Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Chương III: Chiến lược Marketing Hỗn Hợp (Marketing Mix)

3.1 Marketing Hỗn Hợp là gì?


- Marketing Hỗn Hợp hay còn gọi là Marketing Mix là tập hợp, sắp xếp các thành phần
của marketing sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để
củng cố vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Thuật ngữ này được dùng lần đầu
vào năm 1953 bởi chủ tịch hiệp hội marketing Hoa Kỳ - Neil Borden. Đến năm 1960 thì
nhà tiếp thị nổi tiếng E. Jerome McCarthy đã phân loại theo 4P và được dùng rộng rãi
ngày nay. Khi các thành phần marketing được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ, thích ứng
được với những tình huống của thị trường thì công cuộc kinh doanh của các doanh
nghiệp sẽ trở nên trôi chảy, hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có. Từ đó giúp doanh
nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa.

3.2 Thành phần của Marketing Hỗn Hợp:


Product (Sản phẩm)

- Sản phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên được nhắc đến trong mô hình Marketing Mix
4P. Về bản chất, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường đóng vai trò mang lại
giá trị cho khách hàng. Chúng được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn
đề nào đó cho một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Các yếu tố liên quan bao gồm tính
năng, chất lượng, thiết kế, đóng gói, thương hiệu và các thuộc tính khác của sản phẩm.
Sản phẩm ở đây có thể là hàng hóa hữu hình hoặc vô hình (dưới dạng các dịch vụ).

Price (Giá cả)

- Yếu tố tiếp theo trong mô hình Marketing Mix 4P đó chính là giá cả sản phẩm. Bao
gồm việc xác định và quản lý các kênh phân phối, vị trí cửa hàng, kênh bán hàng trực
tuyến, hệ thống phân phối và các yếu tố khác liên quan đến việc đưa sản phẩm đến thị
trường. Giá cả là yếu tố vô cùng nhạy cảm, tạo ra tác động đến cả 2 phía là doanh nghiệp
và người tiêu dùng.

 Đối với người tiêu dùng: Giá cả là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn hành vi
mua sắm của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
 Đối với doanh nghiệp: Giá cả được xem là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Chính vì vậy việc nắm rõ và vận dụng hiệu quả các chiến lược giá
trong tiếp thị là cực kỳ quan trong đối với doanh nghiệp. Bởi nó sẽ tác động trực
tiếp đến doanh số và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
- Mỗi chiến lược giá sẽ phù hợp với các loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau cũng như mục
tiêu của chiến lược Marketing tổng thể. Cụ thể, có 3 chiến lược định giá chính bao gồm:
 Định giá thâm nhập (Market penetration pricing).
 Định giá hớt váng (Market skimming pricing).
 Định giá trung lập (Neutral pricing).

Place (Phân phối)

- Hệ thống phân phối cũng là yếu tố không thể thiếu trong các chiến lược tiếp thị tổng
thể. Việc sử dụng đúng kênh phân phối, phù hợp với ngành hàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận với thị trường, từ đó gia tăng doanh số và tăng trưởng bền vững. Điều này
bao gồm việc xác định giá bán cho sản phẩm, chiến lược giá cạnh tranh, chiến lược giá
linh hoạt và các chính sách khác liên quan đến giá cả.
- Để làm được điều này, bạn cần có tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường mà doanh nghiệp
đang nhắm mục tiêu cũng như các chiến lược phân phối cơ bản, bao gồm:
 Chiến lược phân phối rộng khắp (Extensive Distribution).
 Chiến lược phân phối độc quyền (Exclusive Distribution).
 Chiến lược phân phối chọn lọc (Selective Distribution).
 Nhượng quyền (Franchising).

Promotion (Xúc tiến)

- Mục tiêu của xúc tiến hỗn hợp là truyền thông, quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến người
tiêu dùng. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp bao gồm:
 Bán hàng cá nhân (Personal Selling).
 Quảng cáo (Advertising).
 Quan hệ công chúng (PR).
 Marketing trực tuyến (Direct Marketing).
 Tiếp thị (Sales Promotion).

*Mô hình 7P (Bổ Sung nếu có)*


Tiếp thị xã hội (People)

-Đây là thành phần được thêm vào trong một số phiên bản gần đây của Marketing Mix.
Nó liên quan đến con người liên quan đến quá trình tiếp thị, bao gồm cả nhân viên bán
hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, quản lý và các cá nhân khác có liên quan.

Quá trình (Process)

- Thành phần này đề cập đến các quy trình và quy trình doanh nghiệp để cung cấp sản
phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Điều này bao gồm quy trình mua hàng, quy trình đặt
hàng, quy trình vận chuyển và các quy trình khác liên quan đến trải nghiệm của khách
hàng.

Bắngchứng vật lý (Physical Evidence)

- Đây là thành phần cuối cùng của chiến lược arketing hỗn hợp, liên quan đến các yếu tố
vật lý mà khách hàng có thể nhìn thấy, cảm nhận hoặc trải nghiệm khi tương tác với sản
phẩm hoặc dịch vụ.
- Ví dụ bao gồm môi trường cửa hàng, thiết kế bao bì, tài liệu Marketing, bảo hành và các
yếu tố khác để xây dựng niềm tin và đáng tin cậy đối với khách hàng.

3.3 Lợi ích của Marketing Hỗn Hợp:


A. Marketing Mix đối với doanh nghiệp:
- Chiến lược Marketing Mix giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc
trên thị trường. Nó có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi
trường bên ngoài. Và chỉ rõ cho doanh nghiệp hiểu được tại sao cần đưa ra thị trường
những thứ khách hàng muốn, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài
ra, Marketing Mix giúp tạo ra sự liên kết giữa quá trình sản xuất của doanh nghiệp với thị
trường trong tất cả mọi khâu của quá trình tái sản xuất. Marketing thực hiện các công
việc tìm kiếm thông tin trên thị trường và đưa thông tin từ nội bộ ra thị trường để thiết kế
và phát triển sản phẩm mới, bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ mới...
B. Marketing Mix đối với người tiêu dùng:
- Vai trò của Marketing Mix là nghiên cứu và khám phá về nhu cầu, những thị hiếu của
người tiêu dùng hiện nay và trong tương lai. Để đa dạng hoá thêm nhiều dòng sản phẩm
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần thoả mãn yêu cầu và mong muốn hiện tại
của người tiêu dùng. Marketing Mix hoàn toàn có thể đem lại nhiều lợi ích khác ngoài
sức tưởng tượng của người tiêu dùng như xây dựng, củng cố uy tín và phát triển doanh
nghiệp trên thị trường. Đồng thời, tăng cường đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Tạo điều kiện thuận lợi để cung cầu gặp gỡ trực tiếp bằng thông tin hai chiều: Từ doanh
nghiệp sang người tiêu dùng và ngược lại từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp. Trên nền
tảng thu thập thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp có những hành động giúp các sản
phẩm trên có thể tiêu thụ nhanh hơn.
C. Marketing Mix đối với xã hội:
- Đóng vai trò trong việc đảm bảo một mức sống vì cộng đồng. Khi xem xét tổng thể hoạt
động marketing của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đang kinh doanh hàng tiêu
dùng. Ngoại trừ yếu tố lợi nhuận về mặt kinh tế thì các doanh nghiệp hiện đang có các
hoạt động bảo vệ môi trường cho xã hội. Các thông tin về khuyến mại, quảng cáo hay
truyền thông đều thể hiện đúng bản chất và trung thực về giá trị sản phẩm và chất lượng
dịch vụ. Người tiêu dùng không bị mờ mắt hay ngộ nhận vào hàng hoá và dịch vụ của
doanh nghiệp như trước đây.
Lợi ích của Marketing Mix:
- Ưu điểm:
 Tương tác dễ dàng với khách hàng:
+ Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận biết được công chúng đang nghĩ gì về chiến lược
marketing hay về thương hiệu qua các trang mạng xã hội.
+ Nếu các bài đăng về thương hiệu được chia sẻ rộng rãi, tích cực thì chiến lược của bạn
đang đi đúng hướng và có sự tiếp cận tốt đối với người tiêu dùng.
 Dễ dàng đo lường các thông số:
+ Thông số liệu được thể hiện rõ ràng, chi tiết qua các kênh truyền thông đại chúng. Điều
này giúp doanh nghiệp biết được kết quả tiếp cận khách hàng của các chiến dịch quảng
bá thương hiệu. Qua đó tạo động lực cho các chiến lược kế tiếp.
 Dễ dàng tiếp cận được công chúng mục tiêu thông minh:
+ Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu hơn thông qua các công cụ được
dùng trong Marketing Mix.
- Nhược điểm:
 Dễ tạo cảm giác phiền:
+ Những gì tìm kiếm trên internet đều bị theo dõi, gợi ý dẫn đến sự khó chịu cho khách
hàng.
 Dễ bị bỏ qua:
+ Hình thức Marketing Mix giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên,
quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng rất dễ bị bỏ qua.
 Cạnh tranh khốc liệt:
+ Doanh nghiệp cần sáng tạo không ngừng những nội dung, thay đổi liên tục để không bị
tụt lại so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, chiến lược vững vàng, tiềm lực tài chính tốt rất
quan trọng trong cuộc chiến Marketing Mix.

You might also like