Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên: Lê Thị Hạnh Trang

MSSV: 31221025119
Bài thu hoạch:
Cảm nhận của anh (chị) về hai cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước (1945
- 1975) và nền hòa bình của Việt Nam hiện nay.
Mỗi khi nhắc đến chiến tranh Việt Nam, người ta không chỉ nhớ đến sự hung tàn của thực dân
Pháp và sự độc ác của đế quốc Mỹ mà hơn hết đó chính là ý chí mạnh mẽ, kiên cường, không
ngại gian khó của dân tộc Việt Nam và đặc biệt là truyền thống yêu nước quý báu của dân ta. Nói
về lòng yêu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Để có thể nhận thức sâu
sắc và đầy đủ hơn về sức mạnh của truyền thống yêu nước Việt Nam, chúng ta cùng quay ngược
dòng lịch sử trở về với hai cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước từ năm 1945
đến1975.
Tháng 12/1946, trước tình hình Pháp nhăm nhe xâm lược nước ta lần nữa, Trung ương ra Chỉ thị
Toàn dân kháng chiến, kịp thời đề ra chủ trương đối phó với quyết tâm “ Chúng ta thà hy sinh tất
cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Sau đó vào 19/12/1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta
quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do.Với chủ trương kháng chiến tòan diện,
trường kì kháng chiến đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã
lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp đặc biệt là
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ dành thắng lợi cùng với việc ký
kết Hiệp định Geneva năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp, mở đầu sự sụp đổ
của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên
chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước.

Sau 1954, đất nước bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc được giải phóng, thực hiện quá độ
lên chủ nghĩa xã hội; còn miền Nam, đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp,
biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Như ông cha ta vẫn thường nói “ thời thế tạo
nên anh hùng”, trong tình hình đối phó với một cường quốc hùng mạnh như Mỹ cùng với vũ khí
tối tân nhất lúc bấy giờ, dân ta đã tự sáng chế ra các phát minh độc đáo như bếp Hoàng Cầm hay
hầm chông, hố đinh và đặc biệt là những căn hầm bí mật ẩn sâu dưới lòng đất với khẩu hiệu :”
Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Nhờ những sáng tạo của dân ta trong kháng
chiến cùng với đường lối chỉ huy đúng đắn của Đảng, dân ta đã phá tan các âm mưu chiến tranh
tàn bạo của Mỹ, giành nhiều thắng lợi vẻ vang mà ấn tượng nhất phải kể đến chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, Miền Nam hoàn toàn độc lập,
thống nhất đất nước. Thắng lợi của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong
những sự kiện sáng chơi nhất trong lịch sử dân tộc và có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên quốc tế.
Từ đó đến nay, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo và phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua gần ba mươi năm
đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Cho dù thời gian
đã đi xa và chiến tranh đã khép lại từ lâu nhưng những hậu quả và tàn tích mà nó mang lại vẫn
còn in rõ trên dáng hình đất nước Việt Nam. Do đó, mỗi người dân Việt Nam hiện nay cần phải
phát huy mạnh mẽ tinh thần và khí thế hào hùng của Đại thắng mùa Xuân 1975 vào công cuộc
đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

You might also like