Dự Thảo Báo Cáo Thuyết Minh Quy Hoạch Hạ Tầng TTTT Lấy ý Kiến

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 257

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

––––––––––––––––––––––

DỰ THẢO

QUY HOẠCH
HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

BÁO CÁO THUYẾT MINH

Hà Nội, 2021
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
––––––––––––––––––––––

DỰ THẢO

QUY HOẠCH HẠ TẦNG


THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỜI KỲ 2021 – 2030,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

BÁO CÁO THUYẾT MINH

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết lập quy hoạch 1
2. Căn cứ pháp lý thực hiện quy hoạch 2
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật 2
2.2. Các chiến lược, quy hoạch phát triển 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng quy hoạch 3
3.1. Mục tiêu xây dựng quy hoạch 3
3.2. Nhiệm vụ quy hoạch 4
4. Đối tượng và phạm vi quy hoạch 4
5. Phương pháp tiếp cận 5
6. Kết cấu báo cáo 5
PHẦN I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ XÃ HỘI 7
I.1. Phân tích, tổng hợp đánh giá về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 7
I.2. Phân tích, tổng hợp đánh giá về điều kiện xã hội 9
I.3. Phân tích, tổng hợp đánh giá về cơ sở hạ tầng 10
I.4. Phân tích, tổng hợp đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế xã hội 12

I.5. Phân tích, tổng hợp đánh giá về bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến
phát triển hạ tầng TTTT 14
I.6. Phân tích, tổng hợp đánh giá về các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến
đổi khí hậu đến phát triển hạ tầng TTTT 17
I.7. Xác định những tồn tại, hạn chế; phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức 19
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
22
II.1. Thực trạng nguồn lực và sự phù hợp về phân bố, sử dụng không gian của hạ
tầng thông tin và truyền thông 22
II.1.1. Mạng bưu chính 22
II.1.2. Hạ tầng viễn thông (hạ tầng số) 29
II.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin 57
II.1.4. Công nghiệp công nghệ thông tin 63
II.2.Đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch hạ tầng TTTT giai đoạn 2011 – 2020
70

1
II.2.1. Quy hoạch phát triển bưu chính Việt Nam 71
II.2.2. Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia 74
II.2.3. Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến
năm 2020 82
II.2.4. Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 định
hướng đến năm 2025 83
II.2.5. Quy hoạch an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020 87
II.3. Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hạ tầng TTTT trong phạm vi cả nước; sự
liên kết, đồng bộ giữa hạ tầng TTTT trong nước với quốc tế 97
II.3.1. Sự liên kết, đồng bộ của hạ tầng TTTT trong phạm vi cả nước 97
II.3.2. Thực trạng liên kết, đồng bộ với các hạ tầng trong nước 98
II.3.3. Thực trạng liên kết, đồng bộ với hạ tầng quốc tế 105
II.4. Phân tích, đánh giá hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
trong phát triển hạ tầng TTTT 107
II.4.1. Hạn chế, yếu kém 107
II.4.2. Nguyên nhân 110
II.4.3. Bài học kinh nghiệm 111
PHẦN III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH 113
III.1. Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng
trực tiếp đến hạ tầng TTTT trong thời kỳ quy hoạch 113
III.1.1. Phân tích, dự báo bối cảnh ngoài nước 113
III.1.2. Phân tích, dự báo bối cảnh trong nước 115
III.2. Dự báo các kịch bản phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng TTTT trong
thời kỳ quy hoạch 118
III.2.1. Phương pháp dự báo 118
III.2.2. Dự báo và kịch bản phát triển 119
III.2.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất 131
PHẦN IV. QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 133
IV.1. Quan điểm phát triển 133
IV.2. Yêu cầu phát triển đến năm 2030 133
IV.2.1. Mạng bưu chính 134
IV.2.2. Hạ tầng số 135
IV.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin 138

2
IV.2.4. Công nghiệp công nghệ thông tin 141
IV.3. Tầm nhìn đến năm 2050 142
IV.4. Phương án phát triển 142
IV.4.1. Mạng bưu chính 142
IV.4.2. Hạ tầng số 147
IV.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin 161
IV.4.4. Công nghiệp công nghệ thông tin 168
IV.5. Định hướng bố trí sử dụng đất 170
IV.6. Danh mục các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư 171
IV.6.1. Tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư 171
IV.6.2. Đề xuất danh mục ưu tiên 172
IV.6.3. Nhu cầu, phân kỳ vốn đầu tư 172
IV.7. Một số giải pháp chủ yếu 172
IV.7.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 172
IV.7.2. Giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn 174
IV.7.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư 174
IV.7.4. Giải pháp về khoa học và công nghệ, môi trường 175
IV.7.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 176
IV.7.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế 176
IV.7.7. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch 177
IV.7.8. Giải pháp về sử dụng chung cơ sở hạ tầng 177
IV.8. Tổ chức thực hiện 177
IV.8.1. Bộ Thông tin và Truyền thông 177
IV.8.2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 177
IV.8.3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 178
Phụ lục 179
Phụ lục 1. Danh mục dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư 179
Phụ lục 2. Dự báo nhu cầu phát triển 185
Phụ lục 2.1. Mạng bưu chính 185
Phụ lục 2.2. Hạ tầng ĐTĐM và trung tâm dữ liệu 192
Phụ lục 3: Các nền tảng chuyển đổi số quốc gia ưu tiên phát triển 195
Phụ lục 4: Xác định quy mô các dự án an toàn thông tin 204
Phụ lục 5. Giải thích một số khái niệm 217

3
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình I-1: Các cấu phần của hạ tầng TTTT..............................................................5
Hình I-2: Kết cấu báo cáo Quy hoạch hạ tầng TTTT..............................................6
Hình II-1:Thị trường bưu chính Việt Nam: (a) Tổng doanh thu và đóng góp vào
ngân sách của ngành Bưu chính; (b) Thị phần theo doanh thu các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực bưu chính năm 2020......................................................22
Hình II-1: Các tuyến cáp quang biển của Việt Nam..............................................30
Hình II-2: Tổng số thuê bao băng rộng cố định theo các năm...............................31
Hình II-3: Tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định Việt Nam/100 dân so với thế giới...31
Hình II-4: Tổng số thuê bao băng rộng di động theo các năm..............................32
Hình II-5: Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động Việt Nam/100 dân so với thế giới...32
Hình II-6: Tỷ trọng doanh thu data/Tổng doanh thu di động của Việt Nam so với
thế giới...................................................................................................................33
Hình II-7: Doanh thu dịch vụ viễn thông giai đoạn 2016 -2020............................34
Hình II-8: Vùng phục vụ của Hệ thống các đài Thông tin duyên hải....................35
Hình II-9: Tăng trưởng thành viên và băng thông kết nối VNIX qua các năm.....36
Hình II-10: Băng thông kết nối theo các thành viên (Gbps)..................................37
Hình II-11: Phân bố truy vấn giữa các cụm hệ thống DNS quốc gia năm 2020.. .37
Hình II-12: Quy mô thị trường dịch vụ ĐTĐM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020
................................................................................................................................ 42
Hình II-13: Thị phần dịch vụ ĐTĐM Việt Nam phân theo loại hình và mô hình 42
Hình II-14: Đánh giá mức độ sẵn sàng về ĐTĐM tại Việt Nam...........................43
Hình II-15: Đánh giá mức độ sẵn sàng về ĐTĐM tại Việt Nam trong khu vực
ASEAN..................................................................................................................43
Hình II-17: Quy mô thị trường TTDL Việt Nam..................................................46
Hình II-18: Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam năm 2021.............................47
Hình II-19: Thị phần dịch vụ ĐTĐM Việt Nam giai đoạn năm 2020: a) các nhà
cung cấp tại Việt Nam và b) các nhà cung cấp trong nước...................................51
Hình II-20: Thị phần dịch vụ ĐTĐM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 phân chia
theo vùng, miền.....................................................................................................51
Hình II-20: Bản đồ các khu CNTT TT của Việt Nam...........................................65
Hình III-1: Hạ tầng TTTT trong xu hướng chuyển sang chính phủ số, kinh tế số
và xã hội số..........................................................................................................117
Hình III-2: Hạ tầng IoT (hybrid space) là hạ tầng kết nối giữa không gian thực và
không gian số.......................................................................................................118
Hình III-6: Bốn kịch bản dự báo đối với thị trường ĐTĐM................................122
Hình III-7: Dự báo sự phát triển của thị trường ĐTĐM vào năm 2025 theo kịch
bản 1.....................................................................................................................123

4
Hình III-8: Dự báo sự phát triển của thị trường ĐTĐM vào năm 2025 theo kịch
bản 2.....................................................................................................................124
Hình III-9: Dự báo sự phát triển của thị trường ĐTĐM vào năm 2025 theo kịch
bản 3.....................................................................................................................124
Hình III-10: Dự báo sự phát triển của thị trường ĐTĐM vào năm 2025 theo kịch
bản 4.....................................................................................................................124
Hình III-11: Biểu đồ xu hướng doanh thu công nghiệp phần mềm.....................129
Hình III-12: Biểu đồ dự báo doanh thu công nghiệp phần mềm.........................130

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng I-1- Các quy hoạch phát triển ngành kết cấu hạ tầng TTTT còn hiệu lực
trong giai đoạn 2011-2020.......................................................................................2
Bảng II-1: Doanh thu dịch vụ viễn thông, Internet giai đoạn 2016-2020..............34
Bảng II-2: Đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp ĐTĐM 44
Bảng II-3: Hiện trạng các khu CNTT tập trung Việt Nam (tháng 6/2021)...........64
Bảng II-4: Hiệu quả sử dụng đất của 3 khu CNTT tập trung đang hoạt động.......67
Bảng II-5: Năng suất lao động năm 2018 tại các khu CNTT tập trung đang hoạt
động.......................................................................................................................67
Bảng II-6: Các quy hoạch phát triển hạ tầng TTTT giai đoạn 2011 - 2020..........70
Bảng II-6: Chỉ tiêu về phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông............................77
Bảng II-7: Hiện trạng các khu CNTT tập trung trong cả nước..............................84
Bảng III-1: Kịch bản dự báo................................................................................119
Bảng III-2: Dự báo sự phát triển thị trường ĐTĐM theo các kịch bản...............125
Bảng III-6: Dự báo doanh thu công nghiệp phần mềm đến năm 2025 sử dụng hồi
quy tuyến tính......................................................................................................129
Bảng III-7: Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu CNTT tập trung phát triển
công nghiệp phần mềm theo kịch bản 1..............................................................130
Bảng III-8: Dự báo doanh thu công nghiệp phần mềm.......................................130
Bảng III-9: Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu CNTT tập trung phát triển
công nghiệp phần mềm theo kịch bản 2..............................................................131
Bảng III-10: Quy hoạch sử dụng đất công trình TTTT đến năm 2030................132
Bảng III-11: Quy hoạch sử dụng đất lĩnh vực bưu chính và công nghiệp CNTT
đến năm 2025.......................................................................................................132

5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định 3
đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ đại hội, trong đó có “Xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; chú trọng phát triển hạ
tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát
triển kinh tế số, xã hội số”. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ
Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đã xác định chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu
bao gồm cả “Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN;
Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia”.
Tính cấp thiết trong việc lập Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) được thể hiện qua các
yếu tố sau:
- Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 lần đầu tiên được triển khai lập ở nước ta theo quy định tại
Luật Quy hoạch (2017), Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/08/2018 của Thủ
tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc
gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 1532/QĐ-TTg
ngày 08/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ
tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Hạ tầng thông tin và truyền thông (TTTT) trong chiến lược chung của đất
nước tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, có sức lan tỏa, ngày càng khẳng
định vị trí, vai trò quan trọng trên các mặt trận kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh,
quốc phòng … của đất nước và đang tiếp tục hội nhập sâu rộng với thế giới. Đặc
biệt, sự phát triển của công nghệ tạo ra nhiều thay đổi lớn liên quan đến hạ tầng
TTTT (Lĩnh vực bưu chính là nền tảng thương mại điện tử và logistics, hạ tầng
viễn thông chuyển dịch thành hạ tầng số, ứng dụng CNTT phát triển thành chuyển
đổi số...).
- Quy hoạch hạ tầng TTTT nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia,
quy hoạch các ngành liên quan về không gian, bố trí, sử dụng các nguồn lực để cụ
thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến phát triển
TTTT. Quy hoạch hạ tầng TTTT theo hướng hiện đại, đồng bộ, bố trí không gian
hạ tầng TTTT gắn với hạ tầng kinh tế - xã hội, tối ưu các hiệu quả sử dụng và tiến
tới kiến tạo giá trị mới.
Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và vai trò của ngành TTTT, việc tổ
chức lập “Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm

1
nhìn đến năm 2050” cần được triển khai để định hướng phát triển trong giai đoạn
chuyển đổi công nghệ và thực hiện bứt phá cùng với nhịp độ thế giới.

2. CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

2.1. Văn bản quy phạm pháp luật

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;


- Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một
số điều của 11 luật liên quan đến Quy hoạch;
- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một
số điều của 37 luật liên quan đến Quy hoạch;
- Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung
một số điều của 04 Pháp lệnh của liên quan đến quy hoạch;
- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về
triển khai thi hành Luật Quy hoạch 2017;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch 2017;
- Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về việc ban
hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy
hoạch;
- Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ
về Giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2.2. Các chiến lược, quy hoạch phát triển

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030;


- Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình chiến lược phát triển ngành thông tin
và truyền thông giai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển ngành thông tin và
truyền thông giai đoạn 2021 - 2030;
- Các quy hoạch phát triển ngành kết cấu hạ tầng TTTT còn hiệu lực trong
giai đoạn 2011-2020:
Bảng I-1- Các quy hoạch phát triển ngành kết cấu hạ tầng TTTT còn hiệu lực trong giai
đoạn 2011-2020

2
TT QUY HOẠCH SỐ VĂN BẢN NGÀY BAN
HÀNH
1 Quy hoạch phát triển bưu chính 236/2005/QĐ-TTG 26/09/2005
Việt Nam đến năm 2010
2 Chiến lược phát triển CNTT và 246/2005/QĐ-TTg 06/10/2005
truyền thông Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm
2020
3 Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng 22/2009/QĐ-TTg 16/02/2009
phát thanh, truyền hình đến năm
2020 01/2015/QĐ-TTg 01/07/2015
4 Quy hoạch phát triển thông tin, 119/QĐ-TTg 18/01/2011
truyền thông nông thôn giai đoạn
2011 – 2020

5 Quy hoạch phát triển viễn thông 32/2012/QĐ-TTg 27/07/2012


quốc gia đến 2020
6 Quy hoạch phát triển an toàn thông 63/QĐ-TTg 13/01/2010
tin số quốc gia đến năm 2020
7 Quy hoạch phổ tần số vô tuyến 71/2013/QĐ-TTg 21/11/2013
điện quốc gia
02/2017/QĐ-TTg 17/01/2017

3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

3.1. Mục tiêu xây dựng quy hoạch

- Tối ưu hóa và bảo đảm tính khả thi trong triển khai, bền vững trong quản
lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn lực; thích ứng cao với biến đổi khí hậu
và giảm thiểu tiêu cực từ thiên tai.
- Góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia đồng thời bảo đảm khả năng
thông suốt trong hội nhập quốc tế.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh lãnh thổ của quốc gia, tạo dựng sự phát
triển hài hòa, bền vững giữa các vùng và địa phương, giảm sự bất bình đẳng giữa
các vùng, miền; bảo đảm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của quốc gia, vùng,
địa phương và khả năng lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại hội nhập.
- Góp phần tạo ra nhiều việc làm, ổn định sinh kế, hạn chế bất bình đẳng xã
hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người dân tộc
thiểu số.

3
- Là công cụ hiệu quả để chính quyền các cấp trong cả nước lãnh đạo, chỉ
đạo toàn diện và thống nhất quản lý; sử dụng trong việc hoạch định chính sách và
kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư công, đảm bảo
tính khách quan, khoa học trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Là một trong những công cụ khắc phục thiếu sót, bất cập do các quy
hoạch cũ và lịch sử để lại.

3.2. Nhiệm vụ quy hoạch

Các nội dung Quy hoạch đảm bảo tuân thủ theo Nhiệm vụ lập quy hoạch đã
được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1532/QĐ-TTg ngày
08/10/2020 và các quy định hiện hành với 09 nội dung lớn gồm:
a) Phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
b) Đánh giá thực trạng hạ tầng thông tin và truyền thông.
c) Dự báo phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông trong thời kỳ quy
hoạch.
d) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hạ tầng thông tin và truyền
thông trong thời kỳ quy hoạch, gồm mạng bưu chính, viễn thông, CNTT, phát
thanh truyền hình.
đ) Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông trên phạm vi cả
nước và các vùng lãnh thổ.
e) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng thông tin và
truyền thông quốc gia và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan
đến phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông.
g) Xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của
ngành kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông và thứ tự ưu tiên thực hiện.
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
i) Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt),
bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông
quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành quy định tại mục IV Phụ lục
I của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH

Quy hoạch hạ tầng TTTT là quy hoạch quốc gia có xét đến kết nối quốc tế,
định hướng phát triển đồng bộ với hạ tầng TTTT các địa phương. Phạm vi nghiên
cứu của quy hoạch là toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam bao gồm đất liền,
các

4
đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời bao gồm không phận, vị trí quỹ đạo vệ tinh
mà Việt Nam có chủ quyền.
Xét về cấu phần, hạ tầng TTTT là một chỉnh thể thống nhất, liên kết hữu cơ
giữa hạ tầng bưu chính, hạ tầng số (hạ tầng viễn thông băng rộng, điện toán đám
mây, IoT), hạ tầng công nghiệp CNTT và các nền tảng chuyển đổi số quốc gia
được đảm bảo bằng hệ thống an toàn thông tin mạng để phục vụ sự phát triển kinh
tế, xã hội.

Hình I-1: Các cấu phần của hạ tầng TTTT

5. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Việ xây dựng Quy hoạch được tiến hành kết hợp ba phương pháp tiếp cận
sau:
- Tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế để xác định mục tiêu, định hướng phát triển:
Các định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng dựa trên tiềm năng, lợi thế
nổi trội của ngành, vùng về tài nguyên, nhân lực, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lý.
- Tiếp cận từ mục tiêu chung của đất nước để định hướng phát triển ngành,
lĩnh vực, các vùng: Từ mục tiêu phát triển đất nước đã được Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII thông qua, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2050 trở thành nước phát triển,
thu nhập cao, để định hướng phát triển và tổ chức không gian các ngành, lĩnh vực,
các vùng.
- Tiếp cận theo hướng tạo đột phá phát triển, không tuần tự, tư duy phát
triển mới: Lĩnh vực bưu chính là nền tảng thương mại điện tử và logistics, hạ tầng
viễn thông chuyển dịch thành hạ tầng số, ứng dụng CNTT phát triển thành chuyển
đổi số, Việt Nam trở thành Digital Hub khu vực…

6. KẾT CẤU BÁO CÁO

Báo cáo thuyết minh tóm tắt Quy hoạch hạ tầng TTTT thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm các phần chủ yếu sau:

5
(1) Đánh giá thực trạng hạ tầng TTTT: mạng bưu chính, hạ tầng số, ứng
dụng CNTT (các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và đảm bảo an toàn thông tin
(ATTT) cho ứng dụng CNTT, hạ tầng công nghiệp CNTT) giai đoạn 2011-2020.
(2) Dự báo phát triển hạ tầng TTTT trong thời kỳ Quy hoạch.
(3) Các nội dung chính của Quy hoạch: Quan điểm, mục tiêu và yêu cầu
phát triển. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và một số giải pháp chủ yếu thực
hiện Quy hoạch.
Bưu chính

Hạ tầng số
HIỆN TRẠNG
Ứng dụng CNTT
(nền tảng, ATTT)

Hạ tầng công nghiệp


CNTT

Dòng chảy vật chất (Bưu


QUY HOẠCH HẠ chính)
TẦNG TTTT DỰ BÁO

Dòng chảy dữ liệu


(hạ tầng số, UDCNTT,
công nghiệp CNTT)
NỘI DUNG CHÍNH
CỦA QUY HOẠCH

Hình I-2: Kết cấu báo cáo Quy hoạch hạ tầng TTTT

Dưới đây là nội dung Báo cáo thuyết minh Quy hoạch hạ tầng thông tin và
truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6
PHẦN I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

I.1. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN
Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương,
thuộc khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương với đường biên giới trên
đất liền trải dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-
pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt
Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km
theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km và nơi hẹp nhất
gần 50 km.
Địa hình đất liền: Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm
lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió
mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm
1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài
1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở
phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-păng cao nhất bán đảo Đông Dương
(3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một
dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây
không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn,
thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp
thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành
nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng
bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu
vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi
đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc
lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.
Địa hình biển đảo: Việt Nam nằm ven bờ Tây của Biển Đông, có hơn 3.260
km bờ biển, trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Về mặt địa lý, vùng biển và hải đảo nước ta rất đa dạng, bao gồm nhiều khu vực
khác nhau; trong đó có thể chia thành các vùng chủ yếu: Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái
Lan, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số đảo, quần đảo khác. Vùng biển
và hải đảo của nước ta là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam, là
không gian sinh tồn và phát triển từ hàng nghìn năm nay của dân tộc.

7
- Vịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển
miền Bắc Việt Nam, lục địa Trung Hoa, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam
(Trung Quốc) với diện tích khoảng 126.250 km2.
-Vịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, có diện tích khoảng
293.000 km2, chu vi khoảng 2.300 km và được bao bọc bởi bờ biển các nước:
Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan và Ma-lai-xi-a. Đây là một vịnh tương đối
nông, nơi sâu nhất khoảng 80m; trong Vịnh, vùng biển của Việt Nam bao gồm
nhiều hòn đảo lớn, nhỏ; trong đó, đảo Phú Quốc có diện tích lớn nhất (khoảng 567
km2).
- Các đảo và quần đảo của Việt Nam phân bố không đồng đều. Vùng biển
ven bờ có gần 3.000 hòn đảo, tập trung chủ yếu ở Vịnh Bắc Bộ, số còn lại phân
bố ở khu vực biển Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nam. Ngoài ra, còn có
một số đảo xa bờ; hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển
Đông. Căn cứ vào điều kiện địa lý, vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng - an
ninh và dân cư, có thể chia các đảo và quần đảo nước ta thành các nhóm: hệ thống
đảo tiền tiêu, các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển và các đảo ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và là căn cứ để bảo
vệ an ninh, trật tự vùng ven biển nước ta. Trong đó, nhóm đảo tiền tiêu gồm các
đảo, quần đảo xa bờ trên các hướng biển của Tổ quốc, như: quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và các đảo: Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý
Sơn, Cồn Cỏ… và Bạch Long Vĩ.
Với địa hình tự nhiên trải dài, đa phần là đồi núi, trong đó nhiều nơi có địa
hình đồi núi phức tạp, nhiều đảo và quần đảo nằm rải rác, đây là một thách thức
rất lớn khi triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng vật lý nhằm bảo đảm mạng lưới
dịch vụ có độ bao phủ rộng khắp, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc cho khu vực
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
để từ đó từng bước giảm khoảng cách về hưởng thụ dịch vụ viễn thông giữa các
vùng, miền.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và
tăng dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà
Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Mùa đông ở miền Bắc,
nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi
phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0oC, có tuyết
rơi. Như vậy, khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được đánh giá là
có tiềm năng lớn về điện gió, điện mặt trời, đặc biệt là ở vùng ngoài khơi khu vực
Nam Trung Bộ. Điện năng của điện mặt trời tại khu vực phía Bắc mặc dù không
cao như miền Nam tuy nhiên vẫn được xem là có thể đáp ứng tốt phần phụ tải
đỉnh ban ngày. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi đảm bảo cung cấp yếu tố
đầu vào để vận hành các hệ thống, thiết bị... của hạ tầng số.

8
Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt
độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều
mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới
gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên
toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ
rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào
nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên
nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác
cùng vĩ độ ở Châu Á.
Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo
Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông),
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa Đông
Nam, có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng
của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành
hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).
Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí
hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La.
Sông ngòi: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông
dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung.
Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng
rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ
m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ
chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.
Đất đai, thực vật, động vật:
Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông,
lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14 600 loài
thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh
sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao. Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú
và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế
giới.
I.2. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
Dân số: Dân số trung bình năm 2020 của cả nước ước tính 97,58 triệu
người, tăng 1.098,7 nghìn người, tương đương tăng 1,14% so với năm 2019, trong
đó dân số thành thị 35,93 triệu người, chiếm 36,8%; dân số nông thôn 61,65 triệu
người, chiếm 63,2%.
Nguồn lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 là 54,6
triệu người (chiếm 55,95% dân số), giảm 1,2 triệu người so với năm trước; lao
động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người. Điều này cho thấy Việt
Nam đang có một nguồn lực lao động tương đối dồi dào, nếu tận dụng tốt sẽ góp

9
phần tích cực

1
thúc đẩy kinh tế phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra thách thức lớn cho các cơ quan
chính phủ và doanh nghiệp trong vấn đề bảo đảm việc làm, tăng thu nhập và giảm
tình trạng thất nghiệp cho người lao động đặc biệt trong bối cảnh chất lượng
nguồn lao động còn chưa đồng đều, tỷ lệ đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng lao
động còn chưa cao.
Tình trạng việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2020 ước tính là
2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn
là 1,59%, Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,51%.
Mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt qua từng năm. Điều này thể
hiện qua chỉ số thu nhập bình quân đầu người hằng năm.Ước tính thu nhập bình
quân đầu người một tháng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 4.190 nghìn đồng.
Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.
I.3. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tập trung đầu tư xây dựng, phân bố
trên các vùng, tạo diện mạo mới cho đất nước :
Hạ tầng giao thông: Các công trình đường cao tốc, đường quốc lộ, các
tuyến vành đai tại các đô thị lớn, cảng hàng không, cảng biển quan trọng, quy mô
lớn đã được xây dựng, nâng cấp, góp phần làm tăng khả năng kết nối giữa các
vùng, miền trong cả nước và giao thương quốc tế. Việt Nam đã hoàn thành việc
nâng cấp, mở rộng các trục Bắc – Nam như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các
tuyến cao tốc vùng như Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Bắc
Giang, Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - Long
Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch
Huyện, Cái Mép - Thị Vải; xây dựng và nâng cấp các cầu lớn (Cổ Chiên, Vàm
Cống, Cao Lãnh, Nhật Tân, Bạch Đằng, Tân Vũ - Lạch Huyện…), hầm lớn (Đèo
Cả, Cù Mông…) các cảng hàng không quan trọng (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà
Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ, Vinh, Phú Quốc, Liên Khương, Pleiku, Thọ Xuân,
Cát Bi ). Khởi công
xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Hạ tầng năng lượng được tập trung đầu tư, tăng thêm năng lực, đáp ứng
yêu cầu phát triển và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Nhiều công trình lớn
(trên
1.000 MW) được hoàn thành đưa vào sử dụng như thuỷ điện Sơn La, Lai Châu;
nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và 4, Mông Dương 1 và 2, Vũng Áng 1, Duyên Hải 1 và 3;
đưa điện lưới ra nhiều đảo; đã tăng thêm 18,5 nghìn MW công suất nguồn,
khoảng 7,6 nghìn km truyền tải các loại 500 kV, 220 kV và 37,4 nghìn MVA
công suất các trạm biến áp.
Hạ tầng thuỷ lợi được tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp theo hướng đa
mục tiêu; nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn về đê điều, hồ đập, cầu cống, kênh
mương đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tăng năng lực tưới tiêu, ngăn

1
mặn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.

1
Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, nhất là ở các thành phố lớn. Nhiều
công trình tuyến chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các tuyến
tránh đô thị, các đường vành đai đô thị, các cầu lớn và nút giao lập thể được đầu
tư xây dựng. Các chương trình cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn được tập trung
đầu tư, đạt kết quả bước đầu.
Hạ tầng giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp ngày càng được quan
tâm, đầu tư phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng, miền trong cả nước, nhất là hệ
thống đại học quốc gia, trường đại học vùng. Đại học Quốc gia Hà Nội (gồm 10
trường đại học trực thuộc) đang được đầu tư xây dựng mới có quy mô hiện đại tại
Hoà Lạc, Hà Nội. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (gồm 8 trường đại
học trực thuộc) tại thành phố Thủ Đức đã và đang được đầu tư nâng cấp cơ sở vật
chất, kỹ thuật. Đại học Huế đang trong quá trình đầu tư nâng cấp trở thành Đại
học Quốc gia. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển rộng khắp trên
phạm vi cả nước. Các trường nghề chất lượng cao được phân bố ở hầu hết các
vùng; trong đó, tập trung nhiều nhất ở những vùng có điều kiện kinh tế phát triển
như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Hạ tầng khoa học công nghệ có bước phát triển nhanh. Mạng lưới các cơ sở
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN hình thành và phát triển tại nhiều địa
phương, vùng miền. Triển khai xây dựng các khu công nghệ cao như Khu Công
nghệ cao Hòa Lạc (tại Hà Nội), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu
công nghệ cao Đà Nẵng. Đã triển khai xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo
Quốc gia có chức năng hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng
tạo của đất nước, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học và
công nghệ. Hạ tầng y tế phát triển rộng khắp từ tuyến Trung ương đến các vùng,
địa phương. Các bệnh viện đặc biệt ở tuyến Trung ương; các cơ sở y tế công
cộng và dự phòng tuyến Trung ương; các cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm; cơ sở
giám định y tế, pháp y… được phân bố ở 3 miền. Ngoài Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, các bệnh viện đa khoa Trung ương và vùng được phân bố tại các đô thị
trung tâm vùng như Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên tại Thái
Nguyên, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế tại Thừa Thiên - Huế, Bệnh viện
Đa khoa vùng Tây Nguyên
tại Đăk Lăk, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tại Cần Thơ…
Hạ tầng văn hóa, thể thao luôn được quan tâm đầu tư phát triển. Nhiều
công trình lớn thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao được đầu tư, cải tạo kết hợp khai
thác phát triển du lịch, thể thao, giải trí... Các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc
gia, cấp quốc gia đặc biệt luôn được quan tâm đầu tư, bảo tồn, tôn tạo.

1
I.4. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt
bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2016 - 2019 tăng trưởng đạt 6,8%/năm. Năm
2020, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu
kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt
Nam đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP
năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động
tiêu cực của dịch Covid-19 thì đây là một sự thành công với tốc độ tăng trưởng
thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc, Mi-an-ma, Việt Nam
là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020
với quy mô nền kinh tế đạt hơn 343 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có
nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, do mức xuất phát
điểm thấp, mặc dù có sự tăng trưởng trong suốt giai đoạn 10 năm qua tuy nhiên
GDP đầu người của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp và chưa đồng đều giữa khu
vực thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam, đạt
3.442 USD/người năm 2019, ước tính đạt 3.490 USD/người năm 2020, tăng 2.217
USD so với năm 2010. Như vậy, sau 10 năm thu nhập bình quân đầu người đã
tăng 2,74 lần. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người so sánh với
các nước trong khu vực vẫn còn rất xa và không dễ thu hẹp. Năm 2018, thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.270 USD/người, thấp xa so với mức thu
nhập bình quân của thế giới (hơn 10.000 USD/người). So sánh với các nước trong
khu vực, Việt Nam cũng thấp hơn nhiều, thu nhập của người Việt Nam bằng
72,7% Philippin, bằng 53,6% Indonesia, bằng 31,6% Thái Lan, bằng 16,4%
Malaysia và chưa bằng 5% Singapore. Khả năng thu hẹp khoảng cách này là
không đơn giản và sẽ mất rất nhiều năm. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới,
giai đoạn 2011 – 2017, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng thêm
được 1.032 USD, thấp hơn mức gia tăng của bình quân thế giới nhưng cao hơn
một số nước ASEAN. Trong giai đoạn 2011 – 2017, thu nhập bình quân của thế
giới đã tăng từ 9.525 USD năm 2010 lên 10.749 USD năm 2017, tương đương
mức tăng thêm 1.223 USD. Trong khu vực ASEAN, Philippin là nước có khoảng
cách thu nhập nhỏ nhất so với Việt Nam, đã tăng thêm 859 USD cùng giai đoạn,
Indonesia và Malaysia đạt mức tăng tương đương là 733 USD và 880 USD,
nhưng Thái Lan và Singapore đạt mức tăng là 1.520 USD và 11.145 USD, nới
rộng khoảng cách so với tất cả các nước ASEAN khác. Mức độ gia tăng thu nhập
của các nước phát triển trên thế giới cũng tương tự Singapore.
Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ
rệt. Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín
dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tỉ

1
trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng
hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Đóng góp của năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên
khoảng 41,1% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 37,5%,
vượt mục tiêu Chiến lược đề ra (35%). Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân
giai đoạn 2011 - 2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm. Hiệu quả
đầu tư được nâng lên; hệ số ICOR giảm từ gần 6,3 giai đoạn 2011 - 2015 xuống
còn khoảng 6,1 giai đoạn 2016 - 2019[1]1
Năng suất lao động: Theo Tổng cục thống kê, năng suất lao động của toàn
nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 đạt 110,4 triệu đồng/lao động. Tính theo
giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế tăng bình quân giai
đoạn 2011 – 2019 là 5,0%/năm (giai đoạn 2011 – 2015 tăng 4,3%/năm; giai đoạn
2016
– 2019 tăng 5,9%/năm). Để so sánh quốc tế, mức năng suất lao động có thể được
quy đổi thành đôla Mỹ tính theo sức mua tương đương (PPP) giá cố định 2011.
Với thước đo này, Việt Nam đạt 11.142 USD vào năm 2018. So sánh năng suất
lao động của Việt Nam và một số nước trong khu vực cho thấy Việt Nam năm
2018 chỉ bằng 1/14 của Singapore, 1/5 của Malaisia, 2/5 của Trung Quốc, 1/6 của
Hàn Quốc, thậm trí thấp hơn của Lào và Myanmar. Tuy nhiên, nếu xem xét theo
chuỗi thời gian, có thể thấy Việt Nam đã có những tiến triển nhất định trong cải
thiện năng suất lao động, góp phần thu hẹp khoảng cách với một số nước
Phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam đạt kết quả tích cực. Đời
sống văn hoá của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hoá truyền
thống tốt đẹp của dân tộc được đề cao và phát huy. Sản phẩm văn hoá, văn học
nghệ thuật ngày càng đa dạng và có chất lượng. Xã hội hoá các hoạt động văn hoá
được mở rộng. Nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên và di
sản ký ức thế giới được công nhận, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Hoạt động
giao lưu, quảng bá giá trị văn hoá Việt Nam được thực hiện chủ động và tích cực.
Công tác thông tin, truyền thông được chú trọng hơn, thông tin đại chúng
có bước phát triển mạnh mẽ. Thực hiện quy hoạch báo chí, vừa tăng cường quản
lý, vừa phát huy vai trò báo chí cách mạng; phát triển mạnh báo chí đa phương
tiện2. Công tác xuất bản, in, phát hành đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội3.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ định
hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Định

1
Riêng năm 2020, ICOR khả năng tăng cao, dự kiến trên 18. Lạm phát bình quân giai đoạn 2011 - 2015
là 7,7%, giai đoạn 2016 - 2020 là 3,3%.
2
Hiện nay cả nước có 868 cơ quan báo chí, 184 cơ quan báo chí in, 660 tạp chí in, 24 cơ quan báo điện tử độc lập
với tổng số 19.166 nhà báo được cấp thẻ. Cả nước có 2 đài phát thanh - truyền hình quốc gia, 64 đài địa phương và
5 đơn vị hoạt động truyền hình của các bộ, ngành với tổng số 87 kênh phát thanh và 191 kênh truyền hình
3
Số lượng xuất bản phẩm trên đầu người 5 bản/người/năm, tỉ trọng xuất bản điện tử chiếm 31%.

1
hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong
nhiệm kỳ Đại hội XIII. Một trong ba đột phá chiến lược được xác định là: “Xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; …chú
trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc
gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số” và mục tiêu đến năm 2025 kinh tế
số đạt khoảng 20% GDP.
Việt Nam với gần 70 triệu người dùng Internet sẽ là thị trường tiềm năng
cho phát triển kinh tế số. Đặc biệt, trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19,
việc nắm bắt các cơ hội phát triển từ kinh tế số có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy
phục hồi tăng trưởng kinh tế trong nước, nâng cao năng suất và việc làm cho lao
động, tăng cường kết nối, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực. Xét về dư
địa, kinh tế số có tiềm năng phát triển vô cùng to lớn bởi hiện nay kinh tế số mới
chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 13,7%4 GDP. Để duy trì và thức đẩy phát triển kinh tế,
đảm bảo đóng góp tỷ trọng 20% GDP của kinh tế số theo mục tiêu đề ra đến năm
2025, hạ tầng số quốc gia cần phải được chú trọng đầu tư, hoàn thiện và phải đi
trước một bước để sẵn sàng cho yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số.
I.5. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VỀ BỐI CẢNH TRONG NƯỚC
VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TTTT
Bối cảnh quốc tế
Chỉ mất chưa đầy hai thập kỷ để nền kinh tế toàn cầu có bước chuyển mình
rõ rệt từ việc khuyến khích áp dụng các mô hình đổi mới thành xu hướng tất yếu
phát triển kinh tế số. Theo thống kê của We are social, tính đến cuối năm 2020,
khoảng 4,66 tỷ người kết nối với Internet, chiếm gần 60% dân số toàn cầu, tăng
7,3% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục tăng trong những năm
tiếp theo. Việc tiếp cận liên tục với thông tin, thương mại, giao tiếp, giải trí và gần
đây là hoạt động sản xuất...(trong số vô số những khả năng khác) đã trở thành
hoạt động thường nhật của hàng tỷ người trong số này và sẽ sớm trở thành hiện
thực đối với hàng tỷ người còn lại. Với sự phát triển của các công nghệ có tính đột
phá như AI, phân tích dữ liệu lớn… một hệ sinh thái số đã hình thành và đang dần
tạo ra một thế giới số tồn tại song hành với thế giới thật, việc tiếp cận các dịch vụ
kỹ thuật số sẽ trở nên thiết yếu hơn đối với tất cả mọi người trong những thập kỷ
tới. Dự báo đến năm 2025 theo E&Y (2021), dịch vụ số sẽ tiếp tục tăng trưởng
mạnh mẽ, tăng gấp 2 lần và đạt ngưỡng 18 nghìn tỷ USD, trong đó thanh toán di
động tăng 3,5 lần đạt ngưỡng 7 nghìn tỷ USD, thương mại điện tử tăng 1,7 lần đạt
ngưỡng 6,7 nghìn tỷ USD, IoT tăng 1,8 lần đạt 1,2 nghìn tỷ USD. Với viễn
cảnh trước mắt,
4
Doanh thu kinh tế số vòng 1 đạt 32,98 tỷ đô (bao gồm giá trị kim ngạch XNK điện thoại, máy vi tính, điện tử và
linh kiện, doanh thu công nghiệp phần mềm, doanh thu nội dung số, doanh thu dịch vụ CNTT và doanh thu viễn
thông) _ theo số liệu của Bộ TT&TT năm 2021 và doanh thu kinh tế internet là 14 tỷ đô (theo báo cáo E-Conomy
Sea 2020 của Google, Temasek và Bain & Company).

1
nhiều quốc gia đã đầu tư hàng nghìn tỷ đô la để nghiên cứu và phát triển, xây
dựng và duy trì cơ sở hạ tầng hỗ trợ hệ sinh thái kỹ thuật số giúp thúc đẩy nền
kinh tế kỹ thuật số.
Bước vào giai đoạn 2021 - 2030 thế giới sẽ tiếp tục chịu sự chi phối của
chuyển đổi số. Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công
nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây,
internet vạn vật...), các hoạt động chuyển đổi số đang tăng tốc một cách mạnh mẽ,
tạo ra không gian phát triển mới - chính phủ số, kinh tế số, xã hội số cho mọi quốc
gia. Hạ tầng số và công nghệ số tiếp tục được xác định là cốt lõi của mọi mô hình
tăng trưởng nhanh và bền vững ở nhiều quốc gia. Trước những diễn biến phức tạp
của đại dịch Covid-19, hầu hết các ngành kinh tế toàn cầu đều chịu ảnh hưởng
nặng nề, gián đoạn chuỗi cung ứng... Tuy nhiên, ngành công nghệ viễn thông là
một trong số ít ngành vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, tích cực, và là yếu tố thúc
đẩy việc sử dụng các phương tiện truyền thông, viễn thông và dịch vụ Internet.
Thực tiễn triển khai tại nhiều quốc gia đã chứng minh vai trò và tiềm năng to lớn
của hạ tầng số, công nghệ số trong việc kết nối cũng như giữ "mạch kinh tế" và
khả năng giải quyết các thách thức lớn, các vấn đề lớn của thời đại ở quy mô toàn
cầu.
Xu hướng trong 10 năm tới thế giới vẫn tiếp tục chứng kiến sự chuyển đổi
lớn, mạnh mẽ của xã hội như
- Sự chuyển dịch lớn lao, chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới ảo;
- Sự chuyển đổi sang nền kinh tế số, xã hội số, cuộc sống số là quá trình
chuyển đổi toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của loài người sang môi trường số;
Kinh tế số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý Nhà nước, mô hình sản xuất kinh
doanh và đời sống văn hóa xã hội;
- Dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên quốc gia;
- Xu thế kết nối toàn cầu không chỉ có kết nối truyền thống người – người
mà có sự phát triển mạnh mẽ của kết nối vật – vật, kết nối người – vật;
- Có sự chuyển mạnh từ nền kinh tế sản xuất công nghiệp dẫn dắt (Industry
Driven Economy) sang nền kinh tế do công nghệ dẫn dắt (Technology Driven
Economy);
- Sự phát triển nhanh mạnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: sẽ tiếp
tục đòi hỏi những năng lực mới về hạ tầng, năng lực mới về thể chế, chính sách;
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng về chính sách, thể chế hơn
là một cuộc cách mạng về công nghệ thông thường.
Bối cảnh trong nước
Sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội
tăng lên. Chất lượng tăng trưởng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện,
bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
được cải thiện
1
đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút FDI lớn. Khu vực tư nhân ngày càng
có sự đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn sẽ tiềm ẩn
nhiều rủi ro, khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài còn yếu, năng
lực tiếp cận nền kinh tế số còn hạn chế, tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại,
nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu của nền kinh tế còn cao.
Chuyển đổi số được xác định sẽ mở ra cơ hội chưa từng có, sẽ tạo ra một sự
thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng người
dân, đến mọi lĩnh vực, một sự chuyển dịch mang tính lịch sử. Theo thống kê của
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong 10 năm qua,
kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị
trường kinh doanh. Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có khoảng 16,7 triệu thuê
bao Internet bặng rộng cố định và 69,72 triệu thuê bao internet băng rộng di động.
Cùng với sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của Internet, các thiết bị di động và
mạng xã hội, ngày càng nhiều cá nhân tham gia mạng lưới thương mại điện tử.
Năm 2020, trong bối cảnh chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19, quy
mô kinh tế số của Việt Nam vẫn đạt mức 14 tỉ USD, đóng góp khoảng 5,2% GDP
nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các ngành CNTT, thương mại điện tử; viễn thông.
Theo Báo cáo “e-Conomy SEA 2020 Report”, Việt Nam và Indonesia là hai nước
có tốc độ tăng trưởng kinh tế số hàng đầu khu vực ASEAN với tốc độ tăng trưởng
trung bình 27% trong giai đoạn 2015-2020. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định
Việt Nam đang sở hữu lợi thế về nguồn lực con người và sự ủng hộ của Chính
phủ trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Đây chính là động lực quan trọng
để Việt Nam bứt phá, triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2021 - 2030 đã để ra một cách khả thi. Sự quyết tâm và ủng hộ này được thể hiện
qua một loạt các văn bản như:
- Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/9/2019 về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.
- Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/6/2020 về
phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030” để triển khai Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị
quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
- Quyết định số 2289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2020
về Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030 tại và Quyết định số
127/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/01/2021 về chiến lược quốc gia
về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/6/2021 về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030.

1
Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 -
2030 được trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng có ghi rõ phương hướng
cần thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số,
xây dựng xã hội số, đồng thời lấy phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
I.6. PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NGUY CƠ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA THIÊN TAI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN HẠ
TẦNG TTTT
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhưng khí hậu lại
phân bố thành ba vùng khá rõ rệt với miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận
nhiệt đới ẩm, Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa và
Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới. Đặc điểm về hình thái thời tiết là một trong
những yếu tố quan trọng trong việc hình thành hầu hết các loại hình thiên tai,
cùng với những tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững ở
trong nước và ở các quốc gia có chung đường biên giới cũng như ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các loại hình thiên tai có diễn biến với xu thế
ngày càng cực đoan, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế -xã hội. Như
vậy, với địa hình đa dạng, cùng những đặc điểm về khí hậu, ngoài những thuận lợi
trong phát triển kinh tế - xã hội, nước ta còn thường xuyên chịu tác động của
nhiều lợi hình thiên tai, đặc biệt là bão, nước biển dâng, gió mạnh trên biển, lũ, lũ
quét, sạt lở đất, ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,.. Thiên tai đã và đang tác động
không nhỏ đến sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam cũng như gây
thiệt hại lớn đến cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng TTTT.
Những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động của phát
triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững, diễn biến thiên tai ngày càng khốc liệt cả về
mức độ nguy hiểm cũng như các loại hình thiên tai xuất hiện (với 20/21 loại thiên
tai cơ bản xuất hiện trong những năm vừa qua), đây là thách thức to lớn đối với
công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo số liệu
thống kê cho thấy, tình hình thiên tai đã và đang có xu thế gia tăng cả về quy mô
cũng như chu kỳ lặp lại, nhất là bão mạnh, siêu bão, mưa đặc biệt lớn, mưa đá,
ngập lụt diện rộng, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, rét đậm, rét
hại, hạn hán, cháy rừng, xâm nhập, dông, lốc, sét,…Chỉ tính từ năm 2016 đến
năm 2020, trên phạm vi cả nước xuất hiện tổng số 1.799 trận thiên tai, với các cấp
độ xảy ra từ cấp 1-4, gồm: cấp độ 1: 1.689 lần; cấp độ 2: 28 lần; cấp độ 3: 76 lần;
cấp độ 4:
06 lần.
Các loại hình thiên tai phổ biến xảy ra tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020:
- Về bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): qua theo dõi trong những năm gần
đây, bão có xu thế xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ ngày càng lớn và diễn
biến ngày càng phức tạp, uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của nhân dân và

1
các hoạt động ở ven biển, trên biển. Giai đoạn từ năm 2016-2020 đã xuất hiện 66
cơn bão

2
và ATNĐ, đặc biệt là năm 2017, ghi nhận kỷ lục về số lượng bão, ATNĐ xuất
hiện với 16 cơn bão và 06 ATNĐ, trong đó 03 cơn bão có rủi ro thiên tai cấp độ 4
(bão số 10, 12 và 16); năm 2020 đã xuất hiện 13 cơn bão đổ bộ vào biển Đông và
ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, chỉ tính riêng từ cuối tháng 9 và tháng 10/2020,
liên tục xuất hiện 5 cơn bão đổ bộ vào miền Trung, trong đó bão số 9 được đánh
giá là rất mạnh, đây là diễn biến hiếm thấy về tần xuất xuất hiện, cường độ và
phạm vi ảnh hưởng.
- Về mưa: mưa lớn và đặc biệt lớn xảy ra thường xuyên kể cả diện rộng và
cục bộ trên phạm vi cả nước đã gây lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất nghiêm
trọng tại nhiều khu vực, trong 5 năm gầy đây đã ghi nhận những trận mưa lớn và
đặc biệt lớn, như: đợt mưa từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2017 tại các tỉnh Bắc
Bộ với tổng lượng mưa vượt trung bình nhiều năm phổ biến từ 10–30%, một số
nơi trên 50%; đợt mưa lớn trên diện rộng xuất hiện trái mùa (giữa tháng 10/2017)
tại khu vực Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình với tổng lượng từ 400 - 600 mm,
trong khi các hồ đã đầy nước, dẫn đến việc phải xả lũ khẩn cấp (lần đầu tiên hồ
Hòa Bình đã phải xả cấp tập 08 cửa xả đáy); đợt mưa đặc biệt lớn sau bão số 12
tháng 11/2017 tại các tỉnh miền Trung, đã gây ngập sâu tại thành phố Huế, thị xã
Hội An đúng vào tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC; đợt mưa lớn xảy ra vào đầu
tháng 8 và giữa tháng 10/2019 đã gây ngập nặng cho thành phố Vinh (Nghệ An)
và huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang); đợt mưa lũ tháng 10/2020 tại các tỉnh miền
Trung, tổng lượng mưa 5 ngày đạt mức lịch sử với trên 3.000 mm ở Hương Trà
(Thừa Thiên Huế) đã gây ngập lụt nghiêm trọng thành phố Huế và các vùng phụ
cận.
- Về lũ, ngập lụt: lũ lớn và lũ lịch sử liên tiếp xuất hiện tại các vùng, miền
trên phạm vi cả nước, theo số liệu thống kê trong vòng 5 năm gần đây cho thấy
nhiều trận lũ lớn và đặc biệt lớn đã xuất hiện, điển hình là năm 2015 ở Bắc Bộ;
năm 2016, 2017 và 2020 ở Trung Bộ. Trong đó một số nơi đạt mức lịch sử, hoặc
tương đương mức lũ lịch sử. Lũ lớn đã gây ngập lụt trên diện rộng và kéo dài,
điển hình là ngập lụt xảy ra từ ngày 12-19/10/2020 tại 7 tỉnh ven biển miền Trung
(từ Nghệ An đến Quảng Nam) đã làm trên 317.000 hộ/1,2 triệu người bị ảnh
hưởng, có nơi ngập sâu trên 5m và thời gian ngập kéo dài trên 15 ngày.
- Về lũ quét, sạt lở đất: đây là loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên tại
các tỉnh miền núi gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó đặc biệt
là các trận lũ quét, sạt lở đất xảy ra trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019 đã gây
thiệt hại lớn về người; 10 tháng đầu năm 2020 đã xảy ra 7 trận sạt lở đất kinh
hoàng làm trên 100 người chết và mất tích, trong đó có nhiều sỹ quan, chiến sỹ
lực lượng vũ trang, đặc biệt là ở thuỷ điện Rào Trăng 3, tiểu khu 67 huyện Hương
Trà (T.T.Huế), huyện Hướng Hoá (Quảng Trị); xã Trà Leng, Trà Vân thuộc
huyện Nam Trà My (Quảng Nam).

2
- Sạt lở bờ sông, bờ biển đã và đang diễn ra rất phức tạp trên phạm vi cả
nước và có xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất, phạm vi, mức độ nguy hiểm.
Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, trong phạm vi cả nước hiện có 2.476 điểm
bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài trên 3.199 km. Trong đó có 317 điểm
sạt lở đặc biệt nguy hiểm (sạt lở gây nguy hiểm trực tiếp đến an toàn đê điều, khu
tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng) với tổng chiều dài 401 km; nhất là
tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với 76 điểm sạt lở đặc biệt nguy
hiểm, tổng chiều dài 140 km, uy hiếp nghiêm trọng tính mạng, tài sản của Nhà
nước và nhân dân, đồng thời làm mất đi khoảng 300 ha đất mỗi năm.
Thiệt hại do thiên tai gây ra trong 05 năm gần đây:
- Về người: số người chết và mất tích là 1.359 người, trung bình 244
người/năm.
- Thiệt hại về vật chất giai đoạn 2016-2020, khoảng 688 triệu USD/năm.
Ngoài ra, thiên tai còn tác động đến môi trường, các hoạt động kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng, gây thiệt hại cơ sở hạ tầng, trong đó có cơ sở hạ tầng viễn
thông, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Những tác động nghiêm trọng nhất của thiên tai và biến đối khí hậu đối với
hạ tầng TTTT Việt Nam có thể kể đến như:
- Ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai như mưa lớn, bão, lũ ống, lũ quét, ngập
úng cục bộ, giông sét làm cho cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp viễn thông,
công nghệ thông tin chịu thiệt hại trực tiếp đến một số thiết bị, vật tư trên mạng
lưới như đường cáp, cột ăng ten, nhà trạm, gây gián đoạn thông tin cục bộ. Tại
các tỉnh trọng điểm hay xảy ra thiên tai, nhiều nơi chưa có cột phát sóng kiên cố,
chưa đạt tiêu chuẩn chịu được rủi ro thiên tai cấp IV, làm ảnh hưởng đến khả năng
chống chịu của toàn hệ thống.
- Ảnh hưởng gián tiếp của thiên tai do mưa lũ, giông sét, cây đổ, sạt lở đất
ảnh hưởng tới lưới điện của EVN, gây mất điện diện rộng hoặc điện lực chủ động
cắt điện phòng ngừa sự cố mỗi khi có mưa bão. Mạng lưới viễn thông có nguy cơ
bị mất điện lưới trong các tháng mùa mưa bão, việc vận hành nguồn điện dự
phòng để duy trì các trạm BTS/NodeB gặp nhiều khó khăn, nhất là các trạm ở
vùng sâu, vùng xa hoặc các trạm chiếm lĩnh độ cao, trạm chưa có máy phát điện.

I.7. XÁC ĐỊNH NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ; PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC
Điểm mạnh:
Việt Nam có điều kiện tốt về vị thế chính trị ổn định, dân số, địa lý, khí
hậu, tài nguyên để thực hiện chuyển đổi số.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã gây ra một cú sốc lớn làm kinh tế thế giới
và thương mại toàn cầu suy thoái sâu và nghiêm trọng, bức tranh kinh tế – xã hội,

2
Việt Nam năm 2020 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực và
thể hiện sức chống chịu đáng kể. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế
giới tăng trưởng kinh tế dương.
Đội ngũ lãnh đạo các ngành, các cấp ngày càng nhận thức rõ vài trò trong
chuyển đổi số. Chính sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người
đứng đầu các cấp; hành động đồng bộ ở các cơ quan, địa phương và sự tham gia
của tổ chức, doanh nghiệp và người dân được kỳ vọng sẽ là yếu tố bảo đảm sự
thành công của công cuộc chuyển đổi số.
Ý chí và khát vọng của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, con người Việt
Nam về xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường luôn mạnh mẽ.
Điểm yếu, tồn tại, hạn chế
Phương thức tăng trưởng thay đổi chưa rõ rệt, vẫn còn dựa vào gia tăng số
lượng vốn đầu tư, lao động và các nguồn lực đầu vào khác; chất lượng tăng
trưởng có mặt chậm được cải thiện, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế phát
triển. Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản
xuất trong nước còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài, thậm chí vào một thị trường;
chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước.
Trình độ khoa học, công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với
nhóm đầu khu vực. Hiệu quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng kết
quả nghiên cứu chưa cao.
Thiếu cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và
doanh nghiệp thực hiện đổi mới, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ
tiên tiến, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển,
chất lượng chưa cao, chưa bảo đảm tính đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả khai
thác, vận hành.
Cơ hội
Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất
lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình.
Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri
thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng.
Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải
nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân
số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm 1986)
và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng điều tra dân
số Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình
gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Tầng
lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến
26% vào

2
năm 2026. Cơ hội cho Việt Nam là nguồn nhân lực trẻ, thông minh, ham học hỏi,
sáng tạo, thích ứng nhanh và có khát vọng làm giàu, thị trường cho các dịch vụ số
chỉ riêng trong nước đã tương đối lớn và người dân có khả năng chi trả ngày càng
cao đối với các dịch vụ.
Chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0,69. Điều đó có nghĩa là một em bé
Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất
bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Đây
là mức cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và các
nước có thu nhập trung bình thấp hơn.
Thách thức
Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác
động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng mức tiêu thụ
điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng
điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng
lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Nhu cầu
cấp thiết là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, tối ưu hóa tình
hình sử dụng năng lượng hướng tới việc sử dụng các thiết bị đạt tiêu chuẩn xanh,
giảm lượng khí thải các bon ra môi trường.
Tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm
trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra những thách thức
đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho
giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào
năm 2030 và sau đó sẽ tiếp tục hướng tới vị thế quốc gia có thu nhập cao. Thách
thức lớn nhất ở đây là những thế mạnh đã giúp Việt Nam trở thành một nước thu
nhập trung bình thấp không nhất thiết là những yếu tố sẽ đẩy đất nước lên cấp độ
cao hơn. Ngành công nghiệp chế tạo với giá trị gia tăng thấp chiếm tỷ trọng lớn
trong khu vực FDI hiện tại đã và đang là công cụ khởi đầu cho tăng trưởng kinh
tế. Tuy nhiên, một nền công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn, với đổi mới, sáng
tạo, và một lực lượng lao động có kỹ năng là cần thiết để đảm bảo nền kinh tế có
thể phát triển hơn nữa. Việt Nam sẽ cần một mô hình tăng trưởng mới, một hạ
tầng số sẵn sàng và hiện đại phục vụ chuyển đổi số nhằm giúp Việt Nam thoát
khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và để đạt được hiện đại hóa,
công nghiệp hóa cũng như tăng trưởng bền vững.
Khi không gian số được mở ra, các vấn đề về đảm bảo an toàn, an ninh
mạng, dữ liệu, dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư cá nhân của con người trên không
gian mạng sẽ trở thành mối thách thức lớn.

2
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

II.1. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ SỰ PHÙ HỢP VỀ PHÂN BỐ, SỬ


DỤNG KHÔNG GIAN CỦA HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG
Hạ tầng TTTT là một chỉnh thể thống nhất, liên kết hữu cơ giữa hạ tầng
bưu chính, hạ tầng số (hạ tầng viễn thông băng rộng, điện toán đám mây, IoT),
hạ tầng công nghiệp CNTT và các nền tảng chuyển đổi số quốc gia được đảm
bảo bằng hệ thống an toàn thông tin mạng để phục vụ sự phát triển kinh tế, xã
hội.
II.1.1. Mạng bưu chính
II.1.1.1. Thực trạng phát triển mạng bưu chính
Trong giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện chính sách mở cửa thị trường, lĩnh
vực bưu chính đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ, mạng bưu chính có
thêm những vai trò mới, trở thành một nền tảng thiết yếu cho lĩnh vực thương
mại điện tử. Mạng bưu chính có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn
định, liền mạch của dòng chảy hàng hóa, từ đó tham gia vào chuỗi cung ứng
logistics và dần trở thành hạ tầng quan trọng của kinh tế số 5. Việt Nam hiện
đứng thứ 49/170 nước và xếp thứ 4/10 trong khu vực ASEAN về chỉ số 2IPD6
(sau Singapore, Thái Lan và Malaysia), là một trong số ít nước thuộc nhóm
nước có thu nhập trung bình thấp nhưng có chỉ số 2IPD cao.

Hình II-1:Thị trường bưu chính Việt Nam: (a) Tổng doanh thu và đóng góp vào ngân
sách của ngành Bưu chính; (b) Thị phần theo doanh thu các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bưu chính năm 2020

5
Năm 2020, doanh thu bưu chính Việt Nam đạt 36.950 tỷ đồng, tăng trưởng 30%/năm (bình quân giai
đoạn 2016 – 2020) tương đương khoảng 0,8% vào GDP quốc gia.
6
2IPD là chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (Integrated Index for Postal Development) do UPU đưa ra
nhằm đánh giá hiệu quả, năng lực hoạt động bưu chính của các quốc gia. Chỉ số 2IPD được xác định dựa trên

2
bốn tiêu chí đánh giá chính, gồm: Độ tin cậy, khả năng tiếp cận, tính phù hợp và khả năng phục hồi.

2
Mạng bưu chính quốc gia được đánh giá trên 3 mạng: Mạng bưu chính
phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng bưu chính công cộng, và mạng bưu
chính của các doanh nghiệp khác.
II.1.1.1.1. Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
Mạng bưu chính phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước (mạng bưu chính
KT1) do Cục Bưu điện Trung ương (BĐTW) trực tiếp quản lý, khai thác bao
gồm: Hệ thống cơ sở khai thác (điểm phục vụ bưu chính tại thành phố Hà Nội,
thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh), các tuyến vận chuyển và tuyến
phát bao gồm:
Bưu cục trực thuộc bưu điện CP16 tại thành phố Hà Nội (giám sát 28 tỉnh
miền Bắc), bưu cục trực thuộc bưu điện T78 tại thành phố Hồ Chí Minh (giám
sát 23 tỉnh miền Nam), bưu cục trực thuộc bưu điện T26 tại thành phố Đà Nẵng
(giám sát 12 tỉnh miền Trung) và 4 tổ giao thông (trực 24/7) tại 4 văn phòng
Trung ương7, phục vụ 04 Văn phòng Trung ương và các đồng chí lãnh đạo cao
cấp của Đảng, Nhà nước. Đối với các bưu gửi KT1 tuyệt mật (KT1A), Cục
BĐTW thực hiện toàn trình (không kết nối với mạng bưu chính công cộng).
Ngoài các cơ sở khai thác, các tuyến vận chuyển và tuyến phát trực tiếp,
mạng bưu chính KT1 còn kết nối với mạng bưu chính công cộng 8 do Tổng công
ty Bưu điện Việt Nam (Viet Nam Post) quản lý để vận chuyển và phát đến cấp
huyện trên cả nước.`
II.1.1.1.2. Mạng bưu chính công cộng
Mạng bưu chính công cộng được giao cho doanh nghiệp được chỉ định
(Viet Nam Post) quản lý, khai thác nhằm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;
cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước, quốc tế, dịch vụ tài chính, tiết kiệm,
chuyển tiền, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật.
Mạng bưu chính công cộng gồm 13.444 điểm phục vụ, trong đó: 5 bưu cục
khai thác quốc tế, 3 trung tâm khai thác chia chọn (cấp miền), 3 trung tâm khai
thác báo chí liên tỉnh, 8 trung tâm vận chuyển kho vận (cấp vùng), trên 2.600
bưu cục giao dịch, khai thác cấp 1, cấp 2, cấp 3, trên 8.000 điểm bưu điện văn
hoá xã và các thùng thư công cộng độc lập.
Mạng bưu chính công cộng được kết nối bằng 87 đường thư quốc tế, 62
đường thư cấp 1, 380 tuyến đường thư cấp 2 và gần 3.600 tuyến đường thư cấp
3

7
Văn phòng Trung ương Đảng, văn phòng Chính phủ, văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nước
8
Do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post, doanh nghiệp được nhà nước chỉ định duy trì, quản lý
theo Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg ngày 03/8/2011

2
được kết nối bởi các loại hình phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường
hàng không.
Bên cạnh đó, thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, Viet Nam
Post đã xây dựng sàn thương mại điện tử Postmart, nền tảng Địa chỉ số Việt
Nam sử dụng chung cho các ngành/lĩnh vực và hỗ trợ doanh nghiệp và phát huy
tốt hơn vai trò mạng bưu chính công cộng khi tham gia vào thị trường thương
mại điện tử và logistics.
II.1.1.1.3. Mạng bưu chính của các doanh nghiệp khác
Đến năm 2020, ngoài mạng bưu chính KT1, mạng bưu chính công cộng,
các doanh nghiệp bưu chính phát triển với số tổng số điểm phục vụ cả nước đạt
trên 7.000 điểm bao gồm trên 6.000 bưu cục truyền thống và trên 1.000 “điểm
cung cấp dịch vụ bưu chính công nghệ cao 9”, mở rộng vùng phục vụ, tăng chất
lượng phục vụ.
Phương tiện vận chuyển phục vụ bưu chính đa dạng, kết hợp các loại hình
vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Các doanh nghiệp bưu chính
trang bị trên 1.000 xe tải chuyên dụng10; số lượng xe tham gia vào hoạt động vận
tải, kết nối hàng hóa bưu chính trên thị trường lên tới hơn 100.000 xe 11. Đối với
các loại hình vận chuyển khác, doanh nghiệp bưu chính hợp tác với đường sắt
Việt Nam với hơn 35 toa chở container/ngày, hợp tác với các hãng hàng không
trong nước và quốc tế để vận chuyển bưu gửi trong nước và quốc tế.
Đối với thị trường giao hàng chặng cuối có sự tham gia của rất nhiều doanh
nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường, sử dụng các
nền tảng công nghệ, hạ tầng chia sẻ (huy động phương tiện vận chuyển xã hội)
như Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, J&T Express, Best Express, v.v.
Hiện nay, các doanh nghiệp trên thị trường cam kết giao hàng nội tỉnh
trong vòng 24h. Đối với dịch vụ giao hàng liên tỉnh, giao hàng Bắc – Nam, các
doanh nghiệp có nguồn vốn vững vàng đẩy mạnh đầu tư phủ mạng lưới bưu cục
toàn bộ 63 tỉnh toàn quốc để tiếp cận khách hàng, và cam kết giao hàng trong
vòng 2-3 ngày.

9
Điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công nghệ cao là các điểm có chức năng cung cấp các dịch vụ Bưu chính cho
khách hàng, là các điểm không cố định vị trí, ứng dụng công nghệ để thực hiện các thao tác giao nhận hàng hoàn
toàn trên smartphone (smartlocker, nhân viên bưu chính sử dụng Ứng dụng Smartphone, v.v.)
10
Thống kê top 5 doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát có thị phần dẫn đầu thị trường (Vietnam Post, Viettel
Post, Giao Hang Tiet Kiem, J&T Express, Giao Hang Nhanh)
11
Theo thống kê từ năng lực xe vận chuyển công bố của top 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính,
chuyển phát trên thị trường

2
Các doanh nghiệp bưu chính tăng cường đầu tư vào công nghệ nhằm hiện
đại hóa hạ tầng mạng lưới. Các hệ thống chia chọn tự động12 được nghiên cứu và
đưa vào ứng dụng nhằm tối ưu năng suất lao động, rút ngắn thời gian chia chọn,
nâng cao chất lượng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số được đưa vào áp dụng tại các điểm bưu cục,
với định hướng trong tương lai hình thành các “bưu cục không giấy”. Các giải
pháp công nghệ được đưa vào ứng dụng có thể kể đến như phần mềm tạo đơn
hàng nhanh triển khai trên hệ thống Tablet, Mobile app, thiết bị máy in không
dây kết hợp giải pháp in kết nối QR Code, giúp tăng hiệu suất làm việc và trải
nghiệm khách hàng.
II.1.1.2. Thực trạng phân bố nguồn lực và sự phù hợp với phân bổ sử dụng
không gian lĩnh vực bưu chính
Đến hết năm 2020, có 2/600 doanh nghiệp bưu chính truyền thống, có vốn
nhà nước là Viet Nam Post và Viettel Post. Trong đó Viet Nam Post là doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước với vốn điều lệ là 8.122 tỷ đồng; Viettel Post có
60.8% cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Doanh nghiệp
nhà nước) với tổng vốn điều lệ trên 830 tỷ đồng. Trong lĩnh vực bưu chính, có
sự tham gia rất mạnh của các doanh nghiệp khởi nghiệp, thu hút lượng vốn đầu
tư nước rất lớn, chỉ tính riêng trong năm 2021, đã ghi nhận trên 40 triệu USD
đầu tư vào các doanh nghiệp này.
Xét trên khía cạnh tối ưu nguồn lực quốc gia, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp bưu chính sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, sự phân bổ không gian
của các điểm phục vụ chưa hợp lý, 2 doanh nghiệp bưu chính truyền thống có
vốn đầu tư của nhà nước đang xây dựng 2 mạng điểm phục vụ độc lập, tại 63 địa
phương đều có mạng điểm phục vụ của cả 2 doanh nghiệp, chưa có định hướng
khai thác và sử dụng chung hạ tầng.
Phân bổ không gian sử dụng đất tại các khu vực chưa đồng đều (tỷ lệ diện
tích đất các công trình bưu chính: khu vực đồng bằng sông Hồng: 25%; Trung
du và miền núi phía Bắc: 18%; Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 21%;
Tây nguyên 6%; Đông Nam bộ 14%; Đồng bằng sông Cửu Long 16%), bán kính
phục vụ bình quân có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực (Bán kính phục vụ:
khu vực đồng bằng sông Hồng: 1,1km; Trung du và miền núi phía Bắc: 2,8km;
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 2,6km; Tây nguyên 3,6km; Đông Nam
bộ 1,6km; Đồng bằng sông Cửu Long 2km).

12
Viettel Post đầu tư băng chuyền chia chọn tại Thành phố Hồ Chí Minh; Best đầu tư 8 triệu USD xây dựng
trung tâm phân loại tự động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giao hàng nhanh đưa vào hoạt động 2 trung tâm chia
chọn tự động tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với công suất lần lượt 30.000 bưu gửi/giờ và 40.000 bưu
gửi/giờ; J&T tiếp tục mở rộng mạng lưới và có dây chuyền chia chọn công suất khoảng 10.000 bưu gửi/giờ.

2
Tổng số lao động bưu chính trên cả nước đạt trên 84.000 lao động, chiếm
0,15% lực lượng lao động của cả nước13, so với mức tương đương 0,8% GDP thì
năng suất lao động ngành bưu chính cao hơn bình quân chung cả nước.
II.1.1.3. Đánh giá thực trạng, sự phù hợp về phân bố, sử dụng không gian
lĩnh vực bưu chính
II.1.1.3.1. Điểm mạnh
- Điểm phục vụ bưu chính phân bố rộng khắp cả nước với bán kính phục
vụ 2,2km/điểm phục vụ (cao hơn bình quân thế giới và khu vực14), 19 điểm phục
vụ cho mỗi 100.000 dân (cao hơn bình quân thế giới, ngang bằng với khu vực
châu Âu và CIS15) có thể đáp ứng nhu cầu chuyển phát bưu gửi cho thị trường
nội địa, đóng vai trò huyết mạch quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt trong
những giai đoạn khó khăn như dịch bệnh Covid vừa qua.
- Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt đồng bưu chính sẽ làm
gia tăng vùng phủ số của mạng bưu chính, đem dịch vụ bưu chính đến gần với
khách hàng hơn, gia tăng sự thuận tiện và chất lượng phục vụ.
- Các doanh nghiệp bưu chính hàng đầu như Viettel Post, Viet Nam Post
đã và đang thực hiện chuyển đổi hạ tầng sang hạ tầng số16, thu hút được nhiều
doanh nghiệp khởi nghiệp bằng công nghệ và mô hình kinh doanh sáng tạo tham
gia vào thị trường vận chuyển cho thương mại điện tử (last – mile delivery) tạo
tiền đề cho hạ tầng phục vụ chính phủ số, kinh tế số và xã hội số Việt Nam.
II.1.1.3.2. Điểm yếu
- Mạng bưu chính công cộng được nhà nước đầu tư theo cấu trúc mạng
bao gồm các bưu cục khai thác quốc tế, trung tâm khai thác chia chọn vùng,
miền, các bưu cục và các điểm bưu điện văn hoá xã phù hợp cho vận chuyển
bưu gửi, chưa tối ưu cho phục vụ thương mại điện tử và logistics. Trong những
năm gần đây17, Viet Nam Post đã đầu tư, nâng cấp một số trung tâm khai thác
chia chọn vùng, tuy nhiên, để chuyển dịch toàn bộ hạ tầng sang phục vụ thương
mại điện tử và logistics cần thiết kế lại cấu trúc mạng điểm phục vụ theo nguyên
tắc của mạng phục vụ thương mại điện tử và logistics.
13
khu vực đồng bằng sông Hồng: 0,22%; Trung du và miền núi phía Bắc: 0,11%; Bắc trung bộ và Duyên hải
miền Trung 0,11%; Tây nguyên 0,12%; Đông Nam bộ 0,22%; Đồng bằng sông Cửu Long 0,11%.
14
Thế giới: bán kính phục vụ 8,5 km; khu vực Châu Á Thái bình dương 5,5 km
15
Thế giới: 8 điểm phục vụ cho 100.000 dân; Châu Âu 21 điểm phục vụ cho 100.000 dân; CIS (Cộng đồng các
Quốc gia Độc lập là các quốc gia thành viên cũ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết) 18 điểm phục
vụ cho 100.000 dân.
Nguồn số liệu: Postal economic outlook 2020 của UPU.
16
Xây dựng sàn thương mại điện tử, xây dựng nền tảng địa chỉ số quốc gia (Vpostcode), xây dựng hạ tầng nhằm
lưu trữ và phân tích dữ liệu khách.
17
Năm 2020, Vietnam Post đưa vào sử dụng Trung tâm vận chuyển và kho vận khu vực Bắc miền Trung

3
- Doanh nghiệp bưu chính Việt Nam có tiềm lực tài chính yếu 18. Hạ tầng
bưu chính tại các bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã không phù hợp với chức
năng như lưu kho, phân phối bưu gửi và đảm bảo chất lượng bưu gửi19.
- Mạng bưu chính đã quy hoạch quốc gia nhưng chưa mở rộng quy mô
phục vụ thị trường thương mại điện tử. Thị trường các doanh nghiệp bưu chính,
chuyển phát đang tự phát triển hạ tầng mạng lưới riêng biệt để phục vụ bài toán
kinh doanh của doanh nghiệp, còn rời rạc và thiếu định hướng.
Tóm lại, chưa có sự liên kết, đồng bộ của mạng bưu chính công cộng với
mạng bưu chính chung của tất cả doanh nghiệp bưu chính. Đối với mạng
Logistics của Việt Nam, sự liên kết chỉ dừng lại ở mức độ hợp tác kinh doanh,
liên kết với các doanh nghiệp vận tải thuê ngoài nhằm giảm thiểu chi phí, chưa
có định hướng liên kết bài bản.
II.1.1.3.3. Cơ hội
- Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trong
nhiều năm tới. Dư địa phát triển lớn, quy mô nền kinh tế số của Việt Nam vào
năm 2025 là 20% GDP và 30% GDP vào năm 2030; tốc độ tăng trưởng thương
mại điện tử Việt Nam trung bình giai đoạn 2020 – 2025 là 29%, đạt quy mô 52
tỷ USD vào năm 202520; Chuyển phát và logistics nằm trong top 5 ngành có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế (> 15%) giai đoạn 2021 – 2025, quy
mô thị trường đạt 4,1 tỷ USD vào năm 2025 21. Theo báo cáo Allied Market
Resarch mới phát hành năm 2021, thị trường dịch vụ Chuyển phát nhanh tại Việt
Nam có doanh thu 632,6 triệu USD vào năm 2019 và ước tính đạt 2,19 tỷ USD
vào năm 2027, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 22.4%, trong giai
đoạn 2020- 2027. Xét theo mục đích sử dụng cuối cùng, phân khúc thương mại
điện tử (TMĐT) chiếm thị phần lớn nhất trong năm 2019, đóng góp 4/5 doanh
thu thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam và được dự báo sẽ duy trì
vị thế dẫn đầu trong các giai đoạn tiếp theo. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho sự phát
triển của bưu chính Việt Nam.
Dư địa cho thị trường kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát phục vụ
TMĐT còn rất lớn khi theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số,
mới chỉ có 25,2% số nhà kinh doanh TMĐT đang sử dụng dịch vụ giao hàng
bên ngoài. Một tỷ lệ lớn hơn tự bố trí công tác giao hàng (in-house). Thực tiễn
trên thế giới cho thấy trừ khi có đủ tiềm lực và độ chuyên nghiệp để tự thành
lập các

18
Trên 90% trong tổng số hơn 570 là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với số vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng.
19
100% các điểm bưu cục cấp 2, cấp 3, điểm bưu điện văn hoá xã chỉ có chức năng của điểm giao dịch.
20
Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google
21
Mordor Intelligence (2018)

3
trung tâm đảm nhận hoạt động logistics, các doanh nghiệp vẫn nên sử dụng dịch
vụ giao hàng chuyên nghiệp để tận tụng tính hiệu quả của mô hình chuyên biệt
hóa.
II.1.1.3.4. Thách thức
- Khung pháp lý về bưu chính chưa điều chỉnh các mối quan hệ mới phát
sinh trong quá trình phát triển, chuyển đổi số lĩnh vực bưu chính như: TMĐT
trong bưu chính, dịch vụ thu tiền khi phát hàng (COD), việc quy hoạch các bưu
cục thông minh tại các địa điểm công cộng, tòa nhà cao tầng; chia sẻ, sử dụng
chung hạ tầng bưu chính giữa các doanh nghiệp bưu chính. Cụ thể, chưa có văn
bản pháp quy nào quy định cụ thể về hoạt động bưu chính chuyển phát phục vụ
TMĐT. Chưa có hành lang pháp lý để các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào
hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải
quan chủ động, thuận lợi và đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh trên thị
trường. Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
được giao dịch qua thương mại điện tử của Bộ Tài Chính vẫn đang trong giai
đoạn soạn thảo, lấy ý kiến sửa đổi.
Yêu cầu của khách hàng ngày một gia tăng22. Nhóm khách hàng mua hàng
TMĐT ngày càng có xu hướng mong muốn giao hàng nhanh hơn, chi phí thấp
nhất và dịch vụ tốt nhất, tạo ra sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc
không ngừng đầu tư công cụ, dụng cụ, mở rộng hạ tầng mạng lưới nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời giảm cước phí vận chuyển.
Chi phí vận tải kết nối cao là một thách thức lớn của doanh nghiệp bưu
chính. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí cho vận tải chiếm
khoảng 60%, mức chi phí cao so với các nước phát triển. Mức chi phí này cao
hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, còn so với Singapore thì cao hơn tới 3 lần. Cụ
thể đối với vận tải đường bộ, 70%-75% xe vận chuyển chỉ có hàng hóa một
chiều.
Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tính kết nối còn hạn chế,
thiếu các trung tâm Logisitcs cấp quốc gia, quốc tế tại các khu vực kinh tế trọng
điểm để làm đầu mối phân phối hàng hóa.

22
Theo Joerss (2016), 23% khách hàng sẽ trả nhiều hơn cho giao hàng trong ngày, chỉ 2% sẽ trả nhiều hơn cho
giao hàng ngay lập tức (trong vòng nửa giờ) và 5% sẽ trả nhiều hơn cho việc phân phối theo thời gian. Do tâm lý

3
của người mua hàng muốn được nhận hàng càng nhanh càng tốt nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần chú
trọng vào vấn đề rút gọn thời gian giao hàng.

3
II.1.2. Hạ tầng viễn thông (hạ tầng số)
II.1.2.1. Thực trạng phát triển hạ tầng viễn thông (hạ tầng số)
Viễn thông từ lâu được coi là một hạ tầng quan trọng của nền kinh tế quốc
dân, được Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư, phát triển và tạo điều kiện thuận
lợi để vươn lên tiếp cận với trình độ phát triển của thế giới. Giai đoạn 2011 -
2020, hạ tầng viễn thông (bao gồm thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng
viễn thông và công trình viễn thông) không ngừng được xây dựng, nâng cấp, cập
nhật các công nghệ tiên tiến, xếp hạng chung về mức độ sẵn sàng của hạ tầng
viễn thông của Việt Nam liên tục tăng qua các năm dựa trên đánh giá của các tổ
chức quốc tế.
Đứng trước xu hướng chuyển đổi số, hạ tầng viễn thông đang chuyển dịch
thành hạ tầng số23 đáp ứng nhu cầu phát triển chính phủ số, kinh tế số, xây dựng
xã hội số.
II.1.2.1.1. Hạ tầng viễn thông băng rộng và IoT
II.1.2.1.1.1 Truyền dẫn vệ tinh
VINASAT-1 (đi vào hoạt động từ năm 2008, còn 20 tháng hoạt động), vị
trí vùng phủ Băng C: Việt Nam, Cambodia, Lào, Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật
Bản, Úc; Băng Ku: Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan và một phần Myanmar.
VINASAT-2 (đi vào hoạt động vào năm 2012, còn hơn 6 năm hoạt động), vị trí
vùng phủ Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Singapore và 1 phần
Malaysia, tổng số thuê bao đạt hơn 20 nghìn thuê bao.
Hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng vệ tinh Intelsat với hai trung tâm thông
tin vệ tinh đặt tại Quế Dương (Hà Nội) và Bình Dương kết nối một số hướng đi
quốc tế.
02 Vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 cung cấp dịch vụ kênh thuê
riêng cho các doanh nghiệp, phát hình lưu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH,
truyền hình hội nghị, kênh thuê riêng cho thông tin di động, truyền dữ liệu cho
các ngân hàng, đường truyền cho nhà cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại vùng
sâu vùng xa.... Cho tới nay, VINASAT-1 khai thác đạt 80% dung lượng băng C
và 67% băng Ku theo thiết kế, VINASAT-2 đạt 59% dung lượng thiết kế.
II.1.2.1.1.2 Hệ thống mạng đường trục quốc gia
Hệ thống mạng đường trục quốc gia được hình thành từ mạng cáp quang
Bắc-Nam với 5 tuyến cáp đường trục chính, kết nối với hệ thống mạch vòng cáp

23
Hạ tầng số bao gồm: (1) Hạ tầng vật lý: hạ tầng kết nối băng rộng mà cụ thể là hạ tầng viễn thông băng rộng,
IoT + điện toán đám mây + trung tâm lưu trữ dữ liệu nhằm lưu trữ, truyền tải, xử lý dữ liệu. (2) Hạ tầng mềm:
các nền tảng số (nền tảng quốc gia về danh tính số, địa chỉ số; các nền tảng cung cấp công nghệ như dịch vụ)
nhằm kết nối các dữ liệu, xử lý và tạo ra dữ liệu mới, giá trị mới để có thể cung cấp “hạ tầng số như một dịch

3
vụ”

3
quang khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam, với các mạng Metrolink tại 4
trung tâm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Tổng băng thông
đường trục trong nước đạt trên 23 Tbps.
II.1.2.1.1.3 Các tuyến cáp quang quốc tế
Việt Nam hiện có 07 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế bao gồm các
tuyến: AAG, APG, SMW-3, IA, AAE-1, TVH, SJC-2 và 1 tuyến cáp biển ADC
dự kiến hoàn thành năm 2022. Hướng kết nối quốc tế chủ yếu của các tuyến cáp
quang biển Việt Nam là kết nối với khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Hoa Kỳ
(các tuyến AAG, APG, IA), kết nối với Châu Âu (SMW-3, AAE-1). Ngoài ra
kết nối đi quốc tế còn có các tuyến cáp quang đất liền kết nối với các nước trong
khu vực như Lào, Campuchia, Trung Quốc, tuy nhiên dung lượng các tuyến này
thấp, không đáng kể. Tính đến hết năm 2020, tổng băng thông kết nối quốc tế
của Việt Nam đạt hơn 13,6 Tbps.

Hình II-2: Các tuyến cáp quang biển của Việt Nam
II.1.2.1.1.4 Hạ tầng viễn thông băng rộng
a) Băng rộng cố định
Hạ tầng băng rộng cố định tính đến cuối năm 2020 đã phủ rộng khắp toàn
quốc, hơn 1,1 triệu km cáp quang, phủ rộng đến 100% xã, tốc độ truy nhập cao
đạt trung bình trên 70Mbps, nằm trong số 60 nước đứng đầu thế giới. Tuy nhiên,
mạng truy cập băng rộng cố định được phát triển chủ yếu ở khu vực đô thị lớn.
Các khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện sử dụng Internet còn hạn chế. Hiện

36
tại vẫn còn khoảng 37% hộ gia đình chưa có đường Internet cáp quang và 1.910
thôn chưa có sóng di động.
Thuê bao băng rộng cố định có sự tăng trưởng nhanh, bình quân giai đoạn
2016 – 2020 đạt 20,9%/năm. Số thuê bao băng rộng cố định năm 2020 đạt 16,7
triệu (trong đó hơn 15,76 triệu thuê bao cáp quang FTTH).

Hình II-3: Tổng số thuê bao băng rộng cố định theo các năm
Tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định của Việt Nam/100 dân năm 2020 đạt
18,75%, cao hơn mức trung bình thế giới (15,2%), tuy nhiên vấn thấp hơn so với
top 50 thế giới (26,69%).

Hình II-4: Tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định Việt Nam/100 dân so với thế giới
b) Băng rộng di động
Mạng băng rộng di động phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ dân số được phủ sóng
4G đạt 99,8%, tốc độ truy nhập cao 44,49 Mbps, đưa Việt Nam thuộc top 56 thế
giới. Tổng số trạm BTS đạt 319,653 trạm, trong đó số trạm 4G chiếm trên 35%.

37
Số thuê bao băng rộng có sự gia tăng đáng kể, trong đó băng rộng di động
(3G, 4G) đạt 69,72 triệu thuê bao chiếm 56,39% tổng số thuê bao điện thoại di
động, xếp hạng 91 thế giới, tăng trưởng trung bình 14,7%/năm.

Hình II-5: Tổng số thuê bao băng rộng di động theo các năm
Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động Việt Nam /100 dân năm 2020 đạt
71,45%, thấp hơn một chút so với mức trung bình thế giới (74,2%) và trung bình
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (75,4%), và thấp hơn khá nhiều so với xếp
hạng 50 thế giới (95,99%).

Hình II-6: Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động Việt Nam/100 dân so với thế giới
Thuê bao điện thoại di động có sử dụng dữ liệu (data) chỉ chiếm 56% tổng
thuê bao điện thoại di động, tăng trưởng chậm, đầu cuối hỗ trợ điện thoại thông
minh chưa cao (hơn 73%) vẫn còn tồn tại lượng lớn điện thoại đầu cuối chỉ sử
dụng được thoại/SMS (hơn 20%). Số thuê bao băng rộng di động tốc độ tăng
trưởng chưa cao (đạt hơn 68 triệu thuê bao) thuộc Top 91 thế giới. Doanh thu
dịch vụ thoại, SMS vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 50%), doanh thu dữ liệu chiếm
35% trong khi trung bình thế giới là 59%. Lưu lượng data trên thuê bao di động
thấp hơn mức trung bình thế giới (đạt hơn 8GB/thuê bao, trung bình thế giới
12GB/thuê bao).

38
Hình II-7: Tỷ trọng doanh thu data/Tổng doanh thu di động của Việt Nam so với thế
giới
Số thuê bao đầu cuối hỗ trợ 4G chỉ đạt 69% tổng thuê bao điện thoại di
động, tốc độ tăng chậm, trong đó chỉ khoảng 20% thiết bị đầu cuối hỗ trợ công
nghệ VoLTE. Do đó nếu tắt sóng công nghệ cũ (2G, 3G) sẽ vẫn còn một lượng
lớn đầu cuối thuê bao chưa được đáp ứng. Mạng di động 5G cũng đã được cấp
phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông tại 07 tỉnh/thành phố (Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng).
Về hiện trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ, ứng dụng IoT trên thị trường
của Việt Nam, hiện nay người dùng chủ động sử dụng các số điện thoại di động
làm phương tiện giao tiếp giữa các thiết bị, giữa thiết bị và người với các mục
đích như truyền dữ liệu data, hình ảnh… thông qua các gói cước di động thông
thường mà nhà mạng đang cung cấp cho khách hàng, dẫn tới nhà mạng đang
chưa quản lý được đầy đủ theo mục đích sử dụng của khách hàng. Ngoài ra các
nhà mạng quản lý được các thuê bao sử dụng các sản phẩm và giải pháp của nhà
mạng cung cấp, đối với các khách hàng sử dụng giải pháp của các tổ chức khác
thì chưa thống kê được, để quản lý, thống kê đầy đủ thông tin các nhà mạng cần
quản lý cung cấp đầu số M2M đúng quy hoạch, hơn nữa người sử dụng còn
dùng các giải pháp không dây tầm ngắn short-range (Bluetooth, Wi-Fi ...) trong
các ứng dụng IoT, nên để đánh giá quy mô phát triển thị trường IoT của Việt
Nam cần có các phương pháp quản lý và thống kê phù hợp.
Tính đến hết tháng 12/2020, số thuê bao IoT (M2M) của Việt Nam đạt
khoảng hơn 3 triệu thuê bao, chiếm gần 3% dân số. Viettel có 76.000 thuê bao
(V-tracking, cứu hộ cứu nạn hàng hải, SafeOne, công tơ điện, ATM one); VNPT
có 98.341 thuê bao (85% cho lĩnh vực điện lực, 15% V-tracking); MobiFone 2,6
triệu thuê bao (70% cho lĩnh vực điện lực, 30% cho giao thông); Viet Namobile
328.422 thuê bao.
Hiện nay các hoạt động sản xuất tại Việt Nam mức độ tự động hoá và ảo
hoá chưa cao nên việc ứng dụng IoT để triển khai ứng dụng ngay trong sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, tiêu dùng...sẽ giúp Việt Nam phát triển đột phá và

39
thay

40
đổi thứ hạng CNTT-TT. IoT đã phát triển ở Việt Nam chưa lâu và chưa rộng rãi,
nhưng một số ứng dụng đã được thương mại hóa, đi vào cuộc sống, triển khai có
hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông.

Thị trường viễn thông:


Thị trường viễn thông truyền thống trong những năm gần đây đã đạt trạng
thái bão hoà. Doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 5%, chủ yếu là do băng
rộng di động (tăng 14%) và băng rộng cố định (tăng 8%), nhưng thoại và nhắn
tin sụt giảm mạnh (giảm 11%). Thị trường viễn thông di động giảm liên tục
trong các năm gần đây:
Bảng II-1: Doanh thu dịch vụ viễn thông, Internet giai đoạn 2016-2020
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng doanh thu dịch vụ 136 132 129,5 129,87 129,96
viễn thông
Doanh thu dịch vụ viễn 25,32 30 33,66 36,97 38,43
thông cố định
Doanh thu dịch vụ viễn 99,73 99,73 99,52 98,52 92,13
thông di động mặt đất
Doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2020 đạt 129,96 nghìn tỷ đồng, tăng
0,06% so với năm 2019, tuy nhiên vẫn chỉ bằng 95,56% so với năm 2016.

Hình II-8: Doanh thu dịch vụ viễn thông giai đoạn 2016 -2020
II.1.2.1.1.5 Hệ thống đài thông tin duyên hải và thông tin hàng hải
Hệ thống đài thông tin duyên hải bao gồm 29 đài thông tin duyên hải và
01 trung tâm xử lý thông tin hàng hải có chức năng cung cấp dịch vụ thông tin
cấp cứu, cứu nạn, an toàn hàng hải,…qua sóng vô tuyến mặt đất, hoạt động trên
các dải tần VHF, MF, HF có tầm phủ sóng rộng, bao phủ các vùng biển trong
nước và quốc tế (A1, A2, A3 và A4).

41
Đài LES Hải Phòng là đài Thông tin Vệ tinh mặt đất Inmarsat duy nhất ở
Việt Nam và là một trong 31 đài LES trên thế giới với các chức năng chính là
trực canh báo động cấp cứu chiều tàu - bờ, bờ - tàu, thông tin phối hợp TKCN,
thông tin quảng bá an toàn hàng hải và thông tin liên lạc thông qua hệ thống vệ
tinh địa tĩnh Inmarsat. Đài làm việc qua vệ tinh I3F1 tại tọa độ 64OE hay trong
vùng IOR.
Việt Nam là một thành viên trong tổ chức Cospas-Sarsat với thành phần
mặt đất bao gồm 01 đài LEOLUT trong số 58 đài LEOLUT trên toàn thế giới có
chức năng thu nhận và xử lý tín hiệu báo động cấp cứu trên tần số 406MHz
chuyển tiếp xuống từ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp từ đó tính toán xác định vị trí bị
nạn; 01 trung tâm điều hành MCC trong tổng số 31 trung tâm điều hành MCC
trên toàn thế giới có chức năng thu thập và xử lý và cung cấp thông tin cấp cứu
và dữ liệu vị trí tới các RCC/SPOC liên đới và tới các MCC khác phục vụ cho
công tác TKCN.
Vùng phục vụ của Hệ thống các Đài thông tin duyên hải
- Vùng biển A1: Phạm vi phủ sóng của hệ thống VHF với bán kính đến 30
hải lý;
- Vùng biển A2: Phạm vi phủ sóng của hệ thống MF với bán kính 200 hải
lý không kể vùng biển A1;
- Vùng biển A3: Phạm vi phủ sóng của hệ thống HF và hệ thống Inmarsat
từ vĩ tuyến 70ON đến vĩ tuyến 70OS không kể vùng biển A1 và A2
- Vùng biển A4: Phạm vi phủ sóng của hệ thống HF và hệ thống Cospas-
Sarsat từ vĩ tuyến 70ON trở lên và từ vĩ tuyến 70OS trở xuống là các vùng cực
của trái đất không kể vùng biển A1, A2 và A3.

Hình II-9: Vùng phục vụ của Hệ thống các đài Thông tin duyên hải

42
II.1.2.1.1.6 Hạ tầng trạm trung chuyển Internet quốc gia - VNIX
Tính đến cuối năm 2020, tổng số điểm kết nối VNIX tại Việt Nam là 3
điểm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tổng số thành viên là 46 thành viên,
băng thông kết nối đạt 364 Gbps, lưu lượng sử dụng đỉnh là 60,9Gbps.
Hệ thống VNIX đã góp phần nâng cao việc quản lý và cấu trúc hạ tầng
Internet ở Việt Nam. Hệ thống khẳng định vai trò điều tiết Internet của Bộ
Thông tin và Truyền thông, đảm bảo cho mạng lưới trao đổi lưu lượng Internet
trong nước của các ISP Việt Nam hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn, hỗ
trợ ứng cứu trong các sự cố kết nối của các ISP trong nước và quốc tế, qua đó
nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ Internet trong nước, chất lượng dịch vụ
truy vấn tên miền DNS, tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia dùng để thuê kênh
Internet quốc tế, đồng thời tạo cơ sở để kết nối các hệ thống dịch vụ thông tin
công cộng, công ích như mạng chính phủ điện tử, mạng giáo dục đào tạo, y tế

công đồng…
Hình II-10: Tăng trưởng thành viên và băng thông kết nối VNIX qua các năm
Có thể nhận thấy, việc tăng trưởng thành viên cũng như băng thông kết
nối VNIX hai năm gần đây tăng tương đối chậm, hiện tại mới chỉ các doanh
nghiệp có giấy phép ISP kết nối với Hệ thống trạm trung chuyển Internet Quốc
gia – VNIX, Gần như các ISP cung cấp dịch vụ thực sự đã đấu nối vào VNIX
dẫn tới cạn kết nguồn khách hàng tiềm năng cho giai đoạn tới. Thêm vào đó việc
giới hạn đối tượng kết nối như hiện tại không hỗ trợ được các đơn vị quản lý nhà
nước trong việc đấu nối để thực hiện mục tiêu chính phủ điện tử. Hiện nay, đã
có chủ trương mở rộng đối tượng kết nối, cho phép các cơ quan tổ chức, doanh
nghiệp đang hoạt động internet tại Việt Nam kết nối vào VNIX. Tuy nhiên việc
kết nối VNIX của những thành viên mới gặp khó khăn về cơ chế giá cũng như
khoảng cách địa lý dẫn tới phát sinh các chi phí truyền dẫn khác.

43
Hình II-11: Băng thông kết nối theo các thành viên (Gbps)
II.1.2.1.1.7 Hạ tầng máy chủ tên miền DNS quốc gia
Năm 2020 ghi nhận dấu ấn tăng trưởng truy vấn tên miền tại Việt Nam,
đặc biệt là truy vấn qua IPv6. Tính đến 31/10/2020, số lượng truy vấn tăng
173% so với cùng kỳ năm 2019. Tốc độ truy vấn tên miền nhanh gấp 5 lần so
với trước, với việc VNNIC đã đưa về và triển khai hệ thống máy chủ tên miền
gốc (DNS Root) tại Việt Nam. Hệ thống DNS quốc gia được triển khai theo
chuẩn quốc tế, ứng dụng Anycast, DNSSEC, IPv6, giúp đưa dịch vụ DNS đến
gần người sử dụng hơn, an toàn và tin cậy hơn, qua đó giúp tăng cường chất
lượng, độ tin cậy khi truy cập, sử dụng các dịch vụ Internet tại Việt Nam trên
nền tảng tên miền. Hệ thống DNS quốc gia phát triển, sẵn sàng cho thúc đẩy
thương mại điện tử, Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số một cách an

toàn.
Hình II-12: Phân bố truy vấn giữa các cụm hệ thống DNS quốc gia năm 2020

44
Tỷ lệ truy vấn đến các cụm máy chủ DNS quốc gia “.vn” phân tán đồng
đều, trong đó tỷ lệ truy vấn đến cụm máy chủ DNS-A và DNS-G là nhiều nhất.
Các cụm máy chủ này đều hỗ trợ đồng thời IPv4/IPv6 và được ứng dụng công
nghệ phân tán Anycast, phân bố với hơn 100 điểm tại các thành phố lớn ơ r5
châu lục trên thế giới, phục vụ truy vấn tên miền “.vn” cho người dùng internet
toàn cầu. Với cơ chế hoạt động của công nghệ Anycast, truy vấn tên miền “.vn”
từ phía người dùng trên khắp thế giới sẽ được máy chủ DNS gần nhất trả lời
nhanh chóng.
II.1.2.1.2. Hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình
II.1.2.1.2.1 Truyền hình
Việt Nam hiện có 5 loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền là truyền hình
cáp, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, truyền hình di động
và phát thanh, truyền hình trên mạng Internet.
Cả nước có 36 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ trả tiền,
trong đó, có 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình Internet.
Hạ tầng truyền hình tương tự mặt đất đã ngừng phát sóng trên phạm vi cả
nước. Truyền hình số mặt đất đã phủ sóng đến 63 địa phương trên toàn quốc, với
trên 80% dân cư. Các địa bàn khó khăn trong việc phủ sóng truyền hình số mặt
đất, đã được phủ sóng thay thế bằng dịch vụ truyền hình số quảng bá qua vệ tinh
VINASAT. Do vậy, cơ bản 100% hộ dân có máy thu hình trên cả nước đều có
thể xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.
Việc thực hiện Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất
đến năm 2020 cơ bản đã thu hút nguồn lực xã hội, hình thành nên thị trường
truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất, với 5 đơn vị đang cung cấp dịch vụ
gồm Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Công
ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG), Công ty TNHH truyền hình kỹ thuật số
miền Nam (SDTV) và Công ty cổ phần truyền hình số miền Bắc (DTV). Số
lượng thuê bao truyền hình trả tiền năm 2020 đạt hơn 16 triệu thuê bao.
II.1.2.1.2.2 Phát thanh
a) Phát thanh tương tự
- Hiện nay, tại Việt Nam có Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng toàn quốc
và 63 Đài PTTH địa phương phát sóng chủ yếu trong phạm vi địa bàn địa
phương.
Đài Tiếng nói Việt Nam đang quản lý và khai thác 12 đài phát sóng, 51
trạm phát sóng AM/FM khu vực, 01 trạm thuê nước ngoài. Thời lượng phát
sóng hơn 2300 giờ/ngày. Tổng công suất phát sóng: ~8000kW
- Đến nay, vùng phủ sóng phát thanh tương tự đạt 91,96% theo diện tích
và 97,43% theo dân số.

45
Nhiều khu vực như đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và
một số tỉnh duyên hải Miền Trung có thể cùng lúc thu được cả 3 hệ chương trình
phát thanh Tiếng nói Việt Nam với chất lượng tốt, cụ thể như sau:
- Hệ VOV1 hiện phủ sóng 63/63 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ phủ sóng là 86,1%
diện tích; 94,66% dân số.
- Hệ VOV2 hiện phủ sóng 57/63 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ phủ sóng là
71,32% diện tích; 89,19% dân số.
- Hệ VOV3 hiện phủ sóng 52/63 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ phủ sóng là
45,54% diện tích; 78,03% dân số.
- Tỷ lệ phủ sóng hệ VOV4: Tiếng Khơme (99,04%); Chăm (60,57%);
M’Nông (66,78%); Ê-đê (57,11%); Tiếng Cơ Tu (67,01%); Bana (21,40%);
C’Ho (69,41%); Gia Rai (47,84%); Xơ đăng (23,08%); Tiếng Thái (31,41%);
Tiếng H’Mông (51,54%); Tiếng Dao (36,68%).
- Kênh giao thông quốc gia (VOVGT) có tỷ lệ phủ sóng là 11,97% diện
tích và 34,29% dân số.
- Kênh 24/7: 13,96% diện tích và 33,03% dân
số. Phủ sóng biển đảo
- Vùng biển A1 - trong khoảng 63km (35 hải lý): Hầu hết các vùng biển
A1 của nước ta đều thu được sóng trung (MW) và/hoặc sóng FM của Đài Tiếng
nói Việt Nam.
- Vùng biển A2 - trong khoảng 463km (250 hải lý): Ban ngày: phủ
khoảng 70% diện tích vùng biển A2 bằng sóng trung, nơi xa nhất khoảng 400
km và nơi gần nhất khoảng 300 km tính từ đất liền. Ban đêm: Do hiện tượng
fading, vùng phủ sóng trung bị co hẹp lại, diện tích phủ sóng ở vùng A2 đạt
khoảng 30%. Nơi xa nhất khoảng 250 km, nơi gần nhất khoảng 100 km.
- Vùng biển A3 - ngoài 463km (250 hải lý) đến 3500km:
+ Khu vực quần đảo Hoàng Sa: phủ sóng hệ VOV1 bằng sóng ngắn tần số
7435kHz, thời lượng 19h15/ngày; công suất 100kW
+ Khu vực quần đảo Trường Sa: phủ sóng hệ VOV1 bằng sóng ngắn tần
số 9635kHz, thời lượng 24h/ngày; công suất 100kW
+ Khu vực vịnh Thái Lan: phủ sóng hệ VOV1 bằng sóng ngắn tần số
11720kHz, thời lượng 16h15/ngày; công suất 100kW
+ Tại đảo Trường Sa Lớn: Phủ bằng sóng FM 100Mhz, thời lượng
7h15/ngày; công suất 2kW
b) Phát thanh số
Đài Tiếng nói Việt Nam đang phát sóng thử nghiệm kỹ thuật với 02 máy
phát thanh số tiêu chuẩn DAB+ tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (thời hạn
thử nghiệm đến hết ngày 22/11/2021).

46
II.1.2.1.3. Hạ tầng mạng thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
II.1.2.1.3.1 Mạng Truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD)
Mạng TSLCD cấp I do Cục BĐTW trực tiếp quản lý, vận hành có quy mô
kết nối đến Trung tâm tỉnh tại 63 Tỉnh/TP; Mạng TSLCD cấp II do doanh
nghiệp viễn thông quản lý, vận hành có quy mô kết nối từ Trung tâm tỉnh đến
cấp xã tại 63 tỉnh/thành phố. Mạng đã kết nối đến 100% cấp huyện; cấp xã mới
chỉ kết nối 36/63 tỉnh, đạt 57,14%; Mạng mới chuẩn hóa đến 89% cấp huyện và
22% đến cấp xã (theo các quy định về kết nối, ứng dụng, an toàn thông tin).
Cấu trúc mạng bao gồm:
- Mạng truyền tải lõi: 2 mặt phẳng tốc dộ 622Mbps (giao diện STM-4).
- Mạng đường trục kết nối từ Trung tâm vùng xuống Trung tâm tỉnh: 02
kênh kết nối:
+ Kênh VPN liên tỉnh tốc độ 50/100/200/400Mbps.
+ Kênh 3E1 (phục vụ các phiên THHN).
- Mạng Metro Ring: tại Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng tốc độ 1Gbps cung
cấp kết nối đến nút mạng truy nhập 4 văn phòng trung ương, các Bộ/Ngành.
- Mạng truy nhập: cáp quang trực tiếp tốc độ 1Gbps từ biên mạng TSLCD
đến nút mạng truy nhập tại các Bộ, ngành, địa phương (Tỉnh ủy, UBND, HĐND
tỉnh/thành phố).
- Mạng kết nối Internet (giao diện 10GE) tại cổng Gateway Hà Nội,
Tp.HCM và Đà Nẵng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho các cơ quan
Đảng, Nhà nước tại Trung ương.
Hiện nay, mạng TSLCD đã được Chính phủ xác định là một thành phần
của hạ tầng số của chính phủ điện tử, chính phủ số, kết nối đến các hệ thống
thông tin, nền tảng dùng chung được đề cập tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07/3/2019 về một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử
giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Phát triển mạng TSLCD thống
nhất, ổn định, an toàn, thông suốt kết nối bốn cấp hành chính; kết nối các hệ
thống thông tin của Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo định hướng tại Quyết
định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 và Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021.
Để đáp ứng nhiệm vụ kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của cơ
quan Nhà nước, trong thời gian qua, mạng được nâng cấp băng thông, đảm bảo
dự phòng lưu lượng truyền tải; bổ sung địa chỉ IPv6 sẵn sàng cấp phát và cung
cấp dịch vụ cho các đối tượng trên toàn mạng; tăng cường các giải pháp an toàn,
bảo mật được triển khai.
Đến thời điểm cuối năm 2020, mạng TSLCD cơ bản đáp ứng yêu cầu đảm
bảo thông tin thông suốt trong hoạt động chỉ đạo điều hành Nhà nước. Sản lượng
dịch vụ truyền hình hội nghị năm 2020 tăng đột biến so với các năm (tăng 3.4
lần

47
so với năm 2019) do chủ trương của Lãnh đạo Đảng Nhà nước tăng cường ứng
dụng CNTT trong công tác chỉ đạo điều hành.
II.1.2.1.3.2 Mạng điện báo Hệ đặc biệt (vô tuyến sóng ngắn) (đài thu, phát, kiểm
soát, dự phòng)
Mạng điện báo Hệ đặc biệt phục vụ thông tin cho lãnh đạo cấp cao và cơ
quan Đảng, Nhà nước sử dụng phương thức truyền số liệu VTSN băng rộng/hẹp
tốc độ thấp và phương thức Morse, giản ngữ quy ước, mã hóa truyền thống,
phục vụ 24/7 kể cả ngày nghỉ lễ, tết. Hiện nay Mạng điện báo Hệ đặc biệt đang
được hiện đại hóa bên cạnh các phương thức truyền thống kết hợp các phương
thức các phương thức liên lạc tiên tiến băng rộng, bảo mật cơ yếu như WBHF,
TETRA, Private LTE, vệ tinh qua Inmarsats, VSAT-IP trên xe TTCD;
Mạng điện báo Hệ đặc biệt bao gồm các Đài điện báo Trung tâm tại Hà
Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, các đài điện báo Hệ đặc biệt 63 tỉnh thành phố,
các đài điện báo cơ động (xe thông tin chỉ huy, các xe thông tin cơ động tại Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng).
Các Đài điện báo Hệ đặc biệt được kết nối với nhau qua thiết bị vô tuyến
sóng ngắn và các phương thức thông tin liên lạc khác để cung cấp dịch vụ điện
báo phục vụ các yêu cầu riêng biệt về thông tin, liên lạc khẩn cấp, cơ mật của
Đảng và Nhà nước trong mọi tình huống.
Đối tượng phục vụ của mạng điện báo Hệ đặc biệt gồm các cơ quan Đảng,
Nhà nước cấp Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II.1.2.1.3.3 Mạng tổng đài dùng riêng bảo mật toàn trình (080)
Mạng tổng đài 080 có phạm vi kết nối tại 19 tỉnh, thành phố trọng điểm
phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Cục Bưu điện Trung ương đóng vai trò chủ mạng, quản lý, vận hành khai
thác hệ thống tổng đài MD110 tại khu vực Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng và các
trung kế tại Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng kết nối ra mạng ngoài; VNPT các tỉnh,
thành phố chịu trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác hệ thông tổng đài
MD110 và thuê bao xa ULC tại 16 Tỉnh/TP còn lại.
Đối tượng phục vụ: Gồm các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Đảng, Nhà
nước tại 19 tỉnh, thành phố.
II.1.2.1.4. Hạ tầng điện toán đám mây
Thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) của Việt Nam cuối năm 2020 đạt
khoảng 200 triệu USD (tương đương 4.600 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng giai
đoạn 2016-2020 đạt 20,67%.24

24
Theo báo cáo của ResearchMarket và TechSCI

48
Hình II-13: Quy mô thị trường dịch vụ ĐTĐM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020
Thị trường ĐTĐM bao gồm cả 3 loại hình: dịch vụ ĐTĐM cung cấp cơ sở
hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure-as-a-Service), dịch vụ ĐTĐM
cung cấp nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service), dịch vụ
ĐTĐM cung cấp phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a Service) và 3
mô hình: ĐTĐM công cộng (Public Cloud), ĐTĐM riêng (Private Cloud) và
ĐTĐM lai (Hybrid Cloud).

Hình II-14: Thị phần dịch vụ ĐTĐM Việt Nam phân theo loại hình và mô hình
(giai đoạn 216 -2020)
Thị trường ĐTĐM năm 2021 đã được các chuyên gia trong ngành dự
đoán về sự bùng nổ phát triển, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu
năm đến nay khiến nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết. Vì vậy, thị trường ĐTĐM đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt được
những thành công nhất định, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam trong
năm nay.
Việt Nam đứng thứ 14/14 nước châu Á - Thái Bình Dương (APAC) về
chuyển dịch thích nghi với công nghệ đám mây. Khảo sát của ACCA về 14
nước
49
APAC dựa trên Chỉ số sẵn sàng đám mây CRI (Cloud Readiness Index), Việt
Nam được 46,2/66 điểm.

Hình II-15: Đánh giá mức độ sẵn sàng về ĐTĐM tại Việt Nam
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được 30 điểm đứng thứ 5/5. Chỉ
số AI/Big data của Việt Nam đứng thứ 3/5 trong khu vực. Còn chỉ số IoT Việt
Nam cũng đứng thứ 3/5. 4 nền tảng lõi để phát triển các nền tảng ứng dụng khác
là đám mây, IoT, dữ liệu lớn và AI.

Hình II-16: Đánh giá mức độ sẵn sàng về ĐTĐM tại Việt Nam trong khu vực ASEAN
Thị trường ĐTĐM tại Việt Nam có 03 nhóm nhà cung cấp: các doanh
nghiệp nước ngoài (Google, Microsoft...), các doanh nghiệp trong nước có quy

50
mô lớn với sự đầu tư đồng bộ (Viettel, VNPT, CMC, FPT) và một nhóm các
doanh nghiệp nhỏ cung cấp các ứng dụng hoặc dịch vụ.
Hiện nay có 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ĐTĐM, tổng giá trị thị
trường đạt khoảng 858 triệu $. Thị phần các Nhà cung cấp ĐTĐM trong nước tại
Việt Nam chiếm 21%, tổng giá trị thị trường đạt khoảng 196,11 triệu $, doanh
thu IaaS chiếm tỷ trọng 85% đạt 167 triệu $; PaaS chiếm tỷ trọng 15% tương
đương 29 triệu $. Các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM tại Việt Nam có thế mạnh về
hạ tầng kết nối, năng lực về trung tâm dữ liệu, cơ bản đã tiếp cận và phát triển
được đa dạng giải pháp dịch vụ ở nhiều phân lớp.
Tại Đông Nam Á, doanh thu từ thị trường ĐTĐM ước lượng đạt 40 tỷ đô
trong năm 2025, trong đó Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh nhất liên quan đến sử dụng ĐTĐM, từ năm 2010 đến 2016,
tốc độ tăng trưởng đạt 64.4%. Tốc độ tăng trưởng thị trường đám mây đạt 21,4%
trong năm 2018 (theo Gartner); và 23% trong năm 2019, tăng trưởng mạnh nhất
nằm ở dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây (IaaS).
Đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp trong nước
và nước ngoài như sau:
Bảng II-2: Đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp ĐTĐM

TT Nội dung Nhà cung cấp Nhà cung cấp Nhận định
trong nước nước ngoài theo góc độ
NCC trong
nước
1 Thương hiệu Trong nước/chỉ Toàn cầu/Mạnh Bất lợi
TOP 5 có đầu tư
Thương hiệu

2 Hệ sinh thái sản Khoảng 40 sản Hơn 150 sản


phẩm phẩm phẩm Bất lợi

3 Năng cạnh Linh hoạt Giá cạnh tranh


Lợi thế
lực tranh
giá
4 Năng bán Nguồn lực và văn Mạnh
hoá địa phương Tương đồng
lực hàng
5 Chất lượng dịch Tương đồng
vụ

51
TT Nội dung Nhà cung cấp Nhà cung cấp Nhận định
trong nước nước ngoài theo góc độ
NCC trong
nước
6 Năng lực công Đang phát triển Mạnh Tương đồng
nghệ ở một số
Nhóm dịch
vụ (IaaS)
Các nhà cung cấp ĐTĐM trong nước cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu hạ tầng,
lưu trữ, back-up cho doanh nghiệp Việt Nam. Với lợi thế về hạ tầng trung tâm
dữ liệu, mạng lưới kết nối, hệ thống đường trục…và văn hoá địa phương, tiếp
cận sâu sát, xây dựng tốt mối quan hệ tốt với khách hàng, các nhà cung cấp
trong nước đã linh hoạt trong việc xây dựng các giải pháp chuyên biệt cho từng
nhóm khách hàng, từ đó có năng lực cạnh tranh tốt về giá so với các nhà cung
cấp nước ngoài ở các mảng sản phẩm liên quan đến hạ tầng (IaaS).
Dù Thị trường ĐTĐM vẫn đang trong giai đoạn phát triển tích cực, tuy
nhiên vẫn còn một số yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển
của nó như:
- Cơ sở hạ tầng chưa được phát triển một cách đồng bộ để có thể vận hành
đám mây trơn tru.
- Vẫn còn một số doanh nghiệp, khách hàng chưa có sự tin tưởng vào dịch
vụ, các nhà cung cấp Điện toán đám mây.
- Vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu nước ta còn nhiều thiếu sót.
- Chi phí sử dụng, đầu tư cao so với quy mô công ty và quy mô của thị
trường Điện toán đám mây
- Không cạnh tranh lại các công ty dịch vụ Điện toán đám mây nước ngoài.
- Tính liên kết giữa các nhà cung cấp với nhau còn chưa được vững mạnh.
- Không có tính sáng tạo, không thu hút, gây kích thích được các doanh
nghiệp sử dụng.
Nhìn chung, Nhà cung cấp ĐTĐM trong nước với năng lực hạ tầng, giá
cạnh tranh, sự linh hoạt trong chính sách/giải pháp, có thể đáp ứng tốt nhu cầu
hạ tầng điện toán đám mây cho khách hàng tại thị trường Việt Nam, cạnh tranh
sòng phẳng với các nhà cung cấp nước ngoài về mặt hạ tầng ĐTĐM. Tuy nhiên,
với những bất lợi cạnh tranh về thương hiệu và hệ sinh thái sản phẩm, các doanh
nghiệp Việt Nam cần xác định mục tiêu để cải thiện các yếu điểm này, đặc biệt
là về hệ sinh thái sản phẩm để chiếm lĩnh được thị trường trong nước đang có
nhu cầu sử dụng cao.
Dưới sự định hướng, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ TTTT về
chuyển đổi số, ứng dụng số trong hoạt động quản lý nhà nước và doanh nghiệp,
ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm
chi phí và dễ
52
53
thực hiện, nên các dịch vụ ĐTĐM của các nhà cung cấp trong nước với ưu thế
về tính linh hoạt, thuận tiện với chi phí phù hợp sẽ phù hợp với lựa chọn của
doanh nghiệp và dự báo tỷ lệ tăng trưởng sẽ nhanh hơn trong thời gian tới và là
hạ tầng tiềm năng bổ sung cho các hạn chế thách thức của hạ tầng viễn thông
truyền thống.
II.1.2.1.5. Hạ tầng trung tâm dữ liệu
Thị trường trung tâm dữ liệu (TTDL) Việt Nam đang phát triển với tốc độ
nhanh do nhu cầu phát triển công nghệ, chuyển đổi số và sự chuyển dịch dữ liệu
của các doanh nghiệp sang nền tảng đám mây. Theo báo cáo của Teschi
Research, thị trường TTDL Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 12,69% trong giai
đoạn 2016- 2020 với quy mô thị trường năm 2020 đạt 885 triệu USD.

Hình II-17: Quy mô thị trường TTDL Việt Nam


Hiện nay, Việt Nam có khoảng 27 TTDL25 do 11 doanh nghiệp trong nước
đầu tư với hơn 113.120 máy chủ, tổng diện tích mặt sàn là 173.619 m2 với tổng
công suất 15 MW26, tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế như TCVN 9250:2021
Trung tâm dữ liệu – Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật viễn thông, tiêu chuẩn ANSI/TIA-
942 hay Uptime Tier, đang cung cấp cho hơn 26.500 khách hàng và có khả
năng lưu trữ
60.000 TB dữ liệu, giúp cho các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có thể
tiết kiệm chi phí khi hoạt động trên môi trường đám mây, giúp các đơn vị
chuyển đổi số nhanh, hiệu quả hơn.
Các TTDL tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng
và TTDL liệu gồm:
- VNPT có những ưu thế vượt trội về hạ tầng: Có khả năng cung cấp
63/63 Tỉnh/Thành trên toàn quốc với Backbone 1,71Tbps, chiếm trên 65% thị
phần dịch vụ Internet tại Việt Nam; Kết nối với 10 ISP quốc tế và 8 ISP trong
nước (Google 2,4Tbps, Viettel 400Gbps, FPT 380Gbps). Tổng dung lượng băng
thông quốc tế

54
25
Tính đến 24/11/2020 – Câu lạc bộ DC và Cloud của Việt Nam.
26
Theo báo cáo nghiên cứu của McKinsey

55
đạt 885Gbps (chiếm 70% băng thông quốc tế tại Việt Nam), bao gồm trên đất
liền và cáp biển với nhiều đối tác và các hướng khác nhau. Hiện nay, VNPT có
8 Trung tâm dữ liệu đặt tại các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Trong đó, trung tâm dữ liệu Nam Thăng Long (Hà
Nội) là trung tâm dữ liệu đầu tiên đạt chứng nhận quốc tế đạt chuẩn Uptime Tier
III.
- Viettel IDC hiện nay có 5 Trung tâm dữ liệu gồm: Trung tâm dữ liệu
Pháp Vân, Trung tâm dữ liệu Hòa Lạc, Trung tâm dữ liệu Hoàng Hoa Thám
(Thành phố Hồ Chí Minh), Trung tâm dữ liệu Bình Dương, Trung tâm dữ liệu
Đà Nẵng. Diện tích tổng lên tới 23000 m2, số rack lên tới 4000 rack chuẩn 42U.
Những trung tâm dữ liệu này đều được xây dựng với chuẩn quốc tế Tier III.
- FPT hiện nay có 5 trung tâm dữ liệu: Hanoi (2), Thành phố Hồ Chí
Minh (2, trong đó 1 đang xây), Đà Nẵng (1 đang xây). Trung tâm dữ liệu EPZ
(Tân Thuận) của FPT Telecom đạt chứng chỉ quốc tế Uptime Tier III do Mỹ
chứng nhận và trở thành trung tâm dữ liệu thứ 2 đạt chứng chỉ này tại Việt Nam
(sau VNPT).
- CMC hiện nay có 03 trung tâm dữ liệu: Hanoi (1), Thành phố Hồ Chí
Minh (2). Ngoài ra, hai trung tâm dữ liệu của CMC lần lượt tại Hà nội và Thành
phố Hồ Chí Minh cũng đã gia nhập những tổ chức liên minh trung tâm dữ liệu
lớn tại châu Á (ADCA). Trung tâm dữ liệu xây dựng có khả năng lưu trữ với
7000 máy chủ, tương đương với 300 tủ Rack.
- Hanoi Telecom: Xây dựng và vận hành EcoDC, trung tâm dữ liệu đầu
tiên tại Việt Nam đạt chuẩn Uptime Tier III xây dựng, cả 2 chuẩn quốc tế
Uptime Tier III về thiết kế (TCDD) và xây dựng vận hành (TCCF).

Hình II-18: Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam năm 2021
Thực tế, hầu hết các TTDL tại Việt Nam đều được xây dựng và vận hành
bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, chưa có một TTDL trung lập đúng

56
nghĩa.

57
II.1.2.2. Thực trạng phân bố nguồn lực và sự phù hợp với phân bổ sử dụng
không gian của hạ tầng viễn thông (hạ tầng số)
Phân bố thị trường dịch vụ viễn thông theo vùng trên cả nước:

Thuê bao điện Thuê bao băng Thuê bao băng


STT Vùng
thoại di động rộng cố định rộng di động

TỔNG 123.090.221 18.084.425 68.073.428


Trung du và miền
1 15.404.620 1.958.975 8.863.055
núi phía bắc
Đồng bằng sông
2 28.479.774 4.302.133 15.936.231
Hồng
Bắc Trung Bộ và
3 Duyên hải miền 21.579.652 3.384.494 11.328.919
trung
4 Tây Nguyên 6.461.763 906.806 3.523.396
5 Đông Nam Bộ 29.668.602 4.593.557 17.443.158
Đồng bằng sông
6 21.495.810 2.938.460 10.978.669
Cửu Long
Nguồn: Bộ TTTT

Phân bố thuê bao điện thoại di động theo vùng

Đồng bằng sông Trung du và


Cửu Long; 17% miền núi phía bắc; 13%

Đồng bằng sông


Hồng; 23%

Đông Nam Bộ ;
24%
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền
Tây Nguyên ; 5% trung; 18%

58
Phân bố thuê bao băng rộng cố định theo
vùng
Trung du và
miền núi phía
Đồng bằng sôngbắc; 11%
Cửu Long; 16%Đồng bằng sông
Hồng; 24%
Đông Nam Bộ ; 25%

Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền
Tây Nguyên ; 5% trung; 19%

Phân bố thuê bao băng rộng di động


Đồng bằng sông Trung du và
Cửu Long; 16% miền núi phía bắc; 13%
Đồng bằng sông Hồng; 23%

Đông Nam Bộ ;
26%

Bắc Trung Bộ và
Tây Nguyên Duyên hải miền
; 5% trung; 17%

Thị trường viễn thông băng rộng


- Băng rộng cố định:
Hiện đang có 66 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông cố định
mặt đất, trong đó 61 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng
rộng cố định; các doanh nghiệp có thị phần chủ yếu là VNPT, Viettel, FPT,
CMC.
Dịch vụ Internet phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên
phân bố không đồng đều, chỉ phổ biến tại các thành phố lớn, phát triển. Số thuê
bao băng rộng cố định tập trung lớn nhất ở 2 thành phố lớn là Hà Nội với
1.930.811 thuê bao, thành phố Hồ Chí Minh với 2.717.311 thuê bao. 3 thành
phố trực thuộc trung ương khác là Hải Phòng (460.808 thuê bao), Đà Nẵng
(316.3319 thuê bao), Cần Thơ (263.542 thuê bao).

59
- Băng rộng di động:
Hiện cả nước có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt
đất, các doanh nghiệp chiếm phần lớn thị phần bao gồm Viettel, VNPT,
Mobifone. Số người sử dụng Internet băng rộng tăng mạnh qua các năm. Tính
tới tháng 6/2021, số thuê bao băng rộng di động trên toàn quốc là hơn 68 triệu
thuê bao, tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều tại các địa phương. Cụ thể,
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số thuê bao băng rộng di động lần lượt
là 7,6 triệu thuê bao và 9 triệu thuê bao. Tại một số địa phương khác như Quảng
Ninh, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai… số người sử
dụng Internet băng rộng di động rất cao, đạt từ hơn 1 triệu thuê bao/địa phương.
Một số địa phương khác như Bắc Kạn, Lai Châu, Kon Tum, số lượng thuê bao
băng rộng di động
thấp, dưới 300 nghìn thuê bao/địa phương.

60
Mặc dù thị trường viễn thông truyền thống đã bão hòa, các doanh nghiệp
vẫn có nhiều tiềm năng khi đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực chưa được phát
triển ở Việt Nam do thiếu nguồn lực và công nghệ như: dịch vụ số, cơ sở hạ tầng
và dịch vụ giá trị gia tăng và hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO).
Thị trường ĐTĐM
Thị trường có 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ĐTĐM thuộc 03 nhóm
nhà cung cấp: các doanh nghiệp nước ngoài (Google, Microsoft...), các doanh
nghiệp trong nước có quy mô lớn với sự đầu tư đồng bộ (Viettel, VNPT, CMC,
FPT) và một nhóm các doanh nghiệp nhỏ cung cấp các ứng dụng hoặc dịch vụ.
Thị phần các nhà cung cấp ĐTĐM trong nước tại Việt Nam chiếm khoảng 20%
các sản phẩm, dịch vụ (tương đương hơn 900 tỷ đồng), 80% thị phần còn lại do
nhà cung cấp nước ngoài cung cấp (Google, AWS, Microsoft Azure...).

Hình II-19: Thị phần dịch vụ ĐTĐM Việt Nam giai đoạn năm 2020: a) các nhà cung
cấp tại Việt Nam và b) các nhà cung cấp trong nước

Phân chia theo khu vực, thị phần dịch


vụ ĐTĐM hiện nay tập trung nhiều
nhất ở miền Bắc (44,92%), tiếp theo là
khu vực miền Nam 38,53% và khu vực
miền Trung có thị trường dịch vụ
ĐTĐM thấp nhất 03 miền, chỉ chiếm
khoảng 16,55% doanh thu toàn thị
trường.

Hình II-20: Thị phần dịch vụ ĐTĐM


Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 phân
chia theo vùng, miền

Thị trường trung tâm dữ liệu


Hiện nay tại Việt Nam chưa hình thành Digital hub. Tại khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương hiện có 03 Digital Hub chính là Hồng Kông, Singapore và
Nhật Bản, trong đó xét trên sự ủng hộ về chính sách cấp quốc gia, độ mở và đa
dạng

61
kết nối thì Singapore và Hồng Kong đang được đánh giá cao nhất. Để trở thành
Digital Hub của khu vực cần phải đáp ứng một số tiêu chí như: i) vị trí địa lý; ii)
hạ tầng kết nối băng thông rộng, tin cậy và giá cả phải chăng; iii) hệ sinh thái đổi
mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp; iv) hạ tầng pháp lý về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và dữ liệu cá nhân hoàn thiện; v) sự sẵn sàng và tiềm năng phát triển nền
kinh tế internet; vi) sự liên kết, hợp tác quốc tế
- Singapore xếp hạng nhất Châu Á về hạ tầng số27, top đầu về số lượng cáp
biển kết nối quốc tế với 23 tuyến cáp (8 tuyến cáp đang được xây dựng và dự
kiến hoàn thành chậm nhất vào năm 2024) 28, 7 trạm cập bờ, tốc độ kết nối băng
rộng nhanh nhất thế giới29 với độ trễ kết nối thấp nhất (trung binh chỉ 30,7
giây)30, 159% dân số sử dụng điện thoại di dộng31 và trên 50% năng lực trung
tâm dữ liệu khu vực Đông Nam Á được lưu trữ tại Singapore32. Bên cạnh đó,
Singapore cũng đã ký một loạt các thỏa thuận thương mại số (như thỏa thuận với
Úc, Chile, New Zealand…) để nuôi dưỡng hệ sinh thái số và thúc đẩy kinh tế
số33.
- Hồng Kông có một nền kinh tế số được xếp vào top hàng đầu thế giới
(xếp thứ 7 về nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới34), liên tục đạt thứ hạng hàng
đầu về mức độ sẵn sàng kỹ thuật số và khả năng truy cập Internet. Hồng Kông
có tổng cộng 8 trạm cập bờ, 11 tuyến cáp quang biển đang hoạt động (02 tuyến
sẽ hoàn thành vào năm 2022)35, 20 tuyến cáp quang nội địa, 11 vệ tinh để kết nối
Hồng Kông với thế giới. Tỷ lệ hộ gia đình kết nối băng rộng là 95,2%, tỷ lệ thuê
bao điện thoại di động đạt 289,3% (thuộc nhóm các nước cao nhất thế giới), lưu
lượng dữ liệu di dộng bình quân trên một người là 4.111 Megabytes. Hiện Hong
Kong có khoảng 21 nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu với 42 trung tâm dữ
liệu lớn, 13 trung tâm IX, 28 điểm cloud và 9 trung tâm phục hồi thảm họa.36
Ngoài các quốc gia kể trên, Việc quốc gia nào trở thành Digital HUB khu
vực tiếp theo sau Singapore, Hồng Kong đã được rất nhiều nước hướng đến và
thúc đẩy trong nhiều năm qua, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia.
- Malaysia quyết tâm trở thành Digital hub của khu vực. Chính phủ
Malaysia đã sớm có hành động để biến thành nước có tốc độ băng thông tốc độ
cao, theo hình thức hợp tác công tư do Bộ Truyền thông và Đa phương tiện
Malaysia giám sát và phát triển, với số vốn Bộ tài trợ là USD 800 triệu. Telekom
Malaysia được giao thực hiện dự án và cung cấp quyền truy cập dịch vụ mở cho

27
The Economist Intelligence Unit, Asian Digital Transformation Index 2018
28
TeleGeography, Submarine Cable Map: Singapore. Accessed 10 February 2020
29
Speedtest, Speedtest Global Index, January 2020
30
Opensignal, Singapore: Mobile Network Experience Report June 2019;
31
Infocomm Media Development Authority, Statistic on Telecom Service for 2019 Jul - Dec
32
BroadGroup, Data Center South East Asia Market Report, January 2016
33
Singapore – A leading global Innovation Hub, Equinix 2021
34
International Institute for Management Development in its World Competitiveness Yearbook 2021
35
https://www.submarinenetworks.com/stations/asia
36
https://www.datacenters.com/locations/hong-kong/hong-kong

62
các nhà cung cấp khác, để đảm bảo kết nối quốc tế, Malaysia đã xây dựng 06
trạm cập bờ, 23 tuyến cáp quang biển (bao gồm cả các tuyến đang được xây
dựng). Chính phủ đã xây dựng Data Hub Park như Iskanda vào tháng 3/2014 với
diện tích khoảng 283 hecta - là khu TTDL xây dựng sẵn các hạ tầng kết nối giúp
cho các nhà cung cấp DC trung lập có thể đầu tư, với khoảng cách 50km tới
Singapore và độ trễ chỉ 1-2 mili giây, khu TTDL này địa điểm bổ sung giúp các
nhà đầu tư TTD: mở rộng đầu tư trong khu vực. Đồng thời, Chính phủ Malaysia
cũng có chính sách mở để thu hút các doanh nghiệp lớn đặt các trung tâm dữ
liệu tại quốc gia này: cùng với khu Cyberjayra hoạt động từ 2012, NTT đặt 4
trung tâm dữ liệu tại đây; Huawei mở Asia Pacific Digital Cloud Exchange;
Alibaba, Google, Facebook, Microsoft, AWS đều đặt Edge Node/AZ tại
Malaysias sau Singapore; Microsoft đã công bố sáng kiến "Bersama Malaysia"
(Together with Malaysia – Đồng hành cùng Malaysia), Thành lập trung tâm dữ
liệu đầu tiên: 4.6 tỉ USD.
- Thái Lan tính đến thời điểm hiện tại đã xây dựng được 5 trạm cập bờ, 8
tuyến cáp quang biển (2 tuyến dự kiến hoàn thành vào năm 2022), tổng băng
thông qua cổng gateway internet quốc tế đạt khoảng 13Tbps vào cuối năm 2020.
Thái lan đã xây dựng hệ thống cáp đất liền xuyên biên giới kết nối với các quốc
gia láng giềng như Capuchia, Lào, My-an-mar và Malaysia; hình thành nên một
hệ sinh thái kết nối với 29 trung tâm dữ liệu trong nước, 64 nhà cung cấp dịch
vụ cloud trong nước và 01 trung tâm dữ liệu khu vực, 8 nhà cung cấp dịch vụ
điện toán đám mây phục vụ nhu cầu khu vực37). So với một số quóc gia khác,
các công ty Data Center lớn có đầu tư tại Thái Lan ít hơn rất nhiều so với các
quốc gia khác như Singapore, Hong Kong hay Nhật Bản tuy nhiên việc thu hút
các DC lớn đầu tư tại Thái Lan được coi là nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia
này.
Xét về các điều kiện cần, Việt Nam có một số lợi thế chiến lược phù hợp về
mặt không gian lãnh thổ địa lý để trở thành Digital hub khu vực như: Nằm giữa
Đông Bắc Á và Đông Nam Á, gần các trung tâm phát triển lớn và năng động
trong khu vực và trên thế giới, nơi có nhiều nền kinh tế đóng vai trò là động lực
tăng trưởng của khu vực và thế giới; Việt Nam nằm trên tuyến đường bộ xuyên
Á do Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương thuộc Liên hợp quốc
khởi xướng nhằm nối liền tuyến đường cao tốc châu Á, phát triển giao thương
đường bộ giữa các nước khu vực châu Á và châu Âu. Việt Nam cũng nằm trên
trục chính của Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) kết nối Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương, tạo ra tiềm năng lớn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa
nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp; Việt Nam có chiều dài bờ biển dài, có
nhiều khu vực xây dựng cảng biển, trong đó có nhiều cảng nước sâu, cho phép
Việt Nam đóng một vai trò then chốt về kinh tế và cung ứng dịch vụ logistics
cho các quốc gia

63
37
https://discover.cloudscene.com/market/data-centers-in-thailand/chon-buri

64
trong và ngoài khu vực, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với tiềm năng phát triển
kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện vị trí thuận lợi để
đầu tư phát triển các tuyến cáp quang biển để mở rộng kết nối với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.
II.1.2.3. Đánh giá thực trạng, sự phù hợp về phân bố, sử dụng không gian
của hạ tầng viễn thông (hạ tầng số)
Điểm mạnh
- Hạ tầng viễn thông truyền thống về cơ bản đã đáp ứng các nhu cầu về
thông tin liên lạc của người dân, đã đạt đến mức độ phổ cập cao, bão hòa. Cơ sở
hạ tầng viễn thông tiếp tục được mở rộng, hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ.
- Giá cước viễn thông giảm dần, trở nên hợp lý hơn, giúp người sử dụng
dễ dàng tiếp cận dịch vụ.
- Với lợi thế về hạ tầng trung tâm dữ liệu, mạng lưới kết nối, hệ thống
đường trục… và dễ dàng tiếp cận sâu sát, xây dựng tốt mối quan hệ tốt với
khách hàng, các nhà cung cấp ĐTĐM trong nước đã cung cấp các giải pháp
chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng, từ đó có năng lực cạnh tranh tốt về giá
so với các nhà cung cấp nước ngoài ở các mảng sản phẩm liên quan đến hạ tầng
(IaaS).
Điểm yếu
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang trong giai đoạn rà soát hoàn
thiện: Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua tại
kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2010 có ý nghĩa quan
trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành
viễn thông nói riêng của Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ, Luật Viễn thông cần phải nghiên cứu, rà soát và bổ sung sửa đổi một
cách phù hợp với các vấn đề mới liên quan đến viễn thông và các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan theo hướng hạ tầng số, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia thị trường đặc biệt là các dịch vụ trên nền tảng ĐTĐM.
- Thị trường dịch vụ viễn thông đã được mở cửa, tạo lập môi trường cạnh
tranh song cấu trúc và tính bền vững của thị trường còn tồn tại một số hạn chế.
Trên các thị trường viễn thông quan trọng như thị trường dịch vụ di động, chủ
yếu vẫn bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, nắm giữ trên 95% thị phần. Quá
trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ viễn thông hầu
như chưa triển khai được nhiều. Thành phần kinh tế tư nhân chủ yếu tham gia
vào thị trường cung cấp dịch vụ Internet, về cơ bản chưa thu hút được vốn đầu
tư từ khu vực tư nhân vào thị trường cung cấp các dịch vụ có hạ tầng mạng. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp trên thị trường chủ yếu hoạt động theo mô hình kinh
doanh bán lẻ đến người sử dụng (vertically integrated model). Về cơ bản chưa
hình thành một cách rõ nét các phân lớp thị trường (bán buôn, bán lẻ) theo chuỗi
cung ứng tương tự như các nước trong khu vực và trên thế giới.

65
- Mức độ tập trung của thị trường di động trong những năm qua có xu
hướng ngày càng tăng thể hiện qua chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index –
được tính bằng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp trên thị
trường): Năm 2009 chỉ số HHI của thị trường di động Việt Nam là khoảng 2600,
đến năm 2017 chỉ số này là khoảng 3600. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp
kinh doanh trên thị trường di động giảm qua các năm (năm 2010 có 9 doanh
nghiệp, từ năm 2015 đến nay còn 5 doanh nghiệp); các doanh nghiệp MVNO
hầu như chưa phát triển thành công. Đây là những chỉ dấu cho thấy việc duy trì
và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường di động cần tiếp tục phải cải thiện trong
giai đoạn tới.
- Về mặt hạ tầng, mặc dù không ngừng được đầu tư, mở rộng song tính
hiệu quả, đồng bộ còn hạn chế. Việc quy hoạch và triển khai hạ tầng viễn thông
còn thiếu đồng bộ đặc biệt giữa hạ tầng viễn thông và các hạ tầng kỹ thuật khác
(giao thông, cấp thoát nước, chiếu sáng, điện lực…). Việc chia sẻ, sử dụng
chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Đối với lĩnh
vực di động, việc đầu tư triển khai các công nghệ mới có xu hướng chậm, chưa
tạo được sự bứt phá về phát triển hạ tầng so với khu vực. Quá trình chuyển đổi,
xử lý các công nghệ mạng thế hệ cũ còn chậm.
- Cơ cấu doanh thu dịch vụ viễn thông chuyển dịch còn chậm, tính bền
vững trong tăng trưởng của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông cần tiếp tục cải
thiện. Cạnh tranh trên thị trường vẫn chủ yếu về giá cước dịch vụ. Cạnh tranh về
giá đưa đến nguy cơ giảm doanh thu, không đủ nguồn lực để tái đầu tư phát triển
hạ tầng mạng lưới. Doanh thu dịch vụ truyền thống như thoại và tin nhắn vẫn
chiếm tỷ trọng cao (khoảng 70%) trong tổng doanh thu dịch vụ viễn thông, quá
trình chuyển dịch cơ cấu doanh thu sang dịch vụ dữ liệu (data) còn chậm.
- Chất lượng dịch vụ chưa cao. Tốc độ băng rộng cố định và di động tăng
35% so với, nhưng thứ hạng quốc gia vẫn trong khoảng top 60, băng tần cấp
phát còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng dịch vụ, số thuê bao sử
dụng dịch vụ ở tốc độ Gbps chưa cao, tốc độ của Việt Nam vẫn thấp hơn các
nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore.
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng tại Việt Nam vẫn còn ở
quy mô nhỏ, chủ yếu cung cấp dịch vụ hạ tầng cloud (IaaS) 38, chưa khai thác
được nhiều mảng dịch vụ phần mềm trên nền hạ tầng (PaaS, SaaS).
Cơ hội
- Sự chuyển dịch các ngành sản xuất, kinh doanh từ không gian vật lý
sang không gian số. Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra
nhiều hơn trên không gian số. Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.
Đây là cơ hội ở ra thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ triển khai, cạnh
tranh cung

38
Thị phần dịch vụ IaaS của các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM trong nước (Domestic Cloud

66
Provider_DCP) chiếm 78,97% doanh thu thị trường ĐTĐM của các DCP.

67
cấp dịch vụ, là cơ hội cho ngành viễn thông Việt Nam thực hiện hóa khát vọng
Việt Nam hùng cường.
- Làn sóng dịch chuyển của các tập đoàn công nghệ lớn từ Trung Quốc
sang khu vực Đông Nam Á. Căng thẳng chiến tranh thương mại - công nghệ
giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Việt Nam nổi lên như một điểm đến đầy tiềm
năng trong khu vực ASEAN. Khoảng cách về dòng vốn FDI vào Việt Nam và
Trung Quốc càng thu hẹp, đặc biệt năm 2019, tỉ lệ nhà đầu tư chọn Việt Nam là
41% và Trung Quốc là 48%. Từ khi dịch Covid-19 diễn ra, các nhà đầu tư nước
ngoài thay vì chủ yếu đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp chế
biến - chế tạo, bất động sản, bán buôn, bán lẻ… thì nay xu hướng đó đã dịch
chuyển sang các lĩnh vực (i) CNTT, công nghệ cao; (ii) thiết bị điện tử, phụ
kiện; (iii) logistics, thương mại điện tử… Các doanh nghiệp công nghệ nhận
định sự dịch chuyển của các nhà sản xuất toàn cầu là cơ hội để các doanh nghiệp
công nghệ Việt Nam tích cực nâng cao sản xuất, cải tiến và nghiên cứu sản
phẩm, đặc biệt là các sản phẩm viễn thông.
- Covid-19 đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trên cả nước. Đại dịch
Covid- 19 diễn ra, các sản phẩm CNTT - viễn thông trở thành một trong những
phương thức quan trọng hàng đầu trong công tác truy vết các ca bệnh, khắc phục
những hạn chế trong thời gian giãn cách xã hội bằng những phần mềm học trực
tuyến, thanh toán online... Các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đều tăng
cường áp dụng những mô hình mới dựa trên nền tảng dữ liệu và công nghệ số để
tối ưu hoá vận hành cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng năng suất, giảm chi phí.
- Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều cơ hội để thúc đẩy việc áp dụng
ĐTĐM. Chi tiêu bình quân đầu người cho ĐTĐM của Việt Nam vẫn ở mức
thấp, chỉ khoảng 2 USD vào năm 2020, thấp hơn Singapore 170 lần39, thấp hơn
lần lượt 34,57 lần và 4,7 lần so với Malaysia 40 và Thái Lan41. Sự tồn tại khoảng
cách lớn giữa chi tiêu bình quân đầu người cho ĐTĐM ở Việt Nam và các nước
ASEAN cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường chưa được khai thác cho các
nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM.
Thách thức
- Thế giới đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng của đại dịch
COVID- 19: Đại dịch COVID-19 vừa là cơ hội, lại vừa là thách thức đối với
ngành viễn thông. Các quốc gia trên thế giới đang phải đối phó với các giai đoạn
khác nhau của đại dịch COVID-19, có thể thấy rằng công nghệ, xử lý, lưu trữ và
đặc biệt kết

39
Theo số liệu ước tính của Blobenewswire, 2021 (https://www.globenewswire.com/fr/news-
release/2021/05/19/2232506/28124/en/Singapore-Data-Center-Market-Report-2021-Investment-Analysis-and-
Growth-Opportunities-Market-will-Witness-Investments-of-5-Billion-by-2026.html)
40
Theo số liệu ước tính năm 2021 (https://www.businesstoday.com.my/2021/05/10/the-acceleration-of-cloud-
during-the-pandemic/)
41
Theo số liệu ước tính của Techwireasia, 2021( https://techwireasia.com/2021/05/public-cloud-spending-set-to-
spike-in-thailand/)

68
nối Internet băng thông rộng là những yếu tố quan trọng giúp duy trì cuộc sống
hàng ngày cũng như hỗ trợ khả năng phục hồi của nền kinh tế. Trước những yêu
cầu để đáp ứng trong tình hình mới, ngành viễn thông cần đi trước về mặt hạ
tầng, công nghệ, đón đầu triển khai những công nghệ mới.
- Chưa hình thành thị trường 5G trong nước: Cho đến nay, hơn 160 nhà
cung cấp dịch vụ truyền thông đã ra mắt dịch vụ 5G và hơn 300 mẫu điện thoại
thông minh 5G đã được công bố, hơn 0,5 tỷ thuê bao 5G đã sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam, triển khai 5G vẫn trong giai đoạn thử
nghiệm thương mại, chưa cung cấp dịch vụ chính thức do cần đáp ứng về tài
nguyên, chi phí đầu tư lớn và chưa có hệ sinh thái ứng dụng phong phú.
- Nhu cầu tiêu dùng data di động còn thấp: Thuê bao điện thoại di động có
sử dụng dữ liệu (data) chỉ chiếm 56% tổng thuê bao điện thoại di động, tăng
trưởng chậm, đầu cuối hỗ trợ điện thoại thông minh chưa cao (hơn 73%) vẫn
còn tồn tại lượng lớn điện thoại đầu cuối chỉ sử dụng được thoại/SMS (hơn
20%). Số thuê bao băng rộng di động tốc độ tăng trưởng chưa cao (đạt hơn 68
triệu thuê bao) xếp hạng 91 thế giới. Doanh thu dịch vụ thoại, SMS vẫn chiếm tỷ
lệ cao (trên 50%), doanh thu dữ liệu chiếm 35% trong khi trung bình thế giới là
59%. Lưu lượng data trên thuê bao di động thấp hơn mức trung bình thế giới
(đạt hơn 8GB/thuê bao, trung bình thế giới 12GB/thuê bao).
- Các công nghệ đầu cuối còn hạn chế: Mặc dù hạ tầng Internet của Việt
Nam có tốc độ phát triển khá nhanh, tuy nhiên việc phủ sóng Internet vẫn chỉ
phổ biến tại các thành phố lớn, phát triển. Nhiều thôn bản vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng công ích chưa được phủ sóng
cũng như người dân tại các khu vực đó điều kiện sử dụng Internet còn hạn chế.
Hiện tại vẫn còn khoảng 37% hộ gia đình chưa có đường Internet cáp quang và
1.910 thôn chưa có sóng di động.
- Số thuê bao đầu cuối hỗ trợ 4G chỉ đạt 69% tổng thuê bao điện thoại di
động, tốc độ tăng chậm, trong đó chỉ khoảng 20% thiết bị đầu cuối hỗ trợ công
nghệ VoLTE. Do đó nếu tắt sóng công nghệ cũ (2G, 3G) sẽ vẫn còn một lượng
đầu cuối thuê bao chưa được đáp ứng.
- Còn thiếu các trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm phục vụ cho hoạt động
lưu trữ và xử lý dữ liệu tại Việt Nam.
II.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
II.1.3.1. Thực trạng ứng dụng CNTT
Trong lĩnh vực hạ tầng, CNTT thông qua các nền tảng số và hệ thống
thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, là một trong những động lực quan trọng phục vụ xây dựng, phát
triển, đảm bảo an toàn thông tin cho chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an
ninh, quốc phòng.

69
Một số nền tảng số có tính chất cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số 42 như:
trao đổi định danh, xác thực điện tử; bản đồ số và địa chỉ số; thanh toán số… do
các nền tảng số này cung cấp các dịch vụ phục vụ phần lớn các giao dịch thiết
yếu thực hiện trên không gian số.
II.1.3.1.1. Ứng dụng CNTT xây dựng Chính phủ số
Ứng dụng CNTT hướng tới chính phủ số được triển khai sâu rộng trong
hoạt động của cơ quan Đảng, nhà nước, trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả công
tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, hiệu quả, giảm chi phí, tăng
năng suất lao động:
- Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam Năm Chỉ số EGDI
có chỉ số tổng hợp về phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) cao hơn (Điểm/Xếp hạng)

mức trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức cao. 2020 0,6667 (86 )
2018 0,5931 (88 )
Năm 2020, chỉ số phát triển CPĐT Việt Nam đã tăng 02 bậc so với
2016 0,5143 (89 )
năm 2018, xếp hạng 86/19343 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc,
2014 0,4705 (99 )
23/47 quốc gia khu vực Châu Á và 6/11 quốc gia khu vực Đông Nam
2012 0,5217 (83 )
Á.
2010 0,4454 (90 )
- Bước đầu hình thành một số nền tảng dùng chung phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ
liệu một cách đồng bộ và rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, Các hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu chuyên ngành và cơ sở dữ liệu quốc gia ngày càng được hoàn thiện cả về quy mô, phạm
vi cũng như số lượng đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nền tảng
tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được xây dựng, từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu
giữa các bộ, ngành, địa phương. Từ tháng 12/2020, đã có 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ; 63/63
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh
(LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đạt tỷ lệ 100%. Tổng số hệ
thống đã kết nối với NDXP là 220 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị; trong đó có 85
LGSP của bộ, ngành, địa phương; 05 cơ sở dữ liệu quốc gia và 09 hệ thống thông tin có quy
mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương. Tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP
trong tháng 8 năm 2021 là 8.110.019; tổng

42
Nền tảng số, hiện chưa có định nghĩa thống nhất, có thể được hiểu: Các thành phần phần mềm cung cấp như
một dịch vụ (service), có thể triển khai trên quy mô rộng khắp một cách nhanh chóng (scale), tuỳ biến theo nhu
cầu khách hàng (on-demand), bên thứ 3 phát triển ứng dụng, dịch vụ để tạo thành hệ sinh thái (eco-system). Một
số nền tảng số có tính chất cơ sở hạ tầng: nằm dọc (underlying) hoặc nằm ngang (core) để phục vụ nhiều ứng
dụng, dịch vụ, hoặc nền tảng khác trong nhiều lĩnh vực của kinh tế-xã hội + thiết yếu (essential) phục vụ nhiều
hoạt động thiết yếu hàng ngày của xã hội trên môi trường số.
43
E-government Development Index, UN, 2020 https://publicadministration.un.org/egovkb/en-us/Data-Center

70
số giao dịch thực hiện thông qua NDXP trong năm 2021 là 37.067.063. Hàng
ngày có khoảng 150.000 giao dịch thực hiện thông qua NDXP44.
II.1.3.1.2. Ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng kinh tế số, xã hội số
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp được triển khai
mạnh mẽ, bước đầu cho thấy vai trò kiến tạo phục vụ phát triển. Theo đánh giá
của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số sử dụng CNTT và truyền
thông (ICT use) năm 2020 của Việt Nam đạt được sự tiến bộ đáng kể, tăng 20
bậc so với năm 2018 (xếp hạng 65/131 năm 2020, 85/12945 năm 2018).
Ngoài thúc đẩy ứng dụng CNTT, “phát triển nền tảng số” được xem là
“giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và tăng
hiệu quả”. Triển khai Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”, thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền
thông (TTTT) đã phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp ra
mắt nhiều nền tảng số cho phép chia sẻ dữ liệu, kết nối cộng đồng hướng đến
hiện thực hóa nguyên tắc “lấy người dân làm trung tâm”; cùng chung tay triển
khai các hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội, góp phần đẩy nhanh công cuộc
chuyển đổi số ở Việt Nam. Theo đó, xây dựng các nền tảng phục vụ hệ thống
thanh toán điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho tất cả
doanh nghiệp và người dân; Xây dựng, phát triển các nền tảng số cho phát triển
các ngành, lĩnh vực, như: thương mại điện tử, nông nghiệp thông minh; khám,
chữa bệnh từ xa, hồ sơ, bệnh án điện tử; dạy và học từ xa, đào tạo trực tuyến; hệ
thống giao thông thông minh, năng lượng thông minh...
II.1.3.1.3. Ứng dụng CNTT đảm bảo an toàn thông tin cho chính phủ số, kinh tế
số, xã hội số và an ninh, quốc phòng
Ngày 13/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
63/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến
năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch). Ngày 27/5/2016 Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 898/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm
vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả cụ thể về hạ
tầng an toàn thông tin (ATTT) mạng giai đoạn 2011-2020 như sau:
- Mạng nội bộ và thiết bị đầu cuối trong cơ quan nhà nước đã từng bước
được trang bị các thiết bị, phần mềm về ATTT như: phần mềm diệt vi-rút cho
máy tính, các thiết bị tường lửa, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị bảo mật và chặn
lọc thư rác chuyên dụng. Các cơ sở dữ liệu quốc gia khi đưa vào khai thác, vận
hành

44
Báo cáo số 76/BC-BTTTT ngày 27/8/2021 của Bộ TTTT về tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 -
2020, định hướng đến 2025
45
Global Innovation Index 2018, Energizing the World With Innovation, WIPO, 2018

71
https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_gii_2018.pdf

72
đã bước đầu được trang bị một số giải pháp kỹ thuật bảo đảm ATTT tối thiểu và
có các quy chế, quy trình đảm bảo ATTT.
- Các hạ tầng trọng yếu của mạng Internet Việt Nam là hệ thống máy chủ
tên miền (DNS) quốc gia “.vn”, hệ thống Trạm trung chuyển Internet quốc gia
(VNIX) được triển khai áp dụng tiêu chuẩn DNSSEC (theo đề án 1524/QĐ-
BTTTT ngày 23/10/2014) nhằm đảm bảo chính xác, tin cậy trong truy cập, sử
dụng các dịch vụ Internet trên nền tảng tên miền và được chứng nhận, áp dụng
tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001 về quản lý bảo đảm ATTT.
- Hệ thống giám sát an toàn mạng quốc gia do Bộ TTTT chủ trì triển khai
đã hoàn thành, với kế hoạch sẽ thiết lập hệ thống cảm biến giám sát ATTT với
quy mô bước đầu khoảng 50 điểm trên mạng Internet Việt Nam. Cùng với hệ
thống giám sát ATTT cho các mạng CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng,
Chính phủ do Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì triển khai, các hệ thống giám sát
bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.
- Các mạng nội bộ của một số doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực viễn
thông, ngân hàng và thương mại điện tử, cơ bản được thiết kế một cách đồng bộ
và có quan tâm đến giải pháp nhằm đảm bảo ATTT cho hệ thống.
- Đầu tư xây dựng các hệ thống nền tảng để nâng cao năng lực kỹ thuật
bảo đảm ATTT mạng:
+ Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam: giúp theo dõi, phát
hiện và xử lý các cuộc tấn công mạng, rà quét các điểm yếu, lỗ hổng về ATTT
từ đó cảnh báo và hỗ trợ cho chủ quản hệ thống thông tin xử lý nhằm giảm thiểu
nguy cơ mất ATTT, giảm tổn thất khi bị tấn công các hệ thống thông tin quan
trọng và các dịch vụ cung cấp trên mạng của các tổ chức và xã hội, giảm nguy
cơ bị tấn công thông tin trên mạng làm mất khả năng sẵn sàng phục vụ, lộ lọt
thông tin và mất tính toàn vẹn, xác thực của thông tin. Bên cạnh đó, hệ thống
này đã giúp Bộ TTTT thu thập, phân tích và cảnh báo, hỗ trợ xử lý các cuộc tấn
công mạng, nguy cơ mất ATTT để tổng hợp thành các báo cáo định kỳ hàng
tuần, tháng, quý, năm gửi các bộ, ngành, địa phương trên cả nước, góp phần
quan trọng trong công tác chủ động ứng phó với các cuộc tấn công mạng. Công
cụ, thiết bị được đầu tư từ dự án cũng giúp Bộ TTTT phát hiện, hỗ trợ hàng trăm
cơ quan xử lý tấn công mạng, vá các lỗ hổng về ATTT, đặc biệt là các cơ quan,
tổ chức quan trọng.
+Hệ thống xác thực điện tử quốc gia: cho phép đăng ký tài khoản người
sử dụng bằng chữ ký số, xác thực người sử dụng bằng chữ ký số theo quy trình
hoàn chỉnh, bao gồm: tiếp nhận yêu cầu, xác thực, trả thông tin xác thực, áp
dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước.
- Hệ thống mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia hiện nay đã có
219 đơn vị tham gia hoạt động, bao gồm toàn bộ Sở TTTT của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, 22 đơn vị chuyên trách về CNTT/ATTT của các

73
bộ, cơ

74
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 27 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Internet, một số tổ chức, doanh nghiệp nắm giữ hạ tầng trọng yếu cùng các đơn
vị thành viên tự nguyện tham gia để ứng phó kịp thời khi xảy ra các sự cố mất
ATTT. Bộ TTTT đã thành lập Ban điều hành mạng lưới và Đội tác nghiệp ứng
cứu khẩn cấp nhằm tổ chức, điều phối mạng lưới được thống nhất, hiệu quả,
đảm bảo ATTT trên toàn quốc.
II.1.3.2. Thực trạng phân bố nguồn lực và sự phù hợp với phân bổ sử dụng
không gian về ứng dụng CNTT
Kể từ những năm 2000, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát
triển ứng dụng CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Ứng dụng CNTT luôn được xác định là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển. Chính vì vậy,
một loạt các chiến lược, chính sách đã được ban hành nhằm tăng cường và
khuyến khích thu hút mọi nguồn lực xã hội, mọi nguồn vốn của các thành phần
kinh tế đầu tư cho ứng dụng và phát triển ứng dụng CNTT.
Bên cạnh đó, các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tiêu chí ưu tiên đầu
tư, thuê, mua sắm (theo quy định tại Thông tư số 40/2020/TT-BTTTT ngày
30/11/2020 của Bộ TTTT) quy định tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ CNTT
sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm) được ưu tiên đầu tư,
thuê, mua sắm trong các hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nước hoặc sử dụng chi phí thường xuyên sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, hoặc sử dụng nguồn vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó
vốn ngân sách chiếm trên 30% hoặc lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
Về phân bổ nhân lực CNTT, nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT phục
vụ kinh tế số, xã hội số và nhân lực CNTT phục vụ cho chính phủ số nói riêng
hiện nay còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng. Trung bình mỗi đơn vị trực
thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có 4% công chức chuyên trách CNTT; ở khối tỉnh,
thành phố là 1%46. Đối với khối doanh nghiệp, mặc dù Việt Nam đã hoàn thành
sớm hơn 1 năm mục tiêu nhân lực CNTT đạt 1 triệu người vào năm 2020 47 tuy
nhiên, sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp hoạt
động có sử dụng và ứng dụng CNTT lớn thì lực lượng lao động- nguồn nhân lực
chất lượng cao vẫn đang là thách thức lớn.
Ứng dụng CNTT đảm bảo an toàn thông tin cho chính phủ số, kinh tế
số, xã hội số và an ninh, quốc phòng

46
https://tcnn.vn/news/detail/49287/Phat-trien-nguon-nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-cua-mot-so-quoc-gia-va-
kinh-nghiem-doi-voi-Viet-Nam.html
47
Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm
trở thành nước mạnh về CNTT&TT”.

75
Tổng số doanh nghiệp được cấp phép đến tháng 7/2021 là 89 doanh
nghiệp (03 tập đoàn nhà nước, 56 công ty cổ phần và 30 công ty TNHH). Trong
đó: 74 doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu sản phẩm; 14 doanh nghiệp được
cấp phép sản xuất sản phẩm và 57 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch
vụ; 59 doanh nghiệp có trụ sở tại thành phố Hà Nội, 29 doanh nghiệp có trụ sở
tại thành phố Hồ Chí Minh và 01 doanh nghiệp có trụ sở tại thành phố Hải
Phòng. Tổng số nhóm chủng loại sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa so với
22 nhóm hệ sinh thái sản phẩm ATTT mạng đạt 95%.
Xét trên khía cạnh tối ưu nguồn lực quốc gia, lĩnh vực ATTT mạng không
ảnh hưởng đến sự phân bổ không gian của ngành TTTT.
II.1.3.3. Đánh giá thực trạng, sự phù hợp về phân bố, sử dụng không gian về
ứng dụng CNTT
Điểm mạnh
- Các nền tảng cho phát triển CPĐT, thực hiện chuyển đổi số quốc gia tiếp
tục được quan tâm thúc đẩy phát triển; đặc biệt là các nền tảng phục vụ công tác
phòng, chống dịch COVID-19.
- Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh
mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ CPĐT tiếp tục được đẩy mạnh: Bộ
TTTT đã xây dựng được hệ thống giám sát mã độc trực tiếp và gián tiếp cho
phần lớn các bộ, ngành, địa phương và một số tổ chức; hệ thống chia sẻ và giám
sát ATTT phục vụ CPĐT; 100% các bộ, ngành, địa phương đã triển khai mô
hình ATTT 4 lớp, kết nối chia sẻ thông tin về ATTT mạng với Bộ TTTT (Trung
tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục ATTT).
Điểm yếu
- Một số Nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai chính
phủ điện tử chưa được ban hành (Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị
định về định danh, xác thực điện tử;…).
- Đầu tư cho ATTT mạng còn thấp, chưa đạt mục tiêu tối thiểu 10% chi
phí ứng dụng CNTT. Do đó, hạ tầng ATTT mạng còn khiêm tốn, chưa đủ năng
lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn tới. Một số hạ tầng
ATTT mạng cần thiết chưa được xây dựng như Hệ thống kiểm định và hỗ trợ
phát triển sản phẩm; Hệ thống giám sát ATTT mạng quốc gia; Hệ thống đảm
bảo ATTT của các bộ, ngành và tập đoàn, tổng công ty lớn; Hệ thống Thao
trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát hạch ATTT phục vụ CPĐT…
- Đầu tư cho ATTT mạng còn thấp, chưa đạt mục tiêu tối thiểu 10% chi
phí ứng dụng CNTT. Do đó, hạ tầng ATTT mạng còn khiêm tốn, chưa đủ năng
lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn tới. Một số hạ tầng
ATTT mạng cần thiết chưa được xây dựng như Hệ thống kiểm định và hỗ trợ
phát triển sản phẩm; Hệ thống giám sát ATTT mạng quốc gia; Hệ thống đảm
bảo ATTT của

76
các bộ, ngành và tập đoàn, tổng công ty lớn; Hệ thống Thao trường mạng phục
vụ huấn luyện, diễn tập, sát hạch ATTT phục vụ Chính phủ điện tử…
Cơ hội
- Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam có chỉ số tổng hợp về phát
triển Chính phủ điện tử (EGDI) cao hơn mức trung bình thế giới và khu vực,
thuộc nhóm quốc gia ở mức cao. Mức độ sẵn sàng chung đảm bảo ATTT mạng
cũng đang tiến bộ nhanh thể hiện qua chỉ số xếp hạng ATTT do ITU đánh giá
liên tục tăng trong các năm gần đây: từ hạng 50 vào năm 2018 lên hạng 25 năm
2020.
- Tiềm năng các doanh nghiệp CNTT, ATTT trong nước còn phát triển
mạnh, có nhiều cơ hội vươn ra thị trường thế giới. Riêng lĩnh vực ATTT hiện
nay đã đáp ứng 95% chủng loại sản phẩm ATTT.
- Khung pháp lý về ATTT mạng tương đối đầy đủ.
Thách thức
Không gian mạng là không có biên giới nên ứng dụng CNTT, đảm bảo
ATTT mạng cũng là không có biên giới. Đại dịch Covid-19 khiến cho không
gian mạng ngày càng trở thành không gian sống và làm việc chủ yếu của người
dân toàn thế giới và Việt Nam để làm việc từ xa. Tuy nhiên, hiện nay, một số
nền tảng của Việt Nam đang được hình thành nhưng gặp phải sự cạnh tranh là
vô cùng khốc liệt vì nhiều nền tảng nước ngoài đã có chi phí cận biên gần
như bằng không và đang dần xác lập hiệu ứng mạng độc quyền.
Các công nghệ CNTT mới như 5G, IoT, AI… đang phát triển mạnh làm
mở rộng không gian mạng theo những chiều hướng rất thuận lợi cho kẻ xấu tấn
công mạng bằng những công cụ có sẵn trên thị trường. Các mối đe dọa, tấn công
trên không gian mạng tăng vọt hơn, phức tạp hơn nhiều so với trước khi xảy ra
đại dịch Covid-19. Việc bảo đảm ATTT cho hạ tầng số càng trở nên khó khăn,
phức tạp.
II.1.4. Công nghiệp công nghệ thông tin
II.1.4.1. Thực trạng phát triển hạ tầng công nghiệp CNTT
Hạ tầng công nghiệp CNTT bao gồm: (1) Hạ tầng để sản xuất, lắp ráp các
sản phẩm phần cứng điện tử viễn thông thuộc tại các nhà máy sản xuất tại các
khu công nghiệp; (2) hạ tầng các khu CNTT tập trung để tập trung các hoạt động
nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
CNTT, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ CNTT cho các tổ chức, doanh
nghiệp và các hoạt động khác liên quan đến CNTT.
Tại các khu công nghiệp hiện nay đã thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn
CNTT hàng đầu thế giới với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG,
Panasonic, Intel, Electronics, Nokia,… đặt nhà máy sản xuất với quy mô lớn cấp
toàn cầu tại Việt Nam. Tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều công ty trong nước lắp
ráp các sản phẩm công nghiệp phần cứng, điện tử chất lượng cao, khẳng định
77
được thương hiệu ở thị trường nội địa. Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của
dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử nhờ các lợi thế như: Hệ thống
chính trị ổn định, 60% dân số ở độ tuổi lao động (từ 17-60 tuổi), chi phí cho lao
động tương đối thấp, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền kinh tế
phát triển nhanh và năng động.
Về tình hình về các khu CNTT tập trung trên cả nước, trong những năm
qua, với các chủ trương, ưu đãi của nhà nước, các khu CNTT tập trung tại Việt
Nam bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Đến năm 2020, số
lượng Khu CNTT tập trung là 05 (Công viên phần mềm Quang Trung, Công
viên phần mềm Đà Nẵng, Khu CNTT tập trung Cầu Giấy; Khu CNTT tập trung
Đà Nẵng và Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội; Bên cạnh đó, có mô
hình thí điểm Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung được Thủ tướng Chính
phủ thí điểm thành lập, hoạt động theo chức năng của khu CNTT tập trung). Và
đến tháng 6/2021 đã có 06 khu CNTT tập trung được thành lập theo quy định tại
Nghị định 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ quy định về khu
CNTT tập trung trên phạm vi cả nước, bao gồm: 03 khu đang hoạt động là Khu
Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu
CNTT tập trung Cầu Giấy; 04 khu đang trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng
là Khu CNTT tập trung Đà Nẵng, Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội,
Khu CNTT tập trung Tp Cần Thơ và 02 khu mới được bổ sung: Khu CNTT tập
trung Bắc Ninh, Khu CNTT tập trung Yên Bình (Thái Nguyên).
Bảng II-3: Hiện trạng các khu CNTT tập trung Việt Nam (tháng 6/2021)
Nguồn: Bộ TT&TT
STT Tên Quy mô (ha)
I Khu CNTT TT đã thành lập 305,9
1 Khu CNTT tập trung Cầu Giấy 8,3
2 Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội 43,45
3 Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng 1,08
4 Khu CNTT tập trung Đà Nẵng 131
5 Chuỗi ông viên phần mềm Quang Trung
5.1 Khu Công viên phần mềm Quang Trung 43
5.2 Khu công nghệ phần mềm ĐHQG - TP HCM 19,27
5.3 Trung tâm CNTT TT Huế 1 (Huế ICT 1) 0,2
5.4 Trung tâm CNTT TT Huế 2 (Huế ICT 2) 39,6
6 Khu CNTT tập trung Tp Cần Thơ 20
II Khu CNTT tập trung được bổ sung mới năm 2021 450
7 Khu CNTT tập trung Bắc Ninh 250
8 Khu CNTT tập trung Yên Bình - Thái Nguyên 200

78
Hình II-21: Bản đồ các khu CNTT TT của Việt Nam
II.1.4.2. Thực trạng phân bố nguồn lực và sự phù hợp với phân bổ sử dụng
không gian lĩnh vực công nghiệp CNTT
II.1.4.2.1. Sự phù hợp về phân bố nguồn lực phát triển các khu CNTT tập trung
II.1.4.2.1.1 Hiệu quả nguồn vốn đầu tư
Trong những năm qua, với các chủ trương, ưu đãi của nhà nước, các khu
CNTT tập trung tại Việt Nam bước đầu đã đạt được những thành công nhất
định., bao gồm 03 khu đang hoạt động là Khu Công viên phần mềm Quang
Trung, Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu CNTT tập trung Cầu Giấy; 01
khu đang trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng là Khu Công viên công nghệ
phần mềm Hà Nội. Một số kết quả cụ thể như sau:
Doanh thu
Đầu tư Nộp Tỷ lệ thu
STT Tên khu 2018 (triệu
(tỷ VNĐ) NSNN NSNN
USD)
Khu CNTT tập
1 31,4 260,87 2 7%
trung Cầu Giấy

79
Khu Công viên phần
2 162 58 14,36 9%
mềm Đà Nẵng
Khu Công viên phần
3 230 432 27 12%
mềm Quang Trung
Tổng số 423,4 750,87 43,36 10,24%
Đối với 03 khu CNTT tập trung đang hoạt động được đầu tư hoàn toàn
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước từ khi thành lập đến nay cho Công viên phần mềm Quang Trung là 230 tỷ
VND, cho Khu CNTT tập trung Cầu Giấy là 31,4 tỷ VND và Công viên phần
mềm Đà Nẵng là 162 tỷ VND.. Tỷ lệ nộp ngân sách hàng năm so với nguồn vốn
đầu tư là cao. Theo báo cáo năm 2018, Công viên phần mềm Quang Trung nộp
27 tỷ VND/230 tỷ VND tương đương tỷ lệ thu ngân sách/vốn đầu tư khoảng
12%; Công viên phần mềm Đà Nẵng nộp 14,36 tỷ VND/162 tỷ VND tương
đương 9%; Khu CNTT tập trung Cầu Giấy 2 tỷ VND/31 tỷ VND tương đương
7%. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với khu công nghiệp chỉ khoảng từ 4-5%48. Sự ra
đời của các khu CNTT tập trung đã tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường
kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp lĩnh vực CNTT hoạt động, góp phần
phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước - ngành công nghiệp CNTT.
Khu CNTT tập trung cũng là vườn ươm cho doanh nghiệp mới phát triển, cho
hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các Khu CNTT tập trung
còn là những trung tâm đào tạo nhân lực quan trọng cho cả nước nói chung và
ngành CNTT nói riêng.
II.1.4.2.1.2 Hiệu suất sử dụng đất
Trong thời gian qua, một số khu CNTT tập trung đang hoạt động đã
chứng minh hiệu quả hoạt động vượt trội so với các loại hình kinh tế khác. Cụ
thể, trong năm 2018, tổng doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu
Công viên phần mềm Quang Trung đạt 432 triệu USD trên diện tích toàn khu
khoảng 43ha, tương đương doanh thu khoảng 10 triệu USD /ha/năm; Công viên
phần mềm Đà Nẵng đạt gần 58 triệu USD với diện tích chỉ 1,08 ha, tương đương
doanh thu khoảng 55 triệu USD/ha/năm; Khu CNTT tập trung Cầu Giấy ước đạt
khoảng 260,87 triệu USD, tương đương hiệu suất sử dụng đất đạt 31,4 triệu
USD/ha. Số liệu này cho thấy hiệu quả sử dụng đất của khu CNTT tập trung rất
cao so với các loại hình khu khác như khu công nghiệp, khu kinh tế với doanh
thu chỉ khoảng 01 triệu USD/ha/năm (nếu không thống kê của số liệu của
Samsung thì hiệu suất doanh thu/diện tích đất chỉ chưa đến 500.000
USD/ha/năm).

80
48
Báo cáo triển vọng Bất động sản Khu công nghiệp năm 2017.

81
Bảng II-4: Hiệu quả sử dụng đất của 3 khu CNTT tập trung đang hoạt động

Doanh thu Hiệu quả sử


Quy mô
STT Tên 2018 (triệu dụng đất (Triệu
(ha)
USD) USD/ha)
Khu CNTT tập trung
1 8,3 260,87 31,4
Cầu Giấy
Khu Công viên phần
2 1,08 58 53,7
mềm Đà Nẵng
Khu Công viên phần
3 43 432 10,0
mềm Quang Trung
Trung bình 52,38 750,87 14,34
Riêng đối với khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), tính đến
cuối năm 2020, đã thu hút 165 doanh nghiệp phần mềm, nội dung số, dịch vụ
CNTT (52 nước ngoài và 113 trong nước) với tổng vốn đăng ký kinh doanh hơn
2.400 tỷ đồng. Doanh số tích lũy giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 50.200 tỷ
đồng, cao gấp ba lần so với giai đoạn 5 năm trước đó.Với ngân sách nhà nước
đầu tư vào QTSC khoảng 200 tỷ đồng đến nay, ước tính, cứ 1 USD đầu tư của
Nhà nước, QTSC thu hút 33,7 USD đầu tư của tư nhân. Bình quân 1 ha đất tại
đây tạo ra 1.639 tỷ đồng doanh thu, tương đương 73,21 triệu USD49.
II.1.4.2.1.3 Hiệu quả năng suất lao động trong khu CNTT tập trung
Với cơ cấu lao động chủ yếu là lao động chất lượng cao trong lĩnh vực
phần mềm và nội dung số, năng suất lao động ở trong các khu CNTT tập trung
cao hơn nhiều lần so với trung bình của cả nước. Năm 2018, năng suất lao động
trung bình tại các khu CNTT tập trung khoảng 500 triệu đồng/năm, cao hơn so
với mức 102 triệu đồng/năm của năng suất lao động trung bình của cả nước50.
Ngoài ra, thu nhập bình quân của người lao động trong các khu CNTT tập
trung cũng cao gấp nhiều lần so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
Cụ thể: năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của Công viên phần mềm
Quang Trung đạt khoảng 20 triệu VND/tháng, gấp gần 04 lần so với thu nhập
bình quân đầu người Việt Nam (hơn 5 triệu VND/tháng), Công viên phần mềm
Đà Nẵng đạt khoảng gần 16 triệu VND/tháng, gấp gần 03 lần so với trung bình
của cả nước.
Bảng II-5: Năng suất lao động năm 2018 tại các khu CNTT tập trung đang hoạt động
Đơn vị đo (USD/người/năm)
Năng suất
Nhân Doanh Năng
STT Tên lao động
lực thu 2018 suất lao
(VNĐ)
49
https://www.qtsc.com.vn/press/cong-vien-phan-mem-quang-trung-1-ha-dat-tao-ra-hon-73-trieu-usd-
doanh-thu
50
Số liệu báo cáo năm 2018 của Tổng cục thống kê.

82
(triệu động
USD) (USD)

Khu CNTT tập trung


1 10.904 260,87 23.924,25 550.257.704
Cầu Giấy
Khu Công viên phần
2 2.400 58 24.166,67 555.833.333
mềm Đà Nẵng
Khu Công viên phần
3 22.431 432 19.259,06 442.958.406
mềm Quang Trung
Trung bình 35.735 750,87 21.012,17 483.279.978

II.1.4.2.2. Sự phù hợp phân bổ sử dụng không gian của các khu CNTT tập trung
Các khu CNTT tập trung hiện nay đang được phân bổ tập trung tại 3 khu
vực phát triển chính phía Bắc (Hà Nội, Thái Nguyên); miền Trung (Đà Nẵng;
Huế); Miền Nam (Hồ Chí Minh, Cần Thơ), trong đó chủ yếu là tại Hà Nội, Đà
Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Đây là các địa phương phát triển nhất trong cả nước,
có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nguồn lực để đầu tư phát triển
khu CNTT tập trung. Bên cạnh đó, nguồn chi ngân sách hàng năm của các thành
phố này cho đầu tư, mua sắm lĩnh vực CNTT phục vụ cơ quan nhà nước là rất
lớn; số lượng doanh nghiệp và quy mô dân số cũng là thị trường tiềm năng cho
phát triển công nghiệp CNTT và khu CNTT tập trung tại các khu vực này.
Tỷ lệ lấp đầy của các khu CNTT tập trung đang hoạt động trên cả nước
đạt trên 95%, cao hơn so với khu công nghiệp (KCN). Theo báo cáo của TP. Hồ
Chí Minh và Hà Nội, hiện nay một số doanh nghiệp lớn về lĩnh vực CNTT hoạt
động trong khu đang có nhu cầu lớn về mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh, do
vậy rất cần thêm mặt bằng. Tuy nhiên, kể từ năm 2015, các khu này đã không
còn quỹ đất để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp. Các
khu như Công viên phần mềm Quang Trung, Công viên phần mềm Đà Nẵng,
Khu CNTT tập trung Cầu Giấy đạt hiệu quả vốn đầu tư với tổng số tiền nộp
ngân sách nhà nước của các đơn vị quản lý khu CNTT tập trung đã nhiều hơn
tổng nguồn vốn đầu tư.
II.1.4.3. Đánh giá thực trạng, sự phù hợp về phân bố, sử dụng không gian về
công nghiệp CNTT
Nhận thức và chủ trương đúng, kịp thời của Đảng, Chính phủ về Cách
mạng công nghiệp 4.0 và xây dựng ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn
thông Việt Nam; Tại các khu công nghiệp của các địa phương luôn chủ trương
tạo điều kiện thu hút phát triển các doanh nghiệp điện tử viễn thông.
Ngành công nghiệp CNTT, , điện tử viễn thông đã trở thành ngành kinh tế
lớn, có tên trên bản đồ thế giới.

83
Đã hình thành hệ thống doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông Việt
Nam với xấp xỉ 40.000 doanh nghiệp với đủ các loại hình phần cứng, điện tử
viễn thông, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT, trong đó có những doanh
nghiệp đạt chất lượng 5 sao về phần mềm, có những công ty, tập đoàn mạnh có
nghiên cứu các công nghệ mới để phát triển sản phẩm CNTT, ĐTVT thế hệ mới
góp phần thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam.
Các khu công nghiệp, khu CNTT tập trung nằm tại các trí địa lý thuận lợi,
tại các đầu tầu kinh tế của cả nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng…,), tại các vùng kinh tế trọng điểm; nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo,
nghiên cứu, có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao,... đã thu hút được nhiều
tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới xây dựng các nhà máy sản xuất tại
Việt Nam với quy mô sản xuất lớn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho toàn cầu.
Điểm yếu
Tiến độ triển khai xây dựng các khu CNTT tập trung, thu hút đầu tư triển
khai khu CNTT tập trung còn chậm.
Thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng trong nước, doanh
nghiệp FDI. Doanh nghiệp trong nước cần hỗ trợ để tham gia chuỗi cung ứng
FDI: Các doanh nghiệp cung ứng trong nước khó tham gia vào chuỗi cung ứng
của doanh nghiệp FDI.
Chưa có sự liên kết, hợp tác giữa các khu CNTT tập trung, khu công
nghiệp để hình thành hệ thống hạ tầng đồng bộ, thống nhất, nâng cao năng lực
thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT.
Một số khu CNTT tập trung được thành lập từ những ngày đầu có diện
tích khá nhỏ, nên khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động thì gặp khó khăn.
Mặt khác, các khu CNTT TT hiện đang tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn nên
việc đầu tư mở rộng sẽ gặp khó khăn do quỹ đất bị giới hạn và chi phí đầu tư sẽ
cao hơn.
Phát triển khu CNTT tập trung chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
của một số thành phố lớn: Các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội,
Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và
nguồn lực để đầu tư phát triển khu CNTT tập trung nhưng đến nay, mỗi thành
phố này chỉ có 01 khu đang hoạt động, còn lại vẫn đang trong quá trình triển
khai đầu tư xây dựng.
Cơ hội
Xu hướng chuyển dịch đầu tư FDI của các tập đoàn CNTT, ĐTVT đa
quốc gia từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam do chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung; tạo ra các cơ hội mới cho phát triển công nghệp
CNTT Việt Nam.
Với tình hình dịch Covid-19 đã bùng phát mạnh mẽ đã thúc đẩy tính cấp
thiết của việc đa dạng hoá và tái cơ cấu các chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt
Nam

84
được đánh giá là một điểm đến tiềm năng của các doanh nghiệp công nghệ lớn
trên thế giới.
CNTT, ĐTVT là hạt nhân, động lực cho việc chuyển đổi số để biến nền
kinh tế, xã hội Việt Nam thành nền kinh tế số, xã hội số thành các mô hình kinh
doanh và thị trường mới, với yêu cầu đầu tư về thời gian và tài chính ngày càng
thấp hơn do công nghệ số ngày càng phát triển. Ngược lại, việc thúc đẩy chuyển
đổi số sẽ tạo thị trường cho công nghiệp CNTT, ĐTVT giới từ đó thúc đẩy phát
triển hạ tầng các phân khu công nghiệp điện tử viễn thông, các khu CNTT tập
trung nhằm tận dụng những cơ hội mang lại..
Thách thức
Cách mạng công nghiệp 4.0 khiến xu hướng công nghệ thay đổi nhanh
chóng dẫn đến các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực hạn chế không có cơ
hội đầu tư, thay đổi chất lượng dịch vụ, thị trường kinh doanh trong nước ngày
càng phù thuộc các đối tác nước ngoài về bản quyền công nghệ, nội dung và
chính sách hợp tác;
Các vấn đề mới nảy sinh như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đặc biệt là đại
dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu thị trường, làm dứt
chuỗi cung ứng toàn cầu mà ngành CNTT, ĐTVT cũng chịu tác động nặng nề.
Bên cạnh đó, việc phát triển hạ tầng ngành công nghiệp CNTT Việt Nam
cần phải cạnh tranh với các quốc gia khác Malaysia, Ấn Độ… để thut hút được
sự dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài.
II.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC QUY HOẠCH HẠ TẦNG
TTTT GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
Các quy hoạch phát triển hạ tầng TTTT còn hiệu lực trong giai đoạn 2011
- 2020:
Bảng II-6: Các quy hoạch phát triển hạ tầng TTTT giai đoạn 2011 - 2020
BAN
TT QUY HOẠCH VĂN BẢN
HÀNH
Quy hoạch phát triển bưu chính Việt
1 236/2005/QĐ-TTg 26/09/2005
Nam đến năm 2010
Quy hoạch phát triển viễn thông quốc
2 32/2012/QĐ-TTg 27/07/2012
gia đến 2020
Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát 22/2009/QĐ-TTg 16/02/2009
3
thanh, truyền hình đến năm 2020 01/2015/QĐ-TTg 01/07/2015
Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh,
4 1448/QĐ-TTg 19/08/2013
truyền hình Việt Nam đến năm 2020

85
BAN
TT QUY HOẠCH VĂN BẢN
HÀNH
Quy hoạch tổng thể phát triển khu
2407/QĐ-TTg
5 CNTT tập trung đến năm 2020 định 31/12/2014
hướng đến năm 2025
Quy hoạch phát triển an toàn thông tin
6 63/QĐ-TTg 13/01/2010
số quốc gia đến năm 2020

II.2.1. Quy hoạch phát triển bưu chính Việt Nam


Trước giai đoạn 2011-2020, lĩnh vực Bưu chính Việt Nam phát triển theo
mục tiêu và định hướng của Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam
đến năm 2010. Từ năm 2010 đến nay, việc lập quy hoạch bưu chính tại các
tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện dựa trên Quyết định
158/2001/QĐ- TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến
lược phát triển Bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
II.2.1.1. Một số kết quả đạt được
II.2.1.1.1. Về phát triển mạng lưới bưu chính
Trước năm 1998, cả nước chỉ có 3.000 điểm phục vụ thuộc mạng bưu
chính công cộng, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã; bình quân cứ 25.500
người và trên 110 km2 (trên diện tích tương đương bán kính 10,5 km) mới có 1
điểm phục vụ. Đến hết năm 2020, tổng số điểm phục vụ bưu chính của toàn thị
trường trên 21.600 điểm , trong đó 13.444 điểm thuộc mạng bưu chính công
cộng (bán kính phục vụ bình quân của mạng bưu chính công cộng đạt 2,21
km2/điểm phục vụ; số điểm phục vụ/xã đạt 100% theo Quy chuẩn quốc gia
QCVN 01:2015/BTTTT về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công
ích trong hoạt động phát hành báo chí), với đầy đủ các loại hình vận tải như
đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
II.2.1.1.2. Về phát triển dịch vụ
Với số lượng doanh nghiệp hoạt động bưu chính ngày càng gia tăng
nhanh chóng và với nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính không còn chỉ đơn thuần
là dịch vụ nhận - chuyển - phát mà là các dịch vụ được “thiết kế” riêng cho các
yêu cầu cụ thể, đặc thù thì dịch vụ bưu chính đã được cung ứng trên thị trường
nhiều hơn về số lượng dịch vụ và đa dạng hơn về chất lượng dịch vụ theo hướng
nhanh hơn, an toàn hơn và tiện ích hơn… nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các
đối tượng khách hàng là tổ chức, cá nhân.
Dịch vụ bưu chính công ích được cung ứng ổn định từ 2008 đến nay theo
Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg (nay là Quyết định số 45/2015/QĐ-TTg), bảo

86
đảm cho người dân tại các vùng miền trên khắp cả nước đều có cơ hội tiếp cận
các dịch vụ bưu chính cơ bản.
Việc triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua
dịch vụ bưu chính công ích được đẩy mạnh. Tính đến hết tháng 02/2019, đã có
63/63 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 11
Bộ/ngành đã triển khai thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết
thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; 100% hồ sơ, kết quả giải
quyết thủ tục hành chính được phát đến địa chỉ nhận trong tình trạng không bị
suy suyển, hư hỏng hoặc ảnh hưởng tới nội dung bên trong.
Việc thực hiện Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước thời gian qua cũng đã
đáp ứng được yêu cầu và bảo đảm thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của
các cơ quan Nhà nước liên tục, thông suốt và ổn định 24/7. 100% bưu gửi KT1
được chuyển phát an toàn, nhanh chóng, chính xác, kịp thời trong mọi tình
huống.
II.2.1.1.3. Về phát triển thị trường
Thị trường bưu chính phát triển theo hướng tiếp tục xoá bỏ những lĩnh
vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, với việc
trước đây chỉ có 03 doanh nghiệp độc quyền Nhà nước (VNPT, Viettel, SPT) thì
đến năm 2010, thị trường bưu chính chuyển sang cạnh tranh mạnh mẽ khi Luật
bưu chính cho phép mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia
hoạt động bưu chính, từ ngày 11/01/2012 mở cửa thị trường cho doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO. Đến hết 2020, hiện có
khoảng 95% trong số hơn 573 doanh nghiệp Bưu chính trên thị trường bưu
chính là doanh nghiệp tư nhân. 04 doanh nghiệp bưu chính có vốn Nhà nước
(VNPost, Viettel Post, EMS, SPT) chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp, nhưng
nắm giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bưu chính với trên 60% thị phần doanh
thu dịch vụ bưu chính…
Ngoài việc khai thác thị trường trong nước, các doanh nghiệp bưu chính
đang từng bước vươn ra thị trường quốc tế như Viettel Post đang khai thác thị
trường bưu chính ở Campuchia, Myanmar. Tại thị trường Campuchia, Viettel
Post đã có mặt tại 24/24 tỉnh thành.
II.2.1.1.4. Về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bưu chính
Các doanh nghiệp bưu chính đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
hoạt động quản lý điều hành cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp
dịch vụ nhằm giảm chi phí bán hàng, tăng năng suất lao động, tăng năng lực
cạnh tranh với các doanh nghiệp chuyển phát nước ngoài.
Các doanh nghiệp bưu chính lớn tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công
nghệ trong hiện đại hóa trang thiết bị, mạng lưới: Một số doanh nghiệp bưu
87
chính

88
hàng đầu như Viettel Post, VNPost đã và đang thực hiện chuyển đổi số mạnh
mẽ, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp bưu chính khác tham gia vào công cuộc
chuyển đổi số bưu chính nói riêng, chuyển đổi số quốc gia nói chung. Ngoài ra,
việc ra mắt các nền tảng số như Vpostcode, V-map, đã từng bước hình thành nên
một hạ tầng số để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong bưu chính và
tạo nền tảng logistics cho sự phát triển của thương mại điện tử và kinh tế số.
II.2.1.1.5. Về phát triển nguồn nhân lực
Trình độ người lao động nói chung và lao động trong bưu chính nói riêng ở
Việt Nam chưa được đánh giá cao; thiếu lao động đáp ứng được đòi hỏi/yêu cầu
của việc áp dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện không có cơ sở đào tạo riêng của Nhà nước cho đối tượng lao động
khác nhau trong bưu chính (lái xe bưu chính, kiểm soát, điều hành mạng
lưới…). Các DNBC lớn đã chủ động thiết lập Trung tâm đào tạo của doanh
nghiệp, như: Trung tâm đào tạo Bưu điện của VNPost, Trung tâm đào tạo của
Viettel (trong đó có đào tạo bưu chính)...
II.2.1.2. Một số hạn chế
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính còn thấp, tính chuyên
nghiệp chưa cao, ngay cả doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường cũng gặp rất
nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp bưu chính lớn của nước
ngoài đang hoạt động trên thị trường bưu chính.
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ đã được đổi mới, nhưng so với các
lĩnh vực khác trong nước hoặc so với lĩnh vực bưu chính các nước trong khu vực
vẫn còn lạc hậu; Tự động hoá, tin học hoá và đầu tư trang thiết bị hiện đại trong
việc cung ứng dịch vụ chưa phổ biến.
Hoạt động thủ công, năng suất lao động chưa cao, tính chuyên nghiệp
kém vẫn tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp bưu chính, kể cả doanh nghiệp lớn
trên thị trường.
II.2.1.3. Dự kiến giải pháp khắc phục
Tiếp tục thực hiện vai trò kiến tạo, thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực
bưu chính thông qua hoàn thiện hệ thống VBQPPL về bưu chính đáp ứng sự
phát triển của thị trường thông qua việc rà soát, tháo gỡ khó khăn, rào cản cho
doanh nghiệp, trước mắt là sửa đổi, bổ sung Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT
quy định về điểm Bưu điện -Văn hóa xã và xem xét sửa đổi một số văn bản
khác.
Tiếp tục phát triển bưu chính với mạng lưới, điểm phục vụ rộng khắp và
đa dạng hóa dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Các thành phần kinh tế được tiếp tục tạo điều kiện tham gia phát triển thị
trường bưu chính. Doanh nghiệp bưu chính phát triển nhanh và bền vững, tích
cực

89
khai thác thị trường trong nước đồng thời chủ động hội nhập, vươn ra hoạt động
trên thị trường quốc tế…
Xây dựng Đề án thí điểm thực hiện và cung ứng dịch vụ công qua mạng
bưu chính công cộng, dịch vụ công ích tại địa phương.
Xây dựng hệ thống mã bưu chính đến địa chỉ hộ dân cư.
Hỗ trợ doanh nghiệp thành lập Hiệp hội Bưu chính Việt Nam.
Đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực bưu chính. Bưu chính
trở thành nền tảng chuyển phát và logistics cho TMĐT.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp bưu chính, tham gia vào
chuỗi cung ứng TMĐT với hạ tầng chia chọn tự động giúp tăng năng suất và
giảm chi phí doanh nghiệp, thúc đẩy cạnh tranh, giảm giá thành dịch vụ...
Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, đối thoại bưu chính để phổ biến, tập huấn
pháp luật bưu chính và pháp luật có liên quan; cung cấp thông tin về ứng dụng
công nghệ số trong lĩnh vực bưu chính.
Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá việc chấp hành pháp
luật, việc phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp bưu chính.
II.2.1.4. Những định hướng đưa vào quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030
Theo Luật Quy hoạch mới ban hành, đề xuất Quy hoạch này được tích
hợp trong Quy hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 –
2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2019 về
việc giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số
trong bưu chính. Chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ
bưu chính số, trong đó, chú trọng các dịch vụ liên quan đến Chính phủ điện tử
(CPĐT) và các dịch vụ mang tính hỗ trợ/logistics cho thương mại điện tử.
Doanh nghiệp bưu chính chuyển dịch theo hướng doanh nghiệp công nghệ và
hình thành một số công ty lớn làm nòng cốt cho phát triển mạng lưới bưu chính
vươn đến tận hộ gia đình, thôn, bản trên cơ sở hoàn thiện hệ thống mã đến địa
chỉ gắn với bản đồ số V-map. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các
doanh nghiệp bưu chính. Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp bưu chính và
định hướng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp bưu chính.
II.2.2. Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia
II.2.2.1. Những kết quả đạt được
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Luật
Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn thi hành luật được ban hành đã cơ bản hoàn thiện hành lang pháp
lý quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông theo đúng thông lệ tiên tiến

90
trên thế giới nhằm thúc đẩy cạnh tranh, mở cửa thị trường, tạo thuận lợi cho các
thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông trong môi trường
bình đẳng, công bằng, minh bạch theo cơ chế thị trường. Công tác quản lý Nhà
nước chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm thông qua việc bỏ bớt các thủ tục
hành chính.
Các doanh nghiệp được chủ động phát triển sản xuất kinh doanh theo
Luật, Nhà nước quản lý thông qua Luật, từng bước tách bóc giữa hoạt động kinh
doanh và công ích.
Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bảo đảm với việc Nhà
nước vẫn nắm quyền kiểm soát thông qua việc nắm cổ phần chi phối trong một
số doanh nghiệp viễn thông chủ lực có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ
mạng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã
hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.
a. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Các lĩnh vực trọng tâm của các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel,
VNPT, MobiFone có sự mở rộng không chỉ trong lĩnh vực viễn thông và CNTT
mà còn chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nội dung số, công nghiệp
điện tử viễn thông; công nghiệp an toàn, an ninh mạng, công nghiệp IoT, công
nghiệp 4.0 với nguồn nhân lực đòi hỏi phải có trình độ cao, ngoại ngữ giỏi nhằm
tiếp cận những tiến bộ mới nhất của lĩnh vực CNTT như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu
lớn (Big Data) và Internet vạn vật…
b. Phát triển cơ sở hạ tầng
Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp viễn
thông triển khai thực hiện các mục tiêu, định hướng xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao (với các chỉ
tiêu cụ thể đã được đặt ra tại Quyết định 32/2012/QĐ-TTg); Cung cấp các dịch
vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các
dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng
nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ; Ưu tiên áp dụng các
công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với
môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
Kết quả đạt được là đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông của
Việt Nam đã được xây dựng hiện đại và rộng khắp. Các dịch vụ viễn thông được
phổ cập rộng rãi:
+ Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông của đất nước tiếp tục được mở
rộng, hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ: Các doanh nghiệp đã triển khai 6
tuyến cáp quang biển quốc tế; dung lượng băng thông kết nối quốc tế của Việt
Nam đạt 8,1TBit/s, tăng hơn 16 lần so với 2010; gần 260 nghìn trạm thu phát
sóng di động (2G, 3G, 4G) đã được lắp đặt trên cả nước, tăng gấp 3 lần so với
năm 2010; mạng

91
lưới cáp quang đã được triển khai đến rộng khắp tại các khu vực trung tâm, các
khu đô thị, thành phố với gần 1,0 triệu km cáp quang đã được lắp đặt. Đồng
thời, đầu năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm 5G
cho các doanh nghiệp viễn thông (Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội,
Tổng công ty Viễn thông MobiFone và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam VNPT) để đánh giá tính năng kỹ thuật và khả năng triển khai cơ sở hạ tầng
viễn thông sử dụng công nghệ di động phục vụ việc kết nối, tự động hóa, đường
truyền tốc độ cao, độ trễ thấp phục vụ ứng dụng IoT, cách mạng công nghiệp
4.0;
+ Tiếp nối việc thành công vệ tinh VIN S T-1 vào năm 2008, Việt Nam đã
tiếp tục phóng thàng công VIN S T-2 (năm 2012); và Vệ tinh viễn thám
VNRedsat-1 (năm 2013). Việc phóng thành công và khai thác hiệu quả các vệ
tinh có ý nghĩa rất lớn về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng: Việt
Nam tự chủ, độc lập trong thông tin vệ tinh để phủ sóng viễn thông, đưa thông
tin liên lạc tới mọi vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của đất nước, bảo
đảm an ninh, quốc phòng với khả năng truyền tải thông tin, hình ảnh từ mọi nơi,
không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam; đảm bảo liên lạc thông tin vệ tinh cho lĩnh
vực an ninh, quốc phòng an toàn, thông suốt; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin
quốc gia theo hướng hiện đại, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông,
thúc đẩy và phát triển các dịch vụ viễn thông, CNTT, thương mại, giải trí... cũng
như các dịch vụ chuyên dùng khác, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp
như thiên tai, bão lụt, các khu vực xẩy ra thảm họa diện rộng mà thông tin mặt
đất không thể sớm triển khai; đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí ngoại tệ thuê
kênh nước ngoài và góp phần giảm giá cước viễn thông.
+ Năm 2019, mạng di động (2G/3G/4G) phủ sóng tới 99,7% dân số, trong
đó mạng di động 4G phủ sóng tới 95,72% dân số. Số trạm BTS/Node
B/ENodeB:
286.434 trạm (bằng 111,2% so với năm 2018), trong đó số trạm EnodeB (hỗ trợ
công nghệ 4G) đạt 109.782 trạm bằng 38,3% tổng số trạm BTS; Số km cáp
quang trên toàn mạng lưới đạt 1 triệu km (bằng 120,5% so với năm 2018), tỷ lệ
triển khai cáp quang đạt 99,46% dân số; Số thuê bao di động hàng hải đạt
17.464 bằng 103% so với cùng kỳ; Băng thông quốc tế đạt 10 TBit/s (tăng hơn 2
TBit/s so với năm 2018); băng thông trong nước đạt gần 3 TBit/s; Số nhân lực
lao động trong lĩnh vực: 93.490 người.
+ Các doanh nghiệp viễn thông liên tục hạ chi phí, giảm giá thành các
dịch vụ viễn thông để người sử dụng dễ dàng tiếp tập dịch vụ, thường xuyên
kiểm soát chặt chẽ giá thành, giá trung bình (đặc biệt là giá data), đảm bảo ổn
định giá, không tăng giảm quá mức gây mất ổn định thị trường.

92
Bảng II-7: Chỉ tiêu về phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông

Chỉ tiêu Kết quả đạt được Mục tiêu


(tháng 6/2020) năm 2020
Tỷ lệ phủ sóng di động 99,7% 95%
Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động/100 dân 67,7% 35-40%
Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định/100 dân 20% 20-25%
Tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố 16,6% 15-20%
định/100 dân
Như vậy, tính tháng 6/2020, một số tiêu chí phát triển viễn thông quan
trọng đến năm 2020 được đề ra trong quy hoạch đã được hoàn thành vượt chỉ
tiêu. Các chỉ tiêu về Tỷ lệ thuê bao băng rộng, Tỷ lệ hộ gia đình có truy cập
Internet, Tỷ lệ người sử dụng Internet, Tỷ lệ vùng phủ sóng thông tin di động
trên dân số, chỉ tiêu về Tổng doanh thu viễn thông đều vượt mục tiêu đặt ra cho
năm 2020. Hạ tầng viễn thông đã được cáp quang hoá, mạng internet băng rộng
cố định và di động đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường của 63/63
tỉnh/thành phố trên cả nước. Thị trường viễn thông được hình thành, có sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, có tốc độ phát triển nhanh với tổng
doanh thu ngành viễn thông đạt 16,9 tỷ USD, trong đó doanh thu dịch vụ viễn
thông đạt 5,7 tỷ USD.
Với mục tiêu “Phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi
trường cạnh tranh lành mạnh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh
tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham
gia phát triển viễn thông”: Trong giai đoạn 2010-2020, thị trường viễn thông
tiếp tục được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần. Tính đến hết
8/2018, tổng số doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông còn
hiệu lực: 92 doanh nghiệp, trong đó: Số doanh nghiệp có giấy phép thiết lập
mạng viễn thông công cộng: 64 doanh nghiệp (48 doanh nghiệp có cả giấy phép
cung cấp dịch vụ viễn thông) và số doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ
viễn thông: 76 doanh nghiệp, trong đó 71 DN cung cấp dịch vụ cố định mặt đất;
7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất (trong đó có 02
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng viễn thông di động ảo MVNO).
Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 888/QĐ-
TTg ngày 10/6/2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT). Quá trình tái cơ cấu VNPT bao gồm việc tách Công ty
Thông tin di động VMS (MobiFone) ra khỏi VNPT và hình thành Tổng Công ty
Viễn thông MobiFone, đã bảo đảm hình thành thị trường viễn thông cạnh tranh
lành mạnh, phát triển bền vững với 03 doanh nghiệp quy mô lớn (VNPT,

93
Viettel,

94
MobiFone) có phạm vi hoạt động trên cả nước theo đúng định hướng của Quy
hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 “Cơ cấu lại thị trường viễn
thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao,
mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 03 - 04 các
tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên
nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên
viễn thông”.
Bộ TTTT đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn các
địa phương, các doanh nghiệp xây dựng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông
thụ động, làm cơ sở để các địa phương thực hiện việc phát triển hạ tầng viễn
thông một cách thống nhất, đồng bộ (tính đến tháng 9/2019 đã có 53/63 tỉnh
thành ban hành Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Ủy ban
nhân dân). Nhiều tỉnh, thành phố (như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng…) đã ban hành quy định, triển khai việc ngầm hóa mạng cáp viễn thông,
chỉnh trang hệ thống các cột anten đảm bảo yêu cầu về cảnh quan, môi trường,
quy hoạch đô thị và an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông. Bộ cũng đã chỉ đạo các
doanh nghiệp tăng cường chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh
nghiệp viễn thông và dùng chung hạ tầng kỹ thuật công cộng liên ngành nhằm
bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi,
nhanh chóng;
Bộ TTTT đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế
chính sách đưa Cục Bưu điện trung ương từ Tập đoàn VNPT về trực thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông nhằm cụ thể hóa, thực hiện định hướng “Phát triển
mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan, tổ chức trên cơ sở tận dụng tối đa
cơ sở hạ tầng của mạng viễn thông công cộng, đặc biệt là mạng truyền dẫn
trong nước của các doanh nghiệp viễn thông; Tăng cường năng lực cho các
mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an
ninh. Phân định rõ hoạt động kinh doanh viễn thông với nhiệm vụ viễn thông
công ích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mạng viễn thông công cộng
và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho mạng viễn thông dùng riêng phục vụ
cơ quan Đảng, nhà nước, quốc phòng, an ninh”;
Bộ TTTT cũng đã chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động
đẩy mạnh phát triển hiện đại hoá mạng lưới viễn thông biển, đảo nhằm đảm bảo
thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng, an toàn sinh mạng con người trên biển.
Đến nay, các doanh nghiệp như VNPT, Viettel đều đã xây dựng hệ thống trạm
thu phát sóng bảo đảm vùng phục vụ tại các khu vực biển đảo;
Bộ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, phân bổ
tài nguyên viễn thông (Thông tư số 22/2014/TT-BTTTT ngày 22 tháng 12 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy hoạch kho
số viễn

95
thông, …) bảo đảm tính công khai, công bằng và minh bạch, đáp ứng yêu cầu
hình thành một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh;
Bộ TTTT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 31/CT- TTg
ngày 21/10/2014 (Chỉ thị Mật) trong đó nêu rõ yêu cầu các doanh nghiệp thuộc
danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng do Nhà
nước nắm cổ phần trên 50% vốn điều lệ hoặc có phần vốn góp trên 50% trong
công tác đấu thầu thuộc lĩnh vực viễn thông để một mặt bảo đảm tính thống nhất
của mạng lưới (không có quá nhiều chủng loại thiết bị trên mạng lưới gây khó
khăn cho quá trình kết nối, điều hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị),
mặt khác tránh tình trạng mạng lưới bị phụ thuộc quá lớn vào một nhà cung cấp
thiết bị dẫn đến phụ thuộc vào công nghệ và giá cả gây thiệt hại cho lợi ích của
doanh nghiệp và quốc gia;
Bộ đã báo cáo Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện phương án sắp
xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đề án tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công
ty do Bộ quản lý; trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014); ban hành đề án tái cơ cấu Tổng
công ty VTC giai đoạn 2012-2015 và Quyết định tổ chức lại Công ty mẹ - Tổng
công ty VTC; tham gia ý kiến đối với Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông
Quân đội Viettel (Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 753/QĐ- TTg ngày 17/5/2013).
c. Một số kết quả triển khai các mục tiêu, định hướng khác
+ Bộ TTTT đã thẩm định, đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ các dự án
trọng điểm quốc gia về nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ cao thuộc
chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm trong lĩnh vực CNTT-TT; tham
gia xây dựng các chính sách về bảo vệ môi trường liên quan đến việc ứng dụng
CNTT- TT phát triển các ngành, lĩnh vực, hạ tầng kinh tế - xã hội; tổ chức triển
khai các nghiên cứu phục vụ các chương trình công tác như Đề án số hóa truyền
dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, công tác thúc đẩy phát triển
IPv6 của Việt Nam.
+ Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia (QCVN) tập trung vào các đối tượng tiêu chuẩn hóa cần thiết phục vụ
các mục tiêu quản lý như các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ viễn thông, chất
lượng truyền hình quảng bá kỹ thuật số, quản lý tương thích điện từ, thiết bị hỗ
trợ IPv6.
+ Bộ đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”
(Quyết định số 99/QĐ-TTg, ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Căn
cứ nội dung Đề án, Bộ đã triển khai xây dựng Chương trình khung đào tạo về an
toàn thông tin, tổ chức diễn tập quốc gia về điều phối ứng cứu sự cố máy tính
với sự

96
tham gia của nhiều bộ, ngành, các Sở TTTT và các nhà cung cấp dịch vụ
Internet trên toàn quốc.
+ Bộ cũng tăng cường tham gia vào các hoạt động hợp tác đa phương và
song phương, tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế như ITU, PT, PEC
TEL, SEN... để nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển và hội nhập vào thị
trường viễn thông thế giới. Ngoài ra, Bộ đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi và hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông trong nước chủ động xúc tiến các
hoạt động thương mại, đầu tư ra nước ngoài, tìm kiếm các cơ hội hợp tác với
doanh nghiệp các nước để vươn ra thị trường viễn thông quốc tế. Các doanh
nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel, FPT đã tiến hành tiến hành tìm hiểu thị
trường và đầu tư ở nhiều quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar...
II.2.2.2. Những kết quả chưa đạt được
Chỉ tiêu thuê bao điện thoại cố định không đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ thuê
bao điện thoại cố định hiện có xu hướng giảm dần theo các năm, nguyên nhân
do sự phát triển mạnh của điện thoại di động và các hình thức liên lạc qua
internet khác đã dần thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định. Tỷ lệ hộ gia đình
sử dụng điện thoại cố định dự kiến cũng không đạt mục tiêu đề ra do cùng
nguyên nhân trên.
Chỉ tiêu tỷ lệ điện thoại di động đã đạt đến độ bão hoà (133 thuê bao/100
dân) do vậy không đạt được mục tiêu đề ra của năm 2015.
Trên các thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng như thị trường dịch vụ
di động, chủ yếu vẫn bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, nắm giữ trên 95%
thị phần. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ
viễn thông hầu như chưa triển khai được nhiều.
Về mặt hạ tầng, mặc dù không ngừng được đầu tư, mở rộng song tính
hiệu quả, đồng bộ còn hạn chế: Việc quy hoạch và triển khai hạ tầng viễn thông
còn thiếu đồng bộ đặc biệt giữa hạ tầng viễn thông và các hạ tầng kỹ thuật khác
(giao thông, cấp thoát nước, chiếu sáng, điện lực…); Việc chia sẻ, sử dụng
chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp còn hạn chế;
Cạnh tranh trên thị trường vẫn chủ yếu về giá cước dịch vụ. Cạnh tranh về
giá đưa đến nguy cơ giảm doanh thu, không đủ nguồn lực để tái đầu tư phát triển
hạ tầng mạng lưới.
II.2.2.3. Những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện quy
hoạch
Thể chế quản lý nhà nước về viễn thông chưa đầy đủ, nhất là môi trường
pháp lý chung chưa hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường.
Thành phần kinh tế tư nhân chủ yếu tham gia vào thị trường cung cấp
dịch vụ Internet, về cơ bản chưa thu hút được vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào
thị trường cung cấp các dịch vụ có hạ tầng mạng. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp trên
97
thị trường chủ yếu hoạt động theo mô hình kinh doanh bán lẻ đến người sử dụng.
Về cơ bản chưa hình thành một cách rõ nét các phân lớp thị trường (bán buôn,
bán lẻ) theo chuỗi cung ứng tương tự như các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hoạt động thực thi quản lý mặc dù đã từng bước theo chuẩn mực, thông lệ
quốc tế nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong một số trường hợp, vẫn can
thiệp thị trường bằng các mệnh lệnh hành chính, trong khi nên để cho thị trường
tự quyết định, dẫn đến nguy cơ làm méo mó thị trường.
II.2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn
Xu thế hội tụ và biến đổi của công nghệ trong ngành viễn thông rất nhanh
dẫn đến công tác xây dựng, triển khai các giải pháp, mục tiêu của Quy hoạch
chưa theo kịp, chưa phản ánh đầy đủ, nhất là môi trường pháp lý chung chưa
hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường. Ngoài ra, một số chỉ
tiêu (như tỷ lệ thuê bao điện thoại di động và cố định) đã không còn phù hợp,
không đáp ứng được tiêu chí đánh giá đối với sự phát triển hiện nay của viễn
thông. Do hiện nay thị trường viễn thông đã đạt tới ngưỡng bão hòa về thuê bao.
Các doanh nghiệp hiện nay cạnh tranh chủ yếu thông qua các gói cước, chất
lượng dịch vụ... Thị trường viễn thông chuyển dịch sang dịch vụ giá trị gia tăng,
dịch vụ nội dung chứ không còn tập trung vào dịch vụ thoại như trước. Tại giai
đoạn hiện nay, việc thực hiện các chỉ tiêu này không còn nhiều ý nghĩa cho việc
đánh giá sự phát triển viễn thông như trước.
Chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về nhận thức để tạo dựng hành lang pháp lý
cho việc đổi mới toàn diện ngành viễn thông, bảo đảm duy trì tính cạnh tranh
trên thị trường nhưng đồng thời phải bảo đảm sự tồn tại bền vững của thị
trường; đồng thời chưa nắm bắt kịp xu thế phát triển công nghệ và hội tụ dịch vụ
của một ngành kinh tế kỹ thuật.
II.2.2.5. Những vấn đề đặt ra cần tính đến khi xây dựng quy hoạch mới
Trong giai đoạn 2021 - 2030, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tiếp tục
là xu thế chủ đạo, mang đến những thay đổi cơ bản, toàn diện trên mọi mặt của
đời sống con người. Trong đó, ngành viễn thông tiếp tục đóng vai trò quan trọng
thúc đẩy và hiện thực hóa cuộc cách mạng số này, do vậy việc xây dựng quy
hoạch mới đòi hỏi phải bám sát được nhu cầu và định hướng phát triển không
chỉ của lĩnh vực viễn thông mà còn của các ngành có liên quan, trong đó cần chú
ý tới các yếu tố như:
Phổ cập smartphone, cung cấp các giải pháp, dịch vụ viễn thông, hạ tầng
kết nối để người dân là một công dân điện tử (tham gia thương mại điện tử, sử
dụng dịch vụ hành chính công, sử dụng các tiện ích số...).
Phát triển thị trường viễn thông bền vững, định hướng chuyển đổi cơ cấu
ngành sang các trụ cột mới (công nghiệp điện tử), lĩnh vực mới (thành phố thông

98
minh, chính phủ số, công dân số), không gian mới (thị trường khu vực, thị
trường quốc tế).
Quy hoạch này sẽ hết thời hạn thực hiện vào năm 2020. Theo Luật Quy
hoạch mới ban hành, đề xuất Quy hoạch viễn thông này được tích hợp trong
Quy hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2019 về việc giao
nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050.
II.2.3. Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến
năm 2020
II.2.3.1. Kết quả đạt được
Hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong Quy hoạch đã được đáp ứng và thực hiện
đầy đủ, cụ thể như sau:
- Đối với chỉ tiêu: “Từ năm 2015 cung cấp 70-80 kênh thiết yếu. Cung
cấp 40-50 kênh chuyên biệt cho truyền hình trả tiền”: Đã đáp ứng được:
+ Hiện số lượng kênh trong nước cung cấp trên dịch vụ THTT là 279
kênh (bao gồm cả kênh thiết yếu).
+ Hiện nay đang có 70 kênh. Trong đó 63 kênh thiết yếu địa phương và 7
kênh thiết yếu quốc gia.
- Đối với chỉ tiêu: “Đảm bảo cơ cấu tỷ lệ kênh trong nước và nước ngoài
hợp lý”: Đã thực hiện, tại Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 đã quy
định cơ cấu tỷ lệ kênh nước ngoài trên kênh trong nước không lớn hơn 3/7.
- Đối với chỉ tiêu: “Đến năm 2015 có từ 30-40% số hộ sử dụng dịch vụ
truyền hình trả tiền”: Đáp ứng, đến năm 2015 đã có khoảng 12 triệu thuê bao/23
triệu hộ gia đình
- Đối với chỉ tiêu: “Đến năm 2020 có từ 60-70% số hộ sử dụng dịch vụ
truyền hình trả tiền”: Đáp ứng, hiện nay đã có hơn 16 triệu thuê bao/24 triệu hộ
Ngoài ra đối với các chỉ tiêu khác như: Sắp xếp các doanh nghiệp truyền
hình cáp tương tư theo hướng giảm dần; Không cấp phép mới truyền hình cáp
tương tự tại 05 thành phố trực thuộc TW, đã thực hiện tuyên truyền thông qua
các Hội thảo, có các cơ quan báo chí đưa tin
Về việc thực hiện các giải pháp đề ra trong quy hoạch:
- Đối với giải pháp về hoàn thiện cơ chế pháp luật:
+ Đã thực hiện thông qua xây dựng và được Chính phủ ban hành Nghị
định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp
và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
+ Ban hành 04 Thông tư hướng dẫn Nghị định số 06 và hành chục Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.

99
- Đối với giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ: Đã thực hiện thông qua
việc hợp chuẩn, hợp quy các thiết bị. Ban hành và triển khai Thông tư về quản lý
chất lượng dịch vụ; Khuyến khích việc chia sẻ, trao đổi bản quyền, nhất là bản
quyền các chương trình quảng bá có nhiều người quan tâm (như các trận bóng
đá có đội tuyển quốc gia tham dự).
II.2.3.2. Những kết quả chưa đạt được
Về cơ bản các chỉ tiêu và giải pháp của Quy hoạch đã được thực hiện và
hoàn thành, tuy nhiên đối với chỉ tiêu: “Chủ trì xây dựng chính sách về giá cước,
khuyến mại”: Hiện nay, theo Luật giá thì dịch vụ truyền hình trả tiền chưa được
xếp vào danh mục dịch vụ thiết yếu nhà nước quản lý giá, do vậy, mặc dù Hiệp
hội truyền hình trả tiền Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị, tuy nhiên do quy định
tại Luật giá nên không có cơ sở pháp lý để quản lý giá.
Bộ TTTT đã kiến nghị, đề xuất Bộ Tài chính trong quá trình tổng kết,
đánh giá thực hiện Luật giá cần xem xét, bổ sung dịch vụ THTT vào danh mục
dịch vụ do nhà nước quản lý giá.
II.2.3.3. Giải pháp
- Hiện nay, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 06/2016/NĐ-CP, Bộ TTTT đã kiến nghị Chính phủ cho phép duy trì
truyền dẫn và dịch vụ truyền hình cáp tương tự sau năm 2020, thời điểm ngừng
loại hình công nghệ này sẽ do thị trường quyết định.
- Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng đang tiến hành xây dựng Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tín hiệu DVB-T2 trong mạng cáp, theo đó, các doanh nghiệp
cung cấp loại hình dịch vụ truyền hình cáp tương tự sẽ dễ dàng chuyển đổi từ
công nghệ truyền hình cáp tương tự có thể chuyển đổi sang công nghệ số DVB-
T2.
II.2.4. Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020
định hướng đến năm 2025
Mục tiêu của Quy hoạch:
- Xây dựng một số khu CNTT tập trung ở các tỉnh, thành phố có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật, nhất là nguồn vốn để triển khai xây dựng hạ
tầng khu CNTT tập trung (từ ngân sách nhà nước địa phương và nguồn vốn đầu
tư của doanh nghiệp), đã có các dự án đầu tư, các sản phẩm CNTT lớn.
- Xây dựng hai (02) đến ba (03) khu CNTT tập trung tại mỗi thành phố Hà
Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển các khu CNTT tập
trung giai đoạn 2014 - 2020, cụ thể:

10
II.2.4.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, với các chủ trương, ưu đãi của nhà nước, các khu
CNTT tập trung tại Việt Nam bước đầu đã đạt được những thành công nhất
định. Hiện có 04 khu CNTT tập trung hoạt động theo quy định tại Nghị định
154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ quy định về khu CNTT tập
trung trên phạm vi cả nước, bao gồm: 03 khu đang hoạt động là Khu Công viên
phần mềm Quang Trung, Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu CNTT tập
trung Cầu Giấy; 01 khu đang trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng là Khu
Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Một số kết quả cụ thể như sau:
Bảng II-8: Hiện trạng các khu CNTT tập trung trong cả nước

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018-2019

Số lượng các khu CNTT Khu 04 04 04


tập trung
Tổng quỹ đất m2 845.015 915.015 915.015
Tổng diện tích văn phòng m2 579.215 601.215 620.000
làm việc
Tổng số doanh nghiệp Doanh trên 700 Trên 800 Trên 800
đang hoạt động trong các nghiệp
khu
Tổng số nhân lực đang làm Người trên 36.000 trên 41.000 42.000
việc trong các khu
Về đánh giá hiệu quả quy hoạch trên cơ sở một số chỉ tiêu:
- Tỷ lệ diện tích lấp đầy của các khu CNTT tập trung
Tỷ lệ lấp đầy của các khu CNTT lập trung đang hoạt động trên cả nước
đạt trên 95%, cao hơn so với khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, kể từ năm
2015, các khu CNTT tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí minh đã không còn
quỹ đất dể đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.
- Hiệu quả nguồn vốn dầu tư
Đối với 03 khu đang hoạt động được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước. Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước từ khi thành
lập đến nay cho Công viên phần mềm Quang Trung là 230 tỷ VND, cho Khu
CNTT tập trung Cầu Giấy là 31,4 tỷ VND và Công viên phần mềm Đà Nẵng là
162 tỷ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước
của các đơn vị quản lý khu đã lớn hơn tổng vốn đầu tư. Theo báo cáo năm 2018,
Công viên phần mềm Quang Trung nộp 27 tỷ/230 tỷ, Công viên Đà Nẵng nộp
14,36 tỷ/162 tỷ, Khu CNTT tập trung Cầu Giấy 2 tỷ/9 tỷ.

10
- Hiệu suất sử dụng đất
Đến nay, tổng doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu Công
viên phần mềm Quang Trung đạt 432 triệu USD trên diện tích toàn khu khoảng
43ha, tương đương doanh thu khoảng 10 triệu USD/ha/năm; Công viên phần
mềm Đà Nẵng đạt gần 58 triệu USD với diện tích chỉ 1,08 ha, tương đương
doanh thu khoảng 55 triệu USD/ha/năm, số liệu này cho thấy hiệu quả sử dụng
đất của khu CNTT tập trung rất cao so với các loại hình khu khác.
II.2.4.2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn
Theo Quyết định số 2407/QĐ-TTg, đã định hướng xây dựng hai
đến ba khu CNTT tập trung tại mỗi thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí
Minh. Đồng thời, xây dựng một số khu CNTT tập trung ở các tỉnh, thành phố có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay mới có 04 khu
được thành lập. Điều này thể hiện việc phát triển khu CNTT tập trung chưa đáp
ứng được mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước; chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế của ngành và một số địa phương. Cụ thể như sau:
- Phát triển khu CNTT tập trung chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
của một số thành phố lớn
- Quy hoạch chưa xác định được các vùng, các địa phương có tiềm năng,
lợi thế để phát triển khu CNTT tập trung. Điều này gây lúng túng cho cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp khi xây dựng định hướng chiến lược phát triển, đầu tư
xây dựng khu CNTT tập trung. Các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà
Nội, Đà Nẵng… có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nguồn lực để
đầu tư phát triển khu CNTT tập trung. Bên cạnh đó, nguồn chi ngân sách hàng
năm cho đầu tư, mua sắm lĩnh vực CNTT phục vụ cơ quan nhà nước là rất lớn;
số lượng doanh nghiệp và quy mô dân số cũng là thị trường tiềm năng nhưng
đến nay, mỗi thành phố hiện chỉ có 01 khu CNTT tập trung. Thực tế này cho
thấy các địa phương chưa thực sự quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực để đảm bảo
các mục tiêu được giao.
- Chưa ưu tiên, bố trí đủ nguồn lực đầu tư phát triển Khu CNTT tập trung
Để phát triển khu CNTT cần tạo điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, môi
trường làm việc. Tuy nhiên, sự quan tâm ưu tiên mới chỉ dừng lại ở mức chủ
trương, thiếu nguồn lực đầu tư phát triển.
- Chính sách pháp luật và công tác quàn lý về khu CNTT chưa theo kịp
yêu cầu phát triển.
Công tác hướng dẫn, thực thi áp dụng chính sách về khu CNTT tập trung
cùa cơ quan nhà nước ở các cấp còn chưa kịp thời, đồng bộ. Ví dụ: chính sách
ưu đãi về thuế TNDN vẫn còn một số doanh nghiệp kiến nghị vấn đề này. Ngoài
ra, việc thực thi chính sách về khu CNTT tập trung cũng chưa được đồng nhất
giữa các địa phương.

10
Một số đơn vị quản lý, vận hành khu CNTT tập trung chưa thực hiện
được vai trò, chức năng nhiệm vụ là đầu mối hỗ trợ, tạo diều kiện thuận lợi, thúc
đẩy cho doanh nghiệp phát triển.
II.2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, khó khăn
Từ khi Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về “Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020
và định hướng đến năm 2025” được ban hành, sự quan tâm ưu tiên của Nhà
nước mới chỉ dừng lại ở chủ trương chính sách, chưa tập trung nguồn lực đầu tư
phát triển. Trong thời gian quan, nếu Chính phủ bố trí đủ nguồn lực đầu tư phát
triển, cùng với sự đồng hành, quyết tâm của một số địa phương thì các khu
CNTT tập trung còn có thể đạt được nhiều kết quả hơn nữa, tương xứng với
tiềm năng của ngành CNTT.
Đầu tư phát triển khu CNTT tập trung có nhiều khó khăn: đối tượng
khách hàng bị hạn chế khi chỉ thu hút các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực
CNTT; các yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, môi trường làm việc đối
với khu CNTT tập trung cao hơn các loại hình khu khác dẫn đến tỷ suất đầu tư
cao. Tất cả các yếu tố này làm tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp khi đầu tư
phát triển khu CNTT tập trung. Nhưng khi đã được đánh giá thận trọng và triển
khai đầu tư thành lập thì mang lại hiệu quả rất lớn. Do vậy, để thực hiện được
chiến lược trọng tâm là phát triển khu CNTT tập trung, Chính phủ cần ưu tiên
bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ, tạo động lực thu hút nguồn lực xã
hội cùng tham gia đầu tư khu CNTT tập trung.
II.2.4.4. Những vấn đề đặt ra cần tính đến khi xây dựng quy hoạch mới
Luật Quy hoạch 2017 quy định các quy hoạch ngành được thực hiện đến
hết thời kỳ quy hoạch; trường hợp nội dung của quy hoạch đó không phù hợp
với quy định của Luật Quy hoạch thì phải Điều chỉnh theo quy định của Luật
này. Theo đó, Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung được tiếp tục
đến thực hiện đến năm 2020. Tuy nhiên, để bảo đảm việc định hướng đầu tư đạt
hiệu quả, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm việc với một số địa phương để
đánh giá sự phù hợp, lợi thế cạnh tranh cho xây dựng phát triển khu CNTT tập
trung. Từ đó, nội dung quy hoạch đầu tư xây dựng khu CNTT tập trung sẽ được
lồng ghép, tích hợp vào trong Quy hoạch Thông tin và Truyền thông quốc gia và
các Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng.
II.2.4.5. Đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn để tiếp tục
thực hiện quy hoạch
- Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy
định về khu CNTT tập trung nhằm giải quyết các tồn tại, vướng mắc về chính
sách pháp luật. Đồng thời, bổ sung các quy định, chính sách mới để phù hợp với

10
yêu cầu của thực tiễn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các khu CNTT tập trung
nói riêng và ngành công nghiệp CNTT nói chung.
- Bổ sung, sửa đổi các quy định về khu CNTT tập trung trong hệ thống
pháp luật chuyên ngành lĩnh vực đầu tư, thuế, tài chính, đất đai, xây dựng… để
tạo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, thúc đẩy phát triển khu CNTT tập trung.
- Xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển khu CNTT tập trung trên cả
nước phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và địa
phương trong giai đoạn mới.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng khu CNTT tập trung. Qua tổng kết đánh giá cho
thấy, đầu tư phát triển khu CNTT tập trung mang lại hiệu quả và bền vững hơn
so với đầu tư vào các mô hình khu khác. Đồng thời để bảo đảm mục tiêu phát
triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung, đề nghị bổ sung
khu CNTT tập trung vào Chương trình Mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven
biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020.
- Ưu tiên bố trí các quỹ đất có vị trí thuận lợi tại các thành phố Hà Nội, Đà
Nẵng, TP. Hồ Chí Minh để đầu tư phát triển khu CNTT tập trung; đẩy nhanh
quá trình đầu tư, hoàn thiện hạ tầng và sớm đưa vào vận hành hoạt động Khu
Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội để tránh lãng phí nguồn lực và quỹ đất.
- Hình thành Chuỗi các khu CNTT tập trung để tạo hệ sinh thái, nâng cao
năng lực cạnh tranh và hàm lượng sản phẩm CNTT Việt Nam trong chuỗi giá trị
sản xuất toàn cầu; cùng với đó là phát huy các kết quả, giá trị của các khu hoạt
động thành công, tạo sự lan tỏa cho các khu CNTT tập trung trên cả nước.
- Theo Luật Quy hoạch mới ban hành, Quy hoạch này được tích hợp trong
Quy hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2019 về việc giao
nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050.
II.2.5. Quy hoạch an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020
Ngày 13/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
63/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến
năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch); Ngày 27/5/2016 Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt ban hành Quyết định số 898/QĐ-TTg về phê duyệt phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020. Trên
cơ sở đó, lĩnh vực an toàn thông tin đã đạt được một số kết quả như sau:
Sau khi Quy hoạch được ban hành, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách
thức, dưới sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông, sự vào cuộc của các
Bộ, ngành, địa phương công tác triển khai thực hiện nội dung trong Quy hoạch
đã

10
đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao năng lực bảo đảm an toàn
thông tin quốc gia nói chung. Cụ thể:
II.2.5.1. Về hành lang pháp lý và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
a) Đảng, Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề bảo đảm an toàn thông tin từ
rất sớm, thông qua nhiều văn bản chỉ đạo về mặt chủ trương, đường lối. Trong
đó, quan trọng nhất là 02 văn bản sau đây:
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế.
- Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư về tăng cường
công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản nhằm
hoàn thiện hành lang pháp lý về an toàn thông tin mạng. Đến nay, hành lang
pháp lý này cơ bản hoàn thiện đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- Luật an toàn thông tin mạng năm 2015;
- 07 Nghị định của Chính phủ gồm: Nghị định số 58/2016/NĐ-CP về kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật
mã dân sự; Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
theo cấp độ; Nghị định số 108/2016/NĐ-CP quy định chi tiết điều kiện kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; Nghị định số 142/2016/NĐ-CP
về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; Nghị định quy định chi tiết về trách
nhiệm thực hiện và các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng
bố; Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 về chống tin nhắn rác, thư
điện tử rác và cuộc gọi rác.
- 01 Quyết định quy phạm pháp luật: Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg
ngày 13/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống
phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
- 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 70/QĐ-TTg
ngày 29/7/2020 về thành lập Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia; Quyết
định số 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
Đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia an toàn, an ninh thông tin đến năm
2020; Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 19/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an
toàn thông tin đến năm 2020; Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 phê
duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an
toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 – 2025”; Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày
27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo
đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 632/QĐ-TTg
ngày

10
10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Danh mục lĩnh vực quan
trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan
trọng quốc gia.
- 05 Chỉ thị các cấp: Chỉ thị số 897/CT-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin số; Chỉ
thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ việc tăng cường
bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;
Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng
cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 04/CT-BTTTT ngày
11/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường phòng
chống mã độc và bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng; Chỉ thị số 41-
CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường phối hợp và triển khai
đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
- 04 Thông tư của Bộ TTTT là Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT quy định về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn
thông tin mạng trên toàn quốc; Thông tư số 31/2017/TT-BTTTT quy định hoạt
động giám sát an toàn hệ thống thông tin; Thông tư 13/2018/TT-BTTTT quy
định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và
trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu.
b) Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp xây dựng, bổ sung, điều
chỉnh các quy định tại Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 về một số nội
dung liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao.
b) Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc cũng đã ban hành
theo thẩm quyền các thông tư, chỉ thị, quyết định, kế hoạch bảo đảm an toàn
thông tin và quy chế bảo đảm an toàn thông tin. Theo thống kê của Bộ Thông tin
và Truyền thông đến hết năm 2020, tỉ lệ tổ chức đã ban hành quy chế, quy định
về ATTT áp dụng cho hoạt động nội bộ là 74%.
c) Ban hành tiêu chuẩn; Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công
nghệ xây dựng và ban hành 24 tiêu chuẩn, đang dự thảo và dự kiến ban hành 16
tiêu chuẩn về ATTT trong giai đoạn tiếp theo.
II.2.5.2. Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng quy mô quốc gia
- Mạng nội bộ và thiết bị đầu cuối trong cơ quan nhà nước đã từng bước
được trang bị các thiết bị, phần mềm về ATTT như: phần mềm diệt vi-rút cho
máy tính, các thiết bị tường lửa, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị bảo mật và chặn
lọc thư rác chuyên dụng. Các cơ sở dữ liệu quốc gia khi đưa vào khai thác, vận
hành đã bước đầu được trang bị một số giải pháp kỹ thuật bảo đảm ATTT tối
thiểu và có các quy chế, quy trình đảm bảo ATTT.

10
- Các hạ tầng trọng yếu của mạng Internet Việt Nam là hệ thống máy chủ
tên miền (DNS) quốc gia “.vn”, hệ thống Trạm trung chuyển Internet quốc gia
(VNIX) được triển khai áp dụng tiêu chuẩn DNSSEC (theo đề án 1524/QĐ-
BTTTT ngày 23/10/2014) nhằm đảm bảo chính xác, tin cậy trong truy cập, sử
dụng các dịch vụ Internet trên nền tảng tên miền và được chứng nhận, áp dụng
tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001 về quản lý bảo đảm ATTT.
- Hệ thống giám sát an toàn mạng quốc gia do Bộ TTTT chủ trì triển khai
đã hoàn thành, với kế hoạch sẽ thiết lập hệ thống cảm biến giám sát ATTT với
quy mô bước đầu khoảng 50 điểm trên mạng Internet Việt Nam. Cùng với hệ
thống giám sát ATTT cho các mạng CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng,
Chính phủ do Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì triển khai, các hệ thống giám sát
bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.
- Các mạng nội bộ của một số doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực viễn
thông, ngân hàng và thương mại điện tử, cơ bản được thiết kế một cách đồng bộ
và có quan tâm đến giải pháp nhằm đảm bảo ATTT cho hệ thống.
- Định kỳ hàng năm, Bộ TTTT tổ chức kiểm tra, đánh giá và cảnh báo
nguy cơ về ATTT cho cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
Đến nay, Bộ TTTT đã kiểm tra, đánh giá ATTT và cảnh báo lỗ hổng cho hơn
300 lượt cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Công tác khắc phục
lỗ hổng, điểm yếu sau khi được cảnh báo cũng được nhiều cơ quan chủ quản tiến
hành thực hiện.
- Các nhà cung cấp dịch vụ truyền số liệu và viễn thông đã có cam kết
đảm bảo an toàn dữ liệu trên đường truyền với chuẩn chất lượng công bố công
khai cho các đối tượng sử dụng dịch vụ của mình theo quy định của pháp luật về
viễn thông.
- Đầu tư xây dựng các hệ thống nền tảng để nâng cao năng lực kỹ thuật
bảo đảm ATTT mạng:
+ Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam: giúp theo dõi, phát
hiện và xử lý các cuộc tấn công mạng, rà quét các điểm yếu, lỗ hổng về ATTT
từ đó cảnh báo và hỗ trợ cho chủ quản hệ thống thông tin xử lý nhằm giảm thiểu
nguy cơ mất ATTT, giảm tổn thất khi bị tấn công các hệ thống thông tin quan
trọng và các dịch vụ cung cấp trên mạng của các tổ chức và xã hội, giảm nguy
cơ bị tấn công thông tin trên mạng làm mất khả năng sẵn sàng phục vụ, lộ lọt
thông tin và mất tính toàn vẹn, xác thực của thông tin. Bên cạnh đó, hệ thống
này đã giúp Bộ TTTT thu thập, phân tích và cảnh báo, hỗ trợ xử lý các cuộc tấn
công mạng, nguy cơ mất ATTT để tổng hợp thành các báo cáo định kỳ hàng
tuần, tháng, quý, năm gửi các bộ, ngành, địa phương trên cả nước, góp phần
quan trọng trong công tác chủ động ứng phó với các cuộc tấn công mạng. Công
cụ, thiết bị được đầu tư từ

10
dự án cũng giúp Bộ TTTT phát hiện, hỗ trợ hàng trăm cơ quan xử lý tấn công
mạng, vá các lỗ hổng về ATTT, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức quan trọng.
+Hệ thống xác thực điện tử quốc gia: cho phép đăng ký tài khoản người
sử dụng bằng chữ ký số, xác thực người sử dụng bằng chữ ký số theo quy trình
hoàn chỉnh, bao gồm: tiếp nhận yêu cầu, xác thực, trả thông tin xác thực, áp
dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước.
- Hệ thống mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia hiện nay đã có
219 đơn vị tham gia hoạt động, bao gồm toàn bộ Sở TTTT của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, 22 đơn vị chuyên trách về CNTT/ATTT của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 27 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Internet, một số tổ chức, doanh nghiệp nắm giữ hạ tầng trọng yếu cùng các đơn
vị thành viên tự nguyện tham gia để ứng phó kịp thời khi xảy ra các sự cố mất
ATTT. Bộ TTTT đã thành lập Ban điều hành mạng lưới và Đội tác nghiệp ứng
cứu khẩn cấp nhằm tổ chức, điều phối mạng lưới được thống nhất, hiệu quả,
đảm bảo ATTT trên toàn quốc.
Công tác diễn tập, điều phối ứng cứu sự cố được tổ chức trên nhiều quy
mô khác nhau, từ quy mô quốc tế, khu vực đến cấp tỉnh, thành phố. Hàng năm,
cơ quan chức năng của Bộ TTTT (Cục An toàn thông tin) đại diện cho Việt Nam
định kỳ tổ chức tham gia 03 chương trình diễn tập quốc tế gồm: diễn tập an toàn
mạng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APCERT Drill); Diễn tập ASEAN –
Nhật Bản diễn tập chính sách và ra quyết định giải quyết sự cố ATTT giữa các
nước trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước Đông Nam Á và Nhật Bản; Diễn
tập chuyên sâu về chuyên môn, kỹ thuật ứng cứu sự cố giữa các CERT (đơn vị
ứng cứu sự cố khẩn cấp máy tính) của 13 quốc gia thành viên khu vực Đông
Nam Á (ACID Drill).
II.2.5.3. Nhiệm vụ bảo đảm ATTT mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức
- Tỷ lệ các cơ quan, tổ chức đã ban hành quy chế, chính sách đảm bảo
ATTT trong hoạt động của cơ quan, tổ chức tương đối cao, đạt 89,7%, dưới các
hình thức bao gồm: Chỉ thị, quy chế, quy trình đảm bảo ATTTM. Nhận thức về
đảm bảo ATTT mạng các cấp đã có chuyển biến, các cơ quan, tổ chức ngày
càng quan tâm, thường xuyên hoặc định kỳ cập nhật quy chế, quy trình để đảm
bảo đáp ứng các yêu cầu bảo đảm ATTT.
- Tỷ lệ các cơ quan, tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý ATTT
mạng theo tiêu chuẩn ISO 2700x, TCVN 11930:2017, quy định/tiêu chuẩn kỹ
thuật về ATTT cho các hệ thống thông tin do Bộ TTTT ban hành, hướng dẫn áp
dụng đạt tới 81%.
- Căn cứ quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Thông tư
03/2017/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TTTT hướng dẫn Nghị định
85/2016/NĐ-

10
CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, các cơ quan, tổ chức đã
và đang thực hiện phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Công tác kiện toàn bộ máy, phân công lãnh đạo phụ trách và thành lập
hoặc chỉ định bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm về ATTT mạng của các bộ,
ngành, địa phương đạt tỷ lệ 94,8%.
- Công tác đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng ATTT cho cán bộ
chuyên trách/bán chuyên trách tại các bộ, ngành, địa phương thống kê được trên
25.0 lượt đào tạo. Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng cán bộ đảm bảo
ATTT mạng đã cơ bản hình thành, đáp ứng được yêu cầu công việc mặc dù còn
một số hạn chế về số lượng, năng lực chuyên môn, mức lương trong cơ quan
nhà nước chưa đáp ứng cuộc sống v.v…
- Đầu tư nâng cao năng lực kỹ thuật bảo đảm ATTT mạng cho các hệ
thống thông tin thuộc phạm vi quản lý: Bộ TT&TT đã đầu tư, xây dựng 04 hệ
thống hạ tầng kỹ thuật chuyên dụng, gồm: Hệ thống xử lý tấn công mạng
Internet Việt Nam; Hệ thống xác thực điện tử quốc gia; Đầu tư xây dựng giải
pháp xử lý các mối nguy hại thường trực trên mạng; Đầu tư thiết bị phục vụ
nghiên cứu phân tích và phát triển hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốc gia (Dự
án hợp phần 2 để xây dựng Trung tâm kỹ thuật an toàn mạng quốc gia).
- Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm
hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình
thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất ATTT mạng, tỷ lệ các cơ quan, tổ
chức xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu đạt trên 80%.
- Nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cải thiện mức độ
tin cậy của quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử theo hướng xã hội hóa:
+ Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính
phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, Bộ TT&TT đã và
đang thực hiện giám sát ATTT trên không gian mạng Việt Nam. Trong đó giám
sát gián tiếp (từ xa) cho 85 cơ quan, tổ chức gồm 14 bộ, ngành, 63 địa phương,
08 tổ chức khác; giám sát trực tiếp cho 23 điểm cho 15 cơ quan, tổ chức. Có 48
bộ, ngành, địa phương (4 bộ/ngành, 44 địa phương) đã kết nối với Trung tâm
Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
+ Hệ thống phòng chống mã độc tập trung hiện đang hỗ trợ giám sát mã
độc cho khoảng 87 nghìn máy tính của các cơ quan này. Bộ TT&TT cũng đã
khai trương Hệ thống Chia sẻ và giám sát ATTT phục vụ Chính phủ điện tử. Tổ
chức các Chiến dịch rà quét, bóc gỡ mã độc hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương
phát hiện, bóc gỡ, xử lý mã độc lây nhiễm trong các thiết bị, hệ thống thông tin.
II.2.5.4. Phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ ATTT mạng
Thị trường ATTT mạng đã được định hình và có bước phát triển tích cực
trong xu hướng Make in Viet Nam. Đến nay, đã có 87 doanh nghiệp (03 tập
đoàn

10
nhà nước, 55 công ty cổ phần và 29 công ty TNHH). Trong đó: 73 doanh nghiệp
được cấp phép nhập khẩu sản phẩm; 13 doanh nghiệp được cấp phép sản xuất
sản phẩm và 57 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ.
Bộ TTTT đã thành lập Liên minh Phát triển sản phẩm an toàn, an ninh
mạng Việt Nam với sự tham gia của 21 doanh nghiệp nội địa. Tỷ lệ nhóm chủng
loại sản phẩm ATTT mạng do doanh nghiệp nội địa sản xuất so với 22 nhóm
chủng loại của hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng đạt 63,6%.
Doanh thu thị trường ATTT Việt Nam tăng trưởng mỗi khoảng 25%-30%
(trừ 2017 tăng 100%). Năm 2020 là 1.948 tỷ đồng, gấp 4,86 lần (tăng 386%) so
với năm 2016 (400,56 tỷ đồng). Tỷ lệ doanh thu sản xuất/nhập khẩu hiện nay đạt
52%, con số này các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 22,1%,
32,01%, 23,99%, 33,5% và 45,01%.
II.2.5.5. Hợp tác quốc tế
- Hợp tác đa phương: Thực hiện vai trò thành viên các tổ chức quốc tế:
FIRST, APCERT, CAMP, GFCE và tham gia các hoạt động trong ASEAN,
ASEAN+, APT, ITU…
- Hợp tác song phương: Đã ký biên bản ghi nhớ MoU với Lào và
Campuchia, Thái Lan; đang hỗ trợ xây dựng SOC cho Lào và Campuchia; thiết
lập mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ATTT với một số quốc gia: Trung Quốc,
Nhật, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ. Đặc biệt, năm 2019, Việt Nam và Liên
bang Nga ký hiệp định cấp Chính phủ về hợp tác an toàn, an ninh thông tin.
II.2.5.6. Tổ chức triển khai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an
ninh thông tin Việt Nam
Ngày 14/01/2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 99/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh
thông tin đến năm 2020 (Gọi tắt là Đề án 99). Qua đó, công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực ATTT đã được quan tâm nhiều hơn, thu được nhiều kết
quả tích cực. Tóm tắt kết quả đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng ATTT cho
cán bộ có trách nhiệm liên quan trong giai đoạn vừa qua như sau:
- Cử được 100 giảng viên, nghiên cứu viên (70 tiến sĩ, đạt 70% mục tiêu
đề ra và 30 thạc sĩ, đạt 15% mục tiêu đề ra) đi đào tạo về ATTT ở nước ngoài tại
11 nước trên thế giới: Nga, Pháp, Úc, Ai-len, Singapore, Niu Di-lân, Ý, Bỉ,
Hung- ga-ri, Áo và Séc.
- Đào tạo 1.607 (đạt 80,35% mục tiêu đặt ra) kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ về
ATTT, trong đó có 31 kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi và 562 kỹ sư, cử nhân
tốt nghiệp loại khá.

11
- Có 04/08 cơ sở đào tạo trọng điểm triển khai dự án đầu tư nâng cao năng
lực, chất lượng đào tạo và nghiên cứu nhằm xây dựng phòng thử nghiệm, phòng
thực hành phục vụ công tác đào tạo (đạt 50% mục tiêu đến năm 2020).
- Cử 225 lượt cán bộ đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài về ATTT (cả từ
nguồn học bổng do phía bạn đài thọ theo kế hoạch hợp tác quốc tế và ngân sách
nhà nước) tại các nước: Mỹ, Nhật Bản, Phần Lan, Nga, Hung-ga-ri, Singapore,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia v.v…., đạt 15% mục tiêu đặt ra (chưa
kể số lượt đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban
Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương khác thực hiện).
- Đào tạo ngắn hạn về an toàn, an ninh mạng trong nước cho khoảng
6.600 lượt cán bộ làm về ATTT và CNTT tại các cơ quan, tổ chức nhà nước
đồng thời đã huy động nguồn lực xã hội hóa để đào tạo, tập huấn và hỗ trợ cho
các bộ, ngành, địa phương được trên 1.000 lượt cán bộ làm về an toàn, an ninh
mạng và CNTT (đạt 77% mục tiêu đặt ra).
Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hàng năm, Bộ TTTT đã triển
khai nhiều sáng kiến, trong đó nổi bật là:
- Kết nối 08 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn, an ninh mạng ký và triển
khai Thỏa thuận hợp tác; từ năm 2015 định kỳ hàng năm tổ chức Hội thảo khoa
học quốc gia về các vấn đề chọn lọc trong lĩnh vực ATTT, Hội thảo khoa học là
diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các em sinh viên công bố, trao
đổi, thảo luận về các công trình, đề tài nghiên cứu, thúc đẩy nghiên cứu khoa
học, qua đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.
- Định kỳ hàng năm tổ chức Tọa đàm hướng nghiệp, tập huấn kỹ năng
mềm và Hội chợ Việc làm cho các em sinh viên theo học ngành CNTT, an toàn,
an ninh mạng. Hội chợ việc làm năm 2017 được tổ chức tại miền Bắc (Thành
phố Hà Nội) và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) thu hút được sự tham gia
của gần 10.000 sinh viên và trên 60 doanh nghiệp tham gia với 77 gian hàng
cung cấp gần 2.000 thông tin tuyển dụng thực tập, việc làm bán thời gian và việc
làm toàn thời gian.
- Phối hợp với VNISA tổ chức Cuộc thi Sinh viên với ATTT nhằm phát
hiện, bồi dưỡng tài năng và nâng cao nhận thức về ATTT cho sinh viên các học
viện, trường đại học, qua đó khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, dạy
học và nâng cao nhận thức về ATTT trong các nhà trường. Năm 2019, cuộc thi
mở rộng thêm đối tượng và mời 06 nước ASEAN tham gia vòng chung kết tại
Hà Nội để giao lưu và học hỏi lẫn nhau; phối hợp với Diễn đàn WhiteHat tổ
chức Cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix. Cuộc thi được tổ
chức hàng năm đều tạo tiếng vang và là sân chơi bổ ích cho các đội có đam mê
trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là các em sinh viên.
Đồng thời, đã vận động nguồn lực xã hội hóa, nguồn tài trợ của các doanh
nghiệp để trao học bổng khuyến học cho các em sinh viên, vận động được các
doanh nghiệp trao nhiều suất học bổng và các phần quà (voucher chứng chỉ quốc

11
tế, máy tính, thiết bị IT, cặp sách, ...) với tổng trị giá khoảng 800 triệu đồng cho
100 em sinh viên. Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, đã kết nối để xin nguồn
vốn ODA không hoàn lại từ Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam về ATTT, trong
đó có nội dung về đào tạo ngắn hạn về ATTT.
II.2.5.7. Tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận
thức và trách nhiệm về ATTT
Nhằm nâng cao nhận thức về ATTT, Bộ TTTT đã tổ chức xây dựng và
định kỳ xuất bản các tài liệu tuyên truyền, phổ biến về ATTT như:
- Sổ tay về ATTT dành cho cán bộ, công chức, viên chức: Đã in 1.265
cuốn gửi về Ủy ban nhân dân, Sở TTTT của 63 địa phương; các bộ và cơ quan
ngang bộ.
- Cẩm nang ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức: Đã in hơn 5.000
cuốn để gửi về Ủy ban nhân dân, Sở TTTT của 63 địa phương; các bộ và cơ
quan ngang bộ.
- Bản tin ATTT: Bộ TTTT xây dựng, phát hành hàng tháng từ năm 2015
đến 2017. Bản tin ATTT hàng tháng in 1.000 cuốn (tổng số in 38.000 cuốn),
đem tới cho độc giả những thông tin về tình hình ATTT tại Việt Nam, trên thế
giới, thông tin về những chính sách mới được ban hành, số liệu đánh giá tình
hình ATTT tại Việt Nam, và các thông tin cảnh báo, khuyến cáo độc giả, chia sẻ
kỹ năng bảo đảm ATTT. Năm 2018 đến nay, Bộ TTTT đổi mới cách thức phát
hành với mong muốn truyền tải thông tin tới nhiều độc giả hơn bằng cách phát
hành qua hình thức gửi email, đăng tải trên Website của Bộ TTTT và Cục An
toàn thông tin.
- Báo cáo ATTT Việt Nam hàng năm: tập trung phác họa một số nội dung
chính về: cung cấp số liệu về tình hình ATTT trong năm; sự kiện nổi bật; sự cố
đáng chú ý; nguy cơ, thách thức; tổ chức, bộ máy; văn bản quy phạm pháp luật;
sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu; kết quả triển khai các đề án quan
trọng; diễn tập, điều phối ứng cứu sự cố; chỉ số ATTT Việt Nam; dự báo xu
hướng ATTT trong năm tiếp theo.
- Hơn 70.000 tờ rơi, tờ gấp, áp phích tuyên truyền về ATTT: Được phát
tại các hội nghị, hội thảo về ATTT do Bộ TTTT tổ chức và chuyển tới các bộ,
ngành, địa phương, các Sở TTTT trên toàn quốc và các cơ quan báo chí. Tờ rơi,
tờ gấp ATTT thiết kế dưới dạng infographic bao gồm những kỹ năng cơ bản cho
người sử dụng nắm được cách bảo đảm ATTT cá nhân.
- Phóng sự tuyên truyền, phổ biến về ATTT: Định kỳ hàng năm, Bộ
TTTT tiến hành sản xuất các phóng sự có thời lượng ngắn nhằm cung cấp thông
tin về tình hình ATTT, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo đảm ATTT. Các
phóng sự này được trình chiếu, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trên các kênh sóng của của Đài Truyền hình Việt nam, Đài Tiếng nói
Việt Nam, kênh

11
Youtube, trang Fanpage An toàn, An ninh không gian mạng, và trình chiếu xen
kẽ tại các hội nghị, hội thảo do Bộ TTTT tham dự, tổ chức.
- Hơn 10.000 bài viết nghiên cứu, chuyên đề, tin bài, ảnh, video clip và
các cuộc tọa đàm trực tuyến được triển khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trang báo điện tử của ngành tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ
trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề
có liên quan tới nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT; thu hút được hơn
50 triệu số lượng đọc giả quan tâm, tạo hiệu ứng trong xã hội.
- Hàng năm, Bộ TTTT đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các Sở TTTT
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về
tuyên truyền, tập huấn công tác bảo đảm ATTT trong cơ quan tổ chức mình
nhằm hướng tới đối tượng là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cả
nước. Ước tính có trên 3.500 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
trong cơ quan nhà nước, tổ chức doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT nói chung
và ATTT nói riêng trên phạm vi cả nước đã tham gia tập huấn.
- Về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT
ở các cơ sở giáo dục
+ Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo lồng
ghép nội dung về ATTT trong chương trình dạy môn Tin học hiện hành và
chương trình tin học phổ thông mới. Đặc biệt, trong khuôn khổ Dự án “Tăng
cường kỹ năng CNTT cho giới trẻ hội nhập và phát triển - YouthSpark Digital
Inclusion”, từ năm 2016 đã chỉ đạo khảo sát, xây dựng giáo trình và tổ chức
triển khai giảng dạy thí điểm chương trình ngoại khóa tin học cho học sinh phổ
thông các vùng khó khăn. Đến nay, đã đưa vào giảng dạy ngoại khóa thí điểm
nội dung mạng xã hội và các ứng dụng internet, an toàn khi sử dụng internet cho
hơn 50.000 học sinh tại hơn 400 trường trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội
trú ở các khu vực khó khăn tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhiều hoạt động
khác như tổ chức các tọa đàm an toàn khi sử dụng internet, giải thưởng nữ sinh
CNTT, giờ lập trình, diễn đàn sáng tạo,… cũng đã được tổ chức, lồng ghép
tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ATTT cho học sinh, sinh viên
các nhà trường và cộng đồng.
+ Cuộc thi ATTT quy mô quốc tế do Việt Nam tổ chức WhiteHat Grand
Prix 2018 đã thu hút được 720 đội tham gia đến từ 79 quốc gia trên toàn thế
giới, Cuộc thi “Sinh viên với ATTT ASEAN 2019” được tổ chức với sự góp mặt
các đội Việt Nam và các đội đại diện các nước ASEAN khác là Singapore,
Malaysia, Myanmar, Lào và Thái Lan. Qua các năm, trình độ các thí sinh ngày
càng được nâng cao.
Về tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT
qua các phương tiện truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm
ATTT đã được Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài tiếng nói Việt Nam

11
(VOV), Thông tấn xã Việt nam và các cơ quan báo chí quan tâm, thực hiện
thường xuyên. Các nội dung tuyên truyền được thể hiện đa dạng, dưới nhiều
hình thức khác nhau. Tiêu biểu là VTV với việc tuyên truyền qua các tin, bài
trong bản tin Thời sự, bản tin Chuyển động 24h, Cuộc sống thường ngày và các
chuyên mục, chuyên đề chuyên sâu. Bên cạnh đó, VTV cũng mở chuyên trang,
chuyên mục “không gian số” nhằm giới thiệu, tuyên truyền về các hoạt động
ATTT bao gồm: Các sự kiện; cảnh báo các nguy cơ, sự cố về mất ATTT; các kỹ
năng nhận biết và giải pháp bảo đảm an toàn thông.
8. Về cải thiện chỉ số xếp hạng an toàn, an ninh mạng (GCI) của Việt
Nam theo đánh giá của Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)
Theo Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU Việt Nam
theo tiêu chí đánh giá 5 trụ cột chính (Pháp lý, tổ chức, kỹ thuật, nâng cao năng
lực và Hợp tác) lần lượt được xếp thứ hạng như sau:
- Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 25 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia
và vùng lãnh thổ được khảo sát đánh giá.
- Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 quốc gia và vùng lãnh
thổ được khảo sát đánh giá.
- Năm 2016 Việt Nam xếp thứ 100 trên tổng số 193 của 196 quốc gia,
vùng lãnh thổ được khảo sát đánh giá..
- Năm 2014 Việt Nam xếp thứ 76 trên tổng số 196 quốc gia, vùng lãnh
thổ được khảo sát đánh giá.
II.3.ĐÁNH GIÁ SỰ LIÊN KẾT, ĐỒNG BỘ CỦA HẠ TẦNG TTTT
TRONG PHẠM VI CẢ NƯỚC; SỰ LIÊN KẾT, ĐỒNG BỘ GIỮA HẠ
TẦNG TTTT TRONG NƯỚC VỚI QUỐC TẾ
II.3.1. Sự liên kết, đồng bộ của hạ tầng TTTT trong phạm vi cả nước
Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan
tâm lớn cho việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trong
đó có hạ tầng thông tin và truyền thông. Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã được ban hành với mục tiêu
huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải,
bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương
đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền
vững, tăng cường hội nhập quốc tế, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng
cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững độc lập chủ
quyền quốc gia, đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ
của nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tiếp theo đó, Nghị
quyết 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nêu rõ
quan điểm hệ thống kết cấu hạ

11
tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành,
từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Chính nhờ vậy, hạ tầng thông tin và truyền thông đã có những bước
phát triển manh mẽ và đồng bộ: Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển
nhanh chóng, vững chắc; Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia được xây
dựng hiện đại, rộng khắp, độ phủ cao đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả
nước và cơ bản đã đáp ứng các nhu cầu về phát triển kinh kế - xã hội; Hệ thống
phát thanh, truyền hình đã chuyển từ phát tương tự (Analog) sang phát số
(Digital); CNTT phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu trong ứng dụng CNTT
của các cơ quan nhà nước và đời sống xã hội; Bước đầu hình thành được hệ
thống cơ sở vật chất cho việc bảo đảm an toàn thông tin quốc gia.
Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng
công nghệ lần thứ tư theo Nghị quyết số 52-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, hạ tầng Thông tin và Truyền thông tiếp tục được đầu tư, phát
triển theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng sự phát triển kinh tế số, xã hội số:
Hạ tầng bưu chính được định hướng chuyển đổi từ chuyển phát thư báo thành hạ
tầng của dòng chảy vật chất phục vụ cho nền kinh tế số. Bên cạnh dòng chảy dữ
liệu, hạ tầng bưu chính sẽ trở thành một huyết mạch của thương mại điện tử.
Bưu chính được giao trọng trách phục vụ phát triển chính phủ số, cải cách hành
chính, góp phần đưa dịch vụ công lên mức độ 3, 4, đồng thời bảo đảm an toàn
tuyệt đối dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương
tới địa phương. Hạ tầng số phát triển mạnh mẽ với hệ thống kết nối đa dạng,
hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế; Ứng dụng CNTT
được đẩy mạnh trong hoạt động quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế, coi thúc đẩy phát triển và ứng dụng
CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá; Phát triển mạnh công nghiệp CNTT, thúc đẩy ngành công nghiệp phần
mềm phát triển nhanh, bền vững; Đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền
quốc gia về không gian mạng.
II.3.2. Thực trạng liên kết, đồng bộ với các hạ tầng trong nước
Sự liên kết, đồng bộ của hạ tầng TTTT với sự phát triển của hạ tầng
chính quyền số, kinh tế số
Bưu chính tham gia vào quá trình hoàn thiện chính phủ điện tử, cung cấp
dịch vụ quan trọng gắn liền với sự phát triển của chính phủ điện tử hướng tới
chính phủ số trên cả nước. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích được triển khai rộng rãi trên 64 tỉnh
từ năm 2016 và đã đạt được những kết quả khả quan. Viet Nam Post đã ký thỏa
thuận hợp tác với các Sở Ban ngành, UBND các tỉnh, thành phố để cung ứng các
dịch vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên rất nhiều lĩnh

11
vực, tạo thuận lợi cho người dân, tiết kiệm thời gian giao dịch và rút ngắn
khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, việc kết nối tới từng hộ gia đình của thôn, bản,
xóm… để cung ứng dịch vụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn; chưa liền mạch; công
tác tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của dịch vụ chưa được thực hiện đồng bộ,
hiệu quả, vì vậy, mặc dù tiềm năng thị trường rất lớn, nhưng bưu chính chưa
khai thác được triệt để.
Hạ tầng viễn thông là nền tảng của hạ tầng của lưu trữ và xử lý dữ liệu, là
hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ tới mọi người dân, là hạ tầng sản xuất
kinh doanh của nền kinh tế số, phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho hoạt động sản
xuất kinh doanh (du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghiệp…), tạo tiền đề và
điều kiện mở rộng thị trường trong nước, gắn thị trường trong nước với thị
trường nước ngoài, thúc đẩy quá trình đưa đất nước nói chung chuyển mạnh
sang kinh tế thị trường. Hạ tầng viễn thông là nền tảng của các nền tảng, làm
chủ các công nghệ nền tảng cho chuyển đổi số như: công nghệ 5G, loT, Big
Data, AI... Hệ thống thông tin di động, truyền số liệu, Internet băng rộng phát
triển sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi
mô, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân, các dịch vụ băng
thông rộng trong tương lai.
Sự liên kết giữa hạ tầng TTTT với hạ tầng giao thông, xây dựng, điện,
cấp thoát nước
Hạ tầng bưu chính thể hiện tính liên kết rất cao với hạ tầng giao thông. Các
điểm phục vụ bưu chính được xây dựng gần trục giao thông và trung tâm vận tải
như đường sắt, sân bay… nhằm khai thác tối đa lợi thế về mạng lưới giao thông,
rút ngắn thời gian vận chuyển.
Các doanh nghiệp bưu chính có mối liên kết cao với các doanh nghiệp vận
tải. Các doanh nghiệp bưu chính thông qua quá trình lồng ghép dịch vụ, sử dụng
chung cơ sở hạ tầng nhằm hướng tới đa dạng hóa dịch vụ. Bưu chính từng bước
khai thác và sử dụng mạng lưới giao thông phục vụ cho chuyển phát, giao nhận
hàng hóa, bưu kiện. Phương thức vận chuyển hàng hóa, bưu kiện, thư tín… bằng
các phương tiện công cộng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong quá trình
phát triển và hoàn thiện các dịch vụ bưu chính. Các doanh nghiệp vận tải gián
tiếp trở thành những doanh nghiệp kinh doanh bưu chính trong quá trình mở
rộng thị trường vận tải và đáp ứng nhu cầu nhận, gửi của người dân.
Hạ tầng viễn thông của cả nước đã được xây dựng, phát triển theo đúng
định hướng đồng bộ, hiện đại và rộng khắp, hình thành cơ sở hạ tầng kết nối
quan trọng, đồng bộ, dung lượng lớn, tốc độ cao… kết nối liên xã, liên huyện,
liên tỉnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và phát triển kinh tế - xã hội.
Hạ tầng truyền dẫn và mạng cáp viễn thông đã được triển khai đồng bộ với
hạ tầng giao thông (các tuyến đường tỉnh, quốc lộ, cao tốc…) được thực hiện
quy hoạch và nâng cấp, xây dựng mới. Đồng thời, hạ tầng ngầm cáp viễn thông
cũng được triển khai đồng bộ với hạ tầng cấp, thoát nước, hạ tầng chiếu sáng,
11
truyền

11
tải điện…. Hạ tầng truyền tải điện lực đều có hạ tầng vừa phục vụ cho thông tin
và truyền thông, vừa phục vụ cho hạ tầng liên kết để các doanh nghiệp chia sẻ
sử dụng.
Tuy nhiên, tính liên kết, đồng bộ giữa hạ tầng bưu chính, viễn thông với
các hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác (giao thông, xây dựng, điện, cấp thoát nước…)
vẫn còn chưa thật sự mạnh mẽ và hiệu quả, nhất là trong việc sử dụng chung cơ
sở hạ tầng, thiếu tính đồng bộ trong quy hoạch. Mặc dù có nhiều văn bản pháp
lý về quy hoạch và quản lý sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên
quan đã được ban hành. Nhưng tính pháp lý trong quản lý chưa cao, các ngành
đã có sự phối hợp nhưng chưa đồng bộ, công tác tổ chức quản lý các công trình
hạ tầng chưa thống nhất, sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan ban ngành và các
chủ đầu tư chưa chặt chẽ và chưa có hiệu quả. Công tác quy hoạch phát triển hạ
tầng còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, bao quát, kết nối và tầm nhìn dài hạn
nên thường xuyên phải điều chỉnh, thực hiện quy hoạch còn chậm gây ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển hạ tầng đồng bộ. Phân bổ nguồn lực
dàn trải, chưa có kế hoạch phân bổ vốn trung và dài hạn để tập trung vào các
công trình trọng điểm thiết yếu; chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả thấp; chưa có
cơ chế, chính sách thích hợp để huy động tiềm năng và nguồn lực cho đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng các ngành.
Các doanh nghiệp bưu chính và vận tải hoạt động độc lập với nhau trong
quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính, chưa có sự chia sẻ, thống nhất khai thác
về tuyến đường, hàng hóa cũng như phương tiện vận chuyển, chính vì vậy, mặc
dù đã manh nha xuất hiện sự đan xen, giao thoa, phối hợp với nhau trong cung
ứng dịch vụ, nhưng các doanh nghiệp bưu chính và vận tải chưa khai thác triệt
để những lợi ích của việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng lại.
Việc phối hợp giữa doanh nghiệp viễn thông với các sở ngành liên quan
(giao thông, xây dựng…) vẫn còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp còn thiếu
thông tin, chưa nắm được thông tin quy hoạch của các ngành có liên quan, phát
triển hạ tầng không đồng bộ dẫn đến hạ tầng phải di dời (di dời các tuyến cáp
khi giải phóng mặt bằng, làm đường…), gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ. Nhiều nơi hạ tầng phát triển mới vẫn chưa có sự phối hợp, sử
dụng chung, cùng đầu tư một cách đồng bộ, chặt chẽ dẫn đến sự lãng phí xã hội,
gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Như đường phố đô
thị thường bị ảnh hưởng với việc đào lên, lấp xuống cũng làm ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của cư dân đô thị.
Sự liên kết, đồng bộ của hạ tầng TTTT với hạ tầng thương mại điện tử
Bưu chính thể hiện tính tương hỗ phát triển, liên kết cao với hạ tầng thương
mại điện tử. Bưu chính vừa có thể tham gia quá trình vận hành thương mại điện
tử, vừa có thể trở thành doanh nghiệp thương mại điện tử.
Thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và là xu hướng tại Việt
Nam, phát triển trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch
vụ mà họ
11
sử dụng. Thương mại điện tử mang đến một cơ hội to lớn cho các dịch vụ bưu
chính khi người tiêu dùng ngày càng thoải mái hơn trong việc đặt hàng trực
tuyến. Bưu chính, với mạng lưới vật lý rộng khắp trên toàn quốc và kinh nghiệm
trong giao hàng lâu năm trở thành đối tác đáng tin cậy cho doanh nghiệp thương
mại điện tử. Nguồn cầu từ các doanh nghiệp này rất lớn, là động lực và là thị
trường đầy tiềm năng của bưu chính.
Dịch vụ hoàn tất đơn hàng có mối quan hệ khăng khít với bán lẻ trực tuyến.
Hai doanh nghiệp bưu chính là Viet Nam Post và Viettel Post đang chiếm lĩnh
thị trường này và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường. Hiện
nay, Viet Nam Post có mối liên kết với khoảng 61% các đơn vị bán hàng trực
tuyến, tiếp theo là Viettel Post - 25%.
Một số sàn thương mại điện tử tự thành lập bộ phận giao hàng, chăm sóc
khách hàng nên chưa có sự kết nối chung với nhau và với hạ tầng quốc gia để
giảm chi phí tổng thể (các doanh nghiệp có thể sử dụng chung nền tảng giao
dịch, nền tảng thanh toán, dữ liệu người dùng và kho hàng…).
Bên cạnh việc tham gia vào một phần của quy trình thương mại điện tử,
bưu chính còn có khả năng chủ động vận hành sàn thương mại điện tử của chính
mình, trở thành doanh nghiệp thương mại điện tử. Sự thuận lợi về hạ tầng mạng
lưới vật lý rộng khắp, đầy đủ dữ liệu địa chỉ khách hàng và sự nhanh nhạy trong
nắm bắt cơ hội của chuyển đổi số là những lợi thế to lớn của ngành bưu chính,
đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước. Tuy
nhiên, để trở thành một doanh nghiệp thương mại điện tử, bưu chính cần giải
quyết với những thách thức to lớn về nguồn vốn, nhân lực cũng như năng lực
cạnh tranh với các doanh nghiệp thương mại điện tử khác.
Sàn thương mại điện tử postmart.vn được triển khai bởi Viet Nam Post đã
bước đầu gặt hái được những thành quả nhất định. Ưu điểm của sàn Postmart là
hình thức thanh toán đa dạng, không chỉ bằng hình thức giao hàng trả tiền mà
khách hàng có thể thanh toán qua ví điện tử, thanh toán tại bưu cục theo dịch vụ
thu hộ, chi hộ hay thanh toán qua thẻ Top-up. Viet Nam Post đang thực hiện các
dịch vụ trọn gói trên sàn thương mại điện tử postmart.vn, vừa vận động, thúc
đẩy các doanh nghiệp chủ lực đưa nông sản lên sàn, vừa thúc đẩy hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm, sử dụng hạ tầng bưu chính, kho bãi và các biện pháp thúc đẩy nhanh
quá trình lưu kho, đảm bảo an toàn thực phẩm…để đưa các sản phẩm nông sản
tới người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay, mạng bưu chính công cộng đã kết nối với mạng bưu chính của
191 quốc gia trên thế giới thông qua Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU). Liên
kết UPU giúp chuẩn hóa quy trình51, tạo sự tương đồng trong ngôn ngữ ngành
bưu chính với các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, mạng bưu chính của các
doanh

51
Ban Tiêu chuẩn của UPU phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc điểm kỹ thuật tạo điều kiện thuận
lợi cho việc trao đổi thông tin hoạt động giữa các đơn vị vận hành lĩnh vực bưu chính.

11
nghiệp khác cũng có thực hiện liên kết, kinh doanh với các quốc gia trên thế giới
trên lĩnh vực TMĐT, vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Doanh nghiệp bưu
chính tận dụng các nền tảng TMĐT nội địa tự phát triển và kết nối API với các
sàn thương mại điện tử quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc (JD, Alibaba) để phát
triển kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự
liền mạch trong liên kết hạ tầng ngành với quốc tế.
Sự liên kết, đồng bộ của hạ tầng TTTT với hạ tầng logistics
Bưu chính thể hiện mối liên kết chặt chẽ với ngành logistics trong quá trình
vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Sự đa dạng trong dịch vụ logistics hiện nay
dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử và phương thức
kinh doanh đa kênh dẫn. Việc các công ty vận chuyển hàng hóa kết hợp với các
trang thương mại điện tử, các sàn giao dịch điện tử để chuẩn hóa quy trình giao
nhận đã trở thành xu thế mới nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Đây chính là cơ hội của
bưu chính, tham gia thị trường giao nhận và vận tải hàng hóa, bưu kiện, trở
thành doanh nghiệp chuyên về vận chuyển logistics.
Khâu phân phối sản phẩm đến tay khách hàng là hạ tầng quan trọng cho
phát triển thương mại điện tử, hiện có trên 50 doanh nghiệp tham gia, các doanh
nghiệp bưu chính lớn như Việt Nam Post (29,7% thị phần), Viettel Post (15,4%
thị phần) tham gia chủ yếu trong khâu giao nhận, chuyển phát trung gian, hạ
tầng giao nhận trực tiếp với khách hàng hiện đang rất phát triển với sự tham gia
của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp như giao hàng tiết kiệm (16,3% thị phần),
giao hàng nhanh (4,5% thị phần) và các doanh nghiệp như Ahamove, Lalamove,
Delivery Now, Grap, GoViet… tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng đang hoạt
động đơn lẻ, nhắm vào các thị trường ngách, nhỏ và có lớp khách hàng đặc
trưng riêng.
Trên thực tế, Viettel Post đã từng bước thực hiện và chiếm lĩnh thị trường
logistics tại một số sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada… với thời gian
vận chuyển khá nhanh, hiệu quả và và cước vận chuyển phù hợp. Tuy nhiên,
một số doanh nghiệp chuyên về logistics như Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng
nhanh… đang cạnh tranh rất gay gắt với các doanh nghiệp bưu chính, nhằm
chiếm lĩnh thị phần và khách hàng. Thế mạnh của những doanh nghiệp này là
thời gian giao hàng nhanh (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), nhân viên tận tình, cước
phí phù hợp.
Viet Nam Post cũng thông qua 3 dịch vụ gồm Logistics Eco (vận chuyển
hàng nặng), Logistics nguyên chuyến và Logistics Extra với hình thức vận tải đa
dạng bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không phù hợp với tất cả khách
hàng có nhu cầu vận tải, giao nhận hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn,
đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến nằm tại các khu công nghiệp, các doanh
nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như các công ty trong
cùng ngành. Những dịch vụ như kho bãi, thương mại, thông quan, kiểm hóa…
cũng đã được tập trung phát triển, trở thành một phần của gói dịch vụ. Viet Nam
Post đã triển khai đồng thời các nền tảng về kho hàng trong cả logistics
12
truyền thống và

12
logistics thương mại điện tử trên cơ sở phân tích dữ liệu, tối ưu hóa các lộ trình
chuyển phát.
Các doanh nghiệp bưu chính hiện đang phát triển hạ tầng đơn lẻ, chưa đồng
bộ và gắn kết với nhau (do thiếu các nền tảng kết nối, sử dụng chung hạ tầng)
nên chưa tạo thành một hạ tầng chung quốc gia trong tổng thể hạ tầng cho
logistics.
Sự liên kết, đồng bộ với các hạ tầng xã hội
Hạ tầng số là hạ tầng lưu trữ và xử lý dữ liệu, là hạ tầng cung cấp công
nghệ như dịch vụ tới mọi người dân, là hạ tầng sản xuất kinh doanh của nền kinh
tế số, phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh (du lịch,
dịch vụ, thương mại, công nghiệp…).
Sự liên kết với các hạ tầng kỹ thuật khác
Hạ tầng truyền dẫn và mạng cáp viễn thông đã được triển khai đồng bộ
với hạ tầng giao thông (các tuyến đường tỉnh, quốc lộ, cao tốc…) được thực hiện
quy hoạch và nâng cấp, xây dựng mới. Đồng thời, hạ tầng ngầm cáp viễn thông
cũng được triển khai đồng bộ với hạ tầng cấp, thoát nước, hạ tầng chiếu sáng,
truyền tải điện… Hạ tầng truyền tải điện lực, hạ tầng giao thông đều có hạ tầng
vừa phục vụ cho thông tin và truyền thông, vừa phục vụ cho hạ tầng liên kết để
các doanh nghiệp chia sẻ sử dụng.
Trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, hạ tầng công nghiệp CNTT được liên
kết với ngành lĩnh vực khác thông qua hệ thống các khu CNTT tập trung, các
khu công nghệ cao và các khu công nghiệp phần cứng điện tử trong các khu
công nghiệp trong cả nước.
Đối với các khu công nghệ cao, hiện nay cả nước có 03 khu công nghệ
cao (khu công nghệ cao Hòa Lạc thuộc địa bàn thành phố Hà Nội; khu công
nghệ cao Đà Nẵng thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng và khu công nghệ cao
thành phố Hồ Chí Minh) có tổng diện tích 3,63 nghìn ha; Nhiều khu công
nghiệp tại các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh đã thu hút được
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Samsung, LG, Microsoft, Canon…và
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chủ yếu gia công, lắp ráp phần cứng với giá
trị gia tăng thấp, các sản phẩm công nghệ cao gắn với phát triển các trung tâm
nghiên cứu phát triển (R&D) còn rất hạn chế.
Liên kết và đồng bộ với các ngành, lĩnh vực, các địa phương
Thực hiện nhiệm vụ về tổ chức triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP,
chủ trì triển khai Khung kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam phiên
bản 2.0, Bộ TTTT đã xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đưa
vào sử dụng phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô toàn
quốc. Nền tảng này là “xương sống” cho kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên
quy mô toàn quốc. Tính đến nay, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã
kết nối với hơn 200 hệ thống thông tin của hơn 90 bộ, ngành, địa phương, doanh
nghiệp; kết nối

12
với năm cơ sở dữ liệu quốc gia, chín hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ
Trung ương đến địa phương.
Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính
phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, Bộ TTTT đã và
đang thực hiện giám sát ATTT trên không gian mạng Việt Nam. Trong đó giám
sát gián tiếp (từ xa) cho 85 cơ quan, tổ chức gồm 14 bộ, ngành, 63 địa phương,
08 tổ chức khác; giám sát trực tiếp cho 23 điểm cho 15 cơ quan, tổ chức. Hệ
thống phòng chống mã độc tập trung hiện đang hỗ trợ giám sát mã độc cho
khoảng 87.000 máy tính của các cơ quan này. Bộ TTTT cũng đã khai trương Hệ
thống Chia sẻ và giám sát ATTT phục vụ CPĐT.
Thực hiện Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp
hạng của Việt Nam, đến hết năm 2020, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND
cấp tỉnh đã thực hiện đảm bảo ATTT 4 lớp và kết nối, chia sẻ thông tin về
ATTT mạng với Bộ TTTT (Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc
gia, Cục ATTT).
Lĩnh vực công nghiệp CNTT liên kết trực tiếp với các phương tiện vận
chuyển phục vụ phân phối nguyên vật liệu, thiết bị, sản phẩm công nghiệp
CNTT không chỉ trong và ngoài nước, kết hợp các loại hình vận tải đường bộ,
đường sắt, đường hàng không. Vì vậy hạ tầng công nghiệp CNTT cần phải phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất của địa
phương; quy hoạch xây dựng vùng và đô thị; quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ
thuật; quy hoạch khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Trong đó ưu tiên
phần đất đã được quy hoạch cho xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế và các
khu khác để xây dựng khu CNTT tập trung;
Lĩnh vực công nghiệp CNTT đã liên kết với các địa phương để tích cực
thu hút được FDI phát triển cơ sở hạ tầng để mở nhà máy sản xuất sản phẩm,
linh kiện phần cứng, điện tử, viễn thông. Bắc Ninh và Thái Nguyên đã trở thành
địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách nhà
nước.
Phát triển các khu CNTT tập trung tại các địa phương: Sự ra đời của các
khu CNTT tập trung đã tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp lĩnh vực CNTT hoạt động, góp phần phát triển
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước - ngành công nghiệp CNTT. Khu CNTT
tập trung cũng là vườn ươm cho doanh nghiệp mới phát triển, cho hoạt động
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các Khu CNTT tập trung còn là
những trung tâm đào tạo nhân lực quan trọng cho cả nước nói chung và ngành
CNTT nói riêng.
Tuy nhiên, tính liên kết, đồng bộ giữa hạ tầng thông tin và truyền thông
với các hạ tầng kỹ thuật khác (giao thông, xây dựng, điện, cấp thoát nước…) vẫn
còn chưa thật sự mạnh mẽ và hiệu quả, nhất là trong việc sử dụng chung cơ sở

12
hạ tầng, thiếu tính đồng bộ trong quy hoạch:

12
- Mặc dù có nhiều văn bản pháp lý về quy hoạch và quản lý sử dụng
chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan đã được ban hành. Nhưng tính
pháp lý trong quản lý chưa cao, các ngành đã có sự phối hợp nhưng chưa đồng
bộ, công tác tổ chức quản lý các công trình hạ tầng chưa thống nhất, sự phối hợp
quản lý giữa các cơ quan ban ngành và các chủ đầu tư chưa chặt chẽ và chưa có
hiệu quả.
- Công tác quy hoạch phát triển hạ tầng còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng
bộ, bao quát, kết nối và tầm nhìn dài hạn nên thường xuyên phải điều chỉnh,
thực hiện quy hoạch còn chậm gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát
triển hạ tầng đồng bộ.
- Phân bổ nguồn lực dàn trải, chưa có kế hoạch phân bổ vốn trung và dài
hạn để tập trung vào các công trình trọng điểm thiết yếu; chi phí đầu tư còn cao,
hiệu quả thấp; chưa có cơ chế, chính sách thích hợp để huy động tiềm năng và
nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các ngành.
- Việc phối hợp giữa doanh nghiệp viễn thông với các sở ngành liên quan
(giao thông, xây dựng…) vẫn còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp còn thiếu
thông tin, chưa nắm được thông tin quy hoạch của các ngành có liên quan, phát
triển hạ tầng không đồng bộ dẫn đến hạ tầng phải di dời (di dời các tuyến cáp
khi giải phóng mặt bằng, làm đường…), gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ.
- Nhiều nơi hạ tầng phát triển mới vẫn chưa có sự phối hợp, sử dụng
chung, cùng đầu tư một cách đồng bộ, chặt chẽ dẫn đến sự lãng phí xã hội, gây
mất mỹ quan, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Như đường phố đô thị
thường bị ảnh hưởng với việc đào lên, lấp xuống cũng làm ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của cư dân đô thị.
II.3.3. Thực trạng liên kết, đồng bộ với hạ tầng quốc tế
Liên kết giữa các công ty bưu chính trong nước và các công ty bưu chính
nước ngoài tại Việt Nam
Thị trường bưu chính hiện nay không chỉ được khai thác bởi các công ty
bưu chính truyền thống như Viet Nam Post, Viettel Post… mà còn có cả các
công ty đa quốc gia cũng đã nhanh chóng vào cuộc để chiếm lĩnh thị phần. Các
công ty bưu chính quốc tế hiện đang tập trung khai thác nhu cầu chuyển phát
nhanh ra quốc tế, dịch vụ kho vận, dịch vụ đảm bảo quy trình xuất nhập khẩu
hiệu quả.
Các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam tham gia thị trường quốc tế khá dè
dặt, chưa đa dạng hóa các sản phẩm, chủ yếu mới chỉ tập trung trong trao đổi,
chuyển phát hàng hóa, bưu kiện.
Hiện nay, mối liên kết giữa các công ty bưu chính, chuyển phát trong nước
và nước ngoài chưa chặt chẽ. Doanh nghiệp trong nước đóng vai trò làm đầu
mối thu gom hàng hóa, chuyển phát dưới hình thức đại lý cấp 1 của các doanh
nghiệp lớn như EMS, FedEx, UPS…
12
Liên kết với sàn thương mại điện tử quốc tế

12
Mối liên kết với sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon,
Aliexpress… mới đang được triển khai và chưa liền mạch. Các dịch vụ hỗ trợ
như thông quan, kho bãi mới đang được các doanh nghiệp bưu chính đầu tư và
chưa thống nhất. Quy trình thực hiện vận chuyển hàng thương mại điện tử
xuyên biên giới hiện tại phải thông qua 8 bước, tổng thời gian từ lúc đặt hàng
đến lúc nhận hàng từ 6 – 10 ngày.
Trên thực tế, các sàn thương mại điện tử trong nước như Shopee, Lazada đã
có sự tham gia của các doanh nghiệp bán hàng quốc tế, đặc biệt là các doanh
nghiệp Trung quốc. Thời gian vận chuyển khá nhanh, khoảng từ 3-5 ngày cho
những món hàng đặt trên sàn shopee và nhà cung cấp tại Quảng Châu, Trung
quốc.
Việc xây dựng sàn thương mại điện tử của các doanh nghiệp bưu chính
mang tầm quốc tế bước đầu được triển khai. Hiện nay, mới chỉ có Viettel post
hợp tác với Bộ Công thương xây dựng nền tảng quốc tế - Voso Global nhằm
tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.
Liên kết với hạ tầng viễn thông quốc tế
Hạ tầng viễn thông hiện đã có sự liền mạch trong liên kết với hạ tầng viễn
thông quốc tế, với nhiều phương thức truyền dẫn mới, hiện đại, an toàn, hiệu
quả như cáp quang biển, cáp quang đất liền, vệ tinh, cho phép kết nối trực tiếp
tới nhiều quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới.
Trong đó, bao gồm:
Hệ thống cáp quang biển quốc tế cập bờ tại Việt Nam: SMW3, AAG và
APG; dung lượng trên các hệ thống cáp quang biển khác: China-US, FLAG,
SMW4, APCN2, TPE...;
Hệ thống cáp đất liền kết nối qua biên giới với các nước Trung Quốc, Lào
và Campuchia;
Mạng kênh thuê riêng quốc tế (IPLC/IEPL) và mạng riêng ảo quốc tế (I-
VPN/MPLS);
Các doanh nghiệp đã mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ viễn thông ra
nước ngoài thiết lập các POP truyền dẫn, Internet tại các IDC, trạm trung chuyển
Internet (IX) quốc tế (SGIX, HKIX, AMS-IX, Equinix …) ở Mỹ, Hồng Kông,
Singapore và Campuchia …
Hai (02) vệ tinh VINASAT-1, 2 cùng các trạm điều khiển TT&C, hệ
thống quản lý mạng NOC và các trạm Teleport;
Hệ thống trạm thông tin vệ tinh mặt đất làm việc với các hệ thống vệ tinh
Intelsat, APSTAR và AsiaSat; hệ thống VSAT-IP/SkyEdge-II và hệ thống
VSAT- PAMA;
Hệ thống thu phát truyền hình quốc tế.

12
Ngoài ra, để phục vụ mục tiêu tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế,
mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ viễn thông ra nước ngoài, các doanh
nghiệp đã thiết lập các POP truyền dẫn tại Mỹ, Hồng Kông, Singapore và
Campuchia.
Liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Công nghiệp CNTT Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn
cầu của ngành công nghiệp CNTT, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tham
gia vào các chuỗi cung ứng CNTT, ĐTVT chủ yếu thông qua việc lắp ráp sản
phẩm, cung ứng các sản phẩm phụ trợ từ đơn giản đến phức tạp cho các doanh
nghiệp FDI nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam được tạo điều kiện tiếp cận thị trường nước
ngoài, từng bước xây dựng thương hiệu CNTT, ĐTVT Việt Nam trên trường
quốc tế cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh. Từ chỗ bị phụ thuộc hoàn
toàn vào công nghệ của nước ngoài, đến nay các doanh nghiệp ICT hàng đầu
của Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực gia công phần mềm đã không chỉ đáp
ứng được nhu cầu trong nước mà còn vươn tầm ra quốc tế.
Liên kết với các hạ tầng, tiêu chuẩn quốc tế
Ứng dụng CNTT Việt Nam hiện chưa có sự liên kết trực tiếp với hạ tầng
quốc tế. Trong lĩnh vực phát triển nề tảng công số, liên kết quốc tế chủ yếu
thông qua việc nhiều nền tảng công nghệ do các doanh nghiệp công nghệ số
trong nước sản xuất đang vươn ra thế giới, được thị trường nước ngoài đón
nhận52.
Trong lĩnh vực ATTT, hiện nay, liên kết quốc tế chủ yếu thông qua mạng
chia sẻ thông tin về các nguy cơ, rủi ro mất ATTT của các công ty, tổ chức quốc
tế về ATTT. Điển hình như Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt
Nam (VNCERT/CC, thuộc Cục ATTT, Bộ TTTT) kết nối với Nền tảng chia sẻ
thông tin về nguy cơ mất ATTT (MISP) của tổ chức quốc tế FIRST (Diễn đàn
của các đội ứng cứu không gian mạng) mà VNCERT/CC là thành viên.

II.4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HẠN CHẾ, YẾU KÉM, NGUYÊN NHÂN VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TTTT
II.4.1. Hạn chế, yếu kém
II.4.1.1. Bưu chính
- Các doanh nghiệp Bưu chính Việt Nam đang hoạt động chủ yếu là
doanh nghiệp nhỏ hạn chế về quy mô vốn, mạng lưới… Căn cứ tiêu chí quy
định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: trong 573 doanh nghiệp bưu chính thì có đến 95%
là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa…

52
Các nền tảng như nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI của FPT, nền tảng quản lý thiết bị ONE Telco của VNPT...

12
đã được triển khai cho nhiều nhà mạng trong nước và quốc tế

12
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính trong nước còn thấp,
tính chuyên nghiệp chưa cao, ngay cả doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường cũng
gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp Bưu chính lớn của
nước ngoài đang hoạt động trên thị trường Bưu chính.
- Việc ứng dụng khoa học, công nghệ đã được đổi mới, nhưng so với các
lĩnh vực khác trong nước hoặc so với lĩnh vực Bưu chính của các nước trong
khu vực vẫn còn lạc hậu; Tự động hoá và tin học hoá chưa nhiều, việc đầu tư
trang thiết bị hiện đại trong việc cung ứng dịch vụ chưa phổ biến.
II.4.1.2. Viễn thông
* Thị trường dịch vụ viễn thông đã được mở cửa, tạo lập môi trường cạnh
tranh song cấu trúc và tính bền vững của thị trường còn tồn tại một số hạn chế
- Trên các thị trường viễn thông quan trọng như thị trường dịch vụ di
động, chủ yếu vẫn bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, nắm giữ trên 95% thị
phần. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ
viễn thông hầu như chưa triển khai được nhiều. Thành phần kinh tế tư nhân chủ
yếu tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ Internet, về cơ bản chưa thu hút
được vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào thị trường cung cấp các dịch vụ có hạ
tầng mạng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên thị trường chủ yếu hoạt động
theo mô hình kinh doanh bán lẻ đến người sử dụng (vertically integrated model).
Về cơ bản chưa hình thành một cách rõ nét các phân lớp thị trường (bán buôn,
bán lẻ) theo chuỗi cung ứng tương tự như các nước trong khu vực và trên thế
giới.
- Mức độ tập trung của thị trường di động trong những năm qua có xu
hướng ngày càng tăng thể hiện qua chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index –
được tính bằng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường)
: Năm 2009 chỉ số HHI của thị trường di động Việt Nam là khoảng 2600, đến
năm 2017 chỉ số này là khoảng 3600. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp kinh
doanh trên thị trường di động giảm qua các năm (năm 2010 có 9 doanh nghiệp,
từ năm 2015 đến nay còn 5 doanh nghiệp); các doanh nghiệp MVNO hầu như
chưa phát triển thành công. Đây là những chỉ dấu cho thấy việc duy trì và thúc
đẩy cạnh tranh trên thị trường di động cần tiếp tục phải cải thiện trong giai đoạn
tới.
* Về mặt hạ tầng, mặc dù không ngừng được đầu tư, mở rộng song tính
hiệu quả, đồng bộ còn hạn chế
- Việc quy hoạch và triển khai hạ tầng viễn thông còn thiếu đồng bộ đặc
biệt giữa hạ tầng viễn thông và các hạ tầng kỹ thuật khác (giao thông, cấp thoát
nước, chiếu sáng, điện lực…);
- Việc chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh
nghiệp còn hạn chế;

13
- Đối với lĩnh vực di động, việc đầu tư triển khai các công nghệ mới có xu
hướng chậm, chưa tạo được sự bứt phá về phát triển hạ tầng so với khu vực. Quá
trình chuyển đổi, xử lý các công nghệ mạng thế hệ cũ còn chậm.
* Cơ cấu doanh thu dịch vụ viễn thông chuyển dịch còn chậm, tính bền
vững trong tăng trưởng của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông cần tiếp tục cải
thiện
- Cạnh tranh trên thị trường vẫn chủ yếu về giá cước dịch vụ. Cạnh tranh
về giá đưa đến nguy cơ giảm doanh thu, không đủ nguồn lực để tái đầu tư phát
triển hạ tầng mạng lưới.
- Doanh thu dịch vụ truyền thống như thoại và tin nhắn vẫn chiếm tỷ
trọng cao (khoảng 70%) trong tổng doanh thu dịch vụ viễn thông, quá trình
chuyển dịch cơ cấu doanh thu sang dịch vụ dữ liệu (data) còn chậm.
II.4.1.3. Công nghiệp công nghệ thông tin
Việc phân loại dịch vụ theo Luật chưa đầy đủ, chưa cụ thể và chưa phù
hợp với thực tế phát triển. Các loại hình dịch vụ CNTT tại Điều 52 còn có nội
hàm chưa rõ ràng, chưa đúng bản chất dịch vụ chỉ phù hợp trong giai đoạn
những năm 2006. Hiện nay, các loại hình dịch vụ CNTT này không còn phù hợp
nữa do tốc độ phát triển nhanh chóng của CNTT, sự hội tụ về công nghệ và kinh
doanh nên xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ CNTT mới. Do vậy, việc không
giao cho Chính phủ quy định chi tiết các loại dịch vụ CNTT nên hệ thống dịch
vụ quy định tại Luật không còn phù hợp khiến cho việc thực thi của cơ quan
quản lý nhà nước, doanh nghiệp áp dụng còn lúng túng. Do vậy, cần phải có các
văn bản dưới Luật chi tiết và cụ thể danh mục dịch vụ CNTT.
Việc thu hút công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tập trung tại một số
tỉnh, thành phố có nhiều điệu kiện tự nhiên thuận lợi như vậy sẽ vẫn không tạo
ra được các vùng động lực phát triển mới, giảm tải cho các tỉnh, thành phố phát
triển và rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng miền kém phát triển hơn.
Một số địa phương mới chỉ tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng để
thu hút FDI thành lập nhà máy, doanh nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông tại
địa phương chứ chưa chú trọng phát triển hệ sinh thái công nghiệp CNTT hoàn
chỉnh.
Tại các khu công nghiệp phát triển phần cứng, điện tử, viễn thông chủ yếu
vẫn thực hiện công việc gia công, lắp ráp phần cứng với giá trị gia tăng thấp, các
sản phẩm công nghệ cao gắn với phát triển các trung tâm nghiên cứu phát triển
(R&D) còn rất hạn chế
Một số khu CNTT tập trung được thành lập từ những ngày đầu có diện
tích khá nhỏ và tập trung tại các thành phố lớn, nên quỹ đất, không gian phát
triển bị hạn chế và chi phí đầu tư cao, nên khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt
động thì gặp khó khăn.

13
Chưa có sự liên kết giữa các khu công nghiệp sản xuất phần cứng điện tử
viễn thông, các khu CNTT TT với nhau và giữa các khu này để phát huy thế
mạnh của nhau, cùng nhau phát triển và tạo ra hiệu quả, năng suất hoạt động cao
hơn và giảm thiểu sự đầu tư chồng chéo, lãng phí.
Các tác động bên ngoài như biến đổi khí hậu, chiến tranh thương mại giữa
các nước lớn, dịch bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu thị trường,
làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư FDI, tác động đến chuỗi cung ứng toàn của
ngành công nghiệp CNTT, đặc biệt tác động đến doanh thu từ xuất khẩu CNTT
sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng công nghiệp CNTT của nước ta
trong thời gian tới.
II.4.1.4. An toàn, an ninh mạng
- Thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng còn chưa tương
xứng, Hệ sinh thái sản phẩm ATTT của Việt Nam còn thiếu và trùng lặp. Sản
phẩm nội địa chưa có thị phần, cơ quan, tổ chức vẫn đang sử dụng sản phẩm
nước ngoài là chủ yếu. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc kết nối, tương
thích các sản phẩm của nhau để tạo nên hệ sinh thái sản phẩm nội địa đầy đủ,
hiệu quả.
- Nhân lực an toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số
lượng và chất lượng, đặc biệt trong các cơ quan nhà nước.
Nguồn kinh phí phân bổ cho ATTT còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn. Hoạt động bảo đảm ATTT của nhiều bộ, ngành, địa phương còn
lúng túng, triển khai chưa mang tính tổng thể.
- 74,7% tổ chức chưa có hệ thống kỹ thuật để ghi nhận tấn công mạng.
51,52% tổ chức tự đánh giá an toàn, an ninh mạng chưa được quan tâm đúng
mức. 48,91% tổ chức tự đánh giá thiếu kinh phí cho an toàn, an ninh mạng. Tỷ
lệ chi cho an toàn, an ninh mạng trong tổng số kinh phí cho CNTT thường ở
mức dưới 5%.
- Tỷ lệ lây nhiễm mã độc của Việt Nam vẫn còn cao. Nhiều bộ, ngành, địa
phương chưa kết nối, chia sẻ thông tin theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày
25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần
mềm độc hại.
- Chữ ký số và xác thực điện tử còn khá mới ở Việt Nam, hành lang pháp
lý còn thiếu, cần có thời gian để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện.
- Các công nghệ, kỹ thuật ứng dụng để xác thực điện tử còn mới, phức
tạp, chi phí cao, đòi hỏi sự thay đổi về tư duy, thói quen của cơ quan quản lý nhà
nước, đơn vị cung cấp dịch vụ và người sử dụng.
II.4.2. Nguyên nhân
Phương thức lãnh đạo, quản lý Nhà nước ngành TTTT chưa theo kịp với
xu hướng phát triển, đặc biệt là đối với một số loại hình thông tin mới, công
nghệ mới; tổ chức thực hiện các giải pháp và chính sách Nhà nước đề ra chưa
13
đồng bộ và có độ trễ lớn. Chưa đổi mới lý luận, phương pháp tiếp cận trong vấn
đề quản

13
lý phát triển, đặc biệt là hoàn thiện thể chế; Hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước
chưa cao do chưa sử dụng các công cụ quản lý hiện đại, công nghệ mới, cơ sở
dữ liệu ngành, các bộ chỉ số KPI, hệ thống giám sát tự động…;
Năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam nói chung và
dịch vụ lĩnh vực thông tin và truyền thông là tương đối thấp so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Hàm lượng giá trị gia tăng dịch vụ trong tổng
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam chưa cao. Về thu hút đầu tư nước
ngoài, mặc dù thu hút được một lượng lớn dự án và vốn nước ngoài vào lĩnh vực
dịch vụ, đích hướng tới vẫn chủ yếu là các ngành kinh doanh bất động sản, dịch
vụ lưu trú và ăn uống… chưa phải là các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất như
thông tin và truyền thông.
Thị trường dịch vụ của Việt Nam đã được mở cửa đáng kể nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế bởi các quy định trong nước gây bất bình đẳng trong cạnh tranh
với các nền tảng xuyên biên giới, điều này tạo thành rào cản phát triển thị trường
dịch vụ.
II.4.3. Bài học kinh nghiệm
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các xu hướng công nghệ mới đã đặt
ra cho lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông cần hoàn thiện hệ
thống pháp lý: thiết lập khung chính sách uyển chuyển để phù hợp với các công
nghệ đột phá, đảm bảo tuân thủ các quy định trong nền kinh tế số, phát triển hạ
tầng kỹ thuật số tích hợp, nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp, đảm bảo
tính riêng tư dữ liệu, phát triển kỹ năng và giáo dục, chia sẻ dữ liệu và quyền sở
hữu dữ liệu, khuyến khích sáng tạo và duy trì tính cạnh tranh trong cung cấp
dịch vụ hạ tầng kỹ thuật số, giám sát và đầu tư vào dữ liệu, xây dựng tiêu chuẩn
mở, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chính sách thuế phù hợp với chuyển
đổi số…
Một là, gắn chặt các nhiệm vụ ngành TTTT với lợi ích quốc gia - dân tộc;
cùng với sự năng động, sáng tạo, bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm chính trị cao của
người đứng đầu các cấp chính quyền; cùng với sự quyết liệt trong hành động và
tổ chức thực hiện.
Hai là, khơi dậy giá trị văn hóa, con người Việt Nam thực hiện khát vọng
vì một Việt Nam hùng cường là quyết định. Cần tập trung phát triển nguồn nhân
lực TTTT phù hợp về quy mô, cơ cấu, chất lượng được nâng cao theo tiêu chuẩn
quốc tế, đảm bảo hội nhập và phát triển trong môi trường quốc tế.
Ba là, hoàn thiện thể chế đồng bộ, đầy đủ để tạo lập môi trường thuận lợi
cho các doanh nghiệp TTTT phát triển trên cơ sở mạnh mẽ đổi mới tư duy và
hành động trước những cơ hội của đất nước.
Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực:

13
- Cung cấp dịch vụ TTTT đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi,
thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ mới phát sinh và có khả năng đáp
ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa.
- Tuyên truyền nâng cao năng lực người dân để người dân nhận thức khi
tham gia sử dụng dịch vụ phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi
thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về luật
pháp…
Năm là, xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ. Dịch vụ thông tin và truyền
thông liên quan đến hạ tầng, viễn thông, mạng Internet; công nghệ điện tử, tiêu
chuẩn công nghệ… nên kết cấu hạ tầng để cung cấp dịch vụ cần được phát triển
đồng bộ với kết cấu hạ tầng cho các lĩnh vực nói trên.
Sáu là, hạ tầng điểm Bưu điện Văn hóa xã có sự liên kết chặt chẽ với hạ
tầng xã hội của ngành Văn hóa – Thể thao – Du lịch phục vụ đa mục tiêu để
nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Bảy là, hạ tầng viễn thông được mở cửa thị trường sớm, thúc đẩy cạnh
tranh mạnh mẽ nên tốc độ xây dựng hạ tầng nhanh chóng, giá cước rẻ phù hợp
với mọi người dân. Lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đi
thẳng vào công nghệ truyền dẫn DVB-T2 hiện đại nhất tại thời điểm chuyển đổi
giữa công nghệ tương tự sang công nghệ số.

13
PHẦN III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH

III.1. DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN, KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN VÀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN HẠ TẦNG TTTT TRONG
THỜI KỲ QUY HOẠCH
III.1.1. Phân tích, dự báo bối cảnh ngoài nước
Tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh, phức tạp và khó đoán định.
Sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại lợi ích to lớn cho
nền kinh tế song cũng có nhiều nhân tố bất ổn nổi lên như: Sự gia tăng cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc và các thách
thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, nhất là sự bùng phát của đại dịch
Covid-19 chưa từng có trong lịch sử từ đầu năm 2020 đã tác động mạnh mẽ tới cục
diện kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, khu vực và sự phát triển của các quốc
gia.
Bước vào giai đoạn 2021-2025, thế giới tiếp tục chịu sự chi phối của công
nghệ số, chuyển đổi số. Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là
công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám
mây, internet vạn vật,...), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới -
chính phủ số, kinh tế số, xã hội số cho mọi quốc gia. Công nghệ số được xác định
là cốt lõi của mọi mô hình tăng trưởng nhanh và ền vững ở nhiều quốc gia.
- Một số xu hướng chủ đạo hiện nay gồm:
• Xu hướng toàn cầu về chuyển đổi số
Chuyển đổi số là xu hướng toàn cầu và là vấn đề sống còn đối với các quốc
gia, tổ chức, doanh nghiệp. Điểm mấu chốt của chuyển đổi số là sự thay đổi căn
bản cách thức vận hành của các ngành kinh tế và dịch vụ xã hội nhờ ứng dụng các
công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... Nhờ đó, từng cá nhân có thể
xây dựng lịch làm việc, giải trí, sinh hoạt, mua sắm... hàng ngày dễ dàng hơn, tiếp
cận các sản phẩm/dịch vụ có mức giá hợp lý hơn với chất lượng ngày càng tốt hơn.
• Xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ có tính đột phá
+ Mạng 5G: Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 thời gian qua dẫn đến nhu cầu
về kết nối đáng tin cậy và băng thông truyền tải nhanh hơn để phục vụ làm việc từ
xa, live stream bán hàng... Mạng 5G với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 10-100
lần so với 4G có thể xử lý được tất cả nội dung đa phương tiện và truyền thông ảo
với độ phân giải siêu nét có thể đáp ứng tối đa nhu cầu trên. Do đó 5G đang và sẽ
là một

13
công nghệ chủ đạo chi phối các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong thời
gian tới.
+ Internet hành vi (Internet of Behavior - IOB) là khái niệm được mở rộng
từ Internet vạn vật (Internet of Things - IoT). Internet hành vi là việc sử dụng dữ
liệu để thay đổi hành vi. IoB là sự kết hợp của: Công nghệ, phân tích dữ liệu và
khoa học hành vi. Vì vậy, hiện nay, các công ty chủ yếu sử dụng IoT và IoB để
quan sát và thay đổi hành vi của con người nhằm đạt được mục tiêu mong muốn
của họ - điển hình là sử dụng dịch vụ.
+ Trải nghiệm đa kênh: Omnichannel – mô hình tiếp cận đa kênh nổi lên
như một xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Với
mô hình này, tất cả các kênh bán hàng sẽ được đồng bộ với nhau về tất cả các
thông tin quản lý như sản phẩm, khách hàng, khuyến mãi, đơn hàng, người dùng...
Trải nghiệm đa kênh vừa là hiện tại vừa là tương lai của quá trình cung cấp sản
phẩm/dịch vụ bưu chính.
+ Công nghệ di động/điện thoại thông minh: Cho phép người sử dụng di
động/điện thoại thông minh có thể truy cập, phân phối và làm việc ở bất kỳ đâu –
bất cứ nơi nào. Đối với nhiều người, điện thoại thông minh đang thay thế ví, sổ
ngân hàng, chìa khóa, hệ thống kiểm soát an ninh gia đình, thẻ ID và thẻ thành viên
và thẻ tín dụng và điều này đang buộc các ngành, lĩnh vực, trong đó có bưu chính
phải cải tiến lại chính mình. Tương lai của Bưu chính là phải dựa vào công nghệ di
động/điện thoại thông minh.
+ Trí tuệ nhân tạo sẽ được nhúng vào xe tải, rô bốt, ki-ốt phục vụ...: Thông
qua việc thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ AI có thể nắm bắt thông tin về
hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính, từ đó mang lại
những giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Có thể sử dụng AI cho
các trải nghiệm cá nhân, dịch vụ hỗ trợ và dự đoán xu hướng sử dụng dịch vụ.
+ Tự động hóa: Các giải pháp tự động hóa có thể giúp các doanh nghiệp
không chỉ quy mô lớn mà cả quy mô nhỏ và siêu nhỏ để đưa hàng hóa đến tay
người tiêu dùng nhanh hơn, chính xác, hiệu quả và với chi phí thấp hơn. Trong bưu
chính, tự động hóa đã từng bước diễn ra ở hầu hết các công đoạn. Chia chọn tự
động, gia tăng trải nghiệm khách hàng, quản lý giao hàng chặng cuối được chú
trọng hơn với xu hướng sử dụng thiết bị không người lái hoặc thiết lập hệ thống
các ki-ốt thông minh.
+ Công nghệ theo dõi và định vị bưu gửi bằng RFID (Radio Frequency
Identification): Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ
thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý, lưu vết theo thời gian
thực hoặc

13
sắp xếp, chia chọn bưu phẩm để phát tới địa chỉ phát... nhằm nâng cao chất lượng,
bảo đảm an toàn cho bưu gửi.
• Xu hướng phát triển thương mại điện tử
Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google dự đoán tốc độ
tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam trung bình giai đoạn 2020 – 2025 là 29%
và tới năm 2025 quy mô đạt 52 tỷ USD.
Theo đánh giá của Pitney Bowes, dự báo về thị trường bưu kiện nhỏ toàn
cầu dự kiến sản lượng sẽ tăng hơn gấp đôi từ 103 tỷ bưu kiện vào năm 2019 lên từ
220 đến 262 tỷ bưu kiện vào năm 2026. Hiện nay, các doanh nghiệp bưu chính đã
và đang nhanh chóng thay đổi phương thức kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư, hiện đại
hóa trang thiết bị, đổi mới tổ chức sản xuất, đặc biệt là có những giải pháp toàn
diện, đáp ứng yêu cầu cho dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử
• Xu hướng biến đổi khí hậu
Từ những năm 2011, Báo cáo thường niên Global Risks Report của the
World Economic Forum ’s đã xếp hạng rủi ro về khí hậu là ưu tiên hàng đầu cho
hoạt động kinh doanh. Phục hồi xanh được xác định là phương thức phát triển bền
vững giai đoạn hậu Covid-19. Điểm mấu chốt của phục hồi xanh là vừa bảo vệ, cải
thiện môi trường, nâng cao tính thích ứng và chống chịu trước biến đổi khí hậu
nhưng vẫn tạo ra tăng trưởng kinh tế. Theo IMF, cấu phần phục hồi xanh trong gói
phục hồi kinh tế có thể giúp GDP toàn cầu tăng khảng 0,7% trong 15 năm đầu
phục hồi. Với việc ứng dụng các công nghệ số, các doanh nghiệp bưu chính có thể
tham gia vào việc xây dựng được một nền kinh tế tăng trưởng đi đôi bảo vệ môi
trường.
III.1.2. Phân tích, dự báo bối cảnh trong nước
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động kinh tế không chỉ đơn thuần là
việc trao đổi hàng hóa giữa người với người mà dựa trên các công nghệ kỹ thuật
số. Đó chính là nền kinh tế số (còn được gọi là kinh tế web, kinh tế Internet hay
kinh tế mới) là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Kinh tế số bao gồm
các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để giúp cho việc giao
dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử được dễ dàng
hơn.
Thuật ngữ Kinh tế số (Digital economy) được dùng khá lâu trước khái niệm
Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư (4.0). Tuy nhiên, cùng với sự xuất
hiện của CMCN 4.0, xu hướng số hóa hay công cuộc chuyển đổi số thực sự xuất
hiện mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, bởi “cốt lõi” của CMCN 4.0 chính là chuyển đổi số,
với sự tích hợp của số hóa, kết nối/siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. Công
13
nghệ

13
số được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông
nghiệp đến dịch vụ; từ sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa đến các yếu tố
hỗ trợ, như giao thông vận tải, lô-gi-stic, tài chính, ngân hàng,... Kinh tế số đang
dần trở thành chính bản thân nền kinh tế, nội hàm của kinh tế số cũng dần trùng
khít với các nội hàm của khái niệm kinh tế.
Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số
được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số
là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới.
Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh
truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại
đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.
Theo thống kê của tạp chí Forbes được thực hiện trong năm 2016, lĩnh vực
kinh tế số trên thế giới có giá trị khoảng 3.000 tỷ USD, chiếm khoảng 3,8% giá trị
nền kinh tế toàn cầu. Còn tại các quốc gia ASEAN, giá trị này đạt khoảng 150 tỷ
USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thành
viên. Dự báo, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế số tại khu vực này sẽ đạt
17% mỗi năm, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của khu vực được dự
báo ở mức 9%.
Kinh tế số không chỉ tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cho các nền kinh
tế, mà còn làm các nền kinh tế thay đổi trên hai bình diện: 1- Phương thức sản xuất
(nguồn lực, hạ tầng, cách thức vận hành sản xuất, kinh doanh); 2- Cấu trúc kinh tế.
Trong đó, đáng chú ý là bên cạnh các nguồn lực truyền thống xuất hiện nguồn lực
phát triển mới là tài nguyên số, của cải số. Quyền lực tài chính đang dần chuyển
sang quyền lực thông tin. Sức mạnh của một quốc gia được đo bằng sự phát triển
của công nghệ cao, thông tin và trí tuệ con người.
Ngoài ra, kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững hơn, bởi công nghệ sẽ
cho chúng ta những giải pháp tốt, hiệu quả hơn đối với việc sử dụng tài nguyên, xử
lý các vấn đề ô nhiễm môi trường... Đồng thời, với chi phí tham gia thấp và dễ tiếp
cận, kinh tế số cũng tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn, mọi thành phần, khu vực,
qua đó góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giải quyết nhiều vấn đề xã hội
thông qua đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định
chính sách,...
Với ASEAN, việc thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế số ước tính có
thể giúp GDP của các nước trong khu vực này tăng thêm khoảng 1.000 tỷ USD
trong vòng 10 năm tới, nên nhiều nước đang rất quan tâm đến vấn đề này và đã có
các giải pháp, cơ quan hỗ trợ phát triển, như Malaysia đặt mục tiêu là giá trị của
nền kinh tế

14
số sẽ chiếm 17% tỷ trọng nền kinh tế của nước này; Singapore với khẩu hiệu
“Smart Nation” (quốc gia thông minh) lấy công nghệ làm cốt lõi,...
Nhận thức được xu thế đó, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới
đều đưa ra chiến lược phát triển công nghệ số, trong đó chú trọng việc nghiên cứu
áp dụng công nghệ mới vào tăng trưởng kinh tế.
Với Việt Nam Theo nghiên cứu của Google và Temasek (Singgapore), kinh
tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD vào năm 2018
và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Còn theo một nghiên cứu khác của Tổ
chức Data 61, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20
năm tới nếu chúng ta chuyển đổi số thành công.

Hình III-1: Hạ tầng TTTT trong xu hướng chuyển sang chính phủ số, kinh tế số và xã hội
số

14
Hình III-2: Hạ tầng IoT (hybrid space) là hạ tầng kết nối giữa không gian thực và không
gian số

III.2. DỰ BÁO CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP
ĐẾN HẠ TẦNG TTTT TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH
III.2.1. Phương pháp dự báo
- Phương pháp tiếp cận tổng thể từ trên xuống, dựa trên yếu tố vĩ mô là GDP
năm dự báo và các yếu tố liên quan đưa ra kết quả dự báo.
- Phương pháp dự báo theo các kịch bản phát triển: sử dụng chuỗi dữ liệu
các năm gần nhất với kỳ dự báo, phân tích quy mô thị trường, xu hướng đã và đang
xảy ra để dự báo mô hình phát triển cho tương lai, đồng thời lồng ghép các mục
tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số và các mục tiêu đảm bảo an ninh, quốc phòng
trong các kịch bản dự báo.
- Lựa chọn phương án tiếp cận theo hàm mục tiêu cao, đảm bảo thay đổi thứ
hạng quốc gia, tạo sự phát triển đột phá, phù hợp với định hướng phát triển chung
của đất nước, đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, trở thành nước phát triển,
thu nhập cao.

14
III.2.2. Dự báo và kịch bản phát triển
III.2.2.1. Mạng bưu chính
Để có cơ sở triển khai quy hoạch hạ tầng mạng bưu chính đáp ứng tính đồng
bộ, kết nối liên ngành, thực hiện dự báo nhu cầu sản lượng bưu gửi 53 được vận
chuyển qua mạng bưu chính trên cả nước, các vùng kinh tế, các tỉnh trong vùng.
III.2.2.1.1. Phương pháp dự báo
- Phương pháp tiếp cận tổng thể từ trên xuống, dựa trên yếu tố vĩ mô là GDP
năm dự báo và các yếu tố liên quan đưa ra kết quả dự báo. Các yếu tố bao gồm: (1)
GDP năm dự báo, (2) tỷ trọng chi phí logistics/GDP, (3) đơn giá vận chuyển bình
quân theo công thức sau: Sản lượng = GDP*Tỷ trọng Logistics/GDP/Số ngày trong
năm/Đơn giá vận chuyển bình quân.
- Phương pháp tiếp cận theo hàm mục tiêu cao, định hướng mở rộng nội hàm
dịch vụ bưu chính sang dịch vụ cho thương mại điện tử, tham gia vào các khâu của
dịch vụ logistics, kết hợp với tác động của chính sách để xác định nhu cầu thị
trường.
III.2.2.1.2. Kịch bản dự báo
Kịch bản 1: Quy mô doanh thu bưu chính đến năm 2025 đạt 3,96 tỷ USD;
tổng sản lượng đạt trên 70.000 tấn/ngày.
Kịch bản 2: Quy mô doanh thu bưu chính đến năm 2025 đạt 5,90 tỷ USD;
tổng sản lượng đạt trên 98.000 tấn/ngày.
Kịch bản 3: Quy mô doanh thu bưu chính đến năm 2025 đạt 7,88 tỷ USD;
tổng sản lượng đạt trên 127.000 tấn/ngày.
Lựa chọn kịch bản 3.
Bảng III-1: Kịch bản dự báo

NỘI DUNG 2020 2025


KB1 KB2 KB3
Doanh thu Logistics - Bưu chính Tỷ USD
1 Postal Tỷ USD 0,08 0,08 0,08 0,08
2 CEP Tỷ USD 1,35 3,60 5,40 7,23
Doanh thu TMĐT - Bưu chính Tỷ USD
1 Doanh số sàn Tỷ USD 0,02
2 Phí sàn (2%) Tỷ USD 0,0004 0,03 0,04 0,06
Doanh thu DN bưu chính Tỷ USD 0,14 0,25 0,38 0,51
53
Bưu gửi bao gồm: thư, hàng hoá.

14
TỔNG DOANH THU BƯU CHÍNH Tỷ USD 1,57 3,96 5,90 7,88
III.2.2.2. Dữ liệu phục vụ hạ tầng số và ứng dụng CNTT
Để có cơ sở triển khai quy hoạch hạ tầng số, ứng dụng CNTT đáp ứng tính
đồng bộ, kết nối liên ngành, thực hiện dự báo nhu cầu phát triển trong tương lai.
Dự báo và kịch bản phát triển được xây dựng trên cơ sở tính toán nhu cầu dữ liệu,
coi đây là đầu vào để phát triển hạ tầng số, các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và
đảm bảo ATTT mạng trong tương lai.
Đến năm 2025 và 2030, nhu cầu về ứng dụng CNTT thể hiện như sau:
- Mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code, tiến tới đều có điện
thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có khả năng truy cập Internet cáp
quang băng rộng.
- Mỗi người dân đều được sống trong môi trường bảo đảm an ninh, trật tự an
toàn xã hội và có quyền riêng tư cá nhân trong môi trường số được bảo vệ theo quy
định của pháp luật.
- Mỗi người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân. Mỗi trạm y tế xã đều
triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường số. Mỗi cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đều triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa dựa trên nhu cầu thực tế.
Mỗi bệnh viện, trung tâm y tế công đều triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán
viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử. Công khai giá thuốc, giá trang
thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh.
- Mỗi học sinh, sinh viên đều có hồ sơ số về việc học tập cá nhân. Mỗi cơ sở
đào tạo đều triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số. Triển khai
thanh toán học phí không dùng tiền mặt, học liệu số. Triển khai đại học số là quốc
gia số thu nhỏ, thay đổi mô hình dạy và học để tối ưu hóa vận hành các cơ sở đào
tạo đại học, tối ưu hóa trải nghiệm học tập của sinh viên và khuyến khích các mô
hình đào tạo mới.
- Mỗi người nông dân đều có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả
nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ
thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng.
- Mỗi người dân ở độ tuổi lao động đều có khả năng tiếp cận cơ hội việc
làm. Mỗi người dân đều có khả năng tiếp cận các khóa học kỹ năng trực tuyến
MOOC (Massive Open Online Course) được cá nhân hóa cho đối tượng người
học và mở

14
rộng ra toàn xã hội, bao gồm cả những khóa học cơ bản, góp phần nâng cao kỹ
năng số của xã hội, xóa mù công nghệ số cho vùng sâu, vùng xa.
- Mỗi tuyến giao thông đường bộ cao tốc đều được triển khai lắp đặt hệ
thống quản lý, điều hành giao thông thông minh. Triển khai thu phí điện tử không
dừng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc, xóa bỏ tất cả các làn thu phí sử
dụng tiền mặt. Mỗi phương tiện ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh
toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ. Giảm chi phí dịch vụ giao
nhận - kho vận và xây dựng được chuỗi cung ứng giao nhận - kho vận làm chủ bởi
doanh nghiệp Việt Nam.
- Mỗi người nhập cảnh, xuất cảnh tại Việt Nam đều có thể dễ dàng, giảm
thiểu thời gian, nhanh chóng thực hiện các thủ tục cần thiết nhờ sự trợ giúp hiệu
quả của các quy trình đã được tự động hóa, thuộc nhóm 03 nước tốt nhất trong khu
vực Đông Nam Á.
- Mỗi hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh được quản lý từ
khâu đầu đến khâu cuối sử dụng nền tảng công nghệ số, giảm thiểu thời gian,
nhanh chóng thực hiện thủ tục hải quan, thuộc nhóm 03 nước tốt nhất trong khu
vực Đông Nam Á.
- Mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể dễ dàng trải
nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Mỗi cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi nhận
hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số.
- Mỗi di sản của Việt Nam đều có hiện diện số và hình thành bản di dản số
để người dân, khách du lịch có thể truy cập thuận lợi trên môi trường số.
III.2.2.2.1. Phương pháp dự báo
- Phương pháp tiếp cận theo hàm mục tiêu cao, định hướng thu hút các
doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu quốc tế tại Việt
Nam, xây dựng digital hub để đưa Việt Nam trở thành digital hub của khu vực.
- Kinh tế số hiện đang chiếm 15% GDP toàn cầu. Kinh tế số của Việt Nam
là khoảng 10%. Mục tiêu đạt 20% vào năm 2025. Để đạt mục tiêu này thì kinh tế
số phải tăng trưởng gấp 3 - 4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm.
Nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm như trong giai đoạn
2015 - 2020 thì kinh tế số của Việt Nam có thể chiếm tới 25% GDP vào năm 2025.
Phát triển kinh tế số và xã hội số thì cần một hạ tầng số hiện đại. Hạ tầng số phát
triển rất

14
nhanh với chi phí thấp hơn nhiều so với hạ tầng vật chất. Ngành thông tin và truyền
thông đặt mục tiêu hạ tầng số của Việt Nam sẽ vào top 30 thế giới trước năm 2025.
Phương pháp dự báo theo các kịch bản phát triển: sử dụng chuỗi dữ liệu về
tổng doanh thu thị trường ĐTĐM, phân tích quy mô thị trường, xu hướng đã và
đang xảy ra để dự báo mô hình phát triển cho tương lai, đồng thời lồng ghép các
mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số và các mục tiêu đảm bảo an ninh, quốc
phòng trong các kịch bản dự báo.
Để dự báo cho sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ đám mây Việt Nam, đề
xuất 04 (bốn) kịch bản cho tăng trưởng ĐTĐM:

Hình III-3: Bốn kịch bản dự báo đối với thị trường ĐTĐM
- Kịch bản 1 (phương án cơ sở): Kịch bản thể hiện tình hình phát triển thị
trường ĐTĐM tương lai theo xu hướng hiện tại tiếp tục được duy trì mà không có
sự can thiệp mạnh mẽ nào tới sự tăng trưởng của thị trường.
- Kịch bản 2 (tăng trưởng có tính đến tác động của ngoại lực): Kịch bản
hướng tới sự phát triển thị trường đám mây đáp ứng được những đòi hỏi về mở
rộng năng lực lưu trữ, xử lý, tính toán khi lượng dữ liệu giao dịch ngày càng tăng
do nhu cầu, thói quen và số lượng người dùng Internet tăng dưới tác động của đại
dịch Covid và thực hiện mục tiêu từng bước đưa dữ liệu người dùng Việt Nam về
Việt Nam.
- Kịch bản 3 (chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng): Kịch bản hướng tới sự
phát triển mạnh mẽ của ĐTĐM theo lộ trình đưa Việt Nam trở thành nước công

14
nghiệp hiện đại vào năm 2045 và nhiệm vụ Việt Nam phải làm chủ hạ tầng, không
gian mạng và bảo vệ chủ quyền số quốc gia trên chính không gian số.
- Kịch bản 4 (chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng và nâng cao vai trò, vị
thế của Việt Nam trong khu vực): Kịch bản hướng tới sự phát triển mạnh mẽ của
ĐTĐM theo lộ trình đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm
2045, thực hiện nhiệm vụ Việt Nam phải làm chủ hạ tầng, không gian mạng và bảo
vệ chủ quyền số quốc gia trên chính không gian số và phấn đấu Việt Nam trở thành
Digital Hub của khu vực.
III.2.2.2.2. Kịch bản dự báo
Dự báo theo kịch bản phục vụ cho sự tăng trưởng hạ tầng ĐTĐM, được chia
thành 4 kịch bản phát triển:
- Kịch bản 1: Thị trường ĐTĐM Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tuần tự. Việt
Nam nằm trong top 50 quốc gia trên thế giới có mức độ phát triển CNTT và truyền
thông (CNTT&TT) cao, và với năng lực phát triển CNTT&TT trong nước, chúng
tôi đặt mục tiêu đưa 12,5% tổng dung lượng băng thông quốc tế vể Việt Nam. Với
kịch bản này, tổng doanh thu ĐTĐM dự kiến đạt 653 triệu USD. Tổng số rack cần
lắp đặt đến năm 2025 khoảng 46.600 rack; Tương ứng với đó, nhu cầu băng thông
truyền dẫn trong nước cần ít nhất 17.000 Gbps.

Hình III-4: Dự báo sự phát triển của thị trường ĐTĐM vào năm 2025 theo kịch bản 1
- Kịch bản 2: Ứng dụng số diễn ra phổ biến trong toàn bộ dân số và các
ngành công nghiệp, tạo ra thị trường chuyển đổi số tăng trưởng toàn diện. Việt
Nam nằm trong top 30 quốc gia trên thế giới có mức độ phát triển CNTT&TT cao,
mục tiêu 25% tổng dung lượng băng thông quốc tế được đưa về Việt Nam. Theo
kịch bản này, Việt Nam hướng tới mục tiêu năm 2025 tổng doanh thu ĐTĐM đạt
1,1 tỷ USD. Tổng số rack cần lắp đặt đến năm 2025 khoảng 80.000 rack. Tương
ứng, nhu cầu băng thông trong nước cần ít nhất 22.000 Gbps.

14
Hình III-5: Dự báo sự phát triển của thị trường ĐTĐM vào năm 2025 theo kịch bản 2
- Kịch bản 3: Ứng dụng số diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, lĩnh vực, tạo
ra thị trường chuyển đổi số tăng trưởng mạnh. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia
trên thế giới về mức độ đóng góp của thị trường ĐTĐM trên GDP, mục tiêu đưa
50% tổng dung lượng băng thông quốc tế được về Việt Nam. Theo kịch bản này,
mục tiêu năm 2025 tổng doanh thu ĐTĐM đạt 4,3 tỷ USD. Tổng số rack cần lắp
đặt đến năm 2025 đạt 327.000 rack. Nhu cầu băng thông trong nước tại kịch bản
này cần ít nhất 62.000 Gbps.

Hình III-6: Dự báo sự phát triển của thị trường ĐTĐM vào năm 2025 theo kịch bản 3
- Kịch bản 4: Ứng dụng số diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, lĩnh vực, tạo
ra thị trường chuyển đổi số tăng trưởng mạnh. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia
trên thế giới về mức độ đóng góp của thị trường ĐTĐM trên GDP với mục tiêu
50% tổng băng thông quốc tế được đưa về Việt Nam, Việt Nam phấn đấu trở thành
Digital Hub của khu vực, tổng doanh thu ĐTĐM năm 2025 đạt 4,7 tỷ USD. Tổng
số rack cần lắp đặt đến năm 2025 khoảng 335.000 rack. Nhu cầu băng thông trong
nước trong nước cho kịch bản này dự báo tương đương như KB3: 62.000 Gbps.

Hình III-7: Dự báo sự phát triển của thị trường ĐTĐM vào năm 2025 theo kịch bản 4

14
Bảng III-2: Dự báo sự phát triển thị trường ĐTĐM theo các kịch bản
TT NỘI DUNG 2020 2025 (F)
KB 1 KB 2 KB 3 KB 4
A GDP (triệu USD) 343,000 517,270.0054
B THỊ TRƯỜNG ĐTĐM
I THỊ TRƯỜNG ĐTĐM
TRONG NƯỚC
CAGR (giả định) 18.88% 26.00% 55.00% 55%+
Digital hub
1 Tổng thị trường ĐTĐM 196.11 465.63 622.81 1,754.52 1,754.52
(triệu USD)
IaaS 81.86 174.89 233.93 659.00 659.00
PaaS 60.05 139.83 187.03 526.88 526.88
Saas 54.20 150.91 201.85 568.64 568.64
2 Phân theo loại hình (triệu
USD)
Public cloud 128.33 297.49 397.91 1,120.96 1,120.96
Private cloud 46.42 112.40 150.35 423.54 423.54
Hybrid cloud 21.36 55.74 74.55 210.02 210.02
3 Phân theo ngành/lĩnh vực
(triệu USD)
Doanh nghiệp/Tổ chức tư nhân 80.68 182.20 243.70 686.54 686.54
Ngành công nghiệp dịch vụ 45.48 111.43 149.04 419.86 419.86
ngân hàng tài chính (BFSI)
Chính phủ và quốc phòng 33.36 81.67 109.24 307.74 307.74
Bán lẻ 21.98 52.99 70.88 199.66 199.66
Y tế 6.41 15.55 20.80 58.60 58.60
Các tổ chức giáo dục 2.84 7.82 10.46 29.48 29.48
Khác 5.35 13.97 18.68 52.64 52.64
4 Phân theo khu vực (triệu
USD)
Miền Bắc 88.09 205.02 274.22 772.51 772.51
Miền Trung 76.29 72.36 96.78 272.65 272.65
Miền Nam 32.08 188.26 251.80 709.35 709.35

54
Theo Statista

14
TT NỘI DUNG 2020 2025 (F)
KB 1 KB 2 KB 3 KB 4
A GDP (triệu USD) 343,000 517,270.0054
2 Quy mô DC trong nước
Quy mô DC (rack) theo thị 14,00055 33,241 44,461 125,253 125,253
trường Cloud (số rack)
II PHẦN ĐTĐM (CLOUD)
QUỐC TẾ
Phương án về tỷ lệ đưa dữ liệu 12.50 25.00 50.00 50.00
về Việt Nam (%)
Số Rack cần bổ sung trong các 13,382 35,799 201,698 201,698
kịch bản đưa dữ liệu phát sinh
từ Việt Nam ở nước ngoài về
Việt Nam
Doanh thu dự kiến từ kịch bản 187 501 2,825 2,825
đưa dữ liệu phát sinh từ Việt
Nam ở nước ngoài về Việt
Nam (triệu USD)
III PHẦN DIGITAL HUB
Tỷ lệ rack trên đầu người 0.013%56
Ước tính số rack đang nằm 10,98857
nước ngoài của CLM
(Campuchia, Lào, Myamanr)
(tính theo tỷ lệ dân số tương
ứng)
Mục tiêu đưa 75% số rack 8,241
CLM về Digital Hub của Việt
Nam
Doanh thu dự kiến từ kịch bản 115
xây dựng Digital Hub
IV DỰ BÁO TOÀN THỊ
TRƯỜNG
Tổng số rack cần lắp đặt 46,623 80,260 326,951 335,192
Tổng doanh thu Cloud dự kiến 196.11 653.09 1,124.27 4,579.88 4,695.32
đạt được đến 2025 (triệu USD)

55
Theo kết quả khảo sát, báo cáo của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
56
Tính dựa trên tỷ lệ rack trên đầu người x dân số dự kiến đến năm 2025 của các quốc gia tương ứng (theo số liệu
công bố của Statista)

15
TT NỘI DUNG 2020 2025 (F)
KB 1 KB 2 KB 3 KB 4
A GDP (triệu USD) 343,000 517,270.0054
Tỷ trọng Doanh thu Cloud/ 0.06% 0.13% 0.22% .89% 0.91%
GDP
III.2.2.3. Ứng dụng CNTT đảm bảo an toàn thông tin cho chính phủ số, kinh tế
số, xã hội số và an ninh, quốc phòng
Trên cơ sở quan điểm, các tiếp cận, mục tiêu đã đề ra trong phát triển ngành
thông tin và truyền thông, phát triển Chính phủ điện tử, Kinh tế số, Xã hội số và
đặc biệt là tận dụng kinh nghiệm quốc tế và các chỉ số đánh giá như Chỉ số cường
quốc không gian mạng (NCPI - National Cyber Power Index), Chỉ số bảo đảm
không gian mạng toàn cầu (GCI – Global Cybersecurity Index) để có các chỉ số
thành phần cụ thể trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng cho quốc gia, cho các
tổ chức và người dân thông qua việc xây dựng, hoàn thiện các chỉ số Pháp lý, Kỹ
thuật, Tổ chức, Nâng cao năng lực (trong bộ chỉ số GCI); Nâng cao năng lực về
giám sát không gian mạng (surveillance), phòng vệ (defence), kiểm soát và định
hướng thông tin (control), làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp
(commerce), nâng cao năng lực phòng thủ/tấn công mạng (offence), ảnh hưởng
quốc tế (norms) và phát triển thị trường lĩnh vực an toàn thông tin mạng.
Theo đó, đề xuất dự báo 2 kịch bản phát triển lĩnh vực an toàn thông tin
mạng của Việt Nam tới năm 2025:
- Kịch bản 1: Cải thiện xếp hạng chỉ số GCI trong top 20 thế giới; chỉ số
cường quốc không gian mạng (NCPI) trong top 18 thế giới về thực lực.
- Kịch bản 2: Cải thiện xếp hạng chỉ số GCI trong top 23 thế giới; chỉ số
NCPI trong top 20 thế giới về thực lực.
Sở cứ/lý do lựa chọn 2 kịch bản trên như sau:
+ Căn cứ bảng xếp hạng GCI của ITU vừa được công bố 29/6/2021, Việt
Nam được đánh giá xếp hạng thứ 25 trong 194 quốc gia và vùng lãnh thổ được
khảo sát đánh giá, tăng 25 bậc so với đánh giá công bố năm 2019 (hạng 50), Việt
Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á sau Singapore 4/194, Malaysia 5/194, Indonesia
24/194.
+ Căn cứ bảng đánh giá xếp hạng NCPI được công bố trong năm 2020, đo
lường sức mạnh tổng hợp của 30 quốc gia nổi trội trên không gian mạng, Việt Nam
xếp hạng 20/30 quốc tế (trong đó, Việt Nam xếp hạng 17/30 về tham vọng; xếp
hạng 22/30 về thực lực), Việt Nam xếp hạng thứ 3 Đông Nam Á (sau Singapore
18/30, Malaysia 19/30).

15
Trên cơ sở 2 sở cứ trên, thực lực hiện tại, và tính chất tương tự điều kiện
của Việt Nam là phấn đấu sánh ngang và vượt lên các quốc gia dẫn đầu Đông Nam
Á về an toàn thông tin mạng là phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của Việt
Nam giai đoạn tới 2025 và tầm nhìn tới 2030.
Theo đó đặt mục tiêu phấn đấu phát triển đưa ra 2 mức đề cho việc duy trì
cải thiện, tăng thứ hạng của Việt Nam:
+ Kịch bản 1 (mức cao) phấn đấu sánh ngang với Singapore (khi Việt Nam
cần đạt NCPI ở thứ hạng 18 bằng mức hiện tại của Singapore; và GCI đạt thứ hạng
trong top 20 là phù hợp với thực lực).
+ Kịch bản 2 (mức vừa phải) phấn đấu vượt lên trên thứ hạng của
Indonesia (khi đó GCI của Việt Nam cần đạt thứ hạng trong top 23, trên mức 24
hiện tại của Indonesia; và thứ hạng NCPI đạt thứ hạng 19/30 ngang bằng với
Malaysia).
III.2.2.4. Công nghiệp công nghệ thông tin
Trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp CNTT, việc phát triển các phân khu
công nghiệp điện tử viễn thông được phát triển dựa trên các khu công nghiệp, khu
kinh tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương. Vì vậy, trong phạm vi Quy
hoạch này tập trung vào quy hoạch các khu CNTT tập trung trên cơ sở Quy hoach
tổng thể phát triển các khu CNTT TT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
(Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31/12/20014) để bảo đảm sự đồng bộ trong hệ
thống pháp luật và phù hợp với định hướng phát triển ngành TTTT.
Khu CNTT tập trung là khu tập trung các hoạt động nghiên cứu - phát triển,
đào tạo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ CNTT, cung cấp hạ tầng, cung
ứng dịch vụ CNTT cho các tổ chức, doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan
đến CNTT, vì vậy, để dự báo nhu cầu khu CNTT TT được tính toán thông qua sự
phát triển của lĩnh vực công nghiệp phần mềm.
III.2.2.5. Phương pháp dự báo
Dự báo sự phát triển khu CNTT tập trung theo 2 phương pháp:
- Phương pháp hồi quy: Sử dụng số liệu quá khứ giai đoạn 2026-2020 về phát
triển công nghiệp phần mềm để dự báo quy mô thị trường công nghiệp phần mềm
của Việt Nam đến năm 2025, từ đó xác định tốc độ tăng trưởng hàng năm giai
đoạn 2021-2025, từ đó tính toán tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng đất của các
khu CNTT tập trung năm 2025.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia: Dựa theo ý kiến đánh giá chuyên gia, xác
định tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021-2025, đánh giá quy mô thị
trường
15
công nghiệp phần mềm của Việt Nam năm 2025, , từ đó tính toán tốc độ tăng
trưởng nhu cầu sử dụng đất của các khu CNTT TT năm 2025.
III.2.2.6. Kịch bản dự báo
Kịch bản 1 Phát triển tuyến tính
Dự báo sự phát triển của công nghiệp phần mềm đến năm 2025
Dựa trên số liệu doanh thu của lĩnh vực công nghiệp phần mềm Việt Nam
trong giai đoạn 2016-2020, sử dụng phương pháp hồi quy dự đoán đến năm 2025
doanh thu lĩnh lực công nghiệp phần mềm đạt 8.453,9 triệu USD và đạt tốc độ tăng
trưởng hàng năm giai đoạn 2021-2025 là 8,53%, cụ thể như sau:
Bảng III-3: Dự báo doanh thu Hình III-8: Biểu đồ xu hướng doanh thu công
công nghiệp phần mềm đến năm nghiệp phần mềm
2025 sử dụng hồi quy tuyến tính

Doanh thu
Năm
(Triệu USD)
2016 3.038
2017 3.779
2018 4.447
2019 4.932
2020 5.413
2021 6.092,7
2022 6.683
2023 7.273,3
2024 7.863,6
2025 8.453,9
Căn cứ trên tốc độ và doanh thu công nghiệp phần mềm năm 2025 ở trên,
tiêp tục tiến hành dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu CNTT tập trung.
Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu CNTT tập trung để phát triển công
nghiệp phần mềm
Dựa trên doanh thu dự báo của công nghiệp phần mềm cho giai đoạn 2020-
2025 tính được tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt: 8,53%. Dựa trên quy mô sử dụng
đất đã được quy hoạch và mới được bổ sung trong thời gian qua, diện tích các khu
CNTT tập trung hiện tại là 755,9 ha (làm tròn thành 756 ha), tính nhu cầu sử dụng
đất của các khu CNTT tập trung để phát triển công nghiệp phần mềm như sau:

15
Bảng III-4: Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu CNTT tập trung phát triển công
nghiệp phần mềm theo kịch bản 1
Nội dung 2021 2022 2023 2024 2025
Doanh thu Công nghiệp
6.092,70 6.683,00 7.273,30 7.863,60 8.453,90
phần mềm (Tỷ USD)
Quy mô sử dụng đất tại
756 820 890 966 1.049
các khu CNTT TT (ha)
Kịch bản 2 theo mục tiêu đề ra
Dự báo sự phát triển của công nghiệp phần mềm đến năm 2025 và tốc độ
tăng trưởng hàng năm
Dựa trên phương pháp ý kiến chuyên gia, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực công
nghiệp phần mềm khoảng 10,7%, như vậy đến năm 2025 doanh thu ngành công
nghiệp Việt Nam đạt được 9 tỷ USD, cụ thể như sau:
Bảng III-5: Dự báo doanh thu Hình III-9: Biểu đồ dự báo doanh thu công
công nghiệp phần mềm nghiệp phần mềm

Doanh thu
Năm (Triệu
USD)
Dự kiến tốc
độ tăng
10,70%
trưởng hàng
năm
2021 5.992
2022 6.634
2023 7.344
2024 8.130
2025 9.000

Dự báo nhu cầu sử dụng đất của các khu CNTT tập trung
Căn cứ trên mục tiêu doanh thu đạt được 9000 triệu USD, tốc độ tăng trưởng
của công nghiệp phần mềm giai đoạn 2020-2025 đạt 10,7%, từ tỷ lệ này, nhu cầu
sử dụng đất tại các khu CNTT tập trung như sau:

15
Bảng III-6: Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu CNTT tập trung phát triển công
nghiệp phần mềm theo kịch bản 2

Doanh thu công nghiệp Quy mô sử dụng đất tại các


Năm
phần mềm (Triệu USD) khu CNTT TT (ha)
2021 5.992 756
2022 6.634 837
2023 7.344 926
2024 8.130 1.025
2025 9.000 1.135
Như vậy, dựa trên phương pháp chuyên gia xác định mục tiêu đạt được đến
năm 2025 trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, các khu CNTT tập trung cần
1.135 ha để phát triển.
Lựa chọn kịch bản 2.
Căn cứ trên hiện trạng tổng quỹ đất đã đã dành cho các khu CNTT tập trung
là khoảng 756 ha, cụ thể như sau:
+ Các khu - Số khu CNTT tập trung đã thành lập: 05 khu và 01 Chuỗi công
viên phần mềm với tổng diện tích đất sử dụng khoảng 305,9 có hiệu suất sử dụng
đất cao.
+ Số khu CNTT tập trung đã được bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển
khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025: 02 khu. Khu
CNTT tập trung Bắc Ninh khoảng 250 ha và khu CNTT tập trung Yên Bình - giai
đoạn 1 là 200 ha.
Vậy nhu cầu sử dụng đất tổng thể của Khu CNTT tập trung đến năm 2025 là
379 ha.
III.2.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất
Đến năm 2030, quỹ đất dành cho lĩnh vực hạ tầng TTTT cả nước có 1,39
nghìn ha, tăng 0,48 nghìn ha so với năm 2020, trong đó: Trung du và miền núi phía
Bắc có 0,26 nghìn ha, tăng 0,10 nghìn ha; Đồng bằng sông Hồng có 0,30 nghìn ha,
tăng 0,10 nghìn ha; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 0,37 nghìn ha, tăng
0,14 nghìn ha; Tây Nguyên có 0,13 nghìn ha, tăng 0,06 nghìn ha; Đông Nam Bộ có
0,14 nghìn ha, tăng 0,03 nghìn ha và Đồng bằng sông Cửu Long có 0,17 nghìn ha,
tăng 0,03 nghìn ha

15
Bảng III-7: Quy hoạch sử dụng đất công trình TTTT đến năm 2030

Nguồn: Dự thảo Quy hoạch đất – Bộ Tài nguyên và Môi trường


Dự báo bố trí không gian cho lĩnh vực bưu chính và công nghiệp CNTT
Bảng III-8: Quy hoạch sử dụng đất lĩnh vực bưu chính và công nghiệp CNTT đến năm
2025

Nhu cầu sử dụng đất


STT Vùng
đến năm 2025 (1000 ha)
Cả nước 1,637
1 Trung du miền núi phía Bắc 1,034
2 Đồng bằng sông Hồng 0,222
3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung 0,241
4 Tây Nguyên 0,007
5 Đông Nam Bộ 0,098
6 Đồng bằng sông Cửu Long 0,035

15
PHẦN IV. QUY HOẠCH HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

IV.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN


Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, bao gồm hạ tầng bưu chính, hạ
tầng viễn thông băng rộng và IoT, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng công nghiệp
CNTT và các nền tảng chuyển đổi số quốc gia, thành một chỉnh thể thống nhất và
đồng bộ; có khả năng cung cấp truy cập an toàn và dịch vụ TTTT tin cậy với giá cả
phù hợp cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi; đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số trong xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Hạ
tầng thông tin và truyền thông kiến tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao
năng năng lực cạnh tranh quốc tế, gắn kết sự phát triển trên không gian số với
không gian vật lý/truyền thống. Làm chủ hạ tầng thông tin và truyền thông, bảo
đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng bằng các doanh nghiệp công nghệ
số Việt Nam.
Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông theo hướng hiện đại, đồng bộ,
an toàn, tin cậy, bố trí không gian hạ tầng thông tin và truyền thông gắn với hạ tầng
kinh tế - xã hội, xây dựng bản sao số (digital twin) hạ tầng kinh tế - xã hội trên môi
trường số từ đó tối ưu các hiệu quả sử dụng và tiến tới kiến tạo giá trị mới.
Ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng điện toán đám mây và một số nền tảng
quốc gia phục vụ toàn dân, mọi lúc, mọi nơi trên cở sở hình thành, khai thác các cơ
sở dữ liệu quy mô lớn phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, góp
phần tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Dữ liệu là tư liệu sản xuất mới, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc
đẩy sự phát triển kinh tế số, tạo ra các khu vực động lực kinh tế mới góp phần tạo
dựng sự phát triển hài hoà, bền vững giữa các vùng kinh tế.
IV.2. YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
Đến năm 2030, hạ tầng viễn thông cơ bản hoàn thành chuyển sang hạ tầng
số với dung lượng lớn, tốc độ và độ tin cậy cao, độ trễ siêu thấp, bảo đảm tính di
58

động, an toàn thông tin mạng, trải nghiệm khách hàng, đáp ứng yêu cầu các dịch
vụ số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần thực hiện thành công
công cuộc chuyển đổi số quốc gia và giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian
mạng. Thiết lập hạ tầng số phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước. Hạ tầng IoT hình
thành, hiện

58
Truyền dẫn phát sóng phát thanh tương tự và số

15
đại, thông minh, được tích hợp trên hạ tầng số và triển khai trên các nền tảng
chuyển đổi số quốc gia, góp phần giảm chi phí xã hội, nâng cao đáng kể năng lực
quản trị quốc gia, sản xuất - kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh
nghiệp. Hạ tầng bưu chính được mở rộng trên các nền tảng và dữ liệu, hỗ trợ các
mô hình kinh doanh mới, tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị thương mại điện tử và
logistic giúp người dân làm giàu, thoát nghèo. Công nghiệp CNTT phát triển mạnh
theo hướng công nghiệp dữ liệu, hình thành các vùng động lực kinh tế mới, tạo ra
nhiều sản phẩm, dịch vụ, mô hình độc đáo, giải quyết tốt bài toán trong nước, vươn
ra thị trường thế giới. Xây dựng, phát triển các hệ thống kỹ thuật, nền tảng đáp ứng
nhu cầu bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; an toàn không gian mạng quốc gia;
bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng; phát
triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng; hợp tác
quốc tế, kết nối chia sẻ thông tin an toàn thông tin mạng; và nâng cao vị thế của
Việt Nam trên thế giới.
IV.2.1. Mạng bưu chính
Định hướng phát triển
Phát triển hạ tầng bưu chính đồng bộ, hiện đại, gắn kết giữa thế giới thực và
thế giới số, trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của thương mại điện tử.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025
- Hình thành mạng bưu chính công cộng quốc gia bao gồm các Trung tâm
bưu chính quốc gia và Trung tâm bưu chính vùng, kết nối Trung tâm bưu chính
quốc gia
– Trung tâm bưu chính quốc gia, Trung tâm bưu chính quốc gia – Trung tâm bưu
chính vùng, sử dụng chung giữa các doanh nghiệp bưu chính, có tổng năng lực
phục vụ đạt trên 127.000 tấn/ngày, tốc độ giao hàng liên tỉnh và quốc tế (phần xử
lý trong nước) dưới 5 ngày.
- Hình thành ít nhất 3 Trung tâm bưu chính quốc gia trên cả nước đảm bảo
năng lực phục vụ bình quân đạt trên 40 tấn/ngày; phạm vi phục vụ bình quân
350km.
- Hình thành ít nhất 15 Trung tâm bưu chính vùng trên cả nước đảm bảo
năng lực phục vụ bình quân trên 8 tấn/ngày; phạm vi phục vụ bình quân 115km.
- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về Chỉ số tích hợp phát triển bưu
chính (2IPD) theo đánh giá của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).
Yêu cầu phát triển đến năm 2030
- Hình thành ít nhất 5 Trung tâm bưu chính quốc gia trên cả nước, năng lực
phục vụ bình quân của Trung tâm bưu chính quốc gia đạt trên 80 tấn/ngày.

15
- Hình thành ít nhất 20 Trung tâm bưu chính vùng trên cả nước, năng lực
phục vụ bình quân trên 16 tấn/ngày.
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về Chỉ số tích hợp phát triển bưu
chính (2IPD) theo đánh giá của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).
IV.2.2. Hạ tầng số
IV.2.2.1. Hạ tầng viễn thông và IoT
Định hướng phát triển
Xây dựng hạ tầng viễn thông băng rộng dung lượng lớn, tốc độ cao, công
nghệ hiện đại, hạ tầng IoT được tích hợp, ứng dụng rộng rãi trong các hạ tầng giao
thông, điện, nước, đô thị, đáp ứng nhu cầu ĐTĐM, đảm bảo phục vụ cho chính phủ
số, phát triển kinh tế số - xã hội số.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025
- Bổ sung từ 3 đến 5 tuyến cáp quang quốc tế trên đất liền và trên biển, đa
dạng theo các hướng kết nối nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng và đường
truyền59.
- Dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam đạt tối thiểu 60TBps trên tất cả
các tuyến cáp quang quốc tế đất liền và cáp quang biển60.
- 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến cấp xã được kết nối
vào hạ tầng số (mạng truyền số liệu chuyên dùng) của cơ quan Đảng, Nhà nước.
- 100% hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị có
khả năng tích hợp cảm biến, IoT để trở thành hạ tầng số.
- 100% sản xuất công nghiệp được hỗ trợ ứng dụng hệ sinh thái IoT.
- 100% dân số được phủ sóng di động băng thông rộng.
- 95% hộ gia đình có kết nối băng rộng cố định.
- 100% hộ gia đình ở khu vực đô thị có thể truy nhập kết nối Internet với tốc
độ tối thiểu 200 Mbps và có thể đạt đến tốc độ 1 Gbps; 95% hộ gia đình ở khu vực
nông thôn có thể truy nhập với tốc độ đạt tới 100Mbps.
- 100% các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội như trường học,
bệnh viện… tại các đô thị, các khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung, trung tâm
nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo có truy nhập Internet với tốc độ tối thiểu
01 Gbps.
- Dung lượng kết nối Internet quốc tế tăng trung bình 50%/năm. Tổng lưu
luợng kết nối Internet trong nước lớn hơn 70% dung lượng kết nối quốc tế.
- Việt Nam nằm trong top 20 nước chuyển đổi hoàn toàn sang IPv6.

59
Nghiên cứu hướng tuyến cáp quang biển có trạm cập bờ phía Vịnh Thái Lan
60
Với tỷ lệ 2/3 dung lượng là cáp biển, 1/3 dung lượng cáp đất liền.

15
- Tên miền .vn là thương hiệu quốc gia, đạt tối thiểu 1 triệu tên miền, chiếm
tối thiểu 60% tên miền sử dụng ở Việt Nam. Đứng số 1 ASEAN, top 10 Châu Á,
top 20 - 30 thế giới về tên miền.
- Năng lực hạ tầng băng rộng Việt Nam nằm trong nhóm 50 quốc gia dẫn
đầu theo bộ chỉ số phát triển ICT (IDI) của Liên minh viễn thông quốc tế.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030
- Hạ tầng băng rộng Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia dẫn đầu theo bộ
chỉ số phát triển ICT (IDI) của Liên minh viễn thông quốc tế.
IV.2.2.2. Hạ tầng điện toán đám mây
Định hướng phát triển
- Chính phủ tiên phong trong việc phát triển hạ tầng điện toán đám mây
“Make in Viet Nam”, sử dụng hạ tầng và dịch vụ điện toám đám mây là điều kiện
tiên quyết của bất kỳ dự án kỹ thuật số mới;Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các bộ,
ngành, địa phương, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số ứng dụng công
nghệ ĐTĐM phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước
một cách linh hoạt, ổn định và hiệu quả, tuân thủ chặt chẽ quy định về an toàn, an
ninh mạng và bảo vệ dữ liệu
Thúc đẩy hạ tầng điện toán đám mây Make in Viet Nam; Phát triển đầy đủ
các mô hình điện toán đám mây phục vụ phát triển kinh tế số - xã hội số.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025
- Tổng doanh thu thị trường ĐTĐM Việt Nam đạt từ 4,5 đến 5 tỷ đô la Mỹ
với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 55 đến 60%/năm, trong đó doanh thu phát
sinh từ dịch vụ ĐTĐM khối cơ quan Chính phủ chiếm khoảng 20% tổng doanh thu
toàn thị trường.
- 80% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ ĐTĐM.
- 100% cơ quan quản lý nhà nước sử dụng dịch vụ ĐTĐM của doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ trong nước.
- 70% thị phần dịch vụ ĐTĐM tại Việt Nam thuộc các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ trong nước.
- 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp qua nền tảng ĐTĐM đảm bảo
cung cấp 24/7.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030
Hạ tầng ĐTĐM, hạ tầng IoT được tích hợp, ứng dụng rộng khắp trong tất cả
các lĩnh vực của nền kinh tế số, xã hội số.

16
IV.2.2.3. Trung tâm dữ liệu
Định hướng phát triển
Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, đưa dữ liệu của
người Việt về lưu trữ tại Việt Nam; Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc tế,
quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng61 và trung tâm dữ liệu điện toán biên kết nối
đồng bộ và thống nhất nhằm hướng tới mục tiêu Việt Nam trở thành trung tâm lưu
trữ và xử lý dữ liệu của khu vực và quốc tế.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025
- 70% dịch vụ Trung tâm dữ liệu chuyển dịch sang sử dụng dịch vụ ĐTĐM.
- Hình thành từ 3 - 6 trung tâm dữ liệu quốc gia dự phòng lẫn nhau (cross-
backup center) phục vụ lưu trữ, xử lý và dự phòng dữ liệu, cơ sở dữ liệu quốc gia
của các bộ, ngành, địa phương. Trung tâm dữ liệu quốc gia ưu tiên đặt tại những
nơi có quy mô người dùng lớn (như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), các hành
lang kinh tế vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, nơi có nguồn năng lượng
dự trữ, khí hậu lạnh, nguồn nhân lực CNTT và giao thông thuận lợi và 01 Trung
tâm giám sát thông minh các trung tâm dữ liệu tích hợp nằm trong Trung tâm giám
sát quốc gia về Chính phủ điện tử.
- Trung tâm dữ liệu của Việt Nam cung cấp dịch vụ ra quốc tế.
- Thu hút các Tập đoàn công nghệ đa quốc gia đầu tư tối thiểu 01 trung tâm
dữ liệu quốc tế ưu tiên đặt tại các Trung tâm Tài chính của Việt Nam.
- Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn xanh, chỉ số Hiệu quả sử dụng năng lượng
(PUE) của trung tâm dữ liệu ĐTĐM được đầu tư xây dựng mới không vượt quá
1,5.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030
- Thu hút các Tập đoàn công nghệ đa quốc gia xây dựng thêm các trung tâm
dữ liệu quốc tế tại Việt Nam.
- Việt Nam trở thành Digital Hub khu vực.
IV.2.2.4. Digital hub
Định hướng phát triển

61
Trung tâm dữ liệu quốc tế: Trung tâm dữ liệu của các Big Giant đặt tại Việt Nam
Trung tâm dữ liệu quốc gia: Trung tâm dữ liệu phục vụ nhu cầu lưu trữ, xử lý, dự phòng dữ liệu cho các cơ sở dữ
liệu quốc gia.
Trung tâm dữ liệu vùng: Trung tâm dữ liệu phục vụ nhu cầu xã hội cho phát triển kinh tế số, xã hội số. Phạm vi cung
cấp dịch vụ trên phạm vi vùng kinh tế.

16
Hình thành và phát triển hệ sinh thái công nghệ, đưa Việt Nam trở thành
trung tâm kết nối khu vực “Digital Hub62” - nơi trung chuyển, kết nối, lưu trữ và xử
lý dữ liệu của khu vực và thế giới.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025
Hình thành tối thiểu 01 trung tâm dữ liệu phục vụ mục tiêu Hub cho khu vực
và quốc tế.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030
Hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái công nghệ của Digital Hub.
IV.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
IV.2.3.1. Ứng dụng CNTT phục vụ chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Định hướng phát triển
Phát triển ứng dụng CNTT nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia
số an toàn, ổn định và thịnh vượng dựa trên ba trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và
xã hội số.
Ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển theo hướng làm trước, làm tốt, làm tập
trung các nền tảng số có tính chất hạ tầng63 quy mô quốc gia phục vụ nhiều ứng
dụng, dịch vụ, hoặc đóng vai trò là nền tảng số dùng cho nhiều lĩnh vực kinh tế -
xã hội, hay phục vụ các hoạt động thiết yếu hàng ngày của xã hội trên môi trường
số như trao đổi định danh, xác thực điện tử; bản đồ số và địa chỉ số.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025
Đạt và vượt các chỉ tiêu tại điểm a, phần 1, mục II Quyết định số 749/QĐ-
TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và các chỉ tiêu tại mục
III Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt

62
Digital Hub bao gồm:
- Trạm cáp trung lập: Hoàn thành trạm cáp trung lập với cơ chế mở về kinh doanh giữa các nhà mạng trong nước và
quốc tế trong việc hợp tác đầu tư xây dựng và sử dụng dung lượng cáp.
- Trung tâm dữ liệu trung lập: Xây dựng các trung tâm dữ liệu trung lập với kết nối cao, quy mô lớn ít nhất tiêu
chuẩn TIER 4. Trung lập và đa kết nối sẽ là ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng Hub.
- IX trung lập: Hoạt động dưới dạng phi lợi nhuận, được đầu tư với dung lượng đủ lớn, đảm bảo đủ hạ tầng, thiết bị
kết nối, đặt tại trung tâm dữ liệu trung lập trung lập để thúc đẩy kết nối trung lập – tính mở.
63
Nền tảng số, hiện chưa có định nghĩa thống nhất, có thể được hiểu: Các thành phần phần mềm cung cấp như một
dịch vụ (service), có thể triển khai trên quy mô rộng khắp một cách nhanh chóng (scale), tuỳ biến theo nhu cầu
khách hàng (on-demand), bên thứ 3 phát triển ứng dụng, dịch vụ để tạo thành hệ sinh thái (eco-system). Một số nền
tảng số có tính chất cơ sở hạ tầng để phục vụ nhiều ứng dụng, dịch vụ, hoặc nền tảng khác trong nhiều lĩnh vực của
kinh tế- xã hội và phục vụ nhiều hoạt động thiết yếu hàng ngày của xã hội trên môi trường số.

16
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 -
2025, định hướng đến năm 2030.
Phát triển nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia (NIXA)
hướng tới xây dựng mô hình liên hiệp định danh, tận dụng tối đa các hình thức xác
thực điện tử hiện có để tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai; Phát triển Nền tảng
ứng dụng trên thiết bị di động cho phép người dân và doanh nghiệp có thể định
danh trên không gian số và sử dụng mọi dịch vụ, tiện ích trong Chính phủ số, kinh
tế số, xã hội số mọi lúc, mọi nơi.
Xây dựng bản đồ số quốc gia mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mỗi hộ gia đình có địa chỉ số.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030
- Các nền tảng số quy mô quốc gia được hoàn thiện, vận hành thông suốt
đáp ứng được yêu cầu chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
- Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ
liệu của các cơ quan nhà nước và dữ liệu từ hạ tầng Internet vạn vật (IoT), kết nối,
chia sẻ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Mọi người dân đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với
chất lượng cao, giá cước phù hợp.
- Hoàn thành xây dựng Chính phủ số.
- Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng
điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị
thông minh trong khu vực và thế giới.
- Kinh tế số chiếm 30% GDP và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh
vực đạt tối thiểu 20%.
IV.2.3.2. Ứng dụng CNTT đảm bảo an toàn thông tin cho chính phủ số, kinh tế
số, xã hội số và an ninh, quốc phòng
Định hướng phát triển
Niềm tin số là nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số và trở
thành yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc di chuyển từ thế giới thực sang
thế giới ảo. An toàn thông tin mạng là chìa khoá (key) tạo lập niềm tin số. Vì vậy,
hạ tầng an toàn thông tin phải gắn kết và song hành với hạ tầng số (bao gồm hạ
tầng băng rộng, IoT, điện toán đám mây, các nền tảng số). Với đặc trưng đó, hạ
tầng an toàn thông tin mạng là hạ tầng mềm, sử dụng mặt bằng các DC, Phòng
máy chủ của hạ tầng số, không đòi hỏi không gian (đất) riêng như hạ tầng băng
rộng, IoT, điện toán đám mây (hạ tầng cứng).

16
Hạ tầng kỹ thuật an toàn thông tin mạng phải gắn kết, song hành, đồng bộ với
hạ tầng số.
Phát triển các hệ thống kỹ thuật, giải pháp, nền tảng đảm bảo an toàn thông
tin mạng phục vụ Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số phát triển bền vững để ngăn
chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025
Mục tiêu cụ thể đối với Kịch bản 1:
- 100% các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước được kiểm tra đánh
giá an toàn thông tin theo quy định.
- 100% thiết bị đầu cuối của các cơ quan nhà nước được cài đặt giải pháp bảo
đảm an toàn thông tin mạng và được kiểm tra đánh giá an toàn thông tin.
- 100% bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thực hiện bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp nâng cao.
- 100% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận thông tin, tài liệu nâng cao
nhận thức, kỹ năng và công cụ an toàn thông tin mạng; dịch vụ an toàn thông tin
mạng cơ bản được phổ cập.
- Cải thiện xếp hạng quốc tế về an toàn thông tin của Việt Nam (GCI xếp
hạng trong Top 20 thế giới); chỉ số cường quốc không gian mạng (NCPI) trong top
18 thế giới về thực lực).
Mục tiêu cụ thể đối với Kịch bản 2:
- 90% các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước được kiểm tra đánh
giá an toàn thông tin theo quy định.
- 100% thiết bị đầu cuối của các cơ quan nhà nước được cài đặt giải pháp bảo
đảm an toàn thông tin mạng và được kiểm tra đánh giá an toàn thông tin.
- 90% bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thực hiện bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp nâng cao.
- 100% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận thông tin, tài liệu nâng cao
nhận thức, kỹ năng và công cụ an toàn thông tin mạng; dịch vụ an toàn thông tin
mạng cơ bản được phổ cập.
- Giữ vững và cải thiện xếp hạng quốc tế về an toàn thông tin của Việt Nam
(GCI xếp hạng từ Top 23 – Top 25 thế giới); chỉ số cường quốc không gian mạng
(NCPI) trong top 20 thế giới về thực lực).
Yêu cầu phát triển đến năm 2030

16
Việt Nam cơ bản thuộc nhóm các cường quốc về không gian mạng, cường
quốc về an toàn, an ninh mạng để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam
trên không gian mạng:
- Bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, bảo vệ an toàn hạ tầng băng
rộng, IoT, điện toán đám mây, các nền tảng, hệ thống thông tin cho các cơ quan
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, hệ thống thông tin của các doanh nghiệp và
bảo vệ người dân hoạt động trên không gian mạng.
- Phát triển các nền tảng, hệ thống, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin
mạng quốc gia; kết nối chia sẻ thông tin an toàn thông tin mạng. Tôn trọng, vận
dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực, và thể chế quốc tế về an toàn thông tin mạng.
- Tạo lập niềm tin số, yếu tố nền tảng của kỷ nguyên số.
- Tận dụng được các công nghệ nguồn mở để tự chủ công nghệ và làm chủ
thị trường an toàn thông tin mạng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, kết nối chia sẻ thông tin về bảo đảm an toàn
thông tin mạng.
- Duy trì và nâng cao thứ hạng, vị thế của Việt Nam trên thế giới theo đánh
giá của ITU về an toàn thông tin mạng (GCI); theo đánh giá Chỉ số cường quốc
không gian mạng (NCPI).
IV.2.4. Công nghiệp công nghệ thông tin
Định hướng phát triển
Xây dựng ngành công nghiệp CNTT Việt Nam trở thành một trong những
ngành kinh tế chủ đạo của đất nước, góp phần tạo ra các vùng động lực kinh tế
mới, lấy công nghiệp phần cứng làm động lực, công nghiệp phần mềm, công
nghiệp dữ liệu là công cụ để thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, chuyển
đổi số toàn diện quốc gia góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Doanh nghiệp CNTT trong nước làm chủ được công nghệ, có khả năng
nghiên cứu, chế tạo sản xuất và cung cấp sản phẩm, thiết bị và dịch vụ CNTT, điện
tử viễn thông dựa trên công nghệ số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia hướng tới
xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025:
- Công nghiệp phần cứng, điện tử viễn thông đạt tỷ lệ nội địa hóa 30% đối
với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

16
- Phát triển hạ tầng công nghiệp CNTT để thúc đẩy phát triển ngành công
nghiệp CNTT, ĐTVT Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo
với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm gấp từ 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng
GDP của cả nước.
- Hình thành từ 12 đến 14 khu CNTT tập trung và chuỗi khu công viên phần
mềm tại các thành phố/đô thị lớn trên cả nước, với quy mô sử dụng đát khoảng
1.135 ha, tạo thành các cụm khu CNTT tập trung tại một số vùng nhằm tạo sự liên
kết trong nghiên cứu làm chủ công nghệ và sản xuất các sản phẩm công nghệ số
đáp ứng được các yêu cầu cho triển khai chính phủ số và phát triển kinh tế số, xã
hội số.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030:
Ngành công nghiệp CNTT trong nước tự chủ công nghệ, cung cấp được
100% các sản phẩm, giải pháp phục vụ xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội
số, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh... và tiến ra thị
trường nước ngoài. Đến năm 2030, hình thành hệ thống các khu công nghiệp
phát triển công nghiệp phần cứng, điện tử và các khu CNTT TT phát triển ổn
định, đồng bộ, hiện đại, hài hòa về kinh tế, môi trường và xã hội; tập trung đầu tư
phát triển có chọn lọc một số khu công nghiệp hội tụ đầy đủ thế mạnh phát triển
kinh tế để thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới đảm bảo sử dụng
hiệu quả nguồn lực đầu
tư, tránh lãng phí.
IV.3. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Hạ tầng thông tin và truyền thông bao phủ đầy đủ toàn bộ các không gian
chủ quyền của Việt Nam, thông minh, có khả năng dự báo, ứng xử trước mọi biến
động, không chắc chắn, phức tạp, mơ hồ (VUCA), đáp ứng mọi nhu cầu của đời
sống kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
IV.4. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN
IV.4.1. Mạng bưu chính
IV.4.1.1. Mạng bưu chính KT1
Trang bị hệ thống hiện đại hóa mạng bưu chính KT1, tăng cường bảo đảm
an toàn, an ninh cho mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Triển khai phương án chuyển phát trong tình huống khẩn cấp theo quy định
của pháp luật và thực tiễn công việc.
- Định hướng phân bổ không gian:
Quy hoạch 3 trung tâm vùng mạng bưu chính KT1 tại miền Bắc (Hà Nội),
miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (Tp. Hồ Chí Minh).
16
- Loại hình công trình:
Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Vai trò công trình:
Mạng bưu chính KT1 là hạ tầng quan trọng trong truyền đưa thông tin chỉ
đạo, điều hành khẩn mật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mạng được thiết lập và duy
trì hoạt động để chấp nhận, vận chuyển, phát các bưu gửi bảo đảm sự chỉ đạo, điều
hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tài liệu mang bí mật nhà nước.
- Quy mô công trình:
Trung tâm miền Bắc (thành phố Hà Nội) diện tích tối thiểu 0,15ha (1500m2);
Trung tâm miền Trung (thành phố Đà Nẵng) diện tích tối thiểu 0,03ha
(300m2);
Trung tâm miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh) diện tích tối thiểu 0,036ha
(360m2);
- Định hướng khai thác sử dụng:
Công trình chỉ sử dụng riêng cho việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
IV.4.1.2. Phương án phát triển mạng bưu chính công cộng
Phương án phát triển Trung tâm bưu chính quốc gia
Định hướng phân bổ không gian:
- Nguyên tắc: Quy hoạch Trung tâm bưu chính quốc gia có vị trí thuận tiện
về giao thông, kết nối dạng đường trục điểm – điểm, khoảng cách từ vị trí đặt
Trung tâm bưu chính quốc gia tới tỉnh trung tâm (là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm
vùng phục vụ của Trung tâm bưu chính quốc gia) không quá 15km, khoảng cách
đến sân bay, cảng biển là 40 - 100km, đảm bảo tối ưu về chi phí và khoảng cách
vận chuyển với các Trung tâm bưu chính vùng.
- Quy hoạch Trung tâm bưu chính quốc gia tại 3 miền Bắc, Trung và Nam.
Loại hình công trình:
- Trung tâm bưu chính quốc gia thuộc nhóm công trình thương mại, dịch vụ
và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh
nghiệp - Nhà phục vụ thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục – cấp II trở lên64.
Vai trò của công trình:
- Trung tâm bưu chính quốc gia đóng vai trò trung tâm kết nối, cho phép kết
nối đường trục điểm - điểm giữa các Trung tâm bưu chính quốc gia, kết nối dạng
nan hoa giữa Trung tâm bưu chính quốc gia - Trung tâm bưu chính vùng, tối ưu
hoá

64
Phân loại theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP

16
di chuyển. Cho phép lưu kho, phân phối bưu gửi (ngoại trừ nguyên liệu thô là đầu
vào cho sản xuất), bảo đảm chất lượng bưu gửi.
Quy mô công trình:
- Trung tâm bưu chính quốc gia miền Bắc có quy mô tối thiểu 30 ha.
- Trung tâm bưu chính quốc gia miền Trung có quy mô tối thiểu 14 ha.
- Trung tâm bưu chính quốc gia miền Nam có quy mô tối thiểu 56 ha.
Định hướng khai thác, sử dụng:
- Trung tâm bưu chính quốc gia phục vụ hoạt động bưu chính và thương mại
điện tử. Chức năng chia chọn, kết nối và lưu kho.
- Trung tâm bưu chính quốc gia được sử dụng chung cho các doanh nghiệp
bưu chính.
Công nghệ công trình:
- Các công nghệ áp dụng tại Trung tâm bưu chính quốc gia bao gồm: xếp dỡ
hàng tự động, nâng chuyển tự động, lưu bưu gửi tự động, phân loại, chia chọn tự
động.
- Các hệ thống, thiết bị trong Trung tâm bưu chính quốc gia được giám sát
thông qua hệ thống cảm biến, hỗ trợ công tác quản lý toàn trình.
Phương án phát triển Trung tâm bưu chính vùng
Định hướng phân bổ không gian:
- Nguyên tắc: Quy hoạch Trung tâm bưu chính vùng có vị trí thuận tiện về
giao thông - kết nối dạng nan hoa, khoảng cách từ vị trí đặt Trung tâm bưu chính
vùng tới tỉnh trung tâm (là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng phục vụ của Trung tâm
bưu chính vùng) từ 8- 20km, đảm bảo tối ưu về chi phí và khoảng cách vận chuyển
với các Trung tâm bưu chính tỉnh65, bưu cục.
- Kết quả mô hình giả lập cần được đối chiếu với hiện trạng địa điểm các
trung tâm chia chọn của mạng bưu chính công cộng:
+ Nếu địa điểm trùng nhau: thực hiện nâng cấp, mở rộng các Trung tâm hiện
tại cho phù hợp với quy hoạch, đảm bảo chức năng kết nối liên vùng tương ứng với
sản lượng dự phóng.
+ Nếu địa điểm không trùng nhau: xây dựng mới, và thực hiện kết nối với
các trung tâm hiện có theo mô hình nan hoa.
- Đối chiếu với 7 trung tâm bưu chính66 trong hiện trạng mạng bưu chính
công cộng, trung tâm tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ
Chí Minh,

65
Trung tâm bưu chính tỉnh: điểm giao nhận (thu gom, phân phối tới các bưu cục) bưu gửi.
66
Hà Nội, Hải phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

16
Nghệ An, Cần Thơ, Đà Nẵng được tận dụng để nâng cấp, cải tạo theo đúng quy
hoạch tầm nhìn 2025 – 2030, riêng trung tâm bưu chính ở Bình Định tại Vùng 10
cần được quy hoạch mới tại Khánh Hòa, đóng vai trò trung tâm Vùng 10.
- Kết quả quy hoạch Trung tâm bưu chính vùng tại 15 tỉnh, thành phố phục
vụ cho các khu vực, tối ưu vận chuyển vùng như sau:
+ Vùng 1. Đặt tại Phú Thọ, phục vụ các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai.
+ Vùng 2. Đặt tại Sơn La, phục vụ các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu.
+ Vùng 3. Đặt tại Thái Nguyên, phục vụ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao
Bằng.
+ Vùng 4. Đặt tại Hải Dương, phục vụ các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương.
+ Vùng 5. Đặt tại Bắc Giang, phục vụ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng
Sơn.
+ Vùng 6. Đặt tại Hải Phòng, phục vụ các Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng
Ninh.
+ Vùng 7. Đặt tại Hà Nam, phục vụ các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình,
Ninh Bình.
+ Vùng 8. Đặt tại Nghệ An, phục vụ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình.
+ Vùng 9. Đặt tại Đà Nẵng, phục vụ các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
+ Vùng 10. Đặt tại Khánh Hòa, phục vụ các tỉnh Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Vùng 11. Đặt tại Đăk Lắk, phục vụ các tỉnh Gia Lai, KonTum, Đắk Lắk.
+ Vùng 12. Đặt tại Bình Dương, phục vụ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,
Đắc Nông, Tây Ninh.
+ Vùng 13. Đặt tại Đồng Nai, phục vụ các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Vũng
Tàu.
+ Vùng 14. Đặt tại Tiền Giang, phục vụ các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến
Tre.
+ Vùng 15. Đặt tại thành phố Cần Thơ, phục vụ thành phố Cần Thơ và các
tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh,
Vĩnh Long, Đồng Tháp.
Loại hình công trình:

16
- Trung tâm bưu chính vùng thuộc nhóm công trình thương mại, dịch vụ và
trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh
nghiệp - Nhà phục vụ thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục – cấp II trở lên67.
Vai trò của Trung tâm bưu chính vùng:
- Trung tâm bưu chính vùng đóng vai trò kết nối trực tiếp với Trung tâm bưu
chính quốc gia, kết nối dạng nan hoa với Trung tâm bưu chính tỉnh. Trung tâm bưu
chính vùng cho phép tối ưu hoá quãng đường kết nối với Trung tâm bưu chính
tỉnh. Các chức năng chủ yếu bao gồm:
Chia chọn, kết nối xử lý hàng hóa, trung chuyển hàng hóa nội vùng
Xử lý đơn hàng TMĐT (Fulfillment)
Kho ngoại quan cho hàng TMĐT xuyên biên giới
Kho phân phối cho thị trường hàng hóa bán lẻ (Retail)
Quy mô công trình:
- Trung tâm bưu chính vùng 1: trên 12 ha; Trung tâm bưu chính vùng 2: trên
5 ha; Trung tâm bưu chính vùng 3: trên 5 ha; Trung tâm bưu chính vùng 4: trên 8
ha; Trung tâm bưu chính vùng 5: trên 12 ha; Trung tâm bưu chính vùng 6: trên 15
ha; Trung tâm bưu chính vùng 7: trên 10 ha; Trung tâm bưu chính vùng 8 vùng:
trên 15 ha; Trung tâm bưu chính vùng 9: trên 14 ha; Trung tâm bưu chính vùng 10:
trên 12 ha; Trung tâm bưu chính vùng 11: trên 7 ha; Trung tâm bưu chính vùng 12:
trên 19ha; Trung tâm bưu chính vùng 13: trên 23 ha; Trung tâm bưu chính vùng
14: trên 10 ha; Trung tâm bưu chính vùng 15: trên 26 ha.
Định hướng khai thác, sử dụng:
- Trung tâm bưu chính vùng sẽ phục vụ hoạt động bưu chính và các hoạt
động thương mại điện tử. Chức năng chia chọn, kết nối và lưu kho.
- Trung tâm bưu chính vùng được sử dụng chung cho các doanh nghiệp bưu
chính.
Công nghệ:
- Các công nghệ áp dụng tại Trung tâm bưu chính vùng bao gồm: xếp dỡ tự
động, nâng chuyển tự động, lưu bưu gửi tự động, phân loại, chia chọn tự động.
- Các hệ thống, thiết bị trong Trung tâm bưu chính vùng được giám sát thông
qua hệ thống cảm biến, hỗ trợ công tác quản lý toàn trình.

67
Phân loại theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

17
IV.4.1.3. Phương án phát triển các nền tảng bưu chính dùng chung phục vụ
chính phủ số, kinh tế số và xã hội số
- Hoàn thiện nền tảng Địa chỉ số gắn với bản đồ số quốc gia sử dụng chung
trên phạm vi toàn quốc;
- Hình thành Cổng dữ liệu quốc gia về bưu chính, thu thập dữ liệu từ nhiều
nguồn, hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở nhằm cung cấp thông tin phục
vụ công tác quản lý nhà nước, phát triển lĩnh vực và tăng cường sự kiểm tra, giám
sát của người dân, xã hội;
- Phát triển cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành
bưu chính kết nối với Cổng dữ liệu quốc gia về bưu chính.
- Xây dựng các nền tảng quản lý, vận hành kho bãi, chuyển phát, địa chỉ số
gắn với bản đồ số quốc gia ... kết nối giữa chủ hàng, các nhà giao vận và khách
hàng để tăng cường năng lực chuyển phát, rút ngắn thời gian giao nhận, vận
chuyển giữa các bên liên quan.
IV.4.2. Hạ tầng số
IV.4.2.1. Mạng đường trục quốc tế
Hệ thống truyền dẫn quốc tế ngoài mục tiêu bảo đảm dung lượng truyền dẫn
của Việt Nam ra quốc tế tốc độ cao, thông lượng lớn, an toàn an ninh mạng, còn
phải đảm bảo mục tiêu mở rộng không gian để Việt Nam trở thành Digital Hub khu
vực.
Xây dựng bổ sung tuyến cáp quang biển tại khu vực Vịnh Thái Lan và trạm
cập bờ68, tập trung vào hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.
Tập trung xây dựng các tuyến cáp đất liền xuyên biên giới theo các hướng
Việt Nam - Lào – Myamar, Việt Nam – Campuchia69, theo các hành lang kinh tế
Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng và Mộc Bài - TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu
Xây dựng các trạm cập bờ trung lập cho cáp quang biển, POP dữ liệu quốc tế
và khu vực mang tính chiến lược.
Xây dựng các điểm POP ở nước ngoài70.
Định hướng phân bổ không gian:

68
Phục vụ nhu cầu tăng dung lượng kết nối quốc tế, là tuyến cáp dự phòng, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
mạng.
Tiếp tục hợp tác với các nước láng giềng xây dựng các hệ thống cáp quang xuyên biên giới với các quốc gia
69

và khu vực, kịp thời mở rộng, tối ưu hóa các tuyến cáp quang xuyên Á.
70
Tập trung vào việc triển khai các POP ở nước ngoài ở các quốc gia trong khu vực ASEAN như Lào,
Campuchia, Myanmar, cũng như các quốc gia ở châu Phi và châu Mỹ Latinh nơi các doanh nghiệp viễn thông Việt
Nam đang hợp tác kinh doanh.

17
- Quy hoạch 01 tuyến cáp quang tại khu vực Vịnh Thái Lan, dự kiến đặt
trạm cập bờ tại khu vực trên hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau
- Các tuyến cáp quang biển khác sẽ bố trí sử dụng các trạm cập bờ tại thành
phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu.
- Các tuyến cáp quang đất liền: nâng cấp dung lượng các tuyến hiện có kết
nối Trung Quốc, Lào và Campuchia. Xây mới các tuyến cáp quang kết nối các
nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc trên các hành lang kinh tế Đông - Tây.
Loại hình công trình:
- Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Cấp công trình: Cấp đặc biệt theo Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày
30/6/2021.
Vai trò công trình quan trọng:
- Bảo đảm kết nối dung lượng lớn tốc độ cao từ Việt Nam đi quốc tế, san tải
với các tuyến cáp quốc tế hiện có, làm tăng độ an toàn mạng lưới, nâng cao chất
lượng các dịch vụ viễn thông cung cấp đến người dùng – chất lượng kết nối
Internet của người dùng sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp các tuyến cáp
quang quốc tế khác bị sự cố.
Quy mô công trình:
- Tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam phải đạt tối thiểu 60Tbps
trên tất cả các tuyến cáp quang quốc tế đất liền và cáp quang biển.
Định hướng khai thác, sử dụng:
- Các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, sử dụng chung các tuyến cáp quang
quốc tế, đảm bảo khai thác hiệu quả dung lượng, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư.
IV.4.2.2. Mạng đường trục quốc gia
Chuyển dịch kiến trúc mạng truyền dẫn đáp ứng khả năng mở rộng theo
chiều ngang (tiến tới kết nối full mesh)71 tăng dung lượng cho các tuyến cáp nhánh,
đáp ứng nhu cầu ĐTĐM theo từng khu vực.
Bổ sung các điểm kết nối vào tuyến truyền dẫn đường trục quốc gia, chia
nhỏ phân đoạn nhằm đáp ứng sự phát triển hạ tầng và dịch vụ của các vùng, miền.
Tăng cường dung lượng kết nối vào các trung tâm dữ liệu quốc gia. Tăng khả năng
kết nối cáp quang trong khu vực đặt trung tâm dữ liệu.
Định hướng phân bổ không gian:
71
Mạng truyền dẫn liên tỉnh chuyển dịch kiến trúc kết nối từ trục Bắc – Nam sang trục Đông – Tây, giúp
nâng cao năng lực dự phòng và chia tải cho mạng đường trục quốc gia và đáp ứng các yêu cầu hạ tầng và dịch vụ
mới (độ trễ thấp, băng thông cao…)

17
Mạng truyền dẫn đường trục được bổ sung kết nối, mở rộng dung lượng theo
trục Đông – Tây.
Loại hình công trình:
Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Vai trò công trình:
Mạng truyền dẫn lõi, truyền tải toàn bộ lưu lượng viễn thông và Internet quốc
gia.
Quy mô công trình:
Mạng đường trục quốc gia có quy mô trải rộng đến tất cả các vùng đảm bảo
tối ưu dung lượng và cự ly kết nối cho mọi tỉnh thành trên cả nước.
IV.4.2.3. Hệ thống truyền dẫn vệ tinh
Thay thế 02 vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 theo lộ trình sử dụng72.
Nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm công nghệ truy nhập Internet băng rộng
vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) “Make in Viet Nam”73.
Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ băng rộng mới khác trong triển khai
mạng truy nhập Internet băng rộng: Hệ thống trạm gốc di động bay trên tầng bình
lưu của khí quyển (High-Altitude Platforms); Vệ tinh thông lượng cao (High-
Through put Satellites HTS).
Định hướng phân bổ không gian:
- Vệ tinh Vinasat 1 - 2 và các vệ tinh thay thế sau này sử dụng quỹ đạo của
Việt Nam đăng ký trên quỹ đạo địa tĩnh.
- Hệ thống vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) sử dụng quỹ đạo trái đất thấp,
cách từ 400 km so với bề mặt Trái đất.
Loại hình công trình:
- Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Cấp công trình: Cấp đặc biệt theo Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày
30/6/2021.
Vai trò, vị trí công trình:

72
Việc thay thế 2 vệ tinh Vinasat 1-2 là cần thiết để đảm bảo dung lượng truyền dẫn qua vệ tinh một cách hiệu quả
nhằm tiếp tục cung cấp các dịch vụ thông tin vệ tinh phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu cho vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ cho cơ quan Đảng, Nhà nước, ngoài ra còn
có ý nghĩa giữ chủ quyền về vị trí quỹ đạo đã đăng ký với Liên minh Viễn thông quốc tế, góp phần nâng cao vị thế
quốc gia.
73
Bắt kịp xu hướng sử dụng chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp phục vụ phổ cập internet băng rộng cho vùng sâu, vùng
biên giới, biển, đảo, tiến tới ứng dụng phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

17
- Hệ thống thông tin vệ tinh giúp tăng năng lực hạ tầng viễn thông Việt
Nam, giữ chủ quyền của Việt Nam về vị trí quỹ đạo, đảm bảo nhu cầu truyền dẫn
không phụ thuộc phạm vi địa hình, vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ, phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, phục vụ thông tin cho cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ
phòng chống thảm hoạ, thiên tai, lụt bão, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Quy mô công trình:
- Đảm bảo năng lực phủ sóng như vùng phủ vệ tinh Vinasat 1 - 2; bao gồm
toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và khu vực lân cận.
Định hướng khai thác, sử dụng:
- Ưu tiên sử dụng hệ thống vệ tinh phủ sóng cho vùng sâu, vùng biên giới,
biển, đảo, khu vực chưa được phủ sóng vi ba, cáp quang và di động băng rộng,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phòng chống thảm hoạ, thiên tai, bão
lũ, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
IV.4.2.4. Hệ thống Internet Việt Nam
Mở rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang
hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet (IXP), tới trạm trung chuyển Internet
quốc gia VNIX. Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đặc biệt là phát triển
các tuyến cáp quang biển, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết
nối khu vực. Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ
giao thức Internet thế hệ mới (IPv6). Thúc đẩy việc xây dựng nền tảng giám sát
hiệu suất truy cập Internet trong nước và quốc tế và nâng cao khả năng đảm bảo
chất lượng mạng Internet Việt Nam.
Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX
Mở rộng đối tượng kết nối (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh
nghiệp nội dung, cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp có mạng độc lập tại
Việt Nam và các mạng quốc tế), tăng chất lượng dịch vụ, giảm chi phí kết nối, giá
thành dịch vụ. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kết nối, định tuyến qua
VNIX; mở rộng điểm kết nối VNIX tại các trung tâm dữ liệu (IDC) lớn tại Việt
Nam phù hợp với yêu cầu phát triển hạ tầng số và mục tiêu bảo đảm an toàn và
hoạt động liên tục của toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong trường hợp xảy ra sự
cố đối với mạng viễn thông trong nước và quốc tế.
- Định hướng phân bổ không gian:
Triển khai ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và mở rộng tại
các IDC ở các vùng, khu vực phát triển ICT, kinh tế số trọng điểm, đồng thời làm
cơ sở hỗ trợ xây dựng các trung tâm dữ liệu vùng.

17
- Loại hình công trình:
Trạm trung chuyển Internet (IX) theo mô hình, chuẩn mực quốc tế.
- Vai trò, vị trí công trình:
Phát triển VNIX theo mô hình chuẩn mực quốc tế, làm hạ tầng số, kết nối
các nền tảng số, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số Việt Nam, ứng dụng các công
nghệ kết nối hiện đại, cung cấp dịch vụ đa dạng phù hợp nhiều đối tượng. Tham
gia kết nối quốc tế, với các trạm trung chuyển Internet khu vực và quốc tế góp
phần đưa Việt Nam thành Hub khu vực.
VNIX là điểm kết nối trung lập hỗ trợ tốt việc xây dựng các IDC, các trung
tâm dữ liệu, Cloud, và làm cơ sở xây dựng các nền tảng giám sát hiệu suất truy cập
Internet trong nước và quốc tế tại Việt Nam và nâng cao khả năng đảm bảo chất
lượng mạng Internet Việt Nam. Triển khai các hệ thống DNS Root nhằm tăng tốc
độ truy cập tên miền “.vn” tại Việt Nam và đảm bảo an toàn độc lập của mạng
Internet Việt Nam trong tình huống sự cố kết nối Internet quốc tế.
- Định hướng khai thác, sử dụng:
Tập trung thúc đẩy lưu lượng trong nước, kết nối các mạng độc lập, kết nối
ngang hàng (peering), kết nối các ISP, ICP, IDC, CDN, Cloud, mạng của cơ quan
nhà nước; cung cấp khả năng kết nối, trao đổi lưu lượng, cung cấp dịch vụ giữa các
thành viên kết nối trong và ngoài nước theo mô hình chuẩn mực quốc tế nhằm tối
ưu, đảm bảo an toàn dự phòng kết nối trong nước, giảm phụ thuộc vào kết nối quốc
tế. Tham gia kết nối quốc tế, với các trạm trung chuyển Internet (IX) khu vực và
quốc tế, đa dạng hoá loại hình kết nối, nâng cao chất lượng truy cập Internet quốc
tế.
Kết nối sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6, thúc đẩy chuyển đổi hoàn
toàn mạng Internet Việt Nam sang IPv6.
Hệ thống DNS quốc gia
Hệ thống DNS quốc gia đảm bảo khả năng hoạt động ổn định, liên tục cho
tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" với mục tiêu phát triển tên miền ".vn" cho toàn
dân (mỗi người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng tên miền ".vn";
100% dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin
điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của Việt Nam sử dụng tên
miền ".vn"). Triển khai hệ thống máy chủ gốc (DNS Root) tại Việt Nam; Phát triển
hệ thống DNS quốc gia theo chuẩn mực quốc tế, ứng dụng công nghệ mới như
DNSSEC, IPv6 .., tăng cường chất lượng, độ tin cậy khi truy cập, sử dụng các dịch
vụ Internet tại Việt Nam, phục vụ phát triển hạ tầng số, Chính phủ số một cách an
toàn, tin cậy.
- Định hướng phân bổ không gian:

17
Triển khai hệ thống lõi ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và
mở rộng phân tán tại trong nước, ngoài nước; đặt tại các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ truy cập, kết nối Internet lớn ở Việt Nam nhằm đảm bảo gần người dùng
nhất, tăng tốc độ truy cập và an toàn cho tên miền và các dịch vụ sử dụng tên miền
“.vn” trên toàn cầu.
- Loại hình công trình:
Hệ thống DNS quốc gia theo mô hình, chuẩn mực quốc tế.
- Vai trò, vị trí công trình:
Hệ thống DNS quốc gia được triển khai phân tán đảm bảo khả năng hoạt
động ổn định, liên tục cho tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", truy cập các dịch vụ
trực tuyến sử dụng tên miền quốc gia “.vn” trên Internet. Tăng cường chất lượng,
độ tin cậy khi truy cập, sử dụng các dịch vụ Internet tại Việt Nam, phục vụ phát
triển hạ tầng số, Chính phủ số, chuyển đổi số một cách an toàn, tin cậy. Đảm bảo
an toàn độc lập của mạng Internet Việt Nam trong tình huống sự cố kết nối Internet
quốc tế.
- Định hướng khai thác, sử dụng:
Phát triển hệ thống DNS quốc gia kết nối sử dụng địa chỉ IPv6 và ứng dụng
các công nghệ, tiêu chuẩn quốc tế mới nhất đáp ứng phát triển 5G, IoT, IPv6,
IPv6+, phổ cập sử dụng tên miền quốc gia “.vn” trong các dịch vụ số. Phân tán tại
nhiều điểm trong và ngoài nước nhằm đảm bảo gần người dùng nhất, tăng tốc độ
truy cập, ổn định, liên tục và an toàn cho tên miền và các dịch vụ sử dụng tên miền
“.vn” trên toàn cầu.
Kết nối sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6, thúc đẩy chuyển đổi hoàn
toàn mạng Internet Việt Nam sang IPv6.
IV.4.2.5. Hạ tầng IoT
Bố trí các trung tâm dữ liệu quy mô vừa và nhỏ (nano/micro DC) thuộc hệ
thống các trung tâm dữ liệu vùng, khu vực, ưu tiên tại các khu vực gần người sử
dụng, thuận tiện cho việc tiếp cận năng lượng, triển khai linh hoạt phù hợp với nhu
cầu thị trường. Các doanh nghiệp xây dựng và vận hành mạng Content Delivery
Network (CDN) hợp nhất với cơ sở hạ tầng IoT.
Ưu tiên các lĩnh vực ứng dụng chính phục vụ chuyển đổi số như: Y tế, Nông
nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường,
Sản xuất công nghiệp thông minh.
Triển khai nhanh trên nền tảng mọi loại hình phương tiện cảm biến IoT như
thiết bị đầu cuối thu thập, thẻ RFID, mã vạch nhiều loại và các nút cảm biến tổng
hợp,…

17
Vai trò công trình:
Hạ tầng IoT đóng vai trò là hạ tầng kết nối vạn vật với mạng lưới Internet,
hợp nhất với hạ tầng CDN cung cấp các dịch vụ số có yêu cầu độ trễ thấp, tính ổn
định cao.
Định hướng khai thác, sử dụng:
Hạ tầng IoT hướng tới hợp nhất với hạ tầng viễn thông, tích hợp vào các hạ
tầng kinh tế - xã hội.
IV.4.2.6. Mạng băng rộng cố định đến người sử dụng
Thúc đẩy việc triển khai chương trình “Mỗi hộ gia đình một đường cáp
quang”. Hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi mạng cáp đồng sang cáp quang tại các
khu dân cư cũ, tang cường mạng quang khu vực đô thị, cung cấp dung lượng dịch
vụ truy cập hơn 1 Gbps, lựa chọn băng thông linh hoạt cho người dùng hộ gia đình
lớn và các thành phố trung bình trên 200 Mb/s. Hiện thực hóa việc truy cập cáp
quang đến các làng xã, cung cấp dung lượng dịch vụ truy cập hơn 200 Mbps ở
những nơi có điều kiện và đạt được lựa chọn linh hoạt băng thông tới 100 Mbps
cho 95% người dùng hộ gia đình nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ truyền
dẫn quang tốc độ siêu cao, dung lượng lớn đảm bảo 100% các cơ quan nhà nước,
các tổ chức kinh tế xã hội như trường học, bệnh viện… tại các đô thị, các khu công
nghệ cao, khu CNTT tập trung, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo
có truy nhập Internet với tốc độ tối thiểu 01 Gbps.
Vai trò công trình:
Chương trình “Mỗi hộ gia đình một đường cáp quang” đóng vai trò là hạ tầng
kết nối các hộ gia đình với các dịch vụ số có yêu cầu băng thông lớn, tốc độ và tính
ổn định cao.
Định hướng khai thác, sử dụng:
Chương trình “Mỗi hộ gia đình một đường cáp quang” được tích hợp vào các
hạ tầng kinh tế - xã hội.
IV.4.2.7. Mạng băng rộng di động đến người sử dụng
Thúc đẩy việc triển khai chương trình “Mỗi người dân một máy smartphone”.
Tăng tốc triển khai thương mại xây dựng mạng băng thông rộng 5G và các thế hệ
tiếp theo. Mở rộng vùng phủ sóng WLAN tại các khu vực công cộng, điểm du lịch,
khu công nghiệp.
Tăng cường kết nối giữa quy hoạch khu CNTT tập trung, khu công nghiệp với
quy hoạch tổng thể đô thị để đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng bang rộng đến
người

17
sử dụng. Phối hợp xây dựng hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, để có được sự bổ
sung và tích hợp với cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông mặt đất. Triển khai
theo nhu cầu, lựa chọn linh hoạt các công nghệ truy cập băng thông rộng không
dây sử dụng vệ tinh để phủ sóng ở các vùng núi xa xôi, vùng biển, hải đảo.
Vai trò công trình:
Chương trình “Mỗi người dân một máy smartphone” đóng vai trò là kết nối
người dân với các dịch vụ số có yêu cầu mọi lúc, mọi nơi.
Định hướng khai thác, sử dụng:
Chương trình “Mỗi người dân một máy smartphone” được tích hợp vào các hạ
tầng viễn thông và các hạ tầng kinh tế - xã hội.
IV.4.2.8. Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh – truyền hình
Truyền hình
Đối với truyền hình vệ tinh: Duy trì hạ tầng truyền dẫn, phát sóng vệ tinh
bằng các trạm phát lên của doanh nghiệp truyền hình và vệ tinh do Việt Nam quản
lý.
Đối với truyền hình số mặt đất: Duy trì mạng truyền dẫn, phát sóng DVB-T2
của các cơ quan truyền thông chủ lực và doanh nghiệp truyền hình tại các đô thị
đông dân trên toàn quốc.
Đối với truyền hình qua mạng cáp: Đầu tư, phát triển mạng truyền dẫn cáp
quang đa dịch vụ băng rộng để phát triển truyền hình cáp số hiện đại kết hợp
truyền hình internet băng rộng.
Đảm bảo tất cả người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được thu, xem
miễn phí các kênh chương trình truyền hình thiết yếu phát sóng trên hạ tầng truyền
hình số mặt đất hoặc từ vệ tinh.
Phát thanh
Đối với phát thanh số: Lựa chọn tiêu chuẩn và phát triển hạ tầng phát thanh
số phục vụ thương mại, giải trí.
Đối với phát thanh tương tự: Duy trì hệ thống phát thanh tương tự tại các cơ
quan báo chí đến thời điểm chấm dứt công nghệ này chuyển sang phát thanh số
vào 2030.
Nghiên cứu, lựa chọn tiêu chuẩn phát thanh số quốc gia theo tiêu chí tận
dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có, giảm thiểu chi phí đầu tư và khai thác; phù hợp
với quy hoạch sử dụng phổ tần số vô tuyến điện quốc gia của Việt Nam; phù hợp
với khuyến cáo của các tổ chức phát thanh, truyền hình, viễn thông quốc tế; được
các nước, các tổ chức, các đài phát thanh, truyền hình trên thế giới chấp nhận và áp
dụng rộng rãi.

17
Công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh.
Đa số các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo có nhu cầu, được
cung cấp các thiết bị thu các kênh chương trình phát thanh kỹ thuật số với giá cả
phù hợp.
Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh số quốc gia bên cạnh việc
nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi phủ sóng theo công nghệ tương tự của các
hệ chương trình thiết yếu để đảm bảo thực hiện liên tục các nhiệm vụ chính trị.
Nghiên cứu ứng dụng các phương thức truyền dẫn, phát sóng mới trên nền
tảng mạng Internet và mạng thông tin di động băng rộng (4G/5G) như: Internet
Radio; WebRadio; các ứng dụng OTT cho các thiết bị di động thông minh... nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo khán thính giả trong nước và quốc tế.
Định hướng phân bổ không gian:
Hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh số được xây dựng và phân bổ trên
toàn quốc tại những khu vực có nhu cầu cao thì triển khai trước.
Loại hình công trình:
- Trạm truyền dẫn, phát sóng phát thanh – truyền hình là công trình viễn
thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Cấp công trình: Cấp I theo Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021.
Vai trò, vị trí công trình:
Phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà
nước và đảm bảo cung cấp dịch vụ cho người dân trong nước và quốc tế.
Quy mô công trình:
Hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh – truyền hình có phạm vi phủ sóng
toàn quốc, các vùng biển, đảo Việt Nam và quốc tế.
Định hướng khai thác, sử dụng:
Phát sóng phát thanh song song cả hai hình thức số và tương tự.
IV.4.2.9. Hạ tầng số phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
Mạng Truyền số liệu chuyên dùng (Mạng TSLCD)
Phát triển mạng TSLCD trở thành hạ tầng truyền dẫn căn bản thống nhất, ổn
định, an toàn, thông suốt kết nối bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã, kết
nối các thành phần Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Triển khai các hệ thống kỹ thuật nâng cấp hạ tầng mạng TSLCD bảo đảm
dung lượng truyền dẫn, chất lượng dịch vụ, có cơ chế giám sát chủ động về hoạt
động (truy cập, chất lượng dịch vụ), an toàn thông tin đến cổng kết nối cấp xã.
Hoàn thiện mô hình tổ chức mạng TSLCD gồm các Trung tâm vùng tại
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng và có dự
phòng; các
17
POP tỉnh tại tất cả các tỉnh, thành phố và các vòng ring Metro tại Thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Thiết lập Trung tâm điều hành, giám sát hạ tầng mạng TSLCD thực hiện
quản lý toàn mạng, kiểm soát chất lượng dịch vụ, kiểm soát và cấp quyền truy cập
các nút mạng và vận hành các nền tảng dùng chung phục vụ Chính phủ điện tử,
Chính phủ số. Xây dựng trung tâm dự phòng các mạng thông tin dùng riêng và hạ
tầng Chính phủ số.
Định hướng phân bổ không gian:
- Bố trí xây dựng trung tâm điều hành, giám sát hạ tầng mạng TSLCD đến
cấp xã tại Hà Nội và vị trí lắp đặt thiết bị POP tỉnh mạng TSLCD tại các Trung tâm
tỉnh trên toàn quốc; Bố trí xây dựng trung tâm dự phòng các mạng thông tin dùng
riêng và hạ tầng Chính phủ số tại Hà Nội (khu công nghệ cao Hòa Lạc).
- Bố trí không gian lắp đặt cổng kết nối mạng TSLCD tại các đơn vị sử dụng
từ cấp Trung ương đến cấp xã;
Loại hình công trình:
Các Trung tâm vùng, POP, Trung tâm điều hành giám sát, trung tâm dự
phòng là công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Vai trò công trình:
Đảm bảo năng lực, an toàn thông tin và dự phòng trong phục vụ Chính phủ
điện tử, hướng tới Chính phủ số và vận hành, khai thác các nền tảng dùng chung
quốc gia.
Quy mô công trình:
Kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của cơ quan Đảng, Nhà nước,
Quốc hội từ Trung ương đến các Bộ, Ngành và tất cả các tỉnh/thành phố. Quy mô
triển khai trung tâm dự phòng các mạng thông tin dùng riêng và hạ tầng Chính phủ
số có diện tích tối thiểu 0,2ha.
Định hướng khai thác sử dụng:
- Chính phủ đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành phân hệ mạng từ Trung
ương đến cấp tỉnh; các nền tảng, ứng dụng dùng chung quốc gia.
- Các địa phương thiết lập (đầu tư hoặc thuê), vận hành, khai thác mạng
TSLCD tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã; triển khai các ứng dụng, nền tảng
dùng chung của quốc gia và các ứng dụng riêng của địa phương.
Mạng thông tin thoại phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
Nâng cấp, hiện đại hóa mạng thông tin thoại gồm hệ thống thoại cố định mặt
đất và di động mặt đất để đáp ứng nhu cầu liên lạc thường xuyên của các đồng chí
Lãnh đạo và các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương; triển khai phân hệ dùng

18
riêng để phục vụ liên lạc cơ mật, khẩn cấp của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cán
bộ cấp chiến lược.
Hoàn thiện mô hình tổ chức mạng thông tin thoại gồm các Hệ thống chuyển
mạch trung tâm tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Đến năm 2025, triển khai phân hệ dùng riêng để phục vụ liên lạc cơ mật,
khẩn cấp của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Trung ương và các cán bộ cấp chiến
lược tại tất cả các Tỉnh/TP.
Định hướng phân bổ không gian:
- Hệ thống chuyển mạch trung tâm của mạng thông tin thoại đặt tại Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
- Thiết bị đầu cuối thuê bao: lắp đặt tại khu vực làm việc của các Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và cán bộ cấp chiến lược.
Loại hình công trình:
Các công trình thuộc mạng thông tin thoại phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
là công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Vai trò công trình:
Bảo đảm nhu cầu liên lạc thường xuyên và các nhu cầu liên lạc cơ mật, khẩn
cấp từ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ cấp chiến lược và các đầu mối trực thuộc
quan trọng.
Quy mô công trình:
Hệ thống chuyển mạch được lắp đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Định hướng khai thác sử dụng:
Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống thông tin thoại để đảm bảo năng lực, an
toàn hệ thống thông tin thoại phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.
Mạng điện báo Hệ đặc biệt
Phát triển mạng điện báo Hệ đặc biệt trở thành hệ thống phục vụ thông tin
khẩn cấp, cơ mật của Đảng, Nhà nước trong mọi tình huống. Mạng được hoàn
thiện đầy đủ về cơ sở pháp lý, hạ tầng, trang thiết bị mạng lưới và mô hình tổ chức
theo Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 18/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Nâng cấp hệ thống trang thiết bị tại các đài điện báo thuộc mạng điện báo Hệ
đặc biệt, trang bị các xe thông tin và hạ tầng nhà trạm của các đài trung tâm và các
huyện đảo. Triển khai các giải pháp bảo mật cơ yếu, bảo đảm an toàn hệ thống
thông tin cấp độ 5 theo quy định của pháp luật.
- Định hướng phân bổ không gian:

18
Xây dựng hạ tầng, nhà trạm các đài trung tâm tại 3 trung tâm miền Bắc,
Trung, Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh), đài điện báo tại các huyện đảo
trọng điểm để kết nối đến các đài điện báo tại các tinh, thành phố trên cả nước.
- Loại hình công trình:
Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Vai trò công trình:
Đảm bảo năng lực, an toàn thông tin trong phục vụ thông tin khẩn cấp, cơ
mật của Đảng, Nhà nước trong mọi tình huống.
- Quy mô công trình:
Triển khai xây dựng hạ tầng nhà trạm tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí
Minh và các huyện đảo. Quy mô triển khai cho mỗi trạm có diện tích tối thiểu
0,1ha.
- Định hướng khai thác sử dụng công trình:
Chính phủ đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà trạm cho các đài trung tâm và các
huyện đảo trọng yếu để đảm bảo năng lực, an toàn hệ thống thông tin liên lạc phục
vụ thông tin cơ mật, khẩn cấp của cơ quan Đảng, Nhà nước trên phạm vi cả nước.
IV.4.2.10. Hạ tầng điện toán đám mây
Xây dựng và làm chủ công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) với
các mô hình triển khai (đám mây công cộng, đám mây dùng riêng, đám mây lai) và
các loại hình dịch vụ cung cấp trên đám mây khác nhau, phục vụ nhu cầu chuyển
đổi số của các cơ quan nhà nước và xã hội.
Phát triển hệ sinh thái đám mây phục vụ Chính phủ số gồm đám mây Chính
phủ (CGC), đám mây của các cơ quan nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương
(AGC) và đám mây của các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Chính phủ số (EGC):
- Triển khai mô hình điện toán đám mây 1+N. Trong đó, Chính phủ thực
hiện đầu tư xây dựng một nền tảng đám mây dùng chung (CGC), có khả năng kết
nối với nhiều nền tảng điện toán đám mây khác (của bộ, ngành, địa phương, doanh
nghiệp). Nền tảng điện toán đám mây dùng chung phục vụ cho các hệ thống dùng
chung cấp quốc gia, các hệ thống phục vụ lợi ích công cộng của xã hội và cung cấp
môi trường thử nghiệm nhanh các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số của các bộ,
ngành, địa phương.
- Sử dụng công nghệ mở cho các nền tảng điện toán đám mây của Chính phủ
và các bộ, ban, ngành, các địa phương để đảm bảo tính minh bạch, tin cậy và an
toàn, an ninh mạng.

18
- Định hướng các doanh nghiệp lớn cung cấp hạ tầng điện toán đám mây
dùng riêng để cung cấp dịch vụ cho Chính phủ thuê phù hợp với tiêu chuẩn, hướng
dẫn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Kết nối nền tảng cung
cấp dịch vụ điện toán đám mây của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn tại Việt
Nam theo mô hình multi cloud.
IV.4.2.11. Trung tâm dữ liệu
Quy hoạch trung tâm dữ liệu quốc tế, trung tâm dữ liệu quốc gia và trung
tâm dữ liệu vùng74 như sau:
- Định hướng phân bổ không gian:
Quy hoạch mạng lưới trung tâm dữ liệu trên cơ sở hài hoà với quy hoạch
vùng năng lượng (thủy điện, điện tái tạo, điện khí…), tận dụng lợi thế vùng về kết
nối, nhân lực, căn cứ vào nhu cầu phát triển và có tính đến các yếu tố về an ninh,
quốc phòng.
Quy hoạch 3 trung tâm dữ liệu quốc gia dự phòng lẫn nhau (cross-backup
center) phục vụ lưu trữ, xử lý và dự phòng dữ liệu, cơ sở dữ liệu quốc gia của các
bộ, ngành, địa phương dự kiến đặt tại Hòa Bình, Đà Lạt, Cần Thơ. Diện tích khu
trung tâm dữ liệu được thiết kế và xây dựng không chỉ phục vụ trung tâm dữ liệu
quốc gia mà còn tạo hệ sinh thái công nghiệp dữ liệu.
Triển khai thực hiện giám sát từ xa các trung tâm dữ liệu của các bộ, ngành,
địa phương thông qua một Trung tâm giám sát các Trung tâm dữ liệu trên cả nước
nằm trong Trung tâm giám sát Chính phủ điện tử đặt tại Bộ Thông tin và Truyền
thông.
Định hướng, thu hút các Tập đoàn công nghệ đa quốc gia đặt 1 - 2 trung tâm
dữ liệu quốc tế tại Đà Nẵng và Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Loại hình công trình:
Trung tâm dữ liệu quốc tế, quốc gia, vùng là công trình viễn thông quan
trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Vai trò công trình quan trọng:
Trung tâm dữ liệu quốc tế phục vụ lưu trữ, xử lý điện toán đám mây quốc tế.

74
Trung tâm dữ liệu quốc tế do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, xây dựng tại Việt Nam
Trung tâm dữ liệu quốc gia bao gồm các trung tâm dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương (bao gồm cả các
trung tâm dữ liệu lưu trữ cơ sở dữ liệu quốc gia).
Trung tâm dữ liệu vùng bao gồm các trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ hành chính công cấp vùng,
cung cấp dịch vụ Cloud cấp vùng.

18
Trung tâm dữ liệu quốc gia phục vụ lưu trữ, xử lý điện toán đám mây quốc
gia.
Trung tâm dữ liệu vùng phục vụ lưu trữ, xử lý điện toán đám mây vùng.
- Quy mô công trình quan trọng:
Căn cứ nhu cầu theo giai đoạn trong nước và khu vực:
+ Đối với trung tâm dữ liệu quốc tế căn cứ theo nhu cầu cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp đầu tư.
+ Trung tâm dữ liệu quốc gia: Xác định nhu cầu cho trung tâm dữ liệu quốc
gia phục vụ chính phủ và quốc phòng. Nhu cầu về quy mô DC từ 9,44 – 35,58MW;
5.830 – 21.969 rack.
+ Trung tâm dữ liệu vùng: Xác định nhu cầu cho trung tâm dữ liệu vùng.
Nhu cầu cho cả nước từ 327.695 – 1.234.620 m2; 56.984 – 214.719 rack; các tỉnh
phía Bắc từ 144.268 - 543.608 m2; 25.090 - 94.541 rack; các tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên từ 50.918 - 191.861 m2; 8.855 - 33.367 rack; các tỉnh miền Nam từ
132.472
- 499.161m2, 23.039 - 86.811 rack.
- Định hướng khai thác, sử dụng công trình quan trọng:
Trung tâm dữ liệu quốc tế phục vụ doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam
cung cấp dịch vụ tại Việt Nam và khu vực.
Trung tâm dữ liệu quốc gia: phục vụ chính phủ, chính quyền số
Trung tâm dữ liệu vùng: phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số
- Chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật công trình quan trọng:
Trung tâm dữ liệu Quốc tế: TIER 4 trở lên.
Trung tâm dữ liệu Quốc gia: TIER 3 trở lên, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy
chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Trung tâm dữ liệu vùng: TIER 3 trở lên, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Công nghệ công trình quan trọng:
Hình thành các trung tâm dữ liệu quốc gia theo tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm
năng lượng, có độ tin cậy cao, tính sẵn sàng và bảo mật cao, tập trung vào việc cải
thiện năng lực tính toán quy mô lớn, theo thời gian thực hoặc phi thời gian thực
nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Quy hoạch kiến trúc tổng thể mạng lưới trung tâm dữ liệu quốc gia theo các
xu hướng mới như ứng dụng tiêu chuẩn và kiến trúc mở; phù hợp với quy hoạch
điện, dung lượng kết nối mạng trục, lợi thế môi trường của các vùng chiến lược.

18
IV.4.2.12. Digital Hub
- Định hướng phân bổ không gian:
Lựa chọn địa bàn thí điểm cơ chế đặc khu chính sách, cho phép Digital Hub
được áp dụng các cơ chế đặc thù để ưu tiên đầu tư phát triển.
- Loại hình công trình quan trọng:
Trung tâm dữ liệu theo quy mô quốc tế không chỉ cung cấp dịch vụ cho thị
trường trong nước mà còn cung cấp đến các nước trong khu vực và quốc tế.
- Vai trò công trình quan trọng:
Là nơi tập trung lưu trữ, xử lý dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây và trung
chuyển lưu lượng Internet của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT, nội
dung số toàn cầu với quy mô cung cấp dịch vụ trên địa bàn rộng nhiều quốc gia lân
cận/vùng/khu vực.
- Vị trí công trình quan trọng:
Trung tâm dữ liệu phục vụ mục tiêu Digital Hub cho khu vực và quốc tế
được đặt tại Trung tâm tài chính Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
- Công nghệ:
Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế về trung tâm dữ liệu.
IV.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
IV.4.3.1. Ứng dụng CNTT phục vụ chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Chuyển đổi các thực thể là đối tượng trong quản lý nhà nước thành các thực
thể số trong không gian số, quản lý bởi Chính phủ số. Các thủ tục hành chính được
cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa dựa trên việc sử dụng dữ liệu dùng chung. Cơ
quan nhà nước tổ chức, hoạt động, vận hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ dựa
trên dữ liệu và công nghệ số.
Ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia,
dữ liệu số quốc gia, các ứng dụng, dịch vụ quy mô quốc gia, nghiên cứu, phát triển,
làm chủ các công nghệ số cốt lõi phục vụ Chính phủ số. Danh mục nền tảng số
quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố và điều chỉnh hàng năm.
Phát triển hệ thống nền tảng số mang tính thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển
đổi số diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho
xã hội. Hệ thống nền tảng số được tích hợp sẵn các chức năng về bảo đảm an toàn,
an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng.
Phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt các
cấp hành chính để có thể sử dụng tại mọi nơi. Kết hợp mô hình triển khai tập trung

18
và phân tán, tuân thủ Khung Kiến trúc quốc gia và Kiến trúc của các bộ, ngành, địa
phương. Ưu tiên triển khai các nền tảng, ứng dụng và dịch vụ quy mô quốc gia.
Phát triển cơ sở dữ liệu: Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ
ứng dụng, dịch vụ Chính phủ số trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm
không trùng lặp, cập nhật, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia
theo yêu cầu và thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); mở
dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; hầu hết các dữ liệu
chủ được lưu trữ dưới dạng máy có thể đọc được và chia sẻ dưới dạng dịch vụ giao
diện lập trình ứng dụng (API); Xây dựng kho dữ liệu của công dân, tổ chức khi
thực hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước.
Thực hiện mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước theo
quy định của pháp luật: tiếp tục hoàn thiện và tăng cường sử dụng Nền tảng tích
hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương trên quy mô toàn
quốc thông qua việc kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các bộ,
ngành, địa phương (LGSP); Đẩy nhanh việc hoàn thành trước cơ sở dữ liệu quốc
gia phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh
nghiệp, cơ quan nhà nước, sớm đưa vào khai thác như cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư, đất đai, doanh nghiệp… để dẫn dắt, liên kết, thống nhất toàn bộ dữ liệu
trong cơ quan nhà nước về các ngành, lĩnh vực; thực hiện chia sẻ, tích hợp dữ liệu
chuyên ngành của các bộ, ngành với các địa phương
Ưu tiên sử dụng công nghệ số trong ứng phó với các tình huống khẩn cấp
như sức khỏe cộng đồng, thiên tai, tai nạn, thảm họa và an sinh xã hội, nâng cao
toàn diện khả năng cảnh báo sớm và ứng phó khẩn cấp; Phát triển các dịch vụ đô
thị thông minh phù hợp điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế, Ưu tiên phát triển trước
các dịch vụ giải quyết các vấn đề bức thiết, các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế -
xã hội trên tất cả các lĩnh vực (chi tiết theo các chương trình, chiến lược phát triển
của các bộ, ngành) như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phát triển du
lịch, phát triển y tế, phát triển giáo dục, nông nghiệp, quản lý trật tự xã hội, trật tự
xây dựng… và phải bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
Kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm,
giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối
với những mối quan hệ mới phát sinh.

18
IV.4.3.2. Ứng dụng CNTT đảm bảo an toàn thông tin mạng phục vụ phát triển
chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và quốc phòng, an ninh
Phát triển hạ tầng an toàn thông tin mạng đồng bộ, thống nhất, gồm các hệ
thống, nền tảng, ứng dụng thiết yếu phục vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc
gia, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và quốc
phòng, an ninh. Cụ thể:
IV.4.3.2.1. Phương án phát triển hạ tầng an toàn thông tin mạng đối với kịch bản 1
(Kịch bản 1: Cải thiện xếp hạng chỉ số GCI trong top 20 thế giới; Cải thiện
xếp hạng chỉ số cường quốc không gian mạng (NCPI) trong top 18 thế giới về thực
lực).
IV.4.3.2.1.1 Bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực ứng dụng CNTT
- Phát triển hệ thống Hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng phục
vụ Chính phủ điện tử để kịp thời dự báo, phát hiện tấn công, cảnh báo sớm các
cuộc tấn công mạng, sự cố an toàn thông tin mạng, xu hướng thông tin trên không
gian mạng.
- Phát triển các Hệ thống bảo đảm ATTT của các bộ, ngành địa phương và
tập đoàn tổng công ty lớn bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ đáp ứng yêu cầu
Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn
hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Phát triển Hệ thống thao trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát
hạch an toàn thông tin.
- Phát triển hệ thống hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
- Phát triển Nền tảng điều hành, chỉ huy an toàn không gian mạng tập trung
để tăng cường khả năng kết nối, phân tích dữ liệu lớn, chia sẻ thông tin rủi ro an
toàn thông tin mạng với 100% SOC của các cơ quan nhà nước, SOC của các nhà
mạng, SOC của các tập đoàn, tổng công ty; tăng cường năng lực dự báo sớm và
cảnh báo sớm giúp cơ quan nhà nước ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố an toàn thông
tin mạng, tránh thiệt hại trên diện rộng.
- Phát triển Nền tảng rà quét lỗ hổng bảo mật cho các ứng dụng Chính phủ
điện tử của các bộ, ngành, địa phương nhằm phòng ngừa sự cố mất an toàn, an
ninh mạng cho các ứng dụng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
- Phát triển các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho Cloud dùng chung
của Chính phủ, hạ tầng kết nối điện toán đám mây, phục vụ phổ cập dịch vụ điện
toán đám mây.

18
- Phát triển các Nền tảng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho chuyển
đổi số trong các ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục – đào tạo, thương mại, du lịch,
nông nghiệp, logistíc, tài nguyên – môi trường, sản xuất công nghiệp…
- Xây dựng, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp an toàn thông tin mạng chủ
lực nghiên cứu, tận dụng các công nghệ mã nguồn mở, làm chủ công nghệ, chủ
động sản xuất, phát triển sản phẩm, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng theo
tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm định hướng, tạo môi
trường thuận lợi, và có giải pháp thúc đẩy cho phát triển thị trường an toàn thông
tin mạng trong nước và vươn ra quốc tế.
IV.4.3.2.1.2 Bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực Hạ tầng số
- Phát triển Hệ thống kiểm định và hỗ trợ phát triển sản phẩm để tăng cường
năng lực, năng suất và chất lượng đánh giá, kiểm định là hoàn toàn phù hợp và cấp
thiết, đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của Chính phủ, hệ
thống thông tin trọng yếu quốc gia.
- Phát triển Trung tâm phân tích và chia sẻ thông tin an toàn, an ninh mạng
(ISAC) để nâng cao khả năng kết nối, chia sẻ và nâng cao khả năng hội nhập quốc
tế, uy tín quốc gia về an toàn, an ninh mạng.
- Phát triển hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu lớn phục vụ nhiệm vụ bảo đảm
an toàn thông tin mạng quốc gia.
- Phát triển Nền tảng phục vụ mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố an toàn
thông tin để nâng cao năng lực điều phối và phát triển mạng lưới.
- Phát triển Nền tảng giám sát nội dung thông tin trên không gian mạng.
- Phát triển các Nền tảng phổ cập dịch vụ an toàn thông tin cơ bản.
- Phát triển các Nền tảng tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến
thức về an toàn thông tin cho người sử dụng.
- Phát triển các Nền tảng đào tạo, sát hạch trực tuyến kiến thức, kỹ năng an
toàn thông tin cơ bản cho người sử dụng.
- Phát triển Hệ thống gán nhãn tín hiệu mạng cho website của các cơ quan tổ
chức.
- Phát triển các Nền tảng, hệ thống, giải pháp bảo đảm an toàn cho 5G và các
thế hệ tiếp theo.
- Phát triển các Nền tảng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng
băng rộng.

18
- Phát triển các Nền tảng, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hạ
tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT).
- Phát triển Nền tảng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin các hạ tầng thiết
yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị, tài chính, ngân hàng…
IV.4.3.2.1.3 Phát triển các hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các nhu cầu nâng cao
Ngoài các phạm vi trên, kịch bản 1 còn cần xây dựng, phát triển các hạ tầng
kỹ thuật phục vụ cho các nhu cầu nâng cao sau:
(1) giám sát không gian mạng (surveillance):
- Theo dõi khủng bố, tội phạm mạng.
- Giám sát lưu lượng Internet.
- Giám sát công dân.
(2) phòng vệ cho không gian mạng (defence):
- Lãnh thổ số;
- Chính phủ số;
- Tài nguyên số;
- Công dân số.
(3) kiểm soát và định hướng thông tin (control):
- Phát triển và sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh.
- Quản lý các nền tảng xuyên biên giới.
- Điều hòa thông tin bằng công nghệ.
- Phát triển năng lực kỹ thuật ngăn chặn nguồn thông tin vi phạm.
- Phát triển các Hệ thống kỹ thuật giám sát tuân thủ của các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông, Internet, các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ trên
Internet.
- Phát triển và hình thành hệ sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, nền tảng
số do người Việt tự phát triển và làm chủ.
- Xử lý các nhóm bất đồng chính kiến.
- Gỡ bỏ tài liệu xấu độc.
- Bác bỏ thông tin sai lệch của nước ngoài.
- Truyền thông theo mục tiêu của chính quyền.
(4) tình báo trên không gian mạng (intelligence):
- Khai thác bí mật quốc gia từ đối thủ nước ngoài.
- Thu thập thông tin phục vụ ngoại giao, quân sự.
- Thu thập dữ liệu về nhân sự cao cấp của nước ngoài.
- Giám sát, giải mã thông tin tình báo.
(5) làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp (commerce):

18
- Phát triển công nghệ số.
- Sử dụng công nghệ số để phát triển các ngành công nghiệp khác.
- Các thức bất hợp pháp: gián điệp công nghiệp, lấy trộm, chuyển giao công
nghệ.
- Cách thức hợp pháp: Đầu tư cho R&D ATANM, phát triển lực lượng
ATANM.
(6) tấn công (offence):
- Phát triển năng lực tấn công mạng.
- Phá hoại, ngăn chặn, răn đe hoặc làm suy giảm năng lực của đối thủ.
IV.4.3.2.2. Phương án phát triển hạ tầng an toàn thông tin mạng đối với kịch bản 2
(Kịch bản 2: Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 30%; chỉ số GCI trong top
23
thế giới; chỉ số cường quốc không gian mạng (NCPI - National Cyber Power
Index) trong top 20 thế giới về thực lực).
IV.4.3.2.2.1 Bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực ứng dụng CNTT
- Phát triển hệ thống Hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục
vụ Chính phủ điện tử để kịp thời dự báo, phát hiện tấn công, cảnh báo sớm các
cuộc tấn công mạng, sự cố an toàn thông tin mạng, xu hướng thông tin trên không
gian mạng.
- Phát triển các Hệ thống bảo đảm ATTT của các bộ, ngành địa phương và
tập đoàn tổng công ty lớn bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ đáp ứng yêu cầu
Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn
hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Phát triển Hệ thống thao trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát
hạch an toàn thông tin.
- Phát triển hệ thống hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
- Phát triển Nền tảng điều hành, chỉ huy an toàn không gian mạng tập trung
để tăng cường khả năng kết nối, phân tích dữ liệu lớn, chia sẻ thông tin rủi ro an
toàn thông tin mạng với 100% SOC của các cơ quan nhà nước, SOC của các nhà
mạng, SOC của các tập đoàn, tổng công ty; tăng cường năng lực dự báo sớm và
cảnh báo sớm giúp cơ quan nhà nước ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố an toàn thông
tin mạng, tránh thiệt hại trên diện rộng.
- Phát triển Nền tảng rà quét lỗ hổng bảo mật cho các ứng dụng Chính phủ
điện tử của các bộ, ngành, địa phương nhằm phòng ngừa sự cố mất an toàn, an
ninh mạng cho các ứng dụng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương.

19
- Phát triển các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho Cloud dùng chung
của Chính phủ, hạ tầng kết nối điện toán đám mây, phục vụ phổ cập dịch vụ điện
toán đám mây.
- Phát triển các Nền tảng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho chuyển
đổi số trong các ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục – đào tạo, thương mại, du lịch,
nông nghiệp, logistíc, tài nguyên – môi trường, sản xuất công nghiệp…
- Xây dựng, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp an toàn thông tin mạng chủ
lực nghiên cứu, tận dụng các công nghệ mã nguồn mở, làm chủ công nghệ, chủ
động sản xuất, phát triển sản phẩm, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng theo
tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm định hướng, tạo môi
trường thuận lợi, và có giải pháp thúc đẩy cho phát triển thị trường an toàn thông
tin mạng trong nước và vươn ra quốc tế.
IV.4.3.2.2.2 Bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực Hạ tầng số
- Phát triển Hệ thống kiểm định và hỗ trợ phát triển sản phẩm để tăng cường
năng lực, năng suất và chất lượng đánh giá, kiểm định là hoàn toàn phù hợp và cấp
thiết, đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của Chính phủ, hệ
thống thông tin trọng yếu quốc gia.
- Phát triển Trung tâm phân tích và chia sẻ thông tin an toàn, an ninh mạng
(ISAC) để nâng cao khả năng kết nối, chia sẻ và nâng cao khả năng hội nhập quốc
tế, uy tín quốc gia về an toàn, an ninh mạng.
- Phát triển hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu lớn phục vụ nhiệm vụ bảo đảm
an toàn thông tin mạng quốc gia.
- Phát triển Nền tảng phục vụ mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố an toàn
thông tin để nâng cao năng lực điều phối và phát triển mạng lưới.
- Phát triển Nền tảng giám sát nội dung thông tin trên không gian mạng.
- Phát triển các Nền tảng phổ cập dịch vụ an toàn thông tin cơ bản.
- Phát triển các Nền tảng tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến
thức về an toàn thông tin cho người sử dụng.
- Phát triển các Nền tảng đào tạo, sát hạch trực tuyến kiến thức, kỹ năng an
toàn thông tin cơ bản cho người sử dụng.
- Phát triển Hệ thống gán nhãn tín hiệu mạng cho website của các cơ quan tổ
chức.
- Phát triển các Nền tảng, hệ thống, giải pháp bảo đảm an toàn cho 5G và các
thế hệ tiếp theo.

19
- Phát triển các Nền tảng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng
băng rộng.
- Phát triển các Nền tảng, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hạ
tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT).
- Phát triển Nền tảng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin các hạ tầng thiết
yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị, tài chính, ngân hàng…
(So với Kịch bản 1, Kịch bản 2 không có các nhu cầu phát triển nâng cao)
Phương án quy hoạch lĩnh vực an toàn thông tin mạng theo kịch bản 1 bao
gồm các hạng mục, nội dung quy hoạch của kịch bản 2 và các nội dung xây dựng,
hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ các nhu cầu phát triển nâng cao để
đạt được các mục tiêu đã xác định tương ứng với kịch bản 1
Chi tiết tại Phụ lục
IV.4.4. Công nghiệp công nghệ thông tin
IV.4.4.1. Phát triển phân khu công nghiệp phần cứng điện tử, viễn thông
- Định hướng phân bổ không gian:
Căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn
đến 2050; đối với các khu công nghiệp, khu công nghệ cao để bố trí, phát triển các
phân khu công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông tại các khu này.
Địa phương nằm trong khu vực Quy hoạch chủ động, ưu tiên tạo cơ chế hỗ
trợ, thúc đẩy hoạt động phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông; tạo
điều kiện hỗ trợ mặt bằng, cơ sở hạ tầng; bố trí ngân sách địa phương đồng thời
huy động nguồn kinh phí từ xã hội, doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho hoạt động phát triển công nghiệp CNTT, ĐTVT tại địa phương.
- Vai trò công trình:
+ Thúc đẩy làm chủ công nghệ, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất được các thiết
bị mạng 5G, thiết bị đầu cuối 5G, thiết bị mạng băng rộng, điện thoại thông minh,
thiết bị IoT, camera thông minh, thiết bị thông minh hộ gia đình.
+ Nghiên cứu, phát triển nền công nghiệp CNTT Make in Viet Nam vươn ra
thị trường thế giới: Phát triển các sản phẩm, các nền tảng, thiết bị IoT, các sản
phẩm thiết bị đầu cuối viễn thông, điện thoại 5G xuất khẩu sang một số nước như
Lào, Campuchia, Myanmar, các nước khu vực Châu Phi và Nam Mỹ75.

Định hướng phát triển ra quốc tế theo các nước mà các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, FPT của Việt
75

Nam phát triển

19
- Vị trí: Phân khu công nghiệp phần cứng điện tử, viễn thông được nằm tại
các khu công nghiệp, khu công nghệ cao theo bố trí sử dụng đất của Quy hoạch sử
dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030.
IV.4.4.2. Phát triển khu CNTT tập trung
- Định hướng phân bổ không gian:
Xây dựng 3 - 4 khu CNTT tập trung tại mỗi thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và
TP. Hồ Chí Minh đồng thời xây dựng một số khu CNTT tập trung ở các tỉnh, thành
phố có đủ điều kiện theo quy định.
Định hướng phát triển các khu CNTT tập trung thuộc 5 thành phố trực thuộc
Trung ương tập trung phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao theo Danh mục
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ
cao được khuyến khích phát triển tại Quyết định 38/2020/QĐ-TTg ngày
30/12/2020, các hoạt động gia công phần mềm được triển khai tại các khu CNTT
tập trung tại các địa phương khác.
- Loại hình công trình:
Xây dựng các khu CNTT tập trung tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp lĩnh vực CNTT hoạt động, góp
phần phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước - ngành công nghiệp CNTT.
Khu CNTT tập trung cũng là vườn ươm cho doanh nghiệp mới phát triển, cho hoạt
động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các Khu CNTT tập trung còn là
những trung tâm đào tạo nhân lực quan trọng cho cả nước nói chung và ngành
CNTT nói riêng.
Phát triển phân khu công nghiệp dữ liệu trong khu CNTT tập trung: Ưu tiên
phát triển, bố trí các phân khu cụm công nghiệp dữ liệu tại các khu CNTT tập trung
nằm gần các trung tâm dữ liệu, có vị trí địa lý giao thông thuận lợi, địa chất ổn
định và có nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng được nhu cầu phát triển khu công
nghiệp dữ liệu.
Phát triển các phòng thí nghiệm trọng điểm nhằm phát triển các sản phẩm
trọng điểm Make in Viet Nam, phát triển nền tảng Internet công nghiệp, phục vụ
sản xuất thông minh và sản phẩm IoT Make in Viet Nam.
- Định hướng khai thác, sử dụng: Phát triển các khu CNTT tập trung để tạo
hệ sinh thái, nâng cao năng lực cạnh tranh và hàm lượng sản phẩm CNTT Việt
Nam trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; cùng với đó là phát huy các kết quả, giá
trị của các khu hoạt động thành công, tạo sự lan tỏa cho các khu CNTT tập trung
trên cả nước.

19
- Chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật: Khu CNTT tập trung đảm bảo đáp ứng đủ các
tiêu chí tại Nghị định 154/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013 quy định về khu CNTT tập
trung và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
- Quy mô công trình: Đến năm 2025, ưu tiên dành thêm 379 ha đất (trên
tổng số 1.135 ha) để uu tiên đầu tư, thành lập các khu CNTT tập trung mới với quy
mô đủ lớn và tiêu chuẩn cao để thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn trên
thế giới vào Việt Nam. Đây sẽ là các trung tâm công nghệ cao, có hoạt động R&D;
Thúc đẩy mô hình liên kết chuỗi khu CNTT tập trung.
IV.4.4.3. Xây dựng Trung tâm phát triển, ứng dụng IoT quốc gia
- Định hướng phân bổ không gian: Xây dựng Trung tâm Phát triển và Ứng
dụng IoT quốc gia đặt tại Khu CNC Láng Hòa Lạc (Tòa nhà trung tâm công nghệ
cao của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hòa Lạc).
Vai trò công trình quan trọng:
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản phẩm chủ lực, xây dựng tiêu
chuẩn, chuyển giao công nghệ, đầu tư ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Làm sạch dữ liệu được thu thập từ các hệ thống CNTT quốc gia để tạo ra
các bộ dữ liệu được ứng dụng rộng rãi phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Phát triển các sản phẩm IoT nhằm thúc đẩy thông minh hóa trong các lĩnh
vực sản xuất, y tế, nông nghiệp…
- Phát triển Internet công nghiệp, phục vụ sản xuất thông minh: Phát triển
các nền tảng và sản phẩm IoT Make in Viet Nam.
- Mô hình công trình: Hình thức đầu tư xây dựng do Nhà nước và tư nhân,
PPP cùng đầu tư xây dựng
Định hướng khai thác, sử dụng:
- Phát huy hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp công nghệ số trong chuỗi
công nghiệp IoT, thúc đẩy sự tích hợp và phát triển của IoT, điện toán đám mây,
dữ liệu lớn...
- Tăng cường ứng dụng IoT trong các thành phố thông minh, đồng thời thúc
đẩy ứng dụng IoT trong một số lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giao thông, năng lượng,
môi trường,...
- Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển các sản phẩm IoT Make in Viet Nam.
IV.5. ĐỊNH HƯỚNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT
Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng thông tin và
truyền thông quốc gia phải phù hợp với các tiêu chí do Bộ Thông tin và Truyền
thông

19
và các Bộ, ngành có liên quan ban hành và được tổng hợp trong quy hoạch sử dụng
đất quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia.
IV.6. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA, DỰ ÁN ƯU
TIÊN ĐẦU TƯ
IV.6.1. Tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư
- Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030 được
thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XIII76.
- Căn cứ vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ Thông tin và Truyền
thông đăng ký với Chính phủ;
- Căn cứ vào tính chất quan trọng của dự án: Ưu tiên các dự án phục vụ
mạng lõi, đường trục quốc gia, thu hút nguồn lực quốc tế. Dự án đầu tư xây dựng
công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia77. Dự án đầu tư
xây dựng công trình, hạ tầng Bưu chính, Viễn thông, CNTT, ATTT có tính chất
quan trọng, phục vụ chính phủ số, phát triển kinh tế số - xã hội số, bảo đảm an
ninh, quốc phòng, có nguồn vốn xã hội hoá hoặc có nguồn vốn ngân sách nhà nước
có mức đầu tư 800 tỷ đồng trở lên78.

76
Trích dẫn các nội dung liên quan đến hạ tầng thông tin và truyền thông:
(1) Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại
dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực … viễn thông và công nghệ thông tin, logistics và vận
tải, phân phối...
(2) Phát triển kết cấu hạ tầng: Xây dựng hạ tầng số và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an
toàn, an ninh thông tin.
(3) Phương hướng, nhiệm vụ: Tập trung đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, nhất là về giao
thông, năng lượng và hạ tầng số để khắc phục cơ bản những điểm nghẽn cho phát triển, tăng cường kết nối với khu
vực và thế giới.
(4) Đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các
cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp,
kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, nhất là dữ liệu về dân cư, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai,
nhà ở, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số quốc
gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng
chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ
điện tử, kinh tế số.
(5) Đột phá chiến lược: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là
ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với
biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa
phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
77
Quyết định 45/2012/QĐ-TTg về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
78
Căn cứ theo tiêu chí phân loại dự án nhóm A, quy định tại Luật 49/2014/QH13 về đầu tư công.

19
- Căn cứ vào lĩnh vực hạ tầng ưu tiên: ưu tiên đầu tư hạ tầng điện toán đám
mây và các nền tảng.
IV.6.2. Đề xuất danh mục ưu tiên
Tham khảo phụ lục đính kèm.
IV.6.3. Nhu cầu, phân kỳ vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2021 – 2030 là: 266.701,38 tỷ đồng
- NSNN: 11,801,38 tỷ đồng
- Xã hội hoá: 254.900 tỷ đồng
Trong đó:
Giai đoạn 2021 – 2025: 104.449,38 tỷ đồng
- NSNN: 7.549,38 tỷ đồng
- Xã hội hoá: 96.900 tỷ đồng
Giai đoạn 2026 – 2030: 162.252 tỷ đồng
- NSNN: 4.252 tỷ đồng
- Xã hội hoá: 158.000 tỷ đồng
Giai đoạn 2021 – 2030: 266.701,38 tỷ đồng
(chi tiết tại Phụ lục 1)
IV.7. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
IV.7.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Thông minh hoá hạ tầng kinh tế - kỹ thuật bằng cách đưa các thành phần
của hạ tầng số vào Nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy
chuẩn của các ngành, lĩnh vực và địa phương.
- Sửa đổi Luật Viễn thông và các quy định có liên quan đến chính sách về:
quản lý cạnh tranh (cung cấp các dịch vụ viễn thông xuyên biên giới); cấp phép
kinh doanh dịch vụ viễn thông (các dịch vụ số mới); hạ tầng viễn thông (thành
phần mới của hạ tầng số); các quy định mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác
(hạ tầng viễn thông thụ động); các vấn đề vướng mắc nhưng chưa có trong luật
(quản lý và phát triển dịch vụ thông tin vệ tinh tầm thấp, quản lý hạ tầng - thị
trường ĐTĐM, trung tâm dữ liệu trung lập, trạm trung chuyển Internet, trạm cập
bờ trung lập, bảo vệ quyền lợi người dùng trên hạ tầng số).
- Xây dựng Luật công nghiệp công nghệ số theo hướng (1) hoàn thiện quy
định pháp lý để bảo đảm định nghĩa và phân loại phù hợp nhất các hoạt động công

19
nghiệp công nghệ số (trên cơ sở hoạt động công nghiệp CNTT cập nhật các xu thế
phát triển công nghệ số) để áp dụng thống nhất các cơ chế, chính sách cho từng
loại hình; (2) Hoàn thiện quy định pháp lý để thúc đẩy đầu tư, phát triển/thương
mại hoá/đưa ra thị trường các sản phẩm/dịch vụ mới; giảm thiểu các rủi ro, tác
động tiêu cực khi triển khai sản phẩm/dịch vụ mới; (3) Hoàn thiện các quy định
pháp lý để hình thành, phát triển các nguồn lực, tài nguyên, biện pháp cần thiết để
hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp công nghệ số; (4) Hình thành được hệ thống
kết cấu cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp công nghệ số
và bổ sung các nội dung cần thiết phải quản lý.
- Xây dựng cơ chế ưu đãi theo hướng tiệm cận với cơ chế ưu đãi của các đặc
khu kinh tế của khu vực và quốc tế nhằm thu hút các tập đoàn công nghệ đa quốc
gia thiết lập các trung tâm dữ liệu phục vụ khu vực và toàn cầu.
- Cho phép các trung tâm dữ liệu nằm trong quy hoạch hạ tầng thông tin và
truyền thông quốc gia được áp dụng cơ chế mua điện trực tiếp tại nguồn; khuyến
khích các doanh nghiệp cung cấp điện tham gia đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu.
- Nâng cao quản lý chất lượng hạ tầng số bằng cách ban hành các quy định,
tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn đánh giá trải nghiệm khách hàng đối với các
dịch vụ số mới.
- Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về đầu tư mới trung tâm dữ
liệu để bảo đảm tiêu chí xanh và hiệu quả đầu tư trung tâm dữ liệu quốc gia được
quy hoạch.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu CNTT tập
trung nhằm giải quyết các tồn tại, vướng mắc về chính sách (tiêu chí và mô hình
khu CNTT tập trung; quy trình đầu tư thành lập khu CNTT tập trung; chính sách
về đầu tư, chính sách về ưu đãi; chính sách ưu đãi đầu tư...). Đồng thời, bổ sung
các quy định, chính sách mới để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, tạo động lực
thúc đẩy phát triển các khu CNTT tập trung nói riêng và ngành công nghiệp CNTT
nói chung.
- Bổ sung khu CNTT tập trung vào Chương trình Mục tiêu đầu tư hạ tầng
khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 –
2020.
- Ban hành và triển khai các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch phát triển
công nghiệp CNTTT, ĐTVT tại địa phương;
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính
phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng theo
hướng: (i) Bổ sung các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp nền tảng bảo
đảm an toàn không gian mạng quốc gia; (ii) Bổ sung các quy định về bảo vệ trẻ em
19
trên

19
không gian mạng; (iii) Bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trên môi
trường mạng.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính
phủ về chống tin nhắn rác, thư diện tử rác, cuộc gọi rác.
- Xây dựng cơ chế đánh giá bảo mật IoT, đánh giá rủi ro, phòng ngừa bảo
mật, ứng phó khẩn cấp nhằm thiết lập và tăng khả năng bảo mật của cơ sở hạ tầng
Internet vạn vật.
IV.7.2. Giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn
- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn hạ tầng, mạng lưới của Việt
Nam theo hướng các thiết bị thành phần của hạ tầng số “Make in Viet Nam” phải
bảo đảm an toàn, an ninh ngay từ khâu thiết kế, sản xuất, chế tạo (security from
design).
- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bưu chính số theo kịp sự phát triển
của công nghệ, bảo đảm an toàn thông tin mạng; nghiên cứu, xây dựng cơ chế,
chính sách thúc đẩy việc kết nối liên thông, chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu
chính giữa các doanh nghiệp bưu chính nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng
bưu chính, tiết kiệm nguồn lực kinh tế của xã hội.
- Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn “mở” đối với hạ tầng ĐTĐM nhằm
đảm bảo tính tương thích trong việc kết nối, dịch chuyển, trao đổi dữ liệu.
- Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phát thanh số mặt đất đối với máy
phát thanh số, máy thu thanh số phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Việt Nam.
- Nghiên cứu và xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia để phát
triển ngành công nghiệp IoT, đáp ứng các ứng dụng quy mô lớn phục vụ chuyển
đổi số quốc gia và nhu cầu sản xuất thông minh.
IV.7.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
- Bố trí kinh phí an toàn thông tin tối thiểu 10% chi cho ứng dụng CNTT.
- Hỗ trợ kinh phí từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích cho các hộ nghèo, cận
nghèo, các hộ dân thuộc vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội khác có
kết nối băng rộng, điện thoại thông minh, máy thu thanh số. Hỗ trợ kinh phí cho
các doanh nghiệp triển khai hạ tầng số tại khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Cải

19
thiện mức độ dễ dàng sử dụng của mạng lưới thông tin và truyền thông ở các vùng
nông thôn và vùng sâu vùng xa.
- Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng khu CNTT tập trung.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia xây dựng hệ thống
truyền dẫn, phát sóng phát thanh số quốc gia, dần hình thành thị trường truyền dẫn,
phát sóng phát thanh số nhằm cung cấp các dịch vụ phát thanh chất lượng cao và
các dịch vụ giá trị gia tăng theo hướng hội tụ công nghệ và đa phương tiện, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thính giả.
- Huy động các doanh nghiệp lớn đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ
mới, tham gia hoạt động đào tạo nhân lực, xây dựng, tài trợ các khu công nghệ,
vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
- Thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư mạo
hiểm trong và ngoài nước; giao nhiệm vụ cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh
nghiệp nhà nước triển khai các hoạt động, giải pháp: Xây dựng hệ sinh thái công
nghiệp CNTT, ĐTVT và ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ cộng đồng doanh nghiệp
khởi nghiệp, tạo cơ hội cho sản phẩm ra thị trường, tìm kiếm, lựa chọn đầu tư vào
các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tiềm năng.
IV.7.4. Giải pháp về khoa học và công nghệ, môi trường
- Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm,
dịch vụ CNTT, ĐTVT nhằm hiện thực hóa chủ trương “Make in Viet Nam” tại các
khu CNTT tập trung, đặc biệt tại Trung tâm phát triển, ứng dụng IoT quốc gia, bao
gồm: Thiết bị mạng 5G, thiết bị đầu cuối 5G, thiết bị mạng băng rộng, điện thoại
thông minh, thiết bị IoT, camera thông minh, thiết bị thông minh hộ gia đình phục
vụ các ưu tiên chuyển đổi số theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân
hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và
Môi trường, Sản xuất công nghiệp.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng các công nghệ mạng mở
(Open Network), ảo hóa mạng như mạng điều khiển bằng phần mềm (Software
Defined Networking - SDN), ảo hóa chức năng mạng (Network Function
Virtualization - NFV), mạng RAN mở (Open RAN) để ảo hóa mạng viễn thông,
thiết lập, quản lý tài nguyên mạng và dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả, linh hoạt,
giảm giá thành dịch vụ.

20
IV.7.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển đội ngũ chuyên gia xuất sắc về an toàn thông tin mạng để giải
quyết các bài toán khó của đất nước. Phát triển và liên kết nguồn nhân lực an toàn
thông tin mạng trong các doanh nghiệp công nghệ số và doanh nghiệp an toàn
thông tin mạng. Triển khai hiệu quả Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” và “Tuyên truyền nâng cao nhận thức và
phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”. Thực hiện phổ cập
các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho người sử dụng.
IV.7.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Xây dựng kế hoạch hành động hàng năm, bao gồm việc ưu tiên sắp xếp các
nguồn lực và kết quả đầu ra xác định, để tham gia sâu và thường xuyên các nhóm
chuyên gia, nhóm công tác của các tổ chức quốc tế liên quan đến việc nghiên cứu
và đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ,
cũng như các nhóm chuyên gia liên quan đến nghiên cứu và xây dựng các bộ chỉ
tiêu đánh giá xếp hạng trình độ phát triển trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể hàng năm để xúc tiến việc thu hút
đầu tư của các tập đoàn lớn đa quốc gia trong lĩnh vực CNTT, tận dụng hiệu quả
các nguồn lực từ bên ngoài để góp phần vào việc thực thi Quy hoạch.
- Quy hoạch và chuẩn hóa các vị trí việc làm liên quan đến hợp tác quốc tế
tại các đơn vị, bao gồm cả những nhân tố đại diện để có thể tham gia vào quá trình
dẫn dắt hoặc cùng các nước phát triển chủ động dẫn dắt một số lĩnh vực ưu tiên của
ta.
- Xây dựng chiến lược, mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với việc
dẫn dắt hoặc cùng các quốc gia phát triển dẫn dắt các vấn đề mới, vấn đề khó và
góp phần thực hiện Quy hoạch có hiệu quả; Chủ động nhận vai trò chủ trì trong các
hội nghị, hội thảo, phiên thảo luận về các nội dung liên quan đến lĩnh vực thông tin
và truyền thông.
- Chủ động, tích cực tham gia các chương trình quốc tế hỗ trợ trong lĩnh vực
thông tin, truyền thông cho các nước đang và kém phát thông qua các kênh song
phương và đa phương.
- Triển khai định kỳ công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt
động hợp tác quốc tế đóng góp vào việc thực thi Quy hoạch này, và kiến nghị đề
xuất giải pháp để cải thiện chất lượng tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế.

20
IV.7.7. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch
Thực hiện quản lý quy hoạch dựa trên dữ liệu. Định kỳ hàng năm rà soát
toàn bộ các KPI quy hoạch, các nội dung liên quan đến ngành trong quy hoạch
quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương. Kịp thời đề xuất đảm bảo thực
hiện, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch.
Kết nối với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch do Bộ
Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác theo Điều 41 của Luật Quy
hoạch.
IV.7.8. Giải pháp về sử dụng chung cơ sở hạ tầng
- Tăng cường phối hợp, chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng thông tin và
truyền thông với các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để tăng hiệu quả đầu tư, sử
dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, phát triển xanh và bền vững; Triển khai các
phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến (thụ động/tích cực/tích hợp với các hạ tầng
liên ngành thiết yếu).
IV.8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
IV.8.1. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và
truyền thông. Định kỳ tổ chức đánh giá thực hiện quy hoạch, rà soát, điều chỉnh
quy hoạch theo quy định. Công bố quy hoạch theo quy định.
- Cung cấp dữ liệu có liên quan để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
- Triển khai xây dựng kế hoạch, tham mưu đề xuất các giải pháp cần thiết để
triển khai quy hoạch đồng bộ, hiệu quả.
- Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành giai
đoạn đến năm 2030.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách
hàng năm thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
IV.8.2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các
mục tiêu của quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện
Chiến lược phát

20
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của từng ngành và địa phương.
IV.8.3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ
chức thực hiện quản lý nhà nước về hạ tầng thông tin và truyền thông theo quy
định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất
phục vụ triển khai quy hoạch.
- Rà soát, điều chỉnh, xây dựng các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa
phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch này. Cập nhật nội dung
quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển hạ tầng thông tin và
truyền thông địa phương theo quy hoạch này.
- Chủ động triển khai, ưu tiên ứng dụng các thành phần của Hạ tầng số vào
quá trình lập dự án, quản lý chất lượng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
hạ tầng và đô thị thông minh.

20
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. DANH MỤC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM, ƯU TIÊN ĐẦU TƯ


Kính phí (tỷ đồng)
STT Tên dự án 2021 - 2025 2026 - 2030
NSNN XHH NSNN XHH
I Bưu chính 73,00 29.000,00 20,00 64.000,00
1 Mạng Bưu chính KT1 73,00 - 20,00 -
Trang bị hệ thống, giải pháp
1,1 hiện đại hóa mạng Bưu chính 55,00 20,00
KT1
Mua sắm trang thiết bị, tài sản
phục vụ nâng cấp, hiện đại hóa
1,2 18,00
mạng Bưu chính KT1 phục vụ
cơ quan Đảng, Nhà nước
Phát triển hạ tầng logistics bưu
2 - 21.000,00 - 57.000,00
chính quốc gia
Xây dựng các trung tâm phân
2,1 13.000,00
phối MegaHub
Xây dựng hạ tầng chuỗi cung
2,2 ứng lạnh, mát, phục vụ nông 5.000,00 35.000,00
sản, thủy hải sản
Nâng cao năng lực tự động
2,3 hóa, xử lý phân loại, giao nhận 3.000,00 22.000,00
hàng hóa
3 Hạ tầng số bưu chính - 8.000,00 - 7.000,00
Back-end hệ thống quản lý tích
3,1 2.000,00 1.000,00
hợp logistics (WHS, TMS, ERP)
Front-end hệ thống hạ tầng số
3,2 6.000,00 6.000,00
(sàn, bản đồ số, CRM…)
II Viễn thông băng rộng và IoT 4.019,80 67.900,00 3.813,00 94.000,00
Chương trình xây dựng mới
1 mạng truyền dẫn cáp quang 16.000,00 32.000,00
quốc tế và Digital - Hub
Hệ thống thiết bị chuyển mạch
định tuyến lớp lõi, các nút
2
mạng truy nhập của mạng
Truyền số liệu chuyên dùng 92,00
Nhóm chương trình xây dựng
3 hạ tầng băng rộng đường trục 3.700,00 8.000,00
trong nước

20
Chương trình xây dựng ĐTĐM
4 2.800,00 42.200,00 3.000,00 47.000,00
cấp quốc gia và cấp vùng
Dự án thay thế các vệ tinh
5 6.000,00 7.000,00
Vinasat của Việt Nam
6 Mạng điện báo Hệ đặc biệt 770,40 - 125,00 -
Xây dựng hạ tầng, nhà trạm
cho Mạng điện báo Hệ đặc biệt
6,1 và cải tạo nhà làm việc, trụ sở 230,40
điều
hành mạng thông tin dùng
riêng.
Mua sắm trang thiết bị, phương
6,2 tiện phục vụ thông tin liên lạc 120,30
cho mạng Điện báo Hệ đặc biệt
Triển khai hệ thống thiết bị thu,
phát vô tuyến tại các Đài điện
6,3 báo thuộc Mạng điện báo Hệ 419,70
đặc biệt phục vụ cơ quan
Đảng,
Nhà nước
Hệ thống thiết bị vệ tinh tại các
6,4 125,00
đài điện báo
Hệ thống thông tin thoại phục
7 71,20 - 688,00 -
vụ cơ quan Đảng, Nhà nước
7,1 Hệ thống tổng đài dùng riêng 52,60
Mua sắm thiết bị phục vụ đo
kiểm, sửa chữa mạng viễn
7,2 thông, thiết bị phục vụ công tác 18,60
quản lý, điều hành mạng thông
tin dùng riêng.
Nâng cao năng lực Hệ thống
7,3 218,00
thông tin thoại dùng riêng
7,4 Hệ thống truyền dẫn dùng riêng 350,00
Mạng di động dùng riêng phục
7,5 vụ các Lãnh đạo Đảng, Nhà 120,00
nước
Nâng cấp, mở rộng hạ tầng
8 phòng máy chủ DNS quốc gia 24,00
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng trạm biến áp thứ hai
cho Nhà trạm trung tâm
9 Internet Việt Nam tại khu công 18,00
nghệ cao Hòa Lạc, huyện
Thạch Thất, Tp.
Hà Nội
Xây dựng trạm biến áp thứ hai
10 tại Khu chế xuất Tân Thuận, 15,10
Thành phố Hồ Chí Minh
20
20
Xây dựng hệ thống dữ liệu lớn
11 quản lý tài nguyên Internet, 29,10
DNS quốc gia giai đoạn 2
Đầu tư thiết bị, phần mềm nền
tảng triển khai Hệ thống quản
lý, cấp phát IP, số hiệu mạng
12 trực tuyến theo chuẩn mực 50,00
quốc tế và Hệ thống giám sát,
thu thập, phân tích, thống kê
chia sẻ
dữ liệu tài nguyên Internet.
Trung tâm giám sát an toàn
thông tin DNS quốc gia và
13 nâng cấp, đảm bảo chất lượng 50,00
hoạt
động cho hệ thống DNS quốc
gia.
Chuyển đổi hệ thống mạng DNS
quốc gia, quản lý tài nguyên
14 40,00
Internet quốc gia sang hỗ trợ
thuần IPv6.
Tăng cường năng lực, đảm bảo
an toàn hệ thống quản lý tài
nguyên Internet quốc gia, hệ
15 thống chia sẻ dữ liệu, nền tảng 30,00
ứng dụng Công nghệ thông tin
phục vụ quản lý, điều hành
cung cấp dịch vụ công trực
tuyến.
Nâng cấp, mở rộng Trung tâm
16 dữ liệu DNS quốc gia, quản lý 30,00
tài nguyên Internet quốc gia
Ứng dụng công nghệ thông
III 1.798,58 - 419,00 -
tin
Phát triển nền tảng tích hợp,
1 80,00
chia sẻ dữ liệu quốc gia
Hệ thống nền tảng ứng dụng
trên thiết bị di động cho mọi
dịch vụ Chính phủ điện tử,
2 40,00
Chính phủ số, dịch vụ, tiện ích
trong kinh tế số, xã hội số
(mGOV)
3 Xây dựng cổng dữ liệu quốc gia 70,00
Xây dựng Trung tâm giám sát
4 45,00
quốc gia về Chính phủ điện tử
Nền tảng điện toán đám mây
5 Chính phủ thống nhất trên cơ 548,58
sở, quy hoạch, kết nối đám mây
20
của

20
các cơ quan nhà nước tại các
bộ, ngành, địa phương

Hệ thống kiểm định chức năng,


6 hiệu năng các giải pháp phục 45,00
vụ
Chính phủ số
Hệ thống cung cấp dịch vụ
công, hiển thị dữ liệu số hoạt
7 động phát triển ngành và môi 70,00
trường cộng tác Myministry
của
Bộ Thông tin và Truyền thông
Xây dựng Nền tảng trao đổi
định danh và xác thực điện tử
8 (ID Exchange) phục vụ giao 80,00
dịch điện tử với cơ quan nhà
nước
Hệ thống đánh giá, kiểm định
9 các tiêu chuẩn về chữ ký số và 35,00
xác thực điện tử
Triển khai các hệ thống kỹ
thuật bảo đảm năng lực, an
10 toàn thông tin mạng Truyền số 250,00
liệu chuyên dùng phục vụ phát
triển Chính
phủ điện tử
Hệ thống họp trực tuyến cho cơ
11 30,00 70,00
quan nhà nước
Nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng
12 kỹ thuật nhà trạm mạng thông 81,00 39,00
tin dùng riêng
Hệ thống thiết bị chuyển mạch
định tuyến lớp lõi, các nút
13 92,00 158,00
mạng truy nhập của mạng
Truyền số
liệu chuyên dùng
Triển khai Trung tâm Điều
14 hành mạng dùng riêng và hạ 292,00 -
tầng
Chính phủ số
Triển khai hạ tầng kỹ thuật
15 150,00
Trung tâm dữ liệu Hà Nội
Trung tâm Điều hành dịch vụ
16 THHN chuyên dùng của cơ 16,00
quan Đảng, Nhà nước

20
Tăng cường năng lực hệ thống
17 cung cấp dịch vụ THHN phục 35,00
vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

21
Xây dựng trung tâm dự phòng
các mạng Thông tin dùng riêng
18 40,00 60,00
phục vụ cơ quan Đảng, Nhà
nước và hạ tầng Chính phủ số
IV An toàn, an ninh mạng 1.658,00 - - -
Bảo đảm ATTT cho lĩnh vực
IV.1 865,00
Ứng dụng CNTT
Hệ thống bảo đảm ATTT của
1 các bộ, ngành địa phương và 100,00
tập
đoàn tổng công ty lớn
Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều
2 hành an toàn, an ninh mạng 80,00
phục vụ Chính phủ điện tử
Hệ thống Thao trường mạng
phục vụ huấn luyện, diễn tập,
3 130,00
sát hạch an toàn thông tin phục
vụ Chính phủ điện tử
Nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em
4 25,00
trên môi trường mạng
Nền tảng điều hành, chỉ huy an
5 100,00
toàn không gian mạng tập trung
Nền tảng rà quét lỗ hổng bảo
mật cho các ứng dụng Chính
6 150,00
phủ điện tử của các bộ, ngành,
địa phương.
Phát triển nền tảng bảo đảm an
7 toàn cho Cloud dùng chung của 200,00
Chính phủ
Nền tảng gán nhãn tín nhiệm
8 mạng cho website của các cơ 80,00
quan tổ chức
Bảo đảm ATTT cho lĩnh vực
IV.2 793,00
Hạ tầng số
Hệ thống kiểm định và hỗ trợ
1 75,00
phát triển sản phẩm
Trung tâm phân tích và chia sẻ
2 thông tin an toàn, an ninh mạng 80,00
(ISAC)
Hệ thống phân tích, xử lý dữ
liệu lớn phục vụ nhiệm vụ bảo
3 90,00
đảm an toàn thông tin mạng
quốc gia.
Nền tảng phục vụ mạng lưới
4 18,00
điều phối ứng cứu sự cố ATTT

21
Nền tảng phục vụ phổ cập dịch
5 80,00
vụ ATTT cơ bản
Nền tảng hỗ trợ ngăn chặn tin
6 nhắn rác, thư điện tử rác và 120,00
cuộc
gọi rác
Nền tảng đào tạo, sát hạch trực
tuyến kiến thức, kỹ năng an
7 100,00
toàn
thông tin cơ bản cho người sử
dụng
Nền tảng tuyên truyền, nâng
cao nhận thức và phổ biến kiến
8 80,00
thức về an toàn thông tin cho
người
sử dụng
Nền tảng giám sát nội dung
9 150,00
thông tin trên không gian mạng.
7.549,38 96.900,00 4.252,00 158.000,00
Tổng cộng
104.449,38 162.252,00

21
PHỤ LỤC 2. DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN
Phụ lục 2.1. Mạng bưu chính
2.1.1. Dự báo phát triển
Diện tích hạ tầng được quy hoạch cho các trung tâm bưu chính được tính
toán và xác định dựa trên sản lượng dự phóng của từng vùng. Việc tính toán được
thực hiện theo 3 bước. Trước tiên, cần đánh giá và dự phóng sản lượng hàng hóa
bưu chính theo tỉnh, theo vùng. Tiếp theo, cần lấy một diện tích kho tiêu chuẩn làm
căn cứ để tính toán sản lượng hàng hóa xử lý trên một diện tích kho tiêu chuẩn đã
xác định. Sau khi xác định được 2 chỉ số này, diện tích quy hạ tầng quy hoạch cho
mỗi vùng được tính toán dựa theo quy tắc tam suất. Ba bước thực hiện được phân
tích và đánh giá sâu để làm rõ phương pháp luận và các phương thức tính toán.

Phương pháp luận


Bước 1: Dự phóng sản lượng
+ Xác định sản lượng thức tế năm 2021 dựa trên chỉ số GDP và tỉ trọng lĩnh
vực Logistics/GDP cả nước
Đơn vị: tấn/ngày/tỉnh
+ Dự phóng sản lượng năm 2025, 2030 dựa trên tỷ lệ tăng trưởng thường
niên 15% (theo từng tỉnh)
+ Xác định sản lượng dự phóng theo vùng, bằng tổng sản lượng các tỉnh thuộc
vùng
Bước 2: Xác định sản lượng hàng hóa xử lý trên một diện tích kho tiêu chuẩn
+ Đặt diện tích kho tiêu chuẩn: 200.000 m2 và diện tích sử dụng tiêu chuẩn
bằng 60% diện tích đầu tư: 120.000 m2
Đơn vị: m2
+ Tính toán sản lượng hàng hóa xử lý theo các loại giá kệ
Đơn vị: tấn/ngày
+ Xác định sản lượng hàng hóa xử lý trên một diện tích kho tiêu chuẩn, bằng
tổng sản lượng hàng hóa xử lý của các loại giá kệ
Đơn vị: tấn/ngày/kho tiêu chuẩn
Bước 3: Xác định diện tích hạ tầng tương ứng dựa trên sản lượng dự phóng

21
Áp dụng quy tắc tam suất, tính toán diện tích hạ tầng tương ứng theo từng
vùng dựa trên 2 chỉ số (1) sản lượng dự phóng và (2) sản lượng hàng hóa xử lý trên
một diện tích kho tiêu chuẩn
Đơn vị: hecta
Phương thức tính toán
Bước 1: Dự phóng sản lượng theo ngày
𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế
= (𝐺𝐷𝑃 𝑡ỉ𝑛ℎ ∗ 𝑡ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ĩ𝑛ℎ 𝑣ự𝑐 𝑙𝑜𝑔𝑖𝑠𝑡𝑖𝑐𝑠/𝐺𝐷𝑃)
÷ Đơ𝑛 𝑔𝑖á 𝑣ậ𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛
𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑑ự 𝑝ℎó𝑛𝑔 = 𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế ∗ (100% + 15%) 5
Bước 2: Xác định sản lượng hàng hóa xử lý trên một diện tích kho tiêu chuẩn
𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎 𝑥ử 𝑙ý 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ộ𝑡 𝑑𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛
= 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘𝑖ệ𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑡ố𝑖 đ𝑎 𝑡𝑟ê𝑛 𝑐á𝑐 𝑔𝑖á 𝑘ệ
* 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑚ộ𝑡 𝑘𝑖ệ𝑛 ℎà𝑛𝑔
÷ 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛
Đề án đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng sản lượng đến năm 2025
Kịch bản 1:
Diện tích Số lượng kệ Số lượng kệ trong Tổng thể tích Sản lượng Trọng lượng đơn Vòng quay hàng Tổng trọng lượng vận
Thông số 1 (m3) Quy đổi (m2) Loại kệ Loại kho
kho (m2) trong kho (full) kho (hiệu quả) kệ sử dụng kho hàng (tấn) tồn kho (ngày) chuyển (tấn/ngày)

KHO 17.5 2.5 Kệ kho nhỏ Nhỏ 36,000 14,400 5,040 88,200 840,000.00 0.003 3 840
9.92 2.5 Kệ kho lớn Lớn 36,000 14,400 5,040 49,997 210,000 0.032 7 960
38.3 14.8 Ngoài trời 48,000 3,250 1,137 43,529 1,137 25 15 1,896
3,696

Kịch bản 2:
Diện tích Số lượng kệ Số lượng kệ trong Tổng thể tích Sản lượng Trọng lượng đơn Vòng quay hàng Tổng trọng lượng vận
Thông số 1 (m3) Quy đổi (m2) Loại kệ Loại kho
kho (m2) trong kho (full) kho (hiệu quả) kệ sử dụng kho hàng (tấn) tồn kho (ngày) chuyển (tấn/ngày)
17.5 2.5 Kệ kho nhỏ Nhỏ 36,000 14,400 5,040 88,200 840,000.00 0.003 2 1,260
KHO 9.92 2.5 Kệ kho lớn Lớn 36,000 14,400 5,040 49,997 210,000 0.032 5 1,344
38.3 14.8 Ngoài trời 48,000 3,250 1,137 43,529 1,137 25 11 2,585
5,189

Kịch bản 3:

Diện tích Số lượng kệ Số lượng kệ trong Tổng thể tích Sản lượng Trọng lượng đơn Vòng quay hàng Tổng trọng lượng vận
Thông số 1 (m3) Quy đổi (m2) Loại kệ Loại kho
kho (m2) trong kho (full) kho (hiệu quả) kệ sử dụng kho hàng (tấn) tồn kho (ngày) chuyển (tấn/ngày)
17.5 2.5 Kệ kho nhỏ Nhỏ 36,000 14,400 5,040 88,200 840,000.00 0.003 1 2,520
KHO 9.92 2.5 Kệ kho lớn Lớn 36,000 14,400 5,040 49,997 210,000 0.032 5 1,344
38.3 14.8 Ngoài trời 48,000 3,250 1,137 43,529 1,137 25 10 2,844
6,708

21
Bước 3: Xác định diện tích hạ tầng tương ứng dựa trên sản lượng dự phóng
Quy mô của các Trung tâm Bưu chính quốc gia, trung tâm bưu chính vùng
được phân tích và xác định dựa trên sản lượng dự phóng thị trường theo các công
thức dưới đây.
𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑇𝑇𝐵𝐶 𝑣ù𝑛𝑔
∑𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑑ự 𝑝ℎó𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑡ỉ𝑛ℎ 𝑝ℎụ𝑐 𝑣ụ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑣ù𝑛𝑔
= 𝑡ấ𝑛 ∗
𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎 𝑥ử 𝑙ý 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 ( )
𝑛𝑔à𝑦
𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛
2.1.2. Xác định vị trí đặt Trung tâm bưu chính tại Vùng
Vị trí đặt Trung tâm Bưu chính Vùng nhằm đảm bảo hệ thống hạ tầng được
kết nối toàn diện từ Trung tâm bưu chính quốc gia đến Trung trâm bưu chính vùng
với mục tiêu tối ưu chi phí logistics và nâng cao mức dịch vụ khách hàng.
Nguyên tắc xác định vị trí đặt Trung tâm bưu chính Vùng dựa trên mục tiêu
tối ưu chi phí Logistics cho toàn vùng. Do có sự khác nhau nhu cầu sản lượng dự
báo của các tỉnh, và dựa trên khoảng cách di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, nên
vị trí đặt Trung tâm bưu chính Vùng sẽ được lựa chọn tại nơi có tổng chi phí vận
chuyển là thấp nhất.
Mô hình vị trí đặt trung tâm bưu chính vùng được xác định dựa vào tổng chi
phí vận chuyển cuả cả vùng nếu đặt Trung tâm bưu chính vùng ở tỉnh nào mà cho
chi phí nhỏ nhất.
n m

TCi   k * dij * xi
i1 j 1

Trong đó TCi là tổng chi phí vận chuyển của vùng nếu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại
tỉnh i
k: là chi phí vận chuyển đơn vị / km/ tấn (giả định: 10.000 đồng/km/tấn)
dij : là khoảng cách đi từ tỉnh i đến tỉnh j
xi : là sản lượng tỉnh i
Cụ thể vùng 1: nếu đặt trung tâm bưu chính vùng tại từng tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, thì cho thấy chi phí vận chuyển của cả vùng như dữ
liệu ở dưới. Trong đó, nếu đặt Trung tâm bưu chính vùng 1 tại Phú Thọ sẽ cho tổng chi phí vận
chuyển của cả vùng là nhỏ nhất. Vì vậy, Phú Thọ được lựa chọn làm địa điểm đặt trung tâm bưu
chính vùng 1.
Vùng 1:

21
Khoảng cách giữa các tỉnh
Địa điểm đặt
Trung tâm Tuyên
bưu chính Vùng 1 Vĩnh Phúc Phú Thọ Hà Giang Yên Bái Lào Cai
Quang

Vĩnh Phúc 20 58 90 246 124 292


Phú Thọ 20 49 205 66 234
Tuyên Quang 20 156 60 209
Hà Giang 20 364 169
Yên Bái 20 168
Lào Cai 20
Sản lượng (tấn/ngày) 509 309 151 112 148 235
Tổng Chi phí vận
1,563,190 1,309,150 1,395,395 3,081,272 1,647,157 3,012,313
chuyển (1000 đồng)
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Phú Thọ
Vùng 2:
Khoảng cách giữa các tỉnh
Địa điểm đặt Trung tâm
bưu chính Vùng 2 Hòa
Sơn La Điện Biên Lai Châu
Bình
Hòa Bình 20 247 403 192
Sơn La 20 156 348
Điện Biên 20 192
Lai Châu 20
Sản lượng (tấn/ngày) 220 255 85 81
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 1,170,422 1,009,031 1,457,390 2,376,258
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Sơn La
Vùng 3:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 3 Thái Nguyên Bắc Cạn Cao Bằng
Thái Nguyên 20 85 205
Bắc Cạn 20 120
Cao Bằng 20
Sản lượng (tấn/ngày) 531 53 78
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 310,497 555,510 1,167,954
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Thái Nguyên
Vùng 4:

Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 4
Hưng Yên Hải Dương
Hưng Yên 20 55

21
Hải Dương 20
Sản lượng (tấn/ngày) 354 589
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 394,714 312,714
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Hải Dương
Vùng 5:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 5 Bắc Ninh Bắc Giang Lạng Sơn
Bắc Ninh 20 20 120
Bắc Giang 20 100
Lạng Sơn 20
Sản lượng (tấn/ngày) 872 476 164
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 465,938 433,206 1,554,824
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Bắc Giang
Vùng 6:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 6 Hải Phòng Quảng Ninh
Hải Phòng 20 90
Quảng Ninh 20
Sản lượng (tấn/ngày) 1,054 787
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 919,047 1,106,220
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Hải Phòng
Vùng 7:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 7 Hà Nam Nam Định Thái Bình Ninh Bình
Hà Nam 20 30 60 40
Nam Định 20 20 30
Thái Bình 20 50
Ninh Bình 20
Sản lượng (tấn/ngày) 241 317 367 255
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 465,351 285,328 408,391 425,817
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Nam Định
Vùng 8:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 8 Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình
Thanh Hóa 20 140 200 350
Nghệ An 20 50 200
Hà Tĩnh 20 150
Quảng Bình 20
Sản lượng (tấn/ngày) 788 624 341 179
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 2,340,836 1,757,992 2,226,169 4,554,329

21
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Nghệ An
Vùng 9:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 9 Quảng Trị Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi
Quảng Trị 20 60 150 210 300
Huế 20 90 140 230
Đà Nẵng 20 70 150
Quảng Nam 20 110
Quảng Ngãi 20
Sản lượng (tấn/ngày) 148 256 485 494 397
Tổng Chi phí vận chuyển
(1000 đồng) 3,139,068 2,181,205 1,505,365 1,569,792 2,383,941
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Đà Nẵng
Vùng 10:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 10 Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận
Bình Định 20 110 240 330 490
Phú Yên 20 140 230 390
Khánh Hòa 20 120 280
Ninh Thuận 20 180
Bình Thuận 20
Sản lượng (tấn/ngày) 403 196 413 131 336
Tổng Chi phí vận chuyển
3,366,050 2,672,381 2,422,192 2,906,971 4,197,484
(1000 đồng)
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Khánh Hòa
Vùng 11:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 11 Gia Lai Kon Tum Đắc Lắc
Gia Lai 20 70 160
Kon Tum 20 210
Đắc Lắc 20
Sản lượng (tấn/ngày) 357 108 424
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 825,834 1,162,236 882,657
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Gia Lai
Vùng 12:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 12 Bình Dương Bình Phước Đắc Nông Tây Ninh
Bình Dương 20 80 190 90
Bình Phước 20 140 140
Đắc Nông 20 260
Tây Ninh 20
Sản lượng (tấn/ngày) 1,526 306 158 384

21
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 1,195,085 2,039,738 4,357,264 2,273,009
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Bình Dương
Vùng 13:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 13 Đồng Nai Lâm Đồng Vũng Tàu
Đồng Nai 20 190 70
Lâm Đồng 20 280
Vũng Tàu 20
Sản lượng (tấn/ngày) 1,619 423 806
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 1,691,773 5,418,666 2,478,631
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Đồng Nai
Vùng 14:
Địa điểm đặt Trung tâm Khoảng cách giữa các tỉnh
bưu chính Vùng 14 Tiền Giang Long An Bến Tre
Tiền Giang 20 50 40
Long An 20 80
Bến Tre 20
Sản lượng (tấn/ngày) 446 556 226
Tổng Chi phí vận chuyển (1000 đồng) 457,467 514,629 668,327
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Tiền Giang
Vùng 15:
Khoảng cách giữa các tỉnh
Địa điểm đặt Trung
tâm Sóc An
Cần Hậu Bạc Cà Kiên Trà Vĩnh Đồng
bưu chính Vùng 15 Trăn Gian
Thơ Giang Liêu Mau Giang Vinh Long Tháp
g g
Cần Thơ 20 30 60 120 150 100 100 90 40 110
Hậu Giang 20 50 90 120 130 110 110 70 130
Sóc Trăng 20 90 120 160 160 70 100 160
Bạc Liêu 20 50 220 140 160 150 220
Cà Mau 20 190 140 190 180 230
An Giang 20 70 200 130 110
Kiên Giang 20 190 120 100
Trà Vinh 20 70 140
Vĩnh Long 20 70
Đồng Tháp 20
Sản lượng (tấn/ngày) 557 160 266 203 287 401 471 247 254 365
Tổng Chi phí vận 2,590 2,821, 3,399, 4,355 4,691 3,818 3,338, 4,112 2,987, 3,861,
chuyển (1000 đồng) ,241 988 796 ,402 ,842 ,669 436 ,762 312 631
Địa điểm tối ưu đặt Trung tâm bưu chính vùng tại Cần Thơ

21
Phụ lục 2.2. Hạ tầng ĐTĐM và trung tâm dữ liệu
Dự báo quy mô trung tâm dữ liệu phục vụ khối cơ quan chính phủ và quốc
phòng
TT NỘI DUNG 2020 2025 (F)
CAGR (giả định) 55.00%

1 Tổng thị trường Cloud (triệu USD) 196.11 1,754.52

Chính phủ và quốc phòng 33.36 307.74


2 Quy mô DC phục vụ chính phủ và quốc phòng
Quy mô DC (MW) theo thị trường Cloud (Số MW) 3.86 87.88
Quy mô DC (rack) theo thị trường Cloud (số rack) 2,381 21,969

Dự báo nhu cầu về quy mô trung tâm dữ liệu các tỉnh, thành phố

TT Tên tỉnh/ thành phố Hệ số GRDP Dự kiến số rack Quy mô


bình quân/ cần trang bị TTDL dự kiến
GRDP bình đến năm 2025 đến năm 2025
quân vùng (số rack)
I Hà Nội và các tỉnh Trung du 56,189 64,815
miền núi phía Bắc
1 Hà Nội 1.77 22,416 39,621
I Vùng Trung du miền núi phía 33,773 25,194
Bắc
1 Lai Châu 0.59 1,294 760
2 Sơn La 0.54 3,395 1,826
3 Hà Giang 0.50 2,349 1,168
4 Cao Bằng 0.54 1,373 745
5 Bắc Kạn 0.56 827 463
6 Tuyên Quang 0.58 2,060 1,192
7 Lạng Sơn 0.71 2,054 1,449
8 Lào Cai 1.14 2,005 2,284
9 Yên Bái 0.59 2,175 1,278
10 Điện Biên 0.54 1,666 904

22
11 Thái Nguyên 0.90 3,541 3,201
12 Phú Thọ 0.59 3,887 2,285
13 Bắc Giang 1.14 4,908 5,613
14 Hoà Bình 0.90 2,240 2,025
II Vùng Đồng bằng Bắc bộ/ dồng 38,352 53,051
bằng Sông Hồng
1 Hải Phòng 2.47 5,349 13,204
2 Quảng Ninh 2.08 3,580 7,444
3 Bắc Ninh 1.71 3,997 6,816
4 Hà Nam 1.06 2,228 2,357
5 Hải Dương 1.04 5,004 5,203
6 Nam Định 0.90 4,394 3,972
7 Hưng Yên 1.18 3,322 3,905
8 Thái Bình 0.81 4,752 3,867
9 Ninh Bình 0.95 2,597 2,466
10 Vĩnh Phúc 1.22 3,128 3,818
III Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên 33,367 33,434
hải miền Trung và Tây Nguyên
Vùng Bắc Trung Bộ 13,938 13,612
1 Hà Tĩnh 1.09 1,620 1,760
2 Thanh Hoá 1.18 4,609 5,442
3 Nghệ An 0.82 4,367 3,579
4 Quảng Bình 0.74 1,132 839
5 Quảng Trị 0.89 799 710
6 Thừa Thiên Huế 0.91 1,411 1,282
Duyên hải Nam Trung Bộ 11,721 13,050
1 Đà Nẵng 1.25 1,562 1,950
2 Quảng Nam 1.14 1,877 2,132
3 Quảng Ngãi 1.00 1,525 1,524
4 Bình Định 1.14 1,820 2,066
5 Phú Yên 0.87 1,079 937
6 Khánh Hoà 1.29 1,563 2,017

22
7 Bình Thuận 1.02 1,552 1,579
8 Ninh Thuận 1.14 744 844
Vùng Tây nguyên 7,708 6,772
1 Gia Lai 0.78 2,024 1,589
2 Kon Tum 1.14 750 852
3 Đắk Lắk 0.70 2,397 1,673
4 Lâm Đồng 1.23 1,666 2,056
5 Đắk Nông 0.69 870 602
IV Vùng đồng bằng sông Cửu 40,226 31,612
Long
1 Long An 1.01 4,221 4,275
2 Bến Tre 0.73 3,021 2,218
3 Tiền Giang 0.79 4,221 3,331
4 Hậu Giang 0.68 1,664 1,123
5 An Giang 0.61 4,160 2,535
6 Bạc Liêu 1.01 2,171 2,199
7 Cà Mau 0.65 2,755 1,790
8 Cần Thơ 1.32 2,935 3,874
9 Đồng Tháp 0.61 3,631 2,198
10 Kiên Giang 0.68 4,066 2,751
11 Sóc Trăng 0.63 2,668 1,689
12 Trà Vinh 0.84 2,348 1,981
13 Vĩnh Long 0.70 2,363 1,647
V Vùng Đông Nam Bộ 46,585 74,135
1 Bình Dương 1.81 6,990 12,683
2 Bình Phước 0.87 2,477 2,164
3 Đồng Nai 1.57 8,024 12,596
4 Tây Ninh 0.82 2,837 2,330
5 Bà Rịa - Vũng Tàu 2.01 2,876 5,789
6 TP.Hồ Chí Minh 1.65 23,380 38,573

22
PHỤ LỤC 3: CÁC NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ƯU TIÊN
PHÁT TRIỂN

STT Tên nền tảng Chức năng chính


1 Nền tảng số
- CGC (Centered Goverment Cloud):
phục vụ các Nền tảng số quốc gia do Bộ
TTTT chủ trì thực hiện, hỗ trợ các bộ,
ngành, địa phương, các ứng dụng phục vụ
cộng đồng và nội bộ Bộ TTTT.
- AGC (Agency Government Cloud): do
bộ, ngành, địa phương tự xây dựng, phục
vụ triển khai chuyển đổi số của nội bộ của
1.1 Nền tảng điện toán đám mây Bộ, tỉnh.
- EGC (Enterprise Government Cloud):
do các doanh nghiệp cung cấp dạng dịch
vụ cho bộ, ngành, địa phương phục vụ
chuyển đổi số.
- Đám mây công cộng: do các doanh
nghiệp cung cấp dạng dịch vụ cho các
doanh nghiệp, tổ chức phục vụ chuyển
đổi
số .
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (text to speech,
Nền tảng trí tuệ nhân tạo speech to text, nhắn tin tự động, tổng đài
1.2 tự động…), thị giác máy tính (nhận dạng
ký tự quang học, camera thông minh…),
chẩn đoán hình ảnh (y tế chính xác…)
Quản lý thiết bị; thiết lập kết nối các thiết
bị từ xa; thu thập và quản lý dữ liệu từ các
Nền tảng IoT
1.3 thiết bị; xử lý, trình diễn dữ liệu theo nhu
cầu; kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với
các ứng dụng bên ngoài mạng IoT.
2 Nền tảng dữ liệu
- Các CSDL quốc gia ưu tiên triển khai:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở
2.1 Cơ sở dữ liệu quốc gia dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp,
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, Cơ
sở dữ
liệu quốc gia về Tài chính, Cơ sở dữ liệu

22
quốc gia về đất đai: Viettel, Cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử toàn quốc
- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc
gia: Kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa
các cơ quan nhà nước; có khả năng mở
rộng phục vụ nhu cầu kết nối, tích hợp,
chia sẻ dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp
2.2 Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu bên ngoài trong phát triển Chính phủ số,
nền kinh tế số, xã hội số.
- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp
bộ, tỉnh: Kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu
trong bộ bộ của Bộ, tỉnh và là đầu mối kết
nối ra
bên ngoài.
Tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, chuẩn
hoá dữ liệu, lưu trữ vào kho dữ liệu; phân
2.3 Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu
tích, xử lý dữ liệu theo nhu cầu; trình diễn
dữ liệu theo nhiều chiều.
3 Nền tảng an toàn, anh ninh mạng
- SOC quốc gia: Cung cấp khả năng kiểm
soát toàn diện và nâng cao khả năng
phòng thủ cho các nền tảng Quy mô quốc
Nền tảng Trung tâm giám sát, điều gia.
3.1
hành an toàn, an ninh mạng (SOC) - SOC cấp bộ, tỉnh, doanh nghiệp: Cung
cấp khả năng kiểm soát toàn diện và nâng
cao khả năng phòng thủ cho hệ thống
CNTT của các bộ, ngành, địa phương, cơ
quan, tổ chức.
4 Nền tảng cộng tác, làm việc, giải trí
Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới Tổ chức họp trực tuyến giữa các cơ quan
4.1
nhà nước
Cung cấp công cụ quản trị, điều hành cơ
Nền tảng không gian làm việc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên môi
4.2
quan, tổ chức (Workplace) trường mạng

Mạng xã hội với các đặc tính khác biệt:


công khi thuật toán, thu thập dữ liệu cá
Nền tảng mạng xã hội thế hệ mới
4.3 nhân khi được sự đồng ý của người sử
dụng; chia sẻ doanh thu với người sử dụng;
công cụ chọn lọc ngay từ ban đầu bảm
đảm
22
22
nội dung sạch; tạo lập, phát triển các cộng
đồng nhỏ có sắc thái riêng biệt; bảo mật
thông tin, dữ liệu cá nhân theo nhu cầu
của
người sử dụng.
Nền tảng tìm kiếm thế hệ mới
4.4 Trợ lý ảo
5 Nền tảng giao dịch điện tử
Quản lý hợp nhất hoạt động bán hàng,
tiếp thị, vận hành kinh doanh, địa điểm và
khách hàng; cá nhân hóa các dịch vụ, sản
phẩm theo nhu cầu của từng khách hàng;
Nền tảng thương mại điện tử
5.1 phân tích dữ liệu tiêu dùng và bán hành
theo thời gian thực để có phương án tổ
chức hoạt động phù hợp; quản lý mối
quan hệ khách hàng và dịch vụ thiết yếu;
hỗ trợ
thanh toán di động thuận tiện.
6 Nền tảng đô thị thông minh
Giám sát, cảnh báo; Chỉ đạo, điều hành;
Phân tích và xử lý dữ liệu; Quản lý chỉ số
hiệu suất (KPIs); Quản lý quy tắc sự kiện;
Quản lý quy trình nghiệp vụ; Báo cáo
thống kê; Mô phỏng và dự báo. Giúp lãnh
đạo các cấp có khả năng giám sát, điều
Nền tảng Trung tâm giám sát, điều
6.1 hành, hỗ trợ chỉ huy và quản lý chất
hành thông minh (IOC)
lượng dịch vụ do bộ, ngành, địa phương
cung cấp một cách tổng thể với việc ứng
dụng các công nghệ phân tích dữ liệu
hoặc trí tuệ nhân tạo; mang đến hiệu quả,
cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và
kinh tế - xã
hội.
7 Nền tảng chuyển đổi số Y tế
Giúp trao đổi thông tin có liên quan đến
sức khỏe của cá nhân giữa người làm
chuyên môn y tế với cá nhân đó hoặc giữa
Nền tảng Hỗ trợ tư vấn khám chữa
7.1 những người làm chuyên môn y tế với
bệnh từ xa
nhau ở các địa điểm cách xa nhau thông
qua các phương tiện CNTT và viễn thông.
Các chức năng cụ thể theo 6 lĩnh vực
22
khám

22
chữa bệnh (KCB) từ xa theo quy định của
Bộ Y tế ban hành, bao gồm: Tư vấn y tế
từ xa; Hội chẩn tư vấn KCB từ xa; Hội
chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa;
Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; Hội
chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; Đào tạo
chuyển giao
kỹ thuật KCB từ xa.
Hỗ trợ, tư vấn sức khỏe từ xa cho người
dân qua ứng dụng di dộng; Tích hợp
CNTT vào dịch vụ theo dõi chăm sóc sức
khỏe tại gia đình; theo dõi hằng ngày các
Nền tảng Hỗ trợ tư vấn sức khỏe
7.2 chỉ số đo mà không cần thường xuyên
từ xa
đến phòng khám của bác sĩ, không phải
đến bệnh viện, phòng khám, phải xếp
hàng, chờ đợi để được khám chữa bệnh;
tư vấn
sức khỏe 24/7.
Một mạng xã hội kết nối nội bộ giữa các
cán bộ, thầy thuốc và nhân viên y tế trong
ngành y tế Việt Nam để trao đổi thông tin,
Nền tảng Mạng kết nối Y tế Việt
7.3 chia sẻ, hỗ trợ và đào tạo chuyên môn
Nam
Truyền đạt, trao đổi và chia sẻ thông tin
trong ngành y tế; Đào tạo trực tuyến từ
tuyến trên cho tuyến dưới.
Quản lý quá trình khám chữa bệnh và
quản lý hồ sơ bệnh án ở dạng điện tử: tiền
sử bệnh, chẩn đoán, thuốc, kết quả xét
nghiệm, ghi chú của bác sĩ… Quản lý
thông tin tiền sử của bệnh nhân; Quản lý
tài liệu lâm sàng; Quản lý chỉ định; Quản
lý kết quả cận lâm sàng; Quản lý điều trị;
7.4 Nền tảng Hồ sơ bệnh án điện tử Quản lý thuốc đã kê đơn cho người bệnh;
Quản lý thông tin bác sỹ, dược sỹ, nhân
viên y tế; Quản lý thông tin nhân khẩu
của bệnh nhân và việc đồng bộ thông tin
nhân khẩu; Quản lý việc kết nối, tương
tác với các hệ thống thông tin khác trong
bệnh viện; Quản lý hồ sơ bệnh án theo
thời gian
quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
22
22
Quản lý kết nối, liên thông theo các tiêu
chuẩn (kết xuất bệnh án điện tử theo tiêu
chuẩn HL7 CDA, CCD). (Theo Thông tư
số 54/2017/TT-BYT - Bộ tiêu chí ứng
dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh,
chữa
bệnh)
Quản lý, tích hợp, chia sẻ dữ liệu y tế cơ
sở giữa Hệ thống thông tin quản lý trạm y
tế xã, phường, thị trấn và các hệ thống
Nền tảng Quản lý thông tin Y tế cơ
7.5 thông tin khác có nhu cầu sử dụng dữ liệu
sở
y tế cơ sở; Thực hiện phân tích và đưa ra
các báo cáo thống kê theo các chỉ tiêu của
ngành Y tế; Cung cấp các API kết nối.
8 Nền tảng chuyển đổi số Giáo dục
Quản lý hoạt động của nhà trường trên
Nền tảng Giáo dục số quốc gia
8.1 môi trường mạng; Học trực tuyến; Thi
trực
tuyến; Tài liệu trực tuyến; Giáo án điện tử
Tự động hoá, tối ưu hoá các hoạt động
nghiệp vụ trong môi trường đại học (giáo
viên, học viên dạy, học, nghiên cứu khoa
8.2 Nền tảng Đại học số học trực tuyến, cho phép cán bộ quản lý
và lãnh đạo quản lý, thao tác nghiệp vụ)
nhằm tiết kiệm tối đa thời gian, công sức,
chi phí
của học viên, giảng viên, cán bộ, lãnh đạo.
9 Nền tảng chuyển đổi số Tài chính
Xuất hóa đơn điện tử nhanh chóng, thuận
tiện, mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị
(máy tính, thiết bị di động); dễ dàng kết
9.1 Hoá đơn điện tử
nối với nhiều phần mềm kế toán, bán
hàng; quản lý, lưu trữ bảo đảm an toàn,
an ninh
mạng.
10 Nền tảng chuyển đổi số Nông nghiệp
Cho phép truy vết và chứng thực thông
tin trong từng công đoạn, từ khâu sản xuất
đến khâu vận chuyển và đến tay người
10.1 Nền tảng truy xuất nguồn gốc
tiêu dùng trong chuỗi giá trị nông nghiệp
giúp minh bạch hóa Chuỗi cung ứng;
23
Tối ưu
Chuỗi cung ứng; Truy xuất nguồn gốc.

23
Thu thập, lưu trữ, phân tích và chia sẻ
thông tin, dữ liệu theo chuỗi giá trị nông
10.2 Nền tảng dữ liệu nông nghiệp số nghiệp (trước, trong và sau khi sản xuất)
nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả cho
phát triển nông nghiệp.
11 Nền tảng chuyển đổi số Giao thông vận tải và logistics
- Thu phí điện tử không dừng đối với các
phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Kiểm soát thẻ vé, thu phí liên thông
Nền tảng quản lý thu phí, thanh
11.1 trong mạng lưới giao thông công cộng.
toán điện tử trong giao thông
- Quản lý thu phí tự động tại các bãi đỗ xe.
- Thu phí, lệ phí hàng hải điện tử cho tàu
thuyền vào, rời cảng biển.
- Giám sát hành trình, quản lý điều hành
phương tiện.
- Kiểm tra tải trọng xe tự động.
Nền tảng nhận diện, kiểm soát
11.2 - Kiểm soát phương tiện vào ra, thông quan
phương tiện tự động
tự động.
- Theo dõi đo đếm lưu lượng, phân loại
phương tiện tự động.
- Giám sát, điều hành giao thông thông
minh đường cao tốc.
- Điều hành giao thông tích hợp trong đô
Nền tảng giám sát, điều hành giao thị thông minh.
11.3
thông thông minh - Giám sát điều hành hoạt động các bến
xe, cảng thủy nội địa.
- Giám sát và điều phối giao thông hàng
hải.
- Số hóa toàn bộ thông tin đăng ký, đăng
kiểm, bảo hiểm, bảo dưỡng, vi phạm, tai
nạn của các phương tiện tham gia giao
thông.
Nền tảng số quản lý phương tiện - Sử dụng các chứng từ vận tải số để thay
11.4
và người điều khiển phương tiện thế hoàn toàn cho các loại giấy tờ thông
hành với mục đích chống giả mạo và gian
lận thông tin.
- Số hóa thông tin và quản lý cấp phép cho
người điều khiển phương tiện dựa trên hệ

23
thống chấm điểm, theo dõi số giờ điều
khiển phương tiện an toàn.
Đổi mới các quy định quản lý nhà nước
để thúc đẩy việc thu thập, cập nhật và
khai thác dữ liệu số trong các hoạt động
như:
Nền tảng số quản lý dữ liệu không
11.5 - Quy hoạch, phát triển mạng lưới kết cấu
gian về kết cấu hạ tầng giao thông
hạ tầng giao thông.
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng giao thông.
- Quản lý khai thác, vận hành, bảo trì tài
sản kết cấu hạ tầng giao thông.
Cung cấp dịch vụ vận tải, logistics dưới
hình thức các giao dịch điện tử dạng “di
chuyển là một dịch vụ” (Mobility as a
Service) để hỗ trợ người dùng các tiện ích
giao thông như sau:
- Tìm kiếm thông tin hành trình, nhà cung
cấp, chi phí của dịch vụ vận tải hành
Nền tảng số cho các dịch vụ vận khách và hàng hóa.
11.6 tải và logicstics - Tích hợp liên thông dịch vụ của nhiều
nhà cung cấp để giúp khách hàng lập kế
hoạch di chuyển và đặt hàng dịch vụ theo
gói.
- Dịch vụ có thể được tùy biến và tính giá
linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng.
- Sàn giao dịch vận tải, hệ thống quản lý
và điều hành vận tải.
- Thanh toán trực tuyến tiền sử dụng dịch
vụ cho nhà cung cấp.
12 Nền tảng chuyển đổi số Tài nguyên và Môi trường
Cung cấp bản đồ số có gắn địa chỉ số đến
12.1 Nền tảng bản đồ số
từng hộ gia đình của Việt Nam
Quản lý xuyên suốt chuỗi giá trị sản xuất,
từ thời điểm lên ý tưởng sản phẩm cho
đến lúc triển khai; quản lý toàn bộ quy
Nền tảng chuyển đổi số Sản xuất
13 trình sản xuất từ lúc thu thập tư liệu sản
thông minh
xuất, tối ưu hóa việc lên kế hoạch và sắp
xếp các công đoạn sản xuất, đồng thời,

23
những thông tin đáng tin cậy trong việc
quản lý và đưa vào sử dụng.
Đài truyền hình quốc gia thế hệ mới trên
14 Nền tảng Truyền hình quốc gia
không gian mạng
Nền tảng trên thiết bị di động để người
Nền tảng ứng dụng trên thiết bị di
dân có thể truy cập mọi dịch vụ, tiện ích
15 động
trong Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số

Quản lý định danh (ID) và trao đổi định


Nền tảng trao đổi định danh và xác
danh quốc gia giữa các hệ thống định
thực điện tử
danh
(ID Exchange)
Sàn giao dịch dịch vụ số cho Doanh nghiệp
Nền tảng chuyển đổi số doanh
vừa và nhỏ và các nhà cung cấp dịch vụ
nghiệp vừa và nhỏ
giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ,
Nền tảng kế toán dịch vụ MISA mới thành lập, chưa có bộ máy kế toán sử
ASP dụng dịch vụ kế toán thông qua nền tảng
MISA ASP.
Hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực ngành nghề, có
Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp
quy mô từ nhỏ đến lớn trong công tác tài
nhất MISA
chính kế toán, nhân sự, bán hàng, quản lý
điều
hành…
Quản lý thanh toán và hỗ trợ thanh toán
Nền tảng thanh toán không dùng giữa các hệ thống và tổ chức tài chính,
tiền mặt trung gian thanh toán, Mobile Money với
các nền tảng ứng dụng số
Quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và kê
Nền tảng quản lý hoạt động phòng đơn thuốc điện tử cho phòng khám y tế tư
khám tư nhân và Trạm y tế xã nhân và Trạm y tế xã/Phường/ Thị trấn trên
đám mây.
Nền tảng quản lý tự động hóa qui trình xét
Nền tảng quản lý xét nghiệm (LIS)
nghiệm trong các cơ sở y tế, bệnh viện
Hỗ trợ chuyển đổi số trong công tác quản
Nền tảng quản trị tài chính nhà lý tài chính, tài sản, tiền lương CBCCNV
nước MISA FinGov tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách
nhà nước.

23
Cho phép các Nhà đầu tư/Công ty
CK/Ngân hàng/Quỹ... đấu thầu/mua bán
Sàn giao dịch trái phiếu, giấy tờ có
các giấy tờ có giá, chứng khoán, phái sinh
giá
chứng khoán qua hệ thống tại sàn giao
dịch.
Giúp các tổ chức/doanh nghiệp đơn giản
Nền tảng ký kết thông minh hóa các khâu ký kết hợp đồng tài liệu.
(FPT.eContract) Thay việc ký kết giấy tờ truyền thống
chuyển lên thực hiện 100% online.

23
PHỤ LỤC 4: XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÁC DỰ ÁN AN TOÀN THÔNG TIN
Phương án phát triển (quy hoạch) lĩnh vực ATANM - kịch bản 2
1. Bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực ứng dụng CNTT
1.1. Hệ thống Hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính
phủ điện tử
Định hướng phân bổ không gian: Đặt hệ thống tại Bộ Thông tin và Truyền
thông.
Loại hình công trình: Hệ thống được bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ
quy định của pháp luật.
Vai trò công trình: Tăng cường các hoạt động dự báo, kiểm soát, phát hiện
tấn công, cảnh báo sớm, ngăn chặn kịp thời và khắc phục sự cố khi có các cuộc tấn
công.
Quy mô công trình:
Hệ thống cho phép sử dụng trên phạm vi cả nước. Ngoài Bộ Thông tin và
Truyền thông (Cục An toàn thông tin), các đơn vị chuyên trách về an toàn thông
tin của các bộ, ngành, địa phương cũng được xem xét phân cấp tài nguyên để sử
dụng phục vụ công tác quản lý giám sát và bảo vệ an toàn thông tin cho các hệ
thống đặc biệt là các hệ thống ứng dụng công khai phục vụ chính phủ điện tử.
Hệ thống gồm hai hạng mục chính:
- Hạng mục Tiếp nhận, thu thập thông tin giám sát từ các hệ thống giám sát
trung tâm và các hệ thống phòng chống mã độc của các đơn vị:
+ Các hệ thống giám sát trung tâm của các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh thành
phố trực thuộc Trung ương, và các doanh nghiệp thuộc nền tảng cung cấp dịch vụ
Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC).
+ Các hệ thống phòng, chống mã độc: của các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hạng mục cảnh báo sớm và giám sát an toàn thông tin từ xa cho các hệ
thống ứng dụng chính phủ điện tử:
+ Kiểm tra được trạng thái và phát hiện, cảnh báo việc thay đổi trạng thái
của các website.
+ Kiểm tra, rà quét các lỗ hổng bảo mật của các website và đưa ra các
phương án hỗ trợ cho việc khắc phục lỗ hổng.
+ Kiểm tra và cảnh báo khả năng bị chiếm quyền điều khiển domain, email
đối với các tên miền .gov.vn.

23
+ Phát hiện và cảnh báo sớm các tấn công giả mạo, thay đổi giao diện đối
với các website.
+ Phát hiện và cảnh báo sớm đối với các sự việc rò rỉ thông tin của hệ thống
và hỗ trợ bảo vệ danh tính cho người dân Việt Nam.
- Các công cụ, thiết bị hỗ trợ xử lý tấn công mạng và công tác quản lý an
toàn thông tin.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025:
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ tiếp nhận, quản lý và xử lý giám sát ATTT tập
trung có quy mô sử dụng diện tích 85m2. Đảm bảo cấu hình: CPU: 483 core,
RAM: 467 GB, HDD: 717 TB, SSD: 77 TB.
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ Hệ thống cảnh báo sớm và giám sát ATTT từ xa
cho các hệ thống ứng dụng Chính phủ điện tử có quy mô sử dụng diện tích 85m2.
Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 389 core; RAM: 1.947 GB; SSD: 53 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu hạ tầng kỹ thuật tăng
150% so với năm 2025.
Định hướng khai thác, sử dụng công trình quan trọng: Bộ Thông tin và
Truyền thông chủ trì khai thác, sử dụng. Kết nối, chia sẻ thông tin với các trung
tâm giám sát an toàn không gian mạng của các Bộ, ngành, địa phương.
1.2. Hệ thống đảm bảo an toàn thông tin của các bộ, ngành địa phương và tập
đoàn, tổng công ty lớn
Định hướng phân bổ không gian: Đặt hệ thống đảm bảo an toàn thông tin
cho 01 bộ, cơ quan ngang bộ tại Hà Nội; Đặt hệ thống đảm bảo an toàn thông tin
cho tỉnh tại trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố.
Loại hình công trình quan trọng: Hệ thống đảm bảo an toàn thông tin bảo
đảm an toàn thông tin theo cấp độ quy định của pháp luật.
Vai trò công trình quan trọng: Tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn
thông tin theo ngành, lĩnh vực và địa phương; thuận lợi kết nối chia sẻ thông tin
với hệ thống giám sát an toàn thông tin quốc gia.
Quy mô công trình:
Mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty lớn thiết lập một Trung
tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) và thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin
với hệ thống giám sát quốc gia phục vụ hoạt động hỗ trợ giám sát, phòng chống tấn
công mạng và điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin, bảo đảm an toàn thông
tin cho các hệ thống thông tin phục vụ phát triển CPĐT, CQĐT và ĐTTM cấp bộ,
ngành, địa phương và bảo vệ dữ liệu và thông tin của tổ chức, người dùng.

23
Yêu cầu phát triển đến năm 2025:
+ Hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo đảm ATTT cho 01 bộ, cơ quan ngang bộ
điển hình có quy mô sử dụng diện tích 20m2. nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU:
240 core, RAM: 1.5 TB, HDD: 30 TB, SSD: 15 TB.
+ Hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo đảm ATTT cho tỉnh, thành phố điển hình có
quy mô sử dụng diện tích 30m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 360 core,
RAM: 2 TB, HDD: 50 TB, SSD: 30 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: nhu cầu hạ tầng kỹ thuật tăng 150% về
mặt quy mô.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thàn phố trực
thuộc trung ương chủ trì khai thác, sử dụng. Kết nối, chia sẻ thông tin với các
Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
1.3. Hệ thống Thao trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát hạch an toàn
thông tin phục vụ Chính phủ điện tử
Định hướng phân bổ không gian: Đặt hệ thống Thao trường mạng phục vụ
huấn luyện, diễn tập, sát hạch an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tại Bộ
Thông tin và Truyền thông
Loại hình: Hệ thống đảm bảo an toàn thông tin bảo đảm an toàn thông tin
theo cấp độ quy định của pháp luật.
Vai trò: Do yêu cầu đặc thù, đề nghị toàn bộ hạ tầng dùng chung này cần
được tách biệt theo zone riêng (hình thức IaaS ), đảm bảo khi triển khai không ảnh
hưởng đến các hệ thống khác. Cũng như khi triển khai thiết lập môi trường diễn
tập (chẳng hạn mã độc), không ảnh hưởng đến hệ thống khác trên cloud.
Quy mô công trình:
Xây dựng hệ thống Thao trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát
hạch an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử bao gồm: Nền tảng thực hành an
ninh mạng cho chuyên gia (Core Cyber Range); Hạng mục mô phỏng phục vụ huấn
luyện, diễn tập, sát hạch; Hạng mục hỗ trợ diễn tập.
- Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin
có quy mô sử dụng diện tích 200m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 850 core,
RAM: 1,7 TB, HDD: 100 TB, SSD: 70 TB.
- Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 200% so với năm 2025.

23
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, tổ chức diễn tập, huấn luyện, sát hạch an toàn thông tin phục vụ Chính phủ
điện tử.
1.4. Nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Định hướng phân bổ không gian: Đặt hệ thống hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi
trường mạng tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Loại hình công trình: Hệ thống được bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ
quy định của pháp luật.
Vai trò công trình:
+ Hỗ trợ quản lý, điều hành hoạt động, trao đổi, chia sẻ thông của Mạng lưới
ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
+ Tiếp nhận và hỗ trợ điều phối xử lý các phản ánh thông tin không lành
mạnh, xâm hại đối với trẻ em trên môi trường mạng
+ Phân tích thông tin, hình ảnh, video để phát hiện nội dung xâm hại trẻ em
trên môi trường mạng;
+ Kết nối với hệ thống các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế để báo cáo, thực
hiện ngăn chặn dữ liệu, thông tin độc hại, xâm hại trẻ em.
Quy mô công trình:
Nền tảng cho phép sử dụng trên phạm vi cả nước. Nền tảng gồm các hạng
mục chính:
+ Phần mềm hỗ trợ bảo vệ trẻ em.
+ Mua sắm công cụ hỗ trợ, thiết bị.
+ Dịch vụ thu thập dữ liệu xấu độc, xâm hại trẻ em.
+ Cải tạo, xây dựng khu vực hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025:
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ tiếp nhận, quản lý và xử lý giám sát ATTT tập
trung có quy mô sử dụng diện tích 30m2. Đảm bảo nhu cầu cấu hình tổng cộng:
CPU: 250 core, RAM: 250 GB, HDD: 250 TB, SSD: 25 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu hạ tầng kỹ thuật tăng
150% so với năm 2025.
Định hướng khai thác, sử dụng công trình quan trọng: Bộ Thông tin và
Truyền thông chủ trì khai thác, sử dụng. Kết nối, chia sẻ thông tin với các trung
tâm giám sát an toàn không gian mạng của các Bộ, ngành, địa phương.

23
1.5. Phát triển Nền tảng điều hành, chỉ huy an toàn không gian mạng tập trung
Định hướng phân bổ không gian: Phát triển nền tảng điều hành, chỉ huy an
toàn thông tin mạng tập trung tại Bộ Thông tin và Truyền thông
Quy mô công trình:
Nền tảng có khả năng kết nối, phân tích dữ liệu lớn, chia sẻ thông tin rủi ro
an toàn thông tin mạng với 100% SOC của các cơ quan nhà nước; có năng lực dự
báo sớm và cảnh báo sớm giúp cơ quan nhà nước ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố
an toàn thông tin mạng, tránh thiệt hại trên diện rộng.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tại Bộ
Thông tin và Truyền thông có quy mô sử dụng diện tích 40m2. Nhu cầu cấu hình
tổng cộng: CPU: 240 core, RAM: 2 TB, HDD: 20 TB, SSD: 10 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 200% so với năm 2025.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, sử dụng.
1.6. Phát triển Nền tảng rà quét lỗ hổng bảo mật cho các ứng dụng Chính phủ
điện tử của các bộ, ngành, địa phương
Định hướng phân bổ không gian: Phát triển nền tảng rà quét lỗ hổng bảo mật
cho các ứng dụng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương tại Bộ Thông
tin và Truyền thông.
Quy mô công trình:
Nền tảng rà quét lỗ hổng bảo mật nhằm phòng ngừa sự cố mất an toàn, an
ninh mạng cho các ứng dụng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư có quy mô
sử dụng diện tích 30m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 240 core, RAM: 2 TB,
HDD: 30 TB, SSD: 15 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 200% so với năm 2025.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, sử dụng.
1.7. Phát triển nền tảng bảo đảm an toàn cho Cloud dùng chung của Chính phủ
Định hướng phân bổ không gian: Dự kiến bố trí tại trung tâm phòng máy
của của Chính phủ.

24
Quy mô công trình: Phát triển các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho
Cloud dùng chung của Chính phủ, hạ tầng kết nối điện toán đám mây, phục vụ phổ
cập dịch vụ điện toán đám mây …
Định hướng khai thác, sử dụng: Đơn vị chủ quản chủ trì khai thác, sử dụng
theo quy định hiện hành.
1.8. Phát triển các Nền tảng, hệ thống, giải pháp bảo đảm an toàn cho các hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu quan trọng của quốc gia
Định hướng phân bổ không gian: Dự kiến bố trí tại các phòng máy của
doanh nghiệp/nhà cung cấp hạ tầng dịch vụ.
Quy mô công trình:
Phát triển các Nền tảng, hệ thống, giải pháp bảo đảm an toàn cho 5G và các
thế hệ tiếp theo; hạ tầng băng rộng; hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT);
các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị, tài chính,
ngân hàng…
Định hướng khai thác, sử dụng: Đơn vị chủ quản chủ trì khai thác, sử dụng
theo quy định hiện hành.
1.9 Phát triển các Nền tảng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho chuyển đổi
số trong các ngành, lĩnh vực
Định hướng phân bổ không gian: Dự kiến bố trí tại trung tâm phòng máy
của các bộ, ngành – đơn vị chủ quản nền tảng, hệ thống.
Quy mô công trình: Phát triển các Nền tảng, giải pháp bảo đảm an toàn
thông tin cho chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục – đào tạo,
thương mại, du lịch, nông nghiệp, logistic, tài nguyên – môi trường, sản xuất công
nghiệp… Định hướng khai thác, sử dụng: Đơn vị chủ quản chủ trì khai thác, sử
dụng
theo quy định hiện hành.
2 Bảo đảm an toàn thông tin cho lĩnh vực Hạ tầng số
2.1. Phát triển Hệ thống kiểm định và hỗ trợ phát triển sản phẩm
Định hướng phân bổ không gian: Mô hình để triển khai hệ thống đánh giá,
kiểm định an toàn thông tin được triển khai theo phương án kết hợp sử dụng hạ
tầng dùng chung của Bộ Thông tin và Truyền thông và triển khai trên hạ tầng riêng
tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Hạ tầng kỹ thuật và hệ thống đánh giá, kiểm
định cho các thiết bị mạng và các thiết bị IoT được bố trí tại Bộ Thông tin và
Truyền thông (Cục An toàn thông tin). Hạ tầng kỹ thuật hạng mục liên quan đến
đánh giá,

24
kiểm định cho các hệ thống phần mềm, giải pháp, ứng dụng và hệ thống phần mềm
nghiệp vụ sủ dụng trên nền tảng dùng chung của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Loại hình công trình quan trọng: Hệ thống đảm bảo an toàn thông tin bảo
đảm an toàn thông tin theo cấp độ quy định của pháp luật.
Vai trò công trình: Nhu cầu đánh giá, kiểm định đến năm 2025 dự kiến sẽ
tăng từ 10-15 lần so với thời điểm hiện tại. Hệ thống đánh giá, kiểm định và hỗ trợ
phát triển sản phẩm dự kiến sẽ cần tăng cường năng lực, năng suất và chất lượng
đánh giá, kiểm định.
Quy mô công trình:
Xây dựng hệ thống kiểm định và hỗ trợ phát triển sản phẩm phục vụ đánh
giá, kiểm định an toàn thông tin cho hạ tầng, các thiết bị mạng trong các hệ thống
thông tin; các hệ thống phần mềm, giải pháp, ứng dụng; các sản phẩm IoT.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025:
+ Hạ tầng kỹ thuật và hệ thống đánh giá, kiểm định cho các thiết bị mạng và
các thiết bị IoT có quy mô sử dụng diện tích 250m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng:
CPU: 360 core, RAM: 4,7 TB, HDD: 440 TB.
+ Hạ tầng kỹ thuật hạng mục liên quan đến đánh giá, kiểm định cho các hệ
thống phần mềm, giải pháp, ứng dụng và hệ thống phần mềm nghiệp vụ có nhu hu
cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 56 core, RAM: 1,152 TB, HDD: 100 TB và một số
thiết bị phụ trợ khác.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu đánh giá, kiểm định tăng
30% mỗi năm giai đoạn 2025-2030.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đánh
giá định kỳ và công bố các báo cáo hàng năm về năng lực đảm bảo an toàn thông
tin đối với các hệ thống thông tin của Chính phủ, hệ thống thông tin trọng yếu quốc
gia.
2.2. Phát triển Trung tâm phân tích và chia sẻ thông tin an toàn thông tin mạng
(ISAC)
Định hướng phân bổ không gian: Triển khai Trung tâm ISAC tại Bộ Thông
tin và Truyền thông.
Loại hình công trình: Hệ thống đảm bảo an toàn thông tin bảo đảm an toàn
thông tin theo cấp độ quy định của pháp luật.
Vai trò công trình: Nâng cao uy tín quốc gia về an toàn thông tin mạng
Quy mô công trình:
Xây dựng Trung tâm ISAC nhằm chia sẻ, khai thác, và phân tích, điều tra về
thông tin an toàn thông tin mạng giữa các quốc gia thành viên.

24
Cần đảm bảo một diện tích vật lý phù hợp để triển khai vận hành Trung tâm
và diện tích để thực hiện các buổi họp trao đổi về chuyên môn; làm việc cho các
cán bộ trong khối ASEAN khi qua làm việc tại Trung tâm; triển khai một số phòng
lab nghiên cứu; công tác giám sát thường xuyên của các cán bộ kỹ thuật.
Chia sẻ thông tin về ATTT diễn ra ở ba cấp độ khác nhau: cấp chiến lược,
chính sách dài hạn, cấp chỉ đạo chiến thuật và cấp độ vận hành - kỹ thuật. Nội dung
chia sẻ là thông tin về ATTT trong suốt vòng đời ATTT: (1) chuẩn bị thu thập dữ
liệu; (2) phân tích và phát hiện; (3) ngăn chặn, diệt trừ và phục hồi; và (4) hoạt
động sau sự cố ATTT.
Các hệ thống về CNTT: Hệ thống màn hình ghép lớn hiển thị nội dung phục
vụ điều hành, tác chiến; Hệ thống máy chủ; Hệ thống lưu trữ; Hệ thống mạng và
bảo vệ tấn công mạng cho Trung tâm; và các hệ thống phần mềm phục vụ hoạt
động và điều hành.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025:
- Hạ tầng kỹ thuật có quy mô sử dụng diện tích 80m2. Nhu cầu cấu hình
tổng cộng: CPU: 83 core, RAM: 830 GB, HDD: 133 TB, SSD: 17 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu tăng 30% mỗi năm giai
đoạn 2025-2030.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, sử dụng. Chia sẻ, khai thác, và phân tích, điều tra về thông tin an toàn thông
tin mạng giữa các quốc gia thành viên.
2.3. Phát triển hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu lớn phục vụ nhiệm vụ bảo đảm
an toàn thông tin mạng quốc gia
Định hướng phân bổ không gian: Đặt hệ thống thu thập, phân tích nội dung
thông tin để phục vụ công tác giám sát, quản lý không gian mạng Việt Nam tại Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Loại hình công trình: Hệ thống thu thập, phân tích nội dung thông tin để
phục vụ công tác giám sát, quản lý không gian mạng Việt Nam bảo đảm an toàn
thông tin theo cấp độ quy định của pháp luật.
Vai trò công trình:
- Tăng cường các hoạt động ngăn chặn chủ động trực tiếp trên không gian
mạng đối với các mối đe doạ kết nối độc hại đến các tên miền độc hại (tên miền
chứa mã độc, các tên miền giả mạo...), cũng như ngăn chặn kết nối của mã độc đến
các tên miền máy chủ điều khiển trong khối cơ quan nhà nước.

24
- Phục vụ chặn lọc, xử lý được các hình thưc tấn công mạng phổ biến như
tấn công lừa đảo mạng, mã độc mạng, mạng botnet,…
- Dự báo và xử lý sớm các nguy cơ tấn công mạng mới.
- Thúc đẩy việc bảo đảm an toàn thông tin cùng nhau trong mạng lưới. Cung
cấp nền tảng hỗ trợ cho việc phát hiện, cảnh báo, chia sẻ thông tin. Giúp giảm áp
lực về cần nhiều nhân lực có chuyên môn cao.
- Cân bằng hóa tất cả nguồn dữ liệu về nguy cơ tấn công mạng. Về kho dữ
liệu nguy cơ tấn công mạng (Threat Intelligence) sẽ sử dụng dữ liệu dùng chung
của quốc gia.
Quy mô công trình:
Hệ thống cho phép sử dụng trên phạm vi cả nước; có năng lực thực hiện hỗ
trợ ứng phó, xử lý chủ động với nguy cơ tấn công mạng cho tối thiểu 500 cơ quan,
tổ chức nhà nước.
Hệ thống gồm các hạng mục chính:
- Hạng mục quản lý, xử lý ngăn chặn tập trung nguy cơ tấn công mạng.
- Hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống trung tâm.
- Các thiết bị hỗ trợ triển khai trực tiếp tại các tổ chức.
- Các công cụ, thiết bị phụ trợ.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025:
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, xử lý ngăn chặn tập trung nguy cơ tấn
công mạng có quy mô sử dụng diện tích 30 m2. Đảm bảo cấu hình: CPU: 450 core,
RAM: 600 GB, HDD: 300 TB, SSD: 30 TB.
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ hệ thống trung tâm có quy mô sử dụng diện tích
25m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 350 core; RAM: 500 GB; SSD: 50 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu hạ tầng kỹ thuật tăng
150% so với năm 2025.
Định hướng khai thác, sử dụng công trình quan trọng: Bộ Thông tin và
Truyền thông chủ trì khai thác, sử dụng. Kết nối, chia sẻ thông tin với các trung
tâm giám sát an toàn không gian mạng của các Bộ, ngành, địa phương.
2.4. Phát triển Nền tảng phục vụ mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố an toàn
thông tin mạng
Định hướng phân bổ không gian: Phát triển nền tảng phục vụ mạng lưới
điều phối ứng cứu sự cố ATTT tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quy mô công trình:

24
Nền tảng phục vụ cho các thành viên thuộc mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn
thông tin quốc gia có các chức năng thu thập, tiếp nhận, lưu giữ thông tin nguy cơ,
sự cố an toàn thông tin mạng từ các nguồn: Thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong nước; Các tổ chức ứng cứu sự cố trong nước và quốc tế; Các tổ chức an
toàn thông tin trong nước và quốc tế; Các nguồn từ internet (diễn đàn, trang web
uy tín về an toàn thông tin mạng,…). Thực hiện phân tích, xác minh, đánh giá nguy
cơ nhằm phát hiện sớm, điều phối ứng cứu các sự cố an toàn thông tin mạng; Cảnh
báo xu hướng tấn công, xu hướng mất an toàn thông tin tới các tổ chức, cá nhân;
Tổng hợp, báo cáo, thống kê số liệu.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư có quy mô
sử dụng diện tích 20m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 128 core, RAM: 576
GB, HDD: 43 TB, SSD: 15 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 30% mỗi năm gia đoạn 2021 - 2030.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, sử dụng.
2.5. Phát triển Nền tảng phục vụ phổ cập dịch vụ ATTT cơ bản
Định hướng phân bổ không gian: Phát triển nền tảng phục vụ phổ cập các
dịch vụ ATTT cơ bản tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quy mô công trình:
Nền tảng phục vụ phổ cập các dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản nâng
cao nhận thức, giúp người dùng bảo vệ thông tin mức cơ bản khi tham gia không
gian mạng; phục vụ quản lý đề án, đào tạo trực tuyến, mô phỏng chương trình học,
kết nối, hỗ trợ học giảng viên, học viên…
Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tại Bộ
Thông tin và Truyền thông có quy mô sử dụng diện tích 20m2. Nhu cầu cấu hình
tổng cộng: CPU: 83 core, RAM: 830 GB, HDD: 133 TB, SSD: 17 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 200% so với năm 2025.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, sử dụng.

24
2.6. Phát triển Nền tảng hỗ trợ ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc
gọi rác
Định hướng phân bổ không gian: Phát triển nền tảng hỗ trợ ngăn chặn tin
nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi tác tại Bộ Thông tin và Truyền thông(Cục An
toàn thông tin).
Quy mô công trình:
Nền tảng hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP ngày
14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư diện tử rác, cuộc gọi rác. Bao
gồm: Hệ thống Quản lý tên định danh quốc gia; Hệ thống quản lý Danh sách không
quảng cáo; Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác;
Ứng dụng phòng chống ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; Hệ thống quản lý
danh sách đen địa chỉ IP.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư có quy mô
sử dụng diện tích 30m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 1612 core, RAM: 2
TB, HDD: 92 TB; SSD 15 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 30% mỗi năm giai đoạn 2025 - 2030.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, sử dụng.
2.7. Phát triển nền tảng đào tạo, sát hạch trực tuyến kiến thức, kỹ năng an toàn
thông tin cơ bản cho người sử dụng
Định hướng phân bổ không gian: Phát triển nền tảng đào tạo, sát hạch trực
tuyến kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cơ bản cho người sử dụng tại Bộ Thông
tin và Truyền thông.
Quy mô công trình:
Nền tảng đào tạo, sát hạch trực tuyến đáp ứng nhu cầu đánh giá năng lực của
các cán bộ phục trách công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng trong các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp và xã hội.
Nền tảng có cơ sở dữ liệu thường xuyên cập nhật về số lượng và nhu cầu sử
dụng chuyên gia an toàn an ninh mạng trong và ngoài nước phục vụ định hướng
hoạt phát triển, cung ứng nguồn nhân lực.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tại Bộ
Thông tin và Truyền thông có quy mô sử dụng diện tích 30m2. Nhu cầu cấu hình
tổng cộng: CPU: 100 core, RAM: 800 GB, HDD: 130 TB, SSD: 20 TB.

24
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 200% so với năm 2025.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, sử dụng.
2.8. Phát triển Nền tảng tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức
về an toàn thông tin cho người sử dụng
Định hướng phân bổ không gian: Phát triển nền tảng triển khai trên hệ thống
tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Quy mô công trình:
Xây dựng ứng dụng nhằm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng qua
các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư có quy mô
sử dụng diện tích 20m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 80 core, RAM: 80 GB,
HDD: 80 TB, SSD: 10 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 20% mỗi năm giai đoạn 2025 - 2030.
Định hướng khai thác, sử dụng: phổ cập ứng dụng trên toàn quốc. Bộ Thông
tin và Truyền thông chủ trì vận hành, duy trì.
2.9. Phát triển Nền tảng giám sát nội dung thông tin trên không gian mạng
Định hướng phân bổ không gian: Phát triển nền tảng triển khai trên hệ thống
tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Quy mô công trình:
Dự án đầu tư có quy mô bao gồm 06 hạng mục chính như sau:
+ Hệ thống thống “khám phá không gian số” để tự động lần theo các lượng
truy cập lớn và bổ sung các trang mạng đáng chú ý vào “bản đồ không gian mạng”
Việt Nam
+ Hệ thống thu thập dữ liệu thông minh, có thể thu thập dữ liệu trên mọi
trang mạng, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội nước ngoài đang hoạt động
tại Việt Nam
+ Hệ thống “trung tâm dữ liệu lớn về nội dung số” đủ khả năng lưu trữ dữ
liệu không gian mạng và đáp ứng nhu cầu truy vấn dữ liệu lớn theo thời gian thực
+ Hệ thống phân tích dữ liệu mạng xã hội với năng lực phân tích nội dung
tiếng Việt và nội dung không gian mạng sử dụng Trí tuệ nhân tạo. Hệ thống có khả

24
năng sử dụng trí tuệ nhân tạo chuyên biệt để nhận diện nội dung xấu độc và các sự
kiện xã hội tiêu cực (biểu tình, thiên tai, tai nạn nghiêm trọng…) một cách tuỳ biến
theo nhu cầu.
+ Hệ thống truy vấn và tổng hợp dữ liệu lớn theo thời gian thực, có khả năng
tính toán liên tục các chỉ số giám sát không gian mạng và tạo các báo cáo điều
hành phục vụ nhu cầu quản lý và ra quyết định của các cấp lãnh đạo.
+ Hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm nội dung xấu độc và sự kiện xã hội
tiêu cực, có khả năng kết hợp dữ liệu không gian mạng với các bộ dữ liệu khác của
Chính phủ để đưa ra cảnh báo trước khi các hiện tượng tiêu cực lan rộng trên
không gian mạng.
Yêu cầu phát triển đến năm 2025: Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư có quy mô
sử dụng diện tích 30m2. Nhu cầu cấu hình tổng cộng: CPU: 750 core, RAM: 1.500
GB, HDD: 100 TB, SSD: 15 TB.
Yêu cầu phát triển đến năm 2030: dự kiến nhu cầu quy mô hạ tầng kỹ thuật
tăng 200% so với năm 2025.
Định hướng khai thác, sử dụng: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khai
thác, sử dụng.

24
PHỤ LỤC 5. GIẢI THÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Khái niệm hạ tầng TTTT, hạ tầng số


Hạ tầng Thông tin và Truyền thông là một chỉnh thể thống nhất, liên kết hữu
cơ giữa hạ tầng bưu chính, hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng điện toán đám
mây, hạ tầng công nghiệp CNTT và các nền tảng chuyển đổi số quốc gia được đảm
bảo bằng hệ thống an toàn thông tin mạng để phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội.
Hạ tầng số được xác định là: Hạ tầng viễn thông (bao gồm mạng băng rộng
cố định, băng rộng di động, mạng IoT, đường trục trong nước và quốc tế) + hạ tầng
điện toán đám mây.

2. Khái niệm mạng bưu chính và hạ tầng bưu chính


Mạng bưu chính (theo Điều 3 của Luật bưu chính) là hệ thống cơ sở khai
thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và
tuyến phát để cung ứng dịch vụ bưu chính. Mạng bưu chính công cộng là mạng
bưu chính do Nhà nước đầu tư và giao cho doanh nghiệp được chỉ định quản lý,
khai thác. Điều 34 của Luật bưu chính làm rõ, mạng bưu chính công cộng được
xây dựng và phát triển theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
Hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền
tảng cho việc phát triển của một lĩnh vực. (Từ điển tiếng Anh Oxford)
Theo định nghĩa của cơ quan Bưu chính và Viễn thông Quốc gia Thụy Điển,
cơ sở hạ tầng bưu chính bao gồm tất cả các cấu trúc (structure) và cơ sở vật chất
(facilities) để đảm bảo cho người tiêu dùng một dịch vụ vận chuyển hiệu quả và
đáng tin cậy trong nước.
Hạ tầng bưu chính là khái niệm rộng hơn mạng Bưu chính, bao gồm toàn bộ
những yếu tố nền tảng, cấu thành, kết nối, vận hành của ngành bưu chính. Như
vậy, Mạng bưu chính là thành tố trọng yếu của hạ tầng bưu chính, tương ứng với
khái niệm hạ tầng mạng lưới hay còn gọi là hạ tầng vật lý của ngành bưu chính.
Từ đây, phạm vi của đề án quy hoạch hạ tầng xác định tập trung vào hạ tầng
mạng lưới của ngành bưu chính, gọi tắt là mạng bưu chính.
Khái niệm Trung tâm bưu chính
- Trung tâm bưu chính quốc gia đóng vai trò trung tâm kết nối, cho phép kết
nối đường trục điểm - điểm giữa các Trung tâm bưu chính quốc gia, kết nối dạng
nan hoa giữa Trung tâm bưu chính quốc gia - Trung tâm bưu chính vùng, tối ưu
hoá

24
di chuyển. Cho phép lưu kho, phân phối bưu gửi (ngoại trừ nguyên liệu thô là đầu
vào cho sản xuất), bảo đảm chất lượng bưu gửi.
- Trung tâm bưu chính vùng đóng vai trò kết nối trực tiếp với Trung tâm bưu
chính quốc gia, kết nối dạng nan hoa với Trung tâm bưu chính tỉnh. Trung tâm bưu
chính vùng cho phép tối ưu hoá quãng đường kết nối với Trung tâm bưu chính
tỉnh. Các chức năng chủ yếu bao gồm:
Chia chọn, kết nối xử lý hàng hóa, trung chuyển hàng hóa nội vùng
Xử lý đơn hàng TMĐT (Fulfillment)
Kho ngoại quan cho hàng TMĐT xuyên biên giới
Kho phân phối cho thị trường hàng hóa bán lẻ
(Retail)

3. Khái niệm nền tảng số


Nền tảng số có thể được hiểu: Các thành phần phần mềm cung cấp như một
dịch vụ (service), có thể triển khai trên quy mô rộng khắp một cách nhanh chóng
(scale), tuỳ biến theo nhu cầu khách hàng (on-demand), bên thứ 3 phát triển ứng
dụng, dịch vụ để tạo thành hệ sinh thái (eco-system).
Một số nền tảng số có tính chất cơ sở hạ tầng: nằm dọc (silo) hoặc nằm
ngang (underlying hoặc core) để phục vụ nhiều ứng dụng, dịch vụ, hoặc nền tảng
khác trong nhiều lĩnh vực của kinh tế-xã hội + thiết yếu (essential) phục vụ nhiều
hoạt động thiết yếu hàng ngày của xã hội trên môi trường số.

25

You might also like