Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

Trắc nghiệm Chính sách công

STT Nội dung


1. Nhận định nào dưới đây KHÔNG phản ánh đặc trưng cơ bản của chính sách
công?
A. Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước.
B. Các quyết định chính sách công là những quyết định hành động.
C. Chính sách công bao gồm những việc Nhà nước định làm và không
định làm.
D. Chính sách công phục vụ lợi ích chủ thể quản lý.
2. …là các biện pháp của nhà nước nhằm xử lý các vấn đề kinh tế hoặc điều
chỉnh mối quan hệ lợi ích kinh tế trong xã hội, như chính sách tiền tệ, chính
sách tài khóa.
A. Chính sách an ninh-quốc phòng.
B. Chính sách tôn giáo.
C. Chính sách văn hóa.
D. Chính sách tài chính tiền tệ.
3. … là các hoạt động hoặc quy định về hoạt động được nhà nước áp dụng
nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo nghĩa hẹp.
A. Chính sách xã hội
B. Chính sách văn hóa, xã hội
C. Chính sách văn hóa và giáo dục
D. Chính sách kinh tế, xã hội
4. Chính sách đối với thuế thu nhập cá nhân thuộc loại chính sách nào?
A. Chính sách phân phối
B. Chính sách điều tiết
C. Chính sách tự điều tiết
D. Chính sách tái phân phối
5. Chính sách giảm nghèo nhằm bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu cho cư dân ở
các nước thuộc loại chính sách nào?
A. Chính sách phân phối
B. Chính sách điều tiết
C. Chính sách tự điều tiết
D. Chính sách tái phân phối
6. Chính sách tự điều tiết khác so với chính sách điều tiết là: các hạn chế xuất
hiện … nhóm xã hội bị điều tiết.
A. Bên trong
B. Bên ngoài
C. Xung quanh
D. Cả A và B
7. Phân hệ nào của hệ thống chính sách được hình thành bởi những người có
chuyên môn về thông tin, tham gia các hoạt động thu thập, tổng hợp, lưu trữ,
truyền dẫn thông tin, nhằm cung cấp dữ liệu thông tin cho các quyết định
chính sách?
A. Phân hệ thông tin
B. Phân hệ tư vấn
C. Phân hệ quyết định
D. Phân hệ thực thi
8. Các tác dụng chủ yếu của phân hệ thông tin trong hoạt động chính sách là:
A. Thu thập thông tin, xử lý thông tin, chuyển giao thông tin
B. Thu thập thông tin, xử lý thông tin, chuyển giao thông tin, lưu trữ
thông tin
C. Thu thập thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin
D. Xử lý thông tin, chuyển giao thông tin, lưu trữ thông tin
9. Các tác dụng chủ yếu của phân hệ tư vấn trong hoạt động chính sách là:
A. Phân tích vấn đề, dự đoán tương lai của chính sách, thiết kế phương
án và luận chứng chính sách
B. Tư vấn các vấn đề liên quan khác về chính sách
C. Tham gia đánh giá chính sách và phân phối thông tin đến cơ quan hữu
quan
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
10. Nhận định nào dưới đây phản ánh bản chất của chính sách công:
A. Sự biểu đạt tập trung của lợi ích và ý chí giai cấp
B. Phục vụ phát triển kinh tế xã hội
C. Điều tiết các mối quan hệ xã hội
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
11. Các tác dụng chủ yếu của phân hệ thực thi trong hoạt động chính sách là:
A. Chuẩn bị cho việc thực thi phương án hoặc đề án chính sách
B. Thực hiện các hoạt động chỉ huy, trao đổi, điều phối
C. Phân tích và tổng kết tình hình thực thi chính sách
D. Tất cả các phương án trên
12. “Chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa (về mặt pháp lý) để phân
biệt đối xử giữa các nhóm xã hội, điều chỉnh động cơ hoạt động của các
nhóm hướng theo mục tiêu phát triển xã hội” được hiểu theo cách tiếp cận
nào dưới đây?
A. Tiếp cận xã hội học
B. Tiếp cận nhân học và nhân học xã hội
C. Tiếp cận khoa học pháp lý
D. Tiếp cận tâm lý học
13. “Chính sách là tập hợp biện pháp đối xử ưu đãi đối với một nhóm xã hội,
nhằm kích thích động cơ hoạt động của nhóm này hướng theo việc thực hiện
một (hoặc một số) mục tiêu của chủ thể quyền lực” được hiểu theo cách tiếp
cận nào sau đây?
A. Tiếp cận xã hội học
B. Tiếp cận nhân học và nhân học xã hội
C. Tiếp cận khoa học pháp lý
D. Tiếp cận tâm lý học
14. “Chính sách luôn đóng vai trò một công cụ đồng bộ hóa hệ thống, nhưng
một mặt khác, sự xuất hiện một chính sách cũng làm cho hệ thống xuất hiện
một yếu tố … mới” được hiểu theo cách tiếp cận nào dưới đây?
A. Mất đồng bộ
B. Tăng đồng bộ
C. Giảm đồng bộ
D. Liên kết
15. “Chính sách, với tư cách là một đòn ứng phó của … trước tình huống mới
của cuộc chơi, phải đảm bảo cho mình luôn thắng trong cuộc chơi, nhưng
giữ được quan hệ lâu bền với đối tác” được hiểu theo cách tiếp cận nào dưới
đây?
A. Người tham gia
B. Chủ thể quản lý
C. Chủ thể hoạch định
D. Chủ thể thực thi
16. “Chính sách là biện pháp do chủ thể quản lý đưa ra nhằm tạo lợi thế cho một
(một số) nhóm xã hội, giam lợi thế của một (một số) nhóm xã hội khác mà
chủ thể quyền lực đang hướng tới” được hiểu theo cách tiếp cận nào dưới
đây?
A. Tiếp cận xã hội học
B. Tiếp cận nhân học và nhân học xã hội
C. Tiếp cận khoa học pháp lý
D. Tiếp cận tâm lý học
17. Định nghĩa chính xác nhất về Chính sách công là:
A. Bất cứ loại hành động nào của chính phủ/chính quyền
B. Các cơ chế, luật định của Quốc hội
C. Biển báo cấm nơi công cộng
D. Các chính sách xuất nhập khẩu
18. Bản chất của chính sách công là:
A. Không biểu đạt tập trung của lợi ích giai cấp, điều tiết các mối quan
hệ kinh tế, phục vụ phát triển kinh tế xã hội
B. Sự biểu đạt tập trung của lợi ích và ý chí giai cấp, điều tiết các mối
quan hệ lợi ích, phục vụ phát triển kinh tế xã hội
C. Không biểu đạt tập trung của ý chí giai cấp, điều tiết các mối quan hệ
tài chính, phục vụ phát triển kinh tế xã hội
D. Sự biểu đạt tập trung của lợi ích nhóm và ý chí giai cấp, điều tiết các
mối quan hệ xã hội, phục vụ phát triển kinh tế xã hội
19. Chức năng nào của chính sách được thể hiện khi chủ thể hoạch định chính
sách hướng hành vi của xã hội và sự phát triển của sự vật và sự việc theo
mong muốn:
A. Định hướng
B. Điều khiển-kiểm soát
C. Chức năng điều tiết
D. Chức năng biểu tượng
20. Chính sách thành phố London quy định thu 5 bảng Anh đối với các xe ô tô
các nhân đi vào trung tâm tp trong khung giờ từ 7h sáng đến 18h chiều.
Chính sách này thể hiện chức năng nào của chính sách:
A. Định hướng
B. Điều khiển-kiểm soát
C. Điều tiết
D. Biểu tượng
21. Chính sách kế hoạch hóa gia đình, hướng đến việc thúc đẩy mỗi gia đình chỉ
sinh từ 1-2 con nhằm hạn chế tăng trưởng dân số trong điều kiện phúc lợi xã
hội chưa đảm bảo. Chính sách này thể hiện chức năng nào của chính sách?
A. Định hướng
B. Điều phối
C. Chức năng điều tiết
D. Điều khiển-kiểm soát
22. Chức năng cơ bản nào của chính sách được thể hiện thông qua chính sách
Quốc hoa?
A. Chức năng định hướng
B. Chức năng điều khiển-kiểm soát
C. Chức năng điều tiết
D. Chức năng biểu tượng
23. Chính quyền Hồng Kông áp dụng mức phí 0,05 đô Mỹ/túi nilon. Chính sách
này thể hiện chức năng nào của chính sách?
A. Chức năng định hướng
B. Chức năng điều khiển-kiểm soát
C. Chức năng điều tiết
D. Chức năng biểu tượng
24. Chức năng định hướng của chính sách công thể hiện ở việc chính sách định
hướng hành vi của xã hội và sự phát triển của sự vật hay sự việc theo mong
muốn của … chính sách.
A. Chủ thể quản lý
B. Chủ thể hoạch định
C. Chủ thể thực thi
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
25. Chính phủ Việt Nam xóa bỏ độc quyền trong lĩnh vực viễn thông cho phép
các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường viễn thông.
Chính sách này thể hiện chức năng nào của chính sách?
A. Chức năng định hướng
B. Chức năng điều khiển-kiểm soát
C. Chức năng điều tiết
D. Chức năng biểu tượng
26. Sự cho phép tham gia của Chính phủ VN đối với các hãng hàng không như
Vietjet, Indochina, Jetstar Pacific… vào thị trường hàng không. Chính sách
này thể hiện chức năng nào của chính sách?
A. Chức năng định hướng
B. Chức năng điều khiển-kiểm soát
C. Chức năng điều tiết
D. Chức năng biểu tượng
27. Mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp của chính sách là mối quan hệ:
A. Quan hệ tương đồng
B. Quan hệ thực chứng
C. Quan hệ linh hoạt
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
28. Nhận định nào dưới đây KHÔNG phản ánh đặc trưng cơ bản của chính sách
công?
A. Chủ thể ban hành chính sách là Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ
và các tổ chức khác
B. Các quyết định chính sách công là những quyết định hành động
C. Chính sách bao gồm những việc nhà nước định làm và không định
làm
D. Chính sách công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng
29. Đâu KHÔNG phải là đặc trưng cơ bản của chính sách công?
A. Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước, tổ chức phi chính phủ
và các nhóm lợi ích, các tổ chức khác
B. Chính sách công bao gồm những việc Nhà nước định làm và không
định làm
C. Chính sách công tác động đến các đối tượng của chính sách
D. Tất cả các phương án trên đều sai
30. Nhận định nào dưới đây phản ánh đặc trưng cơ bản của chính sách công?
A. Các quyết định Chính sách công là những quyết định hành động
B. Chính sách công bao gồm những việc nhà nước định làm và không
định làm
C. Chính sách công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
31. Nhóm lợi ích là?
A. Những người có cùng lợi ích
B. Cùng bảo vệ nhau
C. Mở rộng những lợi ích của nhau
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
32. Đâu KHÔNG phải chủ thể chính thức hoạt động của chính sách công?
A. Nhóm lợi ích
B. Cơ quan lập pháp
C. Cơ quan hành pháp
D. Đảng cầm quyền
33. Đâu KHÔNG phải chủ thể phi chính thức hoạt động của chính sách công?
A. Nhóm lợi ích
B. Công chúng
C. Truyền thông đại chúng
D. Đảng cầm quyền
34. Các tổ chức chính trị-xã hội có vai trò như thế nào trong hoạt động chính
sách?
A. Tiếp nhận chính sách
B. Phản biện chính sách
C. Đề xuất sáng kiến chính sách
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
35. Cơ quan lập pháp của Việt Nam là?
A. Quốc hội
B. Đảng cộng sản Việt Nam
C. Tòa án nhân dân
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
36. Những người câu kết trục lợi từ chính sách được gọi là?
A. Nhóm lợi ích
B. Đối tượng chính sách
C. Các tổ chức phi chính phủ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
37. Vai trò của truyền thông đối với các hoạt động chính sách ở Việt Nam:
A. Trao đổi các ý kiến
B. Tạo niềm tin của cộng đồng đối với chính sách
C. Tăng cường dân chủ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
38. Đâu không phải là tổ chức chính trị-xã hội của Việt Nam?
A. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
B. Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam
C. Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
D. Các tổ chức phi chính phủ có văn phòng tại Việt Nam
39. Hội nông dân Việt Nam là?
A. Tổ chức chính trị-xã hội của Việt Nam
B. Tổ chức phi chính phủ
C. Cơ quan lập pháp
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
40. Quá trình lấy ý kiến cộng đồng được chia thành các giai đoạn nào?
A. Thu thập thông tin
B. Phổ biến thông tin
C. Tư vấn và tham gia
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
41. Ở Việt Nam có các phương tiện thông tin đại chúng nào?
A. Báo giấy
B. Đài phát thanh
C. Truyền hình
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
42. Cơ quan nào đứng đầu trong hệ thống cơ quan hành pháp nhà nước Việt
Nam?
A. Quốc hội
B. Tòa án nhân dân
C. Đảng cộng sản
D. Chính phủ Việt Nam
43. Cơ quan nào là cơ quan hành pháp ở Việt Nam?
A. Quốc hội
B. Tòa án nhân dân
C. Đảng cộng sản
D. Chính phủ Việt Nam
44. Cơ quan nào là cơ quan hành pháp ở Việt Nam?
A. Quốc hội
B. Tòa án nhân dân
C. Đảng cộng sản
D. Chính phủ Việt Nam
45. Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?
A. Quốc hội
B. Tòa án nhân dân và viện kiểm soát
C. Đảng cộng sản
D. Chính phủ Việt Nam
46. Cơ quan nào không phải là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?
A. Quốc hội
B. Tòa án nhân dân
C. Viện kiểm soát
D. Cả A và C
47. Cơ quan nào không phải là cơ quan hành pháp ở Việt Nam?
A. Quốc hội
B. Bộ và các cơ quan ngang Bộ
C. Chính phủ Việt Nam
D. Cả A và B
48. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc cơ quan nào ở Việt Nam?
A. Lập pháp
B. Hành pháp
C. Tư pháp
D. Cả B và C
49. Chủ thể không chính thức tham gia vào hoạt động chính sách ở Việt Nam?
A. Nhóm lợi ích
B. Cộng đồng
C. Truyền thống
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
50. Việc đưa ra các văn bản pháp quy, các quy chế như việc cấp phép, các quy
định về tiêu chuẩn, giá cả chính là quá trình sử dụng công cụ gì?
A. Thị trường nội bộ
B. Giao dịch quyền tài sản
C. Người sử dụng trả phí
D. Điều tiết
51. Một tổ chức công tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, lập
hòm thư và số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến góp ý.
Công cụ mà tổ chức này đã sử dụng thuộc nhóm công cụ nào?
A. Nhóm công cụ kỹ thuật
B. Nhóm các kỹ thuật quản trị
C. Nhóm công cụ hợp tác công tư
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
52. Trong quá trình thực thi chính sách, người ta sử dụng một công cụ nhằm
thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của các cá nhân/ nhóm có liên quan thông
qua một cơ chế trao đổi cởi mở, chú trọng đến cơ chế phản hồi, trao đổi về
kết quả này. Công cụ được sử dụng nêu trên là kỹ thuật/ phương pháp nào?
A. Quản trị kỹ thuật
B. Quản trị mục tiêu
C. Quản trị kết quả
D. Quản trị toàn diện
53. Công cụ chính sách nào dưới đây được coi là công cụ điều chế có tính cưỡng
chế?
A. Quy định trong Luật, đưa ra các tiêu chuẩn, hạn ngạch, các quy định
về hành chính.
B. Quản trị chất lượng toàn diện
C. Hợp đồng thuê ngoài
D. Hợp tác công tư
54. Một tổ chức tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của những người
sử dụng dịch vụ công. Tổ chức này đã áp dụng công cụ chính sách nào?
A. Quản trị toàn diện
B. Định hướng theo khách hàng
C. Xã hội hóa
D. Khuyến khích tư nhân hóa
55. Để xử lý các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, Chính phủ các nước thường
đưa ra các quy định về Tiêu chuẩn phát thải và Thuế phát thải. Công cụ được
sử dụng nêu trên thuộc nhóm công cụ nào dưới đây:
A. Thị trường nội bộ
B. Quản trị toàn diện
C. Người dùng trả phí và Điều tiết
D. Định hướng theo khách hàng
56. Nhà nước áp dụng công cụ người dùng trả phí đối với việc thu phí bảo vệ
môi trường tại các điểm tham quan được coi là công cụ khá linh hoạt. Những
nhược điểm của công cụ Người dùng trả phí là:
A. Khó xác định tiêu chuẩn thu phí và mức thu phí
B. Không khuyến khích tiêu dùng
C. Kém linh hoạt
D. Cả A và C đều đúng
57. Nhà nước áp dụng công cụ người dùng trả phí đối với việc thu phí bảo vệ
môi trường tại các điểm tham quan được coi là công cụ khá linh hoạt. Những
nhược điểm của công cụ Người dùng trả phí là:
A. Khó xác định tiêu chuẩn thu phí
B. Khó xác định mức thu phí
C. Kém linh hoạt
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
58. Nhà nước áp dụng công cụ người dùng trả phí đối với việc thu phí bảo vệ
môi trường tại các điểm tham quan được coi là công cụ khá linh hoạt. Những
ưu điểm của công cụ Người dùng trả phí là:
A. Dễ xác định tiêu chuẩn thu phí
B. Dễ xác định mức thu phí
C. Giúp cho quá trình vận hành dịch vụ công trôi chảy hơn
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
59. Ở Việt Nam, một số dịch vụ công được các nhà thầu tư nhân cung cấp như
thu gom rác… Đây là hình thức Hợp đồng thuê ngoài, và hình thức Chính
phủ hay các cơ quan quản lý Nhà nước:
A. Tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng mua dịch vụ với doanh nghiệp, tổ
chức khác
B. Bán các hàng hóa, dịch vụ cho người dân
C. Mua bán hàng hóa trên thị trường
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
60. Ở Việt Nam, một số dịch vụ công được các nhà thầu tư nhân cung cấp như
thu gom rác… Đây là hình thức Hợp đồng thuê ngoài, và có những ưu điểm
đó là:
A. Tăng cường cơ chế cạnh tranh trên cơ sở đấu thầu với các điều kiện
hợp đồng
B. Khuyến khích các tổ chức thuộc Nhà nước và tư nhân tham gia thị
trường một cách bình đẳng
C. Tăng thị phần người sử dụng
D. Cả A và B đều đúng
61. Ở Việt Nam, một số dịch vụ công được các nhà thầu tư nhân cung cấp như
thu gom rác… Đây là hình thức Hợp đồng thuê ngoài, và có những ưu điểm
đó là:
A. Tăng cường cơ chế cạnh tranh trên cơ sở đấu thầu với các điều kiện
hợp đồng
B. Khó định mức chi phí
C. Tăng thị phần người sử dụng
D. Không khuyến khích người tiêu dùng
62. Ở Việt Nam, một số dịch vụ công được các nhà thầu tư nhân cung cấp như
thu gom rác… Đây là hình thức Hợp đồng thuê ngoài, và có những ưu điểm
đó là:
A. Tăng cường cơ chế cạnh tranh trên cơ sở đấu thầu với các điều kiện
hợp đồng
B. Khó định mức chi phí
C. Tăng thị phần người sử dụng
D. Không khuyến khích người tiêu dùng
63. Phân tích, lựa chọn và thực hiện chiến lược là bộ ba bộ phận cốt lõi tạo nên
khung khổ của phương pháp quản trị nào?
A. Quản trị chiến lược
B. Quản trị hiệu quả thực hiện
C. Quản trị mục tiêu
D. Quản trị chất lượng toàn diện
64. Phương thức nào dưới đây không phải phương thức thuộc nhóm công cụ xã
hội hóa?
A. Phân cấp giao quyền
B. Quản trị công động
C. Tổ chức tình nguyện
D. Hợp tác công tư
65. Phương thức tổ chức tình nguyện có nhiều ưu điểm, nhưng có một nhược
điểm đó là:
A. Nhanh chóng, thuận tiện
B. Phạm vi tổ chức các hoạt động hạn chế
C. Giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước
D. Cả B và C đều đúng
66. Ưu điểm của hình thức hợp tác công tư đó là
A. Huy động được vốn tư nhân
B. Chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và tư nhân
C. Làm tăng sự thiếu hụt từ ngân sách nhà nước
D. Cả A và B đều đúng
67. Việc tư nhân tham gia xây dựng các trạm thu phí BOT có thể mang lại rủi ro
về kinh tế tài chính doanh nghiệp và Nhà nước xác định thời gian thu phí
quá dài. Đó lag nhược điểm của phương thức nào?
A. Quản trị cộng đồng
B. Hợp tác công tư
C. Tổ chức tình nguyện
D. Thị trường nội bộ
68. Phương thức nào dưới đây có thể xuất hiện khả năng tham nhũng và hành vi
tìm kiếm đặc lợi?
A. Hợp tác công tư
B. Hợp đồng mua ngoài
C. Quản trị cộng đồng
D. Cả A và B đều đúng
69. ………. là một danh sách các đối tượng hoặc các vấn đề mà các quan chức
chính phủ và những người bên ngoài của Chính phủ có liên quan đang thực
sự chú ý đến:
A. Chương trình nghị sự chính sách
B. Xây dựng chương trình nghị sự chính sách
C. Chương trình thảo luận chính sách
D. Chương trình nghị sự toàn dân
70. Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình … đầy đủ một chính sách.
A. Nhận diện, xây dựng, hoàn thiện
B. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành
C. Nhận diện, xây dựng đề xuất, hoàn thiện
D. Nhận diện, xây dựng và ban hành
71. Quá trình phân tích hoạch định chính sách bao gồm những bước nào dưới
đây?
A. Phân tích, lựa chọn vấn đề chính sách và hoạt động trong nghị trình
B. Phân tích đánh giá chính sách và xây dựng mô hình/định hướng chính
sách phù hợp
C. Phân tích lựa chọn mục tiêu, phương án chính sách
D. Tất cả các phương án trên
72. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quá trình
hoạch định chính sách?
A. Vì lợi ích công, theo quyết định của đa số
B. Đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với điều kiện khách quan
C. Đảm bảo sự linh hoạt, rõ phạm vi điều chỉnh
D. Đảm bảo có sự tham gia, có bằng chứng khoa học, có ứng dụng
KHCN
73. Giai đoạn đầu tiên của quá trình hoạt động chính sách là?
A. Nhận diện và phân tích vấn đề chính sách
B. Nghiên cứu & thu thập dữ liệu
C. Đánh giá tác động của chính sách
D. Cả A và C
74. Quá trình hoạch định chính sách cần dựa trên bằng chứng. Điều đó có nghĩa
là:
A. Thu thập dữ liệu, phân tích chính sách, dự báo, đánh giá và đưa ra
phương án chính sách tối ưu
B. Thẩm định và lựa chọn phương án chính sách tối ưu
C. Phân tích và áp dụng mô hình lý thuyết cụ thể
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
75. Quá trình phân tích hoạch định chính sách bao gồm những bước nào dưới
đây?
A. Phân tích, lựa chọn vấn đề chính sách và hoạt động trong nghị trình
B. Phân tích đánh giá chính sách và xây dựng mô hình/định hướng chính
sách phù hợp
C. Phân tích lựa chọn mục tiêu, phương án chính sách
D. Tất cả các phương án trên
76. Việc xác định đối tượng chính sách và tổ chức tham vấn được thực hiện ở
giai đoạn nào của quá trình hoạch định chính sách?
A. Xây dựng chương trình nghị sự chính sách và thiết kế chính sách
B. Thẩm định chính sách
C. Hợp pháp hóa và ban hành chính sách
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
77. Quyết định thành lập ban soạn thảo để thiết kế chi tiết chính sách do Chính
phủ phụ trách nằm ở đâu trong các bước của quy trình hoạch định chính
sách?
A. Xây dựng chương trình nghị sự chính sách
B. Thiết kế và soạn thảo chính sách
C. Hợp pháp hóa và ban hành chính sách
D. Cả B và C
78. Các bước trong quá trình hoạch định chính sách công được thực hiện theo
thứ tự:
A. Phân tích vấn đề; Thảo luận tại nghị trường; Soạn thảo chính sách; Ra
quyết định chính sách
B. Nhận diện vấn đề; Xây dựng nghị trình nghị sự chính sách; Thiết kế
chính sách; Hợp pháp hóa chính sách.
C. Phân tích hoạch định chính sách; Đưa vấn đề vào chương trình nghị
sự; Soạn thảo các phương án chính sách; Hợp pháp hóa chính sách.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
79. Việc ra các quyết định trong quá trình hoạch định chính sách được thực hiện
ở những giai đoạn nào?
A. Xác định vấn đề chính sách
B. Thiết kế, lựa chọn phương án chính sách
C. Ra quyết định và hợp pháp hóa chính sách
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
80. Khi thiết kế và chuẩn bị dự thảo, cấu trúc của một chính sách thường phải
thể hiện rõ:
A. Mục tiêu và đối tượng chịu tác động của chính sách
B. Giải pháp chính sách
C. Bối cảnh chính sách
D. Cả A và B đều đúng
81. Quy định về lắp bình cứu hỏa cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
từ 4 chỗ ngồi trở lên là quy định đã hướng đến giải quyết
A. Nguyên nhân của vấn đề cháy nổ
B. Triệu chứng của vấn đề cháy nổ
C. Bằng chứng của vấn đề cháy nổ
D. Tất cả phương án trên đều đúng
82. Việc phân tích và lựa chọn vấn đề để trở thành vấn đề chính sách được thực
hiện ở giai đoạn nào của quá trình hoạch định chính sách ?
A. Hình thành ý tưởng chính sách
B. Xây dựng chương trình nghị sự
C. Thiết kế, lựa chọn phương án chính sách
D. Ra quyết định và hợp pháp hósácha chính sách
83. Vấn đề sẽ dễ dàng trở thành vấn đề chính sách khi nào?
A. Có bằng chứng để chứng minh sự cần thiết phải giải quyết bằng chính
sách
B. Là vấn đề công
C. Là vấn đề chưa có chính sách
D. Cả A và B đều đúng
84. Khi phân tích và lựa chọn vấn đề để đưa vào chương trình nghị sự chính
sách, các bên liên quan sẽ thảo luận về
A. Phạm vi quy mô của vấn đề
B. Đối tượng chịu tác động của vấn đề
C. Bối cảnh của vấn đề
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
85. Môi trường thể chế, pháp luật có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới quá trình
hoạch định chính sách vì:
A. Hệ thống pháp luật và thể chế là căn cứ để đưa ra chính sách
B. Các chính sách phải sử dụng công cụ pháp luật
C. Chính sách và pháp luật là công cụ quản lý chính của Nhà nước
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
86. Thể chế hóa và luật hóa chính sách là một cách làm chính thống, nhằm
A. Đem lại hiệu lực pháp lý cho quá trình thực thi chính sách
B. Tăng sự đồng thuận của các nhóm lợi ích và xã hội
C. Đảm bảo sự can thiệp cần thiết của Nhà nước
D. Cả A và B đều đúng
87. Vấn đề như thế nào thì được hiểu là vấn đề chính sách?
A. Vấn đề mới xuất hiện và cấp bách
B. Vấn đề gắn với một nhóm mục tiêu
C. Vấn đề được lựa chọn vào chương trình nghị sự
D. Vấn đề công
88. Việc hợp pháp hóa một chính sách là nhằm mục đích:
A. Đánh giá nội dung của chính sách và kiểm tra tính hợp pháp, hợp hiến
của các văn bản chính sách
B. Khẳng định sự chấp thuận của công chúng và tạo ra sự đồng thuận trong
quá trình thực thi chính sách
C. Khẳng định quá trình hoạch định chính sách là hợp pháp và văn bản chính
sách có hiệu lực pháp lý
D. Phương án A và C
89. Quá trình hoạch định chính sách không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
A. Năng lực thực tế của các cơ quan hoạch định chính sách
B. Năng lực thực tế của các cơ quan thực thi chính sách
C. Môi trường thể chế, pháp luật
D. Tất cả các phương án trên đều sai
90. Khi đánh giá tác động của chính sách, chúng ta cần phân tích hiệu quả của
chính sách. Ở góc độ phân tích chi phí lợi ích điều đó có nghĩa là
A. Cần đo lường mức độ đạt được mục tiêu chính sách
B. Ước lượng giá trị bằng tiền thu được nhờ có chính sách
C. Xem xét tỷ suất chi phí trên lợi ích của chính sách
D. Xem xét các công cụ mà chính sách sử dụng
91. Năng lực thực tế của cơ quan hoạch định chính sách sẽ không ảnh hưởng
đến
A. Việc phát hiện và đề xuất các vấn đề chính sách
B. Phân tích và lựa chọn công cụ chính sách
C. Năng lực thực thi của cơ quan thực thi chính sách
D. Ra quyết định chính sách
92. Quá trình luật hóa chính sách không tốt thì thì chính sách có thể là yếu tố
A. Tạo ra thể chế pháp luật mới phức tạp, khó quản lý
B. Làm tăng chi phí giao dịch và giảm sự linh hoạt của thị trường
C. Tăng cường năng lực của cơ quan thực thi chính sách
D. Cả A và B đều đúng
93. Quá trình nghiên cứu thực thi chính sách cũng giúp làm rõ về cách thức mà
một chính sách được……. trong cuộc sống.
A. Triển khai
B. Hoạch định và triển khai
C. Tiến triển
D. Phát triển
94. Bước nào dưới đây được coi là bước hiện thực hóa chính sách trong đời
sống?
A. Hợp pháp hóa chính sách
B. Ra quyết định
C. Thực thi chính sách
D. Cả A và C
95. Hoạt động nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đối với việc thành công hay
thất bại của một chính sách.
A. Hoạch định chính sách
B. Thực thi chính sách
C. Đánh giá chính sách.
D. Cả A và C
96. Giai đoạn nào được liệt kê dưới đây là trung tâm kết nối các giai đoạn trong
quy trình chính sách thành một hệ thống.
A. Hoạch định chính sách
B. Thực thi chính sách
C. Đánh giá chính sách.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
97. Hoạt động nào dưới đây nếu được triển khai thực hiện tốt giúp cho các đối
tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ mục đích, yêu
cầu của chính sách.
A. Thực thi chính sách
B. Lập kế hoạch
C. Chuẩn bị nguồn lực
D. Phổ biến, tuyên truyền.
98. Giai đoạn nào dưới đây giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân
tham gia thực thi chính sách hiểu rõ
về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về
tính khả thi của chính sách?
A. Thực thi chính sách
B. Phổ biến, tuyên truyền.
C. Lập kế hoạch
D. Chuẩn bị nguồn lực
99. Sau khi kế hoạch tổ chức thực thi chính sách được thông qua, việc trước tiên
cần làm trong quá trình này là:
A. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
B. Lập kế hoạch
C.Xây dựng chương trình hành động
D. Cả A và C.
100. Tổ chức tập huấn là hoạt động được triển khai ở giai đoạn nào của thực thi
chính sách?
A. Phổ biến, tuyên truyền.
B. Lập kế hoạch
C. Chuẩn bị cơ sở vật chất
D. Chuẩn bị tổ chức
101. Hoạt động nào của giai đoạn chuẩn bị tổ chức thực thi chính sách giúp cho
những người tham gia triển khai
thực thi chính sách để trang bị cho họ kiến thức và kỹ năng để thực hiện
chính sách một cách có hiệu quả.
A. Tổ chức tập huấn
B. Phổ biến, tuyên truyền.
C. Ra văn bản hướng dẫn
D. Khảo sát thực tế
102. Giai đoạn nào của thực thi chính sách gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và
chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các
chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
A. Lập kế hoạch
B.Xây dựng chương trình hành động
C. Chuẩn bị nguồn lực
D. Thực nghiệm chính sách
103. Việc tổ chức tập huấn cho cán bộ thực thi chính sách được thực hiện trong
giai đoạn nào của thực thi chính sách?
A. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
B. Hợp pháp hóa
C. Ra văn bản hướng dẫn
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
104. Giai đoạn nào nhằm thử nghiệm các tính năng của chính sách trong những
điều kiện nhất định để có
thể đánh giá đầy đủ hơn về tính khả thi của chính sách theo yêu cầu quản lý
nhà nước.
A. Tổ chức thực thi chính sách
B. Thực nghiệm chính sách
C. Tổ chức tập huấn
D. Cả B và C
105. Các cơ quan tổ chức thực thi chính sách ra văn bản hướng dẫn nhằm:
A. Trang bị cho những người tham gia triển khai thực thi kiến thức và kỹ
năng để thực hiện chính sách một cách có hiệu quả.
B. Xác định một cách rõ ràng thời gian triển khai chính sách, mục tiêu cụ thể
cho từng giai đoạn thực thi chính sách.
C. Cụ thể hóa chính sách cho các cấp, các đơn vị và các đối tượng của chính
sách biết và thực hiện.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
106. Phương thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý khi sử dụng
biện pháp hành chính
trong thực thi chính sách là:
A. Sự tác động gián tiếp bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và
phương án hành động của đối tượng quản lý.
B. Sự tác động trực tiếp bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và
phương án hành động của đối tượng quản lý.
C. Cách thức tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông
qua việc sử dụng những đòn bẩy.
D. Cả B và C.
107. Phương thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý khi sử dụng
biện pháp kinh tế trong thực thi chính sách là:
A. Cách thức tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông
qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế.
B. Cách thức tác động trực tiếp các đối tượng quản lý thông qua việc sử
dụng những biện pháp tâm lý.
C. Cách thức tác động trực tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông
qua việc sử dụng những mệnh lệnh.
D. Cả A và C.
108. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân để họ không chỉ tự giác chấp hành
mà còn tham gia tích cực vào các công tác thực thi chính sách phổ cập giáo
dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Biện pháp thực thi nào được áp dụng ?
A. Biện pháp thuyết phục
B. Biện pháp cưỡng chế
C. Biện pháp hành chính, biện pháp thuyết phục
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
109. Biện pháp cưỡng chế nào được cơ quan tư pháp áp dụng đối với cá nhân hay
tổ chức có hành vi vi
phạm pháp luật dân sự, gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc công dân?
A. Cưỡng chế hành chính
B.Cưỡng chế dân sự
C. Cưỡng chế kỷ luật
D. Cưỡng chế hình sự
110. Biện pháp cưỡng chế nào được cơ quan tư pháp áp dụng đối với cá nhân hay
tổ chức có hành vi vi
phạm pháp luật dân sự, gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc công dân?
A. Cưỡng chế dân sự
B. Cưỡng chế kỷ luật
C. Cưỡng chế hình sự
D. Tất cả các phương trên đều đúng
111. Chính phủ Singapore đã sử dụng biện pháp thực thi chính sách cơ bản nào
khi Singapore áp dụng chế độ tiền thưởng 3 tháng lương cho các quan chức
cao cấp có thành tích công việc tốt vào năm 19897
A. Biện pháp hành chính
B. Biện pháp thuyết phục
C. Biện pháp kinh tế
D. Cả A và B
112. Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật
lao động, cơ quan quản
lý sử dụng biện pháp cưỡng chế nào?
A. Biện pháp cưỡng chế hình sự
B. Biện pháp cưỡng chế dân sự
C. Biện pháp cưỡng chế kỷ luật
D. Biện pháp cưỡng chế hành chính.
113. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân để họ không chỉ tự giác chấp hành
mà còn tham gia tích cực vào các công tác thực thi chính sách, sáng tạo ra
những cách làm hay, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Biện pháp thực thi
nào được áp dụng?
A. Biện pháp thuyết phục
B. Biện pháp truyền thông
C. Biện pháp tuyên truyền
D. Biện pháp tư vấn
114. Hiệu quả thực thi chính sách có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
A. Nhân tố tự thân chính sách; Nguồn lực chính sách; Đối tượng chính sách;
Chủ thể hoạch định chính sách.
B. Nhân tố tự thân chính sách; Nguồn lực chính sách; Đối tượng chính sách;
Chủ thể chính sách.
C. Biện pháp thực thi chính sách; Nhân tố tự thân chính sách; Nguồn lực
chính sách; Đối tượng chính sách; Chủ thể chính sách.
D. Nhân tố tự thân chính sách; Nguồn lực chính sách; Đối tượng chính sách;
Chủ thể hoạch định chính sách; Biện pháp thực thi chính sách.
115. Nhân tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi chính sách?
A. Biện pháp thực thi chính sách
B. Bản chất vấn đề chính sách
C. Đối tượng chính sách
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
116. Nhân tố nào dưới đây có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại
trong việc thực thi chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình Việt Nam?
A. Đối tượng chính sách.
B. Tình hình chính trị - an ninh
C. Cơ quan hoạch định chính sách
D. Cơ quan đánh giá chính sách
117. Khả năng thích nghi một cách dễ dàng trong thực thi chính sách với những
thay đổi trong các tình huống, và khả năng điều chỉnh một cách nhanh chóng
khi cần thiết phản ánh yêu cầu nào khi thực thi chính sách?
A. Tính linh hoạt
B. Độ trễ của chính sách
C. Tính nguyên tắc
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
118. Trong hoạt động xây dựng chương trình hành động của giai đoạn chuẩn bị tổ
chức thực thi cần xác định những nội dung nào?
A. Nguồn lực tài chính; Nhóm lợi ích; Mục tiêu và danh mục các công việc
phải thực hiện.
B. Thời gian; Mục tiêu, danh mục các công việc phải thực hiện và phân bổ
nguồn lực trong từng giai đoạn.
C. Nguồn lực tài chính; Thời gian hoạch định chính sách; Mục tiêu và danh
mục các công việc phải thực hiện.
D. Đối tượng; Chủ thể thực thi; Danh mục các công việc phải thực hiện; Môi
trường chính trị - xã hội
119. Hoạt động ra văn bản hướng dẫn thực thi chính sách Thuế thu nhập đối với
cá nhân được cơ quan nào ban hành?
A. Tổng cục thuế
B. Bộ kế hoạch và đầu tư
C. Bộ công thương
D. Cả A và C
120. Văn bản hướng dẫn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ được cơ quan nào ban hành?
A. Tổng cục thuế
B. Bộ công an
C. Bộ giao thông vận tải
D. Cả B và C
121. Đánh giá thực thi chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả
thu được từ một......... chính sách công.
A. Quá trình hoạch định và thực thi
B. Quá trình phân tích và thực thi
C. Quá trình thực thi
D. Quá trình hoạch định, thực thi và kiểm soát
122. Đánh giá lựa chọn chính sách là....nhằm giúp nhà nước lựa chọn chính sách
đạt hiệu quả cao.
A. Ước lượng các giá trị kết quả
B.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới các kết quả đã thu được.
C. Tổng kết và so sánh các kết quả đã thu được.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
123. sNhận định nào dưới đây không phản ánh bản chất của đánh giá thực thi
chính sách
A. Đánh giá thực thi chính sách chỉ có thể tiến hành khi chính sách đã thực
thi được một phần
B. Đánh giá thực thi chính sách có thể được đánh giá sau khi chính sách đã
được hoạch định xong phù hợp với bối cảnh thực tế.
C. Đánh giá thực thi chính sách chỉ có thể được đánh giá sau khi chính sách
đã được thực thi xong trong thực tế.
D. Cả A và B
124. Hoạt động đánh giá lựa chọn chính sách được tiến hành khi nào?
A. Chính sách đã thực thi được một phần trong thực tế
B.Trước khi đưa chính sách vào thực thi trong thực tế
C. Chính sách đã thực thi xong trong thực tế
D. Cả A và B
125. Nhận định nào dưới đây không phù hợp với đánh giá chính sách công?
A. Đánh giá chính sách công nhằm đánh giá các kết quả thu được của quá
trình thực thi chính sách công.
B. Đánh giá chính sách công giúp chính phủ lựa chọn chính sách công.
C. Cơ quan tiến hành thực hiện đánh giá C. C. Đánh giá chính sách công bắt
buộc phải do cơ quan chuyên môn trong bộ máy nhà nước thực hiện.
D. Cả B và C
126. Các cuộc biểu tình trên quy mô rộng phản đối của tài xế tắc xi truyền thống
ở Seoul về việc Chính Phủ Hàn Quốc thông chính sách cho phép sử dụng
ứng dụng đi xe chung. Theo các cơ quan đánh giá, chính sách này chưa đáp
ứng được tiêu chí:
A. Tính hiệu quả
B. Tính khả thi về mặt chính trị
C. Tính khả thi về mặt kỹ thuật
D. Tính hữu hiệu
127. Do nguồn lực hạn chế, do đó khi lựa chọn các phương án chính sách các
chính phủ cần cân nhắc tới tiêu chí nào dưới đây?
A. Tính công bằng theo chiều dọc
B. Tính khả thi về mặt chính trị
C. Tính công bằng theo chiều ngang
D. Tính hữu hiệu
128. ……..là sự đối xử khác nhau đối với những người khác nhau
A. Công bằng dọc
B. Công bằng ngang
C. Công bằng về những kết quả
D. Công bằng về quá trình.
129. ……... là sự đối xử như nhau với những người như nhau
A. Công bằng dọc
B. Công bằng ngang
C. Công bằng về những kết quả
D. Công bằng về quá trình.
130. Việc cộng điểm ưu tiên đối với tất cả các thí sinh khi xét tuyển đại học năm
2018 thuộc khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) gồm các địa phương không
thuộc KV1, KV2, KV3 được cộng ưu tiên 0,5 điểm. Chính sách này thể hiện
tiêu chí công bằng nào ?
A. Công bằng dọc
B. Công bằng ngang
C. Công bằng về những kết quả
D. Công bằng về quá trình.
131. Việc cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học năm 2018 đối với các thí sinh ở
các khu vực khác nhau
la khác nhau. Chính sách này thể hiện tiêu chí công bằng nào?
A. Công bằng dọc
B. Công bằng ngang
C. Công bằng về những kết quả
D. Công bằng về quá trình.
132. Chính phủ Pháp hoãn chính sách tăng thuế đối với dầu diesel của Tổng
thống Macron trong vòng 6 tháng do các cuộc biểu tình của người dân Pháp
lớn nhất 5 thập kỷ. Việc hoãn thực thi này thể hiện
chính sách này chưa đáp ứng được tiêu chí:
A. Tính hiệu quả
B. Tính khả thi về mặt chính trị
C. Tính kỹ thuật
D. Tính hữu hiệu
133. Chính phủ Nhật hoãn việc triển khai thực thi chính sách tăng thuế VAT đối
với hàng hóa tiêu dùng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.
Việc hoãn thực thi này thể hiện chính sách này chưa đáp ứng được tiêu chí:
A. Tính hiệu quả
B. Tính khả thi về mặt chính trị
C. Tính kỹ thuật
D. Tính hữu hiệu
134. Tiêu chí đánh giá chính sách nào thể hiện ở mức độ mà qua đó các nhà chính
trị chấp nhận và ủng hộ một đề xuất chính sách công?
A. Tính hiệu quả
B. Tính khả thi về mặt chính trị
C. Tính công bằng
D. Tính hữu hiệu
135. Tiêu chí đánh giá chính sách nào thể hiện ở mức sẵn có và mức độ tin cậy
của công nghệ cần thiết cho việc thực hiện chính sách công.
A. Tính hiệu quả
B. Tính khả thi về mặt kỹ thuật
C. Tính khả thi về khoa học
D. Tính khả thi về mặt hạ tầng
136. Sự công bằng về quá trình ám nhằm trả lời câu hỏi: liệu trong quá
trình.................., các đối tượng lợi ích có được đối xử công bằng không?
A. Hoạch định chính sách
B. Thực thi chính sách
C.Đánh giá chính sách
D. Cả A và B
137. Sự công bằng về kết quả thể hiện khi…...của chính sách đạt được, các kết
quả cuối cùng đó có được phân phối công bằng giữa các đối tượng lợi ích
không?
A. Mục tiêu hoặc mục đích
B. Nhóm lợi ích
C. Chi phí
D. Cả B và C
138. Nhận định nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa và tác dụng của đánh giá
chính sách công?
A. Xác định mức độ thỏa mãn của các đối tượng chính sách
B.Xác định mức độ thỏa mãn của nhóm lợi ích
C. Phân tích và lựa chọn chi phí chính sách
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
139. Nhận định nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa và tác dụng của đánh giá
chính sách công?
A. Xác định tiêu chí đánh giá chính sách
B.Xác định mức độ thỏa mãn của nhóm lợi ích
C. Phân tích và lựa chọn chi phí chính sách
D. Tất cả các phương án trên đều sai
140. Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây dẫn tới thất bại chính sách?
A. Chính sách ban hành không đúng thời điểm;
B. Giá phải trả cho giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích thu được
C. Vấn đề chính sách quá phức tạp
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
141. Đâu không phải là nguyên nhân cơ bản của thất bại chính sách?
A. Giá phải trả cho giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích thu được
B. Chính sách ban hành không phù hợp tình hình thực tế
C. Mục tiêu, biện pháp và phương án không đồng nhất
D. Nhóm mục tiêu hướng tới của chính sách hợp tác
E. Cả A và D
142. Đánh giá chính sách công có ý nghĩa và tác dụng gì?
A. Nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của nhóm lợi ích
B. Nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của chính sách
C.Tăng cường tính pháp lý của chính sách
D. Cả A và C
143. Nhận định nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa và tác dụng của đánh giá
chính sách công ?
A. Nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của chính sách
B. Nuôi dưỡng và thức đẩy sự phát triển của xã hội của nhóm lợi ích
C. Tăng cường tính pháp lý của của chính sách
D. Cả B và C

You might also like