V CH NG A PH Đêm Xuân 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Mị trong đêm xuân (1) - VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Tác giả Tô Hoài: Viết nhiều về loài vật và những dân nghèo ven đô; thể loại sáng tác đa dạng: tiểu thuyết,
truyện ngắn, bút kí, hồi kí, tự truyện, kinh nghiệm sáng tác, truyện-kịch thiếu nhi, kịch bản phim…
 Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu văn học hiện đại Việt Nam.
- Tác phẩm: Năm 1952: Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, sống với đồng bào dân tộc thiểu số
suốt 8 tháng. Chuyến đi chính là nguồn cảm hứng sáng tác cho Vợ chồng A Phủ - truyện ngắn đặc sắc nhất
của tập Truyện Tây Bắc.
- Luận đề: Sự hồi sinh trong tâm hồn Mị qua đoạn trích đêm tình mùa xuân, từ “Trên đầu núi… Mày muốn đi
chơi à?”.
II. PHÂN TÍCH
1. Giới thiệu nhân vật Mị - tiêu biểu cho số phận người phụ nữ H’Mông: tuy nghèo khổ trong chế độ
phong kiến vùng cao nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mạnh mẽ.
- Trước khi về nhà thống lí Pá Tra: Xinh đẹp, thổi sáo hay; Hiếu thảo, siêng năng, chịu khó, tự trọng; Yêu
đời, khát khao hạnh phúc; Có tình yêu đẹp; Cuối cùng: bị chà đạp - phải làm dâu trừ nợ sống đời nô lệ, do cha
mẹ nợ nhà thống lí từ khi mới lấy nhau, đến khi già, chết vẫn chưa trả hết nợ.
- Cuộc sống tủi nhục khi làm dâu nhà thống lí:
Bóc lột sức lao động, đọa đày thể xác: Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình
cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…
Chiếm đoạt tuổi trẻ, đọa đày tinh thần: Mị tê liệt mọi ý thức và cảm giác, lùi lũi như con rùa nuôi trong
xó cửa.
Lợi dụng thần quyền để cột chặt người dân vào vòng nô lệ: Ta là thân đàn bà con gái, đã bị nó trình ma
nhà nó rồi thì chỉ còn chết rũ xương ở đây thôi.
 Tô Hoài dựng nên ba bảng cáo trạng đanh thép tố cáo chế độ phong kiến miền núi đã dùng cường quyền và
thần quyền khiến người dân nghèo sống mà như chết, tê liệt cảm giác.
- Sức sống tiềm tàng: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc, thậm chí định tự tử nhưng nhớ ra mình
không thể chết vì thương cha mẹ.
 Mị ý thức được quyền sống và hạnh phúc của mình bị chà đạp nên đã tìm đến cái chết như 1 hình thức
phản kháng, dù còn yếu ớt và tiêu cực.
 Tâm hồn Mị dù bị vùi dập đến tê dại nhưng vẫn ẩn chứa sức sống tiềm tàng.
2. Sức sống trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân
- Tác động của hoàn cảnh: mùa xuân. Mùa xuân là thời điểm điển hình để khơi dậy những khát khao cảm xúc
trong lòng người, đánh thức sức sống đang tiềm ẩn: Hồng Ngài mùa xuân năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào
cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con
bướm sặc sỡ --> Chọn đúng thời điểm dạt dào sức sống để ngọn lửa ham sống trong Mị bùng lên.
- Tác động của men rượu:
 Lén uống rượu: uống ực từng bát, như muốn nuốt đi nỗi uất hận, dự báo sự bùng nổ của tất cả những
giấc mơ bị đè nén bao năm qua.
 Cái say làm Mị quên đi hiện tại, nhớ về quá khứ: Cô Mị thổi sáo giỏi, bao nhiêu người mê. Mị uốn chiếc
lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo --> Quá khứ tươi đẹp góp phần đánh thức bản năng sống trong
lòng Mị.
- Tác động của tiếng sáo (3 chặng): mỗi lần tiếng sáo vang lên là nội tâm Mị có sự biến đổi.
 Ngoài đầu núi có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bổi hổi: Thanh âm
của tuổi trẻ và tình yêu tự do như tiếng gọi mời, rủ rê, đánh thức tâm hồn Mị. Mị ngồi nhẩm thầm theo
bài hát --> Không còn sống kiếp cam chịu lùi lũi như con rùa nữa. Mị cảm nhận được giai điệu của tiếng
sáo, thoát khỏi tình cảnh vô hồn.
--> Âm thanh của tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức tâm hồn ngủ yên an phận, khiến trái tim Mị lại rung
lên những giai điệu của khát vọng được yêu.
Tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng: Gợi dậy những kỉ niệm ngọt ngào thời thiếu nữ của 1 cô Mị bao
nhiêu người mê. Quá khứ thổi đến niềm vui khiến Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm Tết ngày trước; Mị nhận ra Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
--> Ý thức về bản thân, về quyền sống trỗi dậy cùng nhận thức sâu sắc về thân phận nô lệ ép duyên.
 Để phản kháng hiện tại, Mị đã nghĩ đến cái chết: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho
chết ngay chứ không buồn nhớ.
Tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường: Vỗ về, an ủi thân phận Mị, thể hiện sự hờn trách của tình yêu: Anh
ném pao em không bắt; Em không yêu, quả pao rơi rồi… Tiếng sáo dần thâm nhập hẳn vào nội tâm Mị:
Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo. Ý thức về quyền sống dẫn đến 1 chuỗi hành động đột phá để đi chơi:
Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn 1 miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng… Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy
cái váy hoa.
--> Hành động của sự thức tỉnh, chứng tỏ Mị đã ý thức được hoàn cảnh tăm tối của mình nên muốn thắp
lên ánh sáng.
 Niềm ham sống trỗi dậy mãnh liệt, bộc lộ bằng chuỗi hành động của sự thức tỉnh.
 Tiểu kết: Sự trỗi dậy của khát vọng sống trong đêm tình mùa xuân tuy chưa thay đổi số phận Mị nhưng nó
đầy ý nghĩa: đó là sức sống tiềm ẩn để chờ thời cơ tiếp tục bùng cháy. Đoạn văn bảng lảng chất thơ, chứa
chan niềm tin vào sức sống con người. Tiếng sáo lặp đi lặp lại tha thiết như bài ca về sức sống bất diệt, bất
chấp cường quyền bạo lực.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: giá trị hiện thực và nhân đạo
 Lên án, căm thù sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi.
 Xót xa với số phận tủi nhục của nhân dân miền núi.
 Trân trọng những giá trị đẹp của người dân miền núi (khát vọng sống, tình người…)
 Đồng tình với quá trình đấu tranh đổi đời của người dân nghèo, mở ra cho họ con đường đấu tranh
giành tự do, hạnh phúc.
2. Nghệ thuật
 Xây dựng nhân vật tài tình
 Miêu tả tâm lí.
 Tạo tình huống truyện.
 Ngôn ngữ giản dị, đậm chất thơ, mang phong vị miền núi Tây Bắc.

You might also like