ND ÔN TẬP GIỮA KÌ 2- NGỮ VĂN 8 - NH 2022-2023

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng!

NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 – GIỮA KÌ II


A. NỘI DUNG
I. Phần văn bản:
1. Các VB: Thơ Mới (Ông đồ; Quê hương); Thơ Hồ Chí Minh (Ngắm trăng; Tức cảnh Pac Bó)
2. Yêu cầu: Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.
II. Phần Tiếng Việt:
1. Kiến thức: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (Câu nghi vấn; Câu cầu khiến; Câu cảm
thán; Câu trần thuật); câu phủ định; Trợ từ
2. Yêu cầu: Nắm được các khái niệm, đặt câu, tạo lập viết đoạn văn.
III. Phần Tập làm văn.
1. Viết đoạn nghị luận văn học, có sử dụng các yêu cầu Tiếng Việt (Tích hợp với các kiến thức
Tiếng Việt đã học)
2. Viết đoạn NLXH: tích hợp trong phần đọc hiểu VB ngoài chương trình.
B. PHẦN HỆ THỐNG KIẾN THỨC:
1.Lập bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản theo mẫu dưới đây:
TT Tên vb Tác giả HCST Thể thơ Nội dung
1. Quê hương
2. Ông đồ
3. Ngắm trăng
4. Tức cảnh Pác Bó
2. Kiểu câu.
TT Kiểu câu Chức năng Đặc điểm hình thức Ví dụ
1. Câu nghi vấn
2. Câu cầu khiến
3. Câu cảm thán
4. Câu trần thuật
5. Câu phủ định
3. Các phép liên kết; các dạng mô hình đoạn văn thường gặp?
C, MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA:
I/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH:
BÀI 1: Nhớ lại bài thơ Ông đồ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
1. Tên tác giả? HCST? Mạch cảm xúc? Thể thơ?
2. Ông đồ được gọi bằng những từ ngữ nào? Ý nghĩa của từng cách gọi ấy.
3. Câu: “Hoa tay thảo những nét” được hiểu như thế nào?
4. Tại sao tác giả không viết là “Những mỗi năm một vắng” mà lại viết “Những mỗi năm mỗi vắng”?
5. Lập dàn ý và viết đoạn hoàn chỉnh, sử dụng các mô hình thường gặp (TPH, diễn dịch, qui nạp có
sử dụng các yêu cầu phụ (Trợ từ; câu phân loại theo mục đích nói; câu phủ định; các phép liên
kết,..) để cảm nhận về hình ảnh ông đồ:
a. Thời được trọng vọng
Đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng!
b. Thời tàn (bị rơi vào lãng quên)
6. Tích hợp liên hệ (tìm tác phẩm/ VB – tên tác giả): Bài thơ cùng thể thơ ; văn bản cùng viết về
mùa xuân ; văn bản nói về nét văn hóa truyền thống,…
BÀI 2: Nhớ lại bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh và trả lời câu hỏi:
1. Tên tác giả? HCST? Mạch cảm xúc? Thể thơ?
2. Từ HCST giúp cho em hiểu điều gì về chủ đề bài thơ?
3. Có ý kiến cho rằng: Miêu tả hình ảnh con thuyền cũng chính là một cách để Tế Hanh gợi ra vẻ
đẹp của người dân chai nơi đây. Ý kiến của em.
4. Lập dàn ý và viết đoạn hoàn chỉnh, sử dụng các mô hình thường gặp (TPH, diễn dịch, qui nạp có
sử dụng các yêu cầu phụ (Trợ từ; câu phân loại theo mục đích nói; câu phủ định; các phép liên
kết,..) để cảm nhận về:
a. Cảnh làng chài ra khơi đánh cá
b. Cảnh làng chài đánh cá trở về
c. Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ
5. Chỉ ra và nêu tác dụng của BPTT trong một số hình ảnh: Con thuyền; cánh buồm; người dân chài,…
6. Tích hợp liên hệ (tìm tác phẩm/ VB – tên tác giả): Bài thơ cùng phong trào Thơ Mới ; văn bản
cùng viết về vẻ đẹp quê hương ; văn bản nói về vẻ đẹp của con người lao động, người dân chài,…
BT3: Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Kể tên 1 bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử
dụng thể thơ đó. Nêu tên tác giả, tác phẩm.
2. Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Em hiểu câu thơ này như thế nào?
3. Nêu nội dung chính của bài thơ.
4. Em có thể có những cách hiểu nào ở câu thơ thứ 2 trong bài thơ?
5. Qua bài thơ, em học tập được ở Bác điều gì?
6. Từ nội dung phần Đọc - hiểu, viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy ) trình bày ý nghĩa của tinh thần
lạc quan đối với đời sống mỗi con người
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH:
BT1/ Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới
quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ.
Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử
thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ". Dù là thay đổi bản thân mình hay là
thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ.
Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con
đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi
dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình.
Đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng!
Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, thì đừng bỏ cuộc.
Hãy luyện tập mài giũa hằng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn,- NXB Hội Nhà văn, 2017, tr. 217).
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Xét theo mục đích nói, câu
in đậm thuộc kiểu câu nào?
2. Theo tác giả, để theo đuổi ước mơ chúng ta phải chấp nhận những điều gì?
3. Từ nội dung đoạn trích trên cùng những hiểu biết bản thân, bằng một bài viết có độ dài khoảng
2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Kim Woo Chung: “Ước mơ là động
lực thay đổi thế giới”.
BT2: Đọc đoạn trích văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“…Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn
chẳng dám trả lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con
người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá quan trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết
cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này.
Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dần dần được bồi đắp
trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng
cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do để bật ra.”
(Theo Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe - Tạp chí Hồng Lĩnh, số 170/2020)
1. (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
2. (0.5 điểm): Dựa vào việc đọc- hiểu nội dung đoạn trích, em hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng
“Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây
không phải là điều quá quan trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa”?
3. (3.0 điểm): Dựa vào những hiểu biết về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng
2/3 trang giấy thi để gửi đến người đọc thông điệp: “Hãy biết sẻ chia, yêu thương người khác”.

You might also like