị còn lại nào của
tài sản cho thuê (tài sản cơ sở) mà bên cho thuê không được đảm bảo
hoặc chỉ được đảm bảo bởi bên thứ ba liên quan đến bên cho thuê
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

- Xác định giá trị và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng thuê tài sản

Giá trị đầu tư thuần:

Trên cơ sở tổng giá trị các khoản đầu tư cho hợp đồng cho thuê, bên cho thuê xác
định giá trị đầu tư thuần vào hợp đồng thuê tài sản được tính bằng cách chiết khấu
tổng giá trị các khoản đầu tư cho hợp đồng cho thuê về hiện tại theo lãi suất ngầm
định. Nếu quá trình hình thành hợp đồng thuê tài sản phát sinh các chi phí trực tiếp
ban đầu thì các chi phí này sẽ được tính vào giá trị đầu tư thuần. Tại thời điểm
khởi đầu cho thuê, bên cho thuê sẽ ghi nhận khoản phải thu bằng với giá trị đầu tư
thuần vào hợp đồng thuê.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

- Xác định giá trị và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng thuê tài sản

Giá trị đầu tư thuần:

Phải thu từ cho thuê tài sản = Giá trị đầu tư thuần vào hợp đồng thuê

Giá trị đầu = Giá trị hiện tại + Giá trị hiện tại + Chi phí trực (2)
tư thuần của các khoản của giá trị còn tiếp ban đầu
vào hợp thanh toán tiền lại không (nếu có)
đồng thuê thuê từ hợp được đảm bảo
đồng thuê
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

Ví dụ 4.9-Xác định tổng giá trị đầu tư và giá trị đầu tư thuần vào tài sản cho
thuê: Công ty A cho công ty B thuê một tài sản với các thông tin sau:

Hợp đồng không hủy ngang.

Tài sản thuê có giá trị hợp lý là CU10,000.

Bên đi thuê được yêu cầu thanh toán tiền thuê trong 5 năm, tại thời điểm đầu mỗi
năm là CU2,100.

Giá trị tài sản còn lại không được đảm bảo tại thời điểm cuối năm thứ 5 là
CU1,000.

Lãi suất ngầm định là 6.62%


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản


Ví dụ 4.9-Xác định tổng giá trị đầu tư và giá trị đầu tư thuần vào tài sản cho thuê:
Năm Giá trị đầu Tiền thuê Doanh thu Tống giá Lãi phân Số phải
tư thuần nhận được Tiền lãi trị đầu tư bổ cho các thu cuối
tại đầu tại cuối năm sau mỗi năm
năm năm
1 10,000 2,100 523(1) 9,400(2) 977(3) 8,423(4)

2 8,423 2,100 419 7,300 558 6,742

3 6,742 2,100 307 5,200 251 4,949

4 4,949 2,100 189 3,100 62 3,038

5 3,038 2,100 62 1,000 - 1,000

10,500 1,500
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản


Ví dụ 4.9-Xác định tổng giá trị đầu tư và giá trị đầu tư thuần vào tài sản cho thuê:

Trong đó: Tại năm 1

+ (1): Doanh thu tiền lãi năm 1 = (10,000-2,100)*6.62%=523.

+(2): Tổng giá trị đầu tư còn lại cuối năm thứ 1 = 10,500 + 1,000 - 2,100=9,400.

+(3): Tổng lãi phân bổ cho các năm còn lại = 1,500 – 523 = 977.

+(4): Số phải thu cuối năm = 9,400 – 977 = 8,423.

Như vậy: Tổng giá trị đầu tư tài sản cho thuê = 2,100x5+1,000= 11,500; Giá trị đầu tư thuần
là 10,000 (Sử dụng máy tính tài chính tính chiết khấu dòng tiền hàng năm là 2,100 và giá trị
còn lại không đảm bảo vào cuối năm thứ 5 là 1,000 về hiện tại theo lãi suất chiết khấu
6.62%)
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản


Ví dụ 4.9-Xác định tổng giá trị đầu tư và giá trị đầu tư thuần vào tài sản cho thuê:

Trong đó: Tại năm 1

+ (1): Doanh thu tiền lãi năm 1 = (10,000-2,100)*6.62%=523.

+(2): Tổng giá trị đầu tư còn lại cuối năm thứ 1 = 10,500 + 1,000 - 2,100=9,400.

+(3): Tổng lãi phân bổ cho các năm còn lại = 1,500 – 523 = 977.

+(4): Số phải thu cuối năm = 9,400 – 977 = 8,423.

Như vậy: Tổng giá trị đầu tư tài sản cho thuê = 2,100x5+1,000= 11,500; Giá trị đầu tư thuần
là 10,000 (Sử dụng máy tính tài chính tính chiết khấu dòng tiền hàng năm là 2,100 và giá trị
còn lại không đảm bảo vào cuối năm thứ 5 là 1,000 về hiện tại theo lãi suất chiết khấu
6.62%)
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

Như vậy tại thời điểm ban đầu, bên đi thuê sẽ thực hiện:

+ Ghi giảm giá trị còn lại của tài sản cho thuê (tài sản cơ sở).

+ Ghi nhận khoản phải thu từ cho thuê tài sản tương ứng với giá trị
đầu tư thuần theo hợp đồng cho thuê.

+ Ghi nhận lãi lỗ (chưa thực hiện) phần chênh lệch.


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản

Tỷ lệ chiết khấu

Bên cho thuê sẽ sử dụng một lãi suất ngầm định để đo lường khoản
đầu tư thuần vào hợp đồng thuê hay để xác định giá trị hiện tại của
các khoản tiền thu từ hoạt động cho thuê.

Để xác định lãi suất này, bên cho thuê sẽ phải nghiên cứu, đánh giá
năng lực tín dụng của bên thuê, thời hạn cho thuê và điều khoản liên
quan đến giá trị còn lại (có được đảm bảo hay không).
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản


Đối với bên cho thuê đồng thời là nhà sản xuất hay đại lý bán hàng, cho thuê dưới hình
thức bán tài sản

Vào ngày khởi đầu thuê tài sản, nhà sản xuất hoặc đại lý đồng thời là bên cho thuê ghi nhận
giao dịch bán tài sản ở dạng cho thuê như sau:

+ Ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá trị hợp lý của tài sản hoặc nếu thấp hơn thì ghi theo
giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê chiết khấu theo lãi suất thị trường.

+ Ghi nhận giá vốn hàng bán theo phần chênh lệch giữa giá gốc (giá mua hoặc giá trị còn lại
của tài sản) và giá trị còn lại không được đảm bảo.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Tại thời điểm khởi đầu cho thuê tài sản


Đối với bên cho thuê đồng thời là nhà sản xuất hay đại lý bán hàng, cho thuê dưới hình
thức bán tài sản

Vào ngày khởi đầu thuê tài sản, nhà sản xuất hoặc đại lý đồng thời là bên cho thuê ghi nhận
giao dịch bán tài sản ở dạng cho thuê như sau (tiếp):

+Ghi nhận lãi/lỗ từ việc bán tài sản (chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn) phù hợp với
chính sách bán đứt (outright sale) mà IFRS 15 quy định. Bên bán hàng đồng thời là bên cho
thuê sẽ ghi nhận lãi lỗ của hợp đồng thuê tài sản vào ngày bán hàng (cũng là ngày cho thuê).

Các chi phí phát sinh của nhà sản xuất và đại lý liên quan đến việc có được hợp đồng cho
thuê sẽ không được tính vào giá trị đầu tư thuần của hợp đồng cho thuê mà được ghi nhận
vào chi phí của công ty tại ngày phát sinh vì chúng chủ yếu liên quan đến việc tạo ra lợi
nhuận từ hoạt động bán tài sản.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Sau ghi nhận ban đầu

Bên cho thuê phải ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính trong thời
hạn cho thuê dựa trên mô hình phản ánh tỷ suất sinh lợi định kỳ
không đổi trên khoản đầu tư thuần của bên cho thuê trong hợp đồng
thuê (nghĩa là phải sử dụng phương pháp phân bổ).

Các yêu cầu về mức suy giảm giá trị đối với tài sản tài chính quy định
trọng IFRS 9 về công cụ tài chính.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.1. Một số vấn đề liên quan đến việc xác định, ghi nhận các yếu tố cho
thuê tài sản

Cho thuê hoạt động

Đối với cho thuê hoạt động, sẽ không có biến động nào về tài sản cho
thuê tại thời điểm khởi đầu thuê.

Định kỳ, bên cho thuê ghi nhận thu nhập từ cho thuê và thực hiện
trích khấu hao tính vào chi phí đối với tài sản.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

Cho thuê hoạt động

Đối với cho thuê hoạt động, sẽ không có biến động nào về tài sản cho
thuê tại thời điểm khởi đầu thuê.

Định kỳ, bên cho thuê ghi nhận thu nhập từ cho thuê và thực hiện
trích khấu hao tính vào chi phí đối với tài sản.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính

- Đối với hình thức cho thuê theo dạng tài trợ trực tiếp.

+ Tại thời điểm ghi nhận ban đầu

Nợ TK Phải thu cho thuê tài sản: Theo giá trị đầu tư thuần của tài sản cho thuê

Có TK Máy, thiết bị…: Giá mua (mới) hoặc giá trị còn lại của tài sản (đã sử
dụng)

Nợ/Có Lãi lỗ cho thuê tài sản: Phần chênh lệch


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính

- Đối với hình thức cho thuê theo dạng tài trợ trực tiếp.

+ Sau khi nhận ban đầu.

•Khi nhận tiền thanh toán hàng kỳ

Nợ TK Tiền

Có TK Phải thu cho thuê tài sản

•Tính ra lãi từ cho thuê tài sản

Nợ TK Phải thu cho thuê tài sản

Có TK Doanh thu tiền lãi


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính


- Đối với hình thức cho thuê theo dạng tài trợ trực tiếp.
Ví dụ 4.10: Với dữ liệu và kết quả tính từ ví dụ 4.9, các định khoản kế toán được
ghi nhận như sau:
Năm N
Tại thời điểm cho thuê tài sản
BT1: Nợ TK Phải thu cho thuê tài sản: 10,000
Có TK Tài sản: 10,000
Đồng thời ghi nhận số tiền thuê phải thu theo quy định trên hợp đồng (thanh toán
đầu mỗi năm)
BT2: Nợ TK Tiền: 2,100
Có TK Phải thu cho thuê tài sản: 2,100
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính


- Đối với hình thức cho thuê theo dạng tài trợ trực tiếp.
Ví dụ 4.10:
Tại thời điểm 31/12/N: Ghi nhận lãi cho thuê
Nợ TK Phải thu cho thuê tài sản: 523
Có TK Doanh thu tiền lãi: 523
Tại thời điểm 1/1/N+1
Nợ TK Tiền: 2,100
Có TK Phải thu cho thuê tài sản: 2,100
Tại thời điểm 31/12/N+1: Ghi nhận tiền lãi
Nợ TK Phải thu tiền lãi: 419
Có TK Doanh thu tiền lãi: 419
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính

- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản

+ Tại thời điểm ghi nhận ban đầu:

Nợ TK Phải thu cho thuê tài sản: Theo giá trị đầu tư thuần

Nợ TK Giá vốn hàng bán: Theo giá gốc (giá trị còn lại) của tài sản

Có TK Doanh thu bán hàng:

Có TK Tài sản, hàng tồn kho…


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính


- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản
Ví dụ :
- Thời hạn cho thuê là 5 năm. Thỏa thuận cho thuê là không thể hủy ngang, tiền thuê
trả đều bằng nhau vào đầu mỗi năm.
- Thiết bị cho thuê có giá trị hợp lý vào thời điểm bắt đầu hợp đồng cho thuê là
CU200,000, thời gian hữu dụng được ước tính là 5 năm, giá trị còn lại được đảm bảo là
CU10,000 (nhỏ hơn giá trị còn lại được kỳ vọng của thiết bị cho thuê vào thời điểm kết
thúc hợp đồng thuê). Ngoài ra, tài sản cho thuê được giả định có giá vốn đối với Bên cho
thuê là CU170,000.
- Hợp đồng thuê không có điều khoản cho phép được lựa chọn việc gia hạn. Tài sản
cho thuê sẽ được Bên cho thuê thu hồi vào thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
- Khả năng Bên cho thuê thu được tiền thuê là khả quan.
- Bên cho thuê xác định số tiền thuê phải thu hàng năm dựa trên tỷ lệ chiết khấu ngầm
định là 4%.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính


- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản
Xác định tiền thuê hàng năm

Giá trị đầu tư thuần (Giá trị hợp lý của thiết bị cho thuê) 200,000

Trừ: Giá trị hiện tại của giá trị còn lại (CU10,000 x 0,82193 8,219.3(*)
(PVF5,4%)
Tổng số tiền thuê thu được qua các khoản thanh toán cố định 191,780.7
hàng năm (200,000-8,219.3)
Nhân tố giá trị hiện tại của dòng tiền trả đều đầu mỗi năm 4.6299
(PVF-AD5, 4%)
Tiền thuê cố định thu đầu mỗi năm (191,780.7/4.6299) CU41,422.22
(**)
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính


- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản

Việc cho thuê đáp ứng được các tiêu chí để phân loại là hoạt động cho
thuê dưới hình thức bán tài sản bởi vì (1) giá trị hiện tại của các khoản
tiền thu từ hoạt động cho thuê bằng giá trị hợp lý của tài sản cho thuê
và (2) thời hạn cho thuê bằng với thời gian hữu dụng của tài sản nghĩa
là bên thuê sẽ tiêu dùng tối đa tài sản thuê trong suốt thời gian thuê.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính


- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản

Xác định giá trị đầu tư thuần tương ứng với số phải thu cho
thuê tài sản

Gía trị đầu tư thuần = Khoản phải thu từ cho thuê tài sản = Giá trị
hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê + Giá trị hiện tại của giá
trị còn lại của tài sản cho thuê = CU191,780.7 + CU8,219.3 =
CU200,000
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính


- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản

Xác định giá trị đầu tư thuần tương ứng với số phải thu cho
thuê tài sản

Gía trị đầu tư thuần = Khoản phải thu từ cho thuê tài sản = Giá trị
hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê + Giá trị hiện tại của giá
trị còn lại của tài sản cho thuê = CU191,780.7 + CU8,219.3 =
CU200,000
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

. Cho thuê tài chính


- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản
Bên cho thuê do đó sẽ ghi nhận khoản phải thu từ cho thuê, giá vốn hàng bán,
doanh thu từ việc bán tài sản cho thuê và ghi giảm tài sản cho thuê (được ghi nhận
trên bảng cân đối tài sản của Bên cho thuê trước khi diễn ra hoạt động cho thuê).
Bút toán ghi sổ đối với giao dịch cho thuê vào thời điểm 01/01/N như sau:
Tại 01/01/N:
Nợ TK Khoản phải thu cho thuê tài sản 200,000
Nợ TK Giá vốn hàng bán 170,000
Có TK Doanh thu bán hàng 200,000
Có TK Hàng tồn kho 170,000
Kết quả là bên cho thuê ghi nhận một khoản lợi nhuận gộp là CU30,000
(CU200,000 – CU170,000) trên Báo cáo thu nhập.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán
. Cho thuê tài chính
- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản
Bên cho thuê sẽ chuẩn bị Bảng phân bổ tiền cho thuê, sử dụng phương pháp lãi
suất ngầm định và ghi nhận doanh thu tiền lãi được tính toán dựa trên số dư của
khoản phải thu từ cho thuê.
Đơn vị tính: CU

Thời điểm Khoàn tiền Lãi thu (4%) từ Khoản Giảm trừ Khoản Khoản phải thu
thuê phải trả phải thu từ cho thuê phải thu từ cho từ cho thuê
hàng năm thuê
01/01/N 200,000
01/01/N 41,422.22 0 41,422.22 158,577.78
01/01/N+1 41,422.22 6,343.12 35,079.10 123,498.68
01/01/N+2 41,422.22 4,939.95 36,482.27 87,016.41
01/01/N+3 41,422.22 3,480.66 37,941.56 49,074.85
01/01/N+4 41,422.22 1,963.00 39,459.22 9,615.63
01/01/N+5 10,000 384,63 9,615.37 0.00
Cộng 217,111.10 17,111.36 200,000
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán
. Cho thuê tài chính
- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản

Vào ngày 01/01/N, Bên cho thuê ghi nhận khoản thu từ hoạt động cho
thuê đầu tiên như sau:

Nợ TK Tiền 41,422.22

Có TK Phải thu từ cho thuê 41,422.22

Vào ngày 31/12/N, Bên cho thuê ghi nhận doanh thu tiền lãi tính trên
Khoản phải thu từ cho thuê trong năm đầu tiên như sau:

Nợ TK Phải thu từ cho thuê 6,343.12

Có TK Doanh thu tiền lãi 6,343.12


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán
. Cho thuê tài chính
- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản

Vào ngày 31/12/N, bên cho thuê ghi nhận Khoản phải thu từ cho thuê
trên Báo cáo tình hình tài chính ở mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Các khoản phải thu đến hạn trong vòng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh
tùy theo thời hạn nào dài hơn sẽ được ghi nhận vào tài sản ngắn hạn, phần
còn lại ghi nhận vào tài sản dài hạn.
Báo cáo tình hình tài chính (trích)
Ngày 31/12/N
Đơn vị tính: CU

Tài sản ngắn hạn


Khoản phải thu từ cho thuê 41,422.22
Tài sản dài hạn
Khoản phải thu từ cho thuê 123,498.68
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán
. Cho thuê tài chính
- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản
Trên Báo cáo thu nhập năm N, Bên cho thuê trình bày các
khoản mục doanh thu và chi phí như sau:
Báo cáo thu nhập
Đơn vị tính: CU

Bán tài sản


Doanh thu từ bán tài sản 200,000
Trừ: Giá vốn hàng bán 170,000
Doanh thu khác
Doanh thu tiền lãi 6,343.12
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán
. Cho thuê tài chính
- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản
Vào năm thứ hai N+1, Bên cho thuê sẽ kế toán khoản tiền thu từ hoạt động
cho thuê và doanh thu tiền lãi như sau:

01/01/N+1

Nợ TK Tiền mặt 41,422.22

Có TK Phải thu từ cho thuê 41,422.22

31/12/N+1

Nợ TK Phải thu từ cho thuê 4,939.95

Có TK Doanh thu tiền lãi 4,939.95


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán
. Cho thuê tài chính
- -Đối với hình thức cho thuê theo dạng bán tài sản
Trong các năm tiếp theo, Bên cho thuê thực hiện các bút toán kế toán tương tự.
Riêng tại năm kết thúc thời hạn thuê N+4, khoản thanh toán tiền thuê được thực
hiện vào ngày 01/1/N+4 nhưng Bên cho thuê chỉ thu lại tài sản vào ngày
01/1/N+5.
Bên cho thuê sẽ thực hiện kế toán như sau vào thời điểm 31/12/N+4:
Nợ TK Phải thu từ cho thuê 384,63
Có TK Doanh thu tiền lãi 384,63
Vào thời điểm 1/1/N+5, khi Bên cho thuê thu hồi lại tài sản, tài khoản Phải thu
từ cho thuê được giảm xuống 0 và tài sản thu hồi được ghi nhận lại vào khoản
mục Hàng tồn kho như sau:
Nợ TK Hàng tồn kho 10,000
Có TK Phải thu từ cho thuê 10,000
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán
. Cho
thuê tài chính
- Giá trị còn lại đảm bảo và không đảm bảo
Bảng 4.10: Bảng so sánh trong hai trường hợp giá trị còn lại của tài sản cho thuê
được đảm bảo và không được đảm bảo
Đơn vị tính: CU
Giá trị còn lại Giá trị còn lại
Chỉ tiêu được đảm bảo không được đảm bảo
Giá trị đầu tư thuần (Phải thu từ cho
200,000 200,000
thuê)

191,780.7
Giá bán tài sản cho thuê 200,000
(200,000 – 8,219.3)

161,780.7
Giá vốn hàng bán 170,000
(170,000 – 8,219.3)
30,000
Lợi nhuận gộp 30,000
(191,780.7- 161,780.7)
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

Kế toán cho thuê hoạt động

- Tại thời điểm cho thuê hoạt động, tài sản vẫn thuộc sở hữu và kiểm
soát của bên cho thuê, do đó tài sản cho thuê hoạt động vẫn được ghi
nhận, trích khấu hao bình thường tại bên cho thuê.

- Nếu tại thời điểm cho thuê hoạt động phát sinh các chi phí cho hoạt
động cho thuê, thì các chi phí này sẽ được phân bổ dần vào chi phí
của bên cho thuê tương ứng với thời gian cho thuê tài sản.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

Kế toán cho thuê hoạt động

- Định kỳ, theo quy định trên hợp đồng, bên cho thuê tính ra số tiền
cho thuê.

Nợ TK Phải thu cho thuê hoạt động: Số tiền thanh toán hàng kỳ

Có TK Thu nhập cho thuê hoạt động

Khi bên đi thuê thanh toán tiền thuê

Nợ TK Tiền

Có TK Phải thu cho thuê hoạt động


4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

Kế toán cho thuê hoạt động


Ví dụ : Hợp đồng thuê hoạt động giữa hai bên như sau:
- Thời hạn cho thuê là 3 năm. Hợp đồng cho thuê là không thể hủy ngang, tiền
thuê trả hàng năm là CU35,240.16, kỳ trả đầu tiên vào 01/01/N.
- Tài sản cho thuê có giá vốn và giá trị hợp lý tại thời điểm bắt đầu cho thuê là
CU120,000, thời gian hữu dụng là 5 năm, giá trị còn lại của tài sản vào thời điểm
kết thúc hợp đồng cho thuê là CU24,000 (không được đảm bảo).
- Hợp đồng thuê không có điều khoản gia hạn. Tài sản cho thuê sẽ được bên
cho thuê thu hồi vào thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
- Bên thuê biết lãi suất ngầm định được Bên cho thuê sử dụng. Lãi suất vay
của Bên thuê là 6%. Bên cho thuê sẽ xác định số tiền thu từ hoạt động cho thuê
tương ứng với mức lãi suất lợi nhuận trên vốn đầu tư là 6%/năm (lãi suất ngầm
định)
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

Kế toán cho thuê hoạt động


Tính toán số tiền thu từ hoạt động cho thuê:
Giá trị hợp lý của thiết bị cho thuê 120,000
Giá trị hiện tại của giá trị còn lại (CU24.000 x 0,83962 (PVF3,6%) 20,150.88
Số tiền Bên cho thuê cần thu hồi thông qua tiền thuê trả hàng năm 99,849.12
Số tiền thuê phải trả đầu năm trong 3 năm đảm bảo tỷ lệ chiết khấu 6% 35,240.16

Bên cho thuê phân loại việc cho thuê này là cho thuê hoạt động vì
không đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào của hoạt động cho thuê tài
chính.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

Kế toán cho thuê hoạt động


Tính toán số tiền thu từ hoạt động cho thuê:
Giá trị hợp lý của thiết bị cho thuê 120,000
Giá trị hiện tại của giá trị còn lại (CU24.000 x 0,83962 (PVF3,6%) 20,150.88
Số tiền Bên cho thuê cần thu hồi thông qua tiền thuê trả hàng năm 99,849.12
Số tiền thuê phải trả đầu năm trong 3 năm đảm bảo tỷ lệ chiết khấu 6% 35,240.16

Bên cho thuê phân loại việc cho thuê này là cho thuê hoạt động vì
không đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào của hoạt động cho thuê tài
chính.
4.3. Kế toán tại bên cho thuê (lessor)
4.3.2. Phương pháp kế toán

Kế toán cho thuê hoạt động

Định kỳ, bên cho thuê ghi nhận số tiền thuê nhận được

Nợ TK Tiền: 35,240.16

Có TK Thu nhập từ cho thuê hoạt động: 35,240.16

Đối với việc trích khấu hao tài sản cho thuê hoạt động, chi phí
khấu hao sẽ được tính trên cơ sở trích khấu hao (Nguyên giá trừ đi
giá trị còn lại ước tính) theo thời gian hữu dụng của tài sản.
4.4. Một số vấn đề đặc biệt liên quan đến nghiệp vụ thuê tài sản

Trên thực tế, một số điều chỉnh bổ sung trong hợp đồng thuê tài sản
làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận các khoản mục tài sản và nghĩa vụ
nợ liên quan đến tài sản cho thuê, cụ thể gồm:

Các chi phí thực thi

Điều khoản bên thuê được trả trước khoản tiền thuê tài sản,
các khoản chi thưởng của bên cho thuê dành cho bên thuê

Các khoản chi phí trực tiếp ban đầu


4.4. Một số vấn đề đặc biệt liên quan đến nghiệp vụ thuê tài sản

(1) Các chi phí thực thi


Là các chi phí thông thường liên quan đến việc sở hữu tài sản cho
thuê, ví dụ như phí bảo hiểm tài sản và thuế tài sản.
- Nếu hợp đồng cho thuê dưới dạng gộp, các khoản chi phí thực thi là
một cấu phần cố định trong số tiền mà bên thuê trả cho bên cho thuê
theo quy định trong hợp đồng.
- Nếu hợp đồng cho thuê dưới dạng không gộp, bên đi thuê tài sản trả
các chi phí thực thi khác nhau cho một bên thứ ba hoặc trực tiếp cho
người cho thuê.
Tóm lại, các chi phí thực thi nằm cố định trong số tiền mà bên thuê
trả cho bên cho thuê sẽ được sử dụng để xác định nghĩa vụ nợ. Các
khoản chi phí do bên thuê trả trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc công ty
bảo hiểm được coi là các khoản biến đổi và được tính vào chi phí khi
phát sinh.
4.4. Một số vấn đề đặc biệt liên quan đến nghiệp vụ thuê tài sản
(2) Điều khoản bên thuê được trả trước khoản tiền thuê tài sản, các khoản chi
hoa hồng mà bên cho thuê dành cho bên thuê
Khi bắt đầu hợp đồng thuê tài sản, việc xác định nghĩa vụ nợ thuê được coi là
điểm khởi đầu để kế toán giá trị tài sản thuê. Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá trị tài
sản kế toán theo các điều khoản về trả trước tiền thuê của Bên thuê, các khoản chi
hoa hồng của bên cho thuê dành cho bên thuê và các chi phí trực tiếp ban đầu phát
sinh trước hoặc vào thời điểm bắt đầu hợp đồng thuê. Các điều chỉnh này sẽ quyết
định giá trị kế toán ban đầu của tài sản vào thời điểm bắt đầu hợp đồng thuê như
sau:
- Điều khoản bên thuê được trả trước khoản tiền thuê tài sản kế toán tăng giá trị
kế toán của tài sản.
- Các khoản hoa hồng của bên cho thuê dành cho bên thuê làm giảm giá trị kế
toán của tài sản.
- Các khoản chi phí trực tiếp ban đầu mà bên thuê phải chịu làm tăng giá trị kế
toán của tài sản.
4.4. Một số vấn đề đặc biệt liên quan đến nghiệp vụ thuê tài sản
(3) Các khoản chi phí trực tiếp ban đầu
Các khoản chi phí trực tiếp ban đầu (trừ những chi phí này phát sinh ở bên cho thuê
là DN sản xuất hay đại lý) là các chi phí chỉ phát sinh khi có hợp đồng thuê TS.
Là chi phí trực tiếp ban đầu Không phải là chi phí trực tiếp
ban đầu
Các khoản hoa hồng (bao gồm cả các Chi phí lương của người lao động
khoản trả cho các đại lý bán hàng là người Các chi phí kỹ thuật nội bộ
lao động của doanh nghiệp) Chi phí tư vấn pháp lý cho các hoạt động thực
Các chi phí pháp lý phát sinh từ việc thực hiện trước khi triển khai hợp đồng thuê
thi hợp đồng thuê TS
Các chi phí xử lý hồ sơ liên quan đến hợp Chi phí đàm phán các điều khoản và điều kiện
đồng thuê TS phát sinh sau khi ký hợp thuê TS
đồng Chi phí quảng cáo
Khoản tiền trả cho một bên thứ ba độc lập Chi phí khấu hao
để đảm bảo cho giá trị còn lại của TS thuê Các chi phí liên quan đến một TS không sử dụng
4.5. Trình bày và công bố thông tin
4.5.1. Trình bày thông tin
Đối với bên thuê tài sản

Trên Báo cáo tình hình tài chính: Các khoản thuê tài sản được thể hiện bằng
quyền sử dụng tài sản và các khoản nợ thuê tài sản.

Trên Báo cáo thu nhập: Các khoản thuê tài sản được thể hiện bằng việc trích
khấu hao tài sản thuê và các chi phí thuê tài sản.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Chỉ một phần của khoản thanh toán tiền thuê
phản ánh chi phí lãi của khoản đi thuê có thể được trình bày ở dòng tiền hoạt động
kinh doanh (tùy thuộc vào chính sách kế toán của doanh nghiệp liên quan đến các
khoản thanh toán lãi suất). Khoản thanh toán bằng tiền mặt cho phần gốc của
khoản nợ cho thuê được trình bày ở dòng tiền hoạt động tài chính. Các khoản
thanh toán cho thuê ngắn hạn, cho thuê tài sản có giá trị thấp và các khoản thanh
toán tiền thuê thay đổi không bao gồm trong giá trị của khoản nợ cho thuê vẫn
được trình bày trong dòng tiền các hoạt động kinh doanh.
4.5. Trình bày và công bố thông tin
4.5.1. Trình bày thông tin
Đối với bên cho thuê tài sản

Chỉ tiêu Báo cáo tình hình tài chính Báo cáo thu nhập

Cho thuê tài Các khoản phải thu về cho Ghi nhận vào doanh thu
chính thuê được tách biệt với các tài cho thuê tài sản.
sản khác

Ghi nhận tài sản Ghi nhận lãi, lỗ cho thuê tài
cho thuê sản như hoạt động bán hàng.

Cho thuê hoạt Tiếp tục ghi nhận tài sản cho Doanh thu thường được
động thuê hoạt động là tài sản, nhà ghi nhận trên cơ sở
máy và thiết bị của bên cho đường thẳng
thuê
4.5. Trình bày và công bố thông tin
4.5.2. Công bố thông tin

Để giúp người sử dụng BCTC đánh giá số lượng, thời gian và sự không chắc
chắn của dòng tiền trong tương lai, bên thuê và bên cho thuê phải cung cấp thêm
các thông tin định tính và định lượng, cụ thể:
Bản chất của hợp đồng thuê, bao gồm những mô tả chung về hợp đồng như:
thời hạn thuê, hình thức thuê, hình thức thanh toán, v.v.
Các xác định các khoản thanh toán tiền thuê biến đổi do có sự thay đổi của
một số yếu tố như thời hạn thuê, sự thay đổi chỉ số hoặc tỷ lệ được sử dụng để
xác định các khoản thanh toán trong tương lai, v.v.
Các điều kiện, điều khoản cho các lựa chọn để gia hạn hoặc chấm dứt hợp
đồng thuê tài sản.
Thông tin về các giả định và đánh giá quan trọng như tỷ lệ chiết khấu, lãi suất
biên đi vay, v.v.
4.5. Trình bày và công bố thông tin
4.5.2. Công bố thông tin

Đối với bên thuê tài sản:


* Tổng chi phí thuê tài sản: bao gồm tổng tiền thuê phải trả và các
khoản chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh từ bên thuê.
* Tách biệt giữa khấu hao tài sản quyền sử dụng và lãi cho các khoản
nợ thuê với chi phí thuê tài chính.
* Phân biệt tài sản thuê có giá trị thấp và chi phí thuê ngắn hạn.
* Thời hạn thuê trung bình còn lại và tỷ lệ chiết khấu trung bình
* Phân tích kỳ hạn của các khoản nợ thuê tài chính.
* Công bố thông tin đối với bên cho thuê tài sản:
* Thu nhập liên quan đến cho thuê, bao gồm cả lãi và lỗ được ghi
nhận khi bắt đầu cho thuê.
* Thu nhập từ các khoản thanh toán cho thuê biến đổi không bao gồm
trong khoản phải thu cho thuê.
* Phân tích kỳ hạn thanh toán đối với cho thuê hoạt động, cho thuê tài
chính và loại hình bán hàng thông thường.
* Phương pháp quản lý rủi ro liên quan đến giá trị còn lại của tài sản
cho thuê.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ
thống kế toán Việt Nam
4.6.1. Khái niệm và điều kiện phân loại

Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê


có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Quyền sở hữu tài
sản có thể hoặc không chuyển giao vào cuối thời hạn
thuê.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ
thống kế toán Việt Nam
4.6.1. Khái niệm và điều kiện phân loại
Điều kiện phân loại thuê tài sản là thuê tài chính: Một hợp đồng thuê tài
chính phải thỏa mãn 1 trong (5) điều kiện sau:
- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết
thời hạn thuê;
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua
lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn GTHL vào cuối thời hạn thuê;
- Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử
dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh
toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) GTHL của tài sản thuê;
- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng
sử dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa lớn nào.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ
thống kế toán Việt Nam
4.6.1. Khái niệm và điều kiện phân loại
Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thỏa mãn ít
nhất một trong (ba) điều kiện sau đây:
- Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan
đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê.
- Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn
lại của tài sản thuê gắn với bên thuê.
- Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp
đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thị trường. Riêng trường hợp thuê tài sản
là quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ
thống kế toán Việt Nam
4.6.1. Khái niệm và điều kiện phân loại
Ví dụ: Ngày 01/01/N, Công ty A ký hợp đồng thuê thiết bị của Công ty B
trong 4 năm. Thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị là 5 năm. Giá trị hợp lý
của thiết bị tại thời điểm thuê là CU700,000. Tiền thuê được trả 8 kỳ mồi kỳ
CU80,000; bắt đầu từ ngày 01/01/N. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu là CU600,000. Công ty A đã nhận thiết bị vào ngày 01/01/N.
Hợp đồng thuê tài sản này được phân loại là thuê tài chính vì:
- Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sư dụng kinh tế của
tài sản (80%) cho dù không có sự chuyến giao quyền sở hữu.
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh
toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (85,7%) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.2. Kế toán thuê tài chính đối với bên đi thuê
  Ghi nhận thuê tài sản trong báo cáo tài chính của bên đi thuê:
- Bên đi thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê
tài sản với cùng giá trị là giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản và giá trị
hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
  Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thuê tài sản của bên đi thuê
được tính vào giá trị tài sản thuê.
  Khoản thanh toán tiền thuê phải được chia thành nợ gốc phải trả từng kỳ và
chi phí tài chính.
  Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho
mỗi kỳ kế toán. Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính
sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu
không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng
thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn
thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.2. Kế toán thuê tài chính đối với bên đi thuê
  Phương pháp kế toán:
- Phát sinh chi phí trực tiếp trước khi nhận tài sản thuê, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
Có TK 111, 112,…
- Chi tiền ứng trước khoản tiền thuê hoặc ký quỹ để thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (số tiền thuê trả trước)
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có các TK 111, 112,…
- Nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính(3412)
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.2. Kế toán thuê tài chính đối với bên đi thuê
- Định kỳ, nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
+ Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nợ gốc trả kỳ này)
Có TK 111, 112,…
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.2. Kế toán thuê tài chính đối với bên đi thuê
- Định kỳ, nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
+ Nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán VAT đầu vào:
* Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 112, 338 -
* Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 212 - (nếu VAT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán VAT
được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính)
Nợ TK 627, 641, 642 (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thanh
toán theo định kỳ nhận hóa đơn)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)
Có TK 338 - Phải trả khác (VAT đầu vào phải trả bên cho thuê).
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.2. Kế toán thuê tài chính đối với bên đi thuê
- Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 111, 112,…
- Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho
thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.2. Kế toán thuê tài chính đối với bên đi thuê
- Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết
một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu
tài sản:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (GT còn lại TSCĐ thuê tài chính)
Có các TK 111, 112,… (số tiền phải trả thêm).
- Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.2. Kế toán thuê tài chính đối với bên đi thuê
  Kế toán ghi nhận và trình bày hợp đồng thuê thiết bị này năm N như
sau:
  Hợp đồng thuê thiết bị được phân loại là thuê tài chính vì thiết bị được thiết
kế chuyên dùng cho bên đi thuê mà chi có bên đi thuê có khả năng sử dụng
không cần có sự thay đồi, sửa chữa lớn nào. Đồng thời, thời hạn thuê tài sản
cũng là thời gian sử dụng kinh tế của nó.
  Công ty A ghi nhận nguyên giá tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về
thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hiện tại của khoản thanh
toán tiền thuê tối thiểu vì thiết bị này không có giá trị thị trường.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
  4.6.3. Kế toán thuê tài chính đối với bên cho thuê
  Ghi nhận thuê tài sản trong báo cáo tài chính của bên cho thuê:
  * Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải
thu trên Báo cáo tình hình tài chính bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng
cho thuê tài chính.
  * Đối với thuê tài chính phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền
sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê, vì vậy các khoản phải thu về
cho thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản phải thu vốn gốc và doanh
thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê.
  * Việc ghi nhận doanh thu tài chính phải dựa trên cơ sở lãi suất thuê định kỳ
cố định trên số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính.
  * Các chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa
hồng và chi phí pháp lý phát sinh khi đàm phán ký kết hợp đồng thường do
bên cho thuê chi trả và được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát
sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản phù hợp với
việc ghi nhận doanh thu.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
  4.6.3. Kế toán thuê tài chính đối với bên cho thuê
Phương pháp kế toán:
Trong hợp đồng cho thuê tài chính phải quy định rõ tiền thuê, thuế GTGT,
tổng số tiền thanh toán, thời hạn thuê, chu kỳ thanh toán. Tài sản bên cho thuê
tài chính khi mua để cho thuê phải có hoá đơn GTGT, hoặc chứng từ nộp thuế
GTGT của hàng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê, ghi:
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê.
Nợ TK 214 (2141, 2143): Giá trị hao mòn (nếu có).
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê.
Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.3. Kế toán thuê tài chính đối với bên cho thuê
Phương pháp kế toán:
- Định kỳ (tháng, quý, năm) theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê
trong kỳ (cả vốn lẫn lãi).
Nợ TK 111, 112, 1388...: Số tiền nhận được từ bên đi thuê.
Có TK 711, 511, 515: Thu về cho thuê TSCĐ
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời, xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư
tương ứng với từng kỳ:
Nợ TK 811
Có TK 228
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.3. Kế toán thuê tài chính đối với bên cho thuê
Phương pháp kế toán:
- Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc
khi hết hạn cho thuê.
+ Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,...
Có TK 711
+ Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi, ghi:
Nợ TK 811
Có TK 228
- Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại
Nợ TK 211, 213: Giá trị đánh giá lại hoặc giá trị còn lại.
Nợ TK 811 (hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại
chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại.
Có TK 228: Giá trị còn lại chưa thu hồi.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.4. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động đối với đơn vị đi thuê
Phương pháp kế toán:
- Khi Doanh nghiệp trả trước tiền thuê TSCĐ cho nhiều kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 242: Trị giá chi phí thuê TSCĐ trả trước cho nhiều kỳ
Nợ TK 133: Tiền thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331, …: Tổng trị giá thanh toán.
- Hàng kỳ, kế toán phân bổ tiền thuê TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Nợ các TK 627, 641, 642: Trị giá chi phí thuê TSCĐ của một kỳ
Có TK 242: Trị giá chi phí thuê TSCĐ của một kỳ.
- Khi Doanh nghiệp trả tiền thuê TSCĐ hàng kỳ, kế toán ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642: Trị giá chi phí thuê TSCĐ của một kỳ
Nợ TK 133: Tiền thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, …: Tổng trị giá thanh toán
Có TK 228: Giá trị còn lại chưa thu hồi.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
4.6.5. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động đối với đơn vị cho thuê
- Phản ánh chi phí trực tiếp liên quan đến cho thuê tài sản:
Nợ TK 627: Trị giá chi phí sản xuất chung chưa thuế GTGT
Nợ TK 242: Chi phí trả trước cho nhiều kỳ phải phân bổ chưa thuế
GTGT
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, …: Tổng trị giá thanh toán.
- Phản ánh thu tiền cho thuê hoạt động:
+ Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động định kỳ:
Nợ TK 131, 111, 112,…: Tổng trị giá phải thu
Có TK 511: Trị giá tiền cho thuê chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: Tiền thuế GTGT đầu ra.
4.6. Đặc điểm kế toán thuê tài sản theo hệ thống
kế toán Việt Nam
  4.6.5. Kế toán TSCĐ thuê hoạt động đối với đơn vị cho thuê
+ Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ:
Kế toán kế toán khi nhận tiền trước:
Nợ TK 111, 112, …: Tổng trị giá tiền nhận trước
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: Tiền thuế GTGT đầu ra.
Định kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, kế toán:
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511: Doanh thu chưa thực hiện.
- Định kỳ kế toán trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ.

You might also like