Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN


Môn học: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Chủ đề:
PHÂN TÍCH CÔNG TY
VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN PNJ

Giảng viên hướng dẫn: DƯƠNG KHA


Nhóm sinh viên 3:

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2019


MỤC LỤC
PHẦN 1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PNJ...................................1
1.1, Bối cảnh nền kinh tế.......................................................................................................................1
1.2. Phân tích ngành..............................................................................................................................3
1.3. Phân tích chiến lược.......................................................................................................................5
1.4. Phân tích SWOT.............................................................................................................................6
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA PNJ..............................................................8
2.1. Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh..................................................................................................8
2.2. Đánh giá thị phần, chính sách kinh doanh cho từng loại sản phẩm, dịch vụ.............................8
2.3. Cơ cấu doanh thu, chi phí tạo ra doanh thu, biên lợi nhuận gộp................................................8
2.4. Cơ cấu giá thành hàng hóa thông qua...........................................................................................9
2.5. Khu vực địa lý của công ty...........................................................................................................10
2.6. Đánh giá chất lượng điều hành công ty thông qua.....................................................................11
2.7. Đánh giá cấu trúc vốn và đối tác cho vay của công ty................................................................13
PHẦN 3. PHÂN TÍCH KẾ TOÁN.........................................................................................................14
3.1. Phân tích hoạt động Tài trợ....................................................................................................14
3.1.1. Nợ vay...............................................................................................................................14
3.1.2. Thuê mua tài sản....................................................................................................................16
3.1.3. Vốn cổ phần............................................................................................................................16
3.2. Phân tích hoạt động đầu tư:.........................................................................................................18
3.2.1 Sơ lược cơ cấu tài sản.............................................................................................................18
3.2.2. Phân tích chi tiết....................................................................................................................19
3.3. Phân tích hoạt động kinh doanh (đvt: triệu đồng).....................................................................22
PHẦN 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (đvt: triệu VND).........................................................................23
4.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:...........................................................................24
4.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư:...................................................................................25
4.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài trợ:....................................................................................26
4.4. So sánh dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh với lợi nhuận sau thuế (đvt: triệu VND). .28
4.5. Phân tích các thước đo dòng tiền.................................................................................................29
4.5.1. Dòng tiền thô..........................................................................................................................29
4.5.2. Dòng tiền tự do FCF..............................................................................................................30
4.5.3. So sánh dòng tiền thô và dòng tiền tự do..............................................................................31
4.5.4. Phân tích tỷ số dòng tiền.......................................................................................................31
PHẦN 5. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI..................................................................................32
5.1. Phân tích các tỷ số tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường....................................................32
5.2. ROA = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản........................................34
5.3. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản: Doanh thu thuần/ tổng tài sản.........................................35
PHẦN 6: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG..................................................................................................37
PHẦN 1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PNJ
1.1, Bối cảnh nền kinh tế
Kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách
thức gia tăng. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, căng thẳng
địa chính trị leo thang ở Vịnh Ba Tư, nguy cơ Brexit không có thỏa thuận và bất ổn
chính sách gia tăng trên toàn cầu, niềm tin kinh doanh và tâm lý thị trường tài
chính giảm sút, thương mại và đầu tư thế giới giảm. Các tổ chức quốc tế liên tục
đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019. Xu hướng
gia tăng chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng những thay đổi về địa
chính trị cũng là thách thức đối với kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới kinh tế Việt
Nam.
Trong nước, nền kinh tế 10 tháng năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh
tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt không
ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và
sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn khi dịch tả lợn châu Phi lây lan
trên diện rộng, đã được kiểm soát chặt chẽ tuy vậy dịch bệnh làm giảm nguồn
cung, giá thịt lợn tăng cao; nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản không thuận lợi về
thị trường và giá xuất khẩu; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp.
Tổng sản phẩm trong nước quý III/2019 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ
năm trước, cao hơn mức tăng 6,82% của quý I và 6,73% của quý II năm nay, trong
đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,53%; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 10,05% và khu vực dịch vụ tăng 7,11%. Tăng trưởng của quý III năm
nay tuy thấp hơn mức tăng 7,38% của quý III/2017 nhưng cao hơn mức tăng của
quý III các năm 2012-2018. Trên góc độ sử dụng GDP quý III/2019, tiêu dùng cuối
cùng tăng 7,46% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 8,44%; xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tăng 8,36%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,19%.

1
Lạm phát được kiểm soát thấp nhất 3 năm, CPI bình quân 6 tháng/ 2019 chỉ
tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2018. CPI bình quân quý II/2019 chỉ tăng 0,74%
so với quý I. Tuy nhiên CPI tháng 6/2019 lại giảm so với tháng trước. Lạm phát cơ
bản bình quân 6 tháng/2019 so với bình quân cùng kỳ năm 2018 tăng 1,87%.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng Mười
và 10 tháng năm 2019 mặc dù đã được đẩy mạnh theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ nhưng tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch năm và tốc độ tăng so với cùng
kỳ năm trước vẫn đạt mức thấp so với các năm trong giai đoạn 2015-2019. Vốn
đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Mười ước tính đạt 37 nghìn
tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương 6,7 nghìn
tỷ đồng, tăng 7,6%; vốn địa phương 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%. Trong khi đó,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giữ đà phát triển với số vốn thực hiện cao
nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời
điểm 20/10/2019 thu hút 3.094 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt
12.833,8 triệu USD, tăng 25,9% về số dự án và giảm 14,6% về số vốn đăng ký so
với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 1.145 lượt dự án đã cấp phép từ các năm
trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư so với số vốn tăng thêm đạt 5.468,6 triệu
USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp
mới và vốn tăng thêm trong 10 tháng năm nay đạt 18.302,4 triệu USD, giảm 15,2%
so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng ước
tính đạt 16,2 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng năm
nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn
nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 9.132,5 triệu USD,

2
chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản
đạt 1.281,8 triệu USD, chiếm 10%; các ngành còn lại đạt 2.419,5 triệu USD, chiếm
18,8%.
Dựa vào nguồn vốn từ chính phủ và chủ lực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
năng lực sản xuất của nền kinh tế được mở rộng, tạo đà cho kinh tế nước ta phát
trong những tháng tiếp theo. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần và trong 6 tháng năm 2019
tỷ lệ thất nghiệp còn 1,99%, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động thấp 1,29%,
thu nhập người lao động có xu hướng tăng, mức lương bình quân là 6,7 triệu đồng,
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực.
1.2. Phân tích ngành
Theo báo cáo quý 4/2018 của Hội đồng Vàng thế giới, nhu cầu vàng trang sức
tại Việt Nam đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, đạt khoảng 16.5
tấn/năm. Đồng thời giá vàng đã phục hồi từ thời điểm tháng 8/2018 cũng cho thấy
nhu cầu vàng trên thế giới đang tăng trở lại. Năm 2019, giá vàng đã tăng 2% trong
5 tháng từ tháng 5 cho đến tháng 10/2019. Nhu cầu dự trữ tài sản ở nước ta đang
tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bất ổn và có dấu hiệu tăng trưởng
chậm lại.

giá vàng Việt Nam từ 5/2019-10/2019


114.5

114

113.5

113

112.5

112

111.5
May-19 Jun-19 Jul-19 Aug-19 Sep-19 Oct-19

Theo cục thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam tăng trưởng 0,97% trong đó
chiếm đa số là nhóm tuổi lao động 25-49 (80%).- nhóm tuổi có thu nhập bình quân
khá cao đã tạo một thị trường tiêu thụ tiềm năng cho ngành chế tác và kinh doanh

3
nữ trang. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng
6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng
của 6 tháng các năm 2011-2017. Tốc độ có xu hướng chậm lại do ảnh hưởng chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung, sự rời bỏ EU của nước Anh, niềm tin kinh doanh bị
giảm sút. Riêng ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,78% duy trì nguồn cung
nguyên vật liệu cho ngành chế tác các sản phẩm từ khoáng sản.
Nhu cầu nữ trang ngày một lớn do nước ta là nước đang phát triển với tốc độ
khá cao dẫn đến sự tăng lên số người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu. Chỉ số
GDP tương ứng với sức mua của người Việt Nam trong năm 2017 đạt 6.876
USD/người và nâng lên mức 7.377 USD/người trong năm 2018.(theo cục thống
kê)

Tỷ trọng dân số Việt Nam năm 2018 theo nhóm


tuổi
15 - 24 25 - 49 50+

4%
17%

80%

Theo KBSV research, thị trường bán lẻ trang sức đá quý còn nhiều tiềm năng
phát triển, có tính phân mảnh cao và có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong những
năm sắp tới. Tuy nhiên đa số thị phần đều thuộc về các cửa hàng bán lẻ truyền
thống, chiếm đến khoảng 70% thị phần. Tuy công ty PNJ là một trong những
doanh nghiệp dẫn đầu ngành, thị phần của công ty chỉ chiếm khoảng 7%.
Hiện tại công ty PNJ đang đối mặt với đối thủ đáng gờm là Tập đoàn vàng bạc
đá quý Doji với nguồn lực tài chính dồi dào và công Ty TNHH Một Thành Viên
Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn – SJC. Do điều kiện gia nhập ngành khắt khe từ phía
pháp luật (nghị định 24/2012-NĐCP) và rủi ro cao khi chế tác và kinh doanh nên
khó có doanh nghiệp mới gia nhập ngành.

4
Đối với vấn đề sản phẩm thay thế cạnh tranh trong ngành, không có thể so sánh
các trang sức với nhau được bởi vì mỗi sản phẩm được thiết kế riêng biệt và có nét
đặc trưng riêng của từng sản phẩm. Các công ty PNJ, Doji và SJC luôn cố gắng tạo
ra sản phẩm độc đáo, tinh xảo nhất nên cạnh tranh từ những sản phẩm thay thế là
có thể xảy ra nhưng không thể thay thế hoàn toàn đối với phân khúc trung và cao
cấp. Các công ty có thể cạnh tranh trên mức độ ưa thích của khách hàng và dịch vụ
hậu mãi.
Lợi thế cạnh tranh của công ty PNJ hoạt động lâu năm trong ngành kim hoàn,
sở hữu đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng, tay nghề tinh xảo với số lượng
nhân viên lên đến hơn 6000 (2018). Lực lượng nhân viên hùng hậu sẽ gia tăng
năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng. Với
324 cửa hàng, doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối khắp toàn quốc. Về
dịch vụ giám định, công ty thường xuyên cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân viên
và trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại. PNJ thành lập một đơn vị giám định
dựa trên tiêu chuẩn GIA-Viện đá quý Hoa Kỳ và đạt chuẩn quốc tế ISO 17025.
Ngành tiêu dùng xa xỉ phẩm này phụ thuộc vào chu kì kinh tế, có độ co dãn rất
cao. Trong khi đó để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cần phải mở rộng cửa hàng, chi
nhánh càng làm cho rủi ro mất cắp tăng lên, chi phí quản lý và bán hàng cũng tăng
theo. Công ty đồng thời phải đầu tư cho việc phát triển hệ thống ERP mới và nâng
cấp trang web thương mại điện tử để bắt kịp xu hướng công nghệ 4.0.
1.3. Phân tích chiến lược
Công ty đang trong giai đoạn cuối của chiến lược 10 năm 2012-2022 với sứ
mệnh mang đến sản phẩm tinh tế với chất lượng vượt trội và tầm nhìn 2022 là công
ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu châu Á, giữ vị trí số 1 trong các phân khúc
trung và cao cấp tại Việt Nam. Bên cạnh đó việc phát triển môi trường và xã hội
cũng là trọng tâm của chiến lược phát triển trong giai đoạn cuối 2017-2022.
PNJ cho rằng sự thành công của công ty gắn với sự phát triển bền vững của
môi trường, xã hội và con người chính vì thế mà công ty luôn đặt chiến lược phát
triển với 17 mục tiêu phát trển bền vững của Liên Hợp Quốc:
- Tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng bền vững về doanh thu và lợi nhuận, tối đa
hóa lợi ích cổ đông và nhà đầu tư, nâng cao sự nhận biết của khách hàng đối với
thương hiệu và sản phẩm của công ty.
- Phát triển xã hội: tạo việc làm và điều kiện kinh tế ổn định cho người lao
động tại địa phương

5
- Bảo vệ môi trường: sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên
nhiên, xử lý triệt để và hiệu quả chất thải nguy hại từ quy trình sản xuất, thực hiện
hoạt động bảo vệ môi trường.
- Phát triển nguồn nhân lực: tạo môi trường làm việc lành mạnh và lý tưởng
cho người lao động, thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân nhân tài.
- Xây dựng cộng đồng: đầu tư có hiệu quả vào các dự án cộng đồng, an sinh xã
hội.
1.4. Phân tích SWOT
- Điểm mạnh: công ty đang sở hữu hơn 300 cửa hàng, mạng lưới phân phối
phủ khắp cả nước. Sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng quốc tế đánh giá
cao và đã xuất hiện tại 13 quốc gia. PNJ đang sở hữu một chuỗi sản xuất vàng bạc
trang sức và phân phối khép kín giúp doanh nghiệp bảo mật sản phẩm và nâng cao
vị thế cạnh tranh. PNJ được chứng nhận là doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất
châu Á, đây là lợi thế để PNJ thu hút nhiều nhân tài.
- Điểm yếu: các sản phẩm trang sức có thể bị thay thế bằng sản phẩm với
nguyên liệu rẻ hơn như titan, inox,…
- Cơ hội: nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ do đó làm
tăng lên nhanh chóng trong tầng lớp trung, tạo triển vọng tích cực cho ngành bán
lẻ.
- Thách thức: phân khúc bán lẻ còn nhiều đối thủ kinh doanh theo truyền
thống đã tạo dựng niềm tin, uy tín lâu đời sẽ là thách thức cho PNJ cạnh tranh.
Với lợi thế nguồn nhân lực tài năng và kỹ năng cao, PNJ không ngừng thúc đẩy
sự phát triển của nhân viên. Công ty nhận định yếu tố thiết yếu làm nên thành công
của doanh nghiệp chính là con người, vì vậy công ty đã đưa ra những hoạch định,
giải pháp mang tính lâu dài theo định hướng phát triển bền vững thông qua chương
trình hoạch định và phát triển nhân tài nhằm phát triển đội ngũ nhân viên vững
mạnh, chủ động trong việc hoạch định nguồn lực, gia tăng sự gắn bó và cam kết
lâu dài với tổ chức. Trong năm 2018 công ty đầu tư mạnh vào đạo tạo nhân lực với
bình quân số giờ mỗi năm cho nhân viên là 19h/người, thấp nhất trong 4 năm gần
đây. Nguyên nhân do số lượng nhân viên mới tăng 36% và số nhân viên nghỉ việc
cũng tăng cao nhất 22%. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc khá cao làm công ty tốn chi phí
đào tạo và tuyển dụng nhân viên mới và quan trọng hơn công ty có thể bị đánh cắp
công thức hay tư liệu sản xuất.

6
PNJ có các chương trình tuyển dụng chuẩn hóa, chính sách lương thưởng rõ
ràng và hấp dẫn, thông tin công bố rộng rãi nên PNJ có một lợi thế nhất định thu
hút nhân tài. Bên cạnh đó công ty còn cải tổ hệ thống sản xuất: đầu tư vào các
trang thiết bị, máy móc giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất kết hợp tái sử
dụng nguyên liệu cũ và rút ngắn thời gian sản xuất nhằm nâng cao năng lực giao
hàng đúng hẹn và tiết kiệm nguồn tài nguyên.
Công ty đầu tư công nghệ xử lý nước thải cũng như khí thải để có được môi
trường làm việc tốt, giảm thiểu tối đa thất thoát kim loại quý, tạo môi trường sạch,
hạn chế bụi, tiếng ồn, khí thải và nước thải độc hại ra môi trường. Doanh nghiệp
còn tối đa hóa hiệu năng sử dụng, tiết kiệm năng lượng bằng cách tuyên truyền,
cảnh báo và xử lý các cá nhân sử dụng nguồn tài nguyên lãng phí, đầu tư máy móc
thiết bị công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý.
Với chiến lược phát triển bền vững trên đã đem đến cho PNJ nhiều thành quả
quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu không chỉ nổi tiếng ở thị trường trong
nước mà còn được ưa thích trên thị trường khu vực châu Á. Doanh thu tăng tưởng
liên tục và duy trì ở tốc độ bình quân 30%/năm kể từ năm 2016, lợi nhuận trước
thuế vượt mốc 1000 tỷ đồng, mạng lưới án lẻ gia tăng lên 324 cửa hàng, phủ sóng
51/63 tỉnh thành, lượng khách hàng thân thiết tăng 48%. PNJ đạt được nhiều giải
thưởng đáng giá như Doanh nghiệp xuất sắc khu vực ASEAN, Top 3 “Retailer of
the Year” (Nhà Bán lẻ của năm) do Jewelry News Asia (JNA)-tạp chí chuyên
ngành nữ trang uy tín nhất khu vực,…

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


16,000,000,000 0.35
14,000,000,000 0.3
12,000,000,000
0.25
10,000,000,000
0.2
8,000,000,000
0.15
6,000,000,000
0.1
4,000,000,000
2,000,000,000 0.05

0 0
2015 2016 2017 2018

Doanh thu bán hàng và CCDV tốc độ tăng trưởng

7
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA PNJ
2.1. Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh.
- Dịch vụ kiểm định kim cương và đá quý;
- Cho thuê nhà (phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 10 Luật Kinh
doanh bất động sản);
- Sản xuất, kinh doanh trang sức thành phẩm bằng vàng; bạc; đá quý, vàng
miếng thành phẩm (không phân phối kim cương đã hoặc chưa được gia công
nhưng chưa được gắn hoặc nạm dát; đá quý (trừ kim cương), đá bán quý, đã
hoặc chưa được gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu chuỗi, chưa gắn
hoặc nạm dát; đá quý (trừ kim cương); đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp
hoặc tái tạo, đã hoặc chưa gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu thành
chuỗi, chưa gắn hoặc nạm dát; bạc (kể cả bạc được mạ vàng hoặc bạch kim)
– chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột; vàng (kể cả
vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng
bột; bạch kim, chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột;
chỉ bao gồm bạc hoặc vàng, dát phủ bạch kim, chưa gia công quá mức bán
thành phẩm.

2.2. Đánh giá thị phần, chính sách kinh doanh cho từng loại sản phẩm, dịch
vụ.
- Theo báo cáo của PNJ, Công ty chiếm 44% thị phần trên thị trường trang
sức Việt Nam.
- Mảng bán lẻ vàng trang sức là mảng kinh doanh trọng yếu với thị phần đầu
ngành 27%
- Chiến lược kinh doanh tập trung vào trang sức thay vì vàng miếng cùng với
khả năng tìm ra nguồn nguyên liệu tái chế trong nước giúp PNJ đạt được
biên lợi nhuận gộp cao nhất ngành (19%) (2018).

2.3. Cơ cấu doanh thu, chi phí tạo ra doanh thu, biên lợi nhuận gộp.
- Đến hết quý 1/2019, công ty đã có chuỗi 327 cửa hàng trải rộng khắp Việt
Nam. Mặc dù mở thêm mạng lưới nhưng tăng trưởng doanh thu trên mỗi cửa
hàng vẫn được duy trì ở mức hai chữ số.

8
- PNJ ghi nhận doanh thu thuần quý 1/2019 hơn 4,783 tỷ đồng (+15.6% YoY)
và lợi nhuận sau thuế đạt 428 tỷ đồng (+36% YoY). Yếu tố tăng doanh thu
của PNJ vẫn tập trung mạnh vào trang sức vàng.
- Cơ cấu lợi nhuận gộp và doanh thu năm 2018:

- Tổng chi phí hoạt động (bao gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp)
trong quý II/2019 là 403 tỷ đồng, tăng tới 18% so với cùng kỳ năm 2018 cho
chiến lược phát triển ngành vàng, đồng hồ của Công ty. Trong đó, lý do chính
khiến chi phí hoạt động bị đẩy lên cao là sự tăng vọt của chi phí lương với tổng
chi quý II lên tới 248 tỷ đồng, tăng rất mạnh tới 46% so với cùng kỳ năm trước.
- Bên cạnh đó, một khoản chi phí có tốc độ tăng nhanh trong quý II/2019 là chi phí
tài chính với mức tăng thêm 10,1 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 90% so với cùng kỳ. Sự
gia tăng chi phí tài chính chủ yếu do tăng chi phí lãi vay.
- Quý 4/2018, biên lợi nhuận gộp 20,3%, cao nhất từ trước đến giờ.

9
2.4. Cơ cấu giá thành hàng hóa thông qua
- Đánh giá nguồn cung nguyên liệu
+ Nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất của PNJ là vàng nguyên liệu, bạc
nguyên liệu, vàng miếng, đá quý, kim cương. Các nguyên vật liệu này được
nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài, còn lại vẫn mua trong nước. Các nguồn
cung ứng đều khá ổn định.
- Trình độ công nghệ, công suất sản xuất của công ty
+ Sản lượng sản xuất tăng cao nên việc đảm bảo quy trình sản xuất được
xuyên suốt, chất lượng sản phẩm ổn định, giảm hao hụt tối thiểu là yêu cầu
cần thiết. Kỹ thuật sản xuất luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức nhằm
đáp ứng yêu cầu các đơn hàng cao cấp từ thị trường Mỹ, Đức, Đan Mạch,…
+ Trong thời gian qua, PNJ đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây
chuyền máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
+ Ngay từ năm 1992, PNJ đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất nữ trang
theo công nghệ Italy, từ các thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế – tạo mẫu
nữ trang cho đến kỹ thuật đúc phôi, xi mạ, dây chuyền máy,… thay thế cho
phương pháp thủ công.
- Quy mô, trình độ đội ngũ lao động
+ Năm 2018 PNJ có 4.969 nhân viên phân bổ cho 269 cửa hàng tại 48 tỉnh,
thành phố.
+ Tất cả các ứng viên khi được lựa chọn là nhân viên của PNJ luôn được
hưởng những cơ hội bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
+ PNJ luôn có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động
ở trong và ngoài nước trong thời gian làm việc tại Công ty. Nội dung đào tạo
chú trọng đến tính thực tiễn, được thiết kế và cung cấp trên cơ sở yêu cầu
năng lực cần thiết cho công việc.
+ Hiện nay, các cấp quản lý cấp trung và một số chức danh như kỹ sư, kỹ
thuật viên, nhân viên thiết kế, nhân viên đồ họa,… đều được PNJ cử đi nước
ngoài đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
+ Nhân viên quản lý có trách nhiệm tham gia công tác đào tạo và phát triển
nghề nghiệp. PNJ cũng khuyến khích các nhân viên tự trao đổi nâng cao
trình độ học vấn, kỹ năng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với đồng
nghiệp.
+ Năm 2018, hoàn thành bộ tiêu chí tay nghề thợ kim hoàn, tăng cường hoạt
động đào tạo, lưu trữ và phát triển nhóm nghệ nhân.

10
2.5. Khu vực địa lý của công ty
- Địa chỉ công ty: 170E Phan Đăng Lưu – Phường 3 – Quận Phú Nhuận –
Thành phố Hồ Chí Minh
+ Quận Phú Nhuận được xem là quận cửa ngõ ra vào phía Bắc của khu trung
tâm Thành phố Hồ Chí Minh; là nơi liên kết giữa trung tâm thành phố với
các Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh nên nơi đây có rất
nhiều con đường huyết mạch như: Nguyễn Văn Trỗi, Phan Xích Long,
Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu,...
+ Quận Phú Nhuận có mật độ dân số cao nhất trong tất cả các quận của
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các cửa hàng đều nằm ở vị trí đắc địa, là các trung tâm thương mại hay khu
mua sắm thời trang của các tỉnh thành, không gian được thiết kế hiện đại,
sang trọng.

2.6. Đánh giá chất lượng điều hành công ty thông qua
- Cơ cấu cổ đông và sự cân bằng quyền lực giữa cổ đông đa số và thiểu số

Thời gian Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ %


CĐ cá nhân trong nước sở hữu
31/12/2018 30,339,372 18.17
>= 5%
CĐ khác 122,063,053 73.09
Cổ phiếu quỹ 709 0.00
Tổ chức trong nước 14,599,848 8.74

CĐ cá nhân
trong
Tổ chức trong nước nước sở
8.74% hữu >= 5%
18.17%

CĐ khác
73.09%

11
- Theo Điều 5, Quy chế quản trị công ty của PNJ (2018): “5.1. Công ty luôn
hướng đến mục tiêu bảo đảm quyền lợi chính đáng của tất cả cổ đông, không
phân biệt là tổ chức hay cá nhân, không phân biệt quốc tịch và không phân
biệt giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số.”
- Tính độc lập và chuyên môn của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc,
CEO

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


Bà Cao Thi Ngọc Dung Chủ tịch
Ông Lê Trí Thông Phó Chủ tịch
Bà Nguyễn Thị Cúc Thành viên (từ nhiệm ngày 11.6.2018)
Bà Phạm Vũ Thanh Giang Thành viên
Ông Lê Hữu Hạnh Thành viên
Ông Lê Quang Phúc Thành viên
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh Thành viên
Ông Robert Alan Willett Thành viên (bổ nhiệm ngày 21.4.2018)
Bà Huỳnh Thị Xuân Li Thành viên (bổ nhiệm ngày 21.4.2018)
Ông Nguyễn Vũ Phan Thành viên (từ nhiệm ngày 20.4.2018)

BAN ĐIỀU HÀNH


Bà Cao Thị Ngọc Dung Tổng Giám đốc (từ nhiệm ngày 20.4.2018)
Ông Lê Trí Thông Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 21.4.2018)
Bà Đặng Thị Lài Giám đốc Vận hành kiêm Giám đốc Khối Tài
chính – Vận hành
Bà Trần Thị Thu Hà Giám đốc Khối Bán lẻ
Bà Nguyễn Hoàng Anh Giám đốc Khối Marketing
Ông Nguyễn Hoàng Châu Giám đốc Khối Cung ứng
Ông Đào Trung Kiên Giám đốc Khối Chiến lược
Ông Nguyễn Ngọc Trân Giám đốc Khối Công nghệ thông tin
Ông Nguyễn Anh Hùng Giám đốc Khối Nguồn Nhân lực
Ông Dương Quang Hải Kế toán trưởng

BAN KIỂM SOÁT


Ông Nguyễn Thành Dư Trưởng Ban kiểm soát
Bà Nguyễn Ngọc Huệ Thành viên

12
Ông Lê Anh Đức Thành viên

HĐQT, Tổng Giám đốc luôn tạo điều kiện thuận lợi để BKS thực hiện
nhiệm vụ và luôn có sự phối hợp chặt chẽ, độc lập, khách quan trên nguyên
tắc vì lợi ích của Công ty, của cổ đông và tuân thủ đầy đủ các quy định của
Quy chế nội bộ, Điều lệ Công ty và các quy định của pháp luật.
2.7. Đánh giá cấu trúc vốn và đối tác cho vay của công ty.
- Các đối tác cho vay dài hạn
+ Khoản vay ngân hàng dài hạn thể hiện khoản vay của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo Hợp đồng tín dụng số 1902-
LAV-201600516 ngày 22 tháng 11 năm 2016 nhằm mục đích mua sắm tài
sản cố định.
+ Khoản vay cá nhân thể hiện các khoản vay tín chấp từ cán bộ công nhân
viên của Tập đoàn.

2015 % 2016 % 2017 % 2018 %


Nợ
79.232.227.36 65.999.201.24 53.939.207.00 15.504.343.00
dài 5.38 4.21 1.75 0.41
9 4 0 0
hạn
Vốn
chủ 1.394.349.545 94.6 1.500.326.710 95.7 3.028.602.914 98.2 3.745.073.427 99.5
sở .517 2 .664 9 .462 5 .904 9
hữu
Tổn
g
nguồ
1,473,581,772 1,566,325,911 3,082,542,121 3,760,577,770
n 100 100 100 100
,886 ,908 ,462 ,904
vốn
dài
hạn

Xét về cấu trúc vốn từ năm 2015 – 2018, công ty sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở
hữu, công ty đang có xu hướng ngày càng sử dụng nợ ít hơn và tăng vốn chủ sở
hữu lên. Như vậy, các dự án dài hạn được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu để
làm giảm chi phí lãi vay, đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính của công ty là thấp.

13
Tuy nhiên, cấu trúc vốn này cũng thể hiện rằng công ty ít sử dụng nợ để tài trợ cho
tài sản, chưa tận dụng được lợi ích của đòn bẩy tài chính.

PHẦN 3. PHÂN TÍCH KẾ TOÁN


3.1. Phân tích hoạt động Tài trợ
3.1.1. Nợ vay
- Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các khoản thanh toán mà theo
đó doanh nghiệp sẽ sử dụng nó để nắm giữ các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử
dụng các khoản nợ ngắn hạn khác. Nợ ngắn hạn có khoảng thời gian thanh toán
mong đợi dưới một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh nhất định.
Nợ ngắn hạn được ghi chép theo giá trị đáo hạn và được chia thành nợ ngắn hạn từ
hoạt động tài trợ và từ hoạt động kinh doanh
Bảng 3.1. Các khoản mục nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán của công ty PNJ
((Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2017,2018))
Năm 2016 2017 2018
Nợ ngắn hạn 2021661 1488758 2677318
Phải trả người bán ngắn hạn 325731 278898 342677
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 56039 37773 82799
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước 87439 117207 153576
Phải trả người lao động 27860 99467 228337
Chi phí phải trả ngắn hạn 6355 4629 10834
Phải trả ngắn hạn khác 27608 52072 237630
Vay ngắn hạn 1448955 846279 1559492
Qũy khen thưởng phúc lợi 41675 52433 62980

Hình 3.1:Biểu đồ thể hiện tình hình nợ vay của công ty trong 3 năm gần đây:

14
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy năm 2018 công ty đã tăng thêm nợ trong cấu trúc
vốn, tỉ lệ tăng trưởng nợ của năm 2018 so với các năm 2016 và 2017 lần lượt là
32% và 80%. Để biết tác động của việc gia tăng tỉ lệ nợ tronmg cấu trúc vốn của
công ty sẽ có tác động như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi sự thay đổi của
các tỉ số thanh khoản dưới đây:
Bảng 3. 2. Tỉ số thanh khoản hiện hành của PNJ qua các năm
Khả năng
Năm thanh toán Mức an toàn
hiện hành
Năm 2015 1.43 2
Năm 2016 1.53 2
Năm 2017 2.62 2
Năm 2018 2.02 2
Qúy 3/ 2019 1.83 2

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn khả năng thanh toán hiện hành so với mức an toàn

Khả năng thanh toàn nợ ngắn hạn của công ty khá tốt, kẻ từ năm 2015 đến nay vẫn
luôn duy trì trên mức an toàn, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ năm 2015 đến
năm 2017 tăng tuy nhiên từ năm 2018, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngày càng
giảm do tỷ lệ nợ ngắn ngày càng tăng. Gia tăng nợ vay là một lựa chọn hợp lý với
PNJ trong bối cảnh hệ số nợ vẫn đang ở mức thấp, nhưng phương án này sẽ phải
cân nhắc khi hệ số nợ tăng xấp xỉ ngưỡng an toàn, bởi về dài hạn, dòng tiền hoạt
động kinh doanh phải dương để bù đắp cho các hoạt động đầu tư, trang trải nợ

15
vay… Nếu không, doanh nghiệp có thể sẽ chìm trong nợ nần. Hiện tại với cơ cấu tài
sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, PNJ vẫn đang quản lý tài sản theo hướng thận trọng.

- Nợ dài hạn
Bảng 3.3.Các khoản mục nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán của công ty
PNJ(đvt: Triệu đồng)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018


Nợ dài hạn 65999 53939 15504
Phải trả dài hạn khác 628 628 628
Vay dài hạn 58994 46235 7800
Dự phòng phải trả dài hạn 6377 7076 7076

Nợ dài hạn của công ty vào cuối năm 2018 bị giảm mạnh, giảm 77% so với năm
2016 và giảm 71% so với năm 2017. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm
mạnh trong tổng nợ dài hạn của năm 2018 là do khoản vay dài hạn năm 2018 đã
giảm đáng kể
3.1.2. Thuê mua tài sản
3.1.3. Vốn cổ phần
Bảng 3.4. Các khoản mục Vốn cổ phần trên bảng cân đối kế toán của công ty PNJ
((Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2017,2018)) đvt: triệu VND
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Vốn chủ sở hữu 1500327 3028603 3745073
1. Vốn góp của chủ sở hữu 982746 1081020 1670030
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 982746 1081020 1670030
2.Thặng dư vốn cổ phần - 876761 925398
3. Cổ phiếu quỹ -7 -7 -7
4. Quỹ đầu tư phát triển 144088 220087 26508
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 373500 850741 884565
LNST chưa phân phối lũy kế của các năm trước - 233986 98781
LNST chưa phân phối của năm nay 373500 616755 785785
Tổng nguồn vốn 3587987 4.571.300 6.437.896

Từ bảng 3.1, 3.3 và 3.4 ta có thể được các tỉ số sau đây:


Bảng 3.5
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 58% 34% 42%
Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu 139% 52% 72%

16
Tổng nợ/Tổng nguồn vốn

Từ năm 2016 đến năm 2018, tỉ lệ vốn cổ phần trong cấu

trúc nguồn vốn của công ty có xu


hướng ngày càng Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn chiếm tỉ trọng cao hơn.
Nguyên nhân là do:
- PNJ thực hiện tăng vốn 2 lần tổng cộng thu được khoảng 1070 tỷ đồng
và lợi nhuận sau thuế giữ lại tăng 1281 tỷ đồng; 
- Trong khi đó nợ vay của PNJ tăng chậm hơn so với VCSH, từ 1449 tỷ đồng năm
2016 lên 1559 tỷ đồng năm 2018. Đối chiếu với tình hình tăng trưởng cửa hàng và
tăng trưởng tồn kho phục vụ cho phát triển mạng lưới kinh doanh mạnh mẽ của
PNJ thì tình hình nguồn vốn của PNJ rất đáng kinh ngạc với sự an toàn và rất bền
vững.
Theo Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018:
- Công ty đã hoàn tất việc phát hành thêm 9.827.457 cổ phần mệnh giá 10.000
đồng/cổ phần cho các nhà đầu tư với giá bán bình quân là 100.880 đồng/cổ phần
theo công văn số 975/2017/BC-HĐQT-CTY Báo cáo kết quả chào bán cổ phần
riêng lẻ ban hành ngày 19 tháng 7 năm 2017 cho Ủy ban Chứng khoán, ngày thay
đổi niêm yết có hiệu lực từ ngày 08 tháng 8 năm 2017. Theo đó, tổng số tiền Công
ty đã thu được là 975.035.852.458 đồng và được Công ty ghi nhận vào vốn điều lệ
và thăng dư vốn cổ phần với số tiền lần lượt là 98.274.570.000 đồng và
876.761.282.458 đồng

17
3.2. Phân tích hoạt động đầu tư:
3.2.1 Sơ lược cơ cấu tài sản
- Trong những năm gần đây, tổng tài sản
Cơ cấu TSNH
của PNJ đã dần tăng lên, đặc biệt trong giai 6,000,000,000,000
đoạn 2016-2018 tổng tài sản đã tăng với tốc
5,000,000,000,000
độ nhanh chóng từ 3.588 tỷ đồng lên 6.438
tỷ đồng. Có thể thấy rằng, trong những năm 4,000,000,000,000

gần đây, công ty PNJ đã tập trung rất nhiều 3,000,000,000,000

vào việc đầu tư vào tài sản để phát triển 2,000,000,000,000

công ty. 1,000,000,000,000

- Cũng trong giai đoạn này, hàng tồn kho -


2016 2017 2018
tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
tài sản. Việc hàng tồn kho của PNJ tăng Tiền và các khoản tương đương tiền
Hàng tồn kho
Các khoản phải thu ngắn hạn
TSCĐ
trong giai đoạn này là bình thường khi công
ty đang định hướng mở rộng nhanh doanh thu.
- Từ 2016 đến 2017, TSCĐ của công ty tăng khá ổn định. Tuy nhiên đến năm
2018, mức đầu tư vào TSCĐ của công ty tăng cao, cụ thể tăng thêm 232,04 tỷ đồng
lên mức 719,29 tỷ đồng trong năm 2018. Sự biến động này là do công ty đầu tư
một số tiền lớn vào việc mua quyền sử dụng đất để mở rộng sản xuất.
- Các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng ổn định theo mức tăng của tổng tài sản.

18
3.2.2. Phân tích chi tiết
a. Tài sản ngắn hạn
- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền: trong năm 2018, tỷ lệ tiền mặt và các
khoản tương đương tiền trên tổng tài
sản của công ty là 3.24% đây là tỷ lệ Khả năng thanh toán
khá ổn định đối với ngành vàng bạc 3.00
đá quý của Việt Nam hiện nay. Công 2.50
2.00
ty không nắm giữ quá nhiều tiền 1.50
mặt, đây cũng là một dấu hiệu tốt 1.00
trong việc đánh giá khả năng sử 0.50
0.00
dụng tiền của công ty. Tuy nhiên, 2016 2017 2018
mức tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn
Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh
hạn của công ty còn lớn, cho thất Tỷ số tiền mặt
công ty vẫn đang quản lý tài sản của
mình theo hướng thận trọng. Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty là lớn hơn 1.
Trong năm 2016-2017, các tỷ số thanh toán của công ty tăng, tuy nhiên trong năm
2018, tỷ số này lại có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn mức năm 2016. Điều này
cho thấy khả năng thanh toán của công ty là khá tốt trong giai đoạn này, sự sụt
giảm khả năng thanh toán trong năm 2018 là do công ty vay nợ để bù đắp cho dòng
tiền hoạt động kinh doanh âm do mở rộng kinh doanh và tăng tồn trữ hàng tồn kho.
- Hàng tồn kho: Hiện nay, tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản của công ty lớn,
chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần so với những tài sản ngắn hạn khác. Trong năm
2018, tốc độ tăng trưởng của hàng tồn kho xấp xỉ 46%, đạt mức 4.968 tỷ đồng. Tuy
nhiên trong đó, 881,9 tỷ đồng được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay
ngắn hạn của công ty. Do đó, trên thực tế thì lượng dự trữ hàng tồn kho mà công ty
có thể sử dụng thấp hơn so với con số này.
Vòng quay hàng tồn kho trong ba năm 2016-2018 lần lượt là: 2.88, 2.91 và 2.82.
Cũng như những chỉ số khác, con số này lần lượt tăng ổn định trong những năm
trước và đến năm 2018 thì lại giảm nhẹ. Sự tăng lên trong dự trữ hàng tồn kho để
đáp ứng định hướng mở rộng kinh doanh của công ty đã ảnh hưởng đến rất nhiều
tỷ số liên quan đến tài sản và khả năng quản lí tài sản. Những số liệu được tính trên
thể hiện được sự quản lý khá tốt và ổn định của công ty đối với hàng tồn kho, đồng
thời cho thấy công ty đang có xu hướng tăng thời gian lưu kho của hàng tồn kho
lên. Trong bối cảnh giá vàng đang tăng thì việc tồn trữ lượng lớn hàng tồn kho
giúp cho PNJ cải thiện biên lợi nhuận gộp của mình và giảm rủi ro đối với đầu tư
vào tài sản công ty.
19
- Khoản phải thu: Từ năm 2015 đến năm 2017, khoản phải thu của PNJ tăng ổn
định trung bình ở mức 33.9% mỗi năm. Sang năm 2018, các khoản phải thu ngắn
hạn của công ty đã tăng lên đến 83.4% đạt con số 155.2 tỷ đồng .
Việc mở rộng kinh doanh của công ty giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận
gộp nhưng đồng thời cũng đưa công ty đi vào việc tăng hàng tồn kho và khoản
phải thu. Các khoản phải thu khách hàng của công ty đối với hai công ty FH Trautz
GmBh và DC&D Co. vẫn duy trì ở mức bình thường, không có sự biến động quá
lớn. Sự biến động lớn trong khoản mục này được đánh giá là do khoản phải thu
khách hàng từ CTCP Dược Hậu Giang (giá trị hơn 10 tỷ đồng). Ngoài những
khách hàng trên, các khoản phải thu của công ty còn phân bổ cho nhiều khách hàng
khác nhau vói mức độ tập trung là gần như xấp xỉ nhau. Đồng thời, công ty cũng
không có thêm bất kì khoản phải thu quá hạn hay khó đòi nào. Đây là một dấu hiệu
cho thấy rủi ro của khoản phải thu này là khá thấp.

Giá trị các khoản phải thu khách hàng (Trích BCTC quý IV/2018)

Kỳ thu tiền bình quân của công ty Kỳ thu tiền bình quân
vẫn duy trì ổn định từ 2.x đến 3.x, 3.50
trong năm 2018 tỷ số này có giá trị là 3.00
3. So với các doanh nghiệp cùng 2.50
ngành, công ty PNJ quản lí khá tốt các 2.00
khoản phải thu của mình, đưa ra các 1.50

chính sách bán hàng phù hợp để các 1.00

khoản phải thu duy trì ở mức hợp lí và 0.50


0.00
hiệu quả. 2016 2017 2018

20
- Chi phí trả trước: Chi phí trả trước của công ty có xu hướng tăng lên ổn định
trong 2016-2018. Trong ngắn hạn, công ty chủ yếu chi các khoản trả trước cho
công cụ và dụng cụ. Tổng chi phí trả trước ngắn hạn trong giai đoạn 3 năm tăng từ
45.05 tỷ đồng cuối năm 2016 đến 68.19 tỷ đồng trong năm 2018. Trong dài hạn,
chi phí trả trước của công ty lại chủ yếu tập trung vào việc chi cho công cụ dụng cụ
và cải tạo văn phòng, cửa hàng. Tổng chi phí trả trước dài hạn trong năm 2018 đã
tăng lên xấp xỉ 3 lần so với năm 2016. Sự tăng lên nhanh chóng này được giải
thích là do công ty đang có dự định mở rộng kinh doanh, cần chi ra các khoản chi
phí để cải thiện lại cửa hàng cũng như những dụng cụ, phục vụ tốt cho dự án mở
rộng của mình.
b. Tài sản dài hạn
- Tài sản cố định: TSCĐ hữu hình tăng ổn định, với mức 9% trong năm 2018 đạt
giá trị 225.96 tỷ đồng. Mức trích khấu hao đối với TSCĐ hữu hình trong năm cũng
duy trì ở mức ổn định (năm 2018 mức trích khấu hao là 40.74 tỷ đồng). Đối với
TSCĐ vô hình, có sự tăng đột biến của giá trị này ở năm 2018. Trong năm 2017,
PNJ đã rộng thêm 54 cửa hàng, làm tăng mức doanh thu thuần trong năm lên gần
11 tỷ đồng. Tính đến tháng 11/ 2018 đã có 317 cửa hàng, tăng 48 cửa hàng so với
đầu năm. Việc mở rộng quy mô kinh doanh yêu cầu công ty phải chi nhiều cho
việc đầu tư vào quyền sử dung đất, giải thích cho việc tăng lên nhanh chóng trong
giá trị TSCĐ vô hình năm 2018
- Chứng khoán thị trường: Công ty PNJ hiện đang nắm giữ 7.69% cổ phần của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á với tổng số vốn đầu tư là 395.27 tỷ đồng.
Đây là ngân hàng vẫn còn thuộc quyền kiểm soát của Ngân hàng nhà nước nên
không thể chuyển nhượng được. Bên cạnh đó, giữa các thành viên trong HĐQT hai
công ty có mối quan hệ với nhau, nên để đảm bảo tính minh bạch của khoản đầu tư
này, công ty đã trích lập dự phòng ở mức tối đa – toàn bộ số vốn đầu tư. Điều này
là cần thiết cho việc tạo sự an toàn cho công ty khi có những sự kiện bất ngờ xảy ra
liên quan đến công ty nhận đầu tư.
3.3. Phân tích hoạt động kinh doanh (đvt: triệu đồng)
Theo Báo cáo thu nhập năm 2017 và năm 2018:
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Doanh thu thuần 8564590 10976836 13727000
Lợi nhuận gộp 1411293 1911964 2477528
Lợi nhuận sau thuế 450488 724856 882406

21
Doanh thu thuần và lợi
nhuận gộp tăng trưởng
trong giai đoạn 2016 đến
2018 là nhờ vào:
+Mạng lưới các cửa hàng
bán lẻ của PNJ được phát
triển rất mạnh và ngày
càng chiếm thị phần lớn
hơn trong mảng kinh
doanh vàng trang sức; 
Xu hướng tiêu thụ vàng
trang sức tăng mạnh trên
cơ sở thu nhập của người dân tăng, tầng lớp trung lưu tăng mạnh;
+Sự dịch chuyển dần từ bán vàng miếng có biên lợi nhuận thấp sang bán vàng
trang sức có biên lợi nhuận cao hơn.
Biên lợi nhuận gộp tăng
trưởng mạnh từ 16.48% năm
2016 đã lên đến 18.05%
năm 2018 nguyên nhân đến
từ: Tăng tỷ trọng mảng vàng
trang sức có biên lợi nhuận
cao hơn và giá trị gia tăng
của các sản phẩm PNJ cũng
ngày càng cao hơn. Ngoài ra
qua khảo sát không chính
thức của chúng tôi thì biên
lợi nhuận gộp của PNJ cao hơn hẳn so với các đối thủ nhờ chất lượng và mẫu mã
của PNJ được đánh giá cao hơn vì thế có sức mạnh ấn định giá cao hơn với với đối
thủ cạnh tranh.

Biên lợi nhuận ròng của PNJ cũng tăng rất mạnh từ 5.26% năm 2016 lên đến
6.43% năm 2018 nguyên nhân đến từ: PNJ không còn trích lập dự phóng khoản
tiền đầu tư vào Ngân hàng Đông Á và biên lợi nhuận gộp của PNJ ngày càng cao
hơn.

22
PHẦN 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (đvt: triệu VND)
Đvt: triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dòng tiền hoạt (27387) 109484 (302140)
động kinh doanh
Dòng tiền hoạt 145935 (264086) (168906)
động đầu tư
Dòng tiền hoạt (1261) 174400 502670
động tài trợ
Dòng tiền thuần 117287 19798 31624
(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

Trong cơ cấu dòng tiền công ty ta thấy dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty
là dòng tiền âm ở các năm: 2016 và 2018 cho thấy hoạt động kinh doanh của công
ty không có khả năng tạo tiền mặc dù tạo ra doanh thu tương đối lớn (năm 2016:
8615363 triệu VNĐ, năm 2017: 11049024 triệu VNĐ, năm 2018: 14678800 triệu
VNĐ). Công ty có xu hướng đầu tư mạnh ở năm 2017 và 2018. Dòng tiền hoạt
động tài trợ đặc biệt lớn ở những năm 2017 và 2018 nhờ có dòng tiền thu từ phát
hành cổ phiếu và vốn góp chủ sở hữu.
4.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

23
Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) năm 2017-2018, được lập theo phương
pháp gián tiếp, ta thấy LCTT từ hoạt động kinh doanh chính của công ty: Cả năm
2016 và 2018 lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh đều âm, trong đó nghiêm
trọng nhất là năm 2018, nguyên nhân chính là do: hàng tồn kho tăng đột biến, tăng
1566187 triệu VND và trong năm này lợi nhuận được tái đầu tư vào mở rộng kinh
doanh nên điều này là không đáng lo ngại. PNJ từng đặt kế hoạch của mở thêm 40
cửa hàng mới trong năm 2018. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng cửa hàng thêm lên
tới 48 cửa hàng. Năm 2017, dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty dương
nhờ hàng tồn kho giảm. Có một điều đặc biệt là trong năm 2018, khoản phải trả
của công ty cũng tăng đột biến, làm dòng tiền vào tăng lên 412203 triệu VND,
nhưng vẫn làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm do tăng khoản phải trả
không đủ bù đắp cho tăng hàng tồn kho.
Đây là một tập đoàn hình thành và phát triển từ năm 1988 đến nay là 31 năm, Năm
2010, PNJ được Plimsoll xếp thứ 16 trong top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế
giới. Tính từ năm 2016-2018, lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm, từ
590628 triệu VND lên 1205550 triệu VND cho thấy công ty đang ở trong giai đoạn
phát triển thịnh vượng.
- Các khoản điều chỉnh trước thay đổi vốn lưu động:
+ Khấu hao TSCĐ: ổn định qua 3 năm, trung bình khoảng 40000 triệu VND/
năm. Điều này là phù hợp vì theo Thuyết minh báo cáo tài chính thì công ty sử
dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản qua suốt
thời gian hữu dụng ước tính.
+ Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ: 169 triệu VND
+ Lãi từ hoạt động đầu tư: 7407 triệu VND
- Điều chỉnh các khoản về vốn huy động:
+ Hàng tồn kho tăng (dòng tiền giảm): 1566187 triệu VND. Theo thuyết minh
báo cáo tài chính, công ty đã dùng hàng tồn kho để thế chấp cho khoản vay của
mình
+ Chi phí trả trước, lãi vay đã trả, thuế thu nhập
+ Các khoản mục phải thu tăng 56038 triệu VND, phải trả tăng 412203 triệu
VND. Suy ra khả năng thu hồi nợ giảm tuy nhiên là không đáng kể so với
doanh thu công ty đã tạo ra trong năm, chiếm dụng vốn của người bán tăng.
24
4.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư:

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của công ty là dòng tiền âm vào năm 2017 và năm
2017 và 2018 , nguyên nhân đến từ PNJ đầu tư tài sản cố định (mở các cửa hàng
kinh doanh) để phục vụ cho phát triển kinh doanh trong tương lai. Điều này là hoàn
toàn bình thường và tích cực. Dòng chi của công ty là đầu tư mua sắm tài sản cố
định và các tài sản dài hạn khác, năm 2017 chi 115444 triệu VNĐ và năm 2018 chi
336378 triệu VNĐ. Công ty đầu tư vào mua sắm tài sản cố định ở 2 năm gần đây
với mục đích là đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Riêng năm
2017, có 1 khoản tiền là 160 tỷ được công ty chi với mục đích nắm giữ đến đáo
hạn
Ngày 28 tháng 4 năm 2018, HĐQT PNJ thành lập hai công ty con TNHH MTV
Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ, vốn điều lệ 100 tỷ đồng, Công ty TNHH
MTV Kỷ nguyên Khách hàng(Customer Era Limited Company - CECL), vốn điều
lệ 20 tỷ đồng
4.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài trợ:

25
(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy rằng trong năm 2018, công ty đã có 1 dòng
tiền vào rất lớn từ hoạt động tài trợ, con số lên đến 503 tỷ VNĐ, khoản đóng góp
đáng kể nhất trong khoản mục này chính là tăng khoản thu từ đi vay 4321 tỷ VNĐ.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, tại ngày 1.1.2018, công ty đã vay đến 287 tỷ
VND từ ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Dòng tiền từ hoạt động tài
chính dương đến từ việc PNJ trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông nhưng đồng thời huy
động thêm nhiều vốn hơn từ phát hành cổ phiếu và vay thêm 1 phần nợ để tài trợ
cho việc đầu tư vào tài sản cố định và hàng tồn kho
- Tình hình chi trả cổ tức:

26
(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

Nhìn chung thì tình hình chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông qua các năm
không có biến động nhiều. Có thể thấy rằng ở năm 2018, mức cổ tức mà cổ đông
nhận được là cao nhất, lên đến hơn 268 tỷ VND, cao hơn năm 2017 khoảng 83 tỷ
VNĐ.
Bảng Tổng hợp dòng tiền của PNJ (đvt: triệu VND)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018


Dòng tiền từ hoạt động SXKD -27387 109484 -302140
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 145935 -264086 -168906
Dòng tiền từ hoạt động tài trợ -1261 174400 502670
(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)
Dòng tiền của PNJ cho thấy sự luân chuyển hợp lý, và đang hướng đến đầu tư
mạnh mẽ cho tăng trưởng trong tương lai, mặc dù nợ vay có tăng nhưng vốn chủ
sở hữu còn tăng tốt hơn rất nhiều
Kết Luận
PNJ là 1 doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững mạnh, kết quả kinh doanh tăng
trưởng tốt, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, vững chắc, lợi thế cạnh tranh mạnh
và đặc biệt có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai

27
4.4. So sánh dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh với lợi nhuận sau thuế
(đvt: triệu VND)
-Dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh là một cách nhìn về hoạt động kinh
doanh bao quát hơn thu nhập sau thuế, là công cụ kiểm soát hiệu quả lợi nhuận sau
thuế giúp dự báo tính thanh khoản ngắn hạn và khả năng trả nợ dài hạn. Dòng tiền
hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt
động của công ty. Nó cho thấy được lợi nhuận, chi phí, việc đầu tư vào các khoản
phải thu và hang tồn kho cũng như việc tài trợ từ các nhà cung cấp dịch vụ
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Lợi nhuận sau thuế 450488 724856 882406
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh trước những thay đổi của
vốn lưu động 762731 986.576 1.301.185
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh -27387 109484 -302140
(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

Lợi nhuận sau thuế đều dương và tăng liên tục qua các năm từ 2016 đến năm 2018,
lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng 95.88% so với năm 2016 và tăng 21.74% so với
năm 2017

28
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thì lại có xu hướng giảm, minh chứng cụ thể là
dòng tiền hoạt động kinh doanh năm 2018 đã giảm xuống chạm ngưỡng âm
302140 triệu VND
Năm 2016, và 2018, lợi nhuận sau thuế và dòng tiền HĐKD biến động ngược
chiều nhau, còn riêng năm 2017 thì lợi nhuận sau thuế và dòng tiền HĐKD biến
động cùng chiều nhau
4.5. Phân tích các thước đo dòng tiền
4.5.1. Dòng tiền thô
đvt: triệu VND
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Lợi nhuận sau thuế 450488 724856 882406
Khấu hao 34398 39340 42102
Các khoản dự phòng/hoàn nhập 81778 664 -
Dòng tiền thô 566664 764860 924508

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

Dòng tiền hoạt động OCF của công ty PNJ được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau
thuế cộng với khấu hao và cộng với dự phòng giảm giá hang tồn kho, OCF luôn
dương và tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2018
Khấu hao tăng nhẹ và các khoản dự phòng thì giảm dần qua các năm nhưng 2 yếu
tố này tác động không đáng kể đến dòng tiền hoạt động OCF

29
Kết luận:
Qua phân tích dòng tiền OCF, ta thấy rằng dòng tiền có khả năng tạo ra thu nhập
khá tốt
4.5.2. Dòng tiền tự do FCF
(đvt: triệu VND)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -27387 109484 -302140
Chi tiêu vốn ròng -35904 110783 274145
Chi cổ tức 176893 216202 329138
Dòng tiền tự do -168376 -217501 -905423

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

Dòng tiền tự do trong giai đoạn 2016-2018 bị âm và nặng nề nhất là vào năm 2018
âm đến hơn 905 tỷ VND. Nguyên nhân là do dòng tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh hầu như âm qua các năm trong khi chi tiêu vốn lại tăng cao.
Dòng tiền tự do âm cho thấy khả năng linh hoạt tài chính và mở rộng đầu tư mới,
hay những thay đổi đột xuất trong doanh nghiệp( hang tồn kho gia tăng đột xuất
vào năm 2018)
4.5.3. So sánh dòng tiền thô và dòng tiền tự do
(đvt: triệu VND)

30
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dòng tiền thô 566664 764860 924508
Dòng tiền tự do -168376 -217501 -905423

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2017,2018)

Dòng tiền thô và dòng tiền tự do có sự khác biệt rất lớn, dòng tiền thô luôn dương
trong khi dòng tiền tự do thì luôn âm
Sự khác biệt là do dòng tiền thô được tính từ lợi nhuận sau thuế còn dòng tiền tự
do thì được tính từ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
4.5.4. Phân tích tỷ số dòng tiền
- Tỷ số đảm bảo dòng tiền
Tổng tiền mặt hoạt động kinh doanh trong 3 năm -220043
Chi tiêu vốn -349024
Tồn kho 11208795
Cổ tức tiền mặt 722233
Chiỉ số đảm bảo dòng tiền -0.018999
Vì chỉ số đảm bảo dòng tiền nhỏ hơn 1 điều này thể hiện nguồn tiền nội bộ của
công ty không đủ duy trì cổ tức và mức độ tăng trưởng hiẹn nay
- Tỷ số tái đầu tư tiền mặt

31
Năm 2017 Năm 2018
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 109484 -302140
Cổ tức 216202 329138
Tổng TSCĐ(nguyên giá) 583942 683357
Các tài sản khác 135461 18503
Toàn bộ TSNH trừ Nợ ngắn hạn 2407384 2727939
Tài sản ngắn hạn 3896142 5405257
Nợ ngắn hạn 1488758 2677318
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt -3.41% -18.41%

PHẦN 5. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI


5.1. Phân tích các tỷ số tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường của cổ đông (ROCE) thường là một
trong những mối quan tâm lớn nhất của cổ đông. Sự khác biệt giữa ROCE với tỷ
suất sinh lợi trên tài sản chủ yếu do các thành phần được loại bỏ ra khỏi vốn đầu
tư.
Lợi nhuận sau thuế −Cổ tức cổ phần ưu đãi
ROCE=
Vốn cổ phần thườngbình quân

Kể từ năm 2015, Nhà nước chuyển sang kinh doanh đặc quyền vàng miếng, điều
này khiến PNJ phải chuyển sang đẩy mạnh kinh doanh trang sức để giảm thiểu
những thiệt hại do giá và miếng trên thị trường tác động đến. Tuy nhiên, tình trạng
này đã làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận gộp
của PNJ trong những năm tiếp theo.
Trong hai năm 2016- 2017, hệ số
ROCE của công ty tăng từ 31.13% lên ROCE
32.58%. Ở đây, ta thấy được, công ty 33.00% 32.58%
PNJ đã thực hiện rất tốt khả năng quản 32.00% 31.13% lí
vốn của mình. So với các công ty cùng 31.00%
30.00%
ngành khác, hiện nay PNJ là công ty 29.00% 28.68%

dẫn đầu về tỷ suất sinh lợi. Đặc biệt, 28.00%


27.00%
trong năm 2017, PNJ đã thành công 26.00%
2016 2017 2018
phát hành 9.8 triệu cổ phiếu mới ra thị
trường, làm vốn cổ phần của công ty tăng lên đến hơn 800 tỷ đồng. cùng với sự
thay đổi trong vốn cổ phần, ban lãnh đạo công ty cũng đã thực hiện tốt khả năng

32
quản lí của mình, nâng mức lợi nhuận sau thuế tăng 47.56% trong năm 2017.
Trong năm 2018, tỷ lệ ROCE của công ty giảm xuống 28.68%, nhưng đây không
thể là một dấu hiệu làm chúng ta đánh giá khả năng quản lí công ty sụt giảm.
Chia tách ROCE  2016 2017 2108
TSSL trên doanh thu đã điều
chỉnh 5.26% 6.60% 6.59%
Hiệu suất sử dụng tài sản 2.61 2.72 2.67
Hệ số đòn bầy 2.27 1.82 1.63

Dựa vào việc phân tách ROCE thành các thành phần, ta nhận thấy rằng, sự sụt
giảm trong ROCE cảu năm 2018 chủ yếu là do công ty giảm mức sử dụng đòn bẩy
tài chính. Đây là dấu hiệu khá tốt, cho thấy sự tăng trưởng bền vững của công ty
trong khả năng quản lí vốn của mình mà không dựa vào nợ. Hệ số TSSL trên
doanh thu điều chỉnh cũng tăng dần qua các năm trong giai đoạn này, minh chứng
cho sự phát triển và cũng là bước đà để PNJ tiếp tục thực hiện các chính sách kinh
doanh của mình.
Bên cạnh đó, theo số liệu tính toán cho thấy, tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần
thường của công ty đang tăng nhanh chóng. Trong ba năm 2016 đến 2018, tốc độ
tăng trưởng này lần lượt là 14.15%, 24.26% và 20.66%. Con số này thể hiện khả
năng tăng truongwr của công ty mà không cần đến sự gia tăng trong tài trợ từ bên
ngoài.
5.2. ROA = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản
Thu nhập/Tài sản = (Thu nhập/Doanh thu thuần) X (Doanh thu thuần/Tổng
tài sản)
(thu nhập lấy bằng lợi nhuận sau thuế)
LN biên = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình
  2016 2017 2018
LN sau thuế/Doanh thu
thuần 5.260% 6.604% 6.588%
Doanh thu thuần/Tổng
tài sản 260.961% 271.696% 266.623%
ROA 13.73% 17.94% 17.56%

33
20.000%
18.000%
16.000%
14.000%
12.000%
LN sau thuế/Doanh thu
10.000% thuần
8.000% ROA
6.000%
4.000%
2.000%
0.000%
2016 2017 2018

- Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần từ 2016 đến 2017 có xu
hướng tăng từ 5.26% lên 6.60%, trong khi đến năm 2018 có sự giảm nhẹ
xuống còn 6.59%. Công ty cần duy trì sự gia tăng lợi nhuận trên mỗi đồng
doanh thu thuần.
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của PNJ từ 2016 đến 2017 tăng từ 13.73%
lên 17.94%. Tuy nhiên, đến năm 2018, ROA lại giảm xuống còn 17.56%.
Do đó, để tăng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, công ty nên gia tăng tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu thuần hoặc tăng số vòng quay tổng tài sản.

5.3. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản: Doanh thu thuần/ tổng tài sản
(doanh thu dưới đây là doanh thu thuần; các khoản mục về tiền, khoản phải
thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ ngắn hạn đều là các khoản mục bình
quân)

2016 2017 2018


Doanh thu thuần/Tổng
tài sản 2.61 2.72 2.67
Doanh thu/tiền mặt
51.82 57.48 70.49

34
Doanh thu/khoản phải
thu 155.87 149.00 121.52
Doanh thu /hàng tồn
kho 3.44 3.52 3.48
Doanh thu/tài sản cố
định 18.99 24.31 24.15
Doanh thu/nợ ngắn hạn
4.75 6.25 7.00

- Doanh thu trên tiền mặt từ năm 2016 đến 2018 có xu hướng tăng từ 51.82
đến 70.49.
- Doanh thu trên khoản phải thu năm 2018 là 121.52 cao hơn rất nhiều so với
doanh thu trên khoản phải thu trung bình ngành là 9.79 và thời gian thu tiền
bình quân của công ty khoảng 3 ngày thấp hơn thời gian thu tiền trung bình
ngành là 37 ngày. Điều này chứng tỏ rằng công ty có một chính sách tín
dụng thắt chặt đối với khách hàng (tức thời gian thu hồi tiền nhanh), tuy
nhiên nó cũng làm giảm sức cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh
tranh. Từ năm 2016 đến 2018, doanh thu trên khoản phải thu giảm từ 155.87
xuống còn 121.52 cho thấy công ty đang mở rộng chính sách bán chịu để gia
tăng sức cạnh tranh.
- Doanh thu trên hàng tồn kho của công ty từ năm 2016 đến 2018 hầu như
biến động không nhiều, từ 3.44 đến 3.52 rồi lại giảm xuống còn 3.48. Năm
2018, doanh thu trên hàng tồn kho là 3.48 thấp hơn so với mức trung bình
ngành là 8.55 cho thấy công ty dự trữ hàng tồn kho nhiều, luân chuyển chậm
hoặc hàng tồn kho lỗi thời. Đây cũng có thể là dấu hiệu ước tính quá cao
doanh số.
- Doanh thu trên tài sản cố định từ năm 2016 đến 2017 tăng từ 18.99 lên đến
24.31 và giảm nhẹ ở năm 2018 còn 24.15. Nhìn chung, từ năm 2016 đến
2018, doanh thu trên tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng.
- Doanh thu trên nợ ngắn hạn của PNJ từ 2016 đến 2018 tăng dần từ 4.75 lên
7.00

35
Doanh thu trên nợ ngắn hạn: hạn mức tín dụng, các điều kiện thanh toán khác
nhau.
200.00
180.00
PHẦN
6: PHÂN
160.00
TÍCH
140.00
120.00
100.00
80.00
60.00
40.00
20.00
0.00
Doanh thu Doanh Doanh Doanh thu/ Doanh Doanh
-20.00 thuần/ Tổng thu/tiền thu/khoản hàng tồn kho thu/tài sản thu/nợ ngắn
tài sản trung mặt phải thu cố định hạn
bình

TRIỂN VỌNG
Hiện nay, công ty PNJ đang trên bước đà mở rộng và phát triển ra toàn thị trường. Với những lợi thế
tiềm năng đã được trình bày, có thể dễ dàng dự đoán được sự tăng trưởng nhanh chóng trong thành
quả kinh doanh của công ty. Sau quá trình phân tích, nhóm đã quyết định dự phóng các báo cáo tài
chính của công ty PNJ trong năm 2019 sẽ đạt mức tăng trưởng với năm 2018.
Để đi đến việc lựa chọn này, nhóm đã dựa trên những cơ sở sau:
- Mức độ kì vọng về hoạt động kinh tế vĩ mô: trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần phát triển
nền kinh tế của mình, đồng thời nâng mức thu nhập GDP đầu người tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều
người đang dần đặt nhiều sự quan tâm hơn dành cho trang sức, vòng vàng. Trong một nền kinh tế
đang có sự tăng trưởng ổn định như vậy, ta có thể kì vọng rằng, trong tương lai, mức tăng trưởng này
sẽ được duy trì.
- Bối cảnh cạnh tranh: việc pháp luật siết chặt hành lang, nâng cao độ khó dành cho những doanh nghiệp
đang có ý định gia nhập vào ngành vàng bạc, đá quý thì đây chính là một lợi thế cho PNJ. Đối thủ lớn
cạnh tranh với PNJ hiện nay là Doji và SJC với sức cạnh tranh là ngang ngửa nhau. Điều này cũng
tạo cho PNJ nhiều cơ hội hơn trong việc vươn lên đứng đầu về các tiêu chí kinh doanh trong ngành.
- Xu hướng hoạt động trog quá khứ: Bắt đầu từ năm 2015, doanh thu của PNJ càng ngày càng tăng với
tốc độ lớn hơn, trong năm 2018, tốc độ này đạt
28.33%, và có xu hướng tăng mức tăng trưởng khi mà công ty có nhiều dự án mở rộng quy mô và thực
hiện nhiều chiến lược kinh doanh mới.

36
- Chiến lược hoạt động của ban quản lí: việc công ty ngày càng mở rộng thị phần trong thị trường trong
nước và có xu hướng hướng đến thị trường toàn cầu, khả năng tăng trưởng doanh thu được dự kiến là
được nâng cao. Đồng thời cùng với đội ngũ gia công và thiết kế, PNJ càng ngày càng tạo ra nhiều sản
phẩm đáp ứn nhu cầu thị hiếu của người dùng.
Từ những điều kiện nếu trên, nhóm dự phóng báo cáo tài chính dựa trên tốc độ tăng trưởng của năm
2018. Cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu 28.33%

Tỷ suất lợi nhuận gộp 47.05%

Tỷ lệ chi phí bán hàng, chi phí


chung, chi phí quản lí/Doanh thu 0.00%

Tỷ lệ chi phí khấu hao/(Nhà


xưởng và thiết bị) gộp năm trước 8.36%

Thuế thu nhập/ Lợi nhuận trước


thuế 97.61%

Vòng quay khoản phải thu 121.5179168

Vòng quay hàng tồn kho 2.817659263

Vòng quay khoản phải trả 418.8949843

Thuế phải trả/Chi tiêu thuế -0.609545655

Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 1.719054561

Tỷ lệ chi trả cổ tức 0.279576294

Chi tiêu vốn 2.7278E+11

Chi tiêu vốn/ Doanh thu 0.018720566

Vòng quay phải trả ngắn hạn


khác 61.31869942

400% vốn cổ phần


Vốn chủ sở hữu 2018

37

You might also like