Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG ĐIỂM HIẾN MÁU

1. Tình huống thường gặp sau hiến máu

- Chảy máu tại vị trí vừa lấy máu:

+ Giơ cao tay vừa hiến máu cao hơn vai.

+ Nếu không đeo găng tay y tế: nhờ người hiến máu dùng tay khác ấn nhẹ và
giữ vào miếng bông hoặc băng dính; nếu đang đeo găng tay y tế: có thể dùng tay
kia ấn nhẹ và giữ vào miếng bông hoặc băng dính.

+ Nhờ nhân viên y tế gần nhất thay miếng bông và băng dính khác.

- Xuất hiện bầm tím tại chỗ (vỡ ven):

+ Duỗi thẳng, hơi nâng cao cánh tay 15 phút sau khi hiến máu.

+ Chườm lạnh tại vị trí sưng phồng, bầm tím trong 24 tiếng sau khi hiến máu
(không để đá lạnh áp trực tiếp vào da).
+ Sau 24 tiếng, chuyển sang chườm ấm chỗ vết bầm tím, chườm mỗi lần 10
phút, chườm 2 – 3 lần mỗi ngày.

+ Nếu vết bầm tím kèm đau nhức, người hiến máu có thể sử dụng thuốc
Paracetamol 500 mg. Uống 1 viên/1 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 6 giờ. Lưu
ý, chỉ dùng thuốc theo chỉ định và sự tư vấn của bác sĩ, người hiến máu không
tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, uống, chườm đắp. Người hiến máu có thể hỏi
tư vấn ngay tại chương trình hoặc qua sđt hostline của Viện …

+ Thông thường, vết bầm sẽ mất sau khoảng 7 – 10 ngày mà không cần điều
trị. Nhưng nếu vết bầm tím lan rộng, đau nhiều, sưng đỏ và viêm, người hiến
máu cần liên hệ ngay với cơ sở tiếp nhận máu.

- Sau khi hiến máu:

+ Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái.


+ Nếu thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nghỉ 10-15 phút. Cần có sự quan
tâm theo dõi của bác sĩ và TNV.

+ Uống nhiều nước sau khi hiến máu.

+ Tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi
tốn nhiều sức như: đá bóng, tập tạ, leo trèo cao…

+ Không thức quá khuya so với ngày bình thường, hạn chế uống rượu bia
trong ngày đầu sau HM.

+ Tránh lái xe đường dài sau khi tham gia hiến máu

- Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu:

+ Giữ chế độ ăn, sinh hoạt bình thường.

+ Có thể sử dụng thêm chất bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa…

+ Dùng thêm các thuốc bổ máu (nếu có).

- ...

2. Một số câu hỏi tình huống

Câu 1. Khi có người hiến máu bị choáng, ngất ngay sau khi đứng dậy khỏi ghế bạn
sẽ làm gì?

- Phải giữ bình tĩnh.

- Báo cho nhân viên y tế.

- Giải tán đám đông, để người hiến máu ở nơi thoáng khí.

- Nâng người hiến máu lên ghế, giường hiến máu, để chân cao hơn đầu để
tăng lượng máu lên não
- Động viên người hiến máu uống nhiều nước, trà đường và trò chuyện để
người hiến máu giữ tỉnh táo.

Câu 2. Trong trường hợp người hiến máu bị thất lạc cuống phiếu dẫn đến việc
không nhận được giấy chứng nhận, anh chị sẽ xử lý như thế nào?

- Tại các chương trình, điểm hiến máu tại BN, người hiến máu sẽ giữ cuống
phiếu di chuyển xuống khu vực ăn nhẹ để nhận phần ăn nhẹ (TNV không thu
cuống phiếu tại khu vực trong hiến máu), tại đây sẽ có nhân viên phụ trách
thu cuống phiếu.

- Trong trường hợp thất lạc cuống phiếu:

 Nhờ người hiến máu kiểm tra lại túi xách, túi quần, túi áo, balo

 Hỏi người hiến máu về bàn tham gia hiến máu và nhờ bác sĩ phụ trách
bàn tìm lại.

 Nếu vẫn không tìm thấy, liên hệ phụ trách điểm để xử lý.

Câu 3. Ứng xử của bạn khi bị phản ánh là chăm sóc người hiến máu mà câm như
hến hay nói như vẹt?

1. Về trường hợp “Câm như hến”

- Nhận định về tình huống: khi chăm sóc NHM, nếu TNV không nói gì thì đây
là lỗi thuộc về TNV, các bạn cần xem xét và thay đổi lại.

- Xử lý:

 Cảm ơn người hiến máu đã phản ánh.

 Hứa sẽ tiếp thu thêm kiến thức, học tập thêm kỹ năng và thay đổi bản
thân.

2. Về trường hợp “Nói như vẹt”


- Nhận định về tình huống: đối với trường hợp này có 2 khả năng.

 Thứ nhất, bạn nói quá nhiều, nói liên tục, lúc này NHM đang hơi mệt
vì vừa hiến máu xong, việc bạn nói quá nhiều đôi khi sẽ khiên họ bị
phiền và khó chịu.

 Thứ 2, bạn nói vừa đủ cung cấp thông tin nhưng NHM mệt không
muốn nghe nên sinh ra tâm lý bị phiền.

- Xử lý:

 Cảm ơn NHM đã phản ánh.

 Hứa sẽ tiếp thu thêm kiến thức, học tập thêm kỹ năng và thay đổi bản
thân.

 TNV cần chú ý quan sát sắc mặt và trạng thái của NHM để có thể
chăm sóc và đưa ra những lời khuyên tư vấn hợp lý.

Đối với các trường hợp nhân được phản ánh từ NHM, TNV cần tinh tế, nhẹ nhàng
xử lý tình huống, tránh những trường hợp NHM đưa ra những phản hồi trái chiều.

- Giải thích nhẹ nhàng mình cũng mới làm TNV, còn cần học hỏi nhiều về kỹ
năng giao tiếp cũng như chăm sóc người hiến máu.

- Cảm ơn về góp ý của anh chị, ghi nhận, học hỏi và sửa đổi.

Câu 4. Ứng xử của bản thân khi gặp một tin nói xấu mình, tổ chức trên mạng xã hội
và trực tiếp?

1. Phải thật bình tĩnh.

- Đăng tải những hình ảnh, bài viết, chia sẻ các video về hoạt động hiến máu
tình nguyện để đè các thông xin đó xuống. (không đăng ngay khi có những
luồng thông tin sai lệch để tránh những trường hợp tiếp tục bùng lên ý kiến
trái chiều, ví dụ: họ có thể nói mình cố tình tạo ra những thông tin tốt để che
đi điểm xấu, vì khi họ đã hiểu lầm hoặc có suy nghĩ không tốt về clb thì mọi
hành động của mình họ đều không vừa mắt và vạch lá tìm sâu để tìm ra điểm
không tốt)

2. Không đăng tin giải thích hay bình luận vào bài viết xấu đó, và không gây
chuyện cãi nhau, vì như vậy sẽ càng làm tin xấu ý nó nổi bật hơn.

3.Tìm người đăng tin để giải quyết vấn đề. Xem có gỡ hay đính chính lại
được hay không.

4.Trong trường hợp không xử lý được cần báo lại với BCN để đưa ra hình
thức xử lý phù hợp nhất.

Câu 5. Hiến máu xong có tăng cân hay không?

- Hiến máu bản chất không ảnh hưởng đến cân nặng.

- Sau khi HM người HM thường sẽ thèm ăn nhiều hơn, luôn có cảm giác ngon
miệng và ngủ tốt hơn. Một số người bởi vì nguyên nhân này sẽ tăng cân nhẹ
là do thói quen và sinh hoạt thay đổi, không phải vì hiến máu.

- Một phần khác là do cơ địa mỗi người, có người dễ tăng cân, có người dễ
giảm cân và cũng có thể không thay đổi gì.

Câu 6. Hiến máu tình nguyện có an toàn không? Vì sao?

- Hiến máu tình nguyện là an toàn.

- Hiến máu tình nguyện là hiến máu theo chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ đảm bảo được
vấn đề về sức khoẻ.

- Các dụng cụ, thiết bị y tế đều được đảm bảo an toàn, bịch đựng máu, các loại
ống xét nghiệm đều là mới và dùng 1 lần; nhân viên y tế trang bị đầy đủ
găng tay…

- Quy trình kỹ thuật lấy máu đảm bảo đúng quy định của ngành y tế.
Câu 7. Người hiến máu hỏi hiến máu thì được gì, bạn sẽ giải thích với họ như thế
nào? (Nêu quyền lợi của người hiến máu khi hiến máu tình nguyện)

Câu 8. Nếu gặp trường hợp người hiến máu lấn hàng để lên trước hoàn thành các
bước trước hiến máu, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

- Bình tĩnh.

- Khéo léo giải thích với người hiến máu, mọi người đều đang xếp hàng theo
thứ tự…

You might also like